Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

Bị sáp nhập vào Trung Quốc, người Tây Tạng mất dần ngôn ngữ


Bị Trung Cộng xâm lược vào năm 1950, người Tây Tạng đã trải qua vài lần nổi dậy nhưng bất thành. Đã 10 năm kể từ cuộc nổi dậy gần đây nhất, khu vực này dường như đã ổn định trở lại nhưng người dân tại vùng đất được coi là Thánh địa Phật giáo này đã mất đi nhiều điều quý giá. “Chúng tôi đang đối mặt với nhiều câu hỏi khắc nghiệt về tương lai của chúng tôi, mà chúng tôi không thể tìm thấy câu trả lời”, một người Tây Tạng cho biết.

Ảnh trái: Hiện diện an ninh dường như bớt đi trong các lễ hội thường niên xung quanh các ngôi chùa Tây Tạng tại Tongren, tỉnh Qinghai (Nikkei), Ảnh phải: Kumbum Monastery,còn gọi là tu viện Taer ( Ta’er Monastery) (Ảnh: chinadiscovery)



Bắc Kinh dường như muốn phụ trách cơ chế "tái sinh" Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng?


Từ thời điểm quân đội Trung Cộng triển khai quân đội tại cả hai khu vực Vùng tự trị Tây Tạng (Tibet Autonomous Region) và tỉnh lân cận Thanh Hải vào năm 2008, khu vực dường như đã ổn định trở lại. 

Hiện nay dấu hiệu căng thẳng dân tộc dường như rất ít sau 10 năm. Đáng chú ý, hành vi tự thiêu để phản đối sự cai trị của Trung Cộng ngày càng hiếm hoi.

Tại Tu viện Taer (Taer Monastery), một thánh địa của dòng Hoàng Mạo Giáo (Yellow Hat) của Phật giáo Tây Tạng nằm tại ngoại ô thủ phủ tỉnh Thanh Hải của Xining, nhiều người dân gần đây đã cung cấp những dịch vụ cho khách du lịch với vai trò hướng dẫn viên.

Một phụ nữ khoảng 30 tuổi, đã giải thích ý nghĩa lịch sử và tôn giáo của nhiều hình ảnh Phật trong đền thờ, nói rằng tất cả các hình ảnh và tài liệu liên quan tới lãnh đạo tinh thần Tây Tạng lưu vong, Đạt Lai Lạt Ma, đã bị chính quyền cấm và xóa bỏ. Bởi Trung Cộng coi Đạt Lai Lạt Ma là một người ly khai và là một kẻ thù của nhà nước. 



Mất dần ngôn ngữ riêng

Khi được hỏi người dân Tây Tạng nghĩ gì về lệnh cấm, người phụ nữ hạ giọng nói “Chúng ta hãy nói về chủ đề đó sau”. Đi ra xa ngôi đền, đến nơi có rất ít người xung quanh, người phụ nữ mới sẵn sàng trả lời câu hỏi. “Tôi kính trọng Đạt Lai Lạt Ma, nhưng chúng tôi không thể trưng bày ảnh của ông ấy vì những lý do chính trị”, cô cho biết. “Vì chính phủ sẽ không cho phép điều đó, chúng tôi không thể làm điều gì cả”, cô bổ sung và có chút xúc động. 

Người phụ nữ kiếm sống bằng cách làm hướng dẫn viên cho các khách du lịch người Hán từ Trung Cộng. Cô cho biết có thể nói giọng Trung Hoa chuẩn, nhưng tiếng Tây Tạng không nhiều, và thậm chí không thể đọc.

Hầu hết những người sống gần ngôi đền đã mất ngôn ngữ Tây Tạng, một người đàn ông sống tại một phần khác của tỉnh Thanh Hải cho biết “Chúng tôi phân biệt họ (người Tây Tạng) bằng cách gọi họ là “Người Tây Tạng của đền Taer” ( the Tibetans of the Taer Temple).

Người đàn ông nói thêm rằng đứa con trai của ông đã mất đi giọng Tây Tạng đúng gốc trong khi theo học tại một trường tiểu học ngôn ngữ tiếng Trung.

“Thật buồn khi mất truyền thống, nhưng tôi không có lựa chọn khác ngoài việc để cho con tôi có được nền giáo dục ngôn ngữ Trung Hoa cho tương lai của chính nó”.
Sự hiện diện quân sự trong các sự kiện tôn giáo
Tại một ngôi chùa ở quận Tongren, khoảng 150km từ Xining, gần 2.000 cư dân địa phương đã tụ tập cho một lễ hội Phật giáo với âm thanh bi ai của những chiếc kèn được trang trí sặc sỡ. Dường như không có nhiều sự hiện diện chính thức của an ninh, chỉ có 2 chiếc xe cảnh sát đỗ phía trước cổng chùa.

Một cư dân địa phương nói các biện pháp an ninh mạnh mẽ hiếm gặp trong những ngày này, không giống như vài năm trước, khi các phương tiện cảnh sát vũ trang thường tuần tra trong những dịp như vậy.

Các vụ tự thiêu giảm rõ rệt

Tình hình an ninh tại tỉnh Thanh Hải nhìn chung ổn định hơn khu vực tự trị Tây Tạng, người đàn ông cho biết. Số lượng tự thiêu, vốn đã xảy ra thường xuyên cho tới vài năm trước, đã giảm mạnh.

Những vụ tự thiêu biểu tình giảm đi không phải do sự kiểm soát chặt chẽ hơn của chính phủ, mà vì Đạt Lai Lạt Ma và những cao tăng khác đã lên tiếng chống lại hành vi tự sát.
Khoảng 2 năm trước, một người thanh niên trẻ đã chết sau khi tự thiêu trước một bức tượng Phật để phản đối quyền tự do thờ cúng. Khoảng 1.000 người trong làng đã tập trung cho nghi thức của người đàn ông này theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đóng một vai trò quan trọng trong việc kiềm chế những người ly khai cực đoan bằng cách kêu gọi bất bạo động. Ông cũng kêu gọi ưu tiên đấu tranh cho quyền tự chủ của Tây Tạng, hơn là cho độc lập hoàn toàn.

Dù các vụ tự thiêu đã giảm hẳn, chính phủ Trung Cộng vẫn không tỏ dấu hiệu sẽ nương tay hơn đối với Đạt Lai Lạt Ma.
Bắc Kinh muốn phụ trách cơ chế ‘tái sinh’ Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng?
Với việc Đạt Lai Lạt Ma năm nay đã 82 tuổi, nhiều người Tây Tạng lo lắng cho sự kế vị của ông. Trong nhiều thế kỷ, vị trí này được kế tục thông qua một cơ chế “tái sinh”.
Bắc Kinh dường như rất muốn phụ trách quá trình này, và người Tây Tạng lo sợ chính phủ có thể sử dụng nghi lễ truyền thống để kiểm soát khu vực tự trị.

“Chúng tôi đang đối mặt với nhiều câu hỏi khắc nghiệt về tương lai của chúng tôi, mà chúng tôi không thể tìm thấy câu trả lời”, một người Tây Tạng cho biết.
An Hòa

MÀY CHỚ LO BÒ TRẮNG RĂNG


Nguyễn Duy Xuân
Buổi sáng. Nhà chỉ có hai bố con.
Người con đến trước mặt bố, vẻ khúm núm:
- Bố ơi!
- Gì thế?
Image result for ĐẶC KHU KINH TẾ

- Dạ con muốn…
- Tiền hả?
- Dạ… không!
- A, chuyện lạ. Thế thì mày muốn gì?

- Dạ… nhưng bố cho phép con mới dám nói.

- Hôm nay ra vẻ ngoan nhẩy? Nói đi!

- Dạ, bố… bố đừng cho người ta thuê nhà trăm năm nữa.

- Ơ! Cái thằng này! Bao nhiêu năm là quyền tao, mày dám cản hả?

- Dạ, con đâu dám. Nhưng…

- Nhưng cái gì?

- Dạ, bố mà cho họ thuê trăm năm thì… con cháu con mai sau lấy chỗ đâu mà ở?

- Hừm! Sao mày cứ lo bò trắng răng thế. Bao nhiêu năm thời bao cấp khổ sở thế đủ rồi, bây giờ tao phải lo hưởng thụ cái đã.

- Thì bố tiền bạc như núi còn gì. Rồi nào là biệt phủ, dinh thự…

- Nhiêu đó nhằm nhò chi mày.

- Con là lo cho các cháu mai sau…

- Tao đã bảo rồi, mày chớ có lo bò trắng răng con ạ. Trời sinh voi sinh cỏ. Không có chỗ thì chúng nó thuê trọ, nhe!

- Bố!

- …

- Bố đừng để mai sau con cháu nó oán.

- Tao cần đếch gì cái mai sau đó, thằng mất dạy!

Người con nhìn bố, nuốt nước mắt:

- Bố ơi là bố!!!

Nguồn: http://trannhuong.net/tin-tuc-53434/may-cho-lo-bo-trang-rang.vhtm


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

5 khác biệt giữa đặc khu kinh tế cho TQ thuê với khu phố Tàu (Chinatown)


Huỳnh Chí Viễn, 01/06/2018 • Nhân dịp có một Đại biểu Quốc hội phát biểu so sánh rằng đặc khu kinh tế cho Trung Quốc thuê thì có khác gì các khu phố Tàu (Chinatown) mà thành phố lớn nào trên thế giới cũng có (*), tôi xin đưa ra 5 khác biệt lớn của hai hình thức dân cư nói trên để phản bác lại ý kiến này.Con đường ban đêm dưới cổng vòm vào khu phố Tàu tại Manila, Philippines, ngày 3/5/2018. (Ảnh: Carlo Gauco/Bloomberg qua Getty Images)

1. Về chính trị:

Những khu phố Tàu có mặt hầu hết khắp nơi trong các thành phố lớn trên thế giới, là nơi người Hoa di dân sang để sống tại đất nước đó. Người Hoa ở các khu phố Tàu phần lớn là những người dân tị nạn chính trị và họ ra đi vì không công nhận sự tồn tại của chính thể đang cai trị tại quê hương họ.

Còn dân của các đặc khu kinh tế cho Trung Quốc thuê là do Chính phủ đưa sang và cài cắm vào đó với mục đích biến đặc khu đó thành đất của chính phủ Trung Quốc về lâu về dài. Cả bộ máy hành chính của đặc khu cũng được đưa từ Trung Quốc sang. Mỗi đặc khu là một đất nước Trung Quốc thu nhỏ về mặt chính trị và hành chính.

2. Về quy mô và vị trí:

Các khu phố Tàu tại các thành phố lớn thường có quy mô nhỏ, chỉ vài con đường. Khu Chợ Lớn được xem là Chinatown lớn nhất thế giới và lâu đời nhất cũng chỉ có quy mô vài quận.

Một đặc khu kinh tế thì quy mô hoàn toàn khác hẳn, rộng lớn hơn rất nhiều, diện tích ít nhất cũng bằng một thành phố nhỏ.

Các khu phố Tàu không hề có ranh giới biệt lập với khu dân cư bản địa, vì nó là một phần của thành phố bản địa, ra vào không cần phải xuất trình giấy tờ đặc biệt cũng không phải nhất thiết là người Hoa mới vào được.

Các đặc khu kinh tế Trung Quốc tuy nằm trên đất Việt Nam nhưng lại tách biệt hoàn toàn, người Việt Nam nếu không có giấy tờ đặc biệt cũng không được vào.

3. Về tư cách công dân:

Dân cư khu phố Tàu qua nhiều thế hệ hòa nhập với dân địa phương và trở thành một phần của cộng đồng nơi đó. Họ nhập tịch của quốc gia sở tại, nếu lập gia đình với người bản địa hoặc với người đồng hương thì con cái của họ vẫn mang quốc tịch nước sở tại chứ không mang quốc tịch Trung Quốc. Con cái họ lớn lên đi học nền giáo dục địa phương, nói tiếng địa phương song song với tiếng Hoa.

Dân cư đặc khu kinh tế Trung Quốc mang quốc tịch Trung Hoa, nếu có lấy vợ người bản địa thì con cái họ vẫn mang quốc tịch Trung Hoa. Họ học chương trình giáo dục Trung Quốc và không cần phải học tiếng địa phương của nước sở tại.

Chợ Bình Tây nằm ở khu phố Tàu ở TP.HCM, ngày 6/1/2013. (Ảnh: Munshi Ahmed/Bloomberg qua Getty Images)

4. Về việc chấp hành pháp luật:

Dân cư khu phố Tàu chịu sự chế tài của pháp luật nước sở tại và thực hiện quyền lợi cũng như nghĩa vụ của công dân nước sở tại. Họ làm việc, đóng thuế cho nhà nước sở tại và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của cộng đồng.

Dân cư đặc khu kinh tế Trung Quốc tuân theo pháp luật Trung Quốc, thực hiện nghĩa vụ công dân với Trung Quốc nhưng lại được hưởng nhiều ưu đãi về mặt quyền lợi kinh tế mà ngay cả doanh nghiệp bản địa cũng không được hưởng. Họ làm việc, đóng thuế cho quốc gia của họ và khai thác tài nguyên nước sở tại góp phần làm giàu cho Trung Quốc.

5. Về quân sự:

Ở các khu phố Tàu, việc thành lập quân đội hay lực lượng cảnh sát riêng là điều không thể xảy ra vì chính quyền địa phương kiểm soát chặt chẽ mọi thứ trong khi những đặc khu kinh tế, nơi tách biệt hoàn toàn với nước sở tại và chính quyền địa phương không có quyền hành kiểm soát mọi hoạt động bên trong, việc thành lập một căn cứ quân sự hay xây nhà máy sản xuất vũ khí là điều hoàn toàn có thể xảy ra. 

Nếu có xảy ra xung đột giữa dân địa phương và dân trong đặc khu, chính quyền Trung Quốc hoàn toàn có thể đưa quân đội sang với cớ là bảo vệ công dân nước mình. Lúc đó trong đánh ra ngoài đánh vào thành thế gọng kìm coi như ta không thế nào trở tay kịp.

Theo Facebook Huỳnh Chí Viễn

(*) Trong cuộc phỏng vấn trên Nhadautu.vn (9/5/2018), trả lời câu hỏi: “Về vấn đề an ninh – quốc phòng, ông có lo ngại khi thời gian thuê đất dài và các đặc khu nằm ở vị trí khá nhạy cảm?”, TS. Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đặt luận điểm: “Tại sao cứ sợ ảnh hưởng của Trung Quốc tại các đặc khu. Tại sao ở Úc, Pháp, Mỹ… đều có Chinatown. Ở California mình có Little Saigon. Ở đó toàn người Việt, nói bằng tiếng Việt, thì bang California có lo ngại vấn đề an ninh quốc phòng hay không?…”

https://trithucvn.net/blog/xa-luan/5-khac-biet-giua-dac-khu-kinh-te-cho-tq-thue-voi-khu-pho-tau-chinatown.html

Xem thêm:
Một vài suy nghĩ về đặc khu
Sập ‘bẫy nợ’: Sri Lanka buộc phải cho Trung Quốc thuê cảng trong 99 năm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tại sao vội vã thông qua luật đặc khu?


Bà Nguyễn Thị Kim Ngân trong một phát ngôn tại Quốc hội đã tuyên bố “Phải bàn để cho ra được Luật Đặc khu.” Lý do: “Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo Luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không thể không ra luật”… Hiểu đơn giản nhất là sẽ phải có Luật đặc khu từ việc thông qua dự luật Đặc khu. Hiểu đơn giản hơn, đặc khu là điều không thể không làm. Nhưng có mấy vấn đề cần làm rõ trước khi bàn về luật đặc khu:

Thứ nhất, tuyên bố “Một đồng rót vào đặc khu để hút về hàng chục, hàng trăm đồng.” của bà Chủ tịch Quốc hội dựa trên cơ sở nghiên cứu kinh tế nào. Từ “một đồng hút hàng chục đồng” khác xa với từ “một đồng hút về hàng trăm đồng”. Tỉ lệ lợi nhuận ấy liệu có phi lý không khi ngay cả ngành hot nhất Việt Nam hiện nay là logicstic cũng chỉ có tỉ lệ lợi nhuận là 25%/năm, nghĩa là từ “một đồng thu về 0,25 đồng”. 25% đã là một tỉ lệ lợi nhuận rất cao! Vậy từ “Một đồng rót vào đặc khu để hút về hàng chục, hàng trăm đồng.” là tỉ lệ lợi nhuận thu được hàng năm hay… 99 năm. Cơ sở khoa học nào đảm bảo cho việc đó? Một vốn mấy chục lời xưa nay được biết tới có một “hình thức kinh doanh” nổi tiếng là… bán ma túy mà thôi.

Thứ hai, bà Nguyễn Thị Kim Ngân phân tích về ngân sách đầu tư “số tiền trên 1 triệu tỷ đồng cần có phải khẳng định phần lớn là từ thu hút vốn đầu tư chứ không phải là từ ngân sách”. Vậy “phần lớn” là bao nhiêu % vốn thu hút đầu tư để xác định ngân sách phải đầu tư là bao nhiêu, dựa trên nghiên cứu nào, tại sao chưa công bố cho dân hoặc chí ít để các ĐBQH tiếp cận rõ ràng hơn trước khi biểu quyết? Dòng tiền thu hút đầu tư từ đâu, đã có các tập đoàn nào cam kết, mức độ uy tín của các cam kết đó ra sao, việc triển khai thế nào và trong bao lâu theo nghiên cứu (nếu có) cho số tiền 1 triệu tỉ đồng ấy?

Thứ ba, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu về đặc khu là “Dọn chỗ đón phượng hoàng” nhưng liệu có cả quạ đen, diều hâu hay kền kền “đáp” vào đặc khu hay không? Việc tham gia hoạch định chính sách đặc khu trước khi triển khai, việc áp dụng luật quốc tế vào đặc khu, việc kinh doanh vũ khí,… chính là những tử huyệt không chỉ ảnh hưởng đến đặc khu mà là cả đất nước. (Tôi sẽ có bài riêng phân tích những phi lý trong dự luật Đặc khu).

Giả sử dự luật Đặc khu được thông qua thành luật Đặc khu, khi ấy những “con buôn” nhảy vào hoạch định chính sách cho đặc khu thì họ sẽ luôn nghĩ đến quyền lợi bản thân đầu tiên. Quyền lợi Quốc gia, dân tộc không phải là thứ những kẻ vì lợi nhuận mà “treo cổ bố chúng nó lên chúng nó cũng làm” quan tâm.

Một dự luật bị “nợ đọng” nhiều năm như dự luật Biểu tình tới giờ vẫn chẳng thấy đâu. Trong khi đó dự luật An ninh mạng và dự luật Đặc khu gây tranh cãi lại sốt sắng thông qua. Khi đã “chấp nhận im mồm” (dự luật An ninh mạng) và chấp nhận “sắp đặt lịch sử” (dự luật Đặc khu) thì điểm cuối của chính thể nói riêng và Tổ quốc nói chung sẽ đi về đâu?

“Không có thể chế chính trị nào, cho dù độc tài tập thể hay độc tài cá nhân, lại có thể coi thường các bài học lịch sử và cảm xúc thâm căn của dân chúng.” (Nhà báo Huy Đức) Tôi thì nhớ câu ngắn hơn của anh Đàm Hà Phú: “Tất cả chính quyền chống lại nhân dân đều có chung kết cục!”

Chỉ là bọn bán nước “nhìn xa” hơn chúng ta để học câu “Tập đại đế vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế!” bằng tiếng Trung từ hôm nay chăng? (Biết đâu có kẻ một ngày nào đó được nghe câu “Nam vương thiên tuế, thiên tuế, thiên thiên tuế!” nhờ chuyến tài trợ vài nhà báo sang Thâm Quyến mới đây chăng?)

Mai Quốc Ấn
(FB Mai Quốc Ấn)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tạ Duy Anh - Trước khi Quốc hội bấm nút về đặc khu




Có thể trên thực tế Quốc hội dưới sự lãnh đạo của đảng đã bấm nút về Luật Đặc khu rồi, hoặc ai không định bấm rồi sẽ phải bấm (như biểu quyết sáp nhập Hà Tây vào với Thủ đô) nhưng tôi vẫn kiên nhẫn nói thêm với các vị đôi điều.

Các vị đã từng cho phép thành lập những Tập đoàn kinh tế nhà nước, với lý lẽ để tạo nhiều quả đấm thép đưa nước ta bắt kịp Hàn Quốc. Khi đó ai nói khác đi là bị dọa “Bộ Chính trị đã đồng ý”. Giờ thì nhìn đấy, mô hình Tập đoàn kinh tế là thảm họa chưa có lối thoát cho đất nước, là nơi công nghệ rác thải của Trung Quốc làm mưa làm gió trên lưng người dân Việt. Và thay vì mau mau sánh kịp Hàn Quốc, chúng ta tụt lại so với họ thêm một quãng dài miên man.

Các vị đã từng cho phép khai thác Bô-xít ở Tây Nguyên cũng với lý lẽ để tạo nguồn thu cho ngân sách và tăng trưởng quốc gia. Khi đó giới trí thức ra sức can ngăn, đều bị quý vị bỏ ngoài tai còn người can ngăn thì bị coi là phá hoại, là thế lực thù địch. Trong Quốc hội nếu có ai nói khác đi là bị dọa “Bộ Chính trị đã đồng ý”. Giờ thì các vị đã thấy trắng mắt ra chưa? 

Lỗ nặng chưa phải là thảm họa đáng sợ nhất. Môi trường bị tàn phá tan nát chưa phải là thảm họa kinh khủng nhất. Hãy hình dung mấy chục năm các cơ sở của Trung Quốc không làm kinh tế, mà chuẩn bị cho việc to lớn hơn là thôn tính lãnh thổ, thì điều gì xảy ra hẳn các vị có thể hình dung, mặc dù thực lòng tôi nghi ngờ lòng yêu nước và trí tuệ của đa số quý vị.

Các vị đã từng cho phép khu công nghiệp Formosa, tập đoàn kinh tế bị xua đuổi khắp nơi vì gây ô nhiễm, vào tọa chiếm vùng xung yếu về an ninh của bờ biển Hà Tĩnh, với thời hạn tới 70 năm. Cũng vẫn với lý lẽ để tạo cú huých cho tăng trưởng kinh tế, tạo bức tranh sáng cho đầu tư nước ngoài, vực dậy một vùng nghèo đói và nào là đánh thức tiềm năng…Giờ thì quý vị thấy hậu quả đã nhãn tiền. 

Tôi dám đảm bảo, thứ mà Formosa tạo ra cho đất nước chúng ta, chỉ bằng một phần rất nhỏ thứ mà nó làm mất đi của đất nước. Đấy là chưa kể, trong 70 năm dài dằng dặc, sẽ còn bao nhiêu sự cố kinh hoàng như đã xảy ra, đi kèm sẽ là những cuộc nổi loạn không ai dám nói trước có thể kiểm soát của ngư dân.

Tôi không phải là người cứ muốn là nói lấy được, càng không là tín đồ của chủ nghĩa dân tộc một mực bài Trung Quốc. Có nhiều thứ chúng ta còn xa mới làm được như Trung Quốc. Đó là một sự thật. Nhưng sự thật mà tôi muốn nói ra trước tiên, là chúng ta đang tự trở thành miếng mồi ngon dưới con mắt của con sư tử Đại Hán chưa khi nào tàn bạo và tham lam như hiện nay.

Còn quá nhiều ví dụ khác mà tôi không còn hứng thú và sức lực để dẫn ra. Nhưng những thứ mà tôi đã dẫn và chưa dẫn, không phải để khía thêm nỗi bẽ bàng mà các quý vị đã và sẽ nhận đủ. Mà chỉ để nhắc các vị nhớ lại, trước khi quyết định một vấn đề to lớn hơn tới vận mệnh và số phận của đất nước: Vấn đề thành lập các đặc khu kinh tế. 

Tôi cho rằng, mạng xã hội, với tình cảm quá sốt sắng, đang có sự nhầm lẫn khi hướng chú ý vào sự lựa chọn giữa hậu quả nhỏ và hậu quả lớn. 99 năm hay 70 năm, hay 50 năm không phải là vấn đề. Vấn đề là có cần phải thành lập các đặc khu trong bối cảnh hiện nay (xét cả về xu hướng phát triển, tiến bộ công nghệ, đòi hỏi của hoàn cảnh đất nước, và nhất là KHI MÀ CHÚNG TA, BAO GỒM CẢ CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, BIẾT RÕ TRUNG QUỐC đang muốn gì ở cái mảnh đất hình chữ S này?). Mục tiêu cuối cùng của họ là biến cả Việt Nam thành một ĐẶC KHU của họ. 

Nếu tôi là Tập Cận Bình, thì tôi cũng sẽ làm thế, nhân danh lợi ích dân tộc Trung Hoa. Vì thế (tôi đang nói với tất cả) thay vì trách họ nham hiểm (trách Trung Quốc nham hiểm khác nào trách sao họ có tới một tỉ rưỡi người!), hãy trách mình trước: Vì sao mình lại dại dột để cho họ dắt mũi, vì sao mình không có chiến lược bài bản như họ, vì sao mình thiếu vắng những nhà lãnh đạo có tầm nhìn như họ…

Vấn đề đó không ai giải quyết thay người Việt, vì thế, không ai có lỗi ngoài chính chúng ta. (Tôi thấy lạ, khi tận giờ này vẫn có người lập luận rằng chúng ta gặp khó vì Hoa Kỳ nước đôi, vì Nga thực dụng, vì Camphuchia hai ba bốn mặt, vì Lào thân Trung Quốc hơn, vì thế giới tối mắt trước lợi ích…).

Trở lại chuyện đang bàn. Đừng lấy ví dụ thành công của Thâm Quyến hay bất kỳ sự thành công của các đặc khu nào khác, làm lý lẽ thuyết phục cho sự ủng hộ luật đặc khu. Cũng không cần phải mang sự thất bại của mô hình này ở đâu đó ra, để tăng trọng lượng cho ý kiến phản đối. Chúng ta nên tham khảo kinh nghiệm của thế giới, nhưng đã đến lúc người Việt phải tập thói quen độc lập khi đưa ra những quyết định liên quan đến sự tồn vong của mình. 

Trên tinh thần đó, tôi đồng ý với nhà báo Huy Đức là chúng ta không cần phải có đặc khu kinh tế, không cần ưu đãi nơi này hơn nơi khác khiến đất nước thêm chia rẽ, trong khi tốn tiền xây thành trì cho tội phạm và tư bản thân hữu. Mà hãy tạo một không gian mà sự kiếm sống để hưởng hạnh phúc của người dân trở nên thuận lợi, nhân bản cho cả cái đất nước này. 

Đừng hành hạ dân, hãy tạo ra một thể chế mà không quan chức nào muốn và có thể tự biến mình thành con mối chúa kéo theo cả đàn mối đục khoét đất nước. Đừng bỏ rơi người tài chỉ vì họ không thích thú với các nguyên tắc chính trị hiện hành, hay khi họ căm ghét sự xu nịnh, không chịu nói như vẹt. Và xin đừng cố gắng biến nhân dân thành vật thế chấp cho các mục tiêu tù mù…Chỉ cần ngần ấy thôi, tự đất nước sẽ thanh bình, sẽ phát triển, sẽ giầu có mà không cần phải “lót ổ cho phượng hoàng” khi biết trước là diều cắt, cú vọ sẽ nhảy vào trước.

Các quý vị có tự hỏi và có biết là người dân đang hỏi: Vì sao Quốc hội lại sốt sắng với luật Đặc khu đến thế? Một bộ luật đụng chạm đến an nguy quốc gia, đến sự tồn vong của nòi giống, đến cuộc sống của nhiều thế hệ tương lai, mà sao lại cập rập trong thảo luận, trong tập hợp ý kiến người dân? Khôn ngoan của người Việt để đâu hết cả rồi? Tôi không muốn làm kẻ nói bừa, nhưng tôi tin rằng nhất định là có khuất tất.

Vài hôm nữa, với danh nghĩa là cơ quan quyền lực tối cao, quý vị có thể bấm nút thông qua luật đặc khu, bất chấp mọi sự phản đối và lo lắng của người dân cùng với giới sĩ phu (tôi muốn dùng lại từ này). Nhưng tôi muốn chân thành khuyên quý vị, làm diễn viên tồi quá lắm chỉ đáng chê cười vì thế, nếu vì miếng cơm manh áo mà phải thủ vai thì cũng được. Nhưng đừng tự biến mình thành tội đồ, khi biết rõ hoặc linh cảm thấy khả năng đó là rất cao. 

Dân tộc này có thể tha thứ mọi tội lỗi-như lịch sử từng cho thấy-trừ tội theo chân Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống.

Nhà văn TẠ DUY ANH 03.06.2018

Phần nhận xét hiển thị trên trang

thông tin việc đề cử Nobel Hòa Bình cho bà Như Quỳnh

Tin về việc Blogger Mẹ Nấm được đề cử Nobel Hòa Bình

Việt Nam, nhân quyền
hình ảnhTUYẾT LAN
Blogger Mẹ Nấm vừa trải qua đợt quyệt thực nhằm phản đối một số chính sách và cách đối xử với tù nhân của nhà tù ở Thanh Hóa
Ngày 2/6, một tuyên bố lan truyền trên mạng xã hội cho hay blogger Mẹ Nấm, tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được đề cử Nobel Hòa Bình.
Theo đó, ông David Kilgour, cựu dân biểu đặc trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Canada, "thông báo rằng nữ blogger nổi tiếng thế giới Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm của Việt Nam đã được đề cử giải Nobel Hòa Bình 2018 bởi tiến sỹ Marc Arnal, Giáo sư danh dự và cựu Trưởng hoa Học khu St. Jean, Đại Học Alberta, Edmonton, Alberta, Canada".
Bài tuyên bố gọi Mẹ Nấm là "tù nhân lương tâm nổi tiếng" "sinh ra và lớn lên thời hậu chiến tranh Việt Nam", 'không còn ảo tưởng với chế độ chính trị hiện tại" và "quyết tâm chiến đấu cho một xã hội tốt đẹp hơn" từ năm 2006.
Tuyên bố này nói Mẹ Nấm là người sáng lập Mạng lưới Bloggers Việt Nam và là người lên tiếng về các vấn đề dân chủ, nhân quyền, quyền tự do biểu đạt, chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông và vụ Formosa.
Trong bài tuyên bố, ông Marc Arnal được trích lời nói: "Tôi có cảm nghĩ tích cực rằng thế giới của chúng ta tốt đẹp hơn bởi sự dũng cảm của Mẹ Nấm. Mẹ Nấm đã can đảm viết về sự khốn khổ kéo dài của người dân và nói lên một cách công khai về nhu cầu bức thiết đối với dân chủ và nhân phẩm. Nhiều người sẽ đồng ý rằng tự do ngôn luận phải được thực hiện bằng cách thực thi nhân quyền và quy luật tự nhiên, điều kiện tiên quyết cho một xã hội tự do và công bằng. Trường hợp của bà nhắc nhớ chúng ta về thực tế đáng buồn tại nhiều nơi trên thế giới nơi người ta bỏ tù bất công những người biểu đạt các ý kiến phù hợp với nhân quyền và quy luật tự nhiên nhưng không phù hợp với chủ trương của chính phủ..."
Ông David Kilgour cũng khuyến khích những ai quan tâm gửi thư ủng hộ để vinh danh sự can đảm của nữ tù nhân lương tâm nổi tiếng, blogger Mẹ Nấm.
'Công sức nhiều người'
Việt Nam, nhân quyền
 hình ảnhTUYẾT LAN
Bà Tuyết Lan cùng hai con của blogger Mẹ Nấm vừa đi thăm nữ tù nhân lương tâm tại trại giai Thanh Hóa
Trao đổi với BBC qua điện thoại ngày 3/6, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho hay bà mới nhận được thông tin việc đề cử Nobel Hòa Bình cho bà Như Quỳnh sáng cùng ngày từ nhiều nguồn khác nhau.
Bà Tuyết Lan nói bản thân không thể biết rõ độ xác thực của thông tin nhưng nếu đúng là như vậy thì bà 'rất vui mừng'.
Bà Tuyết Lan cũng nói đây không phải là nỗ lực của cá nhân Như Quỳnh mà là công sức đấu tranh, đóng góp, ủng hộ, giúp đỡ của rất nhiều người trong suốt thời gian qua.
Cũng theo bà Tuyết Lan, bà cùng hai con nhỏ của blogger Mẹ Nấm đi thăm chị tại nhà giam ở Thanh Hóa vào cuối tuần qua.
Bà cho biết đang rất lo lắng vì nữ tù nhân lương tâm Như Quỳnh vừa trải qua đợt tuyệt thực kéo dài, từ 5-11/5, nhằm phản đối một số chính sách và cách đối xử của trại giam.
Trải qua một chặng đường dài từ Nha Trang tới Thanh Hóa, qua mấy lần di chuyển từ máy bay tới ô tô, bà Tuyết Lan cho biết hiện đang rất mệt còn hai đứa nhỏ bị ốm.
"Một tiếng đồng hồ chỉ được nói chuyện với nhau qua tấm kính ngăn. Tôi lo sợ con trai nhỏ của Quỳnh sẽ phai mờ ký ức về mẹ và trong lòng cháu sẽ có những vết thương rất lớn", bà Tuyết Lan nghẹn ngào nói.
"Quỳnh gầy đi nhưng vẫn có thể đi lại được. Quỳnh nói từ nay sẽ chỉ ăn thức ăn khô như mì tôm nhà gửi vào vì ăn đồ của nhà tù cung cấp thấy cảm giác rất khác lạ. Tôi đang rất đau lòng vì quy định của trại giam từ nay chỉ cho nhận 5kg thực phẩm một tháng, làm sao Quỳnh có thể chống đỡ nổi...," mẹ blogger nổi tiếng nói qua điện thoại.
Còn theo ông Dương Đại Triều Lâm, một thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam, một số nguồn tin từ Canada cho hay thông tin đề cử giải Nobel Hòa Bình cho Blogger Mẹ Nấm 'là xác thực'.
Hiện tại, ông Lâm đang tiếp tục xác định nguồn thông tin và sẽ "nỗ lực vận động để mọi người gửi thư ủng hộ đề cử này".
Theo ông Lâm, nếu thông tin này là xác thực, đây là "vinh dự cho những đóng góp của chị Như Quỳnh. Và cho dù việc này có góp phần giảm án hay mang lại tự do cho nữ blogger hay không thì cũng có tác động rất tốt".
Ông Lâm cho BBC biết hiện tại dù bà Như Quỳnh đang ở trong tù nhưng những hoạt động được nữ blogger nổi tiếng thực hiện trước đây như đấu tranh cho dân chủ, tự do ngôn luận vẫn được những người ủng hộ tiếp tục thực hiện.
BBC đã gửi email cho ông David Kilgour đề nghị xác nhận thông tin đề cử Nobel Hòa Bình cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nhưng chưa nhận được phản hồi.
Tù nhân lương tâm Mẹ Nấm
Việt Nam, nhân quyền
hình ảnhGETTY IMAGES
Blogger Mẹ Nấm trong một phiên tòa
Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hay còn gọi là Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù năm 2017 theo Điều 88, tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước".
Bà Như Quỳnh được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao giải Hellman Hammett năm 2010 dành cho những người cầm bút bảo vệ tự do ngôn luận.
Năm 2015, Tổ chức Bảo vệ Quyền Dân sự trao cho Mẹ Nấm Giải thưởng Của Năm.
Tháng Ba năm 2017, bà được nhận giải Những Người Phụ nữ Quốc tế Can đảm của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ.
Đầu năm 2018, một nhóm các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam đã ký vào một lá thư ngỏ kêu gọi bà Như Quỳnh cùng một tù nhân lương tâm khác, bà Thúy Nga, "đi tỵ nạn" ở một nước khác.
Giới hoạt động nói họ "không đành lòng nhìn" con của bà Như Quỳnh và bà Thuý Nga sống trong cảnh thiếu mẹ.
Vụ bỏ tù nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thu hút sự quan tâm rộng khắp của dư luận trong nước và quốc tế. Liên minh châu Âu và Mỹ từng nhiều lần kêu gọi Việt Nam thả Mẹ Nấm.
Tuy nhiên dường như không có nhiều thay đổi cho tới nay. Sau Mẹ Nấm, liên tiếp nhiều nhà hoạt động dân chủ khác bị bỏ tù. Gần đây nhất, luật sư Nguyễn Văn Đài bị tuyên 15 năm tù tội âm mưu lật đổ chính quyền.
Chỉ trong hai tuần đầu tháng Tư, 10 nhà hoạt động đã bị kết án trên 100 năm tù giam và quản chế.
BBC

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin tức Thế giới



Ông Trump đang phát động một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu như thế nào?
Ông Trump đang phát động một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu như thế nào?
Tổng thống Trump đã quyết định áp đặt mức thuế nặng nề đối với mặt hàng thép và nhôm được nhập khẩu từ nước ngoài, khiến các đồng minh thân cận bất bình.
Theo hãng tin CNN, các đồng minh và đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ mới đây đã cảnh báo sẽ đáp trả việc Washington áp đặt mức thuế quan mới, điều này có thể khiến một cuộc chiến tranh thương mại thế giới bùng nổ
Liên minh Châu Âu (EU), Canada và Mexico đã tuyên bố rằng họ sẽ có biện pháp đáp trả đối với việc Mỹ áp đặt mức thuế mới đối với các mặt hàng thép và nhôm, cụ thể là họ sẽ nhằm vào những sản phẩm có tổng giá trị lên đến hàng tỉ USD do Mỹ sản xuất.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết toàn EU sẽ áp dụng mức thuế mới, có thể ảnh hưởng đến số lượng hàng nhập khẩu từ Mỹ có giá trị khoảng 7,5 tỉ USD. Họ cũng sẽ gửi một đơn kiến nghị lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về vấn đề này.
“Hoa Kỳ đã khiến chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đệ trình đơn giải quyết bất đồng lên WTO và áp đặt những mức thuế mới đối với một loạt mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ”, ông Juncker cho biết.
Trong khi đó bà Chrystia Freeland, Bộ trưởng Ngoại giao Canada cũng đưa ra phương án đáp trả vào ngày 31/5. Bà nói rằng Canada sẽ áp đặt thuế mới lên các mặt hàng từ Mỹ, trong đó bao gồm thép và nhôm. Một số mặt hàng sẽ bị đánh thuế 10%, số khác sẽ chịu mức thuế 25%. Sẽ có khoảng 12,8 tỉ USD hàng hóa sẽ bị áp đặt mức thuế mới này.
Trong một cuộc họp báo, bà Freeland gọi động thái này là “biện pháp thương mại mạnh bạo nhất mà Canada đã thực hiện kể từ sau khi Thế chiến II kết thúc”. Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng nhấn mạnh rằng mức thuế mà Mỹ áp đặt “là hoàn toàn không thể chấp nhận được” và gọi đây là “sự sỉ nhục” đối với quan hệ hợp tác an ninh giữa Mỹ và Canada.
“Mức thuế này là sự sỉ nhục đối với mối quan hệ hợp tác an ninh lâu năm giữa Canada và Hoa Kỳ, đối với hàng ngàn người Canada đã chiến đấu và hi sinh bên cạnh những người anh em từ Mỹ”, ông Trudeau phát biểu.
EU cho biết các biện pháp đáp trả của họ, dự kiến có thể được thực thi vào ngày 20/6 tới, sẽ bao gồm đánh thuế 25% đối với các sản phẩm của Mỹ như xe máy, chất liệu bò, thuốc lá, nước dâu và bơ lạc. Các quan chức Châu Âu cho biết mức thuế được áp dụng sẽ “tương ứng” với mức của Mỹ.
Hiện tại, Mỹ là đất nước nhập khẩu thép lớn nhất thế giới. Tổng kim ngạch của thép được nhập vào Mỹ đã đạt mức 29 tỉ USD trong năm 2017, với Mexico và Canada là hai nước cung cấp thép nhiều nhất cho Mỹ. Chính phủ Mexico cũng bày tỏ sự bất bình trước hành động của Mỹ và họ sẽ áp đặt biện pháp trừng phạt đối với các mặt hàng như thịt cừu, thịt lợn, hoa quả, phô mai và thép cán của Mỹ.
Mức thuế mới của Mỹ đối với thép vào nhôm nhập khẩu từ nước ngoài dự kiến sẽ có hiệu lực trong ngày 1/6. Điều này có thể khiến các hoạt động đàm phán giữa Mỹ, Canada và Mexico về việc sửa đổi một số nội dung trong Thỏa thuận Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) trở nên phức tạp.
Quyết định áp đặt thuế đối với các mặt hàng từ Châu Âu và các nước láng giềng với Mỹ của Tổng thống Donald Trump được thực thi trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc lại nóng trở lại sau khi ông Trump vừa hủy bỏ một thỏa thuận mà hai bên đã từng nhất trí vào đầu tháng này.
Chính quyền Trump cũng khiến nhiều chuyên gia bất ngờ khi tuyên bố họ sẽ áp đặt mức thuế cao hơn đối với số hàng nhập khẩu của Trung Quốc có tổng giá trị 50 tỉ USD và giới hạn mức đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ. Đáp lại Trung Quốc cho biết họ sẵn sàng có biện pháp đối phó.
“Chúng tôi muốn nhắc lại rằng chúng tôi không muốn một cuộc chiến tranh thương mại xảy ra, song chúng tôi không sợ đấu tranh vì lợi ích của mình”, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết. ( Infonet )
==========================
Trung Quốc cảnh báo hủy các thỏa thuận thương mại với Mỹ
Trung Quốc cảnh báo hủy các thỏa thuận thương mại với Mỹ
Ảnh minh họa: AP
Lời cảnh báo được đưa ra sau khi kết thúc vòng đàm phán thương mại mới nhất giữa hai nước diễn ra tại Bắc Kinh.
Hôm nay (3/6), Trung Quốc đưa ra cảnh báo Mỹ, bất kỳ thỏa thuận thương mại nào đạt được giữa hai nước trong các cuộc đàm phán sẽ bị hủy nếu Washington quyết áp mức thuế quan mới đối với mặt hàng nhập khẩu từ nước này cũng như đưa ra một số biện pháp trừng phạt thương mại khác.
Tuyên bố nêu rõ, nhằm thực hiện sự đồng thuận mà Trung Quốc và Mỹ đã đạt được tại vòng tham vấn lần thứ hai diễn ra ở Washington, tại vòng tham vấn thứ ba ở Bắc Kinh này, hai bên đã có các cuộc trao đổi hiệu quả trong nhiều vấn đề khác nhau như nông nghiệp và năng lượng và đã đạt được những tiến bộ tích cực, cụ thể.
Mặc dù chi tiết của cuộc tham vấn chưa được xác nhận, song tuyên bố khẳng định “Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cũng như những đòi hỏi phát triển kinh tế chất lượng cao hơn, Trung Quốc sẵn sàng gia tăng nhập khẩu hàng hóa của nhiều nước, trong đó có Mỹ, nhằm đem lại lợi ích cho cả 2 nước và phần còn lại của thế giới”.
Tuyên bố nhấn mạnh “Cải cách, mở cửa cũng như tăng nhu cầu trong nước luôn là những chiến lược quốc gia của Trung Quốc và điều này sẽ không thay đổi”.
Tuy nhiên, Trung Quốc cảnh báo bất kỳ thỏa thuận nào đạt được trong các cuộc đàm phán sẽ không còn hiệu lực nếu Mỹ thực hiện các biện pháp trừng phạt thương mại, bao gồm áp đặt các mức thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuyên bố của Trung Quốc chỉ rõ kết quả của vòng đàm phán thương mại Trung-Mỹ dựa trên điều kiện tiên quyết rằng hai bên cần thỏa hiệp lẫn nhau và không khơi mào một cuộc chiến thương mại.
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã nóng trở lại sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/5 đe dọa áp thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc, đồng thời có những bước đi khác nữa để hạn chế Bắc Kinh tiếp cận những công nghệ nhạy cảm của Mỹ.
Theo thông báo của Nhà Trắng, muộn nhất là ngày 15/6 tới, Mỹ sẽ công bố một danh sách hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, trị giá khoảng 50 tỷ USD, có khả năng chịu mức thuế 25%, nếu Bắc Kinh không giải quyết được bất đồng về vấn đề sở hữu trí tuệ./.
Trung Quốc đồng ý tăng cường nhập khẩu hàng hóa của Mỹ VOV.VN - Hôm nay (3/6), chính quyền Trung Quốc đã thông báo kết quả về vòng đàm phán thương mại Trung – Mỹ lần thứ 3 diễn ra tại Bắc Kinh.theo VOV
=======================
Tướng Mattis cảnh báo TQ sẽ chịu hậu quả "lớn hơn rất nhiều" nếu tiếp tục quân sự hóa ở biển Đông
Tướng Mattis cảnh báo TQ sẽ chịu hậu quả "lớn hơn rất nhiều" nếu tiếp tục quân sự hóa ở biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Ảnh: BQP Mỹ.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết, việc hủy lời mời Trung Quốc tham gia tập trận quân sự chỉ là đòn đáp trả tương đối nhỏ trước hành động quân sự hóa biển Đông của Bắc Kinh.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á (hay Đối thoại Shangri-La) ngày 2/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã tiếp tục chỉ trích hành động quân sự hóa của Trung Quốc ở biển Đông.
Theo tướng Mattis, Trung Quốc đã thông qua hành động quân sự hóa biển Đông - triển khai (phi pháp) các hệ thống vũ khí quân sự ở các đảo đá trên biển Đông - để đe dọa và gây sức ép lên các nước láng giềng.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng cho hay, quyết định hủy bỏ lời mời Trung Quốc tham gia tập trận quân sự gần đây là động thái đáp trả đầu tiên đối với hành động thách thức của Trung Quốc ở biển Đông.
"Tôi nghĩ rằng sẽ còn những đáp trả lớn hơn trong tương lai", ông Mattis cho rằng, phản ứng trên của Mỹ chỉ là hành động tương đối nhỏ mà thôi.
"Việc sử dụng sức mạnh quân sự để đạt được mục đích không phải là cách để Bắc Kinh tạo nên sự hợp tác lâu dài và sự tôn trọng quy tắc ứng xử trong khu vực mới là điều quan trọng đối với tương lai Trung Quốc", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh.
Ngoài ra, tướng Mỹ cũng khẳng định, Washington sẵn sàng ủng hộ hợp tác nếu Trung Quốc lựa chọn thi hành chính sách hòa bình, thịnh vượng cho các bên trong khu vực nhưng Nhà Trắng sẽ cạnh tranh quyết liệt nếu Trung Nam Hải đi ngược tinh thần trên.




Phần nhận xét hiển thị trên trang