Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2018
Tại sao Nói Trung Quốc "Tệ Hơn Bắc Triều Tiên" | Trung Quốc Không Kiểm D...
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Tình hình TQ nhìn từ sự điêu tàn ở Quảng Đông
Chúng ta thử hình dung một ngày nào đó các công ty nước ngoài ùn ùn tháo chạy khỏi Việt Nam, thì điều gì sẽ đến với các thành phố công nghiệp của chúng ta, chẳng hạn như TP.HCM?
Chúng ta sẽ thấy từng đoàn người lũ lượt kéo nhau về quê, bỏ lại những khu nhà trọ hoang vắng trong thành phố. Các siêu thị, trung tâm mua sắm, hàng quán sẽ xác xơ từng ngày. Ngoài số người phải về quê, một tỷ lệ không nhỏ những người dân gốc thành thị đang làm việc trong các lĩnh vực cung ứng dịch vụ cho người lao động cũng sẽ lâm vào cảnh mất việc làm. Thành phố mỗi ngày một thưa vắng người đi đường, vì dân số sẽ giảm dần cho tới lúc chỉ còn một nửa hoặc thậm chí là một phần ba. Ban đêm đi trong thành phố sẽ có cảm giác như thời chiến tranh vì nhiều dãy nhà hoang không có ánh đèn, mặc dầu thành phố không hề có tiếng súng.
Đó chính là bức tranh tưởng tượng ở TP.HCM nhưng mà là bức tranh có thật đang diễn ra tại tỉnh Quảng Đông, Trung cộng hiện thời.
Quảng Đông là một trong những cửa ngõ kinh tế của Trung cộng. Tỉnh này có quy mô dân số xấp xỉ 110 triệu dân, là tỉnh đông dân nhất Trung cộng. Đại đô thị Quảng Châu, trung tâm kinh tế Thâm Quyến, siêu đô thị Châu Giang thuộc Quảng Đông là những biểu tượng kiêu hãnh của nền kinh tế Trung cộng một thời. Tuy nhiên giờ đây theo Đài Á Châu Tự Do, làn sóng doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt rút khỏi Quảng Đông khiến nhiều nhà máy đóng cửa, người ngoài tỉnh hồi hương vì không có việc làm, các khu mua sắm hay siêu thị lâm vào cảnh ảm đạm chợ chiều.
Ông Tập đang thăm một nhà máy ở Quảng Đông vào ngày 23 vừa qua. Phải chăng những nụ cười này chỉ là “bề ngoài cười nụ bề trong khóc thầm”?
Thất nghiệp kéo theo sự sụt giảm các ngành kinh doanh ăn uống, mua sắm hay kinh doanh bất động sản. Đài này dẫn lời các cư dân địa phương cho biết tình hình bi đát xảy ra ở cả Quảng Châu lẫn Thâm Quyến.
Năm 1987, Panasonic lần đầu tiên đặt chân đến Trung cộng theo lời kêu gọi của ông Đặng Tiểu Bình. Từ đó đến nay Panasonic đã bén rễ bền chặt vào đất nước này với hơn 40 nhà máy chế tạo. Nhưng nay thì Panasonic phải ngậm ngùi dịch chuyển những cơ sở đầu tiên của mình ở Thâm Quyến ra khỏi Trung cộng.
Năm 1987, Panasonic lần đầu tiên đặt chân đến Trung cộng theo lời kêu gọi của ông Đặng Tiểu Bình. Từ đó đến nay Panasonic đã bén rễ bền chặt vào đất nước này với hơn 40 nhà máy chế tạo. Nhưng nay thì Panasonic phải ngậm ngùi dịch chuyển những cơ sở đầu tiên của mình ở Thâm Quyến ra khỏi Trung cộng.
Một cuộc khảo sát vào hồi đầu tháng 9 cho biết có 1/3 trên tổng số 430 công ty Mỹ ở Trung cộng đang chuẩn bị chuyển khỏi Trung cộng. Đó là con số hồi đầu tháng 9 nhưng nay gần cuối tháng 10 thì sẽ khác rất nhiều và qua đầu năm 2019, khi các gói thuế mới được áp thêm thì sẽ tồi tệ hơn nữa.
Các công ty Hàn quốc, Nhật, Đài Loan cũng đã, đang và sẽ tháo chạy khỏi Trung cộng nói chung và Quảng Đông nói riêng, thực sự đem đến những cảm giác hoảng loạn với người dân địa phương. Có lẽ vì thế mà ông Tập Cận Bình đã làm một chuyến thị sát đến Quảng Đông trong ngày 23 vừa qua.
Dù không tuyên bố gì, nhưng ông Tập có vẻ như muốn gửi một thông điệp rằng ông luôn luôn có mặt để chia sẻ khó khăn cùng địa phương. Nhưng thật ra đó chỉ là liệu pháp tâm lý vì trên thực tế đội ngũ cố vấn cấp cao của ông Tập không thể giải được bài toán này cho Quảng Đông cũng như cho toàn Trung cộng.
Trần Đình Thu
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Phỏng vấn một người không còn muốn vào Đảng
Tôi viết bài này trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, những mong gửi tới Đại hội một thông điệp. Tôi đã gửi bài này qua cổng điện tử trang web của Đảng cộng sản VN, kèm theo một lá thư gửi đồng chí Tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Nội dung bức thư có đoạn: Nếu là một Đảng thực sự cầu thị, nếu thực sự quan tâm đến sự sống còn của Đảng trong tình hình hiện nay, tôi trân trọng đề nghị đồng chí cho phép các báo đăng bài viết này và cho tổ chức thảo luận rộng rãi nó trên phạm vi toàn quốc. Tôi cũng gửi bài viết vào hòm thư riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở số 30 phố Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội, đồng thời cũng gửi cho các báo Tuổi trẻ, Thanh niên… Tất cả các bản thảo bài viết và lá thư này tôi đều ghi rõ địa chỉ thật của người gửi là Trần Ngọc Kha, phóng viên báo Đời sống và Pháp luật, số 40 Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội, số điện thoại di động và địa chỉ email của tôi khadspl@gmail.com. Nhưng cho đến nay, khi viết những dòng này, tôi vẫn chưa hề nhận được bất cứ một hồi âm nào của ai. Và tôi vẫn còn có ý chờ đợi…ngày 11.5.2009.
Trần Ngọc Kha thực hiện
Đó là nhà văn, nhà báo Võ Thị Hảo, phóng viên thường trú báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh tại Hà Nội, tác giả của 7 cuốn truyện ngắn và 2 cuốn tiểu thuyết mang tựa đề Giàn thiêu và Kịch bản phim đang gây sửng sốt cho độc giả yêu văn chương.
Chị đã từng được mời vào Đảng?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Đúng vậy! ấy là vào năm 2002, khi tôi nhận được lời mời của Bộ trưởng, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số kế hoạch hoá gia đình Trần Thị Trung Chiến và Tổng biên tập báo Gia đình và xã hội Trần Quang Quý về làm Phó tổng biên tập báo này. Trước khi từ vị trí Trưởng Văn phòng đại diện báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh tại Hà Nội về đây, tôi đã lường trước một điều mình không là đảng viên, chưa chắc cấp trên đã chấp thuận bổ nhiệm cho mình làm công việc này. Tôi đã định từ chối, nhưng họ chủ quan nói: “Có nhiều người không là đảng viên mà vẫn được giữ chức phó tổng biên tập, thậm chí tổng biên tập đấy thôi!”. Hồi đó tờ báo này đang rơi vào tình trạng cực kỳ khó khăn. Tôi cũng chưa hề bao giờ bước chân tới đó, chỉ định bụng tâm niệm một điều muốn về đây cùng mọi người vực tờ báo này lên. Tôi về đây được ba tháng, mọi thủ tục bổ nhiệm tôi giữ chức Phó tổng biên tập báo này gần như đã hoàn tất, kể cả việc lấy ý kiến tán thành của tất cả 100% anh chị em trong toà soạn, chỉ còn chờ sự phê duyệt của Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương là xong. Nhưng đến đây vấn đề bị “ách” lại vì tôi không là đảng viên (!?). Trước tình hình này, các cấp uỷ Đảng ở đây có lời đề nghị tôi nên chấp thuận vào Đảng nhưng tôi đã một mực từ chối: “Tôi không vào Đảng để chỉ đổi lấy một cái chức. Nếu mà vào Đảng như vậy thì rất là cơ hội, rất là tồi. Nếu mà quyền lực chỉ để phân phối cho những đảng viên thì Đảng chỉ thu hút được những kẻ cơ hội, những kẻ chỉ vì một miếng mồi lợi, vun vén cho bản thân mình mà thôi! Và như thế thì Đảng sẽ suy yếu, sẽ mọt ruỗng từ bên trong, từ tâm hồn, hành vi của mỗi đảng viên”. Tôi không muốn làm một người như thế. Có những lúc nhiều người đã mời tôi đến cùng ăn với họ một bữa cơm để vận động tôi nên vào Đảng. Tôi rất cảm ơn họ và thật cảm động vì thực sự là họ vì quyền lợi của tôi. Họ nói: “Hảo cần phải ngồi vào một vị trí có quyền lực. Những người như Hảo ngồi vào chức vụ đó thì những kẻ cơ hội sẽ không thể chen chân vào đó được”. Cho đến tận giờ tôi vẫn thầm cảm ơn họ. Có lúc tôi cũng định đồng ý vào Đảng cho xong vì thực sự muốn quản lý một tờ báo, muốn làm cho nó phát triển thì mình phải có một vị trí, một chút quyền lực nhất định mới có thể làm được. Nhưng tôi không thể tự lừa dối lòng mình được.
Đấy là lúc chị phải lựa chọn chấp thuận hay không cái sự cái sự vào Đảng để “đánh đổi” lấy quyền lực, như chị nóí. Thế còn trước kia?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Bố mẹ tôi là những người cộng sản nòi. Bố tôi tham gia Cách mạng đồng chí Hội từ năm 1929, là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam từ năm 1931 cho đến bây giờ. Mẹ tôi vào Đảng từ năm 1934, là đảng viên mãi cho đến lúc cụ mất. Các anh em ruột của bố mẹ tôi đều là những người khá giả và đều đã từng bỏ tiền nhà mình ra để hoạt động cách mạng. Và thời đó, họ đã hy sinh cho một lý tưởng, lý tưởng giải phóng cho những người bị áp bức, bóc lột, đem lại công bằng, tự do cho xã hội. Thời đó, đa phần những trí thức cũng vậy. Còn bây giờ thì khác, bây giờ vào Đảng là… Tôi không phê phán gì ai vào Đảng mà theo tôi, bây giờ vào Đảng là tự dối chính mình. Phải sống làm sao để mình trọng được mình. Đấy mới là quan trọng. Nếu bản thân mình không trọng mình thì mình sẽ không yêu mình được. Không yêu mình được thì không thể yêu người khác được.
Rất nhiều người trong làng báo cũng như đông đảo bạn đọc ghi nhận chị là người đã từng có những đóng góp đáng kể trong việc lấy lại công bằng trong xã hội. Chị nghĩ sao về ý kiến: Nếu vào Đảng thì chị sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để tiếp tục sự nghiệp đấu tranh này? Hay nói một cách khác là sao chị không nghĩ rằng ta nên vào đội ngũ ấy để chiến đấu hiệu quả hơn trong việc làm trong sạch Đảng cũng như phục vụ ngày một tốt hơn cho lợi ích cộng đồng?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Có nhiều người kể cả những người trong Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo trung ương) đã từng nói với tôi như vậy. Tôi cảm ơn họ. Tuy nhiên, tôi không thể vào Đảng để đấu tranh cho sự trong sạch của Đảng trong khi bản thân tôi lại dối lừa tôi. Bình thường tôi không vào Đảng. Đến khi chỉ vì cái chức Phó tổng biên tập một tờ báo mà tôi vào thì rõ rằng là tôi bắt đầu bằng một sự lừa dối. Đương nhiên là nếu vậy, tôi sẽ phải ra đi khỏi Đảng bằng một sự lừa dối khác mà thôi. Tôi không làm như vậy. Thực ra tôi nghĩ: ta vẫn có thể sống một cách đàng hoàng, đóng góp cho đất nước này, cho nền tự do này, cho sự công bằng này mà không cần cứ phải đứng trong hàng ngũ của Đảng. Còn ai đứng vào đó thì đấy là quyền tự do của họ.
Chị có nghĩ là chị không vào Đảng thì có người nghĩ rằng tình cảm của chị đối với Đảng không được mặn mà, trong sáng cho lắm không?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi nghĩ tất cả đều phải căn cứ vào hành vi của mình. Mọi cái ở trong đầu người ta, mình không thể võ đoán được. Tôi không làm gì trái pháp luật cả. Tôi phấn đấu cho sự công bằng xã hội bằng công sức nhỏ nhoi của mình.
Có một lúc nào đó chị đã từng muốn vào Đảng?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Có đấy! ấy là thời còn chiến tranh. Đó là khi mà lớp tôi, lớp chuyên văn, lớp đặc biệt của tôi ở Nghệ An có nhiều người đã viết đơn bằng máu xin ra trận. Và thời đó tôi thấy thực sự xung quanh mình, có nhiều đảng viên sống thật là tốt. Họ đã hy sinh quyền lợi riêng của mình cho sự nghiệp chung. Thanh niên hiện nay cũng vậy, họ vẫn khao khát lý tưởng, khao khát một cái vầng tươi đẹp nào đó ở trên đầu mình chứ không phải chỉ vì miếng ăn như một số người nghĩ đâu. Họ cần có những tấm gương, cần no đủ về mặt lý tưởng. Con người ta tại sao lại tìm đến tôn giáo vì họ đói, đói khát về tinh thần, về lý tưởng. Và hiện nay còn có nhiều người dám hy sinh bản thân cho cái chung, cho đất nước, cho nền tự do, cho sự trong trẻo của cuộc sống.
Chị có cho rằng tình cảm đó của chị đối với Đảng hồi ấy chỉ là sự bột phát, theo phong trào không?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi thấy cái gì đẹp thì nên theo. Hồi đó rõ ràng tôi thấy có nhiều người không nghĩ đến quyền lợi bản thân. Thời bố mẹ tôi cũng vậy. Còn bây giờ, những ông quan tham nhũng kia hiện nay thì đa phần là đảng viên, những người nói dối hiện nay đa phần là đảng viên. Bởi vậy tôi không muốn đứng vào hàng ngũ đó. Tôi nghĩ, như thế tôi vẫn có thể làm được những điều gì tốt cho đất nước này. Bởi vậy, cho nên Đảng mà muốn mạnh thì đừng có dùng quyền chức để mà ban phát cho đảng viên. Cũng như nếu muốn giữ một đứa con thì đừng có dùng kẹo mà dỗ nó. Khi con đã lớn rồi thì phải dùng sự trung thực mà dạy con, phải dùng chính sự gương mẫu của bản thân mình.
Thưa chị! Vị trí của Đảng trong lòng chị hiện nay thế nào?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Thực sự tôi không quan tâm đến điều đó. Điều gì Đảng làm đúng thì tôi ủng hộ và ngược lại điều gì Đảng làm sai tôi không ủng hộ.
Thế còn sự phục tùng?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Phục tùng ấy à? Phục tùng thì, đấy, phục tùng theo cái đúng. Còn tất nhiên, một khi một người nào đó nói họ đại diện cho Đảng đây mà thực sự chỉ đại diện cho những sự vụ lợi cho họ thôi thì tôi không theo. Chẳng hạn như ông Bùi Tiến Dũng, khi ông ấy làm Bí thư đảng uỷ cơ quan PMU 18, tất nhiên ông ấy đại diện cho Đảng rồi, nhưng, nếu tôi là một nhân viên của ông ấy thì tôi sẽ không theo ông ấy đi cá độ bóng đá.
Nếu như tôi hay ai khác nghĩ rằng vào Đảng đồng nghĩa với việc có được một công cụ hữu hiệu để ta có thể thực hiện được một số ước muốn, hoài bão của mình. Không ngoại trừ trong đó có những ước muốn rất đẹp, rất cao thượng. Nếu như vậy thì vào đảng – tại sao không?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi nghĩ đấy là tự an ủi mình mà thôi! Rất nhiều khi tôi cũng muốn tự an ủi mình như vậy.
Trong các cuốn sách của chị, có chỗ nào dành cho hình ảnh người đảng viên hiện nay?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi không quan tâm.
Cả những hình ảnh tích cực của họ?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Không! Bố mẹ tôi là đảng viên thời trước, đã từng hy sinh vì một lý tưởng. Và nếu tôi sống thời đó cũng làm như vậy. Còn nếu tôi có bố mẹ là những đảng viên như những tham nhũng kia hiện nay thì tôi sẽ nhục nhã vì họ.
Nhà văn Võ Thị Hảo: Không! Bố mẹ tôi là đảng viên thời trước, đã từng hy sinh vì một lý tưởng. Và nếu tôi sống thời đó cũng làm như vậy. Còn nếu tôi có bố mẹ là những đảng viên như những tham nhũng kia hiện nay thì tôi sẽ nhục nhã vì họ.
Trong đời chị có hay gặp những sự bất công, đè nén, thua thiệt nào không?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Có chứ! Nhiều chứ!
Có nguyên nhân từ một vài đảng viên hay tổ chức Đảng nào không?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi thấy các chi bộ Đảng hiện nay là thủ tiêu đấu tranh. Nói là phê và tự phê đấy những nó hầu như không còn nữa.
Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi thấy các chi bộ Đảng hiện nay là thủ tiêu đấu tranh. Nói là phê và tự phê đấy những nó hầu như không còn nữa.
Chúng ta đi xa hơn một chút: theo chị vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội ta hiện nay ra sao?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi nghĩ nó bị giảm sút đi rất nhiều. Có thể lãnh đạo xã hội bằng những quyền lực hành chính, vật chất. Cũng còn có thể lãnh đạo xã hội bằng quyền năng tinh thần. Đảng không phải là người trực tiếp cầm quyền lực vật chất mà đấy là thuộc về Nhà nước. Thế nhưng mà cái vấn đề của một Đảng có lãnh đạo tốt được hay không thì đó là do quyền năng tinh thần. Quyền năng này chỉ được tạo bởi uy tín của Đảng. Làm sao để người ta yêu cái đảng đó, thấy thực sự đấy là những cái đẹp và tất nhiên là cũng không thể nói suông mà phải đem đến no ấm cho người ta, đem đến công lý cho người ta. Không thể dùng đòn roi, áp bức, tù ngục mà tạo ra quyền năng tinh thần mà nó phải được tạo ra từ cái đẹp của lương tâm. Cũng như nếu xử tử một cuốn sách thì cuốn sách ấy sẽ sống mãi.
Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi nghĩ nó bị giảm sút đi rất nhiều. Có thể lãnh đạo xã hội bằng những quyền lực hành chính, vật chất. Cũng còn có thể lãnh đạo xã hội bằng quyền năng tinh thần. Đảng không phải là người trực tiếp cầm quyền lực vật chất mà đấy là thuộc về Nhà nước. Thế nhưng mà cái vấn đề của một Đảng có lãnh đạo tốt được hay không thì đó là do quyền năng tinh thần. Quyền năng này chỉ được tạo bởi uy tín của Đảng. Làm sao để người ta yêu cái đảng đó, thấy thực sự đấy là những cái đẹp và tất nhiên là cũng không thể nói suông mà phải đem đến no ấm cho người ta, đem đến công lý cho người ta. Không thể dùng đòn roi, áp bức, tù ngục mà tạo ra quyền năng tinh thần mà nó phải được tạo ra từ cái đẹp của lương tâm. Cũng như nếu xử tử một cuốn sách thì cuốn sách ấy sẽ sống mãi.
Đảng ta vẫn thường nêu cao quan điểm vì dân, do dân. Nếu trong thời gian tới Đảng thực sự cải tổ tốt, chắc là chị sẽ vào Đảng?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Làm sao để tôi vào tổ chức nào tôi phải tự hào về tổ chức đó. Tất cả mọi cái chỉ là phù du. Vấn đề là làm sao sống để mình có thể yêu được chính mình. Tôi luôn luôn muốn nhìn thấy hình ảnh đẹp của những người xung quanh. Và nếu ai đó để tôi thấy họ ngày một xấu đi, hèn hạ, giả dối đi, tồi tệ đi đến mức không thể tha thứ được nữa thì tôi, chính tôi không còn muốn nhìn họ nữa và tôi sẽ ra đi như đã từng ra đi như thế, không như những người khác kiện cáo để đánh bật họ.
Nhà văn Võ Thị Hảo: Làm sao để tôi vào tổ chức nào tôi phải tự hào về tổ chức đó. Tất cả mọi cái chỉ là phù du. Vấn đề là làm sao sống để mình có thể yêu được chính mình. Tôi luôn luôn muốn nhìn thấy hình ảnh đẹp của những người xung quanh. Và nếu ai đó để tôi thấy họ ngày một xấu đi, hèn hạ, giả dối đi, tồi tệ đi đến mức không thể tha thứ được nữa thì tôi, chính tôi không còn muốn nhìn họ nữa và tôi sẽ ra đi như đã từng ra đi như thế, không như những người khác kiện cáo để đánh bật họ.
Cảm ơn chị!
Trần Ngọc Kha thực hiện.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
chuyện bây giờ mới kể
Cánh đồng bất tận -
27/10/2018 - Buổi chiều tháng 4.2006, cập rập, se lạnh. Thường lệ mỗi ngày Ban Văn chỗ tôi nhận rất nhiều bài vở, không ít phong bao dày cộm, vì tuần báo đang có Cuộc thi truyện ngắn 2006 – 2007. Hôm ấy tôi chú ý một phong bì mỏng không có tên người gửi, logo cơ quan với dòng chữ đậm Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cà Mau, bên dưới là chữ viết tay mềm mại nữ tính: Kính gởi chị Dạ Ngân, Báo Văn Nghệ, 17 Trần Quốc Toản, Hà Nội.
Các phiên bản tập truyện Cánh đồng bất tận. Ảnh: TL
Buổi chiều buồn ứa
Nhớ rõ rằng tôi đã ngồi lại, một mình trong phòng với phong thư. Thì ra là công văn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau, số 35- BC/TG “Báo cáo nội dung làm việc với lãnh đạo Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh”. Trên cùng là mấy chữ viết tay của người đã gửi phong thư đi: Chị ơi! Đọc chơi nghen, ký tên Nguyễn Ngọc Tư. Công văn do phó Ban TVH (tôi viết tắt) ký, đề cập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư do Nhà xuất bản Trẻ phát hành tháng 11/2005 đã bị “số đông không đồng tình, phản ứng gay gắt… không có tính tư tưởng giáo dục, bôi đen xã hội nông thôn… đề nghị Hội Văn học - Nghệ thuật kiểm điểm phê phán tác giả một cách nghiêm khắc...”
Ngót 2 trang, rất ư bài bản và giọng điệu quan tòa cũng rất ư quen thuộc. Tôi nhìn mãi vào mấy chữ của Tư, Chị ơi! Đọc chơi nghen. Nhẹ hều mà ngàn cân tâm tư. Với gọng kềm cuối đất cùng trời ấy chỉ có hai cách: nhảy xuống biển hoặc tháo thân lên Sài Gòn! Chị ơi! Đọc chơi nghen. Không có chơi gì cả, cảm giác khủng bố, cảm giác vành móng ngựa, cảm giác đấu tố. Phẩm chất văn xuôi ấy, miền sáng tác ấy, chắc chắn em sẽ trì lại với bần đước nếu bị túm lên xe khi họ muốn đẩy bật em đi. Thật giống nhau ở cách hành xử với văn tài, ngày xưa người ta đã từng chở Solzhennitsyn đến biên giới nước Nga để mặc ông ấy đi đâu thì đi.
Có quá không nếu tôi so ví như vậy? Tôi không lạ gì không khí áp bức và ghẻ lạnh tỉnh lẻ hồi tôi viết Con chó và vụ ly hôn. Ngọc Tư thanh tân với Ngọn đèn không tắt nhưng Cánh đồng bất tận báo hiệu một tài năng vượt khung. Không dưng mà em gửi cho tôi công văn này. Tôi ứa nước mắt và cũng khi ấy, tôi chợt nhớ đại khái một câu của nhà phê bình N. Bukharin về M.A.Solokhov: “Một con đại bàng non vừa cất lên đôi cánh mênh mông trên bình nguyên bao la của chúng ta!”
Nguyễn Ngọc Tư giao lưu với độc giả tại Đức, trong dịp sang nhận giải thưởng LiBeraturpreis 2018 do Hiệp hội Litprom trao tặng cho tác phẩm Cánh đồng bất tận phiên bản tiếng Đức. Ảnh: Nguyễn Tường
Sau đó thì đúng như tôi hình dung, có hẳn một chủ trương “cho phép tác giả rời Cà Mau”. Và sau đó nữa, rộ lên dư luận em ấy có ai đó, có những ai đó viết cho, ký tên Nguyễn Ngọc Tư chứ học vấn ấy, con người ấy có mà viết nổi! Đúng số phận của một nhà văn sốc, khi chưa được công nhận lớn, người ấy sẽ bị bôi cho đủ kiểu, nhất là với nhà văn nữ. Cũng như tôi, Con chó và vụ ly hôn in 1985 ở báo Văn Nghệ, năm 1987 trước khi kết nạp tôi vào Hội Nhà văn Việt Nam, một ủy viên Ban chấp hành đã cất công xuống Hải Phòng điều tra xem anh Thân, nhà văn Nguyễn Quang Thân có viết thay tôi không?
Tôi nhận ra, rồi những thứ này sẽ đi vào lịch sử, cái công văn ra đòn này. Riêng mấy chữ viết tay nhỏ nhẹ của Ngọc Tư thật đáng quý với tôi và tôi đã đúng khi giữ kỹ nó, cả cái phong bì hai tem với dấu bưu chính ngày gửi là 31.3.2006. Khi người ta hành xử với văn hóa văn nghệ nói chung và nhà văn nói riêng, người ta đâu có biết mình sẽ bị lưu dấu và phán xét. Họ cũng không lường được sức mạnh của một nhà văn dù là trẻ, dù là nữ, dù là thiệt thòi học vấn, rằng một khi họ đã xác tín với văn chương thì, như Akhmatova đã viết:
Không, tôi chẳng nương dưới bầu trời nào
Chẳng mong đôi cánh xa lạ nào che chở
Thời đó tôi đã cùng nhân dân tôi, bất hạnh sao
Ở nơi mà nhân dân tôi phải ở.
Ảnh: Võ Mạnh Hảo
Một năm trước - 2005
Tôi “biết” Nguyễn Ngọc Tư lần đầu từ Ngọn đèn không tắt in tháng 8.2000 do tôi mua và hào hứng đọc một tác giả nữ, cùng dân sông nước, cùng tuổi Bính Thìn với trai út của tôi. Sau thì năm 2002 hoặc 2003 gì đó, tôi gặp được Tư ở Hội nghị những người viết văn trẻ lần thứ mấy không nhớ nữa. 20 năm trước cũng Hội nghị như thế này, một cô nhà văn trẻ ở miền Tây là tôi được săm soi vì nổi tiếng bởi ái tình. Ngọc Tư khác, Ngọc Tư với Ngọn đèn không tắt đằm thắm mà tinh khôi, hứa hẹn một ngòi bút sang trọng về những nỗi buồn. Ngọc Tư là khôi nguyên của một cuộc thi lớn của một tờ báo lớn, ở một thành phố lớn, vì vậy Ngọc Tư được ngồi chủ tịch đoàn, được báo chí vồ vập, hình như khi đó cũng đã xuất hiện ở chương trình Người đương thời của VTV. Tư có vẻ ngượng ngập ở chốn lao xao nhưng vẫn cho thấy bản lĩnh, kiêu ngầm.
Vậy thôi. Chúng tôi không có thời giờ cho nhau, vì Tư "hot", luôn bị chèo kéo, săn đón. Hai năm 2003 - 2004, Tuần báo Văn Nghệ đang có cuộc thi truyện ngắn, tôi làm sơ khảo, Ngọc Tư gửi ra truyện Đau gì như thể. Thực sự những truyện ngắn ngắn kiểu trong tập Ngọn đèn không tắt không thuộc dạng báo Văn Nghệ mặn mà, vì nó mảnh và ngắn. Cuộc thi trước đó, năm 2001- 2002, người sơ khảo là nhà văn Phạm Thị Minh Thư kể rằng, có in một truyện của Nguyễn Ngọc Tư nhưng không ấn tượng lắm vì cũng ngắn và mảnh. Cuối cùng năm 2004 ấy, Đau gì không thể được giải Ba. Tuần báo Văn Nghệ tìm kiếm những truyện bùng nổ, gây hấn, rậm rạp.
Chừng như tạng viết của Nguyễn Ngọc Tư là vậy, như tản văn, nhẹ nhàng, ý nhị, nhấm nháp một chùm mới ngấm. Vậy rồi, khoảng gần cuối năm 2005, Tư gửi thẳng cho tôi truyện Cánh đồng bất tận, tôi còn nhớ Tư chỉ để truyện, nhưng cầm độ dày của bản thảo vi tính trên xấp giấy A4, cũng biết ấy không phải truyện ngắn. Tôi đọc nhanh, bàng hoàng, thán phục. Khi ấy có một nhà văn mới chân ướt chân ráo về cơ quan, người được Tổng biên tập Hữu Thỉnh giới thiệu: “Đây là phó tổng biên tập phụ trách luôn Ban Văn, từ nay Dạ Ngân chuyên tâm làm trưởng ban Sơ khảo Cuộc thi truyện ngắn 2006 - 2007 trước khi Ngân nghỉ hưu, nhé!”.
Tôi bàn giao ngay Cánh đồng bất tận cho vị phó tổng tương lai, chỉ nói: “Ngân nghĩ, in hai kỳ, không cần biên tập một dấu chấm dấu phẩy nào”.
Cuộc thi truyện ngắn bắt đầu ngay đầu năm 2006, vì Cánh đồng bất tận là truyện vừa nên không dự thi được và cũng không in dưới dạng Hưởng ứng cuộc thi được. Nó bỗng bị chìm đi trên Văn Nghệ, chìm đi trên truyền thông thủ đô vì chủ trương của ban biên tập với cuộc thi lần này là in cùng lúc 2 truyện ngắn dự thi của một tác giả để kích thích không khí.
Quả nhiên Y Ban mở màn với I am đàn bà và một truyện nữa về một nhà văn bị chết nghẹt ở một nhà xuất bản bởi hệ thống kiểm duyệt (chúng tôi buộc đã xén nhiều đoạn của truyện ấy để lọt lưới của tổng biên tập). Dư luận sôi lên với I am đàn bà, Cánh đồng bất tận càng bị chìm thêm. Khi Y Ban đưa hai truyện dự thi vào đầu sách riêng thì sự phạm quy ấy với cuộc thi khiến Y Ban phải làm tường trình, sự việc thành xì-căng-đan. Kỳ thực, truyện một biên tập viên chết chẹt bởi kiểm duyệt mới đích thị sốc với chính giới thủ đô. Báo Văn Nghệ phải lo ứng phó và rồi, chủ trương in cùng lúc 2 truyện cho một tác giả đã bị sượng đi.
Chính công văn của Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Cà Mau đã làm cho Cánh đồng bất tận bật lên như một tai nạn chưa từng có trong văn giới đầu thế kỷ. Trong rủi có may là vậy. Cánh đồng bất tận là một truyện vừa mỹ mãn xét về dung lượng, về phát hiện nhân sinh bên trong sự phức tạp của con người và lấp lánh văn phong mới rợi.
Báo Tuổi Trẻ khi ấy còn nhiều những nhà báo giỏi giang kỳ cựu lập tức phơi-dơ-tông Cánh đồng bất tận trên báo ngày, một việc làm chưa từng có trong làng báo Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Một bệ phóng, nhưng trước hết Cánh đồng bất tận đã mang trong mình nó một ngòi nổ, một sức công phá, một dấu son. Một cống hiến đích thực.
Ảnh: Nguyễn Tường
Dư luận – cuộc lên đồng tập thể
Lại nhớ, nhớ như in ngày 13.4.2006, vợ chồng tôi đang trên đường từ Nội Bài về Sài Gòn để dự tang cô tôi, cô Ràng trong Miệt vườn xa lắm và Gia đình bé mọn của tôi. Nguyễn Trọng Chức khi đó là Thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ điện cho tôi: “Viết bài bênh Ngọc Tư đi chị Ngân, họ đánh quá trời rồi, viết nghen”. Tôi hứa ngay dù chưa biết sẽ viết lúc nào, ở đâu trong những ngày tang tế vô cùng quan trọng như vậy. Cô tôi sống ở Long Xuyên với con gái và con rể nhưng gia tộc sẽ đưa cô về vườn nhà tận Hậu Giang, tôi phải viết điếu văn cho người cô trời biển ấy nữa.
Ngay tối đó tôi viết bài bênh Nguyễn Ngọc Tư trên vi tính của một đứa cháu, suốt đêm. Hồi ấy laptop còn là giấc mơ xa xỉ của đa số. Quá mệt, khi gửi bài đi thì máy lạ, kiểu gõ của hai miền khác nhau, tôi đã không tìm thấy bài viết của mình ở đâu nữa. Chỉ còn nước khóc rống lên, trời ơi, tang tế, lời hứa, Ngọc Tư ơi, bạn bè ơi chúng ta đang cần một cuộc đồng thanh để từ rày chấm dứt cảnh đấu tố nhà văn thời Nhân văn giai phẩm, không thể nào để nó tái diễn ở thế kỷ 21 này, không thể nào!
Nguyễn Quang Thân nổi tiếng giỏi vi tính đã lần ra được cái file bài. Mọi việc như bạn đọc đã chứng kiến, rất nhiều bài tới tấp trên Tuổi Trẻ và trên rất nhiều báo khác, Cánh đồng bất tận chiến thắng giòn dã. Cuối năm 2006 ấy, Cánh đồng bất tận nhận giải chính thức của Hội Nhà văn Việt Nam. Và cứ thế, danh tiếng bất tận, phần thưởng bất tận và vui buồn bất tận của một ngôi sao.
Wikipedia tiếng Việt đã có hẳn một thư mục cho Cánh đồng bất tận. Trong vòng 5 năm, nó đã được ấn hành cả thảy 108.000 bản.
* * *
Vinh quang và cay đắng. Ngôi sao nào cũng phải đi qua hành trình ấy, bởi đó là số phận không nhỏ của họ. Mùa đông năm 2006 ấy, chị em tôi gặp nhau ở Lễ phát giải của Hội nhà văn Việt Nam (Gia đình bé mọn của tôi được giải Tặng thưởng cùng với Paris ngày 1 háng 8 của Thuận và Lô Lô của Ly Hoàng Ly). Mới có mấy năm mà Nguyễn Ngọc Tư già hơn tuổi, buồn hơn tuổi nhưng cũng không giảm đi bản lĩnh với kiêu ngầm.
Tư chỉ nói với tôi: “Em mà viết cỡ Gia đình bé mọn của chị chắc người ta tông xe cho em chết rồi”.
Dạ Ngân
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018
CHUYỆN TỪ CHỐI VÀO ĐẢNG
Đỗ Ngọc Thống
Nhân nhà văn Nguyên Ngọc và GS Mạc Văn Trang (2 người tôi quen) vừa tự ra khỏi đảng; tôi đăng lại mẩu chuyện mình đã chối từ vào đảng thế nào. Nghĩ lại ngày ấy sao dại thế không biết. Bây giờ thấy tiếc, vì ngày ấy nếu chịu phấn đấu một chút thì nay đã có cái để hưởng ứng bác Ngọc và bác Trang rồi. Tiếc thật! Chuyện là thế này:
Cách đây gần 25 năm, khi mới về công tác tại một Viện khoa học, tóc tôi dày và rậm lắm; như một khu rừng. Một hôm ông bí thư chi bộ, cũng là một GS khả kính gặp tôi và nói: “Này, cậu có muốn vào Đảng không?”. Ban đầu tôi hơi bất ngờ nên hỏi lại: “Bác nói thế nghĩa là thế nào?”. Ông cười và bảo: “À mình thấy cậu có năng lực, hỏi thế để mình còn giới thiệu với chi bộ”. Ngập ngừng một lúc, ông tiếp: “Nhưng điều đầu tiên là cậu phải cắt tóc ngắn đi, để thế không được”. Tôi thấy buồn cười, nhưng không dám, đành nói: “Tóc em rối nhưng đầu em nghĩ rất rành mạch đấy. Em sợ cắt gọn đi, lại chẳng nghĩ được gì sáng sủa”. Nghe thế hình như ông hiểu và từ đó không thấy đặt lại vấn đề nữa.
Bẵng đi một thời gian, lại một ông bí thư chi bộ mới gặp tôi và nêu vấn đề. Ông này còn trẻ, xấp xỉ tuổi tôi nên nói năng có vẻ bỗ bã: “Này vào Đảng đi, ông có năng lực chuyên môn, bây giờ cần tý chính trị nữa để có cơ hội phát triển…Nhưng chỗ bạn bè nói thật nhé, ông nghĩ gì thì tuỳ nhưng ăn nói phải khéo hơn một chút, đừng thẳng thừng quá, nhất là với cấp trên”. Tôi lại thấy buồn cười, nhưng vì ông này ít tuổi nên không ngại gì, bèn bảo: “Lâu nay tôi nghĩ thế nào, nói và làm thế ấy quen mất rồi. Bây giờ theo ông nếu vào Đảng thì phải nghĩ một đường, nói một nẻo và làm lại một cách khác à? Như thế thì tôi không theo ông được rồi”. Không hiểu ông ta có giận không. Nhưng sau đó có người bảo, ông ấy nói thế thôi, kết nạp những người như tôi, ông ấy sợ lắm.
Lại mấy năm trôi qua, một hôm GS. Viện trưởng gặp tôi. Ông này thì hơn tôi đến mười mấy tuổi, là bí thư đảng ủy chứ không phải bí thư chi bộ. Ông bảo: “Cậu nên vào Đảng đi”. Tôi rơi vào một tình thế khó xử. Ông ấy là đảng viên nhưng đứng đắn và có trình độ. Từ chối thẳng thừng thì như là xúc phạm ông ấy mà nhận lời thì không đúng lòng mình; tôi đành vừa cười, vừa nói: “Anh ạ! ở đâu cũng thế, Đảng lãnh đạo quần chúng đúng không?”.“Tất nhiên rồi”, ông ấy đáp. Tôi bảo:“Thế có ai tốt các anh kết nạp hết vào Đảng thì quần chúng còn lại toàn những người kém cỏi à? Hóa ra Đảng lại lãnh đạo một mớ Lý Thông à? Thôi anh để em làm 1 quần chúng tốt để thỉnh thoảng còn lấy ví dụ ”. Không biết ông ấy nghĩ gì, nhưng thấy nở một nụ cười và không nói câu nào.
“Quá tam ba bận”, chắc họ ngán tôi quá nên sau đó chẳng để ý gì nữa. Về phần mình, tôi cứ nghĩ chẳng lẽ quần chúng lại toàn là Lý Thông? Và nếu đúng thế thì sao các vị lãnh đạo lúc nào cũng nói: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng?
Nhân nhà văn Nguyên Ngọc và GS Mạc Văn Trang (2 người tôi quen) vừa tự ra khỏi đảng; tôi đăng lại mẩu chuyện mình đã chối từ vào đảng thế nào. Nghĩ lại ngày ấy sao dại thế không biết. Bây giờ thấy tiếc, vì ngày ấy nếu chịu phấn đấu một chút thì nay đã có cái để hưởng ứng bác Ngọc và bác Trang rồi. Tiếc thật! Chuyện là thế này:
Cách đây gần 25 năm, khi mới về công tác tại một Viện khoa học, tóc tôi dày và rậm lắm; như một khu rừng. Một hôm ông bí thư chi bộ, cũng là một GS khả kính gặp tôi và nói: “Này, cậu có muốn vào Đảng không?”. Ban đầu tôi hơi bất ngờ nên hỏi lại: “Bác nói thế nghĩa là thế nào?”. Ông cười và bảo: “À mình thấy cậu có năng lực, hỏi thế để mình còn giới thiệu với chi bộ”. Ngập ngừng một lúc, ông tiếp: “Nhưng điều đầu tiên là cậu phải cắt tóc ngắn đi, để thế không được”. Tôi thấy buồn cười, nhưng không dám, đành nói: “Tóc em rối nhưng đầu em nghĩ rất rành mạch đấy. Em sợ cắt gọn đi, lại chẳng nghĩ được gì sáng sủa”. Nghe thế hình như ông hiểu và từ đó không thấy đặt lại vấn đề nữa.
Bẵng đi một thời gian, lại một ông bí thư chi bộ mới gặp tôi và nêu vấn đề. Ông này còn trẻ, xấp xỉ tuổi tôi nên nói năng có vẻ bỗ bã: “Này vào Đảng đi, ông có năng lực chuyên môn, bây giờ cần tý chính trị nữa để có cơ hội phát triển…Nhưng chỗ bạn bè nói thật nhé, ông nghĩ gì thì tuỳ nhưng ăn nói phải khéo hơn một chút, đừng thẳng thừng quá, nhất là với cấp trên”. Tôi lại thấy buồn cười, nhưng vì ông này ít tuổi nên không ngại gì, bèn bảo: “Lâu nay tôi nghĩ thế nào, nói và làm thế ấy quen mất rồi. Bây giờ theo ông nếu vào Đảng thì phải nghĩ một đường, nói một nẻo và làm lại một cách khác à? Như thế thì tôi không theo ông được rồi”. Không hiểu ông ta có giận không. Nhưng sau đó có người bảo, ông ấy nói thế thôi, kết nạp những người như tôi, ông ấy sợ lắm.
Tóc tai ngày ấy (1993). Cùng Huỳnh Như Phương.
Đây mới đúng là tóc tôi ngày mới về cơ quan Viện. Nhân đây trả ảnh cho Phạm Xuân Nguyên, Tạ Duy Anh và Nguyễn Quang Lập (chụp tại nhà riêng của tôi 1995)
“Quá tam ba bận”, chắc họ ngán tôi quá nên sau đó chẳng để ý gì nữa. Về phần mình, tôi cứ nghĩ chẳng lẽ quần chúng lại toàn là Lý Thông? Và nếu đúng thế thì sao các vị lãnh đạo lúc nào cũng nói: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng?
Vừa rồi bạn tôi lại nói: “kẻ nào láng cháng cứ kết nạp đảng cho nó trắng mắt ra” là thế nào nhỉ? Bối rối quá!
27-10- 2018
Đ.N.T
Phần nhận xét hiển thị trên trang
THƯ NGỎ Yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương rút lại kết luận sai trái về ông Chu Hảo.
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đồng kính gửi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Qua báo chí ngày 25-10-2018, chúng tôi được biết Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam mới có sự đánh giá về ông Chu Hảo – nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, nguyên thành viên Viện Nghiên cứu Phát triển IDS – là “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa””, “có những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước” và “chịu trách nhiệm chính về việc Nhà xuất bản Tri thức xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm Luật Xuất bản, bị cơ quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy”. Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận: “vi phạm khuyết điểm của ông Chu Hảo là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật”.
Làm sao có thể sớm thực hiện được dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mà lại bóp nghẹt những nỗ lực mở mang dân trí? Chính vì lẽ này, chúng tôi yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương rút lại kết luận sai trái về ông Chu Hảo.
Chúng tôi đồng thời kiến nghị với lãnh đạo Đảng và Nhà nước nên khuyến khích các nhà xuất bản trong nước làm những việc như Nhà xuất bản Tri Thức đang làm, động viên phong trào ham học, ham đọc sách trong cả nước, cùng nhau phát huy ý chí và trí tuệ sớm khắc phục được tình trạng tụt hậu hiện nay, đưa nước ta tiến nhanh theo con đường dân tộc và dân chủ.
Chúng tôi rất mong thư ngỏ này được nhân dân và trí thức cả nước hưởng ứng bằng mọi cách, cùng chung tay đẩy mạnh nỗ lực chung nâng cao dân trí của nước nhà.
Làm tại Hà Nội, ngày 27.10.2018
Nguyên thành viên của IDS kí tên:
1. Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải
2. Nguyễn Trung, nguyên trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên Đại sứ Việt Nam ở Thái Lan
3. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng IDS
4. Phạm Chi Lan, nguyên Phó Viện trưởng IDS, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
5. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Giám đốc kiêm Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tri Thức
6. Nguyên Ngọc, nhà văn
7. Tương Lai, nguyên thành viên Tổ Tư vấn Võ Văn Kiệt, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam
8. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển của Liên Hiệp Quốc
9. Vũ Kim Hạnh, nguyên Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ
10. Huỳnh Sơn Phước, nguyên Phó Tổng biên tập báo Tuổi trẻ
Chúng tôi, những người đã ký tên, trân trọng đề nghị trí thức trong và ngoài nước và đông đảo nhân dân quan tâm đến sự nghiệp của đất nước cùng ghi tên tiếp vào Thư ngỏ này: thungobaovechuhao@gmail.com
Phần nhận xét hiển thị trên trang
TẬP CẬN BÌNH KÊU GỌI QUÂN ĐỘI CHUẨN BỊ CHIẾN ĐẤU
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Chiến lược khu phía Nam hôm 25/10.
Tập Cận Bình kêu gọi quân đội tập trung chuẩn bị chiến đấuVNE
Thứ bảy, 27/10/2018, 08:57 (GMT+7)
Khi thăm đơn vị giám sát Biển Đông, Đài Loan, ông Tập yêu cầu xem xét mọi tình huống phức tạp và lập kế hoạch ứng phó khẩn cấp.
Tập Cận Bình kêu gọi quân đội trung thành với đảng
Ông Tập yêu cầu đóng cửa nhà trẻ, doanh nghiệp của quân đội
"Cần phải tăng cường nhiệm vụ và tập trung vào việc chuẩn bị chiến đấu", CCTV dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trong chuyến thăm Bộ Tư lệnh Chiến lược khu phía Nam hôm 25/10, nhấn mạnh rằng đơn vị này phải mang "trách nhiệm quân sự nặng nề" trong những năm gần đây.
Chuyến thị sát Bộ Tư lệnh Chiến lược khu phía Nam, đơn vị giám sát Biển Đông và cùng Bộ Tư lệnh Chiến lược khu phía Đông giám sát Đài Loan, diễn ra khi Chủ tịch Trung Quốc đang có chuyến thăm 4 ngày tại tỉnh Quảng Đông nhằm mục đích củng cố niềm tin trong bối cảnh suy thoái kinh tế và tranh chấp thương mại, chiến lược với Mỹ tăng lên.
"Chúng ta cần xem xét tất cả tình huống phức tạp và lập kế hoạch ứng phó khẩn cấp phù hợp, đẩy mạnh các bài tập sẵn sàng chiến đấu, diễn tập chung, các bài tập đối đầu để tăng cường khả năng cho quân nhân và công tác chuẩn bị cho cuộc chiến", ông Tập nói.
Tuyên bố của ông Tập được đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phương Hòa cho biết nước này "sẽ không bao giờ từ bỏ một centimet chủ quyền", kể cả những khu vực như đảo Đài Loan và trên Biển Đông, và cảnh báo "những thách thức lặp đi lặp lại" đối với vấn đề chủ quyền về Đài Loan cực kỳ nguy hiểm, sẽ dẫn tới hành động quân sự.
Giới quan sát cho rằng bài phát biểu của ông Tập nhằm củng cố nhuệ khí quân đội và lặp lại tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với Biển Đông. "Đây có thể là tín hiệu cho Mỹ và bất cứ bên nào Bắc Kinh cảm thấy đang hành động khiêu khích ở Biển Đông", Collin Koh, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, cho biết
Nhà phân tích Zhou Chenming ở Bắc Kinh cũng đồng tình với quan điểm này. "Mỹ sẽ thực hiện quyền tự do hàng hải ở Biển Đông bởi Washington không công nhận chủ quyền của Bắc Kinh đối với các đảo nhân tạo và có thể sẽ xảy ra đụng độ quân sự giữa hai nước tại vùng biển này", Zhou nói.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền với 90% diện tích Biển Đông và tiến hành bồi đắp, quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Mỹ nhiều lần điều tàu chiến đến thực hiện quyền tự do hàng hải tại Biển Đông, thách thức yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc.
Trung Quốc tháng trước điều một tàu chiến thuộc lớp Lữ Dương II (Type 052C) nhằm cản trở khu trục hạm USS Decatur của Mỹ tuần tra tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Bắc Kinh bồi đắp trái phép trên đá Ga Ven và đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton nhấn mạnh sự cố chạm mặt giữa tàu chiến hai nước là một ví dụ điển hình về hành vi nguy hiểm của Trung Quốc.
Trong khi đó, Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh đang chờ thống nhất, có thể dùng đến vũ lực nếu cần thiết. Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc đã xấu đi sau khi bà Thái Anh Văn, người ủng hộ độc lập, đắc cử năm 2016.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)