Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

Thòng lọng đã được chăng lên, và ông Tập dường như cảm thấy được sự vương vướng ở cổ


Ngày 4/10/2018, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence có một bài phát biểu gây chấn động, được ví là “tuyên bố chiến tranh lạnh” với Trung Quốc. Ông đã nói trắng ra mọi âm mưu của Trung Quốc, từ tham vọng Made in China 2025 đến Biển Đông, đến chiến dịch can thiệp bầu cử quốc hội Mỹ tháng 11 và mong muốn triệt hạ Tổng thống Trump. Có thể thấy rõ rằng, chính quyền Trump đã coi Trung Quốc là nguy cơ số một của họ thay vì mối đe dọa hạt nhân Bắc Hàn như một năm trước. Giới chức Mỹ cũng đã trình bày một cái nhìn toàn diện về Trung Quốc cũng như lên kế hoạch chặn đứng tham vọng thay thế Mỹ làm siêu cường số 1 của nền kinh tế số 2 thế giới.
Joshua Roberts/Bloomberg via Getty Images
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence phát biểu về các âm mưu của Trung Quốc tại Viện Hudson ngày 4/10
Chuyến thăm Việt Nam lần thứ 2 trong năm nay của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cũng được đánh giá là mang nhiều ý nghĩa chiến lược. Trước đó, ông Mattis đã hủy chuyến thăm Bắc Kinh bởi các va chạm với Trung Quốc cả trên biển Đông lẫn cuộc chiến thương mại. Tại Việt Nam, vị tướng mang biệt danh “Chó Điên” đã chỉ trích Trung Quốc dùng các hành vi “săn mồi” để chèn ép các nước nhỏ. Ngoài ra ông còn thay mặt chính phủ Mỹ, cam kết chi hàng tỷ USD xử lý hậu quả chất độc Màu Da Cam mà Mỹ đã rải lên Việt Nam trong chiến tranh. Những bước đi của ông Mattis được coi như hành động “chìa tay” về phía Việt Nam trong nỗ lực xây dựng một liên minh chống lại sự bành trướng của Trung Quốc toàn cầu.
Trong khi Sáng kiến Vành Đai – Con đường của Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn khi mà những nước được Trung Quốc đầu tư lần lượt nhận ra âm mưu trải bẫy nợ để mua chủ quyền quốc gia của Trung Quốc, thì liên minh chống Trung của ông Trump cũng dần dần lộ diện. Ngày 1/10/2018 Mỹ ký với Mexico và Canada một hiệp ước tự do thương mại mới thay cho NAFTA, trong đó có điều khoản “cấm chơi” với một nước không có nền kinh tế thị trường – một ám chỉ rõ ràng đối với Trung Quốc. Mỹ cũng tiến hành đàm phán lại nhiều thỏa ước thương mại với Nhật Bản và Hàn Quốc, siết chặt quan hệ chính trị lẫn quân sự với chính phủ Đài Loan – một cái gai trong mắt Trung Quốc. Vấn đề Bắc Hàn dường như đã đi vào lộ trình êm đẹp mà Mỹ có thể gạt Trung Quốc ra bên lề. Hôm 15/10, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In ca ngợi sự “chân thành” của Kim Jong Un trong nỗ lực từ bỏ hạt nhân. Mỹ, Bắc Hàn cũng đã nhất trí sớm tiến hành thượng đỉnh Trump-Kim lần 2 để cụ thể hóa các cam kết tại cuộc gặp lịch sử tại Singapore hồi tháng 6 mà không có bóng dáng của Bắc Kinh.
U.S. Trade Representative Robert Lighthizer (L) and Senior Advisor to the President Jared Kushner (R) join U.S. President Donald Trump as he holds a press conference to discuss a revised U.S. trade agreement with Mexico and Canada in the Rose Garden of the White House on October 1, 2018 in Washington, DC. U.S. and Canadian officials announced late Sunday night that a new deal, named the 'U.S.-Mexico-Canada Agreement,' or USMCA, had been reached to replace the 24-year-old North American Free Trade Agreement.  (Photo by Chip Somodevilla/Getty Images)
Tổng thống Trump tuyên bố thỏa thuận tự do thương mại Bắc Mỹ mới (USMCA) thay thế cho NAFTA ngày 1/10
Trong khi Iran vẫn duy trì chính sách chống Mỹ cực đoan và vì thế trở thành một đồng minh tự nhiên của Trung Quốc, thì quan hệ giữa Trump và Putin không hề bị xấu đi bất chấp các chế tài từ Nhà Trắng. Thêm nữa, bất hòa giữa Nga và Trung Quốc chưa bao giờ suy giảm. Mới đây, nhà báo lâu năm của Nga cho biết, mười mấy năm qua, Tổng thống Nga Putin vẫn luôn coi Trung Quốc là mối đe dọa chính. Ngoài những quốc gia độc tài, nghèo đói đang thèm khát những khoản tiền dễ dãi, Trung Quốc khó có thể tìm thấy đồng minh thực sự để đối trọng với khối liên minh mà ông Trump đang dựng lên.
Ấn Độ, một đối thủ lớn của Trung Quốc tại Châu Á từ lâu đã được đưa vào danh sách đối tác hàng đầu của Mỹ khi chính quyền Trump tuyên bố tầm nhìn về một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở, thay cho tên gọi Châu Á – Thái Bình Dương quen thuộc. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người đã một tay “xoay trục” sang phía Trung Quốc trong khi ông Obama còn làm Tổng thống, đã âm thầm “xoay” lại về phía Mỹ khi thương chiến có lợi thế nghiêng về phía Mỹ. Hồi tháng Tám vừa rồi, ông Duterte công khai đe dọa “chiến tranh” với Trung Quốc nếu Bắc Kinh quyết định đơn phương khoan thăm dò đáy biển tại vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Nhà lãnh đạo Philippines thậm chí còn cảnh báo các lực lượng vũ trang của nước này sẽ “mang mã tấu tới và chiến đấu với người Trung Quốc” nếu cần thiết. Thêm nữa, chính quyền Duterte cũng ngày càng tỏ ra thất vọng khi Bắc Kinh “hứa lèo” việc rót các khoản đầu tư khổng lồ vào Philippines.
Cố vấn an ninh Mỹ John Bolton (Ảnh: Youtube)
Tại Biển Đông, nơi Obama được cho là đã thất bại trong việc ngăn cản Trung Quốc quân sự hóa và biến vùng biển này thành “ao nhà”. Dưới chính quyền Trump, cố vấn an ninh John Bolton khẳng định sẽ không để Biển Đông thành “một tỉnh của Trung Quốc” và âm mưu tạo thành một tình thế “việc đã rồi” của Bắc Kinh vẫn chưa thành công. Mỹ đã thuyết phục được Anh, Pháp và Úc gửi chiến hạm, tích cực tham gia vào các hoạt động tự do hàng hải hơn. Chính phủ Nhật cũng đang tìm cách sửa hiến pháp để có thể điều động quân đội linh hoạt hơn trên vùng biển Đông và biển Hoa Đông liên lục bị Trung Quốc quấy nhiễu.
Trên lĩnh vực kinh tế vốn là “sân nhà” của ông Trump, các “thòng lọng” đã được nhanh chóng siết lại.
Tính đến tháng 10/2018 chính quyền Trump đã áp thuế lên 250 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc và đe dọa còn áp thuế nữa nếu Trung Quốc không nhượng bộ các đòi hỏi về thương mại công bằng-đối ứng, cũng như quyền sở hữu trí tuệ. Trung Quốc đáp trả lên khoảng 110 tỷ USD hàng nhập khẩu của Mỹ. Việc ông Trump liên tục  hành động chứ không phải đe dọa suông như Bắc Kinh trước đó lầm tưởng đã tạo ra tâm lý lo sợ, bán tháo cổ phiếu cũng như tháo chạy của các tập đoàn khổng lồ ra khỏi Trung Quốc.
Theo thống kê của tờ Politico, trong năm nay, đồng Nhân Dân tệ của Trung Quốc đã giảm 6,4%, sàn chứng khoán Thượng Hải giảm 22,3% và ngân hàng JPMorgan Chase cũng như khối đầu tư cảnh báo quan ngại với thị trường Trung Quốc bất chấp con số tăng trưởng cao mà Bắc Kinh công bố. Kinh tế Trung Quốc trong quý III đã tăng trưởng chậm lại, phản ánh triển vọng mờ nhạt hơn nữa khi Bắc Kinh ngày càng lún sâu vào cuộc thương chiến không thể rút ra.
An investor looks at an electronic board showing stock information at a brokerage house in Shanghai on October 15, 2018. - Asian stocks started the week on the back foot on October 15, with investors still in gloomy mood after several days of market turbulence sparked by trade rows and a spat over the US central bank. (Photo by Johannes EISELE / AFP)        (Photo credit should read JOHANNES EISELE/AFP/Getty Images)
Thị trường chứng khoán Trung Quốc u ám ngày 15/10/2018
Ngày 18/10/ 2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi  Liên minh bưu chính thế giới (UPU), một tổ chức 144 năm tuổi, được tạo ra để trợ giá cước vận tải hàng hóa cho các nước nghèo và các nước đang phát triển. Tổ chức này từ quá lâu đã bị Trung Quốc lợi dụng để giảm giá thành vận chuyển hàng hóa qua Mỹ, giúp cho các công ty Trung Quốc thu lợi không công bằng khi có thể vận chuyển hàng hóa quanh thế giới với mức phí rẻ hơn, tạo điều kiện cho Trung Quốc ồ ạt đưa hàng hóa vào Mỹ.
Lấy ví dụ, một bưu kiện từ Trung Quốc gửi sang Mỹ dưới 1 lbs (0,45kg) chỉ có 5 cents/gói (hơn 1.000 VND), ngược lại dân Mỹ gửi hàng bán sang Trung Quốc phải tốn 16,75 USD (392.000 VND). Rõ ràng là hiện tại Trung Quốc không còn là một nước nghèo để tiếp tục hưởng trợ cấp bưu chính của Mỹ. Theo các chuyên gia ước lượng thì sau khi Mỹ rút lui khỏi UPU thì Trung Quốc sẽ gánh chịu thêm hàng tỷ mỗi năm cho các kiện hàng bưu chính gửi sang Mỹ – Đồng thời các doanh nghiệp bán lẻ của Trung Quốc trên Ebay, Amazon, Alibaba hoặc các trang mạng bán đồ online sang Mỹ xem như phá sản.
Một mặt trận khác mà Washington kiên quyết đối đầu với Bắc Kinh là đầu tư nước ngoài. Cho đến nay, các khoản tài chính dễ dãi của Bắc Kinh đã mua chuộc được vô số các quốc gia nhỏ bé và nghèo đói tại Châu Phi và Châu Mỹ La-tinh, đặc biệt ở những nơi có vị trí chiến lược mà nếu Trung Quốc lập được căn cứ quân sự sẽ khiến lợi ích Mỹ bị đe dọa. Từ Sri Lanka đến Maldives, các khoản vay của Trung Quốc đã tạo ra gánh nặng nợ nần không thể chi trả đối với các quốc gia này và nhiều nước đã buộc phải cắt đất cho Trung Quốc thuê 100 năm. Nhận thấy được điều này, từ tháng 10, Tổng thống Trump đã ký một đạo luật gọi là “Tận dụng tốt hơn các khoản đầu tư dẫn tới phát triển”, hay đạo luật BUILD. Đạo luật này tạo ra một cơ quan mới tên là IDFC và dự kiến sẽ đầu tư 60 tỷ USD ra nước ngoài – chủ yếu là Châu Phi, với mục tiêu đối trọng lại với Sáng kiến Vành Đai – Con Đường của Trung Quốc đang trải bẫy nợ khắp thế giới. Với IDFC, các quốc gia Châu Phi sẽ có một lựa chọn khác để nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế ngoài lựa chọn đầy rủi ro là hợp tác với Trung Quốc.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã nhanh chóng trở thành cuộc đối đầu trên mọi mặt trận từ kinh tế, quân sự đến ngoại giao, và người nắm quyền chủ động hiện tại là chính quyền Mỹ. Sau hàng thập kỷ bỏ ngỏ để “con rồng Trung Quốc” thức giấc, người Mỹ dưới sự lãnh đạo của ông Trump đã mở  to mắt và nhìn thẳng vào kẻ thách thức lớn nhất tới mục tiêu “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” của họ.
Trọng Đức / Trithucvn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hàng ngàn người Đài Loan biểu tình chống Trung Quốc, kêu gọi độc lập


Những người ủng hộ Đài Loan độc lập tham gia một cuộc tập hợp phản đối điều mà họ nói là những nỗ lực thôn tính của Trung Quốc ở Đài Bắc, Đài Loan, ngày 20 tháng 10, 2018. 


 
VOA
21/10/2018

Hàng ngàn người biểu tình ủng hộ Đài Loan độc lập đã tụ tập tại thủ đô của Đài Loan hôm thứ Bảy để phản đối "hành vi bắt nạt" của Bắc Kinh và kêu gọi trưng cầu dân ý về việc liệu hòn đảo tự trị này có nên chính thức tuyên bố độc lập khỏi Trung Quốc hay không. 

Cuộc tập hợp, được mô tả là một trong những cuộc tập hợp lớn nhất ở Đài Loan trong năm nay, được tổ chức bởi một nhóm được gọi là Liên minh Formosa thành lập cách đây sáu tháng, và những người biểu tình tụ tập gần trụ sở Đảng Dân Tiến của Tổng thống Thái Anh Văn.

Kenny Chung, một phát ngôn viên Liên minh Formosa, mô tả số lượng người thanh gia biểu tình là "rất thành công," theo Reuters.

Quan hệ giữa Đài Loan và Bắc Kinh đã xấu đi kể từ khi bà Thái nhậm chức vào năm 2016. Trung Quốc nghi ngờ bà muốn thúc đẩy độc lập chính thức, một lằn ranh đỏ đối với Bắc Kinh.

Những người biểu tình cho biết chính phủ của bà Thái nên chống cự Bắc Kinh, và kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập để tránh bị "nuốt chửng." Một số người mang biểu ngữ với thông điệp: "Không bắt nạt nữa; không thôn tính nữa."

Cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo diễn ra vào năm 2020, nhưng Đảng Dân Tiến cầm quyền sẽ thấy một số dấu hiệu ủng hộ từ các cuộc bầu cử địa phương khắp hòn đảo dự kiến diễn ra vào cuối tháng 11.

Bà Thái tuần trước nói rằng bà sẽ giữ nguyên hiện trạng với Bắc Kinh, nhưng bà cũng tuyên bố sẽ tăng cường an ninh quốc gia của Đài Loan và cho biết chính phủ của bà sẽ không khuất phục trước sự đàn áp của Trung Quốc. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

8 câu nói cổ nhân có giá trị dạy bạn cả đời



Trải qua hàng ngàn năm, cổ nhân đã đúc kết và truyền lại nhiều câu nói kinh điển mà chúng ta mỗi ngày nên đọc một lần, như thế cả đời sẽ có lợi, thật không thể xem nhẹ.


1. Một người đối xử với cha mẹ như thế nào, con cháu sẽ trả lại như thế nấy
  
Một người đối đãi với cha mẹ mình như thế nào, tương lai con cái sẽ đối xử lại với họ như thế nấy. Chúng ta thường nói, gia đình là một cây đại thụ, ông bà là rễ cây, cha mẹ là cành lá, con cái là hoa trái. Chỉ có chăm bón cho gốc rễ, cành lá mới phát triển, hoa trái mới có thể đầy đủ dinh dưỡng.
 
Khi một người hiếu thuận với cha mẹ mình, con cái của họ cũng sẽ để ý thấy, đó chính là tấm gương tốt nhất. Con cái thông qua hành động của cha mẹ sẽ hiểu được hiếu thuận. Trong một gia đình, nếu như cha mẹ hiếu thảo với người già, như vậy con cái cũng sẽ làm thế với cha mẹ, người một nhà có thể vui vẻ hòa hợp.
 
2. Thiên hạ khắp nơi là của cải, một phần lao động, một phần cơm
 
Oán trời trách đất với người khác, không bằng quất roi thúc ngựa đi làm. Trên thế giới này, khắp nơi đều là cơ hội, mấu chốt là xem bạn có bản lĩnh hay không. Làm một phần việc, có thể ăn một phần cơm, trời cao quả thật công bằng.
 
Nếu như làm ba phần việc, lại ăn mười phần cơm, vậy nhất định là mưu lợi luồn cúi, người như vậy dù giàu có, trong nội tâm cũng không yên ổn. Khắp nơi đều có cơ hội, không cần phải đầu cơ trục lợi. Chỉ cần mình có bản lĩnh, không sợ không ngẩng được đầu. Hơn nữa, cũng chỉ có dựa vào việc của mình mà hưởng lợi, mới có thể làm người có lương tâm.
 
3. Đấu gạo dưỡng ân, gánh gạo dưỡng thù
 
Lương thiện phải có giới hạn, lương thiện mà không có nguyên tắc chính là mềm yếu. Một người lúc đói khổ lạnh lẽo, bạn cho anh ta một đấu gạo, chính là giải quyết giúp vấn đề lớn, anh ta sẽ vô cùng biết ơn. Nhưng mà, nếu như bạn tiếp tục cho gạo, anh ta sẽ cảm thấy đó là dĩ nhiên. Một đấu gạo không đủ, hai đấu gạo không đủ, một gánh gạo vẫn cảm thấy chỉ như đem muối bỏ biển.
 
Trong cuộc sống thường có chuyện như vậy, lần thứ nhất đưa ra trợ giúp, trong lòng người ta sẽ đối với bạn còn có cảm kích, lần thứ hai tâm lý biết ơn sẽ nhạt dần, đến lần thứ “n” về sau, người ta sẽ ngang nhiên cho rằng đó đều là vì bạn tình nguyện làm cho họ, thậm chí khi không có sự trợ giúp này, họ đối với bạn trong lòng còn oán hận.
 
Cho nên, làm người lương thiện phải có giới hạn! Khi một người không chịu cố gắng, nếu bạn nghĩ đến chuyện trợ giúp họ, hãy tiết kiệm sự lương thiện đó lại!
 
4. Nghề gì cũng biết, nhưng chẳng nghề nào tinh
 
Tục ngữ nói, tham thì thâm, tinh lực của một người có hạn, nếu bạn muốn đạt được thành tựu ở một lĩnh vực nào đó, bạn phải tiếp tục đào sâu nghiên cứu, nếu như cái gì cũng muốn học, kết quả cuối cùng là chẳng học tốt được cái gì cả.
 
Tinh thần của người thợ thủ công cũng thể hiện đạo lý này, mỗi một việc đều làm tận tâm tận lực, đó chính là người thợ ưu tú nhất, cũng làm ra sản phẩm ưu tú nhất.
 
5. Đưa đò đưa sang sông, xây tháp xây đến ngọn
 
Làm việc gì cũng phải làm đến cùng, kiên trì chính là thắng lợi. Tục ngữ nói: “Đường dài trăm dặm, người đi quá chín mươi cũng mới chỉ là nửa chặng”. Phần lớn thất bại trên thế giới này không phải bởi vì không đủ năng lực, cũng không phải vì vận may không tốt, mà là vì không kiên trì cho đến cuối cùng.
 
Có một định luật nổi tiếng gọi là định luật hoa sen, ngày thứ nhất chỉ hé mở một ít, ngày thứ hai, chúng sẽ nở ra với tốc độ gấp hai lần ngày trước. Đến ngày thứ 30, đã nở đầy hồ. Bạn có biết lúc nào là hoa sen nở một nửa không?
 
Rất nhiều người cho rằng là ngày thứ 15, nhưng không phải như vậy! Đến ngày thứ 29, hoa sen chỉ mới nở được một nửa, đến ngày cuối cùng mới nở toàn bộ. Ngày cuối cùng dùng tốc độ nhanh nhất, bằng tổng của cả 29 ngày trước.
 
Mà đa số người trên thế gian, đều dừng lại ở ngày 29, thành công thấy còn xa xôi không biết khi nào tới, kỳ thực, chỉ còn thiếu một bước cuối cùng nữa mà thôi.
 
6. Không rơi xuống biển không biết biển sâu, không sinh con cái không hiểu lòng cha mẹ
 
Không rơi xuống đáy biển thì không biết biển sâu thế nào; không sinh con dưỡng cái, thì không hiểu được làm cha mẹ chẳng dễ dàng. Chừng nào chính mình gặp phải tình huống ấy, mới có thể thực sự thấu hiểu được.
 
Cho nên, Vương Dương Minh, nhà triết học, nhà tư tưởng xuất sắc thời nhà Minh ở Trung Quốc có nói rõ “Tri hành hợp nhất”, tri thức đích thực là nhờ thực hành mới có được. Một người không làm cha mẹ, sẽ không bao giờ biết cha mẹ đã hy sinh bao nhiêu vì mình, sau khi trải qua quá trình nuôi dạy con cái, mới biết cha mẹ mình khổ nhọc đến thế nào. Có vậy mới cảm thấy biết ơn, hiểu được phải hiếu thảo với cha mẹ.
 
7. Không sợ quỷ có ba mắt, chỉ sợ người mang hai lòng
 
Quỷ ba mắt quả thật đáng sợ, nhưng đáng sợ hơn là nhân tâm khó dò. Thành lũy đều là bị công phá từ bên trong, đối thủ dù mạnh mẽ cỡ nào, cũng không bằng mọi người đồng tâm hiệp lực, chỉ sợ nhân tâm hai lòng, bán đứng bằng hữu.
 
Lòng người khó dò, kết giao bạn bè nhất định phải vô cùng thận trọng. Đường xa mới biết sức ngựa,  lâu ngày mới biết được nhân tâm, tình bạn trải qua năm tháng gắn bó mới càng đáng tin.
 
8. Đèn thường vặn mới sáng, dao thường mài mới bén
 
Có câu rằng: “Chỉ cần siêng năng, thiên hạ không việc gì khó”. Chăm thắp đèn, đèn sẽ thường sáng; chăm mài dao, dao càng sắc bén.
 
Tăng Quốc Phiên luôn cho là: “Bất kể là ở nhà, cơ quan, hành quân, đều phải lấy siêng năng làm gốc”. Ông trời sẽ đền bù cho người cần cù, một người dù tố chất như thế nào, chỉ cần chăm chỉ, kiên trì không bỏ cuộc, tài trí dĩ nhiên sẽ tích lũy từng chút từng chút một.
 
Người đạt được thành tựu lớn, không hẳn phải là người thông minh, nhưng nhất định phải chăm chỉ hơn người. Không ai có thể chỉ dựa vào thiên phú mà thành công, chỉ có chăm chỉ mới có thể biến thiên phú thành thiên tài. Thành công vĩ đại và cần cù lao động có quan hệ trực tiếp, có một phần lao động thì có một phần thu hoạch.

Xem nội dung đầy đủ tại: https://mangthuvien.net/8-cau-noi-co-nhan-co-gia-tri-day-ban-ca-doi-v3688.php
Nguồn: mangthuvien.net


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Samsung Việt Nam lên tiếng về tin 'chuyển sản xuất sang Triều Tiên'


19/10/2018 - Ngày 17/10/2018, một số trang tin trong nước đã dẫn lại nguồn tin từ thời báo Nikkei (Nhật Bản) về phát ngôn của ông You Seung-min, Chiến lược gia trưởng tại Samsung Securities, khi cho rằng "Triều Tiên có thể thay thế Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất chính đối với các sản phẩm gồm điện thoại thông minh và màn hình". Cùng nhận định trên, ông You Seung-min còn đưa ra thông tin, rằng với Samsung Electronics, Triều Tiên là ứng cử viên hoàn hảo để đặt dây chuyền nhà máy bởi chi phí nhân công rẻ, không có rào cản ngôn ngữ và có cùng múi giờ. Triều Tiên có thể đóng vai trò sản xuất chính tại châu Á trong hệ thống kinh tế toàn cầu. Samsung Việt Nam cho biết không bình luận về những tin đồn và suy đoán của cá nhân.

Dự kiến năm 2018, kim ngạch xuất khẩu 
của Samsung Việt Nam đạt 58 tỷ USD.
Bài báo của Nikkei cũng cho hay, các chuyên gia phân tích nói rằng khu công nghiệp Kaesong (Triều Tiên) rất hấp dẫn với các công ty Hàn Quốc bởi chi phí thuê rẻ, lao động rẻ và sẵn nguồn lao động cùng nói tiếng Hàn dồi dào. Theo đó, mức lương tối thiểu hàng tháng cho công nhân nhà máy tại đây vào năm 2014 chỉ là 63,8 USD, thấp hơn mức 95,8 USD tại Tp.HCM của Việt Nam và 194 USD tại Trung Quốc. Ở khu Ansan ở Hàn Quốc, mức lương tối thiểu hàng tháng cho công nhân còn lên tới 800 USD.

Liên quan đến các thông tin Triều Tiên có thể thay thế Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất của Samsung Điện tử trên toàn cầu, Samsung Điện tử Việt Nam vừa phát đi thông tin, cho biết công ty không bình luận về những tin đồn và suy đoán của cá nhân.

Trong thực tế Samsung Securities (Công ty chứng khoán Samsung) cũng chỉ là một thành viên của Tập đoàn Samsung, hoàn toàn độc lập với Samsung Electronics. Bản thân ông You Seung-mon cũng chỉ là một chuyên gia kinh tế làm việc tại Samsung Securities, ông You không có thẩm quyền phát ngôn về các kế hoạch đầu tư của Samsung Điện tử.

Hiện tại, hai nhà máy, cụ thể là Samsung Bắc Ninh (Samsung Electronics Vietnam - SEV) và Samsung Thái Nguyên (Samsung Electronics Vietnam Thainguyen - SEVT) đang cung cấp hơn 50% thiết bị di động thông minh (smartphone và tablet) của Samsung Điện tử trên toàn cầu. 128 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng smartphone Samsung "Made in Vietnam", trong đó lớn nhất là châu Âu với 43%, Bắc Mỹ và Trung Đông đều là 17%.

Năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu của các nhà máy Samsung tại Việt Nam là 54,4 tỷ USD, chiếm 25,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Xuất khẩu quý 1/2018 của Samsung Việt Nam, gồm Samsung Electronics Vietnam (SEV), Samsung Display Vietnam (SDV) tại Bắc Ninh; Samsung Electronics Vietnam Thainguyen (SEVT) tại Thái Nguyên; Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC) tại Tp.HCM; amsung Electro-Mechanics Việt Nam (SEMV) và Samsung SDI Việt Nam (SDIV), là khoảng 15 tỷ USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2017.

Dự kiến năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của các đơn vị này đạt 58 tỷ USD.

https://vietnambiz.vn/samsung-viet-nam-len-tieng-ve-tin-chuyen-san-xuat-sang-trieu-tien-100756.html

nhận xét hiển thị trên trang

Chiếc giày và sợi dây treo cổ…


Thiết kế Nhà hát Thủ Thiêm



Lưu Trọng Văn
22-10-2018

Cái ngày mà một người mẹ trẻ ở Thủ Thiêm ném chiếc giày của mình vào đại diện chính quyền vì bọn quan tham khốn nạn ăn cướp nhà đất của chị và chòm xóm của chị giá hàng ngàn tỷ, chưa bị trừng trị, đớn đau thay cũng là ngày một người mẹ trẻ ở Hà Tĩnh đi đôi giày mới cho hai đứa con thơ rồi cùng chồng và hai đứa con thơ ấy treo cổ chỉ vì không chịu được cái nhục mang tiếng kẻ ăn cắp cái điện thoại chưa đến 5 triệu của chồng trước chòm xóm. 

Chua xót quá!

Thương quá hai đứa trẻ chưa cắp sách đến trường, chúng nào có tội tình gì đâu, nhưng đã phải bị cha mẹ chúng cùng treo cổ chết để lớn lên khỏi phải mang tiếng có cha là kẻ cắp.

Kẻ cắp và lũ ăn cướp.

Khi người cha ăn cắp chiếc điện thoại chỉ nghĩ sẽ cho hai đứa con một manh áo ấm, một bữa cơm có thịt, một con búp bê, trái bóng nhựa.

Còn lũ những bí thư, chủ tịch, những tể tướng, những quan nhất phẩm triều đình giàu có ngàn tỷ vẫn thô bỉ cướp nhà, cướp đất của dân nghèo vì không bằng lòng với những ngàn tỷ ấy mà phải chục ngàn tỷ, trăm ngàn tỷ mới thoả lòng tham.

Công lý đang mon men án đường.

Cánh cửa mới chỉ he hé cùng những lời xin lỗi như lời xin lỗi ghi trên đít xe bus: xin lỗi đã làm phiền vì ra vô trạm.

Chiếc giày ném đi cùng cơn giận dữ.

Những tiếng thét gào.

Những giọt nước mắt.

Còn lũ cướp vẫn có thể rung mép… cười.

Đừng chỉ trông chờ vào một người đốt lò dù người đó là thánh nhân!

Chỉ khi Nhân dân là người đốt lò thì Bầu trời của Dân tộc mới bừng sáng. Niềm tin không còn là hy vọng nữa mà hiển nhiên là Đức tin.

Một chiếc giày ném đi.

Một con én.

Báo hiệu mùa xuân?

Nhưng chao ôi, hai đưa trẻ ở Hà Tĩnh kia chẳng thể nào được nữa đưa bàn tay trong trắng thơ ngây của chúng vẫy chào bầy chim én: Mùa xuân. 

nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

Bước nhảy lùi vĩ đại của Trung cộng


baomai.blogspot.com

Trong nhiều thập niên, quốc gia này đã xoay xở tránh được phần lớn những vấn đề mà các chế độ độc tài phải chịu đựng. Giờ đây, trò chơi quyền lực cá nhân của Tập Cận Bình có nguy cơ phá hủy mọi thứ đã làm cho Trung cộng trở nên khác biệt.

Trong bốn mươi năm qua, Trung cộng đã tích cóp được một danh sách dài những thành tựu nổi bật. Từ năm 1978 đến 2013, kinh tế Trung cộng tăng trưởng bình quân 10 phần trăm mỗi năm, làm gia tăng mười lần mức thu nhập trung bình của người lao động trưởng thành. Tất cả sự tăng trưởng đó đã giúp khoảng 800 triệu người thoát ra khỏi đói nghèo; trong quá trình này Trung cộng cũng giảm được 85 phần trăm mức tử vong của trẻ sơ sinh và nâng tuổi thọ bình quân thêm 11 năm.

baomai.blogspot.com
  
Đáng kinh ngạc là Trung cộng đã đạt được những thành tựu như vậy trong khi chính phủ nước này vẫn rất hà khắc về chính trị – chuyện chưa hề có tiền lệ trong lịch sử và rất, rất khó thực hiện, theo lý thuyết chính trị. Vậy nên, không có gì lạ khi nhà nghiên cứu Trung cộng Orville Schell miêu tả thành tích này như là “một trong những phép lạ gây sửng sốt nhất về phát triển kinh tế trong lịch sử thế giới”.

Phẩm chất kỳ diệu của những thành tựu của Trung cộng làm cho những gì đang xảy ra ở đất nước này ngày hôm nay trở nên hết sức bi thảm – và gây hoang mang. Dưới vỏ bọc chống tham nhũng, chủ tịch Tập Cận Bình đang từng bước xóa bỏ hầu như mọi cuộc cải cách đã làm cho Trung cộng đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục trong bốn thập kỷ qua. Thay cho một hệ thống dù khiếm khuyết nhưng cực kỳ thành công, ông ta đã dựng lên một sự sùng bái cá nhân to lớn chỉ tập trung vào cá nhân ông ta, ông ta thâu tóm mọi quyền hành vào tay mình hơn bất kỳ nhà lãnh đạo Trung cộng nào kể từ thời Mao Trạch Đông.

Trong ngắn hạn, những nỗ lực của Tập có thể làm cho Trung cộng bớt tham nhũng và ổn định hơn. Nhưng bằng việc hủy diệt nhiều cơ chế đã giúp cho phép lạ Trung cộng có thể xảy ra, có nguy cơ Tập sẽ đảo ngược những kết quả ấy và biến Trung cộng thành một nhà nước cảnh sát khác nữa (hãy nghĩ tới một phiên bản Bắc Triều Tiên khổng lồ và cởi mở hơn): không có hiệu quả, vô tích sự, dễ đổ vỡ và hiếu chiến. Và đó là điều đáng lo không chỉ cho 1,4 tỉ người Trung cộng mà cho tất cả chúng ta.

baomai.blogspot.com
  
Để hiểu điều gì đang làm cho chiến dịch xây dựng đế quốc cá nhân của Tập trở nên nguy hiểm như thế, trước hết cần hiểu những gì đã làm cho Trung cộng trở nên phi thường trong thời gian dài như vậy. Xuyên suốt lịch sử hiện đại, đa số các nhà độc tài và các nhà nước độc đảng đều có chung một số đặc điểm căn bản. Quyền lực nằm trong tay của một nhóm nhỏ các cá nhân.

Để giữ quyền lực, các cá nhân này đàn áp những người bất đồng và cai trị bằng sự đe dọa. Bởi vì đám công chức quan liêu và dân chúng sống trong sợ hãi, họ cạnh tranh nhau để bợ đỡ các ông chủ. Không ai nói lên sự thật, nhất là khi sự thật ấy làm cho họ và các lãnh đạo của họ trông xấu xí đi. Kết quả là, các bạo chúa tự cô lập – mà cái tôi của họ được thổi phồng lên bằng những lời xu nịnh thường xuyên và khúm núm – tự thấy mình ngày càng xa rời thực tế, xa rời phần còn lại của thế giới (hãy nghĩ tới Kim Jong Un, Bashar al-Assad hoặc Robert Mugabe) và rốt cuộc họ cai trị một cách tùy hứng, cai trị theo bản năng với rất ít ý thức về những gì đang thật sự xảy ra ở đất nước họ. Tác động của sự ngu muội này đối với chính sách đối nội và đối ngoại thật là thảm họa.

baomai.blogspot.com
  
Trong khoảng 35 năm – tính từ khi Mao chết và Đặng Tiểu Bình phát động các cuộc cải cách của ông ta vào cuối thập niên 1970 cho đến khi Tập lên nắm quyền năm 2012 – Trung cộng đã tránh được nhiều cạm bẫy kiểu này và đi ngược lại quy luật về các chuẩn mực chính trị bằng cách xây dựng cái mà các học giả gọi là chế độ “độc tài thích nghi”(adaptive authoritarian).

Trong khi vẫn duy trì chủ nghĩa cộng sản trên danh nghĩa, Trung cộng đã tiếp thu nhiều hình thức của chủ nghĩa tư bản thị trường và một số cuộc cải cách tự do khác. Tất nhiên, hệ thống cũ vẫn có tính đàn áp cao độ (hãy nhớ vụ thảm sát Thiên An Môn) và còn xa mới hoàn hảo xét về nhiều phương diện. Tuy vậy, nó cho phép chính phủ Trung cộng thực hiện chức năng của mình một cách hiệu quả phi thường và tránh được nhiều chứng bệnh mà các chế độ độc tài khác mắc phải. Chế độ kiểm duyệt chẳng hạn, chưa bao giờ biến mất, nhưng các đảng viên Cộng sản có thể không tán thành và tranh luận các ý tưởng, còn các báo cáo nội bộ đôi khi tỏ ra thẳng thắn một cách đáng ngạc nhiên.

Không còn như vậy nữa. Ngày nay, Tập đang hủy hoại một cách có hệ thống hầu như mọi phương diện từng làm cho Trung cộng trở nên khác biệt, từng giúp Trung cộng hoạt động tốt như thế trong quá khứ. Những nỗ lực của ông ta có thể làm gia tăng quyền lực và uy tín của ông ta trong ngắn hạn, làm suy giảm một số hình thức tham nhũng. Tuy nhiên, cân nhắc kỹ, chiến dịch của Tập sẽ có những hệ quả thảm khốc trong dài hạn cho đất nước ông ta và cho cả thế giới.

baomai.blogspot.com
  
Có lẽ đặc trưng bất thường nhất của hệ thống mà Đặng tạo ra là cách phân bổ quyền lực cho nhiều nhà lãnh đạo. Thay vì để một người thực hành uy quyền tối cao, như phần lớn các chế độ độc tài, Đặng phân chia quyền lực cho tổng bí thư đảng (người cũng thường nắm vị trí chủ tịch đảng), thủ tướng chính phủ và bộ chính trị.

Đặng hy vọng một hệ thống như vậy sẽ bảo đảm không một cá nhân nào có thể tái thâu tóm kiểu quyền lực mà Mao từng có – bởi vì quyền lực không kiểm soát của Mao đã dẫn tới những sai lầm và lạm dụng khủng khiếp, chẳng hạn như các công cuộc Đại Nhảy vọt (trong đó ước tính khoảng 45 triệu người đã chết) và Cách mạng Văn hóa (trong đó bản thân Đặng đã bị thanh trừng và con trai của ông ta bị tra tấn tàn khốc tới mức anh ta trở thành bại liệt). Như ông Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei), chuyên gia về Trung cộng tại đại học Claremont McKenna College, giải thích, mô hình lãnh đạo tập thể mà Đặng thiết kế đã giúp loại bỏ những ý tưởng xấu và thúc đẩy những ý tưởng tốt bằng cách đề cao sự cân nhắc cẩn thận mà không khuyến khích việc mạo hiểm.

Từ khi lên nắm quyền năm 2012, Tập đã ra sức dỡ bỏ hệ thống lãnh đạo tập thể ở một số phương diện. Trước hết, nhân danh đấu tranh với tham nhũng – một mục tiêu quan trọng mà Trung cộng đang rất cần – ông ta đã thanh trừng một số lượng lớn quan chức mà tội lỗi thật sự của họ, dưới cái nhìn của Tập, là không thể hiện đầy đủ lòng trung thành với nhà lãnh đạo tối cao. Mạnh Hoành Vĩ (Meng Hongwei), chủ tịch Interpol (Cảnh sát quốc tế), người bị Trung cộng đột ngột bắt giam hai tuần trước, chỉ là một trường hợp nổi bật nhất và mới nhất; câu chuyện của ông ta là hết sức bất thường.

Trong vòng 6 năm qua, có 1,34 triệu quan chức bị biến thành mục tiêu – một con số gây sửng sốt, và hơn 170 nhân vật lãnh đạo ở cấp bộ trưởng hoặc thứ trưởng bị bãi nhiệm (đa số bị cầm tù). Cảnh ngộ của Mạnh, cũng giống cảnh ngộ của Bạc Hy Lai (Bo Xilai) – bí thư thành ủy đầy quyền lực của thành phố Trùng Khánh, bị hạ bệ năm 2012 – chứng tỏ rằng không ai được miễn nhiễm với sự trừng trị của Tập. Thật vậy, từ năm 2012 đến nay số ủy viên ban chấp hành trung ương đầy quyền lực của đảng Cộng sản bị thi hành kỷ luật còn nhiều hơn cả thời kỳ dài từ cuộc Cách mạng Cộng sản tới năm ấy.

baomai.blogspot.com
  
Không hài lòng với việc chỉ xóa bỏ mọi sự cạnh tranh, Tập còn củng cố quyền lực bằng việc bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ đối với chức vụ của ông ta và từ chối đề cử một người kế vị, như những người tiền nhiệm của ông ta vẫn làm vào giữa thời gian cầm quyền của họ. Ông cũng đưa “Tư tưởng Tập Cận Bình” vào vị thế trang trọng trong hiến pháp Trung cộng (một vinh dự mà chỉ Mao và Đặng có được); thâu tóm quyền kiểm soát trực tiếp các lực lượng vũ trang, tự biến mình thành “chủ tịch của mọi thứ” bằng cách tạo ra một số lượng lớn các nhóm hoạt động về chính sách, trải rộng từ tài chính đến vấn đề Đài Loan và an ninh mạng – tất cả đều báo cáo trực tiếp cho ông ta.

Một phương diện quan trọng thứ hai của hệ thống cũ là quan chức các cấp đều có thể kỳ vọng được thăng thưởng nếu có thành tích tốt. Đây không hoàn toàn là chế độ nhân tài, và hệ thống vẫn đầy sự tham nhũng và sự bảo trợ đỡ đầu. Nhưng cả hai khía cạnh này thực sự đã phục vụ một sự nghiệp chung ở một điểm chủ yếu: nếu một công chức làm tốt công việc của mình, anh ta hoặc chị ta có thể hy vọng có được một phần thành quả và được thăng tiến đều đặn. Ông Tập trái lại, đã “thay thế hệ thống dựa trên sự khích lệ bằng hệ thống dựa trên sự sợ hãi” như nhận định của ông Bùi. Và sự chuyển dịch này kéo theo hai vấn đề lớn. Trước hết, nó làm méo mó những ưu tiên của quan chức, từ ưu tiên cho kết quả làm việc sang ưu tiên cho việc thể hiện lòng trung thành. Vấn đề thứ hai, theo Alexander Gabuev, chuyên gia về Trung cộng tại Trung tâm Carnegie Moscow, là “khi nỗi sợ hãi là tất cả những gì bạn có, công chức trở nên sợ hãi tới mức họ không dám làm gì mà không có mệnh lệnh rõ ràng từ cấp trên. Thế là toàn bộ guồng máy quan chức trở nên thụ động. Không việc gì được hoàn thành cả”.

baomai.blogspot.com
  
Một tài sản có liên quan của hệ thống cũ là cách thức mà nó khuyến khích chính quyền các địa phương – ở cấp làng xã, quận hạt và tỉnh thành – thử nghiệm các sáng kiến mới, từ công cuộc xây dựng thị trường tự do bốn mươi năm về trước đến cho phép sở hữu tư nhân về đất đai trong thời gian gần đây. Những cuộc thử nghiệm như vậy đã biến Trung cộng thành một đất nước có hàng trăm phòng thí nghiệm chính sách, cho phép nó thử nghiệm những giải pháp khác nhau cho nhiều vấn đề theo những cách thức an toàn, lặng lẽ và ít rủi ro trước khi quyết định có nên áp dụng đại trà hay không. Hệ thống này đã giúp Bắc Kinh tránh được những quyết định phi lý và những sai lầm thảm họa mà nó đã từng có dưới thời Mao – chẳng hạn như trong thời kỳ Đại Nhảy vọt những năm 1958-1962, các quan chức kế hoạch ở trung ương nhấn mạnh rằng nông dân Tây Tạng phải trồng lúa mì bất chấp thực tế khu vực núi cao đất đai cằn cỗi hoàn toàn không phù hợp với loại cây trồng đó.

Tất nhiên, Bắc Kinh đã chấp nhận một mức độ tự trị nào đó để cho phép các quan chức địa phương được thử nghiệm những điều mới mẻ. Ông Tập, trái lại, có vẻ như nhìn những lối suy nghĩ độc lập ấy như là những mối đe dọa không tha thứ được. Theo mệnh lệnh của ông, chính phủ Trung cộng đã bắt đầu ngăn chặn những chương trình thử nghiệm quy mô nhỏ. Sebastian Heilmann của trường đại học Trier của Đức dự tính số lượng các cuộc thử nghiệm ở cấp tỉnh đã giảm từ mức 500 cuộc năm 2010 xuống còn khoảng 70 cuộc năm 2016 và có lẽ đã giảm nhiều hơn nữa kể từ lúc ấy. Thay vào đó, một lần nữa các chính sách lại được ban bố từ trên đỉnh, với rất ít sự quan tâm tới các điều kiện của địa phương.

baomai.blogspot.com
  
Một ví dụ mới nhất: Cũng như ngành công nghiệp công nghệ Trung cộng khét tiếng về ăn cắp và áp dụng các sáng tạo của nước ngoài, các quan chức Trung cộng từ lâu đã làm điều tương tự trong lĩnh vực chính sách; họ nghiên cứu cẩn thận những gì được thực thi ở các nước khác rồi áp dụng những bài học ấy vào trong nước. (Ví dụ tốt nhất cho sự bắt chước này tất nhiên chính là công cuộc xây dựng xây dựng thị trường tự do ở Trung cộng, theo các mô hình của Nhật Bản, Đài Loan và Hoa Kỳ). Giống như đối với những sáng kiến khác của ông Đặng, ông Tập cũng đã cắt xén thực tế này bằng cách làm cho các quan chức cấp tỉnh thành khó tương tác với người nước ngoài hơn. Năm 2014, chính quyền bắt đầu tịch thu hộ chiếu của công chức. Cũng như nhiều hạn chế khác được chính phủ thực thi gần đây, động thái này được biện minh nhân danh cuộc đấu tranh chống tham nhũng – nhìn bề ngoài, ý tưởng tịch thu hộ chiếu là để ngăn chặn các quan chức ăn bẩn chạy ra khỏi nước. Nhưng thực tế là chính sách này gần đây đã được mở rộng xuống cả các giáo viên tiểu học, và được tăng cường bằng những sự hạn chế liên quan khác – giờ đây các quan chức phải xin phép mới được tham dự các cuộc họp và hội nghị với nước ngoài và phải báo cáo về thời gian ở nước ngoài theo từng tiếng đồng hồ một – cho thấy rằng ưu tiên thật sự là giới hạn sự tiếp xúc với người nước ngoài và các ý tưởng của họ.

Cuộc đàn áp của Tập có ý nghĩa gì cho tương lai của Trung cộng và cho chúng ta? Trong khi cần luôn luôn cẩn trọng khi dự đoán sự thất bại của Trung cộng – như lịch sử tóm tắt ở trên cho thấy quốc gia này rất giỏi trong việc tìm đường đi tránh những vấn đề mà về lý thuyết sẽ kìm hãm nó – thật khó để tránh cái kết luận u ám rằng nước Trung cộng của Tập đang nhanh chóng trở nên ít khác thường hơn và giống một nhà nước cảnh sát điển hình hơn.

baomai.blogspot.com
  
Trên bình diện nội trị, việc hoạch định chính sách của Bắc Kinh đã trở nên ít linh hoạt và nhanh chóng. Không khó tìm những ví dụ cho lối tiếp cận cứng nhắc hơn, cũng như những mặt tiêu cực của nó. Cứ xem trong mùa đông vừa qua, khi chính phủ bắt buộc các hệ thống cung cấp hơi sưởi ấm trên toàn quốc phải chuyển đổi ngay lập tức từ chạy bằng than sang chạy bằng khí đốt. Điều này nghe có vẻ khôn ngoan ở một đất nước bị ô nhiễm như Trung cộng. Nhưng mệnh lệnh được thi hành một cách bất ngờ trên khắp nước, không có ngoại lệ. Thế là ở miền Bắc lạnh giá của Trung cộng, nhiều lò đốt bằng than bị dỡ bỏ trước khi các lò đốt bằng khí gas được lắp đặt – khiến cho nhiều thị trấn hoàn toàn không có hơi ấm để sưởi, dân chúng bị buộc phải đốt cùi bắp để sinh tồn.

Nếu Trung cộng tiếp tục đi theo con đường hiện hành thì sẽ có thêm rất nhiều trường hợp mà những chính sách với ý định tốt được thực hiện một cách vội vã và vụng về, dẫn tới nhiều hậu quả tai hại hơn rất nhiều. Bởi vì các chế độ độc tài cá nhân rất kém cỏi trong việc thừa nhận lỗi lầm – không được phép làm gì, nói gì có hại cho huyền thoại về lãnh đạo toàn năng – Trung cộng sẽ có khả năng trở nên kém linh hoạt trong việc sửa chữa những sai lầm một khi nó đã gây ra. Hoặc trong việc đối mặt với những vấn đề tiềm ẩn đang kéo nền kinh tế xuống, chẳng hạn như sự phụ thuộc nặng nề vào các doanh nghiệp nhà nước kềnh càng và không hiệu quả – bộ phận doanh nghiệp đã trở nên to lớn hơn, nhiều quyền lực hơn kể từ khi Tập lên cầm quyền; mức nợ công cao một cách nguy hiểm, đặc biệt là nợ của các chính quyền địa phương; và một xu hướng ứng phó với mỗi vụ suy giảm kinh tế bằng cách bơm thêm tiền vào hệ thống, nhất là cho các dự án hạ tầng cơ sở không cần thiết. Trong thực tế, Trung cộng không chỉ không có khả năng xử lý bất kỳ khuyết điểm nào trong các khuyết điểm này, mà nó còn có vẻ làm cho tình hình tệ hại thêm. Đó chính là điều mà Trung cộng đã làm vào ngày 7 tháng 10, khi ngân hàng trung ương Trung cộng công bố thêm một chương trình kích thích tốn kém khác nữa: kế hoạch chi ra 175 tỉ đô la nhằm vực dậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

baomai.blogspot.com
  
Với mỗi động thái phá vỡ ngân sách mới, và trong hoàn cảnh không có sự cải cách, khả năng Trung cộng phải trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế gây bất ổn nghiêm trọng – mà những nhà đầu tư có cái nhìn bi quan về Trung cộng như Ruchir Sharma, phụ trách khối các thị trường đang nổi lên của Morgan Stanley từng cảnh báo nhiều năm trước – sẽ tiếp tục tăng lên. “Vấn đề lớn là liệu có thể một trong những quả bom hẹn giờ – nợ xấu, thị trường bất động sản quá nóng, doanh nghiệp nhà nước phình to lên – sẽ bùng nổ hay không”, Gabuev nói. “Do sự tập trung quyền lực của ông Tập nên không có ai nói cho ông ta những lời cảnh báo trước nếu một trong những quả bom này sắp nổ. Và bởi vì ông ta không thật sự hiểu biết rõ về kinh tế vĩ mô, còn mọi người thì ngại không dám nói ngược với hoàng đế cho nên có một rủi ro rất lớn là ông ta sẽ quản trị sai lầm khi nó xảy ra”. Thật vậy, sự ứng phó của chính phủ Trung cộng trước bất kỳ sự bất ổn nào đều có vẻ thật ngu ngốc. Như Schell giải thích: “Tập đã thực sự đưa Trung cộng vào rủi ro rất lớn. Và bởi vì công cụ duy nhất của ông ta là đàn áp, nếu sự việc diễn biến theo chiều hướng xấu, rất có thể chúng ta sẽ thấy thêm nhiều cuộc trấn áp nữa”.

Những dự báo như vậy làm cho mọi người lo lắng. Trung cộng là nền kinh tế lớn nhất thế giới về một số mặt, cho nên nếu nó sụp đổ, cả hành tinh này sẽ phải trả giá. Nhưng lịch sử của các chế độ độc tài khác, chẳng hạn như nước Nga của Vladimir Putin hoặc Bắc Hàn của dòng họ Kim, cho thấy trò chơi quyền lực không ngừng nghỉ của Tập có thể sinh ra nhiều hệ lụy tệ hại hơn nữa. Từ khi nắm được quyền lực, Tập đã vạch ra một chính sách đối ngoại hiếu chiến hơn rất nhiều so với những người tiền nhiệm của ông ta, đã làm hầu như mọi nước láng giềng và cả Hoa Kỳ xa lánh, bằng việc đẩy mạnh đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông, đe dọa Đài Loan, và dùng sức mạnh quân sự để hậu thuẫn cho các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở các quần đảo tranh chấp.

Nếu như các vấn đề kinh tế của Trung cộng trở nên tồi tệ, Tập có thể thử gia tăng căng thẳng ở những mặt trận này nhằm lôi kéo người dân ra khỏi cuộc khủng hoảng trong nước. Sự cám dỗ của hành vi đó tỏ ra mạnh mẽ đặc biệt nếu tổng thống Donald Trump của Hoa Kỳ tiếp tục chọc ngoáy Trung cộng bằng việc tăng cường chiến tranh thương mại và công khai phê phán Trung cộng.

baomai.blogspot.com
  
Ông Bùi cảnh báo tình hình còn có thể đáng sợ hơn nếu những vấn đề kinh tế của Trung cộng hoàn toàn vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Trong trường hợp đó, nhà nước Trung cộng có thể sụp đổ – kết cục điển hình của các chế độ độc tài điển hình khi đối mặt với các cú sốc kinh tế, với các mối đe dọa từ bên ngoài (đặc biệt là từ một thất bại trong chiến tranh) hoặc với sự nổi loạn của dân chúng – nhưng là một sự sụp đổ, mà do kích thước khổng lồ của Trung cộng, có thể sinh ra những hậu quả cực kỳ khủng khiếp.

Đó là lý do tại sao tất cả chúng ta nên hy vọng rằng Trung cộng bằng cách nào đó một lần nữa sẽ tìm được con đường vượt qua lực hút chính trị và tiếp tục là một ngoại lệ đối với mọi quy luật – bất chấp những nỗ lực đang tiến hành của ông Tập nhằm làm cho Trung cộng trở nên bình thường theo ý nghĩa tệ hại nhất của từ này.



Jonathan Tepperman – Huỳnh Hoa

baomai.blogspot.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghe tin gió mùa đông bắc..

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và mọi người đang ngồi

Trong hình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang ngồi và trong nhà


Phần nhận xét hiển thị trên trang