Phần nhận xét hiển thị trên trang
Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018
Tư liệu cần đọc và suy nghĩ vì chưa kiểm chứng:
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đại gia Trần Bắc Hà là ai?
TTO - Cựu chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà vừa bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận vi phạm "rất nghiêm trọng" trong việc cho vay 4.700 tỉ đồng. Vị đại gia này là ai? Ông Trần Bắc Hà bắt đầu làm việc tại BIDV tháng 2-1981 và nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1-9-2016. Tính đến ngày về hưu, ông Trần Bắc Hà đã có 35 năm công tác tại BIDV và 8 năm 8 tháng giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) của BIDV và được coi là "linh hồn" của BIDV trong suốt thời gian dài.
Ông Trần Bắc Hà thời còn làm Chủ tịch BIDV - Ảnh: ÁNH HỒNG
Ông cũng là người khởi tạo Sở Giao dịch 3, Công ty Chứng khoán, Công ty Quản lý nợ khai thác tài sản BIDV, Trưởng Ban Xử lý nợ Ngân hàng TMCP Nam Đô. Ngoài ra ông Trần Bắc Hà cũng là người chỉ đạo thành lập các hiện diện thương mại tại Lào, Campuchia, Myanmar, Cộng hòa Czech và chỉ đạo Văn phòng đại diện tại Lào, Campuchia, Myanmar.Tính đến cuối năm 2017, tổng tài sản của BIDV đạt 1.202.284 tỉ đồng, tăng trưởng 19,5%. Nguồn vốn huy động đạt hơn 1,12 triệu tỉ đồng, dư nợ tín dụng và đầu tư đạt hơn 1,15 triệu tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 8.665 tỉ đồng; nợ xấu 1,44%; tỉ lệ chi trả cổ tức 7%.
Trong thời gian qua đã nhiều lần có tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt.
Năm 2013, tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt cùng lúc được tung ra cùng với tin đồn Ngân hàng Nhà nước phá giá tiền đồng 2-3% đã khiến thị trường chứng khoán lao đốc mạnh, giá vàng, USD đồng loạt tăng.
Ngay sau đó BIDV đã bác bỏ tin đồn trên và cho biết đó là thông tin bịa đặt với dụng ý xấu nhằm mục đích trục lợi.
Đồng thời, khi đó BIDV cũng dẫn nhận định của Tổng cục An ninh II rằng đối tượng tung tin bịa đặt có thể không chỉ nhằm mục đích trục lợi mà còn nhằm phá hoại thị trường tài chính ngân hàng…
Sau đó, 2 người tại TP.HCM và một người ở Hà Nội tung tin đồn này đã bị bắt, mỗi người bị phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng nhưng cơ quan công an không công bố danh tính.
Năm 2017 tin đồn ông Hà bị bắt lại rộ lên sau khi nội dung kết luận điều tra của Bộ Công an cho thấy ông Hà có ký duyệt cho vay đối với Ngân hàng Xây Dựng.
Cùng chịu trách nhiệm về các vi phạm "rất nghiêm trọng" đến mức phải xử lý kỷ luật, của ông Trần Bắc Hà về khoản cho vay 4.700 tỉ đồng đó là hai lãnh đạo cao cấp khác của BIDV, gồm ông Đoàn Ánh Sáng và Trần Lục Lang.
Ông Đoàn Ánh Sáng, Phó Tổng Giám đốc BIDV, sinh năm 1961
Năm 1983 ông Đoàn Ánh Sáng bắt đầu làm việc tại BIDV.
Tháng 10-1999, ông Đoàn Ánh Sáng là Quyền Giám đốc và Giám đốc Chi nhánh BIDV Bình Định.
Tháng 6-2002, ông Sáng là Phó Giám đốc Chi nhánh Sở Giao dịch 2.
Tháng 10-2002, ông Sáng là Giám đốc Chi nhánh Sở Giao dịch 2 và làm Phó Tổng Giám đốc BIDV từ tháng 1-2013.
Ông Trần Lục Lang, Phó Tổng Giám đốc BIDV, sinh năm 1967
Năm 1997, ông Lang bắt đầu làm việc tại BIDV.
Tháng 1-2002, ông Lang là Phó Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Bình Định.
Tháng 10-2006, ông Lang là Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Phú Tài.
Tháng 6-2011, ông Lang được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc BIDV.
Ông Trần Bắc Hà vi phạm rất nghiêm trọng, phải xử lý kỷ luật
TTO - Ông Trần Bắc Hà, nguyên bí thư đảng uỷ BIDV đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành.
A.HỒNG
TTO - Ông Trần Bắc Hà, nguyên bí thư đảng uỷ BIDV đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành.
A.HỒNG
https://tuoitre.vn/dai-gia-tran-bac-ha-la-ai-20180602175612763.htm
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Ông Trần Bắc Hà đang ở đâu, có đúng sang Singapore chữa bệnh?
Ông Trần Bắc Hà đang ở đâu, làm gì, có thực sự đi chữa bệnh hay không vẫn là một dấu hỏi lớn. Trong chiều 2/6, phóng viên đã nhiều lần liên hệ vào số điện thoại di động của ông Hà nhưng trong tình trạng không liên lạc được. Nhiều tháng qua, tung tích ông Trần Bắc Hà vẫn là một bí ẩn. Trong các ngày từ 28 đến 30/5, tại kỳ họp thứ 26, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận những vi phạm của ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV là rất nghiêm trọng và đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Ông Trần Bắc Hà.
Ông Trần Bắc Hà sang Singapore chữa bệnh?
Trước đó, tháng 8/2017, khi nhiều trang mạng rộ lên thông tin Cựu chủ tịch BIDV liên quan đến đại án Phạm Công Danh, ông Trần Bắc Hà khi đó trả lời Zing.vn qua điện thoại và khẳng định ông vẫn bình thường.
Tại phiên tòa xét xử ông Trầm Bê, Phạm Công Danh và 44 đồng phạm về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", HĐXX đã yêu cầu triệu tập ông Trần Bắc Hà đến tòa, với tư cách người có nghĩa vụ liên quan.
Tuy nhiên, người đại diện của ông Trần Bắc Hà cho biết, cựu Chủ tịch BIDV không thể đến tòa theo triệu tập vì đang điều trị bệnh ung thư tại Singapore.
Ủy ban KTTƯ: Sai phạm của ông Trần Bắc Hà là rất nghiêm trọng
Cụ thể, chiều 13/1, thẩm phán Phạm Lương Toản cho biết, sau phiên xử sáng, người đại diện của ông Hà là ông Nguyễn Hồng Dân đã đến gặp HĐXX. Ông Dân cho biết ông Trần Bắc Hà đã biết được thông báo về việc phải có mặt tại toà án.
Tuy nhiên, hiện tại ông Hà đang chữa bệnh ung thư và đã nhập cảnh vào Singapore để khám, chữa bệnh tại bệnh viện Glenneagles từ ngày 7/1, nên không thể đến tòa.
Người đại diện của ông Hà cũng cung cấp các tài liệu liên quan như: Bản dịch bệnh án của ông Trần Bắc Hà tại Singapore, bản photo hộ chiếu cho thấy ông này đã nhập cảnh.
Ông Dân cam kết sáng 16/1 sẽ cung cấp toàn bộ hồ sơ, bệnh án của ông Trần Bắc Hà, bản xác nhận của lãnh sự Việt Nam tại Singapore về việc nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV đang điều trị tại đây.
Theo thông tin trên báo Tuổi trẻ ngày 13/1, trong các trang hộ chiếu được ông Dân cung cấp, có thể hiện lần cuối cùng ông Hà xuất cảnh khỏi Việt Nam vào ngày 7-12-2017, qua cửa khẩu La Lay (H.Đăk Rông, Quảng Trị) sang Lào bằng đường bộ.
Trước đó, tháng 8/2017, khi nhiều trang mạng rộ lên thông tin Cựu chủ tịch BIDV liên quan đến đại án Phạm Công Danh, ông Trần Bắc Hà khi đó trả lời Zing.vn qua điện thoại và khẳng định ông vẫn bình thường.
Tại phiên tòa xét xử ông Trầm Bê, Phạm Công Danh và 44 đồng phạm về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", HĐXX đã yêu cầu triệu tập ông Trần Bắc Hà đến tòa, với tư cách người có nghĩa vụ liên quan.
Tuy nhiên, người đại diện của ông Trần Bắc Hà cho biết, cựu Chủ tịch BIDV không thể đến tòa theo triệu tập vì đang điều trị bệnh ung thư tại Singapore.
Ủy ban KTTƯ: Sai phạm của ông Trần Bắc Hà là rất nghiêm trọng
Cụ thể, chiều 13/1, thẩm phán Phạm Lương Toản cho biết, sau phiên xử sáng, người đại diện của ông Hà là ông Nguyễn Hồng Dân đã đến gặp HĐXX. Ông Dân cho biết ông Trần Bắc Hà đã biết được thông báo về việc phải có mặt tại toà án.
Tuy nhiên, hiện tại ông Hà đang chữa bệnh ung thư và đã nhập cảnh vào Singapore để khám, chữa bệnh tại bệnh viện Glenneagles từ ngày 7/1, nên không thể đến tòa.
Người đại diện của ông Hà cũng cung cấp các tài liệu liên quan như: Bản dịch bệnh án của ông Trần Bắc Hà tại Singapore, bản photo hộ chiếu cho thấy ông này đã nhập cảnh.
Ông Dân cam kết sáng 16/1 sẽ cung cấp toàn bộ hồ sơ, bệnh án của ông Trần Bắc Hà, bản xác nhận của lãnh sự Việt Nam tại Singapore về việc nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV đang điều trị tại đây.
Theo thông tin trên báo Tuổi trẻ ngày 13/1, trong các trang hộ chiếu được ông Dân cung cấp, có thể hiện lần cuối cùng ông Hà xuất cảnh khỏi Việt Nam vào ngày 7-12-2017, qua cửa khẩu La Lay (H.Đăk Rông, Quảng Trị) sang Lào bằng đường bộ.
Ông Trần Bắc Hà khi còn đương chức. Ảnh: BIDV.
Trong khoảng thời gian từ ngày 7/12/2017 tới ngày 7/1/2018, các trang hộ chiếu do ông Dân cung cấp thể hiện, ông Hà rất nhiều lần xuất - nhập cảnh từ Lào đi Thái Lan và ngược lại, hầu hết là bằng đường bộ.
Riêng ngày 7/1, theo dấu visa trên các trang hộ chiếu do ông Dân cung cấp thể hiện, ông Hà xuất cảnh từ Lào đi Thái Lan bằng đường bộ, từ Thái Lan xuất cảnh bằng đường hàng không tới Singapore.
Trên trang thị thực của cuốn hộ chiếu do ông Dân cung cấp có dấu thị thực nhập cảnh vào Thái Lan từ ngày 7/1, có giá trị trong vòng 30 ngày.
Tuy vậy, vào đầu giờ chiều 13/1, nguồn tin của báo Tuổi trẻ khi đó cho biết, theo cơ sở dữ liệu của cơ quan chức năng Việt Nam, ông Trần Bắc Hà đang có mặt tại Việt Nam.
Theo nguồn tin, dựa trên cơ sở quản lý của cơ quan chức năng, lần cuối cùng ghi nhận ông Trần Bắc Hà làm thủ tục xuất - nhập cảnh là tại cửa khẩu Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum - giáp ranh với Lào), vào đầu tháng 11/2017.
Từ đó đến thời điểm 13/1, dữ liệu chưa ghi nhận ông Hà làm thủ tục xuất cảnh ra nước ngoài.
Đề cập đến vụ xử bị cáo Trầm Bê, thẩm phán Phạm Lương Toản cho biết, HĐXX đã ký giấy triệu tập ông Trần Bắc Hà và ông Trần Lục Lang. Trong trường hợp những người này không có mặt, VKS có thể sử dụng lời khai tại cơ quan điều tra.
Suốt thời gian diễn ra phiên xử đại án Trầm Bê - Phạm Công Danh (từ ngày 8-13/1), VKS liên tục đặt câu hỏi về sự vắng mặt của ông Trần Bắc Hà. VKS cho rằng sự vắng mặt của những người có trách nhiệm, nghĩa vụ liên quan ở BIDV có thể ảnh hưởng đến việc xét xử tại phiên toà.
Không còn có mặt ở Lào?
Theo thông tin trên báo Người lao động, sau khi nghỉ hưu từ 1/9/2016, ông Trần Bắc Hà thường xuyên sang Lào để cùng một số người thân triển khai các dự án trồng cây nông nghiệp tại đây.
Vào thời điểm ngày 15/1, khi phóng viên của báo này tìm đến một ngôi biệt thự rộng hơn 1.000m2 tại bản Kè, huyện Pakse, tỉnh Champasak (Lào), nơi ông Trần Bắc Hà và những người thân thuê để ở, làm việc mỗi khi sang đây, thì thấy đã được đổi biển hiệu, không còn ai, kể cả chiếc xe ông Hà hay đi.
Cũng theo báo Người lao động, khi có dịp về lại quê hương Bình Định, ông Trần Bắc Hà thường xuyên lui tới sân golf FLC Quy Nhơn để chơi với bạn bè, đối tác.
Ngoài ra, ông cũng hay tới nơi đang triển khai xây dựng dự án Tâm linh Phật pháp Linh Phong tại xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Đến thời điểm hiện tại, thông tin việc ông Trần Bắc Hà đang ở đâu, làm gì, có thực sự đi chữa bệnh không vẫn là một dấu hỏi lớn.
35 năm công tác tại BIDV
Ông Trần Bắc Hà, sinh năm 1956, quê Bình Định, bắt đầu làm việc tại BIDV tháng 2/1981 và nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/9/2016.
Ông Trần Bắc Hà có 35 năm công tác tại BIDV và 8 năm 8 tháng giữ chức Chủ tịch HĐQT của BIDV.
Ông Trần Bắc Hà được xem như "linh hồn" của BIDV trong suốt thời gian dài và là người khởi tạo Sở Giao dịch 3, Công ty Chứng khoán, Công ty Quản lý nợ khai thác tài sản BIDV...
Ngoài ra, ông Trần Bắc Hà đã chỉ đạo thành lập các hiện diện thương mại tại Lào, Campuchia, Myanmar, Cộng hòa Séc và chỉ đạo Văn phòng đại diện tại Lào, Campuchia, Myanmar.
Trong suốt thời gian qua, đã nhiều lần có tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt. Cụ thể, năm 2013, tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt cùng lúc được tung ra cùng với tin đồn Ngân hàng Nhà nước phá giá tiền đồng 2-3% đã khiến thị trường chứng khoán lao đốc mạnh, giá vàng, USD đồng loạt tăng.
Ngay sau đó BIDV đã bác bỏ tin đồn trên và cho biết đó là thông tin bịa đặt với dụng ý xấu nhằm mục đích trục lợi.
Sau đó, một số tung tin đồn này đã bị bắt, mỗi người bị phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng nhưng cơ quan công an không công bố danh tính.
Năm 2017, tin đồn ông Hà bị bắt lại rộ lên sau khi nội dung kết luận điều tra của Bộ Công an cho thấy ông có ký duyệt cho vay đối với Ngân hàng Xây Dựng. Tuy nhiên, trả lời báo chí, ông Hà nói vẫn bình thường.
http://soha.vn/ong-tran-bac-ha-dang-o-dau-co-dung-sang-singapore-chua-benh-20180602162318174.htm
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Hành vi ấn nút
1. Thao tác ấn nút, ROBOT có thể làm được. Nó không cần có TRÁI TIM. Không cần ÓC phải nghĩ, nó chỉ cần bộ phận nhận thông tin (LỆNH) và chuyển thành thao tác ẤN. Mong sao không vị đại biểu QH nào như ROBOT!
Hành vi ấn nút. Ảnh: FB Mạc Vân Trang
2. Thao tác ấn nút, THÚ VẬT (Chuột, Khỉ, Chó…) có thể làm được, khi chúng được người CHỦ huấn luyện: NHấn nút, đèn bật lên thì được THƯỞNG; không nhấn nút thì Chủ PHẠT (đánh đòn, đe dọa…). Đối với thú vật, hành vi ấn nút chỉ là phản xạ được tập luyện thành thói quen. Chủ KÍCH THÍCH (S) => con vật PHẢN ỨNG (R) và chờ được THƯỞNG. Nó chỉ biết ấn nút được THƯỞNG, không ấn bị PHẠT, ngoài ra nó không biết NGHĨ đằng sau ấn nút, CHỦ nó muốn gì? Nếu có vài ĐBQH nào đó chỉ biết ẤN NÚT THEO LỆNH CHỦ thì cũng đành vậy!3. Thao tác ấn nút của ỦN và TRUMP. Trump bảo ỦN là “Thằng tên lửa”, Ủn bảo Trump là “Thằng già điên”… Ủn bảo NÚT BẤM hạt nhân tao luôn để trên bàn… Trump bảo, NÚT BẤM hạt nhân của tao to hơn! Tình hình rất căng, tưởng như chiến tranh hạt nhân nổ ra, khi 1 trong 2 người “điên tiết” lên ẤN NÚT! Nhưng cả 2 người không ai dám ấn nút và cuối cùng đi đến gặp nhau, giải quyết hòa bình ở Triều Tiên- Hàn Quốc và bàn thảo về phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Cả nhân loại thở vào và đánh giá cao cả 2 người, vì họ có TRÁI TIM và KHỐI ÓC biết nghĩ đến TRÁCH NHIỆM với dân tộc mình, đến cộng đồng quốc tế. Họ đã không dám ấn nút! Nghĩa là, nếu có trái tim, khối óc lành mạnh thì bất kỳ vẫn đề gì, gay cấn đến đâu, cũng tìm ra cách giải quyết thông minh và có trách nhiệm, chứ không chỉ biết ấn nút mù quáng!
4. Ấn nút BÁC DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC BẮC NAM tháng 6/2010. Năm ấy tôi cũng có bài về THAO TÁC ẤN NÚT gửi các ĐBQH trước ngày ẤN NÚT (Nay mất đâu, tìm lại không thấy!). Trước khi ẤN NÚT, các ĐBQH cũng bàn thảo hăng lắm, nhiều ĐB “hót” hay lắm: Ông thì bảo, ĐSCTBN sẽ đánh thức các nàng tiên đang ngủ say bừng tỉnh…; Ông thì bảo, ra nước ngoài tôi đi tàu cao tốc rồi, trẻ em đi học, bà già đi chợ, đông vui, sướng lắm; ông khác thì mơ màng, chúng ta sẽ, sáng uống cà phê ở Hà Nội, chiều bia mát ở Sài gòn..; Có ông bảo, các nước dân có chỉ số IQ cao đều có đường cao tốc, dân ta cũng IQ cao, không có lý gì không có ĐCTBN!…
Dân hồi hộp, nhưng chưa có mạng xã hội mạnh như bây giờ, nên rất lo lắng. Bộ Chính trị cũng chỉ đạo sát sao lắm, họ còn họp riêng các ĐBQH là đảng viên để “quán triệt” và còn tiến hành cho ẤN NÚT thử. (Hình như chính việc ẤN NÚT THỬ thiết kế 3 phương án, cộng kết quả lại, “nói chung, đa số tán thành”; nhưng đến khi ẤN NÚT THẬT chỉ còn 01 phương án và chỉ có 3 lựa chọn: ẤN 1 trong 3 NÚT: “Đồng ý” – “Không đồng ý” và “Không ý kiến”, mà kết quả KHÔNG ĐỒNG Ý cao hơn ĐỒNG Ý mấy phiếu).
Cũng may là nhờ công nghệ điện tử, công khai hóa ngay, chứ bỏ phiếu vào thùng rồi kiểm phiếu thì kết quả không biết đâu mà lần!. Dù sao thì QH kỳ ấy cũng đã làm nên DẤU ẤN LỊCH SỬ tức là bác Chủ trương lớn của Đảng về quyết làm ĐSCTBN với khoản vay Trung cộng chừng 60 tỉ usd và “đội vốn” lên, chưa biết mấy trăm tỉ và sẽ kéo dài bao nhiêu năm! Hú vía!
5. Ấn nút “Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc”. Bà Ngân CTQH đã nói toẹt ra: “Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không thể không ra luật”. Nếu cứ theo thế mà ấn nút thì ĐBQH y như điểm 1 và 2 đã viết ở trên. Mong rằng các ĐBQH có tim, óc bình thường, biết lắng nghe, thấu hiểu lòng Dân để biết ẤN NÚT có trách nhiệm. Các ĐB dù là đảng viên, nhưng QH không đại diện cho mấy triệu đảng viên, mà đại biểu cho 100 triệu dân VN ở cả trong và ngoài nước. Tại sao Bộ Chính trị lại ép QH phái khẩn cấp thông qua Luật này? Tại sao “đặc khu cho nước ngoài thuê” lại chỉ dành cho Trung cộng? Tại sao Luật lại chỉ nhằm vào 3 địa điểm mà Trung cộng thèm khát, chứ không phải chỗ khác? Tại sao lại cần 99 năm? Tại sao nhiều nước không cần có “đặc khu kinh tế”, vẫn phát triển tốt mà VN lại cứ ép phải như vậy? Trung cộng đang xâm lược biển đảo của ta, giết hại đồng bào ta, âm mưu cướp nước ta, đồng hóa dân tộc ta… Vậy mà tiếp tay rước chúng vào sao?
Trước khi ấn nút, mong các ĐBQH còn tim óc bình thường, hãy đọc bài viết này và suy ngẫm…
Tóm lại, các ĐB cần nhớ rằng: ẤN NÚT ĐỒNG Ý Luật này sẽ mắc “Tội lớn không gì bằng” với Tổ tiên và để lại di họa muôn đời cho con cháu. Lịch sử sẽ không bao giờ quên thao tác ẤN NÚT bán nước của các vị và Nhân dân sẽ đời đời nguyền rủa!
Vậy chỉ còn 2 NÚT ẤN là “KHÔNG ĐỒNG Ý” và “KHÔNG Ý KIẾN”, Nhân dân đã chọn giúp các vị rồi đó!
© Mạc Văn Trang
FB Mạc Văn Trang
5. Ấn nút “Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc”. Bà Ngân CTQH đã nói toẹt ra: “Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không thể không ra luật”. Nếu cứ theo thế mà ấn nút thì ĐBQH y như điểm 1 và 2 đã viết ở trên. Mong rằng các ĐBQH có tim, óc bình thường, biết lắng nghe, thấu hiểu lòng Dân để biết ẤN NÚT có trách nhiệm. Các ĐB dù là đảng viên, nhưng QH không đại diện cho mấy triệu đảng viên, mà đại biểu cho 100 triệu dân VN ở cả trong và ngoài nước. Tại sao Bộ Chính trị lại ép QH phái khẩn cấp thông qua Luật này? Tại sao “đặc khu cho nước ngoài thuê” lại chỉ dành cho Trung cộng? Tại sao Luật lại chỉ nhằm vào 3 địa điểm mà Trung cộng thèm khát, chứ không phải chỗ khác? Tại sao lại cần 99 năm? Tại sao nhiều nước không cần có “đặc khu kinh tế”, vẫn phát triển tốt mà VN lại cứ ép phải như vậy? Trung cộng đang xâm lược biển đảo của ta, giết hại đồng bào ta, âm mưu cướp nước ta, đồng hóa dân tộc ta… Vậy mà tiếp tay rước chúng vào sao?
Trước khi ấn nút, mong các ĐBQH còn tim óc bình thường, hãy đọc bài viết này và suy ngẫm…
Tóm lại, các ĐB cần nhớ rằng: ẤN NÚT ĐỒNG Ý Luật này sẽ mắc “Tội lớn không gì bằng” với Tổ tiên và để lại di họa muôn đời cho con cháu. Lịch sử sẽ không bao giờ quên thao tác ẤN NÚT bán nước của các vị và Nhân dân sẽ đời đời nguyền rủa!
Vậy chỉ còn 2 NÚT ẤN là “KHÔNG ĐỒNG Ý” và “KHÔNG Ý KIẾN”, Nhân dân đã chọn giúp các vị rồi đó!
© Mạc Văn Trang
FB Mạc Văn Trang
Phần nhận xét hiển thị trên trang
PHÁT HIỆN MƯU ĐỒ Ở CHIẾM VĨNH VIỄN TRONG DỰ THẢO LUẬT ĐẶC KHU
M.Ch.D
2/6/2018
Luật đặc khu (Vân Đồn - Bắc Vân Phong - Phú Quốc): Công nhận Quyền thừa kế nhà ở riêng lẽ là trao “qui chế định cư vĩnh viễn” cho người nước ngoài!
Điều 33 và Điều 34 của Dự Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn - Bắc Vân Phong - Phú Quốc, công nhận quyền thừa kế đối với nhà ở riêng lẽ, biệt thự nghỉ dưỡng, văn phòng làm việc kết hợp lưu trú… cho người nước ngoài.
------ Trích - Điều 33.Quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại đặc khu “Khoản 2- b)Sở hữu nhà ở thương mại, bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại đặc khu, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy hoạch đặc khu, thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế từ chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân”.
------ Điều 34. Quyền sở hữu căn hộ khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, văn phòng làm việc kết hợp lưu trú “Khoản 1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng và đủ điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo pháp luật về nhà ở thì được sở hữu căn hộ khách sạn (condotel), biệt thự nghỉ dưỡng (resort villa), văn phòng làm việc kết hợp lưu trú (officetel) và các loại hình tương tự khác thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế từ chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sở hữu bất động sản trong dự án đầu tư xây dựng bất động sản tại đặc khu, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy hoạch đặc khu”. ……. Hết trích.
Trên thế giới, việc người nước ngoài thừa kế nhà ở luôn bị xem xét bởi một chế định rất khắt khe. Cho nên người nước khác thừa kế chỉ nhận được trị giá bằng tiền. Qui định như thế để nhằm bảo hộ môi trường cư dân cho công dân. Tức người nước ngoài vào sinh sống, họ chỉ được phép sở hữu nhà trong cuộc đời họ chứ quyền sở hữu truyền lại cho đời sau họ không thể có, mà quyền này chỉ công dân trong nước mới có. Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật nhà ở 2014 của nước ta (cũng như luật cũ Bộ luật dân sự 2005), không cho phép người nước ngoài thừa kế nhà ở (trừ trường hợp căn hộ, nhà thương mại nhưng điều kiện quá khắt khe và tinh thần lập pháp là nhắm vào Việt kiều, người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam). Thực trạng người nước ngoài (Việt Kiều) thừa kế nhà ở rất nhiều ở Việt Nam, nhưng họ chỉ nhận được phần trị giá bằng tiền theo luật định.
Diễn giải dài dòng như trên để nói lên rằng quan hệ thừa kế cho người nước ngoài đối với nhà ở nó không chỉ đơn thuần là quan hệ pháp luật tài sản mà nó mang ý nghĩa chủ quyền quốc gia đối với cư trú.
Nhìn lại hai Điều 33 và 34 trong dự luật, đối với người “ngoài nghề” thấy rất không có gì. Nhưng những người hành nghề luật thấy khá rõ khi điều luật này đi vào trong đời sống xã hội. Yếu tố thừa kế mà người nước ngoài (dự liệu sẽ tràn lan người Trung Quốc ở các đặc khu) sẽ phát huy “tác dụng” sau hàng chục năm chứ không phải bây giờ. Khi đó, nhà ở riêng lẽ, biệt thự nghỉ dưỡng, văn phòng làm việc kết hợp lưu trú… sẽ được con cháu người nước ngoài thừa kế và truyền sở hữu qua nhiều thế hệ. Điều này không bị hạn chế bởi điều khoản cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất 99 (được qui định tại Điều 32 của dự luật). Chúng ta thử tưởng tượng một khu phố, một cộng đồng cư dân hình thành gồm toàn bộ người Trung Quốc, với cơ chế công nhận quyền thừa kế như trên, họ sẽ định cư truyền qua nhiều thế hệ trong căn nhà mà cha ông họ để lại.
Nhiều người có thể bắt bẻ rằng, căn nhà là được sở hữu nhưng quyền sử dụng đất vẫn của toàn dân như hiến pháp, hoặc đời sống một công trình nhà ở chỉ vài chục năm. Xin thưa, căn nhà và đất là tài sản hợp nhất không tách rời, tức nhà còn đó thì đất cũng thuộc về người ta, nhà hư có thể xin xây mới đúng theo qui định của pháp luật về quyền sở hữu nhà riêng lẽ, biệt thự nghỉ dưỡng, văn phòng làm việc. Nó khác với căn hộ thương mại bị phá hủy khi hết hạn sử dụng.
Như vậy, rõ ràng việc luật hóa quan hệ “nhận thừa kế từ chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân” trong dự luật khi áp dụng vào thực tế chẳng khác nào trao “qui chế định cư vĩnh viễn” cho người nước ngoài. Khi đó, muốn nhận lại lãnh thổ con cháu chúng ta làm sao với đạo luật “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn - Bắc Vân Phong - Phú Quốc”.!?
KINH HOÀNG ! LUẬT CHO PHÉP XÂY CẢ NHÀ MÁY VŨ KHÍ Ở ĐẶC KHU
Canh Tranthanh
ĐÂY: Phụ lục 4 của dự luật đặc khu cho phép xây dựng cả nhà máy chế tạo vũ khí luôn!
Có đất, 99 năm.
Có nhà ở vĩnh viễn cho con cháu chắt chút chít... sang ở.
Có vấn đề gì thì gọi tòa án của mình sang xử.
Xây dựng cả nhà máy chế tạo vũ khí trang bị cho dân luôn.
THÔI. Nước cộng hòa đặc khu chính thức ra đời.
XONG!
ĐÂY: Phụ lục 4 của dự luật đặc khu cho phép xây dựng cả nhà máy chế tạo vũ khí luôn!
Có đất, 99 năm.
Có nhà ở vĩnh viễn cho con cháu chắt chút chít... sang ở.
Có vấn đề gì thì gọi tòa án của mình sang xử.
Xây dựng cả nhà máy chế tạo vũ khí trang bị cho dân luôn.
THÔI. Nước cộng hòa đặc khu chính thức ra đời.
XONG!
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)