TTO - Ngày 1-2, TAND TP.HCM đã xét xử và tuyên phạt Hồ Văn Hải (54 tuổi, ngụ Q.5, bác sĩ phòng khám đa khoa Á Châu) 4 năm tù, đồng thời phạt quản chế bị cáo 2 năm về tội Tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bị cáo Hải tại tòa - Ảnh: TUYẾT MAI
Theo cáo trạng, căn cứ vào tài liệu chứng cứ thu thập được, vào lúc 9h30 ngày 2-11-2016, Cơ quan an ninh điều tra - Công an TP.HCM đã khám xét khẩn cấp phòng khám đa khoa Á Châu (thuộc P.Linh Tây, quận Thủ Đức) phát hiện Hồ Văn Hải đang sử dụng máy tính của phòng khám lên mạng internet thực hiện quyền quản trị blog bshohai và sử dụng facebook phát tán nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc, nói xấu Đảng và Nhà nước.
Qúa trình điều tra thể hiện: năm 1989, Hải tốt nghiệp trường ĐH Y Dược TP.HCM ngành bác sĩ đa khoa. Sau đó, Hải làm việc ở bệnh viện Chợ Rẫy một thời gian rồi xin nghỉ ra hành nghề bác sĩ tại các phòng khám đa khoa.
Trong thời gian hành nghề tại phòng khám đa khoa Á Châu, Hải thường xuyên lên mạng tìm hiểu tin tức thời sự trong và ngoài nước, tìm hiểu về tình hình kinh tế, chính trị của Việt Nam.
Hải thấy nhiều trang mạng đăng tải nhiều bài viết nói xấu, xuyên tạc chủ trương đường lối chính trị, chính sách kinh tế của Nhà nước Việt Nam.
Từ năm 2009, Hải tạo lập và sử dụng trang blog bshohai và tài khoản facebook để viết và đăng tải nhiều bài viết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam và thế giới.
Nhưng đến đầu năm 2015, lợi dụng các sự kiện chính trị quan trọng đang và sắp diễn ra trong nước, Hải đã soạn thảo và đăng tải nhiều bài viết có nội dung bôi nhọ, vu khống lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc đường lối chủ trương, chính sách, kêu gọi nhân dân tham gia biểu tình chống Formosa, tham gia phong trào bất tuân dân sự, không chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đàng và Nhà nước, tẩy chay bầu cử HĐND các cấp...
Trong số 75 bài viết đã được đăng tải trên mạng và tàng trữ trong máy tính của Hải, có 36 bài vi phạm quy định của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
TPO - Ông Hồ Văn Hải, chủ tài khoản Facebook 'Hồ Hải' và blog 'BS Hồ Hải' có hành vi tán phát thông tin, tài liệu chống Nhà nước.
Theo cơ quan công an, Hồ Văn Hải bị bắt quả tang ngày 2/11/2016.
Ngày 1/2, TAND TP.HCM đã tuyên án sơ thẩm, phạt bị cáo Hồ Văn Hải (SN 1964, hộ khẩu thường trú tại số 9, Lầu 03 Nghĩa Thục, Phường 5, Quận 5, TP.HCM) 4 năm tù giam và 2 năm quản chế tại gia, về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Theo cáo trạng, tối 2/11/2016, Cơ quan An ninh Điều tra CA TP.HCM phối hợp với Công an Quận Thủ Đức bắt quả tang Hồ Văn Hải, đang có hành vi tán phát thông tin, tài liệu chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên Internet tại số 891 Kha Vạn Cân, Phường Linh Tây, Quận Thủ Đức.
Tiến hành điều tra cho thấy, lợi dụng các sự kiện chính trị quan trọng đang và sắp diễn ra trong nước, Hải đã soạn thảo và đăng tải nhiều bài viết có nội dung bôi nhọ, vu khống lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam, kêu gọi tham gia biểu tình chống Formosa, tham gia phong trào bất tuân dân sự, tẩy chay bầu cử HĐND các cấp...
Tổng cộng Hồ Văn Hải đã có 36 bài vi phạm quy định của Nghị định 72/2013/NĐ-CP của chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
MTG - Vụ án Vũ 'nhôm', nếu điều tra tới nơi tới chốn, có thể sẽ đụng chạm tới những "vùng cấm" trong thực tế, mặc dù về lý thuyết thì không có “vùng” nào nằm ngoài vòng pháp luật.
Từ lâu trước khi vụ án được khởi tố, nhiều tài liệu đóng dấu “Mật” với các cấp độ khác nhau được phát tán trên mạng xã hội có liên quan đến Vũ 'nhôm' và công ty của anh ta. Những tài liệu đó gián tiếp chỉ ra vì sao Vũ 'nhôm' được ưu ái. Đó là những tài liệu giả hay tài liệu thật không ai có thể biết chắc. Không có cơ quan nào khẳng định điều đó. Báo chí cũng không dám hỏi, mà dù có hỏi cũng không ai dám trả lời. Đó đang là một bức tường ngăn cản báo chí tiếp cận sự thật. Đây là tình trạng chưa có tiền lệ. Cho đến nay, mới chỉ có một thông tin duy nhất được xác nhận từ phát biểu của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa, rằng Vũ 'nhôm' là thượng tá công an.
Cũng từ trước khi Vũ 'nhôm' bị khởi tố, cơ quan an ninh đã công bố một danh sách gồm 9 dự án và 31 nhà, đất công sản bị điều tra, tất cả đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến Vũ 'nhôm'. Một số tờ báo bắt đầu đăng tải những sai phạm tại các dự án đó và nêu tình trạng công sản bán cho Công ty của Vũ 'nhôm' không qua đấu giá làm thất thoát một lượng tài sản khổng lồ của nhà nước. Nhưng vì sao Vũ 'nhôm' được ưu ái đến như vậy? Tổ chức, cá nhân nào đã tiếp tay cho Vũ 'nhôm' chiếm đoạt lượng tài sản khổng lồ này Báo chí không thể đi xa hơn. Không phải chúng ta thiếu những nhà báo dũng cảm, mà báo chí đang va phải một bức tường. Đó là những tài liệu mật không được xác minh.
Cần nhớ, Vũ 'nhôm' bị khởi tố vì tội danh “làm lộ bí mật nhà nước”. Nhưng đó là bí mật gì thì công chúng không được biết. Những bí mật này có liên quan gì với những thứ gọi là “tài liệu mật” được tung lên mạng hay không cũng chưa ai xác nhận.
Theo chúng tôi, nếu thật sự có những tài liệu mật liên quan đến Vũ 'nhôm' thì dù cơ quan an ninh điều tra hay cơ quan điều tra của cấp nào đi chăng nữa cũng không thể động đến anh ta, vì họ không được phép tiếp cận những tài liệu đó nếu chúng không được giải mật. Nhưng vì cơ quan an ninh điều tra đã vào cuộc, cho nên nếu có những tài liệu mật đó thì rất có thể chúng đã được được một cấp có thẩm quyền giải mật theo các điều khoản của Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước và Nghị định 33 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
Vấn đề là các nhà báo không thể biết những tài liệu trôi nổi trên mạng là thật hay là giả, nếu chúng là thật thì cũng không thể biết chúng đã được giải mật hay là chưa và giải mật tới đâu. Đó là lý do khiến các nhà báo phải đứng ngoài, không làm được nhiệm vụ hỗ trợ cơ quan bảo vệ pháp luật trong vụ án này. Bởi vì đụng tới tài liệu mật mà chưa giải mật thì họ sẽ bị dính vào vòng tố tụng.
Xin lưu ý với các cấp có thẩm quyền: Bảo vệ tài sản quốc gia, chống tham nhũng, chống “lợi ích nhóm” không chỉ là trách nhiệm riêng của các cơ quan bảo vệ pháp luật, nó phải đồng thời là trách nhiệm của báo chí và của mọi công dân. Hơn nữa, quyền hạn và trách nhiệm của báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng đều có quy định trong nhiều đạo luật. Bởi vậy, cơ quan có thẩm quyền cần có trách nhiệm chính thức kết luận những tài liệu mật phát tán trên mạng xã hội liên quan đến Vũ nhôm là thật hay là tài liệu giả, nếu là thật thì cần công khai quyết định giải mật những tài liệu đó cho báo chí tiếp cận, đó là cách để bảo vệ các nhà báo trong quá trình tiếp cận sự thật. Và không chỉ riêng đối với trường hợp liên quan đến Vũ 'nhôm'. Trừ các dự án trong lãnh vực an ninh quốc phòng do cơ quan nhà nước có chức năng làm chủ đầu tư, tất cả các tài liệu liên quan đến các dự án của các nhà đầu tư tư nhân trong nước và nhà đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng đều phải được giải mật, nếu như có các tài liệu mật liên quan đến các dự án này.
Tình trạng vô pháp ở Đà Nẵng diễn ra hàng chục năm, riêng 9 dự án và 31 công sản liên quan đến Vũ 'nhôm' cũng diễn ra từ hơn 10 năm nay, nhưng cơ quan bảo vệ pháp luật cả ở địa phương và trung ương đều không động tới, nói thẳng là vô trách nhiệm. Vì vậy, hơn ở đâu hết và hơn bao giờ hết, việc điều tra, kiểm tra, thanh tra tình trạng vô pháp ở Đà Nẵng cần phải được sự hậu thuẫn và giám sát của báo chí.
Tất nhiên, theo luật pháp nước ta, đã là bí mật quốc gia chỉ được lưu hành trong phạm vi luật định theo các cấp độ bí mật. Không chỉ đối với dân chúng, mà cả những người lãnh đạo mà tiếp cận tài liệu mật không đúng thẩm quyền là phạm pháp. Báo chí không có quyền đòi hỏi Nhà nước công bố tài liệu mật. Nhưng trong trường hợp của vụ án này, theo chúng tôi, nếu có những tài liệu mật liên quan đến các dự án và việc làm ăn phi pháp của Vũ 'nhôm' thì những tài liệu mật đó đều bất hợp pháp, cần phải giải mật và công khai cho dân chúng biết.
Chúng tôi không đồng tình với quan điểm cho rằng do vụ án đang trong quá trình điều tra nên chưa thể công bố được điều gì. Bởi vì, nếu không có kết luận và công bố sớm thì với tất cả những gì mà người dân được biết một cách không chính thức, thì người dân khó mà tin vào sự an toàn của các thiết chế an ninh quốc gia của chúng ta. Việc công bố sớm không những không có hại gì mà còn chứng tỏ các thiết chế an ninh quốc gia của chúng ta đang rất mạnh và đủ tin cậy, không gì có thể làm lũng đoạn được.
Dư luận Mỹ gần đây xôn xao về một tài liệu mật, có tên là “Bản ghi nhớ FISA” (FISA Memo), được cho rằng nếu tiết lộ có thể khiến nhiều nhân vật cao cấp trong chính quyền Obama bị buộc tội, trong khi giải oan hoàn toàn cho ông Trump về cái gọi là “Hồ sơ Trump-Nga”.
FISA Memo là gì?
FISA Memo là bản ghi nhớ tình báo mật về sự lạm dụng FISA (Foreign Intelligent Surveillance Act – Đạo luật Theo dõi Tình báo nước ngoài) trong cuộc điều tra Trump-Nga.
Bản ghi nhớ này đã được Ủy ban Tình báo Hạ viện đọc qua, vạch ra hành vi lạm dụng của Cục Điều tra Liên bang (FBI) và của Bộ Tư pháp (DOJ) thuộc chính quyền Obama về cách thực hành điều tra về ứng cử viên Donald Trump.
Hiện nay, các đảng viên Cộng hòa đang vận động cho hồ sơ mật được công bố để tất cả thành viên của Hạ viện được đọc trong buổi điều trần riêng.
“Nếu dân chúng Mỹ đã biết chuyện gì đã xảy ra, nếu họ thấy nội dung của hồ sơ này, họ sẽ biết rõ ràng tin tức mà mọi người đã bàn luận suốt vài tháng qua”, Nghị sĩ Matt Gaetz (đảng Cộng hòa – Florida) nói. “Tôi nghĩ rằng điều này không chỉ kết thúc bằng việc sa thải. Tôi tin rằng những người này phải đi tù. Anh không thể cố gắng phá hoại đất nước chúng ta, phá hoại cuộc bầu cử của chúng ta, rồi chỉ bị sa thải”.
‘Người trong cuộc’ hé lộ nội dung
Mới đây, tờ True Pundit đã dẫn nguồn tin từ các nguồn thực thi pháp luật liên bang có kiến thức nội bộ về những gì liên quan đến các âm mưu của cơ quan tình báo Mỹ về nội dung khái quát của FISA Memo:
6 cơ quan Mỹ đã tạo ra một lực lượng đặc nhiệm ngầm, do Brennan của CIA đứng đầu, để thực hiện theo dõi hoạt động trong nước của các cộng sự của ông Trump và có thể cả ông Trump.
Giả vờ không biết và làm như hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Mỹ, lực lượng này đã chuyển các dữ liệu giám sát cộng sự của ông Trump cho cơ quan gián điệp Anh GCHQ.
Họ muốn dùng GCHQ như một cánh cửa sau để nghe trộm, sau khi FBI bị thất bại trong việc xin giấy phép FISA để theo dõi điện thoại các cộng sự của ông Trump.
GCHQ không làm việc ở London hay Anh. Trên thực tế, cơ quan gián điệp đã làm việc tại trụ sở của NSA tại Fort Meade, MD với sự giám sát trực tiếp và hướng dẫn của NSA để thực hiện theo dõi sâu rộng đối với các cộng sự của ông Trump.
Hoạt động nghe lén phi pháp đã được triển khai vài tháng trước khi cựu gián điệp Anh Christopher Steele biên soạn “hồ sơ Trump” gây tranh cãi.
Bộ Tư pháp và FBI đã thiết kế cuộc họp tại Tháp Trump giữa Trump Jr., Manafort và Kushner với các quan chức Nga đang gây tranh cãi để lấy cớ tấn công các cộng sự của ông Trump.
Sau khi những người ở Tháp Trump ngồi xuống nói chuyện, GCHQ bắt đầu nghe lén Manafort, Trump Jr. và Kushner.
Sau đó, Cơ quan gián điệp của Anh có thể chính thức xác minh việc nghe lén các cộng sự của ông Trump như một mặt trận tình báo cho NSA vì luật sư Nga tại cuộc họp, Natalia Veselnitskaya, được coi là một nguy cơ an ninh quốc tế và thậm chí không được phép nhập cảnh vào Mỹ hoặc Anh.
Bằng cách sử dụng GCHQ, NSA và các đối tác tình báo của họ đã khắc phục được một lỗ hổng để nghe lén ông Trump mà không cần giấy phép của FISA. Mặc dù các cơ quan của Mỹ theo dõi điện thoại và email của công dân Mỹ bên trong nước Mỹ không có giấy phép là phi pháp, thì tình báo Anh lại không vi phạm điều đó, ngay cả khi GCHQ đang theo dõi cộng sự của ông Trump trên đất Mỹ tại Fort Meade.
Các băng nghe lén, có được bằng các biện pháp phi pháp, đã được Công tố viên đặc biệt Robert Mueller sử dụng trong điều tra Trump-Nga, dù chúng được coi là “quả độc”.
Natalia Veselnitskaya (Ảnh: NYT)
Ai cấp visa cho Veselnitskaya?
Veselnitskaya, người có mặt trong cuộc họp tại Tháp Trump, đã không được nhập cảnh vào Mỹ do có mối quan hệ với FSB Nga.
Nhưng chỉ vài ngày trước cuộc họp tháng 6/2016, Veselnitskaya đã được cấp thị thực hiếm hoi để vào Mỹ. Người cấp là Preet Bharara, công tố viên quận phía Nam của New York.
Các nguồn thực thi luật liên bang cho biết Bharara chỉ đơn giản làm theo lệnh của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lynch, người vận động hành lang cho Bộ Ngoại giao Mỹ phát hành thị thực nhập cảnh không nhập cư B1 / B2. Điều này cho phép Veselnitskaya nhập cảnh vào Mỹ với mục đích duy nhất là dụ các cộng sự của ông Trump vào tròng.
Veselnitskaya cũng có thể đã được chính phủ Mỹ thanh toán tiền, theo các nguồn tin của FBI. Theo báo cáo hồi tuần trước, Steele đã biên soạn hồ sơ của ông Trump cũng đã được trả ít nhất 100.000 USD từ các quỹ FBI. Nhưng điều đó đã xảy ra sau đó, sau khi việc nghe lén được tiến hành.
Những năm gần đây, Thượng Mỗ (Đan Phượng, Hà Nội) được biết đến là xã điển hình về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là chuyển đất lúa sang cây ăn quả có múi. Đặc biệt, cây bưởi Diễn đã bén duyên và trở thành cây đặc sản cho thu nhập cao, trung bình từ 100-500 triệu đồng/hộ.
Cây bưởi Diễn còn được người nông dân nơi đây thuần hóa, lai tạo trở thành nhãn hiệu riêng: “Bưởi tôm vàng Đan Phượng”.
Đệ nhất bưởi tôm vàng “cháy hàng” trước tết
Mặc dù, còn 2 tuần nữa mới đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 và với giá bán khá “chát”, trung bình 50.000 đồng/quả nhưng những vườn bưởi tôm vàng ở xã Thượng Mỗ gần như đã “cháy hàng”.
Lý giải việc bưởi tôm vàng được khách đặt mua nhiều, ông Phan Văn Hào (SN 1953) là 1 trong những hộ trồng bưởi đầu tiên ở xã Thượng Mỗ cho hay: “Nhiều người gọi bưởi tôm vàng là đệ nhất bưởi cũng phải, bởi giống bưởi này khi chín không chỉ có màu sắc vàng tươi rất đẹp, khi ăn có vị ngọt dịu đặc trưng mà còn có mùi thơm đặc biệt, đến độ mà người ăn chỉ cần sờ vào vỏ thôi, dù rửa tay bằng xà phòng thơm thế nào cũng không hết mùi thơm”.
Từ trồng bưởi tôm vàng, mỗi năm gia đình ông Phan Văn Hào có thu nhập hơn 300 triệu đồng. ảnh: Thu Hà
Hiện nay phần lớn vườn bưởi của các hộ dân có diện tích nhỏ, lẻ; hộ nhiều khoảng 8 sào, hộ ít 1-2 sào, nằm phân tán nên rất khó mở rộng sản xuất và phát triển ổn định. Do đó, Chủ tịch Hội ND Đỗ Văn Mạnh cho biết thời gian tới, Thượng Mỗ sẽ duy trì khoảng 80ha trồng bưởi, nhưng tăng cường các biện pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm bưởi tôm vàng; từng bước đưa sản phẩm vào các siêu thị, khách sạn và hướng tới xuất khẩu.
Hiện với diện tích hơn 4 sào trồng 120 cây bưởi, vụ bưởi năm 2017 ông Phan Văn Hào có thu nhập 350 triệu đồng. Điều đáng nói là dù cho thu nhập cao, nhưng chi phí đầu tư cho cả vườn bưởi rất ít, chỉ khoảng 20 triệu đồng, vì vậy trừ hết chi phí gia đình ông Hào còn bỏ túi hơn 300 triệu đồng.
“Dù bây giờ có nhiều giống bưởi, nhiều hộ trồng bưởi nhưng bưởi tôm vàng nhà tôi trồng vẫn đắt như tôm tươi. Cả vườn bưởi tôm vàng này hơn 12.000 quả nhưng đã được thương lái đặt mua hết sạch trước tết cả tháng với giá 50.000 đồng/quả” - ông Hào phấn khởi nói.
Theo ông Hào, bưởi tôm vàng có xuất xứ từ xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm (nay là quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) – nơi có giống bưởi Diễn nối tiếng. Từ năm 1995, được người dân một số xã ven sông Đáy như Song Phượng, Đồng Tháp, Phương Đình… đưa về trồng, chăm sóc nhiều năm mới cho quả.
“Ban đầu trồng, người dân không hề lai tạo hay chiết, ghép, tác động vào cây, nhưng khi bưởi lớn lên và chín có màu vàng tươi, bà con hái ăn thử mới thấy múi to, tôm vàng, có vị ngon ngọt đến kỳ lạ, khác hẳn so với giống bưởi Diễn ngọt đậm, và giống bưởi được đặt tên tôm vàng từ đó” - ông Hào nhớ lại.
Loại bưởi này có múi to, tôm vàng, có vị ngon ngọt đến kỳ lạ, khác hẳn so với giống bưởi Diễn vị ngọt đậm.
Anh Đỗ Văn Mạnh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thượng Mỗ, kiêm Chủ tịch Câu lạc bộ bưởi tôm vàng cho biết: Năm 1997, khi xã thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, nhiều hộ dân trong thôn đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trũng, cấy lúa, trồng màu năng suất thấp sang trồng cây ăn quả. Thôn An Sơn 2 có 260 hộ thì có tới 70 hộ chuyển sang trồng bưởi Diễn với diện tích hơn 7ha.
Điều đặc biệt là cây bưởi gốc Phú Diễn nhưng hợp với đồng đất ở đây và được người dân chăm sóc đúng kỹ thuật nên phát triển nhanh, chất lượng quả năm sau cao hơn năm trước. Hiện vườn bưởi của các hộ ông Đào Văn Quý, Phan Văn Hào, Phan Văn Ba, Phan Văn Thọ - trồng từ những năm 1997-1998, được khách hàng về đặt mua buôn cả vườn, chờ đến gần tết mới hái để mang đi tiêu thụ.
“Năm 2012, bưởi Tôm vàng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể với tên gọi “Bưởi tôm vàng Đan Phượng”. Nếu như năm 1995, diện tích trồng cây bưởi toàn huyện Đan Phượng mới chỉ là 17ha thì đến nay đã tăng lên 290ha, trong đó xã Thượng Mỗ là địa phương có diện tích trồng bưởi tôm vàng nhiều nhất huyện Đan Phượng” - anh Hà thông tin.
Mở hướng làm giàu cho cả xã
Cùng với ông Hào, gia đình ông Phan Văn Thọ, ở thôn 2 xã Thượng Mỗ là một trong những hộ đầu tiên đưa bưởi tôm vàng vào trồng ở xã. Với 3 sào vườn, ông trồng gần 50 cây bưởi. Hiện nay, vườn bưởi đã được thương lái đặt mua với giá từ 4 - 5 triệu đồng/cây, như vậy, chỉ 1 gốc bưởi đã có thể cho thu nhập ngang với 1 sào lúa/năm.
Bưởi tôm vàng khi chín có màu vàng óng, rất thơm.
“Giống bưởi này có thời gian chín và thu hoạch vào đúng dịp Tết Nguyên đán nên sản phẩm được tiêu thụ nhanh, giá cao. Năm nay, giá bưởi trung bình từ 50.000 đến trên 60.000 đồng/quả. Vườn bưởi chủ yếu được các lái buôn từ các xã, huyện của Hà Nội về thu mua tận vườn trước tết cả tháng, giờ này vẫn có nhiều khách sỉ, lẻ hỏi mua biếu tết, dù giá lên đến 100.000 đồng/quả nhưng không còn mà bán” - ông Thọ cho biết.
Theo các hộ trồng bưởi lâu năm như ông Phan Văn Hào, ông Phan Văn Thọ…, để vườn bưởi ngon nức tiếng có 4 yếu tố quyết định chất lượng bưởi. Đó là: Giống bưởi, chất đất, kỹ thuật chăm sóc và thời gian trồng càng lâu năm thì quả bưởi càng mọng nước, ngọt sắc.
Ông Thọ bày tỏ: Trong 4 yếu tố trên thì kỹ thuật chăm sóc rất quan trọng. Khi thu hoạch xong phải cắt tỉa cành sâu, cành vượt, quét vôi gốc diệt côn trùng gây hại cho cây rồi bón thúc một đợt phân để cây hồi phục, phát triển khỏe mạnh. Khi cây bưởi ra hoa, tiến hành phun phân bón lá, kích thích quả đậu sai, đến giữa tháng 4 quả bằng cái chén phải bọc giấy bảo quản để hạn chế sâu bệnh và chống rám nắng, ruồi châm...
Vườn bưởi của ông Thọ trồng từ năm 1998, những năm đầu bưởi cho thu bói nên chất lượng chưa cao. Tuy nhiên, khi cây bưởi ở năm thứ 7 trở đi, chất lượng quả thơm ngon và rất sai. Theo ông Thọ, bưởi Diễn tôm vàng hợp với đồng đất nơi đây nên cho chất lượng quả tốt, tròn, múi đều, tép vàng, ăn ngọt và thơm.
Ông Hào cũng cho rằng kỹ thuật chăm sóc vườn bưởi rất quan trọng, trong đó người trồng cần phải nắm rõ bón phân “4 đúng”.
Theo Chủ tịch Hội ND Đỗ Văn Mạnh, từ khi cây bưởi Phú Diễn bén duyên với đồng đất Thượng Mỗ, đời sống kinh tế của người dân đã khấm khá hơn nhiều. Đến nay, toàn xã Thượng Mỗ có gần 1.000 hộ tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng với diện tích hơn 100ha; trong đó có khoảng 78ha bưởi Diễn tôm vàng, 20ha đu đủ và hơn 34ha hoa và rau màu... Tuy nhiên, do bưởi Diễn tôm vàng cho thu nhập cao nên nhiều hộ dân trong xã đang chuyển hướng sang trồng bưởi.
Đặc biệt, từ khi được gắn nhãn hiệu tập thể, giống bưởi tôm vàng trở thành cây trồng chủ lực, mở ra hướng làm giàu cho người dân xã Thượng Mỗ. Theo tính toán của UBND xã, năm 2016, các hộ dân trồng bưởi có mức thu nhập từ 100 - 500 triệu đồng/hộ, góp phần làm thay đổi diện mạo quê hương Thượng Mỗ.
1 - LÝ THÁNH TÔNG KHÔNG MUỐN DÂN BỊ OAN SAI Năm 1055, năm đầu tiên sau khi lên ngôi, vua Lý Thánh Tông đã ban những chiếu chỉ thể hiện đường lối cai trị nhân đức của mình, trong đó đặc biệt chú trọng tới việc xét án và các tội nhân. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” chép: Mùa đông, tháng 10, rét lắm, vua bảo các quan tả hữu rằng: “Trẫm ở trong cung nào lò sưởi ngự, nào áo lót cầu còn rét như thế này, nghĩ đến người tù giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa biết ngay gian, mà ăn không no bụng, áo không kín mình, gió rét khổ thân, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy hạ lệnh cho hữu ty phát chăn chiếu và mỗi ngày hai lần phát cơm”. Thương người tù tội nên nhà vua muốn các quan khi xét án nên khoan giảm hình phạt. “Sử ký toàn thư” chép: Mùa hạ, tháng 4 (năm 1066), vua ngự điện Thiên Khác xử kiện. Khi ấy công chúa Động Thiên hầu bên cạnh, vua chỉ vào công chúa bảo ngục lại rằng: “Ta yêu con ta, cũng như lòng ta làm cha mẹ dân, nhân dân không biết mà mắc vào hình pháp, ta rất lấy làm thương. Từ năm nay về sau, không cứ gì tội nặng hay nhẹ, đều nhất loạt khoan giảm”.Đáng nói hơn, nhà vua còn cấp thêm bổng lộc cho các quan lại coi việc hình ngục để họ không nghèo đói mà sinh ra ăn hối lộ làm oan sai cho dân. Điều này trong Sử ký toàn thư, sử thần Ngô Sĩ Liên có ghi nhận: “Thánh Tông lo rằng tù giam trong ngục, hoặc có kẻ không có tội, nhân đói rét mà đến chết, thì cấp cho chiếu chăn ăn uống để nuôi cho sống; lo rằng quan lại giữ việc hình ngục hoặc có kẻ vì nhà nghèo nhận tiền đút lót, thì cấp thêm bổng và thức ăn, đề nhà được giàu đủ; lo rằng nhân dân thiếu ăn thi xuống chiếu khuyến nông; lo rằng năm sau đại hạn đói kém thì ban lệnh chẩn cấp người nghèo, trước sau một lòng đều là thành thực”. 2 - LÊ THÁI TỔ CHỦ TRƯƠNG NHÂN ĐẠO VÀ THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT Lê Thái Tổ là vị vua khai sáng cơ nghiệp nhà Lê. Ông đã mệt nhọc dãi nắng dầm mưa 10 năm mới đuổi được giặc Minh để giành lại độc lập cho dân tộc. Năm 1428, sau khi quân Minh rút hết về nước, Lê Lợi lên ngôi vua đã sai Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô Đại Cáo” để bố cáo cho thiên hạ biết. Bản bố cáo này có thể coi là một bản tuyên ngôn độc lập, cũng có thể coi là một lời tuyên bố về đường lối chính trị của vua Lê Thái Tổ. Ngay mở đầu bài cáo đã nói đến tư tưởng của nhà vua là “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Sau đó, tư tưởng nhân nghĩa lại được nâng lên ở câu “lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo”. Đường lối chí nhân của Lê Thái Tổ được thể hiện ra ở ngay trong việc ông đã tha cho toàn bộ quân tướng nhà Minh khi chúng đâu hàng. Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: “Tháng 12, ngày 12 (năm 1427) Vương Thông nước Minh sai quân bộ qua sông Lô đi trước, quân thủy theo sau. Bấy giờ tướng sĩ và người nước ta rất oán người Minh giết hại cha con họ hàng, rủ nhau khuyên vua giết cả. Vua dụ rằng: “Trả thù báo oán là thường tình của mọi người, mà không thích giết người là bản tâm của người nhân. Vả lại người ta đã hàng rồi mà giết thì việc bất tường không gì lo bằng. Để thỏa lòng giận trong một buổi mà mang tiếng giết người đầu hàng mãi muôn năm, chi bằng tha mạng cho ức vạn người mà tuyệt mối chiến tranh sau này, sử xanh ghi chép, tiếng thơm muôn đời há chẳng lớn sao!”. Bên cạnh đó, Lê Thái Tổ cũng là vị vua ngay từ đầu đã chủ trương chú trọng luật pháp để trị nước. “Sử ký toàn thư” chép rằng ngay trong tháng 1/1428, khi còn chưa làm lễ đăng quang ngôi vua, Lê Thái Tổ đã hạ lệnh ho các quan tư không, tư đồ, tư mã, thiếu úy, hành khiển bàn định luật lệ trị quân và dân, cho người làm tướng biết mà trị quân, người làm quan ở các lộ biết mà trị dân, để răn dạy cho quân dân đều biết là có phép, phàm các công việc đều có người phụ trách. Lệnh của Thái Tổ nói rõ: “Từ xưa đến nay, trị nước phải có pháp luật, người mà không có phép để trị thì loan. Cho nên bắt chước đời xưa đặt ra pháp luật, để dạy các quan, dưới đến nhân dân, cho biết thế nào là thiện ác, điêu thiện thì làm, điều ác thì lánh, chớ có phạm pháp”. 3 - QUANG TRUNG CHÚ TRỌNG ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ CẢI CÁCH GIÁO DỤC Khác với Lý Thánh Tông lên ngôi trong buổi hòa bình và Lê Thái Tổ lên ngôi sau buổi dẹp loạn, Nguyễn Huệ đăng quang giữa lúc thù trong giặc ngoài đang căng thẳng. Ngày 22/11/1789, ông lên ngôi vua lấy hiệu là Quang Trung khi gần 30 vạn quân Thanh đã kéo tới Thăng Long. Quyết định lên ngôi, Quang Trung muốn có danh chính ngôn thuận để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta. Trong bản chiếu lên ngôi, vua Quang Trung nói rõ chí hướng: “… mấy năm gần dây, Nam Bắc gây việc binh đao, nhân dân rơi vào chốn bùn than. Trẫm là người áo vải ở Tây Sơn, không có một thước đất, vốn không có chí làm vua, chỉ vì lòng người chán ngán đời loạn, mong mỏi được vua hiền để cứu đời yên dân, vì vậy trẫm tập hợp nghĩa binh, mặc áo tơi đi xe cỏ để mở mang núi rừng…” Sau các phần nói về thế sự, vua Quang Trung nói thẳng vào các vấn đề mà nhà vua phải giải quyết và phương hướng giải quyết. Trước hết vua tuyên bố các khoản thuế trong nước ông thu một nửa chỉ trừ các nơi bị nạn binh hỏa thì các quan đến nơi xét thấy đúng mới miễn. Đúng ra các vua khi đăng quang thường miễn thuế và đại xá thiên hạ nhưng lúc này đang đối mặt với mấy chục vạn quân Thanh nếu không thu thuế của dân thì triều đình không có lương thực nuôi quân đánh giặc. Thứ hai, lúc này còn nhiều quan lại cũng như dân chúng của nhà Lê cũ, phải làm sao để tranh thủ sự ủng hộ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất sự chống phá của họ. Để giải quyết việc này, vua Quang Trung tuyên bố: “Bầy tôi và nhân dân cựu triều hoặc bị vạ lây đã phải kết tội nặng, trừ tội đại nghịch bất đạo, còn thì đều cho đại xá… quan viên văn võ cựu triều, hoặc vì tòng vong trốn tránh, cho phép được về nguyên quán, người nào không muốn ra làm quan cũng cho tùy tiện”. Những tuyên bố trong chiếu đăng quang này nói chung cũng chỉ là một giải pháp trước mắt. Nhưng ít ngày sau, khi gặp gỡ các nhân sĩ trí thức, vua Quang Trung đã bộc lộ hoài bão rất sâu xa về vấn đề xây dựng đất nước sau khi thắng giặc. Sách La Sơn phu tử của tác giả Lê Trọng Hoàn cho biết khi Quang Trung hành quân ra đến Nghệ An có dừng lại tuyển mộ thêm lính và tổ chức duyệt binh lớn. Một ngày trước khi duyệt binh, vua đã gặp Nguyễn Thiếp để tham khảo ý kiến. Vua nói: “Quân địch đông quân ta ít. Phu tử tinh thông lý số, xin bảo cho quả nhân cách đánh thắng quân giặc”. Nguyễn Thiếp nói đại khái rằng địch tuy đông nhưng đường xa mỏi mệt lại không rõ binh lực của ta cũng như địa hình địa vật trong khi ta biết rõ địch và dũng khí có thừa. Ta lại rút hết về Tam Điệp khiến giặc kiêu ngạo. Nhằm lúc chúng không đề phòng hoàng thượng dùng binh thần tốc, đánh cho chúng không kịp trở tay. Nếu thế hoàng thượng đi ra chuyến này, không quá 10 ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan. Nhà vua nghe xong rất mừng nói: “Phu tử nói phải! chuyến này quả nhân sẽ đánh cho quân nhà Thanh không còn mảnh giáp. Sau thắng lợi, đất nước yên bình, quả nhân sẽ mời phu tử làm thầy dạy học. Có nghĩa là phu tử sẽ giúp triều đình chấn hưng học vấn trong nước. Vua quan không học thì không biết trị nước. Dân chúng không học thì không biết bổn phận làm dân, không hiểu kỷ cương nhà nước. Cho nên đạo học phải được coi trọng”. Sau này khi đã thắng giặc, vua Quang Trung đã bắt tay ngay vào việc cải cách giáo dục và mời Nguyễn Thiếp ra giúp nhưng tiếc rằng vua mất sớm nên sự nghiệp này dở dang. Ba vị vua nói trên chỉ là một vài điển hình về các đường lối trị quốc an dân của cha ông ta. Tuy rằng mỗi thời mỗi khác nhưng các câu chuyện lịch sử này cũng cho chúng ta nhiều điều đáng để suy ngẫm. @ Kiến thức