Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2018

Nói trắng ra là CN phong kiến cực đoan, hầm bà xằng..

Bản chất của CNXH đặc sắc Trung Quốc là gì?
Quốc Phương 9 tháng 8 2018 - Chủ nghĩa xã hội dân tộc, điều mà Trung Quốc đề cao hiện nay, chưa bao giờ có trong lý luận và được thừa nhận trong lịch sử của chính phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, theo một nhà nghiên cứu Trung Quốc học từ Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong thực tế chính trị, tất cả những hiện tượng lý luận mang màu sắc dân tộc, khi mà hệ thống xã hội chủ nghĩa còn tồn tại, thì đều nhất loạt 'bị phê bình, bị tẩy chay', Giáo sư Trần Ngọc Vương nói với nói với BBC Tiếng Việt bên lề một Hội thảo Tư tại thủ đô Warsaw của Ba Lan mùa Hè này.

Tư tưởng của lãnh đạo Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã được đưa vào Hiến pháp Trung Quốc và Điều lệ Đảng sửa đổi của Đảng Cộng sản nước này.

Trước hết nhà nghiên cứu chia sẻ và phân tích những đặc điểm của điều được cho là chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, hay 'chủ nghĩa xã hội dân tộc' theo góc nhìn của ông:

Anh xây dựng một cái khác thì cứ nói trắng ra đấy là cái khác, chứ không có cái gọi là Chủ nghĩa Xã hội Dân tộc. Đấy là phải nói dứt khoát như thế - Giáo sư Trần Ngọc Vương

"Tôi quan tâm đến vấn đề này bởi vì từ góc độ lí luận trong lịch sử của phong trào cộng sản công nhân quốc tế thì chưa bao giờ cái phong trào này chấp nhận khái niệm gọi là Chủ nghĩa Xã hội Dân tộc. Mà Chủ nghĩa Xã hội về mặt hướng đích, thì nó phải mang tính chất toàn nhân loại và không phân biệt quốc gia dân tộc về mặt lí thuyết, nó chỉ phân biệt về mặt giai cấp thôi chứ không phân biệt về mặt dân tộc. Đấy là đặc điểm thứ nhất.

"Đặc điểm thứ hai là trong thực tế chính trị, thì tất cả những hiện tượng, các lãnh đạo của các quốc gia mà định xây dựng một thứ lí luận mang một màu sắc dân tộc, khi mà hệ thống Xã hội Chủ nghĩa còn tồn tại thì đều nhất loạt bị phê bình, bị tẩy chay. Và cao hơn nữa là bị trục xuất ra khỏi hệ thống, không thừa nhận. 

Thí dụ như là hiện tượng thường được mệnh danh là 'Chủ nghĩa xét lại' của các đảng phương Tây một thời kì, hoặc là của Nam Tư chẳng hạn, thì là vì tính chất của Chủ nghĩa Xã hội Dân tộc. Vả lại hiện tượng thứ hai cực kì quan trọng, mang ‎ ý nghĩa quyết định để cho người ta biến nó thành một thứ kẻ thù về mặt lí luận, đó là sự tồn tại của đảng chính trị của nước Đức Phát-xít mà tên chính thức của nó là ''National Socialist Party'' mà dịch theo nghĩa không dùng uyển ngũ ăn gian chữ nghĩa, thì phải dịch cho đúng là ''Đảng Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa'' chứ không phải là Quốc Xã như người ta vẫn dùng cái từ bóng bẩy để lấp liếm đi và nó làm mờ cái nội dung thực đi.

"Bởi vì sao mà người ta lại sợ Chủ nghĩa Xã hội Dân tộc? Tôi không thảo luận chuyện là Chủ nghĩa Xã hội Dân tộc về mặt lí thuyết là đúng hay không đúng và có đáng tồn tại không. Đấy là vấn đề lớn hơn, phức tạp hơn và đòi hỏi rất nhiều công sức hơn. 

Nhưng mà nếu đã là anh đã tự coi là Chủ nghĩa Xã hội, thì anh phải lặp lại những luận điểm cơ bản, cũng như là tuân thủ một số nguyên tắc về kiến tạo xã hội như là các lí thuyết ấy đã từng có trong lịch sử, thì nó mới gọi là Chủ nghĩa Dân tộc còn nếu không, anh xây dựng một cái khác thì cứ nói trắng ra đấy là cái khác, chứ không có cái gọi là Chủ nghĩa Xã hội Dân tộc. Đấy là phải nói dứt khoát là như thế.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội nước này hôm 20/3/2018

"Liên Xô và các nước khác đã từng là nạn nhân của tuyên truyền chống đối khi mà bổ sung lí luận rồi thay đổi một số luận điểm cơ bản nào đó về Chủ nghĩa Xã hội, không phải là những luận điểm cốt tử nhất, nhưng mà cũng biến đổi đi, thì bị Trung Quốc phê phán và gọi là 'Chủ nghĩa xét lại', thì chúng ta đều biết những hiện tượng ấy trong lịch sử. Sau khi hệ thống Xã hội Chủ nghĩa thế giới sụp đổ và không còn sự tồn tại của cái gọi là Quốc tế Cộng sản nữa, thì một thời kì dài là khủng hoảng về mặt lí luận trong các nước còn lại theo phe Xã hội Chủ nghĩa, khủng hoảng về mặt lí luận, và Trung Quốc sau một thời gian dài đi tìm kiếm thì mạnh dạn và ngày nay khẳng định công khai rằng họ sẽ xây dựng một thứ Xã hội Chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc."
Đặc sắc là gì?

Khi được hỏi có thể nhận xét gì về 'đặc sắc' trong Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc, Giáo sư Trần Ngọc Vương nêu quan điểm:

Nếu là Chủ nghĩa Xã hội của người Trung Quốc thì họ cũng đã nói rồi, công khai là sử dụng lại tất cả những thành phần tư tưởng trong quá khứ - Giáo sư Trần Ngọc Vương

"Theo ‎ý tôi cái đặc sắc Trung Quốc ấy, trước hết là Chủ nghĩa Xã hội của người Trung Quốc và dành cho người Trung Quốc. Cái tôn chỉ của nó là như thế. Mà nếu là Chủ nghĩa Xã hội của người Trung Quốc thì họ cũng đã nói rồi, công khai là sử dụng lại tất cả những thành phần tư tưởng trong quá khứ. Nếu mà có, dù nhiều, dù ít, dù các sắc thái có thể phức tạp, khác nhau, nhưng mà họ cố gắng tận dụng lại cái lí luận mà Trung Quốc đã tạo ra từ thời cổ đại.

"Chẳng hạn có thể nói về hai học thuyết mà họ đang sử dụng hiện nay. Đó là một là Tư tưởng Đại đồng trong lễ kí của Nho Giáo, mô tả về một cái xã hội mà Phong vị Uyển chuyển thời thái cổ, Vua thì sáng, Tôi thì hiền, đất nước thì hòa mục, dân thì đồng thuận, rồi trật tự thì ổn định, Hòa cốc Phong đăng, dùng cái Đức của người cầm quyền để mà cảm hóa nhân dân, rồi thì xã hội không có những tệ nạn. Tất cả là như thế, v.v... Và một cái xã hội từ trên xuống dưới thấm nhuần và thống nhất thì gọi đó là Xã hội Đại đồng.

Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường tái cử vào các chức vụ này ở nhiệm kỳ thứ hai.

"Tuy nhiên trong quá khứ, rất nhiều nhà lí luận của chính Đảng Cộng sản của Trung Quốc và những đảng khác đều mặc định rằng đó là một cái Chủ nghĩa Xã hội không tưởng và đồng thời là không phân biệt rõ lắm."

Phạm vi thế nào?


Bình luận về thế nào là phạm vi của xã hội đó, nhà nghiên cứu Trung Quốc học đang giảng dạy và nghiên cứu ở Đại học Quốc gia Hà Nội, nói:

"Nhưng mà ở trong Kinh Thư kết hợp với lí luận của Kinh Thư về cái gọi là cách tổ chức mô hình xã hội nhà nước của các triều đại cổ đại và cách hình dung của họ, thì họ chia cái Thiên hạ nói theo cái nghĩa của thời bấy giờ là dưới trời mà họ biết, cái ở dưới trời nhưng mà họ biết.

Nhưng mà đấy là những cái không tưởng của cộng sản chủ nghĩa của Mặc Tử, và trong quá trình xây dựng nên các đế chế, các chế độ chuyên chế theo mô hình của Nho Giáo thì Mặc Tử bị trục xuất ra khỏi phạm vi quan tâmGiáo sư Trần Ngọc Vương

"Thế thì cái lí luận ấy lại chia thế giới thành năm phạm vi, là năm vòng tròn đồng tâm mà sống trong vòng tròn nào thì hưởng một cái quy chế, tạm gọi là như vậy theo ngôn ngữ hiện đại, là khác nhau. Năm vòng tròn đó lần lượt là 'Điện, Hầu, Yêu, Tuy, Khoang'.

"Người ta diễn dải thế này: Điện là nơi cư trú của những dòng họ lớn và thường là Hoàng tộc rồi những Hiển tộc, rồi các ông quan lớn nhỏ, các thứ này nọ, người thân của họ. Cái vùng đấy là dân thuần hậu tốt đẹp v.v... đủ thứ, đấy là Điện. Thứ hai là các dòng họ nhỏ hơn nhưng cũng có đồng minh, có các công trạng, rồi thì cũng có những cái ưu đãi nhất định, và họ cũng có trình độ văn hóa cao hơn hẳn so với đại đa số dân chúng khác. Vùng đất ấy cũng như loại cư dân trong phạm vi ấy ấy gọi là Hầu.

"Loại thứ ba thì họ chịu được, nhận được những ơn mưa móc của triều đại kia, của người cầm quyền kia, rồi họ cũng có nghĩa vụ bổn phận, rồi họ vâng phục, hiền lành ngoan ngoãn. Họ là những người dân có giáo hóa, không phải giáo hóa nhất thiết là biết chữ, nhưng là biết đạo lí để mà sống và phục tùng trong cái chế độ như vậy.

Trẻ em Nga tại Viện Khổng tử ở Vladivostok

"Thứ tư là Tuy là đối tượng mà có khuyên bảo, có vỗ về, nhưng thỉnh thoảng vẫn là bị trừng phạt, vì họ có những trình độ phát triển, nếu hình dung như vậy, là chưa tới cái ngưỡng cần thiết cho nên họ có thể sẽ phạm tội và vì thế họ sẽ bị trừng phạt về tội. Họ cũng được những ân huệ của triều đình, nhưng mức độ sẽ nhỏ hơn.

"Và cuối cùng là Khoang. Tức là cái dân mà xa xôi cách trở, không thấm nhuần giáo hóa, phong tục thì mông muội, ăn lông ở lỗ, rồi hung tợn, nhiều thói hư tật xấu, thì cái loại dân đấy bị coi như là ''ngoan dân''. Chữ ngày xưa 'ngoan dân' nghĩa là dân ương ngạnh và đó là loại dân không được triều đình quan tâm đầy đủ, và cũng như là có nhiều bổn phận nhất, nhiều nghĩa vụ nhất, nhưng mà lại ít được hưởng quyền lợi nhất.

"Với cách thực hành chính trị theo mô hình như vậy, thì các hoàng đế Trung Quốc xưa đã xây dựng chế độ xã hội hiện thực của họ theo kiểu trung tâm là Hoa, người Hán là Hoa. Hoa là tốt đẹp, rực rỡ, còn bốn xung quang là Di. Di là có Đông Di Bắc Địch, Nam Man Tây Nhung. Và những loại người đó làm nên một cái thuộc tính chung, đó là họ là dân phên dậu cho cái Trung Ương, cho cái trung tâm, thế nên mới gọi là phiên. Phiên nghĩa là phên dậu.

Trước đây đã bao nhiêu giấy mực chứng minh rằng đấy cũng chỉ là những không tưởng mà thôi - GS Trần Ngọc Vương

"Hoặc còn một từ gọi chung nữa là Tứ Di, là bốn phía Di, thì cũng là như vậy. Cái Di ấy thì còn được tính đến, còn cái nơi mà gọi là Hải Giác Tiên Nha, chân trời góc biển rồi cái dân Hạ Lùng mà họ không hiểu về phong tục tập quán, không liệt được vào đâu cả, thì những đối tượng ấy hoàn toàn nằm ngoài cái mô hình xã hội của họ. Đấy là cách hình dung và thực tế chính trị dựa trên cái lí thuyết ấy, để họ đã từng xây dựng cái đế chế của họ. Họ lấy lại những yếu tố có tính chất gọi là gạn đục khơi trong, gạn những những yếu tố mà có vẻ mang màu sắc xã hội chủ nghĩa thì họ khai thác những cái đó."

Phong kiến, không tưởng?


Theo nhà nghiên cứu này, lý luận mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đang khai thác và sử dụng trong điều được cho là 'CNXH mang màu sắc Trung Quốc' thực ra là khai thác lý luận còn sót lại từ thời phong kiến cổ xưa và có thể mang màu sắc 'không tưởng', ông nói tiếp:

"Cái lí luận thứ hai mà họ khai thác trong những văn kiện hiện nay là lí luận của Mặc Tử. Tinh thần của Mặc Tử là tinh thần kiêm ái, ta biết rồi. Các nhà nghiên cứu đã từng gọi lí thuyết của Mặc Tử là Chủ nghĩa Cộng sản không tưởng, dành cho những tầng lớp dưới , thợ thủ công và thương nhân, rồi những người thấp kém. Vì thế cho nên là trong lí thuyết của nhà tư tưởng này có rất nhiều yếu tố mang màu sắc kiêm ái, mang màu sắc hòa đồng, mang màu sắc muốn xây dưng một lí tưởng công bằng, vì bản thân họ đại diện cho tầng lớp dưới, cho nên đòi công bằng cũng là có lí thôi.

Trung Quốc đã mở hàng trăm Viện Khổng tử ở nhiều nơi trên thế giới

"Nhưng mà đấy là những cái không tưởng của Cộng sản Chủ nghĩa của Mặc Tử, và trong quá trình xây dựng nên các đế chế, các chế độ chuyên chế theo mô hình của Nho Giáo, thì Mặc Tử bị trục xuất ra khỏi phạm vi quan tâm. Tất cả tinh thần của học thuyết Mặc Gia là biến mất khỏi lịch sử. Từ thời Tần Hán, không còn một cái gì mà chỉ còn lại những yếu tố là có tính chất tri thức và kĩ thuật, rồi biện luận, phép Tam Biểu rồi lí luận Bạch Mã, Phi Mã, rồi Kiên Bạch Dị, ngựa trắng không phải là ngựa, v.v.

"Tất cả những thứ như vậy là những tản mát còn sót lại của tư tưởng Mặc Gia và Trung Quốc họ gọi đấy là Biệt Mặc. Thì cái Biệt Mặc không liên quan gì đến Chủ nghĩa Cộng Sản, Chủ nghĩa Xã hội, họ không khai thác được gì ở trong đó. Những cái lí thuyết gốc của Mặc Gia thì họ cũng cố gắng khai thác trở lại.

"Còn có một cái nữa mà họ có thể khai thác đó là tư tưởng Pháp Trị, bởi vì ta biết là Pháp Trị cũng đã từng xuất hiện với tư cách là hệ tư tưởng trong lịch sử chính trị Trung Quốc. Các nhà Pháp Trị đã từng có các thành công khá lớn thời nhà Tần hoặc ở những giai đoạn trước đó của một số nước như là nước Vệ, nước Sở, nước Ngụy, v.v nhưng mà tiêu biểu nhất là nước Tần, với mấy ông tể tướng khét tiếng như là Thương Ưởng, rồi như Lý Tư, v.v. Và một trong những người được nhắc đến nhiều vì cũng có kết hợp một phần đối với Nho, nhưng mà cơ bản với Pháp, đó là Quản Trọng. Đó là nhân vật được nhắc đến nhiều trong lịch sử, được đại chúng hóa.

"Tóm lại tư tưởng Pháp Trị là một tư tưởng chủ trương sử dụng pháp luật để tổ chức xây dựng xã hội, thế nhưng Pháp gia có quan điểm là luật pháp áp dụng phổ biến, nhưng phổ biến một cách có mức độ. Nghĩa là trừ đối tượng không chịu sự chế định của luật pháp là ông Hoàng đế, thì là người ra luật và người thực hiện luật và tất cả những đối tượng đó, là người mà đã làm Vua thì ban hành luật pháp, cai quản chế định và đặt ra luật pháp, nhưng mà họ lại, nói theo ngôn ngữ luật ph bây giờ, là không thuộc phạm vi chế định của luật pháp. Cho nên vẫn chừa chỗ cho một cái con người đó và họ chỉ yêu cầu thôi, yêu cầu là người làm Vua là phải sáng suốt và đức hạnh, chỉ thế thôi.

Bây giờ Trung Quốc muốn khai thác lại và muốn khẳng định cái giá trị văn hóa đặc sắc rồi tinh thần văn hóa, sự tự tin văn hóa trong lí luận mới thì họ lại lần lượt phục hồi lại những cái giá trị đóGS Trần Ngọc Vương

"Lí thuyết về mẫu người Hoàng đế Anh minh mà Nho gia gọi là Nội Thánh, Ngoại Vương, mẫu hình nhân cách lí tưởng ấy, trong tư cách anh tu tập, anh rèn luyện, anh tự quản, tự kiểm soát này kia, anh đến mức là bậc Thánh, còn anh thực hiện bổn phận xã hội của anh thì gọi là Vương. Thì Nội Thánh Ngoại Vương chính là mô hình nhân cách Hoàng đế, nhưng tất cả những mô hình ấy đã chứng minh qua 2.500 hay 3.000 năm lịch sử là không thể tồn tại được. Và trước đây đã bao nhiêu giấy mực chứng minh rằng đấy cũng chỉ là những không tưởng mà thôi."
Nhằm phục vụ ai?

Tiếp tục bình luận về bản chất của Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc, nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương liên kết việc cường quốc đang nổi lên ở châu Á đã phục hồi các tư tưởng trong quá khứ lịch sử với những động thái truyền bá ra quốc tế của Đảng Cộng sản và nhà nước Trung Quốc hiện này, ông đặt câu hỏi chủ thuyết mới mà Trung Quốc đang xiển dương này có vấn đề gì không?

Giáo sư Trần Ngọc Vương (phải) nêu quan điểm về CNXH mang màu sắc Trung Quốc

"Thế nhưng bây giờ Trung Quốc muốn khai thác lại và muốn khẳng định giá trị văn hóa đặc sắc, rồi tinh thần văn hóa, sự tự tin văn hóa theo lí luận mới, thì họ lại lần lượt phục hồi những giá trị đó," Giáo sư Trần Ngọc Vương nói.

"Thời đại Cách mạng Văn hóa Vô sản thì chúng ta biết mười năm ấy, Khổng Tử là đối tượng phê phán một cách cùng cực và họ đã đưa Khổng Tử ra thành một cái chân dung biếm họa và tiêu hủy tất cả những gì họ gọi lại tàn dư thối tha của tư tưởng Phong kiến rồi, nhưng bây giờ những thuộc tính mà người ta vẫn gắn cho Khổng Tử thì một lần nữa lại sống lại và Khổng Tử lại được truyền bá.

"Chúng ta biết rằng có 600 đến 700 học viện trên thế giới truyền bá tư tưởng Khổng Tử là kết hợp truyền bá tư tưởng Trung Quốc và họ chủ trương rằng cái đó vì họ xây dựng chính những gì của đất nước họ, của những bậc mà họ tự coi là tổ tiên của họ, thì họ nói là đặc sắc của Trung Quốc thôi. Nhưng mà cái đó về mặt lí luận còn phải bàn cãi và tốn nhiều giấy mực.

Có diễn đạt như vậy thì mới thấy được cái chủ nghĩa xã hội ấy là của Trung Quốc và cho Trung Quốc và không dành cho người bên ngoài ở Trung QuốcGiáo sư Trần Ngọc Vương

"Và điều thứ hai là nó phục vụ cho ai? Phục vụ cho ông vua Trung Quốc, người cầm quyền Trung Quốc, rồi dân thượng lưu Trung Quốc, cứ từng bước như vậy. Rồi thì là những người có quan hệ thân tộc với những người cầm quyền, rồi dần dần mới đến đại chúng, có nghĩa trong cái thứ Chủ nghĩa Xã hội ấy không thể có bình đẳng đối với mọi con người được. Cho nên họ mới đặt ra hai giai đoạn.

"Giai đoạn thứ nhất gọi là xây dựng một xã hội Tiểu Khang, hài hòa tương đối, sung túc tương đối, cũng giống như ngày xưa người ta nói rằng là xây dựng Chủ nghĩa Xã hội với tư cách là bước đầu của chủ nghĩa cộng sản, thì nó thay lí luận về Chủ nghĩa Xã hội như là giai đoạn đầu của chủ nghĩa Cộng Sản bằng cái khái niệm là xã hội Tiểu Khang.

"Còn xã hội kia thì nó lại sống lại cái khái niệm là Đại Đồng hoặc Cộng Sản.

"Thế thì có diễn đạt như vậy thì mới thấy được cái Chủ nghĩa Xã hội ấy là của Trung Quốc và cho Trung Quốc và không dành cho người bên ngoài ở Trung Quốc," Giáo sư Trần Ngọc Vương bình luận với BBC Tiếng Việt từ quan điểm riêng.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45118483

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2018

Ba đặc khu đã âm thầm chết rồi?

Phạm Trần
Không thể nói bài viết của tác giả Phạm Trần là thiếu sức thuyết phục; chúng tôi cũng rất đồng tình vì, ngoài các luận cứ mà tác giả nêu trong bài thì thực tế suốt mấy tháng qua, cũng có thể tìm thấy trong xã hội rất nhiều ý kiến không đồng tình (thậm chí phản đối) Luật Đặc khu của các chuyên gia như Phạm Chi Lan, Vũ Thành Tự Anh, Vũ Quang Việt... cùng các cựu quan chức và tướng lĩnh quân đội  như ông nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng, Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Thiếu tướng Lê Mã Lương... (là những người mà lãnh đạo Đảng, Chính phủ không, hoặc chưa liệt vào thành phần “thế lực” nào cả). Lại có cả tiếng nói bất đồng với dự thảo Luật Đặc khu từ một số báo chí chính thống... Chừng đó mà chưa đủ lý do để tác giả nhận định “Ba đặc khu đã âm thầm chết” hay sao? Nhưng, lại cứ phải nói chữ nhưng ở đây. Vì thực tế đã cho thấy: các sự kiện Bauxte Tây Nguyên, Formosa trước đây, cũng đã có biết bao ý kiến phản đối có tình có lý từ các chuyên gia, quan chức, tướng lĩnh (không “phản động”) mà có được tiếp thụ đâu, một khi các dự án đó đã là “chủ trương lớn của Đảng”!
Sự kiện Luật đặc khu lần này có một điều khác hơn các lần kia, đó là đã xuất hiện những cuộc biểu tình hàng chục ngàn người dân tự phát chống chủ trương của Bộ Chính trị định bắt Quốc hội thông qua. Khác thì khác vậy, nhưng Đảng có ngán đâu? Công an của Đảng còn đánh dân biểu tình hộc máu mồm máu mũi, còn dọa sẽ đem cả máy bay trực thăng, xe bọc thép đến đàn áp kia mà.
Vậy nên, nói thì cứ nói, mong thì cứ mong cho nó chết âm thầm như tác giả nhận định... Có điều, chắc gì “đảng ta” đã chịu rút bỏ cái “chủ trương lớn” sai trái và đầy nguy cơ hay cứ nói thẳng tuột ra là phản quốc đó, để đáp ứng nguyện vọng thiêng liêng, xuất phát từ trái tim yêu nước nóng bỏng, của hàng triệu người dân và cả những quan chức còn tử tế, còn có trí tuệ?
Bauxite Việt Nam

Có tín hiệu từ Việt Nam cho thấy dự Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, hay 3 Đặc khu Vân Đồn (tỉnh Qủang Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) đã âm thầm tự chết.

Sau đây là những chỉ dấu:

Thứ nhất, dự Luật này không có trong chương trình nghị sự của kỳ họp thứ 26 của Ban Thường vụ Quốc hội từ ngày 8-8 đến ngày 13-8-2018. Thường vụ Quốc hội cũng không có kế hoạch tái xét trong hai kỳ họp tháng 9 và tháng 10 (theo báo SGGP -Sài Gòn Giải phóng- ngày 04/08/2018)
Theo Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ thảo luận và cho ý kiến tại phiên họp này các luật: Luật Giáo dục (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Luật Chăn nuôi; Luật Trồng trọt; Luật Công an nhân dân (sửa đổi); Luật Đặc xá (sửa đổi); Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Kiến trúc.
Báo SGGP viết: ”Được hỏi về vấn đề này, người phát ngôn của Quốc hội - Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt “đang được cân nhắc lại”. Việc tiếp tục xem xét dự án luật này, theo Tổng thư ký Quốc hội, còn chờ vào kết quả quá trình tiếp thu ý kiến nhân dân thế nào, tiếp thu ý kiến cử tri một cách rất thận trọng.”
Khi quyết định hoãn bỏ phiếu, Quốc hội nói là:” Để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, xác đáng của các vị đại biểu Quốc hội, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân, hoàn thiện dự thảo luật cho thật sự chất lượng.”
Nhưng từ khi Quốc hội chấp thuận đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xin lùi thảo luận và bỏ phiếu Luật Đặc khu, dự trù ngày 15/06/2018 tại kỳ họp 5 đến kỳ họp 6 tháng 10/2018, thì chưa thấy Chính phủ hay Quốc hội tổ chức bất kỳ cuộc Hội thảo hay thăm dò ý dân nào về Luật Đặc khu. Nếu có cũng chỉ trao đổi lẻ tẻ giữa cử tri và Đại biểu Quốc hội tại các buổi tiếp xúc hạn chế ở địa phương.
Do đó, thật khó biết điều mà ông Nguyễn Hạnh Phúc nói phải chờ có “kết quả quá trình tiếp thu ý kiến nhân dân” rồi mới có quyết định là căn cứ vào cách tiếp thu nào, hoặc đến bao giờ thì có quyết định mới về Luật Đặc khu ?
Đáng chú ý là quyêt định không thảo luận Luật Đặc khu tại Ban Thường vụ Quốc hội kỳ này (26) xẩy ra chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phút đã quy định vào ngày 2/8/2018, chỉ thị cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu Tư “ Phối hợp chuẩn bị Báo cáo về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.” (Đặc khu)
Như vậy, nếu trong liên tiếp 3 tháng 8,9 và 10 mà Thường vụ Quốc hội vẫn không có nghị trình thảo luận thì xem như Luật Đặc khu đã bị ngâm tôm đến hết năm 2018 để tự chết
Thứ hai, dư luận trong dân, báo chí và cả Quốc hội đã nguội dần về chuyện Đặc khu. Thảng hoặc đó đây cũng có những lời của giới chuyên gia khuyên Chính phủ nên bỏ Dự luật đặc khu vì lỗi thời, tốn phí và và không bảo đảm thành công. Tuy nhiên, ai cũng quan ngại đến tham vọng chính trị của láng giềng khó tin Trung Cộng luôn luôn muốn nhảy vào chiếm ưu thế tại 3 Đặc khu.
Thứ ba, tuy bây giờ nhà nước tạm được hưởng những giây phút gió lặng, biển êm để xử phạt, hay trừng phạt những người dân biểu tình chống Đặc khu mà nghĩ mình sẽ mãi mãi ở thế thượng phong. Ảnh hưởng của các cuộc biểu tình bất bạo động và bạo động ở Bình Thuận vẫn còn âm ỷ trong nhân dân. Một làn sóng bất mãn ngầm đã xuất hiện trong quần chúng, nhưng đám Giặc Cờ Đỏ có tên chính thức là “Liên minh Cờ đỏ”, do Công an tổ chức chống phá và khủng bố dân chống đảng đàn áp, đã tàn lụi.
Chúng đã bị nhân dân nhận diện từ sau buổi ra mắt ngày 29/10/2017 ở xã Sơn Hải, gần Giáo họ Văn Thai, thuộc Giáo xứ Song Ngọc, thuộc huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An. Với chiêu bài “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”, cuộc phô trương lực lượng của lối 700 người, đa phần là thanh niên, thanh nữ là nhằm chống lại các cuộc tuần hành đòi bồi thường và đòi tống cổ Formosa ra khỏi Việt Nam của người dân, đa phần là giáo dân Công giáo ở Nghệ An. Họ là một bộ phận nạn nhân của thảm họa cá chết và làm biển ô nhiễm do Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh gây ra cho 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Qủang Bình, Qủang Trị và Thừa Thiên-Huế hồi tháng 4/2016.
Do đó, bất cứ động thái nào mới của đảng nhằm làm sống lại Luật Đặc khu có lợi cho Trung Cộng cũng chỉ làm cháy bùng lên ngọn lửa tranh đấu của nhân dân.
Những quan tâm
Vì vậy mà chuyên gia Kinh tế bà Phạm Chi Lan đã nói với BBC tiếng Việt ngày 03/08/2018:” Tốt nhất là nên bỏ Luật Đặc khu”. Bà cũng “hy vọng vẫn còn có những tiếng nói thuyết phục nhà nước về việc không cần thiết phải có đặc khu kinh tế.”
Trong khi đó TS Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói rằng: “Xét từ góc độ thí điểm thể chế thì việc thiết kế trong dự luật đã không thành công. Xét từ góc độ kinh tế, luật đặc khu là một lựa chọn chính sách sai lầm. Vậy thì chúng ta vội thông qua dự luật về các đặc khu để làm gì?”
Ông Dũng đặt câu hỏi: "Luật về đặc khu để làm gì? Nếu để thúc đẩy kinh tế phát triển thì các nguồn lực khan hiếm của đất nước cần phải đầu tư vào đâu để thúc đẩy kinh tế phát triển và tạo hiệu ứng lan tỏa nhanh nhất? Câu trả lời không thể tranh cãi là phải đầu tư vào TP.HCM và Hà Nội. Chắc chắn không phải là vào những nơi nằm xa các trung tâm kinh tế, cơ sở hạ tầng vật chất, nơi kỹ thuật, cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội chưa phát triển như Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Xét từ góc độ kinh tế, luật đặc khu là một lựa chọn chính sách sai lầm". (báo Một Thế Giới, ngày 08/06/2018)
Vốn đâu ra?
Ngoài quan tâm về chính trị-kinh tế và quốc phòng trước nguy cơ rơi vào tay Trung Cộng, nhiều bài báo trong nước còn đặt vấn đề tìm đâu ra vốn đầu tư. Theo một bài viết trên VOV (Voice of Vietnam, Tiếng nói Việt Nam, ngày 11/05/2018) thì:” Theo Đề án thành lập đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, nguồn vốn huy động để xây dựng 3 đặc khu lên tới hơn 1,5 triệu tỷ đồng.
Cụ thể, cơ cấu của 1.570.000 tỷ đồng để làm đặc khu như sau: 270.000 tỷ dành cho đặc khu Vân Đồn trong giai đoạn 2018 - 2030, trong đó tỷ lệ vốn trong nước và nước ngoài là 50 - 50; 400.000 tỷ dành cho đặc khu Bắc Vân Phong trong giai đoạn 2019 - 2025; 900.000 tỷ trong giai đoạn 2016 - 2030 để đưa đảo Phú Quốc trở thành một đặc khu sầm uất, trong đó nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 59%, vốn nước ngoài khoảng 41%.”
Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng cho hay, con số hơn 1 triệu tỷ đồng nói trên là tổng nhu cầu đầu tư toàn xã hội của cả 3 đặc khu và ngân sách chỉ hỗ trợ một phần không nhiều trong số này. Hiện tại, Vân Đồn đề xuất ngân sách hỗ trợ 10%, Phú Quốc 19%, Bắc Vân Phong hơn 30% và các đề xuất này vẫn đang trong quá trình xem xét, chứ chưa “chốt”.
“Trước con số này”, VOV viết tiếp, “Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân băn khoăn: Vốn đầu tư công trung hạn 5 năm chỉ đạt hơn 2 triệu tỷ đồng. Vậy ngân sách lấy ở đâu ra số tiền lớn để làm 3 đặc khu? Thành lập 3 đặc khu kinh tế là để thu hút nguồn lực, tạo động lực hình thành 3 đầu tàu, lôi kéo nền kinh tế đất nước chứ không phải để tiêu tiền.”
Cần đặc khu làm gì?
Nhưng tại sao Bộ Chính trị lại ráo riết thúc đẩy thành lập 3 Đặc khu làm gì trong khi Việt Nam đã có tới 362 khu kinh tế ? Thắc mắc này chưa ai trả lời được, nhưng khi 3 vị trí chiến lược quốc phòng xuất hiện trong đề nghị gồm Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc thì nhiều chuyên gia, trí thức và cựu tướng lãnh trong Quân đội bắt đầu quan ngại cho an ninh quôc gia.
Tiêu biểu như Thượng tướng Nguyễn Văn Được — Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã nói tại Quốc hội:” Làm kinh tế dứt khoát phải làm nhưng không phải bằng mọi giá, nhất là trong điều kiện của ta thì cả ba khu này đều nhạy cảm. Vân Đồn giáp với phía Bắc; Bắc Vân Phong giáp biển Đông và Phú Quốc là sát với Campuchia nhưng hiện vùng này Trung Quốc đã nhảy vào rồi".
Do đó, tướng Được nghi vấn:” 70 năm, 99 năm họ vào đó làm gì? Ta đâu thể biết hết vì đã lọt vào rồi. Đà Nẵng, Ninh Thuận chưa có đặc khu kinh tế nhưng Trung Quốc đã đưa tiền cho người dân để dân mua đất cho họ. Nếu biển Đông có phức tạp và phía Tây cũng phức tạp thì tình hình rất nguy". (theo báo Một Thế Giới, ngày 08/06/2018)
Bộ Chính trị CSVN do Tổng Bí thư thân Tầu, ông Nguyễn Phú Trọng cầm đầu, đã hối thúc thành lập 3 Đặc khu tại phiên họp ngày 17-03-2017. Sau đó Kết luận số 21-TB/TW gồm 6 điểm được Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh ký tên ban hành ngày 22/03/2017quy định “về các đề án xây dựng các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang)”.
Nguyên văn 3 điểm quan trọng gồm:
1- Đề án xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là đề án lớn, có nhiều vấn đề mới và khó, nhưng đã được trình bày cụ thể, rõ ràng, Bộ Chính trị đánh giá cao việc chuẩn bị đề án. Đây là chủ trướng lớn của Đảng đã được thông qua nhiều kỳ đại hội, do vậy cần quyết tâm triển khai thực hiện, làm từng bước vững chắc, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
2- Đồng ý cho thành lập ba đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) trực thuộc cấp tỉnh, nhắm khai thác tốt nhất các tiềm năng khu vực có lợi thế vượt trội, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư, công nghệ cao, phương thức quản lý mới tiên tiến, hình thành khu vực tăng trưởng cao, tạo thêm nguồn lực và động lực, góp phần thúc đầy nhanh phát triển và tái cơ cấu kinh tế cho tỉnh, vùng và cả nước. Cơ cấu, mô hình tổ chức chính quyền đơn vị hành chính – kinnh tế đặc biệt do Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt quy định.
3- Đồng ý thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ; giao Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo, thành viên là đại diện các bộ, ngành, các địa phương có đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và các chuyên gia tham gia.
Nhưng Việt Nam đã từng thất bại khi làm Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo là “đặc khu” đầu tiên ra đời năm 1979 nhằm phục vụ phát triển ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt.
Sau đó, trong giai đoạn Đổi Mới thì Việt Nam lại ra đời các khu gọi là “kinh tế mở” ở các tỉnh miền Trung như Dung Quất, Chu Lai, Nghi Sơn, Vũng Áng nhưng cũng vẫn không tạo được sức đột phá cần thiết.
Cho đến nay, theo tài liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì Việt Nam:” Có 18 khu kinh tế ven biển, 26 khu kinh tế cửa khẩu, cả nước có 328 khu công nghiệp được thành lập. Các khu kinh tế đã thu hút được 153 tỷ USD, chiếm 52% đăng ký đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 42%, xuất khẩu bằng 52%, thu hút khoảng 3 triệu lao động; đồng thời, khi triển khai các dự án trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất cũng tạo điều kiện để quản lý tốt hơn về môi trường và công nghệ.”
Tuy nhiên, theo tài liệu phổ biến trên Internet thì: “Việc phát triển các khu kinh tế vẫn còn một số hạn chế như ít có sự khác nhau giữa mục tiêu và hướng phát triển ngành, thể chế đặt ra cho các khu khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất chưa có nhiều vượt trội, thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp, nhiều đầu mối.”
Văn kiện này kết luận:“Việt Nam hiện đã có nhiều khu kinh tế nhưng các đặc khu kinh tế vẫn chưa thực sự được triển khai áp dụng đúng nghĩa, nơi mà các thể chế được mở rộng, thông thoáng, nâng cấp cao hơn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, tối ưu nhất cho đầu tư.
Để các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trở thành các vùng động lực tăng trưởng cho đất nước, điều tiên quyết là phải có mô hình và cơ chế đột phá.”
Lý do chống
Nhưng người dân và các chuyên gia kinh tế không nhìn cùng hướng với Bộ Chính trị. Họ yêu cầu nhà nước phải rà soát lại các khu kinh tế, khu công nghiệp và khu chế xuất xem làm ăn ra sao, xấu, tốt chỗ nào để trả lời cho người dân biết tại sao phải có thêm 3 Đặc khu, mà lại ở 3 vị trí sống còn của đất nước ?
Dân cũng muốn Bộ Chính trị trả lời tại sao: ” Báo cáo giám sát hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước cho thấy trong giai đoạn 2011-2016, nợ của doanh nghiệp đã gia tăng lên tới 1,6 triệu tỷ đồng (gần 73 tỷ USD) ?” (theo Zing.VN, ngày 28/05/2018)
Zing.VN viết tiếp: "Theo báo cáo, tính đến 31/12/2016, cả nước còn 583 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm 7 tập đoàn kinh tế, 67 tổng công ty Nhà nước, 17 công ty TNHH MTV hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con, 492 doanh nghiệp độc lập thuộc các bộ, ngành, địa phương.”
Các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) do các Bộ quản lý điều hành gồm: Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nộng nghiệp và Bộ Thông tin&Truyền thông (TTTT)
Ngoài ra dân cũng thắc mắc tại sao Bộ Quốc phòng lại có riêng một Cục Kinh tế để “thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế của Quân đội nhân dân Việt Nam” ?
Theo tài liệu chính thức thì Cục này được “ thành lập ngày 24 tháng 12 năm 1998” có nhiệm vụ:
Chỉ đạo các loại hình sản xuất kinh tế của Quân đội gồm: Các khu kinh tế quốc phòng, các chương trình, mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo do Quân đội đảm nhiệm, chỉ đạo hoạt động của các doanh nghiệp và các đơn vị thường trực tham gia hoạt động sản xuất kinh tế.
Nghiên cứu, vận dụng các chính sách, chế độ, quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế với các doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh tế trong Quân đội; tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và Bộ Quốc phòng liên quan đến công tác quản lý, chế độ chính sách, quy hoạch, kế hoạch sản xuất kinh tế của Quân đội.
Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định và trực tiếp quản lý các dự án đầu tư của Nhà nước, của các nguồn tài chính khác trong và ngoài nước cho các khu kinh tế quốc phòng, các chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, các hoạt động sản xuất kinh tế của các doanh nghệp trong Quân đội thuộc lĩnh vực kinh tế.
Quản lý, chỉ đạo xây dựng và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh tế dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và hàng năm của các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng, doanh nghiệp kinh tế, phần nhiệm vụ làm kinh tế của các doanh nghiệp quốc phòng. Các chương trình kinh tế xã hội tại các khu kinh tế quốc phòng, các kế hoạch xoá đói giảm nghèo và tổng hợp kết quả làm kinh tế trong Quân đội hàng năm.
Quản lý và chỉ đạo hoạt động kinh tế đối ngoại, xúc tiến thương mại của Quân đội, hỗ trợ các doanh nghiệp quân đội hội nhập kinh tế quốc tế.
Tham gia quản lý vốn và tài sản của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chưa bao giờ thấy Quốc hội hay Cơ quan thanh tra của đảng hoặc nhà nước công bố việc thanh tra, hoặc giám sát việc làm ăn của Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng.
Công ty lớn nhất của Quân đội Cộng sản Việt Nam là Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội, tên tiếng Anh là Viettel Group, thành lập năm 2004. Tính đến năm 2017, tổng cộng có 70,000 nhân viên trong và ngoài nước. Trị giá tài sản là 11 tỷ Dollars vào năm 2015, lợi tức hàng năm khoảng 2 tỷ Dollars.
Luật Đặc khu
Cần nhắc lại rằng, dự luật Đặc khu gồm 6 Chương, 85 Điều, nếu được thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Nội dung Luật đã gây bất bình tại Quốc hội và trong người dân trong và ngoài nước, nhất là giới trí thức và chuyên gia kinh tế, nhà khoa học, cựu Đại biều Quốc hội và các cựu đảng viên cao cấp, vì Luật đã dành qúa nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài.
Rất nhiều người đã quan ngại và quyết liệt chống nếu những ưu đãi về đất đai, đầu tư du lịch, nhà ở, cửa biển, hải cảng, sân bay và kinh tế như quy hoạch trong dự luật, lọt vào tay các nhà đầu tư Trung Cộng, những người lúc nào cũng nuôi tham vọng chiếm cứ lãnh thổ Việt Nam như họ đã làm tại Bauxite Tây Nguyên và gang thép Formosa Hà Tĩnh.
Riêng về thuế và các dịch vụ tài chính, các ưu đãi đó bao gồm:”Miễn thuế thu nhập cá nhân trong 5 năm và giảm một nửa trong các năm tiếp theo. Thậm chí, nếu là nhà quản lý, nhà khoa học, hay chuyên gia được miễn thuế tới 10 năm đầu, nhưng không quá 2030. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo. Nhà đầu tư được thuê đất tối đa 99 năm so với mức tối đa 70 năm hiện tại.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng được hưởng những ưu đãi thuế xuất nhập khẩu tại khu phi thuế quan, được lưu hành tự do ngoại tệ và có thể làm visa ngay tại đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.” (theo phân tích của VOV.VN, Đài Tiếng nói Việt Nam, ngày 22/04/2018)
Điểm quan trọng nhất gây bất bình trong nhân dân là, trong dự luật Đặc khu nguyên thủy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã viết nguyên văn tại Khoản 1, Điều 32 nói về “Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất tại đặc khu:“Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định.”
Đó là lý do tại sao đã có hàng chục ngàn người dân đủ mọi thành phần đã bất ngờ tự phát biểu tình chống Đặc khu và Luật an ninh mạng (Quốc hội chấp thuận ngày 12/06/2018) từ Nam ra Bắc. Họ đã giương cao các các biểu ngữ cầm tay và băng rôn (band-role) chống Đặc khu, chống Trung Quốc và thề không cho Trung Quốc thuê đất, dù chỉ 1 ngày.
Các biểu ngữ khác còn có nội dung:
- “Get out, China!”, “KHÔNG đặc khu, KHÔNG an ninh mạng!”, “Cho thuê đất là bán nước!”…
- “Đả đảo cộng sản bán nước”, “Đả đảo Việt gian”.
- " Đả đảo Luật An ninh mạng, Luật Bịt miệng dân"
- “Bài học từ Formosa: Một ngày cũng không cho thuê đất.”
- “Thà đất nước nghèo mà bình yên - Ham giàu mà mất nước.”
- “Vì độc lập, phản đối Đặc khu”!
- “Vì tự do, phản đối Luật An ninh mạng”!
Đây là lần đầu tiên trong 43 năm, hàng ngàn người dân đã tràn ngập nhiều ngả đường phố suốt ngày và đêm 10/06/2018 tại Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai và nhiều thành phố khác để chống Luật thành lập 3 Đặc khu Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
Trước ngày dân biểu tình và trước sức ép của dư luận, Bộ Chính trị đảng CSVN đã họp đến 3 giờ sáng ngày 09/6/2018 để quyết định lùi thời gian thông qua Luật Đặc khu đến kỳ họp 6 của Quốc hội vào tháng 10/2018.
Sau đó, Quốc hội đã đồng ý với đề nghị của Chính phủ không quy định trường hợp đặc biệt thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu có thể được kéo dài không quá 99 năm.
Lý do dân chống vì ai cũng lo ngại Luật này sẽ mở đường cho Trung Quốc vào cướp đất di dân để chiếm đóng 3 vị trí chiến lược quốc phòng quan trọng của Việt Nam:
- Vân Đồn (Tỉnh Quảng Ninh), cửa ngõ ra Vịnh Bắc Bộ, là chặng dừng chân đầu tiên của tầu bè Trung Hoa đi xuống Việt Nam, nhưng cũng là tuyến phòng ngự ở vùng biển Đông Bắc của Việt Nam từ thời các Vua chúa Việt. Hơn nữa Vân Đồn chỉ cách đảo Hải Nam, căn cứ Tầu ngầm của Trung Hoa, chừng 200 hải lý (mỗi hải lý dài 1,852 mét).
- Bắc Vân Phong (Tỉnh Khánh Hòa), nhìn thẳng ra Trường Sa, trực diện với các vị trí đóng quân của Trung Hoa trên các bãi đá, nay đã biến thành đảo mà Bắc Kinh chiếm của Việt Nam từ 1988 gồm Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên. Ngoài ra Bắc Vân Phong cũng chỉ cách vịnh chiến lược nổi tiếng Cam Ranh trên 60 cây số. Khánh Hòa cũng là nơi phát xuất các tầu Hải quân Việt Nam tiếp vận lương thực và luân chuyển quân lính ra vào 21 vị trí đóng quân của Việt Nam ở Trường Sa.
- Phú Quốc (Tỉnh Kiên Giang), nằm trong vịnh Thái Lan là vị trí phòng thủ chiến lược cực nam của Việt Nam. Từ Phú Quốc, tầu bè và máy bay có thể đi khắp Á Châu-Thái Bình Dương, sang Ấn Độ Dương để đi qua Trung Đông.
Theo tài liệu của nhà nước CSVN thì:”Chủ trương phát triển đặc khu kinh tế xuất hiện ngay từ sau Đổi mới ra đời, và được văn bản hoá ở Nghị quyết trung ương 4 khóa VIII (1997), Văn kiện Đại hội X năm 2006. Đến năm 2017, trên cơ sở Thông báo kết luận số 21-TB/TW ngày 22/3/2017 của Bộ Chính trị, Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, được chuẩn bị từ năm 2014 mới chính thức được Chính phủ trình ra Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIV (tháng 10-11/2017).”
Như vậy, sau khi bị nhân dân phản đối để phải lùi thêm từ kỳ họp 5 tháng 6/2018 đến kỳ họp 6 tháng 10/2018 rồi bây giờ Thường vụ Quốc hội lại bỏ lửng cho đến cuối năm thì Luật Đặc khu không chết cũng ngấp ngoái.
P.T.
Nguồn: http://doithoaionline2.blogspot.com/2018/08/3-ac-khu-am-tham-chet-roi.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kinh tế VN rủi ro nếu quá dựa vào xuất khẩu cho TQ


10 tháng 8 2018 - Chuyên gia kinh tế chỉ ra một số rủi ro Việt Nam có thể đối mặt nếu phụ thuộc quá mức vào đối tác thương mại lớn nhất của ĐNA hiện nay - Trung Quốc. Bộ Công Thương cho biết có khả năng thương mại hai chiều sẽ đạt 100 tỷ đô la trong năm nay. Nhà kinh tế học Lê Đăng Doanh, được dẫn lời trên VnExpress, cho rằng Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của mình vì dựa vào một thị trường rất bất lợi. Ông Doanh nói rằng Trung Quốc có thể đưa ra rào cản nhập khẩu và tạm thời ngừng nhập khẩu từ Việt Nam, có thể gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.


Thủ tướng VN Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Quốc vụ Viện TQ Lý Khắc Cường năm 2015 trước thềm Triển lãm Thương mại ASEAN - TQ tại Quảng Tây

Trung Quốc đã soán ngôi Mỹ, lần đầu tiên trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào năm ngoái. Mỹ, trước đó, giữ vị trí này trong 15 năm, theo dữ kiện của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, được Bloomberg trích dẫn.

Thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc trong nửa đầu năm 2018 tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 46,82 tỷ đô la, với xuất khẩu của Việt Nam chiếm 16,62 tỷ đô la, theo VnExpress.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 61,5% so với năm 2016, lên đến 35,46 tỷ đô la.

Xu hướng này kéo dài trong năm 2018 với các chuyến hàng của Việt Nam xuất sang Trung Quốc tăng 24,7% trong 7 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi xuất khẩu sang Mỹ chỉ tăng 8,9%, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Bộ Công Thương cho biết có khả năng thương mại hai chiều sẽ đạt 100 tỷ đô la trong năm nay, với nhu cầu của Trung Quốc cho các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản tiếp tục tăng.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công thương, phát biểu trên VnExpress rằng chi phí sản xuất của Trung Quốc tăng khiến hàng địa phương ít khả năng cạnh tranh hơn so với hàng nhập khẩu.

Nhà kinh tế học Lê Đăng Doanh, được dẫn lời trên VnExpress, cho rằng Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của mình vì dựa vào một thị trường rất bất lợi.

Ông Doanh nói rằng Trung Quốc có thể đưa ra rào cản nhập khẩu và tạm thời ngừng nhập khẩu từ Việt Nam, có thể gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Lê Quang Trung, Phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Sơn La, nói Trung Quốc từng là một thị trường dễ dàng nhưng gần đây đã thắt chặt các quy định nhập khẩu. Nếu không đảm bảo các quy định của họ, hàng Việt Nam có thể bị trả lại.

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam tăng trưởng hơn 13% mỗi năm từ năm 2018 - 2020, do đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sản xuất tăng.

Với xuất khẩu chiếm hơn 100% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2017, quá phụ thuộc vào một thị trường có thể gây ra rủi ro cho nền kinh tế, WB cảnh báo.

Hiện Việt Nam đang theo đuổi các thỏa thuận thương mại tự do với Nhật Bản và các nước ở châu Âu, và cùng 10 quốc gia khác ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để ngăn chặn việc này.

Bloomberg cho biết Việt Nam từng dựa vào Hoa Kỳ để cân bằng sự phụ thuộc xuất khẩu vào Trung Quốc, nhưng với việc ông Trump đang muốn tăng cường chính sách bảo hộ thương mại trong nước, Trung Quốc đang lấp đầy chỗ trống bằng cách tăng hoạt động thương mại và đầu tư ở Đông Nam Á, theo VnExpress.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45140541
Phần nhận xét hiển thị trên trang

LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC VÀ CÁC HỌC THUYẾT CAI TRỊ


Đặng Văn Sinh 

Trừ Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương là hai Tổng Bí thư có tư tưởng cấp tiến bị nhà chiến lược về các loài mèo hạ bệ, ba Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, trước khi ngồi vào chiếc "ghế nóng" đều nghĩ ra cho triều đại của mình một học thuyết với mục đích hợp lý hoá thể chế độc tài toàn trị mà đảng CSTQ đã áp đặt với nhân dân của họ từ năm 1949.

Giang Trạch Dân với 13 năm tại vị (6.1989 - 11.2002), có học thuyết "Ba đại diện", một thứ triết lý nửa dơi nửa chuột nặng mùi Tuyên giáo, cho dù diễn giải dưới góc độ nào thì nó vẫn là sản phẩm nguỵ tạo đầy mâu thuẫn. Hệ quả của thuyết "Ba đại diện" là lấy việc đàn áp các hội viên Pháp luân công và BUÔN LẬU làm động lực phát triển. Vụ bê bối chấn động Đại Lục vào thời điểm những năm 90 của thế kỷ XX là tập đoàn buôn lậu Lại Xương Tinh dưới sự bảo kê của Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân.
Hồ Cẩm Đào cũng không chịu lép vế trước người tiền nhiệm. Ông ta làm Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch 2 nhiệm kỳ từ tháng 11 năm 2002 đến tháng 11 năm 2012 từng để lại nhiều tai tiếng qua học thuyết kép "Phát triển khoa học" và "Xã hội hài hoà". Các nhà phân tích chính trị đều cho rằng, cả hai thứ học thuyết này đều rất vớ vẩn. Đó chỉ là những cái vỏ ngôn từ sáo rỗng, bịp bợm vốn là sở trường của những người cộng sản Trung Quốc nói một đàng làm một nẻo. "Thành tích" nổi bật nhất của Hồ Cẩm Đào là tạo ra hố sâu ngăn cách giầu nghèo trong xã hội Trung Hoa và gián tiếp kích thích tệ tham nhũng trở thành quốc nạn phá huỷ triệt để nền tảng văn hoá truyền thống. Những Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch, Bạc Hy Lai, Cốc Tuấn Sơn... đều là sản phẩm nảy sinh từ thời họ Giang và trưởng thành phát triển "rực rỡ" dưới vương triều họ Hồ.
Tập Cận Bình tiếp quản ngôi tôn từ tháng 11 năm 2012 cũng đã kịp loè thiên hạ bằng học thuyết "Bốn toàn diện" và "Giấc mộng Trung hoa". Tuy nhiên, kiểm chứng "trước tác" của họ Tập trong hơn 5 năm qua", các nhà bình luận lại cho rằng, "Bốn toàn diện" thực chất là kế hoạch cấp tập nhằm thanh toán triệt để phe phái Giang Trạch Dân nhằm chiếm địa vị độc tôn qua chiến dịch "Đả hổ diệt ruồi". Còn "Giấc mông Trung Hoa" không gì khác hơn là, dùng túi bạc rủng rỉnh và thứ "quyền lực mềm" bành trướng lãnh thổ Trung Quốc sang các châu lục bằng mọi thứ mưu hèn kế bẩn để giải toả không gian sinh tồn cho một đất nước có số dân vượt quá một tỷ ba.
Về danh nghĩa, tác giả của các học thuyết này là ba ông Tổng Bí thư, nhưng thực ra, kẻ vẽ rồng vẽ phượng ở hậu trường lại là một chính khách ẩn danh, mãi đến triều đại Tập Cận Bình mới chính thức lộ diện như một yếu nhân là Vương Hộ Ninh, nhân vật xếp hàng thứ năm trong "Thường uỷ" đảng CSTQ.Nhiệm vụ duy nhất và quan trọng nhất của họ Vương là phải "đẻ" ra được những chủ thuyết chính trị nhằm giải thích sự cần thiết và hợp lý của thể chế ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ để nhân dân Trung Quốc và các chư hầu tự nguyện chấp nhận như là một quy luật khách quan. Mà một khi đã là quy luật thì người dân tuyệt đối tin tưởng vào ĐƯỜNG LỐI SÁNG SUỐT của Đảng, không phản biện, không biểu tình, mọi việc đã có Đảng và Nhà nước lo.
Nghệ thuật cai trị của các hoàng để Trung Hoa thời hiện đại về tổng thể cũng chẳng khác gì cách cai trị của các hoàng đế thời phong kiến. Có điều là, ngày trước chỉ lấy duy nhất tư tưởng Khổng Mạnh làm phương châm trị nước, còn ngày nay mỗi ông vua lại nghĩ ra một chiêu thức mang nhãn hiệu cá nhân mình, nhưng tựu trung đều đi đến mục đích cuối cùng là ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ mà 1300 triệu dân Hoa Hạ BẤT KHẢ KHÁNG.
Đ.V.S.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

KÝ ỨC LÀNG CÙA VÀ THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG CUỘC "BIẾN ĐỘNG NHÂN GIAN"



 Hoàng Minh Tường

               


LỜI DẪN

Nhà văn Hoàng Minh Tường là tác giả của tiểu thuyết nổi tiếng "Thời của thánh thần" được dịch ra tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Hàn và tiếng Hoa (riêng bản chữ Hoa do ngài Chúc Ngưỡng Tu dịch bị kiểm duyệt chưa xuất bản). Sau "Thời của thánh thần" ông lại cho ra đời hai tiểu thuyết sáng giá "Nguyên khí" và "Những mảnh rồng". Tuy nhiên cả hai cuốn sách đều không được xuất bản trong nước mà phải in ở nước ngoài, trong đó "Nguyên khí" ở Mỹ và "Những mảnh rồng" ở Cộng hòa Liên bang Đức. Chẳng những là tác giả tiểu thuyết hàng đầu ở Việt Nam được rất nhiều độc giả hâm mộ, Hoàng Minh Tường thỉnh thoảng "ngứa tay" còn lấn sang cả lĩnh vực phê bình văn học. Thật hân hạnh, cuốn "Ký ức làng Cùa" của tôi vừa xuất bản ở Hoa Kỳ được ông để mắt tới. Xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết rất ngẫu hứng của ông...
Đ.V.S.

Phải mất đến 15 năm "Ký ức làng Cùa" mới được xuất bản. Hành trình của tác phẩm đến với bạn đọc rất khó khăn bởi hệ thống kiểm duyệt nghiêm ngặt như là căn bệnh tự kỷ ám thị của những người chăm sóc phần hồn nhân dân. Họ nhìn đâu cũng thấy "thế lực thù địch" khiến các nhà xuất bản luôn phải dè chừng, nếu thấy bản thào nào "có vấn đê" sẽ không cấp giấy phép, hoặc đã chót cấp thì ngay lập tức đình chỉ phát hành chỉ với một cú điện thoại...

Thật ra, "Ký ức làng Cùa" trước khi được Nhà xuất bản "Người Việt Books" ở Hoa Kỳ in toàn văn vào cuối tháng 5 năm 2018, Đặng Văn Sinh đã gửi đến ít nhất 6 nhà xuất bản trong nước (trừ NXB Hội Nhà văn). Phần lớn các nhà xuất bản đều đọc một cách nghiêm túc nhưng tất cả đều đề nghị chỉnh sửa, bỏ đi một số đoạn được cho là "gai góc", đồng thời uốn nắn làm cho văn "mềm đi" bằng cách đưa thêm vào tác phẩm một số nhân vật "tích cực" nhưng tác giả không chấp nhận. Ông bảo, nếu in thì phải in cả bởi "Ký ức làng của" là một tổng thể hoàn chỉnh, cắt cúp có nghĩa là làm què cuốn sách. Tôi góp ý với Đặng Văn Sinh đổi tên thành "Làng bạc phúc" và chuyển cho một đầu nậu nổi tiếng ở Kinh thành may ra thì xuôi chèo mát mái. Ông nghe tôi nhưng cuối cùng cũng không qua mặt được các nhà "kiểm dịch"...
Vậy "Ký ức làng Cùa" là cuốn sách như thế nào? Đây là câu mà tôi đã từng hỏi nhiều lần nhưng có điều lạ là, chính Đặng Văn Sinh cũng không trả lời được cho dù ông là "cha đẻ" của nó. Thế mới biết, viết tác phẩm là một chuyện còn phê bình cuốn sách lại là chuyện khác. Điều này chứng tỏ, người viết ra cuốn sách chưa chắc đã hiểu rõ nó bằng người ngoài cuộc.

Về mặt thể loại, "Ký ức làng Cùa" được viết theo thi pháp tiểu thuyết hiện đại. Đặng Văn Sinh hầu như không có sự đổi mới về thi pháp, nhưng một khi đã cầm đến cuốn sách khổ 6 x 9 inch (15,24 x 22,86 cm), dày 633 trang, đã đọc là phải đọc đến tận cùng bởi sức hút không thể cưỡng lại của nó. Cho nên, hình thức chỉ là cái vỏ chuyển tải nội dung, còn nội dung cuốn sách và cách viết mới làm nên diện mạo tác phẩm. "Ký ức làng Cùa" có kiểu viết khá lạ, nhiều trang như có ma quỷ nhập vào dẫn dụ người đọc bởi một hiện thực dữ dội, khốc liệt đầy máu, nước mắt và cả những hồn ma...
Ta có thể xem "Ký ức làng Cùa" là một trường thiên tiểu thuyết phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam diễn ra hơn nửa thế kỷ ở vào thời điểm Chiến tranh thế giới thứ nhất đến giữa những năm bảy mươi của thế kỷ XX. Cuốn sách được tái hiện với  những biến động lịch sử mà trọng tâm là hai cuộc chiến đẫm máu kéo dài ba mươi năm gây ra bao đau thương tang tóc cho dân tộc Việt bằng những lát cắt được tác giả mô tả thông qua sự thăng trầm của gia đình họ Khúc ở làng Cùa.

Gia đình họ Khúc được xem như một xã hội thu nhỏ với các thành viên đại diện cho các thế hệ khác nhau, mâu thuẫn ý thức hệ dẫ đến xung đột, trong đó, xung đột các giá trị văn hóa, đạo đức là gay gắt nhất. Có thể nói, xã hội thực dân phong kiến hơn nửa thế kỷ tao loạn ấy là một xã hội thời mạt pháp mà một trong những yếu tố cốt lõi là sự khuyết tật của của các giá trị truyền thống bởi hệ ý thức Nho giáo xâm nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Nó mạnh mẽ và lỳ lợm đến mức, sau tám mươi năm chịu ảnh hưởng của nền văn minh phương Tây, tinh thần dân tộc vẫn không được khai sáng. Đến khi người Pháp rút khỏi Đông Dương, sự bất hạnh lại càng tăng lên khi mà học thuyết đấu tranh giai cấp như một thứ bùa mê thuốc lú lẳng lặng xâm nhập vào tận hang cùng ngõ hẻm của một cộng đồng nghèo đói và dốt nát. Nó nhân danh đủ thứ tốt đẹp phát động cuộc Cải cách ruộng đất vốn là thứ hàng nhái của nhà nước Maoism, cổ xúy cho chiến dịch con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng. Từ làng quê đến thành thị nháo nhào như đang lên đồng. Hậu quả là xã hội rối loạn, các giá trị bền vững bị thay thế bằng những giá trị ảo như một thứ bánh vẽ lừa bịp đám bần cố nông quá khích...
Ở "Ký ức làng Cùa", xét về tổng thể, người đọc khó có thể đưa ra khái niệm nhân vật "tử tế", hay nói theo lý thuyết sáng tác văn học Hiện thực Xã hội chủ nghĩa là "nhân vật tích cực". Cấu trúc tác phẩm cũng không có chuyện nhân vật chia làm hai phe thiện ác. Tác phẩm gần như không có nhân vật chính mà chỉ là những thân phận con người bị biến dạng nhân cách để thích nghi với hoàn cảnh xã hội mà họ đang lặn ngụp trong đó như loài vật được chăn dắt bởi những ông chủ đã mất hết nhân tính.

Hệ thống nhân vật trong "Ký ức làng Cùa" không bị bàn tay tác giả "gia công" thành "điển hình hóa" hay "cá biệt hóa". Nhân vật của "Ký ức làng Cùa" xù xì đầy góc cạnh nhưng có vẻ như đều là nguyên mẫu của con người thực trong nhưng hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Thế nhưng, những nhân vật ấy lại có khả năng cuốn hút người đọc kỳ lạ bởi các mối quan hệ móc xích với nhau theo một cách nào đó qua ngôn ngữ tự sự kết hợp với ngôn ngữ miêu tả chọn lọc, sinh động, giầu kịch tính, tạo nên những trường đoạn hấp dẫn.
Lối kể của Đặng Văn Sinh khá ngẫu hứng, linh hoạt mà lại tinh quái, lúc là câu văn ngắn, dứt khoát, lúc lại kéo dài bằng cách sử dụng thành phần mở rộng với những tính ngữ, trạng ngữ uyển chuyển. Câu văn của "Ký ức làng Cùa" thường sử dụng số lượng từ tối thiểu để biếu đạt lượng thông tin tối đa. Nhưng đó không phải thông tin trung tính mà là tín hiệu nghệ thuật được tiểu thuyết hóa dưới dạng ngôn từ.
Diễn ngôn trong "Ký ức làng Cùa" hoàn toàn vắng bóng lời của tác giả xen giữa các đoạn kể hoặc miêu tả. Đó là một lối kẻ "lạnh" dường như không thể hiện quan điểm cá nhân nhưng lại rất có giá trị biểu cảm qua cấu trúc câu văn, cách sử dụng từ ngữ và nghệ thuật mô tả các lát cắt lịch sử. Có thể nói, toàn bộ diễn ngôn cuốn tiểu thuyết là lời kể, nhưng là lối kẻ chọn lọc, điển hình với mô hình câu biểu đạt được ý tưởng trên cả hai bình diện hiển ngôn và hàm ngôn, trong đó, phần hàm ngôn như như là mạch nguồn của dòng lũ ngầm cuồn cuộn chảy tác động mạnh vào cân não người đọc bởi các thông điệp nghệ thuật qua thủ pháp ẩn dụ chiều sâu làm nảy sinh hiệu ứng thẩm mỹ.
Phong cách kể "lạnh lùng" đến vô cảm giúp tác giả giảm thiểu những chi tiết rườm rà, tỉnh lược nhiều từ ngữ mòn sáo, đồng thời nhấn mạnh vào bản chất sự kiện bằng những câu văn có xu hướng gợi liên tưởng kích thích sự hiếu kỳ càng khiến người đọc muốn khám phá đến tận cùng cũng chính là đặc điểm của "Ký ức làng Cùa".

"Ký ức làng Cùa" được chia là 18 chương và phần "vĩ thanh", mỗi chượng lại được phân thành nhiều đề mục theo số thứ tự giống như những lát cắt lịch sử ở vào thời điểm điển hình nhất. Đọc "Ký ức làng Cùa", chúng ta sẽ ngỡ ngàng bởi mật độ dày đặc của các sự kiện và phương pháp xử lý khá linh hoạt của tác giả, tạo nên bức tranh toàn cảnh xã hội Việt Nam vào những thời điểm lịch sử biến động dữ dội. Đó là một xã hội đang ở giai đoạn vừa mới thoát ra khỏi "đêm trường trung cổ", bước đầu tiếp xúc với nền văn minh nhân loại trong khi tinh thần dân tộc bạc nhược, dân trí u mê và một nền kinh tế tự túc tự cấp đầy bất trắc. Đây chính là những điều kiện cơ bản để học thuyết đấu tranh giai cấp nhanh chóng thâm nhập vào đám quần chúng dốt nát, nghèo đói. Người nông dân nhẹ dạ cả tin, bị thứ lý thuyết bánh vẽ mê hoặc lao vào cuộc đấu tố như những con thiêu thân. Tiếp sau đó là hàng triệu người chết một cách vô nghĩa trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Tất cả những hiện thực lịch sử ấy đều được tái hiện với từng cấp độ khác nhau trong "Ký ức làng Cùa". Với kiến văn sâu rộng của một tiểu thuyết gia dầy dạn kinh nghiệm, Đặng Văn Sinh đã nhìn thấu những phần khuất lấp của lịch sử bằng con mắt phê phán công bằng và nhân văn. Chính những phần không được ghi trong chính sử ấy mới làm nên giá trị tác phẩm.
Ngoài việc không sử dụng thủ pháp bình luận trữ tình ngoại đề, Đặng Văn Sinh còn ít khi sa đà vào chuyện phân tích diễn biến tâm lý hay độc thoại nội tâm. "Ký ức làng Cùa" là tập đại thành của các sự kiện giống như "tiểu tự sự" trong những sáng tác theo khuynh hướng hậu hiện đại. Các sự kiện ấy liên kết với nhau dưới nhiều dạng thức chẳng khác gì những hình lập phương của trò chơi rubic.
Tư liệu trong "Ký ức làng Cùa" được khai thác rất sâu từ những thời điểm lịch sử có tính bước ngoặt. Đặt gia tộc họ Khúc trong bối cảnh vùng Ba Tổng đầy biến động bởi những thế lực chính trị tranh giành nhau tạo nên bức tranh toàn cảnh về xã hội Việt Nam với những bi hài kịch mà con người phải gánh chịu như một thứ định mệnh. Ở mỗi thời điểm lịch sử, các nhân vật được đặt trong thế tương phản với giai cấp thống trị, với khát vọng sống đã nảy sinh không ít mâu thuẫn. Mâu thuẫn ấy ngẫu nhiên bị thứ học thuyết đấu tranh giai cấp lợi dụng, giải thích bằng những xảo ngữ. Họ giương cao khẩu hiệu "người cày có ruộng" làm chiêu bài như đội quân Áo Đen của thầy đồ Khúc Kiệt, lôi kéo đám bần cố nông vào chiến dịch Cải cách ruộng đất tàn khốc có một không hai trong lịch sử dân tộc.
Một trong những nhân vật rất có cá tính trong "Ký ức làng Cùa" là Khúc Đàm. Đây là con người đầy bản lĩnh, thông minh, tài trí nhưng cũng mang nặng thói gia trưởng của những điền chủ ở vùng Đồng bằng Bắc bộ. Trước khi ra tranh triện đồng lý trưởng làng Cùa, họ Khúc đã từng đăng lính sang Pháp tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau khi giải ngũ hồi hương, ông ta cưới vợ ba và xây ngôi nhà hai tầng theo kiến trúc Châu Âu. Trong khi ấy, Khúc Kiệt, vốn là thầy đồ nghèo phẫn chí bỏ làng ra đi hành nghề thày tướng, gặp Hàn Hành rủ rê vào "hội kín". Từ một gã hủ nho Khúc Kiệt bị học thuyết đấu tranh giai cấp mê hoặc gia nhập một tổ chức khủng bố của đảng Cộng sản.
Mấy năm sau, Khúc Đàm trở thành Chánh tổng 13 làng vùng hữu ngạn sông Lăng. Họ Khúc là một chức sắc hách dịch nhưng lại bị bà vợ ba mê hoặc. Mọi việc trong gia đình lúc này đều do Mạc Thị Lánh quyết định kể cả việc gả cô con gái khoèo tay cho gã thuyền chài tứ cố vô thân . Từ khi Lê Văn Vận về làng Của thì nhà họ Khúc bắt đầu lụn bại. Lê Văn Vận thông dâm với cả hai bà mẹ vợ. Và ông Chánh tổng cả ghen cũng không thể nào ngờ, mấy đứa trẻ Khúc Luận, Khúc Thị Huệ, Lê Văn Khải và Lê văn Nghiên đều là sản phẩm của của gã con rể loạn luân. Cái chết bất đắc kỳ tử của Khúc Đàm có thể xem như chỉ dấu cho sự tan vỡ của các giá trị được xây dựng trên nền tảng đạo đức Khổng Mạnh.
Khác với Khúc Đàm, Khúc Kiệt là một kẻ lưu manh chính trị, đầu óc hoang tưởng chủ trương bạo lực, đã thành lập đội quân "Áo Đen", một tổ chức bán vũ trang cướp chính quyền địa phương và thiết lập trật tự xã hội trại lính kiểu Stalin. Chính bởi hành động phiêu lưu ấy mà quân Nhật kéo về làng Cùa, đốt nhà, tàn sát hơn bảy chục mạng người. Đỉnh cao trong sự nghiệp "cách mạng" của ông Trưởng ban An ninh Ba Tổng là chiếm cứ rừng Hóp, thành lập đội du kích công phá đồn Tuần. Kết quả thật bi hài, Khúc Kiệt mắc mưu Đồn Cáo, bị bắt sống nhưng được tay đại úy quân đội Pháp tha mạng vì con trai ông ta là Khúc Văn là thiếu úy đồn phó.
Tuy nhiên, những nhân vật được tác giả khắc họa đậm nét hơn cả phải kể đến Lê Văn Vận. Mạc Thị Lánh, Lê Văn Khải, Lê Văn Nghiên, Bùi Quốc Tầm, Trịnh Doãng ở phần thứ hai của cuốn sách. Khi mà những người Cộng sản đã cướp được chính quyền, họ giương cao ngọn cờ "độc lập dân tộc" để lôi kéo các tầng lớp nhân dân vào cuộc chiến trường kỳ chống Pháp. Kháng chiến thành công họ liền trở mặt, bắt đầu bằng chiến dịch Cải cách ruộng đất vốn là một phiên bản của Trung cộng.
Sự kiện được Đặng Văn Sinh tái hiện một cách chân thực, chi tiết và sinh động nhất trong phần thứ hai chính là phong trào Cải cách ruộng đất ở làng Cùa mà trung tâm là gia đình họ Khúc với những cuộc đấu tố đẫm máu và những vụ hành quyết dã man hơn cả thời trung cổ. Những bần cố nông "chân đất mắt toét" vốn là tá điền  như Bùi Quốc Tầm, Lại Quang Nghinh, Cấn Viết Tham, Ứng Thị Sót, Lương Văn Mực..., giờ nghiễm nhiên trở thành cán bộ lãnh đạo, nắm quyền lực trong tay, đẩy xã hội vào cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế nghiêm trọng mà biểu hiện rõ nhất là nạn đói.
Tiểu thuyết của Đặng văn Sinh có cách kể khá đặc biệt. Kể mà như không phải kể. Đó loại diễn ngôn chịu ảnh hưởng của khuynh hướng sáng tác hậu hiện đại, thỉnh thoảng lại chèn vào một vài câu hài hước làm giảm thiểu tính nghiêm trọng của vấn đề. Tiếng cười có khi nảy sinh trong những hoàn cảnh đáng ra là phải khóc tạo nên sự đối lập giữa sự nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính như là một thủ pháp nghệ thuật.
Đọc nhưng trang viết về Cải cách ruộng đất, ta dở khóc dở cười bởi đám quần chúng thiểu năng trí tuệ bị Đội Cải cách kích động biến thành những kẻ khát máu. Cùng với họ là những "ông, bà" cốt cán mù chữ nhưng "nhiệt tình cách mạng", ngồi ghế chánh án bị bọn Đội Lạc, Đội Yên giật dây như những con rối. Hàng loạt điền chủ bị tuyên án tử hình bởi những phiên tòa trá hình chính là liều thuốc độc làm gia tăng lòng hận thù dân tộc. Các chi tiết điển hình đã phát huy hiệu quả bất ngờ. Tự chi tiết nói lên bản chất mà không cần lời dẫn hay bình luận trữ tình ngoại đề. Hơn nữa, bí quyết làm nên sự thành công của tác phẩm còn là phong cách văn chương đa dạng, câu văn đầy nội lực biểu đạt được nhiều tầng ý nghĩa.
Tuy vậy, hành trình của các nhân vật trong "Ký ức làng Cùa" không chỉ dừng lại ở chiến dịch Cải cách ruộng đất vô nhân đạo. Từ sau năm 1964, khi mà những người cộng sản chính thức phát động cuộc chiến "giải phóng Miền Nam" thì thân phận của những nhân vật như Khúc Luận, Lê Văn Nghiên, Lê Văn Khải, Thùy Dung, Trịnh Dọng..., mới thực sự trở thành bi kịch. Có thể nói, học thuyết đấu tranh giai cấp đã biến hai anh em Lê Văn Khải và Lê Văn Nghiên thành những cái bóng vật vờ như hồn ma ngay trên "thiên đường xã hội chủ nghĩa".
Trong khi Lê Văn Khải bị Bùi Quốc Tầm khoác súng lên tận trường đại học bắt về thì Lê Văn Nghiên bị nhà chức trách câu lưu, rồi phải nhờ sự can thiệp của Trần Quảng mới được gia nhập lực lượng Thanh niên xung phong. Hai anh em họ Lê, con trai Lê Văn Vận đều có trình độ học vấn, là những người con hiếu thảo nhưng ít nhiều vẫn được Đặng Văn Sinh miêu tả dưới dạng hoạt kê. Sự kiện Lê Văn Khải trở thành gia sư khi mới vào trường Đại học Sư phạm cùng cô tiểu thư Phi Điệp, con gái vị đại sứ, sáng tác những bức thư tình gửi các anh chàng Quasimodo và Vọi đúng là không thể nhịn được cười. Người trí thức dưới chế độ độc tài toàn trị xuất thân từ thành phần phi vô sản luôn được chính quyền giám sát chặt chẽ, thậm chí còn bắt buộc phải làm chỉ điểm nhưng lại được gọi dưới danh xưng mỹ miều là "đặc tình". Và, ngay cả khi phải chấp nhận làm công việc bẩn thỉu này, Lê Văn Khải vẫn bị đám công an chìm nổi theo dõi.
Từ lúc bị Trần Kim Thang đẩy đi chăn bò, Lê Văn Khải dần dần biến thành  kẻ an phận thủ thường. Anh ta tặc lưỡi làm tình theo kiểu "tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh" với người phụ nữ quá lứa nhỡ thì hơn mình cả chục tuổi. Viên bác sĩ thú y lúc này sống mà như đã chết bởi tâm hồn đã bị vết đâm trí mạng sau cú đòn gã giám đốc nông trường cướp trắng công trình khoa học. Chi tiết Lê Văn Khải trở thành chuyên gia thiến lợn sau khi về hưu sống với bà vợ đanh đá cá cày quả thật là màn bi hài kịch cho một trí thức có hùng tâm tráng chí bị nhà nước chuyên chính vô sản biến thành giẻ rách như nhà thơ Lê Đạt từng nói khi ông còn tại thế.
Lê Văn Nghiên cũng được tác giả chấm phá bằng vài ba nét phúng dụ. Do hoàn cảnh bắt buộc, chàng trai làng Cùa phải tham gia vào vụ giết Chu Quang Sầm để cứu những người vô tội khác. Và cũng bởi những nghịch lý của cuộc chiến huynh đệ tương tàn, đáng lẽ phải bỏ xác chốn sa trường thì Lê Văn Nghiên lại là ân nhân cứu mạng của một Việt cộng cộm cán. Chuyện Nghiên được bổ nhiệm chức vụ thứ trưởng, đúng như anh ta thú nhận với Trịnh Doãng trong dịp về làng làm giỗ bố là có yếu tố "Trạng Lợn". Màn hòa tấu trống, kèn, nhị bản "lâm khốc" của bộ ba Nguyễn Đình Phán, Trịnh Doãng và Lê Văn Nghiên trước mộ Lê Văn Vận vô cùng xúc động nhưng cũng vô cùng hài hước.
Tuy nhiên nhân vật hoạt kê đậm đặc hơn cả trong "Ký ức làng Cùa" phải là Trịnh Doãng. Trịnh Doãng được miêu tả cả diện mạo lẫn tâm thức có đầy đủ phẩm chất của một kẻ vong mạng, luôn phản ứng tức thì với bọn cán bộ bần cố nông địa phương mỗi khi chúng nghĩ ra những chiêu trò hại dân. Chống lại phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, Trịnh Doãng luôn bị cánh chức sắc địa phương gây khó dễ, thậm chí còn bị công an xã dằn mặt chỉ vì dám thả ống lươn trong ao "tập thể". Trái lại, Trịnh Doãng chẳng coi chính quyền công nông ra gì. Anh ta sẵn sàng đến huyện đường gặp bí thư Đào Công Sự tố cáo tội ác tay chân của chủ nhiệm Tào Văn Hỗ sát hại con mình và xuýt bị tống giam. Đỉnh điểm của sự kiện này là, Doãng cùng lão thợ gộc và Nguyễn Đình Phán đào mộ, mang xác con trai đặt trước cửa phòng chủ tịch tỉnh nơi sơ tán cùng với lá đơn kêu cứu. Kết quả Trần Quảng bị đột quỵ rồi chết trên đường đến bệnh viện còn Trịnh Doãng bị án tù Sơn La với tội danh "khủng bố"...
Như trên chúng tôi đã nhận xét, "Ký ức làng Cùa" tối kỵ lối văn kể lể rườm rà làm người đọc mệt mỏi bỏ qua nhiều trang nhạt nhẽo mà các nhà phê bình gọi là "chất độn". Vấn đề cần bàn trong cuốn sách này là hiệu ứng thẩm mỹ được hình thành bởi sự cộng hưởng đa chiều. Đó là kết quả của phương pháp kể chuyện và kỹ năng miêu tả, là cách sử dụng mô hình câu để tạo nên sự tương tác giữa các thành tố tham gia diễn ngôn mà ta khó có thể phân định rạch ròi. Không một sự kiện nào trong tác phẩm đứng riêng lẻ. Tất cả đều có mối liên hệ nội tại tạo nên bức tranh hiện thực xã hội đặc sắc góp phần vào việc phản ánh tư tưởng thẩm mỹ của tác phẩm.
Hơn tất cả, "Ký ức làng Cùa" là cuốn sách viết về thân phận con người. Đó là những thân phận "rách nát", bị đày ải dưới nhiều dạng thức khác nhau trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, thời điểm mà các giá trị sống bị đảo ngược bởi hệ ý thức đấu tranh giai cấp đang ở thế thượng phong.
Dàn nhân vật trong "Ký ức làng Cùa" hầu hết là những thành phần "bất hảo", chẳng coi nền tảng đạo đức truyền thống ra gì được tác giả miêu tả bằng ngòi bút hoạt kê. Sự nghiêm túc theo phong cách "chính kịch" chiếm tỷ lệ không nhiều trong hàng loạt diễn ngôn. Tiếng cười trong "Ký ức làng Cùa" vừa chua chát vừa bi thảm. Nó có sức khơi gợi, liên tưởng đa chiều, khiến người đọc buộc phải suy nghĩ về tương lai đất nước, số phận dân tộc và nhìn lại lịch sử một cách nghiêm túc trái với những gì các sử gia đã viết. Một đất nước mà lịch sử bị ngụy tạo thì tương lai đất nước ấy vô cùng bất trắc.
Phần "vĩ thanh" coi như chương kết của "Ký ức làng Cùa", nhưng vẫn là cái kết mang màu sắc bi hài vốn là đặc điểm phong cách của Đặng Văn Sinh. Đó là cái kết mở bao gồm cả "lời dẫn" về cái "đầm ma" và mảnh thiên thạch từng rơi xuống làng Cùa thời tiền sử có vẻ như chẳng ăn nhập gì với nội dung tác phẩm. Vậy mà có đấy. Bạn hãy đọc "Ký ức làng Cùa" và tự tìm câu trả lời cho mình...

Sài Gòn, những ngày World Cup 2018
H.M.T.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

Đã đến lúc Việt Nam định vị mình là ‘cường quốc hạng trung’?


 


Tác giả: Lê Hồng Hiệp
Sau 30 năm Đổi mới, Việt Nam đã đi được một chặng đường dài trên con đường phát triển, giúp nâng cao tầm vóc, vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng đã dần chuyển dịch trọng tâm từ “đa dạng hóa, đa phương hóa” quan hệ, đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế sang tích cực hội nhập quốc tế và chủ động đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực cũng như thế giới.
Trong bối cảnh đó, việc định vị bản sắc quốc gia về mặt đối ngoại trong thời kỳ mới là một việc cần thiết nhằm định hướng nền ngoại giao, qua đó đưa ra được các chiến lược và hành động đối ngoại phù hợp, giúp bảo vệ tốt hơn lợi ích và nâng cao hơn nữa vị thế quốc tế của Việt Nam. Theo đó, một câu hỏi đặt ra là có phải đã đến lúc Việt Nam nên tự định vị mình như một “cường quốc hạng trung”?
Tiêu chí của “cường quốc hạng trung”
Theo các học giả, có bốn cách cơ bản để xác định một quốc gia có thể được coi là một cường quốc hạng trung hay không: định lượng, chức năng, hành vi, và bản sắc.
Về mặt định lượng, có thể dùng các chỉ số cụ thể để đo đếm sức mạnh cứng của quốc gia, qua đó xác định vị trí của quốc gia đó trong hệ thống thứ bậc quốc tế. Các chỉ số này thường bao gồm các yếu tố như diện tích địa lý, dân số, quy mô nền kinh tế, sức mạnh quân sự, cùng các chỉ số phát triển kinh tế – xã hội khác.
Về mặt chức năng, các cường quốc hạng trung thường theo đuổi các mảng “ngoại giao chuyên biệt” (niche diplomacy), qua đó mang lại vai trò, uy tín cao vượt trội so với mức đầu tư bỏ ra. Các học giả cho rằng, điều này là do các cường quốc hạng trung có nguồn lực vừa phải nên nếu muốn tạo lập vị thế đặc biệt thì cần tập trung vào những lĩnh vực vấn đề mà các nước nhỏ khác ít chú ý tới hoặc không bị chi phối bởi các cường quốc lớn.
Trong khi đó, về mặt hành vi, các cường quốc hạng trung thường thể hiện mình là một thành viên tốt của cộng đồng quốc tế qua việc đóng góp vào các vấn đề chung của thế giới như gìn giữ  hòa bình, phát triển kinh tế, hỗ trợ nhân đạo, hoặc ủng hộ chủ nghĩa đa phương, góp phần vào giải quyết các cuộc xung đột quốc tế qua vai trò trung gian hòa giải.
Phương thức cuối cùng để xác định một quốc gia có phải là một cường quốc hạng trung hay không là xem xét diễn ngôn, luận điệu hoặc bản sắc của quốc gia đó về mặt đối ngoại, bởi lẽ cách các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của một quốc gia định vị bản sắc quốc gia mình sẽ tác động lớn đến cách quốc gia đó hành xử trong hệ thống quốc tế, qua đó tác động tới cảm nhận cũng như sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế đối với vai trò, địa vị của quốc gia đó.
Trong bốn phương thức trên, có thể nói trong khi tiêu chí định lượng mang tính khách quan, cần quá trình tích lũy thực tế và khó có thể thay đổi trong thời gian ngắn, thì ba tiêu chí còn lại lại dựa nhiều vào yếu tố chủ quan, đặc biệt là nhận thức của các nhà hoạch định chính sách cũng như chiến lược đối ngoại cụ thể của mỗi quốc gia. Theo đó, có thể nói sức mạnh quốc gia là điều kiện cần, và các tiêu chí về mặt chức năng, hành vi và bản sắc đối ngoại là các điều kiện đủ để một quốc gia có thể được coi là một cường quốc hạng trung.
Việt Nam đã phải là cường quốc hạng trung?
Trên thế giới hiện nay, các học giả và nhà phân tích thường xếp một số quốc gia nhất định vào nhóm các cường quốc hạng trung, tiêu biểu là Canada, Australia, Mexico, Bangladesh, Thụy Điển, Ghana, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Indonesia, Ai Cập, Brazil, Nam Phi, Ấn Độ… Vậy Việt Nam đang ở đâu so với các cường quốc hạng trung này, và nếu so với 4 nhóm tiêu chí trên, thì Việt Nam đã có thể tự định vị mình là một cường quốc hạng trung hay chưa?
Về mặt sức mạnh cứng, so với các nước khác trên thế giới, Việt Nam đang xếp thứ 68 về diện tích, thứ 15 về dân số, thứ 46 về quy mô nền kinh tế, đồng thời cũng là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực với các chỉ số phát triển kinh tế – xã hội tích cực, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Ngoài ra, với sự đầu tư đáng kể trong thời gian qua, sức mạnh quốc phòng của Việt Nam cũng đã được nâng tầm, trở thành một trong những quốc gia có sức mạnh quân sự hàng đầu trong khu vực, nhất là Đông Nam Á. So với các quốc gia cường quốc hạng trung kể trên thì dù Việt Nam còn cần phải nỗ lực hơn nếu so với những cường quốc dẫn đầu, nhưng Việt Nam cũng không thua kém, thậm chí còn vượt trội hơn một số các quốc gia trong nhóm còn lại trên một số tiêu chí.
Về mặt chức năng và hành vi, dù Việt Nam chưa xác định được một lĩnh vực “ngoại giao chuyên biệt” để thể hiện uy tín ngoại giao nổi bật của mình, nhưng Việt Nam đang từng bước thể hiện tư cách một “công dân tốt” của cộng đồng quốc tế bằng cách đóng góp nguồn lực cho các lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, tích cực ủng hộ chủ nghĩa đa phương và trật tự quốc tế hiện hành, tham gia đàm phán các hiệp định quốc tế về thương mại và đầu tư, hay đóng vai trò ngày càng tích cực trong các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên Hợp Quốc và ASEAN. Điều này nhất quán với chủ trương của ngành ngoại giao Việt Nam trong việc nâng tầm đất nước từ người chủ yếu chấp nhận luật chơi trở thành người góp phần định hình luật chơi của hệ thống quốc tế.
Một điều đáng nói khác là vai trò quốc tế của Việt Nam đang được nhiều nước công nhận và ủng hộ. Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với hơn 20 quốc gia chủ chốt trên thế giới, có quan hệ hợp tác ngày càng sâu sắc và thực chất với các cường quốc chủ chốt như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga… Việt Nam cũng đã được bầu vào các vị trí quan trọng tại các tổ chức quốc tế, trong đó có thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc một nhiệm kỳ và chuẩn bị ứng cử nhiệm kỳ thứ hai.
Cần chủ động định hình bản sắc ngoại giao “cường quốc hạng trung”
Như vậy, Việt Nam cơ bản đã đáp ứng được các tiêu chí để trở thành một cường quốc hạng trung theo nhiều hơn một phương pháp định nghĩa của khái niệm này. Tuy nhiên, hiện nay bản thân Việt Nam chưa đặt ra vấn đề định vị mình là một cường quốc hạng trung trong các văn bản chính trị, đối ngoại chính thức. Vì vậy, thời gian tới, trong các diễn ngôn, văn bản chính sách của mình, Việt Nam nên chủ động định vị mình là một cường quốc hạng trung, hoặc đặt ra mục tiêu sớm trở thành một quốc gia như vậy.
Như đã nói, việc định vị bản thân là một cường quốc hạng trung sẽ là một sự định hướng quan trọng, giúp các nhà hoạch định chính sách đối ngoại Việt Nam có cơ sở để đưa ra những sách lược ngoại giao phù hợp nhằm không ngừng mở rộng ảnh hưởng, nâng tầm vị thế quốc tế của đất nước. Ngoài ra, việc chủ động định hình bản sắc đối ngoại dựa trên vị thế cường quốc hạng trung sẽ giúp Việt Nam thể hiện sự tự tin chiến lược lớn hơn, tạo ra vị thế quốc gia tốt hơn, dễ dàng được cộng đồng quốc tế thừa nhận hơn, đồng thời giúp Việt Nam có tư thế đàm phán tốt hơn trước các đối tác.
Vì vậy, trong thời gian tới, ngành ngoại giao Việt Nam nên cân nhắc đưa vấn đề định vị Việt Nam như là một cường quốc hạng trung vào các nghiên cứu nội bộ, văn bản chính sách hay tuyên truyền đối ngoại. Để tạo cơ sở cho việc thực thi, vấn đề này cũng nên được đưa vào các văn bản chính thức cấp cao nhất của đất nước, ví dụ như trong các văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 sắp tới.
Một phiên bản của bài viết đã được đăng trên báo Thế giới & Việt Nam ngày 09/08/2018.

Phần nhận xét hiển thị trên trang