Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2018

LS. Trần Quốc Thuận: ĐÀO TẠO ĐỂ LÀM GÌ? AI NHẬN MÀ ĐÀO TẠO?


Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Thạc sĩ phòng chống tham nhũng: 
Đào tạo để làm gì? 

Báo Đất Việt

Chủ Nhật, 05/08/2018 07:20 

Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đặt câu hỏi, các thạc sĩ chuyên ngành phòng chống tham nhũng khi học xong ra sẽ làm gì? Ai nhận?

Lắng nghe dân để chống tham nhũng: Tinh thần mới
ĐHQG Hà Nội đào tạo thạc sĩ phòng chống tham nhũng

Từ năm 2018, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội bắt đầu tổ chức chương trình đào tạo thạc sĩ luật học về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng.

Đây là chương trình đào tạo đầu tiên ở cấp độ thạc sĩ về vấn đề này ở nước ta, và cũng một trong những chương trình đầu tiên về quản trị nhà nước và phòng chống tham nhũng đang được giảng dạy ở một số trường đại học trên thế giới.

Theo đại diện Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, chương trình được xây dựng với mục tiêu đào tạo các chuyên gia có kiến thức toàn diện, chuyên sâu về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng cho các cơ quan, tổ chức có nhu cầu về lĩnh vực này ở Việt Nam, như: Các cơ quan chuyên trách về phòng, tham nhũng các tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, các cơ sở học thuật, các cơ quan truyền thông.

Trao đổi với Đất Việt, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chia sẻ ông cảm thấy hơi lạ khi nghe thông tin này trên báo chí và băn khoăn những thạc sĩ về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng này khi đào tạo xong sẽ làm gì và nơi nào sẽ nhận?

"Tôi không biết tại sao lại có chương trình đào tạo thạc sĩ về phòng, chống tham nhũng. Đào tạo để làm gì? Họ sẽ giữ vị trí gì? Vị trí tham mưu, đề xuất hay thế nào?"
.

Phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ, công chức nhà nước

Ông Thuận khẳng định, phòng chống tham nhũng là công việc, trách nhiệm mà bất kỳ nhà nước nào cũng phải làm, không riêng gì Việt Nam, bởi nó được coi như một biện pháp để bảo vệ chính quyền, chế độ của mình.

Bên cạnh đó, phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ, công chức nhà nước bởi theo Luật sư Trần Quốc Thuận, chỉ có công chức nhà nước, người có quyền mới tham nhũng được.

"Đây là bệnh cố hữu của người có quyền, người có quyền mới tạo ra nhũng nhiễu, tham ô, tham nhũng. Chính vì thế, người nên học về phòng, chống tham nhũng là cán bộ, công chức nhà nước. Nên đào tạo, nghiên cứu, thành lập các khoa liên quan đến phòng, chống tham nhũng trong các trường đảng, trường cán bộ, hành chính.

Trong các trường ấy mở khoa phòng, chống tham nhũng thì có lý hơn. Phải quán triệt, hệ thống lại về phóng, chống tham nhũng trong đội ngũ cán bộ công chức nhà nước, từ cán bộ đảng đến cán bộ chính quyền, cán bộ đoàn thể, mặt trận...

Muốn giảng thành một chuyên đề thì người người giảng phải có lý luận, đòi hỏi người giảng phải giỏi và được đào tạo", Luật sư Trần Quốc Thuận đề xuất.

Cũng cho ý kiến về chương trình đào tạo này, PGS.TS Võ Kim Sơn, nguyên Trưởng khoa Quản lý nhà nước và nhân sự, Học viện Hành chính Quốc gia cho biết ông chưa rõ chương trình này sẽ dạy những gì. Tuy nhiên, về nguyên tắc, dạy phòng chống tham nhũng cũng giống như dạy ăn cơm, người biết ăn cơm dạy người chưa biết ăn cơm, ông ví von.

"Nếu một người chưa biết gì về tham nhũng mà bây giờ dạy họ phòng, chống tham nhũng thì vô lý.

Không ai dạy được một người mà rồi người ấy có thể cầm cân nảy mực, chống được tham nhũng. Nếu thế thì nên dạy cho cả bộ máy còn hơn", PGS.TS Võ Kim Sơn bày tỏ quan điểm.

Ông Sơn băn khoăn, nếu dạy phòng chống tham nhũng tức là dạy cho người ta biết pháp luật phải xử lý nghiêm, hiệu quả, phải nêu cao trách nhiệm người đứng đầu, giám sát xem người ta có nhận phong bì hay không... thì những chuyện đó đều đã nói nhiều mà thực tế làm không được bao nhiêu.

"Muốn phòng, chống tham nhũng thì phải dạy kiểu khác, chứ không phải dạy theo kiểu hàn lâm thế này", PGS.TS Võ Kim Sơn nói.

Thành Luân

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phải chăng là kết quả của "phản" phá trấn Cao Biền : tiểu long nữ xuất hiện ở sông Tô Lịch



Một dòng sông xú uế. Người ta thường bịt mũi mỗi lần đi ngang qua. Cao Biền và bùa trấn yểm ở đâu, thì không thấy, chỉ thấy mùi thum thủm không ngừng nghỉ bốc lên mà thôi. Đã rất nhiều chục năm rồi.

Tôi thì cho rằng, dòng sông Tô Lịch chết như hiện nay là thuộc về lỗi phá hoại của người Pháp xâm lược. Bộ mặt văn minh của người Pháp hiện ra sau khi họ đã tàn phá những chỗ đắc địa nhất của thành Thăng Long xưa: cạp lòng Hồ Gươm, phá bỏ chùa lớn để xây nhà thờ gần đó, phá tan dòng Tô Lịch, đập bỏ cả kinh thành thành gạch vụn để làm giàu nhanh chóng cho Cô Tư Hồng,...

Thân phận của một đất nước bị ngoại bang xâm lược là vậy. Thủ đô ngàn năm của ta, họ phá hết những chỗ như vậy. Rồi sau thì đổi chất, biến thành người mang văn minh đếnHà Nội ngày nay vẫn lầm than (hệt như thời Trọng Lang viết tiểu thuyết với tên như vậy trước năm 1945), một phần lớn là bởi tay người Pháp xâm lược thời kì đầu. Thời kì của bạo lực, cướp bóc, đập phá.

Người Pháp trở thành mẫu quốc văn mình, là sau khi họ đã cướp và phá. Cần biết cả hai thời kì đó. Đến năm 1945 họ cũng cay cú chưa thể nhả miềng ngon thuộc địa An Nam ra. Phải đến khi thất trận Điện Biên Phủ mới chịu. Độc lập là phải tự giành lấy, không kẻ nào nhường cho.

Người Pháp như vậy thì thấy rồi, rất rõ. Chứ Cao Biền và thuộc hạ của ông ở đâu thì chưa thấy bao giờ. Cho đến một ngày võ sư Huỳnh ra tay phá trấn năm 2016, ở đây.

Và bây giờ, như là một kết quả. Hình như là phản phá trấn chăng ? Khi tiểu long nữ, như là người yểm của Cao Biền, vừa xuất hiện trên dòng Tô Lịch xú uế.

Một ít ảnh nguyên (chưa che) của sự kiện sông Tô Lịch, và tin từ báo chí.




Tháng 8 năm 2018:




---


TIN TỨC

.

Hà Nội: Cô gái trẻ cởi đồ bơi ra giữa sông Tô Lịch nhảy múa

Người dân phường Quan Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) sáng nay phát hiện một cô gái cởi đồ bơi ra giữa sông Tô Lịch nhảy múa.
Lãnh đạo Công an phường Quan Hoa trưa nay cho biết, sáng nay đơn vị đã cử cán bộ ra bờ sông Tô Lịch để đưa một cô gái có biểu hiện bất thường vào bờ an toàn.  
Trước đó, vào đầu giờ sáng nay, Công an phường Quan Hoa nhận được tin báo của người dân về việc nhìn thấy một cô gái trẻ có biểu hiện lạ khi một mình bơi ra giữa thảm cỏ trên sông Tô Lịch để nhảy múa. 
Hà Nội: Cô gái trẻ cởi đồ bơi ra giữa sông Tô Lịch nhảy múa
Cô gái trẻ mặc đồ lót bơi ra giữa sông Tô Lịch nhảy múa. Ảnh cắt từ clip
Người dân chứng kiến vụ việc cho hay, cô gái khoảng 20 tuổi, mặc nội y, nhảy múa giữa dòng nước ô nhiễm. 
Công an phường Quan Hoa thông tin thêm: "Hiện cô gái đã được đưa về trụ sở, chúng tôi đang làm rõ nguyên nhân".
Phần nhận xét hiển thị trên trang

VN cần điều tra cái chết một người biểu tình




Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI):

BBC
6-8-2018

Ngày 3/8, Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) công bố văn thư hối thúc Việt Nam mở ngay cuộc điều tra về cái chết của một người biểu tình tên Hứa Hoàng Anh.

