Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2019

Cuộc khủng hoảng khiến cả triệu người Venezuela bỏ nước ra đi


baomai.blogspot.com

Nền kinh tế của Venezuela đang rơi tự do.

Tình trạng siêu lạm phát, bị cắt điện, thiếu thực phẩm, thuốc men đã khiến hàng triệu người Venezuela bỏ đất nước ra đi.

Nhưng người đàn ông mà nhiều người nói là phải chịu trách nhiệm cho tình trạng kiệt quệ của đất nước, Nicolás Maduro, đang chuẩn bị tuyên thệ để nắm giữ ghế tổng thống thêm sáu năm nữa.

Điều gì đang xảy ra với nền kinh tế Venezuela, vì sao lại dẫn tới tình cảnh như hiện nay, và ông Maduro cùng chính phủ ông đã làm những gì để ngăn chặn việc quốc gia suy sụp?

Điều gì đang xảy ra tại Venezuela?

baomai.blogspot.com
Một người đi xe máy qua dòng chữ trên tường có nội dung 'Tổng thống Maduro: Hãy bên nhau và mọi việc đều có thể'

Có thể nói vấn đề lớn nhất mà người dân Venezuela đang phải đối diện với cuộc sống hàng ngày là tình trạng siêu lạm phát. Điều đó có nghĩa là chi phí cho mọi thứ, từ thức ăn thực phẩm cho tới các hóa đơn, đều tăng chóng mặt, trong lúc đồng tiền tiếp tục mất giá.

Theo một nghiên cứu do Quốc hội, hiện do phe đối lập kiểm soát, đưa ra, thì tỷ lệ lạm phát hàng năm của Venezuela đạt mức khủng khiếp 1.300.000% trong 12 tháng, tính đến 11/2018.

Đến cuối năm 2018, giá cả cứ 19 ngày lại tăng gấp đôi.

baomai.blogspot.com
 
Như vậy nghĩa là gì?

Theo Miami tờ Herald, giá một phần bánh mỳ kẹp thịt - món ăn truyền thống trong dịp Giáng Sinh - thì có giá cao hơn một tháng lương tối thiểu trong 12/2018.

baomai.blogspot.com
  
Điều này khiến nhiều người dân Venezuela chật vật, phải vật lộn trong việc trang trải cho các sinh hoạt hết sức căn bản như thực phẩm và đồ vệ sinh cá nhân.

Tại sao xảy ra tình trạng này?

baomai.blogspot.com

Trên giấy tờ, Venezuela lẽ ra phải là một quốc gia giàu có bởi nước này có những nguồn trữ lượng dầu lửa lớn nhất thế giới.

Thế nhưng việc dựa quá nhiều vào dầu lửa - chiếm khoảng 95% thu nhập xuất khẩu của nước này - khiến cho đất nước trở nên mất an toàn khi giá dầu tụt mạnh vào năm 2014.

Điều đó có nghĩa là Venezuela phải đối diện với tình trạng thiếu ngoại tệ, dẫn tới việc gặp khó khăn khi muốn nhập khẩu hàng hóa với khối lượng, mức độ như trước. Các mặt hàng nhập khẩu trở nên ngày càng khan hiếm.

Kết quả là các công ty phải tăng giá, và lạm phát tăng lên.

baomai.blogspot.com
  
Thêm vào nữa là việc chính phủ sẵn sàng in thêm tiền và đều đặn tăng mức lương tối thiểu nhằm tranh thủ sự ủng hộ của người nghèo ở Venezuela, dẫu cho số tiền họ nhận được nhanh chóng mất giá.

Chính phủ cũng ngày càng phải vật lộn duy trì uy tín tài chính sau khi nước này không chi trả được một số khoản trái phiếu chính phủ đã đáo hạn.

Với việc các chủ nợ khó có thể chấp nhận rủi ro để đầu tư vào Venezuela, chính phủ lại đi in thêm tiền, và điều đó càng khiến cho đồng tiền nước này mất giá thêm, và lạm phát càng tăng thêm.

Chính phủ đã làm những gì?

baomai.blogspot.com
Chính phủ Venezuela có một lượng ủng hộ viên trung thành, đồng tình với các biện pháp kinh tế mới của chính phủ

Chính phủ quyết định tung ra một loại tiền mới, gọi là "đồng bolivar chủ quyền", theo đó bỏ đi năm số 0 đằng sau "đồng bolivar mạnh mẽ", và liên hệ đồng tiền mới với petro, một loại tiền mã hóa (cryptocurrency) từ 8/2018.

Chính phủ cũng bắt đầu cho lưu hành tám loại tiền giấy mới, có mệnh giá 2, 5, 10, 20, 50, 100, 200 và 500 bolivar chủ quyền, cùng hai loại đồng tiền xu mới.

Cạnh đó là một số biện pháp mới, gồm: tăng lương tối thiểu lên 34 lần so với trước; hạn chế chính sách trợ giá hào phóng đối với nhiên liệu đối với những ai không có "căn cước Đất mẹ" và tăng VAT từ 4% lên 16%.

Hiệu quả thế nào?

baomai.blogspot.com
  
Đồng tiền tệ mới tiếp tục mất giá kể từ khi được tung ra, và mức lương tối thiểu lại tăng tiếp. Thêm nữa, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán mức lạm phát có thể tăng lên tới 10.000.000% (mười triệu phần trăm) tính đến cuối năm 2019.

Người dân đổ lỗi cho ai?

baomai.blogspot.com
  
Hầu hết sự giận dữ đều nhắm vào chính phủ Xã hội chủ nghĩa, vốn đã nắm quyền từ 1999, đầu tiên là dưới sự lãnh đạo của ông Hugo Chávez đã quá cố, và nay là ông Nicolás Maduro.

Ông Chávez điều hành vào lúc tại Venezuela có tình trạng bất bình đẳng to lớn; các chính sách mới được đưa ra áp dụng nhằm giúp người nghèo thay đổi tình thế.

Trong số này có những thứ như kiểm soát giá, là chính sách do Tổng thống Chávez đưa ra, nhằm khiến các mặt hàng căn bản có mức phải chăng hơn cho người nghèo. Giá cả được kiểm soát đối với các mặt hàng bột mỳ, dầu ăn và đồ vệ sinh cá nhân, và điều đó khiến một số ít các công ty Venezuela chuyên sản xuất những mặt hàng này trở nên kinh doanh không có lời.

baomai.blogspot.com
Nhiều người dân Venezuela không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải bỏ ra nước ngoài

Những người chỉ trích cũng nói chính sách kiểm soát ngoại tệ mà Tổng thống Chávez đưa ra hồi 2003 khiến cho việc buôn bán đô la trên thị trường chợ đen trở nên nhộn nhịp.

Những người khác thì đổ lỗi về các vấn đề Venezuela cho phe đối lập thù nghịch bên trong đất nước và "các lực lượng đế quốc" như Mỹ và quốc gia láng giềng Colombia.

baomai.blogspot.com
  
Họ nói các lệnh trừng phạt của Mỹ khiến đất nước gặp khó khăn trong việc tái cơ cấu các khoản nợ.

Thường thì họ được hưởng lợi từ các chương trình xã hội của chính phủ, và nói rằng dù có thiếu thốn nhưng họ vẫn có đời sống tốt đẹp hơn so với trước khi ông Chávez lên nắm quyền, 1999.

Cũng một phần nhờ có lực lượng trung thành này mà Tổng thống Marudo được đủ phiếu bầu trong kỳ bầu cử 2018.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phe đối lập đã tẩy chay kỳ bầu cử, và có nhiều nhóm khác đã bị cấm tham gia tranh cử.

Điều gì đang diễn ra với người dân Venezuela?

baomai.blogspot.com
  
Khoảng 3 triệu người, chiếm chừng 10% dân số, đã quyết định rời đi kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu nghiêm trọng, 2014, theo các số liệu của Liên hiệp quốc.

Cuộc di dân ồ ạt này là một trong những cuộc ra đi bắt buộc lớn nhất tại Tây Bán cầu.

baomai.blogspot.com
Người biểu tình chống chính phủ nói Tổng thống Maduro phải chịu trách nhiệm cho tình trạng khan hiếm thực phẩm

Trong số những người ra đi hồi tháng Giêng có một thẩm phán Tòa án Tối cao và là người từng trung thành với ông Maduro, ông Christian Zerpa. Ông nói ông ra đi để phản đối việc tổng thống nắm tiếp nhiệm kỳ thứ hai.

Tuy nhiên, Phó Tổng thống Delcy Rodríguez cho rằng đó là các con số không chính xác, và nói chúng đã bị thổi phồng bởi "các quốc gia thù nghịch", nhằm kiếm cớ can thiệp quân sự.

baomai.blogspot.com
  
Hầu hết mọi người chạy sang quốc gia láng giềng Colombia, rồi từ đó đi tiếp tới Ecuador, Peru và Chile. Những người khác đi theo ngả phía nam tới Brazil.

Khoảng hơn 200 ngàn người Venezuela đã tới Tây Ban Nha. Nhiều người trong số họ là con cháu của những người Tây Ban Nha từng sang Venezuela thời thập niên 1950, 1960.

Tuy nhiên, chỉ có một phần rất nhỏ được Tây Ban Nha cấp quy chế tị nạn - chỉ 15 trong tổng số 12.875 trường hợp trong năm 2017.

Những người ở lại thì sao?

baomai.blogspot
Khủng hoảng Venezuela qua các khu chợ và nhà xác

Mọi thứ vẫn tiếp tục khó khăn. Giá tiếp tục tăng bất chấp các nỗ lực của chính phủ trong 2018.

Các chủ lao động thì nói họ không biết làm sao họ có thể trả được mức lương tối thiểu tăng gấp 60 lần kể từ tháng Tám tới nay. Lần tăng cuối cùng là trong tháng 11, nay đang ở mức 4.500 đồng bolivar một tháng, đáng giá hơn 6 đô la Mỹ một chút trên thị trường chợ đen.

Các kệ hàng ở siêu thị vẫn trống trơn, và tại một số thành phố đã xảy ra tình trạng thiếu nước, thiếu điện do hệ thống cơ sở hạ tầng của Venezuela thiếu sự đầu tư, bảo dưỡng.

Các bệnh viện công lâm vào tình trạng nguy ngập chết người do thiếu điện, nước.

baomai.blogspot.com
  
Những người không thể ra đi thường phải dành thời gian nhiều ngày thậm chí nhiều tuần để tìm kiếm những loại thuốc y tế cần thiết.

