Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018




Trụ sở ABC Úc châu.

(AFP) – Trung Quốc phong tỏa trang web của kênh truyền hình Úc

Đài ABC (Australian Broadcasting Corporation) của Úc hôm nay 03/09/2018 loan báo Trung Quốc đã chận cả trang web lẫn ứng dụng của đài từ hôm 22/8. Sau nhiều lần yêu cầu giải thích, Bắc Kinh nói rằng chỉ cho phổ biến « các thông tin tốt cho cư dân mạng Hoa lục », và ABC đã « vi phạm luật pháp và các nguyên tắc của Trung Quốc », tuy đài Úc chẳng được cho biết đã vi phạm điều gì. 

Sự kiện này xảy ra trong bối cảnh Quốc hội Úc hồi tháng Sáu thông qua các luật mới nhằm hạn chế sự can thiệp của nước ngoài vào chính trường nước này.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam bắt thêm 7 người trong vụ ném chất nổ vào trụ sở công an


Ông Ngô Văn Hoàng Hùng, ảnh của Công An Nhân Dân.
Phát thanh RFI ngày 03.09.2018



Công an Việt Nam vừa bắt thêm 7 người có liên quan đến vụ ném quả nổ vào trụ sở công an phường 12 Tân Bình ở Saigon hồi tháng Sáu, mà theo báo chí trong nước là thuộc một nhóm lưu vong ở Canada có mục đích lật đổ chế độ. Reuters hôm nay 03/09/2018 cho biết như trên.

Đây là vụ bắt giữ mới nhất, trong số một loạt biện pháp trấn áp các nhà ly khai và các nhóm lưu vong chống cộng, trong đó có hai nhóm bị liệt vào loại khủng bố (Việt Tân và Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời).

Tờ Công An Nhân Dân hôm thứ Bảy 1/9 viết rằng nhóm « Triều Đại Việt » đứng sau vụ ném hai quả nổ vào công an phường, làm ba người bị thương, sau đó bảy nghi can đã bị bắt vào tháng Bảy. Nhóm này đặt tại Canada, có phương châm « đốt sạch », « giết sạch », « phá sạch », « cướp sạch » ; cũng đã lên kế hoạch tấn công vào nhà riêng lãnh đạo một số địa phương. Reuters không thể kiểm tra các chi tiết một cách độc lập, và tổ chức « Triều Đại Việt » cũng không đưa ra lời bình luận nào.

Cũng theo tờ báo nhà nước, « Triều Đại Việt » được thành lập bởi một số thành viên cốt cán trong « Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời » của ông Đào Minh Quân tại Mỹ, do bất đồng quan điểm. Ông Ngô Văn Hoàng Hùng, người lập ra« Triều Đại Việt », hồi năm 1979 từng bị lãnh án chung thân vì tội « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân » nhưng sau đó vượt ngục rồi sang Canada. Tổ chức này thường sử dụng Facebook và YouTube để thông tin.

Vụ bắt thêm bảy người diễn ra vào thời điểm Việt Nam mừng Quốc khánh 2/9, lực lượng an ninh được tung ra để ngăn ngừa các cuộc biểu tình.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhật Bản quan ngại việc Trung Quốc leo thang quân sự


Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera, 03/09/2018.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera hôm nay 03/09/2018 nhắc lại, Nhật Bản đang phải đối mặt với những khó khăn về an ninh khi Trung Quốc và Nga mở rộng các hoạt động quân sự, và Bắc Triều Tiên là « mối đe dọa trước mắt ».
Trước các nhà chỉ huy Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, ông Onodera nhấn mạnh : « Trung Quốc đã nhanh chóng mở rộng lực lượng chiến đấu và các hoạt động quân sự trên biển và trên không gần đất nước chúng ta, trở thành mối quan ngại chủ chốt ». Ông nêu ra các hoạt động quân sự xung quanh nước Nhật và sự hiện diện của một tàu ngầm nguyên tử gần quần đảo tranh chấp.


Tuyên bố của bộ trưởng Quốc phòng Nhật được đưa ra vào lúc Tokyo đang cố gắng cải thiện quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh. Thủ tướng Shinzo Abe sẽ thăm Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, vào tháng tới.

Từ khi quay lại nắm quyền vào cuối năm 2012, ông Abe tỏ ra cứng rắn trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Nhưng gần đây ông đã dịu giọng hơn, kêu gọi Bắc Kinh gây áp lực để Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình nguyên tử.

Đồng thời bộ trưởng Itsunori Onodera đánh giá Nga đang tăng cường lực lượng quân sự một cách đáng ngại. Matxcơva dự kiến tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn và triển khai các loại vũ khí có uy lực mạnh, nhất là hỏa tiễn địa-không trên quần đảo Nam Kuril. Bên cạnh đó Bắc Triều Tiên cũng là « mối đe dọa nghiêm trọng trước mắt ».

Phần nhận xét hiển thị trên trang

‘đỉnh cao trí tệ’ & cả nước bị một cú lừa lịch sử

‘Đỉnh cao trí tuệ’ và ‘đỉnh cao trí tệ’ 

Cắc cớ đâu ra loài bạt mạng 
Dưng chi sót lại đứa hoang đàng
Hư nòi lạc giống chui gầm chạn
Đất nẻ chun lòi con chó Quang* (TCQ, Sáu miệt vườn)
---------

Có một lãnh đạo người Đức từng nói: “Muốn hủy diệt một dân tộc, trước tiên phải hủy diệt văn hóa của nó”, "Muốn làm tan rã văn hóa của nó, trước tiên phải tiêu hủy ngôn ngữ kế thừa của nó.”
Một triết gia cũng từng phát biểu: “Khiến một dân tộc bị hủy diệt rất dễ dàng, chỉ cần hai đời không đọc sách truyền thống của dân tộc này nữa là được” hay “Muốn tiêu diệt một nước nào đó, trước tiên hãy tiêu diệt lịch sử của nó.” (fb Hoang Huu Thanh)
Và:
Người chết vì sặc ô-xy!
Nước ngập vì tụ thủy!
Cá chết vì sặc nước!
Đường hư vì ít đi!...
Thu giá là vì phí!
Cầu hư vì bị gió!
Tàu mo* vì biển mặn!
Rừng chết vì hết... sống!
Vậy cái nào là ‘đỉnh cao trí tuệ’ và cái nào là ‘đỉnh cao trí tệ’? Hãy theo dõi câu chuyện.

*
Năm 2007, ông Nguyễn Văn Trung có về VN... Ở miền Nam người ta hay nói ‘Nhận định Nguyễn Văn Trung’, tức ông Trung nổi tiếng về cuốn ‘Nhận định’ (chưa nói hay hay dở!)... Chú tôi hỏi ông ‘Anh sống ở nước ngoài, thấy bên Tây nay có triết mới gì không?’. ‘...Um, ...à, theo tôi là không có, vì nay họ chia nhỏ khoa học, nên nếu có thì chỉ có triết lý cụ thể thôi’... Ông Trung đã nói đúng, vì dù nói ‘Chúa’ thế này, thế kia, nhưng người Mỹ vẫn rất MMA (Mixed Martial Arts), ý nói là rất ‘thực chiến’! (điều này cũng có thể giải thích tại sao trong cuộc Chiến tranh thương mại-2018 thì TQ rất bối rối, vì họ quá truyền thống đến nỗi rất kém về... ‘thực chiến’!)
Kết quả hình ảnh cho Đù má mầyQuay về chuyện ‘chiết’ ở TQ và VN... Theo thông tin tôi biết được thì trước thời nhà Minh, nền văn minh Trung Hoa đã đóng góp khoảng 33% trí tuệ-phát minh cho nhân loại, sau thời nhà Minh là dưới 3%, còn sau Mao thì gần như 0% (‘cờ gian bạc lận’/đánh cắp trí tuệ => hàng giả, hàng nhái, hàng rẻ tiền, HÌNH 1)...
Sau 75 có người cho Kim Dung, Cổ Long hay Hồ Thích gì gì đó là triết gia!, nhưng nghiền ngẫm lâu thì tôi thấy không phải, bởi họ cũng loay hoay quanh mấy cái Lão Trang hay Phật-Thiền cách đây từ 2600 năm đến 1500 năm (khoảng năm 500, Đạt Ma tổ sư); chưa nói vụ các tư tưởng gia/chính trị gia của Tàu sau 75 chưa nói câu nào ra hồn!... Cũng có người nói VN có Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Đỗ Long Vân*, Trần Đức Thảo, Kim Định, Trịnh Xuân Thuận.... gì gì đó, nhưng thiết nghĩ là chưa phải!
Thời nay (sau 75), nếu có ấn tượng thì tôi chấm ‘Lưu Á Châu’* của Tàu và Trương Giang Long* (hay Trần Độ) của VN... Họ đều là tướng, đều thiên về lĩnh vực quân sự, nhưng sở dĩ nay tôi ‘chấm’ là vì ta đang lấn cấn trong cái thời đại Biển Đông bỗng điên này! (Tê Cu thực hiện chính sách ‘ngu dân’ và quá bá đạo!)... Tôi chấm Lưu Á Châu 8,5 điểm vì nói rất hay về Lão-Trang-Khổng-Mạnh, giới quân sự/quan chức, đặc biệt là về xã hội AQ-Tàu và cái xã hội đgl ‘giãy chết’..., nhưng trừ 1,5 điểm vì cố tình nhận định lệch lạc về cuộc ‘Chiến tranh biên giới Việt Trung 1979-1989 (và vài chỗ khác)... Mặc dù rất trí tuệ, nhưng sự ‘lệch lạc’ - không khách quan này làm ông khá thiếu tư cách để trở thành một triết nhân, tiếc thay!
Tôi chấm Trương Giang Long 7,5 điểm, vì nói rất hay về TQ bá quyền + quá tham sân si, nên phát biểu của ông được nhiều người trong giới đọc ‘like’, nhưng vì nhân sinh quan vẫn còn quá ‘quán tính’ (nặng về chế độ) nên mất điểm nhiều hơn ông Châu... Mặc dù hiếu biết rộng, nhưng do đầu óc quá vướng víu ‘bôn-xê-vít’, vì thế mà ông thiếu tư cách để trở thành một triết nhân, tiếc thay!...
Còn ở hạ tầng! Không thể viết dài, xin trích một lời bình sau (trả lời Khoa Vuminh) thể hiện một thứ ‘đỉnh cao trí tệ’ trong thực tế để các bạn đọc tùy nghi suy nghĩ:
- Uh, đa số sư sau này hư lắm!...
Cách đây mấy năm, chú mình có nhận được khoảng 2000 cuốn sách Phật (do đại diện của Hội PG quốc tế chuyển sang), xem qua ổng mới biết nó là sách... Tàu... Ổng nói: 'Sau Mao (1949), sách Phật bên Tàu tải sang VN rất nhiều (dịch, khác...), nhưng họ 'cố tình cố ý' hủy đi > 90% cái tinh thần-cốt lõi 'uy vũ bất năng khuất' (đấu tranh cho dân chủ/tiến bộ xã hội...) trong các sách đó, mà chỉ giữ lại phần tiểu lý vô vi-thụ động'...
Về nhà suy nghĩ mình mới hiểu ý là với mấy ngàn cuốn sách này, lãnh đạo Tàu muốn 'dạy' người Việt (và chính dân họ!) phải biết cúi đầu... 'chấp nhận' trước cường quyền bạo lực: quả là một đống... bí kiếp có thể nói là... tà ma ngoại đạo!, híc...

Nhân tiện... Tê Cu thực hiện chính sách ‘ngu dân’ cái gì? Họ dạy giới ‘trí thức/lãnh đạo’ của họ và chủ yếu là ta coi dân là ‘đám quần chúng không biết gì’, như ‘Đường Ham cô cô’ nói là một minh họa... nổi tiếng, không phải là phát biểu ngẫu hứng, mà thiết nghĩ là đã được bên Lạ ‘dạy’ một cách bài bản!...
Không có văn bản thay thế tá»± Ä‘á»™ng nào.Mấy lão/mụ trong câu chuyện hài dân gian bên dưới đa số là được huấn luyện ở... ‘Trường đào tạo cán bộ nói dối Bách Sắc’* mà thành Giáo sư Tiến sĩ ‘dấy’, phát âm là Giờ sờ hay Tờ sờ, nói chung là sờ, chả hiểu là ‘sờ’ cái gì?, nhưng chắc chắn là họ tưởng mình là loại ‘đỉnh cao trí tuệ’ mà làm anh hùng bàn phím (biết vi tính là còn may, sợ chả biết cái cục cặk gì!) tung ra đủ thứ ‘bá láp bá xàm’ làm khổ dân như ‘Kải kác tiếq Việt’ (HÌNH 2, 'Fuck' tiếng Anh vui nắm!, hehe...), ‘Kác dán' vần Lạ’, ‘Luật Xu dặk và xu lỏq’, 'Luật Phê Tê Bốc'... Ôi, đừng tưởng mình sở hữu loại ‘triết học tưởng bở’ mà coi thường các anh hùng võ lâm thiên hạ, mà trên thực tế, cái ‘đám quần chúng không biết gì’ này không coi mấy vị ‘đỉnh cao trí tệ’ này là cái cái cmn gì đâu!, đừng có mà tưởng bở!

*
Và liên quan đến ‘Kải kác tiếq Việt’, ‘Kác dán' vần Lạ’, dưới đây là câu chuyện hài...

Trước khi chết, Chí Phèo truyền hết... 30 năm công lực ‘chửi’ cho Thị Nở... Sau đó Thị chết, đầu thai đúng nhằm cái thời đại Cụk Cặk... Một hôm, gặp cái vụ con dân cả nước bị một cú lừa lịch sử ngoạn mục là phải viết ‘trục trặc’ thành ‘cụk cặk’, phải đánh vần ‘kỳ quặc’ là ‘kỳ cặc’..., Thị mới chửi toáng lên, tạm lược như sau:
- Tau đề nghị toàn bộ dân cư mạng... chửi ba lò thằng Xuân Nhạy mầy chết đốt xuống hầm cầu, bà mẹ nó một cú lừa lịch sử rồi... Mầy ý đồ gì thì tau không hay, nhưng tau bắt giò được mầy rồi, tau lôi đầu mầy ra...
Một là giáo dục, hai là tuyên giáo, đều là chữ giáo mà không còn tính giáo dục nào..., bố láo ba que mà đày ải dân tau...
Mang trẻ con ra thí nghiệm đến bao giờ... Các bà không thí nghiệm con bà, tại sao mầy mang con bà ra thí nghiệm...
Dưới sự bật đèn xanh nhưng không chịu trách nhiệm của bộ giáo dục... Mỗi nơi ai thích thử nghiệm thì dạy, không thích thì lại thôi, cứ năm thì thử, năm thì thôi, song đến bây giờ thằng Nhạy bảo là nó cũng chưa đi đến thống nhất, tổ sư cha nó, sao thí nghiệm con cháu chúng tau!...
Tổ sư cụ ông nội mầy thằng PXN... mang con tau ra làm thí nghiệm mà không hỏi chúng tau tiếng nào... Bố mẹ lẫn con thành một con rô-bốt đéo biết một cái gì... Dạy thì mầy phải thông báo... Mầy không nói năng đéo gì cho chúng tau biết, xì ra cái clip mới biết là mầy đang hành hạ con chúng tau...
Chắc là sợ dân người ta đi biểu tình, nên (làm rồi) mới xì ra cái video... toàn là cục cặc, cục cặc..., đại loại là C, K, Q nói viết thành ‘cờ’ (HÌNH 3)... Ví dụ nó viết chữ ‘quân’ thì đọc là ‘cân’, chữ ‘qua’ thì đọc là ‘cua’, ‘kỳ quặc’ thì đọc là ‘kỳ cặc’... Tau mới biết là cháu tau bị lừa... Nó lại khơi lên cái tức của tau...
Tổ sư cha mầy công nghệ... Đánh vần theo âm ở đằng sau, theo âm cái mả bố mầy...
Hỏi khắp thế gian coi thử có ai đánh vần theo âm không, hay đánh vần theo chữ cái?... Thằng Mỹ thằng Anh thì đánh vần theo chữ cái chứ kg ai điên mà đánh vần theo âm cả!... Bà nội con đĩ mẹ chúng mầy, tau đéo có ngu đâu mà không biết điều nói với mầy...
Mầy thay đổi cách phát âm mầy báo chúng tau chưa, đơn giản vậy thôi... Mầy áp đặt mầy cũng phải hỏi chúng tau chứ... Cái chính quyền này nó coi dân là chó là trâu, chứ còn là con người cái gì nữa... Đầu độc, khốn kiếp, coi dân không ra cái gì...

Mẹ mầy, con tau là chuột bạch đó hả cho mầy thí nghiệm!... Bà mẹ mày, giờ chúng mày thì phải chửi...
Kết quả hình ảnh cho Đù má mầy
Đéo mẹ mày... Tổ sư mầy, tau điên lắm... Tổ sư cha tổ cụ chúng mầy... Bố đời tam đại con gà thằng bộ trưởng kia... Chửi (luôn) thằng Bùi Hèn (HÌNH 4)...
Chúng mầy chỉ là những con chó ăn cứt... Đừng mang của nhiều cũng đừng mang visa ra mà khè bà... Tiền của là cái đinh bởi vì nó là cái nợ đời...
Nếu tau mà chức trọng quyền cao của đất nước này thì... cho mầy về quét rác... Chứ cái bộ mặt gì mà bộ trưởng gì cái thứ đồ khốn nạn...
Chúng mầy xem dân như một lũ súc sinh... Chẳng qua nó giữ một cái luật pháp nhì nhằng hủ lậu để trèo lên đầu lên cổ dân chứ chẳng có cái nước đéo gì không muốn có luật tốt, luật là cái đường ray để máy chạy không thể nào sai trật...
Cái nước VN này cải tổ được cái gì!... Cứ suốt ngày cải cách, mày mang cái cải cách đó về mà cải cách cho bố mầy ở nhà đấy..., chứ mầy đừng cải cách con bà...
Tổ sư bố mầy, dẹp mẹ nó đi, đéo có hội hè gì, một lũ hội ở Việt Nam tau đéo tin cái hội nào...
Đéo mẹ cái tụi khốn nạn... Tổ sư cha chúng mầy... Ông bà nội con đĩ mẹ chúng mầy... Bố đời tam đại thằng bộ trưởng kia...
Tổ sư cha con mẹ nội mầy, con mẹ nội mầy đẻ ra thằng cụ nội mầy, rồi thằng cụ nội mầy đẻ ra thằng bố mầy, xong thằng bố mầy đẻ ra mầy...
Đồ chó Ngao chó chết khốn kiếp, thấy dân tao đông nghèo khổ mà bắt nạt... Mầy ra đây, mầy ra đây... Cả nước tau đang gọi mồ chiêu hồn mầy...
Chửi vậy đấy, bà chửi thẳng vậy đấy, xem đứa nào làm gì được bà...
(Xem chi tiết tại: https://www.facebook.com/hien.jb.10/videos/296433041169806/)

...Chí Phèo mới tái xuất giang hồ để xem thử đệ tử vợ của mình học hành như thế nào, nghe vậy, anh ta liền sa xuống và quỳ dưới... váy Thị Nở, tung hô:
- Người thầy vĩ đại của ta, muốn nằm!, muốn nằm!, muốn nằm!

...Đầu óc đã mụ mị, không thực tế, còn nói đế gì đến thực dụng hay thực chiến!
Và vì thế mà nay ta có ông Bùi... Dữ, bà Đoàn... Hung, Hồ Ngọc... Dại và Phùng... Sung Nhạy!
Kết quả hình ảnh cho Cà dái dê
Cái gì sung và cái gì nhạy? Cà dấy dê! (HÌNH 5). Nó thuộc về ‘trí tuệ’ hay ‘trí tệ’!

H...ết.
---------
Chú dẫn:
1.       Chó Quang: tức sư ‘hỗn’ Thích Tan Hoang, à wên, đại đứt Thích Chân Quang.
2.       Đỗ Long Vân, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/05/366-mot-trong-nhung-bo-oc-xuat-sac-nhat.html
3.       Lưu Á Châu, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2016/08/848-toi-khen-luu-chau-thu-gian.html
4.       Mo: là chết, là hết đời.
5.       Nguyễn Văn Trung sinh 1930, tại Hà Nam... Năm 1951, sang Bỉ học đại học Louvain, đậu cử nhân triết học, theo ban tiến sĩ triết học phần I. Cuối năm 1955 về Sài Gòn, dạy triết ở trường Chu văn An. 1956 dạy triết tại đại học Huế. 1961 trở lại đại học Louvain trình luận án tiến sĩ và lấy bằng Tiến sĩ triết học, về nước (1961) dạy triết và văn ở đại học Văn Khoa Sài Gòn.... Sau 1975, ông ở lại Đại học Văn khoa, nhưng các giáo sư miền Nam cũ không được dạy ba môn Văn, Triết, Sử nữa, ông chuyển sang nghiên cứu. Năm 1993, sang định cư ở Montréal, Canada... (wiki)
6.       Trương Giang Long, xem clip: https://www.youtube.com/watch?v=pqsUvKovVkc
7.       ‘Trường đào tạo cán bộ nói dối Bách Sắc’, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2018/08/1048-bet-sach-mon-truong-ao-tao-can-bo.html


Đđăng bởi 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trịnh Xuân Thanh là nạn nhân của ai?



Tại Cologne, Đức, gã nghe nói một thời Trịnh Xuân Thanh đã công tác tại đây.

Gã tìm hiểu những người quen biết Thanh để hỏi coi Thanh công tác gì? Và gã đã tìm đến nơi Thanh từng trải qua gần ba năm... công tác.

Đó là một nhà hàng và việc của Thanh là rửa bát.

Gã chia sẻ và cảm mến Thanh là con một gia đình quan chức khá giả, có vai vế, đã bỏ tất cả để tìm đường làm giàu bắt đầu bằng công việc rửa bát.

Cuộc đời của Thanh có thể thay đổi theo hướng tốt đẹp nếu tiếp tục bươn chải để có thể trở thành những người thành đạt tại Đức, như biết bao người Việt Nam khác đã vượt lên số phận bằng nỗ lực lao động.

Nhưng, bước ngoặt cuộc đời Thanh xuất hiện khi bố của Thanh là một cán bộ cao cấp không chấp nhận cậu con trai của mình kiếm sống bằng nghề rửa bát ở xứ người, đã bảo với Thanh: Con về nước ngay đi, bố còn làm việc, bố sẽ tìm một việc thật tốt cho con.

Thanh đã tạm biệt các bạn rửa bát nhiều năm đồng cam cộng khổ với mình và thương yêu nhau như anh em để về nước.

Ông bố đã sắp xếp cho Thanh ngay một chức trưởng phòng của một công ty xây dựng có nhiều công trình béo bở thuộc Trung ương Đoàn, nơi mà ông có ảnh hưởng. Thanh thăng tiến nhanh chóng thành giám đốc công ty, cùng với túi tiền dễ dàng phồng lên bởi được độc quyền làm các dự án bao cấp của hệ thống Đoàn.

Và rồi một bước ngoặt tiếp theo của cuộc đời Thanh lộ diện. Thanh gặp gỡ Đinh La Thăng - một người cũng từng xuất thân là một lãnh đạo Đoàn.

Họ nhanh chóng kết với nhau.

Gã nghe kể tại nơi Thanh nhiều năm rửa bát, rằng, khi là một nhân vật có vai vế ở Tổng công ty Sông Hồng và Tập đoàn Dầu khí, Thanh mỗi lần qua Đức đều tìm gặp các bạn từng rửa bát với nhau, mời ăn uống, dúi tiền giúp đỡ họ. Nhiều người được Thanh mời về nước với bảo đảm sẽ cho chức giám đốc này, chủ tịch nọ.

Gã không rõ lắm có ai nghe theo lời dụ của Thanh không. Có điều, một người biết sự việc đã tỏ ra ngạc nhiên nói với người thân của mình rằng: 

Làm giám đốc công ty nhà nước dễ như thế thì làm sao kinh tế nhà nước lại không nát như tương?

Gã kể lại câu chuyện này không để thêm điều gì không phải cho Trịnh Xuân Thanh. Gã quá hiểu Thanh chỉ là một nạn nhân rất đáng thương của một bộ máy tổ chức nhân sự không được kiểm soát, mà gã muốn cảnh tỉnh rằng: trong bộ máy nhà nước hiện nay không thiếu gì những kẻ lãnh đạo như Thanh.

Đất nước này sẽ tan hoang khi vẫn ngang nhiên tồn tại những con người như thế.

Nhưng thực ra bài học gã muốn kết ở câu chuyện này, lại là, ai là người đầu tiên đã vô tình đẩy Trịnh Xuân Thanh đến kết cục lao tù?

Không ai khác chính là bố của Thanh, người một thời là lãnh đạo trong hệ thống. Gã không biết có lúc nào ông chua xót nhận ra, con trai mình trước hết là nạn nhân của chính mình, nạn nhân của cái thói coi quốc gia là miếng bánh mà mình có quyền tranh thủ chia?

LƯU TRỌNG VĂN 01.09.2018

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Báo Mỹ: Trung Quốc bắt đầu dính đòn “hồi mã thương”


Một nhà phân tích cấp cao của Viện Chính sách Chiến lược Australia đã nói về những tham vọng, cách thức thực thi và tình hình của Trung Quốc với bạn bè và các đối tác hiện tại. Bà cho rằng chính sách của Bắc Kinh đang mâu thuẫn với sự hòa thuận quốc tế và không có cách hành xử đôi bên cùng có lợi, theo National Interest.

Hình minh họa
Có một lý lẽ cho rằng phương Tây đã nhầm về Trung Quốc, chứng minh việc Trung Quốc để nền kinh tế mở sẽ dẫn tới tự do hóa và thay đổi về mặt chính trị trở thành một "quyền lực có trách nhiệm" là sai lầm. Thực tế, các nhà cố vấn chính sách của Mỹ đã kết luận rằng chính sách của Mỹ dựa trên nền tảng kết luận như vậy đã thất bại.

Quan điểm này cũng xác nhận Trung Quốc là một đất nước không chỉ giành được lợi thế từ trật tự thế giới dựa trên nền tảng pháp luật mà còn không bị chỉ trích khi lạm dụng điều đó. Trung Quốc đã phát triển thành một quyền lực kinh tế khổng lồ không bị chế ngự bởi những luật lệ toàn cầu mà thay vào đó còn có nguy cơ trở thành một quyền lực đáng sợ.

Thực tế theo National Interest, Trung Quốc ngày càng đưa ra nhiều bằng chứng rằng họ không muốn tuân theo luật lệ quốc tế và không do dự khi hành động một cách đơn phương với những vấn đề mà họ coi là có nguy cơ với những lợi ích của mình như vấn đề trên Biển Đông. Ví dụ như chiến lược "bốn không" để phớt lờ phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế The Hague năm 2016 của Bắc Kinh: không tham gia, không chấp nhận, không thừa nhận và không thực thi là một trong những ví dụ rõ ràng nhất của việc công khai không đếm xỉa tới trật tự quốc tế dựa trên nền tảng pháp luật.

Khả năng của Trung Quốc làm "rung chuyển" trật tự hiện tại là không thể phủ nhận nhưng những thay đổi tại Washington - những chính sách của tổng thống Trump đang trở thành một làn sóng mạnh hơn với trật tự thế giới dựa trên nền tảng pháp luật. Hơn nữa, Bắc Kinh có thể đang "làm rung chuyển" hiện trạng thế giới nhưng vẫn chưa đủ để đạt tới vị trí mà họ muốn và vẫn có thể gặp rủi ro với sự phản kháng mạnh hơn từ những nước khác.

Những hoạt động quân sự hóa trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông không chỉ gây quan ngại cho những hàng xóm trực tiếp và những bên tuyên bố chủ quyền lãnh hải mà nó còn tạo ra những rủi ro cao cùng căng thẳng không mong muốn trong một khu vực vốn đã bất ổn. Mặc cho những đảm bảo của Trung Quốc rằng họ sẽ không quân sự hóa những hòn đảo nhân tạo mà họ bồi đắp cải tạo phi pháp trên Biển Đông, việc tiếp tục phô trương cơ bắp lực lượng quân sự đã hủy hoại sự tín nhiệm và những ý định hòa bình mà Bắc Kinh đưa ra trước đó, theo National Interest.

Việc xây dựng lực lượng và có các hành động quân sự còn nổi bật hơn ở eo biển Đài Loan nơi mới đây Bắc Kinh đã thực hiện "trò chơi chiến tranh". Nhưng câu hỏi cần đặt ra là: Tại sao Bắc Kinh lại quyết định gây rủi ro cho danh tiếng của mình cũng như tạo ra xung đột tiềm tàng thay vì khẳng định vị thế toàn cầu của mình một cách hòa bình?

Trung Quốc hiện nay không chỉ tham vọng đưa ra viễn cảnh chiến lược của mình về một trật tự mới mà còn đang chạy đua với thời gian để thi hành viễn cảnh đó. Giấc mơ Trung Hoa không chỉ thể hiện ở việc Trung Quốc quân sự hóa trái phép những hòn đảo nhân tạo bồi đắp và cải tạo phi pháp trên Biển Đông mà còn có rất nhiều khía cạnh. Chiến lược "vành đai - con đường" bao gồm việc xây dựng cảng ở khắp nơi từ Djibouti tại châu Phi cho tới các bến tàu ở Vanuatu trên Thái Bình Dương.

Chiến lược "Vành đai - con đường" của Trung Quốc cũng bao gồm việc bảo đảm con đường vào biển và đường bộ trên khắp thế giới từ Bắc Cực cho tới Châu Mỹ Latinh, cũng như việc thành lập những tổ chức toàn cầu mới như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á AIIB. Tất cả những yếu tố này nằm trong một kế hoạch hợp nhất để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ra toàn cầu. Cuối cùng, tất cả những dự án lớn và có tiềm năng thay đổi cuộc chơi trên thế giới này đều được coi là sáng kiến chính của ông Tập Cận Bình.

Theo National Interest, chiến lược giành quyền bá chủ của Bắc Kinh dựa trên 2 thành tố chính. Đầu tiên là sự gia tăng những nhấn mạnh tuyên bố chủ quyền lãnh thổ (thậm chí phi pháp, bất chấp luật pháp quốc tế) ngay cả việc thường xuyên làm như vậy công khai phớt lờ luật lệ quốc tế. Thứ hai là sử dụng lợi ích kinh tế để buộc các nước phải đồng ý với mình, trong khi thúc đẩy quan hệ gần gũi với những nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh then chốt, thường là về mặt thúc đẩy kinh tế.

Theo rất nhiều đánh giá, thì những chiến thuật gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông có vẻ đã thành công ở cả hiệu quả xói mòn trật tự thế giới dựa trên nền tảng luật pháp trong khi tiếp tục khuếch trương các chiến dịch của Bắc Kinh. Cộng đồng quốc tế có đáp trả mạnh mẽ với hành động ngày càng cứng rắn của Trung Quốc hay không vẫn còn là một câu hỏi ngỏ. Nhưng có một điều chắc chắn là trong khi cộng đồng quốc tế còn đang cân nhắc thì Bắc Kinh đã kiếm đủ thời gian để xúc tiến các kế hoạch quân sự.

Một vấn đề khác gây quan ngại cho nhiều nước trên toàn cầu là nghệ thuật quản lý kinh tế của Trung Quốc. Ban đầu, dự án "vành đai - con đường" được hoan nghênh ở cả mặt nó sẽ là thay đổi lớn nhất trong lịch sử và là một món quà Trung Quốc tặng cho thế giới. Thực tế, rất nhiều nước hài lòng với sự kích thích về cơ hội có được cơ sở hạ tầng về kinh tế và vận tải mới mà sáng kiến của Trung Quốc đem lại. Sự hào phóng của Bắc Kinh đã được đón nhận nhưng không thể tránh được nhiều mức độ hạn chế về "những sự lôi kéo về mặt chính trị" của tiền Trung Quốc.

Hơn nữa, bối cảnh toàn cầu lại giúp thúc đẩy điều này. Ví dụ, người Mỹ bảo vệ nền công nghiệp trong nước, người châu Âu thì chỉ nghĩ đến mình, Nhật Bản với nền kinh tế khiêm tốn hơn chỉ làm thúc đẩy quan điểm rằng Trung Quốc đang tự mình lấp vào chỗ trống trong những lãnh đạo toàn cầu. Sau tất cả, những dự án của Trung Quốc trong chiến lược "vành đai - con đường" hay ngân hàng AIIB đều nhận được sự ủng hộ của cả những bên đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc bao gồm Malaysia, Philippines...

Nhưng "vành đai - con đường" - dự án được thúc đẩy nhiều nhất trong các nền kinh tế đang phát triển càng ngày càng trở thành một chủ đề gây hoài nghi và bị theo dõi sát sao. Ví dụ như những bẫy nợ và sự thỏa hiệp về các tài sản chiến lược quốc gia là hậu quả gây ra nhiều sự sợ hãi nhất của các nước với "vành đai - con đường". Và trường hợp của Sri Lanka trong vụ cảng Hambantota là cảnh báo với rất nhiều nước.

Món nợ 1 tỷ USD của Sri Lanka với Trung Quốc đã được sử dụng làm đòn bẩy để Bắc Kinh kiểm soát lợi ích và thuê cảng Hambantota trong 99 năm. Và kết quả là, nhận thức rằng những sự giúp đỡ và những món nợ Trung Quốc chính là một cái bẫy đang lan rộng trên khắp các hòn đảo ở nam Thái Bình Dương.

Nhưng đã có những thay đổi trong nhiều tháng vừa qua, và có một làn sóng phản kháng đang dâng lên trên toàn cầu, dẫn đầu bởi "các địch thủ tự nhiên", những người hàng xóm gần kề và ngay cả các nước ở xa. Những quan ngại đang dấy lên ở cả các nước không có vị trí địa lý an ninh liên quan trực tiếp tới Trung Quốc như New Zealand hay Cộng hòa Séc, National Interest ghi nhận.

Trong khi phạm vi và mức độ phản kháng rất khác nhau, thì có một điều e ngại chung giữa các nước: những sáng kiến về kinh tế của Bắc Kinh trực tiếp chuyển thành khả năng nhào nặn ảnh hưởng về chính trị với những nước nhận được lợi ích kinh tế từ Trung Quốc. Ví dụ, với một mức độ nào đó, những điều Trung Quốc ưu tiên nhất được gia tăng qua nhiều năm và được cộng đồng quốc tế ủng hộ qua việc giữ im lặng với những chủ đề cấm kỵ của Bắc Kinh. Nhưng ảnh hưởng về chính trị của Trung Quốc giờ đã quá mức chịu đựng của các nước - chủ yếu là vì Bắc Kinh gây ảnh hưởng cả với những đối tác kinh tế trong vấn đề chính trị nội địa của họ.


Nhờ có món nợ 1 tỷ USD của Sri Lanka mà Trung Quốc đã dành quyền thuê cảng Hambantota trong 99 năm.

Ví dụ, tại Australia đang có một cuộc tranh luận về ảnh hưởng của Trung Quốc. Trong đó, bao gồm cả một báo cáo do Four Corners đưa ra vào tháng 6.2017, cho thấy có những mối liên hệ cá nhân giữa những doanh nhân gốc Trung Quốc không chỉ với các nhà chính trị Australia và còn với những quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc. Tại Mỹ, những quan ngại còn lớn hơn nghi vấn Nga can thiệp vào chính trị nội bộ Mỹ khi sự hiện diện Trung Quốc tại các trường đại học là một vấn đề gây bất an đang lan rộng.

Các báo cáo cho thấy đảng cộng sản Trung Quốc đã thành lập "chi bộ" tại đại học Illinois, trong khi Hiệp hội sinh viên và học giả Trung Quốc CSSA trên khắp đất Mỹ được cung cấp tài chính cho các hoạt động và cam kết ca ngợi chính phủ Trung Quốc. Tại Trung Âu, những quan ngại về ảnh hưởng quốc gia của Trung Quốc không chỉ là một quan niệm xa vời. Một website có tên Chinfluence đã tập hợp lại những trường hợp bị ảnh hưởng về kinh tế và chính trị của Trung Quốc tại Cộng hòa Séc, Slovakia và Hungary.

Theo báo Mỹ, tốc độ gây ảnh hưởng nhanh chóng của Trung Quốc tới thế giới được theo đuổi thông qua khai thác những điểm yếu nhất của con người là tính tham lam và sự sợ hãi. Nhắm vào những lãnh đạo cấp cao nhất và vòng qua những quá trình dài thông qua việc khai thác các quan chức tham nhũng đã chứng minh tính hiệu quả với Bắc Kinh. Nhưng điều này sẽ chỉ tồn tại ngắn hạn và ở một vài nước cụ thể.

Tìm cách để gây ảnh hưởng tới các nhà chính trị rất tốn kém và chỉ hữu dụng về mặt ngắn hạn. Tại các nước dân chủ, nhiệm kỳ chính trị tương đối ngắn mặc dù các nhà chính trị cũ vẫn có thể giữ ảnh hưởng và có uy tín cao với công chúng. Trong trường hợp của Australia, cựu nghị sĩ đảng Lao Động Sam Dastyari là một minh chứng cho những nỗ lực của Trung Quốc để gây ảnh hưởng và cách để ngăn chặn điều đó.

Việc nhận tiền tài trợ từ doanh nhân người Australia gốc Trung Quốc cùng với những tuyên bố để lặp lại cái gọi là "đường 9 đoạn" mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp trên Biển Đông đã kết thúc sự nghiệp chính trị của Dastyari. Điều này cũng là mồi lửa cho cuộc tranh luận đang diễn ra về việc thay đổi luật đối với sự can thiệp và những nguồn tài trợ của nước ngoài.

Cuộc tổng tuyển cử tháng 5 vừa qua tại Malaysia đã loại bỏ ông Najib Razak và đảng cầm quyền suốt 60 năm cũng cho thấy những rủi ro của Trung Quốc trong việc xây dựng những mối quan hệ với những cá nhân được lựa chọn. Quan niệm từ trên xuống dưới của Trung Quốc về chiến lược thúc đẩy những mối quan hệ với các cá nhân được nhắm tới sẽ hiệu quả và nhanh chóng về mặt ngắn hạn nhưng thất bại trong việc xây dựng nền móng dài hạn. Nói cách khác, Trung Quốc thất bại trong việc thể chế hóa những mối quan hệ từ mặt quan hệ cá nhân với những lãnh đạo khi những người này "mất ghế" hay rời nhiệm sở.

Những trường hợp như ông Najib Razak và ông Rodrigo Duterte hoàn toàn khớp với hình mẫu trên. Ông Durtete đã chứng tỏ là một người có thể thay đổi cuộc chơi trong cuộc chiến pháp luật trên Biển Đông khi ông đã có vẻ như bỏ qua chiến thắng của đất nước trước phán quyết của Tòa Trọng tài The Hague để cải thiện mối quan hệ với Bắc Kinh. Nhưng là một lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy, ông cũng phải chịu ảnh hưởng khi thái độ của người dân nước mình thay đổi.

Ngược lại, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam là một ví dụ về mối quan hệ lâu dài với nhiều sự gần gũi tương đồng, hai bên cùng có lợi. Dựa trên quan hệ giữa hai bên, Hà Nội và Bắc Kinh đã phát triển một lịch sử gần gũi trong những thập kỷ gần đây. Nhưng thay vì nuôi dưỡng mối quan hệ này, Bắc Kinh đã vội vã áp đặt vị thế của mình trên Biển Đông và đẩy tham vọng của mình đi quá xa...

Theo National Interest, với những hành động như cấm đoán phi pháp với việc tổ chức các cuộc thăm dò dầu khí trái phép hay việc Trung Quốc đưa máy bay ném bom tầm xa ra quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam từ những năm 1970 đã làm xấu đi mối quan hệ giữa hai bên và làm khuấy động những vấn đề đang yên ổn.

Sự thất thường của ông Trump đối với những vấn đề toàn cầu đã cung cấp một cơ hội chiến lược cho Trung Quốc để bù đắp những thiếu sót của mình. Ông Tập Cận Bình rất sắc sảo trong việc nắm bắt một cơ hội như vậy. Thực tế, Trung Quốc có thể được chào đón khi lấp vào lỗ hổng lãnh đạo toàn cầu trong rất nhiều vấn đề nguy cấp như biến đổi khí hậu, thương mại và phát triển cơ sở hạ tầng.

Nhưng trong khi tầm nhìn của ông Tập Cận Bình về một "cộng đồng chung vận mệnh" rất hấp dẫn với nhiều nền kinh tế trên thế giới thì cách Trung Quốc thực thi tầm nhìn của họ gây ra những lo lắng đang tăng cao bao gồm cả những nước không có những mối liên kết chiến lược với Bắc Kinh. Những kế hoạch lớn của Trung Quốc để "phục hưng Trung Hoa" vào năm 2049 rất ấn tượng nhưng chiến thuật mà Trung Quốc áp dụng lại đang tạo ra những căng thẳng.

Chiến lược tham vọng và thiếu kiên nhẫn của Bắc Kinh trong việc khẳng định vị thế đã thiếu nhạy cảm với những giá trị, lợi ích và nhu cầu của những thành viên bạn bè trong "cộng đồng chung". Thêm nữa, Trung Quốc đã mất đi cơ hội trở thành lãnh đạo toàn cầu và đang mâu thuẫn với sự hòa thuận quốc tế cùng cách cư xử đôi bên cùng có lợi.

Những lãnh đạo đang ủng hộ Bắc Kinh vì bị bắt buộc phải theo đuổi những lợi ích trực tiếp, tìm kiếm những mối lợi về kinh tế hơn là sự tin tưởng và đoàn kết chung về mặt dài hạn. Trung Quốc đang "cược gấp đôi" vào chiến lược tốn kém để mua "những người theo mình" hơn là chiếm được trái tim và khối óc của bạn bè và đối tác. Đây rõ ràng không phải là chiến lược bền vững và hiệu quả, National Interest kết luận.

Tiệp Nguyễn
(VietTimes)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

NHỮNG KẺ BÁN NƯỚC NHẤT ĐỊNH SẼ CÓ KẾT THÚC BI THẢM



Kết cục bi thảm của những kẻ bán nước nhà Trần

VietNamnet
02/09/2018 05:39 GMT+7

Dù theo những cách khác nhau, nhưng cuối cùng, những kẻ bán nước luôn phải đón nhận kết cục bi thảm.

Nhà Trần (1225-1400) là triều đại nức tiếng trong lịch sử, với chiến công 3 lần đánh bại Mông – Nguyên (đội quân xâm lược hung hãn và tàn bạo nhất thế giới thời bấy giờ).

Chiến tích đó của quân – dân nhà Trần gắn liền với tên tuổi của những vị vua yêu nước và những chiến tướng lừng danh như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, …

Nhưng, đi cùng chiến công hiển hách đó, lịch sử cũng từng “phải” chứng kiến những người vì tư lợi của cá nhân, đã đang tâm phản bội lại người thân, tổ quốc.

Trần Di Ái

Với âm mưu xâm lược nước ta, năm 1281, Hốt Tất Liệt đòi vua Trần Nhân Tông phải sang chầu nhà Nguyên.

Tất nhiên, vì thể diện quốc gia, vua Trần không thể nghe theo ý giặc, nhưng để giữ gìn hòa hiếu, nhà Trần đã cử Trần Di Ái (chú vua Trần Thái Tông) sang chầu.

Lợi dụng cơ hội đó, Hốt Tất Liệt đã phong cho Trần Di Ái làm An Nam quốc vương, với lời nhắn nhủ tới Trần Nhân Tông “ngươi cáo bệnh không vào chầu, nay cho người được nghỉ để thuốc thang điều dưỡng. Ta lập chú ngươi là Di Ái thay ngươi làm quốc vương An Nam cai quản dân chúng”.

Để cụ thể hóa âm mưu của mình, vua Nguyên liền sai Bột Nham Thiết Mộc Nhĩ đem 1.000 quân tháp tùng Trần Di Ái về làm vua nước Nam. Nhưng khi về đến biên giới thì bị quân Trần đánh cho tan tác, bỏ chạy bán sống bán chết. Trần Di Ái và bọn tay chân bị bắt về.

Thương tình cốt nhục, nhà vua tha tội cho, nhưng bắt làm lính hầu ở phủ Thiên Trường.

Trần Kiện

Trần Kiện là con Tĩnh Quốc Vương Trần Quốc Khang, được phong tước Chương Hiến Hầu. Vồn là người có tài, giỏi thơ văn, thông thạo cưỡi ngựa bắn cung, được triều đình tin tưởng, cho thay cha làm Tĩnh Hải quân Tiết Độ sứ và được Thượng tướng Trần Quang Khải gả con gái cho. Được trọng vọng là thế, nhưng Trần Kiện lại lầm đường lạc lối.

Năm 1284, nhà Nguyên sai Toa Đô đánh Chiêm Thành. Trần Kiện được cử cầm quân chặn giặc ở Thanh Hóa. Nhưng sợ hãi trước thế giặc mạnh, Trần Kiện cùng bọn tay chân là Lê Trắc đã đem cả một vạn quân hàng giặc, làm cho mặt trận phía Nam có nguy cơ bị vỡ. Vua Trần phải cử Thượng tướng Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật đem quân vào cứu ứng. Trần Kiện theo Toa Đô về gặp Thoát Hoan, nhưng khi đến ải Chi Lăng, bị quân ta chặn đánh. Trần Kiện bị bắn chết tại trận. Lê Trắc ôm xác chủ chạy, sau đó lại phải vùi xác Trần Kiện để chạy tháo thân.

Trần Văn Lộng

Theo sách An Nam chí lược, Trần Văn Lộng là con của Nhân Thành hầu Trần Duyệt và là cháu nội của Thái sư Trần Thủ Độ. Nhưng khác với cha ông mình, Trần Văn Lộng đã tự biến mình thành kẻ phản quốc.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng, Trần Văn Lộng được nhận tước Văn Chiêu hầu, lại được vua Trần tin dùng, phong làm đại tướng cầm quân trấn thủ vùng sông Tam Đái. Nhưng khi Thoát Hoan đem quân vào xâm lược, Trần Văn Lộng đem gia quyến, nội phụ đầu hàng nhà Nguyên, theo giặc tấn công Đại Việt. Cuối cùng, khi quân Nguyên thua chạy, Trần Lộng buộc phải theo địch, lưu vong nơi đất khách quê người, chết ở đất khách.

Trần Ích Tắc

Trong số những kẻ bán nước bị nguyền rủa thời Trần, Trần Ích Tắc có lẽ là trường hợp đáng tiếc nhất.

Đường đường là hoàng tử của nhà Trần, tài văn chương thao lược nức tiếng đương thời, được vua cha và đại thần hết sức khâm phục, quý mến, nhưng rồi, chỉ vùi ham hố danh lợi, Ích Tắc đã biến mình thành kẻ bán nước nổi tiếng trong lịch sử, bị nguyền rủa, suốt đời không còn đường về quê.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc nổi tiếng là người tài hoa, hào hoa phong nhã bậc nhất kinh kỳ, một người sành sỏi và tinh tế trong cả văn chương và các ngón chơi, kết giao với những bậc văn nhân học rộng tài cao nhất thời ấy.

Phía bên phải phủ đệ của mình, ông mở học đường để chiêu tập văn sĩ khắp nơi về ăn học miễn phí. Trong số người từng qua lại phủ Chiêu Quốc có cả những người nổi tiếng như Mạc Đĩnh Chi, Trương Hán Siêu.

Tài năng là thế, nhưng Ích Tắc lại là người có tham vọng lớn. Tự cho tài nghệ của mình chẳng kém ai, trong lòng bất phục khi ngôi vua được truyền cho hoàng huynh Trần Hoảng (Trần Thánh Tông).

Khi tham vọng không được thỏa mãn, Ích Tắc đã bán rẻ đất nước và dòng tộc để đi theo giặc.

Lợi dụng quân Nguyên sang xâm nước ta (1285), Ích Tắc đem cả gia đình đi hàng giặc, được đưa về Trung Quốc và được Hốt Tất Liệt phong làm An Nam quốc vương, chờ ngày đưa trở về nước.

Sau khi quân Nguyên bị đánh bại, Trần Ích Tắc phải phiêu bạt theo giặc sang phương Bắc, cuối cùng chết ở xứ người, bị nhà Trần gạch tên ra khỏi dòng họ, gọi là “Ả Trần” – giống như một người đàn bà. Tiếc lắm thay!
Tiểu Uyên

Phần nhận xét hiển thị trên trang