Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2018

Cảm nhận từ đường phố Việt Nam


https://baomai.blogspot.com/
Nguyễn Văn Tuấn nguyên giảng sư Đại Học Y Khoa New South Wales & University of Technology, Sydney

Tôi vừa có một chuyến đi gần 1 tháng ở bên nhà. Đó là một thời gian tương đối dài đối với tôi, một phần là vì công việc, và một phần khác là nghỉ hè. Chính vì hai việc này mà tôi có dịp đi đây đó, và có dịp quan sát quê hương -- không phải từ phòng máy lạnh, mà từ thực địa. Tôi e rằng những quan sát và cảm nhận của tôi hơi bi quan.

Thú thật, tôi không thấy một Việt Nam sẽ "tươi sáng", mà chỉ thấy một đất nước sẽ tiếp tục tụt hậu và lệ thuộc, nhất là trong bối cảnh cộng đồng kinh tế ASEAN

1. Một đất nước trên đà suy thoái.

https://baomai.blogspot.com/ 

Cái ấn tượng chung và bao quát trong chuyến về thăm quê là đất nước này đang trên đà suy thoái hầu như về mọi mặt. Mặc cho những con số thống kê kinh tế màu hồng được tô vẽ bởi Nhà nước, trong thực tế thì cuộc sống của người dân càng ngày càng khó hơn. Hơn 70% dân số là nông dân hay sống ở miệt quê, nên chúng ta thử xem qua cuộc sống của một gia đình nông dân tiêu biểu, gồm vợ, chồng và 2 con. Gia đình này làm ra gạo để các tập đoàn Nhà nước đem đi xuất khẩu lấy ngoại tệ (và chia chác?) nhưng số tiền mà họ để dành thì chẳng bao nhiêu.. Gia đình này có thể có 5 công đất (hoặc cao lắm là 10 công đất), sau một năm quần quật làm việc "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", cả nhà chỉ để dành khoảng 10-15 triệu đồng, có khi còn không bằng một bữa nhậu của các quan chức.

Cuộc sống của người nông dân là nợ triền miên.. Đầu mùa thì vay ngân hàng để mua giống, mua phân, mua thuốc trừ sâu; thu hoạch xong thì phải trả nợ cộng tiền lời cho ngân hàng. Rồi đến mùa vụ kế tiếp thì cái vòng vay - trả nợ lại bắt đầu. Con của người nông dân đi học, thì mỗi đứa phải gánh ít nhất là 10 loại phí khác nhau, có khi lên đến 20 phí! Các trường, các uỷ ban nhân dân, các cơ quan công quyền, v.v. đua nhau sáng chế ra những loại phí để moi móc túi tiền người dân vốn đã quá ít ỏi. Họ không cần biết người dân có tiền hay không, phí là phí, và phải đóng phí. Không ít gia đình không có tiền đóng phí nên cho con nghỉ học. Đã có tình trạng người dân không đủ tiền trả viện phí nên tìm đến con đường tự tử.

Môi trường sống xuống cấp thê thảm. Sự gia tăng dân số gây áp lực vô cùng lớn đến môi sinh. Mật độ dân số tăng nhanh, ngay cả ở vùng nông thôn. Có thể nói rằng hầu hết các con sông ở VN đang chết. Tất tần tật, kể cả heo gà và có khi cả người chết, cũng bị vứt xuống sông.

https://baomai.blogspot.com/ 

Những con sông VN đang chết vì chúng đã biến thành những bãi rác di động khổng lồ. Đó là chưa nói đến sự xâm nhập của nước mặn vào các con sông vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một phần là do mấy cái đập lớn Tàu xây trên thượng nguồn của sông. Tôi cho rằng sự suy thoái về môi trường là mối đe doạ lớn nhất đến sự tồn vong của đất nước.

Ở đất nước này, chính quyền đã mắc cái bệnh vô cảm quá lâu, và bệnh đã trở thành mãn tính, rất khó cứu chữa. Cái bệnh vô cảm của chính quyền nó còn lan truyền sang cả xã hội, mà trong đó mọi người dùng mọi phương cách và thủ đoạn để tranh nhau ngoi lên mặt đất mà sống.. Có thể nói cả xã hội đang chạy đua. Cái chữ "chạy" ở VN đã có một ý nghĩa khác.. Dân chạy để đưa con cái vào đại học, vào cơ quan Nhà nước để hi vọng đổi đời. Quan chức cũng chạy đua vào các chức vụ trong guồng máy công quyền, và họ chạy bằng tiền. Tiền dĩ nhiên là từ dân. Thành ra, cuối cùng thì người dân lãnh đủ. Sự suy thoái ở VN diễn ra trên mọi mặt, từ kinh tế, môi trường, y tế, giáo dục, đến đạo đức xã hội.

2. Đất nước đang bị "bán"

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Một anh bạn tôi vốn là một doanh nhân (businessman) thành đạt cứ mỗi lần gặp tôi là than thở rằng đất nước này đang bị bán dần cho người nước ngoài. Mà, đúng là như thế thật. Ở khắp nơi, từ Đà Nẵng, đến Nha Trang, tận Phú Quốc, người ta "qui hoạch" đất để bán cho các tập đoàn nước ngoài xây resort, khách sạn, căn hộ cao cấp. Một trong những "ông chủ" mới thừa tiền để mua tất cả của Việt Nam là người Tàu lục địa.

Chẳng những đất đai được bán, các thương hiệu của VN cũng dần dần bị các tập đoàn kinh tế nước ngoài thu tóm và kiểm soát. Chẳng hạn như các tập đoàn Thái Lan đã thu tóm những thương hiệu bán lẻ và hàng điện tử của Việt Nam.. Tuy nhiên, người dân có vẻ "ok" khi người Thái kiểm soát các cửa hàng này, vì dù sao thì người Thái đem hàng của họ sang còn có phẩm chất tốt và đáng tin cậy hơn là hàng hoá độc hại của Tàu cộng.

https://baomai.blogspot.com/ 

Đó là chưa kể một loại buôn bán khác: buôn bán phụ nữ. Phụ nữ Việt Nam được quảng cáo ở các nước như Tàu, Đài Loan, Singapore và Đại Hàn. Chưa bao giờ người Việt Nam chịu nhục khi con gái VN được cho đứng trong lồng kiếng như là những món hàng để người ta qua lại ngắm nghía và trả giá! Thử hỏi, có người Việt Nam nào tự hào được khi đồng hương mình bị đem ra rao bán như thế.. Xin đừng nói đó là những trường hợp cá biệt; đó là tín hiệu cho thấy một đất nước đang bị suy thoái về đạo đức xã hội.

3. Tham nhũng tràn lan

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Không cần phải nhờ đến tổ chức minh bạch quốc tế chúng ta mới biết VN là một trong những nước tham nhũng nhất thế giới. Chỉ cần tiếp xúc với hải quan, hay bất cứ cơ quan công quyền nào, người dân đều có thể nếm "mùi tham nhũng". Tham nhũng từ dưới lên trên, từ bên này sang bên kia, từ cấp thấp đến cấp cao. Có khi tham nhũng công khai, và kẻ vòi tiền mặc cả cái giá mà không hề xấu hổ. Các cơ quan Nhà nước phải hối lộ các cơ quan Nhà nước khác, và họ xem đó là bình thường. Ngay cả những ngành dịch vụ tưởng như là "trí thức" như giáo dục và y tế mà cũng tham nhũng, và vì họ có học nên tham nhũng ở hai ngành này còn "tinh tế" hơn các ngành khác!

Có thể nói là tham nhũng (và hối lộ) đã trở thành một thứ văn hoá. Cái văn hoá này nó ăn sâu vào não trạng của cán bộ Nhà nước. Đã là văn hoá thì nó rất khó xoá bỏ một sớm một chiều. Ngay cả ông tổng Phú Trọng còn thú nhận rằng trạng tham nhũng như "ghẻ ruồi, rất ngứa ngáy, khó chịu", nhưng cho đến nay ông cũng không làm được cái gì để giảm tình trạng này.

4. Xã hội bất an

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Có thể nói không ngoa rằng VN là một xã hội bất an. Đọc báo hàng ngày thấy tin tức về tội phạm dày đặc khắp nơi. Chẳng những sự phổ biến của tội phạm, mà sự manh động của các vụ án càng ngày càng táo tợn. Chưa nơi nào có những vụ giết người vô cớ như ở VN: chỉ một cái nhìn cũng có thể dẫn đến cái chết!

Đáng ngại nhất là tội phạm đã lan tràn về tận vùng quê. Ở quê tôi, nơi mà ngày xưa là một làng êm ả, ngày nay là một cộng đồng bất an vì những vụ chém giết xảy ra hầu như hàng tuần! Người dân dưới quê cảm thấy mệt mỏi, không muốn nuôi trồng gì nữa, vì nạn trộm cắp hoành hành triền miên. Nuôi cá chưa đủ lớn thì đã bị trộm câu mất. Trồng một cây mít, trái chưa chín thì đã có trộm hái dùm. Chưa bao giờ tình trạng trộm cắp phổ biến như hiện nay ở vùng nông thôn.

https://baomai.blogspot.com/ 

Đó là chưa nói đến tai nạn giao thông vốn còn kinh hoàng hơn cả trộm cắp. Ở VN, bước ra đường là chấp nhận rủi ro tai nạn, thậm chí chết vì sự hỗn loạn của hệ thống giao thông. Thật vậy, tai nạn giao thông ở VN đã và đang trở thành nỗi kinh hoàng của không chỉ người dân địa phương mà còn ở du khách.

Một dạng bất an khác là (mất) an toàn thực phẩm. Có thể nói rằng đây là vấn đề làm cho cả dân số quan tâm nhất (theo như kết quả của một cuộc điều tra xã hội chỉ ra). Đi đến đâu, ở bất cứ thời điểm nào, người ta cũng nói đến những loại hàng hoá độc hại được tuồn vào thị trường Việt Nam từ một cái nguồn quen thuộc: Tàu cộng. Ngay cả ở dưới quê tôi, người dân còn không dám mua trái cây có xuất xứ từ Tàu. Không có một nông sản nào của Tàu sản xuất được xem là an toàn.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Ngày nay, ngay cả các bợm nhậu cũng e dè những món ăn ở nhà hàng, quán nhậu, vì không ai dám chắc đó là hàng hoá của VN hay của Tàu. Nhưng điều đáng buồn nhất là sự tiếp tay của các doanh nghiệp Việt Nam để cho hàng hoá Tàu hoành hành đất nước ta và dân tộc ta. Thật không ngoa khi gọi những doanh nghiệp này là "gian thương". Cũng không ngoa để nói rằng gian thương cấu kết với những cán bộ tham nhũng đang giết chết kinh tế nước nhà và người dân.

5. Trí thức không có tiếng nói, không có phản biện

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Theo dõi báo chí ở VN, dễ dàng thấy sự trống vắng tiếng nói của giới trí thức. Trước một sự kiện tương đối quan trọng như đại hội đảng csvn, mà không hề có bất cứ một bình luận độc lập nào, không hề có một bài phân tích về các nhân vật chóp bu trong đảng, hoàn toàn không có một phát biểu mang tính viễn kiến của bất cứ một nhân vật "lãnh đạo" tương lai nào! Thay vào đó là những tiếng nói của những người mang danh "sư sĩ" nhưng cách họ nói và ngôn ngữ của họ thì chẳng khác sự "cò mồi" là bao nhiêu.

Trước hiện tình đất nước, giới có học nói chung có vẻ lãnh đạm. Họ không quan tâm. Họ thường chạy trốn thực tế bằng cách biện minh rằng "chỉ lo việc chuyên môn".. Thật ra, cũng khó trách họ, vì nếu họ nói ra những ý kiến thì có thể sẽ bị phạt nặng nề, thậm chí tù đày. Ngay cả yêu nước là một tình cảm thiêng liêng mà cũng phải được tổ chức và ... cho phép. Một xã hội đối xử với giới trí thức như thế thì làm sao bền vững được.

6. Guồng máy quản lý bất tài

 
  
Thật ra, sự bất tài của quan chức Nhà nước không còn gì là bí mật. Vì bất tài, nên họ thường "sản xuất" ra những qui định hài hước, và có khi cực kì vô lí và phi khoa học. Chúng ta còn nhớ trước đây, họ cho ra qui định mang danh "ngực nở chân dài"để được lái xe ô-tô, gây ra một trận cười cấp quốc gia. Tưởng như thế đã là hi hữu, ai ngờ họ lạ tái xuất với một qui định "trời ơi": Xe ô-tô 4 bánh phải có bình chữa cháy. Qui định này làm trò cười cho cả thế giới và các hãng sản xuất xe hơi. Tưởng qui định như thế đã là vô lí, họ còn cho ra một qui định "trên trời" như xe trên 10 chỗ ngồi phải có găng tay và khẩu trang lọc độc!(Tất nhiên, không phải ai trong guồng máy Nhà nước là bất tài, vẫn có người tài đó, nhưng cái ấn tượng chung mà người dân có thì đó là một guồng máy gồm những người bất tài, ăn bám nhân dân). 

7. Tuy bất tài, nhưng guồng máy đó rất giỏi trong việc hành dân

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Sự hành dân của guồng máy quản lí & hành chính của Việt Nam phải nói là vô song trên thế giới. Đối với người dân, có việc đến cổng công đường là một nỗi sợ, một cơn ác mộng. Hầu như không có một việc gì, từ nhỏ đến lớn, mà trôi chảy lần đầu khi đến gặp các quan chức Nhà nước. Tôi về quê và nghe nhiều câu chuyện hành dân mà nói theo tiếng Anh là "incredible" -- không thể tin được. Chỉ cần cái họ viết sai dấu (như "Nguyển" thay vì "Nguyễn") là cũng bị hành và tốn tiền triệu! Những lỗi sai chính tả đó là của họ (quan chức, cán bộ), nhưng họ vẫn hành dân một cách vô tư.. Họ tìm mọi cách, mọi lúc để "đá" dân từ cơ quan này sang cơ quan khác, và biến dân như những trái banh để họ làm tiền. Thực dân Pháp ngày xưa có lẽ cũng không hành dân như cán bộ Nhà nước ngày nay.

https://baomai.blogspot.com/ 

Năm 2016 này Việt Nam sẽ tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community hay AEC). Mục tiêu là hình thành một cộng đồng kinh tế có khả năng cạnh tranh cao, hàng hoá và dịch vụ, đầu tư sẽ tự do lưu chuyển giữa các nước thành viên. Tôi ghé thăm một đại học lớn ở Thái Lan vào năm 2013, và giới trí thức bên đó đã bàn rất nhiều về viễn cảnh này, họ tư vấn cho chính phủ để chuẩn bị hoà nhập vào AEC. Nhưng ngạc nhiên thay, ở VN rất ít thảo luận về AEC và những tác động của nó đến cuộc sống của người dân! Nhưng với tình trạng suy thoái, đất nước bị "bán", tham nhũng tràn lan, xã hội bất an, trí thức không có tiếng nói, guồng máy quản lý bất tài nhưng giỏi hành dân, thì không nói ra, chúng ta cũng biết là khả năng cạnh tranh của VN không cao trong AEC. Khả năng cạnh tranh không cao rất có thể dẫn đến nguy cơ lệ thuộc.

Tái bút: 

Nhiều người khi đọc những bài và ý kiến như thế này thường hỏi một cách hằn học rằng “ông có phải là người Việt Nam hay không mà phê phán đất nước như thế”, “ông đã làm gì cho đất nước này”, hay "nói thì hay, vậy giải pháp là gì", v.v.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Tôi nghĩ những câu hỏi đó không tốt mấy, và có phần ... lạc đề. Vấn đề là cái xấu đàng hoành hành đất nước này, chứ đâu phải tôi là ai hay tôi đã làm gì cho đất nước. Chẳng lẽ chỉ có người có công và đóng góp cho đất nước mới được “phép” phê bình sao. Nghĩ như thế thì e rằng quá nhỏ mọn. Mà, muốn biết tôi đã làm gì thì cũng chẳng khó khăn gì trong thời đại google này. Giải pháp nó nằm ngay ở mỗi cá nhân chúng ta. Mỗi người cần phải làm tốt và sống tử tế là giải pháp tốt nhất để đẩy lùi cái ác, cái xấu, cái bất công, cái bất cập trong xã hội.

https://baomai.blogspot.com/


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Siêu bão Mangkhut đang tiến đến Việt Nam


https://baomai.blogspot.com/
Siêu bão Mangkhut cấp 17 đang tiến vào Biển Đông

Cơn bão mạnh nhất thế giới năm nay, Siêu bão Mangkhut, đang đánh dồn dập vào bờ biển phía bắc của Philippines với những cơn gió mạnh và mưa lớn.

Theo các báo cáo, siêu bão Mangkhut đã làm vỡ cửa sổ và làm sập đường dây điện trên đảo Luzon trước bình minh 15/9.

Hơn bốn triệu người đang ở trong khu vực di chuyển của siêu bão, với tốc độ gió 200km/h với những cơn gió rít lên tới 330km/h.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Hàng ngàn người ở Philippines đã được sơ tán trước cảnh báo siêu bão sẽ gia tăng cường độ.

Cơn bão lớn nhất được ghi nhận ở Philippines là Siêu bão Hải Yến 2013, đã giết chết hơn 7.000 người và ảnh hưởng tới hàng triệu người khác.

Thông tin mới nhất

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Cơn bão đổ bộ vào Baggao, ở phía đông bắc của Philippines, vào khoảng 01:40 giờ sáng giờ địa phương vào thứ Bảy.

"Về sức mạnh, bão Mangkhut là cơn bão nhiệt đới mạnh nhất trong năm nay," Tổ chức khí tượng thế giới cho biết.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Bão được dự báo sẽ tiếp tục đi về phía Tây, đi qua Hồng Kông vào chiều Chủ Nhật.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Chính quyền Hồng Kông đã cảnh báo kêu gọi người dân ở trong nhà khi cơn bão đến gần, và các chuyên gia thời tiết cho rằng đây có thể là cơn bão nhiệt đới mạnh nhất để tấn công lãnh thổ này trong nhiều thập kỷ.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Các cơn bão dự kiến sẽ suy yếu thành một áp thấp nhiệt đới vào thứ Ba.

https://baomai.blogspot.com/


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bức hình lịch sử

 Theo Fall, "sự đóng góp sáng giá nhất của Giáp trong chiến tranh cách mạng có lẽ là đã nhận định được thế yếu của những chế độ dân chủ khi phải đương đầu với một chiến cuộc vô hạn định. Trong chế độ dân chủ, dân chúng sẽ đòi hỏi chính quyền phải chấm dứt 'cuộc đổ máu vô ích', quốc hội sẽ chất vấn (…). Điều này đúng với 1967 cũng như đã đúng với 1951" (trích dẫn từ Les deux Vietnam, Bernard Fall, xuất bản năm 1967 tại Paris. Người Việt Nam kính trọng Đại Tướng, không những vì tài thao lược và những chiến công mà còn vì nhiều lý do khác, tâm cảm hướng về một lãnh tụ bình dị, ngay thẳng, tiến bộ, luôn luôn tận tụy với đất nước, suốt cuộc đời sẽ còn dài hơn thế kỷ."

Tướng Võ Nguyên Giáp, Tướng Philippe Leclerc de Hauteclocque cùng truy điệu binh lính tử trận ở Đông Dương, đằng sau là Cao ủy Jean Sainteny (mặc Âu phục trắng). Ảnh của Keystone-France\Gamma-Rapho/Getty Images công bố lần đầu ngày 17/06/1946

Hồi năm 2010, BBC Tiếng Việt đã đăng bài của nhà phê bình Đặng Tiến từ Pháp về một bức hình lịch sử về Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013) và Tướng Philippe Leclerc (1902-1947) nhưng không có đúng ảnh đó để minh họa.

Nay chúng tôi đã mua được tấm hình từ kho tư liệu Keystone-France\Gamma-Rapho qua công ty Getty Images nên xin đăng lại toàn bài như sau:

"Hình ảnh tướng Giáp xuất hiện lần đầu trên sách báo phương Tây có lẽ là tấm ảnh chụp chung với tướng Leclerc, khi hai vị lãnh đạo quân đội cùng đi duyệt binh tại Hà Nội ngày 22 tháng 3-1946, trước những đơn vị Pháp vừa mới trở lại, và Việt Nam vừa mới thành lập.

Võ Nguyên Giáp thời ấy chưa có quân hàm, mặc thường phục, đội mũ phớt cố hữu, và Leclerc chào quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lá cờ cũng mới được chính thức công bố trước đó.

Jean Sainteny, Đặc ủy Cộng Hòa Pháp tại Bắc Bộ, có mặt hàng đầu bức hình, kể lại:

"Cuộc duyệt binh có sự tham dự của tiểu đoàn Việt Nam đầu tiên, gồm hầu hết là cựu binh sĩ khố đỏ, hàng ngũ chỉnh tề. Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng, đi cạnh Leclerc (…) ; quốc thiều Việt - Pháp đã trổi lên và quan khách đứng nghiêm trước đài tử sĩ Việt - Pháp. Giáp nghiêm nghị và tươi cười, mũ phớt chụp xuống tận tai, chào với nắm tay."

Cuốn Lịch sử một hòa đàm dang dở của tác giả Jean Sainteny, xuất bản năm 1953, tóm tắt một bi kịch lịch sử kéo dài 30 năm. Cuối sách có phụ lục tiểu sử tướng Giáp (đến năm 1948) "người nhỏ thó nhưng rắn rỏi, Võ Nguyên Giáp kết hợp óc thông minh xuất chúng với ý chí sắt đá và cá tính can trường".

Sainteny là chính khách uy tín, đã trở lại Hà Nội làm Tổng đại diện cho Pháp, 1954-1958, và sau đó tới năm 1966 là Đặc phái viên của Tổng thống De Gaulle tại Miền Bắc.

Tướng Giáp trong một hình chụp của Eastphoto năm 1952

Trong hình, bên cạnh Sainteny là tướng Salan, thời ấy là thiếu tướng Tư lệnh quân lực Pháp tại Bắc Bộ, có nói thêm: "Tiểu đoàn Việt Minh có lúc ngừng bước, dập nhịp để hát vang một đoạn ca giải phóng, rất gây ấn tượng", như theo cuốn Mémoire (Hồi ức) của tướng Raoul Salan, xuất bản năm 1971.

Tướng Salan lăn lộn trên chiến trường Đông Dương từ 1924, cấp bậc trung úy; trong Hồi Ức I (viết đến thời kỳ năm 1946), ông nói nhiều đến những cố gắng thương thảo giữa hai bên Việt Pháp vào năm 1946 với nhiều cảm tình và kỷ niệm tốt đẹp với tướng Giáp.

Một ví dụ là chuyện đang hội họp căng thẳng thì cận vệ vào báo tin vợ ông sinh con gái; tướng Giáp chúc mừng và mấy hôm sau gửi tặng vợ ông một bức bình phong sơn mài rất đẹp tả cảnh nông thôn miền Bắc. Chuyện nhỏ thôi, nhưng ngày nay đọc lại vẫn cảm động.

Hồi Ức II (1946-1954) kể lại chi li cuộc chiến tranh Việt Pháp, khách đối tác trở thành địch thủ, khi thắng khi thua, nhưng lời lẽ lúc nào cũng tao nhã. Khi Salan qua đời, 1985, tướng Giáp có gửi người viếng tang và phân ưu.
Khách mã thượng một thời

Gần đây hơn, tướng Marcel Bigeard đã tham dự mặt trận Điện Biên Phủ ở cấp tá, trong hồi ký 'Một mảnh vinh quang', viết 1973, nhắc lại trận Trung Lào đầu 1954, một tướng lãnh Pháp đã reo mừng: "cho Việt Minh đo ván".

"Giáp từ ấy đã tồn tại hai mươi lăm năm, đã thua điểm đôi khi, thậm chí đo ván, nhưng ông luôn luôn rút ra bài học, giành lại ưu thế để đến chung cuộc trở thành một tướng lãnh không ai bì kịp, sau khi đã canh tân, đã chỉ huy trong một phần tư thế kỷ cuộc chiến với người Pháp, người Mỹ. Xin ngả mũ chào ông, ông Giáp," theo tác giả Marcel Bigeard trong cuốn Pour une parcelle de gloire, xuất bản tại Paris năm 1975.

Giáp, từ lâu người Pháp vẫn có thói quen gọi tên ông như vậy, lý do chính là dễ phát âm, dễ nhớ, dễ viết, hơn nữa, họ dùng tên này khi vị đại tướng chưa có quân hàm, như trong sách Sainteny, Salan. Cũng có người gọi xách mé, về sau, khi quân Việt Nam, đêm 19/12 năm 1946, tổng công kích vào người Pháp.

Dần dần tên Giáp thành cách gọi thông dụng của sách báo phương Tây, kể cả dưới ngòi bút những tướng lãnh, hay sử gia kinh viện. Có khi tên Giáp đồng nghĩa với Việt Minh; thậm chí với Việt Nam.

Sử gia người Pháp, Georges Boudarel, có nhiều kiến thức về Việt Nam, đã từng tham dự chiến cuộc Việt Pháp về phía Việt Minh, có một tác phẩm, tựa đề vỏn vẹn một chữ: Giáp, chiếm trọn bìa sách, trên nền hình vị tướng, xuất bản năm 1977 tại Paris.


Các tiểu đoàn của Pháp chuẩn bị nhảy dù xuống lòng chảo Điện Biên. Tờ 'Le Monde' cho con số chi tiết, 3500 lính dù nhảy xuống Điện Biên Phủ có 1600 lính gốc Đức. Lính dù thuộc biên chế các đơn vị phản ứng nhanh là lực lượng tinh nhuệ nhất của Pháp.

Người đánh giá tướng Giáp dè dặt nhất có lẽ là Bernard Fall, sử gia Pháp lai Mỹ, giáo sư Đại Học Howard, tử thương năm 1967 tại Mặt trận Quảng Trị, chuyên gia hàng đầu về chiến tranh Việt Nam từ 1953 với cuốn 'Đại lộ buồn thiu' (1961) và nhiều tác phẩm khác.

Theo Bernard Fall, tướng Giáp không phải là người sáng tạo ra thuyết chiến tranh nhân dân như nhiều người thường nói; tác giả của nó là Trường Chinh, với cuốn sách mỏng 'Kháng chiến nhất định thắng lợi' (1947), lấy lại ý của Mao Trạch Đông từ Trường kỳ kháng chiến, với ba giai đoạn đưa đến tổng tấn công.

Sách của tướng Võ Nguyên Giáp (1951 và 1952), chỉ phát triển những tư tưởng sẵn có.
Theo Fall, "sự đóng góp sáng giá nhất của Giáp trong chiến tranh cách mạng có lẽ là đã nhận định được thế yếu của những chế độ dân chủ khi phải đương đầu với một chiến cuộc vô hạn định. Trong chế độ dân chủ, dân chúng sẽ đòi hỏi chính quyền phải chấm dứt 'cuộc đổ máu vô ích', quốc hội sẽ chất vấn (…) Điều này đúng với 1967 cũng như đã đúng với 1951" (trích dẫn từ Les deux Vietnam, Bernard Fall, xuất bản năm 1967 tại Paris.

"Giáp đã phạm sai lầm lớn lao khi ngỡ là người Pháp đã chín muồi cho giai đoạn thứ ba (tổng tấn công) từ mùa xuân 1951, và đã tổn phí một phần lớn của ba sư đoàn mới thành lập", chống lại quân chính quy của tướng De Lattre, trong hai chiến dịch Hoàng Hoa Thám, vẫn theo Bernard Fall.

Những dè dặt của Bernard Fall nhắc nhở chúng ta chừng mực trong việc xưng tụng tài ba của vị "tướng quân huyền thoại" được tác giả người Anh, Ducan Towon, xếp vào số 21 danh tướng thế giới qua 25 thế kỷ. Bách khoa Toàn thư Anh, 1985, tập 10, ghi tên hai danh tướng Việt Nam: Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp.

Người Việt Nam kính trọng Đại Tướng, không những vì tài thao lược và những chiến công mà còn vì nhiều lý do khác, tâm cảm hướng về một lãnh tụ bình dị, ngay thẳng, tiến bộ, luôn luôn tận tụy với đất nước, suốt cuộc đời sẽ còn dài hơn thế kỷ."

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin vắn:

Trung Quốc « hô biến » ngôi sao Phạm Băng Băng

Nữ diễn viên Trung Quốc Phạm Băng Băng tại Liên hoan điện ảnh Cannes lần thứ 71 ở Pháp, ngày 11/05/2018.


« Trung Quốc ‘hô biến’ ngôi sao Phạm Băng Băng », đó là tựa đề bài viết của thông tín viên Le Figaro tại Bắc Kinh. Ngôi sao màn bạc được thế giới biết đến, bị cáo buộc trốn thuế, đã « mất tích » từ hơn hai tháng qua.
Nữ diễn viên kiêm nhà sản xuất phim nổi tiếng, hai tháng rưỡi qua không hề xuất hiện. Không có lời giải thích chính thức nào được đưa ra, nhưng các fan nghi rằng Phạm Băng Băng đã bị bí mật giam giữ ở một nơi nào đó, tại đất nước mà những vụ « mất tích » như thế vẫn thường xảy ra. Tuần trước Securities Daily, một tờ báo nhà nước khẳng định Phạm Băng Băng đã được đặt « trong vòng kiểm soát », và cô « chấp nhận » các thủ tục tư pháp. Bài báo này đã bị rút xuống hầu như ngay sau khi đăng.

Tài khoản Vi Bác của nữ diễn viên vốn hoạt động thường xuyên, đã im lặng từ đấu tháng Sáu. Định mệnh của cô đã thay đổi từ tháng Năm, khi một cựu bình luận viên truyền hình đăng tải trên internet các hợp đồng, theo đó Phạm Băng Băng được trả 10 triệu nhân dân tệ (1,3 triệu euro) cho bốn ngày làm việc, nhưng trên thực tế đã nhận thêm 50 triệu nhân dân tệ mà không khai báo. Báo chí chính thức tố cáo hệ thống « âm dương » tức làm hai hợp đồng song song, một để khai thuế, và phần lớn chạy vào túi riêng.

Tệ hơn nữa là Phạm Băng Băng chỉ được 0 điểm trên thang điểm 100 về trách nhiệm xã hội của người nổi tiếng trong lãnh vực điện ảnh và truyền hình, do cơ quan chức năng đánh giá. Theo Securities Daily, hợp đồng « âm dương » trên đây chỉ là phần nổi của tảng băng. Diễn viên vedette này còn bị nghi ngờ « tham gia các hoạt động tín dụng bất chính và các vụ tham nhũng khác ». Phạm Băng Băng có thu nhập đến 300 triệu nhân dân tệ (38 triệu euro) trong năm 2017, theo Forbes, cao hơn nhiều nữ diễn viên Mỹ hàng đầu. 

Chế độ Bắc Kinh nhanh chóng đả kích xu hướng « tôn thờ tiền bạc », kích thích giới trẻ« theo đuôi thần tượng một cách mù quáng ». Các hãng phim bị buộc không được trả thù lao cho các ngôi sao quá 70% tổng chi. Đồng thời Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng tìm cách sử dụng các thần tượng để gây ảnh hưởng, tránh việc giới trẻ thoát khỏi vòng kiềm tỏa của đảng. Về số phận của Phạm Băng Băng, dư luận có người cho rằng cô quá giàu mà lại trốn thuế, như vậy là « đáng kiếp », người khác lại tỏ ra thương cảm khi bị lâm vào vòng lao lý một cách mờ ám, trong lúc chưa có bằng chứng nào chống lại cô được công bố.

Người Rohingya trên đường di tản, 11/09/2017.
Miến Điện, đất nước khó thể trở thành dân chủ

Cũng về châu Á, La Croix phỏng vấn nhà văn Naw Ja Gawlu, người thiểu số Kachin ở Miến Điện. Ông nói về một đất nước nội chiến liên miên với các tộc người thiểu số, và bị nạn tham nhũng hoành hành, mà bà Aung San Suu Kyi chừng như bất lực.

Theo Gawlu, người thiểu số Kachin ở miền bắc Miến Điện thường xuyên sống trong tình trạng chiến tranh từ nhiều thập niên qua, trên 100.000 người đã phải di tản và vẫn chưa thể quay về làng cũ. Vùng này đầy dẫy những bãi mìn, thường xảy ra các vụ mìn nổ chết người, quân đội Miến Điện kiểm tra khắp nơi và tìm cách chia rẽ sáu dân tộc ở bang Kachin. Đây cũng là thực tế tại tất cả các bang có tộc người Karen, Kachin, Shan…sinh sống.

Nhà văn này tỏ ra thành kiến với người Rohingya, và cho rằng nếu bà Aung San Suu Kyi ưu tiên cho sắc dân này, thì tất cả các sắc tộc thiểu số khác sẽ chống lại bà, vì họ cũng đã xung đột với quân đội Miến Điện suốt nửa thế kỷ qua. Cũng theo Naw Ja Gawlu, Miến Điện là một đất nước phức tạp với nhiều cộng đồng sắc tộc khác nhau, quân đội nắm trọn quyền, giới tăng lữ Phật giáo cũng đầy quyền hành, tham nhũng lan tràn, mất an ninh. Giải Nobel hòa bình đã lớn tuổi, chỉ có thể làm những gì có thể làm được trước khi chết, để cố gắng xây dựng một nền dân chủ cho tương lai.

Vì sao Orban bị các đồng minh châu Âu bỏ rơi ?

Tại châu Âu, « Orban bị các đồng minh bỏ rơi », đó là tựa đề bài xã luận của Le Monde. Hôm thứ Tư 12/9, với 448 phiếu thuận và 197 phiếu chống, Nghị viện Châu Âu đã khởi động tiến trình trừng phạt Hungary vì không tôn trọng Nhà nước pháp quyền. Theo tờ báo, dù muộn vẫn còn hơn không. Đây là lời cảnh báo mạnh mẽ cho sự vi phạm các giá trị dân chủ nền tảng của Liên hiệp Châu Âu (EU).

Trong cuộc chiến đang chia rẽ châu Âu từ khi xu hướng dân túy dâng lên, cuộc bỏ phiếu này là sự kiện lịch sử, với việc phe bảo vệ các giá trị cơ bản lấy lại thế tiến công – về mặt chính trị hơn là pháp lý. 

Mặc dù được mệnh danh là « giải pháp nguyên tử », điều 7 của hiệp ước EU – đã được kích hoạt lần đầu hôm 20/12/2017 đối với Ba Lan, là một tiến trình lâu dài, khó đoán được kết quả. Nhưng một hôm trước cuộc bỏ phiếu, thủ tướng Hungary Victor Orban trước Nghị viện Châu Âu đã khẳng định rõ chủ trương dân tộc chủ nghĩa, và chỉ có được sự ủng hộ của phe cực hữu.

Chìa khóa nằm trong tay những người lãnh đạo đảng PPE, tập trung cánh hữu và trung hữu ở Nghị viện, trong đó có đảng Fidesz của ông Orban. Suốt một thời gian dài PPE từ chối đối mặt với thực tế về chính sách phản dân chủ của thủ tướng Hungary, vì muốn duy trì vị thế hàng đầu ở Nghị viện. Vì sao gió lại đổi chiều ? Theo Le Monde, động cơ của PPE chẳng phải cao cả như người ta tưởng.

Trước hết, Manfred Weber, chủ tịch PPE đang dòm ngó chiếc ghế chủ tịch Ủy ban Châu Âu của ông Jean-Claude Juncker, không muốn đeo thêm gánh nặng Orban. Tiếp đến là cuộc vận động bầu cử châu Âu tháng 5/2019. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang tích cực tìm kiếm đồng minh để thành lập một phong trào mới đối phó với phe dân tộc chủ nghĩa trên toàn châu lục, PPE sợ liên minh của mình sẽ bị tan rã.

Một gia đình ở Madrid, Tây Ban Nha phải ngủ ngoài đường, ngay trước căn nhà vừa bị tịch biên.
Thế giới đang ở đâu, 10 năm sau đại khủng hoảng ?

Trên lãnh vực kinh tế, Les Echos đặt câu hỏi : « Mười năm sau cuộc khủng hoảng, liệu chúng ta đang ở vào tình trạng như hồi năm 1939 ? ». 

Trong thế kỷ 20, Wall Street sụp đổ ngày 24/10/1929 và nước Đức của Hitler xâm lăng Ba Lan hôm 01/09/1939. Chưa đầy một thập niên sau khủng hoảng tài chính, là đại chiến thế giới, suy thoái kinh tế. 

Đầu thế kỷ 21 có vẻ an lành hơn. Nhưng cũng như trong những năm 30, cử tri ngày càng có xu hướng ngả theo dân tộc chủ nghĩa hoặc bảo hộ. Không chỉ Hungary hay Nga, mà cả ở Tây Âu, Hoa Kỳ. Tăng trưởng chựng lại, khiến các nhà kinh tế lại phải đưa ra giả thiết « tăng trưởng yếu kéo dài » của tiền bối Alvin Hansen năm 1938. Về ngân sách, cũng như trong thập niên 30, các Nhà nước đã siết lại nợ công quá sớm ; về thương mại, thế giới đang bên bờ vực một cuộc chiến thuế quan. 

Ngày nay, có quá nhiều nợ nần, nhiều dân tộc thua thiệt sau một thập kỷ bị mất đi nhiều việc làm, thu nhập giảm sút. Những kẻ mị dân đang có một đại lộ thênh thang trước mặt, họ mang lại những giải pháp giản đơn, sai lạc để đối phó với những vấn đề phức tạp. Tác giả nhận định, may mắn thay, chúng ta không phải ở vào năm 1939 với một trận chiến vừa khởi phát, nhưng đang ở đâu đó trong thập niên 30. Và trách nhiệm của chúng ta là viết nên một lịch sử khác.

Một người dân Idlib tự chế tạo mặt nạ dã chiến chống hơi độc, 03/09/2018.
Chiến dịch bóp méo thông tin về Syria của Nga

Nhìn sang Trung Đông, La Croix cho biết « Cuộc chiến Idlib cũng diễn ra trên mặt trận truyền thông Nga ». Matxcơva cáo buộc phe nổi dậy Syria ở Idlib chuẩn bị tấn công bằng vũ khí hóa học, tuy nhiên bộ Quốc Phòng và Ngoại Giao Pháp tố cáo chính sách « bóp méo thông tin » của Nga.

Từ thứ Ba 12/9, các kênh truyền hình trong và ngoài nước của Nga đồng loạt nói rằng phe nổi dậy chuẩn bị một vụ tấn công hóa học giả tạo tại Idlib, vùng đất cuối cùng ở Syria còn do phe thánh chiến kiểm soát, rồi sau đó đổ cho chế độ Damas. Theo quân đội Nga, các ê-kíp truyền hình Trung Đông đã hiện diện tại chỗ, vùng với « một kênh thông tin quan trọng của Mỹ », ám chỉ CNN. Những người tình nguyện Mũ Trắng « sẽ đến giúp dân »sau vụ được cho là sử dụng khí chlor. Phương Tây sẽ dùng cái cớ này để cáo buộc Damas, và oanh kích các vị trí quân chính phủ.

« Kịch bản » do quân đội Nga mô tả cũng tương tự như một loạt tuyên bố của chính quyền từ một năm qua. Ông Igor Delanoe, phó giám đốc Đài quan sát Pháp-Nga ghi nhận : « Các thông tin kiểu này nhằm chuẩn bị dư luận ở Nga trước khả năng Mỹ oanh kích, chận đầu trước những chứng lý của phương Tây ». 

Một chuyên gia châu Âu nhận định : « Để củng cố câu chuyện của mình, người Nga dựa vào những tin giả, tin đồn hoặc các bài báo một chiều, tràn ngập trên các phương tiện truyền thông Nga phổ biến ở nước ngoài bằng các thứ tiếng Anh, Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Ả Rập ». Theo một nghiên cứu của Keir Giles cho NATO, mục tiêu không còn như thời Liên Xô cũ là xúc tiến một mô hình, mà là « phá hoại khái niệm sự thật khách quan, thậm chí cả nghề báo ». Và ý đồ về lâu dài là làm giảm uy tín những nền dân chủ, đánh bóng các chế độ toàn trị.

Một người vô gia cư đến nhận phòng trọ do tổ chức từ thiện Abbé Pierre cung cấp, 11/09/2018.
Xóa nghèo, khủng hoảng tài chính : Tựa chính báo Pháp

Kế hoạch xóa đói giảm nghèo của tổng thống Emmanuel Macron, Pháp nhìn nhận trách nhiệm về cái chết của nhà hoạt động cộng sản Maurice Audin trong chiến tranh Algérie, những bài học được rút ra 10 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, đó là những chủ đề chính của các nhật báo Paris hôm nay 14/09/2018.

Nếu nhật báo công giáo La Croix nhấn mạnh đến « Những vũ khí mới chống lại nạn nghèo khó », thì tờ báo thiên tả Libération có phần mỉa mai : « Nghèo khó : Macron chìa ra bàn tay trái ». Theo Libération, tuy ngân sách 8 tỉ đô la là chưa đủ, nhưng các biện pháp đề ra là cụ thể và hữu ích ; với ý định ngăn ngừa nạn nghèo khổ từ gốc rễ. Có điều những bất bình đẳng hãy còn quá lớn. Tờ báo ví von, muốn đặt mọi người ở cùng vạch xuất phát là một tiến bộ, nhưng một số người phải mang một ba lô đá nặng trên lưng. Cần có một xã hội bớt bất bình đẳng hơn, có nghĩa là ít tự do chủ nghĩa về kinh tế hơn. Le Figaro thì cho rằng ông Macron đã ngả sang phía tả một chút, nhưng không muốn nhìn nhận đây là một « bước ngoặt ».

Le Monde quan tâm đến « Chiến tranh Algérie : Hành động lịch sử của Macron », còn Le Figaro nói về « Bầu cử châu Âu : Macron chuẩn bị song đấu với Le Pen ». Nhật báo kinh tế Les Echos chạy tựa « Lehman : Những bài học của cuộc khủng hoảng thế kỷ ». Ở trang trong, là bài phỏng vấn độc quyền ba nhân vật quan trọng của Mỹ vào thời đó.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một cách nghĩ về Trung Quốc





"Sẽ cần bao nhiêu ví dụ về tình báo Hoa Nam âm thầm phá hoại và cả những phá hoại mang tính "chính ngạch" của gã láng giềng khổng lồ? Và các thiết bị mà Viettel triển khai ở trong và ngoài nước, có bao nhiêu thiết bị mà phương Tây lo sợ bị xâm nhập tình báo, từ Trung Quốc?"
 
Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng từ tập đoàn Viettel về Bộ Thông tin & Truyền thông. Vị tân Bộ trưởng này được tôi đánh giá là khéo léo sử dụng truyền thông nhất trong số các Bộ trưởng đương nhiệm. Hình ảnh của ông được đưa lên luôn chuyên nghiệp, các phát ngôn luôn rất hay (khiến tôi không thể không khâm phục người phụ nữ đảm nhiệm truyền thông của Viettel).

Ở cương vị mới, ông Hùng làm hai việc khiến tôi quan tâm: Một là phát ngôn về việc người dân, nhà báo đưa chính kiến trên mạng xã hội. Hai là xây dựng mạng xã hội Việt Nam để làm đối trọng với Facebook, Google.

Ở phát ngôn đầu tiên, không thể không khen ông Nguyễn Mạnh Hùng. Nhưng với ý định xây dựng mạng xã hội Việt Nam (thực ra đã làm rồi) thì nó không khác nào đưa nhân dân trở lại thời bao cấp. Chỉ khác, cái đói và sự tụt hậu về sản xuất sẽ là thông tin. Mà trong thời đại thông tin như hiện nay, bị bỏ đói thông tin chính là tự sát!

Hãy nhớ nguyên nhân con trai của cựu Bộ trưởng Quốc phòng cũ vì sao lộ nhiều bí mật đời tư: thiết bị viễn thông Tàu. Hãy nhớ đường sắt Cát Linh - Hà Đông vừa xấu, vừa mau xuống cấp ngay khi chạy thử và đội vốn nhiều lần vì ai: Nhà thầu Trung Quốc. Sẽ cần bao nhiêu ví dụ về tình báo Hoa Nam âm thầm phá hoại và cả những phá hoại mang tính "chính ngạch" của gã láng giềng khổng lồ?

Nếu ông Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông cần, tôi sẽ chỉ ông ngay những trạm phát sóng nào của Viettel có những bộ phận nào làm từ đồ Tàu. Còn dự án quân sự công nghệ cao thì để người có chuyên môn chỉ ra khi cần vậy...

Chỉ là xin nhắc tân Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông một việc: Viettel Global mà thời ông nắm quyền Viettel vẫn đang lỗ và nợ (khoảng 35.000 tỉ). Hiện nay Viettel Telecom vẫn phải gồng gánh cho Viettel Global. Nghĩa là lấy lợi nhuận trong nước để san sẻ cho những đầu tư bất cập ở nước ngoài. Nghĩa là đáng ra Viettel hoàn toàn có thể giảm giá cước nội địa xuống nữa cho người dân. Song điều đó khó xảy ra khi các dự án tại Mỹ Latin và nhất là Châu Phi giờ muốn "gói ghém" cũng không dễ.

Và các thiết bị mà Viettel triển khai ở trong và ngoài nước, có bao nhiêu thiết bị mà phương Tây lo sợ bị xâm nhập tình báo, từ Trung Quốc?

Lần nữa cho tôi bày tỏ sự ngưỡng mộ về phong thái đĩnh đạc, khả năng sử dụng tiếng Việt tài tình và trình độ ngoại ngữ cao của tân Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông. Chỉ có điều, nơi ông đang tại vị rất khác nơi ông vừa rời đi. Quân lệnh như sơn tại Viettel nếu áp dụng vào môi trường báo chí thì người dân tốt nhất là chỉ xem tin hội nghị. Và cũng sẽ khó có chuyện "nước sông, công lính" áp vô đối với các tờ báo, nhà báo được (trừ báo ngành).

Lần nữa, không thể không bày tỏ sự quan ngại sâu sắc cách ông Nguyễn Mạnh Hùng nói về mạng xã hội thuần Việt. Cổ súy phát triển công nghệ và nó không phải thứ công nghệ ruột Tàu, kinh phí từ thuế dân và các điều kiện đưa người dùng vào mang tính chất "tiêu thổ thông tin".

Bởi tôi nhìn thấy một cách nghĩ về Trung Quốc ở một bộ phận quan nhân nước ta: Rập khuôn làm theo.

Trong khi chiếc nỏ thần của An Dương Vương bị tráo lẫy ra sao, ai cũng đều được dạy khi còn nhỏ...

Chú thích: Nếu có một thay đổi cần thiết, tôi đề nghị ông Hùng thay đổi cách tư duy không chỉ về dự án mạng xã hội Việt Nam.

MAI QUỐC ẤN 13.09.2018

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tại sao không minh bạch thông tin ?




Gìa đình đòi công lý cho Trần Huỳnh Duy Thức.
Mấy ngày nay tôi định viết về một số vấn đề đang nóng, tỉ như “công nghệ giáo dục “của Gs Hồ Ngọc Đại”  “mưu toan” cải tiến chữ viết tiếng Việt của Gs Bùi Hiền”. Tôi thấy không khí tranh luận có vẻ sặc mùi đao to búa lớn mà không đi vào tranh luận khoa học nghiêm túc trước những vấn đề hệ trọng và khẩn cấp như vậy của nền giáo dục nước nhà.

Tại sao có hiện tượng con của rất nhiều quan chức, trong đó có nhiều quan chức lớn của ngành giáo dục phải cho con cái của mình đi “tị nạn giáo dục“. “Tị nạn” khác xa với đi du học bình thường của sinh viên các nước. Ví dụ sinh viên Pháp, sinh viên Mỹ, Nhật hay nhiều nước khác cũng được cho sang nước ngoài du học. Đó là chuyện thường ngày ở huyện. Không có chi là lạ. Các trường Đại học ở Việt nam ta cũng thường xuyên tiếp nhận những du học sinh như vậy.

Cái lạ là ở chỗ nó đã trở thành một “làn sóng” du học, nó báo hiệu một sự công khai mất niềm tin vào ngành giáo dục nước ta. Ngay cả việc tranh luận nảy lửa về cải tiến chữ viết tiếng Việt và công nghệ giáo dục cũng chưa thấy Bộ Giáo dục lên tiếng chính thức một cách sớm sủa.

Mạng xã hội đăng tràn lan mọi thứ về các đề tài này, kể cả những người tôi biết là họ không hề có tí kiến thức nào về ngôn ngữ và giáo dục cũng chém gió ào ào!

Sáng nay tôi đọc một bài trên trang cá nhân của Gs Nguyễn Đăng Hưng, thì tôi thấy có văn hóa tranh luận. Có nhiều bài như vậy. Rất là mừng.

Tôi thấy chuyện tranh luận chung quanh về cuốn sách “Gạc Ma - vòng tròn bất tử” cũng vậy. Ta phải hoan nghênh những người làm sách. Họ bỏ công bỏ tiền ra để làm một việc đại sự như vậy, đáng lẽ ra việc của Nhà nước phải làm. Chỉ có một chỗ cần phải làm rõ mà bấy lâu nay các vị tướng của hai phía quan điểm đang cãi nhau, cần phải được làm rõ. Và lịch sử nước ta cũng cần phải minh bạch chuyện này. 

Đó là, vào năm 1988, lúc Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của ta, 64 chiến sĩ của ta đã hy sinh khi bám giữ Đảo. Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó đã có lệnh ”không được nổ súng trước”, hay là lệnh chỉ có “không được nổ súng “ mà không có chữ “trước”

Đó là gốc của vấn đề. Tôi nghĩ rất nhiều người trong quân đội có mặt vào thời điểm đó còn sống và làm nhân chứng. Thứ hai là, tôi tin rằng trong kho tư liệu lưu trữ của quân đội không thể không còn những sử liệu quan trọng cỡ này.

Hãy làm rõ chuyện này trước lịch sử và minh oan cho những nhân vật lịch sử. Mọi việc đều phải minh bạch rõ ràng. Dân chúng, ai cũng có quyền muốn biết sự thật lịch sử. Và bất cứ ai có quyết định sai, có hại cho đất nước, cho dân tộc này đều phải được công khai để được phán xét. Còn nếu ai trích dẫn sai sự thật thì cũng phải lãnh chịu trách nhiệm.

Còn một việc nữa, mấy hôm nay, râm ran trên mạng xã hội, và các cơ quan báo chí nước ngoài đang nói chuyện tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực 27 ngày có nguy cơ dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Trần Huỳnh Duy Thức cũng được trên mạng xã hội và truyền thông nước ngoài đánh giá là một người có trí tuệ trong giới bất đồng chính kiến. Thế thì tại sao trước một tin tức như vậy, phía Nhà nước và báo chí chính thống không hề có một dòng nào, hoặc có việc đó, hay không có?

Tôi luôn nghĩ rằng, và luôn nhắc lại rằng, bài toán minh bạch thông tin sẽ giải quyết được rất nhiều vấn nạn trong xã hội ta, và từ đó mới loại được những tin giả, tin ”bịa như thật“ trên mạng xã hội.

Và tôi cũng tin rằng, hai nhân vật chủ yếu nắm công tác tư tưởng hiện nay làm được việc này. Đó là ông Võ Văn Thưởng và ông Nguyễn Mạnh Hùng.


Phần nhận xét hiển thị trên trang