Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

Xin các vị Đại biểu Quốc hội hãy thức tỉnh



KTS. Trần Thanh Vân.

Hãy thức tỉnh!
Xin các vị Đại biểu Quốc hội hãy thức tỉnh, nếu không sẽ trở thành những kẻ bán nước, để rồi tên tuổi của các vị sẽ bị ghi vào sử sách, vết nhơ này không thể nào rửa được.
KTS Trần Thanh Vân
2-6-2018

Cách đây 9 năm, ngày 10/8/2009, tôi đã viết bài “Đại địa mạch quốc gia”, đăng trên TuanVietNam. Mặc dù chỉ là một kiến trúc sư cảnh quan, có hiểu biết chút ít về Phong Thủy, tôi có thể khẳng định Cảng Vân Đồn – Đền Cửa ông đã được cha ông ta chú ý từ rất sớm. 
Khi viết bài trên, tôi đã nghiệm ra rằng, việc hai vị tướng tài Trần Khánh Dư và Trần Quốc Tảng bị phạt nặng và bị đưa đi “đầy ải” ở KHU VỰC BIÊN CƯƠNG VÂN ĐỒN đều có chủ ý, với sắp xếp của Tiên Tổ và Hồn thiêng sông núi. Nhờ phục sẵn ở đó nhiều năm, nên hai người con có tội đã hiểu rất rõ địa thế sông núi, đã thuộc làu giờ giấc, chu trình lên xuống của dòng nước, nên đã giúp Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đánh các tướng giặc lừng danh Ô Mã Nhi, Thoát Hoan, Phàn Tiếp … một trận đánh oai hùng, khiến chúng bị đại bại.

Các vị tướng nhà Trần đã để lại cho hậu thế một câu chuyện về trận đánh vang dội trên BẠCH ĐẰNG GIANG năm 1288, kết thúc ba lần xâm lược Đại Việt của Đế quốc Nguyên Mông, một đội quân hung hãn, thiện chiến, mở đầu là Thành Cát Tư Hãn, đến Hốt Tất Liệt… đã từng đánh thắng khắp châu Á sang châu Âu, nhưng đến Bạch Đằng Giang, chúng đã để lại nỗi nhục muôn đời, như lời Bạch Đằng Giang Phú của Trương Hán Siêu viết:

“Đến nay nước sông tuy chảy hoài
Mà nhục quân thù không rửa nổi”

Nhà văn lịch sử lão thành Hoàng Quốc Hải đã bỏ ra nhiều năm hoàn thành bộ tiểu thuyết BÃO TÁP TRẦN TRIỀU, gồm 6 tập, dài trên 3000 trang, trong đó có cuốn HUYẾT CHIẾN BẠCH ĐẰNG GIANG, dài 591 trang, kể kỹ lưỡng trận chiến lẫy lừng, trong đó Chiêu Minh Vương – Thượng tướng Trần Khánh Dư – một Hoàng tử có tội bị đuổi khỏi cung đình, trở thành anh chàng bán than chèo thuyền trên sông nước và Đức ông Trần Quốc Tảng, người con thứ ba của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, vì bị nghi có mưu đồ làm phản, đã bị đẩy ra biên ải… đều được ghi tên vào sử sách.

Ngày nay Đền Cửa Ông và Cảng Vân Đồn vẫn còn đó, là một quân cảng tuy nhỏ nhưng vô cùng lợi hại. Khi nhà Văn Hoàng Quốc Hải ra thăm quân cảng Vân Đồn để lấy thêm tư liệu cho cuốn tiểu thuyết, ông được nghe những chia sẻ rất tâm huyết, rất chân thành, tỏ lòng kính phục về tầm nhìn và tài quân sự của cha ông xưa.

Thế mà, hôm nay nghe nói các đại biểu quốc hội, những người đại diện cho tiếng nói của dân tộc, của nhân dân đang định dâng đất này cho quân giặc?!

Ô hô…

Đau đớn thay!

Không rõ các vị Đại biểu Quốc Hội có hiểu gì về vùng đất linh thiêng này không?

Không rõ các vị Đại biểu Quốc Hội có đọc sách và có một chút kiến thức gì về công lao giữ gìn đất nước của cha ông ta không?

Xin các vị Đại biểu Quốc hội hãy thức tỉnh, nếu không sẽ trở thành những kẻ bán nước, để rồi tên tuổi của các vị sẽ bị ghi vào sử sách, vết nhơ này không thể nào rửa được.

Kính mời các vị đọc lại bài viết dưới đây, trước khi quyết định có đặt bút ký Luật Đặc Khu, giao những vùng đất hiểm yếu cho người nước ngoài trong thời hạn 99 năm.
______

TuanVietNam 
 
Đại địa mạch quốc gia


10/08/2009 07:51 (GMT + 7)

(TuanVietNam) – Những tìm hiểu của KTS Trần Thanh Vân về đại địa mạch quốc gia.
Chuyện 700 năm trước

Trong trận đánh Nguyên Mông lần thứ 3 năm 1288, có hai người “phạm lỗi” với Triều đình nhà Trần, nhưng đều đã lập nên chiến công lớn, góp phần không nhỏ vào việc đuổi giặc Nguyên Mông. Đó là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, con nuôi của vua Trần Thánh Tông và Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, con trai thứ 3 của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. 

Sách cũ kể rằng Trần Khánh Dư là người rất có tài, nhưng ăn nói thì quá mạnh bạo mà sinh hoạt thì hơi phóng túng, nên bị nhà Vua tước hết quan chức, bổng lộc và ông buộc phải về quê ở Chí Linh làm nghề bán than kiếm sống. 

Nhưng cũng tại nơi đây, Trần Khánh Dư được phục chức và đã trở thành Phó tướng Vân Đồn. Ông đã chỉ huy quân ta phá tan đội thuyền tiếp tế lương thực của quân Nguyên Mông và góp công lớn vào trận chiến thắng lịch sử trên sông Bạch Đằng.

Võ đã giỏi, văn cũng hay, sau này Trần Khánh Dư là người viết lời tựa cho cuốn “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” của Trần Hưng Đạo, ông viết như sau: 

Người giỏi võ cầm quân thì không cần bày trậnNgười giỏi bày trận thì không cần đánhNgười giỏi đánh thì không thuaNgười khéo thua thì không chết

Sách cũ cũng kể rằng Trần Quốc Tảng là một người có tài đặc biệt về quân sự, nhưng vì lúc nhỏ luôn ở bên cạnh ông nội là Trần Liễu, nên Quốc Tảng từng có biểu hiện muốn cướp ngôi vua từ trong tay dòng thứ, để giành ngôi cho cha mình là dòng trưởng, khiến Trần Hưng Đạo giận, nên đã “đẩy” con trai đi trấn thủ tận Cửa Suốt, là một nơi ở rất xa Triều đình để tránh hậu hoạ. 

Nhưng cũng tại nơi biên cương Tổ quốc này, Hưng Nhượng Vương đã lập nên kỳ tích trong trận thắng Bạch Đằng Giang năm 1288, khiến cho sau khi ngài qua đời năm 1313, nhân dân đồn rằng Đức Ông Trần Quốc Tảng hiện về nhắc nhở, nên đã xây Đền thờ Ngài cùng nhiều tướng lĩnh ở ngay trên đỉnh núi nhìn ra Bái Tử Long. 

Ngày nay ngôi Đền Cửa Ông toạ lạc trên núi cao, không khác gì một trạm gác tiền tiêu nhìn ra Vịnh Bái Tử Long, khiến cho hậu thế có nhiều người thắc mắc rằng có thật là hai vị tướng danh tiếng đó do vì có tội nên bị điều ra tận nơi biên cương ấy, hay phải chăng đây cũng là một trong những “bí truyền thư” mà Đức Thánh Trần đã lưu lại để dạy bảo cho chúng ta?

  
Đền Cửa Ông không khác gì một trạm gác tiền tiêu nhìn ra Vịnh Bái Tử Long. Ảnh: TVN

Khi bí mật không còn là bí mật

Cách đây gần 10 năm, trên mạng thông tin quốc tế có một tấm bản đồ thật thú vị: Hình một con rồng rất đẹp mà đầu thì ở dãy núi Hy Mã Lạp Sơn (đỉnh Everest cao 8.888m nóc nhà của thế giới), lưng uốn theo hướng Tây Bắc Đông Nam của dãy núi cao thấp dần và đuôi xoè ra ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, sau đó đi xuống vùng Vịnh Bắc Bộ và đã kết thúc ở vùng đại dương sâu nhất thế giới (Vịnh Mindanao ở Philippines sâu 10.800m). 

Đó là tấm sơ đồ sơn thuỷ ở phạm vi vĩ mô tầm thế giới. Thật kỳ diệu, các triền núi đó không thẳng băng mà uốn lượn như hình con rồng, tạo ra mạch núi và mạch nước tụ lại, rồi lan tỏa ở trên đồng bằng Bắc Bộ nước ta.

  
Sơ đồ đại địa mạch

Thế mới biết tại sao vùng đất này luôn luôn bị người ngoài thèm khát và dòm ngó. Và thế mới biết sự uyên bác kỳ tài của Thiền sư Vạn Hạnh và Vua Lý Thái Tổ đã quyết rời bỏ Hoa Lư, để trở về vùng đất Thăng Long và triệt phá được thiên la địa võng mà Cao Biền đã trấn yểm trên thành Đại La cũ 200 năm trước. 

Cho đến hôm nay, tất cả những người có chút hiểu biết về phong thủy và lý thuyết về địa mạch thì đã hiểu rằng tất cả mọi bí mật xa xưa về đường kinh mạch, về huyệt đạo linh thiêng mà chỉ có các thầy pháp cao tay mới nắm giữ được, thì nay đã bị phơi bày ra tất cả.
Cái chính là “thiên hạ” thì biết cả, nhưng những người trong cuộc có ý thức được vấn đề và có những giải pháp mạnh để làm chủ các lợi thế đó hay không? 

Nhìn vào sơ đồ “vi địa mạch”

Trở lại với địa hình núi sông trên miền Bắc nước ta, thì có 8 dãy núi vòng cung tạo thành hình rẻ quạt là dãy Đông Triều, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, dãy Tam Đảo, dãy Sông Gâm, dãy Hoàng Liên Sơn , dãy Sông Đà và dãy Hoà Bình, trong đó Hoàng Liên Sơn nối từ Hy Mã Lạp Sơn về có đỉnh Phan xi păng cao nhất Đông Dương (3143m). 

Hướng đi của các dãy núi đều hình thành các con sông như sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu…

Thế nhưng các dãy núi chỉ “chầu” nên đều đã dừng lại từ xa, còn các con sông thì đã “tụ” lại ở Việt Trì và nối thông với nhau và tỏa ra ở chính vùng Thăng Long. Kỳ diệu hơn nữa là ở ngay trên đất Thăng Long đã “mọc” lên ba ngọn núi khác: đó là cụm núi Ba Vì linh thiêng đầy huyền thoại. Đỉnh núi này nhìn theo đường chim bay thì chỉ cách Hồ Tây chừng 25km.

Nhờ khoảng cách không quá xa, nên khi thuyền của vua Lý Thái Tổ đi từ sông Hồng qua sông Tô Lịch vừa rẽ vào Hồ Dâm Đàm từ làng Hồ Khẩu mùa xuân năm 1010, nhà vua có thể nhìn thấy rồng cuộn sóng bay lên, vừa nhìn thấy đỉnh Ba Vì, nên cái tên Thăng Long và tứ văn “Đắc Long bàn Hổ cứ chi thế, tiện núi sông hướng bối chi nghi” mới xuất hiện trong bản Thiên đô chiếu bất hủ.

Ngày nay, từ trên bản đồ vệ tinh, ta có thể dễ dàng tìm thấy đỉnh cao 1226m, nơi toạ lạc Đền Thượng, thờ Tản Viên Sơn Thánh, từ đó có một đường kinh mạch đi theo hướng chính Đông, qua khu vực Đền Kim Ngưu bên bờ Đầm Trị tiếp giáp với Hồ Tây, ra đến tận Cảng Vân Đồn và Vịnh biển Bái Tử Long, ở đó đã có đền Cửa Ông đầy linh thiêng mà nhân dân và hải quân ta hằng tôn thờ suốt 7 thế kỷ qua. Cảng Cửa Suốt của Đức Ông Trần Quốc Tảng xưa, đã và sẽ mãi mãi là một quân cảng quan trọng nơi Bờ Đông của Tổ quốc. 

Cũng trên bản đồ vệ tinh, nếu nối một đường theo hướng Đông Bắc-Tây Nam mà mọi người quen gọi là Trục Thần Lộ đi từ đền Kim Ngưu bên bờ Đầm Trị, lên đến thành Cổ Loa- Kinh đô 2300 năm trước của vua An Dương Vương và cũng là Kinh đô hơn 1000 năm trước của vua Ngô Quyền, trên trục đó ta sẽ gặp phòng tuyến sông Như Nguyệt năm 1077 của Đại tướng Lý Thường Kiệt và Ngã ba sông Thiên Đức, nơi Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương lập đại bản doanh chỉ huy đánh quân Nguyên Mông năm 1284 và năm 1288. 

Kỳ lạ thay, đường chéo này đi tiếp, rồi đi tiếp nữa, sẽ đến Đồng Đăng, cửa ải phía Bắc của Tổ quốc. Trong kinh dịch, hướng Đông Bắc là hướng Ngũ quỷ, lộc có nhiều mà hoạ cũng lắm, vậy nên chăng phải có đôi mắt tinh anh của Đức Thánh Trần chấn ngữ cửa ải này? 

Những người có chút tính hiếu kỳ không thể không kinh ngạc khi phát hiện ra trục kinh mạch nằm ngang ở 21 độ vĩ bắc 3’ 28’’ từ đỉnh Ba Vì và trục Thần Lộ nói trên lại gặp nhau ở chính vùng nước cạnh Phủ Tây Hồ mà mọi người vẫn thành kính gọi là huyệt đạo quốc gia. 

Tại sao có cái tên đó? Tại vì nơi đó vẫn sủi bọt mỗi khi mực nước sông Hồng dâng cao, như thể hồ và sông là cái bình thông nhau. Nhiều người vẫn còn nhớ vào chiều thu nắng đẹp ngày 11/9/1955, người ta đã chứng kiến chính nơi đó đã có cột nước bất chợt phụt lên làm lật úp ba chiếc thuyền gỗ khiến 4 người bị thiệt mạng. 

Tiến sĩ Vật lý Nguyễn Thế Hùng ở Viện Vật lý nghe mô tả lại hiện tượng đó thì đoán rằng chắc có kẻ nào đó đã chui xuống đáy hồ sờ soạng, khiến mạch nước có áp suất lớn bỗng bật lên như khi người ta mở nút chai rượu champagne?

  
Cảng Vân Đồn

Am Mỵ Châu thờ ai? 

Lúc sinh thời, giáo sư sử học Trần Quốc Vượng rất hay được mời đi nói chuyện ở nơi này nơi khác. Với giọng nói đầy tự tin, giàu hình ảnh và hơi ngang ngang, giáo sư Vượng có cách truyền đạt ý tưởng rất thuyết phục, khiến cho người nghe chưa tin lắm mà vẫn phải tin, đặc biệt với người không theo học ngành sử, hiểu biết sử liệu rất ít mà cũng trở thành rất “am hiểu” về lịch sử. Xin kể đôi điều câu chuyện ông giải thích về am Mỵ Châu ở thành Cổ Loa như sau. 

Trong một dịp ngày 8 tháng 3, chúng tôi được nghe một bài giảng của giáo sư Trần Quốc Vượng về tầm quan trọng của Cổ Loa Thành và am thờ nàng Công Chúa Mỵ Châu đối với Thủ đô của chúng ta. 

Giọng đầy vẻ bí mật, giáo sư Vượng hỏi:

– Các cô có hiểu tại sao hơn 2000 năm qua, nhân dân ta, kể từ vua chúa đến thường dân đều thành kính thờ một người con gái cụt đầu có tên là Công chúa Mỵ Châu trong một cái am nho nhỏ ở Đền Cổ Loa hay không?

– Dạ không

Đó chính là ta thờ Người Mẹ Tổ Quốc của chúng ta đó. Chuyện tình duyên của Mỵ Châu Trọng Thuỷ là chuyện bịa đặt, nhưng chuyện dân tộc ta vì quá nhân hậu và thiếu cảnh giác nên trót đặt trái tim lên đầu để Triệu Đà cướp mất nước là có thật. Đạo gốc của dân tộc ta là Đạo Mẫu. Bản chất người mẹ là bản chất nhân hậu và dễ bị lừa. 

Xưa kia dân tộc ta đã từng bị lừa, hiện nay cũng đang bị lừa và có thể ta còn bị lừa nữa, bởi vậy nàng Công Chúa Mỵ Châu cụt đầu là hiện thân của Người mẹ Tổ quốc đã và đang đau khổ nhắc ta phải luôn cảnh giác.” 

– Vậy câu chuyện nỏ thần là có thật hay không?

– Không! Ta có một bí mật quốc gia quý hơn nỏ thần nhiều nhưng không ai ăn cắp được. Từ 2000 năm trước bí mật đó đã không còn là bí mật nữa rồi, nhưng kẻ thù đã từng ra sức phá. Hiện nay chúng cũng đang phá bằng khẩu hiệu “bài đế phản phong” để ta tự phá ta, để ta quên đi ta đang có báu vật trong tay. 

– Vậy làm cách nào để khắc phục?

– Thiên cơ bất khả lộ. À, có cô nào thích xem tử vi không?

– Có ạ, có ạ!

– Tốt, tôi sẽ lập lá số cho từng người và sẽ có lời khuyên riêng từng người.

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng rất giỏi khoa tử vi, ông chỉ hỏi ngày sinh tháng đẻ rồi bấm bấm ngón tay mấy cái là phán như thánh phán. 

Ông cười nhạo, nói: “Tử vi liên quan đến số phận riêng của từng người thì ai cũng quan tâm, nhưng cứ giấu giấu giếm giếm như kẻ ăn vụng. Còn có cái khác quan trọng hơn Tử vi liên quan đến vận mệnh đất nước thì hễ ai quan tâm đều bị coi là nhảm nhí. Thế mới khổ”!

Trần Thanh Vân

BẢN CHẤT CỦA 3 ĐẶC KHU LÀ ĐỊA ỐC VÀ CHỨA CỜ BẠC



Nghịch lý về Đặc khu Kinh tế

Nguyễn Quang Dy
VietStudies
1-6-2018

Gần đây, dư luận quan tâm và tranh cãi nhiều về dự luật “đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt” (gọi tắt là “đặc khu kinh tế”) sắp được Quốc Hội “bấm nút” thông qua. Dự kiến ba đặc khu kinh tế đầu tiên là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) có kinh phí đầu tư là 1.570.000 tỉ VNĐ (tính đến năm 2030). Tuy không phản đối khái niệm “đặc khu kinh tế” (special economic zone) và chưa biết họ lấy tiền từ đâu để đầu tư nhưng tôi không ủng hộ ba đặc khu kinh tế nói trên, vì các lý do sau.

Bối cảnh

Tuy đối với các nước có nền kinh tế chuyển đổi (như Việt Nam), đặc khu kinh tế vẫn là một mô hình phát triển hấp dẫn, nhưng dường như đã lỗi thời và có nhiều bài học thất bại. Nó đòi hỏi những điều kiện nhất định, vì vấn đề không phải là làm cái gì (what) mà là làm thế nào (how). Mọi chuyện đều có thể, nhưng “sai một ly đi một dặm”. Nếu đủ điều kiện và phát triển đúng hướng/đúng cách, nó có thể là đòn bẩy kinh tế và đầu tàu phát triển (như Thâm Quyến). Dubai là một bài học thành công mà nhiều nước khác muốn bắt chước. Nhiều người Việt đã từng mơ ước biến Chu Lai thành Dubai của Việt Nam, hay biến Phú Quốc thành Singapore của Việt Nam. Singapore thành công vì có Lý Quang Diệu (Việt Nam không có). Dubai thành công vì không có yếu tố Trung Quốc (Việt Nam có quá nhiều).

Tuy ý tưởng về đặc khu kinh tế không mới, nhưng người ta đã chóng quên bài học xấu về các dự án lớn như “đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng”, khai thác bauxite Tân Rai & Nhân Cơ (Tây Nguyên), cũng như kinh nghiệm xấu tại Chu Lai (Quảng Nam, 2003), Dung Quất (Quảng Ngãi, 2005), Nhơn Hội (Bình Định, 2005), Chân Mây (Thừa Thiên, 2006), Vân Phong (Khánh Hòa, 2006), Phú Yên (Phú Yên, 2008). Tại sao các nơi đó thất bại? Cái gì đảm bảo ba đặc khu mới này sẽ thành công? Nếu Việt Nam không cải tổ thể chế để kiểm soát quyền lực và tham nhũng, thì các mô hình phát triển tương tự sẽ lặp lại bài học “lợi bất cập hại”.

Khi tài nguyên ngày càng cạn kiệt và quỹ đất ngày càng khan hiếm, các nhóm lợi ích tất nhiên sẽ đua nhau tận thu bằng nhiều cách, như tăng thuế (VAT, thu nhập, tài sản), tăng giá (xăng dầu, điện, nước), tăng phí (như BOT). Đặc khu kinh tế là một miếng mồi ngon mà họ sẽ vận động để có phần. Trong khi Trung Quốc ráo riết quân sự hóa và kiểm soát Biển Đông, không cho người Việt khai thác dầu khí và đánh cá trong vùng biển của mình, chắc họ sẽ tăng cường bành trướng thế lực để chiếm các vị trí hiểm yếu trên đất liền. Đặc khu kinh tế là một miếng mồi ngon mà họ thèm muốn. Các nhóm lợi ích Việt Nam có thể câu kết với các tập đoàn Trung Quốc (vì song trùng lợi ích) để thao túng chính sách và dự án.

Tuy năng lực quản trị-điều hành của các cấp chính phủ (nhất là địa phương) còn yếu kém, nhưng lòng tham vô đáy, nên họ dễ bị các nhóm lợi ích thao túng. Trong khi bài học đau đớn về Formosa và bauxite Tây Nguyên còn chưa quên, thì bê bối về các dự án đầu tư công tại Ninh Bình đang làm dư luận giật mình kinh hoàng. Dù Ninh Bình không phải là đặc khu kinh tế, nhưng đã là “vương quốc” riêng. Các nhóm lợi ích không chỉ “ăn của dân không từ một cái gì” (như bà Nguyễn Thị Doan nói) mà họ còn “ăn tàn phá hại” và để lại những hệ quả khôn lường, không chỉ về kinh tế và xã hội, mà còn về an ninh quốc gia.

Bức tranh kinh tế

Theo chuyên gia Vũ Quang Việt, các đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc “đặt lợi ích nhóm lên hàng đầu”. Các quy định trong dự luật về đặc khu chủ yếu nhằm vào thị trường địa ốc (property) và đánh bạc (casino) chứ không nhằm thu hút đầu tư công nghệ cao. Trong khi đó, cái mà Việt Nam cần là công nghệ cao và giáo dục để tăng năng suất lao động, phát triển công nghiệp và kinh tế trí thức, chứ không phải là phát triển địa ốc và casino. Ông Việt cho biết trong giai đoan 2011-2016, năng suất lao động trong khu vực công nghiệp tại Việt Nam tăng (hàng năm) rất thấp (chỉ đạt 2.9%), trong khi triển vọng tăng GDP (bình quân hàng năm) không thể cao hơn 5.0%, nếu năng suất lao động không tăng cao hơn 4.0%. Đó là một “hiện tượng kinh tế kỳ lạ”, và là một nghịch lý phát triển tại một đất nước mà năng suất lao động vào loại thấp nhất thế giới (thấp hơn Singapore 15 lần).

Do không có cuộc tranh luận (debate) để đánh giá nghiêm túc và định lượng cụ thể các mặt lợi & hại về kinh tế-xã hội cũng như về địa chính trị, nên dễ dẫn đến tình trạng ngộ nhận (do chủ quan duy ý chí) hoặc bị động làm liều (do các nhóm lợi ích thao túng) nên dễ mắc sai lầm (như trước đây). Có mấy kịch bản có thể xẩy ra: Thứ nhất, chắc sẽ có một cơn “sốt đất mới” (new land rush) trong một thị trường địa ốc vốn đã quá nóng do giá đất đã bị giới đầu cơ địa ốc đẩy lên khá cao (thậm chí từ khi mới đồn đại về đặc khu). Thứ hai, dễ xuất hiện “bong bóng địa ốc” (property bubble) có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng cung-cầu (over supply) làm bức tranh kinh tế càng thêm méo mó và hỗn loạn. Thứ ba, do hệ quả của 2 hiện tượng nói trên, các đặc khu này sẽ không hấp dẫn đối với giới đầu tư công nghệ cao, vì họ cần một môi trường đầu tư sạch và một hệ sinh thái kinh doanh lành mạnh hơn.

Trong khi kêu gọi đầu tư cho công nghệ 4.0 thì những gì đang diễn ra tại các đặc khu này chỉ là tư duy kinh tế 1.0. Nếu định dùng ưu đãi cho thuê đất 99 năm để hấp dẫn đầu tư công nghệ cao thì không thực sự cần thiết, vì giới đầu tư công nghệ 4.0 không cần quyền sử dụng đất lâu dài. Để kinh doanh theo chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu, nhà đầu tư luôn cần kết nối với hệ thống hạ tầng và hệ sinh thái kinh doanh, mạng lưới đối tác và các tổ chức trung gian về tài chính, các dịch vụ chuyên nghiệp và nguồn lao động tay nghề cao, là những thứ mà các đặc khu kinh tế này không có. Điều duy nhất mà nó có chỉ đơn giản là thiết lập một không gian tự do kinh doanh trong một môi trường kinh doanh không tự do. Những ưu đãi đặc biệt thực ra chẳng có gì đặc biệt. Vậy mục đích thực sự của đặc khu kinh tế là gì (ngoài bất động sản)? Câu trả lời nhãn tiền là “casino và redlight” vì đây là nơi duy nhất (tại Việt Nam) họ được phép hành nghề tự do. Nhưng còn một lý do nữa mà nhiều người nghĩ đến nhưng ngại nói ra (vì sợ nhạy cảm) là yếu tố Trung Quốc. Ngoài ra không có gì khác.

Bức tranh chính trị-xã hội

Hành lang pháp lý của đặc khu quy định nhiều quyền hạn cho “chủ tịch đặc khu” như lãnh chúa (hay “vua con”) có quyền cho phép nhà đầu tư nước ngoài thuê đất 70 năm đến 99 năm (nếu được Thủ tướng đồng ý), và có quyền chọn thầu, ký hợp đồng lao động, tuyển công chức…Các nhà đầu tư được miễn thuế thuê đất 30 năm, có thể bán lại tài sản và thừa kế tài sản. Một số chuyên gia cho rằng cho thuê đất tối đa 99 năm chỉ có lợi cho các đại gia bất động sản, trong khi đó 85% các nhà đầu tư khẳng định chính sách ưu đãi thuế là không cần thiết (theo World Bank). Người nước ngoài được phép làm việc 180 ngày/năm (mà không cần giấy phép lao động). Họ chỉ cần đầu tư 110 tỷ VNĐ ($5 triệu) là được cấp thẻ tạm trú 10 năm. Người Việt được phép vào chơi casino, và được miễn thuế thu nhập cá nhân trong vòng 5 năm (và giảm tiếp 50% sau đó). Những ưu đãi này sẽ dẫn đến một làn sóng di dân mới, đặc biệt là lao động giản đơn từ Trung Quốc và các nước láng giềng khác, làm đảo lộn cơ cấu dân số (demographic structure) và có thể làm gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm như tình trạng “miền Tây Hoang dã” (Wild West). Đồng thời, đặc khu kinh tế còn là “cái nôi đặc biệt” (special cubator) cho chủ nghĩa tư bản thân hữu (hay “tư bản đỏ”).

Theo giáo sư Minxin Pei, sự cấu kết của “chủ nghĩa tư bản thân hữu” (crony capitalism) làm cho quá trình dân chủ hóa sẽ gặp khó khăn, rắc rối. Kịch bản dân chủ hóa do tầng lớp trung lưu dẫn dắt rất khó xảy ra dưới chế độ tư bản thân hữu (tại Trung Quốc). Các di sản của chủ nghĩa tư bản thân hữu (như tình trạng bất bình đẳng về tài sản, chính quyền địa phương mafia, cấu kết với các đại gia có đặc quyền) sẽ tạo điều kiện cho những kẻ chiếm đoạt được nhiều tài sản lớn sử dụng quyền lực chính trị để trấn áp các nhân tố dân chủ mới làm cho họ không thể phát triển. Chế độ thối nát (regime decay) sẽ hủy hoại thanh danh chế độ Đảng/Nhà nước bằng ba cách. Thứ nhất, khi các nhóm lợi ích hình thành và xâm nhập vào mọi ngõ ngách của chế độ, chúng sẽ thao túng quyền lực chính trị, biến quyền lực của chế độ thành công cụ quyền lực riêng. Thay vì phục vụ lợi ích của chế độ, chúng chỉ mưu cầu lợi ích riêng. Thứ hai, mạng lưới tham nhũng sẽ tranh giành quyền lực và lợi ích nhóm, làm suy yếu sự thống nhất của Đảng. Thanh trừng nội bộ gia tăng sẽ gây nguy hiểm cho sự an toàn cá nhân của lãnh đạo cấp cao. Thứ ba, khi tham nhũng cấu kết và lan rộng trong bộ máy an ninh của Đảng/Nhà nước, chắc chắn nó sẽ hủy hoại sự trung thành và hiệu quả của các thể chế trụ cột mà Đảng/Nhà nước đang dựa vào để tồn tại. (China’s Crony Capitalism, Minxin Pei, Harvard University Press, 2016).

Trong khi một số người cho rằng Phú Quốc có thể phát triển như Singapore (theo nghĩa tốt), một số người khác cho rằng Vân Đồn có thể trở thành Cremea (theo nghĩa xấu). Nhưng câu chuyện thành công của Singapore (the Singapore Story) dựa trên những tiền đề hoàn toàn khác. Ông Lý Quang Diệu từng nói: “Lẽ ra vị trí số một ở châu Á phải là của Việt Nam”. Theo ông, vị trí địa lý chiến lược, tài nguyên thiên nhiên phong phú là hai yếu tố hàng đầu có thể đưa Việt Nam trở thành “người khổng lồ ở châu Á”. Nhưng đáng tiếc ngày nay năng suất lao động của người Việt Nam chỉ bằng 1/15 của người Singapore (hay 1/5 của người Malaysia, 2/5 của người Thailand). Ông khẳng định sự thành công của một quốc gia bao gồm ba yếu tố chính là: (1) điều kiện tự nhiên (như vị trí chiến lược và tài nguyên thiên nhiên), (2) con người, và (3) thời cơ, nhưng căn bản nhất vẫn là yếu tố con người… Vì vậy Ông Lý Quang Diệu rất tiếc vì Việt Nam không biết trọng dụng nhân tài, và cho rằng nhân tài của Việt Nam đã định cư ở nước ngoài hết rồi. (Việt Nam trong mắt Lý Quang Diệu, Cao Huy Huân, VOA, 14/9/2014).

Bức tranh an ninh quốc gia

Giả sử các đặc khu kinh tế đó có thành công nhất định (trước mắt) về du lịch, địa ốc và casino, thì sẽ phải trả giá về vị thế địa chính trị và an ninh quốc gia. Nói cách khác là “lợi bất cập hại”. Nếu điều 62 về Luật Đất đai là một lỗ hổng chính sách, bị các nhóm lợi ích thao túng, thì điều 69 là cánh cửa mở rộng cho Trung Quốc xâm nhập Việt Nam…Tại dự án thép Formosa (Hà Tĩnh) và dự án giấy Lee & Man (Hậu Giang) tràn ngập người Trung Quốc. Gần đây, dư luận phản ứng chính quyền Quảng Ngãi định di dời đồn Biên phòng Bình Hải để giao đất cho tập đoàn FLC làm dự án “quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị Bình Châu-Lý Sơn”. Không phải chỉ có Quảng Ngãi mà trước đó Đà Nẵng cũng đã di dời đồn biên phòng để lấy đất giao cho dự án tư nhân. Thượng tướng Võ Tiến Trung (nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng) khẳng định, “việc bố trí đồn biên phòng ở đâu đã được nghiên cứu rất kỹ. Bởi lẽ đồn nằm trong thế trận phòng ngự, bảo vệ địa phương” (Zing, 22/4).

Điều 62 còn tiềm ẩn lợi ích nhóm, quy định chính quyền địa phương có quyền thu hồi đất của dân giao cho doanh nghiệp làm dự án. Các doanh nghiệp Việt Nam có quyền giao lại đất cho doanh nghiệp nước ngoài (như Trung Quốc). Trong một cuộc hội thảo tại Nhật (7/9/2017), ông Trịnh Văn Quyết (chủ tịch FLC) tuyên bố ngoài việc bán cổ phần, “FLC có thể chuyển nhượng cả dự án cho nhà đầu tư nước ngoài”. Theo tin báo chí, UBND tỉnh Quảng Trị đang chuẩn bị giao cho FLC 1000 ha tại bãi biển Cửa Việt, dự kiến để làm resort, sân golf, và xây dựng một sân bay. Ngoài Vũng Áng (đã nằm trong tay Trung Quốc), Vân Phong và Cửa Việt là hai vị trí chiến lược hiểm yếu đang bị Trung Quốc nhòm ngó. Từ Bắc Trung bộ đến Nam Trung bộ, nhiều vị trí phòng thủ chiến lược đã và đang được giao cho doanh nghiệp làm dự án mà không tính đến yếu tố an ninh quốc gia. Tại Đà Nẵng và Nha Trang, nhiều vị trí phòng thủ chiến lược dọc bờ biển đã bị các doanh nghiệp Trung Quốc chiếm.

Trong bối cảnh lợi ích kinh tế và chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông đang bị Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng, việc mở ba đặc khu kinh tế tại các địa điểm hiểm yếu đó vào lúc này không thể biện minh, cả về lý do phát triển kinh tế lẫn lý do an ninh quốc gia. Với năng lực quản trị yếu kém nhưng tiềm năng tham nhũng vượt trội, các khu vực đó sẽ trở thành các “đặc khu tham nhũng” của các nhóm lợi ích “tư bản đỏ” không bị kiểm soát, và là “cái nôi đặc biệt” cho “tư bản thân hữu”. Nếu trước đây hầu hết các dự án lớn tại Việt Nam rơi vào tay các tập đoàn Trung Quốc, thì không có lý gì các đặc khu kinh tế đó lại không rơi vào tay họ và biến thành các “tô giới của Trung Quốc”. Các tập đoàn “tư bản thân hữu” Trung Quốc được nhà nước chống lưng có thừa nguồn vốn và động cơ để thôn tính các đặc khu kinh tế này như một cuộc “xâm lược mềm”, không cần đánh vẫn thắng (như binh pháp Tôn Tử hay “Cờ Vây”). Những vị trí hiểm yếu trên đất liền mà Trung Quốc không chiếm được bằng vũ lực (như họ đã từng chiếm Hoàng Sa và Trường Sa) thì họ sẽ cưỡng chiếm bằng được qua đầu tư và “sức mạnh sắc bén” (sharp power). Vì vậy, “chủ tương lớn” về ba đặc khu kinh tế với những ưu đãi đặc biệt (như cho thuê đất 99 năm), chẳng khác gì “gửi trứng cho ác” hay “nối giáo cho giặc”.

Bức tranh địa chiến lược

Trong lịch sử, Vân Đồn vốn là một tiền đồn có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ phía Đông Bắc, để ngăn chặn thủy quân Trung Quốc xâm nhập bằng đường biển, như thời Ngô Quyền chống quân Nam Hán (tại Trận Bạch Đằng năm 938), thời Lý Thương Kiệt chống quân Tống, (1075-1077), thời Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên Mông (1287-1288). Khi Lý Thường Kiệt đem quân đánh Khâm Châu, Liêm Châu và Ung Châu, thì Vân Đồn và Móng Cái là địa điểm tập kết quân nhà Lý. Khi Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến Sông Cầu để chống quân Tống, Vân Đồn là căn cứ của thủy quân nhà Lý để ngăn chặn thủy quân Tống, không cho ngược sông để hội quân với bộ binh địch, nên quân Tống đã bại trận…

Nếu Vân Đồn có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ phía Đông Bắc nhìn ra Vịnh Bắc Bộ, thì Phú Quốc có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ phía cực Nam nhìn ra Ấn Độ Dương, trong khi Vân Phong có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ Miền Trung nhìn ra Biển Đông. Tại Miền Trung, ngoài cảng Sơn Dương (Vũng Áng) mà Trung Quốc đã nắm, nay chỉ còn Vân Phong và Cửa Việt là hai cảng trung chuyển lớn (nước sâu) có tầm quan trọng chiến lược, nhưng Trung Quốc chưa nắm được. Phú Quốc có vị trí đặc biệt trong tầm nhìn chiến lược Indo-Pacific (cách Sihanoukville và Bokor có mấy chục km). Trung Quốc đã thuê được (lâu dài) hai vị trí chiến lược đó của Campuchea, nên họ rất thèm có Phú Quốc, để hình thành một tam giác chiến lược. Một khi Trung Quốc thỏa thuận được với Thailand để làm kênh đào Kra thì vị trí chiến lược của Phú Quốc còn quan trọng hơn cả Singapore.

Theo James Holmes (một chuyên gia hàng đầu của Mỹ về chiến lược hải quân), một cuộc xung đột vũ trang tại Biển Đông là có thể, và Trung Quốc có thể thắng Mỹ trong một cuộc chiến tại Biển Đông bằng “chiến tranh nhân dân trên biển” (people’s war at sea). Các chính khách và chuyên gia tại Washington và Hà Nội không nên coi phát biểu của bộ trưởng quốc phòng Trung quốc Thường Vạn Toàn (tướng Chang Wanquan) chỉ là “dọa dẫm” (bluster). Trung Quốc có thể thắng dù họ vẫn yếu hơn Mỹ, bằng cách tập trung binh lực áp đảo Mỹ tại địa điểm và thời điểm quan trọng nhất. Tư tưởng “phòng ngự tích cực” (active defense) là tấn công chiến thuật để phòng ngự chiến lược. Hiện nay, các tư lệnh Trung Quốc có thể hợp đồng tác chiến bằng các lực lượng cả nhỏ lẫn lớn để đương đầu với Mỹ và đồng minh. Vì vậy các tư lệnh Mỹ và đồng minh phải nghiên cứu binh pháp của Trung Quốc để hiểu rõ tư tưởng phòng ngự tích cực ngoài khơi (offshore active defence) tại Biển Đông sẽ diễn ra thế nào. (China Could Win a War Against America in the South China Sea, James Holmes, National Interest, May 30, 2018).

Nếu xung đột tại Biển Đông xảy ra thì ba đặc khu Vân Đồn, Vân Phong, và Phú Quốc có ý nghĩa chiến lược hiểm yếu đối với mục tiêu ngăn chặn địch tiếp cận (A2/AD). Nếu ba vị trí chiến lược đó bị đối phương (Trung Quốc) chiếm thì coi như hết cờ (và “xong phim”), không chỉ đối với Việt Nam mà còn cả ASEAN và các cường quốc khác có lợi ích sát sườn tại Biển Đông như Mỹ-Nhật-Ấn-Úc, và EU (hoặc Nga). Nếu Biển Đông có ý nghĩa sống còn không chỉ đối với Việt Nam, mà còn với ASEAN và các cường quốc khác, thì câu chuyện đặc khu kinh tế Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc cũng có ý nghĩa tương tự. Ý nghĩa quan trọng nhất của ba đặc khu kinh tế này là chiến lược (chứ không chỉ kinh tế).

Thay lời kết

Ba đặc khu kinh tế mới là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) có kinh phí đầu tư là 1.570.000 tỉ VNĐ. (Riêng Vân Đồn là 270.000 tỉ, Bắc Vân Phong là 400.000 tỉ, Phú Quốc là 900.000 tỉ). Tuy chưa biết họ có định “đội vốn” lên như “hội chứng Ninh Bình” hay không, nhưng với con số 1.570.000 tỉ VNĐ, ngân sách nhà nước hay doanh nghiệp Việt đào đâu ra tiền (nếu không từ “phương bắc”). Điều này tiềm ẩn những rủi ro lớn và nguy cơ lâu dài về địa chính trị và an ninh quốc gia. Nếu đặt câu chuyện ba đặc khu kinh tế này trong bối cảnh xung đột lợi ích Biển Đông và tầm nhìn Indo-Pacific hiện nay, thì yếu tố Trung Quốc trong bức tranh địa chiến lược hiện lên rất rõ.

Bản chất của các đặc khu Vân Đồn, Phú Quốc, Vân Phong, chủ yếu là sân chơi địa ốc và cờ bạc. Ngay khi vừa mới bàn đến triển vọng thành lập đặc khu thì người ta đã đổ xô đến chiếm đất để đầu cơ và đẩy giá lên rồi, vậy cần thành lập đặc khu làm gì nữa. Muốn Vân Phong trở thành một cảng trung chuyển thì không nhất thiết phải lập đặc khu. Đầu tư địa ốc thực chất cũng chỉ là đầu cơ để để trục lợi ngắn hạn. Yếu tố chính để thu hút đầu tư là một số ưu đãi để lách luật, trốn thuế, hay rửa tiền. Nhưng nếu thu hút đầu tư bằng mọi giá, thì cái giá phải trả cũng sẽ rất lớn. Muốn phát triển bền vững, phải cải tổ thể chế để hội nhập quốc tế theo các tiêu chuẩn chung đã cam kết thông qua các hiệp định như WTO, BTA, FTA (và CPTPP).

Tuy Đảng lãnh đạo “toàn diện và triệt để”, nhưng Quốc Hội cũng phải gánh một phần trách nhiệm. Đây là lúc đại biểu quốc hội và quan chức chính phủ cần suy xét kỹ và quyết định nên chọn cái gì (như nên “chọn cá hay thép”). Nếu quyết định đúng họ sẽ được hậu thế hàm ơn. Nếu quyết định sai họ sẽ bị hậu thế nguyền rủa (dù có cao chạy xa bay). Nhiều chuyên gia cho rằng để được thông qua, dự luật này cần phải bổ xung, sửa đổi rất nhiều, để đảm bảo lợi ích quốc gia, và tránh những sai lầm đáng tiếc. Hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội, thể chế, môi trường, và an ninh quốc gia, do các đặc khu để lại có thể khôn lường. Vì vậy, các đại biểu quốc hội và quan chức chính phủ cần suy xét xem ai được lợi từ đặc khu, và quyết định “bấm nút” vì lợi ích quốc gia, chứ không vì lợi ích nhóm (hay ngoại bang).

Tham khảo

1. Việt Nam trong mắt Lý Quang Diệu, Cao Huy Huân, VOA, 14/9/2014
2. China’s Crony Capitalism, Minxin Pei, Harvard University Press, 2016
3. Dự án luật về ba đặc khu Vân Đồn, Văn Phong và Phú Quốc, Vũ Quang Việt, Viet-studies, 30/5/2018
4. Mô hình đặc khu đã lỗi thời, Nguyễn Tiến Lập, MTG, 31/05/2018
5. China Could Win a War Against America in the South China Sea, James Holmes, National Interest, May 30, 2018

NQD. 1/6/2018
Tác giả gửi cho Viet-studies ngày 1-6-18


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ làm gì để đối phó với chiến thuật của TQ ?


https://baomai.blogspot.com/
Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt tại Biển Đông, ngày 10/04/2018

Việc Bắc Kinh dồn dập bố trí phương tiện quân sự tối tân tại hai quần đảo tranh chấp ở Biển Đông, bất chấp phản đối từ phía quốc tế, khiến công luận đặt câu hỏi về chiến lược của Hoa Kỳ và các đồng minh phải chăng đã không có kết quả.

Trong những ngày gần đây, dường như tham vọng quân sự hóa Biển Đông của Trung cộng bắt đầu vấp phải phản ứng mạnh hơn, đặc biệt với việc, ngày 25/05/2018, Mỹ chính thức rút lời mời Bắc Kinh tham gia RIMPAC, được coi là cuộc tập trận hải quân đa quốc gia lớn nhất thế giới.

https://baomai.blogspot.com/

Trước đó một hôm, ngày 24/05, Vụ Khảo Cứu Quốc Hội Mỹ ra một báo cáo về Biển Đông và biển Hoa Đông, nêu ra một số đề xuất cho một chiến lược mới để đối phó hiệu quả hơn với Trung cộng.

Báo cáo, nhan đề “ Các vùng Đặc Quyền Kinh Tế (EEZ) và vùng biển tranh chấp liên quan đến Trung cộng : Các đề xuất trình Quốc Hội “, nêu ra sáu gợi ý của các chuyên gia.

* Về Biển Đông, thứ nhất là Hoa Kỳ cần có “ các tuyên bố mạnh mẽ hơn “, báo động với Trung cộng “ về các hậu quả “, nếu Bắc Kinh tiếp tục “ các hoạt động đơn phương và mang tính áp đặt “, hàm ý việc Trung cộng xây dựng căn cứ quân sự tại các thực thể địa lý mà Bắc Kinh chiếm đóng tại Biển Đông, vốn bị nhiều nước láng giềng phản đối.

* Thứ hai, Hoa Kỳ cần ra một tuyên bố làm rõ việc Washington đặt một số thực thể địa lý do Philippines kiểm soát trong phạm vi Hiệp Định Phòng Thủ Chung Mỹ-Phi, trong trường hợp các khu vực này bị Trung cộng xâm phạm.

Các thực thể địa lý nói trên bao gồm Bãi Cạn Scarborough, Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) và có thể một số đảo, đá khác.

https://baomai.blogspot.com/

Việc bảo đảm an ninh cho các đảo nói trên, đang bị Trung cộng bao vây hay dòm ngó, là tương tự như điều mà Hoa Kỳ đã làm đối với quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông, theo một hiệp ước hợp tác về an ninh với Tokyo.

* Thứ ba, Washington cần đẩy mạnh các hoạt động nhằm giúp cho các đồng minh và đối tác tại khu vực “ nâng cao nhận thức trong lĩnh vực hàng hải “ (MDA - maritime domain awareness)và năng lực bảo vệ các vùng biển quốc gia “ bằng lực lượng tuần duyên hay hải quân “.

* Thứ tư, gia tăng các hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng hải (gọi tắt là FONOP) “ trong các khu vực 12 hải lý của các thực thể địa lý mà Trung cộng chiếm giữ tại Biển Đông “ hiện nay, và tiến hành các tuần tra tại Biển Đông cùng với các quốc gia đồng minh.

https://baomai.blogspot.com/

* Thứ năm, “ tăng cường các hợp tác an ninh với các đồng minh và đối tác trong khu vực, và với Ấn Độ, nhằm tạo ra một liên minh, đối trọng lại “ sự lấn tới của Trung cộng.

Gợi ý thứ sáu được nêu ra là Washington cần có một số các biện pháp bổ sung khác, để Bắc Kinh hiểu rằng họ phải trả giá cho các hành động tại khu vực này, ví dụ như mời “ Đài Loan tham gia tập trận RIMPAC 2018 “.

Một “ mỏ thông tin quý “

Về báo cáo nói trên của Vụ Khảo Cứu Quốc Hội Mỹ, trong một bài viết trên báo mạng The Diplomat hôm 29/05, chuyên gia Bonnie Girard, một người am hiểu về quan hệ Mỹ -Trung cộng, nhận định toàn bộ báo cáo hơn một trăm trang nói trên là “ một mỏ thông tin quý giá “.

https://baomai.blogspot.com/

Ngoài các gợi ý nhằm cải thiện chiến lược đối phó với Trung cộng ở Biển Đông nói trên, báo cáo còn cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về lịch sử tranh chấp Biển Đông những năm gần đây, các chiến thuật lấn chiếm Biển Đông của Trung cộng, với tên gọi “ Salami-Slicing “ (cắt lát) hay “ Bắp cải “ (bóc vỏ từng lớp), việc phối hợp tuần duyên, tàu cá, dân quân, giàn khoan trong các hoạt động bành trướng trên biển…

https://baomai.blogspot.com/

Tham vọng đòi hỏi chủ quyền đối với bốn quần đảo ở Biển Đông, bao gồm “ Đông Sa “ (Dongsha, tức Pratas Islands do Đài Loan Kiểm Soát), “ Tây Sa “ (Xisha, tức Hoàng Sa), “ Nam Sa “ (Nansha, tức Trường Sa), “ Trung Sa “ (Zhongsha, tức bãi cạn Macclesfield, là một bãi ngầm nằm cách Hoàng Sa 75 hải lý về phía đông), mà Bắc Kinh gọi chung là “ Tứ Sa “…

Sơ kết chiến lược ngăn chặn Trung cộng thời Obama

Báo cáo của Quốc Hội Mỹ sơ kết lại các hoạt động ngăn chặn Trung cộng bành trướng tại Biển Đông dưới chính quyền tiền nhiệm Obama.

Chính quyền Obama bị nhiều chuyên gia chỉ trích là đã hành động không đủ mạnh, để ngăn chặn chiến thuật “ cắt lát “ của Trung cộng.
Tiêu biểu là khá thụ động trước việc Trung cộng lấn chiếm Bãi Cạn Scarborough năm 2012, hay việc Trung cộng bồi đắp nhiều đảo nhân tạo với quy mô lớn ở Trường Sa, kể từ năm 2014.

Chính quyền Obama cũng bị phê phán là đã không có các hoạt động truyền thông đủ mức để hậu thuẫn và quảng bá cho các chiến dịch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải, được khởi sự từ cuối năm 2015, cũng như không hậu thuẫn đủ mạnh cho phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực, có trụ sở tại La Haye, bác bỏ yêu sách Đường 9 Đoạn (thường được gọi là Đường Lưỡi Bò) của Trung cộng, hồi 2016, do bị Philippines khởi kiện.

Phán quyết bị Bắc Kinh làm lơ.

Ngược lại, những người ủng hộ chiến lược ngăn chặn tham vọng Trung cộng ở Biển Đông, dưới thời tổng thống Mỹ Obama, ghi nhận nhiều kết quả cụ thể như việc Bắc Kinh buộc phải xuống thang trong tham vọng kiểm soát Bãi Cạn Scarborough (1) và cho đến nay chưa dám tuyên bố thành lập Vùng Nhận Dạng Hàng Không (ADIZ) tại Biển Đông, như trước đó đã làm tại biển Hoa Đông.

Chính quyền Obama, phối hợp với nhiều nước trong khu vực, đã buộc Bắc Kinh phải “ trả giá đắt về chính trị và uy tín “, do các hành động gây hấn tại Biển Đông.

Đưa New Delhi vào trung tâm chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương

Trở lại với hiện tại, trong lúc tham vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế (2) ngày càng lộ rõ, chính quyền Hoa Kỳ đang tiếp tục kết nối các quốc gia trong khu vực nhằm ngăn chặn tham vọng của Trung cộng.
Trong chiến lược của Hoa Kỳ, Ấn Độ có vai trò đặc biệt quan trọng.

Theo hãng tin CNN, hôm qua 30/05, Hoa Kỳ thông báo đổi tên Bộ Chỉ HuyThái Bình Dương thành Bộ Chỉ Huy Ấn Độ-Thái Bình Dương (INDOPACOM). 

https://baomai.blogspot.com/

Kể từ giờ, Bộ Chỉ Huy Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, với 375.000 quân nhân và nhân viên dân sự phụ trách một khu vực rộng lớn gấp bội, liên quan đến 36 quốc gia bên bờ hai đại dương.

Quyết định nói trên là một biện pháp nhằm thực thi chiến lược xoay trục mạnh hơn sang châu Á của chính quyền Donald Trump, được chính thức đưa ra hồi cuối năm ngoái, trong đó Ấn Độ được coi là một trụ cột.

Quyết định được đưa ra chỉ ít ngày sau khi Trung cộng ồ ạt triển khai hàng loạt tên lửa chống hạm và tên lửa địa đối không tại ba đảo nhân tạo mà Bắc Kinh chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa, và đưa oanh tạc cơ chiến lược, có khả năng mang bom hạt nhân tới quần đảo Hoàng Sa.

https://baomai.blogspot.com/

Hợp tác quân sự giữa Ấn Độ với nhiều quốc gia Đông Nam Á gia tăng. Cách đây mươi hôm, tàu chiến Ấn Độ lần đầu tiên diễn tập với Hải Quân Việt Nam. Ấn Độ cũng vừa thỏa thuận với Indonesia xây dựng cảng quân sự bên bờ eo biển chiến lược Malacca.

Ngày mai, 01/06, thủ tướng Ấn Độ có kế hoạch tham dự Diễn đàn Đối thoại An ninh châu Á Shangri-La, Singapore.

https://baomai.blogspot.com/

Ông Narendra Modi sẽ là thủ tướng Ấn Độ đầu tiên tham dự diễn đàn này. Bên cạnh hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, vấn đề Biển Đông chắc chắn là một chủ đề trung tâm của hội nghị.
***

Theo nhiều nhà quan sát, trước áp lực quốc tế, sau vụ thắng kiện của Philippines, Bắc Kinh mới chỉ tạm thời cho tàu chiến rời khỏi khu vực này hồi 2017, nhưng sẵn sàng trở lại khi có điều kiện.

Cho đến nay, Hoa Kỳ chưa tham gia vào Công Ước Quốc Tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), hiệp ước quốc tế từng là cơ sở cho phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực, có trụ sở tại La Haye, bác bỏ yêu sách Đường 9 Đoạn (thường được gọi là Đường Lưỡi Bò), hồi 2016, do bị Philippines khởi kiện.

Phán quyết của tòa án quốc tế bị Bắc Kinh bác bỏ, trong lúc Trung cộng cũng là thành viên của công ước UNCLOS.

https://baomai.blogspot.com/

Báo cáo của cơ quan nói trên của Quốc Hội Mỹ trước hết nêu ra một số lợi ích của việc tham gia vào công ước UNCLOS, sẽ cho phép tiếng nói của Hoa Kỳ có trọng lượng hơn. Nhiều nước Đông Nam Á hy vọng Mỹ trở thành thành viên của UNCLOS, vì đối với các quốc gia này, đây là “ khuôn khổ chính để giải quyết các tranh chấp về biển “. 

Tuy nhiên, báo cáo cũng dẫn lại một số ý kiến phản đối, cho rằng ở ngoài UNCLOS, Hoa Kỳ có thể hỗ trợ tốt hơn cho các nước ASEAN, bởi không cần UNCLOS, luật pháp quốc tế về biển hiện tại là đủ để làm cơ sở cho các hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng hải mà Washington tiến hành trong những năm gần đây.




Trọng Thành

https://baomai.blogspot.com/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bí ẩn dưới lòng hoang mạc Israel


https://baomai.blogspot.com/

Trên Sa mạc Negev của Israel, con đường bên hông dẫn vào thung lũng bao quanh bởi những rặng đá màu đỏ, tím và nâu.

Giờ đây là một phần trong Công viên Quốc gia Timna, thung lũng này nổi tiếng với những rặng đá răng cưa bị bào mòn bởi gió và nước qua hàng ngàn năm.

Du khách và những nhà địa chất đã đến đây để trầm trồ ngắm nhìn những khối đá với hình dạng như cây nấm khổng lồ, những cột đá thanh nhã và mái vòm đá mong manh.

Khi ấy là giữa buổi sáng, và tôi đang chuẩn bị một chuyến đi bộ ngắn, mặt trời trên đầu cực kỳ nóng bỏng. Từ nơi bắt đầu hành trình gần một cấu trúc đá nổi tiếng màu san hô có tên Mái vòm (Arches), tôi đi bộ lên quả đồi nhỏ và sau 10 phút đã đứng trên đỉnh một bình nguyên.

https://baomai.blogspot.com/

Từ vị trí trên cao, tôi có thể nhìn thấy địa hình gồ ghề trong thung lũng, với các rặng đá trên cao và hẻm núi bên dưới.

Cảnh tượng đẹp tuyệt vời, và câu chuyện về vùng đất này cũng vậy - đó cũng là lý do khiến mọi người tìm đến vùng đất khắc nghiệt từ thời tiền sử. Và ta chỉ có thể trải nghiệm câu chuyện đó bằng cách đi bộ xuống lòng đất.

https://baomai.blogspot.com/
Qua nhiều thế kỷ, hàng ngàn hầm mỏ và địa đạo được đào bên dưới Công viên Quốc gia Timna

Công viên Quốc gia Timna từng là trung tâm sản xuất kim loại thời cổ đại; từ nơi đây, hàng ngàn hầm mỏ và địa đạo đã được đào xới để khai thác đồng lẫn sâu trong nhiều tầng đá.
Dấu vết của quặng đồng màu xanh dương và xanh lục lốm đốm trên con đường đi bộ sỏi đá khi tôi tiến dần đến khu mỏ xưa cũ nhất nằm trong công viên, từng được khai thác vào khoảng năm 4500 trước Công nguyên.

Những thanh tay vịn bằng kim loại giúp du khách định hướng vài mét sâu xuống đoạn đường hơi dốc để vào mỏ, đường đi bộ hẹp với trần quá thấp tới mức tôi phải quỳ xuống và bò vào hang để tránh đụng đầu.

Ánh sáng bên trong hầm mỏ tỏa ra từ đoạn lối ra sau nhiều năm bị sạt lở, làm lộ ra những đường vạch theo chiều dọc theo bức tường do công cụ bằng đá từng được sử dụng để đào sâu vào lòng đất.

https://baomai.blogspot.com/
Công viên Quốc gia Timna ở Israel nổi tiếng vì địa hình đồi núi gập ghềnh và các cấu trúc đá hình thù lạ

"[Thợ mỏ] làm việc trong điều kiện cực kỳ khắc nghiệt trên hoang mạc, một nơi không có nước và không có bất cứ gì," ông Erez Ben-Yosef, giáo sư ngành khảo cổ học tại Đại học Tel Aviv và giám đốc của Dự án Thung lũng Trung tâm Timna, nói. Đây là một dự án nghiên cứu liên ngành về lịch sử vùng đất này vào thời đồ đồng.

Khu mỏ này và nhiều mỏ khác trong khu vực lần theo dấu vết màu xanh lam nhạt của đồng chạy qua lòng đất về miền nam Biển Chết ở Israel và Jordan.

Hàng ngàn năm trước, thợ mỏ đẽo đồng ra khỏi quặng, đưa khỏi mỏ, sau đó nấu chảy để tách được chút kim loại lấp lánh dùng làm hạt cườm, mặt dây chuyền và các vật phẩm trang trí khác.

https://baomai.blogspot.com/

Đó là một trong những điển hình xa xưa nhất khi con người bắt đầu tách kim loại từ đá, Giáo sư Ben Yosef nói, và nhờ vào khí hậu khô hạn, Timna là một trong những nơi giữ được nguyên vẹn những khu mỏ từ thời xa xưa.

"Bạn có thể thấy mọi thứ. Bạn có thể chạm tay vào những thứ từng bị bỏ lại tại Timna từ 3.000 đến 4.000 năm trước," ông cho biết.

https://baomai.blogspot.com/
Mỏ đồng cổ xưa nhất tại Công viên Quốc gia Timna có từ năm 4500 trước Công nguyên

Cùng với khu mỏ này, còn có một số công cụ bằng đá và những đống đá bỏ lại từ quá trình nấu chảy đồng. Ngoài ra thợ mỏ không bỏ lại gì nhiều.

"Chúng ta biết rất ít về những thợ mỏ đầu tiên," Giáo sư Ben-Yosef nói. "Ta không có tên gọi cho họ. Ta chỉ biết họ là người địa phương làm việc với những công cụ bằng đá cực kỳ thô sơ."

Những hang động và hầm mỏ trong Công viên Quốc gia Timna tiết lộ hàng ngàn năm lịch sử khai thác mỏ. Chứng cứ cho thấy những khu mỏ này có liên hệ với Vương quốc Mới của Ai Cập cổ đại, tồn tại từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 11 trước Công Nguyên.

Đồng khai thác từ nơi đây đã làm giàu cho những vị vua Ai Cập cổ đại, các pharaoh Ramses, những người từng sử dụng đồng để chế tác mọi thứ từ vũ khí đến trang sức.

https://baomai.blogspot.com/

Tuy nhiên, nhiều bằng chứng xa hơn cho thấy khu mỏ đi vào thời kỳ thịnh vượng đỉnh cao vài năm trăm sau đó.

Bằng phương pháp xác định niên đại bằng carbon phóng xạ với độ phân giải cao, các hạt giống và mẫu vật hữu cơ mà thợ mỏ bỏ lại trong các trại lao động cho thấy khu mỏ đã bắt đầu hoạt động từ thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên.

Thông tin này củng cố thêm niềm tin vào một số lý thuyết cho rằng mỏ Timna là nơi khai thác đồng cho đền thánh của Vua Solomon ở Jerusalem.

https://baomai.blogspot.com/

Mãi đến gần đây, các chuyên gia vẫn cho rằng nô lệ chính là những thợ mỏ trong quá trình lao động khắc nghiệt này. Nhưng những phát hiện khảo cổ trong vài năm qua, trong đó có những mẫu vải nhuộm chất lượng cao còn được bảo quản nguyên vẹn qua thời tiết khô hạn, cho thấy công nhân luyện kim được thuê về để làm việc chứ không phải nô lệ.

Các di chỉ xương cừu và dê cũng như những hố quả oliu và chà là cho thấy công nhân ăn uống theo chế độ giàu dinh dưỡng hiếm thấy so với cuộc sống thông thường trong hoang mạc.

https://baomai.blogspot.com/
Chữ viết và dấu vết thợ mỏ thời xa xưa bỏ lại vẫn còn trên tường đá

Vào thời này, người ta đã học cách biến đồng tìm được trong mỏ quặng ở Timna tại thành công cụ lao động và vũ khí, và họ biết cách trộn đồng nguyên chất với thiếc để tạo ra đồng thau, một chất liệu cứng hơn nhiều.

Chứng cứ của lao động luyện kim thời sơ khai xuất hiện trong nhiều bảo tàng trên thế giới.

Bảo tàng Eretz Israel ở Tel Alviv có bộ sưu tập cổ vật lớn nhất từ Timna, bao gồm dùi đục bằng đồng trong khai quặng và tượng rắn bằng đồng thau trong đền thờ địa phương.

"Khi bạn thấy những gì họ chế tác, bạn sẽ hiểu vì sao những lao động trong khu mỏ đáng giá đến vậy," Giáo sư Ben Yosef nói.

Du khách có thể vào thăm khu mỏ trong giờ công viên quốc gia mở cửa mà không cần đặt chỗ trước hay có hướng dẫn viên.

https://baomai.blogspot.com/

Dù hang động là chốn nghỉ chân mát lịm tránh khỏi cơn nóng, nhưng tôi vẫn cảm thấy thư thả hơn khi đi đến cuối đường hầm. Trèo lên thang quay trở lại sa mạc nóng như thiêu, cảm giác được đứng thẳng trở lại thật dễ chịu.

Tôi tiếp tục theo con đường đi xuống một mỏ khai thác trông như vách đá gần 3.000 năm tuổi để có thể cảm nhận được con đường hẹp trong hốc đá mà thợ mỏ trèo ra vào thời đó.

Xa hơn một chút dọc theo hoang mạc khô hạn, nhiều cửa vào hàng loạt khu mỏ trông như những hốc lốm đốm màu lam ngọc dọc theo tường đá.

Xung quanh tôi, những rặng đá đủ màu sắc nhiều tầng vươn cao như muốn rướn tới mặt trời hoang mạc nóng bỏng.

Quang cảnh đẹp đến kinh ngạc, không cần phải nói, nhưng vẫn không thể sánh kịp điều kỳ diệu mà những thợ mỏ xa xưa nhất trên thế giới để lại.




Sara Toth Stub

https://baomai.blogspot.com/

Phần nhận xét hiển thị trên trang