Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2018

Bốn vụ gián điệp Trung cộng trong 2 tháng


baomai.blogspot.com
Tháng Chín 2015, Tập Cận Bình và Obama cùng đồng ý kí hiệp định không tấn công lẫn nhau trên lĩnh vực không gian mạng, không hoạt động gián điệp chống đối nhau trên lĩnh vực an ninh kinh tế.

baomai.blogspot.com
  
Nhưng Trung cộng ký để ngụy trang, đánh lừa, phỉnh nịnh và câu giờ. Họ không giữ lời. (Nguyên văn tuyên bố của Bộ Tư pháp Mỹ: Obviously, that commitment has not been kept). Trung cộng không trừ một thủ đoạn nào để trục lợi, phá hoại Mỹ nói riêng và thế giới nói chung, buộc chính quyền Trump phải ra tay.

baomai.blogspot.com
  
1_ Thứ Ba 25/9/2018 một công dân Trung cộng tên là Ji Chao Qun (Kỷ Siêu Quân) 27 tuổi, thường trú tại Chicago, bị bắt tại nhà riêng. Ji đang phục vụ trong quân đội Mỹ. Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc Ji là một sỹ quan thuộc sở Sở An ninh Quốc gia Giang Tô, giả vờ vào Mỹ 2013 với visa F1, theo học ngành kỹ sư điện tử tại Học viên Kỹ thuật Illinois, Chicago. Đến 2016, Ji xin nhập quân đội Mỹ. Nhiệm vụ của Ji là thu thập danh tính và thông tin cá nhân của nhân viên tình báo quân đội và sỹ quan Mỹ. Ji lôi kéo, tuyển mộ, mua chuộc họ bằng chuyến thuyết giảng, du lịch, du hí, gái và tiền cùng nhiều bổng lộc để hợp tác với tình báo Trung cộng. Ji phủ nhận toàn bộ cáo buộc của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ.

baomai.blogspot.com  
  
2_ Thứ Tư 10/10/ 2018, Thông báo của Bộ Tư pháp Hoa Kỹ chỉ rõ: Bộ An ninh Quốc gia Trung cộng chỉ đạo công dân Trung cộng dưới nhiều bí danh Yanun Xu (Từ Diện Quân), hoặc Qu Hui, hoặc Zhang Hui đánh cắp bí mật thương mại, đánh cắp bí mật của ngành hàng không dân dụng Mỹ và Âu châu. Từ Diện Quân bị bắt ngày 1/4/2018 tại Bỉ. Đến 10/10/2018 ông bị dẫn độ về Mỹ. Ông là sĩ quan cao cấp thuộc Bộ An ninh Quốc gia Trung cộng tại tỉnh Giang Tô.

baomai.blogspot.com
  
3_ Ngày 30 tháng Mười 2018, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ truy tố ổ 10 gián điệp Trung cộng gồm: Hai gián điệp chuyên nghiệp là Zha Rong (Tra Vinh) và Chai Meng (Sài Mạnh) nhân viên thuộc Bộ An ninh Quốc Gia Trung cộng tại Giang Tô, sáu tin tặc (hackers), và 2 người khác làm việc cho công ty hàng không Mỹ và Pháp.

baomai.blogspot.com
  
Nhóm này hoạt động rất đắc lực trong vòng 5 năm qua. Dưới sự lãnh đạo của Vinh và Mạnh, họ thâm nhập vào máy tính cá nhân của nhân vật quan trong trong công ty hàng không và vũ trụ của Mỹ – Pháp. Họ đã đánh cắp nhiều kỹ thuật thiết yếu trong động cơ phản lực cả trong dân dụng và quân sự.

baomai.blogspot.com
  
4_ Thứ Năm 1/11/2018, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ lần thứ tư, trong vòng hai tháng lại đưa ra một bản truy tố hai đại Công ty Điện tử Tấn Hoa của Trung cộng đóng tại tỉnh Phú Kiến và Hoa Liên của Đài Loan về tội danh: Đánh cắp bí mật thương mại, hợp tác đánh cắp, hợp tác đánh cắp sở hữu trí tuệ.

baomai.blogspot.com  

Nếu xét thấy có tội hai công ty Tấn Hoa và Hoa Liên sẽ phải nộp phạt đến 10 triệu Mỹ kim hoặc trị giá gấp ba lần số tiền bản thiết kế vi mạch bán dẫn của công ty Mỹ Micron tại San Jose, California. Hai công ty này cũng bị cấm vĩnh viễn bán sản phẩm vào thị trường Bắc Mỹ.

Song song với bản án này, cùng ngày Bộ Tư pháp Hoa Kỳ truy tố thêm ba công dân của Đài Loan và Trung cộng về tội ăn cắp sở hữu trí tuệ của công ty Micron trị giá đến 9 tỷ Mỹ kim.

baomai.blogspot.com
  
Giám đốc FBI, Christopher Wray nhấn mạnh: Những đe dọa từ Nga không thể so sánh với những đe dọa từ Trung cộng. Họ can dự, thao túng vào mọi giai tầng của chính phủ, luồn lách vào mọi công ty, trường đại học, học viện, cơ sở văn hóa, nghệ thuật, và những ngành chiến lược. Họ đã thành công cài cắm nhiều gián điệp mà giờ đây Mỹ phải đối mặt.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cảnh báo rằng đây mới chỉ là khúc dạo đầu… Hoa Kỹ sẽ mở hết tốc lực trên mọi mặt trận để bảo vệ đến cùng quyền lợi của Mỹ và các đồng minh. Chặn đứng bàn tay lông lá bẩn thỉu của Trung cộng.

Bộ Ngoại giao Trung cộng phản đối những bản án trên và cho rằng đó là luận điệu vu khống và bôi nhọ thanh danh của Trung cộng.



Bạch Mai

baomai.blogspot.com


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Công an bận trăm công ngàn việc


Trương Minh Ẩn - Ngày 30.1.2018, ông Lưu Bình Nhưỡng, là đại biểu Quốc hội, thuộc đoàn đại biểu tỉnh Bến Tre, Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, phát biểu tại nghị trường: “Tôi rất ủng hộ cuộc cách mạng trong lĩnh vực công an vừa qua nhưng qua báo cáo thì mới thấy rằng: Vi phạm của cơ quan điều tra rất khủng khiếp. Không thụ lý tin báo tố giác tội phạm là 94%, chậm gửi quyết định cho VKS 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm trong tống đạt 100%… Tôi thấy đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng. Tôi đề nghị đồng chí bộ trưởng Bộ Công an phải có thái độ hết sức nghiêm khắc đối với anh em trong cơ quan điều tra trong lĩnh vực này”.
Nguồn: Báo Zing.vn 31/10/2018
Phát biểu của ông Nhưỡng ngay lập tức gây tranh cãi, dĩ nhiên phần nhiều là phản biện phản pháo, phản bác lại ý kiến của ông này. Nhưng, hãy nhìn thực tế xảy ra để thấy lời của ông Nhưỡng không phải là vô cớ.

Chẳng hạn, khi có xảy ra sự cố, như đánh nhau, đâm chém, thanh toán lẫn nhau… cứ thử gọi cho công an xem họ có đến hay không? Họa hoằn lắm mới có lúc họ đến, còn lại thì không, cứ chờ dài cổ, cho tới khi đánh nhau chết thì thôi. Khi sự vụ kết thúc đôi khi cũng chăng thấy bóng dáng họ, coi như vụ việc tự động bị “chìm xuồng”.

Thậm chí, trên cùng một con đường, nhưng vụ việc xảy ra bên kia đường, thuộc quản lý của phường, của xã khác, thì cơ quan công an bên này chỉ cần bước vài bước chân sang xem sự thể ra sao, họ cũng không thèm nhấc chân lên, cứ mặc kệ dân sống chết.

Vậy công an làm gì mà không chịu giúp dân? Họ bận bịu lắm chăng? Phải, công an rất bận. Họ bận… kiếm tiền. Kiếm tiền bằng mãi lộ, trấn lột, áp phe, bảo kê…

Họ bảo kê cho doanh nghiệp, từ dân làm ăn cho tới dân anh chị, giang hồ, côn đồ, lưu manh, đĩ điếm, cờ bạc hút chích… cần thì có công an.

Họ kiếm tiền bằng cách tham gia phe nhóm làm ăn, làm sân trước, sân sau cho các doanh nhân, các đại gia và các quan chức…

Họ bận làm công cụ cho chính quyền đi cướp bóc của dân. Gần đây nổi lên nhiều là cướp đất của dân chúng với danh nghĩa cưỡng chế, giải phóng mặt bằng…

Họ bận làm công cụ để bảo vệ chế độ. Còn chế độ thì còn công an, công an còn được hưởng lợi lộc. Chế độ do đảng Cộng sản lãnh đạo, cho nên có câu khẩu hiệu “Còn đảng còn mình”, dành cho công an.

Xin được dẫn chứng, lời của ông Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu tại kỳ họp Quốc hội này vào sáng ngày 24.10. Ông Tô Lâm nói: “Huy động vốn trong nhân dân là vấn đề quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội một tỉnh, một vùng hay cả nước… Tỉnh Bắc Kạn, tài nguyên khoáng sản rất lớn, dân đóng góp, gửi tiền tiết kiệm rất lớn, chỉ khoảng 300 ngàn dân nhưng trong năm 2017 gửi tiết kiệm 60.000 tỷ đồng. Điều đó chứng tỏ dự trữ, nguồn lực trong dân là rất lớn nhưng họ không tổ chức được doanh nghiệp, không kinh doanh, sản xuất…

Nhiều địa phương làm tốt việc huy động nguồn lực trong xã hội để phát triển nhưng cũng có địa phương làm chưa tốt. Nếu nói về nguồn lực đầu tư chung của địa phương thì 80% là nguồn lực xã hội, còn nguồn lực nhà nước phân bổ chỉ khoảng 20%…”


Vậy đó, công an bận… quan tâm tới tài sản của dân đó chứ.

