Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

Báo động về tình trạng sức khỏe của BS Lương





Võ Xuân Sơn
7-1-2019

Nghe tin BS Hoàng Công Lương bị suy sụp nặng, tôi thật sự ái ngại cho em ấy. Không biết mọi người nghĩ sao, chứ tôi thì hiểu rất rõ những gì BS Lương đang phải trải qua.

Hồi ấy, đã có lúc tôi mất niềm tin vào cuộc sống. Nghe một người bạn nước ngoài rủ học một chương trình, để có thể hành nghề ở một nước rất giàu tiền bạc, lương rất cao. Tôi đăng kí học ngay. Sau hai step online, tôi đạt điểm khá cao, khả năng hoàn thành khóa học ấy rất cao.

Nhưng lúc ấy, tôi chợt nghĩ, không lẽ mình sẽ ra đi, mình sẽ trở thành bác sĩ phục vụ cho các ông hoàng, và bỏ lại quê hương sau lưng sao? Nếu là bây giờ, tôi sẽ cho đó là chuyện bình thường. Nhưng lúc ấy, tôi lại nghĩ khác. Và tôi quyết định không học tiếp, việc vô cùng hiếm hoi, vì từ đó tới giờ, khi tôi đã bắt đầu làm gì là quyết tâm làm cho xong.

Tôi chuẩn bị sẵn tư tưởng, đi lái taxi hoặc chạy xe hợp đồng chở khách.

Thực ra, câu chuyện của tôi không hoàn toàn giống chuyện của BS Lương bây giờ. Hồi đấy, tôi ra tòa dân sự, không phải hình sự. Và khi ấy vẫn chưa có chứng chỉ hành nghề theo nghĩa như bây giờ. Có nghĩa là không ai bắt tôi phải bỏ nghề. Tuy nhiên, khác với BS Lương, báo chí chống lại tôi. Những nhà báo quen thân với tôi ngày nào đều quay lưng, để mặc cho lũ kền kền xâu xé tôi.

Sau này, khi vụ án kết thúc với lợi thế thuộc về tôi, rồi tôi trở thành một người có nhiều bài báo được đăng vì những góc nhìn khác biệt, tôi mới nhận thức được, khi ấy mình bị stress rất nặng. Suy nghĩ và hành động của tôi không logic. Đó là một dạng bệnh tâm thần.

Từ nhỏ đến lớn, tôi được mọi người xem là một người vững vàng, cứng cỏi. Tôi cũng đã trải qua nhiều cú sốc tâm lí nặng. Nhưng “đáo tụng đình” quả là sự “vô phúc” lớn hơn sức chịu đựng của tôi rất nhiều. Do vậy, tôi rất thông cảm với BS Lương, khi bị tước chứng chỉ hành nghề, đang là một bác sĩ điều trị, lại bị đẩy xuống phòng IT. Đấy là chưa kể luôn có những kẻ, trong đó có cả một số đồng nghiệp, tìm cách làm cho BS Lương suy sụp.

Không biết thông tin này có làm cho những người căm ghét ngành y, và những kẻ mong BS Lương vào tù cảm thấy sung sướng không? Nhưng với tôi, chuyện họ nghĩ thế nào không quan trọng. Theo tôi, BS Lương cần phải có đủ sức khỏe khi ra tòa. Nếu thấy sức khỏe của BS Lương không bảo đảm, mong các Luật sư đề nghị hoãn phiên tòa.

Mặt khác, các đồng nghiệp, hãy lên tiếng, thể hiện sự ủng hộ với BS Lương, nhằm giúp anh ấy tìm lại sự cân bằng của mình.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đài Loan và giải pháp ‘một nước, hai chế độ’?


baomai.blogspot.com
Chủ tịch nước Trung cộng Tập Cận Bình nhấn mạnh thống nhất hoàn toàn đất nước Trung cộng là nhiệm vụ lịch sử, còn Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phản đối

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn hôm 5/1 nói bà hy vọng mọi đảng phái ở Đài Loan sẽ công khai bác bỏ giải pháp "một quốc gia, hai chế độ" mà Trung cộng đề nghị cho Đài Loan.

Đây là phản ứng mới nhất của bà Thái sau diễn văn hôm 2/1 của Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình, trong đó, ông Tập nhấn mạnh phải thống nhất Đài Loan và Trung cộng.

Bà Thái có buổi gặp 47 phóng viên nước ngoài hôm 5/1.

Bà nói mọi đối thoại giữa hai phía phải diễn ra giữa chính phủ của Trung cộng và Đài Loan.

baomai.blogspot.com
  
Khi được hỏi chính phủ của bà sẽ nói chuyện với Bắc Kinh không, bà nói không phản đối đối thoại nhưng Bắc Kinh phải "đi về dân chủ, bảo vệ nhân quyền và từ bỏ sử dụng vũ lực với chúng tôi".

Từ đầu năm 2019, dư luận ở Đài Loan và Hong Kong tranh luận về thông điệp "Một quốc gia, hai chế độ" mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung cộng Tập Cận Bình gửi tới Đài Loan.

Vào hôm 2/1, ông Tập có bài phát biểu về Đài Loan, mang nhan đề "Cùng phấn đấu vì thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa, thúc đẩy hoà bình thống nhất đất nước".

Trong bài, ông Tập đề xuất 5 chủ trương chính sách, bao gồm: Chung tay thúc đẩy phục hưng dân tộc, thực hiện mục tiêu thống nhất hòa bình; tìm kiếm phương án Đài Loan "một nước hai chế độ", làm phong phú thực tiễn thống nhất hòa bình; kiên trì nguyên tắc một nước Trung cộng, giữ gìn triển vọng thống nhất hòa bình; sâu sắc sự phát triển hội nhập giữa hai bờ, củng cố nền tảng thống nhất hòa bình; thực hiện gắn kết tâm tư nguyện vọng của nhân dân hai bờ, tăng cường sự đồng thuận đối với thống nhất hòa bình.

baomai.blogspot.com
  
Theo báo chí Trung cộng, trong bài phát biểu, ông Tập Cận Bình nói phương án Đài Loan theo "Một quốc gia, hai chế độ" sẽ khác với mô hình Hong Kong và Macau, "sẽ chiếu cố đầy đủ đến phúc lợi của nhân dân hai bờ, trong tiền đề đảm bảo chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của quốc gia, vị thế, chế độ xã hội, phương thức sống, lợi ích của Đài Loan đều sẽ được tôn trọng và đảm bảo đầy đủ, và sẽ ban hành chế độ liên quan".

Phản ứng diễn văn này, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên bố: "Đài Loan sẽ không bao giờ chấp nhận cơ sở một nước hai chế độ."

Trang tin Đài Loan Taiwan News hôm 3/1 dẫn lại khảo sát năm 2018 của Đại học Quốc lập Chính trị của Đài Loan. Theo đó, chỉ có 3% dân Đài Loan muốn thống nhất ngay, và chỉ có 12,5% muốn sau này thống nhất.

Diễn văn ngày 2/1 của Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định: "Tiền đồ của Đài Loan là ở thống nhất đất nước, phúc lợi của đồng bào Đài Loan gắn liền với phục hưng dân tộc; vấn đề Đài Loan phát sinh bởi dân tộc yếu và chiến tranh loạn lạc, tất sẽ kết thúc cùng với sự phục hưng dân tộc."

Báo Hong Kong South China Morning Post ngày 2/1 đăng xã luận nói: "Bất chấp tranh luận ở Hong Kong về một nước hai chế độ, đó vẫn là giải pháp tốt nhất cho Đài Loan. Giải pháp khác thì xấu cho tất cả."

Còn trong mục bình luận của báo này, hôm 4/1, cây bút Alex Lo nói có nhiều lý do để 'một nước hai chế độ' sẽ thành công ở Đài Loan.

Alex Lo viết: "Quan hệ của Bắc Kinh với Đài Loan sau thống nhất có lẽ sẽ giống như Brussels với một nước thành viên EU, hơn là giữa Bắc Kinh với Hong Kong và Macau sau khi chuyển giao."

"Đài Loan, tóm lại, có vị trí tốt hơn hơn Hong Kong để 'một nước hai chế độ' thành công."

'Đồng thuận 1992'?

baomai.blogspot.com
Ít người ở Đài Loan nói họ ủng hộ thống nhất với đại lục

Trang tin Đài Loan Taiwan News sang ngày 4/1 dẫn lại khảo sát qua phone của Hiệp hội Chính sách Lưỡng ngạn, thực hiện hôm 27/12, nói rằng 84,1% người Đài Loan được hỏi đã không chấp nhận cái gọi là "đồng thuận 1992" về "nguyên tắc một Trung cộng".

"Đồng thuận 1992" là một thuật ngữ của một chính khách Quốc dân đảng, Su Chi, đưa ra năm 2000 về một cuộc gặp năm 1992 giữa hai tổ chức của Bắc Kinh và Đài Loan.

Các bên có cách hiểu khác nhau về chữ này.

baomai.blogspot.com
  
Đảng Cộng sản Trung cộng và Quốc dân đảng cùng nói cả Đại lục và Đài Loan cùng thuộc về "một Trung cộng".

Nhưng Bắc Kinh nói đảng cộng sản là đại diện chính thống của Trung cộng, trong khi Quốc dân đảng nói Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) là đại diện chính thống.

Trong khi đó, đảng Dân tiến của bà Thái Anh Văn thì nói Trung cộng và Đài Loan là hai quốc gia riêng biệt.

Bắc Kinh đã nói rằng bất kỳ nhóm nào muốn có đối thoại chính thức với Bắc Kinh thì phải công nhận 'đồng thuận 1992'.

baomai.blogspot.com
Bắc Kinh xem Đài Loan là tỉnh phản loạn

Khi bà Thái Anh Văn lên làm tổng thống năm 2016, bà từ chối công nhận "đồng thuận 1992".

Kể từ đó, Trung cộng gia tăng sức ép ngoại giao để loại Đài Loan ra khỏi các tổ chức quốc tế, và quan hệ giữa hai phía đã đóng băng.

Chủ tịch Quốc dân đảng Ngô Đôn Nghĩa ngày 4/1 lên tiếng giải thích về chữ 'đồng thuận 1992'.

Theo trang Focus Taiwan, ông Ngô nói Quốc dân đảng xem 'đồng thuận 1992' nghĩa là cả hai phía đều tự do diễn giải 'một Trung cộng' là gì.

baomai.blogspot.com
  
Ông Ngô cũng bác bỏ ý của ông Tập Cận Bình rằng 'một nước hai chế độ' là nội dung trong 'đồng thuận 1992'.

"Tự do diễn giải 'một Trung cộng' chính là đồng thuận 1992," ông Ngô tuyên bố hôm 4/1.

Cựu thị trưởng Đài Bắc Eric Chu của Quốc dân đảng cũng khẳng định 'đồng thuận 1992' và 'một nước hai chế độ' là hai chuyện khác hẳn nhau.

"Trung Hoa Dân Quốc luôn trung thành con đường dân chủ và tự do và sẽ tiếp tục như vậy trong tương lai," ông Chu nói.

baomai.blogspot.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đảng nên cám ơn mạng xã hội


FB NB Trần Quang Vũ - Ban Bí thư TW Đảng nên cám ơn mạng xã hội đã phát hiện và truy đến tận gốc hành động trái luật, trái điều lệ,trái cuộc vận động làm gương sáng...của một cán bộ do Ban Bí thư quản lý từ vụ vợ Bộ trưởng được xe biển số 80 đón chân thang máy bay. Phát hiện thân thế của người được nịnh bợ, phát hiện ra Bộ trưởng, truy ra biển xe 80 thuộc sở hữu cơ quan, truy ra và công khai văn bản dối trá gửi sân bay, đối chiếu để so sánh và loại trừ thời điểm ông Bộ trưởng có mặt tại sân bay, phân tích và bẻ gẫy những lời bào chữa dối trá.

