Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2018

Phe phái và cạnh tranh quyền lực ở Việt Nam đầu thế kỷ XIX




01/02/2018 Vũ Đức Liêm - Phe phái là sản phẩm của sự vận hành các hệ thống chính trị, xã hội nơi mà dựa theo hệ tiêu chí nào đó, các cá nhân tập hợp lại với nhau dưới cùng một mục tiêu, lợi ích. Lợi ích nhóm vì thế luôn song hành và chi phối sự thăng trầm của các xã hội.Mặc dù vậy, sự quyết liệt và chặt chẽ của Minh Mệnh đã góp phần hạn chế hình thành và lũng đoạn của các đại thần quyền lực và các nhóm lợi ích. Lịch sử ghi nhận đóng góp này, mà nhờ đó sự thống nhất chính trị và lãnh thổ của nước Việt Nam hiện đại được bảo tồn và củng cố.

Quan hệ giữa Lê Văn Duyệt, Lê Chất với Minh Mệnh là một trong những ẩn số phức tạp nhất của cấu trúc chính trị Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XIX. Trong ảnh: Đền thờ tả quân Lê Văn Duyệt tại Q. Bình Thạnh, TP HCM. 

Mâu thuẫn bè phái không phải là đặc sản riêng có của triều Nguyễn, tuy nhiên ảnh hưởng của nó ở đầu thế kỷ XIX là cực kỳ nghiêm trọng, đe dọa sự thống nhất và ổn định của nền chính trị vương triều. Nhưng đó cũng là một thế giới mà vai trò của các nhà lãnh đạo khôn khéo như Gia Long, mạnh mẽ và tài năng như Minh Mệnh đã giúp kiểm soát và hạn chế xung đột phe nhóm, góp phần vào sự ổn định của vương triều. Một bài học mà nền chính trị Việt Nam sau này có thể tham khảo.

Vào năm 1802, nhà vua mới của nước Việt Nam thống nhất, Gia Long đang ngự trên ngai vàng ở Huế. Dù tổ tiên ông cai trị vùng đất này trong gần 200 năm, với ông, đó vẫn là vùng đất xa lạ nằm dưới sự kiểm soát của kẻ thù (quân Trịnh và Tây Sơn) trong gần hai thập kỷ. Ông cùng gia đình bỏ chạy vào Nam lúc 12 tuổi. Phần lớn các thành viên thân thích bị giết hại và ông cai trị trong một hoàng cung đầy sự nghi kỵ, trên một vương quốc với nhiều xung đột. Bắc Hà là một thế giới khác, nơi cư dân chỉ biết có nhà Lê. Họ coi ông đơn giản là một phiên thần nổi loạn. Phía nam của Huế, vùng Quy Nhơn là thành trì cũ của Tây Sơn. Trên điện triều là những văn thần, võ thần đầy quyền lực, nhìn nhau với sự thù địch: Lê Văn Duyệt, Lê Chất, Đặng Trần Thường, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Trương, và các viên chức phương Tây nhiều tham vọng.

Hai thập kỷ sau, ngồi trên ngai vàng lúc này là vị hoàng đế 30 tuổi, Minh Mệnh. Tham vọng thống nhất lãnh thổ, thể chế và tập trung quyền lực của ông sẽ tấn công trực diện vào địa vị và quyền lợi của các phe nhóm chính trị lớn. Dù một nửa trong số các lão thần kỳ cựu theo Gia Long đã rời khỏi võ đài vì tuổi tác hay thất thế do xung đột phe phái, phe chiến thắng: Lê Văn Duyệt và Lê Chất đang ở đỉnh cao quyền lực. Hai người này thống trị Bắc Thành (Bắc Kỳ) và Gia Định Thành (Nam Kỳ) như những “phó vương”. Ảnh hưởng của họ không chỉ dựa trên tay chân thân cận trong triều mà còn ở chỗ Minh Mệnh phải dựa vào uy tín quân sự của họ để chống lại các cuộc nổi dậy và giữ vững bờ cõi trước nguy cơ xâm lấn từ Siam. Đến năm 1821, Duyệt đã theo phò nhà Nguyễn 40 năm, hơn cả tuổi đời của Minh Mệnh. Quyền lực của Duyệt, Chất là không thể thách thức.

Những người này can dự vào một thế giới mà mâu thuẫn giữa quyền thần, phe nhóm có thể dẫn đến sự chao đảo của nền chính trị, cũng như tham vọng quyền lực của họ phủ bóng đen lên ngai vàng triều đại. Nhưng đó cũng là một thế giới mà vai trò của các nhà lãnh đạo khôn khéo như Gia Long, mạnh mẽ và tài năng như Minh Mệnh đã giúp kiểm soát và hạn chế xung đột phe nhóm, góp phần vào sự ổn định của vương triều. Một bài học mà nền chính trị Việt Nam sau này có thể tham khảo.

Các xung đột này bắt đầu từ trước khi Tây Sơn bị đánh bại năm 1802. Sự phức tạp trong thành phần những người theo Nguyễn Ánh là nguyên nhân chủ đạo. Đầu tiên là nhóm công thần Vọng Các (những người bôn ba theo Nguyễn Ánh sang Bangkok từ 1784 đến 1787) và những người gia nhập ở miền Nam với nhóm những người đến sau, từ miền Bắc vào, đặc biệt là hàng tướng Tây Sơn như Lê Chất và Nguyễn Văn Trương. Sự dèm pha đối với những hàng tướng lĩnh này luôn là vấn đề gây chia rẽ quân Gia Định, và buộc Nguyễn Ánh nhiều lần trấn an (ĐNTL; I, q.20).

Mâu thuẫn nhóm thứ hai, quyết liệt và lâu dài hơn, giữa phe tướng lĩnh “trận mạc” Lê Văn Duyệt, Lê Chất với các tướng lĩnh “học giả” như Nguyễn Văn Thành, Đặng Trần Thường. Quân của Nguyễn Ánh chia làm 5 đạo. Duyệt là Chưởng tả quân, xuất thân thái giám, theo Nguyễn Ánh lúc 17 tuổi, trong khi Thành, Chưởng tiền quân được coi là có học thức, cha là cai đội của chúa Nguyễn. Ông cùng cha phò chúa Nguyễn và Nguyễn Ánh từ lúc 15 tuổi (1773), nổi tiếng trong quân không chỉ ở tài năng quân sự mà còn bởi sự uyên thâm văn chương và khả năng bày mưu tính kế. Đối lập với Thành, Duyệt lấy dũng làm cơ sở tiến thân, như ông thể hiện trong trận Thị Nại (1801).

Cùng phe với Thành là Đặng Trần Thường. Ông đỗ sinh đồ nhà Lê và theo Nguyễn Ánh từ 1794 với chức Hữu tham tri Lại bộ (hàm thứ trưởng). Nổi tiếng với khả năng “gây thù chuốc oán”, Thường nhanh chóng trở thành đối thủ của Chất. Cả Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường tập hợp quanh mình các trí thức Bắc Hà như Vũ Trinh, Nguyễn Gia Cát. Họ đóng vai trò quan trọng trong buổi đầu việc xác lập thể chế của triều Nguyễn cho đến khi Thành bị thất thế năm 1816, dẫn đến sự sụp đổ của cả nhóm này. Cạnh tranh với Thành và Thường là các học giả xuất thân từ Gia Định (và Đàng Trong) như Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức, Phạm Đăng Hưng. Những người này giúp Nguyễn Ánh xây dựng hệ thống chính trị ở Gia Định trước năm 1802 và sau này là hỗ trợ Minh Mệnh trong những năm đầu.


Bản tấu của mẹ Chưởng hậu quân Lê Chất là Đào Thị Thôn về việc đấu thầu đầm Vũng Lấm, phủ Quy Nhơn và xin giảm nửa thuế kể từ năm Tân Tỵ về sau. (tháng chạp năm 1820). (Châu bản triều Minh Mệnh, tập 1).

Lời châu phê của vua Minh Mệnh: “Thuế lệ vẫn như cũ, tuy nhiên xét con của thị có công với nước nhà, vì thế gia ân từ năm Tân Tỵ trở về sau, đặc chuẩn cho Đào Thị Thôn lãnh thầu thửa Ghềnh Miệt, đầm Vũng Lấm, mỗi năm miễn nửa tiền thuế 600 quan, chỉ nộp nửa phần 600 quan, để tỏ ý rất ân dưỡng người già của trẫm. Bộ Hộ biết đó để thi hành”. 

Cùng phe với Duyệt là Lê Chất, một người Bình Định. Ông phục vụ dưới trướng Tây Sơn trước khi đến Quy Nhơn đầu hàng Nguyễn Ánh năm 1799. Hai năm sau, ông được phong Quận công, và 1802, thành Chưởng hậu quân, lãnh binh đánh ra Bắc Hà. Duyệt và Chất cùng sát cánh trong nhiều chiến dịch và có vẻ như cả hai coi thường sự “nhút nhát” của Thành (ĐNTL: I, q. 23; QTCBTY, q.1).

Mâu thuẫn giữa hai nhóm này sẽ định hình lịch sử Việt Nam ít nhất là ba thập kỷ sau đó. Gia Long biết rõ điều này và tìm cách tạo ra sự ganh đua giữa hai bên bằng cách phái Đặng Trần Thường đi theo Thành. Nhà vua Nguyễn sau đó tìm cách dung hòa bằng việc cử Duyệt vào Gia Định và Thành ở Hà Nội. Tài năng của họ sẽ giúp ông quản lí vùng đất này gần như trong suốt thời kỳ trị vì. Thành, với tri thức của mình còn được giao biên soạn Hoàng Việt luật lệ (1812), và rõ ràng là đã gây được ảnh hưởng lớn ở Huế trong những năm 1812-1816, trong đó có cuộc vận động cho con của hoàng tử Cảnh (hoàng tôn Đán) lên kế ngôi.

Phe phái, quyền lực và cuộc tranh giành ngôi vị thái tử năm 1816 là một trong những sự kiện quan trọng nhất ở Việt Nam đầu thế kỷ XIX. Sử quan nhà Nguyễn chắc chắn đã cố tình làm giảm tính chất nghiêm trọng của các xung đột này nhằm gia tăng tính chính thống cho ngai vàng của Minh Mệnh. Tuy nhiên, những gì diễn ra cho thấy ảnh hưởng sâu sắc của cuộc chiến ngai vàng đến tập hợp phe phái và phân chia quyền lực chính trị ở Việt Nam.

Gia Long, lúc này 54 tuổi, nhận ra bầu không khí căng thẳng trong triều đình liên quan đến cuộc chiến kế vị, đặc biệt là bắt đầu hoài nghi cuộc vận động của Nguyễn Văn Thành ở Huế. Văn thần kỳ cựu như Trịnh Hoài Đức, trong một bữa tiệc cũng phải can ngăn rằng “Việc lớn của nhà nước, quyết định do ở lòng vua, nếu người bầy tôi định kế riêng, tham lấy công to thì tội lại lớn.” (ĐNTL: I, q. 51). Với sự “đa nghi” được rèn luyện qua hơn nửa đời người bôn ba, Gia Long rõ ràng nhìn hoạt động này hoàn toàn xuất phát từ ý đồ cá nhân của Thành nhằm thao túng triều chính bằng việc đưa lên ngai một ông vua nhỏ tuổi (ĐNTL: I, q. 51). 

Để tạo ra đối trọng với Thành, năm 1815, Gia Long gọi Lê Văn Duyệt về Huế. Ban đầu, Duyệt có vẻ như cũng không hài lòng với địa vị “không chính thống” của hoàng tử Đảm (con thứ phi), cũng như lo ngại ảnh hưởng tiêu cực của một ông vua “Nho giáo” đối với giao tiếp của ông với phương Tây, đặc biệt là thương nhân và giáo sĩ. Mặc dù vậy, Duyệt đã tìm cách thoát ra khỏi “cuộc chiến cung đình” ở Huế năm 1816 một cách an toàn bằng cách tuân theo ý chí của Gia Long. Ông thậm chí còn ghi điểm với nhà vua tương lai bằng việc giúp hạ bệ Nguyễn Văn Thành bằng việc tố cáo bài thơ phản nghịch do con Thành là Nguyễn Văn Thuyên làm (ĐNTL: I, q. 51).

Trong cuộc chiến này, đối thủ của Duyệt và Chất bị tổn thất nặng nề. Ba năm trước, đồng minh thân cận của Thành là Đặng Trần Thường và Nguyễn Gia Cát trở thành nạn nhân của Lê Chất khi Chất được cử thay Thành phụ trách Bắc Thành. Thường bị giết năm 1813. Khi vụ án bài thơ phản nghịch được đưa lên, Duyệt được cử đi tra xét và Thuyên nhận tội. Nguyễn Văn Thuyên sau đó bị giết, Thành tự sát, và một đồng minh khác của ông ở triều đình là Vũ Trinh bị đày đến Hội An.

Với sự thất sủng của Ngô Nhân Tịnh, sau đó cả Tịnh và Lê Quang Định đều qua đời năm 1813, liên minh của Lê Văn Duyệt, Lê Chất chắc chắn là “phe nhóm” lớn nhất ở Việt Nam đầu thế kỷ XIX. Điều này không hoàn toàn có nghĩa là nó được hiểu theo nội hàm hiện đại, liên quan đến tham nhũng và lũng đoạn quyền lực. Chất và Duyệt đại diện cho thế hệ các lão thần cuối cùng của thời đại Gia Long: các tướng lĩnh quân sự nắm giữ các vùng đất địa phương trong sự đối đầu với một ông vua cải cách tập quyền hóa, với mong muốn thâu tóm quyền lực địa phương qua con đường trực trị.

Họ chống lại cải cách hành chính với sự gia tăng lễ nghi triều đình và sự phức tạp hóa của nền chính trị. Khi Trịnh Hoài Đức được yêu cầu tham khảo điển chế cũ để tấu lên thi hành, hai người này tấn công trực tiếp vào Đức và cáo buộc ông thao túng, dèm pha vị vua mới lên ngôi (Liệt truyện, q. 24). Cáo buộc này không gì khác là một tấn công trực diện vào dự án chính trị tâm huyết của Minh Mệnh.


Lại bộ Tả thị lang Lê Bá Tú nêu ra 16 tội của Lê Chất (1835). (Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện, quyển 24).

Theo sau vụ án, vợ Lê Chất là Lê Thị Sa bị đày lên Cao Bằng. Năm người con (4 trai, 1 gái) bị giết và gia sản bị tịch thu 22,000 quan tiền.

Quan hệ giữa Lê Văn Duyệt, Lê Chất với Minh Mệnh là một trong những ẩn số phức tạp nhất của cấu trúc chính trị Việt Nam trong những năm 1820. Duyệt và Chất phản ánh cách thức vận hành quyền lực cũ, phân tán thời Gia Long trong xung đột với một ông vua tìm cách thâu tóm quyền lực, thiết chế hóa lễ nghi, điển chế. Cuộc tấn công của Minh Mệnh vào Thiên Chúa giáo chắc chắn đã làm Duyệt không hài lòng. Ông đã đi theo Nguyễn Ánh từ những ngày đầu tiên và vẫn còn nhớ sự giúp đỡ của giáo sĩ phương Tây cũng như lính đánh thuê trong đạo quân đã đánh bại Tây Sơn. Ông cũng thấy được vai trò của thương mại trao đổi với phương Tây đối với nền kinh tế vùng hạ lưu Mekong, đặc biệt là các vũ khí mới giúp ông đủ sức đương đầu với quân Siam ở Cambodia. Với Duyệt, sự thịnh vượng và an toàn của vùng đất ông cai trị gắn liền với giao thương với bên ngoài. Vì thế, phản ứng của Duyệt và Chất đối với Minh Mệnh nhằm hạn chế sức ép từ Huế là điều dễ hiểu (Liệt truyện, q. 24, Choi 2004).

Ở một khía cạnh khác của mối quan hệ phức tạp này, cũng chính Duyệt là người thực hiện bản án cuối cùng dành cho vợ của hoàng tử Cảnh vào năm 1824. Sự kiện được ghi lại đó là khi có người cáo việc riêng của Hòa công Mỹ Đường dâm loạn với mẹ là Tống Thị Quyên, Duyệt mật đem việc ấy tâu Minh Mênh. Nhà vua đã sai bắt Tống Thị đóng cũi giải đến cho Duyệt đem dìm chết và giáng Mỹ Đường (hoàng tôn Đán) làm thứ dân (Liệt truyện, q. 22).

Minh Mệnh rõ ràng không hài lòng với hai viên nhất phẩm đại thần, chưởng quân và tổng trấn hai thành Bắc, Nam, nhưng ông có chiến thuật riêng của mình. Thành công của ông trong việc loại bỏ dần quyền thần, chống lại xu thế bè phái và lũng đoạn quyền lực dựa trên ba công cụ chủ yếu.

Thứ nhất, ông tập trung đào tạo lớp nho sĩ mới, những người trung thành với ông và có cùng ý chí thực hiện dự án chính trị tập quyền hóa. Bằng việc mở khoa thi chọn tiến sĩ hai năm sau khi lên ngôi (1822), hơn một thập kỷ sau đó, ông có trong tay gần 80 tiến sĩ và phó bảng để thay thế cho các cựu thần và tướng lĩnh cũ.

Thứ hai, dùng chính công cuộc cải cách hành chính, quân sự như một đòn bẩy để “thay máu” nền chính trị. Dùng sự phức tạp của nền cai trị hậu chiến để đẩy phe “quân sự” dần rút lui khỏi địa hạt chính quyền. Trong dụ về thành lập Nội Các năm 1829, Minh Mệnh tỏ ra cẩn trọng đặc biệt đối với quyền thần và bè phái và quyết tâm sử dụng sự ràng buộc thể chế để kiểm soát hệ thống thay vì đặt niềm tin vào cá nhân (châu bản Minh Mệnh, tờ 83, tập 40).

Thứ ba, dùng hình pháp nghiêm khắc để ngăn chặn nguy cơ của bè phái và lũng đoạn quyền lực trong triều, cho dù là những dấu hiệu nhỏ nhất. Không chỉ cấm quan lại không được làm quan tại quê nhà; cấm quan lại không lấy vợ ở nơi cai trị; cấm quan lại không được kết giao, hôn nhân với vương công, quý tộc; cấm quan lại cấp cao thăm viếng nhau (trừ khi có việc công); cấm quan lại chấm thi khi có người nhà ứng thí, cấm những người trong cùng gia đình bổ nhiệm cùng cơ quan…

Đến năm 1834, Minh Mệnh đã thành công với dự án tập quyền hóa lãnh thổ và chính trị của mình, đồng thời “thay máu” cho nền hành chính bởi một thế hệ quan chức mới. Tuy nhiên, nền cầm quyền ngắn ngủi của Thiệu Trị (1841-1847) và sự yếu ớt của Tự Đức (1848-1883) đã không thể tiếp tục duy trì hệ thống do Minh Mệnh tạo ra. Sự quan liêu hóa là một tất yếu của tất cả các hệ thống hành chính. Minh Mệnh với một bàn tay mạnh có thể giữ được hệ thống vận hành và bảo đảm rằng không một quan chức nào có thể lũng đoạn hệ thống. Việc ông đọc và châu phê hàng chục nghìn tấu sớ trong hai thập kỷ cầm quyền cho thấy không chỉ tỉnh táo và chặt chẽ trong quản lí hệ thống hành chính mà còn là khả năng đủ sức làm việc để bao quát được nền chính trị. Cháu của ông, Tự Đức hoàn toàn không có ý chí chính trị mạnh mẽ đó, và hệ thống vì thế ngày càng lệ thuộc vào các viên chức quyền lực như Trương Đăng Quế, Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương…

Cuối cùng, phe phái là sản phẩm của sự vận hành các hệ thống chính trị, xã hội nơi mà dựa theo hệ tiêu chí nào đó, các cá nhân tập hợp lại với nhau dưới cùng một mục tiêu, lợi ích. Lợi ích nhóm vì thế luôn song hành và chi phối sự thăng trầm của các xã hội. Mặc dù vậy, sự quyết liệt và chặt chẽ của Minh Mệnh đã góp phần hạn chế hình thành và lũng đoạn của các đại thần quyền lực và các nhóm lợi ích. Lịch sử ghi nhận đóng góp này, mà nhờ đó sự thống nhất chính trị và lãnh thổ của nước Việt Nam hiện đại được bảo tồn và củng cố.

Tham khảo
Cao Xuân Dục. QTCBTY-Quốc Triều Chính Biên toát yếu. Bản Hán: thư viện Quốc gia; bản dịch: Huế: Thuận Hóa, 1998.
Châu bản triều Nguyễn, thời Minh Mệnh, Trung tâm lưu trữ Quốc gia I.
Choi Byung Wook. 2004. Southern Vietnam under the Reign of Minh Mạng. Ithaca, N.Y: Cornell University Press; bản dịch, Hà Nội: Thế giới, 2011.
Đại Nam Thực Lục (ĐNTL): bản Hán: Tokyo, 1977, bản dịch, Hà Nội: Giáo dục, 2004.
Đại Nam liệt truyện: bản Hán, Tokyo: 1977, bản dịch, Huế: Thuận Hóa, 1993.

http://tiasang.com.vn/-khoa-hoc-cong-nghe/Phe-phai-va-canh-tranh-quyen-luc-o-Viet-Nam-dau-the-ky-XIX-11180


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người Việt nên tìm hiểu trước khi tham gia Bitcoin


https://baomai.blogspot.com/

Một nhà quan sát bình luận về các tình huống 'không thể lường trước' sau khi một website ngưng giao dịch tiền điện tử.

Hôm 18/01/2018, chuyên gia về công nghệ thông tin Lê Huy Hòa nói về nền 'kinh tế blockchain'.

https://baomai.blogspot.com/
Ông Lê Huy Hoà tại một buổi thuyết trình về tiền điện tử tại Việt Nam.

Vào tuần này Bitconnect, một trong các website giao dịch tiền điện tử tuyên bố tạm ngưng giao dịch, khiến chính Bitconnect, một đồng tiền điện tử, sụt giá có thời điểm tới 90%, kéo theo tâm ly hoang mang cho các nhà đầu tư vào 'đồng tiền ảo' nói chung.

Tại Hà Nội, ông Lê Huy Hòa, người theo dõi sát công nghệ blockchain, nói với công nghệ mới, một nền kinh tế mới đang manh nha hình thành, thì nó cũng ảnh hưởng tương đối là lớn đến hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống.

"Mọi người nên tìm hiểu cái kênh nào đó, các cách nào đó, tham gia các khoá học tìm kiếm các thông tin để chia sẻ thảo luận, thì đó là cái tôi rất mong muốn bởi vì bản thân tôi khi phát triển về công nghệ thì chúng tôi có những dự án nhưng chúng tôi cũng rất cần những bạn chuyên gia lập trình viên hỗ trợ vì nếu không thì sẽ không có nguồn lực để làm. Lời khuyên của tôi là nên tìm hiểu."

"Khi vào nguyên tắc thì tiền của ai, tài sản của ai người đó phải tự chịu trách nhiệm cá nhân của mình về nó," ông Lê Huy Hòa nói.

Bối rối

https://baomai.blogspot.com/
Đồng tiền điện tử Bitcoin

Đề cập đến việc một bài báo Việt Nam nói rằng khi website Bitconnect ngừng hoạt động đã dẫn đến sự hoảng loạn cho người Việt, chuyên gia cho biết:

"Tôi nghĩ là không đến mức hoảng loạn nhưng bối rối thì có. Việc các website có liên quan đến nền kinh tế mới, nền kinh tế blockchain thì rõ ràng ở đây có thể xảy ra các tình huống không thể lường trước. "

https://baomai.blogspot.com/
Sự biến động liên tục về giá của Bitcoin

"Ở đây tôi muốn khẳng định theo quan điểm của tôi về bản chất thì đa cấp không xấu, tuy nhiên nếu sử dụng đa cấp như là một phương tiện để lừa đảo, gọi là đa cấp biến tướng. Tất nhiên cái kết luận của dạng hình đa cấp này như thế nào thì thuộc về trách nhiệm của cơ quan chức năng, không phải cá nhân tôi. Nhưng cái câu chuyện Bitconnect thì đang làm rất cho nhiều lo lắng vì nó có sự biến động về giá, nhất là những người đầu tư vào nó."

Từ ngày 1/1/2018, Việt Nam áp dụng cơ chế xử phạt hành chính đối với những người vi phạm giao dịch tiền điện tử vì chính phủ Việt Nam nói rằng không chấp nhận cái gọi là sở hữu cũng như là thanh toán, trao đổi qua đồng tiền điện tử.

https://baomai.blogspot.com/

Các giao dịch sử dụng Bitcoin đã bị cấm ở nhiều nước trên thế gới

Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Huy Hòa cho biết:

https://baomai.blogspot.com/

"Tôi nghĩ có lẽ ở một góc độ nào đó, thông thường hệ thống pháp luật được xây dựng còn liên quan đến cả cái cách thức để giải thích luật và việc này rất là quan trọng. Nó ảnh hưởng đến cộng đồng.

"Tôi có những bài phát biểu nói cũng tương đối hài hươc nhưng bản chất nó là như vậy. Tức là cái quá trình hoạch địch chính sách thì thông thương nó sẽ được thay đổi cùng với quá trình nhận thức của cả những người có vai trò, trách nhiệm ra chính sách lẫn những người được thụ hưởng chính sách đấy nhưng tôi vẫn luôn tin là và tôi nhận thấy điều này là một hiện trạng khách quan, là quá trình nhận thức này nó đang dịch chuyển càng ngày càng tích cực hơn và tôi rất kì vọng là nó không ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển công nghệ mới này."

https://baomai.blogspot.com/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

Con trai của Fidel Castro Cuba tự sát


https://baomai.blogspot.com/
Fidel Ángel Castro Díaz-Balart được biết đến như là "Fidelito" bởi vì dung mạo khá giống với cha mình.

Con trai 68 tuổi của Fidel Castro, Fidel Ángel Castro Díaz-Balart, đã tự tử tại Havana, theo truyền thông Cuba.

Ông được tìm thấy vào sáng thứ Năm, 1/2 và được tin là bị trầm cảm.

https://baomai.blogspot.com/

Được biết đến với cái tên "Fidelito", ông là con trai đầu lòng của cựu tổng thống, người đã chết vào tháng 11/2016.

Castro Díaz-Balart là một nhà vật lý hạt nhân đã được đào tạo tại Liên Xô cũ.

https://baomai.blogspot.com/

"Fidel Castro Diaz-Balart, người đã được một nhóm bác sĩ điều trị trong vài tháng vì bị trầm cảm nặng, đã tự kết liễu mạng sống của mình sáng nay," tờ báo chính thức của Cuba, Granma cho biết.

Truyền hình nhà nước nói rằng ông đã được điều trị y tế ngoại trú trong vài tháng gần đây, sau một thời gian nằm viện.

https://baomai.blogspot.com/

Vào thời điểm ông qua đời, ông là cố vấn khoa học cho Hội đồng Nhà nước Cuba và ông giữ chức vụ phó chủ tịch Học viện Khoa học Cuba.

Tiểu sử của ông cho biết ông là tác giả của nhiều cuốn sách, và đại diện cho giới học giả của Cuba tại các sự kiện quốc tế trên thế giới.

Thông báo trên truyền thông cho biết đám tang của ông sẽ do gia đình tổ chức và không cung cấp thêm thông tin nào khác.

https://baomai.blogspot.com/

Cha của ông, Fidel Castro, một biểu tượng cách mạng và là một trong những nhà lãnh đạo chính trị nắm quyền lâu nhất thế giới, đã qua đời ở tuổi 90 vào năm 2016.

https://baomai.blogspot.com/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chương 11

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chương 10

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nước Mỹ giàu có nhưng không tiến bộ'?


https://baomai.blogspot.com/


https://baomai.blogspot.com/
Trong suốt gần 100 năm qua, có hai phương pháp được sử dụng để đo lường sự giàu có của một quốc gia.

Một là GDP - tổng sản phẩm quốc nội, những gì mà một quốc gia tạo ra. Hai là tỷ lệ thất nghiệp.

Thế nhưng để đo khả năng phục vụ người dân của một quốc gia, hai phương pháp trên là không đủ và không mấy hữu ích.

Để đo lường tiến bộ xã hội - ví dụ như về phương diện khả năng tiếp cận giáo dục, thức ăn và nhà ở - thì những quốc gia nghèo thường làm tốt hơn các quốc gia giàu có.

https://baomai.blogspot.com/

"Về mặt tổng quan thì các nước giàu có tiến bộ xã hội cao hơn, nên việc có tăng trưởng kinh tế là hợp lý," ông Micheal Green, CEO của SPI (Chỉ số Tiến bộ Xã hội), cho biết. "Nhưng chúng tôi cũng nhận thấy tiến bộ xã hội không chỉ được giải thích bằng các chỉ số kinh tế. GDP không phải là cái đích cuối cùng."

Chỉ số tiến bộ xã hội là một trong rất nhiều chỉ số tổng hợp dữ liệu về các quốc gia trên thế giới - các quốc gia đó đang phục vụ người dân của họ như thế nào. Nhìn qua bảng xếp hạng có thể khiến chúng ta mơ về việc chuyển đến sống ở các quốc gia như Đan Mạch hay New Zealand.

https://baomai.blogspot.com/

Tuy nhiên, những dạng thông tin như vậy còn được dùng vào nhiều mục đích khác. 

Nó chỉ ra các mối tương quan gây tác động đối với chính sách. Ngoài ra, nó còn dùng để xác định xem quốc gia nào cần hỗ trợ tài chính và để dự đoán tương lai.

Một trong những cách thú vị mà những chỉ số đã được sử dụng là xem liệu một quốc gia đang tiến bộ hay đi lùi - hay đứng yên một chỗ.

https://baomai.blogspot.com/
Cuộc nổi dậy của người dân Tunisia đưa nước này trở thành quốc gia duy nhất chuyển sang chế độ bầu quốc hội một cách dân chủ trong phong trào nổi dậy Mùa Xuân Ả-rập

Có một số người cho rằng chính phủ Mỹ đang kém hiệu quả hơn bao giờ hết, ví dụ, dân chúng Mỹ có mức độ tin tưởng vào chính phủ thấp đi kể từ năm 1958. Nhưng Chỉ số Điều hành Toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WGI) cho biết mức độ hiệu quả của chính phủ Mỹ đã không thay đổi gì kể từ năm 1996. (Sự đo lường dựa trên phân tích như: Điều kiện đường cao tốc, chất lượng trường tiểu học và mức độ quan liêu).

https://baomai.blogspot.com/

Một số đất nước đã có sự thay đổi rõ rệt. Ví dụ như ở Tunisia sự minh bạch và tiếng nói, được đo qua các khía cạnh như niềm tin vào bầu cử, tự do báo chí, đã giảm liên tục từ năm 1996 đến 2010. Và rồi, cuộc biểu tình Mùa Xuân Ả Rập đã xảy ra. Năm 2011, Tunisa tăng từ vị trí thứ 9 các nước kém minh bạch nhất lên vị trí 36 và liên tục vươn lên kể từ đó. Tới năm 2016, nước này đồng hạng với Hungary ở vị trí 57.

Sẽ rất khó để chuyển từ vị trí rất thấp lên vị trí rất cao - ông Aart Kraay, nhà kinh tế học ở World Bank, người tham gia dự án WGI nói trong một phân tích gần đây. "Khi một chính phủ tốt được thành lập, nó sẽ có khuynh hướng duy trì lâu," ông nói. "Nhưng rất khó để đạt được điều đó."

Khó khăn tài chính

https://baomai.blogspot.com/

Mỹ là một ví dụ. Dù nước Mỹ thuộc top 5 quốc gia trên thế giới về GDP trên đầu người nhưng Mỹ xếp thứ 18 về chỉ số tiến bộ xã hội - gần với Estonia chứ không phải Canada. Tương tự, Hà Lan có cùng mức GDP với Saudi Arabia cũng như Chile và Kazakhstan có cùng xếp hạng với Philippines và Angola. Tuy nhiên, Hà Lan, Chile và Philippines hơn hẳn các nước này về chỉ số tiến bộ xã hội.

Ở Liên hiệp châu Âu cũng vậy. Xét về chỉ số tiến bộ xã hội, Upper Norrland có chỉ số cao nhất, Thụy Điển - dù có cùng GDP tính trên đầu người với Bucharest, Romania, nhưng xếp hạng cao hơn hẳn các quốc gia này.

https://baomai.blogspot.com/

Một điều thú vị là, số liệu từ EU cho thấy không có mối quan hệ nào giữa tiến bộ xã hội và tỷ lệ thất nghiệp. Bạn sẽ nghĩ rằng có nghề nghiệp sẽ làm cải thiện mức sống của một người. Tuy nhiên, khi tỷ lệ thất nghiệp ở Anh đạt mức thấp nhất trong lịch sử thì tiến bộ xã hội ở nước này lại là một đường ngang.

"Chúng ta có phương pháp truyền thống để đo lường một xã hội và một trong những phương pháp đã được sử dụng hơn 80 năm qua là tỷ lệ thất nghiệp," ông Green nói.

"Nhưng nó không cho chúng ta biết câu chuyện thực về chất lượng cuộc sống của người dân nước đó, vì bản chất của các công việc đã thay đổi." Hợp đồng 0 giờ làm việc - cũng là một hợp đồng lao đồng lao động, tuy nhiên nó không có tác động tới tiến bộ xã hội.

https://baomai.blogspot.com/


Mặt khác, có một quốc gia như Costa Rica - "một đất nước không khác gì phần lớn Mỹ Latin, là một quốc gia có thu nhập trung bình," ông Juan Botero, giám đốc dự án World Justice cho biết. "Tuy nhiên trong suốt 40-50 năm qua, đất nước này có một thể chế rất vững. Và bạn có thể thấy, các sản phẩm xã hội của đất nước này đều vượt hẳn các nước láng giềng: Costa Rica có một xã hội yên bình và phồn vinh."

Vậy nếu sự thịnh vượng không phải thước đo chuẩn mực cho chất lượng điều hành quốc gia, vậy thì cái gì sẽ cho ta biết?

https://baomai.blogspot.com/

Ông Botero đang xây dựng Chỉ số Pháp trị cho dự án World Justice, bao gồm các chỉ số căn bản như tính minh bạch của chính phủ, bảo vệ dân quyền và quá trình hành pháp công bằng. Ông đã phát hiện ra ít nhất một mối liên hệ.

"Rất nhiều các nghiên cứu trước đó cho rằng sự thịnh vượng gắn liền với sức khỏe," ông Botero nói. "Chúng tôi phát hiện ra rằng, pháp trị là chỉ số dự báo cho sức khỏe, nhưng không liên quan gì đến sự thịnh vượng. Xã hội có pháp trị càng vững chắc thì các vấn đề về sức khoẻ như tỷ lệ tử vọng thai sản, tuổi thọ, bệnh tật cũng cao, bất chấp mức độ phát triển của đất nước."

Điều đó không có nghĩa là sự thịnh vượng không quan trọng. Những nước có chỉ số sức khỏe cao thường là những nước giàu, nhưng không phải là tất cả. Điều này khiến một số chuyên gia cho rằng, trong khi tăng trưởng kinh tế không phải luôn phục vụ người dân, thể chế và nhiều khía cạnh khác giúp phục vụ người dân và cũng giúp tăng trưởng kinh tế.

https://baomai.blogspot.com/

"Khi bạn giàu có, bạn sẽ trả lương tốt hơn cho cảnh sát," ông Botero chỉ ra. "Mặt khác, với một thế chế mạnh sẽ làm giảm hành vi phạm tội và khiến đất nước giàu có hơn."

Ảnh hưởng toàn cầu

Với những thông tin mà các chỉ số đem lại, không có gì ngạc nhiên khi chúng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. EU sử dụng chỉ số tiến bộ xã hội để đưa ra các chính sách. Các công ty cũng đang dùng chúng: Tập đoàn Disney Corporation đang dùng chỉ số WGI của World Bank quyết định xem nên chọn đất nước nào làm nơi sản xuất sản phẩm của họ.

Chúng cũng được dùng để xác định một đất nước cần được hỗ trợ tới đâu. Công ty Millennium Challenge của Mỹ đã đầu tư 11 tỷ đôla cho các khoản hỗ trợ tài chính kể từ khi công ty ra đời, năm 2004, tới nay. Chỉ số tiến bộ xã hội còn là một trong những tiêu chí quan trọng để xem xét sự phù hợp của một dự án như: Chỉ số kiểm soát tham nhũng, dân chủ hay hiệu quả chính phủ.

https://baomai.blogspot.com/

Nhưng khái niệm này lại gây ra nhiều tranh cãi.

Nhiều chỉ số đã cố gắng đo lường khái niệm "chính phủ hiệu quả'' - khái niệm được đặt ra đầu tiên bởi các định chế tài chính quốc tế, Giáo sư luật quốc tế Linda Reif thuộc đại học Alberta, nói. Những quốc gia cấp viện như Mỹ sẽ dùng nó như một bộ các tiêu chí để hỗ trợ phát triển các quốc gia khác.

"Một trong những ý kiến chỉ trích đó là ở một mức độ nào đó, khái niệm này bị áp đặt lên phía Nam địa cầu," bà nói. "Một số học giả… nói rằng khái niệm này có từ cơ chế thuộc địa, cũng là cơ chế đưa ra luật quốc tế."

https://baomai.blogspot.com/
Singapore đứng thứ 9 toàn cầu trong bảng xếp hạng các nhà nước pháp quyền, nhưng bị Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp hạng 55 trong phúc trình Khoảng cách Giới Toàn cầu

Những ý kiến chỉ trích cũng chỉ ra rằng nhiều chỉ số được dựa trên giá trị của phương Tây, như tôn trọng hôn nhân đồng giới hay tôn giáo.

Một cuộc tranh cãi khác về việc những chỉ số này liên quan đến một nửa giới tính còn lại của thế giới: Phụ nữ.

Các nhà nghiên cứu cho biết, ví dụ, ở khắp các quốc gia trừ những nước giàu nhất, không có mối liên hệ nào giữa tình trạng pháp trị với địa vị phụ nữ. Nếu một quốc gia có hệ thống pháp luật mạnh đảm bảo được sự công bằng và bình đẳng nhưng một nửa dân số của họ vẫn không có sự tiếp cận bình đẳng trong công việc, giáo dục hay y tế như nam giới, thì bạn có thể lập luận rằng có lỗ hổng, hoặc ít nhất là có sự thiếu hoàn thiện, trong việc đo lường.

Điều này khiến chúng ta phải cẩn thận hơn với các chỉ số, các chuyên gia nói. Cái nhìn của từng người về các quốc gia sẽ khác xa những thông tin mà các chỉ số này mang lại.

Nhìn vào tương lai

Mặc cho các ý kiến chỉ trích, những chỉ số này là một khởi điểm tốt. Một trong những lý do lớn nhất là chúng có thể chỉ ra các xu hướng ngầm, trong đó có những xu hướng không bị kiểm soát, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

https://baomai.blogspot.com/

Tunisia là một ví dụ. Nếu các chỉ số đo lường về tiếng nói và minh bạch bị giảm, bạn sẽ không thấy ngạc nhiên khi một người bán hoa quả chống đối lại một quan chức địa phương có thể làm dậy lên cả chuỗi các sự kiện, từ đó tạo nên Mùa Xuân Ả Rập.

https://baomai.blogspot.com/

Venezuela là một ví dụ khác. Mặc dù từng giàu có hơn các nước láng giềng rất nhiều, đất nước này đang trong thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng. Ông Botero cho biết, "Venezuela đứng cuối trong xếp hạng nhà nước pháp quyền trong nhiều năm, kể cả khi chính phủ đã cố duy trì sự tồn tại của pháp trị. Những điều cơ bản này thường có thể dự đoán được tương lai."

Điều ngược lại cũng có thể đúng. Ông Botero chỉ vào nước Mỹ. "Đảng Cộng Hòa nắm cả lưỡng viện, ở đất nước có dân chủ thấp, chính phủ sẽ có khả năng làm bất kì điều gì mình muốn.

https://baomai.blogspot.com/

Nhưng điều này không xảy ra ở Mỹ," ông nói. "Kể các các vấn đề được đảng nắm quyền coi là ưu tiên cũng sẽ không được thông qua, vì có nhiều bên khác cùng xem xét. Bởi vậy với nước Mỹ, đó là câu chuyện thành công - tính đến hiện tại."

Vậy cái gì tạo nên một quốc gia ổn định, an toàn, công bằng và mang lại cuộc sống chất lượng cho người dân?

Dường như có hai nhân tố chính. Dù cho một đất nước đang theo đuổi tiến bộ xã hội hay một chất lượng điều hành của chính phủ, điều quan trọng là quyết tâm cải thiện thể chế… và thời gian để có được nó.

"Chúng tôi đo lường đầu ra, không phải đầu vào: Bạn không thể thay đổi tiến bộ xã hội chỉ bằng cách thay đổi luật hoặc chi ra một khoản tiền. Do đó, quyết tâm lâu dài để tạo ra tiến bộ xã hội là một nhân tố" tạo nên thành công, ông Green nói.

Tương tự, ông Botero chỉ ra rằng những quốc gia đã phát triển một thể chế mạnh trong một khoảng thời gian dài, như Mỹ hay Anh, ít có nguy cơ bị đi lùi.

https://baomai.blogspot.com/

Nếu bạn nhìn vào thứ khiến một quốc gia thành công, có vẻ như không nên nhìn vào GDP hay tỷ lệ thất nghiệp. Hãy nhìn vào tinh thần trách nhiệm của chính phủ đối với người dân, và khả năng duy trì tinh thần đó.



Amanda Ruggeri




Phần nhận xét hiển thị trên trang

NHỮNG CHỨNG CỨ TƯỞNG TƯỢNG




Luật sư Đặng Đình Mạnh nói với VOA rằng ông ngưỡng mộ khí phách kiên cường của ba nhà hoạt động dân chủ Vũ Quang Thuận, Trần Hoàng Phúc và Nguyễn Văn Điển trong một phiên tòa ở Hà Nội hôm 31/1. 

Luật sư Mạnh cho biết ông Thuận bị kết án 8 năm tù với 5 năm quản chế, ông Điển 6.5 năm tù với 4 năm quản chế và Trần Hoàng Phúc 6 năm tù, 4 năm quản chế sau khi mãn án tù, về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước.”(VOA)

Phiên toà ngày hôm qua, có nhiều vấn đề về luật pháp bộc lộ và cả những yếu kém của nền tư pháp cũng như tư duy pháp lý của những người tiến hành tố tụng vốn vẫn được vận hành theo một lề thói lạc hậu, bất khoa học và thường vi phạm ngay cả chính luật pháp mà họ đã đặt ra.
Cả ba người gồm Vũ Quang Thuận (chủ mưu), Nguyễn Văn Điển (trực tiếp giúp sức và ở cùng nhà với Thuận) và Trần Hoàng Phúc (giúp sức, về kỹ thuật quay videp, livestream, đi mua máy tính cho ông Thuận sử dụng vào mục đích cá nhân).

Họ bị buộc tội bởi việc làm ra, phát tán 17 video, clip được cho là có dấu hiệu xâm phạm vào tội Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Điều 88 BLHS năm 1999, sửa đổi năm 2009.

Với 17 video, clip được dùng để buộc tội, đã được dùng để giám định và được dịch ra bản chữ viết, trong đó bản dịch được dùng lại là bản dịch bị cắt đoạn (thể hiện bằng dấu “...”), đôi khi có lời chú thích của chính người thực hiện. Còn kết luận của các giám định viên thì chỉ trích một phần nội dung video, đôi khi chỉ trích tên (tiêu đề) của clip mà không có bất cứ nội dung nào, và sau khi liệt kê theo cách này, các giám định viên đã kết luận rằng các video này đã “xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; phao tin bịa đặt làm mất niềm tin và gây hoang mang trong nhân dân”.

Trần Hoàng Phúc. Ảnh: Internet

Riêng Trần Hoàng Phúc, bị cáo buộc vì đã chỉ cho ông Thuận và Điển cách quay 3 video, clip và có đi cùng Điển mua một vài thiết bị, nhưng Phúc không tham gia vào bất kỳ việc tạo lập hoặc tán phát các clip đó lên mạng internet. Phúc còn bị cáo buộc thêm chỉ bởi trong điện thoại cá nhân có chứa một tấm ảnh chế không rõ nội dung cũng như hình ảnh cá nhân của người đứng đầu đảng và hoàn toàn không thể xác định được ý định chủ quan để chống nhà nước. Đồng thời, Phúc cũng viết tay ba tài liệu chỉ khoảng 2 trang với vài dòng ngắn ngủi không liên quan đến bất cứ nội dung nào của vụ án và với mục đích chống lại nhà nước. Tuy nhiên, tất cả những thứ đó đều được dùng làm căn cứ buộc tội Phúc một cách khiên cưỡng đến mức khó thể nào chấp nhận được.

Các luật sư đã yêu cầu Hội đồng xét xử, căn cứ theo các điều 15, điều 26, điều 108, điều 305, điều 313 và điều 326 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, sửa đổi năm 2017, để trực tiếp công khai, thẩm tra các tài liệu, chứng cứ là 17 clip được dùng để làm căn cứ buộc tội đối với các bị cáo. Tuy nhiên, vị chủ toạ phiên toà nói, do thiếu cơ sở vật chất và do các clip khá dài nên sẽ không thể đủ thời gian để trình chiếu tại phiên toà được. Nên các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của Toà án, của luật pháp đã bị phá vỡ một cách công nhiên, số phận pháp lý một con người bị xem nhẹ đến mức lạ lùng và hết sức đáng kinh ngạc.

Tôi bào chữa cho bị cáo Thuận và Phúc. Tôi phân tích hai vấn đề lớn nhất của vụ án, về hai mặt:

1. Về phần luật nội dung: Dùng kết luận giám định về tư tưởng và kết luận về mặt khách quan của hành vi là hoàn toàn sai lầm và vi phạm nghiêm trọng về áp dụng pháp luật; nếu dùng kết luận giám định đó, mà không có bất cứ tiêu chuẩn hay căn cứ pháp lý nào để kết luận hành vi của một người đã đủ cấu thành về các mô tả mặt khách quan của nội dung quy phạm của điều luật là một sự xâm phạm nghiêm trọng vào Hiến pháp cũng như mọi nguyên tắc về vận dụng pháp luật, bởi chính các giám định viên đã dùng ý chí của mình để kết tội các cá nhân thay cho toàn bộ các cơ quan tiến hành tố tụng. Điều này sẽ phá huỷ mọi học thuật pháp lý, phá bỏ Hiến pháp và cả nền luật pháp quốc gia;

2. Về mặt tố tụng: chứng cứ duy nhất để buộc tội các bị cáo là các kết luận giám định về 17 clip. Tuy nhiên, chứng cứ gốc lại không được xem xét, thẩm tra công khai, khách quan và toàn diện tại phiên toà, mà chỉ dùng bản chuyển và dịch nội dung các bản video sang bản chữ viết nhưng cắt đoạn, không đầy đủ. Vậy chúng ta đang phải tưởng tượng ra các chứng cứ này để dùng làm căn cứ mà lập luận tại phiên toà. Vậy làm sao có thể chấp nhận một phiên toà mà ở đó xem thường chứng cứ và các căn cứ về luật pháp rõ ràng đến mức đó? Riêng đối với 3 clip cáo buộc bạn Phúc, có 02 clip mà đã được những người tham gia nhận dạng người quay các clip này là người khác. Còn Clip thứ 3, không có chứng cứ ngay trong kết luận giám định, cũng không có bản chuyển dịch sang chữ viết. Nhưng công tố viên vẫn nhất quyết cáo buộc Phúc vào tội danh này.
Tiếp nữa, về thẩm quyền giám định, Bộ Thông tin và truyền thông không có thẩm quyền giám định các nội dung liên quan đến an ninh thông tin, mà thẩm quyền thuộc về Bộ Công an. Nên không có thẩm quyền thì những gì được tạo lập bởi những cơ quan này sẽ trở nên vô giá trị pháp lý. Mặt khác, các giám định này chỉ dựa vào suy luận bởi ý chí các cá nhân giám định, tức chính họ tạo ra pháp luật và áp đặt mình trên luật pháp. Không thể có một điều lạ lùng như thế trong một nền tố tụng, trong một nền học thuật và trong một xã hội văn minh cũng như nhà nước pháp quyền đầy đủ.

Riêng với các luận cứ biện hộ của tôi, kiểm sát viên không đối đáp, tranh luận bất kể nội dung nào.

Tôi biện hộ rằng, nếu với tư duy pháp lý và tư duy tố tụng cáo buộc con người một cách bất chấp (theo kiểu suy đoán có tội) như thế này thì mỗi chúng ta đều có thể trở thành nạn nhân bất cứ lúc nào. Và nếu vận dụng và duy trì phiên toà theo cách chối bỏ các nghĩa vụ đảm bảo công lý và bảo đảm luật pháp như này thì mọi sự bất công sẽ được thoả mãn. Người dân sẽ mất đi vị thế làm chủ của một quốc gia, và là chủ của một nhà nước.

Bạn trẻ Trần Hoàng Phúc, đã nói rằng, ngày xưa bà Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã được chế độ VNCH xét xử bởi một phiên toà công khai và công bằng như thế nào. Vậy mà giờ đây chúng tôi lại không được nói, không được xét xử công bằng. Các ông cố cáo buộc tôi với những thứ hết sức phi lý? Ngày xưa nếu chúng tôi chống lại những tên tham nhũng như Đinh La Thăng hay Trịnh Xuân Thanh thì chúng tôi cũng sẽ mắc tội chống lại nhà nước. Vậy bây giờ thì nhìn xem những gì chúng tôi lên tiếng và chống lại có đúng đắn hay không? Các ông có thể xét xử tôi 10 năm, 20 năm, nhưng nó chứng tỏ rằng chế độ này có thể tồn tại đến mức đó không? Và tôi sẽ tiếp tục chống lại đến khi nào xã hội có dân chủ thì thôi. Bạn Phúc có khóc, vì cảm xúc quá lớn trong một trái tim đầy nhiệt huyết cũng như bị cầm tù trong sự phản kháng ôn hoà, mà theo họ đó là những quyền năng và mục đích hoàn toàn chính đáng của một công dân.

Tôi xin nhắc lại một câu nói mà tôi vẫn hay nói, rằng, nếu con người và luật pháp không được đảm bảo thì mọi sự an ninh đều trở nên vô nghĩa.
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang