Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

Bạo loạn tại Sri Lanka vì chính phủ cho Trung Quốc thuê đất 99 năm


Phe ủng hộ chính phủ Sri Lanka tấn công phe biểu tình trước .



Thiên Hà
Soha
07/01/2017 22:33
Ngày 7.1.2017, cảnh sát Sri Lanka đã phải dùng vòi rồng để giải tán cuộc đụng độ giữa những người ủng hộ chính phủ và người biểu tình chống lại hành động cho Trung Quốc thuê lại cảng Hambantota, miền nam Sri Lanka.

Cuộc đụng độ diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe tới tham dự lễ khánh thành khu công nghiệp gần thành phố cảng Hambantota.

Phe ủng hộ chính phủ đã tấn công nhóm biểu tình phản đối do các nhà sư tại Amabalantota, 22km từ Hambantota dẫn đầu. Đáp lại phe biểu tình phản đối dùng gạch đá ném lại phe ủng hộ.

Hiện chưa rõ có bao nhiêu người bị thương trong vụ đụng độ nhưng nhiều xe cứu thương đã được điều đến hiện trường vụ bạo loạn.
Người biểu tình chống dự án của Trung Quốc ném gạch đá đáp trả

Trước đó, hôm 6.1.2017 đảng đối lập Janatha Vimukthi Peramuna (JVP) cùng một số nghiệp đoàn thương mại Sri Lanka tổ chức các cuộc biểu tình ở khắp các cảng biển gồm cảng Colombo và các cảng ở Hambantota, Galle và Trincomalee.

Những người biểu tình phản đối kế hoạch của chính phủ trao 80% quyền quản lý hơn 6.000ha đất tại Hambantota, gồm cảng biển và vùng công nghiệp, cho công ty của Trung Quốc để đầu tư phát triển.

Hợp đồng cho thuê đất của Sri Lanka với công ty Trung Quốc kéo dài lên tới 99 năm. Tổng hội công nhân viên các cảng biển Ceylon (CPGEU), cơ quan tham gia cuộc biểu tình, cho rằng chính phủ nước này đang biến Hambantota thành một "thuộc địa" của Trung Quốc khi ký kết thỏa thuận này.

Nhiều nhà sư và dân làng Amabalantota phản đối dự án vì muốn khu đất nông nghiệp của làng không bị lấy làm khu công nghiệp.

Trước đó, một tòa án địa phương đã nghiêm cấm hành động biểu tình của người dân tại Amabalantota, do lo ngại hành động này có thể dẫn đến hành động bất ổn chính trị.

Trung Quốc dự tính chi khoảng 1,65 tỉ USD cho hợp đồng đầu tư này. Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng đây là một phần trong kế hoạch xây dựng chiến lược "chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc, kiểm soát những vùng có vị trí địa chiến lược xung quanh Ấn Độ.
 
Theo Một thế giới

Phần nhận xét hiển thị trên trang

PHÁT HIỆN MỚI, RẤT NGHIÊM TRỌNG VỀ DỰ THẢO "LUẬT ĐẶC KHU"



Trần Đình Dũng
2-6-2018

Luật đặc khu (Vân Đồn - Bắc Vân Phong - Phú Quốc): 

Cho phép Tòa án nước ngoài vào xét xử công dân Việt Nam trên lãnh thổ quốc gia!

Quyền tài phán là một quyền thiêng liêng của quốc gia để phán quyết bảo vệ công lý trên lãnh thổ quốc gia. Điều này được ghi nhận không chỉ trong các bản hiến pháp mà còn ở rất nhiều trong các Công ước quốc tế. Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng thượng tôn triệt để quyền xét xử thiêng liêng này. Quyền tài phán do Tòa án đại diện quyền lực nhà nước thực hiện. Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam 2013 ghi nhận tại Điều 102 “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.


Công dân khi bị thiệt hại quyền lợi trên lãnh thổ quốc gia mình thì có quyền yêu cầu Tòa án của quốc gia minh bảo vệ (trừ trường hợp hai bên hoạt động doanh nghiệp cùng có thỏa thuận yêu cầu trọng tài thương mại quốc tế phán quyết).

Thế nhưng Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn - Bắc Vân Phong - Phú Quốc, có điều khoản cho phép tòa án nước ngoài nhảy vào giải quyết để phán quyết quyền lợi công dân Việt Nam ngay trên lãnh thổ đặc khu (là lãnh thổ quốc gia).

Trích Dự thảo Luật “Khoản 3 Điều 7. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh 3. Ngoài các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này, tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài còn có thể được giải quyết tại Tòa án nước ngoài, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Theo điều khoản này thì khi áp dụng trong thực tế, có tranh chấp giữa Công ty của Trung Quốc và người Việt Nam về việc giao dịch sản phẩm của công ty (không loại trừ sản phẩm là bất động sản), do Tòa án Trung Quốc xét xử. Dĩ nhiên tòa án của họ sẽ xét xử bằng tiếng Trung. Khi đó công dân Việt Nam trở thành “người nước ngoài” tham gia tố tụng đối với sự việc diễn ra ngay trên lãnh thổ Việt Nam (đặc khu kinh tế) và muốn kháng cáo để lên tòa cấp trên thì phải về Bắc Kinh để được xét xử. Như vậy, quyền lực lãnh thổ quốc gia về mặt tài phán thử hỏi có còn quốc gia Việt Nam hay không? Ở điểm này của Dự luật, chúng ta cần phải khẩn cấp kêu gọi các Đại biểu Quốc Hội bình tâm khi đưa tay vào chiếc nút bấm “điểm mốc lịch sử lãnh thổ quốc gia” ở Hội trường Ba Đình.

Trên thế giới hệ thống pháp luật quốc gia có chủ quyền độc lập chưa từng có chuyện chấp nhận cho tòa án quốc gia khác xét xử công dân mình khi sự việc xảy ra trên lãnh thổ của quốc gia mình. Quyền tài phán mặc định theo chủ quyền quốc gia này khác hoàn toàn với việc tranh chấp thương mại giữa các doanh nghiệp mà các bên lựa chọn Trọng tài thương mại quốc tế để phán quyết thương mại.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đây là lần đầu tiên một đạo luật cho phép Tòa án nước ngoài phán quyết sự việc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam của công dân Việt Nam.

Khi đưa vào thực thi Khoản 3 Điều 7 của luật này, công dân Việt Nam không còn quyền yêu cầu tòa án quốc gia bảo vệ quyền lợi của công dân đã được hiến định và qui định trong các đạo luật cơ bản: Hiến pháp 2013 (Điều 102), Bộ luật dân sự 2015 (Điều 14), Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Điều 4). Kéo theo đó, tòa án nước ngoài xét xử sẽ mất hết các quyền trong tố tụng như Sử dụng tiếng Việt trong xét xử, Yêu cầu luật sư bảo vệ, Xét xử công khai… Ngoài ra, công dân Việt Nam còn bị phải chịu ràng buộc các quyền cưỡng chế của tòa án nước ngoài như có thể bị dẫn giải, bị xử phạt nội qui tòa án nước ngoài…

Phần đầu chương thứ nhất của dự luật có nêu “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (sau đây gọi là đặc khu) là đơn vị hành chính thuộc tỉnh, do Quốc hội quyết định thành lập…” – Điều 3 Dự luật. Mặc nhiên đã qui định nhắc lại các đặc khu là lãnh thổ quốc gia nhưng sau đó qui định tại Khoản 3 Điều 7 đã làm cho chủ quyền quốc gia về mặt quyền tài phán bị xâm hại, ngược hẳn với việc mặc nhiên lãnh thổ này thuộc chủ quyền quốc gia. Hơn nữa Dự luật chỉ trong phạm vi theo tên gọi “Đơn vị hành chính - kinh tế” nên việc điều chỉnh luôn cả quan hệ tư pháp, chồng chéo lên các bộ luật tố tụng, là bất bình thường, trái với nguyên tắc thống nhất trong hệ thống pháp luật quốc gia.

Thông qua một Đạo luật, trong đó có chuyển giao quyền tài phán (xét xử) cho tòa án nước ngoài đồng nghĩa với việc giao một phần chủ quyền lãnh thổ quốc gia hiểu theo nghĩa quyền hạn chính quyền nhà nước, là trái với hiến pháp về sự vẹn toàn lãnh thổ như Hiến định tại Điều 1 Hiến pháp 2013 “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”.

Saigon 2.6.2018

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tổng thống Trump tiết lộ một phần nội dung thượng đỉnh Mỹ – Triều


06:58, 02/06/2018
Mỹ
Tổng thống Mỹ Trump (trái) và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. (Ảnh: Reuters)
Ngày 1/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ một phần nội dung trong chương trình nghị sự của cuộc họp thượng đỉnh sắp tới với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Ông chủ Nhà Trắng cho biết sẽ đưa vấn đề liên quan tới chương trình tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Triều Tiên lên bàn đàm phán, đồng thời vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng cũng nằm trong nội dung của hội nghị thượng đỉnh lần này, theo Reuters.
“Tôi muốn chứng kiến quá trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn trong khoảng thời gian nhanh nhất có thể”, ông Trump nhấn mạnh.
Trong chuyến thăm và làm việc tại New York, Phó Chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol đã chuyển bức thư của nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới Tổng thống Trump. “Tôi rất háo hức xem trong thư viết gì”, lãnh đạo Mỹ nói.
Tổng thống Trump tiết lộ một phần nội dung thượng đỉnh Mỹ - TriềuKim Yong Chol gặp Tổng thống Trump tại Nhà Trắng ngày 1/6. (Ảnh: AP)
Tổng thống Trump hy vọng 2 nước có thể đạt được tiến triển trong cuộc gặp sắp tới. Tuy nhiên, ông vẫn chưa thực sự tin tưởng rằng sẽ đạt được một thỏa thuận hạt nhân chỉ trong một lần gặp.
“Tôi muốn thấy mọi việc hoàn tất trong một cuộc họp nhưng thông thường các thỏa thuận sẽ không nhanh như vậy. Nhiều khả năng thỏa thuận này không thể đạt được chỉ trong một hay hai cuộc họp nhưng nó sẽ đạt được vào một lúc nào đó”, ông Trump nhận định.
Tổng thống Trump tiết lộ một phần nội dung thượng đỉnh Mỹ - TriềuÔng Kim Yong-chol (trái) gặp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại New York. (Ảnh: Reuters)
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 30/5 đã có cuộc hội đàm với ông Kim Yong-chol tại New York. Hai quan chức cấp cao đã trao đổi quan điểm về chủ đề phi hạt nhân hóa, đồng thời tìm cách hàn gắn sự khác biệt giữa hai bên nhằm chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh sắp diễn ra.
Trong một diễn biến liên quan, phái đoàn quan chức Mỹ do Đại sứ Mỹ tại Philippines Sung Kim dẫn đầu rời Hàn Quốc từ hôm 31/5 sau cuộc gặp thứ hai với các đối tác Triều Tiên tại làng đình chiến Panmunjom. Tuy nhiên, phái đoàn này đã hoãn lịch rời đi và ở lại Hàn Quốc thêm ít nhất một ngày.
Động thái trên của phái đoàn Mỹ làm dấy lên suy đoán rằng Mỹ và Triều Tiên dường như vẫn cần tiến hành thêm các cuộc hội đàm để chuẩn bị cho cuộc gặp của 2 nhà lãnh đạo.
Hiện Mỹ – Triều đang gấp gáp chuẩn bị cho hội nghị sắp tới. Các chuyên gia nhận xét hội nghị thượng đỉnh Trump – Kim có thể dẫn tới nỗ lực thúc đẩy một hiệp ước hòa bình, chính thức chấm dứt chiến tranh và thiết lập quan hệ ngoại giao dưới hình thức một văn phòng liên lạc tại thủ đô 2 nước.
Tuần trước, ông Trump đã hứa sẽ “đảm bảo” sự an toàn cho chính quyền ông Kim Jong-un khi tuyên bố “đất nước của ông ấy sẽ giàu có, họ sẽ làm việc chăm chỉ và rất thịnh vượng”.
An Yên

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

Mở đường cho nô lệ


https://baomai.blogspot.com/
Chắc chắn nô lệ không bao giờ có thể thắng khi đương đầu với sự kháng cự quyết liệt và liên tục.

Chẳng hạn, sở thú sẽ không có hổ nếu như hổ vẫn hung dữ như lúc đầu bị bắt. Con người không thể nào chịu đựng con thú như thế. Tuy nhiên, con hổ trong chuồng không hung dữ mãi. Con hổ rừng chẳng mấy chốc như con mèo nhà trở nên ngoan ngoãn và biết ơn con người cho ăn và săn sóc.

Tại sao? Con hổ vốn tự do trong môi trường sống tự nhiên của nó, đã trải qua tự do, nhưng sự hung dữ chỉ thể hiện trong giai đoạn đầu giam cầm. Con hổ chắc chắn mau chóng trở nên ngoan ngoãn trong cảnh tù hãm. Phải chăng con hổ không hiểu sự phân biệt giữa tự do và nô lệ? Không biết định nghĩa? Nếu con hổ không biết hay ý thức về tự do của nó, nó không thể nào nhớ sự hiểu biết mà nó không bao giờ có. Chuồng của nó trở thành môi trường sống duy nhất nó biết, nên nó ăn ngủ, một cách mãn nguyện.

https://baomai.blogspot.com/

Mỹ sẽ không bao giờ có người nô lệ da đen nếu như người da đen vẫn bất trị như lúc đầu bị rơi vào tay những kẻ buôn nô lệ. Ban đầu họ cũng kháng cự nhưng chẳng mấy chốc họ trở nên ngoan ngoãn. Họ cũng từng tự do ở môi trường Châu Phi của họ. Tuy nhiên họ là những người nguyên thủy. Họ thiếu khả năng diễn đạt lưu loát và mạch lạc trong lĩnh vực tư tưởng. Họ không có những định nghĩa và phân biệt giữa tự do và nô lệ. Họ thiếu ý thức; họ cũng không thể nhớ đến điều mà họ đã không bao giờ biết. Họ chẳng bao lâu chấp nhận số phận trở thành nô lệ của họ là bình thường.

Họ chỉ có cuộc đời nô lệ bình thường để từ đấy mà biết thân phận họ.

Và, theo tôi nghĩ, lý do nô lệ thì giống nhau: không hiểu về những định nghĩa và phân biệt rất rõ ràng giữa tự do và nô lệ.

Điều hiển nhiên là hổ sẽ chẳng tự mình làm được gì để thoát khỏi sở thú.

Sự thật lịch sử là chế độ nô lệ ở Mỹ bị xóa bỏ chẳng phải do bất kỳ cuộc kháng cự nào của người da đen.

Cuộc phản kháng tinh thần không phải sinh thành từ vô cảm hay ngoan ngoãn. Nó sinh thành từ tính cách quyết liệt hơn. Cội rễ của cuộc phản kháng tinh thần này là sự nhận thức sáng suốt rằng tự do là tự do làm một cách sáng tạo những gì ta muốn; tự do không có hạn chế ngoại trừ hạn chế hành động phá hoại, cướp bóc; còn nô lệ hạn chế hoạt động sáng tạo. Nô lệ thay thế sự tự mình làm chủ mình bằng kẻ khác làm chủ mình. Tước đoạt của ai sự tự chủ ấy là khiến cho họ chán nản chẳng say mê tư tưởng ích lợi hay tư tưởng sáng tạo. Không có ước muốn ấy, ta chẳng mấy chốc đánh mất khả năng tự chủ.

https://baomai.blogspot.com/

Ai hiểu ra những sự phân biệt này thì cho dù họ ở trong tù hay trong mỏ muối dưới đầu súng thì ta cũng không thể nào gọi họ là nô lệ. Ta chỉ có thể nói đúng hoàn toàn về họ là, "Có người tự do đang bị kìm chế."

Những người tự do, như được miêu tả là những người hiểu những phân biệt này, là những người duy nhất có thể giải thoát những người vô cảm và những người ngoan ngoãn dễ bảo ra khỏi ách nô lệ càng ngày càng lớn. Gánh nặng giải thoát này đặt trên vai họ và chỉ trên vai họ thôi. Những ai không ý thức thì không thể nào chia xẻ gánh nặng này cùng với họ.

https://baomai.blogspot.com/

Ý thức về sự khác biệt giữa nô lệ và tự do là sự bảo vệ duy nhất của cá nhân chống lại sự áp đặt ách nô lệ lên họ. Vì vậy, điều cực kỳ quan trọng là phải gìn giữ những lý tưởng về tự chủ được phản ánh qua những khái niệm chọn lựa cá nhân, tư hữu, tự do trao đổi, và vai trò của chính quyền chỉ giới hạn trong việc bảo vệ những quyền cá nhân này. Để mất ý thức về những lý tưởng này là mở đường cho nô lệ mà không đấu tranh. Đấy là sự từ bỏ thụ động lý do duy nhất, nếu không phải là cơ hội duy nhất, để sống.

https://baomai.blogspot.com/

Leonard E. Read (1898-1983) là người sáng lập cơ quan Foundation For Economic Education ở Mỹ.



Leonard E. Read * Trần Quốc Việt dịch

https://baomai.blogspot.com/



nhận xét hiển thị trên trang

bịt mõm ổng lại cho Quốc hội đỡ mang tiếng.



Tự trách mình sao lại bầu những ông nghị như... ông nghị Kiên?
Bây giờ, hối không kịp nữa rồi!
Úc, Mỹ, Pháp có giống như mình với anh Ba Tầu là núi liền núi sông liền sông đâu. Vả lại, Chinatown ở Bangkok, ở Mỹ, ở Sydney, ở London..., chỉ là khu vực tập trung đông đúc người Hoa sinh sống; hay Little Saigon ở quận Cam... , là nơi người Việt cư trú. Nó thuần túy về hành chính, dân chúng ở đó phải tuân thủ pháp luật nước sở tại. Đổ nước ra đường, hay đào một hố đất cũng phải xin 
phép. Còn đặc khu Vân Đồn, Phú Quốc... cho thuê 99 năm nó là "tiểu vương quốc" riêng, nó là đặc khu kinh tế đặc biệt ưu đãi của người được thuê. Họ đào hầm sâu 100m, dài hàng cây số, cất dấu vàng bạc ở ấy cũng không ai biết được. Ông Kiên mang tiếng là Tiến sĩ, lại là Phó CN ủy ban kinh tế Quốc hội mà chẳng hiểu gì về kinh tế. Nói năng nhăng cuội. Xin chị Ngân bịt mõm ổng lại cho Quốc hội đỡ mang tiếng.
Nước Anh thuê Tân Thế Giới của Hong Kong 99 năm, đến năm 1997 hết hạn. Nước Anh trả lại cho Trung Quốc cả Tân Thế Giới, nhân tiện trả luôn cả Hong Kong, mình còn nhớ Trung Hoa đại lục lúc đó ăn mừng như đại tiệc quốc gia.
Người Hán còn ăn mừng sau khi thu lại phần lãnh thổ cho thuê gần 1 thế kỉ như thế. Còn nước mình?
Ghi chú: Nước Anh không phải Trung Hoa. Hãy nhớ lấy các mợ ạ.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lẽ nào?


Xin về từ trang Chu Văn Sơn
Lẽ nào hiện trạng này ở ta là thật : Đảng chỉ tay, Quốc hội giơ tay, Mặt trận vỗ tay, Chính phủ ra tay, Võ trang thẳng tay, Trí thức bó tay, Nhân dân trắng tay ?


Phần nhận xét hiển thị trên trang

HỌA MẤT NƯỚC



Người VN có câu "Nước đến chân mới nhảy"
Người TQ có câu "Chưa thấy quan tài thì chưa nhỏ lệ"
Dân VN ta bây giờ có bao người trong số 95 triệu nhận thấy, hay cảm nhận thấy các đồng chí TQ muốn/sẽ ban cho mình và dân tộc mình sự diệt chủng? Tôi nghĩ, đa phần dân VN biết, nếu đất nước mất vào tay TQ thì dân tộc Việt sẽ bị diệt chủng. Gương Cam Pu Chia còn sờ sờ ra đó. Gương sử thời Mã Viện còn kia...Lại thêm dân Tây Tạng, Tân Cương đang được nhà cầm quyền TQ đối xử thế nào đã rõ...
Tuy vậy, biết đấy nhưng tính toán thì mỗi loại người mỗi khác.
Người làm quan thì tính tham nhũng để có nhiều tiền cho con cháu du học và định cư ở nước ngoài.
Người làm kinh doanh, trong tay vốn sẵn đồng tiền - Mặc lòng đổi trắng thay đen khó gì", trắng, đen còn đổi được thì việc đổi nơi cư trú với giới chủ quả dễ như trở bàn tay.
Còn đa số dân lao động và trí thức nghèo, thì sao?
Thì vẫn như xưa, trí thức đa số vốn trong cảnh "áo mặc không qua khỏi đầu", "giá áo túi cơm", gió chiều nào che chiều ấy...
Dân thì vốn gọi là "dân ngu cu đen". Đến cái con cu cũng phải chịu để thâm, đen thì lấy gì mà lo xa tính gần. Thôi thì "dĩ thực vi tiên", cốt sớm chiều được ấm cái bụng, thức ăn dù biết có hóa chất độc hại đấy, ăn vào rồi sinh bệnh chết đấy, kệ. Vì không ăn thì đói, vả nữa cái phận "cu đen", ngọc ngà gì mà cố giữ. Buồn vậy thì chịu vậy!
Họa xâm lăng từng đến bao lần với VN, xét kỳ cùng cũng khởi từ 5 điều cốt tử, mà buông bỏ dân tộc :
1. Vua tối tôi hèn
2. Quan tham ác
3. Thương lái chỉ biết hám lợi
4. Trí thức mất phương hướng, lý tưởng
5. Dân chúng không còn nơi nương dựa.

Phần nhận xét hiển thị trên trang