Sáng nay, bí quá, ông Bộ trưởng bảo không biết chuyện này. Thế ra Bộ trưởng không biết chuyện đi về của phu nhân mà cậu văn phòng thay chỗ Bộ trưởng để biết. Càng chống đỡ, càng lộ dối trá. Khẳng định rằng, không có mạng xã hội, Bộ chính trị và Ban bí thư vẫn tưởng anh Bộ trưởng này là vàng ròng. Mạng xã hội, thực chất là tai mắt của đảng trong nhân dân. Tôn trọng mạng xã hội, Bộ chính trị và Ban bí thư sẽ không bị bọn trung gian che mắt, làm càn.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vạch trần đường tuồn rác thuốc từ Trung Quốc vào Việt Nam


Một gùi hàng trung bình từ 100-120 kg được tập trung tại thung lũng hàng lậu giáp biên. 


Người tiêu dùng
Thứ sáu, 08/06/2018, 13:43 

(NTD) - Có một loại “Đông dược” mà giới buôn Trung Quốc gọi là rác thuốc. Vậy, rác thuốc là gì, xuất xứ từ đâu, tuồn vào Việt Nam bằng cách nào? Và, có hay không sự bảo kê của những người có trách nhiệm trong việc đưa thứ thuốc “bẩn” này vào Việt Nam? Nhóm PV Điều tra Báo Người Tiêu Dùng đã bí mật xâm nhập vào những đường dây đen tối, nơi mở cánh cửa tung các loại đông dược giả vào thị trường Việt Nam!

Hàng được cửu vạn vác từ kho giáp biên để tập kết ra bãi cạnh biên giới.

Thâm nhập thị trường rác thuốc bên kia biên giới

Trong vai thương lái cần mua Đông dược số lượng lớn với giá rẻ, chúng tôi nhanh chóng được giới thiệu tới A Vương - một người Trung Quốc chuyên giao dịch với người Việt Nam. A Vương nghe và nói sành sỏi tiếng Việt, quan trọng hơn người đàn ông này biết loại Đông dược mà chúng tôi cần nằm ở đâu?

Chợ Ngọc Lâm (Quảng Tây - Trung Quốc) là nơi đầu tiên A Vương giới thiệu cho chúng tôi để tìm nguồn hàng. Đây là chợ Đông dược (hay còn gọi là thuốc Bắc) lớn của thế giới. Đông dược ở Ngọc Lâm loại nào cũng có, từ hàng cao cấp đặc biệt cho đến hàng loại 1, loại 2 và cả hàng tồn đã lên nấm mốc.

Sản phẩm Đông dược ở Ngọc Lâm trên trời, dưới biển, thượng vàng hạ cám, thứ gì cũng có… đủ các thể loại, giá thành khác nhau. Những chủ hàng cho biết: Kỷ tử, táo đỏ, ngư tất, nấm linh chi, sâm… nhiều loại vốn được nhập từ Việt Nam qua đây. Thế nhưng, cũng chính những loại này sau thời gian sử dụng lại được đóng gói, chuẩn bị quay đầu về Việt Nam. Tất nhiên, Đông dược loại này ở một thể trạng khác.

Giới thiệu với chúng tôi, một chủ hàng người Trung Quốc chỉ vào một thùng nấm linh chi loại xịn đang được rao bán với mức giá 350 Nhân dân tệ/kg, tức là hơn 1 triệu đồng. Và ngay bên cạnh, cũng là nấm linh chi, nhưng giá của loại này thì chưa đầy 30.000 đồng và chỉ bán... về Việt Nam. 
Hàng hóa tập trung tại hàng rào (vị trí khoanh đỏ) chờ “thông quan”.

Quan sát chủ hàng Trung Quốc dùng mo hốt rác để xúc nấm linh chi vào bao, chúng tôi không hề khó hiểu với cách chủ hàng đối xử với thứ mà người Việt vẫn coi là sản vật hiếm có khó tìm như thế này... Bởi, như họ đã giới thiệu, đây là loại đã được lấy hết tinh chất, tức là hàng dùng rồi.

Còn một loại rác thuốc khác ở Trung Quốc chính là hàng tồn kho nhiều năm không bán được, đã lên nấm mốc. Nếu chúng tôi mua loại này thì họ “bán như cho”, và họ cũng khẳng định rằng Việt Nam là thị trường tiêu thụ duy nhất.

Một chủ hàng khác còn cho biết, muốn lấy chục tấn, trăm tấn cũng có, bởi người này có thể lấy lại xác dược phẩm thải loại từ các công ty sản xuất nước uống, dược phẩm của Trung Quốc. Loại này được tẩm ướp lại và vận chuyển qua đường biên để tuồn vào Việt Nam, một tiểu thương tại chợ Ngọc Lâm cho biết như vậy thông qua người dẫn đường của chúng tôi là A Vương.

Khi chúng tôi đặt vấn đề muốn xem kho hàng thì tiểu thương tại chợ Ngọc Lâm bảo “không có tại chỗ, nó nằm ở một kho khác”. Người này cũng không quên cho số điện thoại của chồng mình để chúng tôi liên hệ.

Liên hệ qua số điện thoại, chúng tôi ngỏ ý muốn đến tận nơi để xem hàng, người đàn ông (tự nhận là A Lâm) khước từ và chỉ đồng ý gửi hình ảnh qua điện thoại. 
Khối lượng hàng hóa khổng lồ thế này nhưng lại biến mất sau một đêm.

Thông qua A Vương, A Lâm khẳng định anh ta có thể đáp ứng được đầy đủ về chủng loại như táo tàu, la hán quả, nấm linh chi… Và A Lâm trấn an chúng tôi: “Những loại phế phẩm như thế, năm tấn, mười tấn hoặc một, hai trăm tấn, chỉ cần các anh đặt hàng trước 3 ngày thì không gì là không thể”.

Trước thắc mắc, la hán quả chỉ có vỏ không có ruột, làm sao bán được? A Lâm cho biết: “Anh ngâm và đem ra cho khách một ly nước có mùi có vị thì đố ai mà biết!”.

Đối với táo đỏ, “doanh nhân bên kia biên giới” cho biết chỉ còn loại bị nấm mốc chứ loại rác thải công nghiệp luôn trong tình trạng hết hàng. Nếu chúng tôi mua thì họ sẽ xử lý sản phẩm nấm mốc thành sản phẩm tươi sạch, rồi chuyển hàng.

Chuyển bằng cách nào, bằng đường chính ngạch thì những loại “hàng đặc biệt” này chắc chắn sẽ không được thông quan. Vậy, phải chăng có những con đường khác? 
Đây là cách mà tiểu thương Trung Quốc đối xử với nấm linh chi mà chúng ta 
xem là hàng quý.

Đột nhập thủ phủ hàng lậu

Ngay cạnh khu vực biên giới với tỉnh Lạng Sơn có một khu chợ sầm uất mang tên Lũng Vài. Khu chợ này do chính quyền sở tại của Trung Quốc dựng lên và chủ yếu chỉ mua bán với Việt Nam.

“Hàng hóa sau khi về đây sẽ được đưa lên xe để thông quan theo đường chính ngạch. Một phần không nhỏ sẽ được chuyển đi những kho giáp biên để “thông quan” theo một cách khác!” - A Vương cho biết.

Nói về việc “thông quan” theo một cách khác, A Vương giải thích, có những loại hàng không thể thông quan chính ngạch nên buộc phải “thông quan” theo đường không chính ngạch. Đông dược là một ví dụ điển hình cho việc “thông quan” này. 
Những kho hàng san sát nhau ở chợ Lũng Vài - một ngôi chợ chủ yếu 
xuất hàng về Việt Nam.

Táo đỏ đã lên nấm mốc được tiểu thương chợ Ngọc Lâm giới thiệu 
là mặt hàng xuất về Việt Nam nhiều nhất.

Những con đường buôn lậu lớn được A Vương kể tên như Cột mốc 05, 06, “cửa khẩu” A Liên... Tại đây cửu vạn vác hàng theo lối mòn từ những kho kế cận ra cột mốc để “thông quan” rồi vượt đồi để về Việt Nam.

Có mặt tại những kho hàng giáp biên trong nhiều ngày, chúng tôi cảm thấy “choáng” với một lượng hàng khủng khiếp được đưa về đây và cũng chuyển đi mỗi ngày. Và choáng hơn, khi đội ngũ cửu vạn ở mỗi kho lên tới cả ngàn người, trong đó có cả người già và phụ nữ.

“Anh đừng thấy phụ nữ mà chê, mỗi người vác 80 kg đi đồi là bình thường. Mấy bà già kia còn vác được tới 60 kg đấy” - một cửu vạn cho biết.

Theo các cửu vạn, giai đoạn này hàng ít nên cửu vạn cũng ít hơn. Đỉnh điểm nhất là mùa giáp Tết, hàng chất cao như núi ở kho, chen chúc nhau ở bãi ngoài biên. Cửu vạn mùa giáp Tết ở mỗi kho lên đến vài ngàn người.

Trong suốt những ngày có mặt ở các kho hàng giáp biên, chúng tôi thấy được hàng vừa vào kho sẽ được vác ngay ra phía đồi (hướng về Việt Nam) sau khi làm thủ tục ở trạm “BOT” của kho. Hàng trăm tấn hàng hóa cứ thế rồng rắn tập trung ngay cửa rào chắn của bộ đội biên phòng Việt Nam và “chờ đợi”... 
Những chiếc xe thồ phóng vun vút trong các đường mòn lối mở để đưa hàng về kho.

“Thông quan” đường tiểu ngạch

Cứ 19h đêm, tại một cửa rào của biên phòng ở khu vực Cột mốc 05-06, tiếng cửu vạn í ới gọi nhau lên hàng để “về nước”...

Theo một lãnh đạo biên phòng Cốc Nam (thuộc Đồn Biên phòng Tân Thanh, Lạng Sơn), những cánh cửa sắt này được cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn cấp kinh phí để làm và chỉ khi cần thiết cửa mới được mở và luôn được lực lượng biên phòng canh giữ.

Từng đoàn người nối tiếp nhau, “vô tư” cõng hàng từ vùng đất của Trung Quốc về Việt Nam. Họ chỉ dừng lại đôi chút trước cánh cửa sắt “luôn được khóa chặt” (theo cách nói cán bộ Biên phòng) để đưa một cái gì đó rồi tiếp tục qua cửa sắt như “người tàng hình” để vào địa phận.

Và, chỉ trong vòng 3 giờ đồng hồ, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tấn hàng hóa các loại đã “thông quan” trót lọt. 
Nấm linh chi giá 30.000 đồng được tiểu thương giới thiệu.

Những “bóng ma trong đêm” cứ lầm lũi tiến bước mà không hề vấp phải sự kiểm tra, kiểm soát nào của cơ quan chức năng. Có chăng là những tiếng chửi bới, la hét của những tên “chim lợn” (cách gọi của cửu vạn đối với những kẻ canh đường cho một ông trùm) khi cửu vạn đi quá chậm vì vác nặng.

Cửu vạn sau khi “thông quan” ở cửa sắt sẽ vượt qua một khu đồi khoảng 1 km để xuống “đồng bằng”. Tại đây, sau khi làm tiếp thủ tục tại “BOT Việt Nam” (từ 10-20 ngàn đồng, tùy khối lượng hàng), cửu vạn sẽ vác tiếp khoảng 300 m để đến bãi tập kết của xe thồ.

Xe thồ là xe của những chủ kho ở Việt Nam thuê để chở hàng về nhập kho. Chỉ cần cửu vạn vác tới là đã có xe chờ sẵn. Và coi như cửu vạn đã xong một chuyến hàng rồi quay trở lại bên kia biên giới để tiếp tục chuyến thứ 2.

Những chiếc xe thồ, sau khi nhận gần 300 kg hàng sẽ phóng vun vút trong đêm trên những đường mòn, lối mở để ra đường lớn. Rồi hướng về Đền mẫu Đồng Đăng, chui tọt vào một “quần thể” kho phía sau.

Cứ thế, những chiếc xe gào rú trong đêm gây náo động cả một vùng trời biên giới...
Cục Phó Cục Quản lý Thị trường Việt Nam Trần Hùng sau khi xem những hình ảnh phóng viên cung cấp đã thốt lên: “Quá khủng khiếp! Đây là một tội ác!” 

