Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

HAI NGỘ NHẬN VỀ NHẬT BẢN.


Phạm Nguyên Trường

Ngộ nhận 1: Cho rằng Nhật Bản và Việt Nam là những nước đồng văn.

Đúng là trong một thời gian dài người Việt Nam và người Nhật Bản đều học Hán văn và dùng chữ Hán để ghi chép.

NHƯNG:

Fujiwara Masahico, trong tác phẩm Phẩm cách quốc gia, viết: “Chỉ cần nhìn vào văn học, nơi thể hiện mức độ trưởng thành của văn hóa cũng không đếm hết được các tác phẩm như Vạn diệp tập, Cổ kim tập, Makura no Soshi, Câu chuyện Genji, Tân cổ kim tập, Phương trượng kí, Tsurezuregua… Tôi nghĩ rằng nếu so sánh các tác phẩm văn học ra đời trong 10 thế kỉ này thì số lượng và chất lượng của các tác phẩm văn học do một nước Nhật sản sinh ra còn có ưu thế về số lượng và chất lượng hơn cả các tác phẩm do toàn bộ châu Âu cộng lại”( trang 16-17). Số tác phẩm do người Việt Nam làm ra ít đến nỗi chẳng muốn thống kê.


Trong khi người người Việt và người Nhật đều theo đạo Khổng mạnh, nhưng, như Phan Khôi từng viết: người Nhật “không theo cái học khoa cử, không bắt chước làm những kinh nghĩa, thi, phú là thứ văn chương vô dụng. Sĩ phu của họ không bị cái bả vinh hoa của cử nhân tiến sĩ làm cho mê muội… Lại thêm, người Nhật theo văn hóa Tàu mà những cái dở cái mê muội của người Tàu họ không chịu theo. Tức là người Nhật không tin địa lý, cũng không tin quỷ thần, đốt vàng mã. Nhờ đó, trong tư tưởng của họ không vướng víu những cái tối tăm dơ bẩn cần phải mất thời giờ để gột sạch đi rồi mới hấp thụ được cái hay cái tốt” (Nhật Bản duy tân 30 năm, trang 9).


CHO NÊN, trong tác phẩm Sự va chạm giữa các nền văn minh, Sumuel Huntington (1927-2008), một trong những nhà chính trị học hàng đầu trên thế giới, đã đưa Nhật Bản thành một trong 8 nền văn minh, bên cạnh nền văn minh Khổng giáo Trung Quốc.

TỨC LÀ VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN KHÁC NHAU RẤT XA, ĐỒNG VĂN CHỈ LÀ HÌNH THỨC BÊN NGOÀI MÀ THÔI.

Ngộ nhận 2: Nguyễn Trường Tộ có thể làm như Fukuzawa Yukichi.

Nguyễn Trường Tộ (1830-1871). Tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ bao quát trên mọi lĩnh vực, nó được chứng minh qua 58 bản điều trần mà ông gửi lên triều đình nhà Nguyễn trong vòng 8 năm, từ 1863 cho đến khi ông qua đời vào năm 1871.

Trí tuệ của Nguyễn Trường Tộ đã vượt hẳn lên trên tầm thời đại giữa thế kỉ XIX ở Việt Nam. Vua Tự Đức tuy đã có lúc triệu ông “vào kinh để hỏi việc lớn” và phái ông sang Pháp thuê thẩy thợ, mua sách vở, máy móc, định du nhập kỹ thuật (năm 1866 – 1867), nhưng nói chung, triều đình nhà Nguyễn cũng như các nho sĩ, văn thân thời ấy chưa hiểu nổi luồng tư tưởng của ông, nên chưa coi trọng đúng mức những kiến nghị cách tân của ông.

Fukuzawa Yukichi (1835-1901). Với kinh nghiệm học được từ người phương Tây qua sách vở và những chuyến thị sát, ông đã nhiệt huyết truyền bá những tư tưởng tiến bộ bằng mọi phương tiện: dịch sách, viết báo, giảng dạy. Ông đã tách mình ra khỏi biến động chính trị cuối thời Mạc phủ Edo, chú tâm vào việc giáo dục, phổ biến những giá trị Thái Tây. Tài năng văn chương trác việt khi diễn đạt tầm nhìn sâu rộng và nhận xét sắc bén của ông đã lôi cuốn sự chú ý của giới trí thức lẫn bình dân. Bản thân ông đã tiên phong nêu gương đề cao tinh thần độc lập, thực học, và bình đẳng.


Ông đã để lại trước tác với số lượng lên tới hàng vạn trang, trong đó tiêu biểu phải kể đến làGakumon no susume (Khuyến học), Bunmeiron no gairyaku (Bàn về văn minh), Seiyō jijō (Tây Dương sự tình), Fukuō Jiden (Phúc ông tự truyện) v.v.

Như vậy là, Nguyễn Trường Tộ và Fukuzawa Yukichi là những người cùng thời với nhau. Nhưng trong khi Nguyễn Trường Tộ chỉ làm “công tác vận động triều đình", thì Fukuzawa Yukichi lại chuyên tâm vào “công tác vận động quần chúng”.


Có người cho rằng đấy là nguyên nhân thất bại của Nguyễn Trường Tộ.

Nói thế chẳng những là sai, mà còn chứng tỏ người nói không hiểu hoàn cảnh của hai nước.

