Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018

- Chuyện nhạc sĩ Phạm Duy về nước

Nguyễn Công Khế


Cố nhạc sĩ Phạm Duy
Thật ra ít có buổi sáng nào thanh thản lạ lùng như thế này.


Ngủ một giấc đầy đêm qua, sáng thức dậy đọc lại mấy chương lịch sử của vài nhân vật chính trị thời mình còn rất nhỏ. Nghe một số bản nhạc thời đó. Lòng nhẹ nhõm. Mình từng viết một câu thế này: không ai có thể làm lại được quá khứ, nhưng tương lai phải được rút ra bài học từ quá khứ.

Có những điều quá khứ mình nghĩ chỉ có nó là duy nhất đúng. Bây giờ mình nghĩ, nếu như được làm lại, thì mình sẽ như thế nào đây? Thật là khó khăn cho mỗi con người! Mình không quá khích và cũng không hoàn toàn sống bằng hoài niệm.
Hồi đó, tuy là học ở Miền Nam. Mình không ưa Phạm Duy và cả nhạc của ông. Hồi học ở Phan Chu Trinh Đà Nẵng, Phạm Duy về trường mình, mình chống ra mặt. Nhưng sau này, mình là người ủng hộ Phạm Duy trở về một cách dứt khoát nhất. 

Mình đưa nhạc sĩ đến gặp những người có quyền quyết định về việc này để thuyết giảng. Mình nói rằng nếu, Phạm Duy không yêu nước thì làm sao có được Tiếng nước tôi, Bà mẹ Gio Linh, Tình nghèo, Tình hoài hương...Mình giải thích với những người có trách nhiệm lúc đó: mỗi người đều chọn cách yêu nước riêng của mình, nhất là các nghệ sĩ.

Đến nỗi anh Nguyễn Minh Triết khi ra làm Chủ tịch Nước ở Hà Nội về nói lại với mình: Ngoài kia có người bảo ông ủng hộ Phạm Duy thái quá đó. Và, có một ông tướng an ninh phụ trách tư tưởng than phiền rẳng: Cái ông Khế này, cứ nằng nặc xin cho ông Duy về nước, trong khi ông nhạc sĩ này trong tác phẩm của mình lại viết những ý cho rằng, những người ở bên Mỹ là thiên thần còn những người bên này là bầy quạ đen.

Sau khi mọi việc về Phạm Duy xong. Chị Phan Thị Lệ, chủ của hãng Phương Nam, người ký được với nhạc sĩ mua tất cả bản quyền của ông mời mình một bữa cơm cùng với ông Phạm Duy và gia đình ông ấy. (Mình không có một đồng tiền cò nào trong này nhé, chị Lệ, chị Thúy còn nguyên nha, chứ đừng có dựng chuyện nói ẩu như một ông viết báo ở nước ngoài bảo, đợt Khánh Ly về chắc có bàn tay ông Khế và chắc ông ấy có “chiền” cò đấy! Và (Trịnh Vĩnh Trinh đã từng phản ứng gay gắt chuyện này rồi).

Viết tới đây, tôi lại nhớ ông Võ Văn Kiệt. Ông nói với Phạm Duy, có mặt tôi và các con ông Phạm Duy: Tôi ủng hộ anh trở về Việt Nam, hát và sáng tác bằng cả hai tay và hai chân!

Tôi cũng xin nói thêm một ý nữa, dù là cứng rắn đến mấy, tướng Hưởng cũng là người “gật” cho Phạm Duy về nước. Đây là lá phiếu rất quan trọng vào lúc đó.

FB NGUYỄN CÔNG KHẾ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghịch lý: Thịt lợn đắt nhất thế giới, hàng ngoại rẻ như rau



09/08/2018 Thịt lợn Tây Ban Nha, Canada nhập về nửa đầu năm 2018 có giá trung bình chỉ 26.000 đồng/kg. Với mức giá này, thịt lợn nhập khẩu rẻ bằng một nửa giá lợn hơi xuất chuồng Việt Nam, bằng 1/4 giá thịt lợn bán tại chợ, thậm chí còn rẻ như giá rau. Ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) nhận xét giá thịt lợn ở Việt Nam vào loại cao nhất thế giới, khiến thịt lợn giá rẻ từ các nước có nguy cơ tràn vào Việt Nam, chẳng hạn như thịt lợn Trung Quốc hay các nước Mỹ, Canada, Tây Ban Nha, Ba Lan. Giá cao nhất thế giới, đồ ngoại đổ về Việt Nam

Thịt lợn nhập khẩu về Việt Nam có giá 
trung bình chỉ khoảng 26.000 đồng/kg
Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), hết tháng 6, cả nước nhập khẩu khoảng 19.581 tấn thịt lợn, tổng trị giá kim ngạch gần 22,23 triệu USD. Tính bình quân trị giá mỗi kg thịt lợn nhập khẩu là hơn 1,13 USD (chưa thuế), tương đương khoảng 26 nghìn đồng/kg. Đơn vị này cũng cho biết, hai thị trường chính cung cấp thịt lợn cho Việt Nam là Ba Lan với khối lượng lên tới hơn 7.000 tấn và Tây Ban Nha là gần 4.500 tấn.

Đáng chú ý, mặt hàng thịt lợn Việt Nam nhập khẩu từ các nước đang tăng mạnh khi kim ngạch nhập khẩu trong tháng 6 tăng trên 50%. 


Cụ thể, trong tháng 6, Việt Nam đã nhập khẩu thịt lợn đã qua giết mổ đạt 678 tấn, trị giá 1,03 triệu USD, tăng 50,4% về lượng và tăng 50,7% về trị giá so với tháng 5.

Năm 2017, nước ta nhập khẩu khoảng 33.115 tấn thịt lớn các loại với tổng trị giá kim ngạch gần 40,2 triệu USD. Có thời điểm giá nhập khẩu thịt lợn trung bình cũng chỉ ở mức 27.000 đồng/kg.

Với mức giá như trên, thịt lợn nhập khẩu rẻ bằng một nửa giá thịt lợn hơi xuất chuồng Việt Nam, bằng 1/4 giá thịt lợn bán tại chợ, thậm chí còn rẻ như giá rau ngoài chợ. Theo ghi nhận của PV, giá thịt lợn hơi xuất chuồng hiện dao động từ 52.000-57.000 đồng/kg tùy địa phương, còn thịt lợn bán ngoài chợ có giá lên tới 90.000-110.000 đồng/kg tùy loại.

Còn thịt lợn nhập khẩu từ Tây Ban Nha hay Ba Lan được chào bán trên thị trường với giá khá rẻ. Cụ thể, thịt ba chỉ lợn đông lạnh giá 46.000 đồng/kg, tim lợn đông lạnh 36.000 đồng/kg, sườn 66.000 đồng/kg, thịt giò nạc 45.000 đồng/kg, chân giò 55.000 đồng/kg.

Trao đổi với PV.VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) từng thừa nhận, giá thịt lợn ở Việt Nam đang ở mức cao, một vài nơi còn tăng lên 55.000 đồng/kg. Ông nhận xét giá thịt lợn ở Việt Nam vào loại cao nhất thế giới, khiến thịt lợn giá rẻ từ các nước có nguy cơ tràn vào Việt Nam, chẳng hạn như thịt lợn Trung Quốc hay các nước Mỹ, Canada, Tây Ban Nha, Ba Lan.

Bảo Phương
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/thit-lon-nghich-ly-hiem-co-hang-viet-dat-nhat-the-gioi-hang-ngoai-re-nhu-rau-468987.html
Đáng sợ: Thịt lợn Trung Quốc ồ ạt tuồn về Việt Nam

Đáng sợ: Thịt lợn Trung Quốc ồ ạt tuồn về Việt Nam

Không chỉ nhập lậu nầm lợn, giá thịt lợn hơi trong nước đang ở mức cao nên thịt lợn Trung Quốc bắt đầu được nhập lậu ồ ạt về Việt Nam qua Móng Cái và Lạng Sơn.
Vừa thoát ế ẩm, giải cứu: Thịt lợn Việt Nam đạt được điều chưa từng có

Vừa thoát ế ẩm, giải cứu: Thịt lợn Việt Nam đạt được điều chưa từng có

Đáng chú ý, giá thịt lợn tươi của Việt Nam xuất khẩu sang Myanmar còn cao hơn 15% so với mức giá thịt lợn trên thế giới.
Thịt lợn tăng giá mạnh, nguy cơ lợn Trung Quốc ngược sang Việt Nam

Thịt lợn tăng giá mạnh, nguy cơ lợn Trung Quốc ngược sang Việt Nam

Nguồn hàng khan hiếm, nhiều nơi đã chạm mốc 50.000 đồng/kg. Lãnh đạo Bộ NN-PTNT cho biết, do giá trong nước cao nên lợn các nước xung quanh có thể tràn vào nước ta, trong đó có Trung Quốc, kể cả lợn sống và thịt lợn đông lạnh.
Hơn 1 năm ế không lối thoát: Thịt lợn bất ngờ tăng dựng ngược

Hơn 1 năm ế không lối thoát: Thịt lợn bất ngờ tăng dựng ngược

Giá thịt lợn hơi xuất chuồng đang tăng theo từng ngày, lên mức kỷ lục trong vòng gần một năm qua. Nhiều người chăn nuôi đắn đo muốn giữ lại chờ giá tăng thêm để chốt lời. 
Thịt lợn bật tăng, chạm mốc 40.000 đồng/kg

Thịt lợn bật tăng, chạm mốc 40.000 đồng/kg


Phần nhận xét hiển thị trên trang

GỬI BÁC PHÚC


Thái Bá Tân

Bác lên tiếng kêu gọi
Tất cả người dân ta
Chung sức cùng chính phủ
Trả nợ công quốc gia.
Có vay thì có trả,
Luôn vẫn thế xưa nay.
Ta cũng không ngoại lệ,
Nhưng vấn đề thế này.
Ta vay nợ nhiều lắm.
Nợ công của Việt Nam
Mà phần nhiều, thật tiếc,
Chui vào túi quan tham.
Không nói bác cũng biết
Chúng lấy tiền ở đâu
Để cho con du học,
Mua xe hơi, nhà lầu.
Nhiều đứa, như thằng Cự,
Khi ních đầy túi tham,
Bỏ lai cả núi nợ
Rồi chuồn khỏi Việt Nam.
Nhiều đứa đã an vị,
Mua nhà ở nước ngoài.
Hễ có động là biến.
Bác biết chúng là ai.
Vậy thì cũng trái khoáy.
Nợ công cho quan ăn.
Giờ thì bác kêu gọi,
Cứ như bắt đền dân.
*
Đảng lãnh đạo tuyệt đối.
Quan đảng ăn cướp tiền.
Vậy đảng lo mà trả,
Bằng tiền của đảng viên.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Có 1 kiểu người ĐÁNG SỢ hơn cả SÓI bạn tuyệt đối phải tránh xa - Triết L...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

5 Quốc gia đã rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc


Đường trên cao Cát Linh - Hà Đông, cũng là một bẫy nợ của Trung Quốc.



Tri thức VN
Thứ ba, 07/08/2018

Trong gần một thập kỷ qua, Trung Quốc đã từng bước lan tỏa ảnh hưởng của mình ra thế giới. Với nguồn tài chính dồi dào, Bắc Kinh mở hầu bao hào phóng với chính phủ tham nhũng của các quốc gia từ Đông Âu tới Châu Phi rồi sau đó buộc các nước này cắt đất để cho Trung Quốc thuê đóng căn cứ quân sự trong dài hạn. Chiến lược này đã thành công ra sao? Dưới đây là 5 quốc gia đang đã rơi vào bẫy nợ Trung Quốc. 


1. Sri Lanka

Năm 2010, Sri Lanka vay Trung Quốc 1,5 tỷ USD để xây một cảng cỡ lớn tại thị trấn Hambantota. Sau khi hoàn thành, cảng này gần như không có tàu bè neo đậu và vận chuyển hàng hóa. Do giá trị kinh tế của cảng biển mới này quá thấp và không sinh lời, Sri Lanka không có tiền để trả lại Trung Quốc, vì thế họ đã ký hợp đồng cho thuê luôn toàn bộ cảng cho Trung Quốc trong vòng 99 năm. Công ty China Merchants Port Holdings có 70% cổ phần chi phối tại cảng Hambatota.

“Với thỏa thuận này. Chúng ta đã bắt đầu trả được nợ”, Thủ tướng Sri Lanka nói với Quốc hội, và cho biết chính phủ sẽ có thêm tiền để phát triển kinh tế và du lịch.

Nhưng những nhà phê bình nói rằng “giải pháp này có thể còn tệ hại hơn là căn bệnh“. Một số coi thỏa thuận này là tiền lệ để Trung Quốc chiếm chủ quyền trong thời gian dài ở các quốc gia mắc nợ Trung Quốc, những lãnh thổ mà mục đích cuối cùng của Trung Quốc là dùng cho quân sự.

“Có lo ngại rằng Trung Quốc sẽ biến cảng Hambatota tại Sri Lanka mà họ đã thuê 99 năm thành một căn cứ hải quân khác, theo đúng phương pháp bẫy nợ mà người Trung Quốc đã sử dụng ở Djibouti”,
 tờ Daily Caller của Mỹ nhận định.

Và một căn cứ quân sự của Trung Quốc tại Hambatota sẽ là quá gần tới mức gây khó chịu cho đối thủ Ấn Độ. Đây có thể là lý do tại sao Ấn Độ có thể phải mong muốn cân nhắc một thỏa thuận với Sri Lanka để tự bỏ tiền ra điều hành “sân bay trống trải nhất thế giới”. Sân bay quốc tế Mattala Rajpaksa, một địa điểm khá gần với cảng Hambatota – tức là cũng liền kề Ấn Độ – được xây dựng bằng những khoản vay lãi suất cao từ Trung Quốc. Sau khi hoàn thành và được phong là “sân bay cô đơn nhất thế giới”, chính phủ Sri Lanka nghĩ ra ý tưởng dùng vị trí của sân bay này và mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Trung Quốc nhằm để thuyết phục Ấn Độ chi tiền ra bù lỗ cho mình, tuy nhiên có vẻ Ấn Độ không hài lòng với kế hoạch này cho lắm.
.
Sân bay Quốc tế Mattala Rajapaksa được gọi là “sân bay cô đơn nhất thế giới” 
xây dựng nhờ nguồn tiền vay từ Trung Quốc.

2. Pakistan

Pakistan cũng là một quốc gia có vị trí gần Ấn Độ khác rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc. Hiệp ước song phương Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC) có số kinh phí được loan báo là lên đến hơn 40 tỷ USD, vốn là một phần quan trọng trong dự án Vành đai – Con đường. Sau các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, Pakistan đã nợ Trung Quốc hơn 6 tỷ USD. Số nợ này cho phép Trung Quốc thực hiện một số tham vọng của mình. Đầu tiên Trung Quốc đã hoàn tất thương vụ thuê cảng nước sâu chiến lược Gwadar trong vòng 40 năm. Hiện nay, Trung Quốc lại cho xây một căn cứ quân sự tại Pakistan ngay gần với cơ sở thương mại mà Trung Quốc đã xây ở cảng Gwadar. Theo báo cáo “Thẩm tra tác động nợ của Sáng kiến Vành đai, Con đường từ quan điểm chính sách” của Trung Tâm Phát triển Toàn cầu xuất bản tháng 3/2018, Pakistan không chỉ nợ Trung Quốc hàng tỷ đồng, họ còn phải trả nợ với lãi suất cao, trong đó có các khoản lên tới 5%. Trong một số trường hợp, các nhà đầu tư Trung Quốc được cam kết lãi suất cao một cách không tưởng cho các dự án xây dựng tại Pakistan. Chẳng hạn, các dự án nhà máy điện do Trung Quốc đầu tư được chính phủ Pakistan hứa tỷ suất hoàn vốn 34% mỗi năm trong vòng 30 năm.
.

Cảng nước sâu Gwadar tại Pakistan, hiện Trung Quốc đã thuê được cảng này thời hạn
40 năm sau khi Pakistan không thể trả nợ.

Nhưng có lẽ chính phủ Pakistan không muốn tiếp tục dấn sâu vào con đường nợ nần với Trung Quốc. Tháng 11 năm ngoái, Pakistan loan báo họ sẽ không “tìm kiếm nguồn tài chính từ Trung Quốc” cho một dự án phát triển hạ tầng quy mô lớn mới. Pakistan nói rằng các điều kiện của Trung Quốc để cho vay dự án đập thủy điện Diamer-Basha trên sông Indus chi phí 14 tỷ USD “là bất khả thi và đi ngược lại lợi ích của chúng ta”. Pakistan cũng đang mấp mé khủng hoảng nợ, tức là họ có thể phải xin cứu cánh từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Hơn nữa, sau cuộc bầu cử gần đây, hiện chưa rõ chính phủ mới của Thủ tướng Imra Khan sẽ làm gì với các dự án đang diễn ra với Trung Quốc. Truyền thông Trung Quốc tích cực ra bài khuyên ông Imra đừng tin lời đường mật của phương Tây và củng cố chặt chẽ quan hệ Pakistan-Trung Quốc. Liệu chính phủ mới của Pakistan có học được bài học gì sau khi buộc phải cho Trung Quốc xây căn cứ quân sự trên đất của mình hay không, có lẽ tương lai mới có thể rõ.

3. Montenegro

Montenegro là một quốc gia nhỏ bé nằm ở Đông Âu. Đây là quốc gia duy nhất không có đường cao tốc. Trung Quốc nhìn thấy điểm này và đã đề nghị xây cho Montenegro một con đường cao tốc. Chính phủ Montenegro lập tức đồng ý và gọi đây là “công trình thế kỷ và con đường dẫn tới thế giới hiện đại”, nhưng các nhà quan sát thì lại nói “Đường cao tốc không dẫn tới đâu của Trung Quốc đang ám ảnh Montenegro”.
.

 
Dự án đường cao tốc dang dở của Montenegro, được thực hiện bằng
nguồn tiền vay từ Trung Quốc

Đây là một con đường cao tốc dài 100 dặm (160km), với nhiều cây cầu lớn và xuyên qua các thung lũng và núi đồi. Nhưng dân số Montenegro chỉ có 630.000 người mà họ lại định chi tới 950 triệu USD lên một con đường cao tốc? Đã có 2 nghiên cứu khả thi vào các năm 2006 và 2012, cả 2 đều kết luật rằng một dự án cao tốc ở một quốc gia nhỏ bé này sẽ không có đủ lưu lượng giao thông đáng để đầu tư một số tiền khổng lồ như vậy. Nhưng với sự giúp đỡ của nguồn tiền dễ dàng từ Bắc Kinh, việc xây dựng đã bắt đầu.

Nhưng dường như không có nhiều người Montenegro được hưởng lợi. 70% công nhân xây dựng là người Trung Quốc và một tòa án ở Bắc Kinh có quyền tài phán nếu xảy ra vấn đề tranh chấp giữa người địa phương và người Trung Quốc. Một quan chức Châu Âu giấu tên bày tỏ quan ngại về dự án này, nói rằng vì nó mà Montenegro đã hết tiền.

“Không gian tài chính của họ đã bị co lại rất nhiều. Họ đã tự bóp cổ mình. Và trong khi đó, con đường cao tốc này lại chẳng dẫn đến đâu”, Reuters dẫn lời vị quan chức này nói.

Tệ hơn, con đường đó mới chỉ hoàn thành một phần. Do bị đội vốn, nước này cần thêm 1,2 tỷ USD để hoàn thành nó. IMF nói rằng Montenegro không có khả năng vay chừng ấy tiền. Tỷ lệ nợ công trên GDP của quốc gia nhỏ bé này đã chuẩn bị vọt lên mức 80%, chính phủ Montenegro đã phải tăng thuế, ngừng trả lương cho công chức và cắt giảm chi tiêu công. Tuy nhiên thủ tướng Montenegro Dusko Markovic đã thề sẽ hoàn thành con đường này “bằng mọi giá” và cam kết “tăng cường hợp tác với Trung Quốc trong các lãnh vực khác, trong đó có thủy điện và du lịch”. Đây chính là loại cam kết mà quan chức Trung Quốc muốn.

4. Maldives

Thiên đường nghỉ mát nhiệt đới Maldives đã không thoát khỏi số phận trở thành một con nợ của Trung Quốc, một phần do chính phủ nước này nổi tiếng là tham nhũng và quan liêu. Một chiếc Cầu hữu nghị Trung Quốc – Maldives với chi phí 225 triệu USD, phần lớn là đi vay từ Trung Quốc đã được xây dựng. Với việc vay tiền xây chiếc cầu này, tỷ lệ nợ công trên GDP của quốc đảo tuyệt đẹp này lên mức gần 100%. Điều đáng lo ngại là nếu mất khả năng trả nợ, Maldives sẽ sớm phải theo chân Pakistan “gán đất trả nợ” và Trung Quốc có thể lập một căn cứ quân sự mới ở đây – một vị trí trọng yếu gần Ấn Độ nữa.
.

 
Cây cầu hữu nghị Maldives-Trung Quốc có tổng chi phí 210 triệu USD, phần lớn là trợ cấp và vay từ Trung Quốc. Cầu dự kiến sẽ được khánh thành vào tháng 8/2018

Phản bác lại các lời chỉ trích, Đại sứ Trung Quốc mới đây tuyên bố việc Trung Quốc đầu tư ở Maldives là hoàn toàn bình thường và “các cáo buộc Trung Quốc thâu tóm đất đai và rải bẫy nợ là hoàn toàn vô căn cứ”.

5. Djibouti

Djibouti là một gia nhỏ ở Châu Phi. Đây là nơi đầu tiên Trung Quốc xây dựng được căn cứ quân sự ở nước ngoài của mình thông qua chiến lược “cho vay – cắt đất” của mình. Đây là vị trí chiến lược bởi vì nó nằm rất gần một căn cứ quân sự khác của Mỹ.
 
Djibouti, một mắt xích quan trọng trong Sáng kiến Một vành đai – Một con đường 
của Trung Quốc

Việc này đã gióng hồi chuông cảnh báo đối với các nhà quan sát Mỹ. Tờ Washington Post gần đây đặt câu hỏi: “Chính quyền Trump có thể ngăn chặn Trung Quốc chiếm lĩnh một cảng biển quan trọng ở Châu Phi hay không?” Cảng biển quan trọng mà họ nói tới là Doraleh Container Terminal tại Djibouti, có vị trí chiến lược ở cạnh Biển Đỏ và Vịnh Aden. Tháng 2/2018, chính phủ Djibouti đã quốc hữu hóa cảng này sau một tranh chấp với hãng vận tải Dubai DP World. Từ đó, có các báo cáo rằng chính phủ Djibouti đang muốn thỏa thuận với một công ty nhà nước Trung Quốc để cùng điều hành cảng biển này. Cảng biển là lối vào chính cho các căn cứ quân sự của Mỹ, Pháp, Ý và Nhật Bản đóng tại Djibouti và là một địa điểm tối quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ chống khủng bố tại Châu Phi và Trung Đông.

Quân đội Mỹ đang cảng báo nếu Trung Quốc chiếm được cảng Doraleh, “lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ sẽ bị nguy hiểm”. Trong khi đó, giới chức Mỹ cũng cảnh báo rằng trong khi chính phủ Djibouti ngày càng mắc nợ Trung Quốc nhiều hơn, quan hệ với Trung Quốc của quốc gia Châu Phi này càng thân thiết hơn. 

Trọng Đạt (T/h)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

Trung Quốc đã tính toán sai lầm trong cuộc chiến thương mại với Mỹ ?


Mai Vân


media
Ảnh minh họa

Reuters Ngày 01/08/2018, đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer chính thức loan báo việc tổng thống Donald Trump ra lệnh xem xét khả năng đánh thuế 25% lên 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc, thay vì 10% như từng đề xuất lúc ban đầu. Đây mới chỉ là một lời đe dọa vì các sắc thuế mới, nếu được quyết định, sẽ chỉ có hiệu lực vào tháng 9 tới đây mà thôi. Tuy vậy, Bắc Kinh đã lập tức lên tiếng cảnh cáo là sẽ trả đũa nếu Hoa Kỳ tiếp tục kế  hoạch “bắt bí” Trung Quốc.

Chính quyền Donald Trump như vậy đã bắn đi tín hiệu là họ sẵn sàng leo thang mạnh mẽ trong cuộc đọ sức thương mại với Trung Quốc, đã mở màn tháng 07 vừa qua với khối lượng khoảng 74 tỷ đô la hàng hóa của cả hai bên bị áp thuế quan.
Điều mà giới quan sát ghi nhận là thế bị động hiện nay của Trung Quốc, chỉ biết ăn miếng trả miếng trước các đòn tấn công của Mỹ, chứ chưa thấy có những biện pháp đối phó mạch lạc, có tính toán kỹ lưỡng như thường thấy trước đây. Bắc Kinh cũng có vẻ bị cô lập trong cuộc chiến thương mại, không lôi kéo được các thế lực kinh tế khác cùng chung sức chống Mỹ, mặc dù quyết định đánh thuế của ông Trump không chỉ nhắm vào một mình Trung Quốc, mà còn nhắm vào cả Liên Hiệp Châu Âu, Nhật Bản, hay một số nước khác.
Nhật báo Hồng Kông, The South China Morning Post, trong số ghi ngày 30/07/2018, đã đăng tải một bài phân tích của chuyên gia Trương Lâm (Zhang Lin),thuộc Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Thiên Tắc (Unirule Institute of Economics) tại Bắc Kinh, đã không ngần ngại cho rằng Bắc Kinh đã phạm phải « Hai sai lầm lớn » trong cuộc chiến tranh mậu dịch với Washington : Đó là đánh giá sai lạc về cả tổng thống Mỹ Donald Trump lẫn liên minh Mỹ-Liên Hiệp Châu Âu.
Đối với Trương Lâm, vì các sai lầm đó, Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt, một cái giá mà tác giả gói trong khái niệm « Bẫy thu nhập trung bình – Middle income trap », một khái niệm của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế FMI, mô tả tình trạng một nền kinh tế thu nhập trung bình bị đình đốn và không còn khả năng vực dậy sau đó.
Bắc Kinh đã đánh giá sai về tổng thống Mỹ như thế nào ?
Về tổng thống Mỹ, chuyên gia Trương Lâm cho rằng sai lầm cơ bản của Bắc Kinh là quá coi thường ông Donald Trump, cho rằng các lời đe dọa đánh thuế hàng Trung Quốc mà ông đưa ra chỉ là đòn gió, nhằm đánh lừa đối phương mà thôi.
Theo tác giả, chính quyền Trung Quốc đã sai lầm khi cho rằng tổng thống Donald Trump chỉ là một doanh nhân và những đe dọa chiến tranh thương mại của ông chỉ là đòn phô trương thanh thế bề ngoài trước các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ mà thôi.
Bắc Kinh đã quên là trong thực tế, trong bản Chiến Lược Quốc Phòng công bố trước khi căng thẳng thương mại leo thang, Washington đã xác định rằng họ không thể chấp nhận các hoạt động thương mại và kinh tế của Trung Quốc như hiện nay. Thông điệp được đưa ra là Bắc Kinh sẽ không thể vừa kiếm tiền từ Mỹ vừa thách đố Washington.
Trên vấn đề sai lầm trong đánh giá nói trên, hôm 27/07, báo South China Morning Post đã có một bài phân tích dài giải thích vì sao Trung Quốc lại bị bất ngờ trước các động thái quyết đoán về thương mại của tổng thống Donald Trump, đồng thời nêu bật sự thiếu nhạy bén của Bắc Kinh, quá coi thường tâm lý bài Trung Quốc đang dâng cao trong giới ưu tú tại Mỹ.
Đối với nhật báo Hồng Kông, sự kiện chính quyền Trung Quốc siết chặt quyền kiểm soát trên các think tank, tức là các cơ quan tham vấn, và việc đẩy mạnh chiến dịch chống lãng phí có dấu hiệu là đã tác hại đến cách thức giới lãnh đạo Trung Quốc xử lý các vấn đề đối ngoại – và làm suy yếu sự hiểu biết của Bắc Kinh về chính trị Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump.
Một cựu cố vấn về chính sách Mỹ, xin giấu tên, đã cho rằng cả giới lãnh đạo lẫn các nhà nghiên cứu Trung Quốc đều không thấy được là tâm lý chống Trung Quốc ở Mỹ đã lên cao như thế nào, mà chỉ cho rằng tổng thống Mỹ chỉ tung đòn gió để tìm thắng lợi cho phe ông nhân cuộc bầu cử giữa kỳ, và mọi thứ sẽ thay đổi sau đó.
Đối với nhà quan sát này, thì cái nhìn trên hoàn toàn sai lạc, và Bắc Kinh hoàn toàn hiểu lầm về tình hình. Nguyên nhân, theo ông, đến từ việc giới lãnh đạo Trung Quốc đã tự cô lập mình nhiều hơn, trong lúc không một ai trong nước dám nói với giới lãnh đạo Bắc Kinh rằng họ đang sai.
Nhiều nguồn tin ngay tại Trung Quốc và một sô quan sát viên đã xác nhận với tờ South China Morning Post rằng chính sách mà Bắc Kinh đang áp dụng nhằm củng cố quyền lực của đảng Cộng Sản, đã khiến cho các cố vấn chính sách Trung Quốc tránh thảo luận sâu với các đối tác Mỹ, điều có thể giúp họ hiểu rõ hơn về tư duy mới nhất ở Washington. Chính sách đó cũng làm cho họ ngần ngại, không dám nói lên suy nghĩ của mình.
Chính sự thiếu vắng thông tin đó đã khiến cho Bắc Kinh không ra được một chiến lược toàn diện để đối phó với chính quyền Trump, ít nhất là trên mặt trận thương mại, tại một thời điểm mà quan hệ hai bên đang rất căng thẳng.
Bắc Kinh ngộ nhận về quan hệ đồng minh Mỹ-Liên Âu
Theo chuyên gia Trương Lâm, sai lầm lớn thứ hai mà Trung Quốc đã phạm phải là không thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu, và đã hy vọng một cách thiếu thực tế rằng có thể hình thành liên minh thương mại với Châu Âu để đối phó với Washington.
Ông Trương Lâm thẩm định : Dù quan hệ xuyên Đại Tây Dương có nhiều bất đồng – như việc Anh, Pháp và Đức đều tham gia Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á do Trung Quốc dẫn đầu bất chấp phản đối từ Mỹ – nhưng nhìn chung, các nước phương Tây đều cùng chia sẻ một số giá trị chung cốt lõi.
Tuyên bố mới nhất về thương mại giữa Mỹ và Liên Âu EU đã gửi thêm một thông điệp đến Bắc Kinh, cho biết là Washington và Bruxelles sẽ « làm việc chặt chẽ với nhau, cũng như với các đối tác cùng chí hướng » để giải quyết một loạt vấn đề như « đánh cắp tài sản trí tuệ, ép buộc chuyển giao công nghệ, trợ cấp công nghiệp, tình trạng thị trường bị các công ty nhà nước bóp méo, và tình trạng sản xuất dư thừa ».
Đối với ông Trương Lâm, chẳng khó chút nào khi trả lời cho câu hỏi là Trung Quốc có nằm trong số các “đối tác cùng chí hướng” nói trên hay không.
Vì những sai lầm trên đây, Bắc Kinh đã bị đẩy vào một cuộc đọ sức thương mại với cường quốc kinh tế số một thế giới hiện nay, với hệ quả là “thời đại vàng son của ngành xuất khẩu” Trung Quốc kể từ khi nước này gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế giới WTO năm 2001 được cho là đang trên đà cáo chung.
Một tín hiệu đáng ngại cho Bắc Kinh : Theo thống kê chính thức của Trung Quốc, công bố hôm 31/07 vừa qua, hoạt động thương mại của Trung Quốc trong tháng 7 đã giảm đi rõ rệt, giá cả tăng lên, cho thấy là căng thẳng thương mại với Mỹ đã bắt đầu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Rơi vào cái « bẫy thu nhập trung bình »
Chuyên gia Trương Lâm đánh gía là  ngoại thương giảm sụt – hệ quả từ cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ – có thể tác hại sâu đậm bất ngờ đến nền kinh tế Trung Quốc, thậm chí đẩy Trung Quốc rơi vào cái bẫy thu nhập trung bình, một khái niệm lần đầu tiên được Ngân Hàng Thế Giới đưa ra vào năm 2006 để chỉ một nền kinh tế thu nhập trung bình trì trệ và không thể khôi phục đà phát triển cao hơn.
Đối với ông Trương Lâm, « Phép mầu kinh tế » của Trung Quốc trong vòng 4 thập kỷ qua dựa vào hai yếu tố: Một là một khối kinh tế nhà nước hoạt động không hiệu quả mở đường cho nền kinh tế tư nhân sinh động, bên cạnh đó là tiến trình hội nhập của kinh tế Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu thông qua thương mại và đầu tư.
Từ năm 1978, khi Trung Quốc cải cách và mở cửa theo chủ trương của Đặng Tiểu Bình, kinh tế Trung Quốc đã trải qua 4 chu kỳ tăng trưởng. Lẽ ra, kinh tế nước này có thể được hưởng một chu kỳ tăng trưởng thứ năm, nếu tiếp tục tự do hóa nền kinh tế trong nước, và mở rộng thêm cửa ra nước ngoài. Điều đó tuy nhiên đã không xẩy ra, và từ năm 2013 đến nay kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại
Trong mô hình phát triển kinh tế hiện nay, với nhà nước đóng vai trò chủ đạo, các doanh nghiệp nhà nước lấn lướt trong khi khối tư nhân lùi bước, làm cho một trong hai trụ cột tăng trưởng bị phá hủy. Cuộc chiến thương mại với Mỹ bắt đầu làm lung lay trụ cột còn lại. Kết quả là cả hai trụ cột tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đều lỏng lẻo, đe dọa đến triển vọng kinh tế Trung Quốc.
Nếu Mỹ, Liên Hiệp Châu Âu, và thậm chí Nhật Bản, hình thành một khối tự do thương mại mới trong thời điểm kinh tế Trung Quốc đang chững lại, Bắc Kinh sẽ càng bị khó khăn trong việc phục hồi đà tăng trưởng…
Trung Quốc đang cố gắng giải quyết tình hình bằng cách đẩy mạnh mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời bổ nhiệm phó Thủ tướng Lưu Hạc – người đã có những bước đi táo bạo để cải tổ khu vực kinh tế nhà nước gần đây – lãnh đạo một cơ quan cải cách các doanh nghiệp nhà nước.
Theo ông Trương Lâm, rõ ràng là Trung Quốc phải nhanh chóng hành động, và không được phép có thêm sai lầm.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Online Review #09: Tôn Tử& lý thuyết quân sự Trung Quốc cổ đại

Phần nhận xét hiển thị trên trang