Với trách nhiệm của mình, ông Hùng khẳng định, sẽ báo cáo lãnh đạo và lên kế hoạch để triệt phá hàng gian, hàng lậu, hàng giả theo chức năng và nhiệm vụ của Cục Quản lý Thị trường. 
THẾ MỸ - HOÀNG LAN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2019

Số đỏ - Phim Việt Nam

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chính khách & Đại gia


FB Trương Duy Nhất 6-1-2019 

Về nhân cách và liêm sỉ của một chính trị gia (như câu chuyện phu nhân Bộ trưởng Trần Tuấn Anh), đã nói ở bài trước. Phần này, nói thêm về một phía khác: các doanh gia Việt. Hầu hết giới doanh gia máu mặt, không gắn với anh Ba, anh Tư, chú Bảy, bác Năm nào đó hàng BCT coi như vứt. Hoặc chí ít, loại tầm tầm trung gia mới nổi cũng phải cặp kè được vài ông trung uỷ (trung ương uỷ viên). Tầm tỉnh thành, vào nhà Bí thư, Chủ tịch phải quen đến mức chó vẫy đuôi không sủa. Không được vậy, hốc cám mà ăn! Vì thế, món đầu tư trước nhất của giới doanh gia là: đầu tư quan hệ. Doanh gia Việt, khác thiên hạ ở điểm này.
Bắc Hà với Nguyễn Tấn Dũng
Để thành “người nhà” của các cụ, không phải chỉ vác tiền đến mà xong. Ngày giỗ bố mình có khi không cần nhớ, nhưng giỗ bố các quan thì chớ có quên. Thậm chí, phải nhớ cả sezi giầy của sếp, nhớ sinh nhật vợ con sếp, à quên cả sezi đến gu màu sắc, thương hiệu từng cái xi lip xu chiêng của vợ sếp nữa. Tôi thề là rất ít, thậm chí không còn quan hàng… Thứ trưởng trở lên tự đi mua quần áo, giầy dép, đồng hồ hay cây gậy đánh golf cho mình. Tất tật, có người sắm hết, họ “đánh hơi” được ngay từ khi các sếp chưa… tằng hắng!

Cắt chặt mối quan hệ dây leo kiểu “cộng sinh” này, cũng là để chặn ngăn tình trạng tham nhũng chính sách, loại tham nhũng có thể nuốt chửng cả một hòn đảo Phú Quốc hay Vân Đồn, hoặc biến cả những con tàu Vinashin khổng lồ tan thành bọt biển.

Đừng để những chính khách, mỗi khi hạ bút hoạch định chính sách lại vướng víu tận những dây nhợ… xu chiêng xi lip của vợ mình nữa thì tan tành quốc sự.

Còn lũ doanh gia kia, sẽ là gì nếu không phải là những tập đoàn cá mập đất làm giàu trên sự cướp đoạt đất đai và xương máu đồng bào?

Hãy nhìn lại bức ảnh Bắc Hà với Nguyễn Tấn Dũng, để hiểu vì sao đất nước này, thời Cộng sản mới này lại tòi ra một lớp những trọc phú cúi mình làm tôi tớ cho chính khách và hống hách du côn với dân tình đến vậy.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người Trung Quốc cấp tiến nói gì?

Không có tự do tư tưởng thì không thể có sáng tạo
Trương Duy Nghênh (Trung Quốc) Trong nhiều năm qua, các học giả Trung Quốc (TQ) và thế giới đã và đang bàn cãi không ngớt về vấn đề tại sao khoa học kỹ thuật cận đại không ra đời tại TQ, vì sao văn minh Trung Hoa thời cổ từng dẫn đầu thế giới nhưng về sau lại tụt hậu. Có nhiều ý kiến khác nhau. Ví dụ Dương Chấn Ninh cho rằng đó là do người TQ không có tư duy logic, hoặc tư duy truyền thống của họ không có phương pháp suy diễn. Lê Minh nói đó là do người TQ kém thông minh nhưng lại tự cho là thông minh… Trong bài nói ngày 1/7/2017 tại lễ tốt nghiệp của các học viên Viện Nghiên cứu phát triển quốc gia thuộc Đại học Bắc Kinh, nhà kinh tế nổi tiếng TQ Trương Duy Nghênh công khai đưa ra quan điểm: do thể chế chính trị truyền thống của TQ luôn hạn chế sự tự do của dân chúng cho nên người TQ không thể có phát minh sáng tạo. Bài nói của ông (được giới thiệu dưới đây) đã gây tiếng vang lớn trong dư luận TQ, người khen kẻ chê đều rất nhiều.

Image result for Không có tự do tư tưởng thì không thể có sáng tạo
Trương Duy Nghênh (Zhang Weiying张维迎, 1959-), tiến sĩ kinh tế học Đại học Oxford Anh Quốc, Giáo sư Đại học Bắc Kinh, đồng sáng lập Viện Nghiên cứu phát triển quốc gia, nguyên Giám đốc Học viện Quản lý Quang Hoa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Mạng (ba cơ quan này đều thuộc Đại học Bắc Kinh). Đặc điểm cơ bản của thể chế Trung Quốc là hạn chế sự tự do của con người, bóp chết tính sáng tạo của con người, bóp chết tinh thần doanh nhân. Thời đại Trung Quốc có sức sáng tạo nhất là thời Xuân Thu Chiến Quốc và thời nhà Tống. Điều đó không ngẫu nhiên. Hai thời này cũng là những thời đại người Trung Quốc được tự do nhất.

Chào các bạn sinh viên! Trước tiên tôi xin chúc mừng các bạn đã tốt nghiệp!

Tên gọi “Người Bắc Đại” [tức người của trường ĐH Bắc Kinh] là một vầng hào quang, cũng có nghĩa là trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm đối với dân tộc chịu bao khổ cực, chịu đủ mọi vùi giập của chúng ta.

Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, đồng thời cũng là nền văn minh cổ xưa duy nhất được giữ gìn cho tới ngày nay. Trung Quốc thời cổ từng có thành tựu phát minh sáng tạo vẻ vang, có đóng góp quan trọng cho sự tiến bộ của nhân loại. Nhưng trong 500 năm qua, về mặt phát minh sáng tạo thì Trung Quốc không có gì nổi trội đáng nói. Chúng ta hãy dùng con số để nói rõ điểm này.

Theo thống kê của học giả Jack Challoner ở Viện Bảo tàng Khoa học Anh Quốc, trong thời gian từ thời kỳ đồ đá cũ (2,5 triệu năm trước) cho đến năm 2008, đã có 1001 phát minh lớn làm thay đổi thế giới, trong đó Trung Quốc có 30 phát minh, chiếm 3%. Toàn bộ 30 phát minh này đều xuất hiện trước năm 1500, chiếm 18,4% trong số 163 phát minh lớn trên toàn cầu trước năm 1500. Trong đó, phát minh cuối cùng là bàn chải đánh răng xuất hiện năm 1498, đây cũng là phát minh lớn duy nhất đời nhà Minh. Trong hơn 500 năm sau năm 1500, toàn thế giới có 838 phát minh, trong đó không có phát minh nào đến từ Trung Quốc.

Kinh tế tăng trưởng bắt nguồn từ sự xuất hiện không ngừng các sản phẩm mới, công nghệ mới, ngành nghề mới. Xã hội truyền thống chỉ có vài ngành nghề như nông nghiệp, luyện kim, gốm sứ, thủ công nghệ, trong đó nông nghiệp chiếm vị trí chủ đạo tuyệt đối. Hiện nay chúng ta có bao nhiêu ngành nghề ? Xét theo tiêu chuẩn phân loại đa tầng quốc tế, chỉ riêng về sản phẩm xuất khẩu, số ngành được mã hóa bằng mã 2 chữ số có 97 ngành, mã 4 chữ số có 1222 ngành, mã 6 chữ số có 5053 ngành, và vẫn không ngừng tăng thêm. Toàn bộ các ngành mới này đều được sáng tạo trong 300 năm qua, đều có thể tra cứu được nguồn gốc của mỗi sản phẩm mới này. Trong số rất nhiều ngành nghề mới, sản phẩm mới này không một ngành nghề mới hoặc sản phẩm quan trọng mới nào do người Trung Quốc phát minh cả!

Lấy ngành sản xuất xe hơi làm ví dụ. Ngành này được những người Đức như Karl Benz, Daimler và Maybach sáng lập vào khoảng giữa thập niên 1880, sau đó trải qua hàng loạt tiến bộ kỹ thuật, chỉ từ năm 1900 đến 1981 đã có hơn 600 sáng tạo đổi mới quan trọng (theo sách Industrial Renaissancecủa Albernathy, Clark và Kantrow, 1984 xuất bản).

Trung Quốc hiện nay là nước sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới, nhưng nếu bạn viết một bộ lịch sử tiến bộ công nghệ của ngành chế tạo xe hơi, thì trong bảng những nhân vật được vinh danh sẽ có hàng nghìn nhà phát minh tên tuổi, trong đó có người Đức, người Pháp, người Anh, người Ý, người Mỹ, người Bỉ, người Thụy Điển, người Thụy Sĩ, người Nhật, nhưng sẽ không có người Trung Quốc!

Ngay cả trong những ngành nghề truyền thống mà Trung Quốc từng dẫn đầu từ trước thế kỷ XVII như luyện kim, gốm sứ, dệt may, những phát minh sáng tạo lớn xuất hiện trong 300 năm qua không có cái nào do người Trung Quốc làm ra.

Tôi cần đặc biệt nhấn mạnh sự khác nhau của thời gian trước và sau năm 1500. Trước năm 1500, thế giới chia thành những khu vực khác nhau, các khu vực này về cơ bản đều ở tình trạng khép kín với nhau, một kỹ thuật mới xuất hiện ở một nơi nào đó thì có ảnh hưởng rất nhỏ tới các nơi khác, và cống hiến của nó đối với toàn nhân loại rất hạn chế.

Ví dụ năm 105, ông Thái Luân [Cai Lun] thời Đông Hán phát minh ra kỹ thuật làm giấy, nhưng đến sau năm 751, kỹ thuật sản xuất giấy của Trung Quốc mới truyền tới thế giới các nước theo đạo Islam [Hồi giáo], lại qua 300 – 400 năm nữa mới truyền tới Tây Âu. Hồi tôi học tiểu học, khi luyện viết chữ còn phải viết trên bàn đất sét mà không viết trên giấy.

Nhưng sau năm 1500, toàn thế giới bắt đầu quá trình nhất thể hóa, chẳng những tốc độ phát minh kỹ thuật đã tăng nhanh, mà tốc độ truyền bá kỹ thuật cũng tăng lên, khi một kỹ thuật mới xuất hiện ở nơi này, nó sẽ nhanh chóng du nhập vào nơi khác, và sẽ có ảnh hưởng lớn đến nhân loại. Ví dụ năm 1886 người Đức phát minh ra xe hơi, 15 năm sau, Pháp trở thành nước đứng đầu sản xuất xe hơi, lại qua 15 năm nữa, nước Mỹ thay Pháp trở thành cường quốc số một về sản xuất xe hơi. Đến năm 1930, tỷ lệ phổ cập xe hơi ở Mỹ đã lên đến 60%.

Vì thế sau năm 1500 mới thực sự có thể so sánh được trình độ sáng tạo đổi mới giữa các nước, ai giỏi ai kém rõ rành rành ! Trung Quốc trong 500 năm gần đây không làm ra được một phát minh sáng tạo mới nào đáng ghi vào sử sách, điều đó có nghĩa là cống hiến của chúng ta cho sự tiến bộ của nhân loại gần như bắng số không! Kém xa tổ tiên ta !

Tôi còn muốn nhấn mạnh vấn đề quy mô số dân. Các nước có quy mô lớn hoặc nhỏ, nếu chỉ so sánh đơn giản giữa các nước với nhau về số lượng phát minh sáng tạo, xem ai nhiều ai ít thì sẽ dễ làm cho mọi người hiểu nhầm.