Thực phẩm khan hiếm khiến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em tăng cao kỷ lục.

baomai.blogspot.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2019

3 vấn đề Mỹ và Trung cộng sẽ không bao giờ thỏa hiệp


baomai.blogspot.com
Những vấn đề phức tạp chính giữa hai bên bao gồm: sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và tiếp cận thị trường

Cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung cộng vừa kết thúc với những tín hiệu lạc quan. Tuy nhiên một thỏa thuận cụ thể giữa hai bên dường như là vẫn đang ngoài tầm với.

Có rất ít những chi tiết mấu chốt được rút ra từ cuộc đàm phán chỉ ra mức độ khó khăn mà Washington và Bắc Kinh sẽ phải phải đối mặt trong thời gian tới để giải quyết những vấn đề phức tạp.

Những vấn đề chính giữa hai bên bao gồm: sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và tiếp cận thị trường, cùng với đó là tham vọng công nghệ của Bắc Kinh.

Nếu không có sự thay đổi căn bản về cấu trúc nền kinh tế từ phía Trung cộng, cả hai sẽ khó tìm được tiếng nói chung trong những vấn đề này.

1. Sở hữu trí tuệ

baomai.blogspot.com
  
Mỹ cáo buộc Trung cộng đánh cắp tài sản trí tuệ từ các doanh nghiệp Mỹ và buộc họ phải chuyển giao công nghệ cho phía Trung cộng.

Các công ty Mỹ thì cho rằng chính quyền Trung cộng luôn thiên vị và đưa ra những quy tắc có lợi cho doanh nghiệp địa phương .

Phía Bắc Kinh bác bỏ những cáo buộc này.

baomai.blogspot.com
  
"Không có điều luật nào ở Trung cộng nói rằng bạn phải giao tài sản trí tuệ của mình cho các công ty Trung cộng," Tiến sĩ Trương Huy Đào (Wang Huiyao), Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu về Trung cộng và toàn cầu hóa, nhóm chuyên gia tư vấn cho chính phủ Trung cộng.

"Nhưng chính phủ cũng cảm nhận được mối lo ngại từ phía Mỹ và có ý định sẽ trừng phạt những loại vi phạm này, nếu chúng thực sự xảy ra."

Để giải quyết mối lo ngại này, Bắc Kinh đã thành lập một tòa án về sở hữu trí tuệ và đang soạn thảo điều luật khiến giới chức Trung cộng khó khăn hơn trong việc yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải chuyển giao công nghệ của họ cho Trung cộng.

Tuy nhiên các luật sư phía Mỹ chỉ ra rằng bộ máy tư pháp của Trung cộng nằm dưới sự điều hành của Đảng Cộng sản, và như thế các quyết định về pháp l‎ý sẽ được đưa ra theo cách mà Đảng Cộng sản Trung cộng mong muốn, đặc biệt là khi có sự tham gia của một doanh nghiệp nhà nước.

2. Tiếp cận thị trường

baomai.blogspot.com  

Thành công của nền kinh tế Trung cộng có được dựa trên cách tiếp cận mục tiêu, trung tâm và được thiết kế nhằm có lợi cho các doanh nghiệp nhà nước.

Điều này hoàn toàn trái ngược với cách vận hành của các công ty Mỹ.

Mỹ cho rằng Trung cộng hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước một cách không công bằng, cho họ những khoản vay lãi suất thấp và giúp đỡ những doanh nghiệp này cạnh tranh với các công ty nước ngoài một số ngành như hàng không vũ trụ, sản xuất chip điện tử và ô tô điện - đưa họ cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp Mỹ.

baomai.blogspot.com
Ông Trump luôn phàn nàn về các hoạt động giao dịch của Trung cộng kể từ khi ông nắm quyền năm 2016

Phía Mỹ cho rằng ngay cả các công ty tư nhân Trung cộng cũng có được những lợi thế, bởi vì các công ty nước ngoài khi cố gắng cạnh tranh ở Trung cộng không có được những mối quan hệ hay quy mô đủ mạnh trong một thị trường khép kín, nơi mà họ cần những đối tác địa phương để hoạt động.

Trung cộng đã hứa sẽ mở cửa thêm nhiều lĩnh vực kinh tế cho cạnh tranh nước ngoài, nhưng điều này là vô nghĩa trừ khi họ cho phép các công ty của mình hoạt động độc lập.

3. Kế hoạch "Made in China 2025"

baomai.blogspot.com
Một nữ công nhân Trung cộng

Lộ trình phát triển công nghiệp của Trung cộng có lẽ là trở ngại lớn nhất cho hai bên.

"Made in China 2025" mang đến nhiều mối lo cho phía Mỹ và Mỹ coi kế họach này của Trung cộng là một thách thức trực tiếp đối với vị thế của Mỹ trong những ngành như hàng không vũ trụ, chất bán dẫn và 5G.

"Những gì phía Mỹ muốn là thay đổi căn bản cấu trúc nền kinh tế Trung cộng," Christopher Balding, cựu giáo sư tại Đại học Bắc Kinh cho hay.

"Họ muốn Trung cộng trở thành một quốc gia 'bình thường' theo định hướng thị trường. Tuy nhiên Trung cộng lại không muốn điều đó."

Cả hai quốc gia đều đang gặp nhiều khó khăn từ chiến tranh thương mại và dự báo về tăng trưởng toàn cầu của hai bên cũng bị ảnh hưởng.

Vì vậy, cả hai đang cố gắng tìm ra một thỏa thuận mà họ "có thể hợp tác cùng", như Wilbur Ross đã nói.

Nhưng đừng nhầm lẫn - ngay cả khi họ đi đến một thỏa thuận, cuộc cạnh tranh giữa hai quốc gia này vẫn còn đó.

baomai.blogspot.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mẹ của Hubble qua đời ở tuổi 93


baomai.blogspot.com
Nhà thiên văn học Nancy Roman, còn được gọi là mẹ của Hubble, đã qua đời ở tuổi 93.

Nancy là trưởng nhóm thiên văn học đầu tiên của NASA. Một trong những dự án quan trọng nhất của bà là phát triển kính thiên văn Hubble. Bà cũng tham gia xây dựng đài quan sát không gian và nhiều vệ tinh khác nhau. Bà rất mong muốn tham gia vào nghiên cứu, Nancy biết rằng việc tạo ra một chương trình có thể ảnh hưởng đến thiên văn học hơn bất kỳ khám phá nào mà bà thực hiện có vẻ quan trọng hơn nhiều. Bà yêu thích nghiên cứu, nhưng sự tiến bộ của thiên văn học là ưu tiên hàng đầu.

baomai.blogspot.com
  
Việc thuyết phục Quốc hội Mỹ tài trợ cho một dự án khổng lồ và đắt đỏ như vậy không phải là một công việc dễ dàng. Cho đến ngày nay, kính thiên văn Hubble đại diện cho một trong những thiết bị khoa học đắt nhất từng được chế tạo.

baomai.blogspot.com  
  
Và bà thậm chí còn không có cơ hội thấy dự án quan trọng của mình được hoàn thành trước khi nghỉ hưu. Kính thiên văn trị giá 1,5 tỷ đô la đã được triển khai từ tàu con thoi Discovery vào năm 1990. Đó là chính xác bảy năm sau khi bà về hưu.

baomai.blogspot.com
  
Điều tuyệt vời của Kính thiên văn vũ trụ Hubble là nó quay quanh cao hơn bầu khí quyển của Trái đất và do đó nó không bị ảnh hưởng bởi mây, mưa hoặc phản chiếu của ánh sáng. Điều này có nghĩa là nó cung cấp một cái nhìn rõ ràng về vũ trụ.

baomai.blogspot.com
  
Roman cũng chịu trách nhiệm cho dự án COBE. Nhà thám hiểm nền vũ trụ đã có thể vạch ra bức xạ còn sót lại sau khi Vụ nổ lớn xảy ra.

baomai.blogspot.com   
baomai.blogspot.com
  
Tất cả những điều này thậm chí còn hấp dẫn hơn khi bạn tính đến thực tế là bà ấy đã liên tục nản lòng từ việc theo đuổi sự nghiệp và thậm chí là giáo dục về khoa học. Nhưng nỗ lực của bà không phải là không có gì. Bà trở thành người phụ nữ đầu tiên từng giữ vị trí điều hành tại NASA.

baomai.blogspot.com
  
Khám phá của bà kéo dài đến mức bà thậm chí còn có bộ Lego của riêng mình như một phần của bộ Lego Women của NASA, bao gồm cả nhà toán học Kinda Johnson và phi hành gia Sally Ride và Mae Jamison.

Di sản của bà không sớm bị lãng quên.



Karen Davis - BM

baomai.blogspot.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

LÒ LỬA ĐÀI LOAN MỚI ĐẦU NĂM ĐÃ NÓNG RỰC


Bà Thái Anh Văn. Ảnh: Soha.

 
Vấn đề Đài Loan đang rất nóng, không chỉ bởi phát biểu qua lại giữa ông Tập và bà Thái Anh Văn. Một loạt các sự kiện khác đang diễn ra ở đây đẩy nhanh tốc độ nóng của eo biển này.

Tuyên bố của các đảng chính trị ở Đài Loan đã cho thấy quyết tâm rất cao về sự độc lập của Đài Loan. Không sáp nhập vào đại lục là câu trả lời của các đảng phái ở Đài Loan, dù cầm quyền hay đối lập.

Quốc Dân Đảng, đảng đối lập lớn nhất, vốn thân với Trung Quốc đã tuyên bố trong một thông cáo: “Nền tảng "một quốc gia, hai chế độ" được áp dụng khi Hồng Kông quay trở về với đại lục là điều không thể chấp nhận được đối với Đài Loan bởi hình thức này không được công chúng ủng hộ”. Và ông Mã Anh Cửu, cựu lãnh đạo Quốc Dân Đảng cũng đã nói rõ: "một quốc gia, hai chế độ" không có chỗ đứng ở Đài Loan.

Thông tin quan trọng vừa mới được RFI công bố theo thăm dò của Hãng tin Đài Loan CNA được thực hiện sau tuyên bố thu hồi Đài Loan của ông Tập là có tới 84,1 % người dân Đài Loan không chấp nhận sáp nhập.

