Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

“Cơn bão” đánh vần kéo dư luận đi lạc hướng Hoàng Dũng


Bài dưới đây đã đăng trên Lao động cuối tuần số 37 (từ 14/9 đến 16/9/2018), tr. 3, chưa đưa lên trang mạng của báo Lao động, sau khi đã cắt bỏ phần trả lời hai câu hỏi đầu tiên. Đây là bản gốc.
Theo PGS.TS ngôn ngữ học Hoàng Dũng, hiện nay, dư luận đang tập trung tranh cãi về cách đánh vần trong sách dạy của GS Hồ Ngọc Đại chứ hầu như không bàn đến chuyện khác. Mà người ta quên vấn đề lớn hơn – là cần một cơ chế giáo dục tốt hơn để không kìm hãm sự tiến bộ. Và chương trình phải lấy mục tiêu làm quan trọng chứ không phải là cách đi theo hướng nào.


Thưa ông, theo quan điểm của nhà ngôn ngữ học, ông đánh giá ra sao về phương pháp dạy tiếng Việt ở cấp tiểu học của giáo sư Hồ Ngọc Đại hiện đang gây tranh cãi ồn ào trên mạng?
Có thể thấy tâm điểm của các cuộc tranh cãi là cách đánh vần. Rất nhiều người cho cách đọc của nhà trường hiện nay là đúng, còn phía cải cách của GS Hồ Ngọc Đại là sai.
Thực ra, cả hai cách đánh vần gần nhau hơn người ta tưởng vì cùng một nguyên tắc, dù là triệt để hay không triệt để. Nguyên tắc đó là đánh vần theo âm. Ngày trước, đánh vần kiểu “bê a ba” là cách gọi tên theo chữ, chứ không phải đánh vần theo âm. Bây giờ, kể cả GS Hồ Ngọc Đại lẫn nhà trường hiện nay đều đọc “bờ a ba”, từ bỏ cách đánh vần theo kiểu gọi tên con chữ bằng cách phát ra âm mà con chữ thể hiện.
Khác là chỗ, trong khi sách của GS Hồ Ngọc Đại nhất quán về nguyên tắc ngữ âm, thì sách hiện nay trong nhà trường tiểu học lại rẽ sang hướng khác, khi gán cho cách đánh vần – vốn chỉ có một mục đích là để học trò đọc được – thêm một nhiệm vụ nữa là giúp cho học trò sửa lỗi chính tả. Ca và  đều có cùng một phụ âm đầu, nên theo đúng nguyên tắc ngữ âm, phải đánh vần “cờ a ca”, “cờ ê kê” như cách của GS Hồ Ngọc Đại. Nhưng sách của Bộ Giáo dục hiện hành chọn cách dạy “cờ a ca” nhưng “ca ê kê”. Đó là vì họ sợ học trò do đánh vần hai từ này như nhau mà viết cùng một chữ như nhau: ca. Để tránh nguy cơ sai chính tả, họ hy sinh tính nhất quán của hệ thống, đánh vần theo cách gọi tên con chữ.
Thực ra có thể giải quyết theo một cách khác: chỉ cần dạy học sinh khi âm “cờ” đứng trước i, ê, e, thì viết chữ “k”.
Chuyện thiếu nhất quán như thế còn bộc lộ ở nhiều chỗ khác. Chẳng hạn, qua – vốn là [âm đầu “cờ” + âm đệm + nguyên âm a] – đánh vần theo ngữ âm như sách GS Hồ Ngọc Đại là “cờ oa qua”, còn sách hiện hành của Bộ Giáo dục là “quờ a qua”, do muốn dùng cách đánh vần để dạy chính tả. Đọc “qu” là “quờ” (gồm “cờ” + âm đệm) như một cái mẹo với mong muốn nhờ thế trẻ viết đúng chính tả, thì cũng không sao. Nhưng sách của Bộ Giáo dục chỉ gán âm đệm cho phụ âm đầu trong trường hợp âm đệm kết hợp với “cờ”, còn với các phụ âm khác thì âm đệm vẫn là một bộ phận của vần: qua là “quờ a qua”, nhưng hoalại “hờ oa”, chứ không phải “huờ a hoa”. Hệ quả là, một cách logic, qua (vần a) phải được xem là không cùng vần với hoa (vần oa) – một điều trái với cảm thức của người Việt.
Tuy thế, nguyên tắc đánh vần theo ngữ âm không phải ổn thỏa trong mọi trường hợp. Điều này lộ ra rõ nhất ở trường hợp chữ quốc. Thầy Đại đọc “quốc” trong “quốc gia” là “cờ uốc cuốc”, hoàn toàn giống cái cuốc. Điều này đúng với với cách phát âm của người miền Bắc. Tuy nhiên, chữ này còn có hai cách đọc khác nhau – “quấc” ở miền Nam, ví dụ trong từ điển “Đại Nam quấc âm tự vị” của Huỳnh Tịnh Paulus Của và “quức” ở miền Trung, ví dụ ở Huế.
Như thế, người Việt không có địa phương nào đọc chữ “quốc” với âm đệm + vần uốc cả. Tóm lại, “quốc” là cách viết sai chính tả. Người đầu tiên phát hiện ra lỗi sai chính tả là một người Mỹ, ông M. B. Emeneau trong cuốn Studies in Vietnamese (Annamese) Grammarnăm 1951.
Tranh cãi về một điều quá cũ như thế phải chăng chúng ta nên bỏ cách đánh vần, thưa ông?
- Giữa thế kỷ 17, trường phái Port-Royal chủ trương bỏ cách đánh vần theo tên con chữ, để theo âm. Đánh vần theo cách nào, theo ngữ âm học hay theo cách đọc tên con chữ, là vấn đề xưa cũ ở châu Âu cách đây mấy thế kỷ mà giờ Việt Nam lại khơi dậy cuộc tranh cãi đó thì thật lạ.
Vấn đề ở chỗ, trên thực tế học xong đánh vần (theo bất cứ cách nào) là người ta quên sạch, khi đọc là đọc thẳng, chứ không hề đánh vần. Vậy thì, liệu có phải chăng không cần đánh vần? Mặt khác, có hàng vạn người nước ngoài học tiếng Việt mà không cần đánh vần. Bànlà “bàn” chứ không “bờ an huyền bàn”. Kết quả là người ta vẫn nói được tiếng Việt như thường.
Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa hề có công trình nào nghiên cứu so sánh dạy không đánh vần và đánh vần cả. Một chuyện kéo dài mấy thế kỷ, tác động đến hàng triệu con em của chúng ta, thì không lý do gì mà giới nghiên cứu giáo dục không ai để tâm cả. Vấn đề thì có, mà nghiên cứu thì không. Vì sao? Chương trình rất chặt chẽ, đã bắt đánh vần thì giáo viên nào cũng phải tuân theo. Trẻ con đi học theo đúng chương trình của nhà nước, mà không cho đánh vần thì có mà chết à? Làm thế nào mà thực nghiệm giáo dục nếu hễ dạy khác đi là phạm luật?
Trong chương trình mới sắp được áp dụng, người ta đặt ra mục tiêu về năng lực, chứ không bó buộc về phương pháp. Khi đó, thầy cô giáo, nhà soạn sách giáo khoa muốn đánh vần theo cách nào hay không đánh vần đều được phép, miễn là đạt yêu cầu mà chương trình đề ra. Và những ai xem đây là một đề tài tử tế để nghiên cứu, đối chiếu, đưa ra kết luận, sẽ có điều kiện để thực hiện.

Qua câu chuyện “cơn bão” kỳ lạ về công nghệ giáo dục này, ông muốn lý giải điều gì?
- Từ đó, chúng ta nghĩ đến chuyện xa hơn: Giáo dục. Chỉ qua một chuyện nhỏ thế này thôi có thể thấy rằng khó lòng bắt kịp thế giới nếu chúng ta không thay đổi cơ chế. Cơ chế kín đến mức nó loại trừ, triệt tiêu mọi nghiên cứu, vì nghiên cứu thì phải thực hành và đối chứng, nhưng lại không cho áp dụng vào giáo dục. Điều đó dập tắt mọi tiến bộ.
Qua chuyện tranh cãi này, chúng ta nghĩ đến thấy chuyện lớn hơn – cơ chế giáo dục như thế này phải thay đổi, nếu không sẽ kìm hãm mọi tiến bộ trong giáo dục. Tôi hy vọng với chương trình mới, dù đúng sai vẫn còn phải tranh luận, dù ưu khuyết điểm vẫn còn phải tranh cãi, nhưng tiến bộ quan trọng nhất có tính bước ngoặt cần phải ghi nhận, là không bắt buộc người ta phải dạy bằng cách gì. Tôi cứ bùi ngùi nghĩ nếu chương trình này được áp dụng vào năm 1978, thì sách của GS Hồ Ngọc Đại không phải mất đến 40 năm nấp dưới danh nghĩa thử nghiệm.
Vì sao lâu nay người ta không nói đến, mà đợi trước khi tung ra bộ sách mới lại ào ào lao vào tranh cãi? Phải chăng ở đây có liên quan đến lợi ích nhóm?
- Tôi không muốn nói đến chuyện lợi ích nhóm vì khẳng định điều này cần phải có bằng chứng. Tôi chỉ thấy khó lòng giải thích theo một hướng.
Thực tế cho thấy thời nay người ta thích chê hơn khen. Bất chấp ai đó, dù người đó cao đến mấy nữa, nói nước mình có bao giờ được thế này chăng, trên mạng xã hội, người ta cũng không like – điều đó cho thấy não trạng của xã hội của ta đang nhìn về hướng nào. Não trạng này đang nhìn về thể chế xã hội – mà giáo dục là một bộ phận trong đó – theo hướng không tích cực, chủ yếu là chê bai. “Cơn bão” phê phán cách đánh vần chẳng qua thể hiện sự thất vọng – và đối với một số người là tuyệt vọng – về giáo dục. Sự thất vọng này không dừng lại ở nói năng: nó hành động. Người ta bán nhà, bán cửa cho con đi học nước ngoài, gọi là tỵ nạn giáo dục.
Một lý do khác: Không may là chuyện người ta đang bàn là chuyện đánh vần. Mà đánh vần thì ai cũng thấy mình có thẩm quyền để nói, vì ai mà chẳng đánh vần được! Lưu ý, sách của GS Hồ Ngọc Đại về dạy toán (ông vốn là TSKH ở bên Nga về đề tài dạy toán cho lớp 2), bị GS Nguyễn Tiến Dũng ở Đại học Toulouse (Pháp) cho là sai từ gốc, mà không tạo thành “bão”. Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng dẫn những ví dụ như học giải tích hàm, việc viết công thức Parceval cho chuỗi Fourier để phản bác GS Hồ Ngọc Đại, thì mấy ai hiểu để có thể tham gia tranh cãi!
“Cơn bão đánh vần” có cái hay là khiến cho người ta chú ý vấn đề mà trước đây họ không để tâm. Nhưng lại có cái dở là khiến người ta “thấy cây mà không thấy rừng”. Nếu GS Hồ Ngọc Đại dạy đánh vần sai đi chăng nữa, thì có ảnh hưởng đến hòa bình thế giới đâu? Rồi ai cũng đọc được cả mà! Người ta quên vấn đề lớn hơn – như đã nói – là cơ chế giáo dục cần thay đổi. Và như thế thì uổng lắm, chúng ta mất đi cơ hội hướng người đọc ngẫm cùng nhà nước cách làm sao cho ta hưởng một cơ chế giáo dục tốt hơn.
Xin cảm ơn ông.
---
H.D.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam: Lịch sử một dân tộc ‘dễ bị tổn thương’


13 Tháng Chín Tác giả: Vũ Đức Liêm
Chúng ta không quên lịch sử mở rộng lãnh thổ từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XIX. Điều quan trọng ở đây là đa dạng hóa cách tiếp cận lịch sử Việt Nam và thêm vào đó một nhận thức rằng: bên cạnh một lịch sử quật khởi, dân tộc này có những lúc “yếu đuối” và dễ bị tổn thương. Người Việt cần biết rõ điểm yếu của mình, đặc biệt là từ góc độ quản trị nhà nước, điều hành quốc gia nhằm thúc đẩy phát triển bền vững, và để không ai bị bỏ rơi từ quá trình phát triển này.

Mùa hè năm 1371, Thăng Long thêm một lần nữa bị đốt cháy bởi bàn tay của những người từ bên ngoài. Cuộc tập kích của người Chăm làm vua Trần phải bỏ chạy lánh nạn về phía Bắc. Trong kinh thành bỏ ngỏ, những kẻ xâm lược “đốt phá cung điện, cướp lấy con gái , ngọc lụa đem về.” Đây không phải là lần đầu tiên kinh đô của Đại Việt bị hủy hoại. Và đó chưa phải là lần cuối cùng. Hoàng Thành đã in “dấu giày” của không chỉ một đạo quân nước ngoài. Người Hán đã ở đấy, và cả người Nam Chiếu, người Champa, người Mông Cổ, người Pháp, người Nhật. 


Thăng Long còn bốc cháy bởi chính bàn tay của người Việt với tần suất nhiều không kém, từ những nhà sư nổi dậy, các hào trưởng chống lại triều đình, các thủ lĩnh nông dân, kiêu binh, các vị tướng nổi loạn, và tranh chấp triều đại. Mồi lửa của những thăng trầm biến động đó không chỉ chôn vùi Cửu Trùng Đài, mà còn cuốn theo vận mệnh của quốc gia trong nhiều cuộc khủng hoảng và sụp đổ.

Đây là câu chuyện về Việt Nam: một dân tộc “dễ bị tổn thương”. Câu chuyện này không nhằm phác thảo một Việt Nam yếu ớt, “chia rẽ”; không phải hạ thấp nỗ lực của bao thế hệ người Việt xây nên quốc gia hòa bình, thống nhất như ngày nay. Nó chỉ đơn giản chỉ ra rằng trong “tiếng hát 4000 năm” của Hồng Hà, Cửu Long, bên cạnh những lúc “Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc”, khi “Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc” và “Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sông Bạch Đằng”, là lúc người Việt tự tay đốt phá đền đài, cung điện, những lúc vua Đại Việt bỏ chạy khỏi chính hoàng cung của mình trước sức ép của kẻ ngoại xâm, là lúc hàng vạn người đói lưu tán từ vùng Hải Dương, Thái Bình xuống phía nam châu thổ sông Hồng sau mỗi trận lụt, và có lúc hàng triệu người bỏ mạng vì nạn đói. Đương nhiên, nhiều thách thức trong số này là bên ngoài mang lại, nhưng cũng không ít đến từ chính cách người Việt điều hành quốc gia của mình.

Việt Nam là một dân tộc dễ bị “tổn thương”, “nhạy cảm” với sự thay đổi địa chính trị, cấu trúc dân cư, lãnh thổ, biến động xã hội, và thiên tai. Quản trị nhà nước ở Việt Nam chưa bao giờ là điều dễ dàng, dù người cầm quyền xuất thân tướng lĩnh kiệt xuất như Lê Hoàn, Lí Công Uẩn, Nguyễn Huệ, là trí thức uyên bác như Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Minh Mệnh.

Vì sao nhận thức điều đó lại quan trọng? Dân tộc nào cũng có điểm yếu. Nhiều người Việt ý thức rõ rằng dân tộc họ thường xuyên chịu sự đe dọa bởi ngoại xâm, thiên tai, nội chiến… tuy nhiên chúng ta chưa có những hiểu biết một cách có hệ thống rằng những biến động này ảnh hưởng như thế nào đến sự ổn định chính trị, xã hội của Việt Nam từ góc độ vĩ mô? Cha ông trong quá khứ đã vượt qua những thử thách đó như thế nào? Điều này có thể là tri thức hữu ích cho những người quản trị nhà nước hiện tại.

Việt Nam trong khung cảnh địa chính trị dễ bị tổn thương

Việt Nam có cấu trúc địa chính trị đặc thù: lãnh thổ hẹp, trải dài từ Bắc xuống Nam. Chúng ta nói nhiều về lợi thế ôm lấy biển, cửa ngõ của Đông Nam Á, cửa ngõ vào miền Nam Trung Quốc, giao điểm của tuyến đường tơ lụa trên biển, của các luồng văn hóa, văn minh… Nhưng không nên quên rằng vùng đất này là điểm đến của nhiều mưu đồ chinh phục, cai trị, tìm cách ảnh hưởng của nước ngoài hay địa chỉ ưa thích của các cơn bão, lụt lội, và dịch bệnh, là hạ nguồn của những hệ thống sông lớn, nơi mà bất cứ sự thay đổi nào ở thượng nguồn cũng tiềm ẩn nguy cơ đối với đời sống con người.

Phía Bắc là nơi ngự trị của một trong những đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại: Trung Hoa, “tồn tại” liên tục hơn 2000 năm qua (dĩ nhiên với thăng trầm tộc người, triều đại). Hai thiên niên kỷ chung sống với một người láng giềng như thế rõ ràng không phải là một trải nghiệm dễ chịu nếu nhìn vào số lần bị xâm lược, sức ép kinh tế, chính trị, quân sự thường trực, nạn cướp biển từ duyên hải Nam Trung Hoa, xâm nhập của thổ phỉ, phu mỏ từ Vân Nam, Quảng Tây, buôn lậu lúa gạo từ đồng bằng Mekong cho đến khu vực đông bắc của châu thổ sông Hồng.

Biển giúp kết nối các nhóm cư dân trên lãnh thổ Việt Nam, thúc đẩy quá trình di dân về phía Nam. Tuy nhiên biển cũng là nơi thường xuyên đưa lại các mối đe dọa cho người Việt. Bên cạnh thiên tai và dịch bệnh là cướp biển và các cuộc tấn công đường thủy. Chiến thuật truyền thống của người Việt là dùng thuyền nhỏ, cơ động linh hoạt, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của kẻ thù đối với địa hình phức tạp để mai phục tấn công các hạm thuyền lớn. Chiến thuật này đã thành công trên sông Bạch Đằng. Nguyễn Huệ đã áp dụng nó trên một khúc sông có nhiều cù lao và các ngã rẽ năm 1785. Thủy quân Đàng Trong đã đốt cháy các tàu chiến lớn của người Hà Lan năm 1643 (Hoang Anh Tuan 2007). Tuy nhiên trong nhiều thế kỷ, người Việt phải vất vả đối phó với người Champa với các thuyền nhỏ và kỹ thuật hàng hải thiện nghệ hơn.

Ngày nay, cướp biển có vẻ xa lạ với người Việt. Tuy nhiên giữa các thế kỷ XVI-XIX, đó là nỗi ám ảnh của miền duyên hải. Một nhánh của cướp biển Nhật Bản từng tấn công Đàng Trong vào cuối thế kỷ XVI. Thế kỷ XVIII-XIX, quy mô của mạng lưới cướp biển gia tăng nhanh ở vùng vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. Ngay cả triều Tây Sơn cũng phải duy trì mối liên hệ với các nhóm này (Dian Murray 1987). Các vùng thường xuyên bị cướp phá là từ Nam Định đến Móng Cái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tiên, và Phú Quốc. Giang Bình, một địa điểm trên lãnh thổ Việt Nam đến tận năm 1885 (ngày nay cách Móng Cái 20 km), là một thiên đường cướp biển như thế, nơi làm cho Càn Long, Gia Khánh đau đầu vì cung cấp căn cứ cho nhiều nhóm quân sự trong vịnh Bắc Bộ (Robert Antony 2010: 34).

Dọc theo hành lang phía Tây, kéo dài hàng nghìn km là hệ thống địa hình phức tạp, đa dạng tộc người, tôn giáo, ngôn ngữ. Trên hành lang này, lịch sử cho thấy nhà nước và xã hội của người Việt phải đối mặt với nhiều thách thức. Hà Nội và vùng châu thổ sông Hồng nhiều lần bị đe dọa từ phía Bắc, Tây bắc, Tây nam. Ít nhất có hai lần các đạo quân Nam Chiếu và Mông Cổ đi dọc theo hệ thống sông Đà và sông Lô để đánh chiếm Đại La/ Thăng Long. Cuộc tấn công ở thế kỷ IX đã phá hủy hoàn toàn hệ thống phòng thủ của nhà Đường, buộc Cao Biền phải xây đê hộ thành Đại La kiên cố (Keith Taylor 1983).

Hành lang biên giới Việt-Trung từng là con đường giao thương quan trọng kéo dài tận phía bắc Lào và Myanmar với hệ thống trao đổi bạc, đá quý, ngựa, trà, muối, đồ sắt… Vào thế kỷ XVIII-XIX, đó là thiên đường của các nhóm di cư, thổ phỉ, và bạo lực xã hội. Bắt đầu từ cuối thế kỷ XVIII, hàng trăm nghìn phu mỏ người Hán tràn vào thượng du Bắc Kỳ (riêng mỏ đồng Tụ Long đã có 100,000 người, theo Lê Quý Đôn, Kiến Văn Tiểu Lục). Họ là một phần của hàng triệu người di cư dọc theo Quảng Tây, Vân Nam vào cuối thời Thanh. Ảnh hưởng xã hội của họ còn kéo dài cả thế kỷ sau đó khi Nông Văn Vân nổi dậy chống nhà Nguyễn, tập hợp hàng nghìn thợ mỏ người Hoa, và có ý đồ đánh chiếm xuống vùng châu thổ phía Nam với các cuộc tấn công Thái Nguyên và Hưng Hóa. Vào cuối thế kỷ XIX, khu vực này một lần nữa bị xáo trộn bởi hàng vạn tàn quân Thái Bình Thiên Quốc, những người sẽ làm cho quan lại nhà Thanh, triều đình Huế, người Pháp, người Lào, người Thái “mất ăn mất ngủ” (Bradley Davis 2017).

Nguy cơ xung đột cũng đến từ miền thượng du Thanh Hóa, Ninh Bình, Hưng Hóa. Các tù trưởng người Lào (và các nhóm cư dân nói tiếng Thái) thường xuyên trong quan hệ căng thẳng với nhà Lê. Cũng tại đây vào những năm 1816-1836, các nhóm ủng hộ hậu duệ của nhà Lê liên minh với các thủ lĩnh Thái, Mường; muốn làm chủ một dải trung du bao quanh châu thổ sông Hồng, sau đó xâm nhập vào từ phía Tây và Tây nam dọc theo sông Đà và vùng thung lũng bắc Ninh Bình (1833-1836).

Tại những cửa ngõ của khu vực có địa hình phức tạp này, trong những năm 1950-1952, các đạo quân của tướng Võ Nguyên Giáp đã triển khai tấn công quân Pháp dọc theo sông Lô, Hòa Bình, Hà-Nam-Ninh, Vĩnh Yên-Phúc Yên.

Nếu như châu thổ sông Hồng bị “đe dọa” bởi các vùng núi và trung du bao quanh thì châu thổ Mekong có những điểm yếu của riêng nó. Đường bộ nối thành phố Hồ Chí Minh với Phnom Penh chưa đến 250 km (5-6 giờ lái xe), và một không gian vùng biên không có chướng ngại tự nhiên. Quân Khmer từng tổ chức đánh chiếm Hà Tiên vào thế kỷ XVIII (Trương Minh Đạt 2008). Đó cũng là điều họ làm vào năm 1979. Quân Siam hơn một lần chiếm Hà Tiên, hai lần xâm lược hạ lưu Mekong. Cuộc xâm lược năm 1834 là một nỗ lực lớn của Bangkok với năm cánh quân, hướng trọng tâm vào các tuyến thủy-bộ dọc theo sông Mekong và vịnh Thái Lan. Ý đồ của họ là lấp kênh Vĩnh Tế, chia cắt hệ thống liên lạc, vận tải quân sự của người Việt nhằm kiểm soát vùng hạ lưu ngập lụt này.

Bờ Tây sông Hậu kéo dài đến Kampot, Kompong (Cambodia), và Trat (Thái Lan) là một ví dụ khác của những vùng đất mới vượt ra ngoài tầm kiểm soát của nhà nước. Từ giữa thế kỷ XIX cho đến đầu thế kỷ XX, nơi đây là thiên đường của dân di cư bất hợp pháp, buôn lậu lúa gạo, cướp biển, các hội kín và tổ chức bạo lực người Việt, người Hoa, Khmer… (Thomas Engelbert 2007). Một cách hình ảnh thì đây chính là một “Miền Tây” của lịch sử Việt Nam (như “Miền Tây”trong khung cảnh lịch sử Hoa Kỳ).

Vấn đề quản trị lãnh thổ

Lãnh thổ hình chữ “S” xinh đẹp của Việt Nam là một không gian không dễ điều phối. Lấy năm 1975 làm ví dụ. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa có trong tay cả triệu quân, yểm trợ bằng không quân, nhưng họ lúng túng trong việc đánh-giữ-rút giữa ba vùng: duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, và Đông Nam Bộ. Bất cứ động thái quân sự nào diễn ra ở ba khu vực này đều có nguy cơ đặt Sài Gòn vào thử thách lớn. Chỉ một dấu hiệu đe dọa Tây Nguyên cũng làm cho cả hệ thống phòng thủ hàng trăm km ở miền duyên hải mất tinh thần. Họ bị động ứng phó, ra quyết định rút quân chiến lược, dù còn những kho vũ khí lớn ở vùng duyên hải. Một nỗi lo sợ như thế chắc chắn cũng đã đến với tướng Tassigny và cấp dưới của ông, tư lệnh quân Pháp tại Bắc Bộ Raoul Salan khi châu thổ sông Hồng bị tấn công từ ba phía (1950-1951). Nếu ông ta để mất bất cứ một cửa ngõ nào vào tay tướng Giáp, toàn bộ hệ thống thực dân trong vùng sẽ bị lung lay.

Xuôi về phía Nam, hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh cho thấy hành lang phía Tây có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt đối với an ninh của toàn bộ Việt Nam. Dọc theo sông Mekong, quân Siam từng tổ chức các cuộc xâm lược vào Nghệ An và Hưng Hóa (1834). Chính trên vùng cao nguyên Trường Sơn, bảy năm trước, Huế đã phải một phen “mất ngủ” khi Siam xâm lược Vientiane (1827), và “san phẳng” toàn bộ kinh thành này theo lệnh của vua Rama III (Mayoury and Pheuiphanh Ngaosyvathn 1998). Ngay lập tức Minh Mệnh phải điều các đạo binh, voi đến Nghệ An. Tuy nhiên đó chưa phải là lần cuối. Người Thái đã trở lại vào những năm 1890 và 1940.

Không phải đến Minh Mệnh mà gần bốn thế kỷ trước, người Việt đã tìm cách chinh phục vùng đất phía tây này nhằm giữ vững an ninh cho vương quốc của mình. Lê Thánh Tông trong một cuộc viễn chinh chưa từng có tiền lệ đã đưa quân sang tận vùng đất được cho là Myanmar ngày nay. Tuy nhiên cuộc hành quân cũng chỉ ra giới hạn của người Việt trong việc mở rộng ảnh hưởng qua bên kia dãy Trường Sơn (John Whitmore 2004). Sau đó là các chúa Trịnh, Tây Sơn cũng đều có những nỗ lực tương tự nhưng không thành công.

“Thất bại” của người Việt trong việc duy trì ảnh hưởng ở Lào và Cambodia biến hai khu vực này thành vấn đề an ninh thường trực từ thế kỷ XVIII. Trung tâm điểm của tương tác này là cuộc cạnh tranh với Thái Lan. Xét về tương quan quân sự, Việt Nam không hề thua kém, thậm chí còn có ưu thế về dân số và tổ chức quân đội. Nhưng người Thái có lợi thế địa hình, dễ dàng xâm nhập vào Lào hay Cambodia. Việt Nam có thể áp đảo trong các chiến dịch tạm thời, tuy nhiên duy trì quân đội và hệ thống tiếp tế liên tục trong thời gian dài trên những địa hình phức tạp là điểm yếu của chúng ta.

Hành lang dài, hẹp ở miền Trung là một “điểm yếu” quan trọng khác của Việt Nam. Nó là cái bẫy đối với nhiều triều đại trong việc lựa chọn vùng đóng đô và tổ chức mạng lưới quân sự. Nguyễn Hoàng gặp vấn đề này khi ông dịch chuyển dinh trấn liên tục dọc theo các cửa sông bị núi chia cắt. Nguyễn Huệ gặp vấn đề nghiêm trọng hơn khi buộc phải lựa chọn Phú Xuân, Nghệ An, hay Thăng Long. Việc ông chọn Nghệ An, dường như là một quyết định đơn thuần mang ý nghĩa khoảng cách địa lý hơn là một tính toán chiến lược kỹ lưỡng.

Gia Long có lí do “chính đáng” khi chọn kinh đô của tổ tiên làm kinh đô của nước Việt Nam thống nhất trải dài hơn 2000 km từ Cao Bằng đến Hà Tiên. Cách Hà Nội 700 km và Sài Gòn 900 km, Huế có thể nhận được báo cáo khẩn từ Hà Nội sau 4 ngày 6 giờ, từ Hà Tiên sau 12 ngày 6 giờ (1836). Có hai điểm yếu làm giảm khả năng cơ động của Huế trong việc cai trị Việt Nam. Thứ nhất, Huế là một đô thị nhỏ hẹp. Sông Hương và các cửa biển xung quanh nông, thường xuyên bị cát bồi. Đó không phải là một nơi lí tưởng cho các hải cảng, tập hợp quân sự, trung chuyển hàng hóa. Thứ hai, người cầm quyền gặp khó khăn khi điều hành nền chính trị từ Huế, đặc biệt là việc quản lí hai đồng bằng đông dân và thịnh vượng ở châu thổ sông Hồng và Mekong. Thực tế là vương triều này tiêu tốn quá nhiều nhân lực vào việc vận chuyển lương thực từ Gia Định đến Huế, và sau đó là ra Nam Định để cung cấp cho binh lính, trả lương cho quan lại, và cứu trợ. Vào đầu thế kỷ XIX, hằng năm, hàng vạn người và khoảng 650 chiếc thuyền đã tham gia vào hệ thống này, tiêu tốn một phần lớn sức lực, ngân sách.

Mở rộng lãnh thổ là một thành tựu của người Việt. Nhưng từ thế kỷ XV, quá trình này diễn ra quá nhanh và không ổn định làm cho giới cầm quyền lúng túng trong việc quản trị những phần lãnh thổ gia tăng này. Dân cư ở đó dịch chuyển liên tục, tương tác tộc người phức tạp dẫn đến sự đa dạng vùng miền, đan xen cấu trúc kinh tế, chính trị và văn hóa. Các cuộc nội chiến liên tục từ 1533 đến năm 1802, và sau đó là nổi loạn của dân chúng có vẻ như là hệ quả của diễn trình lãnh thổ, dân cư và dịch chuyển cấu trúc quyền lực này.

Việt Nam dễ bị tổn thương bởi thiên tai, dịch bệnh

Hai trận dịch đầu thế kỷ XIX là một thảm họa đối với Việt Nam. Nó cho thấy cách thức xã hội này cực kỳ dễ bị “lây nhiễm” bởi các dịch bệnh “quốc tế”. Thống kê của nhà Nguyễn vào năm 1820 cho thấy 206,835 người chết. Trận dịch thứ hai vào các năm 1839-1840 với hậu quả được báo cáo về Huế một cách không đầy đủ:

Số người chết tại các địa phương trong trận dịch 1839-1840
Số người chết tại các địa phương trong trận dịch 1839-1840
(Đơn vị: người)
    Năm     Thanh Hóa    Bắc Ninh    Hải Dương    Hưng Yên    Nam Định    Sơn Tây  
1839 21,50023, 000   
18402, 000  3, 0002004, 900
Nguồn: Đại Nam Thực Lục.

Thiên tai là vấn nạn thường xuyên đe dọa sự ổn định kinh tế và xã hội Việt Nam trong lịch sử. Nền kinh tế dựa trên sản xuất nông nghiệp. Ổn định xã hội dựa trên việc nhà nước tổ chức cuộc sống cho đại đa số nông dân và giữ cho làng xã yên bình. Mỗi khi nước sông Hồng tràn bờ là lúc xuất hiện dòng dân cư lưu tán. Nổi dậy của dân đói và dân bị quan lại địa phương áp bức luôn là vấn đề thường trực nếu nhà nước không sẵn sàng ứng phó. Lưu ý rằng sự yếu kém của quan lại địa phương, nạn cường hào là nguyên nhân chính, trực tiếp dẫn đến phản kháng của nông dân, đặc biệt là trong những điều kiện bất lợi về kinh tế. Cuộc nổi dậy lớn nhất ở vùng châu thổ vào đầu thế kỷ XIX của Phan Bá Vành là hệ quả của nạn lụt và đói từ 1824 đến 1826 ở vùng “rốn lũ” của châu thổ: Hải Dương, Thái Bình. Dân chúng bắt đầu kéo sang Nam Định và tràn xuống vùng duyên hải phía nam, nơi họ tập hợp lại và dùng bạo lực chống lại hệ thống điều hành chính trị yếu kém và tư pháp tham nhũng (Vu Duc Liem, Village rebellion).

Không phải nhà Nguyễn ghẻ lạnh các con đê, bỏ mặc dân chúng. Trong vòng 26 năm thời Gia Long và Minh Mệnh (1802-1829), triều đại này đắp mới 144.5 km trong tổng số 952 km đê chính ở Bắc Bộ. Bất chấp những nỗ lực đó, từ 1803 đến 1861, cả vùng hứng chịu 27 trận lụt lớn (Tessier Olivier 2011). Với tần suất hai năm một trận lụt, tỉ lệ này là gần như cao nhất trong gần 1000 năm từ khi người Việt “tiếp quản” vùng châu thổ ở thế kỷ X, đồng thời là nguyên nhân của ít nhất 47 cuộc nổi dậy đầu thế kỷ XIX. Đây là một bài học lớn về quản trị nhà nước ở đồng bằng sông Hồng cũng như cho những thách thức tự nhiên Việt Nam đã và đang đối mặt: biến đổi khí hậu, nước biển dâng, nhiễm mặn, mất rừng, đặc biệt là nguy cơ “xóa sổ” vùng châu thổ Mekong trong một thế kỷ tới do khoảng 20 con đập đã và đang được xây dựng trên dòng sông chính.

Cuối cùng, việc viết những điều này không nhằm phủ nhận sự trường tồn, sức sống dẻo dai, và tinh thần quật cường của người Việt trong hàng nghìn năm qua. Bao nhiêu thế hệ đã ngã xuống để có được một hình hài dân tộc thống nhất. Bao thế hệ đã cùng nhau đoàn kết chống lại ngoại xâm, thiên tai, nội chiến để củng cố độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ cuộc sống yên bình của người Việt. Viết điều này cũng không phải nói rằng người Việt lúc nào cũng là “nạn nhân” của lịch sử, của hoàn cảnh, của người bên ngoài. 

Chúng ta không quên lịch sử mở rộng lãnh thổ từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XIX. Điều quan trọng ở đây là đa dạng hóa cách tiếp cận lịch sử Việt Nam và thêm vào đó một nhận thức rằng: bên cạnh một lịch sử quật khởi, dân tộc này có những lúc “yếu đuối” và dễ bị tổn thương. Người Việt cần biết rõ điểm yếu của mình, đặc biệt là từ góc độ quản trị nhà nước, điều hành quốc gia nhằm thúc đẩy phát triển bền vững, và để không ai bị bỏ rơi từ quá trình phát triển này.

Hình: Ghi chép về cuộc tấn công, cướp bóc, đốt phá của Chiêm Thành vào Thăng Long năm 1371. Nguồn: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, quyển 7: 37a.

Tham khảo
Bradley Davis. Imperial Bandits: Outlaws and Rebels in the China-Vietnam Borderlands (University of Washington Press, 2017).
Keith Taylor. The birth of Vietnam (Berkeley: University of California Press, 1983).
Olivier Tessier, “Outline of the Process of Red River Hydraulics Development During the Nguyễn Dynasty (Nineteenth Century),” in Environmental Change and Agricultural Sustainability in the Mekong Delta, ed. Mart A. Stewart and Peter A. Coclanis (Springer, 2011), 45–68.
Thomas Engelbert. “Go West” in Cochinchina. Chinese and Vietnamese Illicit Activities in the Transbassac (c. 1860-1920s). 南方華裔研究雜誌, 第一卷, 2007: 56-82.
Vũ Đường Luân, “Contested Sovereignty: Local Politics and State Power in Territorial Conflicts on the Vietnam-China Border, 1650s–1880s,” Cross-Currents: East Asian History and Culture Review 5, no. 2 (2016): 497–533.
Vu Duc Liem. “The Age of Sea Falcons: Naval Warfare in Vietnam, 1771-1802,” in Warring Societies of Pre-Colonial Southeast Asia: Local Cultures of Conflict Within a Regional Context, ed. Kathryn Wellen and Michael Charney (Copenhagen: Nordic Institute of Asian Studies, 2017), pp. 103-129.
Vu Duc Liem. Village rebellion and social violence in early nineteenth century Vietnam, in A Violent World? A Global History of Early Modern Violence and its Restraint, eds., Erica Charters, Marie Houllemare, and Peter Wilson (Manchester University Press, sắp xuất bản).
Tom Fawthrop. Killing the Mekong, Dam by Dam,https://thediplomat.com/2016/11/killing-the-mekong-dam-by-dam/

Nguồn: Tia Sáng


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hiện trạng

Hiện trạng
 
nhiều năm, chiếc ghế vẫn đen và đầy ẩn ngữ
dị đoan, hay lên đồng
sống trong bóng đêm dày đặc những mối lo
bất an, môi sinh, cả tính mạng
những hố hầm
cả bầy ngôn ngữ
xào đi nấu lại
trên chảo dầu...
 
tôi cưỡi con chim trắng của tôi bay vào giấc ngủ của đại dương
một hòn đá vô tri nằm ngâm khuôn mặt xuống đáy thẳm.
 
thế giới đầy ánh sáng
nhưng thơ tôi lại xám và đen
trong những đêm nghe mưa tan tác trên ngói gió
trên xác thuỷ thần.
 
hiện trạng
không thể đánh vần bằng cách đẩy ngôn từ đi ngược lại với chính thời đại mình sống
nó phải chân thật.
 
con người đang trên hành trình tìm lại bản năng
sinh tồn
trên chính quê hương mình...
 
 
Thiên đường ma
 
buổi tối, một con chim hót
trên nóc ngói, tháng mười nở hoa trắng
viên bi lăn qua ngôi miếu nhỏ gần một ngôi trường tiểu học.
 
con rắn mọc sừng
cây sung to phủ bóng
những trưa hè...
 
buổi tối, con rắn mọc thêm cánh
trên thiên đường ma
dọc theo lối trở về ánh sáng
màu máu đỏ ngập tràn khắp nơi
cuộc hành quân của bóng ma
trên những cơn điên & hốt hoảng, ám ảnh cái chết
 
buổi tối, hoa gạo bung từng mùi hương
phả ngạt ngõ quê
trẻ trốn nhà chơi u quạ
đêm trăng
 
đỏ, kí ức
những lối đêm
trên thiên đường nằm trong chiếc lồng sắt...
 
buổi tối
những đám ruộng mở mắt nhìn trời mưa
tiếng ếch nhái vọng buồn cổ tích
 
trên thiên đường ma
bầy chim trắng
bay qua mái đình hoang...
 
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

không thể kết nối tình yêu giữa hai thế giới khác biệt


TIẾNG CHUÔNG 

mang trong lồng ngực quả chuông câm
người đàn bà tựa bên song cửa
phác nên bức tranh tĩnh vật gam trầm
những tiếng ngân nga đã trôi đi vô tích
đã vùi sâu lòng đất
đã chìm đáy đại dương
đã im bặt giữa tầng tầng mây trắng
con nhện góa miệt mài giăng tơ
đan tấm lưới chiều buồn bã bâng quơ
vớt những âm thanh vọng tưởng
chiếc lá vàng níu trên cây lần khân chưa muốn rụng
dâng lên nỗi khát sương đêm
tắm mình trong đầm đìa ánh trăng
và lịm chết trong giấc mơ diệp lục
người đàn bà đi tìm tiếng chuông
trôi theo sắc áo cà sa, tiếng kinh cầu não nuột
có tiếng vọng thầm từ phía ngực sâu
rằng
không thể kết nối tình yêu
giữa hai thế giới khác biệt
(10/9/2018)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hầu Ban Tuyên huấn

Làm báo trong chế độ xã hội chủ nghĩa ngán nhất là phải hầu ban Tuyên huấn. Lâu nay khi bàn về tự do báo chí, người ta thường cho rằng vấn đề chủ yếu là được phép ra báo tư nhân. Không đúng! Sau tháng tư năm 1975, Đảng Cộng sản đã từng cho phép Tin Sáng và Đứng Dậy (Đối diện của Chân Tín Nguyễn Ngọc Lan trước 1975) tái xuất bản. Nhưng cả hai tờ báo này hoàn toàn không có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Bởi vì hàng tuần họ phải đến nghe đại diện ban Tuyên huấn của Đảng chỉ đạo: việc nào được phép nói, và nói to hay nói nhỏ; việc nào tuyệt đối không được đụng tới, không được nói bóng nói gió. Đó là biện pháp “siêu kiểm duyệt”. Vậy mà cuối cùng Đảng vẫn không yên tâm, đã cho họ “hoàn thành nhiệm vụ”. Do đó, tự do báo chí trước hết là không bị đảng cầm quyền chỉ đạo. Suốt đời “làm báo cách mạng” tôi phải chịu sự chỉ đạo và nhiều lần phải đi hầu ban Tuyên huấn. Xin kể vài chuyện


Báo Xuân năm 1990, Hội Nhà báo tổ chức chấm giải báo đẹp có thưởng. Báo Lao Động được giải B, không có giải A. Ban tổ chức cho biết lẽ ra Lao Động được giải A, nhưng vì đăng quảng cáo ở trang bìa, dù là bìa phụ, làm mất tính trang nghiêm nên bị hạ xuống giải B. Tôi nói, nếu vì lý do đó thì tôi không nhận giải, vì không chấp nhận cái gọi là mất tính trang nghiêm ở đây. Sau chuyện này, phó ban Tuyên huấn Hữu Thọ đưa ra góp ý trong cuộc họp đầu năm, lấy báo Nhân Dân để so sánh, coi đăng quảng cáo như dấu hiệu chạy theo thương mại. Khi lên trưởng ban Tuyên huấn, Hữu Thọ nhiều lần góp ý với tôi là nên đưa hai mục “Nói hay đừng” do Ba Thợ Tiện viết và “Tranh biếm liên hoàn” của Choé ở trang nhất vào bên trong, với lý do là “phải giữ cho trang nhất một không khí trang nghiêm”. Tôi trả lời ông, bạn đọc cần nghiêm túc, chính xác, bổ ích chứ không cần trang nghiêm. Sau vụ tố cáo âm mưu diễn biến hòa bình, tôi bị cho về hưu, Hữu Thọ lại nhắc nhở tổng biên tập Phạm Huy Hoàn điều này, hai mục trên được đưa vào trong cho tới nay.
Năm 1992 nhà báo Lưu Trọng Văn đặt câu hỏi với nhạc sĩ Trần Kiết Tường rằng “bài hát ‘Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người’ ông sáng tác trong hoàn cảnh nào?” Nhạc sĩ Trần Kiết Tường trả lời: “Sở dĩ sáng tác được bài này là nhờ tôi ở ngoài Đảng.” Đọc câu này tổng thư ký tòa soạn Lý Quý Chung và phó tổng biên tập Hồng Đăng đều ngạc nhiên và thích thú, nhưng lại sợ bị quy “quan điểm lập trường” nên chờ tôi đọc và yêu cầu, nếu tổng biên tập đồng ý thì xin cho một chữ ký với hai chữ “đã duyệt”.
Đọc câu trả lời của nhạc sĩ Trần Kiết Tường tôi nhớ ngay đến chuyện ban giám khảo văn nghệ Nam bộ thời chống Pháp do ông Hà Huy Giáp phó bí thư kiêm trưởng ban Tuyên huấn Trung ương cục miền Nam phê phán bài “Tiểu đoàn 307” của Nguyễn Hữu Trí đảng viên, đại đội phó, trưởng ban Quân nhạc Khu 8 là một bài hát lai căng cả nhạc và lời. Ý kiến phê bình vô lý đó đã khiến Nguyễn Hữu Trí rời bỏ quân ngũ về ở ẩn tại Cần Thơ quê nhà, còn Nguyễn Bính thì ra bờ sông ven Huyện Sử, mở quán bán sách báo. Ở vùng mỏ Quảng Ninh năm 1967, tại cuộc triển lãm tranh của các họa sĩ trong tỉnh, ông ủy viên ban Thường vụ Tỉnh ủy đã to tiếng phê bình một bức tranh vẽ cây cổ thụ cành lá quấn quýt xum xuê: “Tác giả bức tranh này không quán triệt nhiệm vụ phát triển ngành than, nền kinh tế chủ yếu của tỉnh nhà. Nếu trồng toàn những cây có cành lá uốn éo cong queo thế này thì làm sao có gỗ ngay thẳng để chống lò? Tất cả các mỏ hầm lò chắc chắn phải ngừng khai thác?” Ý kiến trên đã được tờ báo địa phương in chữ đậm và tác giả của nó được suy tôn là “vị Các Mác của tỉnh nhà!” Nhà văn Sơn Nam, người đã từng được ban giám khảo do Hà Huy Giáp lãnh đạo chấm giải nhất những tác phẩm “Bên rừng Cù lao Dung” và “Tây đầu đỏ”, nhưng sau 20 năm “sống trong lòng địch” đã bị “tự diễn biến” cho nên nhiều lần nói lén với tôi: “Ông Công này, bao giờ còn dưới sự lãnh đạo của Đảng các ông thì không thể có tác phẩm ‘ra hồn’ được đâu”. Do đó, tôi quyết định phải công bố ý kiến của Trần Kiết Tường.
Quả nhiên báo in bài này vừa phát hành đã bị Bộ Văn hóa Thông tin phê bình trong bảng thông báo hàng tuần, tiếp theo là ban Tư tưởng Văn hóa chất vấn trong cuộc họp với các tổng biên tập do trưởng ban Trần Trọng Tân trụ trì.
Trả lời câu hỏi tại sao lại cho đăng “ý kiến oái oăm này”, tôi đáp: Theo tôi được biết, bản nhạc này vừa ra đời đã bị Tố Hữu phê bình là ủy mị không thể hiện đúng đắn tình cảm lành mạnh của nhân dân anh hùng ca ngợi lãnh tụ anh minh của mình. Trước nguy cơ bản nhạc sắp bị cấm, một số người đã đưa nó vào đêm nhạc giải trí của chủ tịch Hồ Chí Minh. Cụ Hồ nghe bài hát ca tụng mình đã rưng rưng xúc động. Một lúc sau, cụ hỏi “chú nào là tác giả bài hát này?” Câu hỏi ấy đã cứu bài hát khỏi bị bức tử và sau đó được xuất hiện trên các sân khấu ca nhạc nhiều hơn hẳn so với các bài ca ngợi Cụ Hồ trước kia. Tôi đã trả lời chất vấn của ban Văn hóa Tư tưởng rằng, đăng ý kiến trung thực của nhạc sĩ Trần Kiết Tường tác giả bài hát là để ngăn chặn những người lãnh đạo bảo thủ dùng quyền lực giết chết sự sáng tạo của nghệ sĩ đã từng xảy ra nhiều lần. Tôi kể từ bài “Tiểu đoàn 307” thời chống Pháp đến tiểu thuyết “Vào đời” của Hà Minh Tuân, tiểu thuyết “Mùa hoa giẻ” của Văn Linh, thơ “Trò chuyện với Thúy Kiều” của Lý Phương Liên… đã bị bức tử ở thời xã hội chủ nghĩa.
Ông Trần Trọng Tân im lặng hồi lâu rồi nói: “Tuy vậy những ý kiến này chỉ nên trao đổi trong nội bộ, chưa nên phổ biến trên truyền thông đại chúng gây những suy diễn không có lợi cho sự lãnh đạo của Đảng ta trên mặt trận văn hóa văn nghệ vốn rất phức tạp đã từng xảy ra Nhân văn Giai phẩm”. Sau đó ông chuyển sang vấn đề khác.
Năm 1991 trong vòng một tháng báo Lao Động có bốn bài phê bình bốn vị bộ trưởng. (Bộ trưởng bộ Y tế Phạm Song lem nhem giành nhà cửa; Thống đốc ngân hàng nhà nước Cao Sĩ Kiêm không nghiêm túc thực hiện sắc lệnh đổi mới ngân hàng; Bộ trưởng lâm nghiệp Phan Xuân Đợt phá rừng mà không trồng rừng bù lại; bộ trưởng bộ Năng lượng Vũ Ngọc Hải chậm xây dựng nhà máy điện). Tôi được ban tư tưởng văn hóa mời riêng để góp ý. Lúc này ông Trần Trọng Tân đã vào Sài Gòn làm Phó bí thư Thành ủy. Ông Hữu Thọ lên trưởng ban. Tôi nói, tất cả các bài báo đều rất chính xác. Nếu các bộ trưởng không đồng ý thì xin cứ gửi bài phản biện, chúng tôi sẽ trả lời đúng quy định của pháp luật. Trưởng ban Hữu Thọ cười đáp: “Hôm nay ban không mời Tổng Biên tập Tống Văn Công mà mời đảng viên Tống Văn Công, cho nên chúng ta không nói chuyện pháp luật mà chỉ nói về ý thức trách nhiệm của đảng viên đối với chính phủ do Đảng mình lãnh đạo”. Tôi nói, dù chỉ xét về trách nhiệm đảng viên cũng vẫn phải căn cứ theo luật pháp chứ anh. Hữu Thọ cười, rồi thân tình nói bỗ bã theo kiểu bạn bè: “Tao hỏi mày, một chính phủ mà chỉ trong một tháng bị mày phê phán te tua tới bốn vị bộ trưởng thì còn đâu uy tín với trong, ngoài nước?” Tôi đáp, nếu chính phủ chân thành tiếp thu phê bình và có cách sửa chữa tốt thì uy tín không thể giảm mà càng tăng cao, và quan trọng hơn là đất nước phát triển, nhân dân được lợi.
Trong số báo 96-97-98 năm 2012 báo Lao Động tôi có kể lại câu chuyện trên. Trong dịp gặp nhau ở Hà Nội, Hữu Thọ vui vẻ nói “tao có đọc bài mày chửi tao. Thù dai thế!”
TVC

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sai phạm tại Thủ Thiêm, những ai liên quan?


 09/09/2018 - Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ hàng loạt sai phạmlớn tại dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, Q.2 (TP.HCM), đồng thời kiến nghị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan. Vậy những ai phải chịu trách nhiệm về các sai phạm này?
Một trong số những căn nhà còn sót lại ở 
phần
  đất 4,3 ha, KP.1, P.Bình An, Q.2 (TP.HCM)
Khu đô thị mới Thủ Thiêm (gọi tắt là Thủ Thiêm) là một “siêu dự án” có đến gần 15.000 hộ dân thuộc diện đền bù, giải tỏa với hơn 60.000 nhân khẩu đã di dời. Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, kể từ khi Thủ tướng ký Quyết định số 367 phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm vào thời điểm 4.6.1996 đến nay, quá trình triển khai dự án trải qua 4 đời chủ tịch UBND TP.HCM, gồm: ông Võ Viết Thanh (1996 - 2001), ông Lê Thanh Hải (2001 - 2006), ông Lê Hoàng Quân (2006 - 2015) và đương nhiệm là ông Nguyễn Thành Phong.

Ai làm ranh quy hoạch “nhập nhèm” ?

Để làm cơ sở pháp lý triển khai việc xây dựng Thủ Thiêm, ngày 27.5.1996, UBND TP.HCM trình Thủ tướng đồ án quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/5.000 (thời điểm đó thuộc H.Thủ Đức). Trên cơ sở tờ trình của TP.HCM, ngày 4.6.1996 Thủ tướng ký Quyết định 367 phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố, sai phạm tại Thủ Thiêm chủ yếu về điều chỉnh ranh quy hoạch và bố trí đất tái định cư (TĐC), xảy ra trong giai đoạn đầu thực hiện. Đây chính là “nguồn cơn” của việc khiếu nại, tố cáo kéo dài hơn chục năm qua.

Về điều chỉnh ranh quy hoạch, kết luận chỉ rõ Quyết định số 13585/KTST-QH ngày 16.9.1998 về quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 Thủ Thiêm đã điều chỉnh diện tích và ranh giới không đúng thẩm quyền; trách nhiệm trực tiếp thuộc Kiến trúc sư trưởng TP, các sở, ngành liên quan và UBND TP.HCM.

Theo tìm hiểu của PV, Quyết định 367 của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm nêu rõ quy mô 930 ha, trong đó khu đô thị mới 770 ha với dân số khoảng 200.000 người, khu TĐC 160 ha với dân số 45.000 người. Sau khi có Quyết định 367, TP.HCM đã nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, dẫn đến khu đô thị này bị “biến dạng” và đó là một trong những nguyên nhân phát sinh nhiều hệ lụy. Lần “biến dạng” đầu tiên dẫn đến “nhập nhèm” ranh quy hoạch, xuất phát từ Quyết định số 13585/KTST-QH do ông Lê Văn Năm, Kiến trúc sư trưởng TP (nay là Sở QH-KT) ký đã điều chỉnh diện tích và ranh giới, trong đó giảm khoảng 26,3 ha (bao gồm 3 ha mặt nước) so với Quyết định số 367/TTg, với lý do “đã giao đất cho 5 doanh nghiệp đầu tư dự án kinh doanh nhà ở, khu vui chơi, giải trí, thương mại với tổng diện tích 23,3 ha thuộc P.Bình An, Q.2 trước khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch và bổ sung vào trong ranh quy hoạch khoảng 4,3 ha thuộc một phần KP.1, P.Bình An hiện nay”. Chính việc “nhập nhèm” này khiến vị trí, giới hạn quy hoạch Thủ Thiêm được phê duyệt không thống nhất về tên gọi so với bản đồ và thực địa.


... và một số căn nhà còn sót lại ở phần đất 4,3 ha, KP.1, P.Bình An, Q.2 (TP.HCM)
ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Theo quy định tại Nghị định số 91/NĐ-CP ngày 17.8.1994, thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 1/2.000 đối với Thủ Thiêm thuộc UBND TP.HCM, nhưng vì sao Kiến trúc sư trưởng TP lại ký duyệt? Cũng theo tìm hiểu của PV, Kiến trúc sư trưởng TP đã thực hiện theo chỉ đạo của UBND TP.HCM tại Quyết định số 1720/QĐ-UB-NC ngày 3.6.1994, Công văn 2704 ngày 20.7.1998 giao nhiệm vụ cho Kiến trúc sư trưởng TP phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 Thủ Thiêm. Điều bất thường là đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 Quyết định số 13585/KTST-QH sau khi được phê duyệt, các đơn vị liên quan, trong đó có Công ty dịch vụ phát triển đô thị và UBND Q.2, không tổ chức phổ biến công khai đến các tổ chức, cá nhân cư trú trong phạm vi quy hoạch.
“Biến dạng” khu TĐC 160 ha

Về thực hiện khu TĐC 160 ha được nêu trong Quyết định 367, kết luận của TTCP khẳng định UBND TP.HCM đã vi phạm các quy định của pháp luật trong việc lập, trình, phê duyệt quy hoạch và thu hồi đất trong phạm vi khu TĐC 160 ha đã được Thủ tướng phê duyệt. Theo đó, TP đã phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương tạm giao, thu hồi và giao đất cho 51 dự án với tổng diện tích 144,6 ha để đầu tư kinh doanh nhà ở, văn phòng, khu vui chơi, giải trí, công trình công cộng... sau khi Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch khu TĐC. Hậu quả là không đủ đất để bố trí TĐC theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 367 và Công văn số 190/CP-NN ngày 22.2.2002 của Chính phủ, dẫn đến làm phá vỡ quy hoạch được phê duyệt, việc đầu tư xây dựng Thủ Thiêm bị đình trệ do người dân khiếu nại kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Theo tìm hiểu của PV, hầu hết trong số 51 dự án làm “biến dạng” đất TĐC nói trên được TP giao đất từ thời điểm 4.6.1996 - 22.2.2002, tức là từ sau Quyết định 367 đến trước khi có Công văn 190/CP-NN, thậm chí có 10 dự án tiếp tục được giao đất sau thời điểm có Công văn 190/CP-NN về việc xác định cụ thể địa điểm khu TĐC. Đúng ra, các sở ngành của TP phải tham mưu đề xuất UBND TP xây dựng TĐC cho dân trước, sau đó mới giao đất cho dự án. Việc này cho thấy Kiến trúc sư trưởng TP, Sở QH-KT, Sở TN-MT và UBND Q.2 thời kỳ có liên quan đã thiếu trách nhiệm để đất TĐC bị “biến dạng”.

Điều đáng nói, không chỉ các sở ngành thiếu trách nhiệm, mà ngay UBND TP.HCM khi điều chỉnh quy mô Thủ Thiêm vào năm 2005 với Quyết định 6565/QĐ-UBND do Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Đua ký, thậm chí còn không đề cập đến 160 ha đất TĐC của Thủ Thiêm mà Thủ tướng đã phê duyệt trước đó. Hệ lụy là đến thời điểm TTCP kiểm tra, tổng diện tích đất đã được quy hoạch và thực hiện đầu tư khu TĐC chỉ có 46,1 ha. Chưa kể, các lần điều chỉnh quy hoạch của UBND TP.HCM vào thời điểm 2005 và 2012 đã loại bỏ chức năng trung tâm hành chính (18 ha) mà trước đó Quyết định 367 của Thủ tướng đã xác định rõ; tăng chức năng đất ở lên hơn gấp 2 lần so với Quyết định 367...

Liên quan đến những sai phạm tại Thủ Thiêm trong quá trình triển khai, TTCP từng có 4 báo cáo kết luận; các bộ, ngành cũng có hàng loạt văn bản đề nghị giải quyết; đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ đã 14 lần có văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND TP.HCM giải quyết các vấn đề phát sinh theo đúng quy định pháp luật, nhưng đến nay vẫn chưa đứt điểm.

Người dân đề xuất hoán đổi đất


Ông Lê Văn Lung trao đổi liên quan đến kết luận của TTCP về dự án Thủ Thiêm
ẢNH: TRUNG HIẾU

Ngày 8.9, nhiều người dân ở Thủ Thiêm (Q.2) gặp nhau để bàn luận về kết luận của TTCP. Ông Lê Văn Lung, một người dân có nhà đất nằm trong diện tích 4,3 ha, cho hay từ hôm qua đến giờ ông nhận được nhiều phản ánh của người dân Thủ Thiêm biểu lộ còn những tâm tư về kết luận TTCP. Tuy vậy, kết luận cũng có phần “an ủi” người dân khi nêu việc phải thu hồi lại đất giao không đúng pháp luật để bố trí TĐC cho người dân. Thực tế chỉ còn hơn 100 hộ dân khiếu kiện kéo dài nên diện tích đất bố trí TĐC cho số này chỉ cần khoảng 3 ha. Tuy nhiên, việc bố trí TĐC này sẽ xảy ra tranh chấp mới khi khó xác định cơ sở để bố trí TĐC bởi mỗi hộ có tình trạng pháp lý nhà đất khác nhau.

Ông Lung nói: “Chúng tôi có thiện chí đề nghị TP giải quyết bằng cách hoán đổi đất của những hộ bị cưỡng chế, những hộ chưa bị cưỡng chế nhưng đã có quyết định cưỡng chế”. Số hộ chưa bị cưỡng chế mà ông Lung đề nghị hoán đổi chừng 20 - 30 căn nhà nằm theo kiểu “da beo”. TP nên gom những căn nhà này về một khu đất “có giá trị ngang miếng đất cũ”. Đây là cách làm nhằm khắc phục những hậu quả mà trước đó chính quyền đã gây ra.

Người “trong cuộc” nói gì ?

Cần thời gian rà soát lại
Sau khi Thanh Niên hôm qua đăng thông tin Thanh Tra Chính phủ chỉ rõ hàng loạt sai phạm lớn tại dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, nhiều người liên quan đến việc triển khai khu đô thị này đã có những “giãi bày”.

Trao đổi với PV, KTS Lê Văn Năm, nguyên Kiến trúc sư trưởng (KTST) TP.HCM - người ký Quyết định số 13585/KTST-QH ngày 16.9.1998, khẳng định trong quá trình làm nếu có thiếu sót, bản thân sẽ phải chịu kiểm điểm cá nhân. Tuy nhiên, sự việc xảy ra cách đây gần 20 năm, giờ mọi thứ thay đổi nhiều nên ông không thể nắm rõ việc ký Quyết định số 13585 phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 Thủ Thiêm có đúng thẩm quyền hay không. Muốn làm rõ vấn đề này, ông Năm cho rằng phải dựa vào những văn bản pháp lý liên quan. Trên cơ sở đó, Sở QH-KT sẽ thay mặt KTST cũ để báo cáo với UBND TP tất cả những việc đã xảy ra trong thời gian ông phụ trách.

Ông Năm nói: “Khi xem đồ án quy hoạch tỷ lệ 1/2.000 Thủ Thiêm mà Công ty dịch vụ phát triển đô thị thực hiện và được Sở Xây dựng thẩm định, bản thân tôi cho đây là đồ án rất lớn. Tôi đã trình đồ án lên Chủ tịch UBND TP lúc đó là ông Võ Viết Thanh xem xét ký để trình lên Thủ tướng”. Tuy nhiên, theo ông Năm, sau khi bàn lạc với lãnh đạo TP, Chủ tịch UBND TP có văn bản giao cho KTST, bởi cho rằng đây là nhiệm vụ, chức năng của KTST TP nên ông phải thay mặt UBND TP ký đồ án.

“Hiện tôi là người dân bình thường nên không có chức năng, thẩm quyền gửi báo cáo lên UBND TP. Muốn báo cáo, tôi phải gửi ý kiến lên cơ quan cũ, nay là Sở QH-KT để sở này tính toán báo lên Chủ tịch UBND TP”, ông Năm chia sẻ và khẳng định: “Đây là sự việc lớn, lại qua thời gian quá lâu, chưa kể khi đó quyết tâm của TP thực hiện dự án này quá lớn nên có thể trong quá trình thực hiện có những điều thiếu sót. Tuy nhiên, dù hiện nay tuổi tôi đã cao nhưng với vai trò là người từng tham gia thực hiện dự án, tôi sẽ cùng với Sở QH-KT kiểm tra, rà soát lại những văn bản liên quan từ năm 1998 đến nay để biết đúng sai nằm ở đâu”.

Liên quan đến thẩm quyền ký Quyết định số 13585, ông Võ Viết Thanh, nguyên Chủ tịch UBND TP, cho rằng muốn làm rõ trách nhiệm thuộc về ai cần phải xem kỹ hồ sơ chứ thời gian lâu rồi ông cũng không thể nhớ. Ông Thanh cho hay khi đó ông làm Chủ tịch UBND TP nhưng ông Vũ Hùng Việt là Phó chủ tịch UBND TP được giao theo dõi dự án Thủ Thiêm, nên phải hỏi ông Việt hoặc KTST Lê Văn Năm sẽ nắm rõ hơn. Theo ông Thanh, vấn đề quan trọng nhất trong lúc này là để triển khai dự án, TP bỏ ra hàng chục ngàn tỉ đồng đền bù, giải tỏa. Vậy cần làm rõ số tiền này có được chuyển tới đúng người dân nằm trong dự án hay không, hiệu quả tới đâu? “TTCP mới khái quát ban đầu thôi chứ ở Thủ Thiêm còn nhiều chuyện phải giải quyết lắm”, ông Thanh nhấn mạnh.

“Mình không tránh khỏi những sai sót”

Ông Lê Hoàng Quân, nguyên Chủ tịch UBND TP, cho hay mới xem thông tin trên báo chí chứ chưa nhận được kết luận từ TTCP. Bản thân ông luôn tin các cơ quan nhà nước sau khi xem xét vụ việc dựa trên căn cứ quy định pháp luật, lịch sử vấn đề. Còn đi vào chi tiết của dự án Thủ Thiêm, ông Quân nói: “Dự án trải qua nhiều năm, có nhiều giai đoạn, nhiều chủ trương thay đổi qua từng thời kỳ, có nhiều yếu tố lịch sử khách quan lẫn chủ quan nên giờ mà đi vô giãi bày từng công việc, từng việc làm sẽ có nhiều việc phải nói lắm. Nhiều thế hệ lãnh đạo đã từng tập trung để giải quyết dự án Thủ Thiêm chứ không phải chỉ một vài cá nhân hay một vài người. Chưa kể giai đoạn đó TP có rất nhiều dự án, công việc phải lo chứ không riêng gì dự án Thủ Thiêm”.

“Thủ Thiêm được thực hiện trong thời điểm khủng hoảng tài chính chứ không phải suôn sẻ. TP đã phải di dời, bố trí TĐC cho mấy chục ngàn hộ dân. Việc chung cũng làm được nhưng nói thẳng là mình không tránh khỏi những sai sót, nhưng mục tiêu là phải chăm lo cho bà con, làm sao để TP ngày càng phát triển… Đó là mục tiêu của các thế hệ lãnh đạo TP, trong đó có tôi”, ông Quân nói.

Liên quan đến kết luận của TTCP về sai phạm lấy 160 ha đất TĐC giao cho doanh nghiệp, ông Quân khẳng định vấn đề này cần xem xét yếu tố lịch sử chứ không phải tự nhiên TP lấy đất TĐC chia cho các doanh nghiệp. Việc phân đất cho doanh nghiệp được lãnh đạo TP xem xét, cân nhắc rất nhiều. “Khi giải trình về vấn đề này, anh em ở dưới có báo do 160 ha đất xen canh, nhà cửa chứ không phải 160 ha này liền khoảnh. Có chỗ chỉ một héc ta, có chỗ vài ba héc ta lổm nhổm lắm”, ông Quân nói. Ông cũng cho biết thêm giữa Quyết định 367 và đi đến xử lý của TP vào những vấn đề cụ thể, quyết định nói chung chung dành 160 ha kế cận cho TĐC, nhưng ranh giới không được rõ ràng, thậm chí có những nơi không được đo đạc bằng máy móc như hiện tại.

Theo ông Quân, các thế hệ lãnh đạo TP quyết tâm biến một vùng đầm lầy trở thành trung tâm thương mại, tài chính, nâng cao đời sống của người dân chứ không có ý gì khác. Trong quá trình làm có sai sót, có chuyện này chuyện kia phải kiểm điểm, còn nếu có tiêu cực, lợi dụng thì ông sẽ chịu trách nhiệm với dân. Là người đứng đầu TP, ông không thể né tránh trách nhiệm được. “Về trình tự sau khi có kết luận, TTCP sẽ báo cáo Chính phủ để từ đó Chính phủ có kết luận và chỉ đạo. Lãnh đạo hay nguyên lãnh đạo TP sẽ thực hiện theo chỉ đạo đó”, ông Quân nói.
Trung Hiếu - Đình Phú

TIN LIÊN QUAN
Infographic Thanh tra Chính phủ công bố nhiều sai phạm tại Thủ Thiêm: Kiến nghị xử lý hàng loạt tổ chức, cá nhân
Thanh tra Chính phủ chính thức công bố kết luận kiểm tra dự án Thủ Thiêm
TP.HCM nhận thiếu sót trước Thủ tướng về vi phạm đất đai

https://thanhnien.vn/thoi-su/sai-pham-tai-thu-thiem-nhung-ai-lien-quan-1001024.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

3 kiểu người này, càng gặp càng không nên đối xử tử tế

3 kiểu người này, càng gặp càng không nên đối xử tử tế

Tranh minh họa.
Nếu phải “chạm trán” với 3 kiểu người dưới đây, tốt nhất bạn nên thể hiện thái độ cứng rắn của bản thân hoặc tránh xa để tránh mua sự bực tức vào mình.
Trong cuộc sống này, không phải ai cũng đáng được trân trọng, cũng không phải khoảnh khắc nào cũng đáng để khắc ghi. Cuộc sống giống như một bãi nhốt thú khổng lồ, một khi đã lún sâu vào đó, ai cũng phải tìm cách vẫy vùng.
Trong cuộc đời mình, chúng ta có cơ hội gặp gỡ không ít người, có người tương ngộ, có người biệt ly, không phải tất cả mọi người đều xứng đáng với sự chân thành của bạn, cũng không phải tất cả mọi người đều đáng được trân trọng nâng niu.
Đặc biệt với 3 kiểu người dưới đây, chúng ta không cần thiết phải tỏ ra nhã nhặn, tươi cười hồ hởi.
1. Kiểu người tham lam luôn muốn chiếm phần hơn, đẩy phần thiệt thòi cho người khác
Làm người, nếu như có chịu thiệt thòi một chút cũng chớ vội lo lắng, nhưng cần phải hiểu rõ rằng, cần phải cách ly, tránh thâm giao với người vừa cố chiếm đoạt chút lợi ích dù nhỏ nhoi từ bạn.
Người thực sự yêu quý và hiểu bạn sẽ không bao giờ làm việc đó, không bao giờ để bạn chịu thiệt thòi.
Thế nên với những người thường xuyên cố chiếm phần hơn, đẩy phần thiệt lại cho người khác, chúng ta không cần thiết phải đối đãi họ bằng thái độ vui vẻ, tươi cười.
Thời đại này không có ai thực sự ngốc nghếch. Anh chiếm được phần hơn từ tôi chẳng qua là bởi tôi coi anh là bạn, tôi cho mình một cơ hội đối xử chân thành với anh mà thôi.
Còn nếu như anh coi đó là thành tích, là niềm vui, liên tục đẩy phần thiệt thòi về phía tôi, lẽ dĩ nhiên tôi chẳng thể vui vẻ với anh mãi được.
2. Kiểu người nói lời độc địa
Người xưa nói “cái miệng là cánh cửa của tâm hồn”, miệng lưỡi phun những lời cay độc thì tâm chắc hẳn cũng khó mà thiện lương.
Trong cuộc sống, có không ít người thường vẫn nhầm lẫn, coi những lời ác khẩu là lời nói thẳng nói thật, nhưng nói thẳng nói thật không có nghĩa là không hiểu đạo lý, không có nghĩa là làm tổn hại lợi ích của người khác.
Ngôn ngữ là thứ có thể phản ánh rõ nội tâm của con người. Một người thường xuyên chèn ép, châm biếm bạn thì rõ ràng người đó không có ý định tử tế với bạn.
Vì thế nên với những người ăn nói thô thiển độc địa, không cần phải lịch sự khách khí.
Các nhà tâm lý học từng chỉ ra rằng, hành vi ngôn ngữ là thứ phản ánh nội tâm của con người, những lời nói buột ra lúc vô ý lại càng phản ánh rõ nội tâm thực sự.
Giữa người với người, chúng ta không nên đề cập đến những vấn đề riêng tư thiếu khuyết của người khác. Đã biết không nên nói mà vẫn nói ra, không kiểm soát bản thân, điều đó chỉ cho thấy tâm địa không mấy tốt đẹp của người đó.
3 kiểu người này, càng gặp càng không nên đối xử tử tế - Ảnh 2.
Ảnh minh họa.
Với những người thường nói năng thiếu thiện ý, thích bóc mẽ đả kích người khác như vậy, nếu bạn nhã nhặn lịch sự, họ sẽ cho rằng bạn không quan tâm, bạn “vô hại” với họ và càng lấn tới.
Hãy đanh thép và cho họ thấy rằng, những lời lẽ của họ sẽ gây ra hậu quả tiêu cực, để họ hiểu rằng không phải ai cũng nhầm lẫn coi lời họ nói là chân thành, thẳng thắn và muốn nói gì thì nói.
3. Kiểu người lợi dụng bạn bè
Bạn bè giúp đỡ lẫn nhau là điều dễ hiểu nhưng tuyệt đối không nên nghĩ hết cách để lợi dụng sự giúp đỡ đó.
Kết bạn là một quá trình dùng sự chân thành đổi lấy sự chân thành, nếu như ngay cả điều đó bạn cũng không muốn bỏ ra thì làm sao có thể hy vọng người khác coi mình là bạn, làm sao có thể hy vọng họ đối xử tử tế với mình.
Người coi bạn bè là nguồn lợi kếch xù, người lợi dụng rồi bán đứng bạn bè, những mẫu người đó không đáng để bạn đối đãi chân thành.
Một người lợi dụng bạn một lần, không có gì dám chắc rằng anh ta sẽ không tái diễn những lần sau. Một người bán đứng bạn một lần nhiều khả năng sẽ tiếp tục còn bán đứng bạn.
Con người sống trên đời có thể gặp rất nhiều người, chúng ta có thể kết bạn với rất nhiều người đó, hà cớ gì phải lãng phí thời gian cho kẻ chỉ biết lợi dụng mình?
Với những kẻ lợi dụng bạn, tốt nhất không nên lãng phí sự tử tế.
3 kiểu người này, càng gặp càng không nên đối xử tử tế - Ảnh 3.
Ảnh minh họa.
theo Trí Thức Trẻ

Phần nhận xét hiển thị trên trang