Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2018

Hải quân và Không Quân VNCH những ngày cuối cùng


Lữ Giang - Phải công nhận rằng Hoa Kỳ đã có một kế hoạch phá sập VNCH rất tinh vi, tỉ mỹ và hoàn chỉnh, kể cả đêm 29 rạng ngày 30.4.1975. Như chúng tôi đã trình bày, vào tháng 4 năm 1975, khi thấy tình hình Miền Nam Việt Nam đã đến giai đoạn không còn cứu vãn được, Mỹ đã sắp xếp cho miền Nam đầu hàng Bắc Việt để tránh sự đổ máu quá nhiều. Biết Tướng Dương Văn Minh có liên lạc với Việt Cộng, Đại Sứ Martin của Mỹ đã phối hợp với Đại Sứ Merillon của Pháp thuyết phục Tướng Thiệu và ông Trần văn Hương từ chức và lừa Tướng Dương Văn Minh ra làm hàng tướng bằng cách tạo cho ông ta một ảo vọng rằng chỉ có ông mới có thể nói chuyện với “phía bên kia” để hình thành một “chính phủ liên hiệp Quốc – Cộng!”
Tướng Homer D. Smith, trương cơ quan DAO,
người điêu khiển cuộc di tản cuối cùng của VNCH.

SẮP XẾP CHO TAY CHÂN BỘ HẠ RA ĐI

Thủ Tướng, Tướng Trần Thiện Khiêm, một nhân viên tình báo gộc của CIA, chắc chắn đã được báo tin tình hình đang đến giai đoạn cuối, nên ngày 4.4.1975 ông đã tìm cách “bán cái” chức Thủ Tướng cho ông Nguyễn Bá Cẩn, Chủ Tịch Hạ Nghị Viện, để chạy, bằng cách nói với ông Cẩn rằng chỉ có ông ta mới có thể kết hợp được các đảng phái và tôn giáo lại thành một lực lượng có thể đương đầu với Công quân nên ông muốn nhường chức Thủ Tướng lại cho ông ta. Ông Cẩn chỉ là một chuyên viên về hành chánh và một tay chân bộ hạ của Tướng Thiệu, không biết gì về tình hình, nên cắn câu!

Ngày 14.4.1975, Chính Phủ Nguyễn Bá Cẩn ra mắt do ông Nguyễn Bá Cẩn làm Thủ Tướng, Trung Tướng Trần Văn Đôn làm Đệ Nhất Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng; Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo, Đệ Nhị Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Canh Nông và Kỹ Nghệ, và Kỹ Sư Dương Kích Dưỡng, đặc trách về Cứu Trợ và Định Cư, v.v.

Ngày 21.4.1975 Tổng Thống Thiệu bị cưởng ép phải từ chức và nhường chức Tổng Thống lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Mất nơi nương tựa, ngày 23.4.1975, ông Nguyễn Bá Cẩn nộp đơn xin Tổng Thống Hương cho ông từ chức Thủ Tướng.

Tối 25.4.1975 CIA đã đẩy hai tay chân bộ hạ gộc của họ là Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Tướng Trần Thiện Khiêm lên chiếc C-118 của Không Quân Hoa Kỳ bay đi Đài Loan. Sau đó, theo lời yêu cầu của ông Nguyễn Bá Cẩn, tối 28.4.1975 người Mỹ cũng đã đẩy ông lên một chiếc C.130 đang nổ máy với nhiều người khác đã ngồi chờ sẵn, đưa ông đi Honolulu. Những chính khách hay tướng lãnh không phải là tay chân bộ hạ hay tay sai, đều bị Mỹ bỏ lại đàng sau, sống chết mặc bây.

ĐEM KHÔNG QUÂN VÀ HẢI QUÂN RA KHỎI VN


Ngày 26.4.1975, khi thấy tình hình đã đi vào giai đoạn cuối, Văn Phòng Tùy Viên Quân Sự Mỹ (Defense Attaché Office – DAO) do Tướng Homer D. Smith điều khiển, đã bí mật khuyến cáo Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH, ra lệnh cho Không Quân và Hải Quân chuẩn bị rời khỏi Việt Nam để các phi cơ và chiến hạm khỏi rơi và tay địch. Lúc đó, VNCH có lực lượng không quân và hải quân lớn nhất vùng Đông Nam Á.

1.- Di tản Không Quân

Tối 28.4.1975, Chuẩn Tướng Huỳnh Bà Tính, Sư Đoàn Trưởng Sư Đoàn 3 Không Quân đóng tại Biên Hoà, trình Trung Tướng Trần Văn Minh, Tư lệnh Bộ Tư Lệnh Không Quân, về việc đột nhiên một số phi cơ ở phi trường Biên Hòa đã phát nổ. Tướng Minh cho biết lệnh phá hủy phi cơ không phải từ ông mà do lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu. Lúc đó, Cộng quân bắt đầu pháo kích vào phi trường Tân Sơn Nhứt. Tướng Minh ra lệnh dời Sư Đoàn 5 Không Quân ở Tân Sơn Nhứt và Sư Đoàn 3 Không Quân ở Biên Hòa xuống căn cứ Sư Đoàn 4 Không Quân tại Trà Nóc, ở Cần Thơ. Khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, các phi công có thể lái máy bay bay qua căn cứ Utapao của Không Quân Hoa Kỳ ở Thái Lan. Cơ quan DAO đã cho các phi cơ Mỹ ở Hạm Đội 7 vào phụ giúp phá hủy các phi cơ còn lại, bom đạn và các giàn radar ở phi trường Biên Hoà.

2.- Di tản Hải Quân

Với Hải Quân, vì lực lượng này rất cộng kềng, nên việc di tản sẽ gặp khó khăn và có thể gây hổn loạn nếu không được tổ chức chu đáo. Cơ quan DAO đã cho cựu Thiếu Tá Richard Armitage, tùy viên viên quân sự Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, đến phối hợp với Đề Đốc Chung Tấn Cang (Trung Tướng), Tư Lệnh Hải Quân, lo tổ chức, đôn đốc và theo dõi việc di tản an toàn lực lượng Hải Quân ra khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, mục tiêu của cuộc di tản được thông báo cho các cấp là đi xuống miền Tây hay ra Phú Quốc. Đề Đốc Chung Tấn Cang mới được Tổng Thống Thiệu cử làm Tư Lệnh Hải Quân vào ngày 24.3.1975 thay thế Đề Đốc Lâm Nguôn Tánh (Thiếu Tướng).

Chiều 26.4.1975, Đại Tá Nguyễn Xuân Sơn, Tư Lệnh Hạm Đội, mặc dầu chưa có lệnh, đã vội báo tin này cho các hạm trưởng biết. Ông nói phải “chuẩn bị tinh thần vì có thể di chuyển về Phú Quốc.” Ngày 28.4.1975 ông đã bị mất chức.

Vào sáng sớm ngày 29.4.1975, một cuộc họp mật của tham mưu cao cấp đã được tổ chức tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Đề Đốc Cang cho biết rằng nếu không có một phản lệnh nào khác, toàn bộ Hạm Đội sẽ rời Bộ Tư Lệnh ở Sài Gòn vào lúc 0 giờ tối 29 rạng 30.4.1975. Các hạm trưởng chuẩn bị thi hành. Tuy nhiên, cũng có chiến hạm đã lên đường trước giờ ấn định.

Đề Đốc Cang đã liên lạc với Bộ Tổng Tham Mưu và Đại Tá Thủy Quân Lục Chiến Cổ Tấn Tinh Châu, chỉ huy trưởng Đặc Khu Rừng Sát và Thủy Trình sông Lòng Tảo - Vàm Cỏ, yêu cầu giữ an ninh cho đoàn chiến hạm có thể di chuyển an toàn trên sông Sài Gòn trong vòng vài giờ để ra khơi. Các chiến đấu cơ của Hoa Kỳ cũng được phái đến để bảo vệ cho cuộc di tản này.

Trưa ngày 29.4.1975, Đề Đốc Chung Tấn Cang vào Dinh Hoa Lan gặp Tướng Minh để thăm dò. Ông cho Tướng Minh biết tình hình và hỏi Tướng Minh có định ra đi không. Tướng Minh cho con gái là Dương Mai, con rễ là Đại Tá Nguyễn Hồng Đài và hai cháu ngoại đi theo Đề Đốc Cang, còn ông và bà Minh ở lại.

Lúc 5 giờ chiều 29.4.1875, Đề Đốc Cang được Tướng Dương Văn Minh gọi lên trình diện. Tướng Cang sợ Tướng Minh sẽ ra lệnh cho ông phải phối trí Hải Quân như thế nào, làm hỏng kế hoạch di tản do Mỹ đã vạch ra, nên không dám đi, mà cho Phó Đề Đốc Diệp Quang Thuỷ (Chuẩn Tướng), Tư lệnh Phó Hải quân kiêm Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Hải quân đi thay. Sau đó, Tướng Cang tuyên bố giải tán Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH trên đài phát thanh Sài Gòn để không ai có thể ra lệnh cho Bộ Tư Lệnh này quay ngược lại vì Bộ Tư Lệnh này không còn, nhưng lực lượng Hải Quân vẫn giữ nguyên đội hình và chuẩn bị di tản.

Khi Phó Đề Đốc Diệp Quang Thuỷ dến gặp Tướng Minh thì Tướng Minh cho biết tình hình đang biến động và ông bảo Bộ Tư Lệnh Hải Quân phải đặt Hải Quân trong tình trạng sẵn sàng để khi cần có thể di chuyển xuống Cần Thơ. Tướng Thủy xin tuân lệnh.

Tối hôm đó, khi biết được Đề Đốc Cang đã giải tán Hải Quân VNCH và đang dẫn lực lượng Hải Quân rời khỏi Sài Gòn, Tổng Thống Dương Văn Minh đã cấp thời ra khẩu lệnh cử Hải Quân Đại Tá Nguyễn Văn Tấn hành xử quyền Tư Lệnh Hải Quân. Đại Tá Tấn đã ở lại và sau khi Sài Gòn mất, ông phải đi tù.

