Có một số nhà báo viết về các nhà ngoại cảm, như Hoàng Anh Sướng hay Phạm Ngọc Dương. Về Dương thì có thể đọc thêm ở đây hay ở đây.
Dưới là một ít bài của Sướng. Có lẽ viết từ vài năm về trước. Đại khái Sướng viết về "người đàn bà không ăn gì". Một số nhà báo khác, cũng đã viết về việc cô Hòa không ăn từ năm 2011, ví dụ ở đây.
Đầu tiên đưa ảnh chụp các bài báo của Sướng lên đây đã (ai đó mới đưa lên Fb ngày hôm nay). Các thứ khác thi đưa phần bổ sung như mọi khi.
---
.
---
BỔ SUNG
2. Trần Đăng Khoa viết về sách mới ra năm 2017 của Hoàng Anh Sướng, trên blog TĐK
NHÂN QUẢ VÀ PHẬT PHÁP NHIỆM MÀU
TRẦN ĐĂNG KHOA
I
NHÂN QUẢ VÀ PHẬT PHÁP NHIỆM MÀU là cuốn sách mới nhất của nhà báo nổi tiếng Hoàng Anh Sướng vừa ra đời chưa ráo mực ở Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Cuốn sách đặc biệt này, ít nhiều, bạn đọc cũng đã biết nó qua một số bài viết đã được đăng tải suốt một năm qua trên báo TUỔI TRẺ VÀ ĐỜI SỐNG. Đây là bộ Phóng sự trường thiên mà tác giả của nó – nhà báo Hoàng Anh Sướng cũng không biết nó sẽ có bao nhiêu tập. Tập I vừa ra lò còn nóng hôi hổi. Tập II, tập III cũng đã dàn trang trong khi chuyện vẫn còn dài lắm, mà càng về sau lại càng hấp dẫn.
Ngay tập I cũng đã hấp dẫn rồi. Đọc lẻ từng bài, đã cuốn hút. Khi thành sách lại còn có ma lực hơn, bởi nó cho ta một cái nhìn có tính tổng thể. Chả thế, có ông bạn “mọt sách” bảo: “Đây mới là cuốn sách hay nhất của Sướng!”. Tôi không nghĩ thế. Mỗi cuốn có vẻ đẹp riêng.
Hoàng Anh Sướng không phải nhà văn ngồi trong phòng kính có máy lạnh hay chính Hiên trà Trường Xuân rất nổi tiếng của anh mà hư cấu, tưởng tượng ra những tình tiết ly kỳ, ám ảnh, rùng rợn. Đây là những chuyện hoàn toàn có thật trong đời sống thường ngày. Hoàng Anh Sướng chỉ là một ký giả ghi chép lại một cách trung thực, sống động, hấp dẫn, hay nói đúng hơn, anh như gã thợ đấu lực lưỡng, cứ uỳnh uỵch xắn từng mảng đời sống nóng buốt mà vật lên trang giấy với nguyên mùi bùn đất, mùi mồ hôi và đôi khi có cả mùi máu nữa.
II
Từ xưa tới nay, Nhân quả luôn là một vấn đề lớn, rất lớn, thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Cha ông ta cũng đã đúc kết thành những bài học quý giá truyền cho cháu con: “Nhân nào quả nấy”, “Gieo gì gặt ấy”. Hay cụ thể hơn: “Gieo gió thì gặt bão”, hoặc lời cảnh báo: “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, rồi lời khuyên: “Sống để đức cho con”… Và nói bằng hình tượng như nhà thơ nổi tiếng thế giới Rasul Gamzatov nhắc lời của nhà tiên tri Abutalip: “Nếu anh bắn quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác”… Và rồi còn nhiều, rất nhiều. Chúng ta không thể liệt kê hết được những lời sấm truyền ấy.
Cũng đã có không ít những cuốn sách viết về Nhân quả của các nhà văn, các học giả trong và ngoài nước. Cũng có không ít những bài pháp thoại của các thiền sư, hòa thượng nổi tiếng về Nhân quả, trong đó có nhiều bài rất hay, nhưng với nhiều người, vẫn thiếu sức thuyết phục bởi nó còn nặng về giáo lý mà thiếu những câu chuyện đời sống động. Thậm chí, ngay cả khi liên hệ với thực tiễn, họ lại đưa ra những câu chuyện ở cõi… âm ty, địa ngục hay viện dẫn những bằng cớ từ sách Tầu xảy ra từ đời nảo đời nào, nên người ta cũng chẳng biết là có thật hay không.
III
Có lẽ cũng chính vì thế mà bạn đọc thích tìm đến với Hoàng Anh Sướng. Cũng như tác phẩm Hạnh phúc đích thực và nhiều tác phẩm khác của anh, cuốn Nhân quả và Phật pháp nhiệm màu ngay từ khi còn là những trang phóng sự đăng dài kỳ trên Báo Tuổi trẻ và đời sống, đã có nhiều nhà sách muốn in. Nhiều bạn đọc sốt sắng điện cho anh hỏi bao giờ có sách? Có đại gia còn sẵn sàng tài trợ cho anh đến cả trăm triệu đồng để in cuốn sách này. Họ muốn có cuốn sách làm quà tặng gia đình, bạn bè và nhân viên của họ. Bởi như họ nói, cuốn sách sẽ khiến mọi người phải giật mình tỉnh ngộ, tin vào luật nhân quả, hiểu đúng về luật nhân quả để rồi buộc phải sống tử tế hơn. Đời sống bây giờ cũng lạ. Tặng quà nhiều khi rất khó. Bởi có người vật chất đã bão hòa. Tặng tiền bạc lại hóa nhàm. Mà tiền bạc chẳng biết thế nào cho đủ. Đã thế lại tốn kém. Tặng sách vẫn hay nhất. Trang nhã và sang trọng. Mà sách của Hoàng Anh Sướng lại có ích. Bởi nó có sức răn đe cái ác nếu cái ác vẫn còn nương náu ở đâu đó trong sâu thẳm mỗi con người. Thực tế, đã không ít người thay đổi hẳn tính nết khi đọc sách của Hoàng Anh Sướng.
Nhiều bạn đọc cũng đã nhận ra sự linh diệu ấy. Một cô gái nghèo, đang bán hàng thuê cho chủ một cửa hàng tạp hoá. Cô tìm đến Hoàng Anh Sướng, trao cho anh 5 triệu đồng là số tiền cô tích cóp dành dụm được: “Em góp thêm cho anh để anh in sách!”. Hoàng Anh Sướng ứa nước mắt: “Trời đất ơi! Anh có thiếu tiền để in sách đâu!”. “Vâng! Em biết anh chẳng thiếu gì. Anh còn làm từ thiện, rồi huy động mọi người làm từ thiện giúp bao nhiêu người nghèo khổ, bất hạnh. Nhưng em cần có sớm cuốn sách để tặng bố mẹ em. Bố mẹ em làm nghề giết mổ gia cầm. Em sợ lắm. Em đã mấy lần xảy thai rồi. Chẳng biết có phải là nghiệp báo không?”. “Nhưng loạt bài này anh vẫn còn đang viết, đang in trên báo Tuổi trẻ và đời sống, đã xong đâu mà in”. “Được phần nào thì in phần đó anh ạ!”. Cô gái khuyên. Nhiều bạn bè cũng khuyên Sướng như thế. Và rồi, cũng như cuốn Hạnh phúc đích thực, cuốn sách này ra đời sớm hơn dự kiến của tác giả vì nhu cầu đòi hỏi của chính độc giả.
IV
Nhà văn nổi tiếng Tạ Duy Anh, biên tập viên Nhà xuất bản Hội nhà văn bảo tôi: “Trong đời làm biên tập, tôi đọc không biết bao nhiêu cuốn sách rồi, trong đó có không ít cuốn của những nhà văn tên tuổi lẫy lừng, nhưng thú thực, đọc mệt lắm. Nếu không có nhiệm vụ phải đọc thì chắc tôi sẽ không đọc. Nhưng sách của Sướng thì khác. Tôi đọc rất say mê. Cuốn nào cũng hấp dẫn. Tôi đọc liền một mạch trắng đêm luôn, không thể buông ra được. Vợ tôi cũng tò mò, muốn mượn bản thảo đọc trước. Tôi bảo: “Hãy cứ đợi đấy. Sách ra, tôi sẽ mua cả chục cuốn tặng bà. Bà đọc rồi cho bạn bè của bà. Sướng viết hay lắm. Văn rất hay. Hoàng Anh Sướng đích thực là một nhà văn. Nhiều nhà văn không viết được như Sướng!”. Tạ Duy Anh là một người tinh nghề. Anh rất có công khi phát hiện ra Hoàng Anh Sướng ở lĩnh vực văn chương và tạo điều kiện tốt nhất cho các cuốn sách của Sướng đến được với đông đảo bạn đọc.
V
Vậy cái hay của cuốn sách này ở đâu? Ở tài văn hay ở những con chữ có sức ma mị? Đúng đấy. Nhưng chưa đủ. Bởi nếu nhìn ở góc độ văn chương, chữ nghĩa, nhiều người có sức mạnh chẳng kém gì Hoàng Anh Sướng, thậm chí, họ còn vượt trội hơn. Văn Sướng rất hấp dẫn. Điều đó là một yếu tố quan trọng. Không hấp dẫn, người ta sẽ không đọc. Khi người ta không đọc thì mọi ý tưởng, thông điệp, dù có cao siêu, sâu sắc thế nào cũng không tới được công chúng và cũng chẳng tới được với ai. Ưu điểm của Sướng là tổng hợp của rất nhiều yếu tố. Trong đó có một yếu tố cực kỳ quan trọng, đó là sự thật. Chẳng có đỉnh cao nào lớn hơn sự thật. Sự thật tự nó đã là một giá trị. Cuốn sách này cũng thế. Đây là sách người thật, việc thật. Và là chuyện thật nên người ta mới thấy sợ.
Tất cả những gì Sướng kể, dù có ly kỳ, rùng rợn, hay nhuốm màu liêu trai thì cũng đều là những câu chuyện có thật, với địa chỉ thật, trong đó có cả chuyện của chính gia đình anh, gia đình tôi, và của nhiều gia đình khác nữa. Bạn đọc có thể gặp những “nhân vật” của Sướng ở ngoài đời. Có thể kiểm định được bằng cả hệ thống tìm kiếm Google. Chả thế, có người còn tư vấn cho Sướng, khuyên Sướng chọn một số thước phim nói về quả báo mà dân chúng đưa lên mạng xã hội, làm một vài đĩa VCD, coi như phụ lục của cuốn sách. Giá sách có thể sẽ “đội” thêm chút ít nhưng cuốn sách sẽ còn hiệu lực hơn ở sức mạnh hiện thực.
VI
Nhân quả là chuyện có thật. Cứ nghiệm ngay từ chuyện của mình, gia đình mình, bạn bè mình, tôi cứ thầm trách Tạo hóa, tại sao người hiền lại chẳng gặp lành? Mình luôn hướng thiện, chỉ có làm việc thiện mà sao vẫn có người hành xử rất tàn ác đối với mình. Hồi còn là con trẻ, bồng bột và bộc trực, nhiều lúc tôi cũng không kìm được phẫn uất:
Những quân ức hiếp người ta
Thì đời nó cũng chẳng ra trò gì…
Đấy là hai câu thơ trong Trường ca Khúc hát người anh hùng mà tôi viết từ thời còn là một học sinh phổ thông. Nói đúng hơn, nó không phải thơ. Nó là lời nguyền rủa và oán trách những kẻ bạc ác. Nhưng rồi nhắp đi, ngoảnh lại, tôi bất ngờ đến kinh ngạc khi thấy những kẻ mình thầm oán trách ấy đều đã biến khỏi mặt đất. Có người đã phải trả những cái giá đắt đến rợn người. Bây giờ thì tôi hiểu đó là luật Nhân quả đã được thi hành một cách nghiêm minh. Nhưng đó cũng vẫn chỉ là một ít phần nổi lờ phờ ở phía dương gian, còn tiếp theo là gì thì chỉ có người đó biết ở cõi thăm thẳm khôn cùng. Có người thoát qua được đời cha, thì đến đời con, thậm chí đời cháu lại phải trả giá và trả ở mức độ tàn khốc hơn. Đấy là sự công bằng của Luật nhân quả. Chẳng có ai thoát được. Quý vị cứ lặng lẽ ngẫm xem.
Cuốn sách của Hoàng Anh Sướng là những câu chuyện sinh động, rùng rợn, ám ảnh nhưng có thật về Đạo luật linh diệu ấy – Luật nhân Quả, một giáo lý nổi tiếng của Đạo Phật nhưng cũng là Đạo Trời.
Hoàng Anh Sướng là một Phật Tử thuần thành. Anh đã quy y bên Mỹ, được Thiền sư Thích Nhất Hạnh đặt cho Pháp danh Tâm Hiểu Thương. Là học trò của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, anh phát tâm nguyện hành trì theo lý tưởng “Đạo Phật đi vào cuộc đời”. Một loạt cuốn sách của anh ra đời đều bàn đến những vấn đề cốt lõi của Đạo Phật là hướng con người đến với cái Thiện. Mỗi bài viết của anh là một bài thuyết pháp theo cách riêng của anh. Và sau mỗi vụ việc, mỗi câu chuyện, anh đều đưa ra các giải pháp, hoặc hé ra các “ngả đường” để người ta lựa chọn, hoặc chí ít cũng giúp người ta không có cảm giác bức bối ngột ngạt của một người đang ở chốn cùng đường. Bằng việc làm này, Hoàng Anh Sướng đã “cải hóa” được rất nhiều người. Anh cũng học được ở người thày vĩ đại của mình là Thiền sư Thích Nhất Hạnh phép biến con người thành một vị Bồ Tát để tự giải thoát cho mình thoát khỏi sự khổ đau và sân hận. Nhiều khi người ta khổ đau chỉ vì một quan niệm khô cứng và hẹp hòi nào đó. Chỉ cần thay đổi một quan niệm là đã thoát ra khỏi sự kiềm toả của nó rồi.
Cuốn sách này cũng vậy. Đây là tài liệu quý, rất quý cho các thầy cô giáo ở các trường đại học, phổ thông, cho các nhà tu hành trong những buổi thuyết pháp, nhằm hướng chúng sinh, hướng con người đến với cõi Thiện. Tôi mong cuốn sách này sẽ được phát hành rộng rãi, đặc biệt trong các trường phổ thông, các trường đại học, các khoá tu ở các chùa chiền và cả ở các trại giam.
Chưa bao giờ đạo đức xã hội lại xuống cấp thảm hại như hiện nay. Đạo đức xuống cấp cũng vì con người không còn biết sợ là gì. Khi người ta không còn biết sợ nữa thì cái ác sẽ lộng hành và lên ngôi. Cuốn sách này sẽ giúp cho người ta biết sợ. Sợ Luật Nhân Quả. Sợ làm những điều ác. Và tôi tin, rất tin, bất kỳ ai đọc nó xong cũng sẽ không dám sát sinh bừa bãi, không dám nạo phá thai, không dám đập phá mộ, đập phá đình chùa hay làm những điều ác.
Đây là cuốn sách của mọi người, mọi nhà. Chắc chắn bạn đọc sẽ yêu thích nó mà chẳng cần tôi phải bình tán, vân vi…
Và cũng giống như cuốn Hạnh phúc đích thực, cuốn Nhân quả và Phật pháp nhiệm màu cũng sẽ trở thành món quà ý nghĩa mà mọi người có thể tặng nhau.
Hà Nội 2-4-2017
TĐK
http://laokhoa.vn102.space/?p=6213438&more=1&c=1&tb=1&pb=1#more6213438
1. Một bài đã lên mạng năm 2013 trên blog Trần Đăng Khoa
Theo dõi những cuộc trao đổi về vấn đề tâm linh và các nhà ngoại cảm trên các phương tiện truyền thông gần đây, tôi thấy nhiều ý kiến cực đoan, có người thần thánh hóa những người có khả năng đặc biệt, có người bất chấp sự thật, xuyên tạc, phủ định những đóng góp của các nhà ngoại cảm đích thực trong việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ mà đã được giới khoa học xác nhận bằng kiểm định ADN. Ý kiến của nhà báo, nhà nghiên cứu tâm linh `Hoang Anh Sướng là đúng đắn hơn cả. Tôi xin chuyển đến bạn đọc cuộc trao đổi này. Tôi nghĩ, chúng ta có thể khép chuyện ngoại cảm lại được rồi. Bởi tất cả đã rõ.
TĐK
XIN ĐỪNG VÌ CÁC NHÀ NGOẠI CẢM “RỞM” MÀ PHỦ ĐỊNH SẠCH TRƠN KHẢ NĂNG VÀ CÔNG LAO CỦA CÁC NHÀ NGOẠI CẢM CHÂN CHÍNH
NHÀ BÁO HOÀNG ANH SƯỚNG
Người thực hiện: Ngọc Trâm
Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng và các diễn đàn mạng, đang diễn ra cuộc tranh luận quyết liệt xung quanh vấn đề về khả năng tìm mộ của các nhà ngoại cảm Việt Nam. Người thì phủ nhận sạch trơn, thậm chí còn riết róng tố cáo các nhà ngoại cảm là những kẻ đại bịp, lừa đảo… Người thì hết lòng bảo vệ, ngợi ca, thậm chí còn thần thánh hóa khả năng đặc biệt của họ. Với mong muốn có một cái nhìn khách quan, trung thực về vấn đề này, phóng viên báo Tuổi trẻ và đời sống đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Hoàng Anh Sướng, người đã có nhiều năm nghiên cứu, đồng hành cùng các nhà ngoại cảm hàng đầu Việt Nam trong việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, tác giả của nhiều tập phóng sự như: Những chuyện kỳ bí về thế giới tâm linh, Bùa ngải xứ Mường, Tiếng vọng từ những linh hồn…
KHÔNG THỂ ĐÒI HỎI CÁC NHÀ NGOẠI CẢM TÌM MỘ PHẢI CHÍNH XÁC 100%
P.V: Thưa nhà báo Hoàng Anh Sướng! Trong chương trình “Trở về từ ký ức” phát sóng trực tiếp trên VTV1 ngày 20 tháng 10 năm 2013, nhà báo Thu Uyên và ê-kíp đã thực hiện phóng sự điều tra với nhiều thông tin bất ngờ về sự lừa bịp của một số nhà ngoại cảm Việt Nam trong việc tìm mộ liệt sĩ, trong đó, có cả nhà ngoại cảm nổi tiếng Phan Thị Bích Hằng với việc tìm thủ cấp của tướng Phùng Chí Kiên, gây xôn xao dư luận. Là người đã đồng hành nhiều năm với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng trong các chuyến đi tìm một liệt sĩ, anh suy nghĩ gì về điều này?
Nhà báo Hoàng Anh Sướng:
Trước hết, tôi hoàn toàn nhất trí và ủng hộ mục đích của nhà báo Thu Uyên và ê kíp thực hiện chương trình “Trở về từ ký ức” là: vạch mặt, chỉ tên những hành vi lừa đảo của các nhà ngoại cảm rởm, lợi dụng lòng tin của một số thân nhân gia đình liệt sĩ để kiếm tiền bất chính. Đó thực sự là một tội ác “trời không dung, đất không tha” vì những kẻ lừa đảo này đã kiếm tiền trên xương máu của chính các anh hùng liệt sĩ. Tội ác ấy cần phải bị xã hội lên án, pháp luật trừng trị thích đáng. Ở nước ta, vài năm gần đây, bên cạnh các nhà ngoại cảm có khả năng đích thực, chân chính, bỗng xuất hiện ồ ạt các nhà ngoại cảm “giả” với vô vàn các “trung tâm tìm mộ” mọc lên như nấm. Bằng nhiều trò lừa gạt cao thủ, họ đã móc túi các gia đình có nhu cầu tìm mộ hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Nhiều gia đình bị bốc nhầm hài cốt. Nhiều thân nhân liệt sĩ lâm vào tình trạng “nửa tỉnh nửa điên”, thậm chí mất mạng vì “ốp vong”. Chính những nhà ngoại cảm rởm này đã làm nhiễu loạn một loại hình khoa học mới đang hình thành ở Việt Nam, gây hoang mang cho dân, gây nghi ngờ cho các cơ quan chức năng, các nhà ngoại cảm đích thực vì thế cũng bị ảnh hưởng.
Phóng sự điều tra trước đó của VTV1, vạch mặt, chỉ tên những thủ đoạn lừa đảo tinh vi của “cậu Thủy” là một thành công của ê-kíp, dư luận rất ngợi khen. Tuy nhiên, ở phóng sự phát sóng trực tiếp ngày 20 tháng 10 năm 2013, trong đó, có đoạn nói về việc nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng tìm thủ cấp tướng Phùng Chí Kiên và kết quả giám định của Viện pháp y quân đội chỉ là mảnh sành vỡ và 1 chiếc răng lợn, đó không phải là hài cốt liệt sĩ Phùng Chí Kiên, để rồi kết luận Phan Thị Bích Hằng là “lừa bịp”, theo tôi, đó là kết luận vội vã, thiếu khách quan, không nhân văn, thậm chí là nhẫn tâm…
P.V: Xin anh nói rõ thêm về vấn đề này!
Nhà báo Hoàng Anh Sướng:
Trước hết, tôi xin khẳng định rằng: Chị Bích Hằng là một nhà ngoại cảm hàng đầu Việt Nam. Những đóng góp của chị suốt hơn 20 năm qua trong việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ là điều không thể phủ nhận. Thật khó có thể kể hết những cuộc tìm mộ thành công xuất sắc của chị mà các nhà khoa học, nghiên cứu cũng như truyền thông báo chí đã ghi nhận, được xác thực bằng xét nghiệm ADN như tìm mộ nhà văn Nam Cao, Nguyễn Đức Cảnh, Hồ Ngọc Lân, Nguyễn Phong Sắc… hay những cuộc tìm kiếm hầm mộ tập thể lớn nhất trong lịch sử Việt Nam như cuộc tìm kiếm 4000 tù nhân cộng sản ở nhà tù Phú Quốc, hơn 500 chiến sĩ đặc công trong trận đánh K’Nack, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai … Có điều, chị Bích Hằng là một con người chứ không phải là một vị thánh nên không thể đòi hỏi ở chị cũng như các nhà ngoại cảm khác phải tìm kiếm mộ thành công 100%. Các nhà khoa học nghiên cứu ngoại cảm Việt Nam đã đánh giá xác xuất thành công tìm mộ của Bích Hằng là 70% (đây là xác xuất thành công cao nhất trong số các nhà ngoại cảm Việt Nam) cho nên việc chị thất bại trong một số cuộc tìm kiếm mộ cũng là lẽ thường tình. Chúng ta không nên căn cứ vào một số vụ không thành công của chị mà đánh giá chị là lừa bịp, là không có khả năng. Bản thân chị Bích Hằng mấy năm gần đây cũng đang tập trung thực hiện đề tài nghiên cứu tìm và phân tích nguyên nhân về 76 trường hợp tìm mộ không thành công của chị. Tôi nghĩ đây là một đề tài hay, thiết thực và cần thiết mà lẽ ra, các Trung tâm nghiên cứu phải thực hiện từ lâu rồi.
Sau nhiều năm nghiên cứu về công việc tìm mộ của các nhà ngoại cảm, tôi nghiệm ra một điều: Kết quả của một cuộc tìm mộ bằng ngoại cảm, phụ thuộc vào 3 yếu tố quan trọng hàng đầu. Thứ nhất là vong linh người mất. Năng lượng sóng của họ có đủ mạnh để truyền thông tin nhiều, chính xác? Và điều quan trọng hơn, vong linh ấy có thực sự muốn về quê với gia đình, con cháu? Điều này lại liên quan mật thiết đến yếu tố thứ 2 là người đi tìm. Người đi tìm có tâm thực sự hướng đến người đã mất không, có thực sự tha thiết mong muốn tìm được hài cốt người thân không? Vì trong rất nhiều cuộc tìm kiếm, tôi đã chứng kiến chuyện chỉ vì người sống không có tâm, làm nhiều chuyện thất đức mà vong linh người chết giận hờn, buồn tủi, không muốn về nên đã không truyền thông tin, hoặc truyền thông tin sai cho nhà ngoại cảm - yếu tố thứ 3, dẫn đến kết quả tìm kiếm không thành công. Và nhà ngoại cảm, đóng vai trò trung gian như một trạm thu sóng. Họ có khả năng thực sự không? Sức khỏe, tâm lý lúc đi tìm hài cốt thế nào? Vì lúc đi tìm, sức khỏe, tâm lý không được tốt cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả cuộc tìm kiếm. Cho nên, khi cuộc tìm kiếm không thành công, chúng ta cần phải bình tĩnh xem xét xem vướng mắc, trục trặc ở yếu tố nào, không nên vội vã đổ lỗi, kết tội ngay cho nhà ngoại cảm là lừa bịp, là rởm.
P.V: Trở lại với chương trình phát sóng ngày 20 tháng 10 năm 2013. Một thông tin gây sốc khi vị đại diện Viện pháp y quân đội phát biểu rằng: “Khả năng chính xác của những mẫu hài cốt được tìm thấy bởi các nhà ngoại cảm mang đến xét nghiệm là gần như bằng 0”. Điều này thực sự gây chấn động, hoang mang trong dư luận vì từ trước đến nay, đã có biết bao nhiêu hài cốt liệt sĩ đã được các nhà ngoại cảm tìm thấy và gia đình đã mang về thờ cúng. Anh có ý kiến gì về lời phát biểu trên?
Nhà báo Hoàng Anh Sướng:
Trong tay tôi hiện có khoảng 100 giấy xác nhận kết quả giám định ADN hài cốt liệt sĩ của các nhà ngoại cảm hàng đầu Việt Nam như: Phan Thị Bích Hằng, Lương Trung Tuấn, Nguyễn Khắc Bảy và một số nhà ngoại cảm khác do chính Viện pháp y quân đội, Viện khoa học và công nghệ sinh học, Viện khoa học hình sự (Bộ công an) giám định. Chị có thể chụp hình toàn bộ những giấy xác nhận kết quả này và in trên báo mà không cần lời bình luận gì. Vì tự thân nó đã nói lên tất cả. Có điều, tôi chỉ muốn hỏi vị đại diện Viện pháp y quân đội là: Những mẫu hài cốt mang đến xét nghiệm ấy được tìm thấy bởi những nhà ngoại cảm nào? Bởi nếu như những mẫu hài cốt ấy là kết quả tìm kiếm của những nhà ngoại cảm rởm, không có khả năng thì dẫu có xét nghiệm đến 1000 hài cốt cũng chưa chắc có được 1 kết quả đúng. Như tôi được biết, từ năm 2010, khi các gia đình thân nhân liệt sĩ đến nhờ nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng tìm kiếm hài cốt người thân, bao giờ chị cũng đề nghị họ đi xét nghiệm ADN. Song không phải gia đình nào cũng mang hài cốt đi xét nghiệm. Có gia đình vì điều kiện kinh tế khó khăn. Có gia đình vì quá tin tưởng vào khả năng của nhà ngoại cảm. Những di vật tìm thấy, những sự “hiển linh” trong suốt hành trình kiếm tìm, những câu chuyện thuộc dạng “thâm cung bí sử” của gia đình, dòng tộc chỉ mình họ biết, nay “bị” nhà ngoại cảm “bóc mẽ” nhờ sự tiết lộ của vong linh khiến thân nhân gia đình tin cậy tuyệt đối, nhiều khi còn tin hơn cả giấy xét nghiệm ADN. Tôi cũng muốn nói thêm rằng: việc xét nghiệm ADN không phải lúc nào cũng chính xác. Đơn cử như trường hợp liệt sĩ Lê Xuân Trứ (bố của ông Lê Xuân Tùng - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội) hài cốt tìm thấy ở Côn Đảo do nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng tìm. Gia đình mang hài cốt đi xét nghiệm đến lần thứ 2 mới có kết quả đúng.
P.V: Một thông tin thất thiệt nữa liên quan đến nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng khiến dư luận dậy sóng. Đó là chuyện một nhà nghiên cứu tâm linh trả lời phỏng vấn trên báo chí rằng: Ngay từ thời điểm bắt đầu cuộc tìm kiếm 4000 hài cốt liệt sĩ ở nhà tù Phú Quốc, ông đã rất quan tâm đến sự kiện đặc biệt này. Song trong buổi lễ tri ân, trao thưởng cho những cá nhân, tổ chức tham gia cuộc tìm kiếm do lãnh đạo tỉnh Kiên Giang tổ chức, ông không thấy chị Bích Hằng và chị cũng không được trao phần thưởng gì cả. Bất ngờ và băn khoăn với tình tiết này nên ngay sau đó, ông đã viết thư gửi vào cho ban lãnh đạo tỉnh Kiên Giang để hỏi rõ về sự việc. Một vị lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã trả lời ông rằng: “Chúng tôi không biết bà Hằng – bà Phan Thị Bích Hằng nào đã tìm hài cốt liệt sĩ ở Phú Quốc cả!”. Vậy nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng có thực sự tham gia vào cuộc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ ở nhà tù Phú Quốc không, thưa anh?
Nhà báo Hoàng Anh Sướng:
Năm 2008, khi cuộc khai quật tìm kiếm hài cốt các tù nhân cộng sản kiên trung ở nhà tù Phú Quốc bắt đầu, tôi là một trong những nhà báo đầu tiên ra đảo. Sau đó, tôi còn bay đi bay lại rất nhiều chuyến, tận mắt chứng kiến, ghi hình cuộc tìm kiếm hài cốt lớn nhất trong lịch sử, gặp gỡ, phỏng vấn nhiều nhân chứng, trong đó, có không ít các cựu tù Phú Quốc. Tôi đã đăng tải loạt phóng sự dài kỳ “Hành trình tìm kiếm 4.000 hài cốt ở địa ngục trần gian” trên Báo Tuổi trẻ và đời sống, gây được niềm xúc động lớn cho bạn đọc. Tôi vẫn nhớ hành trình tìm kiếm hài cốt lớn nhất ấy bắt đầu bằng cuộc viếng thăm của hơn một trăm cựu tù nhân Phú Quốc vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 2008, tại nghĩa trang liệt sĩ huyện đảo Phú Quốc. Đồng chí Trương Tấn Sang, lúc đó là uỷ viên Bộ chính trị, Thường trực Ban bí thư trung ương Đảng, một cựu tù Phú Quốc, nghèn nghẹn nói, mắt đỏ hoe: “Chúng ta phải gắng tìm cho được hơn 4.000 hài cốt của các anh em tù, đưa họ về đây, dù chỉ là một dúm xương tàn”. Đồng chí Nguyễn Trọng Dư, phó giám đốc Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày ở Phú Xuyên (Hà Nội), một cựu tù binh Phú Quốc, thành viên trong đoàn ra thăm viếng chợt nhớ đến nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, người đã từng giúp gia đình ông tìm được mộ Tổ của gia tộc ở Hải Phòng. Đứng tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện đảo Phú Quốc, ông liền bấm máy điện thoại liên lạc với Bích Hằng, ngỏ lời cầu giúp. Bích Hằng nhận lời tiếp ông ở Hà Nội.
8h sáng ngày 5 tháng 6 năm 2008, cựu tù binh Nguyễn Trọng Dư đã có buổi làm việc với nhà ngoại cảm Bích Hằng tại số nhà 25 phố Thợ Nhuộm. Sau khi nghe ông Dư kể về nhà lao Cây Dừa, về cuộc sống của hơn 30 vạn tù nhân cộng sản năm xưa, về chế độ nhà tù hà khắc, tàn độc và cái chết đau đớn của hơn 4.000 chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng vô cùng xúc động và bất ngờ. Chị nghẹn ngào nói: “Cháu sẽ cố gắng hết sức để giúp các chú sớm tìm lại đồng đội xưa”. Sáng ngày 18 tháng 10 năm 2008, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, ông Nguyễn Trọng Dư và một số người trong Ban liên lạc cựu tù binh Phú Quốc đã có mặt ở “thiên đường du lịch”. Hôm đó, cũng là ngày Giáo hội phật giáo Việt Nam tổ chức đại lễ cầu siêu cho các liệt sĩ ở đảo và Bích Hằng là khách mời. Nhưng tạm gác lại những nghi thức của buổi đại lễ thiêng liêng ấy, Bích Hằng vội vã đến Tượng đài nắm đấm với mong muốn: sớm nhận được thông tin cho cuộc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ mà theo chị dự cảm: sẽ lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Song điều kỳ lạ là xe ô tô vừa đỗ trước cửa Tượng đài, Bích Hằng vừa bước chân xuống thì như có một thế lực nào huyền bí, ngăn không cho chị vào mà kéo tuốt chị đến cánh rừng rậm rạp phía trước. Chị cứ đi như người mê sảng. Cho đến khi cánh cửa sắt lừng lững với hàng rào kẽm gai hiện ra trước mặt, chị và đoàn tìm kiếm mới dừng lại. Đây là địa phận bí mật, chứa đựng nhiều kho vũ khí của Hải quân vùng 5 nên nghiêm cấm mọi sự đột nhập. Ông Nguyễn Trọng Dư liền rút điện thoại, trao đổi với Đại tá Ngô Văn Phát, Bí thư chính uỷ vùng 5. Đã từng đọc, nghe nhiều về nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, thấu hiểu tâm nguyện thiêng liêng của ông Dư và đồng đội, Đại tá Ngô Văn Phát đồng ý cho đoàn vào vùng cấm. “Các chú ơi! Hài cốt nhiều quá. Nằm ngang, nằm dọc, tầng tầng lớp lớp. Toàn hầm mộ tập thể các chú ơi!”. Đi bộ vào sâu trong rừng chừng 100 m, bất chợt, nhà ngoại cảm Bích Hằng kêu lên thảng thốt. Và bằng khả năng đặc biệt, chị đã nhanh chóng xác định được vị trí 4 hầm mộ tập thể ở khu vực này. Mỗi hầm mộ sâu từ 6-10 m. Hài cốt trong các hầm mộ chôn tầng tầng, lớp lớp. Sau này, quả đúng như sự chỉ dẫn của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, đội K92 tỉnh Kiên Giang với sự trợ giúp trực tiếp đắc lực của nhà ngoại cảm Vũ Thị Minh Nghĩa đã khai quật thành công những hầm mộ tập thể đó. Ở hầm mộ thứ nhất, chị Năm Nghĩa và anh em đội K.92 đã tìm được 513 hài cốt. Hầm mộ thứ 2: 508 hài cốt. Hầm mộ thứ 3: 118 hài cốt. Hầm mộ thứ 4: 80 hài cốt. Chỉ trong vòng 6 tháng, chị và đội K.92 đã tìm và cất bốc được hơn…1.000 hài cốt liệt sĩ – một “kỳ tích” khiến nhiều người chả biết nên buồn hay vui, muốn xót xa cùng các liệt sỹ hay chúc mừng “thành công” của đội K92 nữa. Cho nên, tôi có thể khẳng định rằng, nếu không có sự chỉ dẫn đặc biệt của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng thì hài cốt của hơn 1000 tù nhân cộng sản kiên trung ấy sẽ mãi chìm sâu trong lòng đất lạnh giữa vùng đất mênh mông gần 400 ha rậm rạp cối cây, cỏ lau ngút ngàn ở đảo Phú Quốc ấy. Công lao của chị Bích Hằng là rất lớn.
Ông Nguyễn Văn Quang, cháu đích tôn của liệt sĩ Phùng Chí Kiên: “Những ai phát ngôn, thông tin rằng thủ cấp của ông chúng tôi là không đúng, là răng lợn thì phải xin lỗi gia đình và nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng”.
Ngày 6 tháng 11 năm 2013, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người, Liên hiệp UIA, Báo khoa học và đời sống đã tổ chức Hội thảo khoa học về việc tìm hài cốt liệt sĩ bằng khả năng đặc biệt và phần hài cốt còn lại của liệt sĩ Phùng Chí Kiên. Rất nhiều những thước phim tư liệu, những bức ảnh, những nhân chứng sống đã cho thấy: cuộc tìm kiếm thủ cấp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên qua sự chỉ dẫn của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng là chính xác và thuyết phục. Điểm vướng mắc duy nhất chỉ là bản giám định của viện pháp y quân đội cho rằng: Đó không phải là hài cốt của liệt sĩ Phùng Chí Kiên. Với mong muốn làm sáng tỏ vướng mắc duy nhất này, tại Hội thảo, luật sư Trần Đình Triển đã đưa ra một số việc làm sai nguyên tắc của Viện pháp y quân đội như: Việc mở niêm phong thủ cấp đã thu giữ không có chứng kiến đầy đủ của thành phần đã đăng ký vào niêm phong hộp đựng thủ cấp. Việc giám định không cho con cháu tướng Phùng Chí Kiên biết thời gian, địa điểm và kết quả. Viện pháp y quân đội làm trái chỉ đạo của Bộ quốc phòng là giám định AND, lại giám định các vật phẩm thu được. Mẫu vật thủ cấp tướng Phùng Chí Kiên khai quật được có đúng với mẫu vật mà Viện pháp y quân đội đưa ra hay không?... Cũng tại Hội thảo, đại diện gia đình tướng Phùng Chí Kiến bày tỏ quan điểm: “Đây là sự coi thường họ tộc chúng tôi, xúc phạm tâm linh liệt sĩ Phùng Chí Kiên, nghiêm trọng hơn là thủ tục pháp lý về giám định AND, một việc làm không khoa học, không công khai, không minh bạch. Vì vậy, chúng tôi có quyền công nhận kết quả cất bốc mà toàn thể họ tộc chúng tôi cùng với Đảng bộ, đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Cạn, huyện Ngân Sơn đã tìm kiếm trong gần bảy chục năm qua và không chấp nhận những kết quả khác”. “Những ai phát ngôn, thông tin rằng thủ cấp của ông chúng tôi là không đúng, là răng lợn thì phải xin lỗi gia đình và nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng”.
NHỮNG NHÀ NGOẠI CẢM CHÂN CHÍNH Ở VIỆT NAM NGÀY CÀNG HIẾM VÌ HỌ KHÔNG TU TÂM, CHẲNG TÍCH ĐỨC. HỌ HÀNH ĐẠO NHƯNG LẠI VÔ … ĐẠO
P.V: Thưa nhà báo Hoàng Anh Sướng! Có lẽ không ở đâu trên trái đất này lại sản sinh ra nhiều nhà ngoại cảm tìm mộ như ở nước ta. Xin anh lý giải về điều này và theo anh, những nhà ngoại cảm đích thực với khả năng tìm mộ đạt độ chính xác cao ở Việt Nam có nhiều không?
Nhà báo Hoàng Anh Sướng:
Lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam cũng là những trang sử oai hùng của những cuộc chiến chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất. Có lẽ không có một dân tộc nào trên thế giới này lại phải liên tục oằn mình chống trọi với những cuộc xâm lược ngoại bang nhiều như dân tộc Việt Nam mình. Máu và xương của biết bao thế hệ cha ông đã đổ. Có thể nói, mỗi nắm đất trên dải đất hình chữ S này là một giọt máu, mỗi tấc đất là thịt, là xương của những người anh hùng đã hy sinh thân mình vì nước bồi đắp nên. Trong số họ, có người đã hiển thánh. Song cũng có biết bao vong hồn còn lẩn quất đâu đó trong những cánh rừng xanh, núi thẳm. Bởi họ, hầu hết còn quá trẻ. Nhiều người hy sinh khi tuổi đời mới mười tám, đôi mươi, cái tuổi căng đầy ước mơ, khát vọng và cả những sân hận nên họ chưa thể đầu thai, chuyển nghiệp hay siêu thoát. Khoảng hơn 20 năm trở lại đây, các nhà ngoại cảm Việt Nam nổi lên như mưa rào. Đó là những “báu vật” mà hồn thiêng của trời đất, của sông núi, của liệt tổ liệt tông trao tặng cho mảnh đất quá nhiều đau thương, mất mát mà anh dũng, tự hào này. Và các nhà ngoại cảm là những người có duyên lành từ kiếp trước và ngàn vạn những mối nhân duyên nữa được tiếp nhận để đáp ứng một nhu cầu vô cùng bức xúc thời hậu chiến, đó là tìm mộ liệt sĩ. Những Phan Thị Bích Hằng, Nguyễn Khắc Bảy, Nguyễn Văn Nhã, Vũ Thị Minh Nghĩa…, bằng khả năng đặc biệt, đã tìm được hàng vạn hài cốt liệt sĩ, đưa các anh trở về với gia đình, với cố hương, mang lại hạnh phúc cho biết bao người vợ, người mẹ đỏ mắt mỏi mòn ngóng trông. Tính đến thời điểm này, thật khó có thể thống kê một cách chính xác, ở Việt Nam có bao nhiêu nhà ngoại cảm. Nhưng trải qua hơn mười năm nghiên cứu, khảo sát, tôi tin, số người có khả năng tìm mộ thực sự với độ chính xác cao, đếm không hết trên mười đầu ngón tay. Và những nhà ngoại cảm chân chính lại càng hiếm hoi hơn.
P.V: Xin anh cắt nghĩa hai chữ “chân chính”. Những nhà ngoại cảm chân chính như anh nói nên hiểu như thế nào?
Nhà báo Hoàng Anh Sướng:
Những nhà ngoại cảm chân chính, trước hết, như tôi vừa nói, là những người có duyên lành từ kiếp trước và ngàn vạn mối nhân duyên để đón nhận được khả năng đặc biệt mà trời đất, liệt tổ liệt tông trao tặng. Họ dùng bảo bối này để đi tìm hài cốt liệt sĩ với một cái tâm trong sáng, không màng danh lợi. Họ không bị lóa mắt bởi ánh hào quang lộng lẫy mà người đời tung hô, đắp điếm. Họ cũng khi bị lung lay bởi cơn ba động của cõi đời trần tục “gạo tiền cơm áo”. Họ hành đạo nên tâm họ phải tu, đức họ phải tích để làm sao giữ cho tâm phải luôn sáng, đức phải luôn rộng, luôn dày. Thế nhưng tiếc thay, con đường đạo đẹp đẽ ấy không phải ai làm tâm linh cũng biết, cũng hiểu, cũng theo. Nhiều nhà ngoại cảm không tu tâm, cũng chẳng tích đức nên tâm họ ngày càng mỏng, đức ngày càng sơ. Họ nghĩ rằng, khả năng đặc biệt ấy là của họ, cho nên cái tôi, cái bản ngã của họ ngày càng to lớn, lấn lướt, để rồi, khi tham gia vào các trung tâm nghiên cứu, họ đã trở thành những võ sĩ khát máu mà trung tâm là võ đài để họ thi thố tài năng. Chẳng ai là bé nhỏ cả. Ai cũng muốn mình là số 1, là to nhất, vĩ đại nhất. Thế là, thay vì xích lại gần nhau, xiết chặt tay nhau mà phát huy hết khả năng tâm linh, cùng nhau tỏa sáng, làm lợi lạc cho đời thì họ đố kỵ nhau, bon chen, tỵ hiềm, thậm chí hãm hại nhau. Họ tung những tin đồn ác ý nhằm triệt hạ đối thủ. Và họ hả hê sung sướng khi chứng kiến đối thủ của mình khổ sở vật lộn trong bão táp của thị phi. Cách đây chừng 7-8 năm, tôi và một vài người bạn tâm giao đã cố gắng làm một việc mà tôi cho rằng, nếu thành công, sẽ đem lại lợi lạc rất nhiều cho dân chúng mà trước hết, cho chính các nhà ngoại cảm. Đó là tổ chức một buổi gặp mặt, giao lưu giữa ba nhà ngoại cảm hàng đầu ở ba miền đất nước. Họ là những nhà ngoại cảm có khả năng thực sự mà tôi vô cùng yêu quý. Mỗi người một thế mạnh, một sở trường. Nếu như họ hợp tác với nhau, khác gì hổ thêm cánh. Người này hỗ trợ người kia khi cần. Khó khăn lắm mới sắp xếp được cho 3 người gặp gỡ nhau tại Hà Nội vì ai cũng một núi việc. Tôi vẫn nhớ, buổi gặp gỡ đầu tiên ấy ở nhà khách chính phủ thật cảm động. Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh hôm đó cũng đến dự. Ba nhà ngoại cảm ôm chặt lấy nhau, khóc nấc lên. Tôi cũng vì xúc động mà nước mắt, nước mũi giàn dụa. Ba mảnh đời, ba số phận nhưng cùng chung một nỗi niềm của người “sống ở dương mà phải làm việc cõi âm”, biết bao khó khăn, tủi nhục. Một vai họ phải mang vác gánh nặng thiên chức làm vợ, làm mẹ, làm con… như bao người phụ nữ bình thường khác. Vai kia họ kĩu kịt gồng gánh sứ mệnh tâm linh mà trời đất, tổ tiên đã giao phó cho họ: tìm hài cốt liệt sĩ. Trong khi trên đầu họ phải đội cả một trời bão giông những thị phi, điều tiếng, mai mỉa của người đời mỗi khi họ tìm kiếm không thành công. Chúng tôi dành trọn vẹn cho nhau ba ngày. Viếng thăm lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, thành kính dâng hương các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Mai Dịch, về thăm quê hương, gia đình của từng nhà ngoại cảm. Biết bao giọt nước mắt cảm thông, yêu thương đã rơi. Biết bao tiếng cười đã vang trong suốt hành trình rong chơi ba ngày ấy. Hai nhà ngoại cảm nọ, vì quá yêu thương, cảm mến nhau đã kết nghĩa chị em. Nhìn họ làm lễ trước bàn thờ gia tiên mà tôi sướng rơn đến độ vừa cười vừa khóc như kẻ dở người. Bao nhiêu là hy vọng, tin tưởng. Thế mà đùng một cái, nửa tháng sau, ba nhà ngoại cảm, ba cái tôi vĩ đại, ba con đường lớn thênh thênh, mạnh ai nấy chạy. Chẳng một lời điện thoại thăm hỏi, không một dòng email ngắn ngủi thăm hỏi nhau gọi là. Mấy người bạn tâm giao của tôi cứ ngơ ngác hỏi: sao lại như thế? Tôi nở một nụ cười buồn bí hiểm. Hơn bảy năm rồi tôi vẫn nợ họ một câu trả lời. Tôi sợ nói ra, bạn tôi buồn, thất vọng.
P.V: Có phải vì không “tu” nên một số nhà ngoại cảm đích thực bị mất dần khả năng tâm linh, thưa anh?