Nói về lý luận, dưới những điều kiện khác đã cho, một nước càng đông dân thì sáng tạo đổi mới sẽ càng nhiều, tiến bộ kỹ thuật sẽ càng nhanh. Hơn nữa, tỷ lệ sáng tạo đổi mới và tỷ lệ dân số có mối quan hệ số mũ [lũy thừa] với nhau, không phải đơn giản là mối quan hệ tỷ lệ đồng đẳng. Ở đây có hai nguyên nhân: thứ nhất, về mặt sản xuất, tri thức có hiệu ứng kinh tế và hiệu ứng lan tràn quan trọng; thứ hai, về mặt sử dụng, tri thức không có tính loại trừ các sự vật khác.

Hơn 10 năm trước, nhà vật lý người Mỹ Geoffrey West phát hiện: trong đời sống đô thị, mối quan hệ giữa số lượng phát minh sáng tạo của con người với số lượng dân thì tuân theo quy luật lũy thừa với số mũ dương 5/4: Nếu đô thị A có số dân đông gấp 10 đô thị B thì tổng lượng phát minh sáng tạo của A sẽ bằng 10 lũy thừa 5/4 [tức 101,25 ] tổng lượng phát minh sáng tạo của B, tức 17,8 lần [chính xác: 17,78279].

Qua đó có thể thấy, cống hiến về mặt phát minh sáng tạo của Trung Quốc cho thế giới quá ư không tỷ lệ với quy mô số dân của Trung Quốc. Dân số Trung Quốc gấp 4 lần dân số Mỹ, 10 lần Nhật, 20 lần Anh Quốc, 165 lần Thụy Sĩ. Xét theo quy luật lũy thừa về sáng tạo tri thức nói trên, lẽ ra số lượng phát minh sáng tạo của Trung Quốc phải bằng 5,6 lần số lượng phát minh sáng tạo của Mỹ, 17,8 lần của Nhật, 42,3 lần của Anh và 591 lần của Thụy Sĩ.

Nhưng tình hình thực tế là trong 500 năm gần đây, cống hiến về mặt phát minh sáng tạo của Trung Quốc gần như bằng số không. Chưa cần so sánh với Mỹ, Anh, mà chúng ta cũng chưa đạt được ngay cả con số lẻ của Thụy Sĩ. Người Thụy Sĩ phát minh ra kìm phẫu thuật, máy trợ thính điện tử, dây an toàn, công nghệ chỉnh hình, màn hình tinh thể lỏng v.v...

Công nghệ mực chống giả được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc dùng để in đồng Nhân dân tệ là công nghệ của Thụy Sĩ, 60% -70% lượng bột mỳ của Trung Quốc được chế biến bằng máy móc của công ty Bühler (Thụy Sĩ).

Nguyên nhân do đâu vậy? Lẽ nào do gene của người Trung Quốc có vấn đề? Hiển nhiên không phải thế! Nếu không, chúng ta chẳng có cách nào giải thích được vì sao nền văn minh Trung Quốc cổ đại lại rực rỡ như thế.

Hiển nhiên đó là do thể chế và chế độ của Trung Quốc. Sức sáng tạo dựa vào tự do! Sự tự do về tư tưởng và tự do về hành động.Đặc điểm cơ bản của thể chế Trung Quốc là hạn chế sự tự do của con người, bóp chết tính sáng tạo, bóp chết tinh thần doanh nhân. Thời đại người Trung Quốc có sức sáng tạo nhất là thời Xuân Thu Chiến Quốc và thời nhà Tống. Đây không phải là sự ngẫu nhiên. Hai thời đại này cũng là những thời đại người Trung Quốc được tự do nhất.

Trước năm 1500, phương Tây không sáng sủa, phương Đông tối tăm. Sau năm 1500, một số nước phương Tây trải qua tiến trình cải cách tôn giáo và phong trào Khai sáng đã dần dần tiến tới tự do và pháp trị, còn chúng ta lại giẫm chân tại chỗ, thậm chí đi ngược đường với họ.

Tôi cần phải nhấn mạnh, tự do là một chỉnh thể không thể chia cắt, khi tư tưởng không tự do thì hành động không thể tự do; khi ngôn luận không được tự do thì tư tưởng không thể tự do. Chỉ có tự do thì mới có sáng tạo. Tôi xin lấy một ví dụ để nói rõ điểm này.

Ngày nay việc rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện đã trở thành thói quen của mọi người. Thế nhưng năm 1847, khi thầy thuốc nội khoa người Hungari Ignaz Semmelweis đề xuất thầy thuốc và y tá phải rửa tay trước khi tiếp xúc với sản phụ, ông đã xúc phạm các đồng nghiệp, vì thế mà bị mất việc và chết trong một nhà thương điên lúc 47 tuổi. Quan điểm của Ignaz Semmelweis dựa trên sự quan sát về sốt hậu sản. Hồi ấy bệnh viện của ông có hai phòng đẻ, một phòng phục vụ người giàu, do các thầy thuốc và y tá chuyên ngành chăm sóc chu đáo, những thầy thuốc này luôn thay đổi công việc giữa đỡ đẻ và mổ xác; một phòng đẻ khác là để phục vụ người nghèo, do các bà đỡ phụ trách. Semmelweis phát hiện tỷ lệ người giàu bị sốt hậu sản cao gấp 3 lần người nghèo. Ông cho rằng nguyên nhân là do thầy thuốc không rửa tay trước khi tiếp xúc với sản phụ. Nhưng quan điểm ấy của ông lại mâu thuẫn với lý luận khoa học đang thịnh hành thời đó, ngoài ra ông cũng không đưa ra được các chứng minh khoa học để thuyết minh cho phát hiện của mình.

Vậy thói quen vệ sinh của nhân loại đã thay đổi như thế nào? Việc này có liên quan tới phát minh ra máy in.

Thập niên năm 1440, doanh nhân Đức Johannes Gutenberg phát minh ra máy in sắp chữ bằng những con chữ rời. Nhờ có loại máy in này mà số lượng ấn phẩm tăng lên cực nhiều, việc đọc sách trở nên phổ biến, nhiều người bỗng phát hiện mắt họ vốn là bị “viễn thị” [?], thế là xuất hiện nhu cầu tăng bùng nổ về kính mắt. 100 năm sau khi phát minh máy in, tại châu Âu xuất hiện hàng nghìn nhà sản xuất kính mắt, và do đó dấy lên cuộc cách mạng về kỹ thuật quang học.