Vào nửa đêm 29 rạng ngày 30.4.1975, Đề Đốc Chung Tấn Cang đã đích thân chỉ huy Hạm Đội Việt Nam Cộng Hoà, gồm khoảng 26 chiến hạm, hải hành trực chỉ căn cứ Hải Quân Hoa Kỳ tại Subic Bay, Phi Luật Tân, “trong trật tự và kỷ luật theo đúng truyền thống của quân chủng.” Trên trời có máy bay Mỹ thuộc Hạm Đội 7 bay theo yểm trợ. Phó Đề Đốc Diệp Quang Thủy ra khơi trên Tuần dương hạm HG-601 do Hải quân Đại uý Trần Minh Chánh chỉ huy.

Chuyện Tướng Chung Tấn Cang thành lập một mặt trận chống lại Cộng quân được Pierre Darcourt ghi lại trong cuốn hồi ký “Vietnam, qu'as tu fait de tes fils” là chuyện không hề có trong thực tế.

SỐ PHẬN CỦA NHỮNG KẺ MƠ MỌNG

Như vậy, người Mỹ đã giải thoát cho các tay chân bộ hạ của họ, đưa các phi cơ và chiến hạm đi, để một miền Nam sắp sụp đổ lại cho Tướng Dương Văn Minh và nhóm của ông, gồm những thành phần phản chiến, luôn đòi hoà hợp hoà giải với Cộng Sản như Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh, Vũ Văn Mẫu, Trần Ngọc Liễng, Hồ Văn Minh, Hồng Sơn Đông, Hồ Ngọc Nhuận, Dương Văn Ba, Nguyễn Hữu Chung, Lý Quí Chung, Lý Chánh Trung, v.v.

Dể kết thúc bài này, chúng tôi xin nhắc lại một lần nửa lời của Triết gia George Santayana (1863 – 1952)

Những người không thể nhớ quá khứ bị kết án tái diễn nó. Học từ quá khứ của chúng ta là cách duy nhất có trách nhiệm để chuẩn bị cho chính chúng ta về tương lai, nhất là khi quá khứ đó là chứng tích của thất bại đáng ghi nhớ.”

Ngày 30.4.2018
Lữ Giang

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Báo Nga viết về sự “lộng quyền” của Tất Thành Cang


Sự thật về sự “lộng quyền” của ông Tất Thành Cang
03.05.2018 - Ông Tất Thành Cang là ai mà dám “lộng quyền”, thay mặt cả Ban Thường vụ Thành ủy để phê duyệt cho thương vụ mua bán đang làm dậy sóng dư luận? Là công ty có 100% vốn Nhà nước trực thuộc Thành ủy TP.HCM, Công ty Tân Thuận không thể một mình tự quyết bán 324.971 m2 đất ở Phước Kiển (Nhà Bè) cho CTCP Quốc Cường Gia Lai, mà việc này buộc phải có chỉ đạo từ Thành ủy. Trong khi đó, một thông báo mới nhất được phát đi, Ban Thường vụ Thành ủy khẳng định, chưa từng được thông qua trường hợp này. Vậy, ai là người đã "lộng quyền", thay mặt cả Ban Thường vụ Thành ủy để phê duyệt cho thương vụ mua bán đang làm dậy sóng dư luận? Hãy tiếp tục đi tìm sự thật về những chỉ đạo "lạm quyền" xung quanh thương vụ tai tiếng này.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang là người phê duyệt cho "thương vụ tai tiếng" này!

Như chúng tôi đã nhiều lần đề cập, thương vụ mua bán 324.971 m2 đất (Phước Kiển, Nhà Bè) giữa Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân thuận (Công ty Tân Thuận, thuộc Ban Tài chính quản trị — Thành ủy TP.HCM) và CTCP Quốc Cường Gia Lai đang làm dậy sóng dư luận bởi rất nhiều… uẩn khúc. Trong đó, việc bán chỉ định với giá rẻ bèo so với thực tế khiến dư luận hết sức bức xúc. Con số thất thoát của ngân sách Nhà nước ở thương vụ này nhiều khả năng lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Vậy nên, vấn đề được đặt ra ngay khi thương vụ này bị phanh phui đó chính là trách nhiệm của những người có liên quan.


© ẢNH: THƯƠNG GIA ĐIỆN TỬ
TP.HCM lên tiếng về việc bán đất công cho Quốc Cường Gia Lai

Luật gia Nguyễn Thanh Việt, Nguyên Chánh Thanh tra quận 3, cho biết Công ty Tân Thuận là công ty Nhà nước, trực thuộc Thành ủy TP.HCM, vì vậy mọi hoạt động mua bán chuyển nhượng của công ty này đều phải được Thành ủy thông qua. Nói chính xác hơn, trong thương vụ bán 324.971 m2 đất ở Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai thì buộc phải có sự đồng ý của Thành ủy.

Mặc dù vậy, ngay sau khi Báo Người Tiêu Dùng có bài viết phản ánh thương vụ mua bán nhiều uẩn khúc giữa Công ty Tân Thuận và Quốc Cường Gia Lai, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM đã họp khẩn cấp và khẳng định, tập thể Ban Thường vụ Thành ủy chưa được thông qua việc mua bán này.

Sau quá trình thu thập thông tin, nhóm phóng viên Báo Người Tiêu Dùng phát hiện, người đã chấp thuận cho thương vụ mua bán đầy tai tiếng trên chính là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM đương nhiệm, ông Tất Thành Cang.


© ẢNH: ZING
Cường “đôla” chính thức lên tiếng vụ mua đất công “giá bèo”

Cụ thể, ngày 19/5/2017, Tổng Giám đốc Công ty Tân Thuận, có tờ trình số 406/TTr-TT trình Hội đồng thành viên (HĐTV) công ty phương án chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại Dự án Khu dân cư Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai để thu hồi vốn. Ngày 22/5/2017, HĐTV Công ty Tân Thuận có văn bản số 614/CV-HĐTV gửi Văn phòng Thành ủy báo cáo, xin chủ trương về phương án chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại Dự án Khu dân cư Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai để thu hồi vốn, lợi nhuận thu được sẽ nộp ngân sách Đảng bộ TP.HCM.

Ngày 1/6/2017, Văn phòng Thành ủy có Thông báo số 512-TB/VPTU, thông báo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang, thuận chủ trương cho Công ty Tân Thuận được chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại Dự án Khu dân cư Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai. Thậm chí, nghiêm trọng nhất là Tờ trình của Công ty Tân Thuận đề xuất là "hợp tác kinh doanh" nhưng Phó Bí thư Tất Thành Cang còn lộng hành "vượt đề xuất", cho ý kiến chỉ đạo là chuyển nhượng luôn khu đất cho tư nhân.

Sau chỉ đạo mang tính "lạm quyền" của Phó Bí thư Tất Thành Cang, ngày 5/6/2017, 2 công ty đã ký kết hợp đồng 203/HĐKT/2017 về việc chuyển nhượng phần diện tích đã đền bù tại Dự án Khu dân cư Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai. Sau đó, 2 công ty có ký kết 2 phụ lục hợp đồng bổ sung cho hợp đồng trên.

Xử lý trách nhiệm thế nào?


© ẢNH : VINACAPITAL
Vì sao Bộ Công an Việt Nam phong tỏa 754 lô đất Khánh Hòa?

Hiện Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Thành ủy và rất nhiều cơ quan chức năng khác đã vào cuộc làm rõ thương vụ mua bán tai tiếng giữa Công ty Tân Thuận và Quốc Cường Gia Lai, vấn đề lúc này mà dư luận quan tâm chính là sẽ xử lý trách nhiệm các cá nhân, đơn vị thế nào nếu có kết luận sai phạm?

Về điều này, Luật sư Nguyễn Văn Kiệm — Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết: Theo quy định tại Điều 36 NĐ 52/2009/NĐ-CP về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, thì: Cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán có quyền yêu cầu các cơ quan, cá nhân được thanh tra, kiểm tra, kiểm toán xuất trình các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc thanh lý, sử dụng tài sản Nhà nước. Nếu phát hiện vi phạm, cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán có quyền xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào hồ sơ vụ việc mua bán thì rõ ràng đã có sự vi phạm nghiêm trọng trong việc bán chỉ định tài sản Nhà nước này trong đó việc không thực hiện bán đấu giá theo quy định đã gây ra thất thoát rất lớn đối với tài sản Nhà nước. Trách nhiệm để xảy ra sai phạm này trước hết thuộc về Tổng Giám đốc Công ty Tân Thuận và người phê duyệt chủ trương — lúc này chính là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang. Là một cán bộ cao cấp, thiết nghĩ ông Cang thừa hiểu việc không cho các đơn vị thẩm định giá trị tài sản trước khi chuyển nhượng tài sản của Nhà nước — đó là dấu hiệu sai phạm hết sức nghiêm trọng, có thể bị xử lý truy cứu trách nhiệm hình sự.


© ẢNH : VÕ VĂN THÀNH
Chuyện lạ có thật: Mất bản đồ, mất mặt, mất ghế và mất tích

Đối với CTCP Quốc Cường Gia Lai nếu có căn cứ chứng minh được có sự cấu kết, thông đồng trong việc mua bán tài sản trên trái pháp luật cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật tùy thuộc vào mức độ, hành vi vi phạm theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

Hiện nay, có một số dư luận tung ra cho rằng tài sản này không phải là đất công, được hình thành từ nguồn vốn tự có của Công ty Tân Thuận và vốn vay ngân hàng. Thậm chí có người còn có suy nghĩ "ấu trĩ" cho rằng khu đất chính là "tài sản hàng hóa, sản phẩm dở dang của doanh nghiệp" nhằm lập lờ đánh lận con đen. Tuy nhiên, hầu hết các Luật sư trao đổi với PV Báo đều khẳng định các thông tin như trên đều là kiểu thông tin "ngụy biện" của cán bộ kém về tư duy, thiếu kiến thức pháp luật. Những giải trình này nếu có càng thể hiện sự coi thường kỷ cương phép nước, cố chấp trước các sai phạm.

Thực tế, ai cũng hiểu bất kỳ tài sản nào được hình thành từ vốn tự có của doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, cũng chính là tài sản công. Doanh nghiệp Nhà nước vay vốn ngân hàng cũng phải thế chấp bằng tài sản công, tiền lãi vay cũng phải lấy tiền Nhà nước chi trả.

"Lãnh đạo Công ty Tân Thuận là cán bộ, công chức chuyên trách do Thành ủy bổ nhiệm theo quy định tại Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/1/2010 của Chính phủ, là người có chức vụ. Nên nếu cá nhân họ bỏ qua các quy định dẫn đến gây thiệt hại khi giao dịch, thì có thể bị xem xét bởi tội danh thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015 (Điều 285 Bộ Luật Hình sự 1999)" — Luật sư Trần Đình Dũng, Trung tâm Tư vấn Pháp luật TP.HCM, Trung ương Hội Luật gia Việt Nam khẳng định.

Nguồn: Báo Người Tiêu Dùng

https://vn.sputniknews.com/vietnam/201805035335458-su-that-ve-su-long-quyen-cua-ong-tat-thanh-cang/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hải quan Việt Nam: Đến khi nào thôi tiêu cực?!



Mỹ Lan 
RFA - Đầu tháng 4/2018, truyền thông trong nước đồng loạt đăng tải bài viết “Nườm nượp cảnh kẹp tiền, đưa - nhận tại Hải quan Hải Phòng” phản ánh thực trạng hải quan tại cửa khẩu Đình Vũ, Hải Phòng nhận phí “bôi trơn” của người làm thủ tục.

Đây không phải là lần đầu tiên nhân viên hải quan bị tố nhận hối lộ, xách nhiễu các cá nhân xuất cảnh hay doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá tại các cửa khẩu trải dài từ Bắc vào Nam.

Liên quan đến vấn đề này, Văn phòng Chính phủ ngay sau đó đã có thông báo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, về việc xác minh và xử lý nghiêm cán bộ Hải quan Hải Phòng có hành vi tiêu cực, được báo chí phản ánh.

Là người có thâm niên hàng chục năm trong ngành xuất nhập khẩu, nhà báo Võ Văn Tạo cho biết khi sự việc bị báo chí phanh phui thì các cá nhân vi phạm sẽ bị đưa ra xử lý. Tuy nhiên, các trường hợp này lại thường được xử lý qua quýt cho xong chuyện. Nhà báo Võ Văn Tạo giải thích về hiện tượng này:

“ Tại sao lại có chuyện đó, tại vì ngành hải quan từ trên xuống dưới hầu như là đều tiêu cực như thế cả. Có ghế là phải mua bằng tiền, thế nên họ cũng thông cảm cho cái chuyện đó. Ví dụ như ông Giám đốc hải quan của một tỉnh mua cái ghế giám đốc của ông bằng tiền, thì bây giờ cái thằng nhân viên đi làm có vấn đề bị báo chí đăng lên, công luận tố cáo, bằng chứng đầy đủ, thì trước khi nó lộ nó kiếm được tiền nó cũng cúng cho ông, quà cáp Tết nhất… ông hưởng cái đó thì bây giờ nỡ nào mà ông phạt mạnh nó, kỷ luật mạnh nó?Thế nên ông xử lý nhẹ lại nó là như thế”

Nhà báo Võ Văn Tạo cũng cho rằng ngoài việc hầu hết nhân sự ngành hải quan vào ngành đều bằng cách chạy tiền thì họ còn là con ông cháu cha. Do đó, hình phạt được đưa ra đối với cá nhân vi phạm đều được giảm nhẹ đi rất nhiều với mục đích chính là xoa dịu dư luận như khiển trách hay tạm đình chỉ công tác. Trong khi đó, những vụ việc tiêu cực trong ngành này lại dường như được truyền thông trong nước “ưu ái” và ít phanh phui hơn so với các ngành khác như công an, y tế hay xây dựng. Nhà báo Võ Văn Tạo nói tiếp:

“Hải quan do chức năng nghề nghiệp nên họ kiếm được rất nhiều tiền ở hành vi tiêu cực, báo chí “ngửi” ra thì họ thường sử dụng tiền để chạy cái đó nên anh em phóng viên không vững vàng hay lãnh đạo, cán bộ toà soạn mà có động cơ không tốt thì sẽ dìm cái chuyện đó đi”

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Võ Trí Thành, phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, một trong những nguyên nhân khiến cho ngành hải quan không thể giải quyết được vấn nạn tham nhũng là từ phía chính các doanh nghiệp:

“Bởi vì nó cần một số các điều kiện mà khi phát sinh ra những điều kiện này nó cần phải có cơ chế “xin-cho” và do đó dễ nảy sinh tiêu cực. Mặt khác nữa cũng phải nói trong nhiều trường hợp để mà thuận tiện thì đã có nhiều trường hợp không tốt cũng là từ phía doanh nghiệp, họ cũng coi việc đó là việc “bình thường” để giải quyết cho nó nhanh và các yếu tố đó khiên cho các ngành như hải quan, thuế dễ nảy sinh tiêu cực ”

Trên thực tế, kết quả khảo sát do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố vào cuối tháng 11/2015 cho thấy 53,35% doanh nghiệp tham gia khảo sát nói đã phải trả chi phí không chính thức ở Cục Hải quan TP.HCM, 31% DN cho biết nếu không trả chi phí “đen” sẽ bị phân biệt đối xử như kéo dài thời gian làm thủ tục, bổ sung những giấy tờ, chứng từ không có trong quy định. Còn tại hội nghị công bố kết quả giám sát việc thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực thuế và hải quan hôm 24/04 vừa qua, trả lời Đài Tiếng nói Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết các thủ tục hải quan, thông quan khiến cho chi phí logistic của các doanh nghiệp tăng và chiếm khoảng 21% GDP, thậm chí có thời kỳ, chi phí logistic chiếm đến 25% GDP. Trong khi đó, nếu không giảm chi phí này xuống dưới 20% thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn để cạnh tranh với các nước khác trong khu vực.

Để xảy ra thực trạng này, nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng hạn chế về năng lực chuyên môn cũng như quản lý của ngay trong chính đội ngũ lãnh đạo ngành là nguyên nhân chính gây nên các tiêu cực:

“Trước đây Bộ Ngoại thương trực tiếp thực hiện hoạt động công tác xuất nhập khẩu nhưng kể từ khi cho các địa phương trực tiếp thực hiện thì hoạt động này bùng lên rất mạnh. Ở giai đoạn đó thì cán bộ ngành hải quan thì hầu hết lại là tay ngang, không phải là những người được rèn luyện đến nơi đến chốn, ví dụ từ thuế vụ về, từ quân đội hay công an chuyển sang. Mà những anh em đó thì không phải có một quá trình học tập đào tạo lâu dài, không được rèn luyện tốt cho nên cái chuyện tiêu cực nó là tất yếu. Và những người đó họ về bây giờ họ còn làm sếp của các cơ quan hải quan, họ dần dần từ lính tráng họ đi lên, từ Đảng viên họ sống lâu lên lão làng đi lên… Thế thì sếp mà hư hỏng thì bảo sao nhân viên lại không hư hỏng?!”

Trước vấn nạn tiêu cực xảy ra liên tục trong những năm gần đây, Tổng cục Hải quan Việt Nam đã ban hành nhiều quyết định mà gần đây nhất là Quyết định số 413/QĐ-TCHQ vào đầu tháng 3/2018 nhằm triển khai kế hoạch phòng chống tham nhũng áp dụng đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc ngành. Tiến sĩ Võ Trí Thành cho biết chỉ số về lợi nhuận kinh doanh Ease of Doing Business của Việt Nam do Ngân hàng thế giới đánh giá năm nay đã tăng 14 bậc so với năm 2017, từ vị trí 82 lên vị trí 68/190 nền kinh tế. Điều này cho thấy Việt Nam cũng đã ghi nhận một số những cải thiện thể hiện quyết tâm của chính phủ Việt Nam trong việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính, trong đó các thủ tục hải quan. Tuy nhiên, nhà báo Võ Văn Tạo lại không mấy tỏ ra lạc quan trước viễn cảnh này và cho rằng, những tồn tại trong ngành hải quan chắc chắn sẽ gây tác động tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu, khiến sản phẩm bị đội giá và các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vì thế không thể tạo lợi thế cạnh tranh so với các nước khác trong khu vực.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đời người có 4 cảnh giới khó nhất….


 

https://baomai.blogspot.com/

Đau mà không than: Thể hiện sự kiên cường trong nội tâm

Đại bàng đau thì cất tiếng kêu thảm thiết, nó sẽ không thể cất cánh giữa bầu trời cao xanh. Thỏ đau thì sẽ dừng lại kêu gào, có khi nó sẽ trở thành một bữa tối ngon lành. Có thể thấy rằng, nếu đau mà than vãn thì sẽ mất đi cơ hội được tôi luyện, quỹ đạo của đời người cũng theo đó mà đổi thay. Khi bị đau tức là cuộc đời đang cung cấp nền tảng thành công cho chúng ta.

“Đau mà không than”, nhưng ‘không than’ không phải là không đau, mà là dám đối mặt với nỗi buồn. Muốn làm được “đau mà không than”, chúng ta cần có sự kiên cường để san bằng những khó khăn trở ngại.

Chúng ta cần có trí huệ để chống đỡ lại sóng gió trên đường đời. Kỳ thực, đau mà không than chỉ có thể bắt nguồn từ một nội tâm lạc quan, mạnh mẽ: “Sau khi mưa gió qua đi, ánh cầu vồng sẽ lung linh màu sắc”.

Cười mà không nói: Thể hiện sự khoáng đạt, tiêu diêu tự tại trong tâm hồn

https://baomai.blogspot.com/

Có những khi bạn phải đối mặt với những lời giễu cợt của bạn bè, hay bất lực vì bị người khác hiểu lầm. Nếu bạn cứ nhất quyết phải nhiều lời đôi co, giải thích, thanh minh với họ thì chỉ càng đẩy họ sang thái cực đối lập với bạn. Cái tâm của bạn cũng sẽ bị khuấy động, do đó loạn càng thêm loạn. Lúc này chi bằng chỉ cần giữ một nụ cười trên môi và để mặc cho người đời bàn luận đúng sai, tốt xấu.

Mỉm cười có sức mạnh dời một ngọn núi. Một nụ cười nhẹ nhàng đôi khi còn thắng cả thiên binh vạn mã hùng mạnh.

Người xưa có câu rằng, quân tử lúc nào cũng đường hoàng, chỉ có kẻ tiểu nhân mới thường sợ sệt. Đôi khi một nụ cười có thể làm tan chảy ân oán giữa đôi bên, có thể khiến những người xa xứ, tha hương nơi đất khách quê người cảm thấy ấm áp cả cõi lòng. Nở một nụ cười thật đơn giản nhưng lại thể hiện sự bình thản, an nhiên tự tại trong tâm hồn bạn và đạo lý làm người nơi thế gian.

Sự trầm tĩnh như dòng nước chảy mãi không ngừng. Nó sẽ làm dịu nỗi đau đang bùng cháy trong tim bạn. Sức mạnh nội tâm này cũng sẽ lắng đọng thành một trải nghiệm, hun đúc thành một trí huệ ẩn sâu trong tim và thắp sáng tâm hồn.

Khi gặp chuyện không vừa ý, chỉ cười mà không nói thể hiện tấm lòng bao dung của một người. Đó không chỉ là tố chất tốt đẹp có thể trấn tĩnh những dòng cảm xúc nông nổi, mà còn khiến bản thân mình không buột miệng nói ra những lời khiến người khác phải tổn thương.

Mê mà không mờ: Thể hiện trí huệ làm người

https://baomai.blogspot.com/

Muốn không bị mê hoặc bởi những chuyện trên thế gian thì điều bạn cần chính là sự mạnh mẽ trong nội tâm. Cổ nhân có một câu rất hay rằng: “Buồn mà không thương cảm”, khi nhiều chuyện đau khổ ập tới, chúng ta có thể buồn bã. Đây cũng là những cảm xúc rất tự nhiên và cần thiết của con người. Nhưng khi buồn phiền bạn cũng đừng quên rằng luôn có một con mắt thứ 3 đang trông chừng tất cả. 

Chỉ cần giữ vững thiện lương trời xanh sẽ tự có an bài.

Nếu có thể coi nhẹ được mất trên thế gian, thì khi đột nhiên phải đối mặt với sự mất mát, bạn mới có thể không bị mê mờ. Có thể sức ảnh hưởng của thế giới bên ngoài quá mạnh mẽ, khiến bạn chìm đắm trong mớ cảm xúc hỗn độn mà không thể kiềm chế bản thân. Nhưng khi bạn có đủ trí huệ, một thời gian sau bạn sẽ dần dần học được cách cân bằng.

Tâm hồn con người có khả năng tự chữa lành vô cùng kỳ diệu. Mê mà không mờ là định lực tu luyện của kiếp người; còn mê muội và không thể kiểm soát bản thân sẽ làm tổn thương chính mình.

Hoảng mà không loạn: Là sự tĩnh tại nhờ tu dưỡng

https://baomai.blogspot.com/

Khi đối mặt với vinh nhục, con người rất khó tránh khỏi sự bàng hoàng, thảng thốt. Tâm hoảng thì ắt sẽ động, mà trong động lại có tĩnh. 

Hoảng mà không loạn mới là vẻ đẹp khác biệt.

Cổ nhân có câu rằng: “Nếu gặp chuyện oan ức mà không kinh sợ, gặp chuyện uất hận mà không hoảng loạn, thì người này có thể đảm nhận trọng trách”. Đời người không thể tránh khỏi có những lúc bị oan khuất.

Nhưng “Gặp đại sự mà không loạn, gặp sóng lớn mà không mất đi thói quen thường hằng”. Đây là một tâm thái xử thế ung dung tự tại, giỏi ứng biến linh hoạt. Làm được vậy thì khi đại sự đến mới không hoảng không loạn, mới có thể trầm tĩnh và điềm đạm. Khi gặp chuyện quan trọng họ sẽ không lo lắng, mà vẫn giữ được tâm thái bình hòa.

Cảnh giới nhân sinh được đúc rút ra từ trong cuộc sống, được ngưng kết lại theo dòng chảy thời gian. Chỉ cần có mong muốn ngày càng hoàn thiện bản thân, luôn tiến về phía trước không mệt mỏi, thì bạn sẽ ngày càng trưởng thành.

Sẽ có một ngày, vào một buổi ban mai rực rỡ hay dưới bóng hoàng hôn êm đềm nào đó, ký ức thuở xưa của bạn sẽ mở ra. Bạn sẽ phát hiện ra rằng tất cả những hiểu lầm, những nỗi đau sớm đã tiêu tan theo cơn gió của ngày hôm qua tự bao giờ, chỉ còn lại nụ cười thật tươi trên trên khuôn mặt rạng ngời của bạn.

https://baomai.blogspot.com/


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018

Vì sao 160 ha tái định cư của khu Thủ Thiêm biến mất?


HÀ PHAN 























TP - Từ trước đến nay, dù quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm- Q.2 TP HCM, đã thay đổi nhiều lần nhưng chưa bao giờ Chính phủ đồng ý bỏ 160 ha tái định cư của người dân bị giải toả. Tuy nhiên, các cấp chính quyền tại TPHCM đã đưa 160 ha tái định cư này ra khỏi KĐTMTT! Vì sao lại có việc làm khó hiểu này?

UBND Q.2, nơi toạ lạc Khu đô thị mới Thủ Thiêm (KĐTMTT) từng cho rằng “ĐTMTT là một trong những dự án trọng điểm của Trung ương và TPHCM trong những năm đầu thế kỷ XXI.

Toàn dự án có tổng diện tích 930 ha, trong đó khu trung tâm là 770 ha và các khu tái định cư  khoảng 160 ha nằm trên địa bàn Q.2…Việc thiết kế khu trung tâm này, thành phố đang thuê đơn vị nước ngoài thực hiện.

Giá đầu tư vào khu trung tâm này sẽ rất cao, tiền thu được thành phố dùng trang trải cho khoản ngân sách đã sử dụng để chi trả, đền bù, tái định cư của dự án; phần còn lại để phục vụ cho lợi ích quốc gia và thành phố. Do vậy dự án không bố trí tái định cư ở khu trung tâm”.

Nguyên Chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Hải cũng từng có văn bản gửi các cấp ngành liên quan nêu rõ chủ trương của TPHCM là không nhất thiết phải bố trí tái định cư tại trung tâm KĐTMTT.

Trong khi đó chưa hề có văn bản nào của Chính phủ đồng ý cho TP HCM thay đổi hay chia nhỏ 160 ha tái định cư. Và đây cũng là thắc mắc, khiếu nại của người dân Q.2 trong suốt 7- 8 năm qua.

Điều mà họ quan tâm nhất không chỉ là mình có được tái định cư như Thủ tướng đã từng phê duyệt không mà 160 ha đó đã và sẽ được dùng làm gì? HĐND TPHCM cũng đã ra nghị quyết nhất trí xây dựng KĐTMTT có 160 ha tái định cư của dân trong đó nhưng UBND TPHCM lại “hiểu” và làm theo cách của mình.

Theo tài liệu chúng tôi hiện có, UBND TPHCM đã quyết định diện tích của KĐTMTT vẫn là 737 ha nhưng lại chia thành hai khu: khu đô thị phát triển 657 ha và khu đô thị  chỉnh trang 80 ha mặc dù 80 ha này không có trong thiết kế của Cty SASAKI, quyết định 1642 và thẩm định 2055 của Bộ Xây dựng.

Trên thực tế phần lớn của 80 ha chỉnh trang này chính là phần đất đã giao cho 27 Cty phân lô bán nền. Nay không thể thu hồi lại nên mới “biến hoá” thành khu chỉnh trang dù đây là những khu dân cư mới hoàn toàn.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân từng thắc mắc trong Hội nghị thẩm định quy hoạch chung quy hoạch chi tiết khu trung tâm ĐTMTT ngày 10/11/2004 tại Hà Nội là ông nghe nói 80 ha bờ sông Sài Gòn này rất đẹp, đã có chủ đầu tư và bán nền hết rồi!

Đó là một trong những lý do chính để biến hoá ra 80 ha chỉnh trang và TPHCM buộc phải đưa cách “chẻ nhỏ” 160 ha tái định cư của dân ra thành nhiều khu khác nhau cách xa nơi cũ đến 10-15km.

Phải chăng do giá đất chênh lệch?

Ngoài việc không còn đất tại KĐTMTT để bố trí 160 ha tái định cư thì còn việc giá đất tại đây và các khu tái định cư do TPHCM lập ra chênh lệch quá nhiều.

Hiện nay giá đất trong nhiều dự án của 27 Cty nằm trong KĐTMTT có nơi đã lên đến 30-40 triệu đồng/m2 còn tại các khu tái định cư mới giá chỉ bằng 1/3.

Điều này góp phần lý giải vì sao người ta không thể “hy sinh” quyền lợi của các dự án đã phân lô bán nền để đảm bảo 160 ha tái định cư cho người dân như các quyết định, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Lãnh đạo TPHCM đã nhiều lần tuyên bố người dân bị giải tỏa sẽ có nơi ở tốt và cuộc sống ổn định hơn tại khu tái định cư. Nhưng trong khi nhiều khu đất lẽ ra dành cho họ đã phân lô bán nền vẫn để cỏ mọc và người hưởng lợi lớn nhất là các Cty địa ốc, giới đầu cơ đất đai thì những khu tái định cư vẫn ngổn ngang, thiếu thốn nhiều thứ.

Tại 4 khu đất dành để tái định cư cho KĐTMTT là khu dân cư số 1- 143 ha phường Thạnh Mỹ Lợi, nền đất 50 ha phường Cát Lái, nền đất trong dự án 174 ha phường Thạnh Mỹ Lợi và khu tái định cư 90 ha Nam Rạch Chiếc hiện vẫn bộn bề, đầy cỏ và chưa có hạ tầng do chưa thu hồi xong.

Khu 50 ha phường Cát Lái đang san lấp, khu tái định cư 90 ha Nam Rạch Chiếc vẫn chưa giải tỏa bồi thường xong… Cũng mới chỉ có khu tại phường Thạnh Mỹ Lợi  san lấp xong nhưng vẫn chưa có đường và nước.

TPHCM đang treo thưởng bằng tiền mặt cho các tổ công tác giải quyết đền bù, giải toả nhưng nhiều người dân bức xúc “với tình trạng xây dựng các  khu tái định cư chậm trễ như vậy thì chúng tôi đi đâu”.

Trớ trêu thay, các khu đất có vị trí “vàng” tại KĐTMTT thì nhanh chóng thu hồi, san lấp, xây dựng và bán xong nền từ 5-7 năm nay nhưng tái định cư cho dân và tốc độ xây dựng KĐTMTT lại chậm chạp, lúng túng và loay hoay từ năm này qua năm khác?!

Điều này càng làm người dân đặt nghi vấn vậy động cơ chính của việc xoá 160 ha tái định cư khỏi trung tâm KĐTMTT là gì? 


Phần nhận xét hiển thị trên trang