Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

Các nha nội TQ ở đâu?


Tử cấm thành, nơi các nha nội (con ông cháu cha) của các lão thành cách mạng Trung Quốc (các lão gia tử) thường xuyên chui ra chui vô để nhờ cậy uy quyền của gia tộc, gia hệ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ga ở Tàu hay ở Hà Nội, thưa các đồng chí ???


NB Nguyễn Hồng Thanh 
- Thế này là sao thưa các đồng chí to, đồng chí nhỏ ?
Đứa nào cho phép gắn những tấm biển như thế này ở đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông ? Một sự vô tâm vô thức hay thiếu trách nhiệm đến nhục nhã của các nhà quản lý ?




Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một ông thư ký tòa soạn tập nhịn đói


Tôi rời ngôi nhà 51 Hàng Bồ báo Lao Động từ tháng 5 – 1975, đến năm 1988 mới trở lại. Mười bốn năm qua, nó không hề được tu sửa. Người ngồi trên tầng ba phải xuống tầng trệt tiểu tiện, vì ống dẫn nước đã hỏng. Số người vào báo Lao Động cùng thời với tôi còn non một nửa. Tất cả sống lây lất với số lương còm như công nhân viên chức hành chánh ở mọi ngành. Tuy tờ báo vẫn đang sống bao cấp, năm trước Tổng Liên đoàn Lao động phải bù lỗ. Dù vậy, tôi quyết định trước hết phải chăm sóc con người. Con người phải được sống tốt mới có thể suy nghĩ sáng tạo tốt. Dù chế độ xã hội chủ nghĩa có nhiều vùng cấm, nhưng nhà báo trung thực vẫn tìm được sự thật và cách viết đáp ứng mong muốn của bạn đọc. Tờ báo Tin Sáng sau tháng 5 -1975 và một số tờ báo ở Sài Gòn đã làm được điều đó. Việc đầu tiên, tôi thực hiện là tổ chức bữa ăn trưa miễn phí tại tòa báo như các doanh nghiệp từ khi “đổi mới”. Vài hôm sau, chị cấp dưỡng cho tôi biết, anh Việt Quốc thư ký tòa soạn không ăn cơm trưa, dù không nhận được tiền của bữa ăn. Anh ấy pha một ấm trà, loại “9 hào 3” (tiếng lóng để chỉ loại trà cám rẻ tiền, giá mỗi gói 3 hào), vừa uống vừa rít thuốc lào. Thời tôi làm phóng viên, Việt Quốc là nhân viên chữa morat, gọi nhau mày tao.
Từ theo cộng đến chống cộng
Từ theo cộng đến chống cộng
Tôi đến hỏi Việt Quốc, sao mày không ăn cơm trưa? Việt Quốc không xưng hô như ngày xưa: “Tôi đã tập nhịn bữa trưa mất một năm nay mới quen. Tôi thừa biết các ông thủ trưởng mới bao giờ cũng tìm cách lấy lòng nhân viên. Nhưng tiền ở đâu ra để ông có thể tiếp tục chi cho bữa cơm chưa? Tôi không dám liều để rồi đến khi ông kêu hết tiền, tôi lại phải mất một năm để tập nhịn ăn cho cái bụng quen thói!” Tôi nói “Nếu không cải tiến tờ báo, đưa nó ra bán được ở các sạp mà chỉ giao cho các ông chủ tịch công đoàn đút vào ngăn kéo thì đúng là sẽ không còn tiền chi! Nhưng chúng ta sẽ cùng nhau góp sức cải tiến tờ báo chứ?” Việt Quốc chỉ cười mỉm không trả lời.
Sau một tuần xem xét, tôi nhận ra, với những con người và cách bố trí công việc như lâu nay thì không thể cải tiến được tờ báo. Phòng thư ký tòa soạn với ông trưởng ban Việt Quốc là một trong những khâu ách tắc. Việt Quốc chỉ thuộc quy trình công việc, việc này rồi đến việc kia, người này xong thì chuyển qua người nọ, chứ không có khả năng nâng cao chất lượng trang báo. Sau 14 năm, anh nhân viên chữa morat Việt Quốc Được đề bạt lên làm trưởng ban thư ký tòa soạn với kiến thức y như cũ. Nhìn toàn cơ quan chỗ nào cũng thấy hiện tượng giống nhau đó. Với đội ngũ này thì đúng như Việt Quốc hỏi “tiền ở đâu ra để ông tiếp tục chi”. Tôi xây dựng đề án cải tiến tổ chức: Chọn người có năng lực thích hợp cho từng vị trí công tác. Tôi gặp riêng Việt Quốc phân tích có tình có lý với anh, Khuyên anh trở lại công việc chữa morat mà anh rất thông thạo, hứa giữ nguyên bậc lương hiện nay. Không ngờ anh hết sức tức giận: “Khi đã là tổng biên tập thì ông tự cho mình muốn buộc ai làm gì theo ý ông cũng được à? Không, tôi không chấp nhận. Tôi sẽ đưa đơn lên Tổng Công đoàn xin nghỉ hưu”. Tôi nói “Nếu Quốc muốn nghỉ hưu thì mình giải quyết cũng được”. Anh nói như rít từ kẻ răng: “Không! Tôi phải đưa lên Tổng Công đoàn để người ta biết ông là người thế nào”.
Anh đã đưa đơn lên Tổng Công đoàn và họ đã trao cho anh quyết định nghỉ hưu mà không cho anh biết đã nhận xét tôi là người thế nào!
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Liệu thế giới có thể… chết vì Trung Quốc?



(Tiếp theo)

Ngày 11/12/2001 Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và cũng từ thời điểm đó, 57.000 nhà máy đã “biến mất” tại Mỹ. Hơn 25 triệu người không thể nào tìm được cho mình một công việc đàng hoàng và nước Mỹ phải gánh số nợ nước ngoài lên đến 3.000 tỷ đô la.

Điều trớ trêu, chính từ thời Tổng thống Bill Clinton lại là người ủng hộ hết mình việc Trung Quốc tham gia WTO với tham vọng để một nước theo chủ nghĩa Cộng sản có cơ hội tham gia sân chơi quốc tế và từ đó có thể thay đổi đường lối chính trị độc tài. Ngày 9/5/2000, ông Clinton tuyên bố tại Đại học Johns Hopkins:

“Nếu các bạn tin tưởng vào tương lai cởi mở, dân chủ, tự do cho người Trung Quốc và nếu các bạn tin tưởng hơn vào tương lai thịnh vượng của Hoa Kỳ… chúng ta nên ký kết thỏa thuận để họ gia nhập WTO… Và nếu bạn tin tưởng vào an ninh và hòa bình của Châu Á hay cả thế giới, chúng ta nên đồng thuận. Đây là điều đúng đắn phải làm…”

Tổng thống Bill Clinton phát biểu tại Đại học Johns Hopkins (năm 2000)

Ông Clinton tuyên bố như trên cũng chỉ là theo đuổi “học thuyết” của Tổng thống Richard Nixon khi đến Bắc Kinh để mở ra một “kỷ nguyên mới”. Nixon nói, “Nếu có điều gì đó tôi muốn làm trước khi chết, đó là đi Trung Quốc. Nếu tôi không đi được, tôi muốn các con tôi đi”.

Để dọn đường cho chuyến thăm của Tổng thống Nixon, cố vấn Kissinger đã mau chóng thu xếp 1 chuyến đi “tiền trạm” bí mật sang Bắc Kinh. Ngày 21/2/1972, Air Force Onechình thức đáp xuống Thượng Hải, các đài truyền hình Mỹ đồng loạt loan tin Tổng thống vừa đặt chân đến đất Trung Hoa. Đó là môt bản tin gây chấn động toàn cầu.
 
Tổng thống Richard Nixon và Thủ tướng Chu Ân Lai (năm 1972)

Cả hai vị Tổng thống Hoa Kỳ đã mắc một sai lầm lớn khi “bắt tay” với Trung Quốc. Theo Peter Navarro, tác giả “Dead by China”, nước Mỹ đã bị “lừa bịp về chất lượng hàng hóa đi cùng với một trò chơi bổ sung với cái tên là “Nọc độc Thượng Hải”. Tất cả đều phát xuất từ Trung Quốc.

Ông giải thích, một công ty Mỹ tới Trung Quốc vì muốn cắt giảm chi phí sản xuất, khi tìm được một ứng viên, vị giám đốc trình bày các kế hoạch hay thiết kế chi tiết cho nhà sản xuất Trung Quốc. Một trong ba điều có thể xảy ra:

(1) Trường hợp hoàn hảo nhất là nhà sản xuất Trung Quốc ký một thỏa thuận lâu dài với công ty Mỹ, sản xuất các sản phẩm chất lượng cao với giá thấp, và hai bên “cùng có lợi”;

(2) Một khả năng rất dễ xảy ra hơn, Navarro gọi đó là “Nọc độc Thượng Hải”: Nhà sản xuất Trung Quốc từ chối lời đề nghị nhưng giữ lại bản thiết kế của công ty Mỹ. Vài tháng sau, chính họ chế tạo mặt hàng của công ty Mỹ để bán như là một đối thủ cạnh tranh bằng cách sử dụng thiết kế “ăn cắp” của công ty Mỹ;

(3) Khả năng thứ ba: Sự “lừa bịp chất lượng” bắt đầu khi nhà sản xuất Trung Quốc nhanh chóng chế ra một “phiên bản thử nghiệm bêta” theo yêu cầu của Mỹ một cách chính xác. Công ty Mỹ sẽ rất rất hài lòng với vụ làm ăn và chi phí được cắt giảm đáng kể (thường là tới 50%). Sau thời kỳ trăng mật này là “sự lừa bịp”. Họ bắt đầu thay thế các nguyên vật liệu hay các bộ phận kém phẩm chất vào để gia tăng lợi nhuận.

Sản phẩm “Made in China” trên thị trường Hoa Kỳ

Peter Navarro cho rằng chính phủ Hoa Kỳ chỉ quan tâm đến những vấn đề chính trị trong đối ngoại mà hầu như quên hẳn chuyện kinh tế ngay trong nội bộ nước Mỹ. Ngoài trách nhiệm của những chính trị gia, còn có phần thiếu sót của các học giả, nhà báo trước tình trạng kinh tế - xã hội ngay tại nước Mỹ. Ông viết:

“Rõ ràng là chúng ta đã từng nghe các học giả uyên thâm như Thomas Friedman của cuốn “Thế giới phẳng” rằng tương lai phồn thịnh của Mỹ nằm ở việc mở rộng nhanh công ăn việc làm trong lĩnh vực dịch vụ mà? Và những cái đầu biết nói như Fareed Zakaria của tờ Newsweek và thậm chỉ cả James Fallows của tờ Altantic luôn luôn nhắc đi nhắc lại rằng việc chuyển dịch công ăn việc làm trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo từ Mỹ và châu Âu tới các nước có thu nhập thấp như Trung Quốc và Ấn Độ là vấn đề không thể tránh được, cũng như việc thủy triều lên và mặt trời lặn.”

Navarro viết một cách “thẳng thừng”, ông phải xin lỗi trước vì những lời lẽ như sau:

“Bọn họ đều sai lầm “phẳng” như nhau cả thôi. Những gì mà những học giả tịt ngòi này, cùng với những tác giả đồng hạng và quan điểm như họ, tất cả đều mắc sai lầm ở chỗ, họ đã không nắm vững một trong những nguyên lý căn bản nhất của kinh tế học: công nhân người Mỹ có thể cạnh tranh với nhân công ở các nước có thu nhập thấp ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, miễn là họ phải hiệu quả và ưu việt hơn - và khi sân chơi tự do thương mại bằng phẳng!”

Cũng cần phải nói thêm, trong cuốn “Thế Giới Phẳng” (The World is Flat), Thomas Friedman có đề cập đến 10 yếu tố tác động đến việc “làm phẳng thế giới” mà ông gọi là“tác nhân làm phẳng” (flattener), trong đó “Flattener #6” là nhân tố mang tên “Offshoring”, tạm dịch là hướng ra nước ngoài (*)

Bìa sách “The World Is Flat” của Thomas Friedman

Cũng vì chính sách “hướng ngoại” nên các nhà máy của Hoa Kỳ đóng cửa để dời ra nước ngoài. Tiền bạc thu về có phần khấm khá cho các công ty nhưng để lại một hậu quả bi thảm cho cuộc sống của người lao động Mỹ và những hệ quả không thể lường trước được như chúng ta thấy ngày nay.

Chính phủ đương thời của Tổng thống Donald Trump phải đương đầu với những đòn “hóa giải” về kinh tế - xã hội” để “Make America Great Again”. Đó cũng là lý do Peter Navarro được Trump tin tưởng trong vai trò phụ trách Ủy ban Thương mại Quốc gia. Và đó cũng là lý do giải thích về “cuộc chiến thương mại” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện đang xảy ra.

Từ quan điểm của một người đứng bên ngoài nước Mỹ, chúng ta thấy “triều đại” của Tổng thống Trump có rất nhiều chính sách “chưa từng có” trong lịch sử của Hoa Kỳ khiến một số người dân chống đối. Mặt khác, cuộc chiến kinh tế với Trung Quốc ngày nay lại được đa số người Mỹ ủng hộ. Có lẽ vì ông vốn xuất thân từ thương trường trong khi các Tổng thống tiền nhiệm đều là các chính khách!

Cảnh hoang phế của nhà máy sản xuất tại Mỹ sau khi các công ty chuyển ra nước ngoài

Trở lại với câu hỏi được đặt ra qua tiêu đề của bài viết này: “Liệu thế giới có thể.. chết Trung Quốc?. Hãy còn quá sớm để có câu trả lời “Yes” hay “No” nhưng chúng ta cũng tạm yên tâm khi câu hỏi được đặt ra… dù có vẻ hơi muộn màng. Người Phương Tây vẫn nói “Better late than never”!  

Phần còn lại của thế giới, trong đó có Việt Nam, chỉ biết “trông chờ” vào một kết quả thuận lợi từ “cuộc chiến thương mại” theo từng hoàn cảnh của mỗi quốc gia… Chúng ta chỉ biết… chắp tay cầu nguyện.

“Wait and see” 

Tổng thống Donald Trump và tác giả “Dead by China”, Peter Navarro

***

* Như đã nói ở phần đầu, các bạn có thể xem thêm phim tài liệu “Dead by China” tại:

***

Chú thích:

(*) Đọc thêm bài viết về Thomas Friedman, “Trái đất tròn nhưng sao thế giới lại phẳng?”,đã post trên Blogspot tại:



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Soi sáng chiến tranh thương mại do Mỹ phát động bằng chủ nghĩa Marx-Lenin


Chu Mộng Long: Tiêu đề bài viết này sẽ làm cho nhiều người bật cười. Soi ánh sáng chủ nghĩa Marx-Lenin vào cuộc chiến tranh do ông trùm chủ nghĩa tư bản phát động khác nào lấy hồn Trương Ba soi vào da anh Hàng thịt?
Nhưng sự đời chẳng biết ai hồn Trương Ba, ai da Hàng thịt. Bài bình luận này hoàn toàn khách quan, không định kiến ý thức hệ và chính trị.
Marx và sau đó là Lenin đặc biệt quan tâm đến chủ nghĩa đế quốc, một hình thái chủ nghĩa tư bản độc quyền, độc quyền kinh tế kéo theo độc tài chính trị, và tất yếu sinh ra chủ nghĩa quân phiệt đe dọa loài người.
Các nhà tuyên giáo Việt Nam gần đây hay nói đến “chủ nghĩa tư bản thân hữu” hay “lợi ích nhóm” mà quên rằng, lợi ích nhóm là tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Có điều ở chủ nghĩa tư bản hiện đại, các nhóm lợi ích bị tách ra khỏi nhà nước, nhà nước chỉ đóng vai trò trọng tài để các nhóm lợi ích cạnh tranh tự do trong thị trường tự do. Trong khi chủ nghĩa tư bản ở các nước độc tài, các nhóm lợi ích gian lận được nhà nước bảo kê và trở thành tư bản độc quyền. Tất nhiên, ở những nhà nước độc tài nhỏ, các nhóm lợi ích của nó không chỉ dựa vào nhà nước nhỏ trực tiếp bảo kê cho nó mà còn phụ thuộc vào nhà nước độc tài lớn hơn bảo kê. Nhà nước độc tài lớn đó mới là hiện thân của chủ nghĩa đế quốc.
Không thể nghi ngờ Trung Quốc đang là một đế quốc mà sức bành trướng của nó đang phủ khắp thế giới gây mối nguy toàn cầu. Sức mạnh bành trướng ấy nhờ các thủ đoạn:
1) Vơ vét tài nguyên trong nước lẫn tài nguyên các nước phụ thuộc bất chấp vấn đề môi trường để làm giàu.
2) Bảo kê, thực chất là thôn tính các tập đoàn tư bản thân hữu ở các nước phụ thuộc, trong đó có những trò lập đặc khu kinh tế, mua bán người, cờ bạc, đĩ điếm, và sản xuất hàng hóa độc hại. Kể cả thôn tính luôn các tập đoàn ở các nước tư bản hiện đại như Mỹ và châu Âu bằng các trò hợp tác và buôn bán gian lận.
3) Thuê nhân công với giá rẻ mạt để bóc lột. Vơ vét thuế của dân để nuôi dưỡng bộ máy khổng lồ của nhà nước, nuôi dưỡng lực lượng chuyên chính để đàn áp dân.
Marx-Lenin không thể hình dung đầy đủ có cái ngày chủ nghĩa xã hội do các ông sáng tạo ra đã lột xác bằng một chủ nghĩa đế quốc mới mang danh “chủ nghĩa xã hội đặc sắc”. Thứ “chủ nghĩa xã hội đặc sắc” ấy đến lúc đủ mạnh sẽ dẫn đến nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh vũ trang để phân chia lại thế giới, không khác chiến tranh thế giới lần hai. Các hành động gia tăng thế lực và lực lượng vũ trang trên Biển Đông và châu Phi của Trung Quốc thực chất là chuẩn bị tiền đề cho chủ nghĩa đế quốc và quân phiệt mới đã và đang hình thành.
Việc Trump phát động chiến tranh thương mại là để chặn đứng kịp thời nguy cơ ấy. Là nhà tư bản kỳ cựu, Trump hiểu phải làm gì để cứu vãn cho nền thương mại của Mỹ, và cho nền thị trường tự do của toàn cầu mà nhân loại tiến bộ đã đấu tranh suốt mấy trăm năm qua.
Người ta sẽ đặt câu hỏi: Tại sao Mỹ không chỉ nhằm vào Trung Quốc mà còn nhằm vào cả châu Âu?
Sự khôn ngoan của Trump nằm ở chiến lược giương Tây kích Đông ấy. Ít ra Trump cũng tỏ ra công bằng, cho Trung Quốc thấy rằng, để thực hiện một nền kinh tế thị trường tự do, ông không chỉ đấu tranh cho nước Mỹ mà cho cả châu Âu và cho chính Trung Quốc. Nơi nào có bóng dáng chủ nghĩa tư bản độc quyền, nơi đó đang bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc. Trump muốn đánh tiệt nọc mọi mầm mống chủ nghĩa tư bản độc quyền đang trỗi dậy sau mấy thế kỷ tưởng chừng đã chết bởi những cuộc nổi dậy long trời lở đất của cách mạng vô sản.
Hiển nhiên điều Trump muốn không chỉ dẹp bỏ chủ nghĩa đế quốc đội lốt “chủ nghĩa xã hội đặc sắc”. Sự sụp đổ của chủ nghĩa đế quốc mà Lê Duẩn từng gọi là “cái quái thai chủ nghĩa xã hội” ấy sẽ kéo theo sự sụp đổ của các nhà nước độc tài để nhường sân cho nền tự do dân chủ toàn cầu tương ứng với một nền kinh tế thị trường tự do lành mạnh.
Đây là cuộc đấu tranh ai thắng ai giữa hai nền thị trường: thị trường cạnh tranh tự do và thị trường có định hướng bảo kê của nhà nước. Chiến tranh thương mại sẽ làm cho tập đoàn kinh tế Trung Quốc sụp đổ, ngân khố cạn kiệt, và để bù đắp vào sự trống rỗng của ngân khố, người lao động càng bị bóc lột nặng nề, và ắt nội loạn từ bên trong diễn ra.
Chủ nghĩa đế quốc không là sáng tạo mới mà là truyền thống của nhà cầm quyền Trung Quốc qua nhiều thời đại với những thành công và thất bại nặng nề, đến mức có lúc bị trả giá đắt bởi sự nồi da xáo thịt và bởi sự tấn công và thống trị của dân tộc khác như Mông Cổ, Mãn Thanh. Sáng tạo chăng là lúc này nó đã thành chủ nghĩa đế quốc hiện đại được ngụy trang và bịp bợm bằng “chủ nghĩa xã hội đặc sắc”. Dù thành công hay thất bại thì trong suốt mấy ngàn năm lịch sử người dân Trung Quốc đều phải gánh chịu những hậu quả nặng nề bởi chiến tranh giết chóc mông muội, quen lối sống hoang dã và không biết tự do dân chủ là gì.
Marx và sau đó là Lenin khẳng định, chủ nghĩa đế quốc phải sụp đổ, bởi không có một thể chế nào xây dựng trên sự vơ vét tài nguyên, tàn phá môi trường, thôn tính nhau theo cách “cá lớn nuốt cá bé”, và “người bóc lột người như lang sói” có thể tồn tại lâu dài. Tôi tin, trong thời đại nhân loại đã thức tỉnh, chủ nghĩa đế quốc kiểu Trung Quốc sẽ sụp đổ nhanh chóng, cái nhãn “chủ nghĩa xã hội đặc sắc” tự lột trần để phơi nguyên hình cái thân thể trần truồng hoang dã của nó. Marx và Lenin nói đúng, nhưng rất tiếc là các ông đã không hình dung được tương lai mở ra cho nhân loại là nền kinh tế thị trường tự do, nhà nước chân chính phải là nhà nước bảo hộ cho quyền tư hữu công bằng chứ không phải nền kinh tế tập trung phi cá thể hay sở hữu toàn dân mơ hồ, mà sự thực là cái nền kinh tế tưởng ưu việt ấy hoặc mất động lực phát triển hoặc buộc phải tự diễn biến, tự chuyển hóa thành chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa độc tài quân phiệt.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“KHINH DÂN NHƯ CỎ RÁC”!


Mac Văn Trang: Chính cái cơ chế độc tài toàn trị đã đẻ ra thứ chính quyền quái thai, chỉ biết phục tùng “trên” và kết nhóm “ăn chia” với nhau. Họ ăn cơm Dân mà “khinh Dân như cỏ rác”!

Mac Văn Trang - Khẩu hiệu thì rất kêu: “Chính quyền của Dân, do Dân, vì Dân”; “Cán bộ là công bộc của Dân”, “đầy tớ của dân”; “luôn luôn lắng nghe Dân”... Nhưng hầu như người dân nào có việc phải đến chính quyền đều khó chịu về cách ứng xử. Dân đã tổng kết: Cơ quan Hành chính, nghĩa là Hành Dân là chính... Những người đưa đơn khiếu kiện hay xin giấy tờ mới khổ sở. Những người góp ý cho chính quyền, cũng bực mình, chả ai còn muốn góp... 

Tôi chỉ nói vài trải nghiệm bản thân. Tôi gửi thư góp ý về Giáo dục khá nhiều, nhưng chỉ 3 lần nhận được phản hồi “Cảm ơn, sẽ nghiên cứu, xem xét”. Đó là 1 lần Văn phòng Quốc hội trả lời góp ý Luật Giáo dục; 1 lần Thư ký của BT Nguyễn Minh Hiển, 1 lần Thư ký BT Nguyễn Thiện Nhân có trả lời. Còn lại hàng chục lần gửi thư góp ý không được phản hồi. Vì vậy tôi chả dỗi hơi góp ý nữa, viết thì đăng lên FB chơi.

Nhưng vừa rồi mấy bạn nhắc tôi, nên gửi 2 bài đăng trên FB cho BT Giáo dục. Nên ngày 01/8 tôi có gửi cho Bộ Giáo dục theo email bgddt@moet.edu.vn 2 bài: “Bỏ kỳ thi THPT 2 trong một được rồi” và bài “Một thứ lý luận giáo dục thấp kém”. Hai bài này thấy nhiều bạn quan tâm và thời sự nóng hổi. Tôi có viết trong email: “Đề nghị chuyển đến BT Nhạ 2 bài góp ý trên và mong có ý kiến phản hồi”. Nhưng cho đến nay, vẫn bặt vô âm tín.



Trong khi đó tôi vẫn nhớ, con gái cô Hoa ở Ba Lan, học lớp 5, viết thư gửi ông Thị trưởng Warszawa, phản đối việc chính quyền định mở rộng đường, phá bỏ làn đường đi xe đạp, mà cháu vẫn đạp xe đến trường. Chỉ 2 ngày sau, cháu đã nhận đươc thư cảm ơn và hứa xem xét ý kiến quan trọng này. Và sau đó, làn đường đi xe đạp vẫn được giữ nguyên.

Chính cái cơ chế độc tài toàn trị đã đẻ ra thứ chính quyền quái thai, chỉ biết phục tùng “trên” và kết nhóm “ăn chia” với nhau. Họ ăn cơm Dân mà “khinh Dân như cỏ rác”!

05/8/2018
MVT


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hùng Viettel: Gái mới về nhà chồng “tuyên chiến” với cái cũ


Hiệu Minh, Theo blog Hiệu Minh
Tin từ FB của chị Thu Hồng HTV cho hay, hôm qua (1-8-2018), tân Q. Bộ trưởng TTTT Nguyễn Mạnh Hùng trình làng. Tại buổi làm việc của TBT với Ban Tuyên giáo TW, anh Hùng được TBT mời phát biểu với tư cách P. Ban tuyên giáo TW. Đương nhiên báo chí không nói gì về vụ này.

Anh Hùng phát biểu tại Ban TG. Ảnh: FB HTV Thu Hồng.
Anh nói “Hôm nay tôi như gái mới về nhà chồng. Ngày đầu tiên. Mọi thứ đều mới mẻ nhưng cũng rất hay khi nhìn nhận mọi việc của ngành tuyên giáo một cách khách quan. Tôi mong ngành tuyên giáo đổi mới cách làm, có nhièu công việc để làm, triết lý về ngành mạch lạc hơn, tăng cường sử dụng công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo để làm tốt công tác tuyên giáo.

Mạng XH là môi trường mới, đặc biệt, là cơ hội để ngành tuyên giáo đổi mới. Ngành tuyên giáo coi sóc “phần hồn” nhưng đầu tư chưa tương xứng. Thời bao cấp đầu tư quá nhiều khi chuyển sang cơ chế thị trường lại quá ít.

Quản lý báo chí chưa theo kịp sự phát triển. Báo chí chính thống nên chủ động đầu tiên đưa thông tin lên mạng. Người chiến thắng là người đưa thông tin đầu tiên.

Chúng ta phải là người đầu tiên, luôn luôn là người đầu tiên.

Chúng ta không nên né tránh tồn tại, khiếm khuyết, mà vì động lực để phát triển.

Tôi nghĩ chúng ta phải phân biệt tai nạn nghề nghiệp của nhà báo với những nhà báo cố tình chống phá Đảng, nhà nước.

Tôi nghĩ chúng ta phải có cách ứng xử khác nhau với hai trường hợp này. Với những kẻ cố tình thì phải xử lý đến nơi, đến chốn.

Tôi tin công tác quản lý sẽ theo kịp sự phát triển…”

Lời bình của Mao Tôn Cua

Nếu lược thuật của chị Htv Thu Hồng là chính xác thì mừng cho anh Hùng. Chúc mừng anh.

Việc TBT Trọng đồng ý cho anh Hùng về 4TT và TG là một bước quan trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng.

Ngành tuyên giáo phải thay đổi tư duy, thay đổi công nghệ, thay vì dùng lực lượng DLV lên mạng chửi bới vô văn hóa, giọng đe nẹt. Bảo vệ chế độ phải bằng trí tuệ, bằng công nghệ, nhất định không thể dùng phương pháp có từ thế kỷ trước và bằng sự phản hồi ít học.

Công nghệ giúp cho nhân loại “nhìn ra” người lãnh đạo của họ, bởi internet, google, facebook, blog đã bạch hóa mọi việc trên đời, từ cái chết bí ẩn đến ngôi biệt thự xa hoa hay nhà thờ hàng trăm tỷ của bất kỳ ai, dự án nào ăn tiền, dự án nào trong sạch.

Dân biết mà không được nói, báo chí không được động đến thì một hôm nào đó hàng loạt tướng ra tòa, dân hoan hô nhưng buồn nẫu ruột. Tuyên giáo phải là con chim báo bão cho chế độ.

Một lần nghe bà Ngoại trưởng Albright giải thích tại sao người biểu tình trên quảng trường Tahrir (Cairo) lại phản đối chính phủ “People are talking to their governments on 21st century technology, governments are listening on 20th century technology, and responding with 19th century ideas. – Dân chúng đang bàn về chính quyền bằng công nghệ thế kỷ 21, chính quyền nghe họ bằng công nghệ thế kỷ 20 và trả lời dân chúng bằng ý tưởng của thế kỷ 19”.

Để quá khứ, dù có vinh quang thế nào chăng nữa, gậm nhấm trong tâm và tầm của người lãnh đạo mà không biết vượt lên chính mình, không chịu đi theo tiếng gọi của thời cuộc với công nghệ thay đổi chóng mặt, thì sớm hay muộn cũng bị đào thải.

HM. 2-8-2018


Phần nhận xét hiển thị trên trang