Năm 1590, cha con doanh nhân sản xuất kính mắt Janssen (Hà Lan) lắp vài mắt kính vào trong một cái ống và họ phát hiện những vật thể quan sát thấy qua những lớp kính này được phóng to lên, từ đó mà phát minh ra kính hiển vi. Nhà khoa học người Anh Robert Hook đã dùng kính hiển vi phát hiện ra tế bào, từ đó dẫn đến một cuộc cách mạng khoa học và y học.

Nhưng kính hiển vi thời kỳ đầu chưa có độ phân giải cao, cho đến thập niên 1870, nhà chế tạo kính mắt Carl Zeiss người Đức sản xuất ra loại kính hiển vi kiểu mới có cấu tạo dựa trên công thức toán học chính xác. Chính là nhờ vào loại kính hiển vi này, bác sĩ người Đức Robert Koch và một số người khác đã phát hiện ra những con virus mà mắt người không nhìn thấy, qua đấy chứng minh quan điểm của bác sĩ người Hungari Ignaz Semmelweis là đúng đắn, và từ đó sáng lập ra lý thuyết vi sinh vật và vi khuẩn học. Nhờ sự ra đời hai khoa học này mà mọi người đã dần dần thay đổi thói quen vệ sinh [rửa tay trước khi ăn và sau khi đi toa-let], và tuổi thọ của loài người cũng được kéo dài với biên độ lớn.

Chúng ta có thể giả thiết: nếu lúc đầu máy in Gutenberg bị cấm sử dụng, hoặc chỉ được phép in các ấn phẩm đã bị Giáo hội và chính quyền kiểm duyệt, thế thì việc đọc sách báo sẽ không được phổ cập, nhu cầu về kính mắt cũng sẽ không lớn như thế, kính hiển vi và kính viễn vọng cũng sẽ không được phát minh, khoa học vi sinh vật cũng không xuất hiện, chúng ta không được uống sữa bò thanh trùng, tuổi thọ dự tính của loài người cũng sẽ không tăng từ hơn 30 lên tới hơn 70 tuổi, càng không thể nào mơ tưởng đến chuyện thám hiểm không gian vũ trụ.

Trong hơn 30 năm qua, kinh tế Trung Quốc giành được những thành tựu cả thế giới quan tâm dõi theo. Những thành tựu ấy được xây dựng trên cơ sở khoa học kỹ thuật mà thế giới phương Tây tích lũy được trong 300 năm phát minh sáng tạo. Mỗi một kỹ thuật và sản phẩm quan trọng giúp cho kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh đều do phương Tây phát minh chứ không phải do chúng ta phát minh. Chúng ta chỉ là kẻ ăn theo chứ không phải là kẻ sáng tạo đổi mới. Chúng ta chỉ dựng một chái nhỏ trên tòa nhà lớn do người khác xây dựng. Chúng ta không có lý do để ngông cuồng tự cao tự đại!

Newton bỏ ra 30 năm để phát hiện lực vạn vật hấp dẫn, tôi mất 3 tháng để làm rõ định luật vạn vật hấp dẫn. Nếu tôi nói mình dùng thời gian 3 tháng để đi hết con đường 30 năm của Newton thì nhất định các bạn sẽ cảm thấy nực cười. Ngược lại, nếu tôi quay sang chê cười Newton, thế thì chỉ có thể cho thấy tôi quá vô tri!

Chúng ta thường nói Trung Quốc dùng 7% diện tích đất có thể trồng trọt để nuôi sống 20% số dân thế giới, nhưng chúng ta cần hỏi lại: Trung Quốc dùng cách nào để có thể làm được việc đó? Nói đơn giản, đó là sử dụng nhiều phân hóa học. Quá nửa lượng đạm trong thực phẩm người Trung Quốc ăn là đến từ phân bón hóa học vô cơ [phân đạm]. Nếu không sử dụng phân hóa học thì một nửa số dân Trung Quốc sẽ chết đói.

Kỹ thuật sản xuất phân đạm đến từ đâu? Kỹ thuật này do nhà khoa học người Đức Fritz Habe và kỹ sư Carl Bosch của công ty BASF phát minh ra cách đây hơn 100 năm, chứ không phải do chúng ta phát minh. Năm 1972, sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Nixon, Trung Quốc đã làm thương vụ đầu tiên với Mỹ: mua 13 hệ thống thiết bị sản xuất chất Ure tổng hợp quy mô lớn nhất, hiện đại nhất thế giới hồi ấy, trong đó có 8 hệ thống thiết bị của công ty Mỹ Kellogg.

Sau đây 50 năm, 100 năm nữa, khi viết lại lịch sử phát minh của thế giới, phải chăng Trung Quốc có thể thay đổi được tình trạng từng không có tên trong bộ sử đó? Trên mức độ rất lớn, câu trả lời phụ thuộc vào việc liệu chúng ta có thể nâng cao một cách bền vững mức độ tự do mà người Trung Quốc được hưởng hay không. Bởi lẽ chỉ có tự do thì mới có thể làm cho tinh thần doanh nhân và sức sáng tạo của người Trung Quốc được phát huy đầy đủ, làm cho nước ta trở thành một quốc gia thuộc loại hình sáng tạo đổi mới.

Vì thế đẩy mạnh và bảo vệ tự do là trách nhiệm của mỗi một người quan tâm tới vận mệnh của Trung Quốc, lại càng là sứ mệnh của người Đại học Bắc Kinh! Không bảo vệ tự do thì không xứng với danh hiệu “người Bắc Đại”!

Nguyễn Hải Hoành biên dịch và ghi chú trong ngoặc [ ].

Nguồn:
张维迎:心灵不自由创新无从谈起
2017年07月04日 作者: 张维迎

http://vanhoanghean.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/khong-co-tu-do-tu-tuong-thi-khong-the-co-sang-tao


Phần nhận xét hiển thị trên trang