Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2019

Tư liệu:

TRUNG QUỐC: MỘT SỰ SỤP ĐỔ CÓ THỂ LÀ MỘT TAI HỌA TOÀN CẦU

Nguyễn Gia Kiểng
Trước hết là một cảnh giác. Phải rất thận trọng với những con số về kinh tế Trung Quốc. Chúng có thể rất khác nhau và khiến cuộc thảo luận bế tắc ngay từ đầu.
Thí dụ như tổng sản lượng nội địa (GDP) của Trung Quốc. Con số này có thể là 23.000 tỷ, hay 12.000 tỷ hay 7.000 tỷ USD tùy theo nguồn gốc của nó và cách nhìn của mỗi người. Một con số mơ hồ như vậy có giá trị gì trong một cuộc thảo luận ? Tuy vậy chúng ta vẫn cần đến nó để theo dõi tỷ lệ tăng trưởng, một chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng kinh tế của một quốc gia.
Phải loại con số 23.000 tỷ USD. Đây là "GDP tính theo mãi lực" của Trung Quốc do Ngân Hàng Thế Giới ước lượng. Nó có nghĩa là "nếu so với vật giá ở Mỹ thì phải coi như GDP của Trung Quốc là 23.000 tỷ USD" và chỉ có mục đích giúp ta có một ý niệm về mức sống tại Trung Quốc chứ hoàn toàn không có một giá trị nào trong quan hệ kinh tế quốc tế. Còn lại là GDP danh nghĩa (GDP nominal). Sau nhiều bàn cãi con số được phần lớn các định chế tài chính và cơ quan truyền thông ghi nhận là 12.000 tỷ USD. Các ước lượng về mức tăng trưởng của Trung Quốc dựa trên con số này.
Tuy nhiên đặc tính chung của các số liệu của Trung Quốc là rất không chính xác, nhiều chuyên gia nói rằng GDP của Trung Quốc nếu tính lại một cách nghiêm chỉnh chỉ vào khoảng 7.000 tỷ USD. Họ cũng có lý nếu loại khỏi GDP những "sản lượng" vô ích chỉ được làm ra để nâng GDP lên và sẽ hư hao với thời gian, thí dụ như những thành phố ma.
Số nợ của Trung Quốc được biết rõ hơn. Hầu như mọi định chế tài chính đều đồng ý rằng khối nợ của Trung Quốc cuối năm 2017 là trên 31.000 tỷ, nghĩa là 260% GDP nếu dùng con số GDP 12.000 tỷ USD, trong đó chính phủ nợ 5.500 tỷ, các công ty quốc doanh nợ 19.000 tỷ, các gia đình nợ 6.000 tỷ, phần còn lại là nợ của các ngân hàng. Như vậy khối nợ công của nhà nước Trung Quốc (nợ chính phủ và nợ của các công ty nhà nước) là khoảng 25.000 tỷ USD, nghĩa là hơn hai lần GDP. Ngoài ra, các chính quyền tỉnh còn nợ còn nợ khoảng 6.000 tỷ USD. Không hiểu vì sao khối nợ này ít khi được kể vào khối nợ công. Có thể chỉ vì nó chưa đầy đủ, nghĩa là chưa bao gồm tất cả các khoản nợ của tất cả các tỉnh ? Nếu như thế thì khối nợ công của Trung Quốc phải ít nhất là 31.000 tỷ USD, nghĩa là hơn hai lần rưỡi con số GDP 12.000 tỷ USD mà Trung Quốc chưa chắc đã có.
Nhưng chưa hết, các ngân hàng Trung Quốc còn một thủ thuật khác mà họ học được từ các ngân hàng Mỹ để giấu nợ. Họ lập những công ty tài chính ma để cho vay, rồi kể tài sản của các công ty này (trong đó có các khoản cho vay) như là đầu tư thay vì nợ. Đây không phải là một nghi ngờ của các quan sát viên mà là một phát hiện của Ủy Ban Kiểm Tra Ngân Hàng của Trung Quốc, do chính ông chủ tịch Shang Fu-lin công bố. Các khoản tín dụng trá hình này được ước lượng là ở mức ít nhất 2.000 tỷ USD.
Tóm lại, tuy các con số của Trung Quốc rất thiếu chính xác nhưng chúng ta có thể khẳng định là mức nợ công của Trung Quốc rất cao, cao hơn tất cả những gì được công bố, cao một cách nguy ngập. Chính vì nhận định khối nợ công của Trung Quốc thực sự đã quá nguy ngập mà ngày 23/05/2017 cơ quan thẩm định Moody's đã hạ điểm tín nhiệm của Trung Quốc khiến cho lãi suất công trái của Trung Quốc đã dần dần leo lên tới 3,2% cho các công trái hai năm và chắc chắn sẽ còn leo lên nữa. Với lãi suất này, Trung Quốc từ nay sẽ phải trả 1.000 tỷ USD mỗi năm cho tiền lãi của nợ công. Để so sánh, lãi suất công trái hai năm của Mỹ là 0,5%, chính phủ Mỹ phải trả khoảng 100 tỷ USD cho tiền lãi nợ công, nghĩa là bằng 1/10 số tiền lãi mà Trung Quốc phải trả.
Sở dĩ nhiều người vẫn còn tin là kinh tế Trung Quốc chưa thực sự lâm nguy là vì khối ngoại tệ dự trữ của Trung Quốc vẫn còn khá lớn, dù đã giảm từ 4.000 tỷ USD xuống còn 3.000 tỷ USD. Nhưng nếu nhìn sát hơn thì trong khối dự trữ này 1.000 tỷ USD không còn động viên nhanh chóng được nữa vì đã được sử dụng trong các quỹ đầu tư, 2.000 tỷ USD còn lại chủ yếu để cấp cứu các ngân hàng, thị trường chứng khoán và đồng Nhân Dân Tệ.
Thị trường chứng khoán Thượng Hải đã giảm hơn 20%, Thẩm Quyến sụt gần 30% mặc dù chính quyền Trung Quốc không ngừng cứu giúp - Ảnh minh họa (zonebourse.com)
Khi tôi viết các dòng này thì từ đầu năm 2018 đồng Nhân Dân Tệ đã mất giá 9% so với đồng Đôla Mỹ, thị trường chứng khoán Thượng Hải đã giảm hơn 20%, Thẩm Quyến sụt gần 30% mặc dù chính quyền Trung Quốc không ngừng cứu giúp, trong khi các thị trường chứng khoán Mỹ, Nhật và Châu Âu hoặc thăng bằng hoặc chỉ sụt từ 5% tới 10%. Dự trữ của Trung Quốc tuy lớn nhưng vẫn thiếu.
Bàn về tình hình kinh tế Trung Quốc cũng sẽ thiếu sót nếu bỏ qua những nét đặc thù có ảnh hưởng quan trọng, nhất là trong tình trạng khó khăn hiện nay. Ngoài hàng trăm tỷ USD đào thoát ra nước ngoài hàng năm còn có ít nhất hai hiện tượng cần được lưu ý.
Một là loại "tín dụng tay đôi" (crowd lending, hay peer to peer, viết tắt là P2P). Loại tín dụng này có ở hầu như mọi nước nhưng không đâu mạnh như ở Trung Quốc. Tầm vóc của nó tại Trung Quốc lớn hơn hẳn tất cả phần còn lại của thế giới. Một cách vắn tắt, đó là những công ty được thành lập chung quanh một trang Web và dùng trang Web này kêu gọi quần chúng trực tiếp cho các công ty vay. Các công ty P2P này đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa tư nhân cho vay và các công ty cần vay tiền để kinh doanh, thường thường là những công ty không đủ tiêu chuẩn để vay tiền tại các ngân hàng. Sự hấp dẫn của công thức này là lãi suất rất cao, có thể đến 15% mỗi năm, cao gấp 4 hoặc 5 lần lãi suất tiết kiệm. Ngược lại rủi ro rất cao và lừa bịp cũng rất nhiều. Chính quyền Trung Quốc trong cố gắng kích thích tăng trưởng để thoát hiểm sau cuộc khủng hoảng 2008 đã để mặc cho các công ty P2P này phát triển, thậm chí còn khuyến khích. Đã có hàng chục ngàn công ty P2P ra đời, lôi kéo hơn 50 triệu người ghi danh cho vay, huy động trên 10.000 tỷ USD. Gần đây chúng ồ ạt phá sản, nhiều chủ công ty P2P ôm tiền của khách hàng trốn ra nước ngoài. Những người cho vay mất trắng. Theo tờ Hoa Nam Tảo Báo (South China Morning Post) thì tới nay đã có hơn 4.500 công ty P2P phá sản, với 225 vụ phá sản riêng trong tháng 7/2018 vừa qua. Vụ phá sản được nói tới nhiều trên báo chí Trung Quốc là công ty eZubao làm mất 6,7 tỷ USD. Sự phá sản của phong trào P2P này, sau khủng hoảng của thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến năm 2015 đã làm cạn kiệt khối tiền tiết kiệm tư nhân, khiến chính quyền Trung Quốc không còn nguồn vốn trong nước để động viên nữa.
Các công ty P2P này đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa tư nhân cho vay và các công ty cần vay tiền để kinh doanh, thường thường là những công ty không đủ tiêu chuẩn để vay tiền tại các ngân hàng - Ảnh minh họa (P2P Construction-The Star)
Một hiện tượng khác mà báo chí Trung Quốc nói đến là các công ty quốc doanh sau khi vay được tiền ở các ngân hàng nhà nước với lãi suất thấp đem cho các công ty tư nhân vay lại với lãi suất cao hơn để lấy lời. Càng làm gia tăng nguy cơ sụp đổ dây chuyền.
Chúng ta sẽ không thể hiểu vì đâu Trung Quốc đến nông nỗi này nếu không ý thức được sự hốt hoảng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc sau cuộc khủng hoảng năm 2008, khi kinh tế thế giới sụp đổ vì hai bong bóng địa ốc và chứng khoán bể tại Mỹ. Cuộc khủng hoảng này sau hơn mười năm vẫn chưa chấm dứt vì đa số các chính quyền vẫn còn đang phải gánh những khối nợ công ngang với GDP.
Trước năm 2008 mô hình kinh tế Trung Quốc có thể gọi tắt một cách chính xác là "mô hình tăng trưởng dã man". Đó là mô hình tăng trưởng bất chấp cả con người lẫn môi trường, chỉ nhắm sản xuất thật nhiều với giá thành thật rẻ để xuất khẩu tối đa. Nói cách khác, chính quyền cộng sản Trung Quốc xuất khẩu sự nghèo khổ mà chính họ là nguyên nhân. Mô hình này đã khiến kinh tế Trung Quốc tăng trưởng liên tục trên 10% mỗi năm trong gần 30 năm, với cao điểm là 14% năm 2007 ngay trước cuộc khủng hoảng.
Người ta nói tới một phép mầu Trung Quốc mà không tìm hiểu tại sao các cấp lãnh đạo tuyệt đối không có một sự hiểu biết nào về kinh tế, hơn nữa còn suốt đời được đào tạo để phủ nhận kinh tế thị trường, lại có thể tạo ra một phép mầu như vậy. Trong cơn choáng váng người ta đã quên rằng mọi sự kiện đều có logic của chúng. Trung Quốc thật ra đã trả một giá kinh khủng cho sự tăng trưởng này. Môi trường đã bị tàn phá một cách triệt để và không thể phục hồi. Một phần lớn của miền Bắc Trung Quốc đã trở thành khô cằn ; hơn một nửa các dòng sông không còn nước, các con sông còn lại ô nhiễm tới mức mọi sự sống gần như biến mất.
Cuối năm 2007 tôi đã tham quan Trung Quốc và nhận xét rằng các thành tựu hoành tráng của Trung Quốc thực ra chỉ là những Vạn Lý Trường Thành mới tuy bề ngoài hào nhoáng nhưng chỉ làm Trung Quốc kiệt quệ về lâu về dài. Tôi vẫn giữ nguyên quan điểm đó.
Cũng không phải chỉ có thế, lý tưởng công bằng xã hội mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc đề cao để biện minh cho việc gây ra cái chết của hàng trăm triệu người Trung Quốc trong nội chiến cũng như trong các chiến dịch Bước Nhảy Vọt và Đại Cách Mạng Văn Hóa đã hoàn toàn biến mất nhường chỗ cho một chênh lệch giầu nghèo chưa từng có, không chỉ giữa những con người mà còn cả giữa các vùng.
Tăng trưởng kinh tế chủ yếu tập trung ở khu vực Bắc Kinh và vùng bờ biển phía Đông, tổng cộng vào khoảng 1/5 lãnh thổ, nhưng ngay trong các vùng này bất công xã hội cũng cực kỳ thách đố. Hàng trăm triệu người đổ về Bắc Kinh, Thẩm Quyến, Thượng Hải và các thành phố duyên hải để bán sức lao động, họ sống chen chúc trong những khu nhà chật hẹp và dơ bẩn.
Vào cuối năm 2007 tôi đã thấy một đám đông mà tôi chưa bao giờ thấy. Tại quảng trường trước nhà ga Bắc Kinh hàng triệu người chen chúc nhau. Họ đứng, ngồi và nằm bên cạnh những bao hành lý lớn. Đó là các công nhân từ các tỉnh chờ xe lửa để về quê thăm gia đình. Họ chỉ là một thiểu số trong số những người tha hương cầu thực bởi vì những người này trung bình chỉ về quê thăm gia đình mỗi năm một lần.
Trên thực tế phải nói Trung Quốc không phải là một nước với 1.400 triệu dân như cách nhìn bình thường. Đó là một nước với khoảng 300 triệu dân và một khối nô lệ hơn một tỷ người bị bóc lột thẳng tay.
Ban lãnh đạo cộng sản Trung Quốc đã hốt hoảng khi cuộc khi cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 nổ ra vì ít nhất hai lý do. Một là kinh tế Trung Quốc lúc đó chủ yếu dựa vào xuất khẩu trong khi xuất khẩu chắc chắn sẽ sút giảm rất nặng. Hai là, quan trọng hơn, chế độ Trung Quốc dựa trên một hợp đồng bất thành văn, theo đó chính quyền được quyền mặc sức hủy hoại môi trường và khai thác sức lao động của quần chúng cũng như của các tỉnh phía Tây, nhân danh một tỷ lệ tăng trưởng cao hứa hẹn một ngày mai tươi sáng ; hợp đồng này nếu không được tôn trọng sẽ đưa tới bạo loạn và ly khai.
Kết luận của Bộ chính trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc mà Ôn Gia Bảo đã là người đầu tiên nói ra là phải giữ tỷ lệ tăng trưởng ở mức 8%. Trong một bài trước tôi đã trình bày là họ đã tìm đủ mọi cách để giữ tỷ lệ tăng trưởng này, dù là một cách giả tạo. Họ đã cố phát triển thị trường nội địa, nhưng cố gắng này đã không thành công mà còn có kết quả ngược lại là khiến hoạt động xuất khẩu trở thành khó khăn hơn. Họ đã dồn tiền vào các thị trường chứng khoán với mơ ước biến Thượng Hải và Thẩm Quyến thành những trung tâm tài chính lớn như New York, Tokyo hay London để có thể huy động các nguồn tài chính thế giới ; dự án này không chỉ thất bại mà còn là một thảm họa đến nay vẫn còn tiếp tục tàn phá một nền tài chính vốn đã rất nguy ngập. Cố gắng chuyển hóa từ một nền kinh tế dựa trên khối lượng sang một nền kinh tế phẩm chất cao là đúng nhưng đòi hỏi thời gian và những yếu tố khác mà các chế độ độc tài không có : tự do, ý kiến và sáng kiến.
Giải pháp cứu nguy còn lại là xây dựng, xây dựng trong nước rồi xây dựng ngoài nước khi không còn xây dựng thả cửa ở trong nước được nữa.
Như tôi đã viết trong một bài trước (2), giải pháp này, được gọi là "Sáng kiến Vành đai và Con đường" (Belt and Road Initiative), thực ra chẳng có gì là độc đáo để đáng được gọi là một sáng kiến. Nó chỉ là một giải pháp dễ dãi. Ai cũng biết ngành xây dựng có tác dụng lôi kéo rất nhiều ngành khác. Người Pháp có câu "Khi xây dựng lên thì tất cả đêu lên" (Quand le bâtiment va, tout va).
Ngành xây dựng dễ tăng cường vì không đòi hỏi những kỹ thuật phức tạp lại có hiệu ứng lôi kéo lớn nên nó luôn luôn là cám dỗ của các chính quyền hoặc muốn tăng trưởng nhanh hoặc muốn thoát hiểm trong một bối cảnh kinh tế khó khăn. Điều mà một số người không lưu ý đúng mức là ngược lại khi ngành xây dựng bế tắc nó cũng khiến rất nhiều ngành khác bế tắc theo và gây khủng hoảng lớn. Đó là điều đã xảy ra tại Mỹ năm 2008 khi chiếc bong bóng địa ốc xì hơi. Đó cũng là lý do khiến Espana và Hy Lạp khốn đốn từ mười năm nay. Xây dựng có hiệu quả tức khắc nhưng nguy hiểm về lâu về dài. Nó như một thứ thuốc kích thích phải được sử dụng một cách rất thận trọng. Ban lãnh đạo cộng sản Trung Quốc chắc chắn phải biết điều này vì nó quá sơ đẳng nhưng họ không còn chọn lựa nào khác.
Vấn đề của Bắc Kinh là họ không thể giảm bớt các hoạt động xây dựng vì ngành này và những ngành gắn bó chặt chẽ với nó đang nuôi sống hàng trăm triệu gia đình. Giảm xây dựng là dồn họ vào thế tuyệt vọng và chắc chắn sẽ có bạo loạn.
Khó khăn của Trung Quốc không dừng lại ở đó. Ngoài đe dọa kinh tế Trung Quốc còn phải đương đầu một cách tuyệt vọng với một tai họa còn to lớn hơn nhiều : môi trường. Một phần lớn của đất nước Trung Quốc gần như đã bị hy sinh trên bàn thờ thần Tăng Trưởng.
Năm 2007, khi bầu trời Bắc Kinh và Hà Bắc đã đen nghịt khói, tôi đọc được nhiều tài liệu cho biết là Trung Quốc dự định xây thêm mỗi năm hơn một ngàn nhà máy nhiệt điện than và nhiều ngàn nhà máy chạy bằng than khác như thép, phân bón, giấy v.v. Trong suốt một tháng đi đâu trên khắp Trung Quốc (xin nhấn mạnh là trên khắp Trung Quốc !), tôi cũng gặp những đoàn du lịch của Tổng Công Ty Than Khoáng Sản Việt Nam. Trung Quốc mua tất cả khối lượng than mà Việt Nam có thể bán. Đó là thời vàng son của than. Rồi đùng một cái các nhà lãnh đạo Trung Quốc khám phá ra là thời đại của than đã chấm dứt và thời đại của dầu khí cũng sắp chấm dứt nhường chỗ cho năng lượng tái tạo được, chủ yếu là năng lượng mặt trời. Họ không biết phải làm gì với những thiết bị đã chế tạo ra cho những nhà máy chạy bằng than được dự định thành lập nhưng sẽ không thành lập nữa. Chỉ còn một giải pháp là xuất khẩu chúng bằng mọi giá.
Để có thể xuất khẩu Trung Quốc đề nghị với tất cả các nước những hợp đồng xây dựng và lắp ráp các kết cấu hạ tầng cũng như các nhà máy với những điều kiện thật dễ dãi. Các ngân hàng của Trung Quốc, hoặc do Trung Quốc tài trợ như AIIB, cho các nước đối tác vay để trả tiền các công trình do các công ty quốc doanh Trung Quốc đấu thầu thực hiện. "Vành đai và Con đường" là một cụm từ mơ hồ bao gồm tất cả những công trình mà Trung Quốc thi công ở nước ngoài. Để thực hiện những công trình này, Trung Quốc cho vay để khách hàng thanh toán cho mình, và cho vay bất chấp cả khả năng hoàn trả của khách hàng. Những món nợ này dĩ nhiên là mất không trong đa số các trường hợp.
Nhưng Trung Quốc lấy tiền đâu để cho vay ? Câu trả lời giản dị là họ đi vay, chủ yếu của các quỹ đầu tư đủ loại trên thế giới. Từ vài năm nay tình hình kinh tế Trung Quốc có thể tóm tắt như sau : Trung Quốc nợ ngập đầu, phải vay nợ mới để trả nợ cũ, phải vay thêm để tiếp tục cho vay, và cho vay những con nợ ít khả năng hoàn trả. Tình trạng điên loạn này dĩ nhiên không thể kéo dài.
Bao giờ và phải như thế nào ?
Nhưng bao giờ nó phải chấm dứt ?
Cho tới nay nhiều chuyên gia đã dự đoán sự sụp đổ nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc. Các dự đoán này đều hợp lý nhưng đã không thành sự thực vì ít nhất ba lý do :
Một là, các chuyên gia này đã phạm sai lầm là lý luận về Trung Quốc như là một nước trong khi Trung Quốc là một đế quốc và một đế quốc -hiểu theo nghĩa nhiều nước phục tùng một trung tâm- sụp đổ một cách khác, phức tạp hơn và lâu hơn.
Hai là, trong tình trạng của Trung Quốc hiện nay sự sụp đổ kinh tế có mọi triển vọng sẽ kéo theo cả sự sụp đổ của chế độ cộng sản và sự tan vỡ của Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh vì vậy phải tìm mọi cách để trì hoãn nó bằng mọi giá. Họ kháng cự tới cùng vì không còn gì để mất và để sợ.
Ba là, các ngân hàng và các quỹ đầu tư đã cho Trung Quốc vay quá nhiều tiền cho nên mắc kẹt và dù muốn hay không cũng vẫn bắt buộc phải tiếp tục cho Trung Quốc vay vì sự sụp đổ của kinh tế Trung Quốc rất có thể sẽ kéo theo sự khủng hoảng, thậm chí sự sụp đổ, của chính họ và do đó một khủng hoảng lớn cho thế giới.
Tuy vậy, vào lúc này, ta có thể nói là khủng hoảng kinh tế của Trung Quốc không còn xa vì những dấu hiệu chắc chắn của khủng hoảng đã rõ ràng và ngày càng nhiều. Khối nợ kinh hoàng của Trung Quốc là điều mà cả thế giới đã biết và chỉ có thể tăng lên chứ không thể giảm đi, dự trữ của Trung Quốc rất mỏng manh, thị trường chứng khoán của Trung Quốc liên tục xuống nhanh chóng dù ngân hàng trung ương phải không ngừng cứu trợ, lãi suất của các trái phiếu Trung Quốc đã vượt quá 3% và còn đang tiếp tục lên. Các tin xấu đến hầu như hàng tuần.
Chúng ta không biết ngày nào nhưng chúng ta có thể biết khi nào Trung Quốc sẽ lâm vào khủng hoảng kinh tế. Đó là lúc Trung Quốc không còn vay nợ được nữa và lúc đó không còn xa bởi vì các cơ quan giám định, như Moody's, đã đánh giá các món nợ Trung Quốc là rủi ro. Lãi suất các trái phiếu Trung Quốc hiện nay đã ở mức 3,2%. Nó sẽ tiếp tục tăng lên ngày càng nhanh và khi nó đạt tới mức 6% hay 7% thì không còn quỹ đầu tư nào dám chối bỏ sự thực để tiếp tục cho Trung Quốc vay nữa ; lúc đó kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ với những hậu quả rất nghiêm trọng cho Trung Quốc và cho cả thế giới nếu sự sụp đổ đến một cách đột ngột.
Tháng trước tôi có nói chuyện với hai người bạn chuyên gia cao cấp. Chúng tôi chia sẻ cùng một phân tích về tình hình Trung Quốc, kể cả nhận định rằng kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ vì những sai lầm của chính nó chứ hoàn toàn không phải vì cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ. Nhưng khi tôi nói rằng Trung Quốc có thể lâm vào khủng hoảng trong vòng hai năm nữa thì họ dè dặt. Theo họ kinh tế Trung Quốc đáng lẽ đã phải khủng hoảng lâu rồi nhưng nó vẫn còn đứng được chừng nào vẫn còn nhiều định chế tín dụng, dù tự nguyện hay miễn cưỡng, tiếp tục cho Trung Quốc vay và những định chế này vẫn còn khá nhiều.
Năm 2013, khi chính thức lên làm tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc kiêm chủ tịch nước, Tập Cận Bình đã long trọng công bố "Sáng kiến Một vành đai Một con đường".
Tập Cận Bình được bầu làm phó chủ tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa từ đầu năm 2008 để chuẩn bị thay thế Hồ Cẩm Đào. Như vậy ông đã có vai trò quyết định trong chính sách kinh tế ngay khi cuộc khủng hoảng 2008 nổ ra. Năm 2013 khi chính thức lên làm tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc kiêm chủ tịch nước ông đã long trọng công bố "Sáng kiến Một vành đai Một con đường". Năm 2017 cũng ông đặt cho nó một tên mới : "Vành đai và Con đường". Ông có thể được coi như là cha đẻ của chính sách kinh tế của Trung Quốc trong hơn mười năm qua, một chính sách nhắm trước hết cứu nguy đảng và chế độ cộng sản Trung Quốc. Chính vì thế mà ông đã được Đảng Cộng Sản Trung Quốc dành cho mọi vinh dự và quyền lực. Tuy vậy có mọi triển vọng chính sách này sẽ làm kinh tế Trung Quốc sụp đổ, làm chấn động thế giới, làm sụp đổ chế độ cộng sản và làm Trung Quốc sau đó tan vỡ làm nhiều khối. Có triển vọng cuộc khủng hoảng sẽ xảy ra ngay trong nhiệm kỳ thứ hai này của ông. Tại sao không ai tranh giành quyền lực với ông ? Có thể vì không ai muốn chịu trách nhiệm về một thảm bại chắc chắn sẽ đến.
Người ta có lý do chính đáng để ghét chế độ cộng sản Trung Quốc và mong nó sụp đổ nhưng không phải vì thế mà mong nó sụp đổ ngay tức khắc. Đừng quên là cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008 đã nổ ra khi ngân hàng đầu tư Lehman Brothers phá sản. Lần này một sự phá sản đột ngột của kinh tế Trung Quốc sẽ kéo theo sự phá sản không chỉ của một mà nhiều ngân hàng và quỹ đầu tư lớn. Chấn động sẽ dữ dội gấp nhiều lần và không chỉ nhân dân Trung Quốc khốn khổ mà nhiều nước, kể cả Việt Nam, cũng sẽ phá sản theo với những bi kịch không lường được.
Khủng hoảng của kinh tế sắp tới của Trung Quốc vì thế phải được chuẩn bị và quản lý với tất cả thận trọng. Giải pháp đương nhiên là phải để các công ty quốc doanh Trung Quốc lần lượt phá sản theo một nhịp độ mà các định chế đầu tư có thể tiêu hóa được. Muốn như thế thì không thể đột ngột ngừng cho vay hàng loạt các công ty lớn của Trung Quốc. Chắc chắn thế giới đã rút được bài học Lehman Brothers.
Ảnh hưởng đến Việt Nam sẽ như thế nào ?
Nếu như thế thì ảnh hưởng đến Việt Nam sẽ không quá nghiêm trọng. Các đế quốc khác với các quốc gia ở chỗ chúng không hung hăng gây hấn với nước ngoài khi bị khủng hoảng nội bộ. Chúng ta sẽ không sợ những hành động liều lĩnh của Trung Quốc, kể cả trên Biển Đông. Tuy vậy cuộc khủng hoảng sắp tới tại Trung Quốc sẽ rất lớn và Việt Nam sẽ như sống bên cạnh một núi lửa đang phun trong một thời gian dài. Việt Nam cần những người lãnh đạo có kiến thức và tầm nhìn để tránh những tai họa đáng lẽ có thể tránh được. Cho đến nay những người kế tiếp nhau lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đều không chứng tỏ khả năng đó.
Một bằng chứng là họ rập khuôn theo Trung Quốc mà không nhìn thấy sự khác biệt căn bản giữa hai nước. Việt Nam có thể chuyển hóa về dân chủ mà vẫn nguyên vẹn với cùng một lãnh thổ và dân số trong khi đó không phải là trường hợp của Trung Quốc.
Nguyễn Gia Kiểng
(12/12/2018)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

LUẬT AN NINH MẠNG SẼ TÁC ĐỘNG THẾ NÀO ĐẾN LÀNG FACEBOOK?



 

Luật an ninh mạng nhắm đến 2 nhóm đối tượng: 1). Các nhà cung cấp hạ tầng kỹ thuật và 2). Người dùng.

Tôi nói trước hết về đối tượng người dùng, trong đó tôi và các bạn, những người đang sử dụng facebook hàng ngày đây.

Với người dùng, sẽ không có gì khác so với trước ngày 1/1/2019, vì tất cả những việc làm mà bị cấm trong luật an ninh mạng thì lâu nay cũng đã bị cấm trong các luật khác rồi. Không có hành vi cấm nào mới đưa vào mà trước đây chưa có.

Vì thế nếu bạn viết facebook như lâu nay đã viết mà không bị xử lý thì nay vẫn thế.

Đó là những người viết các thể loại thông thường.

Còn nếu viết thể loại phản biện xã hội thì không có gì dám nói chắc, cho dù có luật an ninh mạng hay không. Bởi vì trước đây khi chưa có luật an ninh mạng nhưng nhiều người vẫn bị bắt như Anh Ba Sàm, Cù Huy Hà Vũ, Mẹ Nấm… Đây là vấn đề nhân quyền chứ không phải vấn đề luật an ninh mạng. Có lẽ những người viết phản biện xã hội đều nhận thức rõ điều đó và họ cảm thấy họ chấp nhận được thì họ tiếp tục viết, viết để phụng sự xã hội, phụng sự nhân dân. Còn nếu một ngày nào đó họ thấy lo ngại thì họ dừng viết.

Riêng về nhóm đối tượng 1 là các nhà cung cấp hạ tầng kỹ thuật thì các quy định trong luật này hoàn toàn mới mà trước đây chưa hề có. Đó chẳng hạn là việc bắt buộc nhà cung cấp đưa máy chủ về Việt Nam, là việc phải giao nộp thông tin cá nhân người dùng khi cơ quan chức năng yêu cầu. Đặc biệt có 1 quy định là yêu cầu cắt cáp Internet của một thuê bao nào đó khi ở đó có người dùng mạng để viết trên mạng xã hội những điều mà bên an ninh họ không chấp nhận nhưng chưa tới mức xử lý hình sự.

Đó là toàn bộ những gì làng facebook cần hiểu về Luật an ninh mạng Việt Nam và nó bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay. Tuy nhiên thông thường là phải sau khi có nghị định hướng dẫn ra đời thì mới áp dụng thực tế. Nếu chưa có nghị định hướng dẫn thì luật đang bị treo, dù đã tới ngày hiệu lực. Hiện nay Luật an ninh mạng chưa có nghị định hướng dẫn.

Hiện nay, một số nghị sĩ Mỹ và Châu Âu đang phản đối Luật an ninh mạng Việt Nam.

Ảnh: Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio, Robert Menendez, một trong những người phản đối Luật an ninh mạng Việt Nam

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trump làm ngược chiến lược “cú đêm” Kissinger


baomai.blogspot.com  

Không ai không thể quên Kissinger, một con "cú mèo" chuyên "đi đêm" với Bắc Kinh trong vai trò cố vấn an ninh quốc gia và ngoại trưởng Hoa Kỳ thời chiến tranh Việt Nam và đến tận bây giờ. Kissinger đã có không dưới 80 lần đến Bắc Kinh so với tuổi đời 93.

Khi Nixon ngồi vào Nhà Trắng, vai trò của Kissinger càng được Nixon nâng cao vì Nixon đã bị Kissinger thuyết phục phải "kết thân với Trung cộng" để chống lại Liên Xô và cùng Trung cộng chia đôi thế giới để cai trị.

baomai.blogspot.com
  
Tài thuyết khách của Kissinger đã làm cho Nixon mê muội đến mức thốt lên tại cuộc phỏng vấn đăng trên tạp chí Time vào ngày 5/10/1970 rằng "Nếu có điều gì tôi muốn thực hiện trước khi từ trần, thì đó là đi thăm Trung cộng. Nếu tôi không đi được, tôi muốn các con tôi sẽ đi". 

Chính sự mê muội của Nixon-Kissinger đã dẫn đến một kết cục "Mỹ đã rút khỏi Đông Dương, bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và có ý định dâng luôn Đài Loan cho Trung cộng", đồng thời với chính sách hữu hảo với Bắc Kinh của Mỹ do Kissinger đạo diễn đã tạo điều kiện cho Trung cộng vươn lên uy hiếp ngôi vị số 1 của Mỹ như hiện nay.

baomai.blogspot.com
  
Rất may cho nước Mỹ và nhân loại là học thuyết "chết dưới tay Trung cộng" đã được tín nhiệm và nước Mỹ đã sáng suốt bầu lên một tổng thống "bất thường" là tỷ phú Donald Trump, bằng kinh nghiệm thương trường lão luyện cùng với sự cố vấn đặc biệt của các tinh tú trong Đảng Cộng Hòa, Trump không khó nhận diện được "kẻ thù trực tiếp và cực kỳ nguy hiểm" đe dọa sự tồn vong của Mỹ và nhân loại không ai khác chính là Trung cộng.

Một kế hoạch phản đòn hoàn hảo nhắm vào Trung cộng theo cách "gậy ông đập lưng ông" đã được Trump và ê kíp vạch ra, con cú đêm Kissinger là mũi tên được chọn tiên phong để bắn tin cho Bắc Kinh.

baomai.blogspot.com
  
Một bản kế hoạch "hợp tác có điều kiện" đã được Trump và cộng sự soạn thảo, một cuộc gặp mặt với Kissinger đã được Trump chuẩn thuận, sau khi được gặp Trump, mộc lão già gần đất xa trời là Kissinger đã tức tốc bay sang Bắc Kinh để diện kiến Tập Cận Bình và được cánh tay phải của Tập là Vương Kỳ Sơn tiếp đãi trọng thị kèm với những món quà là những gói thần dược "cải lão hoàn đồng" là thứ mà Kis-ger rất quý vì lão ta là kẻ rất tham sống, sợ chết.

Từ Bắc Kinh trở về, Kis-ger đã trao cho Trump những điều đồng thuận và bất nghịch mà Tập Cận Bình phê vào bản đề xuất của Trump, những điểm căn bản như giải giáp hạt nhân của Bắc Hàn; san bằng thâm hụt thương mại; quân sự hóa Châu Á - Thái Bình Dương (gồm Biển Đông) và độc lập của Đài Loan đã bị Bắc Kinh khước từ.

Một sự giận dữ đã bùng phát và Nhà Trắng đã ban bố chiến lược an ninh quốc phòng NSS nêu đích danh và đưa Trung cộng lên đầu sổ "kẻ thù và là kẻ phá vỡ trật tự thế giới".

baomai.blogspot.com
  
Chuyến đi của Kis-ger sang Bắc Kinh sau khi Trump tuyên thệ nhậm chức còn có vai trò "dàn xếp" một cuộc hội kiến của Tập với Trump tại Nhà Trắng, tuy nhiên những yêu cầu của Trump mà Kis-ger mang sang Bắc Kinh đã không đáp ứng kỳ vọng của Mỹ nên sau đó Trump đã miễn cưỡng tiếp Tập không theo nghi lễ tiếp đón một nguyên thủ của một cường quốc mà tiếp đón ở nhà riêng là khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, bang Florida, thua xa cả việc sau đó Trump đã tiếp Nguyễn Xuân Phúc ở Nhà Trắng.

Lý do Trump tiếp Tập ở nhà riêng vì theo Trump chuyện hai nước mà Kis-ger mang sang Bắc Kinh không được Tập nhìn nhận nghiêm túc nên Trump không tiếp Tập ở Nhà Trắng để bàn quốc gia đại sự mà chỉ tiếp ở nhà riêng để bàn việc riêng.

baomai.blogspot.com
  
Trong bản kế hoạch mà Trump giao cho Kis-ger mang sang Bắc Kinh, một nửa nội dung là chính kiến của Trump và Ban cố vấn, một nửa là ý kiến của cá nhân Kis-ger, kết quả là ý kiến của Trump không được Tập đồng thuận nhưng ý kiến của Kis-ger được Tập nhất trí cao.

Một điểm đặc biệt trong ý kiến của Kis-ger đó là buộc nước Mỹ phải bỏ rơi Đài Loan như đã từng bỏ miền Nam Việt Nam đổi lại Trung cộng sẽ bỏ rơi Bắc Hàn với điều kiện nước Mỹ không đá động đến thâm hụt thương mại.

Tiếc rằng hai điều kiện này của Kis-ger và Tập đã đi ngược với tôn chỉ "nước Mỹ là trên hết" của tổng thống Trump, điều Trump quyết làm ở nhiệm kỳ đầu tiên là loại bỏ hạt nhân ở các tiểu quốc độc tài và san bằng thâm hụt thương mại của nước Mỹ, dạy cho các nước thương mại gian lận trở thành thương mại tử tế.

baomai.blogspot.com
  
Không như tổng thống Nixon, tổng thống Trump và cộng sự luôn làm ngược yêu sách của đối phương, ở đây là làm ngược yêu cầu của Kis-ger và Tập Cận Bình, Vương Kỳ Sơn.

Về phía Kis-ger, đến sau khi Trump đã ban hành chính sách an ninh quốc gia xác định Trung cộng là kẻ xấu nhưng lão ta vẫn chưa từ bỏ tham vọng nối kết Mỹ-Trung mà cả cuộc đời hắn luôn đeo đuổi.

Một điều minh chứng cho "hảo vọng" của Tập Cận Bình trong việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ theo sự mách bảo của Kis-ger đó là Tập đã lôi cánh tay đắc lực Vương Kỳ Sơn trở lại chính trường vì Vương Kỳ Sơn là thân tín của cú đêm Kissinger.

Một điểm bất thường trong chính trường TC đó là tại đại hội đảng cs TC hồi tháng 12 năm 2017 không còn có tên Vương Kỳ Sơn trong Thường vụ Bộ Chính trị và Bộ Chính trị, nhưng sau đó Vương Kỳ Sơn lại được bầu làm đại biểu Quốc hội và vào ngày 17/3/2018 đã được bầu làm phó chủ tịch nước.

baomai.blogspot.com
  
Mục đích kéo Vương Kỳ Sơn trở lại chính trường là để giúp Tập Cận Bình xoa dịu căng thẳng với Hoa Kỳ vì Vương Kỳ Sơn là môn đồ của cú đêm Kis-ger.

Tuy nhiên, lịch sử sẽ không lập lại, cú đêm Kissinger không lay chuyển được Trump và cộng sự để giúp Trung cộng thoát hiểm, ngược lại Trump và cộng sự lại lợi dụng con cú đêm Kis-ger để thi triển chiêu thức "gậy ông đập lưng ông",

baomai.blogspot.com
  
Trump luôn làm ngược "nhã ý" của đối phương để giành chiến thắng, đưa nước Mỹ lên trên hết, giải phóng độc tài, đập tan thành trì cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản quái thai.



Tran Hung

baomai.blogspot.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Yêu thương robot có đồng nghĩa với việc ngoại tình?


https://baomai.blogspot.com/
Hãy tưởng tượng là bạn đủ giàu để vung ra 40.000 đô la chỉ để tới một thị trấn trong một ngày, nơi luật lệ không có ý nghĩa gì. Bạn có thể vào vai bất kỳ ai bạn muốn.

Bạn có thể giết chết bất kỳ ai, có thể hãm hiếp bất kỳ ai. Bạn có thể buộc những người bạn bắt gặp phải tuân theo những đòi hỏi bạo dâm bất chợt nảy ra trong đầu. Bạn không phải gánh chịu bất kỳ hậu quả nào về những gì bạn thực hiện tại thị trấn này. Chỉ có một vài người biết về những cách hành xử bạn đã làm và họ sẽ khuyến khích bạn cứ tiếp tục cách hành xử đó.
Nghe thật đáng ghê tởm, phải không?

Giờ thì hãy tưởng tượng cảnh tương tự, nhưng chỉ khác một chút: những người bị bạn cưỡng ép tình dục đều là robot. Những người bị bạn bắn vào đầu đều là robot. Những người bị bạn tra tấn, chi phối và mơn trớn đều không phải là người thật. Họ được tạo ra để phục vụ bạn, thoả mãn những nhu cầu của bạn và để cho bạn được toại nguyện mọi mong muốn.

https://baomai.blogspot.com/

Nghe có còn đáng ghê tởm nhiều tới mức như trong giả thuyết đầu tiên nữa không?

Đây là một trong những ý tưởng lớn đang được nghiên cứu trong Westworld, loạt phim truyền hình mới nhất của HBO nói về công viên giải trí chủ đề Miền Tây hoang dã, nơi khách tới sẽ được làm bất kỳ điều gì họ muốn đối với "chủ nhà", tức các robot trong công viên.

Như Bernard (Jeffrey Wright thủ vai), một nhà lập trình, cài đặt vào một trong số các robot, nói, "cậu và tất cả những robot mà cậu biết được thiết kế để làm vừa lòng mọi mong muốn của những người trả tiền để tới thế giới của cậu."

https://baomai.blogspot.com/

Và điều quan trọng ở đây là các robot thậm chí không bao giờ được trả đũa hay gây đau đớn cho các vị khách. Đó là ý tưởng... thế nhưng ba tập đầu đã có vẻ như gặp vấn đề.

https://baomai.blogspot.com/

"Tất cả bọn trẻ nổi loạn," người đứng đầu cơ quan an ninh là Ashley Stubbs (Luke Hemsworth thủ vai) cảnh báo. Mà thật ra thì cha đẻ của các robot, Tiến  Robert Ford (Anthony Hopkins) có vẻ như muốn chúng như vậy.

Trong tập phim thử nghiệm, chúng ta biết rằng Ford đã "lỡ" tạo ra một lỗ hổng trong khả năng nhận thức của robot chủ nhà, khiến các robot này thỉnh thoảng lại nhớ được quá khứ - và tất nhiên là đủ khủng khiếp để nhớ lại quá khứ khiếp đảm, bị hãm hiếp dã man hoặc phải chứng kiến những cái chết đầy bạo lực.

Những hình ảnh gợi nhớ khủng khiếp này dường như đưa đến một khả năng tự nhận thức cao hơn trong các robot, và một số robot bắt đầu đặt câu hỏi về bản chất tồn tại của mình.

Trong lúc một số cổ đông nắm cổ phần công viên cùng các nhà thiết kế lo sợ về sự phân nhánh, phát triển thêm nữa của những lỗ hổng này, thì Ford lại có vẻ háo hức muốn theo dõi những bước tiến hóa mới của các sản phẩm mà ông tạo ra.

https://baomai.blogspot.com/

Westworld buộc khán giả phải đối diện với những câu hỏi cấp bách về tương lai của con người chúng ta - nhất là khi chúng liên quan tới tính dâm đãng đang ngày càng gia tăng. Đây là những câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta trước đây đã từng coi là sự ngớ ngẩn mang tính tưởng tượng viển vông.

Tình dục qua mạng - cybersex

"Thì cưng đang luôn phải trả cho chuyện đó đấy thôi," Maeve Millay, bà chủ một nhà chứa, nói với Teddy (James Marsden đóng). "Sự khác biệt là chúng tôi ra giá cố định, được ghi rõ ngay trên cánh cửa."

https://baomai.blogspot.com/

Maeve, do Thandie Newton thủ vai, đang khiêu khích, buộc Teddy phải nghĩ lại về nghề mại dâm. Bà cho rằng một khi làm tình với bất kỳ một người phụ nữ nào thì bạn cũng sẽ phải tốn tiền, tuy nhiên nếu là quan hệ với gái mại dâm thì mọi khoản chi đều được công khai không giấu diếm.

Không phải thế sao?

Maeve là chủ chứa. Bà ta được thiết kế để trông sexy, và để quyến rũ những vị khách mà bà ta muốn. Trong số này có cả những vị khách chẳng hạn như William (Jimmi Simpson), người từ chối một số lời kết thân của các robot bởi anh đã có "người thật" ở nhà.

https://baomai.blogspot.com/

Thế nhưng "thật" ở đây có nghĩa là gì? Các robot thì có hình thức và các cử chỉ hoạt động giống hệt như những gì con người vẫn làm. Cách thức các robot thở dài, hôn, rên rỉ hay đạt cực khoái trông không khác gì người thật.

Thế nhưng, như giám đốc phụ trách hoạt động giới thiệu công viên Lee Sizemore (Simon Quarterman) nói, "Nơi này vận hành tốt là bởi các vị khách tới đây đều hiểu rằng chủ nhà không phải là người thật."

https://baomai.blogspot.com/

Ông nói rằng mọi sự phải diễn ra như vậy bởi chẳng có người thật nào muốn "tưởng tượng ra cảnh chồng mình thực sự [quan hệ tình dục với] cô gái xinh đẹp đó".

Điều này lại làm nảy sinh một câu hỏi rất thú vị: tình dục cần phải thật tới mức nào để có thể bị coi là phản bội lại vợ/chồng mình?

Theo một khía cạnh nào đó thì quan hệ tình dục diễn ra ở Westworld là ở dạng digital, nếu ta coi hành vi đó diễn ra trong một phiên bản điện toán hóa đời thực.

Nhưng đồng thời thì quan hệ tình dục tại Westworld lại có sự đụng chạm gần gũi cơ thể, tuy các cơ thể này được hình thành bằng những cách khác nhau, cho nên ta có thể kết luận rằng chuyện yêu đường thực sự đã xảy ra vào thời gian, địa điểm có thực.

Một số nhà bình luận nói rằng Westworld miêu tả bạo lực tình dục. Họ tập trung vào cảnh bạo lực tình dục xảy ra đối với Dolores (Evan Rachel Wood đóng), là một robot, giống như Maeve, bắt đầu có những thoáng nhớ rất nhanh về quá khứ; đáng tiếc những gì Dolores nhớ được lại là toàn những cảnh bạo lực tình dục.

Nhưng Dolores và Maeve không phải là các "chủ nhà" duy nhất được lập trình để làm vừa lòng các vị khách.

Đúng ra là mọi robot trong Westworld đều tồn tại hay bị tấn công, giết chết theo ý của khách hàng. Mà nếu vậy thì liệu ta có thể nói rằng bất kỳ hành động tình dục nào trong công viên này đều đã được đồng thuận từ trước?

Ngay cả khi các "chủ nhà" ngủ với "chủ nhà" khác thì chúng cũng chỉ đơn thuần là tuân theo mệnh lệnh của người đã thiết kế ra các cỗ máy dẫn dắt điều hành chúng.

Vậy bên ngoài những hành vi tình dục thì liệu ta có thể cho rằng mọi hình thức giao lưu giữa một "chủ nhà" với vị khách cũng đều là đã được đồng thuận từ trước?

Thực sự là mình

https://baomai.blogspot.com/

Westworld là một dạng cuộc-phiêu-lưu-tự-chọn. Các "chủ nhà" được lập trình với hơn 100 cỗ máy dẫn dắt điều hành được kết nối chồng chéo lẫn nhau, nhằm đáp ứng được các lựa chọn cụ thể mà các vị khách sẽ đưa ra vào bất kỳ lúc nào.

Một số vị khách muốn cưỡi ngựa, một số người khác thích đi săn lùng bọn đầu trộm đuôi cướp, rồi một số khác lại có nhu cầu đánh đấm bất kỳ "chủ nhà" nào họ bắt gặp.

Logan (Ben Barnes đóng), một vị khách quay trở lại sau khi đã từng tới đây, có vẻ như bị tổn thương tâm lý. Có lúc ông ta đâm vào tay một người khác chỉ vì có cơ hội làm vậy. Với ông ta thì lý do quay trở lại công viên này là ông ta có thể giết người nếu muốn mà không phải lo sợ hậu quả gì.

Quả vậy, nhưng có một sự khác biệt ở Westworld: các "chủ nhà" có vẻ như cũng cảm nhận được sự đau đớn, biết sợ hãi và cũng có tâm trạng kinh hoàng. "Hãy nhìn cô ấy run rẩy kìa!" một vị khách kêu lên khi thấy "chủ nhà" mà chồng mình vừa bắn đang dần hấp hối trên sàn đất.

Và cũng đáng ghê tởm ở chỗ chúng ta cần phải nhất quán trong việc đưa ra những đánh giá về đạo đức: nếu như việc đạt cực khoái với một robot không tạo thành hành vi phản bội người phối ngẫu thì việc giết chết một robot dường như cũng không tạo thành hành vi sát nhân.

Các nhà điều hành công viên có thể bao biện cho việc đối xử tệ bạc với các "chủ nhà" bằng lập luận rằng những nỗi đau đớn của các robot sẽ được xóa sạch khỏi bộ nhớ của chúng hàng đêm.

Thế nhưng lập luận đó dựa trên tiền đề rằng lý do duy nhất khiến việc gây đau đớn cho người khác là việc sai trái bởi nạn nhân sẽ nhớ điều đó. Trường hợp này thì rõ là không phải vậy.

Hơn nữa, điểm cần tranh luận ở đây là trên thực tế, các "chủ nhà" đang dần nhớ lại những nỗi đau đớn khổ sở mà họ từng trải qua. Và một số trong các nhà thiết kế ra các robot biết điều đó - điều đó phát ra tín hiệu cho thấy những người đạo diễn đằng sau việc thử nghiệm này đã không mấy quan tâm tới vấn đề đạo đức.

https://baomai.blogspot.com/

Rõ ràng Westworld sẽ tiếp tục khai thác các câu hỏi mà hầu hết chúng ta đều chưa nghĩ tới.

Nhưng chúng ta sẽ không thể vờ coi là các câu hỏi đó chỉ thuộc về các nhà công nghệ và những người theo thuyết vị lai.

Như nhà tâm thần học xã hội Sherry Turkle, người chuyên tìm hiểu về quan hệ của con người với công nghệ, đã chỉ ra, những cuộc trao đổi của chúng ta về tương lại không nên bị ám ảnh về chuyện robot sẽ như thế nào.

Thay vào đó, bà nói, chúng ta cần nghĩ xem con người chúng ta sẽ trở nên như thế nào, chúng ta hàng ngày đang trở thành kiểu người gì, dù là ta xem phim khiêu dâm, quan hệ chăn gối với người tình của mình, cố tìm cách khôn ngoan hơn Siri, hoặc giết chết một avatar bất kể lý do chỉ vì đó là điều diễn ra trong một trò chơi máy tính.

Ford nói rằng để hiểu vì sao con người chúng ta lại sẵn lòng trả nhiều tiền đến vậy để giết chết và làm tình với robot, thì vấn đề nằm ở chỗ các cuộc sát hại đó được lập luận rằng: đó chỉ là trò chơi. "Họ tới đây bởi họ muốn thử trong chốc lát xem họ muốn trở thành người như thế nào."

Logal hiểu điều này. Vào cuối hành trình, anh nói với William khi cả hai đi vào công viên, "anh sẽ cầu xin tôi ở lại, bởi đây là nơi trả lời cho câu hỏi mà anh đã từng tự hỏi bản thân mình: anh thực sự là ai. Và tôi nóng lòng muốn gặp con người thực đó của anh."




Brandon Ambrosino

https://baomai.blogspot.com/


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giới khoa học Châu Âu lo ngại về AI và robot


baomai.blogspot.com

Một bài viết trên trang mạng Eurativ.fr vừa cho biết, một nhóm gồm 52 chuyên gia đến từ các học viện, doanh nghiệp và xã hội dân sự ở châu Âu, đang soạn thảo một báo cáo về đạo đức và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và robot.

Trong những năm gần đây, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và robot trong các hoạt động sản xuất và các hoạt động khác nói chung của con người đang trở thành một xu thế tất yếu trên toàn cầu. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với những rủi ro, đặc biệt là nguy cơ đe dọa về an ninh-an toàn của chúng đối với con người.

baomai.blogspot.com
  
Trong bài viết này, trang Eurativ.fr đã mô tả về sự lo ngại của các nhà khoa học đối với AI khi họ đề cập đến một loạt "sự bất an nghiêm trọng" cho tương lai của AI và robot. Các chuyên gia đã lưu ý rằng, robot ngày càng trở nên giống với con người; vì vậy, EU đang cố gắng 
bảo đảm rằng "chúng không bao giờ bị nhầm lẫn với người thật". Bởi vậy, cần có một "ranh giới rõ ràng" nhằm bảo đảm các nguyên tắc về đạo đức, hành vi cũng như giá trị giữa con người thật và robot.

Một robot thông minh đang bắt chước các động tác của con người tại một sự kiện về công nghệ.

baomai.blogspot.com
  
Theo các nhà khoa học của EU, các nhà phát triển AI nên đảm bảo rằng: con người phải được thông báo về việc họ đang tương tác với AI - chứ không phải con người, hoặc họ có thể yêu cầu và xác thực thông tin này để tránh nhầm lẫn.

Các tác giả nghiên cứu cũng cho biết, việc đưa "người máy siêu thực" (các AI có trí thông minh cao) vào xã hội có thể thay đổi nhận thức của chúng ta về con người và nhân loại. Do đó, chúng ta cần lưu ý rằng, sự nhầm lẫn giữa con người và máy móc (robot) có thể gây ra những hậu quả khó lường, ví như sự gắn bó - tức có tình yêu với robot chẳng hạn, làm ảnh hưởng hoặc giảm giá trị của con người. Bởi thế, sự phát triển của robot và nhất là robot mang hình người phải là chủ đề của sự đánh giá đạo đức một cách cẩn thận.

baomai.blogspot.com

Ở một lĩnh vực khác là các công nghệ nhận dạng cũng khiến các chuyên gia lo lắng là việc sử dụng AI, chẳng hạn như phần mềm nhận dạng khuôn mặt mà rất nhiều thiết bị điện tử như smartphone, camera,... đang dùng theo nhiều cách khác nhau.

Chẳng hạn ở Anh, công nghệ nhận dạng khuôn mặt đang được thử nghiệm và cảnh sát Anh tin rằng, công nghệ này sẽ cho phép họ nhận ra tội phạm bị truy nã trong số hàng loạt người tham gia mua sắm trong mùa Giáng sinh.

Theo các tác giả của báo cáo, trong việc làm này (thử nghiệm nhận dạng khuôn mặt), việc thiếu sự chấp thuận của người dân trong việc áp dụng thì cũng tạo ra một vấn đề đạo đức nghiêm trọng.

baomai.blogspot.com
  
Ngoài ra, báo cáo cũng đề cập đến chủ đề của các hệ thống vũ khí chiến đấu tự hành, hay còn được gọi là "robot sát thủ". Các hệ thống này có thể hoạt động mà không cần sự kiểm soát thực sự của con người, ví dụ như trường hợp thiết bị theo dõi tên lửa tự hành chẳng hạn.

Về việc này, hồi tháng 9 vừa qua, Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết kêu gọi lệnh cấm quốc tế đối với các "robot sát thủ", trong đó có các tên lửa có khả năng lựa chọn mục tiêu cũng như những cỗ máy có khả năng tự học hỏi, với kỹ năng nhận thức để có thể ra quyết định sẽ tấn công ai, khi nào và ở đâu.

Và các nghị sĩ nhấn mạnh: "những máy móc không thể đưa ra quyết định như con người", và họ khẳng định rằng: "các quyết định trong chiến tranh phải là đặc quyền của bộ não con người".    

Tóm lại, một cách tổng quát, các kết luận về phương hướng đạo đức về AI và robot mà Ủy ban châu Âu bảo vệ chính là cách tiếp cận: lấy con người làm trung tâm để phát triển AI, phù hợp với các quyền cơ bản và các giá trị xã hội. Và về lâu dài, mục tiêu là thúc đẩy một AI đáng tin cậy.




Thanh Trà
***

Yêu thương robot có đồng nghĩa với việc ngoại tình?

https://baomai.blogspot.com/
Hãy tưởng tượng là bạn đủ giàu để vung ra 40.000 đô la chỉ để tới một thị trấn trong một ngày, nơi luật lệ không có ý nghĩa gì. Bạn có thể vào vai bất kỳ ai bạn muốn.



baomai.blogspot.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang