Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2018

'Bên Thắng Cuộc' chỉ ra hạn chế của Đổi Mới


Giáo sư Peter Zinoman/Đại học California, Berkeley
BBC - Một trong những thiếu sót lớn trong lĩnh vực Việt Nam Học của khoảng một thế hệ qua là không có một ghi chép đầy đủ hoặc thực sự uy tín về hiện tượng lịch sử Đổi Mới (Renovation trong tiếng Anh).

Dù đây là định hướng chính sách tháo khoán nhờ đảng-nhà nước khởi xướng ở Đại hội Đảng 6 hay tinh thần cải tổ chung trong cả nước cuối thập niên 1980, thì Đổi mới rõ ràng lực đẩy quan trọng trong đời sống trí thức, văn hóa, chính trị, kinh tế Việt Nam trong hơn 30 năm qua.

Tuy nhiên, các học giả nước ngoài quan tâm chủ đề này có xu hướng chỉ tập trung hạn hẹp vào một số góc cạnh Đổi Mới mà lại không xem xét toàn bộ hiện tượng.

Khi các sinh viên hỏi tôi tư liệu về Đổi Mới, tôi thường giới thiệu tác phẩm của Adam Fforde về kinh tế, Carlyle Thayer chính trị, Tường Vũ ý thức hệ, Ben Kerkvliet nông nghiệp, Hy Văn Lương văn hóa làng xã, Pam McElwee chính trị môi trường, Nguyễn Võ Thu Hương quan hệ giới, John Schafer văn học…

Nhưng thật khó tìm ra một bài báo, sách, hay một học giả nào cung cấp tổng quan về Đổi Mới - bao gồm lịch sử về nguồn gốc của nó, diễn trình thay đổi theo thời gian, và ảnh hưởng khác nhau lên các lĩnh vực đời sống người Việt.

Cái nhìn toàn cảnh

Một trong những thành tựu của sách Bên Thắng Cuộc (tác giả Huy Đức) là đem lại ghi chép tốt nhất, ở bất kỳ ngôn ngữ nào, về lịch sử và tầm quan trọng của Đổi Mới. Cuốn sách xem xét kỹ lưỡng cuộc khủng hoảng trong nước đã thúc đẩy đòi hỏi xã hội muốn có những cải tổ sâu rộng trong thập niên sau kết thúc Chiến tranh Đông dương lần hai.

Sách kể lại quá trình tiến hành cải tổ theo kiểu "tiến một bước, lùi hai bước". Sách cũng mô tả các lý do cắt bỏ đột ngột nghị trình cải cách, đặc biệt về văn hóa và chính trị.

Tóm lại, Bên Thắng Cuộc cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh về Đổi mới - giúp khám phá và giải thích những thành công và thất bại của nó.

Bên Thắng Cuộc xác định nguồn gốc Đổi mới là trong khủng hoảng tự tạo ra khiến Việt Nam khó khăn trong giai đoạn hậu chiến 1975-1986. Khủng hoảng này gồm bảy thành tố chủ chốt, được Huy Đức viết trong bảy chương:

1. Giam cầm không qua xử án hàng trăm ngàn người miền Nam trong các trại cải tạo khắc nghiệt sau chiến tranh

2. Đảng-Nhà nước đàn áp thành phần tư sản miền Nam, đóng cửa, hoặc quốc hữu hóa doanh nghiệp của họ, tịch thu của cải

3. Trừng phạt dân số gốc Hoa. Ban đầu chính sách này chỉ là một phần của cuộc tấn công tư sản miền Nam, nhưng sau nó phát động lên thành một phần chiến dịch riêng loại bỏ "gián điệp" ở Việt Nam trong cuộc chiến biên giới chống Trung Quốc

4. Quân đội Việt Nam tiến vào và chiếm đóng Campuchia từ 1978

5. Hàng trăm ngàn người chạy trốn qua đường biển, trên bộ vào cuối 1970, đầu 1980, hy vọng thoát khỏi sự cai trị của người cộng sản và định cư ở nước ngoài

6. Nỗ lực chính thức của chính phủ nhằm chuyển hóa miền Nam thông qua xóa bỏ văn hóa "suy đồi". Các biện pháp gồm đốt sách, cấm "tác giả phản động", kiểm soát việc mặc gì, thời trang, kiểu tóc, kiểm duyệt khắt khe về nghệ thuật, ưu tiên cho con em người lao động và cách mạng, phân biệt các gia đình từng làm cho chính thể cũ

7. Miền Bắc chiến thắng áp đặt hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa kém cỏi lên miền Nam bị đánh bại

Thẳng thắn

Một trong những điều phi thường về Bên Thắng Cuộc là sự thẳng thắn đáng ngạc nhiên trong các phần này của sách, nhất là khi ta biết sách là của một nhà báo sống trong nước. Huy Đức mô tả các viên chức cộng sản nói dối thản nhiên và liên tục về thời hạn cải tạo. Ông mô tả các thành viên gia đình được khuyến khích khai báo về người thân. Ông liệt kê điều kiện khổ sở trong các trại, và sự đối xử tệ bạc với gia đình người bị giữ. Ông mô tả làn sóng chống tư sản, chống người Hoa là chiến dịch tham lam của ăn cướp, bóp nặn, cưỡng ép ra đi.

Phần viết về cuộc xâm phạm Campuchia nhấn mạnh sự trớ trêu trong quan hệ lịch sử gần gũi giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Pol Pot. Mô tả về làn sóng ra đi sau 1975 bộc lộ vai trò của giới an ninh địa phương thoái hóa khi họ tạo điều kiện và kiếm lời từ đợt chạy trốn. Ông cũng không ngần ngại mô tả việc "Bắc hóa" tai hại trong kinh tế miền Nam, là một chiến dịch xuất phát từ kiêu ngạo, ngu dốt và bám vào ý thức hệ.

Huy Đức trách Lê Duẩn về việc "Bắc hóa" nhưng ông cũng ngụ ý về vai trò Hồ Chí Minh khi đặt cạnh nhau phần nói về chính sách (chương 8) với đoạn về "Con đường của Bác".

Trong "Con đường của Bác", Huy Đức mô tả Hồ Chí Minh ủng hộ tập thể hóa kinh tế miền Bắc giai đoạn 1950 - trong đó có cuộc Cải cách Ruộng đất 1953-56 tai tiếng, tấn công tư sản miền Bắc là tiền đề cho tấn công tư sản miền Nam sau 1975.

Ở đây, Huy Đức vượt khỏi cách giải thích ngày càng phổ biến về chính trị cộng sản Việt Nam giai đoạn 1950, 60 xem Lê Duẩn quá khích khác Hồ Chí Minh trung dung (một cách nghĩ được phim tài liệu mới đây của Ken Burns áp dụng).

Huy Đức không phải là cây bút đầu tiên trong nước nhắc đến những phần tiêu cực này trong lịch sử hậu chiến Việt Nam. Nhưng đáng kinh ngạc là cách ông từ bỏ bút pháp quen thuộc của giới cầm bút trong nước (dùng uyển ngữ, nói tránh nói giảm).

Điểm tôi muốn nhấn mạnh ở đây là ghi chép của Huy Đức về khủng hoảng hậu chiến thật quan trọng không chỉ vì sự bộc trực, không úp mở mà còn vì cách nó giúp giải thích sự xuất hiện của chính sách Đổi mới giữa thập niên 1980.

Giống như phần mô tả về khủng hoảng dẫn tới Đổi mới, phần viết về quá trình cải cách của Huy Đức cũng bao gồm nhiều yếu tố phức tạp.

1. Tường thuật các thử nghiệm về làm ăn tư nhân không được trên cho phép - thường gọi là phá rào - ở nhiều địa phương cuối 1970, tạo ra tăng trưởng và năng động trái ngược với trì trệ và thiếu hiệu quả của kinh tế xã hội chủ nghĩa

2. Mô tả các lãnh đạo đảng bắt đầu ủng hộ các thử nghiệm tại Đại hội Đảng lần 6

3. Tường thuật Việt Nam rút quân khỏi Campuchia nhằm tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn giúp Việt Nam mở rộng và củng cố cải tổ kinh tế

4. Mô tả nỗ lực thành công phần nào trong cuối thập niên 1980 mở rộng tinh thần cải cách kinh tế sang lĩnh vực trí thức và văn hóa, thông qua giải phóng cho truyền thông và giảm kiểm duyệt nghệ thuật

5. Mô tả thất bại của cố gắng mở rộng tinh thần cải tổ sang chính trị thông qua cổ vũ các hình thức đa nguyên và dân chủ đa đảng

Khủng hoảng 1975-1986 cung cấp bối cảnh rộng lớn cho Đổi mới được mô tả trong sách, ngoài ra, Huy Đức cũng chỉ rõ những yếu tố khác tác động việc áp dụng nghị trình cải cách. Một trong đó là môi trường toàn cầu mới có lợi bất ngờ cho cải cách ở Việt Nam. Môi trường này bao gồm giới lãnh đạo đổi mới ở Trung Quốc và Liên Xô, Bức tường Berlin sụp đổ, các đồng minh xã hội chủ nghĩa ngừng viện trợ, các tổ chức đa phương và phi chính phủ sẵn sàng giúp đỡ, và môi trường ngoại giao thay đổi trong Asean, EU và Mỹ.

Truyền thống đổi mới

Một yếu tố nữa là lịch sử lâu dài từ trước của cải cách kinh tế, hoạt động kinh doanh trong dân, đã đem lại truyền thống để từ đó Đổi mới phát triển.

Huy Đức mô tả các thử nghiệm quan trọng của Kim Ngọc với chủ trương "khoán hộ" ở Vĩnh Phú thập niên 1960, việc phá rào ở Long An của Bùi Văn Giao, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Chính những năm 1970. Ở chương 16, ông kể thêm về sự nghiệp các doanh nhân thành đạt như Bạch Thái Bưởi giai đoạn thực dân, sự bền gan của thương nhân tơ lụa Trịnh Văn Bô trong Chiến tranh Đông dương lần một và những ngày đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Những ví dụ này báo trước sự lớn dậy tự phát của doanh nghiệp nhỏ thành công ở miền Nam trước thời Đổi mới, như vá ép áo mưa rách, bơm mực ruột bút bi, tái chế dép nhựa cũ, nấu xà bông. Số liệu ở đây cân đối thú vị với phần về bối cảnh toàn cầu để chứng tỏ năng lượng đổi mới cũng được dựng xây từ nền tảng trong nước trước đó. Nó cũng gợi ý rằng phát triển kinh tế thị trường giai đoạn 1980 có cả việc học lại tư duy đã lãng quên chứ không phải là phát triển những thói quen này từ điểm số không.

Theo Huy Đức, một yếu tố nữa định hình và khuyến khích cải tổ là việc giới trí thức Việt Nam tiếp xúc với các phiên bản quá khích của xã hội cộng sản châu Á từ giữa tới cuối 1970.

Ví dụ, ông cho rằng sau khi Nguyên Ngọc quan sát Campuchia thời hậu Khmer Đỏ bị tàn phá, ông đã đặt câu hỏi căn bản về tính chất của các hệ thống cộng sản: "Tại sao chỉ có các quốc gia cộng sản mới có cách mạng văn hóa và những cánh đồng chết?"

Hay cái nhìn tiêu cực về chủ nghĩa cộng sản của nhà báo đổi mới Kim Hạnh là do sau khi dự "Liên hoan Thanh niên, Sinh viên" tại Bình Nhưỡng trở về năm 1989, bà thấy Bắc Hàn "như một thứ trại tập trung có quy mô toàn quốc".

Huy Đức cũng viết những người miền Bắc chứng kiến sự phồn thịnh vật chất của các đô thị miền Nam sau 1975 đã đặt câu hỏi về tuyên truyền nhà nước xoay quanh đời sống miền Nam. Sự say mê của người Bắc về tủ lạnh, xe máy khiến họ quan tâm đến cách làm của kinh tế tư bản miền Nam. Sự tiếp xúc với miền Nam đã "đánh thức nhu cầu văn hóa của người dân miền Bắc".

Mới lạ

Với tôi, một phần bất ngờ khi đọc Huy Đức kể về sự trổi dậy của cải cách là vai trò của sinh viên đại học. Trong chương về Đa nguyên, ông kể lại lịch sử hoạt động sinh viên mà ít người biết trong thập niên 1980, khá giống với phong trào sinh viên chống độc đoán lúc đó ở Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Cuối cùng, cách Huy Đức giải thích về sự xuất hiện của Đổi mới tỏ ra chú ý khác lạ về các vai trò phức tạp của nhóm chóp bu trong Đảng. Điều này trái ngược với hầu hết ghi chép về Đổi mới ở phương Tây. Do thiếu dữ liệu về nguồn gốc gia đình, lịch sử nghề nghiệp, tính cách, xu hướng chính trị, triết lý, kết nối xã hội của các thành viên Bộ chính trị, các nghiên cứu cũ thường đặt các lãnh đạo cộng sản vào các nhóm thô sơ mang tính chất cố định, nhị nguyên.

Họ mô tả quan hệ chính trị ở Việt Nam cộng sản là cuộc đấu tranh nhị nguyên giữa các đại biểu của phe "bắc và nam", "quốc gia, quốc tế", "thân Trung, thân Liên Xô", "ủng hộ cải cách, chống cải cách". Sự trái ngược của Bên Thắng Cuộc thật kinh ngạc.

Cuốn sách mô tả thật chi tiết về tính cách, tiểu sử nhiều lãnh đạo cộng sản như Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Tấn Dũng, Phan Văn Khải, Nguyễn Phú Trọng.

Một chương 15 hấp dẫn chỉ nói về các cuộc đấu tranh liên quan đời tư, sự nghiệp và chính trị của Võ Nguyên Giáp.

Chương 14 thì so sánh hệ thống về sự nghiệp, gia đình, phong thái của Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt. Chương 18 lại tìm hiểu quan hệ và cạnh tranh giữa Lê Đức Anh, Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt. Dữ liệu tiểu sử tập thể này cung cấp một phần quan trọng giúp ta hiểu về tiến trình cải tổ vì tính cách và quan hệ đóng vai trò lớn trong hệ thống chính trị khép kín.

Anh hùng rõ rệt trong Bên Thắng Cuộc là nhà cải cách Võ Văn Kiệt, nhưng người ủng hộ bất ngờ Đổi mới lại là Trường Chinh. Ông thay đổi suy nghĩ từ một nhà bảo thủ Marxist-Leninist thành người ủng hộ đổi mới vững chắc là chủ đề chương 10.

Dù đã 80, nhân vật linh động này thành thật nghiên cứu các vấn đề miền Nam và rồi ủng hộ, đề xuất giải pháp đổi mới. Nghiên cứu trước đây xem cải tổ bắt đầu khi Trường Chinh qua đời và Nguyễn Văn Linh lên làm lãnh đạo đảng năm 1986, nhưng Huy Đức ghi nhận đóng góp quyết định của Trường Chinh cho cải tổ.

Mặt khác, một số học giả phương Tây từng xem Nguyễn Văn Linh là thủ lĩnh đổi mới, nhưng ông này, trong sách Huy Đức, là nhân vật dao động và rốt cuộc thành người bảo thủ, đã bỏ lỡ cơ hội thúc đổi mới tiến lên sau tiến bộ ban đầu. Xu hướng hiện nay của Việt Nam - kinh tế thị trường gắn với hệ thống độc đảng không nhân nhượng, lạc hậu - đã củng cố từ thời Nguyễn Văn Linh.

Hạn chế của Đổi Mới

Hạn chế của đổi mới được xem xét trong các chương 12, 13 đánh giá số phận phức tạp của cải cách về tự do trí thức và thúc đẩy dân chủ. Sau khi mô tả sự cởi trói báo chí ngắn ngủi của Nguyễn Văn Linh cuối 1980, chương 12 kể nhiều về sự đàn áp phong trào Nhân văn Giai phẩm thập niên 1950.

Sự bịt miệng phong trào này dường như tương tự câu chuyện Huy Đức kể về việc Nguyên Ngọc mất chức lãnh đạo tạp chí Văn Nghệ cuối thập niên 1980.

Chương 13 bắt đầu với câu chuyện tích cực về giới thiệu bầu cử dân chủ trong trường đại học, nhưng giọng văn tối dần khi Đảng đối diện sự xuất hiện của Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan, và sau đó là sự biến mất đột ngột của chính thể cộng sản Đông Âu. Sau khi ghi lại phản ứng lúng túng, lạc lõng của ban lãnh đạo trước tiến trình dân chủ hóa ở Đông Âu, chương này mô tả thăng trầm của những người cổ vũ dân chủ như chính khách Trần Xuân Bách, nhà báo Bùi Tín, và tướng quân đội Trần Độ.

Trong các chương sau đó, những người cải cách rơi vào thế thủ, dính vào bê bối, mâu thuẫn nội bộ, không thể thúc đẩy nghị trình bên ngoài kinh tế. Đánh giá thấp của Huy Đức dành cho những lãnh đạo sau này như Lê Khả Phiêu và Nguyễn Tấn Dũng mang lại không khí bi quan trong các chương cuối. Sau hứa hẹn của cuối thập niên 1980, cải cách tại Việt Nam đã kẹt trong sa lầy của chính trị độc đoán trong nhà nước độc đảng.

Kiến thức từ bên trong ít người sánh bằng của Huy Đức về chính trị cấp cao cho phép ông mô tả các cuộc phiêu lưu cải tổ thời hậu chiến. Cuốn sách nổi trội nhờ chi tiết và sự sâu sắc hơn mọi ghi chép đã có.

Thật đáng tiếc các nhà xuất bản ngoại quốc lại thấy sách quá dài, quá chi tiết nên không muốn cho dịch. Nhưng tôi tin rằng một khi được ra mắt bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp, Bên Thắng Cuộc sẽ thay đổi căn bản cách những nhà quan sát Việt Nam ở Tây phương suy nghĩ về giai đoạn quan trọng này trong lịch sử hiện đại của Việt Nam.

Đây là bài phát biểu trong buổi thảo luận về sách Bên Thắng Cuộc hôm 24/3, tại Hội thảo hàng năm của Hội nghiên cứu châu Á (Association for Asian Studies) ở Washington DC, Mỹ. Đây là hội thảo học thuật lớn nhất về châu Á ở Bắc Mỹ, với hơn 400 nhóm thảo luận các chủ đề, hơn 3.000 người dự.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đại gia thuỷ sản trong bước đường cùng: “Bán con”, bán đất, đóng cửa nhà máy


Bích Diệp 

Dân Trí - Một văn bản của Công ty Cổ phần Hùng Vương (mã chứng khoán HVG) do đích thân ông Dương Ngọc Minh – Chủ tịch HĐQT ký mới đây đã được gửi tới Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM (HSX) giải trình phương án khắc phục lỗ luỹ kế năm 2018.

Trong công văn này, HVG cho biết, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc doanh nghiệp bị lỗ ở cả báo cáo riêng (lỗ 224,4 tỷ đồng) và báo cáo hợp nhất (lỗ sau thuế của công ty mẹ 713 tỷ đồng) trong năm 2017.

Nguyên nhân thứ nhất đó là do thiếu hụt nguyên liệu. Mặc dù trong năm 2017 chứng kiến giá xuất khẩu cá tra fillet tăng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại, tuy nhiên, trái ngược với nhu cầu không ngừng tăng của thị trường, nguồn cung cá tra nguyên liệu mỗi ngày lại một giảm.

Tình trạng thiếu hụt nguyên liệu bắt đầu từ năm 2016 và kéo dài đến đầu năm 2018 chưa có dấu hiệu hồi phục. 11 nhà máy với 15.000 lao động của HVG hoạt động ở mức độ cầm chừng, giảm 50% công suất, chủ yếu tái chế hàng trong kho để duy trì xuất khẩu.

Nguyên liệu không đủ, chi phí cố định lớn, cộng thêm chi phí trợ cấp cho người lao động trong thời gian tạm ngưng sản xuất làm cho giá thành sản xuất tăng 30%. Giá xuất khẩu cho dù tăng mạnh cũng không đủ bù đắp chi phí sản xuất. Đây được cho là nguyên nhân chính dẫn đến báo cáo kết quả kinh doanh của HVG bị lỗ.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến sự sụt giảm mạnh về kết quả kinh doanh của HVG là do chi phí lãi vay và áp lực tài chính từ các dự án đầu tư dở dang.

“Vua cá tra” cung cấp số liệu cho thấy, từ năm 2015 tới cuối năm 2017, HVG đã triển khai thực hiện nhiều đề án với tổng mức đầu tư là 2.154 tỷ đồng. Trong đó, công ty sử dụng 646,4 tỷ đồng từ vốn tự có và huy động thêm 1.592 tỷ đồng.

Tính đến nay, một số công trình đã được hoàn tất 80% nhưng việc giải ngân từ ngân hàng lại bị trì hoãn. “Có những dự án phải sử dụng hoàn toàn nguồn vốn ngắn hạn của công ty mà không có sự hỗ trợ nào từ phía ngân hàng cam kết”, HVG cho hay.

Tổng số vốn mà phía ngân hàng cam kết tài trợ cho các dự án là 1.508 tỷ đồng, tương ứng 70% tổng giá trị đầu tư các dự án, song thực tế, theo HVG, ngân hàng mới giải ngân được 484 tỷ đồng, nghĩa là chưa được 1/3 giá trị cam kết.

Đến nay, HVG đã bỏ ra lên đến 640 tỷ đồng, trích từ nguồn vốn ngắn hạn. Với lãi suất bình quân 9%/năm, công ty này phải gồng gánh chi phí lãi vay phát sinh lớn trong khi các dự án còn dở dang chưa thể tạo ra lợi nhuận.

Nói về phương án khắc phục trong thời gian tới, bên cạnh việc đóng cửa một số nhà máy chế biến thủy sản hoạt động không hiệu quả do tình trạng thiếu hút nguyên liệu, HVG đặt kế hoạch thoái 100% vốn tại Thực phẩm Sao Ta và trên 50% vốn tại Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng. Đồng thời, thanh lý một số bất động sản tại TPHCM (765 Hồng Bàng, 94 Phạm Đình Hổ).

Cuối cùng, HVG cho biết sẽ thỏa thuận với ngân hàng về việc tiếp tục tài trợ nguồn vốn trung-dài hạn để hoàn thành các dự án đang triển khai dở dang. Đồng thời, đề nghị ngân hàng khoanh nợ và có chính sách ưu đãi lãi suất với các khoản nợ hiện tại.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HVG hiện chỉ đạt mức giá xấp xỉ 5.000 đồng, lao dốc gần 50% so với thời điểm đầu năm 2018. Ông Dương Ngọc Minh là cổ đông lớn nhất tại HVG với khối lượng nắm giữ đạt 86,88 triệu cổ phiếu tương đương 39,13% vốn điều lệ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bộ Công an triệt phá thêm một đường dây đánh bạc trực tuyến trăm tỷ


Uyên Châu

Infonet - Sử dụng trang web bong88.com để các "con bạc" cá độ bóng đá, đường dây đánh bạc có giá trị lên đến hàng trăm tỷ này vừa bị các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an triệt phá. 5 nghi can có vai trò quan trọng trong đường dây này đã bị bắt giữ.

Ngày 29/3, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự (C45) - Bộ Công an triệt phá chuyên án tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng internet có quy mô hàng trăm tỷ đồng trên trang bong88.com. Bước đầu, lực lượng Công an đã bắt giữ 5 nghi can có vai trò quan trọng trong đường dây này.

Theo thông tin ban đầu, trong 2 ngày 28-29/3, các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an chia làm nhiều mũi, đồng loạt bắt, khám xét khẩn cấp nơi ở của 5 nghi can tại TP.HCM về hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc. 

Quá trình khám xét, Công an thu giữ nhiều máy móc thiết bị, tài liệu liên quan tới việc tổ chức đánh bạc, cá độ qua mạng trên trang bong88.com.


Được biết, trang bong88.com có máy chủ nước ngoài. Các con bạc khi chơi sẽ được cấp 1 tài khoản, nạp tiền thật để đổi lấy điểm ảo, sử dụng để cá độ bóng đá.

Vụ án đang được Bộ Công an tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

Con thò lò..

Đông La, đã rõ ràng rồi nhé!

>> Vinashin nhọc nhằn sửa sai (Hic!)
>> Tham nhũng lớn nhất là từ chủ trương đầu tư
>> Truy trách nhiệm người quyết định đầu tư sai

Lời bàn: Mình định sẽ "tám" chuyện về "hiện tượng" Đông La một tí, nhưng bây giờ thì mọi chuyện đã rõ ràng, trên mạng đang truyền nhau một bài thơ "rất nặng" của Nguyễn Văn Hùng - Đông La viết tặng nhà thơ Trần Mạnh Hão. Thật lòng, người khôn (cả chính lẫn tà) chẳng ai dùng "cái lưỡi" này bao giờ, phải chăng tiếc... cho bác Hão một ấm trà, vài hơi thuốc làm quà đãi bôi? (MP)







“LOGIC

Tặng T.M.Hảo nhà thơ lớn trong lịch sử dân tộc

Đến nhà anh chơi về
Trở trăn không ngủ được
Tại trà hay tại thuốc
Biết làm gì thâu đêm
Đành ì ách vác những vần thơ của anh đặt lên bàn cân
Thì ra thơ anh nặng hơn của tất cả lũ chúng nó cộng lại
Một điều thật khó tin
Lại ì ạch vác những nỗi khổ đau của anh đặt lên bàn cân
Cả những nỗi buồn, nỗi đau, nỗi yêu, nỗi hận
Thì ra của anh cũng nặng hơn trăm ngàn lần chúng nó
Logic này đơn giản đến thế ư?

31/1/1988

Ký tên
ĐÔNG LA"

P/s: Logic!!!

Xem thêm:
"Người rừng"
Nịnh thần, ngươi là ai?
Phọt phẹt và "bựa"

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dân chung cư Hà Nội cảnh báo công tác phòng cháy sau hỏa hoạn Carina


Cư dân tòa Sông Đà (Hà Đông) căng băng rôn gây sức ép để chủ đầu tư giải quyết dứt điểm các vấn đề về an toàn cháy nổ. Ảnh: Cư dân chung cư.


VNE 
Chủ nhật, 1/4/2018 | 02:40 GMT+7
Trước những bất cập của hệ thống phòng cháy, cư dân nhiều toà nhà liên tục căng băng rôn để gây sức ép với chủ đầu tư.

'Chủ đầu tư mua bảo hiểm cho cư dân Carina quá thấp' 
5 áp lực đè nặng thị trường căn hộ sau vụ cháy chung cư Carina

Liên tiếp trong hai ngày qua, cư dân tòa cao cấp Hei Tower (số 1, Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội) căng băng rôn phản đối chủ đầu tư, trong đó nhiều nội dung liên quan tình trạng an toàn phòng cháy chữa cháy của tòa nhà.


Theo cư dân sinh sống tại đây, tầng mái vốn là khu vực cộng đồng nhưng chủ đầu tư không bàn giao cho cư dân mà cho đơn vị khác kinh doanh nhà hàng. Cư dân cho rằng điều đó ảnh hưởng đến an toàn cháy nổ.

Sau sự cố cháy tại tòa nhà Carina Plaza, TP HCM xảy ra mới đây khiến 13 người thiệt mạng, cư dân cùng ban quản trị dự án đi kiểm tra cửa thoát hiểm và hệ thống phòng cháy chữa cháy thì thấy có một số vấn đề không đảm bảo như hệ thống báo cháy bị lỗi, không hoạt động, cửa thoát hiểm cũng gặp sự cố... Những vấn đề này đã được phản ánh nhưng chủ đầu tư lại phản hồi chậm trễ khiến người dân bức xúc và lo lắng. Tương tự, ngày 31/3, cư dân toà nhà Sông Đà (Hà Đông) cũng xuống đường biểu tình trước những bất cập của hệ thống phòng cháy chữa cháy.

Trước đó, ngày 25/3, tại tòa nhà Capital Garden 102 Trường Chinh, nhiều hộ dân tập trung dưới tầng sảnh của tòa nhà, căng băng rôn, biểu ngữ yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu phòng cháy chữa cháy. Dự án được bàn giao từ cuối năm 2017 nhưng đến nay vẫn chưa nghiệm thu phòng cháy chữa cháy.

Trong khi đó, từ khi bàn giao, tại đây từng xảy ra hỏa hoạn ở tầng 15 của tòa nhà mà hệ thống báo cháy của tòa nhà không hoạt động. Cư dân nhiều lần căng băng rôn gây sức ép chủ đầu tư nhưng mọi việc vẫn chưa được giải quyết.

Tại dự án Golden West (Nhân Chính, Thanh Xuân) ngày 27/3, cư dân cũng tập trung phản ảnh tình trạng nhiều hạng mục phòng cháy chữa cháy còn dở dang, trong khi 400 hộ dân đã chuyển vào ở. Một số bộ phận phòng cháy chữa cháy chưa hoàn thiện: họng cứu hỏa không có nước, máy bơm không hoạt động... Dự án được bàn giao từ cuối năm 2016 nhưng hệ thống phòng cháy chữa cháy vẫn chưa được nghiệm thu. Trong khi đó, chủ đầu tư là Công ty cổ phần Thương mại và Phát triển Việt Nam (Vietradico) còn cho thuê mặt bằng hầm B1 làm rạp chiếu phim, nhà hàng ăn uống.

Gửi kiến nghị đến các cơ quan chức năng vài ngày trước, đại diện cư dân Chung cư Tràng An Complex (Phùng Chí Kiên, Cầu Giấy) cũng cho hay từ khi bàn giao nhà là cuối năm 2016, cư dân đã nhiều lần yêu cầu phải minh bạch về hệ thống phòng cháy chữa cháy và phải cho cư dân diễn tập, nhưng phía chủ đầu tư không đáp ứng. Hậu quả là đã có 4 vụ cháy lớn nhỏ xảy ra.

Gần đây nhất là một vụ cháy kéo dài 5 phút vào ngày 20/3. Tuy nhiên, theo các cư dân, từ lúc ngọn lửa bùng phát đến khi được dập tắt hoàn toàn, cư dân không hề nghe thấy chuông báo cháy.

"Điều này đã khiến người dân sống trong chung cư Tràng An Complex lo lắng, thắc mắc và nghi ngờ về hiệu quả hoạt động của hệ thống phòng cháy chữa cháy đang sử dụng trong chung cư", đại diện cư dân cho biết.

Tuy nhiên, chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Đầu tư Toàn cầu Tràng An lý giải nguyên lý hoạt động của hệ thống phòng cháy chữa cháy tại đây là nhận tín hiệu báo cháy trên hệ thống tại tủ trung tâm trước, theo đó, nhân viên trực phòng điều khiển trung tâm dễ dàng nhận biết vị trí cháy.

Theo chủ đầu tư, khi sự cố xảy ra ngày 20/3 tại một căn hộ, đám cháy được dập tắt bằng đầu chữa cháy tự động đã kích hoạt, nhân viên trực phòng trung tâm đã cô lập tín hiệu chuông báo cháy, cô lập tín hiệu liên động tăng áp buồng thang… nhằm mục đích tránh gây hoang mang, xáo trộn sinh hoạt của cư dân.

"Trong khoảng 3 phút, nếu không xử lý được thì chuông báo cháy sẽ kích hoạt toàn bộ tòa nhà, khi đó hệ thống âm thanh sẽ phát loa sơ tán. Tuy nhiên, trong vụ cháy ngày 20/3, đám cháy được hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động dập tắt trong chưa đầy một phút".

Trước vụ việc trên, ngày 25/3, chủ đầu tư đã tổ chức cuộc gặp mặt đối thoại giữa đại diện cư dân và ban quản lý tòa nhà.
Nguyễn Hà
-------------------------

Hoảng sợ sống cùng thảm họa, 
dân Hà Nội đồng loạt đi phản đối
 

Sau vụ cháy Carina, hàng nghìn cư dân đang sống trong các chung cư lo lắng khi thiết bị phòng cháy tại tòa nhà chưa đảm bảo, hoặc tòa nhà chưa được nghiệm thu phòng cháy chữa cháy.

 
Ngày 25/3, dân cư sống tại chung cư Capital Garden (ngõ 102, phố Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội) đồng loạt căng băng rôn, khẩu hiệu yêu cầu chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Khách sạn Kinh Đô nghiệm thu an toàn PCCC theo đúng quy định của cơ quan thẩm quyền.

Đại diện người dân phản ánh, chung cư Capital Garden được bàn giao, đưa vào sử dụng từ tháng 6/2016, nhưng đến nay chưa được nghiệm thu về PCCC. Ngày 11/5/2017, tại căn hộ 1115 chung cư Capital Garden khi đang sửa chữa đã xảy ra cháy nhưng hệ thống PCCC khi đó cũng hoàn toàn “bất động”.

cháy chung cư,chung cư caria,cháy chung cư caria
Cư dân bức xúc vì PCCC 

Rất nhiều lần cư dân của tòa nhà này đã gửi đơn kiến nghị lên chủ đầu tư nhưng không nhận được bất cứ phản hồi nào. Trước đó, ngày 28/10/2017, cư dân tại đây cũng phản ứng tương tự vì bị đe dọa cắt điện do chủ đầu tư chưa bàn giao lưới điện cho Điện lực Đống Đa.

Tại dự án Tràng An Complex, cư dân cũng hốt hoảng sau khi một căn hộ xảy ra cháy nhưng chuông báo cháy không hề phát ra âm thanh cảnh báo để sơ tán. Điều này khiến hàng nghìn hộ dân đang sinh sống tại đây vô cùng bức xúc. Họ nghi ngờ về hiệu quả hoạt động của hệ thống phòng cháy chữa cháy mà chủ đầu tư đang sử dụng trong chung cư.

Cư dân tại tòa chung cư này cho biết sẽ tiếp tục treo băng rôn nhiều hơn để yêu cầu câu trả lời thỏa đáng của chủ đầu tư và đơn vị quản lý, đề phòng vụ cháy tiếp theo có thể xảy ra.

Cư dân tại tòa nhà Hei Tower cũng đang lo lắng về an toàn phòng cháy chữa cháy. Qua kiểm tra tại tầng 26, một cửa thoát hiểm bị chặn, cửa thoát hiểm mở thông lên tầng mái tại vị trí đối diện quầy lễ tân Trill Café. Một cửa khác bị tháo bỏ tại tầng kỹ thuật ngay dưới tầng 26. Do nghi ngờ có sử dụng bếp gas để đun nấu, ban quản trị và đại diện cư dân đề nghị được kiểm tra phòng bếp nhưng không nhận được sự hợp tác từ phía quán café.

Tại tầng B1, tủ báo cháy trung tâm đặt ở chế độ không hoạt động. Nhiều đầu báo cháy tại một số tầng cũng bất động. Bên cạnh đó, chung cư còn thiếu hệ thống đèn báo thoát hiểm ở tầng 1, khu vực cầu thang bộ.

cháy chung cư,chung cư caria,cháy chung cư caria
Dân chung cư phập phồng lo 

Cư dân chung cư Goldsilk Complex cũng đang bức xúc về phòng cháy chữa cháy. Theo phản ánh, hiện tượng báo cháy giả nhiều lần khiến người dân bất an. Điều cư dân tại chung cư này lo lắng là sau nhiều lần báo cháy giả, đến khi có cháy thật, người dân lại tưởng vẫn là sự cố báo cháy, nên mất phản xạ lo chạy thoát thân. Gần đây nhất, từ 12-15/3 lại tiếp tục có chuông báo cháy, nhưng nhiều cư dân mất phản xạ... chạy.

Ai chịu trách nhiệm?

Thực tế, sau nhiều vụ cháy lớn và cơ quan quan chức năng kiểm tra tại các dự án chung cư nhưng tình trạng vi phạm phòng cháy chữa cháy vẫn chưa được giải quyết. Một số nơi còn buông lỏng, một số công trình chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào sử dụng.

Theo thống kê, Hà Nội 17 công trình nhà chung cư cao tầng đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng có vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy, không có khả năng khắc phục theo yêu cầu của quy chuẩn PCCC hiện hành.

Trong đó, có 8 dự án do tư nhân bỏ tiền đầu tư gồm: Chung cư mini Bồ Đề, ngõ 193 Bồ Đề; khu nhà ở nhiều hộ gia đình số 76 Cự Lộc; tòa nhà văn phòng cho thuê và để ở số 88 Tô Vĩnh Diện; tòa nhà chung cư cao tầng số 46/230 Lạc Trung; tòa nhà chung cư 89 Phùng Hưng - Phúc La, Hà Đông; nhà chung cư 30 tầng BMM, khu đô thị Xa La; trung tâm thương mại nhà ở cao tầng số 29 Lạc Trung; tháp B văn phòng thuộc tòa nhà hỗn hợp HH1 ngõ 102 Trường Chinh.

Hà Nội hiện có khoảng 1.100 công trình nhà cao tầng đã đưa vào sử dụng. Các tòa nhà cao từ 20 đến 30 tầng, thậm chí trên 40 tầng đang mọc khắp các quận như Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm,...

cháy chung cư,chung cư caria,cháy chung cư caria
Sau sự cố cháy Caria, dân chung cư lo sợ

Ông Lê Tiến Dũng - Tổng Giám đốc Tập đoàn Vimedimex, nhận định, nhiều khu chung cư hay tòa nhà đã bàn giao cho người sử dụng mà vẫn chưa được lắp đặt, hoàn thiện hoặc chưa được nghiệm thu, thẩm duyệt về hệ thống PCCC tòa nhà hoặc tồn tại nhiều lỗi vi phạm như: chưa có máy phát điện dự phòng và thiết bị báo khói, báo nhiệt ở hành lang các tầng; không có phòng điều khiển trung tâm cho hệ thống báo cháy; chưa có trạm bơm chữa cháy bằng điện và dầu diezen, chưa lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng khẩn cấp và đèn hướng dẫn thoát nạn ở các tầng,...

Các hạng mục về giải pháp ngăn cháy, lối thoát nạn, hệ thống kỹ thuật PCCC trong công trình chưa hoàn thiện vẫn đưa cư dân vào ở. Thậm chí, nhiều công trình thiếu kinh phí nên chủ đầu tư cố tình bỏ qua hệ thống an toàn cháy nổ.

Bên cạnh đó, các sai lầm khi thiết kế, thi công hệ thống PCCC cho nhà cao tầng là vấn đề ít được nhắc tới song tồn tại khá phổ biến. Nhiều dự án đã chú trọng tới việc xây dựng hệ thống PCCC xong không ý thức về việc bảo trì hệ thống dẫn đến tình trạng khi có sự cố xảy ra đèn báo hiệu không hoạt động, ống chữa cháy bị bục, không có nước,...

Việc diễn tập PCCC cũng không được duy trì thường xuyên, cư dân không kịp phối hợp trong các tình huống khẩn, không nắm được hệ thống chống cháy cũng như hệ thống thoát hiểm.

Một số chung cư cao tầng chưa thành lập lực lượng PCCC tại chỗ hoặc có thành lập nhưng không duy trì hoạt động, không có người chịu trách nhiệm tổ chức và vận hành hoạt động PCCC một cách chuyên nghiệp, tiếp nhận hồ sơ thiết kế, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng công trình. Đây là vấn đề khó tránh khỏi nếu các khu chung cư cao tầng không có được sự quản lý, vận hành từ các đơn vị chuyên nghiệp.

Ông Dũng cho rằng, PCCC đang trở nên rất nóng, nhận được sự quan tâm của đông đảo các cơ quan chức năng, song ông e ngại theo thời gian vấn đề sẽ lại lắng xuống và tiếp tục bị bỏ ngỏ như thực trạng từ nhiều năm nay.
 Duy Anh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

GIẢI THƯỞNG SÁCH QUỐC GIA LẦN THỨ NHẤT




PV Thanh Hà
30 - 3 - 2018


Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ nhất năm 2017 được nâng cấp từ giải thưởng thường niên của Hội Xuất bản đã chọn được hơn 30 tác phẩm để trao giải. Về hạng mục SÁCH HAY, giải A có 3 tác phẩm: "Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859-1954)", (2 tập) của Nguyễn Đình Tư; "Góp phần nghiên cứu lịch sử văn hóa VN" của Kiều Thu Hoạch; "Vi tảo biển dị dưỡng Labyrinthula, Schzochytrium, Thraustochytrium mới ở VN: tiềm năng và thách thức" của Đặng Hồng Diễm (Cb). 



9 giải B gồm: "Đất và Người Nam Bộ" (Ca Văn Thỉnh); "Ở R kể chuyện sau 50 năm" (Lê Văn Thảo); "Những khúc hát thương nhau" (Đỗ Xuân Thảo, Phan Thị Hồ Điệp); "Từ điển song ngữ Hán Việt Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa" (Hoàng Thị Ngọ); 'Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX" (Nguyễn Văn Uẩn); "Atlas giải phẫu gan" (Trịnh Hồng Sơn); "Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở VN qua 30 năm đổi mới" (Nguyễn Viết Thông và nnk); "Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN VN năm 2013 và thành tựu lập pháp trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII" (Ủy ban Thường vụ QH - Viện Nghiên cứu Lập pháp); Bộ "Từ điển Việt - Lào, Lào - Việt" (Phạm Đức Dương, Oneko Nuan Nan Vong và nnk).

Trong 10 giải C, đáng chú ý có: "Vietnam Tradition and Change" của Hữu Ngọc; "Hà Nội gặp gỡ với nụ cười" của Hà Minh Đức; "Hiện đại hóa làng nghề theo chiến lược tăng trưởng xanh: Trường hợp vùng ĐB Sông Hồng" của Nguyễn Xuân Dũng; Bách khoa thư Địa chất (2 tập) của nhóm Tống Duy Thanh...

Về hạng mục SÁCH ĐẸP, cũng có 3 giải A: "Những khám phá khảo cổ học dưới lòng đất nhà Quốc hội" (Trung tâm nghiên cứu kinh thành); "Di sản Sài Gòn - TpHCM" (Nguyễn Hạnh chủ biên); "Atlas tổng hợp vùng Tây Nguyên (Viện Hàn lâm KH và Công nghệ VN).

5 giải B: "Bảo vật hoàng cung triều Nguyễn" (Nguyễn Văn Cường, Phan Thanh Hải); "Tranh tượng chân dung Lê Ngọc Bích" (Trần Khánh Chương); "Trí thức VN trong tiến trình lịch sử dân tộc" (Nguyễn Văn Khánh): "Sài Gòn - Chợ Lớn: Ký ức đô thị và con người" (Nguyễn Đức Hiệp); "Vietnam Tradition and Change" (Hữu Ngọc, cụ này ăn 2 giải).

5 giải C: "Họa sĩ Nguyễn Thụ - Tranh lụa và ký họa trong sưu tập của Yoong Voon Sin" (Đặng Thị Bích Ngân); Bách khoa thư Địa chất", 2 tập (Tống Duy Thanh - nhóm của ông GS Thanh Hóa này cũng ăn 2 giải); 'Tục ngữ, dân ca, ca dao VN" (Vũ Ngọc Phan); "Đá hát, Âm thanh cầu thang gỗ, Bên cạnh rong rêu", 3 tập (Tạ Mỹ Dương); bộ sách 'Chư tử mưu lược tung hoành" (nhiều tác giả).



Phần nhận xét hiển thị trên trang

MỪNG THẮNG LỢI BƯỚC ĐẦU CỦA DÂN LÀNG ĐỒNG TÂM


Ông Lê Đình Công, con trai cụ Kình đã ra hiện trường và live stream để toàn thế giới biết sự việc này: 1. Lữ đoàn quân đội ở đây không buông lòng quản lý như Ông Nguyễn Đức Chung vu khống. 2- Dân làng Đồng Tâm không lấn, chiếm đất Quốc Phòng như ông Nguyễn Đức Chung vu khống. và 3- Ông Nguyễn Đức Chung và Thanh tra TP HN bẻ cong sự thật.

Thắng lợi bước đầu của dân làng Đồng Tâm

Nguyễn Anh Tuấn
31-3-2018

Hôm nay, trong một diễn biến bất ngờ không báo trước, Quân đội đã triển khai lực lượng đào hào xây tường rào dọc theo mốc giới cũ phân chia đất quốc phòng (sân bay Miếu Môn) và đất nông nghiệp của Đồng Tâm (đồng Sênh), theo đúng nguyện vọng lâu nay của bà con Đồng Tâm. 


Động thái trên thực địa này của Quân đội chẳng khác nào xé vụn bản kết luận của Thanh tra Hà Nội vài tháng trước đây. Bởi lẽ, trong khi Thanh tra Hà Nội cho tới gần đây vẫn kiên trì quan điểm “toàn bộ là đất quốc phòng, không có đất nông nghiệp” thì nay chính Quân đội lại vạch ranh giới, gián tiếp thừa nhận rằng họ chỉ quản lý một phần, chứ không phải toàn bộ.

Không giấu được niềm vui, cụ Kình – thủ lĩnh trong cuộc chiến giữ đất của người Đồng Tâm – nói rằng cụ “rất phấn khởi nhưng vẫn cảnh giác, vì đã thất vọng nhiều lần.”

Nguyện vọng của dân làng, theo cụ Kình, là UBND Hà Nội tới đây cần huỷ bỏ kết luận thanh tra cũ, sau đó ban hành các văn bản cần thiết để xã Đồng Tâm giao đất cho nhân dân an tâm canh tác.

Thêm nữa, vụ án giữ người trái phép mà Công an Hà Nội khởi tố vào ngày 13/6 năm ngoái cùng cần phải được đình chỉ (vì đã hết hạn điều tra) để 6.000 dân làng Đồng Tâm không phải hàng ngày nơm nớp lo sợ bị bắt giữ.

Cuộc đấu tranh vừa giữ gìn người vừa bảo vệ đất của dân làng Đồng Tâm có thể nói là đã thắng lợi gần được một nửa. Sự đoàn kết của dân làng và sự ủng hộ của nhân dân khắp mọi miền đất nước chắc chắn sẽ đưa nó đến thắng lợi cuối cùng.
___

Mời xem clip: 


Phần nhận xét hiển thị trên trang