Như vậy Đài Loan hoàn toàn thống nhất trong nội bộ quyết tâm ly khai với Trung quốc. Giáo sư Lương Vân Tường - thuộc Học viện quan hệ Quốc tế, Đại học Bắc Kinh cũng khẳng định là Đài Loan không đời nào chấp nhận sáp nhập vào Trung quốc.

Và, trong lúc ông Tập bóng gió đe dọa dùng vũ lực cùng với việc các ông tướng Trung quốc huênh hoang tuyên bố này kia thì hải quân Đài Loan lạnh lùng phóng tên lửa siêu thanh “thay lời muốn nói”.

Eo biển Đài Loan đúng là quá nóng khiến ông Tập hết sức lo lắng.

Nhưng có lẽ nỗi lo lắng của ông Tập không chỉ đến từ Đài Loan. Chắc chắn ông Tập phải nghĩ đến cơn sóng ngầm ly khai trên toàn Trung quốc mà khởi đầu là Đài Loan, dù một số nơi đang còn là sóng lăn tăn. Nhưng từ sóng lăn tăn đến sóng lớn đôi khi chỉ cách nhau một khoảng rất ngắn. Vì hai đạo luật cho Tân Cương và Tây Tạng vừa qua của Mỹ đã tạo một cú hích tâm lý mạnh cho 2 vùng đất này rồi và còn tạo thêm hứng thú cho các vùng khác như Hồng Kông hay Ma Cao. Và việc ra các đạo luật thì Mỹ chắc chắn chưa dừng lại đó.

Tới đây tôi xin nói vấn đề mà có thể nhiều người đang băn khoăn. Là liệu Mỹ và đồng minh có thể thúc đẩy các vấn đề có vẻ thuộc nội bộ Trung quốc như vấn đề Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng hay thậm chí là thể chế chính trị của Trung quốc hay không?

Về nguyên tắc chung người ta trả lời rằng không ai được quyền can thiệp vào nội bộ của nước khác nhưng sự thật điều ấy thỉnh thoảng vẫn diễn ra với các nước mạnh như Nga hay Mỹ, còn trong hoàn cảnh này thì câu trả lời của tôi là dư sức có thể.

Can thiệp vào nội bộ một nước như Trung quốc vì nó đang đe dọa sự tồn vong của nước Mỹ, đồng minh và cho toàn thế giới là lý do mà không nước nào có thể ngăn cản.

Liên Xô vào hồi cuối Chiến tranh thế giới thứ 2 chẳng cần bất cứ lý do gì mà cũng đã buộc nhiều nước phải đi theo chủ nghĩa xã hội, thậm chí ép buộc bằng cách chia cắt ra như nước Đức thì Mỹ ngày nay với những lý do quá rõ ràng về sự tấn công của Trung quốc thì việc ép buộc nước này từ bỏ chế độ chính trị đương thời và thúc đẩy cho nó phân ly thành nhiều nước nhỏ là điều hoàn toàn có thể.

Những ngày tới chắc chắn sẽ có nhiều sự kiện bất ngờ nóng bỏng khác tại eo biển Đài Loan. Tôi không cho rằng có chuyện nổ súng nhưng các sự kiện chính trị thì sẽ rất dồn dập.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông Hữu Thỉnh nói bỏ bao cấp cho các hội văn học nghệ thuật là Nhà nước mất đi đội quân 4 vạn chiến sĩ canh giữ mặt trận văn hóa tư tưởng của đất nước - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Ông Hữu Thỉnh: 
Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta! 

TUổi trẻ
09/01/2019 12:53 GMT+7

TTO - Trong lễ tổng kết hoạt động của Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam sáng nay 9-1, chủ tịch liên hiệp Hữu Thỉnh vui mừng loan báo các hội vẫn tiếp tục được nhà nước hỗ trợ, 'Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta'.
Như thường lệ, người đứng đầu Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam trong sáng nay đã có một bài phát biểu rất "hùng hồn" trước các "anh em" hội viên.

Ông Thỉnh nói năm 2018 là năm Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam gặt hái được nhiều thành công nhưng cũng là một năm nhiều thử thách. "Đất nước phát triển thuận lợi nhưng chúng ta thì khó khăn vô cùng, đến mức bị đặt vào tình thế "tồn tại hay không tồn tại", ông Hữu Thỉnh nói.

Và nguyên nhân gieo rắc khó khăn cho Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam chính là đề án cải tiến phương thức hoạt động các hội văn học nghệ thuật của Bộ Nội vụ.

"Một đề án rất dày, công phu, nhưng tựu trung lại chỉ có mấy chữ thôi: tự nguyện, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải. Nghĩa là chúng ta sẽ không có biên chế, trụ sở, không được hỗ trợ nữa.

Đề án đổi mới phương thức hoạt động mà chỉ tập trung vào mỗi vấn đề là xã hội hóa chứ không nói gì đến việc làm thế nào để phát huy tài năng của văn nghệ sĩ. Cả một giới tài năng thì không nói gì hết, chỉ nói cắt hỗ trợ. Thật gay go vô cùng", ông Thỉnh nói.

Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tâm sự với các anh em: "Không thể để cho giới văn học nghệ thuật của chúng ta tự trang trải được đâu. Bao thế hệ tài năng, hết lòng vì đất nước!" 

Giải thưởng văn học nghệ thuật năm 2018 chỉ có 1 giải A duy nhất cho Lò Văn Hợp 
với tác phẩm ảnh 'Chung sức' - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Ông Thỉnh cho rằng nếu Nhà nước quyết làm theo đề án này nghĩa là sẽ "biến đội quân sáng tạo tinh thần cho đất nước chỉ lo kiếm sống".

Như vậy thì Nhà nước sẽ mất nhiều hơn được. Nhà nước chỉ tiết kiệm được 85 tỉ đồng mỗi năm nhưng lại mất đội quân 4 vạn người là những "chiến sĩ giữ vững trận địa văn hóa tư tưởng của đất nước", "mất cả đội ngũ bao năm gắn bó với đất nước, với cách mạng và sáng tạo ra đời sống tinh thần cho nhân dân".

"Đẩy 4 vạn văn nghệ sĩ cả nước đi chạy quảng cáo, xin tài trợ kiếm sống thì thời giờ đâu để trở thành chiến sĩ giữ vững trận địa văn hóa tư tưởng của đất nước", ông Thỉnh nói.

Và ông cho biết ông cùng các lãnh đạo Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã kiên trì trình bày những trăn trở này với lãnh đạo cao nhất.

Và người đứng đầu Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam vui mừng báo tin sự kiên trì của ông đã được đền đáp.

Ông Thỉnh còn giải thích thêm rằng "Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động thực chất là Nhà nước nuôi". "Nhà nước nuôi anh em chúng ta", ông Thỉnh vui .

Tại lễ tổng kết, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cũng trao giải thưởng văn học nghệ thuật năm 2018. Nhiều hạng mục không có giải A, giải B, nhưng ông Thỉnh nói mùa giải này không phải "mất mùa", mà do ban tổ chức quyết định chấm giải một cách nghiêm túc, "không hạ chuẩn để đổi lấy phong trào".

"Chúng tôi muốn giải thưởng này khuyến khích tài năng thật, không khuyến khích các giá trị trung bình, vô thưởng vô phạt kiểu phong trào", ông Thỉnh nói.

Kết quả, ban tổ chức đã trao 10 giải thưởng cho các tác giả là hội viên các hội văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương; giải thưởng cho các tác giả là hội viên các hội văn học nghệ thuật địa phương có 1 giải A, 7 giải B, 17 giải C và 26 giải khuyến khích, 4 giải tác giả trẻ.

THIÊN ĐIỂU

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sài Gòn có “những đứa trẻ không nhà” nhưng vẫn rất lễ phép

Không đâu xa những đứa trẻ đáng thương ấy đang nằm ngay chính thành phố Sài Gòn sầm uất. Những đứa trẻ lấm lem, thèm thuồng tình yêu thương của gia đình, thèm một bữa ăn ngon chứ không phải lượm nhặt vội vã những đồ thừa thải của người khác, cái đáng quý hơn chính là dù không ai dạy dỗ nhưng các em vẫn ý thức được phải biết lễ phép với người lớn.

Sài Gòn có “những đứa trẻ không nhà” nhưng vẫn rất lễ phép. (Ảnh: Internet)

Chuyện về 6 đứa trẻ lang thang ăn vội miếng gà rán thừa nhưng vẫn cư xử lễ phép

Chia sẻ trên facebook cá nhân của chị Hồ Huyền, (sống tại huyện Đồng Phú, Bình Phước) trong những ngày cuối năm 2018:
21h, khi đang ngồi ở cửa hàng gà rán cùng con gái. Tôi gặp những cậu bé này… thật sự những cậu bé vô gia cư trên khắp nước Việt Nam này không có gì lạ lẫm. Nhưng tôi phải sững sờ khi 1 trong số những cậu bé đó chạy thật nhanh đến bàn bên cạnh tôi khi vị khách vừa rời đi, nhặt vội miếng gà còn sót lại đứng ăn ngon lành. Mọi thứ diễn ra chóng vánh khiến tâm tư tôi như bấn loạn. Cảm giác vừa xót xa vừa như nào đó. Cảm giác thật sự khó tả.
Tôi bắt chuyện với 1 cậu bé đang đứng gần tôi nhất. Này nhóc ơi ! con nhà ở đâu? – Cậu bé đáp thật to và nhanh như sợ bị cướp lời: Nhà con ở gần trường cấp 2.
Sát bên là 1 cậu bé trắng trẻo nhìn khuôn mặt sáng và khôn lanh nhất. Đôi mắt có chút buồn và vẫn giữ được nét ngoan hiền trên gương mặt , tay huých nhẹ vào bạn nhắc nhở – Nói chuyện với người lớn mà nạt nộ vậy hả ? Nói nhẹ nhàng lịch sự thôi.
Tôi khẽ cười hỏi lại cậu bé :
-Con nói như thế nào thì là nhẹ nhàng? – Con nói dạ nhà con ở gần trường cấp 2
– Ừ ngoan, cô còn phần khoai tây này con muốn ăn không? – Dạ có ! Con cảm ơn cô…
Rồi cậu bé mang phần ăn chạy thật nhanh qua bàn bên cạnh …
Đoạn chia sẻ trên mạng xã hội khiến nhiều người thương cảm. (Ảnh chụp màn hình)
Một lát bọn trẻ tập trung lại xung quanh và tôi hỏi chúng về hoàn cảnh mỗi đứa thì mỗi câu chuyện lại mở ra, 6 cậu bé tuổi 8-13 bỏ nhà đi bụi….
– Ba con uống rượu say là bắt con nằm ra nệm uýnh hoài nên con bỏ nhà đi.
Thằng đó làm mất cái xe đạp nên nó bỏ nhà đi đó cô.
– Ba con mất xong mẹ con lấy ba mới, rồi uýnh con buồn nên con mới bỏ nhà đi bụi.
– Mỗi ngày tụi con ăn gì? – Tụi con vô đây lượm gà ăn.
– Tối tụi con ngủ ở đâu ? – Tối tụi con ngủ ở tượng đài.
– Lạnh không? – Dạ không, ở đó người ta cho mền đắp đó cô.
-Người nhà tụi con có tìm không? – Dạ không cô, có thằng này chị nó đi tìm mà nó không về nè cô.
– Mày xạo, không tìm tao đâu.
Thật sự không biết nói gì hơn nữa… Làm cha mẹ, làm ơn đừng bao giờ để con phải có tuổi thơ tủi nhục. Đừng bao giờ để con tìm niềm vui nơi tận đáy của xã hội, có được hay không?!”

Bé gái bán vé số mù chữ, đứng tập viết trong con hẻm nhỏ ở Sài Gòn

Câu chuyện về cô bé bán vé số nghèo đang cặm cụi đứng ghi lại những con chữ mới được ai đó dạy ngay trong con hẻm nhỏ ở Sài Gòn được tài khoản Vinh Phùng chia sẻ khiến nhiều người suy tư:
“SÀI GÒN ĐỘT NHIÊN BUỒN BÃ
Vừa chống xe cái “kịch”, bắt gặp nhóc nhỏ (nhóc này hay đi bán vé số trong hẻm nhà tui) đang đứng ghi ghi gì đó, chạy lại coi thì thấy đứng ghi số địa chỉ nhà đối diện. Thấy lạ nên hỏi:
– Ghi gì vậy nhỏ?
– Dạ… chữ…
– Ghi chi vậy? Muốn phá gì hả?
– Dạ hông, con mới được chú kia dạy chữ nên… tập ghi.
– Xạo, bán vé số không biết chữ lấy gì biết đài mà bán.
– Con bán có 1 đài à, má đưa sao bán vậy, con còn hổng biết số nữa mà chú *cười*.
– Vậy lúc người ta đưa tiền sao mà đếm?
– Tiền thì con biết đếm tại màu nó khác nhau!
Nhìn lại thấy nhóc cầm cái bảng hồi nhỏ hay chơi, ghi miếng nhựa ở trên in xuống dưới, bút là 1 cái que cá viên. Thấy thương ghê, rút 10k ủng hộ tờ vé số, nhỏ bán xong lại đứng hí hoáy ghi tiếp. Viết xong mấy dòng này thấy tự nhiên thấy Sài Gòn buồn hiu. Sống trong xóm lao động chi cho nhiều cảm xúc vậy nè?”.
Câu chuyện về cô bé bán vé số mù chữ được chia sẻ lên mạng xã hội khiến nhiều người thương cảm. (Ảnh chụp màn hình)
Chứng kiến những hoàn cảnh trên, bỗng nhiên cảm thấy mình thật may mắn biết bao khi được khôn lớn, trưởng thành trong vòng tay bảo bọc của cha mẹ. Buồn cho những đứa trẻ bất hạnh phải “tìm niềm vui nơi đáy tối xã hội”, cũng chợt nhận ra mình càng phải trân quý hạnh phúc đang có hiện tại.
Thế giới rộng lớn ngoài kia, còn biết bao mảnh đời bất hạnh, còn biết bao em nhỏ đang hàng ngày mưu sinh rồi háo hức chờ ai đó dạy cho vài con chữ, biết bao đứa trẻ bị lãng quên ngay trong chính gia đình của mình… Mong sao tuổi thơ của các em sẽ được bình yên…
Theo ĐKN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài cuối cùng về bê bối của vợ chồng Trần Tuấn Anh


Chuyện quan chức sử dụng tài sản, cán bộ cơ quan nhà nước như tài sản riêng, nô bộc riêng đã có từ lâu trong chế độ cộng sản, nhưng mức độ nghiêm trọng khủng khiếp thì chỉ xuất hiện ở thời Nguyễn Tấn Dũng cầm quyền. Tôi kính trọng bác Lưu Trọng Văn, nhưng tôi không tán thành ẩn ý đàng sau bài này của bác là Bộ trưởng xin lỗi thế được rồi, dân chúng tha cho đi; lỗi này là lỗi chung (như bác cố tình đưa thêm câu của Thủ tướng: Đây là bài học cho tẩt cả chúng ta), lỗi tập thể nên cũng chẳng phải lỗi của riêng ai. Phải chăng lời cầu xin của nàng người mẫu xinh đẹp Thuỷ Hương đã làm bác xao xuyến nên bác đã đặt duy tình nặng hơn duy lý ?
Xin lỗi Dân...
Lưu Trọng Văn - Ngay khi sự việc (vợ Trần Tuấn Anh...) được tung lên mạng, gã nhận được điện thoại của nàng người mẫu xinh đẹp Thuỷ Hương mà gã cùng nhà báo Lý Quý Chung thời trước thường hú hý chuyện văn chương, nghệ thuật với nàng. Nàng bảo: chuyện này em sai. Lỗi của em. Em ra HN để kí đồng ý cho anh Tuấn Anh được mổ, dù bất cứ lí do nào em lên xe công vụ là sai. Trước khi anh Tuấn Anh vào phòng mổ, em bảo em sẽ xin lỗi việc này, anh Tuấn Anh bảo, để anh mổ xong chính anh sẽ xin lỗi. Lỗi chính là do anh. Gã được biết thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi vào bệnh viện thăm bộ trưởng Tuấn Anh sau khi nghe người mẫu Thuỷ Hương nói: đây là bài học cho vợ chồng em, thủ tướng nói: Đây là bài học cho tẩt cả chúng ta.
Giai nhân một thời, hiện tại đã ở tuổi 54 nhưng vẫn 
giữ được hình ảnh vô cùng hấp dẫn. 
Hình minh họa
Gã một lần đến Vũng Tàu được nhạc sĩ Trần Tiến hát cho nghe ca khúc mới của Trần Tiến về những đứa trẻ chân đất rét run trên cao nguyên đá Đồng Văn. Gã nghe xúc động. Trần Tiến báo lời bài hát là thơ của một thái tử đỏ đó. Và đó là lần đầu tiên gã được nghe nhắc tới Trần Tuấn Anh người trùng tên với danh thủ bóng bàn một thời. Sau này gã được biết chàng thi sĩ... vườn này là một trong những trụ cột cho việc đàm phán kí kết Hiệp định TPP và EV FTA hoà nhập với kinh tế các nước văn minh, tách dần phụ thuộc kinh tế Trung Quốc. Thế thôi.


Rồi bỗng ầm ĩ chuyện chiếc xe biển số 80 dành cho chàng bộ trưởng đón người nhà ở chân máy bay mà dân mạng phát hiện và lên án.

Gã nhủ thầm, để xem chàng bộ trưởng này xử lý vụ này thế nào thì gã sẽ lên tiếng. Xưa nay gã luôn theo nguyên tắc đúng sai rõ ràng. Cái gì có lợi cho Dân thì hối hả tung hê, cái gì coi thường Dân thì to mồm chửi.

Đột nhiên ngay khi sự việc được tung lên mạng, gã nhận được điện thoại của nàng người mẫu xinh đẹp Thuỷ Hương mà gã cùng nhà báo Lý Quý Chung thời trước thường hú hý chuyện văn chương, nghệ thuật với nàng. Nàng bảo: chuyện này em sai. Lỗi của em. Em ra HN để kí đồng ý cho anh Tuấn Anh được mổ, dù bất cứ lí do nào em lên xe công vụ là sai. Trước khi anh Tuấn Anh vào phòng mổ, em bảo em sẽ xin lỗi việc này, anh Tuấn Anh bảo, để anh mổ xong chính anh sẽ xin lỗi.Lỗi chính là do anh.

Có bạn facebook của gã nhắc gã sao vụ lình sình lạm dụng xe công này chưa lên tiếng, gã bảo, để coi chàng bộ trưởng này có xin lỗi không đã.

Và lúc này, gã nhận được lời xin lỗi.

Gã dành sự phán xét của bạn đọc về lời xin lỗi này. Dù có thể có gì đó chưa hài lòng với ai đó, nhưng gã ghi nhận việc một bộ trưởng có lời xin lỗi đồng bào qua một sự việc được mạng xã hội phản ánh là một minh chứng hùng hồn vai trò tích cực của mạng xã hội và sự biết tôn trọng mạng xã hội của vị bộ trưởng.

"Kính gửi các cơ quan báo chí, truyền thông.

Liên quan đến sự việc Văn phòng Bộ Công thương dùng xe của Bộ vào đón người trong gia đình tôi ở khu vực sân bay Nội Bài ngày 4-1, do đang phải nằm điều trị tích cực tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai theo yêu cầu của Ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương nên hôm nay tôi mới có thể chính thức phản hồi.

Với tư cách là người đứng đầu Bộ Công thương, đồng thời người trong gia đình có liên quan, tôi xin được nhận lỗi trước công luận vì đã để xảy ra sự việc này.

Thông qua các cơ quan báo chí, truyền thông, cho phép tôi và gia đình được gửi lời xin lỗi tới toàn thể quý vị hành khách có mặt trên chuyến bay VN262 tối ngày 4-1-2019. Đặc biệt, tôi xin gửi lời xin lỗi đến nhân dân, đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đồng nghiệp trong ngành Công Thương.

Tôi coi đây là một bài học sâu sắc cho cá nhân, gia đình và Bộ Công thương.

Tôi đã báo cáo với các cấp lãnh đạo cấp trên. Đồng thời, tôi sẽ rà soát kiểm tra lại toàn bộ vụ việc để bảo đảm không xảy ra sự việc tương tự trong tương lai.

Trân trọng cảm ơn."


Gã được biết thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi vào bệnh viện thăm bộ trưởng Tuấn Anh sau khi nghe người mẫu Thuỷ Hương nói: đây là bài học cho vợ chồng em, thủ tướng nói: Đây là bài học cho tẩt cả chúng ta.

(FB Lưu Trọng Văn)

Phần nhận xét hiển thị trên trang