Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

Tàu Anh vào Biển Đông thực thi 'quyền tự do đi lại'


https://baomai.blogspot.com/
Tàu HMS Sutherland

Anh Quốc chú trọng tới việc duy trì quy tắc 'tự do đi lại trên biển' và thể hiện thái độ bằng việc cho các tàu hải quân đi qua Biển Đông, nhà nghiên cứu Bill Hayton nêu vấn đề trong một bài viết đăng trên Chattham House hôm 1/06/2018.

Đây là quy tắc đã giúp ngăn việc làm nổ ra xung đột giữa các cường quốc từ 70 năm qua, tác giả viết.

https://baomai.blogspot.com/

Trong tháng Năm vừa qua, các tàu Anh HMS Albion và HMS Sutherland đã đi qua các vùng biển mà Trung cộng đang tìm cách hạn chế quyền đi lại.

HMS Albion đi qua Quần đảo Trường Sa hồi đầu tháng, trên đường từ Brunei tới Nhật Bản.

Không rõ HSM Sutherland đi vào thời điểm nào, nhưng tàu này gần đây đã đi từ Nhật Bản tới Singapore với hải trình cũng đi qua vùng biển đó.

Các sự kiện trên cho thấy Anh nhìn nhận tầm quan trọng của việc cần làm sống lại lợi ích của Anh trong vấn đề an ninh châu Á sau bốn năm không có chiếc tàu nào của hải quân Anh tới vùng châu Á - Thái Bình Dương, tác giả Bill Hayton nhận xét.

https://baomai.blogspot.com/

Lý giải nguyên nhân khiến Anh coi trọng việc tàu thuyền đi qua những vùng biển nằm rất xa nước Anh, Bill Hayton nói rằng lý do rất đơn giản.

Đó là bởi Trung cộng đang tìm cách đi ngược lại điều đã được quốc tế đồng thuận từ nhiều năm nay khi muốn đóng cửa các vùng biển, không cho tàu bè quân sự qua lại.

https://baomai.blogspot.com/
Tàu HMS Albion từng đưa công dân và binh lính Anh bị mắc kẹt tại Afghanistan về nước trong cuộc khủng hoảng bụi núi lửa hồi 2010

Nếu thái độ của Bắc Kinh không bị phản ứng thì thế giới sẽ quay trở lại kỷ nguyên xưa, khi mà các lực lượng hải quân phải giành giật tìm cách đi qua các rào cản, và khi việc giao thương trên biển, mạch máu chính của nền kinh tế toàn cầu, bị phụ thuộc vào các quốc gia ven biển.

Do vậy, việc Anh cho tàu đi qua Quần đảo Trường Sa là động tác của Anh nhằm đẩy lui nỗ lực của Bắc Kinh trong việc 'rào dậu' vùng biển này, và nhằm đứng lên bảo vệ quyền tự do đi lại trên biển cho toàn thế giới, và Trung cộng nên đứng lên nói rõ rằng họ cũng tôn trọng các quyền trên, Bill Hayton viết.

Luật pháp quốc tế quy định thế nào về quyền tự do đi lại trên biển?

https://baomai.blogspot.com/

Theo Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS), tàu thuyền quân sự các nước được phép đi tới hầu như bất kỳ nơi nào.

Nói cách khác, việc tàu hải quân các nước đi vào các vùng biển, kể cả những nơi có tranh chấp căng thẳng như Biển Đông, là hoàn toàn hợp pháp.

Luật quốc tế quy định rằng các quốc gia chỉ có quyền 'sở hữu' biển tới phạm vi cách bờ biển nước mình tối đa là 12 hải lý.

Nhưng ngay cả như vậy, luật vẫn cho phép tàu quân sự được đi qua 'vùng lãnh hải' đó, tới tận sát bờ biển nước chủ nhà, với điều kiện là không làm gì đe dọa đến 'hòa bình, trật tự hoặc an ninh', và không gây phương hại tới sự an toàn của bất kỳ ai.

Đây là điều khoản mà bản thân Trung cộng từng vận dụng, Bill Hayton nói.

https://baomai.blogspot.com/

Nhà nghiên cứu từ Chattham House, nhìn lại sự kiện hồi 7/2017, khi ba tàu hải quân Trung cộng, trong đó có tàu khu trục mang theo tên lửa dẫn đường Lớp 052D, đi qua eo biển Manche giữa Anh và Pháp, để minh họa.

https://baomai.blogspot.com/

Eo biển này ở chỗ hẹp nhất chỉ rộng có 18 hải lý, và do đó đoàn tàu của Trung cộng phải đi qua vùng lãnh hải hoặc của Anh, hoặc của Pháp.

Hải quân Trung cộng đã dùng quyền 'đi qua vô hại' để tiến vào Biển Baltic tham dự tập trận với hải quân Nga, bằng cách đi ngang qua các căn cứ hải quân của Anh ở Plymouth và Portmouth mà không hề bị ai phản đối.

Đó là một ví dụ rõ ràng về quyền tự do đi lại trên biển.

https://baomai.blogspot.com/
Tàu USS Higgins của hải quân Mỹ là khu trục hạm có mang tên lửa dẫn đường

Để so sánh, nếu Anh có thái độ giống như thái độ của Bắc Kinh ở Biển Đông đối với các tàu hải quân của Mỹ, thì Anh đã có thể chặn đường, không cho các tàu hải quân Trung cộng đi qua eo biển này.

Tương tự, ở Á châu, các nước Indonesia, Malaysia và Singapore cũng có thể lập luận tương tự để chặn Eo biển Malacca, không cho tàu Trung cộng qua.

Và giả sử các nước ven biển đều làm vậy, thì hậu quả đối với hòa bình quốc tế sẽ vô cùng thảm khốc.

Hồi cuối tháng Năm, hai tàu chiến của Hải quân Mỹ vừa áp sát các hòn đảo thuộc vùng biển Quần đảo Hoàng Sa mà Trung cộng tuyên bố chủ quyền.

https://baomai.blogspot.com/

Ngay lập tức, Trung cộng lên tiếng phản đối, gọi đó là hành động "vi phạm pháp luật Trung cộng và pháp luật quốc tế" và "làm tổn hại niềm tin giữa quân đội hai nước".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lục Khảng khi đó nói rằng khu trục hạm Higgins và tuần dương hạm Antietam của hải quân Mỹ đã đi vào vùng lãnh hải của Trung cộng khi chưa được chính phủ Trung cộng cho phép.

https://baomai.blogspot.com/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mạng xã hội tốt hay xấu cho người bị trầm cảm?


https://baomai.blogspot.com/
Tháng 11 vừa rồi, khi mùa đông tiếp tục kéo dài và khi ánh sáng, hơi ấm trong không gian ngày càng vơi đi, tôi cảm thấy bị chìm vào hố sâu đen tối trong tâm hồn.

Tôi phải đánh vật với tình trạng trầm cảm cực kỳ nghiêm trọng. Đó là thời điểm tệ nhất suốt năm qua.

Tôi cần được giúp đỡ. Nếu tình hình tệ hơn, ý nghĩ muốn tự tử trong đầu óc tôi có thể hóa thành hành động tự tử thật.

Một trong những bác sĩ tâm lý tôi đến khám đầu tháng đó đề nghị tôi là hãy gọi cho tổng đài Samaritan nếu cảm thấy muốn tự tử.

Điều đó không chỉ tốt cho tôi, mà còn giúp người yêu tôi tránh phải mang gánh nặng khi phải đối thoại với tôi trong tình huống khiến cô cảm thấy khó khăn.

Không dễ dàng khi phải chứng kiến người yêu rơi vào tình huống như bào thai như vậy, không có bất cứ cảm xúc hoặc hy vọng gì, ao ước bản thân chưa bao giờ tồn tại. Tệ hơn: thường chẳng ai có thể giúp được gì. Cảm giác tuyệt vọng sẽ lây lan.

Vì thế, tôi đổ mình xuống ghế sofa, gọi vào số 116 113 và chờ nghe chuông điện thoại reo. Chuông tiếp tục reo. Không ai bắt máy.

Không ai quan tâm đến tôi, tôi nghĩ. Tôi gọi vào một đường dây nóng chống tự tử khác có tên "Crisis Service" (Dịch vụ khủng hoảng) từ Bệnh viện Tâm thần Bristol.

https://baomai.blogspot.com/
Mạng xã hội có thể đem lại trải nghiệm khác biệt khi bạn bị trầm cảm

Một phụ nữ trả lời: "Xin chào, bạn tên là gì?"

"Alex"

"Xin chào Alex, bạn có khỏe không?"

"Tôi xin lỗi," tôi nói, và sau đó tôi khóc. Tôi không thể ngừng lại. Cô ấy nói mọi thứ sẽ ổn và tôi cứ khóc đi.

Tôi lại nghĩ khác. Thời gian chính là thứ mà những người khác không có. Với ngành Dịch vụ Y tế Quốc gia thiếu kinh phí và kéo dài, tôi đang làm mất thời gian của cô ấy và khiến đường dây bận máy trong khi người khác không thể gọi vào. Trong tâm trí tôi, những người khác hẳn đang cần dịch vụ hơn tôi. Tôi không xứng đáng.

Tôi cúp máy. Cô độc và thất vọng (chủ yếu là với chính bản thân mình), tôi lên Twitter. Nếu tôi không thể nói chuyện, tôi có thể gõ bàn phím. Tôi đăng tải những gì đã xảy ra, và nói thêm tôi đang trong danh sách chờ điều trị liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) trong tám tháng. "Không có gì cả," tôi biết. Sau đó tôi chờ được ai đó phản hồi.

https://baomai.blogspot.com/

Mọi người phản ứng với mạng xã hội hoàn toàn khác nhau. Với bệnh trầm cảm cũng vậy. Đây là chứng bệnh của suy nghĩ và xúc cảm, của môi trường xã hội và do gene. Cách chúng tác động với mỗi người cũng khác nhau.

Thật đáng ngạc nhiên, bất kỳ kết luận chung nào về phản ứng giữa mạng xã hội và bệnh trầm cảm đều không chắc chắn lắm.

Tuy nhiên, cũng có một số mẫu số chung. Chẳng hạn, nhiều nghiên cứu từ năm 2010 đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy việc sử dụng mạng xã hội thường xuyên - điển hình là Facebook - có thể liên quan đến trầm cảm, hoặc gây ra các triệu chứng tương tự như trầm cảm.

Năm 2016, một nghiên cứu tiến hành trên 1.787 người từ 19 đến 32 tuổi ở Hoa Kỳ cho thấy mối quan hệ giữa thời gian họ lướt các trang web mạng xã hội mỗi ngày và số lượng triệu chứng trầm cảm mà họ trải qua. Càng sử dụng mạng xã hội nhiều, người ta càng cảm thấy tuyệt vọng, vô giá trị và bất lực.

https://baomai.blogspot.com/
Học cách kiểm soát thời gian xài mạng xã hội là cách làm khôn ngoan

Nhưng Liu yi Lin và những đồng nghiệp của bà từ Đại học Pittsburgh lưu ý rằng điều này không chứng minh được mạng xã hội là nguyên nhân gây hại.

Có thể đơn giản là những người bị trầm cảm thường dùng mạng xã hội nhiều hơn. "Những cá nhân trầm cảm với cảm giác bản thân không còn giá trị gì có thể lên mạng xã hội để tìm kiếm tương tác để được mọi người công nhận," họ viết. Ngoài ra, mạng xã hội có vẻ thu hút hơn với những người này so với tương tác trực tiếp gặp mặt vì nó dễ tiếp cận và kiểm soát hơn.

Và tình huống còn phức tạp hơn, khi có nhiều bằng chứng cho thấy thực ra mạng xã hội có thể có ích với sức khỏe tâm thần - có lẽ vì nó giúp kết nối những người cảm thấy cô độc với xung quanh.

https://baomai.blogspot.com/

Với tôi, mạng xã hội không có gì là tốt hay xấu. Nó dịch chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác cũng như tình trạng tinh thần của tôi.

Nếu tôi thấy vui vẻ - như khi thuốc chống trầm cảm, liệu pháp điều trị và những lựa chọn trong lối sống của tôi phát huy tác dụng - thì mạng xã hội sẽ thường được dùng làm công cụ hiệu quả để cập nhật tin tức mới nhất, liên lạc với bạn bè và để đảm bảo chiến tranh hạt nhân chưa xảy ra.

Tuy nhiên, nếu tôi trầm cảm, mối quan hệ này cũng trở nên rối loạn. Như những chiếc vòi bạch tuộc của con quái vật tâm lý, tâm bệnh của tôi có thể xuất hiện trong thế giới mà tôi tạo dựng trên mạng, đưa vào mạng xã hội bóng tối mà không niềm vui nào có thể xuất hiện.

Ví dụ như Instagram chẳng hạn. Dù trong đời thực mọi người có đăng ảnh gì, tôi biết những bức ảnh xuất hiện trên tường nhà tôi cũng sẽ bị phủ màu u ám.

Bức ảnh của một nhiếp ảnh gia chụp ảnh động vật hoang dã về một loài đang bị đe dọa - gấu Bắc cực hay loài vượn cáo tre, đã đem lại phản ứng khó chịu với những người khiến tôi cảm thấy càng tiêu cực hơn.

https://baomai.blogspot.com/

Một con đường đông đúc đâu đó trên thế giới, tràn ngập màu sắc và sự sống, làm tôi nhớ ra mình không thể bước chân ra đường. Ảnh của bạn bè, gợi tôi nhớ lại mình không thể gặp họ.

Tới mức này, tôi phải học cách tránh xa mạng xã hội và tập trung vào những phần khác trong đời sống mà tôi có thể kiểm soát được: như ăn uống, ngủ và cố gắng đi bộ ra ngoài một chút.

Năm ngoái, khi cố gắng tăng cường kiểm soát mức độ sử dụng mạng xã hội, tôi đã xóa tất cả các ứng dụng trong điện thoại và các trang đánh dấu trên trình duyệt. Tài khoản mạng xã hội của tôi vẫn đang hoạt động; chỉ là khó truy cập hơn một chút. Như thay đổi nhỏ này, dù chỉ là vài click chuột, đã đem lại sự tách biệt quan trọng giữa cuộc sống của tôi và những thế giới có thể làm đảo lộn tôi. Ngoài ra, tôi không nhận được bất cứ thông báo mới nào gây kinh ngạc.

https://baomai.blogspot.com/
Một mẹo nhỏ giúp bạn tránh truy cập mạng xã hội vô thức là xóa bỏ ứng dụng hoặc khiến việc truy cập gặp khó khăn hơn

Với tôi, học cách kiểm soát thời gian trên mạng xã hội cũng giống như tìm được đúng thuốc chống trầm cảm. Một số cách chẳng có tác dụng gì. Một số cách còn khiến tình hình tệ hơn. Nhưng một cách có thể có tác dụng. Và nếu nó phát huy tác dụng, thì cần thời gian để tìm được liều lượng hợp lý - bao nhiêu, bao lâu một lần, và giờ nào trong ngày thì nên truy cập.

Trở lại tháng 11, sau khi lên Twitter, tôi nhận được một tin nhắn từ hộp thư riêng. Tôi mở ngay lập tức. Đó là tin nhắn từ một người bạn tôi quen ở trường đại học, một người mà tôi đã không hề gặp lại hoặc nói chuyện gì trong nhiều năm. Anh ấy nói rất tiếc khi nghe những chuyện đã xảy ra. Anh ấy bảo anh rảnh bất cứ khi nào tôi muốn trò chuyện.

Tôi không thể trả lời - vì tôi đang khóc (lại một lần nữa).

https://baomai.blogspot.com/

Đó là dấu hiệu cho thấy có người quan tâm, dù chỉ là chút ít. (Trầm cảm luôn có cách đánh lừa não bộ suy nghĩ theo hướng ngược lại, dù xung quanh bạn toàn những người yêu thương bạn). Tin nhắn này giúp tháo bỏ suy nghĩ đó. Chỉ trong vài giây.

Với những tin nhắn liền mạch trên màn hình trước mặt tôi, thêm một giờ nữa nhanh chóng trôi qua. Sau vài ngày, tôi cảm thấy ăn ngon miệng trở lại. Giấc ngủ bình thường hơn. Sự quan tâm của tôi với thế giới xung quanh dần trở lại.

Một tuần sau đó, khi tôi cảm thấy khỏe hơn, tôi truy cập vào Twitter và cảm ơn anh vì tin nhắn đó. Đây là trường hợp mà mạng xã hội thực sự giúp tôi hồi phục khi bị trầm cảm. Đó là mối quan hệ phức tạp, một thứ có thể khiến tôi chìm đắm, nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, lại là thứ đưa tôi trở lại cuộc sống.




Alex Riley

https://baomai.blogspot.com/


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phát hiện MỚI: QUỐC HỘI SAI CĂN BẢN VỀ QUY TRÌNH PHÁP LÝ,



QUỐC HỘI SAI CĂN BẢN VỀ QUY TRÌNH PHÁP LÝ, 
VÌ VẤN ĐỀ 3 ĐẶC KHU KHÔNG THỂ LÀM THÀNH LUẬT 

Luật gia Trần Đình Thu

Vấn đề 3 đặc khu hiện nay thực ra không phải là đối tượng của pháp luật mà là đối tượng của chính sách. Vì nói đến luật là nói đến những quy tắc xử sự chung cho mọi người, mọi cơ quan tổ chức, chỉ phân biệt lĩnh vực, đối tượng chứ không thể phân biệt vùng miền. Chỉ có chính sách mới có thể phân biệt vùng miền.

Thí dụ chúng ta có chính sách ưu tiên cho một số vùng cụ thể bị thiên tai nhiều trong những năm vừa qua. Hoặc chúng ta có chính sách miễn giảm thuế cho một địa phương nào đó vì mất mùa quá nặng nề… Với 3 vùng mà chính phủ muốn làm đặc khu, thì cũng như vậy. Dù là quan trọng nhưng nó lại mang tính chất vùng miền, nó không phải là vấn đề chung cho mọi vùng miền nên nó vẫn là đối tượng của chính sách mà thôi.

Đối với những vấn đề thuộc về chính sách như vậy, nếu nhỏ thì chính phủ ra quyết định, lớn thì Ủy ban thường vụ quốc hội ra nghị quyết. Chứ không bao giờ có chuyện ra một luật cho các vấn đề liên quan đến một địa phương hay vài địa phương cụ thể. Trong trưòng hợp này, chỉ có thể ban hành Luật đặc khu chứ không thể ban hành Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc được.

Vậy thì với 3 vùng, quy trình phải được làm như thế nào?

Nếu là luật, quốc hội có thể đặt hàng cho Ban soạn thảo rồi sau đó đưa ra thảo luận ở các phiên họp toàn thể, nhưng là một chính sách thì không thể theo quy trình đó. Một chính sách lớn như 3 vùng đặc khu cần phải được thảo luận và biểu quyết về chủ trương ở quốc hội trước đã. Sau khi biểu quyết thông qua chủ trương, mới đến thủ tục giao cho Ủy ban thường vụ quốc hội xây dựng nghị quyết và trình ra quốc hội một lần nữa. Như chúng ta từng làm với dự án đường sắt cao tốc năm xưa vậy.

Vì lý do như vậy, nên việc thảo luận Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc hiện nay là sai quy trình pháp lý. Do đó quốc hội cần cho dừng ngay việc thảo luận và làm lại đúng quy trình như tôi phân tích ở trên.

NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI LÊN TIẾNG VỀ 3 ĐẶC KHU TỬ HUYỆT


Đồn trưởng Đồn Biên phòng Sa Vĩ cùng Nhà văn Hoàng Quốc Hải (áo trắng) 
quan sát Bãi Tục Lãm (nay mất về Trung Quốc). Ảnh chụp năm 2012.

Ý KIẾN CÔNG DÂN CỦA NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI

ĐẢNG ƠI!
QUỐC HỘI ƠI!
HÃY BÌNH TĨNH LẮNG NGHE DÂN!
 


Chỉ mới nghe Quốc Hội thảo luận về Dự án luật cho ba Đặc khu kinh tế, với quyền ưu tiên vượt trội cho nhà đầu tư tới 99 năm và họ có quyền chuyển nhượng cho người khác kể cả quyền thừa kế.

Ba đặc khu với ba cái tên: Vân Đồn - Bắc Vân Phong – Phú Quốc, nằm ở ba vùng đắc địa về kinh tế, hiểm địa về an ninh quốc phòng. Tôi vô cùng sửng sốt và có phần hoang mang nữa.



Những nhà kinh tế và khoa học đã phân tích tính lỗi thời của các đặc khu kinh tế so với thời đại 4.0. 

Không một nhà đầu tư nào tự nguyện đem công nghệ cao đến chuyển giao cho ta đâu. Mà họ chỉ cần thuê đất, thuê nhân công rẻ mạt và không chịu sức ép về bảo vệ môi trường.

Nếu thật sự là công nghệ cao thì không cần nhiều đất đến thế. Và tại sao phải đem ra tận ba nơi có vị trí chiến lược quan trọng mang tầm quốc tế này để mời gọi.

Ta đã có “Khu công nghệ cao Hòa Lạc”, mở ra cả chục năm rồi, chỗ còn rộng lắm mà có nhà đầu tư nào tới đâu. Và cái gọi là công nghệ cao ấy đã có sản phẩm công nghệ nào góp vào nền kinh tế?

Xin bỏ qua yếu tố kinh tế mà đi thẳng vào các vấn đề có liên quan đến lịch sử qua mô hình đặc khu với ba vùng đất, lẽ ra phải nghiêm cấm người nước ngoài tiếp cận.

Ba đặc khu ấy, nếu tính cả không gian biển và thềm lục địa mà nó có quyền tài phán theo luật Unclos, thì lên tới cả vạn km2. Các đặc khu kinh tế ấy “con quỉ” nào đội lốt “phượng hoàng” sẽ nhảy vào đây lót ổ?

Chắc chắn là người Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc nham hiểm, họ tạm né để dân Việt an tâm. Vài ba năm sau họ sẽ mua lại. Mua bằng bất cứ giá nào, với họ cũng vô cùng rẻ mạt. Như vậy nghe êm hơn.

Việc mua lại xét ra không khó. Dù chủ cũ có là người Mỹ, người Nhật, người Hàn..... hễ cứ có lời là họ bán. Đó là quy luật của lợi nhuận trong kinh doanh. Họ không có bất kì nghĩa vụ nào đối với an ninh quốc gia của chúng ta. Bởi tổ quốc của nhà  tư bản chính là lợi nhuận. Còn Tổ quốc của chúng ta lại chính là đất đai, trời, biển.

Tuy nhiên, họ cũng chẳng cần tế nhị, bởi lũ tiếp tay như Võ Kim Cự thiếu gì. Luật về đặc khu này, thử ra một điều đặc biệt: “Không chấp nhận các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc. Các chủ đầu tư không được thế chấp tài sản, chuyển nhượng tài sản cho người Trung Quốc, hoặc có yếu tố Trung Quốc”. Thử làm thế xem, liệu có nhà đầu tư nào mò tới không? Chắc là không! Bởi chỉ có người Trung Quốc là khát đất Việt Nam, nằm trong chiến lược thôn tính Việt Nam bằng giải pháp mềm: TIỀN!  

Nếu ba đặc khu kinh tế với luật đặc khu như trong dự thảo, thì chỉ độ 3 tới 5 năm sau sẽ lọt vào tay người Trung Quốc hết, bởi luật Đặc khu cho phép chủ đầu tư có quyền chuyển nhượng, kể cả quyền thừa kế.

Và như vậy, chắc chắn ba Đặc khu ấy sẽ là ba thành phố Trung Hoa khổng lồ. Và chỉ trong vòng 30 năm vừa tăng trưởng dân số cơ học và di dân, tối thiểu mỗi nơi ít nhất có từ 7 triệu đến 10 triệu người.

Vài ba chục triệu người Trung Hoa nối đời sinh ra trên mảnh đất 99 năm ấy. Đương nhiên, nơi đó sẽ là quê hương của họ, tổ quốc họ. Ai xua đuổi nổi khối người khổng lồ ấy ra khỏi mảnh đất mà tổ tiên họ đã mua một cách hợp pháp.

Lại thử hỏi, với huyết thống bành trướng di truyền, liệu mấy chục triệu người ấy họ có chịu giam hãm trong giới hạn Đặc khu. Mặc nhiên, họ tỏa ra bốn phương tám hướng mà lấn chiếm, mà gieo rắc dòng máu Hán tộc trong cộng đồng người Việt.

Tới lúc này, họ chẳng cần tranh chấp thì dải đất hình chữ S này đương nhiên là của người Trung Hoa. Thành thử ta chỉ bán đợ (bán có thời hạn) ba vùng đất hẹp, lại hóa ra ta bán cả nước ta cho kẻ thù truyền kiếp.

Xin nói một cách chắc chắn rằng, nếu để người Trung Quốc đặt chân vào bất cứ nơi nào trên đất nước ta, thì không một thứ luật lệ nào chế tài được họ , họ là loài bạch tuộc triệu vòi.
Quốc hội ơi! Quốc hội có hình dung ra cảnh đất nước như thế nào sau 30 năm các người bấm nút xanh biểu quyết.

Các vị nên nhớ năm 1946, trong tình hình vận mệnh đất nước như vật nặng ngàn cân treo trên đầu sợi tóc. Pháp đã đem 15.000 quân theo chân quân Anh vào giải giáp vũ khí quân Nhật đầu hàng đồng minh. Quân pháp ra tối hậu thư cho chính quyền Nam Bộ phải đầu hàng. Thế là Nam Bộ kháng chiến. Trong khi đó 20 vạn quân Tàu Tưởng vào miền Bắc Việt Nam để giải giáp vũ khí chỉ có 35.000 quân Nhật đã đầu hàng.

Trong tình thế như vậy, buộc phải chọn một trong hai kẻ thù. Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn giải pháp đuổi 20 vạn quân thù truyền kiếp ra khỏi nước ta, đau đớn chấp nhận cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc nước ta thay thế 20 vạn quân Trung Hoa qua Hiệp định ngày mồng 6 tháng 3 năm 1946. Đó là sáng kiến vĩ đại của một người yêu nước vĩ đại, dám chịu trách nhiệm trước toàn dân và  lịch sử.

Quân Trung Hoa phải rút khỏi Việt Nam từ ngày 1 đến 15 tháng 3 năm 1946, và chậm nhất là ngày 31 tháng 3 năm 1946. Điều khoản thứ 2 của Hiệp định này ghi rõ: “Nước Việt Nam thỏa thuận để 15.000 quân Pháp vào miền Bắc Việt Nam thay thế cho quận đội Trung Hoa giải giáp quân Nhật. Số quân Pháp này sẽ phải rút hết trong thời hạn 5 năm.” 

Trong tình thế đất nước cực kỳ nguy nan, mà người cầm lái còn sáng suốt lựa chọn, và việc ký kết vẫn tỏ rõ một nước có chủ quyền.

Vậy mà trong tình hình yên bình như thế này, với số dân 95 triệu đâu phải nước nhỏ, và người Việt Nam chưa từng cúi đầu trước kẻ xâm lược nào, dù chúng đến từ phương trời nào. Thế mà tự nhiên lại lập ra ba cái gọi là Đặc khu để rồi trước sau cũng rơi vào bẫy giặc.

Xin Đảng, xin Quốc Hội hãy nhìn tấm gương hành xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua Hiệp ước 6/03/1946, vì Đảng luôn nêu cao tinh thần “Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh”. Đây là bài học lịch sử rất gần, tấm gương vẫn còn đủ sáng để ta soi.

Người Trung Quốc đông như kiến, họ Hán hóa rất nhanh, rất tài tình và bài bản.

Thử xem dân tộc Uyghur ở Trung Á bị Thanh Càn Long xâm lược và nhập vào lãnh thổ Trung Hoa từ cuối thế kỉ 19, và đổi tên xứ này thành Tân Cương. Tân Cương có diện tích rộng tới 1.600.000 kmvà có biên giới với 8 quốc gia như Nga, Mông Cổ, Ấn Độ v.v...

Theo điều tra dân số của Trung Quốc năm 1949, tỉ lệ người Hán trên vùng lãnh thổ này chỉ chiếm 4%. Tới năm 2000 (50 năm sau) người Hán đã chiếm tỉ trọng 46%. Vài năm gần đây người Hán đã áp đảo với tỉ lệ 60/40.

Việc Hán hóa này cũng đang diễn ra cấp tập trên đất Tây Tạng.

Còn vùng Mãn Châu, quê hương của nhà Thanh, dân tộc đã thống trị Trung Hoa từ cuối thế kỉ 17 đến tận đầu thế kỉ 20, bây giờ ra sao?

Người Mãn Châu oanh liệt là vậy, bây giờ đã mất tiêu văn hóa Mãn, chỉ còn lại người Mãn mang hồn Trung Hoa. Nhà văn hóa người Mãn cuối cùng là Lão Xá (1899-1966) còn giữ được cái hồn văn hóa Mãn. Nhưng rồi không chịu nổi sự kỳ thị và ngược đãi, ông đã nhảy xuống hồ Thái Bình tự tử ngày 24 tháng 8 năm 1966.

Tấm gương ấy liệu có cảnh tỉnh cho “Ba Đặc khu kinh tế” sắp ra đời?

Tổ tiên ta đã chết đi sống lại trong cả ngàn năm Bắc thuộc, để gìn giữ dòng máu Lạc Hồng không bị Hán hóa.

Đầu thế kỷ 15, Lê Lợi cùng toàn dân đã kiên cường đánh đuổi giặc Minh hiểm ác. Chúng vừa thống trị vừa tiêu diệt đến cùng nền văn hóa Việt và dòng máu Việt. Trong 20 năm (1407-1427) giặc Minh chiếm đóng nước ta, dân ta đã bị quân Tàu nướng, thui, phanh, mổ...

Nếu ngày ấy dân ta không tỉnh táo đi theo cờ nghĩa của Lê Lợị, mà nông nổi nghe theo bè lũ Bùi Bá Ký hàng Minh, liệu dân tộc Việt Nam có tồn tại đến ngày nay?

Đảng ơi! Quốc Hội ơi!

Toàn dân tộc Việt Nam đã nghe theo lời Đảng, nghe theo lời hiệu triệu của Quốc Hội làm cuộc trường chinh giải phóng dân tộc ròng rã 30 năm. Biết bao con dân ưu tú đã ngã xuống, máu chảy thành sông, thây chất thành núi. Nhiều gia đình tuyệt tự vì các con trai con gái đã lần lượt ra mặt trận, và đều đã hy sinh. Có thể nói mỗi hạt cát, mỗi viên sỏi, mỗi thân cây, gốc lúa đều thấm đẫm máu xương con dân đất Việt qua ngàn đời, để có mảnh đất Việt Nam hình chữ S ngày nay.

Sự hy sinh to lớn của dân tộc suốt chiều dài lịch sử để có một lãnh thổ như ngày nay, trao vào tay Đảng, vào tay Quốc hội.

Vậy thì đất đai sông núi kia là của toàn dân chứ đâu phải của riêng Đảng, của riêng Quốc hội? Thế mà việc lớn có quan hệ đến sự mất còn của cả sinh mệnh quốc gia, dân tộc, Đảng và Quốc hội không nỡ hỏi ý dân. Có đúng là dân không có quyền tham gia việc nước?

Nếu Đảng và Quốc hội vẫn giữ chủ trương lập ba Đặc khu kinh tế, thì nên hỏi nguyện vọng của toàn dân qua trưng cầu dân ý.

Hãy nhìn sâu thêm một chút vào lịch sử. Cuối thế kỷ 13, mệnh nước như chuông treo chỉ mảnh. Nhà Trần chỉ dựa vào dân mà thắng cường địch. Giặc đã lấp ló biên thùy, triều đình còn mở hội Diên Hồng hỏi ý dân. Vì thế mà cố kết được lòng người, mà thắng giặc.

Nhà Quốc hội to lớn của ta ngày nay, cũng có một phòng họp mang tên “Diên Hồng”, nhưng chưa một lần Quốc hội lên tiếng hỏi dân.

Hãy khiêm tốn lắng nghe ý dân! Ý dân là chung đúc từ hồn thiêng sông núi, là lời Tổ quốc khuyên răn.

Đảng ơi! Quốc hội ơi!


Đội ngũ cán bộ của Đảng của Quốc hội nhiều kẻ đã rơi vào tình trạng hôn mê, nên mới xảy ra loại người như Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, Võ Kim Cự....

Võ Kim Cự nhanh chóng dâng mảnh đất thiêng mang tầm chiến lược có cảng nước sâu Sơn Dương, để ngoại bang lập thành một căn cứ hủy diệt mang tên Formosa. Nó mới phun nọc độc có một lần, mà hàng vạn tấn cá chết trắng dọc 200 cây số bờ biển bốn tỉnh miền Trung, khiến cả triệu người lao đao mất nghề. Dân chài lưới bốn tỉnh này có nguy cơ bỏ biển.

Võ Kim Cự rước một thứ công nghiệp bẩn nhất thế giới là thép và nhiệt điện vào địa phương, với chủ trương xây dựng 50km bờ biển Hà Tĩnh thành vùng du lịch sinh thái, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước để làm giàu cho Hà Tĩnh.

Than ôi, kẻ ngu dốt này mà đứng đầu cả một tỉnh, trách sao cảnh nước nhược dân nghèo!

Và nữa, những chuyên gia soạn thảo luật cho Đặc khu với những lỗ hổng pháp lý khổng lồ, có nguy cơ gây mất an ninh, mất quyền tài phán. Liệu có phải họ chưa có kinh nghiệm, họ bị hụt hẫng về kiến thức? Nếu đúng như thế, còn là đại phúc cho dân, cho nước.
Đảng ơi! Quốc hội ơi!

Không phải vô lý mà Hiến pháp năm 1982 của nước ta có hẳn một điều xác quyết: “Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp”. 

Tôi viết bài này với quyền của công dân được lên tiếng với các việc có quan hệ đến mệnh nước. Mong rằng ba Đặc khu kinh tế Phú Quốc - Vân Đồn - Bắc Vân Phong, ba tử huyệt quốc gia sẽ chỉ là cơn ác mộng thoáng qua. 

Ngày 03 tháng 06 năm 2018
Hoàng Quốc Hải

Người nước ngoài đang sử dụng trên 46 ngàn ha đất tại Việt Nam


Người nước ngoài đang sử dụng trên 46 ngàn ha đất tại Việt Nam
Đó là thông tin từ báo cáo tình hình quản lý nhà nước về đất đai vừa được Chính phủ gửi đến Quốc hội.
Chính phủ cho biết, cả nước hiện có 33.123.078 ha đất, trong đó 31.010.279 ha đã được sử dụng vào các mục đích, chiếm 93,62% tổng diện tích tự nhiên.
Kiến nghị thu hồi 16.755 ha đất của 250 tổ chức
Sử dụng số liệu thống kê đất đai năm 2016, báo cáo nêu, diện tích đất đã được giao cho các đối tượng sử dụng là 26.851.354 ha, chiếm 81,07% tổng diện tích các loại đất.
Các tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sử dụng 46.140 ha chiếm 0,17% tổng diện tích của cả nước và chiếm 0,17% tổng diện tích đất của các đối tượng sử dụng.
Theo đánh giá của Chính phủ thì nhìn chung, việc áp dụng quy định về các điều kiện để được giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 đã bước đầu sàng lọc được các nhà đầu tư kém năng lực. Hạn chế đáng kể việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tràn lan, sử dụng kém hiệu quả và để hoang hóa so với trước đây.
Về giá đất, báo cáo nêu rõ, đến nay 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng, ban hành và công bố công khai bảng giá đất theo quy định. Công tác xác định giá đất cụ thể đã được các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện theo quy định, quy trình (thông qua hội đồng thẩm định giá đất cấp tỉnh thẩm định trước khi ủy ban nhân dân quyết định giá đất).
Số tiền thu từ đất (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp) đã tăng qua các năm cho ngân sách nhà nước. Cụ thể: năm 2013 là 54.434 tỷ đồng, năm 2014 là 55.138 tỷ đồng, năm 2015 là 84.810 tỷ đồng, 2016 là 115.290 tỷ đồng, 2017 là 104.400 tỷ đồng và 4 tháng đầu năm 2018 là 32.200 tỷ đồng.
Trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, Chính phủ nhận định đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều "điểm nóng", nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài đã được giải quyết.
Từ năm 2012 đến năm 2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp 2.672 lượt công dân và nhận được 20.813 đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai của 10.162 vụ việc.
Trong 3 năm (2014 - 2016), toàn ngành tài nguyên và môi trường đã tiến hành 6.028 cuộc thanh tra, kiểm tra (trong đó 3.388 cuộc thanh tra và 2.640 cuộc kiểm tra) đối với 4.061 tổ chức và 580 cá nhân.
Kết quả, đã xử phạt vi phạm hành chính 541 tổ chức, cá nhân sử dụng đất với tổng số tiền 21.657 triệu đồng, truy thu, thu hồi nộp ngân sách 1.005,485 triệu đồng của 55 tổ chức. Kiến nghị thu hồi 16.755 ha đất của 250 tổ chức, thu hồi 228 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 18 tổ chức.
Trung ương khó kiểm soát
Bên cạnh kết quả, báo cáo của Chính phủ cũng nêu không ít hạn chế, nhất là trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai.
Chính phủ cho rằng, vẫn còn tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, không thống nhất, không đồng bộ giữa pháp luật về đất đai và các pháp luật khác có liên quan, như Luật Đầu tư, Doanh nghiệp, Đấu thầu, Xây dựng, Nhà ở, Công chứng,…, gây khó khăn cho tổ chức thực hiện và làm giảm hiệu lực, hiệu quả của các quy định của pháp luật, dẫn tới chưa khai thác có hiệu quả nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội.
Cụ thể, chưa có sự đồng bộ trong trình tự thực hiện xác định nhu cầu sử dụng đất, chấm dứt hoạt động dự án đầu tư và điều kiện chuyển nhượng dự án giữa Luật Đầu tư và Luật Đất đai.
Chưa phân định rõ các trường hợp đấu thầu dự án có sử dụng đất theo pháp luật đấu thầu và đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, dẫn tới việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu là theo chỉ định, cơ chế tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất đất không được thực hiện. Hay, giữa pháp luật về đất đai và pháp luật về quản lý công sản trong đó có đất đai còn chồng chéo.
Đáng chú ý, việc giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất nhằm khai thác nguồn lực đất đai thực hiện còn rất hạn chế, hầu hết là vẫn thực hiện giao, cho thuê trực tiếp cho các nhà đầu tư.
Tình trạng dự án Nhà nước đã giao đất, cho thuê đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng tuy đã được khắc phục nhưng vẫn còn xảy ra gây lãng phí nguồn lực đất đai; quy định chuyển sang thuê đất của các tổ chức sự nghiệp công lập vẫn chưa được các địa phương nghiêm túc thực hiện.
"Việc phân cấp mạnh thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cho địa phương qua thực tế triển khai thực hiện đã nảy sinh tình trạng Trung ương không kiểm soát chặt chẽ được việc sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư tại các vị trí xung yếu, chiến lược về quốc phòng, an ninh và quyết định đối với việc sử dụng đất của các dự án có tầm quan trọng quốc gia", báo cáo nêu rõ.
Hạn chế nữa là việc thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai rất khó khăn, nhất là các dự án đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng.
Theo đánh giá của Chính phủ, chính sách tài chính về đất đai còn có những điểm bất cập nhất là việc điều tiết nguồn lợi thu được từ đất đai để đảm bào hài hòa lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất và doanh nghiệp.
theo Vneconomy

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cho tàu cộng thuê 3 đặc khu kinh tế 99 năm coi như Việt Nam đã mất chủ q...

Phần nhận xét hiển thị trên trang