T.M.A.
Nguồn: https://baotiengdan.com/2018/11/03/cong-an-ban-tram-cong-ngan-viec/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xã hội dân sự tất yếu sẽ ra đời


FB Lưu Trọng Văn 4-11-2018 - Một xã hội được quản lý bởi nhà nước và một Xã hội do người dân tự chủ cùng hoạt động bình đẳng, cùng tuân thủ Hiến pháp, Pháp luật sẽ tạo nên nền móng cho một Xã hội dân chủ. Một quốc gia vì dân, do dân muốn hùng cường không thể không hình thành và phát triển Xã hội dân chủ được. Khi XHDS hình thành tự nó sẽ đào thải các loại cặn bã, lợi ích ích kỉ và tự nó cạnh tranh để chinh phục người dân- người lao động theo tổ chức của mình. Khi XHDS hình thành pháp luật sẽ chế tài tổ chức nào đi ngược lại hiến pháp, đạo đức, nhân phẩm và quyền lợi quốc gia dân tộc. Chính nhân dân- những người lao động chân chính sẽ tẩy chay các tổ chức xã hội ấy.Related image
Trước đây, ai đó oang oang nước gã có dân chủ, gã đương nhiên không tin. Nhưng với việc nước gã kí kết hai hiệp định CPTPP và EVFTA trong đó có cam kết thực hiện quyền của người lao động thành lập tổ chức công đoàn của mình để bảo vệ quyền lợi của mình, gã bắt đầu tin: Một tiến trình dân chủ đã hình thành ở nước gã. Gã đánh giá đây sẽ là bước ngoặt quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất trong lịch sử của ĐCS VN từ trước đến nay về mặt chính trị xã hội vì họ đã từ bỏ một phần quan trọng quyền lực tuyệt đối xưa nay của mình.

Gã đánh giá cao những ai kiên trì, đấu tranh, ủng hộ hoặc chấp nhận cho sự ra đời của bước ngoặt: sự ra đời của công đoàn do người dân tự chủ này.

Cái điều mà mới đây thôi ông Trương Đình Tuyển tổ trưởng tổ tư vấn của ngài thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định rằng: không tưởng, thì giờ đây ngài CTN Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi QH ủng hộ, biểu quyết thông qua.

Và, bà Trương Thị Mai UVBCT, trưởng ban Dân vận của đảng phát biểu:

“Việt Nam tham gia hiệp định CPTPP thì ‘phải chấp nhận không còn duy nhất một tổ chức công đoàn. Người lao động tham gia công đoàn hay tổ chức ngoài công đoàn đều được hưởng quyền bình đẳng như nhau… Các cơ quan chức năng cần có đánh giá và chuẩn bị cho phép tổ chức của người lao động liên kết với nhau theo ngành hoặc theo vùng, trong một khu vực hay cả nước để thành lập tổ chức của ngành hoặc vùng…

Công đoàn đang đứng trước thách thức rất lớn để người lao động lựa chọn hay họ tự thành lập tổ chức đại diện. Người lao động sẽ đứng về phía công đoàn khi đại diện một cách thực chất cho họ”.

Vâng, chỉ cách đây không lâu nhiều nhà hoạt động bảo vệ quyền lợi công nhân đã bị bắt giam và chịu tù tội vì cái tội kêu gọi công nhân lập công đoàn riêng.

Ý nghĩa của việc người lao động được chính danh thành lập công đoàn của mình hoặc được tự do lựa chọn tham gia tổ chức công đoàn nào mà mình tin cậy và các tổ chức công đoàn cơ sở được pháp luật bảo vệ có quyền liên kết theo ngành, theo vùng chính là tiền đề cho sự ra đời hợp pháp của xã hội dân sự - XHDS.

Khi XHDS hình thành tự nó sẽ đào thải các loại cặn bã, lợi ích ích kỉ và tự nó cạnh tranh để chinh phục người dân- người lao động theo tổ chức của mình.

Khi XHDS hình thành pháp luật sẽ chế tài tổ chức nào đi ngược lại hiến pháp, đạo đức, nhân phẩm và quyền lợi quốc gia dân tộc. Chính nhân dân- những người lao động chân chính sẽ tẩy chay các tổ chức xã hội ấy.

Gã luôn lạc quan – cái gì hợp lòng dân, hợp quy luật nhân loại chắc chắn sẽ phải tới.


Bình Luận từ Facebook

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin buồn:



Nghệ sĩ Điện ản Nguyễn Thị Kim Chi

TUYÊN BỐ RA KHỎI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Hôm nay, 4.11.2018, tôi - N.S.Ư.T. Nguyễn Thị Kim Chi, chính thức tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.

Lẽ ra tôi đã làm việc này cách đây gần 3 năm trước, khi ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Tổng Bí thư Đảng CSVN. Bởi tôi biết ông Trọng một mực theo đuổi CNXH - con đường tăm tối không có tương lai cho đất nước, đi ngược xu thế tiến bộ của nhân loại.

Nhưng ngày đó, lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh - cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, GS - TSKH Chu Hảo, chồng tôi (ô. Vũ Linh), cùng nhiều bằng hữu tâm huyết khuyên tôi kiên nhẫn ở lại để giúp những người tốt trong Đảng CSVN nhận biết lẽ phải.

Tôi đã kiên nhẫn tỏ bày chính kiến ôn hoà trong mọi việc:

- Xuống đường biểu tình vì nhân quyền, chủ quyền đất nước, môi trường sống...
- Viết Facebook lên án những sai trái của an ninh, giới chức nhà nước.
- An ủi, sẻ chia cùng tù nhân lương tâm, bà con dân oan...


Tham gia các hoạt động xã hội dân sự, với thiện ý xây dựng, tôi thành tâm mong góp tiếng nói phản biện, nhằm thức tỉnh lương tri những người đang chèo lái vận mệnh đất nước. Tôi chưa bao giờ có ý tưởng lật đổ, cổ xúy bạo lực, mà luôn thật lòng mong mỏi những người giữ trọng trách trong guồng máy nhà nước thay đổi tốt đẹp, biết yêu nước, thương dân.

Nhưng đáp lại thiện chí của chúng tôi là sự đàn áp ngày càng khốc liệt người bất đồng chính kiến; là ý đồ muốn biến nhân dân thành bầy cừu; thù ghét, khủng bố những người dấn thân tranh đấu vì những quyền cơ bản, chính đáng của con người, những giá trị phổ quát của nhân loại; hãm hại những trí thức ưu tú muốn khai trí nhân dân.

Trải tuổi trẻ ở chiến trường, tôi khát khao giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Nhưng than ôi! Khi nhận ra mình đã góp tuổi xanh vào một cuộc chiến huynh đệ tương tàn do mâu thuẫn ý thức hệ quốc tế, tôi vô cùng đau đớn. Nhiều đêm trắng tôi thao thức, khi những người ưu tú lần lượt vào tù. Hàng triệu dân oan không nhà làm nhói tim tôi. Im lặng là đồng loã cái ác, là có tội.

Sự việc mới đây khiến tôi không thể kìm lòng được nữa: Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng CSVN công bố kết luận hết sức xằng bậy về GS - TSKH Chu Hảo. Đó là một ý đồ hắc ám, muốn thông qua việc trừng phạt một trí thức ưu tú mà tôi và đông đảo trí thức cũng như người dân kính trọng như tinh hoa dân tộc, tuyên chiến với giới trí thức tiến bộ tâm huyết, tuyên chiến với nhân dân. Những ngày qua, tôi kiên nhẫn chờ đợi động thái sửa sai từ cấp cao nhất. Nhưng vô vọng! Tôi hiểu, lề lối quan liêu, tư duy bảo thủ, khuynh hướng độc tài hủ bại hắc ám đã, đang và sẽ còn chế ngự Đảng CSVN, như hồi đánh Nhân văn - Giai phẩm.

Tôi vào Đảng Nhân dân Cách mạng Miền Nam tại chiến trường, năm 1971. Ngày đó, tôi đinh ninh đứng vào đội ngũ những người tiên phong, sẵn sàng ngã xuống cho “sự nghiệp giải phóng quê hương, thống nhất đất nước, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh…”. Do hoàn cảnh lịch sử, hạn chế thông tin khi ấy, tôi chưa thể biết sự thật cay đắng phũ phàng: Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, mà Đảng CSVN lấy làm nền tảng tư tưởng, chỉ là một học thuyết phản khoa học, phi thực tế, cổ xúy bạo lực "đấu tranh giai cấp", hiếu chiến, tạo bất công, gieo rắc đói nghèo lạc hậu, độc đoán thủ tiêu mọi quyền tự do chính đáng của nhân dân.

Thực tế, sau 1975, phần lớn lãnh đạo Đảng CSVN tự hoang tưởng, tha hóa biến chất ngày một tồi tệ, làm đất nước ngày càng tụt hậu, nhân dân lầm than.

Quá thất vọng, tôi bỏ sinh hoạt đảng từ 2013. Tôi luôn trăn trở: “tuổi cao, sức yếu, không gì đau buồn và hổ thẹn hơn là đột ngột ra đi mà vẫn danh nghĩa là đảng viên CS”. Đã đến lúc tôi phải rời khỏi cái đội ngũ mà thế lực hắc ám ngự trị trong Đảng CSVN đang lạm dụng làm bình phong che chắn cho động cơ vị kỷ, tệ hại của họ.

Tôi thành tâm mong mỏi ngày càng có nhiều đảng viên có lương tri, còn tâm huyết với dân, với nước, nhất là thế hệ trẻ, tiếp tục rời bỏ Đảng CSVN, Đoàn TN CSVN. Vận nước, tương lai dân tộc tùy thuộc mỗi người Việt Nam chúng ta.

Vì những lẽ trên, tôi chính thức tuyên bố rời bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Thị Kim Chi

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2018

VƯƠNG QUỐC MỘNG MƠ

Truyện ngắn Nguyễn Trường


Chiều Mỹ Tho - Ảnh: Bùi Gia Phú

Lời dẫn của Trần Đình Thu 

Tôi hân hạnh giới thiệu đến mọi người một tác phẩm văn học - chính trị xuất sắc của nhà văn Nguyễn Trường - truyện ngắn Vương quốc mộng mơ.

Tác phẩm mượn một câu chuyện có thật để gửi gắm vào đó một ý nghĩa triết lý sâu sắc: Không thể xây dựng một “Vương quốc mộng mơ” mà ở đó mọi thứ đều tốt đẹp như trong mơ, như lời người sáng lập ra cái vương quốc ấy mong muốn: “Vương quốc của chúng ta là vương quốc của đạo, của nhân ái, tại sao lại có nhà tù? Từ bây giờ phải phá bỏ các nhà tù. Phải làm sao cho thần dân của ta được hạnh phúc, được tự do, bình đẳng, nghe rõ chưa?”. 



Nhưng cái hạnh phúc, tự do và bình đẳng “trên trời rơi xuống” ấy chỉ là ước mơ hão huyền của một ông già đã bỏ nhiều năm bôn ba hải ngoại tìm ra chân lý của nền đạo của ông để lập nên cái nước “không có nhà tù” hoang đường ấy mà thôi. Bởi vì cái đám quần thần của ông đã lập ra nhà tù, đã cai trị hà khắc, đã ra tay đàn áp không tiếc thương những cư dân tội nghiệp của ông. Bản thân ông cũng bất lực, chỉ biết “ngồi thừ ra bên thềm nhà nhìn xa xôi”, nhìn đám thần dân của mình lần lượt trốn khỏi “Vương quốc mộng mơ” của ông.

Kết truyện tác giả cho chúng ta thấy một vương quốc hoang tàn đổ nát, chỉ còn lại khu mộ của vị giáo chủ mộng mơ ngày nào: “Lá sen đã phủ kín mặt nước. Những bông sen trắng, hồng vươn lên, đưa hương thoang thoảng. Khu lăng mộ ngoảnh mặt ra sông Ba Lai, hướng Đông. Trong khu lăng mộ, người ta trồng rất nhiều cây kiểng như cây đại, cây tùng...” và người khách tham quan khu mộ thì “cứ mãi ngước nhìn lên cái hộp ba cạnh có thi hài ông đạo Dừa đứng trên Bát Quái, mặt phẳng đắp nổi hình bản đồ Việt Nam đủ hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang bị ánh tà dương bủa vây với nhiều suy tư”.

Một tiếng sét chói tai vang lên kết thúc đoản thiên tiểu thuyết này khiến cho người đọc liên tưởng đến một cái gì mãnh liệt đang đến.

Vào hồi tháng 5, báo Văn Nghệ của Hội nhà văn Việt Nam đã trao giải nhất cho chùm truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Trường trong đó truyện ngắn này. Phải nói đây là một Hội đồng giám khảo dũng cảm nhất hiện nay. 

VƯƠNG QUỐC MỘNG MƠ

Truyện ngắn Nguyễn Trường

Bình minh bừng lên trên sông Tiền mênh mông. Những con sóng lấp lánh, cuồn cuộn chảy xuôi cuốn theo những bè lục bình như đoàn chiến mã đuổi nhau vô tận về phía hạ nguồn. Ánh ban mai rực lên khắp Cồn Phụng, lên cổng lăng Minh Mạng được đắp vẽ cầu kỳ.

Những mảnh thủy tinh hắt ánh sáng sang hàng bần ven bờ sông những đường kỳ ảo muôn màu muôn vẻ làm Mỹ Lan cứ hết nhìn ra sông lại nhìn cảnh vật trên cồn với nhiều tò mò, thích thú. Mới về nước chiều qua thì sáng nay cha cô đã đưa sang viếng thăm Cồn Phụng, bởi theo ông nơi đây có rất nhiều kỷ niệm, dù đã chia xa đến 40 năm, vẫn ám ảnh ông cả trong giấc ngủ. Mỹ Lan năm nay mới 24 tuổi, vừa tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng ở Hoa Kỳ. Hôm nay, cô mặc quần jean màu xanh đậm, áo thun trắng kiểu cách, bỏ trong quần càng nổi những đường cong chuẩn như vòng đo hoa hậu. Cô có dáng người thanh mảnh, khuôn mặt tươi rói, đôi mắt to, xanh như màu mắt người phương Tây, môi má ửng hồng tự nhiên, không cần son phấn vẫn đẹp rờ rỡ. Ông Đỗ Thành Nhơn- cha cô- đi đâu cũng muốn kéo con gái đi cùng. Cô làm ông vui, tự hào. Càng ngày ông càng yêu mến Mỹ Lan. Người ta nói con gái là người tình kiếp trước của cha quả không sai.

Sáng nay cô được cha dẫn đi thăm cồn Phụng, phế tích một thời của ông đạo Dừa. Vừa đi ông vừa giảng cho con nghe những điển tích của một thời ông đạo đã tu hành:

- Đây là mô hình Thất Sơn huyền bí- nơi cậu Hai đã bỏ ra 3 năm tầm sư học đạo, khổ hạnh tu hành để làm nên nghiệp lớn. Con có nhìn thấy chiếc bệ hình bán nguyệt kia không? Bên trên vẽ chín tầng mây và trên đỉnh núi có tượng con gà trống đứng trên quả địa cầu đang vươn cổ gáy. Cậu Hai sinh năm Kỷ Dậu, cầm tinh con gà. Cậu ví mình như thần kê đang cất tiếng gáy, báo hiệu bình minh.

Cô gái nhìn thấy bên cạnh chú gà trống còn có cây Thánh giá của đạo Thiên Chúa và lá cờ Đà của Phật giáo. Sau Thất Sơn, chiếc sa bàn nước Việt Nam được đắp dài hơn ba chục mét. Mô hình chi tiết đến từng dãy núi con sông, có tuyến đường sắt, đường bộ, có cả thành phố Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Ở ngay thủ đô Hà Nội lại dựng một cột thép trên có tam giác đài. Phía thành phố Sài Gòn cũng có chiếc cột cao như thế, bên trên là Bát Quái đài, giữa hai đài Hà Nội và Sài Gòn được nối với nhau bởi chiếc cầu cong cong. Hai cha con đứng trước sân rộng lát bằng loại gạch men xanh. Giờ đây thời gian, nắng mưa đã làm nó ố bạc, tróc lở nham nhở. Đây là sân chầu của triều đình cậu Hai. Hòn gạch mà ông Nhơn quỳ trong buổi xử tội như còn hằn vết đầu gối của ông dưới sân rồng.

- Con ạ, cha muốn kể cho con nghe chuyện này. Chính nó đã góp phần gắn kết mẹ con với cha, chung thủy, son sắt cho đến ngày hôm nay.

Ông kéo con ngồi xuống bệ tam cấp (Trước kia là 9 bậc dẫn lên bệ rồng. Song, thời gian đã làm nó vỡ nát và chỉ còn lại ba bậc). Vừa kể, ông Nhơn vừa mơ màng như còn thấy cậu Hai ngồi trên ngai vàng, mặc áo rồng phượng, oai nghiêm như Minh Mạng hoàng đế. Phía dưới, tả hữu các quan quỳ chầu răm rắp.

Nhơn bị trói tay bằng sợi dây dù, ở trần, chỉ mặc quần cộc, lưng, vai tím bầm bởi những trận đòn tra khảo rất dã man. Cô gái quỳ bên cạnh Nhơn quần áo rách te tua và trên mặt, trên người cũng bầm tím vì những trận đòn. Từ trên cửu trùng, cậu Hai chỉ xuống dưới sân chầu, nơi hai tội nhân đang quỳ, hỏi to:

- Hai người kia tội gì?

Ông Lý- quan đại thần trong triều- tâu:

- Dạ thưa cậu Hai. Họ dám từ bỏ vương quốc của chúng ta trốn vào "đất liền", tức là phản đạo, phản quốc.

Họ có phải là người chống lại quốc vương của cậu Hai đâu, chẳng qua đói quá, khổ quá mà phải trốn đi. Nhơn làm ở phòng tối của tổ nhiếp ảnh. Người sang du lịch bên cồn Phụng khá đông, tổ nhiếp ảnh phải làm việc cật lực để kịp giao ảnh cho khách. Nhơn làm việc trong môi trường độc hại, phải pha thuốc, tráng phim, rửa ảnh. Phòng tối nóng hầm hập vì trên là mái tôn, không có máy lạnh, người luôn đầm đìa mồ hôi, khát nước, cứ uống vào bao nhiêu, mồ hôi lại vã ra bấy nhiêu. Đến lúc được nghỉ, thường là đã khuya, người cứ mệt bã ra. Nhơn nghĩ, nếu không trốn khỏi đây thì sức mình không kham nổi một thời gian nữa. Trốn về "đất liền", dù có bị bắt vào lính, chưa chắc đã chết ngay, còn ở đây sẽ cầm chắc cái chết. Nhơn đem chuyện này bàn với Mỹ- người anh yêu. Mỹ cũng đồng ý với anh. Cô cũng không khá hơn anh, hàng ngày phải chạy tới chạy lui chụp ảnh cho khách, không quản nắng nôi. Cư dân cồn Phụng đều tu theo đạo của cậu Hai, phải ăn chay trường, thực hiện theo ngũ giới cấm. Trai gái phải cách ly nhau, tối về không được gặp nhau mặc dù dãy nhà nữ cách dãy nhà nam chừng hai trăm mét. Những người lính của cậu Hai canh gác rất cẩn mật. Giao thông giữa cồn Phụng với “đất liền” chỉ có con tàu đò. Khách du lịch, cư dân cồn Phụng qua lại đều bị kiểm tra rất chặt chẽ. Nhơn bàn với Mỹ hẹn nhau bơi qua sông Tiền sang đất Bến Tre. Họ đã chuẩn bị rất kỹ. Mỹ mang theo một bọc quần áo nhỏ gọn. Nhơn chỉ mặc áo thun, quần cộc. Lúc 0 giờ, hai người gặp nhau bên gốc cây bần quỳ, lợi dụng hướng gió thổi, bơi qua sông. Đêm đó, trời tối và lạnh. Nhơn dìu người yêu nhè nhẹ nương theo bờ lục bình thả trôi theo dòng nước. Nhưng họ mới bơi được khoảng hơn trăm thước bỗng nghe tiếng la ó, thấy ánh đèn pin quét loang loáng. Họ đã phát hiện ra có người đào thoát. Người ta dùng thuyền đuổi theo. Một người túm lấy tay Nhơn kéo lên thuyền. Mấy tên thanh niên lực lưỡng, đấm đá anh túi bụi làm Nhơn gục xuống mạn thuyền. Mỹ bị chúng kéo lên chiếc thuyền khác. Họ bị giam vào một chiếc phòng nhỏ chừng 5m vuông, phải nằm trên nền xi măng lạnh, chúng không cho Nhơn mặc quần áo nên phải cắn răng chịu lạnh qua đêm. Lúc quỳ dưới sân rồng liếc nhìn người yêu cũng tả tơi như mình, lòng Nhơn trào lên niềm căm phẫn tột độ. Chợt tiếng cậu Hai vang lên:

- Vì sao họ lại bỏ vương quốc của chúng ta mà trốn đi?

Cô Diệu Ứng quỳ dưới đất, dập đầu mấy cái rồi thưa:

- Thưa cậu Hai, vì cách quản lý của chúng ta quá khắc nghiệt. Bởi thế, họ phải từ bỏ vương quốc của chúng ta mà đi.

Ông đạo Dừa gõ gõ chiếc gậy 12 con giáp xuống đất, nói:

- Các ngươi thay mặt cậu Hai quản lý nền đạo sai hết cả, làm cho dân khổ như thế thì họ phải trốn đi, đó là lẽ tự nhiên. Các ngươi còn bắt người ta trở về, đánh đập. Lại còn nhốt người ta vào tù. Ai cho các người lập nhà tù? Vương quốc của chúng ta là vương quốc của đạo, của nhân ái, tại sao lại có nhà tù? Từ bây giờ phải phá bỏ các nhà tù. Phải làm sao cho thần dân của ta được hạnh phúc, được tự do, bình đẳng, nghe rõ chưa? - Giọng ông đạo Dừa bỗng trở nên đanh thép - Các ngươi đã làm trái với lý tưởng của ta. Các người có hiểu lý tưởng của ta là như thế nào không? - Ngừng một chút, ông đạo nhìn hết lượt đám quần thần rồi nói tiếp - Kiếp này chúng ta phải dọn mình cho thật thanh sạch, không làm điều ác, không sát sinh, ăn chay trường để cho tâm hồn luôn được thanh thản, nhẹ nhàng. Nghĩa là chúng ta tạo nghiệp để khi qua đời, linh hồn mới thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, mạng mới được vãng sanh cõi Tây Phương cực lạc.

Dưới sân chầu bỗng trở nên ồn ào, các quan hoạt bát hẳn lên. Họ có thể trao đổi với nhau những nhận định của mình. Ông Lý toát mồ hôi, dập đầu tạ tội. Ông Đạo Dừa tuyên bố:

- Các ngươi thả ngay hai người này. Cho họ về quê hương. Mang quần áo cho họ mặc. Hãy đối đãi tử tế và không được coi họ là những tội phạm.

Thoát được tù tội cũng nhờ Nhơn có chút may mắn. Mẹ Nhơn là em ruột vợ cậu Hai. Lúc phe ông Lý đang thắng thế, Nhơn không dám lộ thân phận của mình.

Nhưng bây giờ trong tù, muốn thoát chết chỉ còn cách cầu cứu dì ruột của mình. Nhưng làm sao báo tin cho dì biết? Ai giúp anh lúc này? Cũng may trong toán cai ngục, Nhơn nhận ra có một người bà con xa với anh. Lợi dụng lúc chỉ có hai người, Nhơn gọi anh ta lại gần, nói khẽ:

- Em là Tuấn, con dì Bảy đúng không? Anh là con dì Ba Ngân đây.

Gã cai ngục thấy có người nhận ra thân phận của mình thì tái mặt, nhưng trong lúc này anh ta không còn cách nào hơn là phải nghe Nhơn trình bày. Nhơn nói nhanh, anh cần báo tin về cho dì Hai Nga, vợ của cậu Hai biết anh đang bị giam cầm, chỉ có dì mới cứu được Nhơn thôi. Anh mượn bút ghi mấy dòng vào mảnh bao thuốc lá nhờ Tuấn chuyển về quê cho dì Hai. Người cai ngục phần vì tình cảm ruột rà, phần vì sợ Nhơn tiết lộ thân phận nên phải cố gắng giúp anh.

Vợ cậu Hai tên là Đỗ Thị Nga, có với cậu hai con, một trai một gái. Nhận được thư của Nhơn, bà Nga ngồi thừ ra trên ghế tâm trí rối bời, vẫn chưa biết phải làm cách nào để cứu được đứa cháu. Thấy mẹ có biểu hiện lạ, Loan Anh hỏi:

- Mẹ có gì lo lắng phải không?

Bà nói thật cho con nghe:

- Thằng Nhơn, con dì Sáu đang bị giam trong nhà tù ở cồn Phụng.

- Em nó có tội gì?

- Nó không chịu được cực khổ nên trốn về Bến Tre, bị chúng bắt lại chứ tội gì.

- Thế ba có biết việc này không?

- Ổng không biết. Bây giờ làm sao cứu nó ra?

- Con nghĩ phe ông Lý không cho chúng ta sang cồn Phụng gặp ba đâu. Bây giờ chỉ có cách này...

Khuôn mặt bà Nga chợt giãn ra. Bà cười nói:

- Con báo tin này cho dì Sáu để dì cùng đi với mình. Gặp con, chắc dì mừng lắm.

- Chưa nên cho dì Sáu biết vội. Người mẹ vốn nặng tình cảm, không dằn lòng được dễ hỏng việc lớn.

- Ừ, con tỉnh táo khôn khéo hơn mẹ. Thôi, để xong việc rồi cho dì ấy hay sau.

Hai mẹ con bà Nga cải trang thành người du lịch sang cồn Phụng. Đây là lần thứ hai bà Nga sang cồn Phụng. Lần thứ nhất bà sang cồn Phụng lúc còn hoang vu, rất ít người ở. Cây ô rô, cóc kèn, sú bần, dừa nước… mọc hoang dại. Trên cành cây, tổ chim nhiều vô kể. Cứ chiều chiều, từng đàn cò, vạc và đủ các loại chim muông khác tụ tập về đây kêu inh ỏi. Không có ai săn bắt nên chúng sống tự do.

Bà có biết đâu một lần đi qua đây, chồng bà đã nhìn ra cái thế đất cồn Phụng. Ông cho rằng sông Mê Kông là một trong những con sông dài nhất thế giới, bắt nguồn từ Tây Tạng. Khi chảy về Việt Nam, nó tạo ra bốn chiếc cồn đủ tứ linh Long, Ly, Quy, Phụng. Trong đó cồn Phụng to nhất. Người ta thường chọn đất tu đạo có phong thủy, địa lý linh thiêng mới thu hút được bá tánh đến với đạo. Đạo cốt ở niềm tin và tín đồ. Càng có nhiều tín đồ thì đạo càng vững chắc, có thể mặc cả được với thế quyền. Rồi ông đạo Dừa cho kéo chiếc thuyền Bát Nhã, giống như thuyền rồng của nhà vua từ sông Ba Lai về, xây bát quái đài cao 18m. Ngày đêm ông ngồi tịnh trên đó. Hồi đó, chính quyền Sài Gòn bắt lính rất gắt, những người sợ ra trận bèn trốn sang cồn Phụng gia nhập đạo Dừa. Chẳng bao lâu, cồn Phụng có gần nửa triệu dân. Ông đạo Dừa có hẳn một đất nước với mật độ dân số đông nhất toàn cầu. Cậu Hai thực sự là vua rồi! Lần đó nhớ chồng, bà dắt theo con gái Loan Anh sang cồn Phụng. Nhưng mới đến nhà khách thì bị ông Lý thuyết cho một hồi:

- Cậu Hai đã bỏ ra bao nhiêu năm trời tầm sư học đạo, nay đã thành Phật. Cậu là người của muôn nhà. Bà nên vì cậu Hai, vì bổn đạo mà quên tình riêng để cậu Hai thực hiện được ý nguyện của Người.

Nghe ông Lý nói vậy nên bà nguôi ngoai phần nào, nghĩ rằng ông Lý vì chồng mình, vì bổn đạo mà khuyên mình đành ngậm ngùi dắt con trở về. Sau này nghe tin ông Lý làm nhiều việc xằng bậy, có nhà cửa nguy nga. Ông ta tu như thế còn hơn tiên. Chỉ có chồng mình là thiệt thà, ngây thơ nên khổ. Bây giờ cồn Phụng thật tráng lệ, đúng như một vương quốc riêng. Ôi chồng mình đã là vua mà mình và con gái vẫn nghèo hèn! Ai đã gây nên nên nông nỗi này? Bà Nga thấy nghèn nghẹn nơi ngực trái.

- Mẹ cứ ngồi ở quán nước này nghỉ ngơi. Con sẽ có cách giúp mẹ. Mẹ nhớ cứ đeo khăn che mặt. Đừng cho ai nhìn ra mẹ nghe.

Loan Anh dặn mẹ rồi hòa vào dòng người tấp nập. Việc đầu tiên cô làm là bắt liên lạc với Tuấn- người cai Ngục mà Nhơn đã nhờ vả. Cô kéo Tuấn ra chỗ vắng, nói:

- Em có nhận ra chị không? Chị Ba con dì Hai đây. Hôm trước, mẹ chị nhận được thư của Nhơn do em chuyển về…

Tuấn tỏ ra sợ sệt:

- Chị đừng sang đây. Nguy hiểm lắm.

- Chị biết rồi. Bọn phe ông Lý chứ gì. Bây giờ em tìm cách báo cho cô Diệu Ứng biết mẹ con chị đang chờ cô ấy ở quán nước dưới cây bần quỳ ngoài bờ sông nhé.

Hai người trao đổi nhanh với nhau rồi Loan Anh lại lẫn vào dòng người đi tham quan. Mấy giờ sau, Diệu Ứng đến. Bà Nga hé lộ khăn che mặt cho Diệu Ứng nhận ra rồi nói:

- Cô giúp tôi gặp được ông ấy. Có việc gấp lắm.

Diệu Ứng hiểu. Đã lâu lắm rồi bà Nga chưa sang cồn Phụng gặp chồng. Bà đã bỏ mặc cho ông đi tu. Bây giờ mợ ấy đến gặp chồng chắc chẳng phải chuyện tình cảm thông thường. Nhưng đưa một người đàn bà vào chốn cung đình gặp cậu Hai không phải chuyện dễ. Quân lính sẽ báo với ông Lý- người đang nắm quyền sinh sát ở cái vương quốc này. Ổng sẽ cản. Bây giờ làm sao đây? Mà nói thiệt chuyện này với cậu Hai chưa chắc cậu sẽ ra gặp mợ. Cậu cũng đã nói, cậu phải cố quên tình riêng lo nghiệp lớn đó sao? Sực nhớ ra một việc, Diệu Ứng tức tốc sai người đi làm ngay. Sau đó, cô bước vào trong điện gặp cậu Hai.

Lúc này ông dạo Dừa đang ngồi kiết già. Chờ cho ông xả thiền, Diệu Ứng mới quỳ xuống thưa chuyện:

- Thưa cậu Hai. Có ông Nguyễn Văn Phương, quê ở Hốc Môn, lúc hạ cây gáo chẻ củi thấy có chữ NAM, nay mang sang tặng cậu Hai.

Nghe đến chuyện kỳ lạ, mặt cậu Hai linh hoạt hẳn lên. Cậu nhanh nhẩu:

- Họ ở đâu? Mau đưa họ đến đây.

- Nhưng ổng dặn, điều này rất linh thiêng huyền bí, cậu không được cho ai biết, chỉ đệ tử và cậu Hai được biết mà thôi. Ổng đang ngồi ở bờ sông chờ cậu.

Cậu Hai đang nóng lòng, nên đáp ngay:

- Được. Diệu Ứng dẫn cậu đi.

Nói rồi, ông đạo khoác vội chiếc áo bốn lỗ, đi chân đất cùng Diệu Ứng bước ra khỏi điện. Quả nhiên, quân lính vội dọn đường. Cậu Hai nói với quan nội điện:

- Cậu đi việc linh thiêng. Các ngươi không được đi theo. Gậy 12 con giáp của cậu đây. Diệu Ứng cầm lấy mở đường. Ai sai sẽ bị trị tội.

Quân lính dạ ran. Diệu Ứng cầm gậy như thượng phương bảo kiếm đi trước, cậu Hai chầm chậm theo sau. Bảo vệ cậu Hai lúc này chỉ có người của Diệu Ứng.

Cậu Hai thấy có ba người đang quỳ dưới gốc cây, một người đàn ông chừng 50 tuổi, một cô gái trẻ và một người đàn bà che kín mặt bằng chiếc khăn màu xanh. Đó là gia đình vợ chồng con cái chăng? Người của Diệu Ứng liền tạo ngay thành vòng rào không cho những người khác tiếp cận cậu Hai. Người ta vội mang ghế cho cậu Hai ngồi. Người đàn ông đánh lễ trước cậu Hai, lên tiếng:

- Thưa cậu Hai. Trong lúc cưa cây gáo, đệ tử thấy có điềm lạ nên mang nó lên đây biếu cậu Hai thưởng lãm.

Người đàn bà bịt mặt mở gói đồ. Đó là một phần cây gáo bị xẻ dọc. Những đường vân ngẫu nhiên tạo thành hình chữ NAM thật kỳ lạ. Nam rất thích những kiểu lạ kỳ như thế. Như lần anh Nguyễn Văn Hiếu ở Cà Mau mang lên tặng cậu Hai trái dừa 7 cánh ốp lại giống như bông sen đang nở, hay 3 trái dừa lột ra đều hả miệng do một đạo hữu ở Long An mang đến biếu. Nhưng món quà lần này kỳ lạ hơn. Nó tôn tên tuổi của ông lên làm ông đạo Dừa vô cùng thích thú. Để giải trí tò mò, ông Phương chợt hỏi:

- Thưa cậu Hai, cậu Hai để mái tóc dài trên hai mét? Cậu không tắm gội, có bị ngứa ngáy không?

Cậu Hai cười thật hiền gỡ búi tóc trên đầu xuống, xõa ra cho đệ tử xem, nói tiếp:

- Từ ngày đi tu, cậu không cắt, cũng không gội. Nếu có ngứa thì lấy que gãi gãi.

- Thưa cậu Hai. Nghe nói cậu không ăn cơm, chỉ ăn trái cây và uống nước dừa Xiêm, 24 tiếng mới độ một lần vào giờ Ngọ là có ý nghĩa gì?

- Cậu không ăn cơm vì nếu nấu chín sẽ chết những con vi khuẩn, vi trùng. Như vậy là phạm vào tội sát sanh. Như cậu không đi dày dép cũng là để không dẫm vào các con vật dù nó bé nhỏ nhưng đều có linh hồn.

Ông Phương thốt lên đầy cảm phục:

- Ôi, sư tổ đạo hạnh đến nỗi không muốn làm đau đến muôn loài, dù chúng là vi khuẩn, vi trùng. Sư tổ làm vua nước cồn Phụng này thì thật phúc đức cho muôn nhà.

Thấy câu chuyện có thể kết thúc được rồi nên Diệu Ứng ra hiệu cho ông Phương rút lui. Ông đạo Dừa ngạc nhiên khi hai người đàn bà vẫn đang quỳ dưới đất. Chợt người đàn bà mở tấm khăn che mặt làm ông đạo bàng hoàng.

- Đây là con gái Loan Anh của chúng ta. - Bà Nga lên tiếng trước.

Nghe mẹ nói, cô gái nhanh nhảu:

- Con chào ba.

Ôi, con gái của mình đó ư? Ngày mình bước khỏi nhà đi tu, nó mới lẫm chẫm tập đi. Nó thương cha lắm. Hai cha con luôn quấn quýt bên nhau. Lúc Nam đi nó còn ngủ say trong giường. Nam nhìn con nước mắt rưng rưng, thiếu chút nữa Nam đã bỏ túi xách xuống đất ôm chầm lấy con mà nói:” Con gái của ba. Ba không đi đâu hết, ba ở nhà với con”. Vậy mà giờ đây nó đã thành một thiếu nữ xinh đẹp, giống hệt mẹ nó ngày nào. Nhìn vào khôn mặt vợ, Nam càng xúc động, nàng đen và gầy quá, tóc đã bạc hết cả rồi. Ngày mình đi nàng mới ngoài ba mươi tuổi, làn da trắng trẻo, bộ ngực căng cứng …Đời nàng thế là quá khổ, lúc hai đứa con bị sốt xuất huyết, một mình nàng lo không xuể, thằng Nguyễn Thái Sơn đã không qua khỏi. Nếu có mình ở nhà đỡ đần thì thằng Sơn đâu có thể vĩnh biệt cha mẹ sớm như thế. Thôi nàng hãy tha lỗi cho ta. Đức Phật thuở xưa muốn cứu nhân loại thoát khỏi trầm luân của kiếp người cũng phải từ biệt vợ con mà ra đi. Hẳn lúc chia tay, đức Phật cũng đau lòng lắm. Hồi lâu Nam mới thốt nên lời:

-Bà và con có khỏe không?

- Tôi và con đều khỏe -Giọng bà Nga nghèn nghẹn, bà cố gắng dằn cơn xúc động- Hôm nay tôi sang đây muốn nói với ông hai việc: Thứ nhất là dì Sáu có thằng con trai chỉ vì không chịu được khổ cực bên cồn Phụng mà cùng người yêu lội qua sông trốn sang Bến Tre. Chúng nó bị quân của ông bắt, ở trong tù. Ông thương tình hãy thả nó ra. Dì Sáu chỉ còn đứa con trai độc nhất. Tội nghiệp dì và các cháu. Việc thứ hai là ông đã để cho ông Lý qua mặt, lợi dụng đạo của ông để vơ vét làm giàu. Bên Mõ Cày, Bình Đại, ông ta có đến ba dinh thự, cho ba bà vợ khác nhau. Đất đai của ông ấy có hàng ngàn mẫu. Còn ông, quá thật thà, chỉ biết tu hành, không nỡ làm hại đến con vi trùng tội nghiệp. Nhưng đám quan lại của ông đang làm gì, ông có biết không? Chúng là giặc nội xâm đó.

Ông đạo Dừa ngồi lặng đi, một lúc ông mới cất nên lời:

- Thôi, bà và con cứ về đi, tôi sẽ có cách lập lại trật tự. Còn thằng cháu, bà cứ chờ nó bên kia bến đò. Nội trưa mai bà sẽ thấy mặt chúng.

Trong phiên chầu, ông Lý vô cùng ngạc nhiên vì thái độ của cậu Hai có vẻ nóng nảy. Vì sao cậu Hai biết có Nhơn và Mỹ đang bị giam để đưa họ ra xét xử? Ông bỏ công đi điều tra và hiểu ra tất cả. Đúng là đàn bà nguy hiểm thật. chẳng thế mà tổ tông loài người, ông Ađam đã nghe lời Eva mà phạm tội. Ông đã lường trước mọi việc, cấm hẳn dòng họ bên vợ cậu Hai sang cồn Phụng. Vậy mà ông mới đi vắng có một ngày, ở cồn Phụng đã đảo lộn tất cả. Nguy quá! Trong vụ này có cả bàn tay của Diệu Ứng nữa. Ông đã nhìn thấy mối nguy hại từ Diệu Ứng. Nhưng vì cậu Hai đang tín nhiệm bà ta, và cũng công nhận bà ta rất thông minh, đã bao lần cứu được cậu Hai khỏi nguy hiểm. Được cái bà ta chỉ đi tu theo cậu Hai, không ham hố gì nên ta để yên. Nếu bà ta cứ xen vào chuyện tai hại như thế này thì sẽ có lúc ta phải ra tay. Còn phá bỏ nhà tù ư? Có quốc gia nào trên trái đất mà không có nhà tù? Quản lý xã hội phải có luật pháp nghiêm minh. Ai có công thì được khen thưởng, ai có tội thì phải bị trừng trị theo pháp luật mới có thể răn đe người khác. Ai quản lý đất nước mà chỉ bằng nhân ái? Ta phải học Hàn Phi Tử bên Tàu xưa, dùng pháp trị. Nghệ thuật trị nước là phải biết dùng thế, dùng thuật, dùng luật một cách nghiêm minh.

Ông Lý là người có học, lại chịu khó đọc sách, nghiên cứu sâu nghệ thuật chính trị.Vì thế ông hơn hẳn các đệ tử khác của ông đạo Dừa ở cơ mưu. Tiếc rằng ông là người gian hùng, là kiếp nạn của muôn nhà. Ông dần dần tiếm quyền trong triều đình của cậu Hai, toàn quyền sắp xếp nhân sự các bộ. Bởi vậy, bao nhiêu của cải, tiền bạc của đất nước cứ chảy vào túi gia đình và phe nhóm của ông. Có vẻ như ông đạo Dừa đã được ai cảnh tỉnh, sẽ lập lại trật tự quốc gia chăng? Không dễ thế đâu. Vắng ông, vương quốc cồn Phụng sẽ loạn, chưa kể còn lâu mới phế truất được ông vì lực lượng của ông cài cắm trong triều đình quá mạnh. Ai có đủ gan làm được điều đó? Mãi đến chiều, khi cậu Hai ngồi vào phi thuyền phía thành phố Sài Gòn bay vút lên cung trăng và ngồi thiền trên đó, đầu óc giao cảm với cõi vô hình, thì ông Lý mới thôi ấm ức. Ông ta chợt cười ruồi.

- Kể ra lý tưởng của cậu Hai cũng được đấy, biết hướng con người đến những giá trị nhân văn. Vì sao vương quốc của ông đạo Dừa lại trở thành phế tích như thế này, thưa cha? - Mỹ Lan chợt nói cắt ngang dòng hồi tưởng của ông Nhơn. Ông giật mình, vội trả lời con gái:

- Sau ngày đất nước hòa bình, người ta không còn sợ bị bắt lính nữa, hồ hởi trở về nhà. Chỉ một thời gian ngắn, cồn Phụng còn trơ lại triều đình của cậu Hai. Vua không dân đâu còn là vua.

Cậu Hai trở về xã Phú An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre sống chung với gia đình cô Diệu Ứng. Nhớ lại những lần ông cùng đoàn tùy tùng trốn qua Campuchia rồi từ đó bay ra Hà Nội gặp Cụ Hồ để bàn với Cụ cho ông đứng ra làm trung gian hòa giải, mở hội nghị bốn bên ở cồn Phụng nhằm vãn hồi hòa bình cho Việt Nam, bị chính quyền Nam Vang bắt giam. Hay lần ông ra tranh cử tổng thống với Nguyễn Văn Thiệu, bị chính quyền Sài Gòn tống vào nhà thương điên… Diệu Ứng đều dùng tài của mình cứu được ông ra. Ờ, Diệu Ứng mới đúng là trung thần. Một lần cậu Hai nói với Diệu Ứng:

- Này, Diệu Ứng. Tại sao cũng là đạo do người Việt mình dựng nên như đạo Cao Đài, Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, họ vẫn tồn tại đến hôm nay, còn đạo của chúng ta lại bị tan vỡ?

- Thưa cậu Hai. Đạo Cao Đài, Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa… có hội đồng chưởng quản, có đại hội nhơn sanh... Nghĩa là họ có tổ chức gần giống như quốc hội. Họ đã biết đưa đạo của mình đến gần với đời. Cậu thấy đó, dân tự bỏ chúng ta mà đi chứ chính quyền có ép họ đi đâu.

Ông đạo Dừa ngồi thừ ra bên thềm nhà nhìn xa xôi. Ông bỗng nhớ về người vợ của mình. Tội nghiệp nàng! Mình đã bỏ nàng nửa chừng xuân, trút gánh nặng cuộc đời lên đôi vai yếu đối của nàng. Vậy mà lần gặp nhau ở cồn Phụng năm xưa, nàng không hề trách móc mình, chỉ nói một câu cảnh báo, suy cho cùng cũng là lo lắng cho mình. Ôi, trái tim người vợ - Đó mới là cái quý nhất trên đời, nhưng buồn thay mình đã để mất nó từ lâu rồi!

……

Buổi chiều, ông Nhơn dẫn Mỹ Lan sang sông viếng mộ ông đạo Dừa cách cồn Phụng không xa. Từ đường chân trời, Mỹ Lan chợt thấy những đám mây màu chì, hình nấm đang từ từ đùn lên, mỗi lúc một dâng cao như báo hiệu điềm gì đó sắp xảy ra. Không gian yên ắng. Ánh tà dương chầm chậm buông màn trên sông Ba Lai, trên hàng cây xanh đậm ven bờ, trên rừng dừa bát ngát tàu lá chen nhau che kín bầu trời, làm cho khu lăng mộ ông đạo Dừa chợt trở nên tối sầm, buồn hiu hắt. Tuy vậy, Mỹ Lan vẫn nhìn rõ dòng chữ gắn trước khu lăng mộ như bảng hiệu một công sở:

KIM TINH THÁI/THÍCH HÒA BÌNH/NAM NGUYỄN THÀNH

Khu lăng mộ hình vuông, mỗi cạnh 46m, bên trong lại chia làm 4 khu vuông vức theo hình chữ ĐIỀN (Chữ Hán) hợp với câu thơ trong sấm Trạng Trình do Nam chế thêm: Phá điền thiên tử xuất/ Bất chiến tự nhiên thành. Một đường hào bao quanh khu lăng mộ, rộng khoảng 3m trồng sen. Lá sen đã phủ kín mặt nước. Những bông sen trắng, hồng vươn lên, đưa hương thoang thoảng. Khu lăng mộ ngoảnh mặt ra sông Ba Lai, hướng Đông. Trong khu lăng mộ, người ta trồng rất nhiều cây kiểng như cây đại, cây tùng... Theo trục chính từ cổng hướng Đông đi vào, Mỹ Lan nhìn thấy một hình hộp ba cạnh cao sừng sững. Chiếc hộp ấy dựng trên mặt phẳng hình hà đồ trong kinh dịch với ý nghĩa: Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, Bát Quái sinh vô lượng. Hồi ông đạo Dừa còn tại thế, Ông Lý đã cho thiết kế toàn bộ khu lăng mộ theo hà đồ. Lúc ông đạo viên tịch, họ đưa thi thể ông về đây, cẩu chiếc hòm lên, dựng vào hộp ba cạnh rồi gắn xi măng lại. Người ta dòng một sợi dây nối từ đáy quan tài của ông đạo Dừa ra chiếc hố đã chôn kín để rút nước, kỳ lạ thay nhiều năm rồi chiếc hố vẫn khô queo. Mỹ Lan cứ mãi ngước nhìn lên cái hộp ba cạnh có thi hài ông đạo Dừa đứng trên Bát Quái, mặt phẳng đắp nổi hình bản đồ Việt Nam đủ hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang bị ánh tà dương bủa vây với nhiều suy tư.



