Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2018

Cuộc sống như mơ của gia đình trong ngôi nhà gỗ 400 mét vuông sau khi quyết tâm rời bỏ thành phố by



Ngôi nhà gỗ được xây dựng theo lối kiến trúc cũ, sân cũng rêu phong bởi dấu ấn thời gian. Nhưng ở đó lại có cả một cuộc sống đầy ắp tiếng cười, tiếng nói.Gia đình 3 người (Trung Quốc) này đã từng có thời gian rất dài sống ở thành phố. Tuy nhiên, đến thời điểm các con gái trưởng thành, cặp vợ chồng quyết định mua mảnh đất ở gần rừng. Ở đây, họ cảm nhận được cuộc sống trong lành với thiên nhiên núi rừng, chim muông.
Cuộc sống như mơ của gia đình trong ngôi nhà gỗ 400 mét vuông sau khi quyết tâm rời bỏ thành phố - Ảnh 1.
Ngôi nhà gỗ được xây bằng vật liệu thân thiện với môi trường.
Cuộc sống như mơ của gia đình trong ngôi nhà gỗ 400 mét vuông sau khi quyết tâm rời bỏ thành phố - Ảnh 2.
Khoảng sân gạch đơn giản, thô mộc.
Cuộc sống như mơ của gia đình trong ngôi nhà gỗ 400 mét vuông sau khi quyết tâm rời bỏ thành phố - Ảnh 3.
Góc vườn được chủ nhân của ngôi nhà giữ lại những cây có từ trước và trồng them bonsai.
Cuộc sống như mơ của gia đình trong ngôi nhà gỗ 400 mét vuông sau khi quyết tâm rời bỏ thành phố - Ảnh 4.
Mảnh đất trước nhà đẹp ấn tượng với bóng nắng.
Ngôi nhà được xây bằng gạch, một phần được thiết kế với cấu trúc gỗ. Khu rừng ở Thành Đô thật đẹp khi vẫn giữ được vẻ nguyên sinh với các loài muông thú. 20 năm về trước, mảnh đất họ mua là một trang trại kinh doanh cây giống.
Sau 5, 6 năm do chủ cũ không tìm được giải pháp khắc phục khi chim trong rừng liên tục vào phá hoại vườn. Vì thế, họ đã chọn cách rời đi và bán lại mảnh đất cho gia đình 3 người này.
Cuộc sống như mơ của gia đình trong ngôi nhà gỗ 400 mét vuông sau khi quyết tâm rời bỏ thành phố - Ảnh 5.
Khu rừng ngay cạnh là ngôi nhà của các loài chim.
Cuộc sống như mơ của gia đình trong ngôi nhà gỗ 400 mét vuông sau khi quyết tâm rời bỏ thành phố - Ảnh 6.
Những chú chim làm tổ trên cây.
Cuộc sống như mơ của gia đình trong ngôi nhà gỗ 400 mét vuông sau khi quyết tâm rời bỏ thành phố - Ảnh 7.
Chim muông là một trong những nét đặc trưng của vùng.
Cuộc sống như mơ của gia đình trong ngôi nhà gỗ 400 mét vuông sau khi quyết tâm rời bỏ thành phố - Ảnh 8.
Bóng nắng chiếu qua những tán cây.
Cuộc sống như mơ của gia đình trong ngôi nhà gỗ 400 mét vuông sau khi quyết tâm rời bỏ thành phố - Ảnh 9.
Khung cảnh đẹp đến mê mẩn.
Chủ nhân của mảnh đất rộng mênh mông này cho biết, anh rất thích mảnh đất này bởi đất đai ở đây khá màu mỡ, không phải “chiến đấu” với thuốc trừ sâu, được trồng và thưởng thức thực phẩm sạch, được ngắm nhìn thiên nhiên xung quanh.
Những chiều mát mẻ, họ lại ngồi cùng nhau, ngắm nhìn những rặng cây, hoa lá, nhìn bầu trời hoàng hôn với những đàn chim bay về rừng.
Cuộc sống như mơ của gia đình trong ngôi nhà gỗ 400 mét vuông sau khi quyết tâm rời bỏ thành phố - Ảnh 10.
Ông tự tay xây tổ ấm cho gia đình.
Cuộc sống như mơ của gia đình trong ngôi nhà gỗ 400 mét vuông sau khi quyết tâm rời bỏ thành phố - Ảnh 11.
Không gian đẹp bình yên với màu xanh của cây cối.
Cuộc sống như mơ của gia đình trong ngôi nhà gỗ 400 mét vuông sau khi quyết tâm rời bỏ thành phố - Ảnh 12.
Gia đình luôn rộn ràng niềm vui với những công việc tất bật hàng ngày.
Cuộc sống như mơ của gia đình trong ngôi nhà gỗ 400 mét vuông sau khi quyết tâm rời bỏ thành phố - Ảnh 13.
Xung quanh ngôi nhà được thiết kế gỗ với kiến trúc nhà Minh.
Cuộc sống như mơ của gia đình trong ngôi nhà gỗ 400 mét vuông sau khi quyết tâm rời bỏ thành phố - Ảnh 14.
Chim đậu trên những tán cây trong rừng.
Cuộc sống như mơ của gia đình trong ngôi nhà gỗ 400 mét vuông sau khi quyết tâm rời bỏ thành phố - Ảnh 15.
Cô con gái đã quyết định rời bỏ phố thị về với ba mẹ.
Cuộc sống như mơ của gia đình trong ngôi nhà gỗ 400 mét vuông sau khi quyết tâm rời bỏ thành phố - Ảnh 16.
Gia đình nhỏ ấm cúng trong ngôi nhà rộng rãi.
Cuộc sống như mơ của gia đình trong ngôi nhà gỗ 400 mét vuông sau khi quyết tâm rời bỏ thành phố - Ảnh 17.
Cô gái được “lây lan” tình yêu thiên nhiên từ bố mẹ.
Cuộc sống như mơ của gia đình trong ngôi nhà gỗ 400 mét vuông sau khi quyết tâm rời bỏ thành phố - Ảnh 18.
Mẹ của cô vui với công việc làm vườn, nội trợ.
Cuộc sống như mơ của gia đình trong ngôi nhà gỗ 400 mét vuông sau khi quyết tâm rời bỏ thành phố - Ảnh 19.
Mảnh sân giật cấp ấn tượng.
Cuộc sống như mơ của gia đình trong ngôi nhà gỗ 400 mét vuông sau khi quyết tâm rời bỏ thành phố - Ảnh 20.
Khung cảnh yên bình.
Ngôi nhà nhờ sự yêu thương của chủ nhân mới, những cây giống còn lại của trang trại cũ. Hai ngôi nhà rộng gần 400m² được xây theo lối kiến trúc cũ để phù hợp hơn với khung cảnh xung quanh.
Chính chủ nhà là người tận dụng từng viên gạch, chọn từng mảnh gỗ để tạo nên không gian sống đẹp thân thiện với môi trường, gần gũi với thiên nhiên như vậy.
Cô con gái trẻ của chủ nhà đã 25 tuổi. Dường như cô cũng được truyền cảm hứng yêu động vật và thiên nhiên từ bố.
Vì thế, dù từng làm việc ở Bắc Kinh, cô vẫn chọn cách “về quê” ở cùng bố mẹ, cùng bố vui với niềm đam mê cây cối, yêu chim muông, yêu môi trường và yêu chính mảnh đất này.
Cuộc sống như mơ của gia đình trong ngôi nhà gỗ 400 mét vuông sau khi quyết tâm rời bỏ thành phố - Ảnh 21.
Cuộc sống như mơ của gia đình trong ngôi nhà gỗ 400 mét vuông sau khi quyết tâm rời bỏ thành phố - Ảnh 22.
Cuộc sống như mơ của gia đình trong ngôi nhà gỗ 400 mét vuông sau khi quyết tâm rời bỏ thành phố - Ảnh 23.
Cuộc sống như mơ của gia đình trong ngôi nhà gỗ 400 mét vuông sau khi quyết tâm rời bỏ thành phố - Ảnh 24.
Cuộc sống như mơ của gia đình trong ngôi nhà gỗ 400 mét vuông sau khi quyết tâm rời bỏ thành phố - Ảnh 25.
Cuộc sống như mơ của gia đình trong ngôi nhà gỗ 400 mét vuông sau khi quyết tâm rời bỏ thành phố - Ảnh 26.
Cuộc sống như mơ của gia đình trong ngôi nhà gỗ 400 mét vuông sau khi quyết tâm rời bỏ thành phố - Ảnh 27.
Toàn cảnh ngôi nhà đẹp bình yên, nơi có con sông dịu dàng chảy qua.
Đối với cô, được ở bên bố mẹ là điều bình yên nhất, được giữ lại trong tim tình yêu với thiên nhiên là tình cảm chân thành và “tinh khiết” nhất.
Nơi gia đình cô đang sống đẹp như một giấc mơ, giấc mơ đẹp là do chính các thành viên trân trọng thời gian bên nhau, trân trọng những gì yêu thương nhất, giúp những khoảnh khắc nhỏ trở nên trọn vẹn, đủ đầy.
Theo Sohu, QQ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giáo sư Chu Hảo nói về tầng lớp trí thức ở Việt Nam


I/ Trí thức và tầng lớp trí thức


Ở nước ta hiện nay có một số khá đông người được xã hội, hoặc tự mình, coi là trí thức.

Nhưng “thế nào là một trí thức?” thì hình như chưa bao giờ được cắt nghĩa một cách rõ ràng.


Có thể đã có nhiều cá nhân trí thức, nhưng những con người đơn lẻ ấy đã quy tụ lại (chủ yếu là thông qua diễn đàn, dư luận) thành một giai tầng của xã hội như là tầng lớp trí thức chưa?

Đặc điểm, tính cách của trí thức Việt Nam là gì? Vai trò và trách nhiệm của trí thức trước vận mệnh của dân tộc ta trong thời đại mới – thời đại kinh tế tri thức, thời đại hội nhập toàn cầu, là như thế nào?

Mỗi câu hỏi trên đây đều đặt ra một vấn đề thảo luận rất nghiêm túc và lý thú, có ý nghĩa quan trọng đối với việc huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong quá trình đổi mới – hội nhập – phát triển.

Để đi đến đồng thuận chắc cần phải có thời gian. Ở đây chúng tôi chỉ xin đặt vấn đề và gợi mở, mong các bạn đọc cùng chia sẻ.

Ai là trí thức? Đã từ lâu, ở nước ta tồn tại một khái niệm đơn giản: Những người lao động trí óc là trí thức, chỉ cốt để phân biệt với những người lao động chân tay như công nhân và nông dân.

Một quan niệm bớt đơn giản hơn một chút thì cho rằng hễ có trình độ học vấn từ cấp cao đẳng, đại học trở lên là trí thức.

Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” viết năm 1947 Hồ Chủ tịch đã dùng định nghĩa này.

Theo chỗ tôi hiểu thì Người đã cố tình giải thích khái niệm này (cũng như một số khái niệm khác) một cách hết sức đơn giản, dễ hiểu, thích hợp với trình độ dân trí của nước ta thời đó.

Ngày nay, chúng ta không nên quá câu nệ vào việc giữ nguyên định nghĩa này của Bác Hồ.

Thật ra ngay từ khi từ “tầng lớp trí thức” (intelligentsia) xuất hiện lần đầu tiên ở Nga vào nửa đầu thế kỷ 19, và sau đó là từ “người trí thức” (intellectuel) xuất hiện ở Pháp sau công xã Paris (1871), đã mang một ý nghĩa khá rõ ràng: đó là những người không chỉ có học vấn hay trình độ chuyên môn cao, mà hơn hết phải là những người quan tâm và có chính kiến trước những vấn đề chính trị – xã hội nóng bỏng của thời cuộc.

Cũng trong tinh thần cách mạng ấy Karl Marx đã coi trí thức là những người có đủ tri thức để quan tâm và có chính kiến riêng đối với các vấn đề của xã hội nên họ phải là những người: “phê bình không nhân nhượng những gì đang hiện hữu, không nhân nhượng với nghĩa rằng họ không lùi bước trước kết luận của chính quyền hoặc trước xung đột với chính quyền, bất cứ chính quyền nào”.

Cần phải hiểu rằng ở đây Marx chỉ muốn nhấn mạnh trách nhiệm xã hội của người trí thức. “Những gì đang hiện hữu” là những bất cập của các chính sách xã hội hiện hành, chứ không thể là những chính sách hợp lý, tiến bộ. Người trí thức có năng lực phê phán và có tầm nhìn xa nên thường hay tỏ sự bất bình trước sự trì trệ và bất hợp lý một cách công khai và thẳng thắn.

Với những hiểu biết trên đây, chúng ta có thể suy ra rằng tầng lớp trí thức của xã hội có thiên chức sau: 1) Tiếp thu và truyền bá tri thức KH&CN hoặc VH&NT ; 2) Sáng tạo các giá trị mới của tri thức KH&CN hoặc VH&NT; 3) Đề xuất, phản biện một cách độc lập các chủ trương chính sách và biện pháp giải quyết các vấn đề của xã hội; 4) Dự báo và định hướng dư luận xã hội.

Trong đó, hai điểm đầu tiên là chung cho những người lao động trí óc. Còn hai điểm sau chủ yếu là riêng cho tầng lớp trí thức.

Quan niệm về trí thức trên đây là phổ quát đến với các xã hội văn minh cận, hiện đại.

Riêng ở nước ta, từ khi có lịch sử thành văn cho đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, quan niệm này có lẽ chỉ thích hợp trong một giai đoạn phát triển ngắn ngủi, từ đầu đến giữa thế kỷ 20, khi xuất hiện tình huống giới trí thức mới (dùng chữ quốc ngữ) có cơ hội trở thành một tầng lớp xã hội khá độc lập với chính quyền về hoạt động nghề nghiệp và chính kiến.

Ngoài giai đoạn này, chúng tôi e rằng chưa bao giờ ở nước ta thực sự có một tầng lớp trí thức như cách hiểu thông thường của thế giới.

Thường ở ta, trí thức được gán một cách không đúng cho những người gọi là “có học”, chỉ xuất hiện ở xã hội Việt Nam ở buổi đầu công nguyên từ khi nhà Hán du nhập Nho giáo vào Việt Nam với mục đích giáo hóa và đào tạo quan lại bản xứ.

Sau khi giành được độc lập vào năm 939, các triều đại phong kiến ngày càng tôn sùng Nho giáo; và đến đời nhà Trần (thế kỷ 13) thì Nho giáo đã được coi là hệ tư tưởng chính thống cho đến hết các triều Nguyễn (đầu thế kỷ 20). Suốt gần một nghìn năm ấy chỉ có một thứ được dạy và được học (một cách có hệ thống) là Nho giáo (khác với sự chuyên biệt hạn hẹp của Phật giáo và Đạo giáo).

Các Nho sĩ sau khi đỗ đạt sẽ được bổ nhiệm làm các quan lớn, nhỏ trong hệ thống cai trị của Nhà nước phong kiến.

Các Nho sĩ thi trượt thì trở lại làng quê vừa dạy “chữ thánh hiền” như một kế sinh nhai, vừa “dùi mài kinh sử” đợi kỳ thi sau, đợi được đi làm quan để “cả họ được nhờ”!

Cái cơ hội “đổi đời” dường như duy nhất ấy đã tạo ra, một mặt là cái mà chúng ta vẫn thường tự ca ngợi là truyền thống hiếu học của dân ta, mặt khác, quan trọng hơn đã tạo nên sự lệ thuộc đến nô dịch của những người “có học” vào Nhà nước phong kiến.

Và do đó, có thể nói rằng dưới các triều đại phong kiến ở nước ta chưa bao giờ tồn tại một tầng lớp trí thức theo cách hiểu đúng đắn của từ này.

Các sĩ phu là những người “có học” có danh tiếng của các thời đại phong kiến, do vậy hầu hết cũng chỉ là các “quan văn” mang sứ mệnh “phò chính thống” mà thôi – họ không hẳn là người trí thức, hoặc tầng lớp trí thức, như cách hiểu thông thường.

Đến giữa thế kỷ 19 cùng với sự suy đồi của triều Nguyễn, sự xâm lược của thực dân Pháp và bước đầu tiếp cận với nền văn minh công nghiệp phương tây, tầng lớp Nho sĩ ở nước ta đã phân hóa sâu sắc và xuất hiện những nhóm sĩ phu tiến bộ có đầu óc canh tân – tiền thân của nhóm trí thức đầu tiên của nước ta nửa đầu thế kỷ 20.

Những nhân vật điển hình có thể kể đến là Vũ Tông Phan (1800 – 1851, cùng với Hội Hướng thiện); Nguyễn Trường Tộ (1828 – 1871); Nguyễn Lộ Trạch (1852 – 1895); Nguyễn Tư Giản (1823 – 1890); Phạm Phú Thứ (1820 – 1883) v.v…

Đó chính là những sĩ phu có đầu óc canh tân đầu tiên trong lịch sử nước ta, đặt nền móng cho cuộc vận động giải phóng dân tộc vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 dù là theo đường lối bạo lực, như các phong trào Cần Vương (Phan Đình Phùng, 1844 – 1895), và Đông Du (Phan Bội Châu, 1867 – 1940); hay chủ trương tiến hành một cuộc cách mạng văn hóa – giáo dục như phong trào Duy Tân (Phan Châu Trinh, 1872 – 1920), và Đông Kinh nghĩa thục (Lương Văn Can, 1854 – 1927).