NHẬT BẢN: 
Fujiwara Masahico, trong tác phẩm Phẩm cách quốc gia, viết: “Ngay cả khi suy nghĩ về thời Edo (1603-1868, PNT) thì cũng thấy tỉ lệ người biết chữ ở Nhật cũng đứng đầu thế giới. Người ta nói rằng tỉ lệ người biết chữ vào cuối thời Edo là khoảng 50%... Trong khi đó, ở London, hiện đại hơn, chỉ có 20% dân số biết chữ”( trang 232). Ở một chỗ khác ông còn viết: “Khi tới Nhật bản, cho dù là Anh hay Mĩ, nếu như thật sự muốn biến Nhật Bản thành thuộc địa thì chắc chắn họ sẽ làm được. Tuy nhiên khi người Anh tới Edo (khu vực, PNT) nhìn thấy thị dân đứng đọc sách chỗ này chỗ kia, họ đã từ bỏ ý định đó với ý nghĩ “không thể biến nước này thành thuộc địa" (trang 236).


VIỆT NAM:
Tài liệu chính thức thường nói: “Sau ngày 2/9/1945, chính quyền nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đối mặt với nhiều khó khăn, nạn đói, nạn dốt, nạn ngoại xâm bủa vây tứ phía. Đặc biệt, có đến 95% dân số không biết chữ” (chữ quốc ngữ - PNT). Có người cho rằng 95% dân không biết chữ là cố ý thổi phồng, nhằm làm mất uy tín chế độ thuộc địa. Có thể như thế. Nhưng cách đó 100 năm, tức là giai đoạn Nguyễn Trường Tộ dâng các bản điều trần lên vua Tự Đức, chữ quốc ngữ chưa phổ biến và có nhiều khả năng là hơn 95% người dân không thể đọc và không thể hiểu được những điều Nguyễn Trường Tộ trình bày, bằng chữ Hán.

KẾT LUẬN: Nguyễn Trường Tộ không thể làm “công tác vận động quần chúng”như Fukuzawa Yukichi vì dân trí quá thấp.

Người ta nói rằng tác phẩm Bàn về tự do của John Stuart Mill, xuất bản ở Anh năm 1859 thì chỉ 5 năm sau đã được dịch sang tiếng Nhật và chỉ mấy năm đã bán được tới 2 triệu bản. 2 triệu bản có thể là nói quá, nhưng 200 ngàn bản cũng là con số khủng khiếp rồi. Vì, 150 năm sau tác phẩm này mới được dịch sang tiếng Việt và với dân số hơn 90 triệu người, gần 20 ngàn nhà báo, hàng triệu người đang học và đã tốt nghiệp đại học mà trong hơn một chục năm qua có lẽ chưa bán được 20 ngàn bản.

Đấy là con số rất đáng lo.

Như vậy là, Nhật Bản và Việt Nam tuy cùng ở châu Á, có thời cùng học và cùng dùng chữ Hán để ghi chép; nhưng đây là hai dân tộc khác hẳn nhau. Chớ có ngộ nhận.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt-Mỹ hoàn tất việc tẩy độc sân bay Đà Nẵng


Ông Francis Donovan, trưởng phái đoàn Mỹ thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) trong lễ khai trương dự án tẩy rửa chất độc da cam, tại Đà Nẵng, ngày 09/08/2012.

Việt Nam và Hoa Kỳ đã hoàn tất việc tẩy rửa chất độc dioxin tại phi trường Đà Nẵng, nơi vận chuyển và trữ chất diệt cỏ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Trong buổi lễ tổ chức hôm qua 07/11/2018, thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đã hoan nghênh việc Hoa Kỳ tham gia vào việc tẩy độc 30 hecta tại đây.

Ông Nguyễn Chí Vinh tuyên bố : « Hôm nay đánh dấu ngày mà sân bay Đà Nẵng không còn là điểm nóng về chất độc dioxin, người dân Đà Nẵng có thể an tâm rằng sức khỏe của họ không bị các hóa chất từ thời chiến tranh hủy hoại. Đây là bằng chứng cho thấy đang mở ra một tương lai mới cho sự hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ ».

Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink cho rằng việc hợp tác tẩy độc là giai đoạn đầy ý nghĩa trong quan hệ Mỹ-Việt. Ông nói : « Dự án này thực sự là dấu ấn cho việc chia sẻ cái nhìn đúng đắn về quá khứ, giải quyết một cách có trách nhiệm các vấn đề còn tồn tại, biến một vấn đề gây tranh cãi thành đề tài hợp tác ».

Chất da cam trong đó có chứa dioxin, tích trữ tại sân bay Đà Nẵng trong thời chiến, được quân đội Mỹ dùng để khai quang rừng rậm, phát hiện bộ đội cộng sản. Đã có 11 triệu gallon, tức gần 42 triệu lít chất độc da cam được phun xuống miền Nam Việt Nam từ năm 1962 đến 1971. Chất dioxin còn lưu lại trên mặt đất và lớp trầm tích ở đáy sông hồ qua nhiều thế hệ, có trong mỡ cá và nhiều loài vật khác. 

Việt Nam nói rằng có 4 triệu người Việt bị ảnh hưởng bởi thuốc diệt cỏ và 3 triệu người mắc bệnh, trong đó có thế hệ hậu chiến. Chính phủ Mỹ thì cho là số lượng người bị ảnh hưởng ít hơn trên thực tế.

Tháng trước, bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis đã đi thăm căn cứ Không quân Biên Hòa, một điểm nóng khác về dioxin. USAID (Cơ quan viện trợ quốc tế Mỹ) sẽ bắt đầu việc tẩy độc ở căn cứ này, một công việc được ước tính kéo dài nhiều năm và tốn kém 390 triệu đô la.

Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên đến Việt Nam học hỏi về kinh tế

Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên, ông Ri Yong Ho sẽ đến thăm Việt Nam trong tháng này nhằm học hỏi về mô hình cải cách kinh tế. Reuters hôm 07/11/2018 dẫn một nguồn tin ngoại giao cho biết như trên.
Ông Ri lưu lại Hà Nội ba ngày kể từ ngày 27/11, sẽ tham quan các khu công nghiệp và trao đổi với các chuyên gia kinh tế. Trong các cuộc hội đàm với tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In năm nay, chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong Un nhiều lần nhắc đến các thành tựu về kinh tế của Việt Nam.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chính sách đối ngoại của Trump sẽ thay đổi thế nào sau bầu cử?


baomai.blogspot.com

Đảng Dân chủ sẽ sử dụng thế đa số của họ ở Hạ viện để đảo ngược những gì mà họ cho là sự bỏ mặc của Đảng Cộng hòa đối với chính sách đối ngoại của Tổng thống Donald Trump và thúc đẩy các chính sách hà khắc hơn đối với Nga, Ả Rập Xê-út và Bắc Triều Tiên.

baomai.blogspot.com
  
Dân biểu Eliot Engel, ứng viên Dân chủ sẽ lãnh đạo Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, nói rằng họ sẽ tìm kiếm sự cho phép của Quốc hội để sử dụng hành động quân sự ở những nơi như Iraq và Syria.  Nhưng trên những hồ sơ nóng bỏng như Trung cộng và Iran, ông thừa nhận rằng họ không thể làm gì nhiều để thay đổi nguyên trạng.

Là đảng kiểm soát Hạ viện, Đảng Dân chủ sẽ quyết định đạo luật nào sẽ được Hạ viện xem xét và sẽ có vai trò lớn hơn trong việc định hình chính sách chi tiêu và soạn thảo các dự luật.

“Tôi không nghĩ rằng chúng tôi sẽ xét lại một số vấn đề bởi vì nó được chính quyền Trump đưa ra, nhưng tôi nghĩ rằng chúng tôi có nghĩa vụ xem xét các chính sách và thực hiện giám sát,” ông Engel nói.

Nga và can thiệp bầu cử

baomai.blogspot.com
  
Đảng Dân chủ đang lên kế hoạch điều tra về Nga, chẳng hạn như về những mối quan hệ làm ăn có thể và xung đột lợi ích giữa ông Trump và Nga.

Từ góc độ chính sách, Hạ viện do Đảng Dân chủ kiểm soát sẽ thúc đẩy trừng phạt Nga vì can thiệp vào bầu cử Mỹ và các hoạt động như sáp nhập lãnh thổ của Ukraine và sự can dự vào nội chiến ở Syria.

Hạ viện sẽ thúc đẩy thêm lệnh cấm vận. Họ cũng có thể áp lực ông Trump thực thi tất cả các lệnh trừng phạt trong một đạo luật mà ông miễn cưỡng ký thành luật hồi tháng Tám năm 2017.

Các vị dân biểu Dân chủ cũng quyết sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn nỗ lực có được thông tin về cuộc gặp thượng đỉnh hồi mùa hè rồi của Trump với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nhà Trắng cho đến nay vẫn chỉ công bố ít chi tiết về cuộc gặp này.

baomai.blogspot.com
  
“Thật lố bịch khi có một cuộc gặp thượng đỉnh như thế giữa hai nhà lãnh đạo mà Quốc hội vẫn còn mù tịt về nó,” ông Engel nói.

Ông còn nói rằng vấn đề Nga can thiệp bầu cử ‘vẫn chưa hề được giải quyết’.

Bắc Triều Tiên

baomai.blogspot.com
  
Phe Dân chủ nói họ quyết tâm có được thêm thông tin về cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo với nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và lo lắng rằng ông Trump rất háo hức có được ‘thỏa thuận tuyệt vời’ mà ông nhượng bộ cho ông Kim quá nhiều.

Ông Engel dự định triệu tập các quan chức chính quyền ra điều trần về tình trạng của các cuộc đàm phán. Tuy nhiên phe Dân chủ cũng sẽ cẩn thận để không bị xem là can thiệp vào ngoại giao và nỗ lực ngăn chặn cuộc chiến hạt nhân.

“Tôi nghĩ cần phải có sự đối thoại với họ. Nhưng chúng ta không mơ mộng hão huyền rằng họ sẽ có thay đổi nào đó đột phá,” ông Engel nhận định.

Trung cộng

baomai.blogspot.com
  
Dân chủ kiểm soát Hạ viện dự đoán là sẽ không đem lại thay đổi nào lớn trong chính sách đối với Trung cộng của Mỹ. Họ sẽ tổ chức thêm nhiều cuộc điều trần và yêu cầu được báo cáo nhiều hơn, nhưng thái độ của hai đảng lâu nay vẫn là e ngại Trung cộng và điều đó sẽ không thay đổi.

baomai.blogspot.com 
  
Các dân biểu Dân chủ hàng đầu, chẳng hạn như ông Adam Schiff, người sẽ lên lãnh đạo Ủy ban Tình báo Hạ viện, đã cùng với các đồng nghiệp Cộng hòa ủng hộ các biện pháp trấn áp Trung cộng, chẳng hạn như đạo luật xem các công ty công nghệ ZTE và Huawei là đe dọa an ninh mạng hàng đầu.

Tuy nhiên, ông Engel thừa nhận Mỹ cần Trung cộng như là một đối tác, nhất là trong vấn đề đối phó với Bắc Triều Tiên. “Tôi nghĩ chúng ta cần cẩn thận không đả kích,” Engel nói.

Chiến tranh thương mại

baomai.blogspot.com
  
Cũng giống như Đảng Cộng hòa, phe Dân chủ cũng bị chia rẽ về cuộc chiến thương mại của ông Trump. Một số người cho rằng thương mại tự do giúp đem lại công ăn việc làm trong khi một số thành viên khác của đảng Dân chủ muốn bảo vệ công nhân trong những ngành nghề như thép và chế tạo.

Mặc dù Tổng thống Trump có quyền hạn đáng kể trong lĩnh vực thương mại, phe Dân chủ nói rằng họ muốn ông Trump phải giải trình nhiều hơn, trong đó có mức tăng thuế quan quá cao đánh vào Trung cộng vốn ảnh hưởng đến nông dân và các bang chế tạo, nhất là ở vùng Trung Tây. Ngay cả khi họ không áp lực ông Trump quá mức về thương mại thì Đảng Dân chủ sẽ yêu cầu ông đảm bảo rằng các thỏa thuận thương mại phải có các chuẩn mực lao động và môi trường.

Thỏa thuận hạt nhân Iran

baomai.blogspot.com
  
Đảng Dân chủ bất bình trước việc ông Trump rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran mà cựu Tổng thống Barack Obama đạt được hồi năm 2015. Nhưng họ không thể làm gì được gì khi nào Đảng Cộng hòa còn nắm giữ Nhà Trắng.

Engel nằm trong số các đảng viên Dân chủ phản đối thỏa thuận hạt nhân Iran nhưng ông nói rằng ông Trump nên làm việc với các đồng minh quan trọng như các nước châu Âu. “Tôi nghĩ điều mà chúng ta nên làm là sửa chữa lại những thiệt hại trong quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh mà ông Trump đã gây ra,” ông nói.

baomai.blogspot.com


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kẻ nào tẩy xóa chữ viết cổ ở Sapa ?




Những hình khắc trên đá cổ trước khi bị tẩy xóa.

Kẻ nào đã tẩy xóa những hình khắc tranh và chữ viết cổ ở Bãi đá chữ viết cổ Sapa?
Gã phải rú lên hồi còi báo động đỏ khi sáng nay phát hiện rất nhiều bức điêu khắc và chữ viết cổ tại Di chỉ Văn hóa Quốc gia Bãi đá cổ Sapa đã bị tẩy xóa.
Những vết tẩy xóa rất rõ ràng và rất chủ đích.

Kẻ nào đã dùng hóa chất để tẩy xóa những chứng tích lịch sử văn hóa hàng đầu của Việt Nam này? Và vì sao?
Hình khắc và chữ viết cổ...
Gã tin chắc chả có người dân nào của nước gã lại làm việc này, vì chả có lý do gì để “mất công” làm việc này. Có chăng chỉ có hai thằng vô văn hoá khắc tên của nó trên vách đá lịch sử này thôi.
Vậy kẻ nào đã chủ đích xóa hủy chứng tích chữ viết cổ hơn mấy ngàn năm trước của người Việt cổ, tổ tiên của tộc Việt chúng ta hôm nay?
Theo nghiên cứu của nhà Lý học phương Đông Nguyễn Vũ Diệu, thì chữ viết trên bãi đá cổ ở Sapa là chỉ dẫn vô cùng quan trọng về nền văn minh người Việt.
...đã bị tẩy xóa.
Ông Nguyễn Vũ Diệu, bằng chuyên sâu nghiên cứu lý học phương Đông và Kinh dịch, đã đọc được nhiều hình điêu khắc và chữ viết trên bãi đá cổ Sapa mô tả trận đồ bát quái và lý thuyết kinh dịch của Bách Việt xưa. Ông cũng chứng minh chữ Hán đã được hình thành từ các ký tự chữ viết tượng hình đã được tổ tiên người Việt để lại, như một thông điệp nền văn minh của mình trước văn minh Hán trên 200 tảng đá ở Sapa.
Nếu những nghiên cứu trên là khoa học, chính xác thì gã có thể khẳng định những kẻ nào và động cơ của chúng là gì khi tẩy xóa các dấu tích lịch sử trên.
Phải làm gì để không để tình trạng trên xảy ra tiếp tục?
Vì sao một Di tích lịch sử hàng đầu của dân tộc lại không được tôn vinh và bảo vệ nghiêm ngặt như báu vật hàng đầu của quốc gia ?
Gã tha thiết kêu gọi những ai còn có tình yêu dân tộc và niềm tự hào là con dân Việt hãy cùng lên tiếng trước tội ác xâm phạm Lịch sử Văn hóa này.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trí thức phương Tây đối với các hệ tư tưởng


Chu Mộng Long: Tôi đam mê triết học và đọc triết học nhiều hơn các loại sách khác. Hiển nhiên triết học hàm chứa cả thần học, khoa học tự nhiên, mỹ học, kinh tế, chính trị học. Đúng nghĩa như Shopenhauer nói: Triết học đối với nghệ thuật và các loại hình mô tả khác cũng giống như rượu nho đối với cây nho. Triết học thuộc tinh túy.
Ở phương Tây, triết học được giảng dạy phổ biến như cái cây tinh thần phong phú đa dạng cắm rễ vào trong đời sống hàng ngày. Trí thức của đại học phương Tây không thiên vị một hệ tư tưởng nào. Tôi đọc các bộ triết học đồ sộ của họ thấy họ đối xử công bằng với các loại triết học, trong đó, chủ nghĩa Marx vẫn được xem là tinh hoa trí tuệ, mặc dù Marx từng được xem là bóng ma đe dọa cả hệ thống tư bản chủ nghĩa.
Nhiều bộ sách triết học hiện đại đánh giá Marx thuộc một trong những bộ óc vĩ đại nhất của nhân loại. Và thật ngạc nhiên là giới cầm quyền của nhà nước tư bản không cấm, không đàn áp tác giả hay thu hồi những quyển sách ấy.
Vậy mà những nhà nước bị gọi là xứ sở “giãy chết” đó không chết. Những nhà nước ấy đủ bản lĩnh trong trò chơi tương tác tự do giữa các tri thức, giữa các hệ tư tưởng.
Sự tương tác giữa các hệ tư tưởng chỉ có ích lợi khai phóng tư tưởng và hướng đến tiến bộ văn minh.
Thật vui mừng là gần đây nhiều nhà xuất bản của ta, đặc biệt là các nhà xuất bản Tri thức, Văn hóa thông tin, đã cho xuất bản nhiều bộ sách tinh hoa tri thức của nhân loại. Tôi thầm nghĩ, đó là một chuyển biến tốt khẳng định tư thế, bản lĩnh của chính trị Việt Nam trên con đường hội nhập toàn cầu. Sự tương tác ấy không có nghĩa là đào mồ chôn chủ nghĩa Marx như nhiều người ám thị và tưởng tượng ra. Marx không bị đào mồ chôn ở thế giới tư bản, cớ sao có thể bị chôn ở đất nước cách mạng tôn thờ và đi theo chủ nghĩa Marx?
Tôi nghĩ, chủ nghĩa Marx chỉ bị chôn sống khi chính những người truyền bá và thực hành chủ nghĩa Marx một cách giáo điều, ngụy tạo và bịp bợm.
Cá nhân tôi đọc Marx trong quan hệ với cây triết học đa dạng của nhân loại, tôi vẫn thấy Marx sống động với tinh thần phê phán mạnh mẽ, hào hùng, mãi mãi là vũ khí của người lao động trong cuộc đấu tranh chống áp bức, bất công. Nói gọn là tôi không bị “tự diễn biến”, “tự suy thoái” khi đọc những bộ sách mà nhà xuất bản Tri thức, nhà xuất bản Văn hóa thông tin đã xuất bản những năm gần đây ngoài hệ tư tưởng Marx. Kẻ “tự diễn biến”, “tự suy thoái” chính là những kẻ nhân danh chủ nghĩa Marx để áp bức con người và thực hiện bất công. Và trong sự “tự diễn biến”, “tự suy thoái” đúng nghĩa đó, người ta thù địch và ra lệnh cấm chủ nghĩa Marx mới phải chứ sao lại cấm những quyển sách kia? Hội nhập mà mang tâm lý sợ hãi chỉ có thể là kẻ tự kỉ ám thị nặng về một địa ngục đang chờ trước mắt.
Bỗng nhớ Richard Tarnas trong quyển sách Quá trình chuyển biến tư tưởng phương Tây (NXB Văn hóa thông tin, 2008, Lưu Văn Hy dịch) có diễn giải rằng, sự độc quyền tư tưởng, độc quyền chân lý, ngăn cấm sự phát triển khoa học, ngăn cấm mọi ý thức hệ tư tưởng lẫn tôn giáo khác chính là thời kì thống trị của đế chế La Mã vào thế kỉ thứ II, III sau công nguyên. Nhiều nhà khoa học, nhà tư tưởng bị ném lên đoạn đầu đài hoặc giàn hỏa thiêu của tòa án do giáo hội lập ra để gọi là bảo vệ hệ tư tưởng Kito giáo. Sau cuộc đàn áp đẫm máu đó, nhân loại phải đắm chìm trong bóng tối của ngàn năm trung cổ.
Kiểm soát, đàn áp tư tưởng là trò dại dột nhất của những giai đoạn lịch sử tối tăm. Khi người ta không công khai nói ra điều mình nghĩ chỉ có thể dẫn dắt đến những hành động đen tối, nguy hiểm.
May mà, bài học chính giáo hội Rome đã thức tỉnh và nhận ra là sau đó biết thỏa hiệp hay tìm cách hòa giải với siêu hình học Hy Lạp, tiếp nhận khoa học tự nhiên và chấp nhận các hệ tư tưởng khác mới có thể thoát chết qua các cuộc cách mạng Phục Hưng, Khai sáng, kể cả những cuộc cách mạng bạo lực đẫm máu nhất, để giữ được vị trí của mình trong tinh thần phương Tây và nhân loại hôm nay. Kito giáo từ quan hệ thù địch với tất cả đã trở thành ngôi nhà chung chan hòa, đầy tình yêu thương trong sự dung hợp, hòa điệu với các hệ tư tưởng khác biệt, bởi nó đã thừa biết một cách khôn ngoan, rằng càng thù địch với các hệ tư tưởng khác càng nhanh giãy chết.
Nhân loại cả ngàn năm nay từng chìm trong biển máu của sự độc tài, lẽ nào chẳng nhận ra bài học đắt giá mà nó phải trả. Chính đức Kito từng bị kiểm soát tư tưởng và bị đóng đinh trên cây thập ác, nhưng đến giáo hội Rome lại kiểm soát tư tưởng kẻ khác và sát hại bao nhiêu người. K. Marx đã từng giễu cợt cái giá treo cổ lòng thòng, luẩn quẩn đó trên đầu nhân loại và nằm ngay trên cổ của kẻ đã tạo ra cái giá treo cổ đó: “Con người tự xưng là cao quý nhất, tức là kẻ vì truy tố những người bị cho là đểu giả, mà đã trở thành kẻ giết hại những người cao quý và đã sát hại cả những cái gì cao quý trong những người bị cho là đểu giả; thế là con người cao quý nhất trong những người cao quý bỗng hóa ra con người bỉ ổi nhất trong những người bị cho là đểu giả, và đã như thế thì anh ta cũng phải tự treo cổ mình lên”. (Marx và Engels: Về văn học nghệ thuật, Sự thật, 1968, tr.287)
Kết thúc bài viết này, tôi lại phải viện dẫn Marx, người mà ta vẫn gọi là “kim chỉ nam” của nhận thức và hành động. Chính Marx là người cực lực chống kiểm duyệt, tức kiểm soát tư tưởng, độc quyền chân lý biến nhân loại thành kẻ mù lòa, biến tinh thần con người thành kẻ ti tiện: “Một giọt sương dù cỏn con mà ánh mặt trời chiếu vào cũng lấp lánh trong muôn màu sắc, nhưng mặt trời của tinh thần, dù nó có soi rọi đến bao nhiêu con người đi nữa và đến những vật thể có bản chất như thế nào đi nữa, thì cũng có thể chỉ chiếu ra một màu sắc duy nhất mà thôi, tức màu sắc chính phủ đã quy định. Hình thức biểu hiện chủ yếu của tinh thần là vui tươi, là ánh sáng, thế mà các anh đã lấy bóng tối làm hình thức biểu hiện duy nhất thích hợp với nó mà thôi; tinh thần chỉ được mặc màu đen, tuy rằng trong các loài hoa, không có hoa nào màu đen cả. Thực chất của tinh thần, bao giờ cũng chính là chân lý. Nhưng các anh đã ấn định cho tinh thần phải có cái thực chất thế nào? Phải có thực chất tự ti. Goethe nói: chỉ có kẻ ti tiện mới tự ti, và phải chăng là các anh muốn biến tinh thần thành một kẻ ti tiện như thế?” (Marx và Engels: Về văn học nghệ thuật, tr.118, 119)
Chu Mộng Long

Phần nhận xét hiển thị trên trang

'Vụ Thủ Thiêm không thể dàn xếp được nữa'


Ông Nguyễn Văn Lung, một người dân Thủ Thiêm "may mắn" nằm trong khu 4,3 ha ngoài ranh nói với BBC rằng chính quyền đã gặp gỡ dân nhiều lần, cũng nhiều lần hứa hẹn và thỏa thuận, nhưng tình hình nay đã phức tạp tới mức "không dàn xếp được nữa". "Tôi may mắn vì nằm trong khu 4,3 ha. Nhưng tôi cũng không hiểu vì sao chính quyền hôm 18/10 họp với chúng tôi - những hộ không chịu di dời - lại mời thêm các hộ đã nhận tiền và di dời từ lâu - về lại để đền bù thêm." Có thể là vì họ [chính quyền] muốn tỏ ra nhân văn, và muốn đánh bóng sự nhân văn đó... Nhưng cũng chính vì việc này mà kéo theo 5.000 hộ dân Thủ Thiêm đã di dời trước đây kéo về, tiếp tục khiếu kiện, đòi đền bù thỏa đáng."

Người dân Thủ Thiêm căng biểu ngữ đòi đất
Có ý kiến rằng vụ Thủ Thiêm đã trở nên phức tạp tới mức khó đạt được thỏa thuận nào giữa dân và chính quyền trong bối cảnh lãnh đạo TP lại gặp dân sáng 7/11. Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh ông Nguyễn Thành Phong gặp người dân hai phường Bình An và Bình Khánh để giải quyết khiếu nại đất đai liên quan đến vụ khu đô thị Thủ Thiêm. Đây là buổi gặp thứ hai của Chủ tịch TP Hồ Chí Minh với người dân khu đô thị Thủ Thiêm kể từ khi có kết luận 1483 của Thanh tra Chính phủ.


Dân oan Thủ Thiêm: Có sự dàn dựng trong buổi tiếp dân
Công bố 'nhiều sai phạm' trong quy hoạch KĐT Thủ Thiêm
Vụ Thủ Thiêm 'đã động đến các quyền của dân'
Vụ Thủ Thiêm: 'Dân mất, chính quyền cũng mất'
Vụ Thủ Thiêm: 'Dân mất, chính quyền cũng mất'

Ở cuộc gặp lần một ngày 18/10, ông Phong đã gặp khoảng 30 hộ dân ở khu phố 1, phường Bình An, có đất ở khu 4,3 ha - được Thanh tra Chính phủ xác định trong kết luận 1483 là nằm ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm.

"Không dàn xếp được nữa"

Hàng trăm dân Thủ Thiêm không được vào buổi gặp lãnh đạo TP hôm 18/10

Ông Nguyễn Văn Lung, một người dân Thủ Thiêm "may mắn" nằm trong khu 4,3 ha ngoài ranh nói với BBC rằng chính quyền đã gặp gỡ dân nhiều lần, cũng nhiều lần hứa hẹn và thỏa thuận, nhưng tình hình nay đã phức tạp tới mức "không dàn xếp được nữa".

"Tôi may mắn vì nằm trong khu 4,3 ha. Nhưng tôi cũng không hiểu vì sao chính quyền hôm 18/10 họp với chúng tôi - những hộ không chịu di dời - lại mời thêm các hộ đã nhận tiền và di dời từ lâu - về lại để đền bù thêm."

"Có thể là vì họ [chính quyền] muốn tỏ ra nhân văn, và muốn đánh bóng sự nhân văn đó."

Có thể là vì họ [chính quyền] muốn tỏ ra nhân văn, và muốn đánh bóng sự nhân văn đó... Nhưng cũng chính vì việc này mà kéo theo 5.000 hộ dân Thủ Thiêm đã di dời trước đây kéo về, tiếp tục khiếu kiện, đòi đền bù thỏa đáng."Ông Nguyễn Văn Lung

"Nhưng cũng chính vì việc này mà kéo theo 5.000 hộ dân Thủ Thiêm đã di dời trước đây kéo về, tiếp tục khiếu kiện, đòi đền bù thỏa đáng."

"Trước đây chúng tôi chỉ chia hai nhóm để đấu tranh, thì nay 5.000 hộ dân này phát sinh thêm rất nhiều nhóm khác nhau. Mỗi nhóm có một yêu cầu riêng về đền bù, khiến tình hình trở nên rất phức tạp."

"Tôi cho rằng chính quyền không lường trước được điều này. Bây giờ thì không thể dàn xếp hay thỏa thuận gì giữa dân và chính quyền nữa. Rất khó. Chỉ có thể dẫn đến đưa vụ việc ra tòa, giải quyết bằng pháp lý."

"Như vậy, đây có thể trở thành một vụ đại án. Và như vậy lại mất thêm vài năm nữa để điều tra, lập hồ sơ, v.v...."

Cũng theo ông Lung, các hộ thuộc hai phường Bình An và Bình Khánh bị xác định nằm trong ranh quy hoạch, nhưng họ cũng khẳng định đất đai của mình nằm ngoài quy hoạch. Và kết luận 1483 của Thanh tra chính phủ đã không xem xét đến phần đất của họ.

"Cần thanh tra toàn bộ khu đô thị Thủ Thiêm"

Vấn đề Thủ Thiêm gần đây tạo tranh cãi rộng lớn trong dư luận

Ông Lung nói với BBC rằng kết luận 1483 không phải là kết quả thanh tra của chính phủ đối với các kiếu kiện về đất đai ở Thủ Thiêm.

"Thủ tướng chính phủ chưa bao giờ có yêu cầu nào đối với Thanh tra chính phủ để thanh tra toàn bộ khu đô thị mới Thủ Thiêm."

"Kết luận 1483 chỉ là kết quả của một cuộc thanh tra định kỳ của họ. Trong đó họ thanh tra rất nhiều vấn đề như BOT, tài chánh, v.v... Ở mục môi trường có dính một phần nhỏ là Thủ Thiêm. Do đó họ bóc tách ra và làm thành báo cáo này."

"Thủ tướng chính phủ chưa bao giờ có yêu cầu nào đối với Thanh tra chính phủ để thanh tra toàn bộ khu đô thị mới Thủ Thiêm. Kết luận 1483 chỉ là kết quả của một cuộc thanh tra định kỳ. Trong đó họ thanh tra rất nhiều vấn đề như BOT, tài chánh, v.v... Ở mục môi trường có dính một phần nhỏ là Thủ Thiêm. Do đó họ bóc tách ra và làm thành báo cáo này."Ông Nguyễn Văn Lung

"Trong kết luận 1483, họ nói đã thanh tra khu 4,3 ha theo đơn thư khiếu kiện. Nhưng thực tế chúng tôi chưa bao giờ khiếu nại về khu 4,3 ha này mà khiếu nại toàn bộ 60 ha đất nằm ngoài ranh đã bị thu hồi," ông Lung nói với BBC.

Trong buổi họp sáng 7/11, nhiều hộ dân tại hai phường Bình An và Bình Khánh cũng cho rằng kết luận 1483 "chỉ mang tính nội bộ", không phải là kết luận cuối cùng nên chưa có tính pháp lý, theo truyền thông Việt Nam.

Theo đó, kết luận 1483 mới kiểm định khu 4,3ha, trong khi toàn bộ hồ sơ khiếu nại tố cáo của dân thuộc năm khu phố và ba khu dân cư cũng nằm ngoài quy hoạch thì lại không được kể đến.

Bà Nguyễn Thị Hà (phường Bình An) được dẫn lời trên Vietnamnet, cho rằng không thể dùng kết luận kiểm tra 1483 để giải quyết cho tất cả các trường hợp.

Người dân có mặt cũng nói khiếu kiện đã kéo dài 22 năm, rất mệt mỏi, đau khổ. Nếu chính quyền tiếp tục "ghi nhận ý kiến rồi trả lời sau" thì khiếu kiện sẽ còn kéo dài nữa.

Ông Nguyễn Văn Khương (phường Bình Trưng Đông) yêu cầu được cung cấp tất cả bản đồ quy hoạch để người dân được biết họ có thực sự nằm vùng phải di dời hay không. Ông cũng cho rằng nhà mình không nằm trong quy hoạch.

Chánh văn phòng UBND TP Võ Văn Hoan nói có tới hơn 10 tấm bản đồ quy hoạch, và "rất khó xác định" cái nào là ranh của Thủ Thiêm do các bản đồ này giống nhau, chỉ khác nhau ở ranh. Có bản đồ thể hiện khu 4,3ha bằng nét chấm gạch, có bản đồ lại không có khu này.

Người dân có mặt trong buổi họp 7/11 yêu cầu phải thanh tra toàn diện khu đô thị mới Thủ Thiêm.

"Sẽ tiếp thu" và "làm rõ"

Bản chụp một tấm bản đồ mà ông Lê Văn Lung nói là bản đồ quy hoạch 1996

Về tiến độ giải quyết các sai phạm ở khu đô thị mới Thủ Thiêm, Chánh văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh, ông Võ Văn Hoan trong cuộc họp hôm 7/11 nói đã xác định được ranh quy hoạch khu 4,3 ha trên bản đồ.

Đây là khu đất mà trước đó, kết luận 1483 của Thanh tra chính phủ cho hay "không có trong quy hoạch".

Ông Hoan nói "sẽ xin ý kiến Thường vụ Thành ủy, Thanh tra Chính phủ để thống nhất hướng xử lý" các trường hợp này, theo Vietnamnet.

Cũng trong buổi gặp, Chủ tịch UBND quận 2 Nguyễn Phước Hưng cho biết có 10 nội dung mà thành phố muốn "xin ý kiến bà con", bao gồm thời điểm để tính bồi thường thiệt hại; mức bồi thường và tái định cư; hỗ trợ các trường hợp có nguồn gốc lân chiến sông, kênh rạch từ 1993-1998, v.v...

Tuy nhiên người dân có mặt tại buổi họp nói 10 nội dung này không liên quan đến các vấn đề của họ.
Về việc xử lý sai phạm của các tập thể, cá nhân trong sai phạm dự án Thủ Thiêm, ông Hoan nói sẽ hoàn tất trong tháng 11.

"Tinh thần là rất lắng nghe ý kiến cô bác, còn quá trình làm việc như thế nào tôi sẽ báo cáo lại với cô bác sau", Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh ông Nguyễn Thành Phong được dẫn lời trên Vietnamnet.

Nguyễn Thùy Dương, người phụ nữ "ném giày" trong buổi bà Đại biểu Quốc Hội Nguyễn Thị Quyết Tâm tiếp xúc cử tri quận 2 vào sáng 20/10/2018, thì cho rằng bà đã tiếp xúc với nhiều người dân sau các buổi họp với chính quyền, và họ đều không đồng ý với cách giải quyết.

"Vẫn như những buổi tiếp xúc trước, không hề đưa ra phương án giải quyết nào hết. Chỉ nói lắng nghe và sẽ đề xuất. Đã rất nhiều lần rồi," bà Dương nói trong livestream trên Facebook sau khi phiên họp sáng 7/11 kết thúc.

Khu đô thị mới Thủ Thiêm được phê duyệt quy hoạch đã gần 20 năm, kỳ vọng trở thành trung tâm tài chính, thương mại tầm cỡ quốc tế, chi gần 30.000 tỷ đồng bồi thường, tái định cư, nhưng tới nay vẫn chưa thành hình.

Truyền thông Việt Nam cho hay đã có 15.000 hộ dân bị di dời khỏi bán đảo Thủ Thiêm, với chi phí 30.000 tỉ đồng để chi trả bồi thường, tái định cư.

Nhưng còn không ít hộ dân tiếp tục khiếu nại, cho rằng nhà họ không nằm trong quy hoạch, và bồi thường di dời không thỏa đáng.

Một buổi chính quyền TP HCM tiếp người dân Thủ Thiêm


Phần nhận xét hiển thị trên trang

NGHIÊM TRỌNG! NỔ SÚNG VÀO LUẬT SƯ?


Luân LêTẤM KHIÊN CÔNG LÝ
Trần Đình Dũng - Nổ súng vào Luật sư! Sáng hôm qua (6.11.2018), ba luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, Nguyễn Văn Miếng và Đặng Đình Mạnh, vừa lên xe đến gặp mặt các bị cáo để chuẩn bị cho phiên tòa vào sáng ngày 9.11.2018 thì xảy ra ""sự cố". Tường thuật từ LS Trịnh Vĩnh Phúc cho biết "vừa đóng cửa xe thì nghe một tiếng nổ đanh, nhìn lại thì thấy cửa kính hông bên phải xe...". Vết thủng kiếng xe (hình dưới) cho thấy một lỗ thủng xuyên qua kính cường lực, có thể nói vật xuyên qua có nhiệt độ rất lớn mới có thể làm nóng chảy để lại vết thủng viền đen cháy, bởi nhiệt độ nóng chảy của kiếng cường lực khá cao.

Ngoài đầu đạn ra thì khó có thể có vật khác xuyên thủng kiếng cường lực xe ô tô (xe Grandis). Sự cố xảy ra trong thời điểm ba Vị luật sư trên đường đến trại tạm giam để gặp các bị cáo trong vụ án 20 người bị cáo buộc tội "Gây rối trật tự công cộng" do tham gia tuần hành phản đối dự luật đặc khu diễn ra ngày 10/6/2018 tại TP Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai. Vụ án sẽ được TAND tỉnh Đồng Nai xét xử phúc thẩm vào sáng ngày 9/11/2018 tại trụ sở Tòa án đóng ở thành phố Biên Hoà.

Nổ súng ở Việt Nam là vi phạm pháp luật hình sự về việc sử dụng dụng vũ khí quân dụng bị nghiêm cấm và có thể bị bắt giữ, trừ trường hợp lực lượng công an (hoặc quân đội) nổ súng thực thi nhiệm vụ.

Từ trước tới nay, nghề LS tranh tụng ở Việt Nam là nghề gánh chịu độ nguy hiểm cao. Nhiều trường hợp LS bào chữa các vụ án liên quan đến người bị cáo buộc "xâm phạm an ninh quốc gia", bị không ít "tai nạn bất ngờ".

Nhưng nổ súng vào các luật sư là chưa từng xảy ra. Có thể đây là lần đầu tiên?

Các Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, Đặng Đình Mạnh và Nguyễn Văn Miếng, thời gian gần đây đã bào chữa cho một số "người bị cáo buộc" trong các vụ án "nhạy cảm về chính trị" mà nhiều luật sư tránh né.
__________

Luân LêTẤM KHIÊN CÔNG LÝ


Đây là hình ảnh cửa kính xe ô tô của luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, người cùng luật sư Đặng Đình Mạnh đến đón luật sư Nguyễn Văn Miếng đi bào chữa cho các bị cáo ở Biên Hoà, Đồng Nai, bị một vật thể (được cho là bắn) bất ngờ đáp tới làm rạn nứt toàn bộ mặt kính xe trong khi mọi người vừa bước lên xe ngồi vào ghế.



Xã hội đã trở nên vô pháp, vô đạo, vô luân và rơi vào sự loạn lạc, nhất là các hành vi tấn công, khủng bố có chủ đích nhằm vào giới luật sư, đặc biệt là khi họ tham gia với vai trò bào chữa cho các bị cáo trong những vụ án có yếu tố chính trị và nhân quyền.

Nó chính là hình ảnh thể hiện tình trạng loạn lạc trong một xã hội man rợ và hoang dã mà đã không còn bất cứ chút tính người hay sự tử tế nào ngoài những thủ đoạn lưu manh, bạo lực và bất chấp của những kẻ côn đồ để đe doạ, cướp bóc và trấn áp nhau.

Phần nhận xét hiển thị trên trang