Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

- Nếu chính quyền là của dân

Nguyễn Đắc Kiên 


Chiếc xe container tử thần gây thảm họa.

Nếu chính quyền là của dân, sẽ có một vị lãnh đạo nào đó, Thủ tướng chẳng hạn, đến ngay Long An chiều qua, tuyên bố thảm họa, cúi đầu xin lỗi người dân. Và cũng ngay trong tối qua, sẽ triệu tập các quan chức, sẽ mời các chuyên gia đầu ngành liên quan cùng ngồi lại mổ xẻ vụ việc, tìm các biện pháp khẩn cấp và căn cơ để “không bao giờ những thảm họa như thế được phép xảy ra một lần nữa”.

(1) Vị lãnh đạo này có thể sẽ yêu cầu: Rà soát lại toàn bộ các tuyến quốc lộ, đặc biệt những đoạn hiện là đường hỗn hợp có nguy cơ cao. Trước mắt phân làn lại, có làn riêng dành cho những người đi xe máy, sau đó đưa ra lộ trình dài hơi nâng cấp, mở rộng.

(2) Vị lãnh đạo này có thể sẽ yêu cầu: Rà soát lại toàn bộ các quy định pháp luật để làm sao những hành vi vi phạm an toàn giao thông phải bị xử lý thật nghiêm khắc, để không còn ai dám khinh lờn luật nữa.


(3) Vị lãnh đạo này có thể sẽ đặt câu hỏi: Tại sao người dân vẫn phải sử dụng xe máy di chuyển trên các tuyến quốc lộ? Tại sao họ không lựa chọn các phương tiện công cộng, chẳng hạn như xe buýt, metro? Có phải vì các phương tiện công cộng còn thiếu, còn bất tiện, còn kém tiện nghi?

(4) Vị lãnh đạo này có thể sẽ đặt vấn đề xa hơn: Tại sao ai cũng biết sử dụng xe máy thiếu an toàn và tiện nghi hơn hẳn ôtô mà người dân lại cứ chọn xe máy? Có phải vì giá cả và chi phí lăn bánh cho một chiếc ô-tô đang quá cao không? Tại sao giá một chiếcHonda Brio ở Indonesia chỉ khoảng 9.100 – 12.500 USD (200-300 triệu đồng), mà về đến Việt Nam lại đội giá lên 400-500 triệu đồng**? Liệu có cách nào để người Việt được sở hữu ô-tô giá rẻ như người dân các nước láng giềng, để người dân Việt được tham gia giao thông an toàn, tiện nghi hơn không?

Cảnh tang thương tại hiện trường.
Vị lãnh đạo đó, chắc đêm qua sẽ mất ngủ, và sẽ còn nhiều đêm mất ngủ nữa. Không chỉ vì lương tâm của bản thân ông/bà ấy, mà còn vì sức ép của công luận khiến ông/bà ấy không thể nào bàng quan, làm ngơ hay ở vị thế vô can với một thảm họa ghê gớm như vậy.

Vì tôi hiểu, bản chất quyền lực của nhà nước là do từng người dân và toàn thể nhân dân cùng đồng thuận chia sẻ một phần quyền tự nhiên (vốn có) của họ, chọn ra một nhóm người đại diện, tổ chức nên một thiết chế (gọi là nhà nước) để đảm bảo sự an toàn, tự do, công bằng cho từng người và toàn thể nhân dân.

Quyền nhân dân vì thế là tối thượng. Nhà nước vì thế là nhà nước của dân.

Nhà nước vì thế có nghĩa vụ tất yếu phải phục vụ từng người dân và toàn thể nhân dân.

Nhà nước vì thế phải có nghĩa vụ tất yếu phải đáp ứng mỗi yêu sách và mọi yêu sách chính đáng của từng người dân và toàn thể nhân dân.

Nếu vì bất cứ lý do nào những điều này không tồn tại trong thực tế thì chỉ có thể do: nhà nước đó không phải là nhà nước của nhân dân, chính quyền đó không phải là chính quyền của nhân dân.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Châu Âu năm kết thúc bằng số 8: 1848, 1918, 1968, 2008 và 2018


baomai.blogspot.com
Chateau d'Eau thuộc Cung điện Hoàng gia (Palais-Royal) ở Paris bị đốt cháy năm 1848, trong tranh của Eugene Henri Adolphe Hagnauer

Năm 2018 khép lại với bất ổn từ Pháp đã lan sang Bỉ, Hà Lan, sau khi Đức, Ý, Hungary, Áo đều đã trải qua những biến động không lớn thì nhỏ.

Có ý kiến nói những gì xảy ra ở Pháp nhiều dịp cuối tuần với phong trào Áo Vàng liên tục biểu tình thật giống cuộc 'cách mạng 1968'.

Nhưng riêng với Pháp, một năm khác kết thúc bằng số 8 còn dữ dội hơn: năm 1848.

baomai.blogspot.com
  
Cách mạng 1848 xóa sổ chính quyền vua Louis Philippe không chỉ dừng lại ở Pháp mà lan ra toàn châu Âu: Đức, Áo, Đan Mạch, Ý...

Trong gần hết nửa đầu thế kỷ 19, Giàn giao hưởng châu Âu do Thủ tướng Áo, Klemens von Metternich xây dựng đã dung hòa quyền lợi, giữ ổn định cho các chế độ phong kiến - tư sản.

Từ Hội nghị Vienna (1815), hệ thống Metternich cho phép các chính phủ châu Âu đẩy lui xu thế cách mạng xã hội, nhưng đến 1848 thì nó bị sụp đổ.

Bắt đầu từ Ý, biến động lan sang Pháp, quốc gia 'nhiệt kế chính trị' của châu Âu.

baomai.blogspot.com
  
Giống như một số nhóm Áo Vàng ngày nay chống hệ thống tư bản toàn cầu, đòi Pháp rút khỏi EU và Nato, hồi năm 1848, đoàn biểu tình ở Pháp cũng đòi xóa bỏ quyền lực cũ, lập ra các công hội tự quản (national workshop).

Ở Anh, nhóm Chartist đòi quyền lợi cho người lao động (1838-48) đã gửi kiến nghị đòi cải cách chứ không lập chiến lũy.

Tương tự như vậy, ngày nay mâu thuẫn nội tại ở Anh thông qua Brexit gây ra va đập mạnh mẽ trong nghị trường ở Westminster mà không tràn ra phố như ở Pháp.

Dù vậy, cách mạng hoặc bạo lực thuần tuý phải nổ ra, không ở dạng này thì ở dạng khác.

baomai.blogspot.com
Lính Đức đánh phe khởi nghĩa Spartacist ở Berlin năm 1918. Hai lãnh tụ cộng sản Rosa Luxemburg và Karl Liebknecht bị nhóm vũ trang Freikorps giết chết sau đó.

Năm 1848 làm rung chuyển và thay đổi chính trị tất cả các nước châu, trừ Nga, Tây Ban Nha và Bắc Âu.

Khởi nghĩa Poznan ở Ba Lan và khởi nghĩa của người Slovak chống quân Hungary (1848) làm sôi sục Mùa xuân các dân tộc (Spring of Nations).

Thất bại của cách mạng Prague đã khiến vương triều Habsburg tái lập trật tự nhưng tinh thần dân tộc Czech được hình thành để đi đến độc lập nhiều năm sau.

Trên tro tàn của xung đột từ 1848 đến 1852 các chủ nghĩa tự do, dân tộc và xã hội tiếp tục cạnh tranh ở Lục Địa Già cho tới tận đầu thế kỷ 20.

Các nước châu Âu đã đẩy mâu thuẫn nội tại ra thế giới bằng cuộc xâm chiếm thuộc địa tàn khốc, tiếp tục thổi lửa cách mạng sang các xứ lạc hậu.

Năm 1918: Thế chiến thứ nhất kết thúc để có bất ổn mới

baomai.blogspot.com
  
Đại chiến thế giới gây tàn phá và giết chóc trên bình diện công nghiệp làm hàng chục triệu người chết mà không giải quyết được các vấn đề lớn của châu Âu.

Lần đầu tiên, phe Anh Pháp phải mời Hoa Kỳ tham chiến để hạ gục Đức.

Đế quốc Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ cũng tan rã, để phong trào dân tộc bùng lên ở Trung Cận Đông và vùng Balkans.

Cũng sau 1918, cảm xúc giận dữ đòi 'ăn thua' trở lại tạo tiền đề cho phong trào cực hữu nổi lên ở nước thua trận là Đức.

baomai.blogspot.com
  
Đế quốc Áo - Hung tan rã, tạo ra khoảng trống quyền lực cho các dân tộc mất chủ quyền giành lại độc lập: Ba Lan, Serbia, Croatia, Tiệp Khắc...

Tại Đức bùng nổ Khởi nghĩa Spartacist với chừng 100 nghìn công nhân tham gia.

Nhưng các nhóm vũ trang Freikorps đã vào cuộc đàn áp và giết chết hai lãnh tụ cộng sản Rosa Luxemburg và Karl Liebknecht.

baomai.blogspot.com
  
Riêng tại Nga, cuộc nội chiến Đỏ - Trắng (1918-24) xóa hết di sản Nhà Romanov và cải cách tư sản để lập ra nhà nước công nông kiểu cộng sản là Liên Xô.

Năm 1938 báo hiệu chủ nghĩa Nazi của Hitler lên đỉnh cao

baomai.blogspot.com
Adolf Hitler 'trìu mến' bên trẻ em trong bưu ảnh của Đức thời chế độ Nazi cầm quyền

Tháng 9/1938 là tháng ô nhục của nền dân chủ Tây Âu: Anh và Pháp vì suy yếu quá nên đã đồng ý bán đứng Tiệp Khắc cho Đức phát-xít.

Đại diện Tiệp Khắc còn không được mời tham dự buổi lễ mà London và Paris với hy vọng sẽ làm vừa lòng Hitler khiến y thôi ham muốn chiếm đoạt.

Đức không chỉ đưa quân vào Sudeten Land mà sau còn đánh chiếm cả Tiệp Khắc, rồi Ba Lan một năm sau đó, làm Thế Chiến 2 bùng nổ.

baomai.blogspot.com
  
Giai đoạn giữa hai Thế Chiến là môi trường các phái cực hữu, bài ngoại, dân tộc chủ nghĩa cực đoan nổi dậy khắp châu Âu, và phần nào hơi giống ngày hôm nay.

Người ta hay nghĩ chủ nghĩa bài ngoại là "đặc sản" của Đức những năm 1935-38.

Nhưng ý thức hệ cực đoan, bạo lực đã sinh ra từ giới công nhân Ý và 'fascism' có nghĩa là 'chủ nghĩa hành động' thành lý luận của Benito Mussolini trước cả Hitler.

Năm 1968: trật tự hậu chiến bị rung chuyển

Trong khi Hoa Kỳ đang dính vào cuộc chiến tàn khốc ở Việt Nam, sinh viên, trí thức Pháp xuống đường năm 1968, làm bùng lên cuộc 'nội chiến văn hóa' châu Âu.

baomai.blogspot.com
Thanh thiếu niên 'thế hệ vắng cha' biểu tình ở Pháp năm 1968

Dự án của giáo sư Robert Gildea, Đại học Oxford mang tên 'Around 1968: Activists, Networks and Trajectories' ghi lời 500 nhân chứng biểu tình năm 1968 ở châu Âu.

Theo nghiên cứu này, thế hệ hậu chiến phía Tây Bức tường Berlin xuống đường để phản đối mọi giá trị của cha mẹ họ.

Còn gọi là 'thế hệ vắng cha', thanh thiếu niên Pháp, Anh, Đức, Ý, Bỉ... lớn lên trong sự thiếu vắng thực sự người cha - đã chết trận, bị tù trong trại tập trung, bị làm tù binh, bị đi đày - hoặc thiếu vắng 'biểu tượng'.

baomai.blogspot.com
  
Họ không nghe và không muốn quy phục sự chỉ dẫn 'bề trên', cả từ cha mẹ, Giáo hội trong khoảng trống đạo đức bị làm trống thêm vì cuộc chiến Việt Nam.

Còn ở Đông Âu, theo Robert Gildea, lý tưởng XHCN tan vỡ ở Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan, Đông Đức sau khi xe tăng Liên Xô vào Prague và nạn bài Do Thái nổ ra ở các đại học.

baomai.blogspot.com
  
Cũng năm này, trận Mậu Thân ở Nam Việt Nam đánh dấu bước ngoặt: Hoa Kỳ mất hết ý chí chiến đấu và sẽ bỏ rơi Sài Gòn.

Cuộc 'cách mạng phản kháng' làm sản sinh ra phong trào môi trường, nữ quyền, chống phát-xít, chống độc tài, vì quyền đồng tính trong những năm 1970, và 1980.

Năm 1988: nước Nga trở lại thay Liên Xô

baomai.blogspot.com
  
Dù Liên Xô chính thức sụp đổ năm 1991, đánh dấu sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh tại châu Âu, các dấu hiệu lạ đã hiện ra năm 1988.

Ngày 1/10 năm đó, ông Andrei Gromyko nghỉ hưu khỏi chức Chủ tịch đoàn Chủ tịch Xô Viết Tối cao Liên Xô.

baomai.blogspot.com
Moscow năm 1988: Liên Xô vẫn giữa Lenin nhưng đã cho xóa bỏ các di sản của Kỷ nguyên Trì trệ Brezhnev, báo hiệu sự tan rã

Ngày 7/10, trong một cuộc tuần hành tại Leningrad, cái nôi của Cách mạng Tháng 10/1917, người ta thấy lá cờ ba màu Xanh Trắng Đỏ của nước Nga xuất hiện trở lại lần đầu trong một cuộc tuần hành.

Sang tháng 11 có biểu tình lớn ở Tbilisi chống chính sách của Moscow.

Đến đầu tháng 12 Liên Xô chấp nhận luật bầu cử đại biểu quốc hội.

Cùng tháng có cuộc động đất tại Spitak làm chết vài nghìn dân, và có vụ bắt cóc xe bus Ordzhonikidze.

baomai.blogspot.com
  
Ngày cuối năm 1988, Liên Xô cho xóa tên Leonid Brezhnev và Konstantin Chernenko khỏi mọi phố, quảng trường, khép lại kỷ nguyên XHCN theo mô hình bê-tông trì trệ từ 1964.

Năm 2008: khủng hoảng tài chính toàn cầu

baomai.blogspot.com
  
Khủng hoảng 2008 với vụ cứu trợ Bear Stearns, Freddie Mac và Fannie Mae ở Mỹ, ngân hàng Lehman Brothers phá sản...làm bùng nổ cuộc suy thoái toàn cầu.

Riêng ở châu Âu, theo chính lời José Manuel Barroso, chủ tịch Ủy hội châu Âu hồi đó, khủng hoảng 2008-2009 đã thúc đẩy EU đề nghị lập ra G20.

Đó là phương thuốc dùng toàn cầu hóa để chữa bệnh của toàn cầu hóa.

baomai.blogspot.com
Biểu tình ở Brussels tháng 12/2018 phản đối Hiệp ước toàn cầu về di cư của LHQ

Đến 2018, hào quang của toàn cầu hóa đã khó cứu vãn, và bữa tiệc G20 tại Buenos Aires chỉ còn là dịp để Donald Trump và Tập Cận Bình tạm 'hưu chiến' về thương mại trong cuộc đối đầu đang thêm nghiêm trọng.

Cuối năm, hơn 10 nước châu Âu không đồng ý ký Hiệp ước toàn cầu về di cư của Liên hiệp quốc.

Con số 8 ở các năm nói trên chỉ là tình cờ hay có quy luật chu kỳ thời gian gì không?

Điều hiện dễ thấy là thế giới đang tiếp tục biến đổi với nhiều câu hỏi lớn chưa thấy câu trả lời.

baomai.blogspot.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐÀI LOAN - HỒNG KÔNG - BIỂN ĐÔNG


baomai.blogspot.com

Chuỗi sự kiện sau đây sẽ là cú sốc lớn cho Trung cộng nhưng sẽ là TIN MỪNG cho Đài Loan - Hồng Kông - Biển Đông, đó là:

1. Với Đài Loan: 

baomai.blogspot.com
  
Ngày 31/12/2018, Tổng thống Trump đã chính thức ký phê chuẩn đạo luật Asia Reassurance Initiative Act ARIA - Sáng kiến Tái bảo đảm Châu Á, nhằm tái xác lập vị thế của Mỹ trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và hỗ trợ Đài Loan phòng thủ trước Trung cộng. Phía Đài Loan đã gửi lời cảm ơn Quốc hội và tổng thống Mỹ vì đạo luật ARIA sẽ giúp bảo đảm tăng cường hợp tác và duy trì quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ với Đài Loan trong nhiều năm tới. Đặc biệt Đạo luật ARIA còn thể hiện sự “ủng hộ việc bán vũ khí thường xuyên cho Đài Loan”.

2. Với Hồng Kông:

baomai.blogspot.com
  
Việc Anh quốc quyết định đặt căn cứ quân sự ở khu vực Đông Nam Á sẽ là chỗ dựa tinh thần cho phong trào đòi Dân chủ ở Hồng Kông, bởi trong lúc quẫn bách trước làn sóng đòi ly khai, đòi dân chủ ở Hồng Kông, khả năng rất cao Trung cộng sẽ tái hiện một Thiên An Môn phiên bản mới tại Hồng Kông nếu Anh, Mỹ vẫn đứng ở xa để vấp phải "nước xa không cứu được lửa gần".

3. Với Biển Đông:

baomai.blogspot.com
  
Điểm nhấn trong Đạo luật ARIA là cho phép Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ cùng chi trả khoản ngân sách 1,5 tỷ USD mỗi năm trong 5 năm để củng cố các mối hợp tác về kinh tế, ngoại giao và an ninh với những đồng minh chiến lược ở khu vực. Điều này sẽ làm cho khối ASEAN cảm thấy tự tin hơn để chọn Mỹ - bỏ Trung cộng như lời của ông Thủ tướng Singapore đã nói tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á với sự có mặt của phó tổng thống Mỹ Mike Pence rằng "đã đến lúc ASEAN hoặc chọn Mỹ hoặc chọn Trung cộng".

Như vậy, mọi bước đi của Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump đều hướng trọng tâm về phía Trung cộng kèm lời tuyên bố sẽ "xóa sổ chủ nghĩa xã hội" trước Đại hội đồng Liên hợp quốc". Đây là đại hỷ của các dân tộc đang bị Trung cộng dọa giẫm, cưỡng bứt, bắt nạt.

baomai.blogspot.com

Cá nhân cảm thấy rất vui vì ngày nước Việt thoát Trung đã đến rất gần. Ngoài niềm vui lớn này thì còn được niềm vui nho nhỏ về mặt tinh thần khi mọi dự đoán, tiên liệu đều có kết quả rất mỹ mãn.



Tran Hung

baomai.blogspot.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dân tộc…lưu vong

Ngọc Vinh - 



1- Trong lịch sử nhân loại, có hai dân tộc chịu số phận bi thảm hơn các dân tộc khác. Rất không may, một trong hai lại là dân tộc Việt chúng ta. Một trong hai còn lại là Do Thái.


Cái "lỗi" của dân tộc Do Thái là sinh ra Chúa rồi hành hình Chúa trên thập giá. Họ đã bị kỳ thị, xua đuổi, bị truy bức giết hại và lưu vong khắp nơi. Năm 1947, cái dân tộc rã rời nát vụn đó đã cùng nhau gom góp từng đồng tiền, từng mảnh đất để gầy dựng lại quốc gia của mình. Định mệnh bi thảm của dân tộc đã khiến họ gắn kết với nhau thành một khối, nhờ đó quốc gia Israel đã phát triển không ngừng. Một mình họ đã đánh bại quân đội của liên minh các nước Ả Rập để bảo vệ sự tồn vong của đất nước. Và giờ, họ đã có bom nguyên tử...

Khác với dân tộc Do Thái lưu vong hơn ngàn năm trước, dân Việt chỉ bắt đầu lưu vong đại trà từ sau 30-4-1975. Dân tộc này không hành hình Chúa nhưng vẫn phải chịu một định mệnh bi thảm không kém. Cuộc chiến tranh giữa hai miền anh em với vũ khí bom đạn của ngoại bang kết thúc, đất nước được gom về một mối những tưởng sẽ bắt đầu một thời đại vàng son, nhưng không ngờ, thời đại đó biến thành một cuộc phân ly bi thảm. 

Vượt qua cả dân tộc Do Thái, người Việt " vươn lên" dẫn đầu lịch sử lưu vong của nhân loại bằng cuộc di cư chính trị quy mô nhất về mặt số lượng từ trước đến nay. Hàng triệu người đã lao ra biển trên những chiếc tàu đánh cá các loại để thoát khỏi đất mẹ của mình, chấp nhận cả cái chết để...lưu vong. Một phần của dân tộc đã làm mồi cho cướp biển cho cá mập và bị nhốt trong những trại tị nạn nghẹt thở ở các nước Đông Nam Á đồng liêu. 

Cuộc di cư khốc liệt của người Việt đã đưa họ đến khắp nơi trên thế giới, kể cả châu Phi, điều mà trước 1975, cả hai miền Nam Bắc đều không hề có.Tâm thức lưu vong kể từ mốc thời gian đó, đã phục kích trong các tầng lớp dân Việt, đóng đinh trong đầu họ cho đến tận ngày nay, không ngơi nghỉ và không có cơ hội để chấm dứt...

2. Sau 30-4-1975, ở Phan Thiết quê tôi, người vượt biên bằng đường biển rất nhiều do thành phố này sống bằng kinh tế biển với rất nhiều tàu đánh cá. Người Phan Thiết không chỉ giúp " đồng bọn" quê mình vượt biển mà còn giúp cả dân Sài gòn, với giá vài ba cây vàng/ người, có khi chủ tàu chỉ thu đủ sở hụi để mua dầu, thực phẩm và đút lót cho bộ đội biên phòng. Có nguyên một làng chài hay cả xóm đạo vượt biên sạch.

Sau đó, khi đất nước đói meo, thì những người vượt biên bắt đầu góp phần gầy dựng quê nhà bằng ...những thùng hàng gởi về từ nước ngoài. Dân quê tôi gọi đó là hàng thùng. Một người vượt biên thoát được qua nước ngoài thì cả gia đình được nhờ, cả gia đình cùng thoát thì dòng họ được nhờ. 

Dân sống bằng hàng thùng chả cần làm gì vẫn phong lưu vì nhận hàng thùng đều đặn gởi về.Gia đình nào sống bằng hàng thùng thì con trai rất dễ lấy vợ và con gái, dù xấu, cũng rất dễ lấy chồng. Tâm thế chờ đợi hàng Mỹ, hàng Tây đã ăn sâu từ đó vào ký ức của cộng đồng. Không chỉ chờ đợi hàng thùng và đô la từ nước ngoài, người thân trong nước của các Việt kiều thường xuyên sống trong tâm trạng chờ đợi được bảo lãnh.Gặp nhau là họ hỏi thăm nhau bằng một câu cửa miệng: "Bao giờ đi?". Đi ở đây chính là lưu vong, là thoát khỏi nơi họ chôn nhau cắt rún!

3- Năm 2017, tôi đi du lịch Mỹ để thăm thú bạn bè định cư ở đất nước này. Ngày tôi đi cũng là ngày một nhà báo đồng nghiệp rất thân với tôi tại Đài phát thanh TPHCM xách va ly qua Mỹ để...lưu vong. Anh đã nghỉ hưu và được gia đình bảo lãnh. Rất nhiều nhà báo mà tôi quen biết khi về hưu đã sang Mỹ định cư, coi việc lưu vong là điều hết sức bình thường. Ai thắc mắc tuổi già còn sang Mỹ để làm gì, cứ hỏi họ đi rồi sẽ nhận được câu trả lời.

Tại Mỹ, tôi ghé San Jose thăm L.Hoàng, bạn học thời trung học của tôi ở Phan Thiết. Hoàng qua Mỹ năm 1978 và tiếp tục học hành để lấy bằng kỹ sư, giờ cậu là trưởng một bộ phận trong một công ty có 5.000 căn hộ cho thuê. Cậu ở trong khu da trắng, với một ngôi nhà trị giá 800.000 đô la và lái chiếc Mẹc 7 chỗ. 

Mười bảy tuổi, Hoàng đã là nhà tổ chức vượt biên và từng vô tù ngồi 6 tháng. Sau khi tổ chức nhiều chuyến tàu vượt biển thành công, cậu cùng 5 anh chị em của mình quyết định ra đi. Giờ họ cùng nhau sinh sống trên đất Mỹ. Hoàng bảo tôi khi gặp lại, rằng gia đình cậu lúc đó nghèo quá và thấy đất nước cũng nghèo quá nên vượt biên là con đường duy nhất mà cậu buộc phải lựa chọn. Cậu bảo, “tao đâu muốn sống lưu vong, nhưng không vượt biên làm sao có tương lai. Nước Mỹ lúc đó là miền đất hứa và họ đã cưu mang tao nên cuối cùng tao cũng quen với cuộc sống bên này”.

Đã có ba thế hệ người Việt sống lưu vong trên đất Mỹ. Thế hệ thứ nhất là những người bỏ chạy khỏi nước khi quân đội miền Bắc tràn vào Sài gòn và những người vượt biển. Thế hệ 2 là các sĩ quan VNCH và gia đình họ qua đây theo diện HO cùng với những người được thế hệ thứ nhất bảo lãnh. Thế hệ thứ 3 là con em người Việt sang du học, tìm kiếm việc làm, định cư và bảo lãnh cha mẹ. 

Trong số cha mẹ này có rất nhiều cán bộ nhà nước, họ đầu tư tiền bạc cho con cái ăn học, mua nhà cửa, gởi tiền vào tài khoản ngân hàng và chờ đợi thời cơ để...lưu vong. Tiền họ có được, dĩ nhiên đến từ túi của nhân dân, vì lương tháng của thủ tướng Việt Nam chưa tới 20 triệu đồng ( khoảng 850 đô Mỹ) thì họ lấy gì để nuôi con du học?

4- Mỗi năm, người Việt trong nước bỏ tiền tỉ đô la để mua nhà ở Mỹ. Ai có khả năng này? Chỉ có cán bộ và doanh nhân. Ở một thành phố của quận Cam, có cả một "ngôi làng" của cán bộ nhà nước. Họ chuyên sống bằng hồn của Trương Ba nhưng da hàng thịt. Họ ở Việt Nam, làm việc trong bộ máy của chế độ nhưng tâm hồn thì để trong những ngôi nhà ở Mỹ. Ở đó có con cháu họ chờ sẵn. Giống như Võ Kim Cự Formosa vậy, nếu cần thiết lên đường xuất ngoại là đi thôi.Tiền đã gởi, nhà đã mua, con cháu đã chuẩn bị đón chào. 

Tôi biết Tổng biên tập một tờ báo nọ, vẫn đương chức ở Việt Nam nhưng đã có thẻ xanh ở Mỹ. Tổng biên tập phải là đảng viên, nhưng chuyện này dễ ẹc, một khi lòng người đã muốn... lưu vong thì không có gì là không thể. Có Tổng biên tập một tờ báo chửi Mỹ không còn nước non gì, thế mà cuối đời xách đít qua Mỹ để sống ...lưu vong.

Các nhà báo đàn anh tôi, cùng lứa tuổi tôi hoặc nhỏ hơn ở Sài Gòn, bằng cách này cách khác, đều gởi con du học Mỹ hoặc Úc. Đó là tương lai mới, không chỉ cho con cái họ mà cho cả họ. Giờ họ là công dân Việt Nam nhưng mai mốt đây họ sẽ là công dân Mỹ Úc, nếu muốn. Cả đất nước đều như vậy. 

Nhiều công dân Việt hiện nay đã lên kế hoạch cho cuộc sống tương lai của mình không gắn với Việt Nam. Dân thường, cán bộ viên chức, nhà văn nhà báo, lãnh đạo cấp cao...vân vân. Không từ một tầng lớp nào. Ai dám chắc rằng các lãnh đạo cao cấp không chọn trước cho mình một chỗ để ...lưu vong khi cần thiết. Cuộc đời, thời cuộc mà, đâu nói trước được điều gì. Người thân Mỹ chọn chỗ sẵn ở Mỹ, người thân Tàu chọn chỗ sẵn ở Tàu. Có biến là dzọt thôi.

Vậy thì làm sao trách các công dân Việt thu nhập thấp tìm qua Đài Loan hay Nhật Bản để...lưu vong bất hợp pháp. Đã lưu vong thì bình đẳng, giống như sự bình đẳng của con người trong tuyên ngôn nhân quyền vậy, dù người giàu tiền và nghèo tiền thì chọn cách lưu vong khác nhau.

5- Vậy tại sao người Việt lại khát khao...lưu vong như thế? Câu hỏi này quá dễ trả lời bằng câu thành ngữ Việt Nam: Đất lành chim đậu. Khi đất mẹ không còn lành thì người dân Việt sẽ tìm cách ra đi như một tất yếu để tìm đến mảnh đất lành hơn. 

Không ai muốn tương lai gia đình con cái mình sống trong môi trường nhiễm độc, nền giáo dục- y tế thiếu chất lượng, sự bất nhất giữa nói và làm của những người điều hành xã hội, sự giả dối lừa lọc nhau giữa người và người. Niềm tin cùn mòn vì mọi thứ đều có thể làm giả - từ học vấn giả, nhân cách giả, đến cả lịch sử cũng bị làm giả - rồi người dân bị cấm đoán nói lên sự thật của đất nước mình...vân vân và vân vân. Đó là chưa kể nỗi sợ hãi bị mai phục và thôn tính đến từ anh bạn vàng ròng láng giềng khổng lồ phương bắc... 

6- Chưa bao giờ tôi muốn sống lưu vong, nhưng tôi lại muốn con cái mình được đào tạo bởi nền giáo dục Mỹ, Úc, và đó cũng là nơi sinh sống thật tuyệt cho chúng nếu chúng muốn...lưu vong. Tâm thức cá nhân được định hình từ tâm thức xã hội, do vậy ngay trong bản thân, tôi đã bị tâm thức lưu vong chế ngự, kể từ khi đứa con của tôi bắt đầu xách cặp tới trường để học...tiếng Anh.

Một quốc gia sao có thể hùng cường khi người dân của quốc gia ấy cứ nhấp nhổm...lưu vong và không coi trọng đất nước của mình? 

Khó có thể gắn kết những con người nhấp nhổm ấy lại với nhau bằng tình cảm quốc gia để đoàn kết như dân Do Thái. Ai cũng biết rằng, kẻ lưu vong là kẻ bị nhổ bật gốc rễ khỏi quê hương, như bụi lúa bị nhổ bật khỏi ruộng nước. Đó là một nỗi đau từng là điều không chịu nổi đối với người tha hương xa xứ, vậy mà giờ đây, nó đang biến thành một món ăn tâm lý hạng nhất của người Việt chúng ta. Vì đâu nên nỗi cuộc này, hả người?

NGỌC VINH 

Phần nhận xét hiển thị trên trang