Vào những năm đầu của thế kỷ 20, cùng với sự tàn lụi của chế độ phong kiến và sự thiết lập chế độ của thực dân, ảnh hưởng của tư tưởng Dân chủ tư sản và khoa học – kỹ thuật phương tây đã tràn vào xã hội Việt Nam thông qua Nhật Bản và Trung Hoa.

Trong bối cảnh đó phong trào Duy Tân và Đông Kinh nghĩa thục đã quy tụ được một tầng lớp sĩ phu trí thức bao gồm các nho sĩ cách tân (Huỳnh Thúc Kháng, 1876 – 1947; Trần Quý Cáp, 1870 – 1908; Đào Nguyên Phổ, 1861 – 1907 v.v…), và các trí thức mới dùng quốc ngữ và tiếng Pháp (Trương Vĩnh Ký, 1837 – 1898; Phan Khôi, 1887 – 1960; Nguyễn Văn Vĩnh, 1882 – 1936; Phạm Quỳnh, 1892 – 1945; Nguyễn Văn Tố, 1889 – 1947 v.v…). Đây chính là tầng lớp trí thức đầu tiên của nước ta.

Hoàn cảnh lịch sử đã tạo ra cho một số người điều kiện có chỗ đứng khá độc lập với chính quyền, có thể sống bằng nghề lao động trí óc của mình chứ không nhất thiết phải ra “làm quan”, và tiếng nói của họ càng ngày càng có uy tín trong xã hội.

Họ phần đông là người hành nghề tự do như bác sĩ, kỹ sư, luật sư, thầy giáo, nhà báo, nhà văn, hoạ sĩ, nhạc sĩ, và nghệ sĩ… Những phần tử ưu tú trong số đó chính là tầng lớp trí thức mới, và nhiều người đã đóng vai trò nòng cốt trong các tổ chức văn hóa hoạt động công khai.

Đó là các hội, chẳng hạn Trí Tri, Khai trí Tiến đức, Truyền bá Quốc ngữ và Tự lực Văn đoàn v.v… Là các báo hoặc tạp chí, chẳng hạn Đông Dương, Nam Phong, Tiếng Dân, Tri Tân, Thanh Nghị, Khoa học v.v…

Tình trạng này đã tiếp diễn cho đến năm 1945 khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quy tụ được tầng lớp trí thức ấy tham gia vào chính quyền cách mạng non trẻ của mình.

Những nhân vật tiêu biểu như Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố, Phạm Khắc Hoè, Vũ Đình Hòe… (xuất thân từ các sĩ phu Nho học); Tạ Quang Bửu, Trần Đăng Khoa, Tôn Thất Tùng, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Xiển, Hồ Đắc Di, Nguyễn Văn Huyên…. (xuất thân từ tầng lớp trí thức “Tây học”) đã và sẽ luôn là tấm guơng mẫu mực về phẩm tính cao quý của người tri thức.

Tiếc rằng từ đầu những năm 50 của đầu thế kỷ trước, ngay khi còn trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tầng lớp trí thức của chúng ta với những nhân cách văn hoá đẹp đẽ ấy, lại rơi vào một thời kỳ phát triển đặc biệt mà chắc còn cần phải tốn nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu một cách nghiêm túc sự tồn tại và vai trò của họ trong xã hội.

Thời kỳ phát triển đặc biệt này có thể phân kỳ thành ba giai đoạn 1945 – 1950 là thời kỳ cách mạng và kháng chiến nhưng hết sức “lãng mạn” của tầng lớp trí thức yêu nước, 1950 – 1965 là thời kỳ du nhập một cách hoàn chỉnh ý thức hệ đấu tranh giai cấp và phương pháp tư tưởng Maoist vào Việt Nam, qua các phong trào chính huấn tư tưởng, cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, phê phán nhân văn gia phẩm và chống “xét lại”; 1965 – 1975 là thời chiến mọi nhu cầu tinh thần và các giá trị văn hóa đều hướng vào mục tiêu giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước; 1976 – 1986 là thời kỳ quan liêu bao cấp, đặc biệt là về mặt tư tưởng; 1986 cho đến nay là thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.

Mỗi giai đoạn trên đây đều có hoàn cảnh chính trị – kinh tế – xã hội khá đặc biệt đối với sinh hoạt tinh thần – tư tưởng của tầng lớp có học.

Sau giai đoạn giao thời 1945 – 1950, có lẽ tầng lớp trí thức trước cách mạng đã không tồn tại nữa.

Từ năm 1950 trở đi tầng lớp có học ngày càng đông; các cá nhân trí thức thì lúc nào cũng tồn tại, có lúc hết sức hiếm hoi như giai đoạn 1950 – 1965; nhưng tầng lớp trí thức thì không tồn tại, ít nhất là cho đến trước đổi mới (1986).

Từ năm 1986 đến nay tầng lớp có học có bằng cấp cao ngày càng đông nhưng phẩm tính tri thức thì chỉ thấy ở những cá nhân lẻ tẻ.

Những cá nhân này ngày càng đông cùng với quá trình mở rộng dân chủ trong sinh hoạt xã hội, nhưng điều kiện để cho họ tự liên kết lại thành một tầng lớp có vị trí xác định trong xã hội dân sự thì chưa đủ.

Cần phải có những nghiên cứu nghiêm chỉnh về tầng lớp “có học” từ sau Cách mạng tháng Tám cho đến nay để có được bức tranh hoàn chỉnh về trí thức Việt Nam từ khi có độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Muốn vậy ngoài việc thống kê đầy đủ sự biến động về số lượng và tính chất hoạt động của những người có học vấn nói chung, cần phải nghiên cứu hồ sơ của những trí thức tiêu biểu qua từng thời kỳ.

Hồ sơ của những người như: Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Hồ Đắc Di, Nguyễn Đình Thi… cũng như của Phan Khôi, Trần Đức Thảo, Trương Tửu, Nguyễn Mạnh Tường… sẽ nói lên được rất nhiều điều đáng quan tâm.

Vì chưa có điều kiện tìm hiểu một cách có hệ thống nên ở đây chúng tôi đã không đề cập đến tầng lớp trí thức (hoặc “có học ”) ở miền Nam trong giai đoạn 1954 – 1975.

II/ Phẩm tính “trí thức” Việt Nam

Đã là trí thức thì ở nước nào cũng vậy, thời đại nào cũng vậy, đều có tính cách chung là: Tôn thờ lý tưởng Chân – Thiện – Mỹ; Độc lập tư duy; Hoài nghi lành mạnh; và Tự do sáng tạo.

Tuy nhiên, mỗi dân tộc đều có tính cách riêng, tầng lớp trí thức của mỗi dân tộc cũng có bản sắc riêng.

Chúng ta thường nghe nói: trí thức Trung Hoa thâm thúy (thâm nho), trí thức Nhật khiêm tốn (đến khách khí), trí thức Nga sâu sắc đôn hậu, trí thức Mỹ thực dụng, trí thức Anh lạnh lùng tỉnh táo, trí thức Pháp hào hoa phong nhã, v.v…

Vậy trí thức Việt Nam có đặc điểm gì? Chúng ta đã từng nghe nói đến tính cách “phò chính thống”; và tính cách “quan văn”, tựu chung lại là tính “thích được chính quyền sử dụng”.

Có nhiều người nói là tính cách “tuỳ thời”, nghe có vẻ dễ chịu hơn chữ “cơ hội” hay là “hèn” mà một số bạn đồng nghiệp của chúng ta không ngại ngần khẳng định. Nguyên cớ gì mà phải “hèn”?

Đã “hèn” làm sao có nhân cách? Thiếu nhân cách liệu có xứng đáng là trí thức? Nhiều ý kiến cho rằng bi kịch của giới “trí thức” Việt Nam chính là ở chỗ này!

Nhưng như vậy có lẽ chưa được công bằng cho lắm! Bởi lẽ, còn có một thực tế khác nữa cần phải xem xét.

Đó là tính cách uyển chuyển, kết hợp “hành” và “tàng” của sĩ phu – trí thức nước nhà.

Điều kiện cho phép thì bung ra hoạt động; lúc khó khăn thì tạm ẩn dật chờ thời, có khi “tàng” ngay trong lòng cường quyền với tâm trạng “cấp lưu, dũng thoái” (trước dòng nước xiết, can đảm thoái lui).