Một trận gió bất ngờ từ hướng bờ sông Ba Lai ào ào thổi đến, cây cối nghiêng ngả, bụi cuốn lá cây bay mù mịt. Những tia chớp sáng chói rạch những đường hình chân chim như xé toạc bầu trời đen kịt. Ông Nhơn vội kéo con nấp dưới mái che khu lăng mộ.

- Ông đạo Dừa đứng như chúa Jesus tuẫn nạn trên cây thập giá - Cô gái thốt lên giữa tiếng sét chói tai ngay trên đỉnh đầu làm ông Nhơn bừng tỉnh.

N.T

Báo Văn nghệ số 37/2017
Nguồn: VanVN.net.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cựu trung tá công an sống một mình trong bãi tha ma suốt 15 năm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quan hệ giữa triều Nguyễn và Mỹ – Một cơ hội bị bỏ lỡ

Về phần người Mỹ, có lẽ do họ mới thu hồi nền độc lập từ năm 1776 và sự cách trở về địa lý nên hầu như ta không thấy bóng dáng của họ vào những thập niên cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX.
  • Tiếp theo loạt bài quan hệ giữa triều Nguyễn và Pháp. (Phần 1 | Phần 2)
Mãi đến ngày 7.10.1819, người ta mới ghi nhận sự kiện một trung úy hải quân Mỹ tên John White đến thăm Sài Gòn, dành nhiều thời gian để khảo sát thành Sài Gòn và miêu tả tòa thành này một cách thật chi tiết trong tác phẩm A voyage to Cochin-China (Chuyến du hành đến Việt Nam) xuất bản tại Luân Đôn năm 1824. Tài liệu có thể giúp ích rất nhiều cho các nhà nghiên cứu khi cần tìm hiểu về thành cổ Sài Gòn xây xong năm 1790 và bị vua Minh Mạng ra lệnh san phẳng (để xây lên một tòa thành nhỏ hơn) năm 1836, sau khi tiêu diệt được cuộc nổi dậy ở thành Phiên An.
John White lưu lại Sài Gòn gần 4 tháng (7.10.1819 – 30.1.1820), chỉ mấy ngày sau khi ông ta rời Việt Nam, vua Gia Long thăng hà (3.2.1820). Phải chăng do căn bệnh trầm trọng của nhà vua mà White không có dịp diện kiến ông? Dù sao thì những tài liệu viết về chuyến đi này của White cũng cho thấy là ông ta chỉ đến Việt Nam với tư cách cá nhân, không mang theo một văn kiện ngoại giao nào. Phải chờ đến năm 1832 mới có một sứ bộ chính thức được cử sang Việt Nam, mang theo quốc thư của Tổng thống Mỹ Andrew Jackson. Sự kiện này được chính sử ghi nhận như sau:
“Tháng 11 (năm Nhâm Thìn – 1832), Quốc trưởng nước Nhã Di Lý (hoặc xưng là Hoa Kỳ, hoặc xưng là Ma-ly-căn) khiến hai người tới đưa quốc thư cầu thông thương, tàu đậu ở Vũng lâm, tỉnh Phú yên, Ngài khiến Viên ngoại Nguyễn Tri Phương, Tư vụ Lý Văn Phức qua hội với quan tỉnh tới tàu khoản đãi; lại cho bọn Tri Phương quyền chức Thương bạc làm tờ thơ đưa về”.
(Quốc triều chánh biên toát yếu – Nhóm Nghiên cứu Sử Địa – Sài Gòn 1972, trang 155)
Trong đoạn văn trên, từ Nhã Di Lý có thể phiên âm từ cụm từ Etats-Unis, còn Ma-ly-căn xuất phát từ chữ America. Trong một tài liệu khác là bộ Đại Nam thực lục chánh biên, người ta đọc thấy tên của Edmond Roberts, người cầm đầu sứ bộ, được phiên âm là Nghĩa-Đức-Môn La-Ba, còn tên thuyền trưởng tàu Peacock Georges Thompson được phiên âm là Đức Giai Tâm Đa.
Edmond Roberts vốn là một chủ tàu buôn thường qua lại vùng biển Đông của Việt Nam nên nhân việc này, Tổng thống Mỹ Jackson giao phó ông ta vai trò một đặc sứ để liên hệ với chính quyền các nước Việt Nam, Xiêm và Mascate. Ông ta lên tàu Peacock của hải quân Mỹ, mang theo thư do chính tay Tổng thống Jackson viết cho các nơi trên, ghé Manille (Philippines), rồi lưu lại Quảng Đông một thời gian ngắn trước khi cập bến Việt Nam.
Quan hệ giữa triều Nguyễn và Mỹ - Một cơ hội bị bỏ lỡ
Andrew Jackson, Tổng thống Mỹ vào thập niên 1830.
Tàu Peacock đến Việt Nam vào tháng 12.1832 (có tài liệu ghi là tháng 2.1833), đậu ở Phú Yên, Roberts tiếp xúc với quan lại địa phương, nhờ chuyển về triều đình Huế bức ủy nhiệm thư của Tổng thống Hoa Kỳ Andrew Jackson. Thư đề ngày 31.1.1832, lưu trữ trong tập hồ sơ Cochinchine thuộc Văn khố của chính phủ Hoa Kỳ, tạm dịch nguyên văn như sau:
“Andrew Jackson, Tổng thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ,
Kính gửi quý Hiền hữu,
Bức thư này được chuyển đến Ngài bởi ông Edmond Roberts, một công dân đúng mực của Hoa Kỳ. Ông ấy được cử làm Đặc phái viên của chính phủ chúng tôi để xin bàn bạc với Ngài những việc hệ trọng. Kính xin Ngài giúp đỡ ông ta trong khi thi hành nhiệm vụ được giao phó, đối xử với ông ta bằng lòng nhân hậu và tương kính và xin vững tin vào những gì mà ông ta thay mặt chúng tôi để trình bày, nhất là khi ông ta đảm bảo với Ngài về tình thân hữu trọn vẹn và tấm thịnh tình của chúng tôi đối với Ngài.
Thưa quý Hiền Hữu, tôi cầu mong Thượng Đế luôn dành cho Ngài sự chở che thánh thiện. Để làm bằng, chúng tôi đã đóng dấu của chính phủ Hoa Kỳ trên văn kiện này.
Làm tại thành phố Washington ngày 31 tháng 1 năm 1832 và là năm độc lập thứ 56 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
Andrew Jackson
Ký thay Tổng thống
Edw. Livingston Bộ trưởng Ngoại giao”.
(BAVH, số 3, 1941, tr. 321)
Nhà nghiên cứu Hunter Miller, tác giả quyển Các thỏa ước và văn kiện quốc tế khác của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, nêu rõ chi tiết nhiệm vụ được giao phó cho Roberts, đó là bàn bạc các thỏa ước với Việt Nam, Xiêm và Mascate (Oman) theo bản hướng dẫn ban hành ngày 27.1.1832. Ông ta được cấp một chứng thư đề ngày 26.1.1832 do Bộ trưởng Livingston ký, chỉ định ông ta như là Phái viên của chính phủ Mỹ cạnh triều đình Việt Nam, triều đình Xiêm và chính quyền thủ phủ Mascate.
Theo chính sử, khi được tin phái bộ Mỹ đến, vua Minh Mạng cử Viên ngoại Nguyễn Tri Phương và Tư vụ Lý Văn Phức hội cùng tỉnh thần Phú Yên tiếp xúc với họ để biết rõ mục đích chuyến đi của họ. Sau khi họ cho biết là đến Việt Nam chỉ với mục đích giao hiếu, thông thương mà thôi, nhà vua đã dụ rằng:
“Chúng nó từ xa tìm tới, bản ý là cung thuận. Triều đình ta với tinh thần mềm dẻo quý mến người phương xa, không tiếc gì mà không dung nạp họ. Tuy nhiên, họ mới tới lần đầu, các chi tiết lễ nghi về ngoại giao thông hiếu chưa được am tường; có thể sai quan Thương bạc viết tư văn thông báo cho nước họ biết, nếu muốn thông thương mậu dịch với nước ta, ta cũng không cự tuyệt, nhưng phải tuân theo những hiến định đã có từ trước đến nay. Từ nay, nếu có thương thuyền tới, thì cho phép được ghé vào cửa Đà Nẵng, Trà Sơn Úc, bỏ neo tại đó, chứ không được tự ý lên bộ. Đó là ý cảnh giác phòng gian nằm trong chính sách ngoại giao mềm dẻo của ta vậy”.
(Minh Mệnh Chính Yếu – NXB Thuận Hóa – Huế 1994, trang 394)
Tiếp đó, vua Minh Mạng ban dụ cho Nguyễn Tri Phương và Lý Văn Phức, với tư cách Thương bạc đại thần, trả lời phía Mỹ rằng triều đình Việt Nam không cản trở gì đối với dự định giao dịch buôn bán của họ, bù lại, họ phải chấp hành triệt để luật lệ của Việt Nam, khi đến nước ta, tàu phải neo đậu ở vịnh Trà Sơn (Đà Nẵng) và không được cất nhà trên bộ để ở. Sau khi tiếp nhận những thông báo trên, Edmond Roberts cho tàu nhổ neo rời khỏi Việt Nam, mang theo bản chính ủy nhiệm thư của Tổng thống Mỹ. Trong tác phẩm kể trên, Hunter Miller có cho biết là trong chuyến đi, Roberts hoàn thành được hai nhiệm vụ, đó là ký kết các thỏa ước với chính quyền ở Xiêm và Mascate.
Quan hệ giữa triều Nguyễn và Mỹ - Một cơ hội bị bỏ lỡ
Cụ Nguyễn Tri Phương, người từng tiếp phái bộ Mỹ Edmond Roberts năm 1832.
Ba năm rưỡi sau, tháng 5.1836, tàu Mỹ trở lại Việt Nam, thả neo ở vịnh Trà Sơn theo đúng quy định đã được Nguyễn Tri Phương thông báo cho họ. Lần này, người cầm đầu phái bộ Mỹ vẫn là Edmond Roberts, tàu vẫn là tàu Peacock của hải quân Mỹ, thuyền trưởng là E.P. Kennedy. Tàu khởi hành từ New York ngày 23.4.1835, thực hiện cuộc hành trình đi Xiêm, qua Rio de Janeiro, Zanzibar, Mascate, Bombay, Colombo và Batavia. Sau khi hoàn thành công tác ở Xiêm, ngày 20.4.1836, Roberts khởi hành sang Việt Nam. Ông ta có trong tay một văn kiện đề ngày 20.3.1835 hướng dẫn việc thảo luận một thương ước với Việt Nam và một thỏa hiệp tương tự với Nhật Bản.
Khi được báo về việc này, vua Minh Mạng đã đặt vấn đề với quần thần: “Trẫm nhận thấy ý hướng và lời lẽ của những người này đầy vẻ tôn kính và lịch sự. Vậy ta có nên đồng ý với lời thỉnh cầu của họ không?”. Hộ bộ Thị lang Đào Trí Phú là người lên tiếng trước: “Tâu Bệ hạ, đây là những kẻ ngoại nhân, ta không rõ những tình cảm họ đã biểu lộ là chân hay giả. Hạ thần nghĩ rằng ta cứ cho phép họ đến kinh đô, cho họ ở tại Sở Thương bạc, cắt cử quan lại tiếp họ và thăm dò xem ý định thực sự ra sao.” Tiếp theo đó là ý kiến của Hoàng Quỳnh (BAVH ghi là Huỳnh Quỳnh), Thị lang Nội các (Văn phòng của nhà vua): “Tâu Bệ hạ, nước họ rất xảo quyệt, hạ thần đề nghị cắt đứt mọi quan hệ với họ. Khoan nhượng với họ lần này sẽ mở đường cho những phiền nhiễu về sau. Cổ nhân đóng chặt biên giới đất nước là để đóng cánh cửa mở ra những nước Tây Dương và như vậy là tự phòng vệ trước họa xâm lăng của bọn man rợ. Đó là chính sách đúng đắn.”
Trước những lời tâu trên, vua Minh Mạng suy nghĩ hồi lâu rồi truyền rằng:“Bọn họ đi xa 40.000 dặm biển do bởi tình cảm trân trọng đối với quyền uy và thế lực của triều đình ta. Nếu ta dứt khoát cắt đứt mọi quan hệ với họ, ta sẽ cho họ thấy là nước ta không bao giờ có thiện chí cả” (BAVH – sđd – trang 119-120). Sau đó, nhà vua cắt cử Đào Trí Phú và Lại bộ Thị lang Lê Bá Tú làm viên chức Thương bạc, với nhiệm vụ “bàn bạc trong tình thân hữu với họ và đánh giá tình hình”. Khi các quan lại này ra đến nơi, Roberts cáo bệnh không tiếp, cũng không cử người thay mặt mình để tiếp. Bất ngờ trước cách ứng xử kỳ lạ này, hai viên quan Thương bạc cử một thông ngôn xuống tàu để thăm họ, nhưng chỉ nhận được lời cảm ơn suông. Ngay ngày hôm đó họ giong buồm ra khơi.
Câu chuyện thật khó lý giải. Một phái bộ lặn lội hàng chục ngàn dặm biển, đến một đất nước Viễn Đông xa xôi để mong được thiết lập quan hệ ngoại giao và buôn bán, đến khi được nước chủ nhà cử người ra tiếp thì lặng lẽ giong buồm ra khơi. Sau sự kiện ngoài dự kiến này, Đào Trí Phú dâng một tờ tấu lên vua Minh Mạng, kể lại những việc đã thừa hành, trong đó có đoạn viết:“Họ vội vàng đến, rồi vội vàng đi. Sự thực là họ đã chứng tỏ thiếu lịch sự…”. Nhà vua phê vào tờ tấu một bài thơ tứ tuyệt, nội dung đại ý như sau: “Không chống lại việc họ đến, không truy đuổi khi họ bỏ đi là ta đã theo những quy tắc cư xử lịch sự của một quốc gia văn minh…” (BAVH – sđd, trang 320).
Các nhà chép sử ở Quốc sử quán cùng các nhà nghiên cứu ở thế kỷ XIX và các thập niên đầu thế kỷ XX đành chịu khoanh lại điều bí ẩn này. Mãi đến năm 1939, nó mới được giải mã bởi L. Sogny, Chánh sở Mật thám Pháp, một cây bút thường viết cho tập san BAVH. Năm 1937, Sogny viết một bài đăng trên tập san BAVH, trích dẫn các tài liệu lấy trong văn khố của triều đình Huế liên quan đến hai lần tới Việt Nam của phái bộ Mỹ. Tiếp tục tìm hiểu sự việc, ông ta đọc được trên tạp chí The American Foreign Service Journal (Nhật ký Ngoại vụ Mỹ), tập XII, số 1, phát hành tháng 1.1939, ở các trang 18-19, 44-45, 52, một bài viết nhan đề: “Sire, their nation is very cunning…” (Tâu Bệ hạ, nước họ rất xảo quyệt…) của W. Everett Scotten, từng làm Phó Lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn. Bài viết dựa vào những tư liệu mà Scotten đã đọc được trong văn khố của triều đình Huế, trong đó có bộ Đại Nam thực lục chánh biên, vì câu nói của Thị lang nội các Hoàng Quỳnh in trong bộ sử này đã được viên Phó Lãnh sự trích làm nhan đề của bài báo. Từ nội dung bài báo đó, Sogny phát hiện được nguyên nhân của cách hành xử khó hiểu của Edmond Roberts và phái bộ Mỹ vào năm 1836. Đó là vì khi các quan Thương bạc Việt Nam xuống đến tàu Peacock thì Roberts đang mắc một căn bệnh mà ông ta đã nhiễm phải từ lúc còn ở Xiêm, tàu buộc phải giong buồm đi nhanh để tìm nơi chữa bệnh cho ông ta. Cuối cùng, vào ngày 12.6.1836, khi tàu đến Macao thì Roberts qua đời. Từ Quảng Đông, thuyền trưởng Kennedy gửi một báo cáo cho Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ báo tin về cái chết của Roberts và lý do vì sao tàu Peacock phải đột ngột rời khỏi vịnh Tourane vào ngày 21.5.1836.
Quan hệ giữa triều Nguyễn và Mỹ - Một cơ hội bị bỏ lỡ
Đà Nẵng (Tourane) xưa.
Như vậy, phải chờ đến 103 năm sau cái chết của Roberts, phái viên chính thức của chính phủ Mỹ, các nhà nghiên cứu sử Pháp và Việt Nam mới biết được lý do vì sao mà cơ hội thiết lập mối quan hệ ngoại giao và thương mại giữa hai nước Việt-Mỹ lại bị “đổ vỡ” nửa chừng. Từ sau thập niên 40 của thế kỷ XIX, có lẽ do những biến động trong xã hội Việt Nam, nhất là mối quan hệ căng thẳng giữa triều đình Huế và thực dân Pháp mà những cơ hội tương tự không còn có nữa.
Câu chuyện về mối quan hệ bất thành giữa phái bộ Mỹ và triều đình Huế cho thấy phần nào lập trường của triều đình nhà Nguyễn về mặt đối ngoại. Nó chứng tỏ là sự chống đối mối quan hệ giữa triều đình Huế và phái bộ Mỹ chỉ là lập trường cá nhân của một vài quan lại, không hề phản ánh quan điểm và chủ trương của vua Minh Mạng và triều đình nói chung. Tất nhiên câu chuyện này không tiêu biểu cho một chính sách nhất quán và lâu dài của triều Nguyễn, song nó góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu về một chủ đề vẫn được nhiều cây bút xác định như đinh đóng cột. Dù đồng tình hay phản bác lại quan điểm cho rằng “nhà Nguyễn bế quan tỏa cảng”, việc nghiên cứu kỹ và viện dẫn những tư liệu khả tín, những luận điểm có tính thuyết phục vẫn là điều kiện tối thiểu cho mọi hình thức trao đổi, thảo luận hay tranh luận, tránh vết xe đổ của những phê phán dựa vào các định kiến chủ quan, được “đổ khuôn” sẵn, như chúng ta đã thấy từ trước đến nay.
Trích từ cuốn Xã Hội Việt Nam Qua Bút Ký Của Người Nước Ngoài, in lần thứ ba, đã phát hành.
Nhà nghiên cứu lịch sử Lê Nguyễn

Phần nhận xét hiển thị trên trang