Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018

Giải pháp nào cho người Việt Nam thoát khỏi thảm cảnh chết bởi tay Trung Quốc?

Trung Quốc với mưu đồ hủy diệt Việt Nam như thế nào

Chiêu trò và mưu đồ của thương lái Trung Quốc thực hiện thành công là có sự góp tay không nhỏ của người Việt Nam, chính người Việt Nam vì lòng tham, vì chút lợi nhuận nên đã tiếp tay cho thương lái Trung Quốc giết người Việt Nam. Giải pháp nào cho người Việt Nam thoát khỏi thảm cảnh chết bởi tay Trung Quốc?
Thương lái Trung Quốc với mưu đồ hủy diệt Việt Nam như thế nào 
Cali Today News – Lợi dụng sự thiếu thông tin và lòng tham của số đông người nông dân Việt Nam, thương lái Trung Quốc đã tung chiêu trò thu mua những mặt hàng nông nghiệp với giá cao rồi đột ngột rút lui khiến ngành nông nghiệp Việt Nam khốn đốn, người nông dân lao đao và hơn hết là âm mưu thâm độc làm mất cân bằng sinh thái, gây dịch bệnh và hủy diệt giống nòi Việt Nam…

Thực tế chiêu trò này của thương lái Trung Quốc không hề lạ lẫm với người dân Việt Nam nói chung, đặc biệt là người nông dân Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, cho đến hôm nay thương lái Trung Quốc vẫn còn áp dụng hiệu quả thậm chí chiêu trò này chưa có dấu hiệu bị phá vỡ và như vậy người dân nông dân Việt Nam vẫn tiếp tục mắc bẫy.

Vụ việc gần đây nhất xảy ra đối với những hộ nông dân trồng chuối ở Trảng Bom (Đồng Nai). Theo một số nông dân ở Trảng Bom kể lại với báo chí rằng; vào những ngày đầu tháng 03/2018, thương lái Trung Quốc kéo nhau đến nhà vườn của người trồng chuối đặt mua một khối lượng lớn, thậm chí mua cả chuối non đã đẩy giá mặt hàng này lên cao ngất ngưỡng, có thời điểm lên gần 20.000 đồng/kg. Tuy nhiên, vào những ngày cuối tháng 03/2018, các thương lái Trung Quốc đồng loạt ngừng mua và “biến” đi mất tăm khiến mặt hàng chuối giá rớt xuống còn khoảng 10.000 đồng/kg, hiện đang có dấu hiệu tiếp tục giảm. Một số ít thương lái Trung Quốc cũng có trở lại vườn chuối để ngã giá mua nhưng chê hàng kém chất lượng, hàng không đạt yêu cầu nên không mua hoặc ép giá mua.

Không thể tích trữ với một khối lượng lớn chuối đã hái, người nông dân đã bán tháo, bán rẻ thậm chí bán luôn cả vườn chuối non với giá thấp một nữa.

Ngày nay báo chí VN, báo chí tự do và Internet với sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội đã giúp cho người dân Việt Nam phần nào trong việc tiếp cận thông tin, tìm hiểu được những chiêu trò phá hoại nền nông nghiệp Việt Nam, xa hơn nữa là phá hoại nền kinh tế Việt Nam, khiến nền kinh tế Việt Nam ngày càng lún sâu hơn vào sự phụ thuộc.

Các thương lái Trung Quốc thường mua những mặt hàng nông nghiệp ở Việt Nam mà người dân Việt Nam lâu nay nghĩ là nó vô hại, không có giá trị kinh tế nhưng không ngờ đằng đó là cả một mưu đồ thâm độc với mục đích nhắm đến là tận diệt và hủy diệt.

Váo năm 2012, tại tỉnh Bình Phước thương lái Trung Quốc thu mua lá điều khô giá từ 500-1000 đồng/kg. Người dân Bình Phước lâu nay cứ nghĩ lá điều vô hại nay lại sinh ra tiền liền đổ xô đi gom thậm chí là phun thuốc cho điều rụng lá khiến năng suất điều những mùa vụ sau ra trái rất kém, còn số lượng lá điều mà người dân gom được để lâu không thấy thương lái Trung Quốc mua trở thành nơi ruồi, muỗi…trú ngụ sinh nở nên người dân đành phải đem đốt.

Năm 2013, người dân trồng sắn ở Phú Yên lâu nay trồng để lấy củ là chủ yếu nhưng vào năm này không biết từ đâu thương lái Trung Quốc đổ xô về thu mua thân và ngọn cây sắn khiến người dân tàn phá sắn dẫn đến hậu quả là mùa vụ năm sau ở Phú Yên khan hiếm sắn, nhà máy sản xuất phải kết thúc mùa vụ sớm thì cũng là lúc sắn Trung Quốc không biết đi đường nào đã ồ ạt đổ vào Phú Yên và một số tỉnh thành khác của Việt Nam phá giá thành sắn Việt Nam.

Cũng tại Phú Yên vào năm 2011, không biết từ đâu có tin đồn là có nhiều người trúng đậm mùa rùa khiến người dân đổ xô đi săn rùa. Theo người dân kể lại sau khi gom được số lượng rùa thì thương lái sẽ đến ngã giá mua rồi sau đó vận chuyển ra Hà Nội sang Trung Quốc. Điều đáng nói ở đây là giống rùa đang bị săn bắt ở Phú Yên thuộc nhóm IIB, ghi trong sách đỏ IUCN cấp CR, tức là cấp cực kỳ nguy hiểm cần được bảo vệ.

Ngoài việc đổ sô đi săn rùa, người dân Phú Yên còn đổ sổ xuống đầm Ô Loan để cào dắt, đây là một loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ được người dân mua về làm mắm hoặc làm thuốc ăn cho tôm hùm. Trung bình mỗi kg dắt người dân vào thời điểm này bán khoảng 4000 đồng/kg nhưng khi thương lái Trung Quốc đổ xô về mua với giá gần 30.000đồng/kg thì người dân bất chấp tất cả vét sạch dắt ở đầm Ô Loan dẫn đến nguy cơ hủy diệt hàng loạt loại thủy sản khác như sò huyết, tôm…

Chưa hết, khoảng năm 2011, 2012 người dân ở một số tỉnh thành miền Bắc và ở đồng bằng sông Cửu Long đổ xô đi mua đĩa và ốc bưu vàng để bán cho thương lái Trung Quốc. Gía mỗi kg đĩa được mua với giá khoảng từ mấy trăm ngàn cho đến 1 triệu đồng, giá ốc bưu vàng vào lúc cao điểm lên đến 30.000 đồng/kg. Gía của những mặt hàng “quái lạ” này cao gấp nhiều lần so với kg lúa, kg gạo nên người dân đã đổ xô đi mua đĩa, mua ốc bưu vàng thậm chí còn nuôi tích trữ. Khi thương lái Trung Quốc đột ngột ngừng mua thì cũng là lúc hàng tạ, hàng tấn ốc bưu vàng và đĩa được người dân đem đổ xuống ao đầm, ruộng lúa hủy hoại môi trường sinh thái, hủy hoại lúa, hoa màu, nghiêm trọng hơn là dịch bệnh lây lan…

Năm 2014, tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, một số thương lái Việt Nam đứng ra thu mua gốc, rễ tiêu rồi đem bán lại cho thương lái Trung Quốc, gíá mỗi kg rễ tiêu khoảng 50.000đồng. Nhiều người dân đổ đi đào trộm rễ tiêu đem bán khiến tiêu mất sức, năng suất giảm và đây chính là cơ hội cho tiêu độc của Trung Quốc thâm nhập vào thị trường tiêu Việt Nam.

Việc thương lái Trung Quốc thu mua gốc, rễ tiêu ở Gia Lai cũng giống như thu mua rễ sim ở Lạng Sơn vào năm 2012.

Ngoài ra thương lái Trung Quốc còn mua những loại cây quý hiếm ở Việt Nam như; kim cương, sưa, máu chó, hoàng đằng, mật gấu…thúc giục người dân Việt Nam bất chấp pháp luật, đầy mạnh việc phá hủy rừng Việt Nam dẫn đến xói mòn đất, lũ tràn về đồng bằng nhanh đã phá hủy tài sản và cướp đi sinh mạng người dân.

Tuy nhiên, nguy hiểm và thâm độc hơn hết là việc thương lái Trung Quôc thu mua móng trâu ở Việt Nam. Người dân Việt Nam nói chung hẳn vẫn chưa quên vào năm 2004, một phong trào giết trâu, chặt đuôi trâu để lấy bán cho thương lái Trung Quốc diễn ra ở nhiều vùng quê Việt Nam. Lúc bấy giờ giá móng trâu được thương lái Trung Quốc mua cao ngất ngưỡng, giá 4 móng trâu có thể bằng trị giá một con trâu nên người nông dân không ngần ngại giết trâu hàng loạt để lấy móng đem bán, thậm chí đi trộm cắp trâu. Kết quả là ngành nông nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng sức kéo, ảnh hưởng đến năng suất.

Chiêu trò thu mua đẩy giá sản phẩm lên cao rồi đột ngột rút lui của thương lái Trung Quốc được áp dụng rất nhiều lần ở các tỉnh thành Việt Nam đến nay vẫn chưa có dấu hiệu bị phá vỡ. Từ nông nghiệp, thủy- hải sản, lâm nghiệp, công nghiệp…cho đến kinh tế và xã hội Việt Nam nói chung các thương lái Trung Quốc không ngừng thâm nhập sâu để tìm hiểu đặng phá hoại, đằng sau đó nữa là mưu đồ đẩy hàng hóa độc hại của Trung Quốc vào thị trường Việt Nam, khống chế nền kinh tế Việt Nam. Tác hại của việc tiêu thụ hàng hóa độc hại của Trung Quốc khiến người Việt Nam ngày càng mắc những căn bệnh mà hiện nay y tế thế giới chưa có thuốc chữa như bệnh ung thư, góp phần hủy hoại giống nòi Việt.

Bằng con đường du lịch hoặc bằng con đường tiểu ngạch nào đó mà các thương lái Trung Quốc hầu như có mặt ở hầu hết các tỉnh thành Việt Nam, am hiểu vùng miền địa phương nên khi họ thực hiện chiêu trò thu mua thì các mặt hàng không trùng lắp nhau, chuẩn bị rất kỹ nên hầu hết các thương lái Trung Quốc đều dành những thành công nhất định, họ thoát được sự kiểm soát của các cơ quan chức năng Việt Nam.

Ngoài ra, chiêu trò và mưu đồ của thương lái Trung Quốc thực hiện thành công là có sự góp tay không nhỏ của người Việt Nam, chính người Việt Nam vì lòng tham, vì chút lợi nhuận nên đã tiếp tay cho thương lái Trung Quốc giết người Việt Nam. 

Giải pháp nào cho người Việt Nam thoát khỏi thảm cảnh chết bởi tay Trung Quốc? ./.

THIÊN HÀ
http://tapchihoaky.info/thuong-lai-trung-quoc-voi-muu-do-huy-diet-viet-nam-nhu-the-nao-21718.html


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tư liệu nghiên cứu:

 Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng và vụ án đường Barbier

Năm 1949 anh Lê Văn Chánh (hiện nay là phó chủ tịch Hội Đông y Việt Nam) bạn đồng hương của tôi được kết nạp vào Đảng, sau đó được học một khóa chính trị, chương trình học gồm có: Chủ nghĩa Xã hội Khoa học; Cách mạng Dân chủ mới; Lịch sử đảng. Trong giáo trình Lịch sử Đảng, có một bài về tổ chức tiền thân của đảng là Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng chí Hội. Chủ tịch Kỳ ủy của tổ chức này (cấp lãnh đạo Nam kỳ) là Tôn Đức Thắng. Năm 1928 ông Tôn Đức Thắng chủ trì “toà án cách mạng” xử tử hội viên Lê Văn Phát (người xã Mỹ chánh, Ba Tri, Bến Tre) về tội yêu đương. Các hội viên thực hiện bản án bằng cách bóp cổ Lê Văn Phát đến chết, rồi đổ xăng đốt để không thể nhận diện. Anh Chánh và tôi vô cùng kinh ngạc, rồi tự an ủi “đó là một thời ấu trĩ đã qua”. Hàng chục năm sau, nhà thơ Hoàng Hưng trong dịp đi Pháp về kể, anh được đọc quyển hồi ký “Passion, Betrayal and Revolution in Colonial Saigon” của bà Nguyễn Trung Nguyên, một trong bốn người thực hiện bản án nói trên kể lại chuyện xưa. (Ba người kia là Trần Trương, Ngô Thiêm, Nguyễn Văn Thinh bị tòa án Pháp xử tử, bà Nguyệt là phụ nữ nên được hạ mức án xuống tù chung thân, đày ra Côn Đảo). Mãi gần đây tôi mới biết hồi ấy Tuần báo Phụ nữ Tân văn (Trụ sở ở số 42 đường Catinat, trước năm 1975 là đường Tự Do, nay là Đồng Khởi) số 14, xuất bản ngày một tháng tám năm 1929 đã có bài tường thuật như sau:
Từ theo cộng đến chống cộng
Từ theo cộng đến chống cộng
“Trong đêm mùng tám rạng ngày chín tháng mười hai năm 1928 xảy ra vụ giết người quá tàn bạo và dã man tại căn nhà số 5, đường Barbier mà hung thủ là những người trong phân bộ Thanh Niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Nam kỳ. Nạn nhơn là Lê Văn Phát, bí danh là Mỹ Lang, bị đồng chí kết án tử hình vì tội phản bội theo điều lệ của đảng: Lê Văn Phát ve vãn người chị em của chúng ta là Thị Nhứt.” Và tội phản bội theo điều lệ Đảng được các đồng chí của Phát giải thích: “Phát không gạt bỏ tình riêng để toàn tâm toàn ý phục vụ cách mạng.” Ba đồng chí trẻ tuổi hơn hết trong tổ chức của Phát (23,24, và 26 tuổi) thi hành bản án đã được tòa án cách mạng phán quyết. Tôn Đức Thắng, 40 tuổi chủ trì tòa án vì ông là Chủ tịch Kỳ bộ Thanh Niên Cách mạng Đồng chí Hội. Toà án Pháp xử Tôn Đức Thắng 20 năm khổ sai. Phạm Văn Đồng 10 năm cấm cố vì “đồng ý bản án tử hình” nói trên. Bốn tên ra tay giết người, bị xử tử hình là Trần Trương, Ngô Thiêm, Nguyễn Văn Thinh, cô Nguyễn Trung Nguyệt bị đày ra Côn Đảo.
Sau này các giáo trình Lịch sử Đảng viết lại vụ án đường Barbier: Bác Tôn bị thực dân Pháp gán vào tội chủ mưu giết người trong vụ ám sát một người hợp tác với chính quyền thuộc địa Nam kỳ tên là Phát. Họ cho rằng, các đồng chí của ông thực hiện vụ giết người ở đường Barbier. Nhờ một đồng chí trẻ đứng ra nhận mình là chủ mưu và nhờ sự vận động của một số nhân sĩ trí thức như bà Trần Thị Cừu, đốc học Nguyễn Văn Bá, luật sư Trịnh Đình Thảo, nên đồng chí bị chính quyền thuộc địa tuyên án 20 năm chung thân khổ sai, đày ra Côn Đảo.
Lịch sử Đảng cho rằng trước đó cụ Tôn bị bắt lính năm 1914 và bị đưa sang Pháp, sung vào Hải quân phục vụ cuộc Chiến tranh Thế giới Thứ Nhất. Khi Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra, Pháp đưa hạm đội đi đàn áp. Cụ Tôn đã làm binh biến kéo cờ đỏ trên thiết giáp hạm ở Hắc Hải. Sau đó cụ về nước thành lập Công hội đỏ ở Xưởng Ba Son năm một 1920. Năm 1925, Cụ Tôn lãnh đạo cuộc đình công ở Xưởng Ba Son giam chân chiến hạm Pháp khiến chúng không kịp đi tham gia đàn áp cách mạng Trung Quốc. Về các sự kiện nói trên, giáo sư sử học Christoph Giebel của đại học Washington tác giả quyển sách “Tiền bối tưởng tượng của những nhà Cộng sản Việt Nam: Tôn Đức Thắng và chính trị của lịch sử và ký ức” (Imagined Ancestries of Vietnamese Communism: Ton Duc Thang and the Politics of History and Memory) đã cho rằng:
“Không có bằng chứng cho thấy ngay từ thời rất trẻ, thậm chí trước cả thời Thế Chiến Thứ Nhất, ông Tôn đã hoạt động rất tích cực trong các tổ chức cách mạng tại Sài Gòn. Ông Tôn không bị bắt lính mà được tuyển mộ. Và ông Tôn Đức Thắng không có mặt trên bất kỳ con tàu nào của Pháp liên quan đến vụ binh biến ở Hắc Hải. Bộ máy tuyên truyền đã dùng hình ảnh ông Tôn cắm cờ trên con tàu ở Hắc Hải để kết nối Cách mạng Việt Nam với Cách mạng Tháng Mười Nga.” Theo Giebel, “cuộc đình công ở Ba Son không phải là đình công chính trị với mục đích chống đế quốc, và cũng không giam chân được chiến hạm Pháp trên đường sang Trung Quốc.”

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghĩ cũng lạ nhỉ ?



Hàng năm lượng kiều hối gửi về 10 tỷ $. Thêm lượng viện trợ không hoàn lại, đầu tư FDI, khoản cho vay ODA, của Ngân hàng thế giới WB, ADB cũng bằng chừng ấy mỗi năm. Nguồn thu ấy kéo dài suốt 20 năm kể từ thời mở cửa.
Chưa kể khai thác đến cạn kiệt nguồn tài nguyên dầu khí than đá, phá rừng làm thủy điện. Dân đóng 432 loại thuế phí. Chính phủ cũng vay quỹ BHXH 320 ngàn tỷ rồi không trả.
Vậy số tiền đó chạy đi đâu hết mà còn tiếp tục mang thêm nợ ? Trong khi dân sử dụng dịch vụ gì cũng phải trả tiền chứ không hưởng được lợi ích gì từ đầu tư, từ ốm đau phải bỏ tiền, đi học không được miễn phí, đến sử dụng giá dịch vụ điện nước xăng dầu quá cao so với thu nhập. v.v...
Tiêu như phá thế mà còn trơ trẽn bảo dân chúng phải đồng cam cộng khổ ? Đành rằng lỗi không hoàn toàn thuộc về ông Phúc.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Công nhân và đình công khi Việt Nam vào CPTPP



"Thông qua mạng truyền thông Facebook, công nhân tìm hiểu và nhận thức được quyền lợi của họ. Thứ hai, song song với truyền thông mạng xã hội thì các tổ chức, không phải của nhà nước, luôn tìm cách để hỗ trợ công nhân; chẳng hạn như các tổ chức Lao Động Việt và Phong Trào Lao Động Việt luôn luôn gặp gỡ công nhân và nói cho họ biết về quyền lợi của họ và không phải sợ sệt. Từ chỗ đó, công nhân mạnh mẽ lên và họ đòi hỏi quyền lợi của mình", Ông Đoàn Huy Chương nói.
Gần 4000 công nhân Công ty Yamani Dynasty đình 
công từ ngày 21 đến ngày 26/03/2018, tại Nam Định.
Vào tháng 3 vừa qua, Việt Nam ký tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Trong cùng thời điểm, hàng ngàn công nhân Việt Nam biểu tình khắp từ Bắc đến Nam để đòi hỏi quyền lợi chính đáng của họ. Vai trò của các tổ chức Công đoàn và mối tương quan giữa các tổ chức đó với công nhân ở Việt Nam như thế nào trong thời gian qua, cũng như trong thời gian tới khi Việt Nam tham gia CPTPP?
Biểu tình liên tục

Những ngày hạ tuần tháng 3, truyền thông trong nước đưa tin hàng ngàn công nhân biểu tình tại các công ty ở Thái Bình, Nam Định và Đồng Nai; bao gồm Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Kỹ thuật Điện tử Fu Hong Việt Nam, Công ty Trách nhiệm Hữu Hạn Yamani Dynasty và Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Pounchen Vina.

Công nhân làm việc cho các doanh nhiệp này cho báo giới biết họ biểu tình để phản đối chính sách của công ty, như công nhân không đủ sức làm việc vì bị ép tăng sản lượng, không được nghỉ phép khi bị đau ốm, hay chính sách lương được cải cách không phù hợp…

Đài RFA ghi nhận cuộc đình công của gần 4000 công nhân tại Công ty Yamani Dynasty đạt được kết quả, với 14 yêu cầu của công nhân được chủ doanh nghiệp đáp ứng 9 điều. Còn hàng ngàn công nhân làm việc tại Công ty Pouchen Vina đưa ra hai yêu cầu trong cuộc đình công cũng đạt được nguyện vọng, qua thông báo của công ty này hứa hẹn sẽ thực hiện.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi liên quan đến các cuộc biểu tình của công nhân rằng Liên đoàn Lao động Việt Nam có hỗ trợ nào cho họ trong việc thương thuyết những bất đồng với chủ doanh nghiệp hay không, một công nhân làm việc tại Công ty Pouchen Vina cho biết:

Thật sự mà nói thì Liên đoàn Lao động không giúp được gì hết. Bởi vì, Liên đoàn Lao động trong ngày thứ nhất giải quyết không ổn thỏa, thành ra sang ngày thứ hai thì công nhân mới cùng nhau ra đường biểu tình, để gây áp lực bắt buộc công ty công nhận quyền lợi của mọi người

-Công nhân Công ty Pouchen Vina
“Thật sự mà nói thì Liên đoàn Lao động không giúp được gì hết. Bởi vì, Liên đoàn Lao động trong ngày thứ nhất giải quyết không ổn thỏa, thành ra sang ngày thứ hai thì công nhân mới cùng nhau ra đường biểu tình, để gây áp lực bắt buộc công ty công nhận quyền lợi của mọi người. Liên đoàn Lao động nếu họ quan tâm đến quyền lợi của công nhân thì ngay từ lúc đầu nếu công ty muốn làm điều gì đó đã thông qua Liên đoàn Lao động rồi, chứ đâu có đợi công nhân lên tiếng phản đối như vậy.”

Đài Á Châu Tự Do cũng ghi nhận có gần 300 cuộc biểu tình của công nhân nổ ra tại Việt Nam trong năm 2016 và con số này tăng lên khoảng 314 cuộc biểu tình trong năm 2017. Phần đông các công nhân tại Việt Nam mà chúng tôi tiếp xúc được đều cho biết họ không có thông tin nào về Liên đoàn Lao động, một tổ chức đại diện cho họ ở cấp địa phương. Mỗi khi xảy ra sự không đồng thuận giữa công nhân và chủ doanh nghiệp, thì họ mới thấy có sự hiện diện của Liên đoàn Lao động. Tuy nhiên, theo các công nhân thì thông thường Liên đoàn Lao động luôn đứng về phía chủ doanh nghiệp, thậm chí còn lên tiếng đe dọa những ai tổ chức đình công tập thể.

Nhận định về xu hướng biểu tình của công nhân tại Việt Nam trong những năm vừa qua, một thành viên của tổ chức Công đoàn độc lập, có tên Liên đoàn Lao động Việt Tự do (gọi tắt là Lao động Việt) nói với RFA:

“Vừa qua, có một tổ chức khảo sát lương tháng của lao động Việt Nam thấp hơn 10 lần so với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Do đó, mình có thể thấy được sức lao động của công nhân Việt Nam đã bị bốc lột tới chừng nào. Ngoài tiền lương thấp rồi, thì những chế độ khác của họ đều bị tước đoạt. Người ta nói con giun bị xéo cho lắm cũng oằn, thì công nhân Việt Nam cũng đang trong tình trạng đó. Theo dõi trên truyền thông, tôi nhận thấy những cuộc đình công đều là do sự bức xúc của công nhân. Họ không còn có thể chịu đựng được nữa thì họ nổ ra những cuộc đình công theo kiểu tự phát, không hề có một sự trợ giúp hay hộ trỡ nào của Công đoàn (Liên đoàn Lao động) trước đó.”

Vai trò của tổ chức Công đoàn

Trong khi giới công nhân tại Việt Nam cho rằng Liên đoàn Lao động chỉ là một tổ chức hình thức, không đồng hành cùng công nhân trong việc đại diện cũng như bảo vệ quyền lợi cho họ thì Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Vũ Quang Thọ, thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, vào ngày 26 tháng 3 nói với báo giới quốc nội rằng về cơ bản Công đoàn Việt Nam vẫn phải hoạt động trong khuôn khổ quan điểm chỉ đạo của Đảng và hệ thống chính trị, cơ chế không cho phép Công đoàn Việt Nam hoạt động tự do như các nước tư bản phương Tây, do đó công nhân nên hiểu rõ và chấp nhận. Tiến sĩ Vũ Quang Thọ còn nhấn mạnh ông nghĩ rằng công nhân cần hòa hoãn nhiều để giữ được việc làm của mình, chứ không phải bất kỳ điều gì không vừa ý là đình công, bãi công.

Trái ngược lại quan điểm của Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn, ông Đoàn Huy Chương, một trong những người sáng lập tổ chức Công đoàn độc lập Phong trào Lao động Việt nhận xét về nhận thức và nhu cầu của giới công nhân tại Việt Nam:

“Thứ nhất là thông qua mạng truyền thông Facebook, công nhân tìm hiểu và nhận thức được quyền lợi của họ. Thứ hai, song song với truyền thông mạng xã hội thì các tổ chức, không phải của nhà nước, luôn tìm cách để hỗ trợ công nhân; chẳng hạn như các tổ chức Lao Động Việt và Phong Trào Lao Động Việt luôn luôn gặp gỡ công nhân và nói cho họ biết về quyền lợi của họ và không phải sợ sệt. Từ chỗ đó, công nhân mạnh mẽ lên và họ đòi hỏi quyền lợi của mình.”


Việt Nam vừa ký tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào ngày 8 tháng 3 năm 2018. Trong đó, một trong những ràng buộc mà Việt Nam phải thực hiện là cho phép các tổ chức Công đòan độc lập hoạt động hợp pháp. Trong cuộc trao đổi với Báo Kinh tế Đô thị, Tiến sĩ Vũ Quang Thọ khẳng định Công đoàn Việt Nam gặp nhiều thách thức khi có thêm một tổ chức Công đoàn độc lập trong doanh nghiệp và thách thức đó được coi như là “một mất một còn”, vì theo Tiến sĩ Vũ Quang Thọ các tổ chức Công đoàn độc lập sẽ cạnh tranh với Công đoàn Việt Nam để giành giật đoàn viên.

Trước nhận định vừa nêu của đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đại diện của hai tổ chức Công đoàn độc lập Lao động Việt và Phòng trào Lao động Việt bày tỏ sự lạc quan trong thời gian tới giới công nhân tại Việt Nam có điều kiện tự do lựa chọn tổ chức Công đoàn nào mà họ tin tưởng. Thế nhưng với thực tại, những công nhân tham gia biểu tình vẫn bị chủ doanh nghiệp đe dọa hợp tác với công an điều tra, xử lý và các thành viên hoạt động trong tổ chức Công đoàn độc lập bị truy bức, giam tù như hai cựu tù nhân lương tâm Đoàn Huy Chương và Đỗ Thị Minh Hạnh thì viễn ảnh tươi sáng của giới công nhân tại Việt Nam được đồng hành cùng một tổ chức Công đoàn mà họ chọn lựa vẫn còn lắm gian nan.

Hòa Ái

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vụ Đồng Tâm: Nguyễn Đức Chung bắt đầu bị quả báo ?


Nguyễn Đức Chung sẽ còn bj quả báo trong vụ cướp đất của dân ở khu Đoàn Ngoại giao Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Trong bất cứ chế độ nào, quân đội đều mạnh hơn công an. Quan đội cũng được dân yêu, dân quý, dân tin hơn lũ công an. Người dân Việt rất thâm thúy, từ trẻ con đến người già đều gọi chú bộ đội và thằng công an. Chỉ có điều ở nước ta, quân đội trong giai đoạn 10 năm tướng công an Nguyễn Tấn Dũng là thủ tướng, đã phải tạm nhún nhường, ẩn mình để cho công an tung hoành tác oai tác quái. Rất may bác Trọng đã xuất hiện. Bác đã xử lý một loạt quan chức công an. Chúng tôi vừa "Hoan hô bác Trọng: Bộ công an bỏ cấp tổng cục"; tới đây chắc chắn sẽ còn nhiều pha hấp dẫn nữa; sẽ còn phải hoan hô bác Trọng nhiều. Vụ Đồng Tâm đột nhiên có chuyển biến có lợi cho dân, chắc chắn có sự chỉ đạo của bác và sự ủng hộ của quân đội. Cám ơn các anh bộ đội, nhất là các anh trong Quân ủy trung ương rất nhiều. Đoạn này hay: "Giờ đây, người dân xã Đồng Tâm và cả quân nhân Tiểu đoàn 31 khinh rẻ ông Chung, xem chữ ký ông Chung là thứ vô giá trị".
Súng ngắn thua súng dài, Nguyễn Đức Chung lung lay quyền lực
Dường như là quả báo, ngành công an gặp vận đen liên tục: cựu Bộ trưởng công an Trần Đại Quang bị bệnh nặng; Vũ Nhôm bị bắt; tướng Phan Văn Vĩnh và tướng Nguyễn Thanh Hóa dính phốt xới bạc nghìn tỷ; những ngôi biệt phủ, biệt thự của các ông tướng công an bị dân chúng phát giác; cựu Giám đốc công an Hà Nội Nguyễn Đức Chung đang bị lung lay quyền lực… Làm công an là dễ bị quả báo nhất đó nha, nhìn xem nhiều thằng công an đột tử sau khi chúng gây nên án oan cho Hồ Duy Hải.
Image result for Nguyễn Đức Chung
Hình minh họa
Ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã vu khống cho Tiểu Đoàn 31, Lữ Đoàn 28 buông lỏng quản lý, vu khống nhân dân xã Đồng Tâm lấn chiếm đất quốc phòng. Chúng tôi quay trực tiếp ở đây để bà con nhân dân cả nước được biết, bên tay phải tôi đây là 47,36 hecta đất quốc phòng, bên tay phải tôi đây là 59 hecta đất canh tác nông nghiệp của xã Đồng Tâm. Hôm nay Tiểu Đoàn 31 đã đưa các đồng chí bộ đội vào đào mương ranh hết sức rõ ràng, không ai có thể chối cãi được điều này. Tới đây sẽ làm hàng rào xung quanh. Có nghĩa là từ trước tới nay nhân dân Đồng Tâm chưa lấn chiếm một mét đất quốc phòng, và các đồng chí Tiểu Đoàn 31 chưa hề buông lỏng quản lý” – Lời ông Lê Đình Công, con trai cụ Kình khẳng định ngày 31/3/2018 khi livestream trực tiếp lực lượng quân đội đang đào hào xây tường rào dọc theo mốc giới cũ phân chia đất quốc phòng và đất nông nghiệp của Đồng Tâm(Đồng Sênh), theo đúng nguyện vọng lâu nay của bà con Đồng Tâm.

Xem clip livestream, có khoảng 100 bộ đội đang đào hào làm ranh giới. Đó là một thông điệp cho thấy Kết luận thanh tra của UBND Thành phố Hà Nội do Nguyễn Đức Chung ký bị phản tác dụng. Chắc hẳn, ông Nguyễn Đức Chung ê mặt lắm.

Ngày 22/4/2017, ông Chung đã xuống xã Đồng Tâm hứa hảo, viết cam kết để giải cứu 19 CSCĐ. Ngày 25/7/2017, công bố kết luận của Thanh tra UBND TP Hà Nội do ông Chung ký vu khống cho nhân dân xã Đồng Tâm lấn chiếm đất quốc phòng và vu cáo Tiểu Đoàn 31 buông lỏng quản lý đất đai để xảy ra sự việc.

Giờ đây, người dân xã Đồng Tâm và cả quân nhân Tiểu đoàn 31 khinh rẻ ông Chung, xem chữ ký ông Chung là thứ vô giá trị.


Ông Lê Đình Công livestream trực tiếp Tiểu đoàn 31 đang đào hào xây ranh giới đất

Súng ngắn thua súng dài

Mấy chục năm qua, công an lộng hành ngang ngược, giẫm lên luật pháp, muốn bắt ai thì bắt, muốn đánh ai thì đánh, thay trắng đổi đen dễ như lật bàn tay. Bà con xã Đồng Tâm trở thành nạn nhân của chúng, may thay có những CSCĐ biết phải trái nên chịu để người dâm Đồng Tâm “bắt” về nuôi nấng cho ăn uống đầy đủ tạo ra một tiếng vang báo động công lý ở Việt Nam đang bị bạo quyền ngang nhiên tước đoạt.

Đầu năm 2016, ngành công an đạt đỉnh quyền lực khi Bộ trưởng công an thăng tiến thành Chủ tịch nước, Giám đốc công an Hà Nội thăng tiến thành Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Soi vào nội bộ ngành công an, người ta thấy rất nhiều loại đồng phục khác nhau, rối cả mắt. Hoành hành ngang ngược nhất là bọn công an thường phục với số lượng đông đến phi lý từ xã, huyện đến tỉnh, chúng có mặt khắp nơi. Chúng mặc thường phục và tấn công dân bất cứ chỗ nào, thậm chí xông vào nhà dân đập phá. Chúng quật ngã phụ nữ , chúng khiêng bà già, đá ông già, bắt nhốt phụ nữ gây nên nỗi kinh hãi cho xã hội.

Dường như là quả báo, ngành công an gặp vận đen liên tục: cựu Bộ trưởng công an Trần Đại Quang bị bệnh nặng; Vũ Nhôm bị bắt; tướng Phan Văn Vĩnh và tướng Nguyễn Thanh Hóa dính phốt xới bạc nghìn tỷ; những ngôi biệt phủ, biệt thự của các ông tướng công an bị dân chúng phát giác; cựu Giám đốc công an Hà Nội Nguyễn Đức Chung đang bị lung lay quyền lực… Làm công an là dễ bị quả báo nhất đó nha, nhìn xem nhiều thằng công an đột tử sau khi chúng gây nên án oan cho Hồ Duy Hải.

Súng dài gần như “im lặng” bấy lâu để mặc cho “súng ngắn” tự tung tự tác đến mức người ta ngộ nhận công an là “lá chắn”. Nhưng từ giữa năm 2017, quân đội bắt đầu nhúng tay dẹp loạn ngành công an. Chưa biết là chuyện đó tốt hay xấu, chỉ biết đó là quy luật tất yếu, súng ngắn không thể bắn súng dài.

Chuyện nhỏ xíu có thể thấy là khi LL 47 thuộc quân đội ra đời thì ngay sau đó DLV và hội cờ đỏ thuộc CA bị khai tử. Chuyện lớn hơn chút đã thấy là Vũ Nhôm thuộc Tổng cục V-Bộ CA đã bị bắt. Và chuyện khá lớn là ai đã triệt phá cái xới bạc do các tướng công an chống lưng?!

Trên bề mặt là Bộ công an chỉ đạo phá án, bắt tướng công an phạm tội, tuy nhiên các bác các chú am tường thì đoan chắc rằng chỉ có người nắm được quân đội mới phá được vụ án như thế này.

Súng ngắn là để trấn áp tội phạm và súng dài là để nhắm thẳng quân thù. Bấy lâu, súng nào cũng chĩa thẳng vào người dân bị trị khiến dân chúng bất bình. Thời thế bắt đầu xoay khi quan chức đã tham nhũng hết ngân sách và đảng độc quyền phải vét từng đồng nuôi bộ máy, còn người dân thì căm ghét cái đảng thối nát cực độ.

Ít ra cũng nên làm như Tiểu đoàn 31, đứng về phía nhân dân xã Đồng Tâm. Cái gì của dân thì trả cho dân. Sai thì sửa, đơn giản vậy thôi.

(Hội SVNQ)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bộ Công an sẽ không còn cấp tổng cục


Theo Nghĩa Nhân/Pháp luật TPHCM











Bộ máy ngành công an sẽ giảm triệt để tầng nấc trung gian trong lực lượng mà cao nhất là sẽ không còn cấp tổng cục nữa.

Bộ Chính trị vừa ban hành nghị quyết có liên quan đến một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Theo đó, bộ máy này sẽ giảm triệt để tầng nấc trung gian trong lực lượng mà cao nhất là sẽ không còn cấp tổng cục nữa.

Đây là kết quả đạt được trên cơ sở đề án cùng tên (Đề án 106) do Đảng ủy Công an Trung ương tập trung nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện từ sau Đại hội XII tới nay. Các nội dung cơ bản của đề án này đã được lãnh đạo Bộ phổ biến tới cán bộ chủ chốt cấp cục và tiếp đó phổ biến xuống dưới.

Giải thể sáu tổng cục, hạ cấp hai bộ tư lệnh

Theo các nguồn tin trong ngành, việc bỏ hẳn cấp tổng cục là một đột phá bởi trước đó, quá trình dự thảo có cả phương án giữ lại hai đầu mối nòng cốt là Tổng cục Cảnh sát, Tổng cục An ninh.

Cấp tổng cục ở Bộ Công an hình thành từ năm 1980. Sau khi lên đến tám tổng cục năm 2009, Bộ Công an thu gọn còn sáu tổng cục vào năm 2014. Ngoài ra còn có hai bộ tư lệnh riêng cho cảnh sát cơ động và cảnh vệ - cũng tương đương tổng cục. Trong mỗi đơn vị cấp tổng cục lại có nhiều cục. Dưới các cục là rất nhiều phòng.

Việc bỏ cấp tổng cục và tương đương dẫn tới yêu cầu phải giải thể hàng chục đơn vị cấp dưới có tính chất tham mưu, phục vụ chung như các cục tham mưu, hậu cần, chính trị… Ngoài ra, nhiều cục nghiệp vụ trước đây được tách ra theo chuyên môn, địa bàn hẹp thì giờ cũng phải nhập lại theo các nhóm chuyên môn, địa bàn rộng hơn. Khối các trường của công an cũng phải sắp xếp, gọn lại.

Theo các nguồn tin, từ 126 đơn vị cấp cục và tương đương sẽ giải thể, sáp nhập còn khoảng 60. Cứ thế, lan tỏa xuống dưới, rất nhiều đơn vị cấp phòng cũng sẽ phải sắp xếp, tổ chức lại.

Cùng với việc phình to trên Bộ, giai đoạn 2010-2014, công an một số tỉnh, thành xin và được chấp thuận tách các phòng lớn thành nhiều phòng nhỏ, theo ngành dọc chuyên môn nghiệp vụ của cấp bộ. Vì vậy, tinh gọn, triệt để về tổ chức ở Bộ Công an cũng dẫn tới yêu cầu phải sắp xếp lại nhiều đơn vị thuộc công an cấp tỉnh, thậm chí cấp huyện… Đáng chú ý, mô hình sở cảnh sát PCCC từng được kỳ vọng giờ sẽ trở lại cấp phòng thuộc công an cấp tỉnh như xưa.

Phạm vi giải thể, sắp xếp về tổ chức rộng như vậy sẽ tác động trực tiếp tới hàng chục sĩ quan cấp tướng trong ngành, là những người giữ vị trí tổng cục trưởng, tổng cục phó, cục trưởng, cũng như các sĩ quan cấp tá các cục, các phòng.

Tuần này, Chính phủ cho ý kiến sửa Luật CAND

Để triển khai nghị quyết của Bộ Chính trị cũng như Đề án 106 đã được phê duyệt, hàng loạt công việc đang được Đảng ủy Công an Trung ương chỉ đạo thực hiện song song.

Ngoài việc chủ động quán triệt chủ trương, quan điểm lớn của cuộc cải cách sâu rộng này, ổn định tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ, lãnh đạo Bộ đang khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Công an nhân dân (CAND).

Nguồn tin từ Bộ Tư pháp cho hay cuối tuần trước đã tiếp nhận hồ sơ dự án sửa đổi Luật CAND để cơ quan này thẩm định. Bộ Tư pháp đã thẩm định ngay để kịp cho Bộ Công an trình xin ý kiến tập thể Chính phủ trong cuộc họp thường kỳ sẽ diễn ra đầu tuần này.

Các nguồn tin cho hay có hai nhóm vấn đề lớn sẽ được sửa đổi. Thứ nhất, cấp bậc hàm sĩ quan đang được quy định cụ thể trong luật gắn với từng chức danh, tên đơn vị cụ thể. Nay các đơn vị phải giải thể hoặc sáp nhập thành đơn vị mới thì cũng phải sửa luật để có điều chỉnh tương ứng. Thứ hai, sẽ chính quy hóa lực lượng công an xã theo hướng trưởng, phó, một số công an viên ở xã sẽ là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên trách.

Giải thích việc sửa đổi này, các nguồn tin từ Bộ Công an cho hay việc tinh gọn tổ chức, bộ máy sẽ dẫn tới dôi dư con người và cần sắp xếp lại lực lượng. Hướng xử lý là sẽ điều chuyển nhiều cán bộ ở trung ương xuống tỉnh, tăng cường cán bộ tỉnh xuống huyện và chuyển từ huyện xuống xã. Cũng vì thế, Bộ trưởng Công an Tô Lâm trong thảo luận tại Quốc hội hồi giữa năm ngoái khẳng định việc chính quy hóa công an xã sẽ không làm tăng biên chế ngành, vì “hoàn toàn chỉ là sắp xếp, điều chỉnh trong nội bộ”.

Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện dự thảo để trình Quốc hội cho sửa luật trong năm 2018 này, Bộ Công an cũng đang khẩn trương dự thảo nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của mình. Dự thảo đã được gửi xin ý kiến các tổng cục, đơn vị trực thuộc. Các nguồn tin cho biết về chức năng, nhiệm vụ thì cơ bản giữ nguyên nhưng phần cơ cấu, tổ chức thì sửa đổi theo hướng rút gọn, đúng như tinh thần đề án tổng thể đã được phê duyệt. Nếu Quốc hội đồng ý cho sửa Luật CAND ngay trong kỳ họp tháng 5 tới thì rất có thể nghị định mới sẽ được hoàn thiện để kịp trình Chính phủ ban hành ngay trong quý II.

Các nguồn tin am hiểu cho hay đây là lần cải cách rất sâu rộng, có tính lịch sử của ngành công an. Về thể chế và tổ chức sẽ phải sớm hoàn thiện và đi vào ổn định. Còn về con người, việc sắp xếp cán bộ dôi dư sẽ có lộ trình, mà mốc quan trọng là năm 2021.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2018

Tại sao ở Mỹ đi học không cần phải quay cóp?


Tạp Chí Hoa Kỳ 1 Tháng Tư, 2018 - Trong mỗi lớp học, hơn chục học trò, mỗi đứa có một sở trường riêng. Và thầy cô giáo, cũng như hệ thống giáo dục có nghĩa vụ nương theo thế mạnh cá nhân của từng đứa học trò, phát triển chúng thành một con người theo đúng sở trường mà chúng có. Con nít ở Mỹ đến trường không phải mặc đồng phục, ngoại trừ một số rất ít trường tư thục. Bởi không thể bắt một đứa quậy xám hồn, ưa vận động phải bận váy; hoặc một đứa thích yểu điệu lại phải bận đồ cao bồi! 

Khi lái xe chở cậu nhóc, mình hay hỏi nó chuyện ở trường. Nhân chuyện học toán, cậu nhóc kể: “Ngồi cạnh con là một thằng bạn người Brazil, nó đặc biệt… dốt môn toán, một bài 10 câu, nó may lắm thì giải được 3, trong đó có hơn 2 câu sai! Nó nói với con, tao học toán không được!”. Mình hỏi cậu nhóc: “Thế cậu ấy có hay… chép bài của con không, vì ngồi cạnh mà?” Cậu nhóc… ngơ ngác mất vài giây, rồi lắc đầu: “Không, không đời nào, ở lớp con không có ai chép bài của ai cả!”

Mình sực nhớ, nhưng hỏi thêm: “Do các bạn tự giác à?” Cậu nhóc lắc đầu: “Không, đâu có cần phải chép, vì mỗi người có sở trường riêng mà.” Và cậu nhóc kể thêm, ví dụ cái cậu người Brazil kia, cậu ấy học… thể dục, chơi thể thao rất hay.


Trẻ em chơi đùa ở Mỹ (Ảnh: tác giả Nguyễn Danh Lam)

Vâng, đó là một thực tế. Trong mỗi lớp học, hơn chục học trò, mỗi đứa có một sở trường riêng. Và thầy cô giáo, cũng như hệ thống giáo dục có nghĩa vụ nương theo thế mạnh cá nhân của từng đứa học trò, phát triển chúng thành một con người theo đúng sở trường mà chúng có.

Ở kỳ trước mình đã kể, khi lên cấp trung học, mỗi học trò có quyền chọn những môn theo học mà chúng thích. Vì vậy, khi tốt nghiệp trung học, lên đại học, một đứa có thể… bơi rất giỏi, nhưng học toán ngang với một đứa vừa vô lớp 6! Không sao, nó sẽ trở thành vận động viên bơi lội. Và Michael Phelps thì không nhất thiết phải đem theo toán tích phân, hay hình học không gian nhảy xuống hồ bơi, để lượm cả rổ huy chương Thế vận hội.


Con nít ở Mỹ đến trường không phải mặc đồng phục, ngoại trừ một số rất ít trường tư thục. Bởi không thể bắt một đứa quậy xám hồn, ưa vận động phải bận váy; hoặc một đứa thích yểu điệu lại phải bận đồ cao bồi! (Ảnh: tác giả Nguyễn Danh Lam)

Chính vì cách học, cách bước chân vào đời theo thế mạnh cá nhân, nên việc một ai đó bỏ ngang đại học, nhưng vẫn thành công là chuyện khá phổ biến ở Mỹ. Khi bước chân vô trường, tôi có quyền chọn môn học, chọn thầy dạy, cho đến một hôm, tôi thấy chẳng có môn nào, chẳng có thầy nào thích hợp với tôi thì tôi… tự làm thầy của mình. Việc này hoàn toàn bình thường, hay ít nhất cũng chẳng đáng ngạc nhiên lắm, so với những nơi có lối học hành, khởi nghiệp bắt buộc phải theo khuôn phép, theo hệ thống.

Và chính cách giáo dục này đã gần như loại bỏ hoàn toàn việc sao chép, đối phó một cách tự nhiên nhất. Người ta học khi cần, khi thích, khi hứng thú…

Nói thiệt tình, hồi trước, khi còn đi học, mình đã tự cho phép mình có cách học này. Mình xin nói thẳng ra ở đây, mà chẳng có gì phải xấu hổ, thuở đi học mình toàn quay cóp. 10 môn học ở trường, để vượt qua các kỳ thi, mình quay cóp hết 9 môn. Bởi mớ kiến thức ấy chẳng giúp gì cho mình hết.
Ngược lại, mình lại hứng thú, say mê trong việc tự học, thông qua đọc sách, chẳng ai bắt đọc cũng vẫn tự giác đọc. Và kết quả, mình đã học một đằng và coi như thành công một nẻo, bởi mình đã học theo cách mà mình hứng thú và đi theo được con đường do chính mình tự học.

Trở lại việc học của thằng nhóc. Vì ngay từ nhỏ, mỗi học trò được phép phát triển theo thế mạnh riêng, kỹ năng riêng, nên chính vì vậy các môn học không có môn nào là chính, môn nào là phụ. Khi bước chân vào đời, tạo thành một cộng đồng rộng lớn, cũng chẳng ai là chính, chẳng ai là phụ, mọi mắt xích cá nhân tự nhiên kết nối với nhau và mắt xích nào cũng quan trọng.

Có giáo sư toán học thì cũng có anh công nhân xây nhà. Có nhà văn Nobel thì cũng có chị kế toán. Và cũng một cách tự nhiên nhất, không ai mang mặc cảm, cũng chẳng ai dám vênh vang là nghề của tao sang trọng hơn nghề của mày.

Trong một công ty, sếp đối xử với nhân viên, nhân viên đối xử với sếp, nếu không bằng vai phải lứa thì chí ít cũng chẳng có gì phải quỵ lụy, mặc cảm, tươm tướp nghe lời. Vì sự tự tin, tự tôn đã là chuyện ăn vô máu.

Nhà văn Nguyễn Danh Lam – tác giả bài viết (Ảnh: tác giả Nguyễn Danh Lam)

Và hầu hết mọi nghề nghiệp, mọi mắt xích xã hội đều có nhân lực đáp ứng. Không hề có chuyện dư thừa hàng triệu cử nhân, nhưng lại thiếu hàng triệu công nhân kỹ thuật lành nghề – vì cái giá trị ảo, cứ phải cử nhân, giáo sư, tiến sĩ mới “mở mắt ra được với đời” – kết quả là tiến sĩ thì thừa, chẳng biết nhét vô đâu, trong khi công nhân kỹ thuật thì lại không biết kiếm chỗ nào để vận hành các nhà máy.

Và vì thế, trong hệ thống giáo dục, cũng vô cùng hiếm hoi việc, ai đó phải gian lận, đối phó trong thi cử, mua bán bằng cấp để đáp ứng một tiêu chí ảo nào đó, trong việc dấn thân. Mọi thứ phải là thực, dĩ nhiên phải là thực, vì cấu trúc xã hội, thiết chế giáo dục ngay từ nhỏ đã liên đới, cân bằng, tạo mọi điều kiện để cá nhân phát triển.

Tất nhiên, nền giáo dục ở Mỹ vẫn chưa hề hoàn hảo, nó vẫn còn những điểm yếu chỗ này, chỗ khác. Nhưng chí ít, cái nền tổng thể của nó là như vậy. Và xã hội tự do vận hành sẽ quay ngược lại điều chỉnh chính nền giáo dục ấy, bắt buộc nền giáo dục ấy phải tự điều chỉnh để thích nghi, nếu có chỗ nào đó chưa theo kịp.

Nguyễn Danh Lam (Nhà văn Việt Nam sống ở Mỹ)

Nguồn: Gia Đình Mới
http://tapchihoaky.info/tai-sao-o-my-di-hoc-khong-can-phai-quay-cop-21785.html


Phần nhận xét hiển thị trên trang