Thế nhưng ranh giới giữa thái độ đúng đắn này với cái sự hèn thật là mong manh; chỉ “tự mình, mình biết cho mình” chứ khó lòng mà phán xét từ phía ngoài. Vậy thực sự trí thức Việt Nam có phẩm tính gì?

Phẩm tính cao quý nhất của người trí thức là Tôn thờ lý tưởng Chân – Thiện – Mỹ, không bị gò bó bởi ý thức hệ, dũng cảm đấu tranh cho lẽ phải, không khuất phục trước uy quyền và không bị tha hóa bởi danh lợi.

Nếu trong một xã hội có nhiều người có học vấn cao đồng thời có những phẩm tính như vậy lại liên kết được với nhau (chủ yếu bằng diễn đàn và giao lưu tư tưởng chứ không phải bằng các hội đoàn) thành một tầng lớp, thì đấy là một xã hội dân sự lành mạnh, có nhiều tiềm năng phát triển.

Tạm gác sang một bên khái niệm “tầng lớp trí thức” như cần được làm rõ ở mục I., chúng ta hãy xem xét tầng lớp những người “có học” trong giai đoạn hiện nay phù hợp với đối tượng điều chỉnh của NQTW7 khóa 10, mà từ những năm 60 thế kỷ trước được Đảng và Nhà nước coi là “tầng lớp Trí thức XHCN”.

Trước Cách mạng tháng Tám, tầng lớp “có học”, như được xã hội đương thời công nhận, có thể bao gồm những người có học vấn từ trung học, thâm chí tiểu học, trở lên.

Ngày nay, những người có bằng cấp từ đại học, cao đẳng trở lên, được coi là tầng lớp “trí thức ”. Con số này vào khoảng 2, 6 triệu. Trong đó có bằng Tiến sĩ khoảng 16 nghìn, Thạc sĩ 20 nghìn, Giáo sư khoảng 1, 2 nghìn và Phó Giáo sư khoảng 7 nghìn.

Lực lượng này nằm đông nhất là trong các cơ quan quản lý của Đảng và Nhà nước, sau đó là ở các trường học, bệnh viện, các lực lượng quân đội an ninh, và doanh nghiệp.

Lực lượng này cũng được tập hợp trong một số Hội hoặc Liên hiệp hội như: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn hóa và Nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam…

Những nét đặc trưng của “ tầng lớp trí thức XHCN ” này là gì? Ngoài những đặc tính được Đảng và Nhà nước và phần nào là xã hội thừa nhận là ưu điểm, là tích cực như: Yêu Tổ quốc và CNXH; Trung thành với Đảng và Nhân dân; Cần cù, thông minh,sáng tạo; Không ngại khó khăn gian khổ... thì những tiêu cực không thể phủ nhận được là hết sức điển hình. Đó là:

1/ Hời hợt trong tư duy và thiếu nghiêm túc trong nghiên cứu.

2/ Tính cơ hội, thực dụng và vụ lợi trong hành xử.

3/ Ưa thành tích và chấp nhận sự giả dối một cách dễ dàng.

4/ Thiếu tinh thần hợp tác và ít lòng vị tha.

Tất cả những mặt tiêu cực điển hình của tầng lớp có học nói trên đều xuất phát từ một nguyên nhân chính là sự mất dân chủ trong sinh hoạt tư tưởng, trước hết trong nội bộ Đảng, rồi từ đó trong toàn xã hội.

Sự mất dân chủ này đã bắt đầu từ đầu những năm 50 của thế kỷ trước, sau chiến dịch Biên giới, khi ý thức hệ đấu tranh giai cấp và phương pháp tư tưởng Mao Trạch Đông, tràn vào Việt Nam theo con đường chính thống, được một bộ phận chủ chốt của Đảng tiếp thu và áp dụng một cách rốt ráo cho đến tận trước Đại hội VI.

Những năm đầu của thời kỳ đổi mới, phát huy dân chủ và tự do tư tưởng đã được Đảng đề xướng (qua chủ trương “cởi trói” của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh) và được toàn dân hân hoan đón nhận, nhất là tầng lớp “có học”, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ “được cởi trói”.

Nhưng tiếc rằng chỉ ít năm sau đó không khí dân chủ trong sinh hoạt tư tưởng dần dần bị loãng hẳn đi cho đến trước Đại hội 10.

Khi Đảng chủ trương lấy ý kiến của quần chúng đóng góp cho văn kiện Đại hội 10, bầu không khí dân chủ lại đuợc thổi vào một luồng sinh khí mới từ nhân dân.

Tiếc rằng ngay sau Đại hội 10 cho đến nay, càng ngày càng có những biểu hiện đáng lo ngại về thực chất của nền dân chủ của chúng ta. Điều này được thể hiện khá rõ trong việc quản lý các hoạt động báo chí và xuất bản gần đây.

Báo chí và xuất bản là mặt tiền, là thước đo của mỗi nền dân chủ.

Chúng ta muốn xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh thì trước hết phải xây dựng được một nền báo chí và xuất bản dân chủ và công bằng.

Sách và báo chí còn là vật mang, là phương tiện trường tồn của các nền văn hóa.

Chúng ta muốn có một nền văn hóa tiên tiến, thấm đượm bản sắc dân tộc thì một lần nữa, trước hết phải xây dựng được một nền báo chí và xuất bản tiên tiến và nhân bản.

Những nhiệm vụ nặng nề ấy không phải của riêng ai mà của tất cả: Nhà nước, cộng đồng người viết và cộng đồng người đọc.

III/ Quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tầng lớp trí thức ở Việt Nam

1/ Các bài học lịch sử

Khẩu hiệu “Trí, phú, địa hào đào tận gốc, trốc tận rễ”, nghe nói có từ thời Xô Viết Nghệ Tĩnh, nhưng hình như không có văn bản nào chứng tỏ đó là chủ trương chính thức của Đảng Cộng sản.

Tuy nhiên sau Cách mạng tháng Tám, nhất là sau Đại hội lần thứ 2, nói chung khẩu hiệu này đã được thực hiện ở các mức độ khác nhau, trừ một số trường hợp được chính phủ Cụ Hồ trọng dụng, nâng đỡ ngay từ đầu hoặc có hoàn cảnh đặc biệt mà cách mạng không thể bỏ qua.

Cùng với thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chúng ta đã trả giá đến tận ngày nay cho thái độ kỳ thị của cách mạng đối với các tầng lớp trí thức, công thương gia và địa chủ.

Thái độ kỳ thị này cũng giống hệt như thái độ của những người cộng sản Nga từ sau Cách mạng tháng 10 đối với tầng lớp trí thức của nước họ.

Ngay sau Cách mạng tháng 10, hàng ngàn gia đình trí thức Nga đã buộc phải lưu vong ra nước ngoài.

Số còn lại hầu hết đã trở thành đối tượng của cách mạng và dần dần không còn tồn tại như một tầng lớp xã hội nữa: Số muốn giữ nhân cách trí thức thì bị đàn áp không những về mặt tư tưởng mà thậm chí bị tù tội ở các khu cải tạo; số khác tự đánh mất mình bằng thái độ “chùm chăn” hoặc cơ hội chính trị.

Trong cuốn sách “Về trí thức Nga” (ở mục Tài liệu tham khảo) các tác giả cũng phân tích khá sâu sắc sự hình thành về phẩm chất và thái độ chính trị của tầng lớp có học (mà có người gọi là “trí thức nửa mùa”) trong suốt thời kỳ Xô Viết cũ.

Họ chỉ ra rằng nhà nước Xô Viết cũ đã thực hiện chính sách “cào bằng giá trị” và “đồng nhất xã hội” để không còn tồn tại tầng lớp tinh hoa – tầng lớp trí thức không đáng tin cậy dưới con mắt của tầng lớp lãnh đạo.

Một số nhỏ cá nhân trí thức tiêu biểu đã chỉ được sử dụng như những bông hoa làm cảnh cho chế độ mà thôi!

Tình trạng này không khác mấy so với các biến cố đã xảy ra ở Trung Quốc đối với tầng lớp trí thức, nhất là trong cuộc cách mạng văn hóa hồi những năm 60 và cuộc vận động dân chủ hồi cuối những năm 80.

Tầng lớp trí thức ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ ở Đông Âu cũng như vậy, cũng hầu như tan rã sau những biến cố thăng trầm.

Câu hỏi được đặt ra là: Vì sao tất cả các nước theo xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản đều có một kết cục như nhau đối với tầng lớp trí thức như vậy? Câu trả lời có thể là: Vì trong tất cả các nước ấy đã không thực sự có tự do ngôn luận và tự do tư tưởng.

Tình trạng đó đã bắt đầu từ khi Lê Nin áp dụng nguyên tắc Tập trung Dân chủ trong Đảng Cộng sản Nga trước và sau Cách mạng tháng 10 và trở thành truyền thống của các Đảng Cộng sản.

Thay vì Dân chủ Tập trung, tức là trước hết phải thực hành Dân chủ, tôn trọng các ý kiến khác nhau kể cả khi tuân theo nguyên tắc: thiểu số phục tùng đa số, cấp dưói phục tùng cấp trên v.v… các Đảng Cộng sản đã áp dụng nguyên tắc Tập trung là chủ yếu, Dân chủ chỉ là thêm vào.

Sau khi nắm chính quyền, nguyên tắc Tập trung Dân chủ sai lầm này lại được áp dụng trong toàn bộ máy Nhà nước và các đoàn thể chính trị – xã hội.

Cơ chế mất dân chủ này đã xiết chặt cái “vòng kim cô” mất lập trường giai cấp và chệch hướng XHCN lên toàn bộ sinh hoạt tinh thần – tư tưởng trong nội bộ Đảng và toàn xã hội ở tất cả các nước đã áp dụng mô hình chủ nghĩa theo kiểu Xô Viết.

Cơ chế mất dân chủ với cái “vòng kim cô” ấy đã kìm hãm sự phát triển của đất nước ta đặc biệt từ khi giải phóng miền Nam: Đất nước đã thống nhất, nhưng lòng dân vẫn chưa quy tụ về một cõi, khối đại đoàn kết dân tộc không được như chúng ta mong muốn, nhiều khi không có sự đồng thuận xã hội trong những vấn đề quan trọng của đất nước.

2/ Quan điểm và định hướng

Trong quan điểm và định hướng nhất thiết chúng ta phải khẳng định rằng: Cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho tầng lớp trí thức thực thụ được hình thành và phát triển như Nghị quyết của TW Đảng về Xây dựng đội ngũ trí thức đã nêu rõ.

Muốn vậy, điều cốt lõi là phải thực hành nghiêm chỉnh chế độ dân chủ trong sinh hoạt tư tưởng.

Phát huy dân chủ phải được đặt trên nền tảng mục đích chung của dân tộc là xây dựng một quốc gia “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.

Mục đích chung ấy là quyền lợi của dân tộc, phải được đặt lên trên hết, trên mọi chủ thuyết, mọi ý thức hệ và mọi lợi ích của các nhóm xã hội khác nhau.

Dân chủ không phải là sản phẩm chỉ của phương Tây (dù là Hy Lạp cổ đại hay Tây Âu và Bắc Mỹ hiện đại) mà là sản phẩm của cả nhân loại, trong đó có phương Đông.

Phật giáo hết sức đề cao Đối thoại và Khoan dung, là cốt lõi sâu xa của Dân chủ. Dân chủ là một chế độ, trong đó mọi công dân thực có quyền được nhận xét, phê phán và chất vấn trực tiếp các cấp lãnh đạo (ở nước ta là của Đảng và của Nhà nước).

Đúng như lời của Nelson Mandela nói: “Bất cứ ai muốn phát biểu có thể được nói.

Đó là Dân chủ trong hình thức thuần tuý nhất. Có thể không tránh khỏi tình trạng dẳng cấp giữa vị trí quan trọng của người này với người kia, nhưng dù là lãnh tụ hay dân thường, tướng tá hay thày thuốc, buôn bán hay nông dân, đại chủ hay tá điền, người nào cũng được nói… chính đó là nền tảng của Dân chủ: Tất cả mọi người đều được tự do phát biểu ý kiến của mình và tất cả đều bình đẳng như là công dân”.

Định hướng quan trọng nhất mà chúng ta cần là phải làm rõ nội dung công thức “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói: “Về công thức Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ, chúng ta cũng đã từng đưa ra từ rất lâu, ngày nay cũng vẫn được nhắc lại như cũ. Nếu không làm rõ nội hàm của những mối quan hệ đó thì vẫn lâm vào tình trạng nói một đằng làm một nẻo. Chúng ta tiếp tục lúng túng và khó tránh khỏi sẽ lại phạm vào những sai lầm trong việc đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhân dân, trong khi thường xuyên nói đến công thức kể trên như một cách để nói, chứ không phải nói để làm, nói vậy mà không phải vậy. Thực chất nội dung của công thức đó chính là đảm bảo quyền Dân chủ trong Đảng, xây dựng được Nhà nước pháp quyền vững mạnh, phát huy quyền tự do Dân chủ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.

Rút kinh nghiệm từ những bài học lịch sử, căn cứ vào những quan điểm và định hướng kể trên, để nâng cao chất lượng thực hành Dân chủ đối với đội ngũ trí thức (hay là “có học” như nói ở trên) cần thiết phải có các giải pháp sau đây:

3/1/ Trước hết phải thực hành Dân chủ ở trong nội bộ Đảng.

Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, trên thực tế Đảng lãnh đạo và chi phối toàn bộ hoạt động của xã hội. Nếu trong Đảng mà không thực sự có Dân chủ thì ngoài xã hội không thể có Dân chủ.

Trước hết trong Đảng phải thực sự tôn trọng nguyên tắc Dân chủ Tập trung chứ không phải Tập trung Dân chủ.

Đại hội đại biểu của Đảng là cơ quan quyền lực cao nhất, sau đó đến Ban chấp hành Trung ương, rồi mới tới Bộ Chính trị.

Nguyên tắc này lâu nay bị vi phạm, thường là Bộ Chính trị có quyền hạn tuyệt đối không những trong nội bộ Đảng, mà còn đối với mọi vấn đề quan trọng nhất của Nhà nước mà lẽ ra phải là trách nhiệm của Quốc hội.

Trong nội bộ Đảng, mọi Đảng viên nên đều phải được phát biểu và bảo vệ chính kiến của mình song song với nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, cần phải tôn trọng và tạo mọi điều kiện để ý kiến của thiểu số được thảo luận một cách công khai và bình đẳng.

Cơ chế dân chủ trực tiếp cần phải được phát huy tối đa trong các cuộc bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Việc bổ nhiệm Đảng viên vào các vị trí lãnh đạo trong hệ thống Nhà nước phải được tiến hành một cách dân chủ hơn.

Không áp đặt tiêu chuẩn cấp uỷ Đảng vào tiêu chuẩn lãnh đạo các cấp nhà nước.

Một vị trí lãnh đạo nhà nước có thể tiến cử hai Đảng viên có ý kiến khác nhau về chủ trương về cách thực hiện để Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước lựa chọn, v.v….

Chỉ trong những điều kiện tối thiểu như trên thì tầng lớp trí thực thực thụ của nước ta mới có thể tự hình thành và phát triển một cách lành mạnh được.

3/2/ Phải từng bước xây dựng một xã hội dân sự lành mạnh.

Trong điều kiện chế độ chính trị có một Đảng lãnh đạo, những khiếm khuyết do chế độ toàn trị gây ra có thể được khắc phục, điều chỉnh một cách hữu hiệu bằng xã hội dân sự.

Xã hội dân sự lành mạnh là đối trọng, chứ không phải là đối lập với Nhà nước. Sự đồng thuận xã hội được giải quyết chủ yếu thông qua xã hội dân sự .

Trước mắt phải xây dựng được một Luật về Hội. Các hội nghề nghiệp và quần chúng là thành phần quan trọng nhất của xã hội dân sự.

Quyền tự do thành lập Hội được ghi trong Hiến pháp phải được thể hiện đầy đủ trong Luật về Hội.

Chỉ trong một xã hôi dân sự lành mạnh như vậy tầng lớp trí thức mới phát huy được phẩm tính trí thức của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3/3/ Phải thực sự tôn trọng quyền tự do ngôn luận của công dân như được ghi trong Hiến pháp.

Tự do ngôn luận là quyền được bình đẳng phát biểu công khai ý kiến của mỗi công dân. Đó là cốt lõi của Dân chủ, không có tự do ngôn luận thì không thể dân chủ.

Báo chí và xuất bản sách là công cụ chủ yếu để thực hiện tự do ngôn luận. Luật về Báo chí và Xuất bản cần được cải thiện hơn nữa, hướng tới chấp nhận nền báo chí và xuất bản tư nhân và mỗi cá nhân tự chịu trách nhiệm về các ấn phẩm của mình.

Không có tự do ngôn luận thì những người “có học” chỉ có thể là những người là những người lao động trí óc ( thậm chí rất giỏi ) nhưng không thể trở thành một tầng lớp trí thức mà các xã hội văn minh coi là tinh hoa.

Hà Nội, tháng 6 năm 2010.

Giáo Sư Chu Hảo

Nguồn: Smallvn

Dữ liệu riêng tư phải là quyền cơ bản của con người


Trường Sơn


TTCT - Các nền tảng và thuật toán được hứa hẹn sẽ cải thiện cuộc sống của chúng ta thực tế có thể khuếch đại các khuynh hướng tồi tệ nhất trong mỗi con người...

minh họa
CEO của Apple Tim Cook vừa lên tiếng cảnh báo nạn mua bán dữ liệu người dùng của các đại gia công nghệ và kêu gọi một đạo luật liên bang để bảo vệ riêng tư dữ liệu cá nhân cho người dùng Internet Mỹ, theo hình mẫu đạo luật GDPR của châu Âu.
Trong bài diễn văn cuối cùng trước khi rời Nhà Trắng năm 1961, cựu tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower đã nhắc đến cụm từ “tổ hợp công nghiệp quốc phòng” (military-industrial complex) để cảnh báo quốc dân về nguy cơ của liên minh giữa các nhà thầu quân sự và lực lượng vũ trang. 57 năm sau, một người Mỹ khác, “tổng tư lệnh” của một đế chế hùng mạnh có mức vốn hóa 1.000 tỉ USD, cũng mượn lời cựu tổng thống để nêu lên một cảnh báo khác về cái gọi là “tổ hợp công nghiệp dữ liệu” (data-industrial complex).
Lời cảnh báo của Tim Cook
Phát biểu tại một hội nghị quốc tế về bảo vệ và quyền riêng tư dữ liệu ở Brussels (Bỉ) ngày 24-10, ông Cook cảnh báo công nghệ có thể gây hại thay vì mang lại điều tốt đẹp cho con người.
Các nền tảng và thuật toán được hứa hẹn sẽ cải thiện cuộc sống của chúng ta thực tế có thể khuếch đại các khuynh hướng tồi tệ nhất trong mỗi con người - Cook nói - Những “kẻ xấu” và thậm chí các chính phủ đã lợi dụng lòng tin của người dùng để làm sâu sắc hơn sự chia rẽ, kích động bạo lực và thậm chí làm sai lệch trực giác của chúng ta về giả - thật”.
Cook cho rằng nền kinh tế phụ thuộc vào ngành công nghiệp công nghệ, vốn dựa trên dữ liệu người dùng, đang đặt ra thách thức gọi là “tổ hợp công nghiệp dữ liệu” - tức một nhóm nhỏ các đại gia công nghệ đang mua bán dữ liệu người dùng.
“Thông tin về chính chúng ta, từ những thứ diễn ra hằng ngày đến những điều riêng tư nhất, đang bị biến thành vũ khí chống lại chính chúng ta với hiệu quả quân sự”.
Những điều CEO Apple nói không có gì mới. Ai cũng biết chuyện mỗi cái like ta để lại trên Facebook, mỗi lệnh tìm kiếm trên Google, mỗi lần tra cứu địa điểm trên Google Maps đều tạo ra dữ liệu. Và từng đơn vị dữ liệu tưởng không có gì quan trọng khi được tổng hợp, tinh luyện và xử lý sẽ trở nên có giá trị, mà theo lời Tim Cook, thậm chí được “vũ khí hóa” cho các mục đích nguy hiểm hơn là chỉ để bán quảng cáo.
Theo Tim Cook, mỗi mẩu dữ liệu riêng lẻ thì vô hại, khi được thu thập, tổng hợp, mua bán và trao đổi sẽ trở thành “hồ sơ số” về mỗi cá nhân, cho phép các công ty “hiểu bạn hơn chính bạn”. “Hồ sơ của bạn là một loạt thuật toán phục vụ các nội dung ngày càng cực đoan và biến những sở thích vô hại của ta thành thứ nguy hiểm”.
CEO của Apple nhấn mạnh dữ liệu riêng tư phải là một quyền con người cơ bản, và cho dù là người dùng đang sống ở đâu, họ cũng phải được bảo vệ theo bốn nguyên tắc cơ bản: quyền hạn chế dữ liệu của mình bị thu thập đến mức tối thiểu, quyền được biết dữ liệu nào về mình đã được thu thập, quyền được tiếp cận các dữ liệu đó, và quyền yêu cầu các dữ liệu đó được lưu trữ an toàn, bảo mật.
Sau phần trình bày, Cook khẳng định Apple “ủng hộ hoàn toàn một đạo luật liên bang toàn diện về quyền riêng tư ở Hoa Kỳ”, phát ngôn được cho là rõ ràng nhất từ trước đến nay của nhà sản xuất iPhone về việc ra luật bảo vệ dữ liệu người dùng ở Mỹ.
Và trong bối cảnh mà đạo luật GDPR vừa đi vào hiệu lực ở EU hồi tháng 5, Cook ca ngợi nỗ lực tiên phong này của châu Âu và các động thái quản lý dữ liệu người dùng tương tự ở Singapore, Japan, Brazil, New Zealand và chốt lại rằng “đã đến lúc phần còn lại của thế giới, bao gồm cả đất nước tôi, theo dấu các bạn”.
minh họa
Rồi sau đó...
Tim Cook không nhắc đến cái tên nào trong diễn từ của mình, nhưng ai cũng rõ ông nhằm vào ai. Có ai nổi tai tiếng về thu thập và làm giàu từ dữ liệu người dùng như Facebook và Google?
Ví dụ gần nhất cho chuyện “vũ khí hóa dữ liệu” chính là bê bối Cambridge Analytica hồi tháng 3, khi dữ liệu hàng chục triệu người dùng Facebook bị sử dụng vào mục đích thay đổi quan điểm chính trị của họ.
Dữ liệu bị biến thành vũ khí theo cách Hãng Cambridge Analytica sẽ phân loại người dùng theo sở thích, thông tin có được về họ và dựa vào đó để “giội bom” họ với các thông điệp, thông tin sai lệch được “đo ni đóng giày” cẩn thận.
Đạo luật GDPR là “cú đấm” thực sự với các hãng công nghệ chuyên thu thập và khai thác dữ liệu người dùng như Facebook, Google hay các công ty trung gian chuyên làm việc này (data broker). GDPR trao thêm quyền để người dùng quản lý thông tin cá nhân của họ tốt hơn và buộc các công ty phải minh bạch hơn trong việc thu thập dữ liệu người dùng nếu không muốn bị phạt nặng.
Khi GDPR có hiệu lực hồi tháng 5, phe phản đối cho rằng đó sẽ là thảm họa cho Internet. Nhưng thực tế là bang California (Mỹ) mới đây đã thông qua đạo luật xây dựng từ hình mẫu của GDPR, cho phép người dùng được quyền yêu cầu các hãng công nghệ nói rõ đang lưu trữ dữ liệu gì về mình, tại sao lại lưu và đã chia sẻ nó với ai. Người dùng cũng có quyền yêu cầu bên thu thập xóa các dữ liệu về mình.
Thế giới có thể nhìn vào ngọn cờ đầu EU, và nếu Mỹ, trong hình dung của Tim Cook, cũng gia nhập, thì “phong trào” dùng luật pháp để quản lý thị trường dữ liệu người dùng hẳn sẽ lan rộng.
Cook cũng thẳng thắn vỗ mặt luận điểm thường được nêu ra rằng công nghệ sẽ không phát huy hết tiềm năng thực sự của nó nếu bị đặt dưới các quy định về quyền riêng tư ngày càng ngặt nghèo. “Quan niệm này không chỉ sai mà còn gây hại, do lẽ tiềm năng của công nghệ phải luôn bắt nguồn từ niềm tin mọi người đặt vào nó”.
Đã đến lúc nhìn thẳng vào sự thật: chúng ta sẽ không bao giờ thực sự khai phá hết tiềm năng của công nghệ nếu không có lòng tin và sự tín nhiệm của những người sử dụng chúng.
Tim Cook
 
Nghịch lý “nạn nhân”
Theo đánh giá của tạp chí chuyên về bảo mật thông tin CPO Magazine, các đại gia công nghệ ở Thung lũng Silicon đã buộc phải thừa nhận “tình hình rất chi là tình hình”, nghĩa là không tránh được việc chuyện thu thập dữ liệu sẽ sớm bị cho vào khuôn phép.
Vì thế mục tiêu hàng đầu của họ bây giờ là làm sao để đạo luật liên bang mà Tim Cook đang kêu gọi nếu được ban hành thì cũng “dễ thở” một chút.
Một trong những cách để làm thế là định hướng dư luận, chẳng hạn như thuyết phục người dùng tin rằng một đạo luật liên bang về quyền riêng tư dữ liệu sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận của họ hoặc ngăn trở sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ.
Nhưng dựa vào đâu mà các công ty công nghệ tin rằng họ có thể lôi kéo người dùng - người đang bị chính các công ty này lợi dụng - về phe của mình? Câu trả lời chính là một kiểu “nghịch lý thời đại số”: người dùng vừa muốn phơi bày thông tin để đổi lấy dịch vụ, sản phẩm miễn phí, vừa muốn che giấu chúng.
Chính người dùng chứ không ai khác đang làm “kho vũ khí” rồi sẽ nhắm vào chính mình to và đầy hơn mỗi ngày bằng mỗi cú click, cái like trên Internet.
Người dùng đâu phải không biết họ sẽ phải đánh đổi thông tin cho nhà cung cấp dịch vụ, nhưng vì tiện ích, họ vẫn chấp nhận. Lấy ví dụ Google hiển thị quảng cáo dựa trên hoạt động online của ta. Nhưng ta có vì thế mà ngưng dùng Google?
Facebook cũng thế, chính ta tình nguyện chia sẻ, like, theo dõi các nhãn hàng, tự khai báo thông tin cá nhân chi tiết đó thôi. Và thực sự có tồn tại quan niệm: đằng nào cũng phải xem quảng cáo, thôi thì được xem quảng cáo có liên quan, mình có thể quan tâm vẫn tốt hơn.
Thực tế này mở ra một hướng mới trong việc hạn chế các “tổ hợp công nghiệp dữ liệu” tiếp tục lợi dụng, làm hại người dùng: thay vì buộc các công ty công nghệ tuân thủ luật về bảo vệ dữ liệu, cần làm sao để họ sử dụng chỗ thông tin thu thập được một cách có đạo đức và trách nhiệm, để tạo ra các sản phẩm có lợi cho nhân loại, theo bình luận của TechCrunch.
Chính Giovanni Buttarelli, giám sát viên bảo vệ dữ liệu của EU, trong phát biểu khai mạc sự kiện ở Brussels, cũng nhấn mạnh việc cần phát triển “một bộ quy tắc đạo đức bền vững cho xã hội được số hóa” ngày nay.■

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Các học giả thế giới nhận định gì về TC?


baomai.blogspot.com

Với những căng thẳng đang dấy lên và chưa có hồi kết giữa Mỹ và Tàu hiện nay, National Interest đã đặt câu hỏi và gửi tới 14 chuyên gia - học giả hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng… để có một tổng kết về tình hình Mỹ - Tàu hiện nay.

National Interest (NI) đã hỏi 14 học giả và chuyên gia những câu hỏi dưới đây:

Với căng thẳng Mỹ - Tàu đang dấy lên, mối quan hệ tổng thể của hai nước sẽ đi về đâu? Sẽ hướng tới trạng thái đối đầu lâu dài? Khả năng xung đột tiềm tàng? Hay cuối cùng sẽ khôi phục lại mối quan hệ cộng tác và thân thiện hơn?

Từ nhiều chuyên gia thuộc những lĩnh vực khác nhau, NI đã nhận được những câu trả lời với nhiều khía cạnh khác nhau. Một số nghĩ xung đột quân sự là không thể tránh khỏi. Một số cho rằng hai bên không có lý do gì không thể giữ hòa bình. Số khác thì xem Tàu hiện đã là một quyền lực. Và những người khác thì coi Tàu là một thách thức mang tính cách mạng.

Mỹ và Tàu đang cạnh tranh với nhau trên rất nhiều lĩnh vực.

baomai.blogspot.com
  
Graham Allison là tác giả của 9 quyển sách. Sách mới nhất của ông là Định mệnh cho chiến tranh: Liệu Mỹ và Tàu có thoát khỏi bẫy Thucydides? (Destined for War: Can America and China Escape Thucydides's Trap?) Ông hiện là giám đốc của trung tâm nghiên cứu chính trị tại trường Harvard Kennedy:

Định mệnh cho mối quan hệ Mỹ - Tàu là phải trở nên tồi tệ trước khi nó trở nên xấu đi.

baomai.blogspot.com
  
Lý do cho điều đó là “bẫy Thucydides” - cụm từ giới học giả thường dùng để mô tả hiểm họa tiềm tàng của một cuộc xung đột giữa một cường quốc hiện hữu với một cường quốc đang nổi như Mỹ và Tàu. Khi đất nước đang nổi đe dọa tới sự thống trị của cường quốc lâu đời, những tiếng chuông cảnh báo cần rung lên rằng: mối nguy hiểm tột bậc đang cận kề. Thucydides đã giải thích mối nguy hiểm này trong trường hợp đế chế Athens muốn giữ nguyên trạng trước đối thủ mới nổi là Sparta thời Hy Lạp cổ. Những thế kỷ sau đó, câu chuyện kiểu như vậy đã được lặp đi lặp lại. 500 năm gần đây có 16 trường hợp mà một quyền lực mới nổi de dọa thay thế quyền lực thống trị lâu đời và 12 trường hợp kết thúc bằng chiến tranh.

Trừ phi ông Tập Cận Bình thất bại với những hoài bão để “phục hưng Tàu vĩ đại”, Tàu sẽ tiếp tục thách thức vị trí hiện tại của Mỹ trên đỉnh của mọi trật tự phân hạng. Nếu ông Tập thành công, Tàu sẽ thay thế Mỹ trở thành một quyền lực chiếm ưu thế trong vùng Đông Á khi ông còn tại vị. Hoặc nếu, Mỹ không xác định lại bản thân trở thành một điều gì đó không phải là “số 1” thì người Mỹ sẽ thấy bị lúng túng hơn với sự nổi lên của Tàu. 

baomai.blogspot.com
Graham Allison cho rằng tình hình hiện tại đang cho thấy hai nước rất khó tránh khỏi “bẫy Thucydides”.

Như Thucydides giải thích, tác động của một cường quốc đang nổi với một quyền lực thống trị có sự thực khách quan rất tệ. Trong thế giới thật, thực tế khách quan này lại được lĩnh hội một cách chủ quan - làm phóng đại những sai lệch và nhân lên nhiều lần những tính toán sai lầm. Khi một đối thủ “biết” về “động cơ thật sự” của phía bên kia là gì, mọi hành động sẽ đi theo chiều hướng chứng thực khuynh hướng trên.

Dưới những điều kiện như vậy, các đối thủ có thể trở thành nạn nhân của những sự khích động của một bên thứ ba hay những rủi ro khác. Một sự kiện kỳ lạ hay nói cách khác là thiếu logic như vụ ám sát thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand tại Sarajevo vào tháng 6.1914 (châm ngòi thế chiến I) đã thúc đẩy một hay các bên chính yếu quan trọng nhất đáp trả. Và vì thế, nó đã châm ngòi cho các hành động leo thang và những hành động đáp trả kéo cả hai vào một hậu quả mà không bên nào muốn. Có thể đóng vai trò cho bên thứ ba đó không chỉ là ông Kim Jong-un và vấn đề triều tiên mà còn là xu hướng chính trị dân chủ tại Đài Loan.

baomai.blogspot.com
  
Chứng kiến những cuộc tranh luận căng thẳng giữa rất nhiều lãnh đạo của cả Tàu và Mỹ trong vòng 14 tháng kể từ khi xuất bản quyển sách là Định mệnh cho chiến tranh: Liệu Mỹ và Tàu có thoát khỏi bẫy Thucydides? Tôi kết luận rằng nếu Thucydides đang theo dõi điều này, ông sẽ nói rằng cả hai phía hoàn toàn nằm trong một kịch bản được soạn trước, đang nhanh chóng đi tới một sự va chạm sẽ gây nên thảm họa không thể dự tính trước.

Trong trường hợp này, để thoát khỏi “bẫy Thucydides” cần một tư duy chiến lược mạnh mẽ vượt xa sự khôn ngoan hiện tại ở Washington DC và Bắc Kinh - Như chiến lược Chiến tranh Lạnh xuất sắc được thực hiện bởi các chính khách thông thái với sự đồng lòng tại Washington ở thời điểm kết thúc Thế Chiến II.

baomai.blogspot.com
Gordon G. Chang là nhà bình luận và tác giả của quyển sách “Tàu sắp sụp đổ” (The Coming Collapse of China):

Mỹ và Tàu có những lợi ích không thể hòa hợp được với nhau. Kết quả là hai siêu cường chắc chắn sẽ cạnh tranh dữ dội thậm chí là xung đột.

Chúng ta gọi Tàu là đất nước “xét lại” nhưng thực tế dùng từ “cách mạng” sẽ chính xác hơn. Truyền thông đại chúng Tàu ngày nay giống như thập niên 1950 - 1960 có những tuyên bố mang tính cách mạng. Truyền thông Tàu hiện tại tuyên truyền “những quan điểm độc nhất vô nhị về tương lai phát triển nhân loại” của ông Tập Cận Bình.

Điều gì là có một không hai trong những quan điểm của lãnh tụ tối cao Tàu? Vào tháng 9.2017, trên tờ Thời báo Nghiên cứu của trường đảng trung ương cộng sản Tàu, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị viết rằng ông Tập “nghĩ về ngành ngoại giao” đã “có những sáng kiến và vượt lên trên các lý thuyết truyền thống của phương Tây về quan hệ quốc tế trong 300 năm qua”.

baomai.blogspot.com
Ông Gordon G. Chang cho rằng Tàu đang thách thức Mỹ trên mọi lĩnh vực và làm suy yếu an ninh nước Mỹ.

300 năm mà ông Vương đề cập, chắc chắn là ám chỉ đến Hòa ước Westfalen năm 1648, hiện tại được coi là nền tảng của hệ thống quốc tế hiện đại của những đất nước có chủ quyền. Việc ông Vương sử dụng từ “vượt lên trên” chỉ ra ông Tập Cận Bình đang tính đến một thế giới không còn một đất nước nào khác ngoài Tàu. Đặc biệt khi Bắc Kinh thường sử dụng ngôn ngữ của thời kỳ phong kiến, khi các hoàng đế Tàu tự mình cai trị “thiên hạ”.

Thế giới quan “thiên hạ” với những bằng chứng trong các tuyên bố của ông Tập và Bắc Kinh tất nhiên về cơ bản là mâu thuẫn với sự tồn tại của vô số đất nước có chủ quyền. Quan điểm của Tàu với những hoài bão lớn lao đã khiến Bắc Kinh có nhiều hành động hiếu chiến.

Các lãnh đạo tại Bắc Kinh không chỉ đề cập tới thiên hạ mà còn hành động theo ý nghĩa đó. Ví dụ, họ muốn lấy lãnh thổ của Ấn Độ tại phía nam và của Hàn Quốc ở phía bắc. Cùng lúc, họ đang tiến sát vùng biển và không phận quốc tế, một thách thức trực tiếp với mọi bên. Họ hỗ trợ nỗ lực sản xuất vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên với công nghệ, các bộ phận, thiết bị, vật liệu, tài chính và ngoại giao. Hầu như hàng ngày, truyền thông của họ đều tấn công mô hình chính thể đại nghị và quyền tự do cá nhân.

baomai.blogspot.com
  
Hành vi của Tàu không bị trừng phạt, gây tổn thương cho các phi công và các nhà ngoại giao, quấy nhiễu tàu và máy bay Mỹ. Họ đã bắt giữ tàu Mỹ trên vùng biển quốc tế và quấy nhiễu các tàu khác. Họ đã mưu lợi hàng trăm tỷ USD từ sỡ hữu trí tuệ của nước Mỹ mỗi năm. Họ phớt lờ giao ước của mình với các nước khác trong khi trông đợi các nước khác phải tôn trọng giao kèo của mình với Tàu. Họ đang tấn công không gì ngoài trật tự thế giới dựa trên nền tảng luật pháp.

Trong khoảng 150 năm, các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã đưa phạm vi phòng thủ phương Tây tới tận bờ biển châu Á. Mỗi ngày, Tàu đều tìm cách làm suy yếu các bạn bè và đồng minh của Mỹ tại Đông Á và đẩy Mỹ đi xa. Chắc chắc rằng những nỗ lực này sẽ trực tiếp làm suy yếu an ninh nước Mỹ.

Tàu đang thách thức Mỹ trên mọi lĩnh vực và vì thế mối đe dọa là hiện hữu.

David Denoon là giáo sư chính trị và kinh tế tại khoa chính trị thuộc Đại học New York, ông cũng là biên tập của quyển sách “Tàu, Mỹ và tương lai Đông Nam Á” (China, The United States, and the Future of Southeast Asia):

Bối cảnh:

baomai.blogspot.com
  
Những quan hệ xuống dốc hiện tại giữa Tàu và Mỹ bắt đầu từ năm 2007. Chính quyền của tổng thống George W. Bush khi đó quá bận tâm tới Iraq và Trung Đông, cùng với sự thất bại trong đàm phán 6 bên về vấn đề Triều Tiên - đã không có cách đáp trả tương xướng với việc Tàu đang trở nên ngày càng quyết đoán trong khoảng thời gian 2007-2008.

Trong thời gian đó, chính phủ Tàu nhận ra rằng họ có thể gây áp lực với các “hàng xóm” mà không tạo ra một sự đáp trả mạnh từ phía Washington. Những dấu hiệu ban đầu cho những hành động gây hấn của Tàu là việc quấy nhiễu Nhật Bản với những yêu sách về lãnh thổ trên biển Hoa Đông và tại quần đảo Senkaku (Tàu gọi là Điếu Ngư).

baomai.blogspot.com  

Chính quyền Obama bắt đầu chính sách châu Á với một sự hoa mỹ khi tuyên bố “xoay trục về châu Á” và “tái cân bằng”, ngụ ý một cam kết lớn hơn về quân sự và kinh tế với châu Á hơn chính quyền Bush. Mặc dù ý tưởng về sự tái cân bằng rất đáng ngưỡng mộ nhưng những gì xảy ra sau đó không tạo nên được ấn tượng cụ thể.

Ông David Denoon nghĩ rằng nếu Mỹ không quản lý tốt kinh tế và rút khỏi châu Á, có thể Tàu sẽ thử Mỹ và xảy ra xung đột giữa hai nước.

Và tình thế càng đi xuống do chính quyền Obama tỏ ra do dự. Sự đáp trả yếu ớt với “mùa xuân Ả rập”, sự dao động tại Libya và thất bại trong việc đáp trả khi chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học cho thấy sự yếu đuối tại Washington. Tàu đã sử dụng thời điểm này để lấn tới với một chính sách gây hấn hơn tại Biển Đông. Tới 2009, sự nghiêm trọng của khủng hoảng tài chính tại Mỹ mới được nhận thức và nó khiến cho rất nhiều người Tàu kết luận rằng cách xử thức xử lý kinh tế của Washington đã làm giảm sức mạnh của Mỹ. Và, sự kết hợp giữa chính sách ngoại giao yếu ớt cùng rối loạn về kinh tế đã tạo nền tình huống lý tưởng cho Tàu độc đoán hơn.

baomai.blogspot.com
  
Thời gian ngắn sau đó, Tàu đã tiến hành chiếm đóng và quân sự hóa trái phép trên Biển Đông và phớt lờ các luật lệ chống lại phán quyết của Tòa Quốc tế về Luật biển. Bắc Kinh cũng gây chia rẽ các nước Đông Nam Á nhằm mưu lợi cho mình. Tiếp theo, Philippines bắt đầu trò chơi của mình: vừa giữa hiệp ước với Mỹ trong khi tìm cách có được nhiều viện trợ và thương mại từ Tàu. Một loạt các chương trình và cơ quan mới cũng được Tàu thành lập (Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á AIIB, Ngân hàng phát triển mới NDB, Quỹ Con đường tơ lụa, ý tưởng vành đai - con đường) để kết nối nền kinh tế của họ với các nước khác.

Về tương lai:

Đây không phải là câu chuyện sẽ kết thúc bằng việc tất cả các bên sẽ sống hạnh phúc mãi mãi. Chìa khóa cho sự việc chính là tỷ lệ phát triển kinh tế của Tàu. Nếu Tàu tiếp tục phát triển ở mức 6%/năm hoặc cao hơn, sự hấp dẫn của thị trường Tàu và viện trợ của nước này sẽ khiến các nước khác khó lòng chống lại cám dỗ. Nếu tốc độ phát triển kinh tế của Tàu chậm lại thì sẽ có nhiều cơ hội cho Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ.

baomai.blogspot.com
  
Hiện tại, Tàu vẫn chưa đủ khả năng thách thức trực tiếp quân đội Mỹ. Vì thế, chúng ta sẽ đối mặt với một cuộc cạnh tranh dài hạn nhưng không phải là chiến tranh. Nếu Mỹ có thể giải quyết ngân sách và thâm hụt thương mại đồng thời tránh dính líu vào những cuộc chiến không cần thiết, mối quan hệ Mỹ-Tàu sẽ căng thẳng nhưng có thể kiểm soát. Nếu Mỹ không thể quản lý nền kinh tế của mình và có ý định rút khỏi châu Á, thì Bắc Kinh sẽ “thử” những cam kết của Mỹ và xung đột vũ trang rất có thể sẽ xảy ra.



Tiệp Nguyễn

baomai.blogspot.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang