Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

NGƯỜI "CHÀ VÀ" Ở VÙNG SÔNG NƯỚC MIỀN TÂY

Trong văn hóa của người Chà, người phụ nữ làm chủ gia đình

 

DƯƠNG PHẠM
   Ở phía Tây của tỉnh An Giang, giáp đất Campuchia, nhắc đến người Chà, cư dân nơi đây lại đồn thổi rất nhiều chuyện huyền bí. Người ta đồn rằng, người Chà có nhiều bùa ngải, phép thuật, luyện thiên linh cái để giết người… Thôi thì có đến cả chục câu chuyện kinh hãi.
   Thế nên, mặc dù người Kinh sống ngay cạnh người Chà, nhưng ít giao lưu. Khi tôi bày tỏ ý định vào “vương quốc người Chà” bên bờ sông Tiền, ông thầy thuốc kiêm thầy bùa dưới chân Núi Sam, thuộc đất Châu Đốc cứ khuyên tôi không nên vào, vì một là họ không tiếp, hai là họ thả bùa mất mạng!
   Bỏ qua những lời đe dọa mang đầy sự huyễn hoặc, tôi qua phà Châu Giang đến xã Đa Phước thuộc huyện An Phú, nằm ngay bên sông Tiền và sông Bình Di, vùng đất với những ngôi nhà sàn đơn sơ tránh lũ và những nhà thờ uy nghi chả khác nào vùng Tây Á của người đạo Hồi.
    Chạy xe trên con lộ nhỏ dọc sông Bình Di dẫn ra cửa khẩu Long Bình, tôi thực sự lạc vào một vương quốc khác lạ. Trên con đường lộng gió, những người đàn ông đội mũ vải, mặc váy hoa phấp phới với đủ màu sắc đi lại thong dong, đạp xe thong thả trên đường.
    Những cô gái vấn khăn quanh đầu, che kín cổ. Các cô gái đạo Hồi che kín mặt, chỉ hở đôi mắt, nhưng có vẻ đạo Hồi ở xứ này không khắc nghiệt lắm với phụ nữ, nên ra đường họ chỉ đội khăn theo tượng trưng mà thôi.

    Tôi tạt vào một nhà thờ, gặp mấy người đàn ông mặc váy ngồi quây quần dưới nền nhà học kinh. Thấy khách lạ, cả nhóm người nhìn tôi ngơ ngác. Tôi giới thiệu là nhà báo, nhóm người này cùng đứng dậy bắt tay, niềm nở, khác hẳn với lời “dọa” của ông thầy bùa, cũng như người dân vùng Châu Đốc.
    Tuy nhiên, khi thu thập thông tin, họ không trả lời, mà chỉ tôi đến gặp ông Cả Musa. Với người Chà, ông Cả Musa giống như trưởng bản, già bản của các dân tộc phía Bắc.

    Ông Cả Musa là kho tri thức của người Chà, ông nắm rõ lịch sử, văn hóa, tập tục của dân tộc mình. Ông là người cai quản phần tâm linh, được người dân coi trọng, và lời nói của ông được mọi người lắng nghe.
    Hỏi chuyện bùa ngải, ông gạt phắt đi. Ông Cả Musa khẳng định rằng, người Chà ở đây không hiểu bùa ngải là thứ gì. Đó là thứ người dân trong vùng gán oan cho người Chà.
    Theo ông Cả Musa, người Chà ở vùng đất này thường được gọi là người Chà Châu Giang, vì gắn với vùng đất Châu Giang. Ngoài ra, còn được gọi là Tây Chăm, để phân biệt với người Chăm ở nơi khác.
    Người Chà có hơn 20.000 cư dân (trong tổng số 400 ngàn người Chăm), có mặt ở vùng Châu Giang từ đầu thế kỷ 19. Vị tướng Thoại Ngọc Hầu khi thực hiện công trình kênh Vĩnh Tế, đã huy động một nhóm người Chăm vào vùng đất này. Đào xong kênh Vĩnh Tế, tướng Thoại Ngọc Hầu đã chia đất vùng Châu Giang cho người Chăm làm sinh kế.
    Sau này, một nhóm người Chăm gốc Malaysia, gọi là Chăm Chà Và đến sinh sống. Đó cũng là lý do người dân quanh vùng gọi người Chăm nơi đây là người Chà Và, rồi sau gọi tắt là người Chà.
    Người Chà ở vùng đất nhỏ này theo Hồi giáo chính thống, nên còn được gọi là Chăm Islam, hay Chà Islam, với phong tục, tập quán tương đối khác biệt với người Chăm ở những vùng khác trong cả nước.
    Theo ông Cả Musa, đàn ông người Chà vùng Châu Giang mặc váy từ bé cho đến khi chết. Chiếc váy của người Chà có nhiều màu sắc, hoa văn khác nhau, từ màu sáng, sặc sỡ, cho đến tối màu. Nhìn vào chiếc váy đó, người Chà dễ dàng phân biệt được địa vị của họ trong cộng đồng, tuổi tác, có gia đình hay chưa.
   Các chàng trai chưa vợ người Chà thường mặc váy nhiều màu sặc sỡ, với nhiều hình nổi bật nhằm… thu hút phụ nữ.
   Những chiếc váy được cắt khá đơn giản. Đó là một tấm vải lớn, được quấn quanh hông 1,5 vòng, xếp chéo. Váy mỏng hay dầy cũng không quan trọng, bởi bên trong họ mặc thêm một chiếc quần soóc, để đảm bảo kín đáo tuyệt đối.
   Với người Kinh, việc mặc váy thể hiện nữ tính, còn đàn ông Chà mặc váy thể hiện nam tính. Điều đặc biệt nữa là chiếc váy họ mặc dài chấm gót chân, chứ không… hở hang và cũn cỡn như những cô gái người Kinh vẫn phóng xe máy vun vút, tốc cả váy trên con lộ dẫn qua vùng Châu Giang.
   Tôi hỏi ông Cả Musa rằng, việc mặc váy như thế có khó dễ gì cho việc lao động, đi lại không, thì ông lắc đầu bảo không ảnh hưởng gì cả. Người Chà trong cộng đồng vẫn mặc váy đi làm, lái xe, giao lưu với cộng đồng khác quanh vùng.
    Điều khá thú vị ở người Chà vùng này, ấy là người phụ nữ đóng vai trò chủ nhân trong gia đình. Chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng nữ thần vẫn tồn tại đến ngày nay.
    Văn hóa người Chà cho rằng, đàn bà lo việc trong gia đình, giữ gìn gia phả, và đó là những việc quan trọng trong gia đình. Đàn bà Chà đều biết dệt vải. Những chiếc váy hoa mà đàn ông mặc là tác phẩm của người phụ nữ Chà chăm chỉ, khéo tay.
    Điều khá lạ nữa, đó là đàn ông lo việc cơm nước, nấu ăn. Đàn ông học nấu ăn từ một ông thầy cả trong cộng đồng. Món ăn của họ là thịt bò. Điều lạ nữa là họ tự nuôi bò, tự giết bò để ăn. Họ không ăn thịt bất cứ con vật nào khác và không mua thịt bò từ cộng đồng khác.
    Mang chế độ mẫu hệ, nên những đứa trẻ sinh ra mang họ mẹ. Việc cưới xin, lấy chồng là do nhà gái đứng ra lo lắng. Đàn ông ở rể nhà vợ cho đến chết. Khi đàn ông chết đi, nhà gái có trách nhiệm thờ cúng. Khi hết tang theo phong tục, thì nhà gái sẽ trả cốt cho dòng họ nhà trai tiếp tục thờ.
    Phụ nữ Chà được thừa kế tài sản từ gia đình, dòng họ và người con gái út được có quyền lực cao nhất gia đình khi được phân nhiệm vụ săn sóc nhà thờ để thờ cúng tổ tiên và nuôi dưỡng cha mẹ già.
    Phong tục cưới xin của người Chà ở vùng đất này cũng có nhiều chuyện lạ. Khi chú rể được rước về nhà vợ, thì hai người phải thực hiện một thủ tục khá buồn cười, đó là thi mò tiền.
    Ông Cả, người đứng đầu trong vùng sẽ là trọng tài của cuộc thi. Chiếc xô đựng đầy nước được đặt ngay cửa phòng hoa chúc. Ông Cả sẽ bỏ tiền xu vào xô nước. Khi ông Cả ra hiệu, cả hai cùng lao đến dùng 2 tay vớt tiền trong xô.
    Nếu chú rể vớt được nhiều tiền hơn, thì sẽ được chia sẻ một số quyền lực trong gia đình, còn vớt được ít tiền hơn, thì hoàn toàn chịu sự chỉ đạo của vợ. Xong thủ tục này, họ vào động phòng hoa chúc và chính thức thành vợ chồng.
    Sống giữa vùng sông nước Cửu Long, nơi ăn nhậu là thói quen thường ngày của đàn ông, nhưng người Chà không bị ảnh hưởng. Đàn ông Chà ở đây không bao giờ uống rượu bia, hút thuốc, cờ bạc. Những thú vui, tệ nạn đó được quy định rất ngặt nghèo trong giáo luật và không bao giờ có chuyện họ vi phạm.
    Với những phong tục, lối sống hoàn toàn riêng biệt, người Chà vùng Châu Giang, đã tạo ra những nét văn hóa vô vùng độc đáo, có phần bí ẩn.

 Nguồn bài viết tại: Báo VTC online 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ tịch TP.HCM: Từ đáy lòng mình, tôi xin lỗi người dân Thủ Thiêm





VietNamnet

18/10/2018 08:36 GMT+7 

Sáng nay, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM tiếp xúc với 30 hộ dân nằm ngoài ranh quy hoạch, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.

11h: Chủ tịch UBND.TP Nguyễn Thành Phong phát biểu: 

"TP cố gắng thu hút, kêu gọi đầu tư để phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm nhiều năm qua. Bên cạnh đó, TP muốn có sự đồng thuận của người dân, để chỉnh trang, xây dựng Thủ Thiêm thành khu hiện đại, trung tâm hành chính dịch vụ phía đông của TP.




Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, TP đã có một số sai phạm, khuyết điểm, vi phạm đối với người dân sinh sống trên địa bàn, nhất là với những người dân tại khu phố 1, phường Bình An. Một số ngành có liên quan đã thiếu lắng nghe, không cầu thị, chậm trễ giải quyết khiếu nại của các gia đình, tạo tâm lý bất an, hoài nghi, nghi ngờ của những gia đình có liên quan.

Thay mặt lãnh đạo TP trong các thời kỳ, tôi xin lỗi người dân vì những sai phạm trong thời gian qua...

Từ tận đáy lòng mình, tôi chân thành xin lỗi người dân Thủ Thiêm ở khu 4,3 ha ngoài ranh.Tôi cũng xin chia sẻ về hy sinh của những gia đình, hộ dân đã phải rời bỏ nơi mình gắn bó từ bé để xây dựng khu đô thị" 

Ông Phong cho biết, bên cạnh việc xây dựng kế hoạch giải quyết khiếu nại của người dân, TP sẽ tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân, tổ chức có sai phạm trên tinh thần thực hiện đúng kết luận của Thanh tra Chính phủ. 

"Thành phố đang tích cực thực hiện kết luận Thanh tra Chính phủ. Chúng tôi rất cầu thị, đề ra các chính sách, làm sao giải quyết được quyền lợi chính đáng, hợp pháp của bà con..." - ông Phong khẳng định. 
Cuộc họp kết thúc nhưng ông Nguyễn Hồng Điệp - Trưởng ban Tiếp công dân Thanh tra Chính phủ vẫn nán lại nghe ý kiến của người dân...


10h40: Sau khi nghe các ý kiến người dân,Chủ tịch HĐND.TPNguyễn Thị Quyết Tâm nói, vấn đề của khu đô thị mới Thủ Thiêm nằm ở các điểm sau: Việc nằm ở trong ranh hay ngoài ranh 4,3 ha. Độ chính xác trong bản đồ, thiết kế đo vẽ. 

Ngoài ra việc đền bù, xây dựng chính sách bồi thường thế nào? 
Cuối cùng là đề nghị Thanh tra Chính phủ vào làm việc.

Bà Tâm nói, hôm nay lãnh đạo TP nghe ý bà con về việc nằm trong ranh hay ngoài ranh 4,3, tuy nhiên có nhiều vấn đề phát sinh không giải quyết được trong 1 buổi đối thoại. Do vậy cần có một ngày riêng để lắng nghe người dân.

10h17: Bà Nguyễn Thị Kim Phượng, có gần 20 năm mang đơn đi kiện, giờ đầu hai thứ tóc đứng lên trình bày lại nỗi khổ cực nhiều năm qua.

"Không chỉ là mảnh đất tôi đang ở, đó còn là linh hồn, cuộc sống của 4 mẹ con tôi. Chồng tôi mất không có chỗ thờ phúng, phải đi nhờ người thân. Tôi tìm hiểu pháp luật thấy điều gì cũng rõ ràng, nhưng những gì đang được thực hiện là không đúng. 


Tôi là người dân chỉ nhận thấy rằng, hiện này không có bản đồ quy hoạch, không có quyết định thu hồi đất, khi xử lý phải theo luật pháp, chứ không phải theo chỉ đạo. Nói nhà tôi nằm ở đâu, phải có bản đồ cho tôi xem. Đừng căn cứ vào cái không có để thu nhà người dân như vậy" - bà Phượng nói. 

10h5: Ông Lê Văn Lung, người dân nhiều năm khiếu nại ở Thủ Thiêm phát biểu: Về mặt tính chất, kết luận của Thanh tra Chính phủ không phải để giải quyết đơn tố cáo của người dân.

Ngoài ra khi đã nói không xác định được ranh theo bản đồ, vậy dùng cơ sở nào để đối chiếu, kết luận, biết ranh nằm ở đâu để giải quyết cho người dân, hoặc gạt những người không liên quan ra?

"Chúng tôi bị cưỡng chế nhà đất, phải ra Hà Nội để kiện tụng, mất thời gian, tiền bạc, gia đình li tán, những điều này kéo dài 20 năm nay, ai đền bù cho chúng tôi?", ông Lung nói.

9h45: Hộ ông Nguyễn Văn Thạch có ý kiến về việc hỗ trợ đền bù. Ông thắc mắc rằng căn cứ vào quyết định nào, bản đồ nào để xác định khu 4,3 ha?

“Chính quyền cần công bố bản đồ này ở đâu, quyết định nào ?” – ông Thạch nói.

Vừa phát biểu, ông Thạch quay lưng chỉ tay vào bản đồ quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm. 

“Có một số người dân trong ranh 4,3 ha mà ông Hưng không kể tới đã tới đây khai hoang, sinh sống cả đời. Tôi thắc mắc vì sao không có công bố trong ranh, ngoài ranh mà chỉ mời người dân ở khu phố 1 hoặc trong ranh 4,3 ha đến đây nghe", ông Thạch bức xúc.

Trước ý kiến này, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong giải thích, UBND TP sẽ thực hiện 2 buổi tiếp xúc. Cuộc tiếp xúc người dân ngoài ranh dự án (4,3ha ở khu phố 1, phường Bình An) diễn ra hôm nay và sau đó là trong tháng 11/2018, UBND TP sẽ có buổi tiếp xúc khác với các hộ dân còn lại. 

Người dân mang theo bản đồ, giải thích trước lãnh đạo TP về vấn đề ranh quy hoạch

Sở dĩ UBND TP phải tạm phân loại thành 2 nhóm để tiếp xúc, đối thoại như trên nhằm nghe đầy đủ các ý kiến của người dân, từ đó tìm được sự đồng thuận.

9h30: Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho biết, UBND TP đã có kế hoạch triển khai thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ. TP đã thành lập 2 tổ công tác do Chủ tịch UBND quận 2 làm tổ trưởng. Có 11 vấn đề trong đó có 10 việc liên quan tới ranh quy hoạch và 1 liên quan tới bồi thường các hộ dân ngoài ranh. 

Chủ tịch UBND.TP Nguyễn Thành Phong tại buổi tiếp xúc 30 hộ dân Thủ Thiêm

Chủ tịch TP.HCM mong muốn nghe ý kiến góp ý của người dân để chính sách bồi thường được hoàn thiện.

Vấn đề này, Chủ tịch UBND quận 2 - Nguyễn Phước Hưng cho biết, về chính sách bồi thường 4,3 hecta ngoài ranh, cơ quan chức năng đang hoàn chỉnh các cơ sở pháp lý, ranh quy hoạch mới xác định chính thức được hộ nào nằm trong ranh, ngoài ranh.

“Hiện chúng tôi tập trung rà soát từng trường hợp cụ thể. Trong đó có 3 loại chính gồm nhà sở hữu tư nhân, nhà sở hữu Nhà nước, sử dụng đất công: có hợp đồng thuê và không có hợp đồng”, ông Hưng nói.

Tổ công tác đã nghiên cứu và cơ bản sẽ sử dụng phương thức hoán đổi đất đúng diện tích người dân có vị trí di dời.

Có 3 vị trí hoán đổi đất, trong đó có vị trí đối diện chợ Bình Khánh khoảng 18.000 m2 đang hoàn chỉnh hạ tầng, sẽ bố trí người dân vào các vị trí đó.

“Chúng tôi đã thuê đơn vị tư vấn thực hiện, đồng thời nghe bà con góp ý. Đối với đất nông nghiệp thì tỷ lệ hoán đổi như thế nào? Hôm nay tổ công tác trình bày, xin ý kiến bà con sau đó tổ công tác trình UBND TP, nếu TP thông qua, chúng tôi sẽ tổ chức thực hiện”, ông Hưng trình bày.

8h30: Tại buổi tiếp xúc, TP sẽ đưa ra một số phương án giải quyết chính sách cho người dân trong khu 4,3ha và lấy ý kiến người dân. Sau khi có tổng hợp ý kiến, TP sẽ đưa ra phương án chính thức giải quyết quyền lợi cho người dân.

Ông Nguyễn Long Tuyền, Chánh Thanh tra TP.HCM, đọc kết luận của Thanh tra Chính phủ về những vi phạm tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. 
Chủ tịch UBND quận 2 Nguyễn Phước Hưng tại buổi đối thoại

8h: Buổi tiếp xúc bắt đầu. Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND, Nguyễn Hồng Điệp - Trưởng ban Tiếp công dân Thanh tra Chính phủ, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - Chủ tịch HĐND chủ trì tại hội trường. Có 22 hộ trên tổng số 30 hộ dân được mời đã đến tham dự. 

Người dân và phóng viên báo chí không có giấy mời được bố trí theo dõi qua màn hình tivi

Buổi làm việc của ông Phong nhằm thực hiện thông báo 1483 ngày 4/9 của Thanh tra Chính phủ về kết quả kiểm tra một số nội dung chủ yếu liên quan đến việc khiếu nại của công dân về khu đô thị Thủ Thiêm.

Trong lần này, có khoảng 30 hộ dân được mời. Những hộ này là hộ có diện tích giải tỏa lớn, hộ chưa di dời hoặc khiếu nại kéo dài.

Dù đến Trung tâm bồi dưỡng Chính trị quận 2 (nơi tiếp xúc) từ rất sớm, nhiều hộ dân không có giấy mời đứng bên ngoài tỏ thái độ bức xúc. Họ cho rằng gia đình mình bị ảnh hưởng nặng nhưng không mời là vô lý. 

Một người dân đề nghị được vào trong hội trường làm việc với đoàn lãnh đạo thành phố.


Đến 9h, người dân tiếp túc phản đối, cầm băng rôn, biểu ngữ đòi được vào trong. Cảnh sát và lực lượng chức năng quận 2 đã tiếp cận giải thích với thái độ ôn hòa.

30 hộ có giấy mời được làm việc trực tiếp với lãnh đạo TP.HCM. Những hộ dân khác không được vào nhưng có thể theo dõi qua màn hình ở sảnh chờ.


Chỉ người dân có thư mời mới được vào hội trường 

Văn Châu - Châu Giang


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hơn 10 năm nhùng nhằng xử lý công trình của gia đình ca sĩ Mỹ Linh




Thứ tư, 17/10/2018 - 06:03

Huyện Sóc Sơn khẳng định công trình vi phạm của gia đình ca sĩ Mỹ Linh ở xã Minh Phú đã được ngành thanh tra chỉ rõ hơn 10 năm trước, nhưng đến nay, vẫn đang chờ phương án xử lý cuối cùng từ TP và các bộ ngành.

>> Huyện Sóc Sơn "khất" báo cáo về công trình của gia đình ca sĩ Mỹ Linh
>> Hà Nội thanh tra toàn diện vụ “xẻ thịt” rừng Sóc Sơn

Chiều ngày 16/10, ông Đỗ Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho biết, những công trình vi phạm của gia đình ca sĩ Mỹ Linh ở xã Phú Minh được ngành thanh tra chỉ rõ từ năm 2006 và 2008.

Hơn 5 năm sau (từ năm 2008 đến giữa năm 2013), Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng đưa ra kết luận quá trình sử dụng đất của gia đình ông Trương Anh Quân (nhạc sĩ Anh Quân) và bà Đỗ Mỹ Linh (ca sĩ Mỹ Linh) có nhiều sai phạm.

Tại thời điểm năm 2013, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, từ năm 2001, vợ chồng chồng ca sĩ Mỹ Linh nhận chuyển nhượng diện tích 12.691 m2 đất của ông Đỗ Xuân Lâm (nguyên là công nhân lâm trường). UBND huyện Sóc Sơn cấp giấy phép chứng nhận quyền sử dụng đất ở 600 m2, trên tổng diện tích 12.691 m2 đất rừng phòng hộ. 
Ông Đỗ Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn

Đến năm 2009, ca sĩ này xây dựng các công trình nhà ở phòng thu và các công trình phụ cận như: 1 nhà ở và 1 phòng thu diện tích khoảng 390 m2, 1 bể bơi khoảng 60 m2, ngoài ra gia đình Mỹ Linh còn xây dựng nhà để xe, các công trình phụ trợ khác.

Thời điểm trên, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, gia đình Mỹ Linh trình bày việc xây dựng các công trình được UBND huyện Sóc Sơn cấp phép, thế nhưng không cung cấp được giấy phép xây dựng các công trình cho đoàn thanh tra. Ngoài ra, các cơ quan chức năng của huyện Sóc Sơn cũng đã kiểm tra xử lý.

Đang kiến nghị TP giải quyết

Từ năm 2013 đến nay, những vấn đề liên quan đến việc “xẻ thịt” đất rừng Sóc Sơn liên tục được phản ánh nhưng không được xử lý triệt để. Vì vậy, ngày 10/10 vừa qua, UBND TP Hà Nội có văn bản yêu cầu Thanh tra TP và các sở ngành liên quan thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất rừng và trật tự xây dựng tại xã Minh Phú và xã Minh Trí (huyện Sóc Sơn).

UBND TP Hà Nội nêu rõ, TP đã có nhiều văn bản chỉ đạo xử lý sau thanh tra. Tuy nhiên, việc xử lý, khắc phục của UBND huyện Sóc Sơn, các sở ngành liên quan rất chậm, chưa triệt để và tiếp tục để xảy ra các vi phạm.

Tuy nhiên, ông Đỗ Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho rằng, những vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn đã được tập trung giải quyết, trong đó có 18 trường hợp vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trên đất thuộc quy hoạch là rừng phòng hộ - bảo vệ môi trường tại thôn Lâm Trường, xã Minh Phú. Đây là xã có đất của gia đình ca sĩ Mỹ Linh.

Còn với công trình vi phạm của gia đình ca sĩ Mỹ Linh và ngay cả phủ Thành Chương của họa sĩ Thành Chương, ông Tuấn cho biết, thuộc thẩm quyền của TP và cần phải xin ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phương án xử lý. “Trong kết luận thanh tra nêu như vậy, chứ chúng tôi không tự nghĩ ra”, ông Tuấn nói.

Trước những băn khoăn, công trình vi phạm đã được ngành thanh tra chỉ ra từ hơn 10 năm trước, đến nay 2 bộ trên có ý kiến hay chưa, ông Tuân cho hay, việc báo cáo cấp bộ thuộc trách nhiệm của TP. Việc hỏi bộ cũng không thuộc thẩm quyền của huyện Sóc Sơn.

“Chúng tôi đang đề nghị TP giải quyết những công trình lớn. Bởi có những vấn đề thuộc thẩm quyền của huyện, nhưng cũng có những nội dung thuộc thẩm quyền của TP”, ông Tuấn cho hay. 
Quang Phong

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phần kết ngày 17/10/08:




Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ngày cuối ở ĐL



Ảnh Đỗ Mỹ
Trong hình ảnh có thể có: 16 người, bao gồm Tuấn Hải Bùi, Hồng Giang Doãn, Quang Đại Nguyễn, Hồng Chiến và Đỗ Mỹ, mọi người đang cười, mọi người đang đứng


Trong hình ảnh có thể có: 8 người, bao gồm Nguyet Phan và Quang Đại Nguyễn, mọi người đang cười, mọi người đang ngồi




Hiển thị thêm cảm xúc


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thế giới cần chuẩn bị tâm lý chiến tranh quân sự Mỹ – Trung


baomai.blogspot.com
Thế giới cần chuẩn bị tâm lý, vì khả năng xảy ra chiến tranh quân sự Mỹ – Trung rất cao

Chiến tranh là điều mà nhân loại không bao giờ muốn nhưng lại không tránh khỏi khi mâu thuẫn trở nên sâu sắc tới mức không thể giải quyết bằng các biện pháp hòa bình.

Một câu hỏi đặt ra, tỷ lệ chiến tranh với nhân loại như thế nào?

baomai.blogspot.com
  
Theo thống kê, trong khoảng hơn 5.500 năm, tính từ năm 3.600 TCN đến 1970, thế giới có khoảng 14.531 cuộc chiến tranh. Và người ta cộng các thời đoạn ngắn mà toàn thế giới không xảy ra cuộc chiến tranh nào, thì chỉ có tổng số 292 năm. Nghĩa là cứ 20 năm thì có gần 19 năm là trên thế giới có xảy ra chiến tranh nơi này nơi kia.

Trong 50 năm cuối của thế kỷ 20 nhân loại có tổng cộng 260 cuộc chiến tranh.

Các sử gia đã thống kê các nguyên nhân dẫn đến chiến tranh như sau:

baomai.blogspot.com
  
1. Lợi ích của các nước lớn là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh. Đó có thể là chiến tranh giữa các nước lớn với nước lớn, nước lớn với nước nhỏ và nước nhỏ với nước nhỏ (trường hợp này các nước lớn tác động, cung cấp điều kiện, phương tiện chiến tranh cho các nước nhỏ).

2. Nhận thức của hàng ngũ lãnh đạo bên bị tấn công/yếu thế về tính chính nghĩa như thế nào. Nếu bên bị tấn công/yếu thế khăng khăng cho rằng họ có chính nghĩa thì chiến tranh dễ xảy ra.

3. Nhân dân bên nước tấn công sẽ ít phản đối chính phủ họ hơn nếu cuộc chiến không gây nhiều thương vong cho dân thường và ngược lại. Trong thời đại ngày nay, vũ khí chính xác góp phần làm giảm thương vong cho dân thường nên mức độ phản đối chiến tranh sẽ thấp hơn. Cũng có nghĩa là nhân dân dễ đồng tình với chính phủ của họ hơn.

4. Sự ủng hộ của dư luận quốc tế góp phần thúc đẩy chiến tranh. Nếu bên tấn công được dư luận quốc tế ủng hộ mạnh mẽ thì nước tấn công dễ phát động chiến tranh hơn.

baomai.blogspot.com
  
Như vậy áp vào mâu thuẫn Mỹ – Trung hiện nay, chúng ta thấy điều kiện xảy ra chiến tranh là rất cao bởi các lý do:

– Mâu thuẫn Mỹ – Trung là mâu thuẫn nước lớn với nước lớn.

baomai.blogspot.com
  
– Nhận thức của lãnh đạo bên nước yếu thế là Trung cộng chắc chắn cho rằng họ có chính nghĩa. Ở đây xảy ra trường hợp nhận thức của giới lãnh đạo và nhân dân có thể không đồng nhất với nhau, nhưng người dân cũng khó ngăn cản chiến tranh vì tính chất độc tài của thể chế Trung cộng quá lớn.

– Với chiến tranh Mỹ – Trung, sẽ khó xảy ra tình trạng người dân Mỹ phản chiến vì tỷ lệ thương vong cho dân thường là có nhưng sẽ không cao.

– Cuối cùng nếu chiến tranh xảy ra, dư luận quốc tế sẽ có phản đối Mỹ nhưng sẽ không nhiều lắm. Sự công bố liên tục những tài liệu liên quan đến hành vi gây hại nền kinh tế Mỹ sẽ tạo nên sự ủng hộ cho dư luận quốc tế. Ngược lại Trung cộng không đưa ra được phản bác nào khiến dư luận quốc tế cảm thông.

baomai.blogspot.com
  
Qua những phân tích ở trên, chúng ta thấy nếu giới lãnh đạo Trung cộng cứ khăng khăng về tính chính nghĩa của họ thì chiến tranh chắc chắn xảy ra.

baomai.blogspot.com
  
Một điều cuối cùng, theo các nhà sử học, nếu vũ khí hủy diệt hàng loạt giúp kết thúc mâu thuẫn giữa 2 quốc gia nhanh chóng thì nó cũng sẽ không bị phản đối.



Trần Đình Thu 

baomai.blogspot.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC VÀ CÁC HỌC THUYẾT CAI TRỊ


Đặng Văn Sinh 

Trừ Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương là hai Tổng Bí thư có tư tưởng cấp tiến bị nhà chiến lược về các loài mèo hạ bệ, ba Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, trước khi ngồi vào chiếc "ghế nóng" đều nghĩ ra cho triều đại của mình một học thuyết với mục đích hợp lý hoá thể chế độc tài toàn trị mà đảng CSTQ đã áp đặt với nhân dân của họ từ năm 1949.

Giang Trạch Dân với 13 năm tại vị (6.1989 - 11.2002), có học thuyết "Ba đại diện", một thứ triết lý nửa dơi nửa chuột nặng mùi Tuyên giáo, cho dù diễn giải dưới góc độ nào thì nó vẫn là sản phẩm nguỵ tạo đầy mâu thuẫn. Hệ quả của thuyết "Ba đại diện" là lấy việc đàn áp các hội viên Pháp luân công và BUÔN LẬU làm động lực phát triển. Vụ bê bối chấn động Đại Lục vào thời điểm những năm 90 của thế kỷ XX là tập đoàn buôn lậu Lại Xương Tinh dưới sự bảo kê của Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân.
Hồ Cẩm Đào cũng không chịu lép vế trước người tiền nhiệm. Ông ta làm Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch 2 nhiệm kỳ từ tháng 11 năm 2002 đến tháng 11 năm 2012 từng để lại nhiều tai tiếng qua học thuyết kép "Phát triển khoa học" và "Xã hội hài hoà". Các nhà phân tích chính trị đều cho rằng, cả hai thứ học thuyết này đều rất vớ vẩn. Đó chỉ là những cái vỏ ngôn từ sáo rỗng, bịp bợm vốn là sở trường của những người cộng sản Trung Quốc nói một đàng làm một nẻo. "Thành tích" nổi bật nhất của Hồ Cẩm Đào là tạo ra hố sâu ngăn cách giầu nghèo trong xã hội Trung Hoa và gián tiếp kích thích tệ tham nhũng trở thành quốc nạn phá huỷ triệt để nền tảng văn hoá truyền thống. Những Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch, Bạc Hy Lai, Cốc Tuấn Sơn... đều là sản phẩm nảy sinh từ thời họ Giang và trưởng thành phát triển "rực rỡ" dưới vương triều họ Hồ.
Tập Cận Bình tiếp quản ngôi tôn từ tháng 11 năm 2012 cũng đã kịp loè thiên hạ bằng học thuyết "Bốn toàn diện" và "Giấc mộng Trung hoa". Tuy nhiên, kiểm chứng "trước tác" của họ Tập trong hơn 5 năm qua", các nhà bình luận lại cho rằng, "Bốn toàn diện" thực chất là kế hoạch cấp tập nhằm thanh toán triệt để phe phái Giang Trạch Dân nhằm chiếm địa vị độc tôn qua chiến dịch "Đả hổ diệt ruồi". Còn "Giấc mông Trung Hoa" không gì khác hơn là, dùng túi bạc rủng rỉnh và thứ "quyền lực mềm" bành trướng lãnh thổ Trung Quốc sang các châu lục bằng mọi thứ mưu hèn kế bẩn để giải toả không gian sinh tồn cho một đất nước có số dân vượt quá một tỷ ba.
Về danh nghĩa, tác giả của các học thuyết này là ba ông Tổng Bí thư, nhưng thực ra, kẻ vẽ rồng vẽ phượng ở hậu trường lại là một chính khách ẩn danh, mãi đến triều đại Tập Cận Bình mới chính thức lộ diện như một yếu nhân là Vương Hộ Ninh, nhân vật xếp hàng thứ năm trong "Thường uỷ" đảng CSTQ.Nhiệm vụ duy nhất và quan trọng nhất của họ Vương là phải "đẻ" ra được những chủ thuyết chính trị nhằm giải thích sự cần thiết và hợp lý của thể chế ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ để nhân dân Trung Quốc và các chư hầu tự nguyện chấp nhận như là một quy luật khách quan. Mà một khi đã là quy luật thì người dân tuyệt đối tin tưởng vào ĐƯỜNG LỐI SÁNG SUỐT của Đảng, không phản biện, không biểu tình, mọi việc đã có Đảng và Nhà nước lo.
Nghệ thuật cai trị của các hoàng để Trung Hoa thời hiện đại về tổng thể cũng chẳng khác gì cách cai trị của các hoàng đế thời phong kiến. Có điều là, ngày trước chỉ lấy duy nhất tư tưởng Khổng Mạnh làm phương châm trị nước, còn ngày nay mỗi ông vua lại nghĩ ra một chiêu thức mang nhãn hiệu cá nhân mình, nhưng tựu trung đều đi đến mục đích cuối cùng là ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ mà 1300 triệu dân Hoa Hạ BẤT KHẢ KHÁNG.
Đ.V.S.

Phần nhận xét hiển thị trên trang