Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

Việt Nam tăng cường ‘bảo vệ Tổ quốc và Đảng’ trên mạng


https://baomai.blogspot.com/
Nhà hoạt động internet Nguyễn Lân Thắng là một trong những người có nhiều ý kiến bất đồng với chính quyền. Việt Nam đang tăng cường các biện pháp thắt chặt an ninh mạng với danh nghĩa bảo vệ 'tổ quốc.'

Không lâu sau khi người dân Việt Nam được biết tới Lực lượng 47 có nhiệm vụ 'bảo vệ Đảng', Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố thành lập Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng với chức năng “bảo vệ Tổ quốc.”

Lực lượng này được thành lập tại một buổi lễ có sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đại tướng Ngô Xuân Lịch, theo một quyết định của Thủ tướng Việt Nam ra ngày 15/8/2017. Bộ tư lệnh tác chiến mới này của quân đội, theo truyền thông trong nước đưa tin, sẽ “nghiên cứu và dự báo các cuộc chiến tranh không gian mạng” để “bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.”

Theo lời Thủ tướng Phúc, lực lượng này được “trang bị vũ khí đồng bộ, hiện đại nhất” và thường xuyên nắm chắc tình hình” để “xử lý kịp thời các tình huống.”

“Cụ thể trang bị cái gì, huấn luyện thế nào, phương án tác chiến ra sao thì thuộc về bí mật quân sự. Không ai biết,” một chuyên gia IT không muốn nêu tên từ Hà Nội.

https://baomai.blogspot.com/
Bộ Quốc phòng Việt Nam công bố thành lập Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng nhằm "bảo vệ chủ quyền quốc gia."

Có rất ít thông tin về lực lượng mới này nhưng gần đây chính phủ Việt Nam đã công khai những lực lượng tác chiến mạng trong quân đội và nâng tầm quan trọng của “an ninh phi truyền thống.”

Vào tháng 3 năm nay, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị bàn thảo về "hoạt động đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch, thông tin xấu độc trên không gian mạng."

Tháng trước, thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa công bố quân đội có 10.000 ‘binh sĩ đấu tranh trên mạng’ để ‘phản bác các quan điểm sai trái.’

Trong khi Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng có nhiệm vụ ‘bảo vệ quốc gia’ thì Lực lượng 47, theo các nhà quan sát, ‘chiến đấu để bảo vệ những quan điểm của Đảng Cộng sản.’

Trước khi Thượng tướng Nghĩa “bật mí” về Lực lượng 47 mà ông gọi là “vừa hồng vừa chuyên” nhiều người đã không biết đến sự tồn tại của lực lượng này.

Lực lượng 47

https://baomai.blogspot.com/

Họ là ai? Họ làm gì trên mạng? Và tại sao họ lại bị các nhóm và tổ chức nhân quyền quốc tế chỉ trích.
“Trước khi ông (Nghĩa) tuyên bố, chúng tôi chưa được nghe về việc có Lực lượng 47,” nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến cho biết.

https://baomai.blogspot.com/
Số lượng người dùng internet ngày càng tăng ở Việt Nam, chiếm hơn 60% dân số.

Lực lượng 47 được hình thành từ Chỉ thị 47 của ban Bí thư về phòng chống thông tin xấu độc.

"10.000 người này có chức năng ngăn những thông tin xấu độc ở các đơn vị quân đội trong bộ quốc phòng," theo nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng. "Nhưng hoạt động của họ như thế nào thì đúng là không ai biết.”

Theo chuyên gia IT không muốn nêu tên, đội an ninh mạng của quân đội là “đội cơ yếu và chỉ bảo vệ trọng điểm một số thứ chứ không đủ sức dàn trải trên mạng để bảo vệ chế độ.”

 https://baomai.blogspot.com/

Do đó Lực lượng 47, theo chuyên gia này, có thể chỉ là những người như ‘dư luận viên’ được trang bị một số công cụ để truy ra địa chỉ người dùng và báo cáo với quản trị mạng, thậm chí ghi sổ đen để giám sát.

'Dư luận viên' là tên gọi mà những người dùng mạng xã hội đặt cho những "chuyên gia bút chiến trên internet" có nhiệm vụ tranh luận với các quan điểm đi ngược lại chính quyền. 'Dư luận viên' nằm dưới sự quản lý của Ban Tuyên giáo. Cách đây 5 năm, Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội truyên bố nhóm này có 900 thành viên.

Với 10.000 người, Lực lượng 47 có quân số tương đương với 1 sư đoàn.

https://baomai.blogspot.com/

Theo nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến, họ là những người lính chuyên “ăn lương của nhà nước, dân nuôi đóng góp” và làm những việc như đấu tranh trên mạng để phản đối những quan điểm sai lệch với quan điểm của Đảng.

“Họ, Lực lượng 47 này, 10.000 người lính này có nhiệm vụ phản biện và tranh cãi tất cả những quan điểm đi ngược lại với ý của Đảng,” theo ông Tuyến.

image
Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến nói rằng ông chưa gặp được ai xưng danh là người của Lực lượng 47.

Lực lượng này không xuất hiện cụ thể, và không ai biết họ ở đâu.

Ông Tuyến, người thường có các bình luận chỉ trích chính quyền trên mạng, cho biết ông “vẫn chưa tìm thấy một người nào dám nói hoặc tự xưng mình rằng ‘tôi là một quân nhân thuộc biên chế của Lực lượng 47 này và tôi sẵng sàng đối đáp với anh/ông.”

Theo chân Trung cộng?

https://baomai.blogspot.com/

Chính phủ Việt Nam gần đây đã có nhiều động thái siết chặt tự do trên mạng bằng cách yêu cầu Google và Facebook xóa bỏ những thông tin và clip ‘độc hại.’ Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn tháng trước cho biết Google và Facebook đã ngăn chặn và gỡ bỏ hàng nghìn video ‘xấu độc’ và thông tin ‘bôi nhọ lãnh đạo, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.”

Việt Nam, theo lời của Thượng tướng Nghĩa nói tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017 vào tháng trước, “là một quốc gia phát triển nhanh, đến nay có 62,7% người dân sử dụng internet.

https://baomai.blogspot.com/
Ban Tuyên giáo là nơi quản lý những 'dư luận viên' nhằm chống lại những nhà hoạt động xã hội, nhân quyền và môi trường.

Nhưng cùng với đó là sự lớn mạnh của những người dùng mạng xã hội, viết blog, đưa ra những quan điểm trái chiều với truyền thông chính thống do nhà nước quản lý.

Các tổ chức nhân quyền cho rằng phương thức này là “nhằm để siết chặt những tiếng nói chỉ trích trên mạng.”

Các nhà quan sát gọi Lực lượng 47 là một ‘vũ khí’ mới của chính phủ chống lại ‘những quan điểm trái triều.”

Việt Nam hiện đang giam giữ hơn 100 nhà báo, blogger và những nhà hoạt động dân chủ từng ‘chỉ trích’ chính phủ, theo thống kê của tổ chức Human Rights Watch.

https://baomai.blogspot.com/

Cùng với Freedom House và Human Rights Watch, Tổ chức bảo vệ các nhà báo CPJ, có trụ sở ở New York đều cho rằng Lực lượng 47 là “một phương thức mới đầy kinh ngạc nhắm vào việc đàn áp những ý kiến bất đồng,” theo AFP.

Nhưng theo các chuyên gia về chính sách internet, các phương pháp mà Việt Nam đang áp dụng tương tự như những động thái nhằm thắt chặt tự do thông tin ở những nơi khác trên thế giới. Thái Lan cũng đã đe dọa sẽ chặn Facebook nếu mạng xã hội này không gỡ bỏ những hình ảnh nhạy cảm về nhà vua mới của họ hay Trung cộng cũng đã mở rộng thêm rất nhiều bức tường lửa của họ.

“Phải nói rằng Việt Nam đang bắt chước những cái mà nước láng giềng Trung cộng đang làm," Steven Butler, điều phối viên chương trình châu Á của CPJ nhận định: "Trung cộng đang đi đầu trong cách làm thế nào để khống chế internet. Họ có hàng triệu người theo dõi để chỉ ra và phản ứng nhanh chóng với những gì không có lợi cho chính phủ. Có vẻ như Việt Nam đang làm đúng như vậy.”


https://baomai.blogspot.com/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dầu khí là số 1 và hành trình mất 'ngôi vương'


Bắt đầu từ năm 2009, dầu thô “tạm biệt” ngôi vương về xuất khẩu nắm giữ nhiều năm trời. Kể từ 2012 đến nay, dầu thô ngày càng cách xa ngôi vị quán quân xuất khẩu, dù vẫn thu về nhiều tỷ USD cho ngân sách nhưng vị tri số 1 đã nhường lại cho những ứng cử viên đầy tiềm năng khác.

Trong một thời gian dài hàng chục năm, dầu khí luôn là khu vực đóng góp lớn cho kinh tế đất nước, xuất khẩu dầu thô luôn đứng vị trí số 1, 'ngôi vương' xuất khẩu của dầu thô là không thể cạnh tranh.

Năm 2007-2008, xuất khẩu dầu thô tiếp đà đứng vị trí số 1 trên bảng xếp hạng các mặt hàng xuất khẩu tỷ đô của Việt Nam với giá trị xuất khẩu lớn. Năm 2007 xuất khẩu dầu thô đạt 8,5 tỷ USD, đến năm 2008 con số này tăng lên hơn 10,5 tỷ USD.


Dầu thô đóng góp phần lớn vào giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước, bình quân khoảng 15%. Hiện nay, tỷ trọng này đã giảm và chỉ còn chiếm khoảng 7,5%.
Theo số liệu của Công ty CP nghiên cứu ngành và tư vấn Việt Nam (Virac), bắt đầu từ năm 2009, sau 2 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), dầu thô đã phải nhường lại ngôi đầu về xuất khẩu cho một ngành đầy tiềm năng khác là dệt may. Trong năm này, xuất khẩu dầu thô đạt 6,2 tỷ USD, trong khi xuất khẩu hàng dệt may lên tới 9 tỷ USD.
Đặc biệt, từ năm 2012 đến nay, dầu thô ngày càng cách xa vị trí quán quân mà ngành hàng này từng nắm giữ nhiều năm. Thế chỗ cho dầu thô là mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện, với kim ngạch xuất khẩu tăng theo cấp số nhân. Sự hiện diện của các nhà máy tỷ đô của Samsung cùng các nhà sản xuất khác đã đưa mặt hàng điện thoại và linh kiện xếp vị trí quán quân từ 2013 đến nay. Từ chỗ chỉ xuất khẩu 12,6 tỷ USD của năm 2012, con số xuất khẩu điện thoại và linh kiện đat đạt mức 34,5 tỷ USD vào năm 2016, dự kiến chạm mốc trên 40 tỷ USD vào năm 2017.Đến năm 2010, dầu thô tụt từ vị trí số 2 xuống vị trí thứ 4 với giá trị xuất khẩu chỉ đạt 4,9 tỷ USD, xếp sau hàng dệt may (11,2 tỷ USD); giày dép (5,1 tỷ); thủy sản (4,95 tỷ).

Dầu thô từ vị trí “ngôi vương” những năm 2008 trở về trước đã lặng lẽ lùi về vị trí số 13 trên bảng xếp hạng các mặt hàng xuất khẩu tỷ đô năm 2016, đứng sau điện thoại và linh kiện; hàng dệt may; điện tử, máy tính và linh kiện; giày dép,...

Thậm chí, bắt đầu từ năm 2016 đến nay, xuất khẩu dầu thô đứng sau cả xuất khẩu rau quả.Sự lao dốc của ngành dầu khí có nguyên nhân khách quan từ việc ngành dầu khí đứng trước thách thức trên phạm vi toàn thế giới.
Cụ thể, giá dầu thô có thời điểm đã tụt một nửa, từ mức 100 USD/thùng xuống 40-50 USD/thùng, có lúc xuống 30 USD/thùng. Điều này khiến không chỉ Việt Nam mà nguồn thu của các nước mạnh về dầu mỏ, như Nga, cũng sụt đi đáng kể. Giá dầu lao dốc cũng là một trong những nguyên nhân khiến Venezuela rơi vào khủng hoảng khó gỡ.
Xuất khẩu rau quả dần vượt mặt dầu thô.
Về mặt chủ quan, việc dầu thô mất ngôi quán quân còn do trữ lượng dầu mỏ có thể khai thác được đang giảm dần. Nhiều mỏ đã đến giới hạn khai thác khiến giá trị xuất khẩu khó lòng tăng được. Các mỏ Bạch Hổ, Sư Tử, Lan Tây,... sau 30-40 năm đã qua giai đoạn khai thác đỉnh, trong khi mỏ mới đưa vào khai thác chậm do nhỏ và thiếu vốn.

Một cán bộ ngành dầu khí thừa nhận rằng tiềm năng dầu khí của Việt Nam, 
phần lớn nằm ở biển Đông, không thể so sánh với các cường quốc dầu khí thế giới. Trữ lượng dầu khí của Việt Nam khoảng 750 triệu tấn, nhưng đã khai thác đưa vào sử dụng hơn 430 triệu tấn.

Điều đáng lưu ý là, con số về trữ lượng có thể thay đổi, không phải con số tĩnh, trong khi số khai thác thực tế thì đã hơn một nửa so với trữ lượng ước đoán.
Không thể phủ nhận, nhờ đóng góp của dầu khí mà nước ta đã vượt qua bao khó khăn khi đất nước còn khó khăn. Còn ngày nay, cùng với sự mở cửa kinh tế, phát triển các ngành sản xuất trong nước, việc dầu khí bị soán ngôi số 1 về xuất khẩu không phải là điều quá bi quan.

Một chuyên gia ngành dầu khí từng chia sẻ tại hội thảo chiến lược ngành dầu khí gần đây rằng: "Mặc dù là người làm dầu khí, nhưng tôi không mong muốn dầu khí chiếm 15-20% GDP. Không phải vì chúng tôi không có chí tiến thủ, mà dầu trữ lượng có vậy mà tỷ trọng lớn thì nền kinh tế của chúng ta có vấn đề".
“Tôi muốn ngành dầu khí phát triển, nhưng tôi muốn ngành khác còn phát triển hơn”, vị chuyên gia dầu khí tâm sự. Vì thế, đã có so sánh, nếu cố gắng tăng 1 triệu tấn dầu thô thì thà tăng 1 triệu khách du lịch còn hơn, bởi nó vừa xanh, vừa sạch, vừa an toàn.

Ngoài giá dầu, trữ lượng, dầu khí, năng lực quản trị, công nghệ, dầu khí còn phải đối mặt nhiều sóng gió khác nữa. Hiện dầu khí còn đang trong tâm bão dư luận khi hàng loạt cựu lãnh đạo cao nhất cùng hàng chục cán bộ bị khởi tố, bắt giam do các sai phạm trong thực hiện các dự án đầu tư.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện Mạnh Thường Quân: Nhân nghĩa


Ai cũng quen gọi ‘Mạnh Thường Quân’ nhưng ít người biết ông đích thực là ai
Người ta đã quen dùng từ Mạnh Thường Quân để chỉ những nhà tài trợ hảo tâm, từ thiện. Tuy nhiên nguồn gốc của nó thì không phải ai cũng hiểu rõ. Đằng sau cái tên ấy là rất nhiều câu chuyện ý nghĩa.


Hãy cùng vặn ngược kim đồng hồ về ngược lại 2500 năm trước, khi Trung cộng đang ở thời kỳ “Chiến Quốc”. Đó là lúc thiên hạ rối ren, loạn lạc, mỗi chư hầu nổi dậy cát cứ một nơi. Mạnh nhất có 7 nước: Tần, Sở, Tề, Hàn, Yên, Triệu, Nguỵ, gọi là “Thất hùng”, liên tục xảy ra tranh chấp quân sự.



Dù chiến loạn liên miên nhưng đây lại là một trong những thời kỳ phát triển rất rực rỡ của văn minh, học thuật, kỹ thuật. Đồng thời Chiến Quốc cũng là thời đại sản sinh ra rất nhiều bậc anh hùng, văn võ thao lược. Người ta thường nhắc đến “Tứ đại công tử” thời Chiến Quốc bao gồm: Mạnh Thường Quân nước Tề, Bình Nguyên Quân nước Triệu, Tín Lăng Quân nước Nguỵ và Xuân Thân Quân nước Sở. Trong số đó, Mạnh Thường Quân chính là người hoạt động sớm nhất.

Chiêu hiền đãi sĩ


Mạnh Thường Quân thường nuôi trong nhà hơn 3000 thực khách.

Mạnh Thường Quân tên thật là Điền Văn, con trai của Tướng quốc Điền Anh, người nước Tề thời Chiến Quốc. Sau khi thân phụ qua đời, ông cũng được phong làm Tướng quốc, ăn lộc ở đất Tiết. Vốn là người nghĩa hiệp, thích kết giao, Mạnh Thường Quân có lúc nuôi tới 3000 người trong nhà. Phàm là những người tìm đến Mạnh Thường Quân xin tá túc đều được ông cung phụng đầy đủ, ít nhất cũng có cơm ăn, áo mặc. Những người này được gọi với một cái tên là “thực khách”.

Danh tiếng của Mạnh Thường Quân nhờ thế vang khắp thiên hạ. Môn khách kéo đến với ông mỗi lúc một nhiều. Do đó, ở nước Tề, ông trở thành nhân vật có sức ảnh hưởng lớn nhất, thậm chí còn vượt quá cả vua Tề. Các nước khác thấy Tề có Mạnh Thường Quân nuôi đến hàng nghìn nhân tài trong nhà nên cũng không dám manh động cử binh tiến đánh.

Món quà của Phùng Hoan

Trong số 3000 thực khách của Mạnh Thường Quân có một người tên là Phùng Hoan. Người này bình thường không có tài gì nổi bật nhưng vốn tính trung hậu, đáng tin.

Nguyên trong nhà Mạnh Thường Quân nuôi đến hàng ngàn thực khách, chi tiêu, ăn uống cũng là một vấn đề. Mạnh Thường Quân đành phải cho dân ở ấp Tiết (đất phong của mình) vay nợ lãi để lấy thêm thu nhập. Một hôm, quản gia dâng sổ sách lên báo với Mạnh Thường Quân rằng số tiền trong nhà chỉ còn đủ chi dùng trong 1 tháng.

Mạnh Thường Quân gọi Phùng Hoan đến, giao cho đi lấy nợ lãi ở ấp Tiết. Trước khi đi Phùng Hoan hỏi: “Lần này thu nợ về xong, chủ nhân có cần mua thêm gì về không?”.

Mạnh Thường Quân trả lời vu vơ: “Ngươi thấy trong nhà còn thiếu thứ gì thì cứ mang về đây vậy!”.



Phùng Hoan đến nơi, thấy rằng những người mắc nợ đều là dân nghèo bèn ra lệnh đốt sạch sổ sách ghi nợ. Ông cho gọi dân ấp Tiết đến và bố cáo rằng: “Mạnh Thường Quân cho vay nợ không phải vì lợi lộc mà muốn để mọi người mưu sinh, lập nghiệp. Mạnh Thường Quân có mấy ngàn khách ăn trong nhà, chi dùng không đủ nên bất đắc dĩ mới phải đòi nợ lãi để nuôi khách. Nay người có tiền đã lập văn tự hứa trả còn người nghèo khổ không thể trả thì miễn cho. Mạnh Thường Quân làm ơn cho dân ấp Tiết như thế quả là hậu!”. Dân chúng nghe xong đều sụp xuống lạy tạ, tôn Mạnh Thường Quân như cha mẹ.


Dân chúng đất Tiết lũ lượt ra đón Mạnh Thường Quân.

Phùng Hoan trở về yết kiến Mạnh Thường Quân. Nghe chuyện ông tự tiện đốt văn tự ghi nợ, Mạnh Thường Quân giận lắm, nói: “Nay mấy nghìn thực khách ăn không đủ cung ứng. Ông lại đem hết giấy tờ ghi nợ đốt bỏ đi. Vậy ý là làm sao?”.

Phùng Hoan bình thản nói: “Trước khi đi, chủ nhân có dặn nhà thiếu thứ gì thì mua về. Nay tôi thấy trong nhà tiền bạc, mỹ nữ đều có đủ cả, chỉ thiếu nhân nghĩa mà thôi. Chuyến này tôi đi là dùng số tiền nợ kia mua về nhân nghĩa cho chủ nhân vậy!”.

Mạnh Thường Quân nín lặng, đành bỏ qua nhưng trong lòng vẫn còn cảm thấy không thoải mái lắm. Về sau, có người gièm pha Mạnh Thường Quân với vua Tề. Vua Tề bèn cách chức ông, thu ấn tướng quốc, chỉ cho về ấp Tiết ăn lộc. Lúc này, môn khách của Mạnh Thường Quân cũng tản mát đi cả. Duy chỉ có Phùng Hoan vẫn ở lại bên cạnh, cầm cương đánh xe cho Mạnh Thường Quân.



Khi vừa trở về ấp Tiết, dân chúng không quản ngại, lặn lội ra ngoài trăm dặm đón Mạnh Thường Quân, lại còn dâng cơm rượu, chúc tụng, nhắc đến chuyện nhân nghĩa xưa kia. Mạnh Thường Quân khi ấy mới hiểu được điều mà Phùng Hoan làm ngày trước, quay lại nói: “Ta thực quá hồ đồ, khi xưa còn trách móc ông. Giờ mới hiểu được nhân nghĩa mà ông mua cho ta nghĩa là thế nào”.

Nhân nghĩa là gốc của đạo làm người

Nhân nghĩa luôn là cái gốc của đạo xử thế, đạo làm người. Đó cũng là giá trị mà Nho gia gìn giữ suốt hàng nghìn năm qua. Mạnh Thường Quân nghĩa hiệp, sẵn sàng cưu mang hàng nghìn khách lạ trong nhà, không phân biệt sang hèn. Rất nhiều môn khách có thân phận tưởng thấp kém, tầm thường. Nhưng đôi khi chính họ đã trở thành “cứu tinh” cho Mạnh Thường Quân như câu chuyện đã kể ở trên.

Nhân nghĩa đôi khi không thể tính đếm được bằng con số, không thể đo lường được bằng bạc tiền. Phùng Hoan đã dạy Mạnh Thường Quân một bài học thấm thía về đạo nghĩa làm người. Phùng Hoan đã đổi một số tiền nợ có hạn để thu về một giá trị vô hạn: nhân tâm. Mạnh Thường Quân có thể mất đi công danh, chức tước và bổng lộc. Nhưng cái được của ông là lòng người. Đó là giá trị mà suốt hàng nghìn năm qua, biết bao anh hùng luôn mong muốn có được. Bởi lẽ, đắc được nhân tâm thì sẽ có cả thiên hạ.



Ở một ý nghĩa khác, câu chuyện của Mạnh Thường Quân cũng cho thấy bài học sâu sắc về lẽ hành xử ở đời. Trong cuộc sống, không phải lúc nào bạn cũng được thuận buồm, xuôi gió. Dù là ở trong hoàn cảnh nào, giàu sang hay nghèo khổ, phú quý hay tủi nhục, hãy luôn giữ vững thiện niệm và lòng nhân nghĩa, tranh thủ tích đức, hành thiện. Đến khi sa cơ lỡ vận, bạn có thể mất tất cả nhưng phúc đức và nhân nghĩa lưu lại sẽ trở thành tài sản đáng quý nhất nâng đỡ chúng ta đi tiếp chặng đường dài.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông Trần Bắc Hà mắc trọng bệnh, vợ con chia tay 'ghế nóng'


Người Đưa Tin 10/01/2018 Ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng BIDV) hiện mắc bệnh ung thư gan; vợ con ông cũng rút khỏi nhiều vị trí 'ghế nóng'. Trong một diễn biến liên quan đến gia đình ông Trần Bắc Hà, mới đây công ty của vợ ông Hà, đơn vị sở hữu resort 4 sao tại vị trí đắc địa bên bờ biển giữa trung tâm TP.Quy Nhơn đã bất ngờ đổi tên người đại diện pháp luật.

Theo thông tin trên báo Vietnamnet, liên quan đến đại án Phạm Công Danh - Trầm Bê đang được xét xử, ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng BIDV) được triệu tập với tư cách người có liên quan nhưng đã không có mặt với lý do mắc bệnh ung thư gan. Ông Trần Bắc Hà đã nộp hồ sơ bệnh án đang điều trị bệnh ung thư gan lên Tòa án nhân dân TP.HCM.

Trong một diễn biến liên quan đến gia đình ông Trần Bắc Hà, mới đây công ty của vợ ông Hà, đơn vị sở hữu resort 4 sao tại vị trí đắc địa bên bờ biển giữa trung tâm TP.Quy Nhơn đã bất ngờ đổi tên người đại diện pháp luật.

Cụ thể, theo giấy phép mới nhất, người đại diện pháp luật của công ty CP Du lịch Hoàng Anh Đất Xanh Quy Nhơn là bà Ngô Thị Kim Oanh. Người đại diện pháp luật trước đây của công ty này là bà Ngô Kim Lan, vợ ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng BIDV). Công ty này được cấp phép hoạt động vào ngày 9/10/2009.

Theo nhiều nguồn tin, bà Oanh cũng chính là em ruột của bà Ngô Kim Lan, vợ ông Trần Bắc Hà. Không chỉ "lui về phía sau" trên giấy tờ, cổ phần do bà Ngô Kim Lan đứng tên tại Hoàng Anh Đất Xanh Quy Nhơn cũng được chuyển nhượng lại cho người khác ở TP.HCM.

Hiện bà Trần Lan Phương (con gái ông Trần Bắc Hà) đang là người đại diện pháp luật, Giám đốc công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thiên Hưng. Ông Trần Duy Tùng (con trai ông Trần Bắc Hà) là người đại diện tập đoàn An Phú (An Phu Group).

Được biết, cả 2 doanh nghiệp này đều có trụ sở tại số 01 Hàn Mạc Tử, phường Ghềnh Ráng, Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, cùng địa chỉ với Du lịch Hoàng Anh Đất Xanh Quy Nhơn.

Trước đó, bà Trần Lan Phương cũng từng có thời gian giữ chức Tổng giám đốc và nắm giữ cổ phần Du lịch Hoàng Anh Đất Xanh Quy Nhơn.

Hồi đầu tháng 11/2017, ông Trần Duy Tùng cũng đã từ chức thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) Cảng Quy Nhơn sau một thời gian ngồi “ghế nóng”.

Thanh Hương (t/h)

https://baomoi.com/ong-tran-bac-ha-mac-trong-benh-vo-con-chia-tay-ghe-nong/c/24575586.epi

Ông Trần Bắc Hà bị ung thư gan, xin vắng mặt tại tòa
Vietnam Finance10/01/2018 09:44 GMT+712 liên quanGốc

Ông Trần Bắc Hà (nguyên chủ tịch HĐQT, Trưởng Phân ban Rủi ro Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV) đã nộp hồ sơ bệnh án đang điều trị bệnh ung thư gan lên Tòa án nhân dân TP. HCM chiều 9/1 để xin vắng mặt tại phiên tòa xét xử vụ án 'Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng' xảy ra tại VNCB, Sacombank, TPBank, BIDV giai đoạn II.


Ông Trần Bắc Hà, nguyên chủ tịch HĐQT BIDV

Ngoài ông Hà, các phó tổng giám đốc BIDV gồm ông Trần Lục Lang, Đoàn Ánh Sáng; Giám đốc Sacombank chi nhánh quận 8 Trần Thị Hải Triều và một số lãnh đạo Ngân hàng TPBank cũng có đơn xin xét xử vắng mặt vì lý do công tác, chữa bệnh.

Trước đó, ngày 8/1, Hội đồng xét xử đã ký giấy triệu tập yêu cầu ông Hà và những người liên quan trên phải đến dự phiên xử theo đề nghị của Viện Kiểm sát nhân dân TP. HCM vì xét thấy lời khai của những người này là quan trọng, ảnh hưởng đến việc điều tra công khai tại tòa.

Theo kết luận của cơ quan điều tra, ông Hà đã đồng ý chủ trương cho 12 công ty vay vốn theo giới thiệu của VNCB, chứ không cho Phạm Công Danh vay và cũng... “không biết các công ty này do Danh thành lập”. Tuy nhiên, BIDV đã thu đủ gốc, lãi các khoản vay từ chính khách hàng vay vốn nên ngân hàng này không bị thiệt thiệt hại.

Tương tự, ông Đoàn Ánh Sáng và Trần Lục Lang dù đã ký tờ trình phê duyệt cho 12 công ty của Phạm Công Danh vay vốn nhưng không đủ căn cứ xác định những người này có liên quan đến Phạm Công Danh nên cũng không bị xử lý hình sự.

Liên quan đến gia đình ông Trần Bắc Hà, các diễn biến gần đây cho thấy vợ con ông này đã lần lượt rút lui khỏi một số doanh nghiệp.

Cụ thể, tại Công ty Cổ phần Du lịch Hoàng Anh Đất Xanh Quy Nhơn (trụ sở tại 01 Hàn Mặc Tử, phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, Bình Định) - chủ sở hữu Khu nghỉ dưỡng 4 sao Hoàng Gia Quy Nhơn, bà Ngô Kim Lan (vợ ông Trần Bắc Hà) đã không còn đảm nhiệm cương vị Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật, từ ngày 27/12/2017.

Trước đó, bà Trần Lan Phương (con gái ông Hà) cũng từng nắm giữ cổ phần doanh nghiêp này và từng giữ chức Tổng giám đốc trước khi chuyển cho bà Lan.

Hồi đầu tháng 11/2017, con trai ông Trần Bắc Hà - Trần Duy Tùng cũng từ chức sếp lớn Cảng Quy Nhơn sau một thời gian nắm giữ chức vụ lãnh đạo của doanh nghiệp này.

Cụ thể, theo báo cáo của Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn (QNP), ông Trần Duy Tùng không còn tư cách thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) kể từ ngày 1/10 sau khi có đơn xin từ chức hôm 22/9.

Ngoài Công ty Cổ phần Du lịch Hoàng Anh Đất Xanh Quy Nhơn, gia đình ông Trần Bắc Hà được cho là đang sở hữu nhiều doanh nghiệp tại Bình Định. Bà Trần Lan Phương đang là người đại diện pháp luật, giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thiên Hưng. Còn ông Trần Duy Tùng là người đại diện Tập đoàn An Phú (An Phu Group).

Cả 2 doanh nghiệp này đều có trụ sở tại Số 01 Hàn Mạc Tử, phường Ghềnh Ráng, Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, trùng với địa chỉ của Du lịch Hoàng Anh Đất Xanh Quy Nhơn. Đây đều là những doanh nghiệp đang thực hiện nhiều dự án có số vốn đầu tư lớn ở tỉnh Bình Định.

Lê Nguyễn
https://baomoi.com/ong-tran-bac-ha-bi-ung-thu-gan-vo-con-dong-loat-tu-chuc-lanh-dao-doanh-nghiep/c/24573966.epi

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khi nào Vũ Huy Hoàng sẽ bị bắt?


08/01/2018 Phạm Chí Dũng - Đến giờ này, cựu bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng không còn đơn thuần nằm trong “tầm ngắm” hay chỉ có ý nghĩa “danh sách dự phòng” của chiến dịch “chống tham nhũng” của Tổng bí thư Trọng, mà vấn đề hầu như chắc chắn là ông Hoàng sẽ bị Bộ Công an khởi tố và tống giam vào thời điểm nào, sau vụ phát hiện “dấu hiệu vi phạm tại Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam”.


Ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương.
Nhìn lại thời “phá chưa từng có”
Vào quý 2 năm 2017 và song trùng với vụ Đinh La Thăng bất ngờ bị loại khỏi Bộ Chính trị, trường hợp Vũ Huy Hoàng đã được đảng cầm quyền lôi ra và cho báo chí nhà nước “đấu tố”. Những sai phạm lớn nhất của Vũ Huy Hoàng được mổ xẻ theo thứ tự là:



- Ký luân chuyển Trịnh Xuân Thanh về tỉnh Hậu Giang làm phó chủ tịch như một cách thức để Thanh thoát nạn vụ gây lỗ hơn 3.200 tỷ đồng tại Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC).

- “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong việc để ít nhất 7 dự án ngàn tỷ thuộc ngành công thương bị thua lỗ và phải trùm mền.

- Bổ nhiệm con trai là Vũ Quang Hải tham gia HĐQT Tổng công ty bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) để bầu làm thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc Sabeco khi mới 28 tuổi.

Những dẫn chứng điển hình về nạn lãng phí chỉ có ở Việt Nam là nhà máy xơ sợi 7.000 tỷ đồng ở Hải Phòng “đắp chiếu” và dự án nhà máy lên đến 8.104 tỷ đồng đang phơi mưa nắng của công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên (TISCO).

Con số 15.000 tỷ đồng bốc hơi lên trời của các dự án lãng phí có thể xây được vài chục trường trung học khang trang hoặc hàng trăm trạm xá, cùng vô số nhà tình thương.

Vào tháng 5/2017, dư luận chợt ồn ào vì vụ cựu bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng “xin vào khu cách ly sân bay quốc tế Nội Bài” nhưng không được.

Tuy nhiên chiến dịch “đấu tố” Vũ Huy Hoàng chỉ kéo dài khoảng một tháng và chỉ đạt được kết quả Ủy ban Kiểm tra trung ương và Ban bí thư kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công thương của Vũ Huy Hoàng trong thời gian 2011 - 2016.

Cùng với lịch sử trì trệ của đảng cầm quyền, Vũ Huy Hoàng là một bộ trưởng đã tồn tại đủ lâu dưới thời một thủ tướng bị bị quá đủ chỉ trích “phá chưa từng có trong lịch sử Việt Nam”.

Không chỉ tiếp tay phát nát kinh tế, tội lỗi của ông Hoàng còn vượt xa những gì mà báo chí nhà nước “đấu tố” khi gián tiếp gây ra thảm cảnh về xã hội.

Vào cuối năm 2013, một vụ việc khủng khiếp mà đã hoàn toàn chìm xuồng là cú xả lũ đồng loạt của 15 nhà máy thủy điện của EVN ở miền Trung đã “giết sống” đến năm chục mạng người nghèo nơi rốn lũ.

Tất cả đều biết cấp trên trực tiếp của các nhà máy thủy điện là EVN, còn thủ trưởng trực tiếp của EVN là Bộ Công thương. Tuy nhiên, sau vụ “giết sống” trên, nhiều phóng viên báo chí quốc doanh đành nuốt nhục vì bị cơ quan tuyên giáo “chặn họng.” Công lý đã trở nên trơ trẽn nhất khi đã không có bất kỳ một quan chức vô cảm và vô trách nhiệm nào phải đối mặt với vành móng ngựa, mặc dù chính vào lúc người dân chết chìm trong nước lũ xả trắng mênh mông, Bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng còn bận “công du” ở nước ngoài mà không phải chịu bất kỳ trách nhiệm hay đặc biệt trách nhiệm hình sự nào.

Vì sao là Vũ Huy Hoàng?

Vào giữa năm 2017, Vũ Huy Hoàng còn phải nhận một án khác - “kỷ luật như thế đã đủ đau chưa!” của Tổng bí thư Trọng.

Khi ngay cả một (cựu) ủy viên bộ chính trị là Đinh La Thăng mà còn bị bắt, cấp cựu ủy viên trung ương đảng như Vũ Huy Hoàng thật chẳng còn giá trị gì có thể mang ra đổi chác.

Vào thời gian trên, người ta chỉ nhìn thấy một ông Trọng có vẻ bất lực trước hàng đàn quan chức tham nhũng và chỉ còn biết xử lý bằng hình thức kỷ luật đảng mà chẳng thể làm gì khác. Khi đó, chưa xảy đến câu chuyện “Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về Việt Nam đầu thú” như lối tuyên giáo của ngành công an mà đã khiến ông Trọng trở nên xuất thần với phát ngôn “Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi đưa vào cũng phải cháy”. Khi đó, Tổng bí thư Trọng vẫn như ẩn chìm trong một nỗi trầm mặc không thốt nên lời.

Nhưng đó là chuyện của dĩ vãng gần. Còn sau ngày 8 tháng Mười Hai năm 2017, tình thế đã chuyển sang một thời kỳ mới, rất mới.

Vận mệnh Vũ Huy Hoàng giờ đây đang nguy cấp. Khi ngay cả một (cựu) ủy viên bộ chính trị là Đinh La Thăng mà còn bị bắt và do đó đã phá vỡ tiền lệ “ủy viên bộ chính trị không thể bị tống giam”, cấp cựu ủy viên trung ương đảng như Vũ Huy Hoàng thật chẳng còn giá trị gì có thể mang ra đổi chác.

Tín hiệu và cũng đồng thời mang tính thông điệp rõ nhất và gần nhất là ngay vào đầu năm 2018 - song trùng với thời gian cánh đảng phát lệnh truy nã đối với Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ, Thanh tra Chính phủ “bất ngờ” công bố kết luận thanh tra về gần 15.000 tỉ đồng sai phạm và thất thoát tại Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, chuyển kết luận này cho Bộ Công an để điều tra các vụ việc có dấu hiệu vi phạm tại Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam và một số doanh nghiệp trực thuộc vào thời kỳ từ năm 2010 đến ngày 30-6-2015, kiến nghị xử lý trách nhiệm Bộ Công Thương và UBND 4 tỉnh liên quan là Thanh Hóa, Lào Cai, Quảng Ninh, Hà Tĩnh.

Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam trực thuộc Bộ Công thương, và thời kỳ từ năm 2010 đến 2015 lại thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng.

Gần 15 ngàn tỷ đồng sai phạm và thất thoát là một con số khủng khiếp, đủ đưa lên giá treo cổ đến vài ba lần đối với bất cứ quan chức nào.

Cần nhắc lại, Trịnh Xuân Thanh phải ra tòa vì tội tham ô 14 tỷ đồng, còn Đinh La Thăng phải ra tòa do đã chỉ đạo các đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gửi tiền cho Ngân hàng Đại Dương của Hà Văn Thắm, và số tiền bị thất thoát không thể quay trở lại “chỉ có” 800 tỷ đồng.

Vào tháng 12/2017, sau vụ cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng bất ngờ bị Tổng bí thư Trọng chỉ đạo khởi tố và tống giam, có vẻ cái tên tiếp theo được dư luận đề cập nhiều nhất là Nguyễn Văn Bình - cựu thống đốc Ngân hàng nhà nước.


Ông Trịnh Xuân Thanh và ông Đinh La Thăng (Ảnh chụp từ VTV)

Tuy nhiên, một luồng dư luận khác, dường như sâu sát và bám sát các tin tức từ nội bộ đảng, lại nghiêng về khả năng cái tên tiếp ngay sau Đinh La Thăng sẽ là Vũ Huy Hoàng - cựu bộ trưởng công thương.

Trong suốt một thời gian dài dưới thời chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Vũ Huy Hoàng phụ trách Bộ Công thương - cơ quan chủ quản của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Cũng vào thời gian trên, Đinh La Thăng phụ trách PVN, còn Trịnh Xuân Thanh là tổng giám đốc một công ty thành viên của PVN là PVC.

Tuy chưa công bố chính thức, nhưng tình trạng hàng loạt quan chức dầu khí bị bắt trong năm 2017 đã cho thấy PVN chính là một đại án mà Tổng bí thư Trọng muốn nhắm đến.

Cho tới nay đã như hình thành một trục trong đại án trên: Trịnh Xuân Thanh - Vũ Huy Hoàng - Đinh La Thăng. Điểm cuối của trục này có thể là Nguyễn Tấn Dũng.

Trước hay sau tết nguyên đán 2018?

Vào tháng 5/2017, dư luận chợt ồn ào vì vụ cựu bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng “xin vào khu cách ly sân bay quốc tế Nội Bài” nhưng không được. Khi đó, rất nhiều dư luận cho rằng ông Hoàng có kế hoạch tiếp bước Trịnh Xuân Thanh “ra đi tìm đường cứu nước”.

Chắc hẳn sau vụ ồn ào trên, ông Vũ Huy Hoàng đã bị áp dụng “biện pháp ngăn chặn”, mà trong thực tế ở Việt Nam, ai cũng biết đó là “giam lỏng”.

Phiên tòa xử vụ Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh đã được tổ chức nhanh kỷ lục. Riêng với Đinh La Thăng, toàn bộ quá trình hoàn tất kết luận điều tra của Bộ Công an chỉ có 11 ngày, còn cáo trạng của Việt Kiểm sát tối cao còn kỷ lục hơn cả thế - 6 ngày.

Với trường hợp Vũ Huy Hoàng, cũng có thể sẽ đồng điệu về tố tụng hình sự như vậy.

Nếu trong những ngày tới, có thể là trong quý 1 năm 2018 hoặc ngay trước tết nguyên đán 2018, Bộ Công an thông tin là “đã tiếp nhận kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ về gần 15.000 tỉ đồng sai phạm và thất thoát tại Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam và đang khẩn trương tổ chức điều tra”, gần như cầm chắc lệnh khởi tố và cơ chế tiến hành bắt giam đối với cựu ủy viên trung ương đảng Vũ Huy Hoàng sẽ hiện ra không bao lâu sau đó.


Phạm Chí Dũng
Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'.

https://www.voatiengviet.com/a/vu-huy-hoang-bo-cong-thuong/4198132.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tôi phê bình về phiên tòa Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh!


FB Trần Vũ Hải, 9-1-2018 - TÔI PHÊ BÌNH TÒA ÁN:
1/ Không bố trí hội trường lớn để xét xử. Nếu Toà Hà nội không có, nhờ hội trường của Toà án tối cao, ngay gần đó.
2/ Không bố trí loa phóng thanh, cho những người không vào được phòng dự khán Toà vẫn muốn nghe trực tiếp diễn biến phiên toà.

Trong hình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang đứng
Nhớ lại MẤY CHỤC NĂM TRƯỚC, các vụ xử Tạ Đình Đề, Tùng Dương, Vũ Ngọc Hải, Vũ Xuân Trường tại Hà nội, dân chúng tràn ngập phòng xử (đến hàng trăm người) lẫn sân Toà và cả ngoài trụ sở Toà. Những người ngoài phòng xử chăm chú lắng nghe diễn biễn toà qua loa phóng thanh. Chẵng lẽ thời nay, độ lớn của phòng xử & độ công khai phiên toà kém trước? CÔNG QUYỀN ĐI XUỐNG Ư?

TÔI PHÊ BÌNH QUỐC HỘI:

Vụ án này có 3 bị cáo từng là đại biểu Quốc hội khoá 14 đương nhiệm, có 2 vị mới ngưng nhiệm vụ 1 tháng trước, sao không thấy Quốc hội cử đại diện đến dự và giám sát? Trong khi đó, chỉ vì Trịnh Xuân Thanh “đầu thú từ nước Đức”, nước Đức và EU đã cử quan sát viên đến phiên xử! Vụ án này không những quá lớn, mà Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự và Bộ Luật Hình Sự với nhiều thay đổi lớn mới được áp dụng, rất cần được giám sát trực tiếp.

TÔI PHÊ BÌNH CÁC ANH CÔNG AN DẪN GIẢI:

Các anh đông quá, ngồi lẫn lộn với các bị cáo, người lạ có thể không hiểu xử ai? Theo quy định bố trí phòng xét xử, các anh dẫn giải và bảo vệ phiên toà phải ngồi dưới các bị cáo. Hơn nữa các bị cáo trong phiên toà này hầu hết là cán bộ, không phải là đối tượng côn đồ hay nguy hiểm, không đến nỗi phải để phòng quá cẩn thận, áp sát họ.

Trong hình ảnh có thể có: 14 người, mọi người đang đứng

TÔI PHÊ BÌNH CÁC LUẬT SƯ:

Các đồng nghiệp bị chèn ép quá đáng, không được sử dụng máy vi tính của mình trong phòng xử, trong khi hồ sơ có 18000 bút lục và các vị Viện và Toà vẫn sử dụng máy tính của họ. Ngoài ra, nhiều luật sư chưa tiếp cận hoặc khó nghiên cứu hết hồ sơ nhưng vẫn nhận nhiệm vụ bào chữa. Lẽ ra các đồng nghiệp cùng đồng lòng kiến nghị phản đối, yêu cầu “quyền bình đẳng trong tố tụng”, hoặc mỗi người ôm hồ sơ 18000 trang vào Toà, và nếu cảm thấy chưa đủ thời gian để nghiên cứu hồ sơ, bảo vệ tốt cho thân chủ cùng đồng lòng yêu cầu hoãn phiên toà!

Tôi định phê bình các bị cáo, nhưng họ đang bị xét xử, không nên xát muối vào vết thương!

Nếu các bạn có ý kiến gì phê bình, xin mời!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đất nước đang cần minh chế chứ không phải minh quân


Bài viết do tác giả Huỳnh Ngọc Chênh viết nhân chuyện ông Trương Tấn Sang đọc lại lịch sử. Sau đây là bài viết xin gửi tới quý vị. Thể chế chính trị hiện nay cai trị đất nước chẳng khác gì với các triều đại phong kiến ngày xưa, cũng "vua" trước truyền ngôi lại "vua" sau, tổng bí thư trước chuẩn bị người cho chức TBT sau, bộ chính trị trước lo người kế thừa BCT sau, quan đầu tỉnh trước chuẩn bị truyền chức lại cho quan đầu tỉnh sau... tất cả đều trên cơ sở chủ quan cá nhân, độc đoán và được bảo vệ bằng nghị quyết đảng chứ chẳng dựa trên cơ sở pháp lý và phương pháp tuyển chọn dân chủ khoa học nào.

Thời bây giờ mà đầu óc cứ luẩn quẩn mãi chuyện "tôi trung" với "minh quân" thì đất nước còn tiếp tục chìm đắm vào tối tăm lạc hậu, khó mà vươn lên ngang bằng với các láng giềng Đông Nam Á chứ đừng nói với các quốc gia tiên tiến cao xa khác.

Cụ Chu Văn An sống trong thời đại phong kiến thì tư duy của cụ cũng chỉ là tôn sùng minh quân, xây dựng lực lượng tôi trung, tiêu diệt gian thần để kéo dài tuổi thọ cho một thế lực phong kiến đã đến lúc phải suy tàn theo quy luật.

Nhìn ra bên ngoài thời đó, Chu Văn An cũng chỉ thấy một cơ chế phong kiến của Trung Hoa không có gì khác hơn, nhìn lui lại lịch sử nước nhà cũng một cơ chế phong kiến tồn tại trên cơ sở đức trị mà vận nước phải gắn vào hưng suy theo triều đại. Cụ không thấy được cơ chế nào khác tốt đẹp hơn nên cứ bám theo đó ra sức giúp nước bằng cách giúp vua thành minh quân, bằng cách dâng sớ xin chém gian thần để thanh lọc bộ máy cai trị lúc nhúc quan tham của cái thời nhà Trần mạt vận.

Liệu ngày đó vua nghe lời trung thần Chu Văn An chém đầu 7 gian thần thì triều đình nhà Trần có tốt đẹp hơn lên vào lúc đã suy tàn theo quy luật? Liệu 7 gian thần đó bị chém đầu, thì các quan khác lên thay có tốt đẹp hơn không? Chưa nói là cá nhân cụ Chu Văn An không khỏi bị chủ quan khi đánh giá ai là gian thần ai là trung thần. Cụ dựa trên cơ sở pháp lý nào, quy chuẩn công chức nào để phán xét kẻ đúng người sai?

Không. Ngoài cái tài học rộng và đức cao ra, chúng ta của thời đại ngày nay không học được điều gì từ cụ Chu Văn An trong vấn đề hưng quốc.

Đọc lại lịch sử để rút ra bài học là các triều đại phong kiến thiết kế chế độ và quản lý quốc gia trên cơ sở đức trị, hoàn toàn dựa vào đạo đức của người đứng đầu là ông vua. Vua tài đức thì triều đình hưng thịnh, đất nước bình an, vua tệ hại thì triều đình mạt vận, đất nước suy vong. Cơ chế chọn ra ông vua kế vị thì hoàn toàn độc đoán, chủ quan cá nhân và dựa vào mệnh trời may rủi, không có gì bảo đảm người được chọn sẽ là vị minh quân.

Do vậy tất cả các triều đại phong kiến trong lịch sử VN đều đi theo một quy luật, hưng thịnh nhờ vào một vài ông vua đầu còn sáng suốt, sau đó lụn tàn sụp đổ vì các ông vua sau suy thoái.

Học lại lịch sử là học cái điều đó để đừng lặp lại vì chuyện thịnh suy của một triều đại, một giòng họ, một bè nhóm cai trị mà đưa đến thịnh suy của đất nước.

Ngày nay, cánh cửa ra thế giới rộng mở, chúng ta nhìn thấy thực tế tốt đẹp của cả trăm quốc gia phát triển, học hỏi được giải pháp quản lý và phát triển của họ, hiểu biết thể chế nào là tối ưu mà họ chọn lựa để đưa đất nước họ vươn lên mang lại hạnh phúc ấm no thực sự cho người dân.


Thể chế chính trị hiện nay cai trị đất nước chẳng khác gì với các triều đại phong kiến ngày xưa, cũng "vua" trước truyền ngôi lại "vua" sau, tổng bí thư trước chuẩn bị người cho chức TBT sau, bộ chính trị trước lo người kế thừa BCT sau, quan đầu tỉnh trước chuẩn bị truyền chức lại cho quan đầu tỉnh sau... tất cả đều trên cơ sở chủ quan cá nhân, độc đoán và được bảo vệ bằng nghị quyết đảng chứ chẳng dựa trên cơ sở pháp lý và phương pháp tuyển chọn dân chủ khoa học nào.

Mà thể chế tuyển dụng và đề bạt lãnh đạo hiện nay còn tệ hại hơn thời phong kiến. Ngày trước chỉ duy nhất một "chức" vua là được truyền lại, còn tất cả các quan chức khác từ tể tướng trở xuống đều không được tự ý truyền lại cho người sau. Cơ chế tuyển dụng quan cũng tốt hơn bây giờ, nghĩa là mọi thành phần xã hội đều được tham gia ứng tuyển thông qua các kỳ thi nghiêm khắc.

Đọc lại lịch sử để biết vượt qua cái hạn chế của tổ tiên chứ không phải học theo các phương cách cổ xưa luẩn quẩn mãi trong chuyện minh chúa hay lú chúa, trung thần hay gian thần.

Liệu bây giờ chém đến cả trăm tham quan thì lấy gì bảo đảm không có cả ngàn tham quan khác lên thế chỗ trong cái cơ chế lỗi thời nầy? Đồng thời với việc chém đầu các tham quan thì phài chém ngay cái thể chế phát sinh ra đám tham quan nhung nhúc như hiện nay thì việc chống tham nhũng mới thực chất và hữu hiệu.

Cái đất nước đang cần bây giờ là minh chế chứ không phải minh quân.

Nếu ông Trương Tấn Sang có lòng với dân với nước, như ông bày tỏ, thì ông hãy dũng cảm lên tiếng kêu gọi đổi mới thể chế như ông Võ Văn Kiệt đã từng làm, ngay khi ông còn đương chức và tiếp tục vận động sau khi đã nghỉ hưu.

Huỳnh Ngọc Chênh

Phần nhận xét hiển thị trên trang