Nhà báo Hoàng Anh Sướng:
Có một thực tế là hầu hết các nhà ngoại cảm Việt Nam có khả năng đặc biệt sau một cơn đột biến chứ không phải do tu tập mà thành: Người thì bị chó dại cắn, người thì bị điên loạn, người thì bị chết lâm sàng… Những người có khả năng do tu tập như Thẩm Thúy Hoàn, Nguyễn Phúc Lộc…, ít lắm. Do biến cố đột ngột ấy, họ bỗng dưng có khả năng nhìn thấy người âm, trò chuyện được với người âm. Và khi nhân duyên đủ, họ bắt đầu hành trình đi tìm mộ. Một vài năm sau, qua những vụ tìm kiếm hài cốt thành công, họ dần nổi tiếng, tên tuổi vượt khỏi lũy tre làng. Thế là dân chúng nườm nượp kéo đến. Nhiều đại gia, người có địa vị xã hội cũng lũ lượt tìm đến hết lời tụng ca, nâng niu, chằm bặp, biếu tiền, tặng quà… Họ choáng ngợp, họ lóa mắt. Thế là, từ những người phụ nữ, đàn ông quê mùa, chân chất, họ thoắt trở thành những ông hoàng, bà chúa, một bước lên xe, kẻ đưa người đón. Cũng xúng xính váy ngắn dài, cũng mắt xanh môi đỏ, cũng nhẫn kim cương, cũng nước hoa lựng xóm… Và rồi một ngày, họ trở thành người chuyên phụng sự đắc lực cho nhóm người giàu có, quyền thế. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những gia đình thân nhân liệt sĩ nghèo túng, dẫu có chầu chực, đợi chờ cả năm trời đến đỏ mắt cũng chẳng gặp được họ mà nói một lời cậy nhờ tìm mộ. Tôi đã từng gặp, từng chơi với nhiều nhà ngoại cảm như thế. Sự lột xác, lột hồn chóng vánh của họ nhiều lúc khiến tôi giật nảy mình, choáng váng. Thay vì những câu chuyện tìm mộ với những tình tiết ly kỳ, huyền hoặc, với sự linh ứng đến kỳ lạ, thay vì những xẻ chia tận đáy lòng những day dứt, trăn trở về phận người thời hậu chiến, những trải nghiệm tuyệt vời trên con đường học đạo, hành đạo, họ ào ào khoe vừa mua thêm căn hộ mới, siêu xe mới, tháng sau sẽ đi du lịch Châu Âu cùng phu nhân ông X, ông Y… Có lúc, họ ngốt lên: “Sướng ơi! Sao thiên hạ nhiều người giàu thế, lắm tiền thế. Họ có hàng trăm tỷ, nghìn tỷ mà chị em mình vẫn nghèo thế hả em”. Tôi nghe vậy mà lạnh hết cả sống lưng vì… sợ.
P.V: Tại sao anh lại sợ?
Nhà báo Hoàng Anh Sướng:
Tôi sợ cho họ, thương cho họ vì tôi tin vào luật nhân quả. Tôi biết, trời cho họ khả năng đặc biệt ấy để họ đi tìm mộ liệt sĩ, xoa dịu nỗi đau của hàng ngàn, hàng vạn những người vợ, người mẹ suốt mấy chục năm ròng đỏ mắt, mỏi mòn ngóng trông. Đó là việc âm. Mà làm việc âm thì phải lấy lộc âm làm phúc chứ họ cứ đi vơ tiền, vơ bạc làm phần để trở nên giàu có như những đại gia như thế thì đáng sợ quá vì “lộc phật có gai”, quả báo nhỡn tiền. Con cháu họ nay mai sẽ òe cổ ra mà trả nợ không hết. Và nhỡ trời đất nổi giận, thu lại bảo bối thì họ sẽ hết khả năng. Họ sẽ trở thành những “ông lão, bà lão đánh cá và con cá vàng” mất thôi. Tiếc lắm!
Nhiều lúc, tôi cứ băn khoăn tự hỏi: Một số nhà ngoại cảm cần nhiều tiền thế để làm gì? Cần mua nhiều nhà thế để làm gì? Có ngủ thì họ cũng chỉ có thể ngủ một chỗ. Có ăn, dẫu là sơn hào hải vị đi chăng nữa, ngày cũng chỉ ăn đến hai, ba bữa là cùng. Một bữa cơm ngon, ăn nhiều quá, thành bội thực, đôi khi lại chết vì no. Trong một lần đàm đạo với nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh Phan Oanh về vấn đề nhức nhối này, tôi rất tâm đắc với ý kiến của bà. Bà Phan Oanh bảo: “Hiện nay chúng ta đang bị nhầm lẫn đời sống tâm linh và hiện tượng tâm linh mà ta quen gọi là nhà ngoại cảm. Bây giờ có rất nhiều nhà ngoại cảm tự xưng là thánh, là Phật mà nói dối như ranh, chửi tục nhem nhẻm, trai trên gái dưới. Họ không tích đức, cũng chẳng tu tâm. Làm người còn chưa xong thì làm sao thành thánh, thành Phật, thành tiên được. Họ cho rằng: giời cho tôi lộc, tôi được hưởng. Họ quên mất rằng: trời cho họ cái lộc này để họ là tấm gương sáng cho trăm họ soi, để họ làm phúc chứ không phải để họ lấy phần. Vì lộc có hai thứ: giá trị tinh thần là phúc âm, giá trị cụ thể là phần. Mà lấy phần thì hết phúc. Lấy phúc phải nhẹ phần”. Những lời tâm sự chí tình, chí lý ấy của bà Phan Oanh, liệu có mấy nhà ngoại cảm ở Việt Nam hiểu được, làm được? Cho nên, nhiều lúc, nghĩ về họ, tôi cứ thấy buồn, thấy tiếc. Giá như, họ biết tu, giá như họ có đạo mà đạo trước tiên, quan trọng nhất, cao nhất, cần thiết nhất là đạo làm người thì dân chúng sẽ được hưởng biết bao lợi lạc chứ đâu chỉ đơn thuần là tìm thấy nắm xương tàn của người đã mất. Điều đó càng tuyệt vời hơn trong hoàn cảnh đạo đức xã hội đang xuống cấp, suy đồi trầm trọng như lúc này.
P.V: Là một nhà báo chơi thân, gắn bó nhiều năm với nhiều nhà ngoại cảm nổi tiếng Việt Nam, cá nhân anh có cách nào để níu giữ họ khỏi sức hút đầy ma lực của kim tiền, danh vọng?
Nhà báo Hoàng Anh Sướng:
Từ nhiều năm qua, tôi đã tự giao cho mình một sứ mệnh cao cả là: cố gắng gìn giữ các nhà ngoại cảm mà mình quen biết thoát khỏi sức cám dỗ chết người của tiền bạc, của danh tiếng phù du mà người đời, đặc biệt là những đại gia, những người quyền thế bủa vây, giăng mắc. Tôi làm điều đó không phải cho mình mà là cho dân, cho hàng ngàn hàng vạn gia đình liệt sĩ chưa tìm thầy mộ. Bởi họ thực sự là những báu vật của trời đất, của liệt tổ liệt tông trao tặng cho cõi nhân gian còn lắm khổ đau này. Họ là tài sản của quốc gia, không nên để một số kẻ lắm tiền nhiều của nhăm nhe cướp báu vật ấy thành của riêng mình. Bằng nhiều cách, tôi đã giữ gìn thành công một số báu vật ấy. Song cũng có nhiều báu vật tôi đành bất lực nhìn họ bay theo sức hút ghê gớm của tiền tài, danh vọng. Thú thực, những lúc ấy, tôi buồn vô cùng, đau vô cùng như có cái gì đó sụp đổ tan hoang trong lòng.
P.V: Thưa anh! Hiện nay, bên cạnh những nhà ngoại cảm có khả năng thực sự giúp các gia đình liệt sĩ tìm kiếm hài cốt, bớt đi phần nào những mất mát, đau thương thì cũng xuất hiện nhan nhản các nhà ngoại cảm rởm, bịp bợm với mục đích làm kinh tế, trục lợi trên xương máu các liệt sĩ, dẫn đến sự nhốn nháo ngoại cảm, gây hoang mang, bất bình trong dư luận. Theo anh, nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng đáng buồn đó?
Nhà báo Hoàng Anh Sướng:
Câu hỏi của chị là một câu hỏi lớn mà để trả lời một cách thấu đáo, tôi nghĩ rằng cần phải tổ chức một cuộc hội thảo với sự tham gia của các cơ quan chức năng, các trung tâm nghiên cứu, các nhà khoa học và cả chính các nhà ngoại cảm. Ở góc độ cá nhân, tôi tạm lý giải nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng buồn đó thế này.
Điều đầu tiên khiến tôi xót xa nhất là nhà nước Việt Nam thả nổi mảng này. Suốt mấy chục năm qua, tôi chẳng thấy cơ quan chức năng quản lý nào hướng dẫn, chỉ đường cho các nhà ngoại cảm. Cho nên, biết bao người có duyên với tâm linh, vì không có người hướng dẫn, chỉ đường mà họ đi lạc đạo, biến luôn Phật thánh và xương cốt liệt sĩ thành hàng hóa. Tôi tin, trong số những nhà ngoại cảm bị bắt vừa rồi vì tội ngụy tạo hiện trường, làm giả hài cốt, di vật liệt sĩ, cũng có người có khả năng tâm linh đấy. Nhưng vì lầm đường lạc lối nên họ trở thành quỷ, thành ma. Nói một cách công bằng thì các cơ quan an ninh, quản lý văn hóa cũng để ý đến vấn đề ngoại cảm. Nhưng hình như họ chỉ làm duy nhất một việc là: xem anh này, chị kia có khả năng tâm linh, ngoại cảm thật không? Có đơn vị, cá nhân nào tài trợ không? Có tổ chức phản động nào núp sau không? Có làm gì ảnh hưởng đến an ninh chính trị của sơn hà xã tắc không? Chấm hết. Sự nhốn nháo, thật-giả lẫn lộn về ngoại cảm ở Việt Nam không phải bây giờ mới có. Mấy năm trước, báo chí đã rầm rĩ lên tiếng báo động về sự xuất hiện ồ ạt các nhà ngoại cảm giả với nhan nhản các “trung tâm tìm mộ” bằng phương pháp áp vong, gọi hồn khắp chốn cùng nơi. Bằng những thủ đoạn tinh vi, họ đã móc túi từ các gia đình có nhu cầu tìm mộ hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ động. Biết bao thân nhân liệt sĩ đã chết vì áp vong. Biết bao gia đình khóc dở, mếu dở khi phát hiện mình đã bốc nhầm hài cốt. Xương cốt chồng, cha mình tìm được chỉ là một nấm mối, một khúc củi mục, một dúm xương trâu, xương bò… Cá nhân tôi lúc đó cũng lớn tiếng đăng đàn trên báo chí, kêu gọi các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để ngăn chặn sự mọc lên như nấm, sự tác oai tác quái của các trung tâm tìm mộ rởm này. Và tôi nín thở đợi chờ, theo dõi. Nhưng chờ hoài, chờ mãi mà chẳng thấy trung tâm nào bị xử lý. Sau này, qua điều tra, tôi được biết, ở một số địa phương, chính quyền cũng có một số biện pháp ngăn cản hoạt động tìm mộ, áp vong, gây náo động đời sống dân chúng. Song do chưa hiểu rõ bản chất của vấn đề này nên khi một số nhà ngoại cảm ưỡn ngực trình giấy chứng nhận họ đang là cộng tác viên hoặc đang là đối tượng nghiên cứu đề tài của Trung tâm nghiên cứu X, viện nghiên cứu Y nào đó, chính quyền đã bị lừa vì nghĩ rằng, các nhà ngoại cảm có tư cách pháp nhân tìm kiếm mộ, áp vong. Chính quyền không hiểu rằng: tờ giấy được cấp bởi trung tâm nghiên cứu X, viện Y ấy chỉ là đơn thuần xác nhận: anh A, chị B là đối tượng nghiên cứu của một đề tài nào đó chứ họ không có tư cách pháp nhân tìm mộ. Đó càng không phải là thẻ hành nghề. Ngay tên gọi “nhà ngoại cảm” cũng chỉ là cách gọi chung những người đi tìm mộ liệt sĩ và cụm từ này, dường như cũng đang bị lạm dụng quá nhiều. Cho nên, tôi cho rằng: việc quản lý các nhà ngoại cảm Việt Nam là hết sức khó khăn, phức tạp và thời gian qua, gần như đi vào bế tắc. Đó chính là cơ hội để các loài nấm độc là những nhà ngoại cảm rởm, bịp bợm, lừa đảo mọc lên như mưa rào trong mấy năm gần đây.
P.V: Như vậy, có phải một số trung tâm nghiên cứu khá dễ dãi trong việc cấp giấy chứng nhận cho các nhà ngoại cảm, thưa anh?
Nhà báo Hoàng Anh Sướng:
Vâng! Đó là một thực tế. Mấy năm gần đây, ở một số trung tâm nghiên cứu, tôi thấy các nhà khoa học khá dễ dãi trong việc thẩm định, đánh giá, cấp giấy chứng nhận cho các nhà ngoại cảm. Nhiều nhà ngoại cảm, tôi thấy chỉ có một chút ít khả năng, thậm chí không có khả năng, song không hiểu sao, một số nhà khoa học, sau một vài lần trắc nghiệm, đã vội vàng kết luận, đánh giá rồi cấp giấy chứng nhận cho họ. Thế là, họ sử dụng giấy chứng nhận ấy như một giấy phép hành nghề, tung tăng khắp trong nam ngoài bắc, lợi dụng niềm tin của những gia đình thân nhân liệt sĩ để trục lợi, kiếm tiền bất chính. Điều đáng trách là có nhà khoa học mặc dầu đức cao vọng trọng song lại cố tình nhắm mắt làm ngơ, thậm chí tiếp tay cho hành động sai trái của những kẻ lừa đảo tâm linh này.
P.V: Là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại cảm, anh có lời khuyên gì cho những gia đình hiện vẫn chưa tìm được hài cốt liệt sĩ?
Nhà báo Hoàng Anh Sướng:
Tôi rất mong các cơ quan chức năng sớm có sự thẩm định nghiêm túc. Những nhà ngoại cảm rởm, không có khả năng, cần phải bị loại trừ. Những nhà ngoại cảm đích thực, chân chính, cần được tập hợp lại trong một tổ chức ở cấp nhà nước để chuyên lo việc tìm mộ các liệt sĩ. Đấy là một việc lớn mà chúng ta cần phải làm một cách chu toàn. Riêng đối với các gia đình thân nhân liệt sĩ có nhu cầu tìm hài cốt, tôi khuyên cần hết sức tỉnh táo, chọn lựa những nhà ngoại cảm có khả năng đích thực, đã được các tổ chức khoa học trong nước nghiên cứu, đánh giá để nhờ cậy. Khi tìm thấy hài cốt, cần xét nghiệm AND để kết quả thực sự thuyết phục, tránh sự nhầm lẫn đáng tiếc. Có điều, viêc tìm hài cốt liệt sĩ vô cùng khó khăn, gian nan không khác gì mò kim đáy bể. Nhiều hài cốt do chôn cất sơ sài, lại vùi sâu mấy chục năm dưới lòng suối, bờ cây, bụi cỏ nên việc tìm thấy hài cốt là điều bất khả thi. Có lần, tôi đã hỏi nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh: với những liệt sĩ xác thân đã hóa thổ, hòa trộn vào đất mẹ, có cách nào giải quyết bằng tâm linh không? Bà Phan Oanh đã đưa ra một giải pháp mà tôi vô cùng tâm đắc. Bà bảo, chúng ta nên lập các đàn, không chỉ có cầu siêu mà xin cho các liệt sĩ đầu thai, chuyển nghiệp để đừng có lấn quấn với cái thân tứ đại làm gì. Bởi vì cái này nên rời bỏ, nên về các cảnh giới khác dù rằng cõi trung giới hay thượng giới mà làm cái công việc nó ân nghĩa hơn là cứ lẩn quẩn trong rừng sâu, khe đá cũng chỉ là ma mường, ma xó mà thôi. Và ước gì dân tộc chúng ta, có một ngày 27 tháng 7 nào đó, chùa chùa, nhà nhà, cùng một lúc làm được việc này để cho cái sự rung động được cộng hưởng, nhân lên gấp nhiều lần. Và những chùa lớn đánh cùng một tiếng chuông, chuông hiệu triệu, chuông cầu siêu, chuông hóa giải tất cả mọi nghiệp ai oán, ân oán, hờn oán, hận oán trong chiến tranh và xin với trời đất, xin Phật độ để cho những vị có công với quốc gia sớm được chuyển nghiệp đầu thai, làm những công việc lợi ích.P.V: Xin cảm ơn anh!
http://laokhoa.blogtiengviet.net/2013/11/15/chuyar_n_ngoaoni_caocm
---
BỔ SUNG
2. Trần Đăng Khoa viết về sách mới ra năm 2017 của Hoàng Anh Sướng, trên blog TĐK
NHÂN QUẢ
08/05/2017@21h04, 12875 lượt xem, viết bởi: LÃO KHOA
Chuyên mục: Nhật ký
Chuyên mục: Nhật ký
TRẦN ĐĂNG KHOA
I
NHÂN QUẢ VÀ PHẬT PHÁP NHIỆM MÀU là cuốn sách mới nhất của nhà báo nổi tiếng Hoàng Anh Sướng vừa ra đời chưa ráo mực ở Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Cuốn sách đặc biệt này, ít nhiều, bạn đọc cũng đã biết nó qua một số bài viết đã được đăng tải suốt một năm qua trên báo TUỔI TRẺ VÀ ĐỜI SỐNG. Đây là bộ Phóng sự trường thiên mà tác giả của nó – nhà báo Hoàng Anh Sướng cũng không biết nó sẽ có bao nhiêu tập. Tập I vừa ra lò còn nóng hôi hổi. Tập II, tập III cũng đã dàn trang trong khi chuyện vẫn còn dài lắm, mà càng về sau lại càng hấp dẫn.
Ngay tập I cũng đã hấp dẫn rồi. Đọc lẻ từng bài, đã cuốn hút. Khi thành sách lại còn có ma lực hơn, bởi nó cho ta một cái nhìn có tính tổng thể. Chả thế, có ông bạn “mọt sách” bảo: “Đây mới là cuốn sách hay nhất của Sướng!”. Tôi không nghĩ thế. Mỗi cuốn có vẻ đẹp riêng.
Hoàng Anh Sướng không phải nhà văn ngồi trong phòng kính có máy lạnh hay chính Hiên trà Trường Xuân rất nổi tiếng của anh mà hư cấu, tưởng tượng ra những tình tiết ly kỳ, ám ảnh, rùng rợn. Đây là những chuyện hoàn toàn có thật trong đời sống thường ngày. Hoàng Anh Sướng chỉ là một ký giả ghi chép lại một cách trung thực, sống động, hấp dẫn, hay nói đúng hơn, anh như gã thợ đấu lực lưỡng, cứ uỳnh uỵch xắn từng mảng đời sống nóng buốt mà vật lên trang giấy với nguyên mùi bùn đất, mùi mồ hôi và đôi khi có cả mùi máu nữa.
II
Từ xưa tới nay, Nhân quả luôn là một vấn đề lớn, rất lớn, thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Cha ông ta cũng đã đúc kết thành những bài học quý giá truyền cho cháu con: “Nhân nào quả nấy”, “Gieo gì gặt ấy”. Hay cụ thể hơn: “Gieo gió thì gặt bão”, hoặc lời cảnh báo: “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, rồi lời khuyên: “Sống để đức cho con”… Và nói bằng hình tượng như nhà thơ nổi tiếng thế giới Rasul Gamzatov nhắc lời của nhà tiên tri Abutalip: “Nếu anh bắn quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác”… Và rồi còn nhiều, rất nhiều. Chúng ta không thể liệt kê hết được những lời sấm truyền ấy.
Cũng đã có không ít những cuốn sách viết về Nhân quả của các nhà văn, các học giả trong và ngoài nước. Cũng có không ít những bài pháp thoại của các thiền sư, hòa thượng nổi tiếng về Nhân quả, trong đó có nhiều bài rất hay, nhưng với nhiều người, vẫn thiếu sức thuyết phục bởi nó còn nặng về giáo lý mà thiếu những câu chuyện đời sống động. Thậm chí, ngay cả khi liên hệ với thực tiễn, họ lại đưa ra những câu chuyện ở cõi… âm ty, địa ngục hay viện dẫn những bằng cớ từ sách Tầu xảy ra từ đời nảo đời nào, nên người ta cũng chẳng biết là có thật hay không.
III
Có lẽ cũng chính vì thế mà bạn đọc thích tìm đến với Hoàng Anh Sướng. Cũng như tác phẩm Hạnh phúc đích thực và nhiều tác phẩm khác của anh, cuốn Nhân quả và Phật pháp nhiệm màu ngay từ khi còn là những trang phóng sự đăng dài kỳ trên Báo Tuổi trẻ và đời sống, đã có nhiều nhà sách muốn in. Nhiều bạn đọc sốt sắng điện cho anh hỏi bao giờ có sách? Có đại gia còn sẵn sàng tài trợ cho anh đến cả trăm triệu đồng để in cuốn sách này. Họ muốn có cuốn sách làm quà tặng gia đình, bạn bè và nhân viên của họ. Bởi như họ nói, cuốn sách sẽ khiến mọi người phải giật mình tỉnh ngộ, tin vào luật nhân quả, hiểu đúng về luật nhân quả để rồi buộc phải sống tử tế hơn. Đời sống bây giờ cũng lạ. Tặng quà nhiều khi rất khó. Bởi có người vật chất đã bão hòa. Tặng tiền bạc lại hóa nhàm. Mà tiền bạc chẳng biết thế nào cho đủ. Đã thế lại tốn kém. Tặng sách vẫn hay nhất. Trang nhã và sang trọng. Mà sách của Hoàng Anh Sướng lại có ích. Bởi nó có sức răn đe cái ác nếu cái ác vẫn còn nương náu ở đâu đó trong sâu thẳm mỗi con người. Thực tế, đã không ít người thay đổi hẳn tính nết khi đọc sách của Hoàng Anh Sướng.
Nhiều bạn đọc cũng đã nhận ra sự linh diệu ấy. Một cô gái nghèo, đang bán hàng thuê cho chủ một cửa hàng tạp hoá. Cô tìm đến Hoàng Anh Sướng, trao cho anh 5 triệu đồng là số tiền cô tích cóp dành dụm được: “Em góp thêm cho anh để anh in sách!”. Hoàng Anh Sướng ứa nước mắt: “Trời đất ơi! Anh có thiếu tiền để in sách đâu!”. “Vâng! Em biết anh chẳng thiếu gì. Anh còn làm từ thiện, rồi huy động mọi người làm từ thiện giúp bao nhiêu người nghèo khổ, bất hạnh. Nhưng em cần có sớm cuốn sách để tặng bố mẹ em. Bố mẹ em làm nghề giết mổ gia cầm. Em sợ lắm. Em đã mấy lần xảy thai rồi. Chẳng biết có phải là nghiệp báo không?”. “Nhưng loạt bài này anh vẫn còn đang viết, đang in trên báo Tuổi trẻ và đời sống, đã xong đâu mà in”. “Được phần nào thì in phần đó anh ạ!”. Cô gái khuyên. Nhiều bạn bè cũng khuyên Sướng như thế. Và rồi, cũng như cuốn Hạnh phúc đích thực, cuốn sách này ra đời sớm hơn dự kiến của tác giả vì nhu cầu đòi hỏi của chính độc giả.
IV
Nhà văn nổi tiếng Tạ Duy Anh, biên tập viên Nhà xuất bản Hội nhà văn bảo tôi: “Trong đời làm biên tập, tôi đọc không biết bao nhiêu cuốn sách rồi, trong đó có không ít cuốn của những nhà văn tên tuổi lẫy lừng, nhưng thú thực, đọc mệt lắm. Nếu không có nhiệm vụ phải đọc thì chắc tôi sẽ không đọc. Nhưng sách của Sướng thì khác. Tôi đọc rất say mê. Cuốn nào cũng hấp dẫn. Tôi đọc liền một mạch trắng đêm luôn, không thể buông ra được. Vợ tôi cũng tò mò, muốn mượn bản thảo đọc trước. Tôi bảo: “Hãy cứ đợi đấy. Sách ra, tôi sẽ mua cả chục cuốn tặng bà. Bà đọc rồi cho bạn bè của bà. Sướng viết hay lắm. Văn rất hay. Hoàng Anh Sướng đích thực là một nhà văn. Nhiều nhà văn không viết được như Sướng!”. Tạ Duy Anh là một người tinh nghề. Anh rất có công khi phát hiện ra Hoàng Anh Sướng ở lĩnh vực văn chương và tạo điều kiện tốt nhất cho các cuốn sách của Sướng đến được với đông đảo bạn đọc.
V
Vậy cái hay của cuốn sách này ở đâu? Ở tài văn hay ở những con chữ có sức ma mị? Đúng đấy. Nhưng chưa đủ. Bởi nếu nhìn ở góc độ văn chương, chữ nghĩa, nhiều người có sức mạnh chẳng kém gì Hoàng Anh Sướng, thậm chí, họ còn vượt trội hơn. Văn Sướng rất hấp dẫn. Điều đó là một yếu tố quan trọng. Không hấp dẫn, người ta sẽ không đọc. Khi người ta không đọc thì mọi ý tưởng, thông điệp, dù có cao siêu, sâu sắc thế nào cũng không tới được công chúng và cũng chẳng tới được với ai. Ưu điểm của Sướng là tổng hợp của rất nhiều yếu tố. Trong đó có một yếu tố cực kỳ quan trọng, đó là sự thật. Chẳng có đỉnh cao nào lớn hơn sự thật. Sự thật tự nó đã là một giá trị. Cuốn sách này cũng thế. Đây là sách người thật, việc thật. Và là chuyện thật nên người ta mới thấy sợ.
Tất cả những gì Sướng kể, dù có ly kỳ, rùng rợn, hay nhuốm màu liêu trai thì cũng đều là những câu chuyện có thật, với địa chỉ thật, trong đó có cả chuyện của chính gia đình anh, gia đình tôi, và của nhiều gia đình khác nữa. Bạn đọc có thể gặp những “nhân vật” của Sướng ở ngoài đời. Có thể kiểm định được bằng cả hệ thống tìm kiếm Google. Chả thế, có người còn tư vấn cho Sướng, khuyên Sướng chọn một số thước phim nói về quả báo mà dân chúng đưa lên mạng xã hội, làm một vài đĩa VCD, coi như phụ lục của cuốn sách. Giá sách có thể sẽ “đội” thêm chút ít nhưng cuốn sách sẽ còn hiệu lực hơn ở sức mạnh hiện thực.
VI
Nhân quả là chuyện có thật. Cứ nghiệm ngay từ chuyện của mình, gia đình mình, bạn bè mình, tôi cứ thầm trách Tạo hóa, tại sao người hiền lại chẳng gặp lành? Mình luôn hướng thiện, chỉ có làm việc thiện mà sao vẫn có người hành xử rất tàn ác đối với mình. Hồi còn là con trẻ, bồng bột và bộc trực, nhiều lúc tôi cũng không kìm được phẫn uất:
Những quân ức hiếp người ta
Thì đời nó cũng chẳng ra trò gì…
Đấy là hai câu thơ trong Trường ca Khúc hát người anh hùng mà tôi viết từ thời còn là một học sinh phổ thông. Nói đúng hơn, nó không phải thơ. Nó là lời nguyền rủa và oán trách những kẻ bạc ác. Nhưng rồi nhắp đi, ngoảnh lại, tôi bất ngờ đến kinh ngạc khi thấy những kẻ mình thầm oán trách ấy đều đã biến khỏi mặt đất. Có người đã phải trả những cái giá đắt đến rợn người. Bây giờ thì tôi hiểu đó là luật Nhân quả đã được thi hành một cách nghiêm minh. Nhưng đó cũng vẫn chỉ là một ít phần nổi lờ phờ ở phía dương gian, còn tiếp theo là gì thì chỉ có người đó biết ở cõi thăm thẳm khôn cùng. Có người thoát qua được đời cha, thì đến đời con, thậm chí đời cháu lại phải trả giá và trả ở mức độ tàn khốc hơn. Đấy là sự công bằng của Luật nhân quả. Chẳng có ai thoát được. Quý vị cứ lặng lẽ ngẫm xem.
Cuốn sách của Hoàng Anh Sướng là những câu chuyện sinh động, rùng rợn, ám ảnh nhưng có thật về Đạo luật linh diệu ấy – Luật nhân Quả, một giáo lý nổi tiếng của Đạo Phật nhưng cũng là Đạo Trời.
Hoàng Anh Sướng là một Phật Tử thuần thành. Anh đã quy y bên Mỹ, được Thiền sư Thích Nhất Hạnh đặt cho Pháp danh Tâm Hiểu Thương. Là học trò của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, anh phát tâm nguyện hành trì theo lý tưởng “Đạo Phật đi vào cuộc đời”. Một loạt cuốn sách của anh ra đời đều bàn đến những vấn đề cốt lõi của Đạo Phật là hướng con người đến với cái Thiện. Mỗi bài viết của anh là một bài thuyết pháp theo cách riêng của anh. Và sau mỗi vụ việc, mỗi câu chuyện, anh đều đưa ra các giải pháp, hoặc hé ra các “ngả đường” để người ta lựa chọn, hoặc chí ít cũng giúp người ta không có cảm giác bức bối ngột ngạt của một người đang ở chốn cùng đường. Bằng việc làm này, Hoàng Anh Sướng đã “cải hóa” được rất nhiều người. Anh cũng học được ở người thày vĩ đại của mình là Thiền sư Thích Nhất Hạnh phép biến con người thành một vị Bồ Tát để tự giải thoát cho mình thoát khỏi sự khổ đau và sân hận. Nhiều khi người ta khổ đau chỉ vì một quan niệm khô cứng và hẹp hòi nào đó. Chỉ cần thay đổi một quan niệm là đã thoát ra khỏi sự kiềm toả của nó rồi.
Cuốn sách này cũng vậy. Đây là tài liệu quý, rất quý cho các thầy cô giáo ở các trường đại học, phổ thông, cho các nhà tu hành trong những buổi thuyết pháp, nhằm hướng chúng sinh, hướng con người đến với cõi Thiện. Tôi mong cuốn sách này sẽ được phát hành rộng rãi, đặc biệt trong các trường phổ thông, các trường đại học, các khoá tu ở các chùa chiền và cả ở các trại giam.
Chưa bao giờ đạo đức xã hội lại xuống cấp thảm hại như hiện nay. Đạo đức xuống cấp cũng vì con người không còn biết sợ là gì. Khi người ta không còn biết sợ nữa thì cái ác sẽ lộng hành và lên ngôi. Cuốn sách này sẽ giúp cho người ta biết sợ. Sợ Luật Nhân Quả. Sợ làm những điều ác. Và tôi tin, rất tin, bất kỳ ai đọc nó xong cũng sẽ không dám sát sinh bừa bãi, không dám nạo phá thai, không dám đập phá mộ, đập phá đình chùa hay làm những điều ác.
Đây là cuốn sách của mọi người, mọi nhà. Chắc chắn bạn đọc sẽ yêu thích nó mà chẳng cần tôi phải bình tán, vân vi…
Và cũng giống như cuốn Hạnh phúc đích thực, cuốn Nhân quả và Phật pháp nhiệm màu cũng sẽ trở thành món quà ý nghĩa mà mọi người có thể tặng nhau.
Hà Nội 2-4-2017
TĐK
1. Một bài đã lên mạng năm 2013 trên blog Trần Đăng Khoa
CHUYỆN NGOẠI CẢM
15/11/2013@16h55, 18308 lượt xem, viết bởi: LÃO KHOA
Chuyên mục: Nhật ký
Chuyên mục: Nhật ký
Theo dõi những cuộc trao đổi về vấn đề tâm linh và các nhà ngoại cảm trên các phương tiện truyền thông gần đây, tôi thấy nhiều ý kiến cực đoan, có người thần thánh hóa những người có khả năng đặc biệt, có người bất chấp sự thật, xuyên tạc, phủ định những đóng góp của các nhà ngoại cảm đích thực trong việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ mà đã được giới khoa học xác nhận bằng kiểm định ADN. Ý kiến của nhà báo, nhà nghiên cứu tâm linh `Hoang Anh Sướng là đúng đắn hơn cả. Tôi xin chuyển đến bạn đọc cuộc trao đổi này. Tôi nghĩ, chúng ta có thể khép chuyện ngoại cảm lại được rồi. Bởi tất cả đã rõ.
TĐK
XIN ĐỪNG VÌ CÁC NHÀ NGOẠI CẢM “RỞM” MÀ PHỦ ĐỊNH SẠCH TRƠN KHẢ NĂNG VÀ CÔNG LAO CỦA CÁC NHÀ NGOẠI CẢM CHÂN CHÍNH
NHÀ BÁO HOÀNG ANH SƯỚNG
Người thực hiện: Ngọc Trâm
Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng và các diễn đàn mạng, đang diễn ra cuộc tranh luận quyết liệt xung quanh vấn đề về khả năng tìm mộ của các nhà ngoại cảm Việt Nam. Người thì phủ nhận sạch trơn, thậm chí còn riết róng tố cáo các nhà ngoại cảm là những kẻ đại bịp, lừa đảo… Người thì hết lòng bảo vệ, ngợi ca, thậm chí còn thần thánh hóa khả năng đặc biệt của họ. Với mong muốn có một cái nhìn khách quan, trung thực về vấn đề này, phóng viên báo Tuổi trẻ và đời sống đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Hoàng Anh Sướng, người đã có nhiều năm nghiên cứu, đồng hành cùng các nhà ngoại cảm hàng đầu Việt Nam trong việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, tác giả của nhiều tập phóng sự như: Những chuyện kỳ bí về thế giới tâm linh, Bùa ngải xứ Mường, Tiếng vọng từ những linh hồn…
KHÔNG THỂ ĐÒI HỎI CÁC NHÀ NGOẠI CẢM TÌM MỘ PHẢI CHÍNH XÁC 100%
P.V: Thưa nhà báo Hoàng Anh Sướng! Trong chương trình “Trở về từ ký ức” phát sóng trực tiếp trên VTV1 ngày 20 tháng 10 năm 2013, nhà báo Thu Uyên và ê-kíp đã thực hiện phóng sự điều tra với nhiều thông tin bất ngờ về sự lừa bịp của một số nhà ngoại cảm Việt Nam trong việc tìm mộ liệt sĩ, trong đó, có cả nhà ngoại cảm nổi tiếng Phan Thị Bích Hằng với việc tìm thủ cấp của tướng Phùng Chí Kiên, gây xôn xao dư luận. Là người đã đồng hành nhiều năm với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng trong các chuyến đi tìm một liệt sĩ, anh suy nghĩ gì về điều này?
Nhà báo Hoàng Anh Sướng:
Trước hết, tôi hoàn toàn nhất trí và ủng hộ mục đích của nhà báo Thu Uyên và ê kíp thực hiện chương trình “Trở về từ ký ức” là: vạch mặt, chỉ tên những hành vi lừa đảo của các nhà ngoại cảm rởm, lợi dụng lòng tin của một số thân nhân gia đình liệt sĩ để kiếm tiền bất chính. Đó thực sự là một tội ác “trời không dung, đất không tha” vì những kẻ lừa đảo này đã kiếm tiền trên xương máu của chính các anh hùng liệt sĩ. Tội ác ấy cần phải bị xã hội lên án, pháp luật trừng trị thích đáng. Ở nước ta, vài năm gần đây, bên cạnh các nhà ngoại cảm có khả năng đích thực, chân chính, bỗng xuất hiện ồ ạt các nhà ngoại cảm “giả” với vô vàn các “trung tâm tìm mộ” mọc lên như nấm. Bằng nhiều trò lừa gạt cao thủ, họ đã móc túi các gia đình có nhu cầu tìm mộ hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Nhiều gia đình bị bốc nhầm hài cốt. Nhiều thân nhân liệt sĩ lâm vào tình trạng “nửa tỉnh nửa điên”, thậm chí mất mạng vì “ốp vong”. Chính những nhà ngoại cảm rởm này đã làm nhiễu loạn một loại hình khoa học mới đang hình thành ở Việt Nam, gây hoang mang cho dân, gây nghi ngờ cho các cơ quan chức năng, các nhà ngoại cảm đích thực vì thế cũng bị ảnh hưởng.
Phóng sự điều tra trước đó của VTV1, vạch mặt, chỉ tên những thủ đoạn lừa đảo tinh vi của “cậu Thủy” là một thành công của ê-kíp, dư luận rất ngợi khen. Tuy nhiên, ở phóng sự phát sóng trực tiếp ngày 20 tháng 10 năm 2013, trong đó, có đoạn nói về việc nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng tìm thủ cấp tướng Phùng Chí Kiên và kết quả giám định của Viện pháp y quân đội chỉ là mảnh sành vỡ và 1 chiếc răng lợn, đó không phải là hài cốt liệt sĩ Phùng Chí Kiên, để rồi kết luận Phan Thị Bích Hằng là “lừa bịp”, theo tôi, đó là kết luận vội vã, thiếu khách quan, không nhân văn, thậm chí là nhẫn tâm…
P.V: Xin anh nói rõ thêm về vấn đề này!
Nhà báo Hoàng Anh Sướng:
Trước hết, tôi xin khẳng định rằng: Chị Bích Hằng là một nhà ngoại cảm hàng đầu Việt Nam. Những đóng góp của chị suốt hơn 20 năm qua trong việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ là điều không thể phủ nhận. Thật khó có thể kể hết những cuộc tìm mộ thành công xuất sắc của chị mà các nhà khoa học, nghiên cứu cũng như truyền thông báo chí đã ghi nhận, được xác thực bằng xét nghiệm ADN như tìm mộ nhà văn Nam Cao, Nguyễn Đức Cảnh, Hồ Ngọc Lân, Nguyễn Phong Sắc… hay những cuộc tìm kiếm hầm mộ tập thể lớn nhất trong lịch sử Việt Nam như cuộc tìm kiếm 4000 tù nhân cộng sản ở nhà tù Phú Quốc, hơn 500 chiến sĩ đặc công trong trận đánh K’Nack, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai … Có điều, chị Bích Hằng là một con người chứ không phải là một vị thánh nên không thể đòi hỏi ở chị cũng như các nhà ngoại cảm khác phải tìm kiếm mộ thành công 100%. Các nhà khoa học nghiên cứu ngoại cảm Việt Nam đã đánh giá xác xuất thành công tìm mộ của Bích Hằng là 70% (đây là xác xuất thành công cao nhất trong số các nhà ngoại cảm Việt Nam) cho nên việc chị thất bại trong một số cuộc tìm kiếm mộ cũng là lẽ thường tình. Chúng ta không nên căn cứ vào một số vụ không thành công của chị mà đánh giá chị là lừa bịp, là không có khả năng. Bản thân chị Bích Hằng mấy năm gần đây cũng đang tập trung thực hiện đề tài nghiên cứu tìm và phân tích nguyên nhân về 76 trường hợp tìm mộ không thành công của chị. Tôi nghĩ đây là một đề tài hay, thiết thực và cần thiết mà lẽ ra, các Trung tâm nghiên cứu phải thực hiện từ lâu rồi.
Sau nhiều năm nghiên cứu về công việc tìm mộ của các nhà ngoại cảm, tôi nghiệm ra một điều: Kết quả của một cuộc tìm mộ bằng ngoại cảm, phụ thuộc vào 3 yếu tố quan trọng hàng đầu. Thứ nhất là vong linh người mất. Năng lượng sóng của họ có đủ mạnh để truyền thông tin nhiều, chính xác? Và điều quan trọng hơn, vong linh ấy có thực sự muốn về quê với gia đình, con cháu? Điều này lại liên quan mật thiết đến yếu tố thứ 2 là người đi tìm. Người đi tìm có tâm thực sự hướng đến người đã mất không, có thực sự tha thiết mong muốn tìm được hài cốt người thân không? Vì trong rất nhiều cuộc tìm kiếm, tôi đã chứng kiến chuyện chỉ vì người sống không có tâm, làm nhiều chuyện thất đức mà vong linh người chết giận hờn, buồn tủi, không muốn về nên đã không truyền thông tin, hoặc truyền thông tin sai cho nhà ngoại cảm - yếu tố thứ 3, dẫn đến kết quả tìm kiếm không thành công. Và nhà ngoại cảm, đóng vai trò trung gian như một trạm thu sóng. Họ có khả năng thực sự không? Sức khỏe, tâm lý lúc đi tìm hài cốt thế nào? Vì lúc đi tìm, sức khỏe, tâm lý không được tốt cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả cuộc tìm kiếm. Cho nên, khi cuộc tìm kiếm không thành công, chúng ta cần phải bình tĩnh xem xét xem vướng mắc, trục trặc ở yếu tố nào, không nên vội vã đổ lỗi, kết tội ngay cho nhà ngoại cảm là lừa bịp, là rởm.
P.V: Trở lại với chương trình phát sóng ngày 20 tháng 10 năm 2013. Một thông tin gây sốc khi vị đại diện Viện pháp y quân đội phát biểu rằng: “Khả năng chính xác của những mẫu hài cốt được tìm thấy bởi các nhà ngoại cảm mang đến xét nghiệm là gần như bằng 0”. Điều này thực sự gây chấn động, hoang mang trong dư luận vì từ trước đến nay, đã có biết bao nhiêu hài cốt liệt sĩ đã được các nhà ngoại cảm tìm thấy và gia đình đã mang về thờ cúng. Anh có ý kiến gì về lời phát biểu trên?
Nhà báo Hoàng Anh Sướng:
Trong tay tôi hiện có khoảng 100 giấy xác nhận kết quả giám định ADN hài cốt liệt sĩ của các nhà ngoại cảm hàng đầu Việt Nam như: Phan Thị Bích Hằng, Lương Trung Tuấn, Nguyễn Khắc Bảy và một số nhà ngoại cảm khác do chính Viện pháp y quân đội, Viện khoa học và công nghệ sinh học, Viện khoa học hình sự (Bộ công an) giám định. Chị có thể chụp hình toàn bộ những giấy xác nhận kết quả này và in trên báo mà không cần lời bình luận gì. Vì tự thân nó đã nói lên tất cả. Có điều, tôi chỉ muốn hỏi vị đại diện Viện pháp y quân đội là: Những mẫu hài cốt mang đến xét nghiệm ấy được tìm thấy bởi những nhà ngoại cảm nào? Bởi nếu như những mẫu hài cốt ấy là kết quả tìm kiếm của những nhà ngoại cảm rởm, không có khả năng thì dẫu có xét nghiệm đến 1000 hài cốt cũng chưa chắc có được 1 kết quả đúng. Như tôi được biết, từ năm 2010, khi các gia đình thân nhân liệt sĩ đến nhờ nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng tìm kiếm hài cốt người thân, bao giờ chị cũng đề nghị họ đi xét nghiệm ADN. Song không phải gia đình nào cũng mang hài cốt đi xét nghiệm. Có gia đình vì điều kiện kinh tế khó khăn. Có gia đình vì quá tin tưởng vào khả năng của nhà ngoại cảm. Những di vật tìm thấy, những sự “hiển linh” trong suốt hành trình kiếm tìm, những câu chuyện thuộc dạng “thâm cung bí sử” của gia đình, dòng tộc chỉ mình họ biết, nay “bị” nhà ngoại cảm “bóc mẽ” nhờ sự tiết lộ của vong linh khiến thân nhân gia đình tin cậy tuyệt đối, nhiều khi còn tin hơn cả giấy xét nghiệm ADN. Tôi cũng muốn nói thêm rằng: việc xét nghiệm ADN không phải lúc nào cũng chính xác. Đơn cử như trường hợp liệt sĩ Lê Xuân Trứ (bố của ông Lê Xuân Tùng - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội) hài cốt tìm thấy ở Côn Đảo do nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng tìm. Gia đình mang hài cốt đi xét nghiệm đến lần thứ 2 mới có kết quả đúng.
P.V: Một thông tin thất thiệt nữa liên quan đến nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng khiến dư luận dậy sóng. Đó là chuyện một nhà nghiên cứu tâm linh trả lời phỏng vấn trên báo chí rằng: Ngay từ thời điểm bắt đầu cuộc tìm kiếm 4000 hài cốt liệt sĩ ở nhà tù Phú Quốc, ông đã rất quan tâm đến sự kiện đặc biệt này. Song trong buổi lễ tri ân, trao thưởng cho những cá nhân, tổ chức tham gia cuộc tìm kiếm do lãnh đạo tỉnh Kiên Giang tổ chức, ông không thấy chị Bích Hằng và chị cũng không được trao phần thưởng gì cả. Bất ngờ và băn khoăn với tình tiết này nên ngay sau đó, ông đã viết thư gửi vào cho ban lãnh đạo tỉnh Kiên Giang để hỏi rõ về sự việc. Một vị lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã trả lời ông rằng: “Chúng tôi không biết bà Hằng – bà Phan Thị Bích Hằng nào đã tìm hài cốt liệt sĩ ở Phú Quốc cả!”. Vậy nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng có thực sự tham gia vào cuộc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ ở nhà tù Phú Quốc không, thưa anh?
Nhà báo Hoàng Anh Sướng:
Năm 2008, khi cuộc khai quật tìm kiếm hài cốt các tù nhân cộng sản kiên trung ở nhà tù Phú Quốc bắt đầu, tôi là một trong những nhà báo đầu tiên ra đảo. Sau đó, tôi còn bay đi bay lại rất nhiều chuyến, tận mắt chứng kiến, ghi hình cuộc tìm kiếm hài cốt lớn nhất trong lịch sử, gặp gỡ, phỏng vấn nhiều nhân chứng, trong đó, có không ít các cựu tù Phú Quốc. Tôi đã đăng tải loạt phóng sự dài kỳ “Hành trình tìm kiếm 4.000 hài cốt ở địa ngục trần gian” trên Báo Tuổi trẻ và đời sống, gây được niềm xúc động lớn cho bạn đọc. Tôi vẫn nhớ hành trình tìm kiếm hài cốt lớn nhất ấy bắt đầu bằng cuộc viếng thăm của hơn một trăm cựu tù nhân Phú Quốc vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 2008, tại nghĩa trang liệt sĩ huyện đảo Phú Quốc. Đồng chí Trương Tấn Sang, lúc đó là uỷ viên Bộ chính trị, Thường trực Ban bí thư trung ương Đảng, một cựu tù Phú Quốc, nghèn nghẹn nói, mắt đỏ hoe: “Chúng ta phải gắng tìm cho được hơn 4.000 hài cốt của các anh em tù, đưa họ về đây, dù chỉ là một dúm xương tàn”. Đồng chí Nguyễn Trọng Dư, phó giám đốc Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày ở Phú Xuyên (Hà Nội), một cựu tù binh Phú Quốc, thành viên trong đoàn ra thăm viếng chợt nhớ đến nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, người đã từng giúp gia đình ông tìm được mộ Tổ của gia tộc ở Hải Phòng. Đứng tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện đảo Phú Quốc, ông liền bấm máy điện thoại liên lạc với Bích Hằng, ngỏ lời cầu giúp. Bích Hằng nhận lời tiếp ông ở Hà Nội.
8h sáng ngày 5 tháng 6 năm 2008, cựu tù binh Nguyễn Trọng Dư đã có buổi làm việc với nhà ngoại cảm Bích Hằng tại số nhà 25 phố Thợ Nhuộm. Sau khi nghe ông Dư kể về nhà lao Cây Dừa, về cuộc sống của hơn 30 vạn tù nhân cộng sản năm xưa, về chế độ nhà tù hà khắc, tàn độc và cái chết đau đớn của hơn 4.000 chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng vô cùng xúc động và bất ngờ. Chị nghẹn ngào nói: “Cháu sẽ cố gắng hết sức để giúp các chú sớm tìm lại đồng đội xưa”. Sáng ngày 18 tháng 10 năm 2008, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, ông Nguyễn Trọng Dư và một số người trong Ban liên lạc cựu tù binh Phú Quốc đã có mặt ở “thiên đường du lịch”. Hôm đó, cũng là ngày Giáo hội phật giáo Việt Nam tổ chức đại lễ cầu siêu cho các liệt sĩ ở đảo và Bích Hằng là khách mời. Nhưng tạm gác lại những nghi thức của buổi đại lễ thiêng liêng ấy, Bích Hằng vội vã đến Tượng đài nắm đấm với mong muốn: sớm nhận được thông tin cho cuộc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ mà theo chị dự cảm: sẽ lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Song điều kỳ lạ là xe ô tô vừa đỗ trước cửa Tượng đài, Bích Hằng vừa bước chân xuống thì như có một thế lực nào huyền bí, ngăn không cho chị vào mà kéo tuốt chị đến cánh rừng rậm rạp phía trước. Chị cứ đi như người mê sảng. Cho đến khi cánh cửa sắt lừng lững với hàng rào kẽm gai hiện ra trước mặt, chị và đoàn tìm kiếm mới dừng lại. Đây là địa phận bí mật, chứa đựng nhiều kho vũ khí của Hải quân vùng 5 nên nghiêm cấm mọi sự đột nhập. Ông Nguyễn Trọng Dư liền rút điện thoại, trao đổi với Đại tá Ngô Văn Phát, Bí thư chính uỷ vùng 5. Đã từng đọc, nghe nhiều về nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, thấu hiểu tâm nguyện thiêng liêng của ông Dư và đồng đội, Đại tá Ngô Văn Phát đồng ý cho đoàn vào vùng cấm. “Các chú ơi! Hài cốt nhiều quá. Nằm ngang, nằm dọc, tầng tầng lớp lớp. Toàn hầm mộ tập thể các chú ơi!”. Đi bộ vào sâu trong rừng chừng 100 m, bất chợt, nhà ngoại cảm Bích Hằng kêu lên thảng thốt. Và bằng khả năng đặc biệt, chị đã nhanh chóng xác định được vị trí 4 hầm mộ tập thể ở khu vực này. Mỗi hầm mộ sâu từ 6-10 m. Hài cốt trong các hầm mộ chôn tầng tầng, lớp lớp. Sau này, quả đúng như sự chỉ dẫn của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, đội K92 tỉnh Kiên Giang với sự trợ giúp trực tiếp đắc lực của nhà ngoại cảm Vũ Thị Minh Nghĩa đã khai quật thành công những hầm mộ tập thể đó. Ở hầm mộ thứ nhất, chị Năm Nghĩa và anh em đội K.92 đã tìm được 513 hài cốt. Hầm mộ thứ 2: 508 hài cốt. Hầm mộ thứ 3: 118 hài cốt. Hầm mộ thứ 4: 80 hài cốt. Chỉ trong vòng 6 tháng, chị và đội K.92 đã tìm và cất bốc được hơn…1.000 hài cốt liệt sĩ – một “kỳ tích” khiến nhiều người chả biết nên buồn hay vui, muốn xót xa cùng các liệt sỹ hay chúc mừng “thành công” của đội K92 nữa. Cho nên, tôi có thể khẳng định rằng, nếu không có sự chỉ dẫn đặc biệt của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng thì hài cốt của hơn 1000 tù nhân cộng sản kiên trung ấy sẽ mãi chìm sâu trong lòng đất lạnh giữa vùng đất mênh mông gần 400 ha rậm rạp cối cây, cỏ lau ngút ngàn ở đảo Phú Quốc ấy. Công lao của chị Bích Hằng là rất lớn.
Ông Nguyễn Văn Quang, cháu đích tôn của liệt sĩ Phùng Chí Kiên: “Những ai phát ngôn, thông tin rằng thủ cấp của ông chúng tôi là không đúng, là răng lợn thì phải xin lỗi gia đình và nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng”.
Ngày 6 tháng 11 năm 2013, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người, Liên hiệp UIA, Báo khoa học và đời sống đã tổ chức Hội thảo khoa học về việc tìm hài cốt liệt sĩ bằng khả năng đặc biệt và phần hài cốt còn lại của liệt sĩ Phùng Chí Kiên. Rất nhiều những thước phim tư liệu, những bức ảnh, những nhân chứng sống đã cho thấy: cuộc tìm kiếm thủ cấp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên qua sự chỉ dẫn của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng là chính xác và thuyết phục. Điểm vướng mắc duy nhất chỉ là bản giám định của viện pháp y quân đội cho rằng: Đó không phải là hài cốt của liệt sĩ Phùng Chí Kiên. Với mong muốn làm sáng tỏ vướng mắc duy nhất này, tại Hội thảo, luật sư Trần Đình Triển đã đưa ra một số việc làm sai nguyên tắc của Viện pháp y quân đội như: Việc mở niêm phong thủ cấp đã thu giữ không có chứng kiến đầy đủ của thành phần đã đăng ký vào niêm phong hộp đựng thủ cấp. Việc giám định không cho con cháu tướng Phùng Chí Kiên biết thời gian, địa điểm và kết quả. Viện pháp y quân đội làm trái chỉ đạo của Bộ quốc phòng là giám định AND, lại giám định các vật phẩm thu được. Mẫu vật thủ cấp tướng Phùng Chí Kiên khai quật được có đúng với mẫu vật mà Viện pháp y quân đội đưa ra hay không?... Cũng tại Hội thảo, đại diện gia đình tướng Phùng Chí Kiến bày tỏ quan điểm: “Đây là sự coi thường họ tộc chúng tôi, xúc phạm tâm linh liệt sĩ Phùng Chí Kiên, nghiêm trọng hơn là thủ tục pháp lý về giám định AND, một việc làm không khoa học, không công khai, không minh bạch. Vì vậy, chúng tôi có quyền công nhận kết quả cất bốc mà toàn thể họ tộc chúng tôi cùng với Đảng bộ, đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Cạn, huyện Ngân Sơn đã tìm kiếm trong gần bảy chục năm qua và không chấp nhận những kết quả khác”. “Những ai phát ngôn, thông tin rằng thủ cấp của ông chúng tôi là không đúng, là răng lợn thì phải xin lỗi gia đình và nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng”.
NHỮNG NHÀ NGOẠI CẢM CHÂN CHÍNH Ở VIỆT NAM NGÀY CÀNG HIẾM VÌ HỌ KHÔNG TU TÂM, CHẲNG TÍCH ĐỨC. HỌ HÀNH ĐẠO NHƯNG LẠI VÔ … ĐẠO
P.V: Thưa nhà báo Hoàng Anh Sướng! Có lẽ không ở đâu trên trái đất này lại sản sinh ra nhiều nhà ngoại cảm tìm mộ như ở nước ta. Xin anh lý giải về điều này và theo anh, những nhà ngoại cảm đích thực với khả năng tìm mộ đạt độ chính xác cao ở Việt Nam có nhiều không?
Nhà báo Hoàng Anh Sướng:
Lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam cũng là những trang sử oai hùng của những cuộc chiến chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất. Có lẽ không có một dân tộc nào trên thế giới này lại phải liên tục oằn mình chống trọi với những cuộc xâm lược ngoại bang nhiều như dân tộc Việt Nam mình. Máu và xương của biết bao thế hệ cha ông đã đổ. Có thể nói, mỗi nắm đất trên dải đất hình chữ S này là một giọt máu, mỗi tấc đất là thịt, là xương của những người anh hùng đã hy sinh thân mình vì nước bồi đắp nên. Trong số họ, có người đã hiển thánh. Song cũng có biết bao vong hồn còn lẩn quất đâu đó trong những cánh rừng xanh, núi thẳm. Bởi họ, hầu hết còn quá trẻ. Nhiều người hy sinh khi tuổi đời mới mười tám, đôi mươi, cái tuổi căng đầy ước mơ, khát vọng và cả những sân hận nên họ chưa thể đầu thai, chuyển nghiệp hay siêu thoát. Khoảng hơn 20 năm trở lại đây, các nhà ngoại cảm Việt Nam nổi lên như mưa rào. Đó là những “báu vật” mà hồn thiêng của trời đất, của sông núi, của liệt tổ liệt tông trao tặng cho mảnh đất quá nhiều đau thương, mất mát mà anh dũng, tự hào này. Và các nhà ngoại cảm là những người có duyên lành từ kiếp trước và ngàn vạn những mối nhân duyên nữa được tiếp nhận để đáp ứng một nhu cầu vô cùng bức xúc thời hậu chiến, đó là tìm mộ liệt sĩ. Những Phan Thị Bích Hằng, Nguyễn Khắc Bảy, Nguyễn Văn Nhã, Vũ Thị Minh Nghĩa…, bằng khả năng đặc biệt, đã tìm được hàng vạn hài cốt liệt sĩ, đưa các anh trở về với gia đình, với cố hương, mang lại hạnh phúc cho biết bao người vợ, người mẹ đỏ mắt mỏi mòn ngóng trông. Tính đến thời điểm này, thật khó có thể thống kê một cách chính xác, ở Việt Nam có bao nhiêu nhà ngoại cảm. Nhưng trải qua hơn mười năm nghiên cứu, khảo sát, tôi tin, số người có khả năng tìm mộ thực sự với độ chính xác cao, đếm không hết trên mười đầu ngón tay. Và những nhà ngoại cảm chân chính lại càng hiếm hoi hơn.
P.V: Xin anh cắt nghĩa hai chữ “chân chính”. Những nhà ngoại cảm chân chính như anh nói nên hiểu như thế nào?
Nhà báo Hoàng Anh Sướng:
Những nhà ngoại cảm chân chính, trước hết, như tôi vừa nói, là những người có duyên lành từ kiếp trước và ngàn vạn mối nhân duyên để đón nhận được khả năng đặc biệt mà trời đất, liệt tổ liệt tông trao tặng. Họ dùng bảo bối này để đi tìm hài cốt liệt sĩ với một cái tâm trong sáng, không màng danh lợi. Họ không bị lóa mắt bởi ánh hào quang lộng lẫy mà người đời tung hô, đắp điếm. Họ cũng khi bị lung lay bởi cơn ba động của cõi đời trần tục “gạo tiền cơm áo”. Họ hành đạo nên tâm họ phải tu, đức họ phải tích để làm sao giữ cho tâm phải luôn sáng, đức phải luôn rộng, luôn dày. Thế nhưng tiếc thay, con đường đạo đẹp đẽ ấy không phải ai làm tâm linh cũng biết, cũng hiểu, cũng theo. Nhiều nhà ngoại cảm không tu tâm, cũng chẳng tích đức nên tâm họ ngày càng mỏng, đức ngày càng sơ. Họ nghĩ rằng, khả năng đặc biệt ấy là của họ, cho nên cái tôi, cái bản ngã của họ ngày càng to lớn, lấn lướt, để rồi, khi tham gia vào các trung tâm nghiên cứu, họ đã trở thành những võ sĩ khát máu mà trung tâm là võ đài để họ thi thố tài năng. Chẳng ai là bé nhỏ cả. Ai cũng muốn mình là số 1, là to nhất, vĩ đại nhất. Thế là, thay vì xích lại gần nhau, xiết chặt tay nhau mà phát huy hết khả năng tâm linh, cùng nhau tỏa sáng, làm lợi lạc cho đời thì họ đố kỵ nhau, bon chen, tỵ hiềm, thậm chí hãm hại nhau. Họ tung những tin đồn ác ý nhằm triệt hạ đối thủ. Và họ hả hê sung sướng khi chứng kiến đối thủ của mình khổ sở vật lộn trong bão táp của thị phi. Cách đây chừng 7-8 năm, tôi và một vài người bạn tâm giao đã cố gắng làm một việc mà tôi cho rằng, nếu thành công, sẽ đem lại lợi lạc rất nhiều cho dân chúng mà trước hết, cho chính các nhà ngoại cảm. Đó là tổ chức một buổi gặp mặt, giao lưu giữa ba nhà ngoại cảm hàng đầu ở ba miền đất nước. Họ là những nhà ngoại cảm có khả năng thực sự mà tôi vô cùng yêu quý. Mỗi người một thế mạnh, một sở trường. Nếu như họ hợp tác với nhau, khác gì hổ thêm cánh. Người này hỗ trợ người kia khi cần. Khó khăn lắm mới sắp xếp được cho 3 người gặp gỡ nhau tại Hà Nội vì ai cũng một núi việc. Tôi vẫn nhớ, buổi gặp gỡ đầu tiên ấy ở nhà khách chính phủ thật cảm động. Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh hôm đó cũng đến dự. Ba nhà ngoại cảm ôm chặt lấy nhau, khóc nấc lên. Tôi cũng vì xúc động mà nước mắt, nước mũi giàn dụa. Ba mảnh đời, ba số phận nhưng cùng chung một nỗi niềm của người “sống ở dương mà phải làm việc cõi âm”, biết bao khó khăn, tủi nhục. Một vai họ phải mang vác gánh nặng thiên chức làm vợ, làm mẹ, làm con… như bao người phụ nữ bình thường khác. Vai kia họ kĩu kịt gồng gánh sứ mệnh tâm linh mà trời đất, tổ tiên đã giao phó cho họ: tìm hài cốt liệt sĩ. Trong khi trên đầu họ phải đội cả một trời bão giông những thị phi, điều tiếng, mai mỉa của người đời mỗi khi họ tìm kiếm không thành công. Chúng tôi dành trọn vẹn cho nhau ba ngày. Viếng thăm lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, thành kính dâng hương các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Mai Dịch, về thăm quê hương, gia đình của từng nhà ngoại cảm. Biết bao giọt nước mắt cảm thông, yêu thương đã rơi. Biết bao tiếng cười đã vang trong suốt hành trình rong chơi ba ngày ấy. Hai nhà ngoại cảm nọ, vì quá yêu thương, cảm mến nhau đã kết nghĩa chị em. Nhìn họ làm lễ trước bàn thờ gia tiên mà tôi sướng rơn đến độ vừa cười vừa khóc như kẻ dở người. Bao nhiêu là hy vọng, tin tưởng. Thế mà đùng một cái, nửa tháng sau, ba nhà ngoại cảm, ba cái tôi vĩ đại, ba con đường lớn thênh thênh, mạnh ai nấy chạy. Chẳng một lời điện thoại thăm hỏi, không một dòng email ngắn ngủi thăm hỏi nhau gọi là. Mấy người bạn tâm giao của tôi cứ ngơ ngác hỏi: sao lại như thế? Tôi nở một nụ cười buồn bí hiểm. Hơn bảy năm rồi tôi vẫn nợ họ một câu trả lời. Tôi sợ nói ra, bạn tôi buồn, thất vọng.
P.V: Có phải vì không “tu” nên một số nhà ngoại cảm đích thực bị mất dần khả năng tâm linh, thưa anh?
Nhà báo Hoàng Anh Sướng:
Có một thực tế là hầu hết các nhà ngoại cảm Việt Nam có khả năng đặc biệt sau một cơn đột biến chứ không phải do tu tập mà thành: Người thì bị chó dại cắn, người thì bị điên loạn, người thì bị chết lâm sàng… Những người có khả năng do tu tập như Thẩm Thúy Hoàn, Nguyễn Phúc Lộc…, ít lắm. Do biến cố đột ngột ấy, họ bỗng dưng có khả năng nhìn thấy người âm, trò chuyện được với người âm. Và khi nhân duyên đủ, họ bắt đầu hành trình đi tìm mộ. Một vài năm sau, qua những vụ tìm kiếm hài cốt thành công, họ dần nổi tiếng, tên tuổi vượt khỏi lũy tre làng. Thế là dân chúng nườm nượp kéo đến. Nhiều đại gia, người có địa vị xã hội cũng lũ lượt tìm đến hết lời tụng ca, nâng niu, chằm bặp, biếu tiền, tặng quà… Họ choáng ngợp, họ lóa mắt. Thế là, từ những người phụ nữ, đàn ông quê mùa, chân chất, họ thoắt trở thành những ông hoàng, bà chúa, một bước lên xe, kẻ đưa người đón. Cũng xúng xính váy ngắn dài, cũng mắt xanh môi đỏ, cũng nhẫn kim cương, cũng nước hoa lựng xóm… Và rồi một ngày, họ trở thành người chuyên phụng sự đắc lực cho nhóm người giàu có, quyền thế. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những gia đình thân nhân liệt sĩ nghèo túng, dẫu có chầu chực, đợi chờ cả năm trời đến đỏ mắt cũng chẳng gặp được họ mà nói một lời cậy nhờ tìm mộ. Tôi đã từng gặp, từng chơi với nhiều nhà ngoại cảm như thế. Sự lột xác, lột hồn chóng vánh của họ nhiều lúc khiến tôi giật nảy mình, choáng váng. Thay vì những câu chuyện tìm mộ với những tình tiết ly kỳ, huyền hoặc, với sự linh ứng đến kỳ lạ, thay vì những xẻ chia tận đáy lòng những day dứt, trăn trở về phận người thời hậu chiến, những trải nghiệm tuyệt vời trên con đường học đạo, hành đạo, họ ào ào khoe vừa mua thêm căn hộ mới, siêu xe mới, tháng sau sẽ đi du lịch Châu Âu cùng phu nhân ông X, ông Y… Có lúc, họ ngốt lên: “Sướng ơi! Sao thiên hạ nhiều người giàu thế, lắm tiền thế. Họ có hàng trăm tỷ, nghìn tỷ mà chị em mình vẫn nghèo thế hả em”. Tôi nghe vậy mà lạnh hết cả sống lưng vì… sợ.
P.V: Tại sao anh lại sợ?
Nhà báo Hoàng Anh Sướng:
Tôi sợ cho họ, thương cho họ vì tôi tin vào luật nhân quả. Tôi biết, trời cho họ khả năng đặc biệt ấy để họ đi tìm mộ liệt sĩ, xoa dịu nỗi đau của hàng ngàn, hàng vạn những người vợ, người mẹ suốt mấy chục năm ròng đỏ mắt, mỏi mòn ngóng trông. Đó là việc âm. Mà làm việc âm thì phải lấy lộc âm làm phúc chứ họ cứ đi vơ tiền, vơ bạc làm phần để trở nên giàu có như những đại gia như thế thì đáng sợ quá vì “lộc phật có gai”, quả báo nhỡn tiền. Con cháu họ nay mai sẽ òe cổ ra mà trả nợ không hết. Và nhỡ trời đất nổi giận, thu lại bảo bối thì họ sẽ hết khả năng. Họ sẽ trở thành những “ông lão, bà lão đánh cá và con cá vàng” mất thôi. Tiếc lắm!
Nhiều lúc, tôi cứ băn khoăn tự hỏi: Một số nhà ngoại cảm cần nhiều tiền thế để làm gì? Cần mua nhiều nhà thế để làm gì? Có ngủ thì họ cũng chỉ có thể ngủ một chỗ. Có ăn, dẫu là sơn hào hải vị đi chăng nữa, ngày cũng chỉ ăn đến hai, ba bữa là cùng. Một bữa cơm ngon, ăn nhiều quá, thành bội thực, đôi khi lại chết vì no. Trong một lần đàm đạo với nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh Phan Oanh về vấn đề nhức nhối này, tôi rất tâm đắc với ý kiến của bà. Bà Phan Oanh bảo: “Hiện nay chúng ta đang bị nhầm lẫn đời sống tâm linh và hiện tượng tâm linh mà ta quen gọi là nhà ngoại cảm. Bây giờ có rất nhiều nhà ngoại cảm tự xưng là thánh, là Phật mà nói dối như ranh, chửi tục nhem nhẻm, trai trên gái dưới. Họ không tích đức, cũng chẳng tu tâm. Làm người còn chưa xong thì làm sao thành thánh, thành Phật, thành tiên được. Họ cho rằng: giời cho tôi lộc, tôi được hưởng. Họ quên mất rằng: trời cho họ cái lộc này để họ là tấm gương sáng cho trăm họ soi, để họ làm phúc chứ không phải để họ lấy phần. Vì lộc có hai thứ: giá trị tinh thần là phúc âm, giá trị cụ thể là phần. Mà lấy phần thì hết phúc. Lấy phúc phải nhẹ phần”. Những lời tâm sự chí tình, chí lý ấy của bà Phan Oanh, liệu có mấy nhà ngoại cảm ở Việt Nam hiểu được, làm được? Cho nên, nhiều lúc, nghĩ về họ, tôi cứ thấy buồn, thấy tiếc. Giá như, họ biết tu, giá như họ có đạo mà đạo trước tiên, quan trọng nhất, cao nhất, cần thiết nhất là đạo làm người thì dân chúng sẽ được hưởng biết bao lợi lạc chứ đâu chỉ đơn thuần là tìm thấy nắm xương tàn của người đã mất. Điều đó càng tuyệt vời hơn trong hoàn cảnh đạo đức xã hội đang xuống cấp, suy đồi trầm trọng như lúc này.
P.V: Là một nhà báo chơi thân, gắn bó nhiều năm với nhiều nhà ngoại cảm nổi tiếng Việt Nam, cá nhân anh có cách nào để níu giữ họ khỏi sức hút đầy ma lực của kim tiền, danh vọng?
Nhà báo Hoàng Anh Sướng:
Từ nhiều năm qua, tôi đã tự giao cho mình một sứ mệnh cao cả là: cố gắng gìn giữ các nhà ngoại cảm mà mình quen biết thoát khỏi sức cám dỗ chết người của tiền bạc, của danh tiếng phù du mà người đời, đặc biệt là những đại gia, những người quyền thế bủa vây, giăng mắc. Tôi làm điều đó không phải cho mình mà là cho dân, cho hàng ngàn hàng vạn gia đình liệt sĩ chưa tìm thầy mộ. Bởi họ thực sự là những báu vật của trời đất, của liệt tổ liệt tông trao tặng cho cõi nhân gian còn lắm khổ đau này. Họ là tài sản của quốc gia, không nên để một số kẻ lắm tiền nhiều của nhăm nhe cướp báu vật ấy thành của riêng mình. Bằng nhiều cách, tôi đã giữ gìn thành công một số báu vật ấy. Song cũng có nhiều báu vật tôi đành bất lực nhìn họ bay theo sức hút ghê gớm của tiền tài, danh vọng. Thú thực, những lúc ấy, tôi buồn vô cùng, đau vô cùng như có cái gì đó sụp đổ tan hoang trong lòng.
P.V: Thưa anh! Hiện nay, bên cạnh những nhà ngoại cảm có khả năng thực sự giúp các gia đình liệt sĩ tìm kiếm hài cốt, bớt đi phần nào những mất mát, đau thương thì cũng xuất hiện nhan nhản các nhà ngoại cảm rởm, bịp bợm với mục đích làm kinh tế, trục lợi trên xương máu các liệt sĩ, dẫn đến sự nhốn nháo ngoại cảm, gây hoang mang, bất bình trong dư luận. Theo anh, nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng đáng buồn đó?
Nhà báo Hoàng Anh Sướng:
Câu hỏi của chị là một câu hỏi lớn mà để trả lời một cách thấu đáo, tôi nghĩ rằng cần phải tổ chức một cuộc hội thảo với sự tham gia của các cơ quan chức năng, các trung tâm nghiên cứu, các nhà khoa học và cả chính các nhà ngoại cảm. Ở góc độ cá nhân, tôi tạm lý giải nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng buồn đó thế này.
Điều đầu tiên khiến tôi xót xa nhất là nhà nước Việt Nam thả nổi mảng này. Suốt mấy chục năm qua, tôi chẳng thấy cơ quan chức năng quản lý nào hướng dẫn, chỉ đường cho các nhà ngoại cảm. Cho nên, biết bao người có duyên với tâm linh, vì không có người hướng dẫn, chỉ đường mà họ đi lạc đạo, biến luôn Phật thánh và xương cốt liệt sĩ thành hàng hóa. Tôi tin, trong số những nhà ngoại cảm bị bắt vừa rồi vì tội ngụy tạo hiện trường, làm giả hài cốt, di vật liệt sĩ, cũng có người có khả năng tâm linh đấy. Nhưng vì lầm đường lạc lối nên họ trở thành quỷ, thành ma. Nói một cách công bằng thì các cơ quan an ninh, quản lý văn hóa cũng để ý đến vấn đề ngoại cảm. Nhưng hình như họ chỉ làm duy nhất một việc là: xem anh này, chị kia có khả năng tâm linh, ngoại cảm thật không? Có đơn vị, cá nhân nào tài trợ không? Có tổ chức phản động nào núp sau không? Có làm gì ảnh hưởng đến an ninh chính trị của sơn hà xã tắc không? Chấm hết. Sự nhốn nháo, thật-giả lẫn lộn về ngoại cảm ở Việt Nam không phải bây giờ mới có. Mấy năm trước, báo chí đã rầm rĩ lên tiếng báo động về sự xuất hiện ồ ạt các nhà ngoại cảm giả với nhan nhản các “trung tâm tìm mộ” bằng phương pháp áp vong, gọi hồn khắp chốn cùng nơi. Bằng những thủ đoạn tinh vi, họ đã móc túi từ các gia đình có nhu cầu tìm mộ hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ động. Biết bao thân nhân liệt sĩ đã chết vì áp vong. Biết bao gia đình khóc dở, mếu dở khi phát hiện mình đã bốc nhầm hài cốt. Xương cốt chồng, cha mình tìm được chỉ là một nấm mối, một khúc củi mục, một dúm xương trâu, xương bò… Cá nhân tôi lúc đó cũng lớn tiếng đăng đàn trên báo chí, kêu gọi các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để ngăn chặn sự mọc lên như nấm, sự tác oai tác quái của các trung tâm tìm mộ rởm này. Và tôi nín thở đợi chờ, theo dõi. Nhưng chờ hoài, chờ mãi mà chẳng thấy trung tâm nào bị xử lý. Sau này, qua điều tra, tôi được biết, ở một số địa phương, chính quyền cũng có một số biện pháp ngăn cản hoạt động tìm mộ, áp vong, gây náo động đời sống dân chúng. Song do chưa hiểu rõ bản chất của vấn đề này nên khi một số nhà ngoại cảm ưỡn ngực trình giấy chứng nhận họ đang là cộng tác viên hoặc đang là đối tượng nghiên cứu đề tài của Trung tâm nghiên cứu X, viện nghiên cứu Y nào đó, chính quyền đã bị lừa vì nghĩ rằng, các nhà ngoại cảm có tư cách pháp nhân tìm kiếm mộ, áp vong. Chính quyền không hiểu rằng: tờ giấy được cấp bởi trung tâm nghiên cứu X, viện Y ấy chỉ là đơn thuần xác nhận: anh A, chị B là đối tượng nghiên cứu của một đề tài nào đó chứ họ không có tư cách pháp nhân tìm mộ. Đó càng không phải là thẻ hành nghề. Ngay tên gọi “nhà ngoại cảm” cũng chỉ là cách gọi chung những người đi tìm mộ liệt sĩ và cụm từ này, dường như cũng đang bị lạm dụng quá nhiều. Cho nên, tôi cho rằng: việc quản lý các nhà ngoại cảm Việt Nam là hết sức khó khăn, phức tạp và thời gian qua, gần như đi vào bế tắc. Đó chính là cơ hội để các loài nấm độc là những nhà ngoại cảm rởm, bịp bợm, lừa đảo mọc lên như mưa rào trong mấy năm gần đây.
P.V: Như vậy, có phải một số trung tâm nghiên cứu khá dễ dãi trong việc cấp giấy chứng nhận cho các nhà ngoại cảm, thưa anh?
Nhà báo Hoàng Anh Sướng:
Vâng! Đó là một thực tế. Mấy năm gần đây, ở một số trung tâm nghiên cứu, tôi thấy các nhà khoa học khá dễ dãi trong việc thẩm định, đánh giá, cấp giấy chứng nhận cho các nhà ngoại cảm. Nhiều nhà ngoại cảm, tôi thấy chỉ có một chút ít khả năng, thậm chí không có khả năng, song không hiểu sao, một số nhà khoa học, sau một vài lần trắc nghiệm, đã vội vàng kết luận, đánh giá rồi cấp giấy chứng nhận cho họ. Thế là, họ sử dụng giấy chứng nhận ấy như một giấy phép hành nghề, tung tăng khắp trong nam ngoài bắc, lợi dụng niềm tin của những gia đình thân nhân liệt sĩ để trục lợi, kiếm tiền bất chính. Điều đáng trách là có nhà khoa học mặc dầu đức cao vọng trọng song lại cố tình nhắm mắt làm ngơ, thậm chí tiếp tay cho hành động sai trái của những kẻ lừa đảo tâm linh này.
P.V: Là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại cảm, anh có lời khuyên gì cho những gia đình hiện vẫn chưa tìm được hài cốt liệt sĩ?
Nhà báo Hoàng Anh Sướng:
Tôi rất mong các cơ quan chức năng sớm có sự thẩm định nghiêm túc. Những nhà ngoại cảm rởm, không có khả năng, cần phải bị loại trừ. Những nhà ngoại cảm đích thực, chân chính, cần được tập hợp lại trong một tổ chức ở cấp nhà nước để chuyên lo việc tìm mộ các liệt sĩ. Đấy là một việc lớn mà chúng ta cần phải làm một cách chu toàn. Riêng đối với các gia đình thân nhân liệt sĩ có nhu cầu tìm hài cốt, tôi khuyên cần hết sức tỉnh táo, chọn lựa những nhà ngoại cảm có khả năng đích thực, đã được các tổ chức khoa học trong nước nghiên cứu, đánh giá để nhờ cậy. Khi tìm thấy hài cốt, cần xét nghiệm AND để kết quả thực sự thuyết phục, tránh sự nhầm lẫn đáng tiếc. Có điều, viêc tìm hài cốt liệt sĩ vô cùng khó khăn, gian nan không khác gì mò kim đáy bể. Nhiều hài cốt do chôn cất sơ sài, lại vùi sâu mấy chục năm dưới lòng suối, bờ cây, bụi cỏ nên việc tìm thấy hài cốt là điều bất khả thi. Có lần, tôi đã hỏi nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh: với những liệt sĩ xác thân đã hóa thổ, hòa trộn vào đất mẹ, có cách nào giải quyết bằng tâm linh không? Bà Phan Oanh đã đưa ra một giải pháp mà tôi vô cùng tâm đắc. Bà bảo, chúng ta nên lập các đàn, không chỉ có cầu siêu mà xin cho các liệt sĩ đầu thai, chuyển nghiệp để đừng có lấn quấn với cái thân tứ đại làm gì. Bởi vì cái này nên rời bỏ, nên về các cảnh giới khác dù rằng cõi trung giới hay thượng giới mà làm cái công việc nó ân nghĩa hơn là cứ lẩn quẩn trong rừng sâu, khe đá cũng chỉ là ma mường, ma xó mà thôi. Và ước gì dân tộc chúng ta, có một ngày 27 tháng 7 nào đó, chùa chùa, nhà nhà, cùng một lúc làm được việc này để cho cái sự rung động được cộng hưởng, nhân lên gấp nhiều lần. Và những chùa lớn đánh cùng một tiếng chuông, chuông hiệu triệu, chuông cầu siêu, chuông hóa giải tất cả mọi nghiệp ai oán, ân oán, hờn oán, hận oán trong chiến tranh và xin với trời đất, xin Phật độ để cho những vị có công với quốc gia sớm được chuyển nghiệp đầu thai, làm những công việc lợi ích.P.V: Xin cảm ơn anh!
http://laokhoa.blogtiengviet.net/2013/11/15/chuyar_n_ngoaoni_caocm
Giao blg
Phần nhận xét hiển thị trên trang