Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

Lược đọc bốn quyển sách của các nhà khoa học viết về tâm linh


Sự thay đổi thế giới quan đang diễn ra sẽ chứa đựng một sự thay đổi sâu sắc về giá trị; thực tế là sự thay đổi từ tâm can - từ ý định ngự trị và điều khiển thiên nhiên đến một thái độ hợp tác và bất bạo động

1. CHÚNG TA THOÁT THAI TỪ ĐÂU (E-rơ-nơ Mun-đa-sep; giáo sư tiến sĩ y học (Nga), nhà bác học lớn quốc tế. Dịch giả: Hoàng Giang; NXB Thế Giới, 2009): 

* Người cổ xưa cho rằng, vật chất sinh ra từ khoảng không. Nhà vật lí thiên tài Nga Ghên-na-đi Si-pốp, người đã lập được phương trình (A. Anh-xtanh đã không lập được) mô tả vật lí chân không, tức Tịnh vô tuyệt đối hoặc Tuyệt đối, cũng cho như vậy. Cùng quan niệm này có cả thành viên đoàn thám hiểm chúng tôi, chuyên gia vật lí trường, phó tiến sĩ khoa học kĩ thuật Va-lê-ri Lô-ban-cốp.

Tôi và Va-lê-ri Lô-ban-cốp thảo luận nhiều về đề tài này. Dưới đây tôi xin trình bày kết quả của những cuộc thảo luận đó.

Tuyệt đối đó không đơn thuần là tịnh vô; đó là Khoảng Không có Cái gì đó. Trước mắt, khoa học chưa biết Cái gì đó. Theo G. Si-pốp, nguyên tử và phản nguyên tử phát sinh từ Tuyệt đối. Chúng sinh ra, đụng độ nhau và huỷ diệt nhau. Nhưng có một lần, cách đây nhiều tỉ năm, vào một thời điểm các nguyên tử và phản nguyên tử sau khi tạo thành trong không gian, đã tản đi. Vật chất phát sinh từ Tuyệt đối là như vậy.

Các trường xoắn và phản xoắn (xoắn theo cách khác) siêu tần số cùng phát sinh từ Tuyệt đối, chúng cùng huỷ diệt lẫn nhau và hỗ trợ Tuyệt đối. Nhưng cũng có thể xuất hiện thời điểm, khi các trường xoắn huỷ diệt nhau tản đi. Thế giới tế vi phát sinh từ Tuyệt đối là như vậy.

Theo giả thuyết của G. Sipốp: giữa các trường xoắn của thế giới tế vi và ý thức có mối liên hệ trực tiếp, bởi các trường xoắn là những chất chứa đu-sa và đu-khơ.

Từ đó suy ra từ Tuyệt Đối đã phát sinh hai thế giới - thế giới vật thể và thế giới tế vi.

Thế giới vật thể phức tạp dần. Xuất hiện sao, hành tinh, các hệ ngân hà v.v…

Thế giới tế vi bao gồm các trường xoắn khác nhau cũng phức tạp dần. Khó nói thế giới tế vi phức tạp và hoàn thiện dần bằng cách nào. Nhưng có thể nghĩ các trường xoắn của không gian-thời gian ngày một tích lượng thông tin nhiều hơn, tức có khả năng chứa đựng trong mình ngày một nhiều thông tin hơn. Có thể, đã xuất hiện những trường xoắn nhiều tầng, nhiều lớp hơn (nếu suy nghĩ trên quan điểm hình học), có thể quá trình phức tạp hoá các trường xoắn có tính chất khác nhau. Dần dà trong quá trình tiến hoá trong thế giới tế vi xuất hiện đu-khơ – là khối năng lượng tâm thần kết đông dưới dạng các trường xoắn có thể bảo toàn vĩnh cửu trong mình một khối lượng thông tin to lớn. Nhiều đu-khơ tạo thành giữa chúng những mối liên hệ thông tin và tạo ra Không gian thông tin toàn thể, tức Cõi kia (…).  

(…) Cùng với sự tạo ra con người bằng nỗ lực của thế giới tế vi (Cõi kia), các dạng sự sống đơn giản hơn cũng được tạo nên ở thế giới vật thể - con vật, côn trùng, cây cỏ v.v… Nguyên lí tạo thế giới thực vật và thế giới động vật vẫn như vậy - bằng cách cô đặc dần các dạng trường xoắn đơn giản hơn của Cõi kia.
 
Liệu con người trong thế giới vật thể có thể sống thiếu Cõi kia không? Sau khi tạo bộ gen và nhờ đó tiến hành quá trình tái tạo con người (sinh đẻ đứa trẻ) trên Trái đất, đu-khơ giữ lại cho mình chức năng tư duy chủ yếu. 

Trong quan niệm tôn giáo, khi đứa bé chào đời đu-khơ nhập vào đứa trẻ và ấn định những năng lực tư duy chủ yếu của con người. Nghĩa là, chúng ta suy nghĩ chủ yếu nhờ vào đu-khơ sống ở thế giới tế vi. Nhờ năng lượng thế giới vật thể (ăn uống) não người có khả năng vặn các trường xoắn của thế giới tế vi và như vậy hỗ trợ đu-khơ trong quá trình tư duy.

Ngoài ra, não còn tạo các trường xoắn phụ hình thành đu-sa (sinh trường) ở dạng các thể thanh bai và các thể khác hỗ trợ cơ thể người hoạt động. Sau khi xác thân chết, nhiều bộ phận tạo thành đu-sa (các thể thanh bai) cũng bị phá huỷ, còn lại đu-khơ thì bay về Cõi kia và tiếp tục sống ở thế giới tế vi để rồi lúc nào đó lại bước vào kiếp mới. Vậy là con người, sau khi được tạo ra trong thế giới vật thể nhờ các “nỗ lực” của thế giới tế vi, là sự kết hợp các hình thái sự sống ở thế giới vật thể và thế giới tế vi.

Mọi người đều biết rõ khái niệm karma (nghiệp), tức là các “vết tích” của các tiền kiếp để lại trong đu-khơ. Giai đoạn trần thế ở thế giới vật thể, đu-khơ có thể hoàn thiện mà cũng có thể thoái hoá. (…) Chính con người khác biệt với con vật ở chỗ: bộ máy tư duy của con người có nhiệm vụ hoàn thiện đu-khơ (đưa vào đó nhiều thông tin xây dựng) và bằng cách đó, hoàn thiện hình thái sự sống ở thế giới tế vi. Nói cách khác, là đứa con thể xác của sự sống nơi thế giới tế vi, con người có sứ mệnh thông qua thế giới vật thể thúc đẩy sự tiến bộ nơi thế giới tế vi. Con người được tạo ra cũng là bởi lẽ đó.

Rõ ràng là, về tầm mức, hình thái sự sống nơi thế giới tế vi (Cõi kia) cao hơn đáng kể so với sự sống ở thế giới vật thể. Đu-khơ bất tử là một xác nhận. Nếu thể xác có thể sống không phải 70-80 năm mà là 1000-2000 năm và lâu hơn thế, thì khả năng hoàn thiện đu-khơ thông qua thế giới vật thể nhiều hơn, bởi quá trình rời bỏ thân xác này và nhập vào thân thể khác gắn với thời kì tư duy ít năng động kéo dài (tuổi ấu thơ và già nua). (…).

Có cách nào để tăng tưổi thọ? Câu trả lời có vẻ như kì quặc - bằng cách tôn vinh điều thiện, bác ái và tri thức.

(…) Sự sống và cái chết thay đổi luôn là để nhanh chóng thay con người độc ác, ích kỉ và hám danh bằng một người khác với hi vọng, sau khi con người ở Cõi kia bị thần linh “trừng phạt” sẽ đầu thai tái sinh trở thành người tốt hơn, thiện hơn. Vì vậy có lẽ huyền thoại về địa ngục và thiên đường có cơ sở.
--------
* Khi nghiên cứu vấn đề này tôi chưa biết là cơ sở chữa bệnh của các phương pháp đông y cổ đại (bằng “nội năng”) là giải phóng cơ thể khỏi tâm năng tiêu cực. Lúc đó tôi đâu đã phỏng đoán được rằng tình yêu thương và cảm thông, vẫn được tuyên truyền ở phương Đông, là thuốc giải độc không chỉ đối với các tính chất hung dữ và hèn nhát, mà còn phòng ngừa được bệnh tật. Và tất nhiên khi đó, ngay trong giấc mơ huyền thoại tôi cũng chẳng hình dung được việc giải thoát cơ thể khỏi tâm năng xấu còn có thể dẫn đến kì quan đại định – thân thể khô cứng mà vẫn bảo toàn được sự sống hằng nghìn và hằng triệu năm (trạng thái xô-ma-chi).
   
(…) Không còn hoài nghi gì nữa về ảnh hưởng to lớn của năng lượng tâm thần tới cơ thể con người; mà có được trạng thái xô-ma-chi chính là nhờ tham thiền đấy thôi.

(…) Thoạt nghe những từ ngữ “tình cảm trong sáng”, “tâm hồn trong sạch” như những khái niệm mờ mờ ảo ảo. Song chúng ta cùng nhớ lại, để nhập định sâu cần phải “thanh lọc tâm hồn”, tức phải giải phóng khỏi những trường xoắn tiêu cực. Hiệu quả của sự thanh lọc tâm hồn cực kì lớn lao – thân thể con người có khả năng bảo toàn hàng nghìn và hàng triệu năm ở dạng sống.

(…) Cụ thể là, nhờ tham thiền, sinh trường của tu sĩ ở trạng thái áp đảo quá trình tái sinh bệnh hoạn (ung thư), ổn định chức năng của các tế bào bệnh và kích thích các tế bào bình thường của cơ thể tái sinh. Nói một cách khác, bí quyết trường thọ ở các môn đồ không phải vì chu kì sống của các tế bào gia tăng, mà là sự thay thế các tế bào già nua bằng các tế bào mới và phòng ngừa suy biến thành ung thư.

(…) Trên bước đường khoa học của mình, tôi luôn luôn đi theo cách thứ hai, nghĩa là từ cái chung đến cái riêng. Vì đã nhằm mục đích là giải quyết những vấn đề y học cụ thể, trước tiên là bệnh ung thư, muốn hay không chúng tôi cũng phải nghiên cứu năng lượng tâm thần và những vấn đề liên can là nguồn gốc loài người và vũ trụ.
--------
* Thế giới vi tế tức thế giới năng lượng tâm thần (thế giới tần số siêu cao) phải có sự chuyển đổi qua lại, và có mối quan hệ tương hỗ với thế giới vật thể theo kiểu năng lượng sóng chuyển sang dạng vật chất và ngược lại. Nói một cách khác, phải có vật chất hoá ý nghĩ và phi vật chất hoá vật thể thành ý nghĩ. Các nhà vật lí thường nhấn mạnh ý nghĩ có tính vật chất, và hình như điều đó đúng.

(…) Nền khoa học hiện đại đã đạt tới tầm mức nhận thức được tôn giáo và hiểu rằng, học thuyết con người phát sinh từ con khỉ của Đác-uyn quá thô thiển, còn tôn giáo chẳng là cái gì khác ngoài một cách trình bày phóng dụ tri thức của các nền văn minh cổ đại.

(…) Tôi tuyệt đối tin rằng sự sống vật thể trên trái đất đã được tạo ra bằng cách hồn cô đặc dần. Mọi học lí cho rằng, sự sống trên trái đất xuất hiện do những phân tử phức tạp tự phát sinh và cô đọng thành những cơ thể sống, không vững vàng, xét cả trên quan niệm tôn giáo lẫn quan điểm vật lí học và hoá học hiện đại.

(…) Trước mắt, nền văn minh của chúng ta còn chưa biết sử dụng năng lượng vũ trụ. Mà năng lượng đó lại rất to lớn. Một số nhà vật lí học hiện đại cho rằng, một mét khối Tuyệt đối có tiềm lực năng lượng bằng công suất 40.000 tỉ quả bom hạt nhân.(…) Mà chỉ có con người mới nắm được năng lượng này, bởi con người chính là tiểu vũ trụ của đại vũ trụ.
 
Để nắm được năng lượng vũ trụ, người Lê-mu-ri đã sử dụng các phương pháp vốn có ở Cõi kia. Cơ sở của các phương pháp đó (thời nay nghe thật lạ tai) là các khái niệm giản đơn: “thiện” và “yêu thương”.

(…) Vì vậy, để có một tâm hồn trong sạch, như lời các đạo sư, chỉ có thể tu thân - một công việc lớn lao, tự thể hiện mình và thậm chí hi sinh, nhưng… nhất thiết phải để đạt mục tiêu chung nào đó của nhân loại, chứ không đơn giản chỉ để tự khẳng định mình.

(…) Vì vậy, trong cuộc sống cần lắng nghe lương tâm của mình. Cái cảm giác sâu lắng đó luôn luôn nói sự thật, còn nếu đã có lần xử sự trái với lương tâm, thì vét nhơ còn mãi trong tâm hồn.

(…) (Thầy Đa-ram nói: ) Năng lượng linh hồn là năng lượng ở ngoài electron và ngoài proton. Nhưng tâm năng mạnh mẽ vô cùng, nó có khả năng tác động lên lực hấp dẫn. Năng lượng của nhiều tâm có một sức mạnh lớn lao. Có tâm năng tích cực và tâm năng tiêu cực, chúng gắn liền với nhau.(…) Tâm năng tiêu cực (xấu ác) có thể thu hút các đối tượng phá phách của vũ trụ, tác động lên thiên nhiên. Bởi vậy, cùng với xung đột và chiến tranh, khá thường xuyên xảy ra động đất, rơi thiên thạch…

(…) Chúng ta cần nhớ rằng, lòng thiện và tri thức sẽ thúc đẩy quá trình hiện  thực hoá dự báo tích cực về sự phát triển của loài người; còn cái ác và thói hám quyền có thể dẫn đến thảm hoạ toàn cầu trong tương lai, kể cả ngày tận thế, hoặc tạo điều kiện phát triển yếu tố thụt lùi, dẫn đến hoá hoang.

(…) Tôi tin rằng, trong tương lai, những lực lượng tích cực trên Trái đất sẽ áp đảo lực lượng tiêu cực và sẽ không có thảm hoạ toàn cầu.

***************
2. ĐẠO CỦA VẬT LÍ (Fritjof Capra; giáo sư vật lí ở các đại học danh tiếng Anh, Mĩ. Dịch giả: Nguyễn Tường Bách; NXB Trẻ, 1999):

* Hồi tôi khám phá ra những điều song hành giữa thế giới quan vật lí và đạo học, những điều đã được nhiều người mơ hồ cảm thấy nhưng chưa bao giờ được nghiên cứu cặn kẽ, tôi đã thấy rõ mình chỉ là người phát hiện một điều vốn đã rất rõ ràng, và điều đó sẽ thành kiến thức chung trong tương lai; và thỉnh thoảng, khi viết Đạo Của Vật Lí, thậm chí tôi có cảm giác những gì được viết là thông qua tôi, chứ không phải do tôi viết ra. Những biến cố sau này đã khẳng định cảm nhận này.

(…) May mắn thay thái độ đó đang được thay đổi. Vì tư tưởng phương Đông đang bắt đầu tạo được mối quan tâm nơi một số lớn người và thiền định không còn bị nhìn với sự nghi ngờ, đạo học đã được coi trọng, ngay cả trong cộng đồng khoa học. 

(…) Các đóng góp của Heisenberg (Nobel vật lí 1932) trong thuyết lượng tử mà tôi sẽ nói đến nhiều trong tác phẩm này, sẽ cho thấy rõ là ý niệm cổ điển về tính khách quan trong khoa học sẽ không còn được duy trì lâu hơn nữa, và vì thế mà vật lí hiện đại cũng đang xét lại huyền thoại của một nền khoa học siêu giá trị. Những cấu trúc mà nhà khoa học quan sát được trong thiên nhiên thực ra liên hệ rất chặt chẽ với cấu trúc của tâm ý họ; với khái niệm, tư tưởng và hệ giá trị của họ. Do đó, kết quả khoa học mà họ thu được và sự ứng dụng kĩ thuật mà họ tìm hiểu sẽ rất tuỳ thuộc vào khuôn khổ tâm thức của họ. Dù nhiều nghiên cứu đơn lẻ có thể không phụ thuộc rõ rệt vào hệ thống giá trị của họ, nhưng khung cảnh rộng lớn trong đó các nghiên cứu được thực hiện cũng không bao giờ siêu giá trị. Thế nên, nhà khoa học phải chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình, không những chỉ về tri thức, mà cả về mặt đạo lí.

Từ cái nhìn này, mối liên hệ giữa vật lí và đạo học không những rất thú vị mà còn hết sức quan trọng. Nó chỉ ra rằng, kết quả của nền vật lí hiện đại đã mở ra hai con đường khác nhau để nhà khoa học đi theo. Chúng có thể đưa ta - dùng những từ cực đoan - đến với đức Phật hay trái bom, và điều này đặt ra cho mỗi nhà khoa học quyết định chọn lấy con đường.

(…) Hơn thế nữa, bây giờ tôi thấy có cơ sở vững hơn nhiều với những luận điểm của mình, vì sự song hành giữa đạo học phương Đông không những chỉ xuất hiện trong vật lí mà cả trong sinh học, tâm lí học và các ngành khoa học khác.
 
(…) Đối với tôi lúc nào cũng rõ, và tôi đã nói trong Đạo Của Vật Lí, rằng sự tương đồng theo cách tôi thấy giữa vật lí và đạo học phương Đông cũng có thể rút ra từ các truyền thống đạo học phương Tây.

--------

* (…) Mặc dù các trường phái đạo học phương Đông khác nhau về nhiều chi tiết, nhưng tất cả đều nhấn mạnh đến tính nhất thể của vũ trụ, đó là điểm trung tâm của mọi giáo pháp. Mục đích cao nhất của kẻ tầm đạo - không kể Ấn Độ giáo, Phật giáo hay Lão giáo - là luôn luôn tỉnh giác về sự nhất thể và về mối tương quan của mọi pháp, vượt lên khái niệm về một cái ngã độc lập, và tự hoà mình vào “thực tại cuối cùng” đó. Sự tỉnh giác này - có khi gọi là “giác ngộ” - không phải chỉ là một tiến trình hiểu biết mà là một kinh nghiệm tự nếm trải, kinh nghiệm này chiếm toàn bộ thân tâm hành giả và vì thế có tính chất tôn giáo.  
                                                                                                                                                                                                                                                                  (…) Điều mà chúng ta nghe và thấy không bao giờ là bản thân hiện tượng, mà chỉ là hệ quả của nó. Bản thân thế giới của nguyên tử và của các hạt hạ nguyên tử thì nằm bên kia khả năng nhận biết của chúng ta (nhà khoa học).

(…) Những đơn vị hạ nguyên tử là một cấu trúc trừu tượng, với thuộc tính hai mặt. Tuỳ theo chúng ta nhìn nó như thế nào mà chúng xuất hiện khi là hạt, khi khác là sóng; ánh sáng cũng xuất hiện hai mặt, khi là sóng điện từ, khi thì xuất hiện như hạt.

Tính chất này của vật chất và ánh sáng thật là kì dị. Xem ra không thể chấp nhận được một cái gì đó vừa là hạt, tức là một cơ cấu có kích thước rất nhỏ, đồng thời vừa là sóng, là một cái gì có thể toả rộng trong không gian. Đối với nhiều người, mâu thuẫn này là một sự nghịch lí, tương tự như công án, cuối cùng nó dẫn đến sự phát biểu thuyết lượng tử.

(…) Thế nên thuyết lượng tử trình bày cho thấy thể thống nhất của vũ trụ. Nó cho ta thấy rằng không thể chia chẻ thế giới ra từng hạt nhỏ rời rạc độc lập với nhau. Khi nghiên cứu sâu về vật chất, ta sẽ biết thiên nhiên không cho thấy những “hạt cơ bản” riêng lẻ, mà nó xuất hiện như một tấm lưới phức tạp chứa toàn những mối liên hệ của những phần tử trong một toàn thể. Những mối liên hệ này gồm luôn cả người quan sát. Con người quan sát chính là mắt xích cuối cùng của một chuỗi quá trình quan sát, và tính chất của một vật thể nguyên tử chỉ có thể hiểu được trong mối quan hệ giữa vật được quan sát và người quan sát. Điều đó có nghĩa là hình dung cổ điển về một sự mô tả khách quan thế giới tự nhiên không còn giá trị nữa.

(…) Trong nền vật lí hiện đại, vũ trụ được thấy như một cái toàn thể năng động, tự tính của nó là luôn luôn bao gồm cả người quan sát. Nơi đây thì những khái niệm truyền thống như không gian, thời gian, vật thể độc lập, nguyên nhân-kết quả đã mất ý nghĩa. Kinh nghiệm này rất tương tự với kinh nghiệm của đạo học phương Đông.

--------
* Mặc dù với trình độ tri thức cao của nền triết lí, Đại thừa Phật giáo không bao giờ đánh mất mình trong tư duy trừu tượng. Như trong mọi hệ thống đạo học phương Đông, óc suy luận chỉ được xem là một phương tiện mở đường đi đến những thực chứng siêu hình, điều mà tín đồ Phật giáo gọi là giác ngộ. Tính chất của kinh nghiệm này là ở chỗ, phải vượt qua biên giới của trí suy luận phân biệt và những đối cực, để đạt tới thế giới của bất khả tư nghì, không thể dùng tư duy mà tới, trong đó thực tại hiện ra bất khả phân, một thế giới như-nó-là. 

(…) Nội dung trung tâm của Hoa Nghiêm là sự nhất thể và mối quan hệ nội tại của mọi sự và mọi biến cố, một quan niệm không chỉ là cốt tuỷ của thế giới quan phương Đông mà còn là một trong những yếu tố chủ chốt của thế giới quan ngành vật lí hiện đại. Do đó người ta sẽ thấy Kinh Hoa Nghiêm, bộ kinh tôn giáo cổ này, cống hiến những mối tương đồng nổi bật nhất với các mô hình và lí thuyết của vật lí hiện đại.  

--------
* Tri kiến tâm linh không bao giờ nhờ quan sát mà đạt được; mà là nhờ sự tham gia toàn vẹn với tất cả tính chất của mình. (…).

Tất nhiên nền vật lí hiện đại làm việc trong khuôn khổ hoàn toàn khác và không thể đi xa như thế trong việc chứng thực tính nhất thể của mọi sự. Nhưng trong vật lí nguyên tử, nó đã đi một bước dài về hướng của thế giới quan phương Đông. (…).

Nền vật lí này bây giờ đã thấy vũ trụ là một mạng lưới với những liên quan vật chất và tâm linh chằng chịt, mà các phần tử chỉ được định nghĩa trong mối tương quan với cái toàn thể.

(…) Ngày nay vật lí hiện đại đã phát triển một thái độ rất khác. Nhà vật lí đã nhìn nhận rằng, tất cả lí thuyết của họ về hiện tượng tự nhiên, kể cả những quy luật mà họ mô tả, tất cả đều do đầu óc con người sáng tạo ra; tất cả là tính chất của hình dung của chính chúng ta về thực tại, chứ không phải bản thân thực tại.

(…) Trong vật lí lượng tử, người quan sát và vật bị quan sát không thể chia cắt, nhưng hai cái đó tiếp tục bị phân biệt. Còn trong đạo học, trong sự thiền định sâu xa thì sự phân biệt giữa người quan sát và vật bị quan sát hoàn toàn xoá nhoà, trong đó người và vật hoà nhập làm một.

(…) Sự thay đổi thế giới quan đang diễn ra sẽ chứa đựng một sự thay đổi sâu sắc về giá trị; thực tế là sự thay đổi từ tâm can - từ ý định ngự trị và điều khiển thiên nhiên đến một thái độ hợp tác và bất bạo động.   

(…) Nền y học cổ truyền của Trung Quốc cũng đặt cơ sở trên sự điều hoà của Âm-Dương trong thân thể con người, và mỗi căn bệnh có nghĩa là thế cân bằng đó bị lung lay. Thân người gồm có các phần thuộc âm và dương. Nhìn chung thì các phần nội tạng thuộc dương, phần bên ngoài thuộc âm; lưng là dương, ngực là âm. Thế cân bằng giữa các phần đó được một luồng khí chạy luân lưu giữ vững, khí đó chạy dọc theo một hệ thống kinh lạc, trên đó là các huyệt. Mỗi đường kinh liên hệ với mỗi cơ quan thân thể nhất định theo nguyên lí kinh dương thì nối với cơ quan âm và ngược lại. Mỗi khi mối luân lưu giữa âm dương bị gián đoạn thì thân thể bị đau ốm. (…).

****************
3. TRÍ TUỆ NỔI TRỘI (Karen Nesbitt Shanor; tiến sĩ sinh học. Dịch giả: Vũ Thị Hồng Việt; NXB Tri Thức, 2007):

* Các nghiên cứu tại trường Đại học Stanford đã chỉ ra rằng thông qua suy nghĩ, chúng ta có thể gây ảnh hưởng tới huyết áp và nhịp tim của một người ở cách xa chúng ta. Còn các nhà khoa học tại trường Đại học Princeton đã chứng minh được quá trình trao đổi thông tin giữa hai người ở cách xa nhau hàng nghìn dặm.

(…) Khoảng không gian rộng lớn chiếm trên 99% diện tích mỗi nguyên tử hầu như không có ý nghĩa gì. Tuy nhiên, một số nhà khoa học hiện đại lại tin rằng khoảng không gian đó, khoảng không mà trong thế giới phương Tây chúng ta coi là một mớ vô dụng, lại rất có ý nghĩa. Nó chính là năng lượng, sự hiểu biết và trên thực tế nó có thể là bản chất của ý thức. 

(…) Và bởi vì phần sâu trong tâm hồn được coi là nguồn chữa bệnh, nên một trong những người khởi xướng ra Phòng y học thay thế tại viện Y học Quốc gia, Tiến sĩ John Spencer và tôi đã khám phá ra mối liên hệ giữa trí tuệ và cơ thể - ý thức và y học. 

(…) Thông qua cuốn sách này, chúng tôi phát hiện ra được năng lực của ý thức sâu kín và cách khai thác nguồn năng lượng khổng lồ, tình yêu thương và sự thông thái. Ý thức sâu kín được mọi người biết đến là phần trí tuệ sâu nhất. Nó được gọi với nhiều tên: quan sát viên giấu mặt, nhà tư tưởng phía sau những suy nghĩ, trí tuệ điều hành, người chỉ huy, chứng nhân, khoảng không gian giữa những suy nghĩ (…).         

(…) Những phát hiện khoa học mới đây và những kinh nghiệm tâm linh đã từng có lúc hoà hợp với nhau. Đây là điều tốt cho kỉ nguyên mới. Khoa học có sự liên hệ với bản chất tâm linh của nhân loại sẽ có thể bỏ xa khoa học công nghệ của quá khứ trong việc đóng góp vào sự phồn vinh của nhân loại.

(…) Các nghiên cứu đang được tiến hành, về cách thức suy nghĩ của chúng ta ảnh hưởng tới thế giới xung quanh hay tới một nơi xa xôi nào đó, sẽ có thể khẳng định rằng suy nghĩ của chúng ta không chỉ thể hiện mà còn tạo ra được thực tế vật chất.

(…) Các nhà khoa học cũng đang quay lại và hướng sự tập trung vào việc tìm hiểu cách thức suy nghĩ và trạng thái của chúng ta thực sự ảnh hưởng đến lực từ trường bên trong và xung quanh chúng ta. (…) Những phát hiện này có thể chứng minh cho tuyên bố từ lâu của những người luyện thiền và những người tập luyện yoga, rằng những sự rèn luyện này thực sự làm tăng sinh khí cho chúng ta và tiếp thêm năng lượng cho ta.

(…) Nhiều nghiên cứu khoa học đã khiến cho melatonin ngày càng được biết đến với giá trị như một phân tử chống ung thư. (…) Thú vị là việc luyện thiền được coi là một hành động kích thích tuyến tùng và giúp tạo ra được đủ lượng melatonin cần thiết.

--------
* (Viết chung với John Spencer, tiến sĩ y học danh tiếng): Các phương pháp thiền khuyến khích sự thở sâu từ cơ hoành, được biết đến với chức năng nuôi dưỡng các cơ quan cần thiết và làm tăng các mức độ năng lượng, tăng tỉ lệ trao đổi chất và tái sinh các khu vực trì trệ của cơ thể.
 
(…) Trong bài báo “Bí mật bệnh ung thư” đăng trên tờ Newsday xuất bản năm 1998, Delthia Ricks đã đưa ra khả năng về năng lực chữa bệnh ung thư của những lời cầu nguyện. 

(…) Cũng khoảng thời gian đó, tạp chí Forbes  đã cho xuất bản một bài báo của John Christy với tiêu đề “Lời cầu nguyện là một phương thuốc”. Christy đã cung cấp bằng chứng cho thấy “những người hay cầu nguyện và chú tâm vào các buổi lễ tôn giáo thì sống khoẻ mạnh hơn những người ở cùng độ tuổi nhưng có thái độ hoài nghi”, dựa trên sự xác nhận rằng sức khoẻ bị ảnh hưởng bởi trạng thái trí não, mà trạng thái trí não lại có thể bị ảnh hưởng bởi các tín ngưỡng tôn giáo. Ta có thể thấy một ví dụ trong các tỉ lệ sống sót cao hơn ở những ca phẫu thuật tim và huyết áp tâm trương thấp liên tục ở những bệnh nhân có niềm tin tôn giáo mạnh mẽ.

(…) Một nghiên cứu xuất sắc đánh giá vai trò của sự cầu nguyện (cho người khác) trong việc chữa bệnh do bác sĩ chuyên khoa tim Randolph Byrd tiến hành đã khích lệ rất nhiều các nghiên cứu sau đó. (…) Các nhóm tôn giáo khác nhau được cử đến để cầu nguyện cho các bệnh nhân trong nhóm được cầu nguyện (bệnh nhân không biết). (…) Các bệnh nhân trong nhóm được cầu nguyện ở một số khu vực so sánh với những người trong nhóm không cầu nguyện: Họ dùng thuốc kháng sinh ít hơn năm lần; họ ít bị mắc chứng phù ở phổi hơn ba lần; không ai trong số họ cần đến ống thở (…); và có rất ít bệnh nhân trong nhóm được cầu nguyện bị chết.

(…) Chúng ta chỉ mới đang bắt đầu giáo dục về điều này cho những bác sĩ. Mới đây Hội đồng giáo dục y tế chính thức thực hiện hai yêu cầu đặc biệt liên quan đến tôn giáo.

(…) 20 năm trước khi chúng tôi đề nghị các bệnh nhân tập thiền để có sức khoẻ, chúng tôi thường gặp phải những thái độ hoài nghi. Giờ đây người ta đến các khoá học thiền ngày càng đông. Một công trình nghiên cứu mang tính bước ngoặt của Benson và Wallace cũng như hàng nghìn các nghiên cứu khoa học đã cho thấy các lợi ích vật chất và tinh thần của thiền và đặt nó ở một vị trí tuyệt vời, như một câu nói của người Scotland như sau “nó tốt cho những gì làm bạn đau đớn” mà không có tác dụng phụ nào cả. Bên cạnh đó, sự thiền định còn cung cấp cho người ta thêm năng lượng và khiến họ suy nghĩ tốt hơn, tăng cường khả năng ghi nhớ, tập trung và nâng cao tính sáng tạo.

**************
4. SỰ SỐNG SAU CÁI CHẾT: GÁNH NẶNG CHỨNG MINH (Deepak Chopra; tiến sĩ y học; được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 anh hùng và biểu tượng của thế kỉ XX. Dịch giả: Trần Quang Hưng; NXB Văn Hoá Sài Gòn, 2010):

* Sự biến hoá là điều thần kì nhất trong thời thơ ấu của tôi. Bản thân cái chết được xem như một điểm dừng ngắn ngủi trên hành trình vô tận của linh hồn, có thể biến anh nông dân thành một ông hoàng và ngược lại. Với khả năng có vô vàn kiếp sống, linh hồn có thể chứng nghiệm hàng trăm cõi thiên đường và chốn địa ngục. 

(…) Vũ trụ mà tôi và bạn thể nghiệm bây giờ, với cây cối, nhà máy, con người, nhà cửa, xe cộ, hành tinh và các thiên hà, chính là ý thức biểu hiện ở một tần số đặc biệt nào đó. Đâu đó trong thời không có những bình diện khác nhau đồng thời tồn tại. 

(…) Các bình diện tồn tại khác nhau tương ứng với các tần số ý thức khác nhau. Thế giới vật chất chỉ là biểu hiện của một tần số nhất định. 

(…) Thế kỉ 20, khoa học phương Tây tìm hiểu ra rằng mọi vật thể rắn thực ra đều được tạo nên bởi những rung động vô hình. 

(…) Cũng đúng như các bình diện khác nhau của vật chất, tinh thần cũng có những bình diện khác nhau. 

(…) Nếu Trái đất là bình diện tinh thần đậm đặc, thì chắc chắn phải có những bình diện tinh thần cao hơn, chúng tôi gọi là Loka, mà giới thần bí học phương Tây biết đến như “bình diện siêu hình”. Các bình diện siêu hình có số lượng dường như vô tận này chia ra thành các thế giới siêu hình cao hơn và thấp hơn, và thậm chí thế giới thấp nhất cũng rung động với tần số cao hơn thế giới vật chất.

(…) Vì nhục thể rữa nát khi chết, linh hồn rời đi nhập vào giới siêu hình tương ứng với sự tồn tại của nó ở bình diện vật chất, vào tần số tương ứng với cuộc sống cũ của nó nhất. (…) Quá trình biến đổi sau cái chết không phải là sự di chuyển đến một nơi chốn khác hay thời gian khác; nó chỉ là sự thay đổi về chất sự chú tâm của chúng ta. Bạn chỉ có thể nhìn thấy những gì có rung động tương ứng với bạn.

(…) Khi những tri giác thông thường trở nên mờ nhạt thì những tri giác tinh tế  lại trở nên thính nhạy hơn. Chúng ta vẫn nhìn và nghe được sau khi chết, nhưng lúc đó đối tượng không còn là vật chất nữa. Chúng bao gồm bất kể cái gì ta muốn thấy trong cõi siêu hình: nào thiên cảnh, thiên âm, nào quần tiên, nào hào quang chói lọi. Ở trạng thái sắp chết, mặt, giọng nói, hoặc một biểu cảm khác là những biểu hiện đặc trưng nhất. Trong các nền văn hoá khác người ta có thể chờ đợi cuộc chạm trán với ma quỷ hoặc súc vật. Người đang chết thường cảm thấy cái gì đó phảng phất quanh mình - một hơi ấm, một hình ảnh mờ nhạt hoặc âm thanh nào đó trước khi rời khỏi thể xác. Bằng cách nào đó những điều này liên thông với tần số rung động của người đang chết. (…) Một khao khát bất thành hoặc không được phép, trở nên tiêu cực. Một ham muốn hưởng thụ cũng khiến hồn khó siêu thoát. 

(…) Các bậc thánh nhân và hiền nhân có đặc quyền hiện diện đi đó đây tự do trong các cõi siêu hình mà không bị hạn chế bởi các ham muốn. Những linh hồn bấn loạn mắc kẹt giữa hai thế giới, và nếu những người thương yêu bị bỏ lại cứ cầu nguyện gọi hồn, cứ đau khổ, hoặc toan tính tiếp xúc với người đã mất, linh hồn sẽ tiếp tục xốn xang.

(…) Cuối cùng câu hỏi “Cái gì xảy ra sau khi chúng ta chết?” trở thành “Cái gì xảy ra sau khi tôi chết?”. Vấn đề thành ra có tính cá nhân, duy cảm và không thể phớt lờ.

--------
* Bất kể chuyện gì xảy ra lúc chết, tôi tin rằng nó xứng đáng được gọi là phép mầu. Mà phép mầu, trớ trêu thay, chính là ở chỗ chúng ta không chết. Sự dừng lại của cơ thể là ảo ảnh, và giống như nhà ảo thuật vén lên một bức màn, linh hồn khám phá ra điều gì nằm ở bên kia. Các nhà tu thần bí đã biết nỗi vui sướng của khoảnh khắc này từ lâu.

(…) Vì là phép mầu vô hình, cái chết cực kì khó nẳm bắt. Nhưng chúng ta có những manh mối hấp dẫn là những gì nằm “phía bên kia” thực ra cực kì gần gũi với chúng ta bây giờ. (…).

(…) Trước Big Bang thời gian chưa trôi: mỗi giây tương ứng với vĩnh cửu. Chúng ta ước đoán thế vì vật lí lượng tử xuyên qua ảo ảnh thời gian, tách khỏi đồng hồ nguyên tử để đi sâu hơn vào nhà máy Tự nhiên. Rung động dừng lại tại mức độ sâu nhất. Đáy của vũ trụ giống như bộ não chết. Tuy nhiên biểu hiện của cái chết là ảo giác, vì biên giới nơi mọi hoạt động chấm dứt đánh dấu sự bắt đầu một vùng mới, gọi là thực tại ảo – nơi vật chất và năng lượng tồn tại dưới dạng tiềm năng thuân tuý. Cơ sở của thực tại ảo rất phức tạp nhưng nói một cách đơn giản nhất, vùng phi vật chất phải tồn tại để sinh ra vũ trụ vật chất. Vùng này trống rỗng nhưng không hề hư vô. Như khi bạn ngủ gật trên giường, trí óc bạn trống nhưng có thể tỉnh ngay cho vô số lựa chọn của ý nghĩ, thực tại ảo tỉnh giấc cho vô số thực tại của các sự kiện mới. Sáng tạo nhảy vọt từ trống rỗng lên đầy tràn, cũng như vĩnh cửu nhảy vọt từ phi thời gian sang đầy tràn thời gian.

Nếu vĩnh hằng đang cùng với ta bây giờ, làm cơ sở cho toàn bộ tồn tại vật chất, nó phải làm cơ sở cho tôi và bạn. Ảo giác thời gian nói rằng bạn và tôi bị phóng theo đường thẳng từ Sinh đến Diệt, trong khi thực ra chúng ta ở trong cái bong bóng bị vĩnh cửu buông xuôi.

Thực ra sự kiện chết chưa bao giờ xa xôi thế, và biên giới cố định giữa sống và chết không phải là không thể vượt qua. (…) Sai lầm không phải ở chỗ ta sợ chết mà là ta không tôn trọng nó như một phép mầu.

(…) Tiến sĩ Lommel, người lãnh đạo chương trình kinh nghiệm cận tử (…) thẩm tra 344 người bệnh loạn tim trong bệnh viện (tim đáng lẽ đập bình thường thì lại co thắt hỗn loạn). Tiến sĩ Lommel nói chuyện với họ trong vòng vài ngày trong khi họ sống lại và phát hiện ra việc gây mê và các loại thuốc không gây ảnh hưởng kinh nghiệm của họ. Tuy nhiên ông kinh ngạc hơn cả với các báo cáo về ý thức trong khi não không hoạt động. Nhiều năm sau nghịch lí này vẫn khiến ông sợ hãi: “Vào thời điểm đó những người này không chỉ có ý thức; ý thức của họ thậm chí bao quát hơn lúc nào hết. Họ có thể tư duy hết sức sáng suốt, có trí nhớ về tuổi thơ xa nhất và thể nghiệm sự liên kết chặt chẽ với mọi người, mọi vật xung quanh. Và bộ não hoàn toàn không có một chút biểu hiện hoạt động nào”. (…) Có thể là ý thức không nằm trong bộ não. Đó là một khả năng gây sửng sốt, nhưng phù hợp với truyền thống tâm linh cổ đại nhất thế giới.

(…) Khoa học trong thời đại vật lí lượng tử không phủ nhận sự tồn tại của các thế giới vô hình. Hoàn toàn ngược lại.

(…) Không thể nắm bắt Vĩnh hằng bằng trí óc trong trạng thái tỉnh thức thông thường của chúng ta. Trạng thái tỉnh thức của chúng ta bị thời gian khống chế trong khi Vĩnh hằng thì không.

(…) Tiếp theo, như người chết đuối nhìn thấy cả cuộc đời mình trôi qua trước mắt, nghiệp của một người bung ra như chỉ gỡ khỏi suốt, và các sự kiện của cuộc đời này diễu ngược lại qua màn ảnh của tâm trí. Bạn thể nghiệm lại tất cả các thời điểm trọng đại từ khi sinh ra, chỉ có điều lúc này rất sinh động và rõ ràng khiến bạn nhìn thấy chính xác từng thời điểm có nghĩa gì. Cái đúng và sai cũng hiển hiện rõ ràng, không có sự tha thứ hay những giải thích duy lí. Bạn chịu trách nhiệm cho mọi điều đã làm.

(…) Những người nghi ngờ khả năng tâm linh đặc dị làm ngơ trước vô số những nghiên cứu cho thấy ý nghĩ thông thường có thể thực sự tác động đến thế giới. Điều này đặc biệt quan trọng nếu tâm trí là trường.

(…) Trường ý thức là cơ sở của mọi hiện tượng trong tự nhiên bởi vì khe hở tồn tại giữa mọi electron, mọi ý nghĩ, mọi khoảnh khắc thời gian. Khe hở là điểm khống chế, sự tĩnh lặng ở tâm của sáng tạo, nơi vũ trụ liên kết mọi sự kiện.

Tuệ Thiền Lê Bá Bôn tổng hợp
Chú thích (*) là lời của các tác giả trong các quyển sách được đề cập



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện TC mất đất sau Chiến tranh Nha phiến


https://baomai.blogspot.com/
Quan quân nhà Thanh lên tàu The Arrow giật cờ của Anh Quốc trong Chiến tranh Nha phiến lần hai. Nhưng các giao tranh chỉ đem lại thất bại cho Trung Hoa.

Ngày 15/01 năm 1840, Tổng đốc Lưỡng Quảng, Lâm Tắc Từ công bố một lá thư gửi Nữ Hoàng Victoria, yêu cầu người Anh ngừng đem nha phiến vào Trung cộng.

Phụng mệnh Hoàng đế Đạo Quang đi tiễu trừ nạn nha phiến, tên tuổi Lâm Tắc Từ (1785-1850) đã gắn liền với nỗ lực tự vệ thất bại của Trung Hoa trong thế kỷ 19.

Nhưng tư duy của ông cũng phản ánh hạn chế của quan lại Trung Hoa lúc Phương Tây bành trướng theo các nguyên lý kinh tế mà nhà Thanh không thể hiểu nổi.

Trong lá thư được đăng ở Quảng Châu, Lâm Tắc Từ kêu gọi Nữ Hoàng Anh hãy "chọn lựa những thần dân để ngăn bọn xấu, bọn vô lại không sang Trung Hoa".
Lâm Tắc Từ vẫn tin rằng nạn buôn lậu nha phiến vào Trung cộng để thu bạc trắng của người Anh xảy ra chỉ vì một số cá nhân bất hảo.

https://baomai.blogspot.com/
Một phụ nữ Trung Hoa nghiện bàn đèn thuốc phiện. Anh Quốc đã bán vào Trung cộng thời nhà Thanh hàng nghìn tấn nha phiến, gây hủy hoại sức khoẻ người dân và rường mối xã hội để thu về hàng vạn lượng bạc

Ông nói Thiên Triều sẽ tha tội cho những người Anh nào đã trót buôn thuốc phiện vào Trung cộng "vì nhầm lẫn" (by mistake), và không hiểu luật lệ sở tại.

Ông nêu quan điểm 'đức trị' của Nhà Thanh để hỏi Nữ hoàng Victoria không chấp nhận nha phiến ở Anh thì sao bà có thể để chuyện đó xảy ra với Trung cộng.

Nhưng công ty Đông Ấn được Hoàng gia Anh bảo trợ không chỉ làm chủ một phần Ấn Độ mà còn độc quyền trồng nha phiến ở Bengal để bán vào Trung Hoa.

Hỗ trợ cho họ là kế hoạch 'ngoại giao pháo hạm' của chính quyền Anh nhằm ép Trung cộng mở cảng biển, nhân danh 'tự do thương mại' và 'tự do truyền đạo'.

Trong khi đó, Lâm Tắc Từ vẫn coi người Anh chỉ là một thứ 'rợ', giống các bộ lạc du mục đánh vào Trung cộng các thế kỷ trước.

Cứ lấy lễ giáo Thiên Triều để giáo hóa hẳn họ phải nghe.

https://baomai.blogspot.com/
Liên quân Phương Tây dùng 'ngoại giao pháo hạm' buộc Thanh triều mở cửa

https://baomai.blogspot.com/
Dù kiên cường chống ngoại xâm, các nhóm dân quân tự tổ chức ở vùng quê Trung cộng, gồm cả thiếu niên, chỉ có gậy và lá chắn bằng tre, gỗ, không thể địch nổi các pháo hạm và súng trường của Phương Tây

Sau một vụ va chạm vì lính Anh say rượu giết chết dân Trung cộng mà không trao nộp thủ phạm cho quan chức Thanh, Lâm Tắc Từ ra tối hậu thư, rồi cho đốt 1400 tấn nha phiến của Anh ở Quảng Châu.

Tháng 6/1840, Anh Quốc cử 16 thuyền chiến đưa quân lính và cả nhân viên của công ty sản xuất nha phiến Jardine Matheson & Co. đến Quảng Châu.

Trong hai năm liền, quân Anh chặn cảng, bắn phá các thành trì của Trung cộng, lên bộ chiếm đô thị và ép nhà Thanh đàm phán.

Thời kỳ nhượng địa

Cuộc chiến Nha Phiến lần đầu đã làm bộc lộ toàn bộ những yếu kém chiến lược, chiến thuật, khả năng tác chiến của quân Thanh.

https://baomai.blogspot.com/
Tranh vẽ lễ ký kết Hoà ước Thiên Tân lần đầu năm 1858 giữa nhà Thanh với các sứ thần Anh và Pháp

Khi giao tranh kết thúc, nhà Thanh phải ký hòa ước Nam Kinh (1842), bồi thường chiến phí cho Anh, mở 11 cảng và cho truyền đạo tự do.

Hương Cảng (Hong Kong) và vùng cửa sông Châu Giang trở thành nhượng địa 99 năm cho Anh.

Con số 99 năm được ghi vào đó chỉ để Thanh triều khỏi mất mặt vì hai bên đều nghĩ nhượng địa đó là vĩnh viễn.

Điều cay đắng nhất cho Lâm Tắc Từ là dù nhận mật lệnh của vua để làm mạnh tay với quân Anh, ông đã bị tước chức khâm sai đại thần, cho về làm quan ở phía Bắc.

Các tính toán tiếp theo của nhà Thanh đều không cứu vãn được đất nước.

Tới cuộc chiến Nha Phiến lần hai, chiến thuyền Anh-Pháp lên tận Thiên Tân, uy hiếp triều đình.

Một hòa ước được ký năm 1858, mở toang cánh cửa Trung cộng cho các đại cường xâu xé.

Sau Anh và Pháp đến Đức, Nga, Mỹ và Nhật đều vào bắt nạt Trung cộng, biến nước này thành một mạng lưới các đặc khu - thuộc địa (enclaves - colonies).

https://baomai.blogspot.com/

Cho đến đầu thế kỷ 20, danh sách các đặc khu, gồm tô giới và nhượng địa lên tới hàng chục.

Tại đó, luật ưu tiên người nước ngoài và dân Trung cộng chỉ vào làm thuê, bán sức lao động.

Dù đến sau Bồ Đào Nha, Anh là nước 'đầu têu' trong vụ bức bách Trung cộng trao quyền 'tối huệ quốc' cho Phương Tây nên phần bánh của Anh là to nhất.

Bên cạnh tô giới ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Hạ Môn, Anh Quốc có thuộc địa Hong Kong và quyền vào hàng loạt cảng biển, cảng sông trên toàn Trung Hoa.

Ngoài Anh, số nhượng địa của nước khác có thể điểm ra như sau:

* Tô giới của Pháp ở Thiên Tân, Thượng Hải, Trạm Giang, Hán Khẩu, Vân Namvà đường xe lửa nối Côn Minh với Hà Nội đã thuộc Pháp.

* Tô giới của Mỹ ở Thiên Tân, Hán Khẩu.

* Tô giới của Nga ở Đại Liên, Hán Khẩu và đường xe lửa Cáp Nhĩ Tân.

* Tô giới của Đức ở Thanh Đảo, Thiên Tân, Hán Khẩu và một số nơi khác.

* Tô giới của Nhật ở Đại Liên, Hàng Châu, Tô Châu, Trùng Khánh và một số tỉnh khác.

* Trung cộng cũng mất hẳn Đài Loan cho Nhật, và mất mọi quyền ở Triều Tiên để Nhật biến xứ sở đó thuộc địa.

* Ngoài Bồ Đào Nha đã chiếm Macau, đến cả Hà Lan, Ý và Bỉ cũng có 'phầnbánh' ở Trung cộng.

Đế quốc Trung Hoa rơi vào một thế kỷ ô nhục, và cái nhìn của họ với bên ngoài, nhất là về người Anh được sử gia A. P. Thornton mô tả như sau:

"Người Mỹ là bạn bè giả dối. Người Nga thì bất định và tệ hơn là rất kém hiệu năng. Người Nhật như thú dữ săn mồi nhưng không ai ngạc nhiên về họ. Nhưng trong con mắt người Trung Hoa thì bọn xấu đầu bảng vẫn là Anh Cát Lợi. Họ là siêu đế quốc và kẻ áp bức Trung cộng."

Chỉ cần học kỹ thuật là đủ?

Trước khi qua đời năm 1850, Lâm Tắc Từ được vời ra làm quan và để lại nhiều bài học quý giá cho người Trung cộng.

Ông thấy có nhu cầu thu thập bản đồ thế giới để hiểu về kẻ thù, và các ghi chép của ông sau được đăng trong bộ Hải quốc Đồ chí.

Tuy thế, dù dẫn đầu trường phái cải cách, đến lúc chết Lâm vẫn không hiểu nguyên tắc thương mại tự do, và mục đích của các nước Phương Tây là gì.

https://baomai.blogspot.com/
Thượng Hải có các khu phố Âu là nhượng địa của Trung cộng cho nước ngoài

Ông vẫn tin rằng văn hóa Trung Hoa là ưu việt hơn và để tự cường thì chỉ cần học kỹ thuật, công nghệ của bọn 'man di mọi rợ' từ Tây Phương.

Khi đến Quảng Châu, ông thấy nhiều quan lại tham nhũng đã làm ngơ để ăn tiền, hoặc tiếp tay cho nạn buôn lậu đưa chất gây nghiện từ tàu của người Anh vào bờ.

Ông tin rằng để chặn nạn tham nhũng thì cần đề cao 'vua sáng, tôi hiền' theo kiểu 'đức trị'.

Lá thư của ông chẳng vào giờ đến tay Nữ hoàng Victoria, và giả sử có đến thì cũng không thay đổi gì.

Sau đó, chính báo The Times of London lại đăng bản dịch tiếng Anh của lá thư.

Dư luận Anh và một phần giới trí thức cũng chia sẻ sự phẫn nộ của Lâm Tắc Từ trước tệ nạn dùng nha phiến đầu độc người Trung Hoa để kiếm lời.

Nhưng Anh Quốc và các đại cường vẫn khai thác Trung cộng cho tới khi Thanh triều sụp đổ.

Sang thời Trung Hoa Dân Quốc, các tô giới của nước ngoài vẫn tồn tại.

Điều gây phiền toái là mỗi đặc khu có một luật riêng và nhiều băng đảng tội phạm gây án ở khu này chạy sang khu khác để tránh tội.

Các đặc khu chỉ bị xóa khi Mao Trạch Đông giành chiến thắng trong cuộc nội chiến năm 1949.

https://baomai.blogspot.com/

Macau và Hong Kong thì mãi đến tận cuối thế kỷ 20 mới được trả về 'cố hương'.

Di sản của các đặc khu kinh tế

Trung cộng sau đó chủ động mở các đặc khu như thời ở Quảng Châu sau Chiến tranh Nha Phiến nhưng để chủ động thu hút công nghệ, đầu tư tư bên ngoài.

Một chi tiết đáng nhớ là Liên Xô cũng tiếp quản khu tô giới của Đế quốc Nga ở Đại Liên và giữ cho đến tận năm 1955 mới trả cho 'các đồng chí Trung cộng'.

https://baomai.blogspot.com/

Những tô giới của ngoại kiều như khu phố Anh, phố Pháp ở Thượng Hải nay để nhiều kiến trúc Âu-Á thú vị.

Nhưng chúng là vết thương tinh thần sâu sắc, định hình tư duy của người Trung cộng trong thế kỷ 20, khiến họ coi quan hệ quốc tế là 'mạnh được yếu thua'.

Ngày nay, thì thời thế đã thay đổi, thậm chí 180 độ.

https://baomai.blogspot.com/
Cảng Hambantota đã được trao cho Trung cộng thuê 99 năm vì nước chủ nhà Sri Lanka nợ các công ty Trung cộng hàng tỷ USD

Không chỉ rửa được 'nỗi nhục 100 năm', Trung cộng còn thành đại cường kinh tế với sức mạnh quân sự dâng lên mạnh mẽ.

Có ý kiến nói Trung cộng lại đang dùng chính sách 'creditor imperialism', đem đồng tiền và tín dụng để mở cảng biển, đặc khu trên thế giới.

Các đặc khu ngày nay khác tô giới ngày xưa nhiều, vì phần lớn do các nước có chủ quyền vì làm ăn kém cỏi mà phải cần tín dụng xây cơ sở hạ tầng.

Nhưng người ta cũng nói Trung cộng đang nhắc lại thông điệp hệt như Anh ngày trước về 'tự do thương mại' để bành trướng kinh tế.

https://baomai.blogspot.com/

Brahma Chellaney viết trên The Project Syndicate (12/2017) rằng Vành đai và Con đường (BRI) đang đẩy cửa để Trung cộng vào khai thác thị trường, tài nguyên và nhân khẩu của nhiều nước Á Phi.

Vì thế không lạ khi đã có phản ứng của giới trí thức bản địa lo ngại những khoản cho vay với lãi suất thị trường từ BRI là một thứ gông cùm kinh tế kiểu mới.

Nếu không tự cường được, các nước yếu kém, tham nhũng sẽ phải 'nộp cảng' trước đạn đồng Reminbi, không khác gì nha phiến của Anh thời Lâm Tắc Từ.



Nguyễn Giang

https://baomai.blogspot.com/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bình Toti@ ( đ/c này chắc là DLV ) lại nói:


Có thể nhận thấy rằng, trong thời gian gần đây, khi mà các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước… cái gì mà có liên quan đến Trung Quốc (kể cả quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc hay giữa Trung Quốc với các nước khác) dành được sự quan tâm rất lớn của dư luận trong nước. Mà cũng phải thôi, bởi thời gian vừa qua, ông bạn láng giềng của chúng ta đã có những động thái không được cho đẹp lắm, hay nói đúng hơn là không công bằng trong tiến hành, xử lý một số vấn đề có liên quan đến các mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Điều này khi nói ra chắc hẳn sẽ dư thừa, bởi trong mắt một bộ phận đa số người dân Việt, Trung Quốc không xứng đáng là người bạn 4 tốt, 16 chữ vàng như đã nói.
Thế nhưng, cũng cần thiết phải nhận thấy rằng, dường như ở Việt Nam cũng đang song hành tồn tại một bộ phận nhỏ các thành phần bất mãn, có tư tưởng chống đối với Đảng và Nhà nước đang lợi dụng vấn đề quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc để nhằm đạt được mong muốn của mình. Nói đâu xa khi mấy ngày gần đây đang rộ lên phong trào phản đối việc Chính phủ Việt Nam cho nhà cầm quyền Trung Quốc thuê đất ở ba vị trí Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc trong thời hạn 99 năm. Dư luận đang hết sức quan tâm, thậm chí một số đối tượng đã lợi dung vấn đề này để kêu gọi ủng hộ biểu tình phản đối kịch liệt.
thuê đặc khu kinh tế 99 năm
Ba Đặc khu kinh tế được đề cập trong dự thảo Luật Đặc khu, ảnh: internet
Đứng trước sự việc này thiết nghĩ cần phải có một nguồn thông tin chính thống và chính xác để người dân có thể tiếp cận một cách thấu đáo. Xung quanh vấn đề này, theo tác giả cần làm rõ một số khía cạnh sau:
Trước hết, dư luận cần nhận thức rõ rằng, sự việc này bắt nguồn từ khi Quốc hội đưa ra dự thảo Luật Đặc khu và lấy ý kiến của người dân, trong đó có việc chủ trương cho thuê đặc khu kinh tế 99 năm ở các vị trí Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Ở đây, cần phải thấy rằng chủ trương này mới chỉ dừng lại trên dự thảo chứ chưa phải đã tiến hành triển khai trên thực tế. Hơn nữa, phải hiểu đúng bản chất như thế nào là Đặc khu kinh tế, chứ không phải mọi Đặc khu kinh tế đều là xấu cả.
Đặc khu kinh tế nói ngắn gọn là vùng thương mại tự do, thuế và kinh doanh nới lỏng, cực nhiều ưu đãi nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến. Mục đích là tạo đột phá, phát triển vượt bậc nhờ dòng tiền từ nước ngoài đầu tư.
Đến đây chắc nhiều người vẫn nghĩ đặc khu là bán đất cho nước ngoài, kiểu vùng lãnh thổ của Trung Quốc tại Việt Nam, chúng nó mua xong rào tường rồi chúng nó lập ra cả một cái huyện ở đấy thích làm gì thì làm, đẻ đái sinh sôi lập bang hội, bay nhảy thác loạn đấy nhỉ? Đặc khu kinh tế vẫn đầy đủ các cơ quan chức năng của Nước Việt Nam, các lực lượng vũ trang như Công an, Quân đội và An ninh để đảm bảo pháp luật được thực thi toàn vẹn, theo dõi và đập tan âm ưu gián điệp, chống phá từ trong nước. Vẫn danh xưng chủ nhà và khách trọ chứ ở đâu ra mua đứt bán đoạn? Đây là vùng ưu đãi trong đó các doanh nghiệp nước ngoài sẽ thuê từng lô để mở cơ sở thương mại, sản xuất. Tức là có nhiều nước WTO tham gia đầu tư hưởng ưu đãi như Nga, Nhật, Trung Quốc, hàn Quốc, Mỹ… hoàn toàn có thể đầu tư vào đó.
Hơn nữa, ở trong dự thảo về Luật Đặc khu khi đề cập đến việc cho thuê đặc khu kinh tế 99 năm ở 3 vị trí này cũng chưa đề cập gì đến việc là “cho Trung Quốc thuê”. Ấy vậy mà, một số kẻ vẫn cố tình áp đặt cụm từ đó khi liên quan đến vấn đề này để nhằm kêu gọi, hướng lái người dân sang một suy nghĩ khác.
Trên thực tế, hiện nay trên thế giới có khoảng 700 đặc khu kinh tế tiêu chuẩn (special economic zone). Thời hạn thuê 99 năm cũng là mốc mà nhiều nước áp dụng từ rất lâu rồi, mốc cho thuê 50 năm chỉ là áp dụng cho Khu Công nghiệp, đặc khu kinh tế quy mô hơn nên thời gian thuê tối thiểu là 70 năm - tối đa 99 năm cũng là việc bình thường. Có như thế thì mới thu hút đầu tư của các quốc gia lớn. Cũng như Úc cho Trung Quốc thuê cảng Darwin lớn nhất của nước mình trong vòng 99 năm đấy, người ta đã tiến hành trên thực tế mà có đả động gì đến việc mất nước, cướp đất gì đâu.
Có thể thấy rằng, thông tin trong dự thảo về Luật Đặc khu khi đề cập đến việc cho thuê đặc khu kinh tế 99 năm mới chỉ dùng lại ở văn bản nhưng đã bị lợi dụng, thêu dệt một cách quá đáng. Mỗi người dân khi tiếp cận thông tin cần có quá trình chọn lọc, bên cạnh đó cần có cái nhìn nhận một cách thấu đáo, đủ căn cứ tránh việc bị các đối tượng xấu lợi dụng.

nhận xét hiển thị trên trang

NHÀ BÁO ĐOÀN BẢO CHÂU PV BÀ CHI LAN VỀ DỰ LUẬT ĐẶC KHU



Nhà báo Đoàn Bảo Châu phỏng vấn 
kinh tế gia Phạm Chi Lan về Dự luật Đặc khu

 

LTS: Dự luật đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc(gọi tắt là Luật Đặc khu), hiện đang được mang ra bàn thảo tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14 . Dự luật này cho phép người nước ngoài thuê đất dài hạn, lên tới 99 năm, có khả năng sẽ được Quốc hội thông qua trong tuần tới. 
 
Đông đảo người dân Việt Nam trong và ngoài nước, đủ mọi thành phần, hiện đang lên tiếng phản đối dự luật này, bởi họ lo ngại an ninh quốc gia bị đe dọa, khi những người thuê đất dài hạn kia là người Trung Quốc, hoặc người từ nước khác làm trung gian, giúp người Trung Quốc thuê đất ở những khu vực hiểm yếu tới 99 năm. 
 
Nhân sự kiện này, nhà báo Đoàn Bảo Châu phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, bà Lan cho rằng: “Dự luật này rất nên dừng lại, Quốc hội đừng thông qua vội, để hỏi ý kiến thêm của các chuyên gia về các lĩnh vực khác nhau, không phải chỉ kinh tế, mà cả xã hội, các chuyên gia về an ninh, quốc phòng nhìn từ nhiều góc độ, để xem xét lại…”. Tiếng Dân xin được gỡ băng video clip phỏng vấn này, kính mời quý độc giả đọc tiếp.

____


5-6-2018 

PV: Hiện nay trên mạng XH cũng như trên báo chí cũng đang bàn luận rất nhiều về việc Quốc hội chuẩn bị thông qua luật về đặc khu, bà đánh giá như thế nào về dự luật này? 

Bà Phạm Chi Lan: Tôi nghĩ dự luật này rất nên dừng lại, Quốc hội đừng thông qua vội, để hỏi thêm ý kiến của các chuyên gia về các lĩnh vực khác nhau, không phải chỉ kinh tế, mà cả xã hội và chuyên gia về an ninh, quốc phòng nhìn từ nhiều góc độ để xem xét lại. 

Thứ hai nữa là rất cần phải hỏi ý kiến của đông đảo người dân. Bởi vì trong những ngày vừa qua, khi tôi đi các nơi, kể cả gặp những người rất bình thường, hoặc là ngồi trên xe taxi, thì những người lái xe taxi cũng chia sẻ với tôi nỗi bức xúc, lo lắng của họ trước [dự] luật này.

Hầu hết mọi người đều cho rằng, đưa ra Luật Đặc khu này, nhất là với điều kiện 99 năm thì có thể biến 3 đặc khu của VN thành vùng lãnh thổ trên thực tế của nước láng giềng Trung Quốc. Một đất nước mà có rất nhiều tham vọng về lãnh thổ, cũng như có những nhu cầu về di dân của họ, đi khắp nơi để đỡ gánh nặng dân số trên mảnh đất của họ.

Tham vọng của TQ đối với VN thì không hề che giấu trong suốt nhiều năm rồi, tôi không nói đến lịch sử nghìn năm ai cũng thuộc, bất cứ người dân VN nào ai cũng thuộc. Ngay cả trong lịch sử hiện đại VN, thì tham vọng lãnh thổ của TQ kể từ những dấu mốc như cuộc chiến tranh biên giới vào những năm ’79, rồi những cuộc chiếm các đảo của VN như Gạc Ma, rồi tất cả các đảo khác của VN trong suốt thời gian vừa qua. Gần đây nhất như chuyện TQ tăng cường vai trò của họ, quân sự hóa các bãi đá mà họ biến thành đảo nhân tạo ở các vùng thuộc lãnh thổ VN ở Biển Đông, cho thấy rất rõ tham vọng không hề che giấu đó.

Trong điều kiện như vậy, mà nền kinh tế VN cũng đang bị lệ thuộc ngày càng nặng nề nhiều hơn vào TQ về nguồn cung cho rất nhiều vật tư đầu vào cũng như việc xuất khẩu một loạt các sản phẩm của VN, thì cái mối nguy của việc 3 đặc khu, có thể biến thành những vùng lãnh thổ của TQ ở VN là rất lớn. Chính vì vậy mà những người dân bình thường của VN cũng đều bày tỏ sự lo lắng của họ. 

Đứng về góc độ kinh tế, góc độ chuyên gia, chúng tôi cũng thấy trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa hiện nay, trong bối cảnh VN đã tham gia FTA, Hiệp định Thương mại Tự do với các nước khác nhau trên thế giới, với những cam kết rất cao về mở cửa thị trường ở VN về tạo thuận lợi cho nhà đầu tư từ các nước đến làm ăn kinh doanh với VN, thì những mô hình như đặc khu kinh tế thực sự không cần thiết nữa.

Thứ hai nữa là, những đặc khu đó được đưa ra trong dự thảo luật cùng với các văn bản, phụ lục kèm theo, đưa ra những lợi ích vô cùng to lớn cho các nhà đầu tư vào đó, thì điều đó trái với những cam kết FTA của VN để tạo môi trường bình đẳng cho các nhà đầu tư khác nhau trên mảnh đất VN. Và đặc biệt nó gây hiệu ứng chèn lấn đối với doanh nghiệp VN, đối với công dân VN, về rất nhiều việc mà vốn dĩ luật pháp chưa cho người VN làm trên đất nước mình, thì lại mở ra cho người nước ngoài làm.

Kể cả những điều kiện kinh doanh (ĐKKD) chẳng hạn, vốn dĩ điều kiện kinh doanh được lập ra là nhằm bảo vệ lợi ích cho xã hội, cho người dân, hoặc là môi trường, trong những lĩnh vực cần kiểm soát, thì bây giờ vào đặc khu, cũng mở ra rất nhiều ĐKKD, dỡ bỏ đi để cho nhà đầu tư tự do làm, thì điều đó có thể gây phương hại vô cùng to lớn cho xã hội, cho người dân, không chỉ ở trong đặc khu đó. Tôi cho là, có quá nhiều vấn đề trong dự luật đặc khu này cần phải xem xét lại.

Tôi rất mong là Quốc hội lần này dừng lại, chưa thông qua luật này, để có thể lắng nghe nhiều hơn ý kiến của người dân, của doanh nghiệp, của tất cả các đối tượng khác trong xã hội, đặc biệt là các chuyên gia đang vô cùng bức xúc về vấn đề này. 

PV: Thế nhưng mà bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim ngân có phát biểu rằng, Bộ chính trị (BCT) đã thông qua, vậy thì QH cần phải bàn để đưa ra được luật, bà nghĩ sao về phát biểu của bà Chủ tịch QH?

Bà Phạm Chi Lan: Tôi nghĩ khi BCT thông qua thì có thể BCT đến những chủ trương lớn, đến một chiến lược và mong muốn tạo cơ hội cho VN phát triển. Tôi cũng thực lòng mong muốn và tin rằng BCT muốn thiết kế ra cách để VN phá triển một cách đột phá, chứ không phải như nhiều người nghĩ là một cách để làm cho VN bất lợi trước nước láng giềng. Tôi thực lòng mong muốn là như vậy.

Nhưng rất có thể là, khi thông qua chủ trương lớn đó, thì BCT không xem xét được đến những nhân tố cụ thể, những điều cụ thể được đưa vào trong luật. Và nhất là đưa vào trong các phụ lục kèm theo luật mà nó mở toang cánh cửa của VN quá rộng cho các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như không được báo cáo hết hoặc tính toán hết những tác động có thể có của dự luật này.

Vì vậy cho nên, có thể BCT có chủ trương nhưng mà cũng vẫn không thấu đáo được, thì tôi vẫn mong là xưa nay chúng ta vẫn nói đến “ý đảng, lòng dân”, thì lần này ý đảng nên nghe thêm lòng dân, để có thể thực sự hòa hợp được với nhau. Và vì vậy, cho nên bà Chủ tịch QH nói vậy tôi cũng vẫn mong là QH với tư cách là đại diện của dân, làm sao kết hợp đưa được ý kiến của dân vào luật, chứ không chỉ một chiều theo chủ trương lớn đã được đưa ra. Vì tôi thực sự e rằng, chủ trương lớn đó thường không đi được vào các chi tiết, mà nhiều khi cái chết là ở các chi tiết, chứ không phải ở bản thân các văn bản pháp luật.

Tôi cũng xin chia sẻ kinh nghiệm cá nhân tôi tham gia rất nhiều vào việc đóng góp vào các dự thảo luật lâu nay, cũng như các dự thảo chính sách của nhà nước VN, thì tôi luôn luôn e sợ nhất là việc các nhóm lợi ích cài cắm những lợi ích riêng của mình. Nhiều khi chỉ vào một vài từ trong văn bản pháp luật, thì nó có thể làm lệch lạc hoàn toàn ý tưởng của luật đó đi.

Ví dụ, khi luật muốn tạo điều kiện tự do kinh doanh hoặc cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp với nhau, nhưng chỉ cần cài cắm vào đó vài điều thôi, như việc cụ thể này do chính phủ ban hành các quy định. Như vậy thôi, cũng có thể làm cho những ý tưởng của luật vốn dĩ là tốt, thì có thể bị méo mó, bị lệch lạc hết, trong quá trình ban hành văn bản tiếp theo, nhất là trong quá trình thực hiện sau này.

Nhìn vào Dự luật đặc khu này, tôi cũng có thể thấy rất nhiều điều cài cắm lợi ích theo kiểu đó.

PV: Với tư cách là một phóng viên không chuyên về kinh tế, mong muốn bà góp thêm ý kiến về việc những đặc khu được mở ra vào những năm 70, 80 ở thế kỷ trước, như Thẩm Quyến chẳng hạn, tại sao họ thành công được bởi vì lúc đó nền kinh tế của họ là nền kinh tế kế hoạch, và họ mở ra đặc khu để có những chính sách ưu đãi về luật, về thuế… do vậy mới phát triển được. Bây giờ với thời đại công nghệ 4.0 và thế giới phẳng thì việc mở ra những đặc khu liệu rằng hiệu quả kinh tế nó được như người ta kỳ vọng hay không? Bởi vì mình không thể chạy theo thế giới, một điều mà người ta đã làm 30-40 năm rồi, trong khi mình đặt niềm tin vào một cái rất mơ hồ, sẽ mang nhiều rủi ro. Bà có đồng ý với ý kiến đó không?

Bà Phạm Chi Lan: Tôi đồng ý với ý kiến đó. Thực ra rõ ràng khi ở TQ, ông Đặng Tiểu Bình chủ trương phát triển Thẩm Quyến là trong bối cảnh nền kinh tế TQ đang rất muốn có cải cách kinh tế mạnh mẽ hơn. Từ những người có tư tưởng cải cách mạnh mẽ như Đặng Tiểu Bình, nhưng không thể áp dụng rộng rãi trên toàn quốc được, cho nên ông ta phải tìm một chỗ để thí điểm mô hình đó. Từ đó chứng minh lợi ích của việc cải cách của những chính sách mới thông thoáng, mở cửa hơn, thay vì chính sách tập trung vào trong tay nhà nước như trước đó, để từ đó nhân rộng ra.

Tác dụng của Thẩm Quyến không phải chỉ làm cho vùng Thẩm Quyến phát triển, mà quan trọng nhất là những thể chế đó sau đó được áp dụng trên toàn TQ và làm cho TQ mạnh lên về mặt kinh tế.

Đối với VN bây giờ cũng vậy, trải qua ngần ấy năm cải cách rồi, như tôi đã nói, VN còn đang tham gia các FTA, với những cam kết rất mạnh mẽ về mở cửa thị trường. Có thể nói, các FTA thế hệ mới như TPTPP hoặc EVFTA mà VN đang tham gia là những FTA được coi là của thế hệ mới, trong đó có những cam kết rất mạnh mẽ về đổi mới thể chế ở VN nữa. Tôi cho rằng, với việc như vậy, VN nên tập trung vào thực hiện những cam kết của mình đã có với các nước và nên xem xét lại trong thời gian vừa qua, trong quá trình cải cách của mình, còn những gì nữa cần phải thực hiện tiếp để cho nền kinh tế có thể phát triển mạnh mẽ hơn trên cả nước.

Và nếu có thí điểm, thì thí điểm là những chính sách khó, là những biện pháp khó cho những FTA thế hệ mới mà VN chưa dám làm ngay trên quy mô cả nước, thì có thể làm trong phạm vi hẹp.

Ví dụ như việc người ta đưa ra những yêu cầu về bảo hộ sở hữu trí tuệ để cho công nghệ cao có thể phát triển, thì có thể trong các khu công nghệ cao rất cần áp dụng một chế độ bảo hộ sở hữu trí tuệ thật mạnh, để làm cho các nhà đầu tư mạnh dạn chuyển giao công nghệ cho VN. Đấy là cách thí điểm thể chế.

Mọi thí điểm thể chế là để sau đó nhân rộng ra cho tất cả, chứ không phải gom lại mỗi đặc khu như thế này, nó biến thành một quốc gia nhỏ trong một quốc gia lớn, trong đó có những thể chế riêng biệt mà không áp dụng được cho cả nước. Tôi nghĩ cái đó không phải. Hơn nữa VN cũng chưa cần phải học nhiều ở các nước khác, mà học ngay bài học của chính mình. Ở VN lớn nhỏ đã có chừng gần 500 các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao… đã được hình thành trong những năm vừa qua, hay như các khu kinh tế ven biển…

Nhưng trong thời gian vừa qua, kể cả một số chính sách đặc biệt được tạo ra cũng vẫn chưa đủ để làm các đặc khu này phát triển lên. Do vậy, VN cần phải có một nghiên cứu, đánh giá thấu đáo, tại sao các chính sách này lại chưa làm được cho những khu mà VN đã từng chủ trương tạo cho nó những cơ chế đặc biệt để phát triển, mà lại chưa phát triển được. Trên cơ sở đó thì rút kinh nghiệm, thấy thể chế nào cần bồi đắp cho nó thì tập trung bồi đắp, để cho những khu mà VN đã hoạch định rồi có thể phát triển lên và từ đấy nhân rộng ra cả nước.

Tôi nghĩ đấy là cách đơn giản hơn nhiều. Tôi chỉ muốn nói đến ví dụ khu công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc, vào tháng 3/2018 ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch QH đã đến thăm khu công nghệ cao Hòa Lạc ở ngay Hà Nội, thì sau 20 năm, khu CNC Hòa Lạc vẫn chưa phát triển được như VN mong muốn. Số nhà đầu tư nước ngoài mang công nghệ cao vào đó vẫn còn rất hạn hẹp. Tại sao lại như vậy?

Khi ông Phùng Quốc Hiển cùng đoàn ĐBQH đến thẩm tra mới hiểu ở đó, mặc dù chính phủ đã ban hành rất nhiều những chính sách tốt cho khu CNC này, nhưng không áp dụng được trên thực tế, bởi nó vướng 13 luật pháp khác chưa sửa, để làm cho những chính sách này được thự thi. Và vì vướng ở 23 luật này, mà khu CNC Hòa Lạc không có điều kiện để phát triển được.

Thế thì tôi nghĩ, đem luôn kinh nghiệm mà ông Phùng Quốc Hiển đã thấy này, tập trung sửa những quy định trong 13 luật pháp đang cản trở khu CNC Hòa Lạc, áp dụng vào nó để xem CNC Hòa Lạc có bật được lên hay không. Đấy là một cái cách để thí điểm thể chế, đâu cần tìm những kinh nghiệm khác ở đâu xa nữa cho VN?

Điều cuối cùng tôi muốn nói là, trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 như thế này, thì không có những ngành nghề, những lĩnh vực gì nó kéo dài quá đâu. Nếu VN cứ mong muốn là dùng những chính sách ưu đãi thật nhiều, kéo dài thật lâu về thuế, về tiền thuê đất, về thời hạn sử dụng đất… thì những cái đó cũng vô nghĩa. Trong thời đại hiện nay, nó không có tác dụng thực sự với những người đầu tư sử dụng công nghệ mà tuổi thọ hay vòng đời của các sản phẩm nó ngắn lại rất đáng kể và nó phải thay đổi liên tục để cạnh tranh, trong khi đó nó lại chỉ tạo cơ hội cho những người đầu cơ, đặc biệt là đầu cơ trục lợi trên đất đai.

PV: Bà Chủ tịch Quốc hội có nói rằng, những đặc khu kinh tế, nếu bỏ vào 1 đồng thì sẽ thu về 10 đồng hoặc 100 đồng. Với tư cách là một người dân, tôi nghe như vậy, tôi cảm thấy rất là mơ hồ. Bởi vì khi phát thảo ra đặc khu kinh tế thì phải có một ý tưởng rõ ràng, có thể dự đoán rằng, trong 10 năm, 20 năm, 30 năm nữa, thì đặc khu kinh tế đó, có thể mang về lợi ích kinh tế gì cho đất nước. Nhưng mà tôi sợ rằng, phát biểu của bà Kim Ngân hoàn toàn vô căn cứ và mang tính cảm tính. Bà có đồng ý với quan điểm này không?

Bà Phạm Chi Lan: Tôi nghĩ có thể bà Kim Ngân đã được ai đó, chuyên gia nào đó tư vấn và gợi mở cho bà ấy con số đó. Cá nhân tôi thật sự không tin con số đó. Có thể là có dòng vốn đầu tư vào, khi mà nói bỏ ra 1 đồng, có người bỏ ra 100 đồng thì tôi nghĩ là dòng vốn của nhà nhà đầu tư nào đó mang vào, có thể là như vậy. Nhưng trên thực tế, ít nhất là 2 trong 3 đặc khu này là Vân Đồn và Phú Quốc, thì chưa cần có chính sách đặc khu gì, người ta đã mua đất, đã xây dựng, đã làm rất nhiều thứ rồi.

Đất đai ở Phú Quốc gần như đã hết, cho các khu resort, cho các khu nghỉ dưỡng, cho các dịch vụ du lịch khác nhau, mà chưa cần có chính sách ưu đãi gì. Tôi nghĩ, khi người ta thấy có cơ hội kinh doanh, là các nhà đầu tư có thể nhảy vào. Thì trong trường hợp này, chúng ta không cần bỏ 1 đồng ưu đãi về thuế, về đất, đã có thể có nhiều đồng của các nhà đầu tư vào rồi. Cho nên tôi nghĩ là, cứ nhìn vào Phú Quốc như vậy rồi lại nghĩ khi trở thành đặc khu thì nhiều hơn. Tôi cho là không phải như vậy đâu. Vả lại số tiền người ta bỏ vào bao nhiêu, không quan trọng bằng lợi ích thực sự là VN có được bao nhiêu.

Lâu nay có thể nói là trong chính sách đầu tư nước ngoài, VN thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài, nhưng lợi ích giành lại cho đất nước VN, nói thật, khiêm tốn lắm. VN bị tình trạng như ngôn ngữ của tổ chức IFC (International Finance Corporation) của ngân hàng thế giới, người ta vẫn gọi là ở VN vẫn hay theo cuộc đua xuống đáy, theo cái cách gọi là “lấy của người nghèo cho người giàu”, khi chúng ta miễn thuế nhiều quá cho các nhà đầu tư lớn. Trên thực tế, VN tình trạng chuyển giá, tình trạng né thuế ở VN, báo cáo lỗ hoài trong nhiều năm, nhưng vẫn xin mở rộng dự án đầu tư là có thật trong nhiều năm nay ở VN mà đến bây giờ vẫn chưa khắc phục được. Cho nên, nói về lợi ích có thể mang lại cho VN thì phải cần rất thận trọng.

Họ có thể mang lại được tốc độ tăng trưởng GDP, về hình thức thì cao, xuất khẩu cao, nhưng mà tăng trưởng cao, về những nguyên tố này thì cái chính, cốt lõi nhất đối với người VN vẫn phải xem là, vậy thì nền kinh tế VN, người dân VN được hưởng lợi ích gì từ tất cả những cái này, hay là lợi ích chủ yếu vẫn chảy vào túi của các nhà đầu tư nhiều hơn.

PV: Vừa rồi có đoàn phóng viên đi thăm Thẩm Quyến về, đồng loạt họ lên bài, ca ngợi mô hình đặc khu, cộng thêm nỗi lo lắng của người dân và thật ra thì ai cũng biết rằng khi mà mở đặc khu kinh tế thì người TQ sẽ nhảy vào, gần như điều này là chắc chắn. Nhưng mà ngược lại, như tôi quan sát và dự đoán, luật về đặc khu sẽ được thông qua. Và như vậy, nó sẽ mang lại hiểm họa vô cùng to lớn cho đất nước. Bà có đồng ý với nhận định của tôi không?

Bà Phạm Chi Lan: Tôi nghĩ, cách đi tham quan nhiều khi không giúp được nhiều cho người ta mở mắt thật sự, bởi vì tham quan nếu mà muốn hiểu đầy đủ về mô hình đặc khu thì cần xem cả những thành công và những cái thất bại của đất nước khác nữa. Những tổng kết của Ngân hàng Thế giới và các nơi đưa ra thì vẫn thường đánh giá là 50/50. Có khoảng 50% thành công, cũng có khoảng 50% thất bại nặng nề. Và khi thất bại thì cái giá phải trả của nền kinh tế và của người dân là rất lớn. Điều thứ hai là mối lo về vai trò của Trung Quốc thì không chỉ ở VN, nhưng gần đây ở các nước như Sri Lanca chẳng hạn, tiếp nhận đầu tư từ TQ vào một cảng biển, cuối cùng không có tiền trả cho TQ và phải bán toàn bộ quyền sử dụng, khai thác cảng biển đó cho TQ, là bài học đau đớn mà nhiều nơi đã nhận thấy.

Châu Phi chẳng hạn, cũng tiếp nhận rất nhiều dự án đầu tư của TQ, để trở thành con nợ của TQ, đó là điều mà ai cũng lo sợ. Tôi nghĩ là đối với VN, là nước kề cận TQ mà như tôi đã nói từ đầu về tham vọng của TQ đối với VN không phải che giấu, thì đương nhiên nó gây nên mối lo lắng trong bất kỳ người dân VN nào có tinh thần dân tộc hoặc biết lo lắng đến vận mệnh của đất nước, đến tương lai của con em, mối lo là TQ có thể là những nhà đầu tư chính trong các đặc khu này. Cũng có thể là ban đầu họ chưa vào nhiều đâu, bởi vì họ có thể mang danh là nhà đầu tư VN, mang danh là nhà đầu tư đâu đó, trong thế giới hiện nay, với việc chuyển tịch rất nhanh của dòng vốn đầu tư của những người chủ, từ ông chủ A sang ông chủ B rất dễ dàng nhanh chóng, với những hình thức như mua lại, sáp nhập, rồi mua bán với nhau. Và quyền tự do đặc khu dành cho các nhà đầu tư về mua bán doanh nghiệp đó, rất có thể chỉ là một số năm ít ỏi thôi. Chưa chắc đã cần chờ đến 50 năm, 70 năm hay 99 năm đâu, thì các đặc khu này có thể rơi vào tay người TQ ở mức độ rất cao, đến mức họ khống chế hoàn toàn. Đấy là điều thật sự tôi lo lắng.

PV: Cảm ơn bà rất là nhiều, xin chúc bà nhiều sức khỏe.

© Copyright Tiếng Dân – Bản đánh máy

Phần nhận xét hiển thị trên trang