Trích lời bà Clare Algar, Giám đốc Cao cấp Điều phối Toàn cầu của Ân xá Quốc tế, văn thư nói về phản ứng của AI trước những báo cáo về cái chết của Hứa Hoàng Anh, người nông dân đã tham gia các cuộc biểu tình quy mô lớn gần đây tại Việt Nam:

"Ân xá Quốc tế hối thúc chính quyền các cấp ở Việt Nam ngay lập tức mở một cuộc điều tra sâu rộng và công minh về nghi vấn các sĩ quan cảnh sát đã tra tấn và làm chết Hứa Hoàng Anh, một người nông dân ở tỉnh Kiên Giang, Việt Nam, người đã tham dự cuộc biểu tình tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10 tháng 6.

AI, qua văn thư nói trên cho biết tổ chức nhân quyền Defend the Defenders báo cáo rằng Hứa Hoàng Anh, 35 tuổi, được phát hiện là đã tử vong sau khi một vài cán bộ công an tỉnh Kiên Giang tới nhà anh vào ngày 02 tháng 08. Phía công an sau đó cho rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết là do tự sát. Tuy nhiên, các vết thương trên đầu, cổ và bụng được tìm thấy tạo ra nghi vấn rằng ông Hoàng Anh có thể đã bị tra tấn đến chết.

Tổ chức Ân xá Quốc tế nhận định:

"Quyền tự do hội họp ôn hòa được quy định trọng điều 21 của Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và Chính trị, chính quyền Việt Nam cần phải tôn trọng và bảo vệ quyền hợp pháp này bởi nó được quy định tại điều 25 trong hiến pháp Việt Nam. Chính quyền cũng cần phải bảo vệ mọi lúc các quyền tuyệt đối như quyền được sống và quyền không bị tra tấn và các hình thức đối xử vô nhân đạo khác, điều này cũng có nghĩa cần phải triển khai ngay lập tức các cuộc điều tra hiệu quả, độc lập đối với các trường hợp nạn nhân bị chết khi đang giam giữ trong đồn công an."

Và vạch ra:

"Quyền được sống và được bảo vệ bởi luật pháp đồng thời cũng được ghi tại điều số 6 của Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và Chính trị và Công ước chống Tra tấn của Liên hiệp quốc mà Việt Nam là một thành viên từ năm 2013."

Yêu cầu chính phủ Việt Nam lập tức điều tra về nghi vấn các sĩ quan cảnh sát đã tra tấn và gây ra cái chết Hứa Hoàng Anh của AI được đưa ra trước bối cảnh cộng đồng dân mạng đang ồn ào bàn tán về cái chết bất thường của ông.

Được biết ông Hứa Hoàng Anh sinh năm 1984, ở huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Ông Hoàng Anh bất ngờ "đột tử" vào trưa ngày 2/8, trên đường được đưa về nhà, và đêm trước đó, đã bị Công an huyện Châu Thành mời lên "làm việc" về việc ông tham gia biểu tình phản đối những dự luật Đặc khu, An ninh Mạng, vào ngày 10/6/2018 tại Sài Gòn.

Hiện gia đình ông Hứa Hoàng Anh hoàn toàn giữ im lặng về cái chết của người thân và không tiếp xúc với báo giới. 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhà văn Trần Thanh Cảnh: KHÔNG CẦN CÂN NHẮC GÌ NỮA...



Trần Thanh Cảnh

KHÔNG CẦN CÂN NHẮC GÌ NỮA...
Mà hãy bỏ luôn Luật Đặc khu!

Chỉ lũ bán nước, Việt gian, gián điệp Tàu cộng và nhóm lợi ích đang hoa mắt vì tiền mới không nhìn thấy cái nguy cơ mất nước khi thông qua luật này với những điều khoản kinh hoàng. 

Nguyễn Chí Dũng, bộ trưởng kế hoạch đầu tư là một cái tên mọi ngưòi cần nhớ!

Trong tình hình cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung vừa nổ ra, mà phần thua chắc chắn sẽ thuộc về Trung cộng. Sẽ có rất nhiều kịch bản được dự đoán. Có cả kịch bản Trung Quốc sụp đổ và phân rã. Nội chiến bùng nổ... 

Những đầu óc tỉnh táo trong ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay chắc đã nhận ra điều này. Luật đặc khu đã được đưa lên bàn xem xét lại. Thật ra cũng chả cần phải xem xét. Đây chỉ là cuộc đấu giữa một bên rắp tâm bán béng ba khu đất trọng yếu cho Tàu lấy mớ tiền rồi chạy đi phương trời khác sống với một bên là những người còn có trách nhiệm với đất nước. Nay những hành động của D. Trump đã tiếp sức cho những người muốn thoát Trung, muốn xây dựng một đất nước dân chủ văn minh. Nhưng trade war Mỹ- Trung cũng không cho phép đánh đu: kẻ nào chấp chới ở làn ranh của cuộc chiến sẽ lãnh đạn cả hai phía! Đó là tất yếu! Vậy thì sự lựa chọn là bắt buộc. Đứng về phía văn minh dân chủ hay đứng về phía u mê tăm tối ngàn năm Bắc thuộc mới đang chờ? Luật đặc khu đang là phép thử!

Những kẻ nào ủng hộ thông qua luật đặc khu với những điều khoản như hiện nay: LÀ NHỮNG KẺ BÁN NƯỚC!

Quốc hội mà bấm nút thông qua luật này: Quốc hội sẽ đi vào lịch sử dân tộc là đã PHẢN BỘI LẠI NHÂN DÂN !

Nhân dân cả nước đã lên tiếng bày tỏ phản đối rất rõ ràng và mạnh mẽ, đầy đủ: KHÔNG LUẬT ĐẶC KHU! 

Hỡi những nhà chính trị có lương tri, yêu nước thương dân, hãy hành động: XÓA BỎ NGAY LUẬT ĐẶC KHU!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2018

Nông Đức Mạnh can thiệp cho kẻ sát nhân vụ Lexus ra sao ?



Kim Anh "bốc lửa" trong một tiết mục văn nghệ tại nơi giam giữ - Chú thích của Soha, ảnh của GĐXH

"Trong khi trả lời những câu hỏi của điều tra viên và của phóng viên, Kim Anh tỏ ra bĩnh tĩnh và lạnh lùng. Thậm chí, Kim Anh còn bỏ chân ra khỏi dép, đung đưa chân dưới gầm bàn và gác chân lên mép bàn”.

“Hung thủ” giết người Vũ Kim Anh vụ án ô tô Lexus là con dâu tương lai của ông Nông Quốc Tuấn – Vai trò của cháu đích tôn Tổng Bí Thư như thế nào ???

Ông Nông Đức Mạnh ra tay, yêu cầu Trần Đại Quang cứu cháu mình khỏi vụ này. Anh Quang đã hoàn thành nhiệm vụ và một mình anh vượt lên so với một dàn 12 người được phong từ Thiếu tướng lên Trung tướng trong cùng một ngày 25/4/2007. Anh vào Trung ương, anh vào Bộ Chính trị, anh lên Bộ trưởng…

Ngay từ khi vụ án xảy ra, ngày 14/2, vì đây là cái chết của một cựu cán bộ công an Cao Bằng và một giám đốc doanh thương lớn, lại xảy ra ngay tại ngã tư Kim Mã – Vạn Bảo, trong khu vực của ngoại giao đoàn nên sức ép giải quyết vụ án rất nặng nề.

Sở Công an Hà Nội đã lập chuyên án điều tra và điều động hơn 150 cán bộ và chiến sĩ công an vào cuộc. Cái chết đầy bí ẩn với cách giết người, phi tang dấu vết như một sát thủ chuyên nghiệp đã lôi cuốn Ban chuyên án và báo chí đưa sự hiếu kỳ của dân Hà Nội lên cao độ. Suốt 5 ngày từ 14/2 đến 19/2, các báo tại thủ đô đều chạy tít về vụ án bí hiểm này.

Ngày 19/2, công an đã tiến hành bắt bị cáo Vũ Thị Kim Anh trên đường đến nhà người yêu, đường Khuất Duy Tiến. Khi điều tra biết được người yêu của Vũ Kim Anh chính là Nông Đức Hải, con trai của ông Nông Quốc Tuấn, Phó bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, cháu đích tôn của ông Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Đảng, các cán bộ chuyên án đã vô cùng bối rối. Một mặt vẫn tiến hành cuộc điều tra vì không thể ngưng được, nhưng mặt khác báo cáo lên cấp trên chờ chỉ thị.

Khi bị bắt, thái độ ung dung bình tĩnh đến lạnh lùng của Vũ Kim Anh đã làm cho cơ quan chức năng ngạc nhiên. Khi mới về trụ sở của cơ quan điều tra, Kim Anh không chịu hé răng nửa lời.

Theo bài báo trên mạng Công an Nhân dân “Thượng tá Nguyễn Đức Chung, Trưởng phòng PC14 Công an TP Hà Nội đã từng nói với nhiều phóng viên về quy luật trái chiều của vụ án này và sự “lì” của Kim Anh. Thông thường, sau khi gây án, hung thủ thường có biểu hiện lo lắng về tâm lý, bỏ trốn hoặc đầu thú. Kim Anh không có ý định bỏ trốn, không có ý định đầu thú. Ngược lại, cô ta còn chủ động đối phó với cơ quan điều tra… 

Trong khi trả lời những câu hỏi của điều tra viên và của phóng viên, Kim Anh tỏ ra bĩnh tĩnh và lạnh lùng. Thậm chí, Kim Anh còn bỏ chân ra khỏi dép, đung đưa chân dưới gầm bàn và gác chân lên mép bàn”.

Có lẽ lúc đó Kim Anh quá tin tưởng một thế lực nào đó sẽ chống đỡ cho mình và cho rằng việc bị bắt này chỉ là một vở kịch tạm thời!

Thái độ của Kim Anh đã thay đổi khi có sự nhập trận bất ngờ của Đại úy Nguyễn Thị Phương để “tham gia đấu tranh với đối tượng gây án”. Báo An ninh Thủ đô đã viết : “Theo cán bộ Đội điều tra trọng án, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về Trật tự xã hội – Công an thành phố Hà Nội – Đại úy Nguyễn Thị Phương cho biết, 1 giờ sáng 20-2-2009, Đại úy Phương nhận được lệnh của Chỉ huy đơn vị đến nhiệm sở để tham gia đấu tranh với đối tượng gây án giết người trong xe ôtô Lexus, xảy ra vào rạng sáng 14-2-2009 tại khu vực phố Đội Cấn, quận Ba Đình”.

Và kỳ lạ thay, như một “phép mầu” chỉ một buổi sáng cho tới lúc “13 giờ ngày 20-2, Kim Anh đã cầm bút viết bản tự khai mọi tội lỗi do mình gây ra”.

Điều đáng chú ý là trong khi ban chuyên án hơn 150 cán bộ và chiến sĩ công an các cấp dạn dày kinh nghiệm, đã làm việc từ khi vụ án bắt đầu lại không thể “đấu tranh với đối tượng” non trẻ này? Tại sao chỉ sau khi gặp và được một nữ Đại úy Phương “vận động”thì Kim Anh đã nhanh chóng thay đổi thái độ 180 độ?

Từ một đối tượng cứng đầu, bướng bỉnh, bỗng hóa thành một cô gái ngây thơ dễ thương như : “Kim Anh ôm chầm lấy Đại úy Phương nức nở và khẽ hát mấy câu trong bài hát mà bất cứ một giáo viên nào cũng thuộc, yêu mến và tự hào: Bài ca Người giáo viên nhân dân của nhạc sĩ Hoàng Vân”?

Có phải khi thấy người yêu bị bắt, “anh H.” đã phải đi cầu cứu đến “thế lực lớn” để giải nguy?

Một kịch bản được viết liền ngay trong đêm bởi một nhóm cận thần mưu lược, nhiều thủ đoạn. Vở kịch được giao tay cho Đại úy Phương, nửa đêm nhận lệnh đến làm việc kín với Thượng tá Chung, vào động viên và đưa bài cho Kim Anh học thuộc và làm bản khai trưa hôm sau.

Theo đó, Kim Anh đã là người bị bắt, qua báo chí dư luận cả nước đã biết, dù khai ra sự thật hay không cũng sẽ bị kết tội. Chi bằng Kim Anh cứ nhận hết tội theo như kịch bản thì lúc ra tòa sẽ được tòa khoan hồng giảm án và thời gian ở tù sau đó “coi như không có”. Cứu được người yêu và tương lai sẽ được đi nước ngoài cùng người yêu xây dựng lại cuộc đời!

Kim Anh đã chịu án tù, đã ra tù và … rất biết ơn chú Quang.

Thượng tá Nguyễn Đức Chung, Trưởng phòng PC14 Công an Thành phố Hà Nội cũng thăng tiến vượt bậc. Bây giờ là Chủ tịch Hà nội.

FB PHAN TRÍ ĐỈNH 05.08.2018

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2018

Phong thuỷ - nhìn góc độ rất giản đơn


02/08/2018 - Phong thuỷ thực ra ở tâm của mỗi người. Lúc nào làm việc gì cũng với cái tâm, lo lắng, quan tâm cho người khác tránh tai hoạ. Đó hẳn là phong thuỷ rồi. Con người nếu có tâm, có phúc, sống tại nơi có phong thủy xấu rồi cũng sẽ có ngày chuyển thành đẹp. Ngược lại, nếu sống tại nơi có thế phong thủy đẹp, thế đó rồi cũng sẽ tự bị phá vỡ. Nói như vậy để thấy rằng, không phải cứ ở nơi có phong thủy tốt, cuộc sống của chúng ta khắc sẽ thuận lợi viên mãn. Phong thủy tốt hay xấu phụ thuộc vào tấm lòng, vào tâm đức, phúc phận của con người.
Image result for cây vải trăm tuổi
CÂU CHUYỆN VỀ PHONG THUỶ
Triệu Tử Hào làm ăn kinh doanh rất phát đạt. Anh quyết định mua một mảnh đất rộng ở ngoại ô, xây một biệt thự ba tầng, bên trong có vườn hoa cây cảnh ao cá, kết hợp rất đẹp mắt. Đằng sau vườn còn có một cây vải cổ thụ trăm tuổi. Vì nhắm đến cây vải mà Triệu mới mua mảnh đất này, nguyên nhân là bởi vợ anh thích ăn vải. Trong thời gian sửa sang nhà cửa, bạn bè khuyên anh tìm một thầy phong thủy về xem giúp để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ.

Triệu Tử Hào tự lái xe đến Hồng Kông mời một đại sư. Vị đại sư này họ Tào, đã có hơn 30 năm kinh nghiệm, rất có tiếng trong giới phong thủy. Sau khi trình bày mọi chuyện, Triệu Tử Hào lái xe đưa thầy phong thủy về biệt thự nhà mình.

Trên đường đi, gặp bất cứ xe nào muốn vượt, anh đều nhường. Vị đại sư cười nói: “Ông chủ Triệu lái xe thật chậm rãi.” Triệu Tử Hào cười lớn, đáp: “Những người vượt phần lớn đều là đang có chuyện gấp, không nên cản trở, làm mất thời gian của họ.” Xe về đến thị trấn, một đứa trẻ đang vừa cười vừa từ trong ngõ nhỏ chạy thẳng ra đường. Triệu Tử Hào vội phanh xe tránh, đứa trẻ cười tít mắt chạy qua rồi, anh vẫn chưa nhấn ga đi tiếp mà ngó vào trong ngõ, dường như đang đợi điều gì.

Một lát sau, lại có một đứa trẻ khác chạy ra, đuổi theo đứa trẻ lúc trước đã đi khá xa. Tào đại sư ngạc nhiên hỏi: “Sao anh biết phía sau vẫn còn một đứa trẻ nữa?” Triệu nhún vai: “Trẻ nhỏ đều thích chơi trò đuổi bắt, nếu chỉ chơi một mình, đứa trẻ chẳng thể cười vui như thế được.” Vị đại sư giơ ngón tay cái ra trước mặt khách hàng của mình, tỏ ý tán dương: “Có tâm”.

Đến biệt thự, vừa xuống xe, vài con chim bất giác bay từ sân sau ra phía trước. Nhìn thấy vậy, Triệu Tử Hào liền dừng xe trước cổng và nói với thầy phong thủy: “Phiền đại sự đợi ở đây một lát.” “Có chuyện gì vậy?” – vị đại sư lại một lần nữa ngạc nhiên. “Sau vườn chắc chắn là có trẻ con đang hái trộm vải, bây giờ mà chúng ta vào, chúng sẽ hoảng sợ, không may rơi từ trên cây xuống đất sẽ rất nguy hiểm”, Triệu Tử Hào cười đáp. Thầy phong thủy họ Tào trầm ngâm trong giây lát và nói: “Phong thủy nhà anh không cần phải xem nữa.”

Lần này, đến lượt Triệu ngạc nhiên: “Đại sư, sao ông lại nói như vậy?” “Những nơi có anh ở đều là những nơi có phong thủy tốt cả rồi”, Tào đại sư đáp. Nhân kiệt địa linh, phong thủy tốt nhất đời người chính là tâm của mỗi người!

Con người nếu có tâm, có phúc, sống tại nơi có phong thủy xấu rồi cũng sẽ có ngày chuyển thành đẹp. Ngược lại, nếu sống tại nơi có thế phong thủy đẹp, thế đó rồi cũng sẽ tự bị phá vỡ. Nói như vậy để thấy rằng, không phải cứ ở nơi có phong thủy tốt, cuộc sống của chúng ta khắc sẽ thuận lợi viên mãn. Phong thủy tốt hay xấu phụ thuộc vào tấm lòng, vào tâm đức, phúc phận của con người. Và để có được những thứ đó, chúng ta cần không ngừng tu dưỡng mỗi ngày. Tu dưỡng để sống thiện lương, tu dưỡng để sống hiếu thuận, đặt mình ở vị trí thấp hơn người khác để thấu hiểu, bao dung và cảm thông, tu dưỡng để biết đủ, hài lòng với những gì mình có, không tham sân si.

Quá hay phải không các bạn.

https://noidangsong.vn/bai-viet/phong-thuy-nhin-goc-do-rat-gian-don

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sở hữu toàn dân về đất đai là trở ngại cho nông nghiệp Việt Nam


Kính Hòa RFA, 2018-07-31 - Vì sao nông nghiệp Việt Nam không phát triển trong thời gian qua mặc dù có điều kiện rất tốt để phát triển? Trang web của chính phủ loan tin về hội nghị phát triển nông nghiệp có đưa ra hai lý do làm cho nông nghiệp Việt Nam không phát triển trong thời gian qua, đó là các doanh nghiệp không đầu tư vào nông nghiệp vì thiếu vốn, và thiếu đất. Hai chuyên gia về kinh tế và nông nghiệp của Việt Nam là ông Lê Đăng Doanh và ông Đặng Kim Sơn đều đồng ý với hai lý do này. Đồng thời hai ông còn đưa ra một số lý do khác.

Thu hoạch lúa tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
Tại một hội nghị về nông nghiệp diễn ra vào cuối tháng 7/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kỳ vọng rằng trong 10 năm nữa nông nghiệp Việt Nam sẽ nằm trong số 15 quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất thế giới. Theo Hiến pháp Việt Nam thì đất đai là sở hữu toàn dân, nhưng toàn dân là ai? Toàn dân không phải là một pháp nhân. -Tiến sĩ Lê Đăng Doanh.

Vào tháng 6 năm nay, 2018, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trường Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn, có trình bày với trang mạng Trí Thức Trẻ trong nước rằng mặc dù đã có những chính sách tốt để phát triển nông nghiệp, nhưng rất là gian nan để có thể tiếp cận với các chính sách đó.

Trả lời Đài RFA, ông nói rằng một trong những chính sách đó được thể hiện qua Nghị định 210 về thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nhưng trên thực tế không thực hiện được:

“Có một lý do quan trọng là các nội dung thiết kế không thực sự khả thi. Ví dụ như là có rất nhiều trợ cấp, nhưng những phần trợ cấp đấy lại giao cho ngân sách địa phương. Nhưng mà ngân sách địa phương, nhất là các tỉnh nông nghiệp, là những tỉnh có khả năng đóng góp cho ngân sách rất yếu, phải dựa vào sự hổ trợ của chính phủ, vì ngân sách địa phương không đủ để trợ cấp.”

Ông Đặng Kim Sơn còn đưa ra một lý do rất quan trọng là mạng lưới đường sá ở Việt Nam ở những tỉnh nông nghiệp không được phát triển trong thời gian qua, cho nên những người có tiền, trong đó có những doanh nghiệp nước ngoài đã chùn bước, không đầu tư, vì không thể vận chuyển sản phẩm ra thị trường.

Về việc các công ty không thể đầu tư sản xuất lớn trong nông nghiệp vì thiếu đất, trong khi các nông lâm trường quốc doanh lại dư đất mà sản xuất không hiệu quả, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, từng là thành viên Ban Cố Vấn Kinh tế cho Chính phủ Việt Nam bổ sung thêm rằng hiện nay Việt Nam có chính sách hạn điền, tức là giới hạn diện tích sử dụng đất cho một đơn vị kinh tế là 5 hectare mà thôi, cho nên việc tập trung lớn đất canh tác là không thực hiện được.

Trong một bài phân tích đăng trên trang mạng Viet-studies, nguyên Bí thư tỉnh ủy Tỉnh An Giang là ông Nguyễn Minh Nhị, cho rằng nguyên nhân cản trở nông nghiệp Việt Nam phát triển, không phải là không có những kỹ thuật mới, điều ông gọi là lực lượng sản xuất, mà là cách thức quản lý và luật lệ, điều ông gọi là quan hệ sản xuất.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận xét:

Ý kiến của anh Nguyễn Minh Nhị là rất đáng chú ý vì anh ấy là người rất có kinh nghiệm, và nhất là điều đó phản ảnh thực trạng hiện nay tại Đồng bằng Sông Cửu Long, bởi vì thực ra hiện nay công nghệ từ nước ngoài như Israel, Nhật Bản,… rất là sẵn sàng, nếu bây giờ mà bảo đảm được quyền tài sản hợp pháp, quyền sử dụng đất đai lâu dài thì đó là một đột phá lớn, giúp người nông dân đầu tư nhiều hơn vào đất, doanh nghiệp đầu tư hơn nhiều vào nông nghiệp, thì nông nghiệp Việt Nam sẽ cất cánh và có những bước đột phá mới.”

Trong những luật lệ về đất đai hiện nay, quan trong nhất là hiến pháp Việt Nam, và bên dưới nó là Luật đất đai xem rằng người dân không có quyền tư hữu về đất đai.

Việc chúng ta sẽ tính đến chuyện sở hữu đất đai hay không thì vẫn còn tranh luận, thảo luận trong thời gian lâu dài. -Tiến sĩ Đặng Kim Sơn.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói tiếp:
“Đúng là quyền sở hữu về đất đai đang là một cản trở. Theo Hiến pháp Việt Nam thì đất đai là sở hữu toàn dân, nhưng toàn dân là ai? Toàn dân không phải là một pháp nhân. Thực chất là chính quyền có quyền sử dụng đất. Thực ra là người nông dân không có quyền sở hữu đất nên việc sử dụng đất, đầu tư vào đất để cho đất mầu mỡ trong rất nhiều năm là rất hạn chế.”

Theo nhiều nhà quan sát thì chính quan niệm sở hữu đất đai toàn dân này, không chỉ gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp, mà còn tạo điều kiện cho các viên chức tham nhũng, các công ty lớn, nhân danh sự phát triển, nhân danh nhà nước, lấy đất của nông dân với giá rẻ mạt rồi phân lô bán nền nhà cho phát triển đô thị hay phát triển công nghiệp với giá rất cao. Việc này gây ra những đoàn nông dân mất đất biểu tình khắp nước, cũng như những xung đột đôi khi dẫn đến đổ máu.

Tuy nhiên theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn thì mặc dù trên hiến pháp đất đai vẫn còn là của chung, nhưng quyền sử dụng đất đã được nhìn nhận như là một quyền tài sản, và vì vậy theo ông trước mắt là vẫn có thể tạo sự thay đổi nếu ban hành các luật và qui định để quyền tài sản này được tôn trọng khi việc sửa đổi Luật đất đai của Việt Nam được tiến hành sắp tới đây:
“Làm thế nào để cho việc mua bán sử dụng quản lý đất đai như là một loại hàng hóa đặc biệt. Tôi nghĩ đấy là một hướng tốt, còn việc chúng ta sẽ tính đến chuyện sở hữu đất đai hay không thì vẫn còn tranh luận, thảo luận trong thời gian lâu dài.”
Việc tranh luận này đã bắt đầu hầu như ngay sau khi Việt Nam bắt đầu cải cách kinh tế vào năm 1986. Đỉnh cao của cuộc tranh luận đó là bức thư của 72 nhân sĩ trí thức Việt Nam gửi đến Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2013 yêu cầu công nhận quyền tư hữu về đất đai trong hiến pháp, bên cạnh các quyền sở hữu nhà nước và tập thể.
Kiến nghị đó đã bị bỏ qua, và cuộc tranh luận tại Việt Nam về quyền sỡ hữu đất đai vẫn đang tiếp diễn.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/land-right-vietnam-agricultre-07312018124605.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang