Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2018

Rèn được thói quen đơn giản này, 1 ngày của bạn sẽ không trôi qua lãng phí


Rèn được thói quen đơn giản này, 1 ngày của bạn sẽ không trôi qua lãng phí
"Tôi sẽ dành ưu tiên và sự tập trung chú ý cũng như năng lượng vào những việc sẽ đem lại cho mình sự đền đáp cao nhất", tác giả của hàng loạt cuốn sách nổi tiếng về quản trị John C. Maxwell từng nói. Thế nhưng để tạo được thói quen ưu tiên cũng cần phải kiên nhẫn luyện tập.
Lấy lại ngày hôm nay
Đã bao giờ bạn nhận thấy rằng những người không có gì để làm thường muốn dành nhiều thời gian của họ cùng bạn? Nhà thơ Carl Sandburg từng nói: "Thời gian là đồng xu giá trị nhất trong cuộc đời bạn. Bạn và chỉ mình bạn quyết định tiêu xài nó thế nào. Hãy cẩn thận, đừng để người khác xài nó hộ bạn."
Bạn có tài sản lớn nhất là 24 giờ phía trước. Bạn sẽ sử dụng nó thế nào? Bạn sẽ để các áp lực chiếm hết khoảng thời gian đó hay tập trung vào những điều ưu tiên? Bạn sẽ để những email vô nghĩa, những công việc không quan trọng, nhân viên quảng cáo qua điện thoại, những việc gián đoạn, những phiền nhiễu khác tiêu phí hết thời gian trong ngày của bạn?
Hay bạn sẽ sử dụng nó một cách có trách nhiệm, kiểm soát những điều bạn có thể và để ngày hôm nay là của bạn? Nếu bạn không quyết định sẽ sử dụng ngày hôm nay của mình thế nào, một người nào đó sẽ sử dụng nó.
Tự hỏi bản thân 3 câu hỏi
Trong một ngày có rất nhiều sự kiện, công việc cùng xuất hiện, làm cách nào để xác định ra ưu tiên của cuộc đời bạn. Theo John C. Maxwell, bạn cần phải thay đổi cách tiếp cận với cuộc đời và sự nghiệp của mình và bắt đầu bằng cách tự hỏi mình 3 câu hỏi cốt yếu:
1. Điều gì là bắt buộc đối với tôi?
Bất kỳ đánh giá thực tế nào về những việc ưu tiên trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống cũng phải bắt đầu từ một đánh giá thực tế về những việc mà một người phải làm. Để trở thành một người bạn đời tốt hay cha mẹ tốt, bạn phải đáp ứng những đòi hỏi gì? Để người chủ của bạn hài lòng, bạn phải làm gì? (Nếu bạn là người dẫn dắt mọi người, thì câu hỏi là: Việc gì bạn phải tự làm mà không thể giao phó cho người khác?) Khi sắp xếp những việc ưu tiên, bạn hãy luôn luôn bắt đầu với câu hỏi về các yêu cầu và suy nghĩ cẩn thận trước khi chuyển qua câu hỏi kế tiếp.
2. Điều gì mang đến cho tôi lợi ích cao nhất?
Khi tiến lên trong sự nghiệp của mình, bạn bắt đầu nhận thấy có nhiều hoạt động mang lại hiệu quả hơn hẳn so với các hoạt động khác (Bất kì ai không khám phá ra điều này thì đều không có tiến triển gì trong sự nghiệp cả!). Điều tiếp theo là cần tập trung sự chú ý của bạn vào những hoạt động mang lại lợi ích cao này.
3. Điều gì mang đến cho tôi phần thưởng tuyệt vời nhất?
Nếu bạn chỉ làm những việc phải làm và những gì hiệu quả, bạn sẽ có năng suất cao, nhưng có thể bạn sẽ không có được sự toại nguyện. Ông cho rằng việc suy nghĩ về những điều khiến cá nhân bạn cảm thấy hài lòng cũng rất quan trọng. Tuy nhiên nhiều người muốn bắt đầu ngay với câu hỏi về giải thưởng và không tiến xa hơn nữa. Không một ai có thể thành công mà không có kỷ luật để thực hiện hai lĩnh vực đầu tiên trước khi thêm vào lĩnh vực thứ ba.
Triết gia William James nói: "Nghệ thuật của sự thông thái là nghệ thuật biết phải bỏ qua điều gì". Nếu bạn đưa những điều ưu tiên vào trọng tâm bằng cách trả lời 3 câu hỏi trên, bạn sẽ có nhiều gợi ý cho việc cần phải bỏ qua điều gì.
Luôn ở trong vùng mà bạn có thế mạnh
Người ta không chi tiền cho sự bình thường. Người ta không đi tìm kiếm một cửa hàng tầm thường, một bộ phim hạng hai khi đi chơi vào buổi tối. Người chủ không thuê một người bán hàng được biết đến với cái tên ngài Trung bình. Không ai nói: "Hãy ký hợp đồng với công ty mà sẽ chỉ đơn thuần làm đầy đủ công việc."
Nhưng để tìm thấy vùng sức mạnh của mình cần có thời gian và sự tìm hiểu kỹ lưỡng. Nếu bạn chưa thực sự có một nhận thức tốt về những thế mạnh của mình, thì bạn có thể muốn khám phá một vài gợi ý bên dưới. Những điều này đều dựa trên những việc tôi đã làm để tìm ra vùng thế mạnh của mình.
Thử và sai: Không gì dạy bạn nhiều bằng những thành công và thất bại của chính bạn. Bất cứ khi nào có việc gì dường như chỉ toàn là "thử nghiệm" và bạn mắc rất nhiều sai sót, đó có lẽ là lúc để chuyển qua việc khác. Nhưng bạn chấp nhận rủi ro thất bại để tìm được thành công của chính mình.
Nhận góp ý từ người khác: Việc yêu cầu người khác đánh giá tính hiệu quả của bạn quả thật không phải lúc nào cũng vui vẻ, nhưng nó luôn luôn hữu ích. Hãy chắc chắn rằng bạn chọn được người sẵn sàng giúp bạn mà không có ý gì khác.
Trắc nghiệm tính cách: Các đánh giá, như là DISC, hồ sơ tính cách của Florence Littauer, và phương pháp Myers Briggs, có thể rất hữu ích. Chúng sẽ giúp lọc ra một số khuynh hướng tự nhiên của bạn và giúp bộc lộ các ưu, khuyết điểm mà bạn không tự nhận thức được.
Kinh nghiệm cá nhân: Thường bạn sẽ cảm nhận được mình làm việc gì đó tốt đến đâu khi làm đi làm lại nhiều lần. Nhưng cần nhớ rằng: Kinh nghiệm không phải lúc nào cũng là một giáo viên giỏi – nhưng kinh nghiệm đã qua đánh giá thì có!
Thủ tướng Anh William Gladstone nói: "Người khôn ngoan là người không dành sức lực để theo đuổi những điều không phù hợp; còn người khôn ngoan hơn là người từ trong những việc có khả năng làm tốt, lựa chọn ra và quyết tâm theo đuổi những việc tốt nhất." Bạn càng ở lại trong khu vực mình có ưu thế nhiều bao nhiêu, hiệu quả làm việc của bạn càng tốt, và khả năng đạt được những tiềm năng của bạn càng cao bấy nhiêu.
Theo Thảo Nguyên /Trí thức trẻ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Có gì đặc biệt tại phiên xét xử ông Đinh La Thăng ngày 8/1?


Có gì đặc biệt tại phiên xét xử ông Đinh La Thăng ngày 8/1?

Ông Đinh La Thăng.
Không vành móng ngựa, đảm bảo tối đa nguyên tắc suy đoán vô tội, đại diện cơ quan truy tố ngồi đối diện với luật sư… Đó là một số điểm mới tại phiên toà xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm trong vụ án xảy ra tại PVC, ngày 8/1 – thẩm phán Trương Việt Toàn, Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP Hà Nội, cho biết.
Như đã đưa, ngày 8/1 TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và các đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Trao đổi với Tiền Phong, thẩm phán Trương Việt Toàn – Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP Hà Nội – một trong 5 người thuộc Hội đồng xét xử (HĐXX) cho biết đã chuẩn bị tốt mọi điều kiện để phiên tòa diễn ra.
Thẩm phán Trương Việt Toàn đánh giá, phiên xét xử ông Đinh La Thăng là một trong những phiên tòa đầu tiên được áp dụng Bộ luật Tố tụng Hình sự mới (BLTTHS năm 2015, có hiệu lực từ 1/1/2018). Vì vậy, HĐXX sẽ áp dụng tất cả các quy định mới trong việc điều hành, điều khiển quá trình xét xử.
Về mặt nội dung, một điểm mới của BLTTHS năm 2015 là chú trọng, đảm bảo tối đa quyền tranh tụng của những người tham gia tố tụng. “Việc này phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp mà Đảng, Nhà nước đề ra, đồng thời đảm bảo quyền con người tốt hơn nữa cho các bị cáo cũng như đảm bảo tối đa nguyên tắc suy đoán vô tội với bị can, bị cáo” – thẩm phán Trương Việt Toàn nói.
Thẩm phán Trương Việt Toàn.
Ông Toàn cũng khẳng định: “HĐXX trong vụ án sẽ đảm bảo tối đa tính độc lập, không chịu sự tác động và can thiệp nào, chỉ tuân thủ theo pháp luật”.
Về hình thức xét xử, thẩm phán Toàn cho biết, phòng xử có nhiều điểm mới theo luật định, như không có vành móng ngựa, đại diện VKSND ngồi đối diện với luật sư…
Ngoài ra, các phóng viên đưa tin phiên tòa được bố trí một hội trường riêng để tác nghiệp. Theo ông Toàn, việc này do nguyên nhân khách quan vì số người được triệu tập trong vụ án rất đông trong khi cơ sở vật chất, diện tích phòng xử của tòa án Hà Nội từ trước đến nay rất hạn chế.
“Vì vậy, chỉ đủ chỗ ngồi cho những người tham gia tố tụng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Chúng tôi cũng hết sức tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí tác nghiệp tại một phòng hội trường riêng, có kênh dẫn truyền trực tiếp, đảm bảo” – thẩm phán Trương Việt Toàn khẳng định.
Được hỏi về cảm xúc khi tham gia xét xử vụ án rất được dư luận quan tâm, ông Toàn trả lời: “Hiện tại, tôi đang tập trung cao độ để nghiên cứu hồ sơ vụ án với hơn 10.000 bút lục. Qua đây, tôi nhận thấy trách nhiệm của mình rất lớn… Các bị cáo đều là chủ thể đặc biệt, từng có chức vụ quyền hạn và có năng lực, trình độ lý luận cao”.
Cơ quan truy tố xác định: Trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định.
Sau đó, ông Thăng chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng 6.607.500 USD và trên 1.312 tỷ đồng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích không đưa vào dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, giữ vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC. Trịnh Xuân Thanh đã có hành vi chỉ đạo bị cáo Vũ Đức Thuận ký hợp đồng EPC số 33 để PVC được nhận tạm ứng 6.607.500 USD và trên 1.312 tỷ đồng. Ông Thanh đã sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng vào mục đích khác, gây thiệt hại trên 119 tỷ đồng.
Theo Xuân Ân / Pháp luật TPHCM
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bí mật của ông Trầm Bê trong thương vụ cho vay 1.800 tỉ đồng!



Ông Trầm Bê đã sử dụng quyền của mình tại Sacombank chỉ đạo cấp dưới cho Phạm Công Danh vay 1.800 tỉ đồng gây thiệt hại nghiêm trọng.
Theo dự kiến, phiên tòa xét xử ông Trầm Bê (SN 1959, nguyên Phó chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank) sẽ kéo dài một tháng từ ngày 8-1 đến ngày 9-2-2018.
Ngoài ông Trầm Bê; Phạm Công Danh (SN 1965, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng (VNCB), Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh); Phạm Huy Khang (SN 1973, nguyên Tổng giám đốc Sacombank) và 19 đồng phạm khác cũng bị xét xử về tội "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Cái bắt tay của ông Trầm Bê
Sau khi chuyển nhượng Ngân hàng TMCP Đại Tín (viết tắt là Trustbank, có vốn điều lệ 3.000 tỉ đồng) từ nhóm Phú Mỹ do đại gia Hứa Thị Phấn đại diện, Phạm Công Danh đã tiếp quản và đưa người của mình vào điều hành mọi hoạt động, đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng (VNCB).
Khi nhóm cổ đông mới quản trị, điều hành VNCB, Phạm Công Danh chỉ đạo cấp dưới dùng 29 pháp nhân đứng tên hồ sơ vay vốn tại các ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV; gây thiệt hại cho VNCB 6.123,7 tỉ đồng. Tính riêng thương vụ giữa ông Danh và Trầm Bê về khoản vay 1.800 tỉ đồng đã gây thiệt hại cho VNCB số tiền 1.835,8 tỉ đồng.
Phạm Công Danh cùng đồng phạm tại phiên tòa giai đoạn 1
Phạm Công Danh cùng đồng phạm tại phiên tòa giai đoạn 1
Ông Trầm Bê khai nhận đã bàn bạc, trao đổi với Phạm Công Danh và Phan Huy Khang; chỉ đạo Khang cho Danh vay tiền.
Cụ thể, giữa tháng 4-2013, ông Danh sang Sacombank gặp Trầm Bê đặt vấn đề vay khoảng 2.000 tỉ đồng. Ông Trầm Bê đồng ý cho Danh vay nhưng phải có tài sản đảm bảo là bất động sản hoặc tiền gửi. Sau đó, Trầm Bê dẫn Danh xuống phòng làm việc của Khang và thống nhất Sacombank cho Danh vay từ 1.300 tỉ đồng đến tối đa là 1.800 tỉ đồng nhưng phải có tài sản đảm bảo.
Sau đó vài ngày, ông Danh gặp Khang và Khang mời Trầm Bê xuống phòng làm việc, báo cáo là thống nhất cho Danh vay 1.800 tỉ đồng dùng tiền gửi từ VNCB để làm tài sản đảm bảo.
Ông Trầm Bê
Ông Trầm Bê
Lý do ông Danh chỉ vay được 1.800 tỉ đồng vì Trầm Bê với chức danh là Chủ tịch Hội đồng tín dụng chỉ được phép phê duyệt tối đa là 1.800 tỉ đồng, nếu cho vay trên số tiền này phải trình lên HĐQT quyết định sẽ mất thời gian. Hơn nữa nếu trình lên HĐQT sẽ có nhiều ý kiến đối với khoản vay lớn.
Sau đó, ông Bê giao cho Khang tổ chức thực hiện. Việc bàn bạc cho vay chỉ có 3 người là Phạm Công Danh, Trầm Bê và Phan Huy Khang.
Trầm Bê cho rằng Phạm Công Danh khi đó là Chủ tịch HĐQT của VNCB không được phép vay tiền tại VNCB nhưng có thể vay ở Sacombank nên đồng ý cho ông Danh vay nhưng phải có tài sản đảm bảo.
Khi cấp dưới trình hồ sơ các khoản vay của 6 công ty, mặc dù hồ sơ chưa đầy đủ nhưng Trầm Bê vẫn phê duyệt do có tài sản đảm bảo là tiền gửi của VNCB.
Sau khi bị bắt giam, Phạm Huy Khang khai rõ rằng chính ông Trầm Bê đã dẫn Phạm Công Danh đến phòng làm việc của Khang để giới thiệu cho ông Danh vay tiền.
Hai ngày sau đó, Danh tiếp tục sang phòng làm việc của Khang và hai bên đã đồng ý cho Danh vay 1.800 tỉ đồng với tài sản đảm bảo là tiền gửi từ Trustbank chuyển sang.
Đến ngày 19-4-2013, Phạm Công Danh cùng Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Phạm Quốc Viễn, Phan Đình Tuệ đã có cuộc họp tại phòng làm việc của Khang. Mặc dù hồ sơ chưa đầy đủ nhưng Khang vẫn phê duyệt do có tài sản đảm bảo.
Trong phi vụ này, Phạm Công Danh tiết lộ bí mật có mối quan hệ thân thiết với ông Trầm Bê từ khi ông Bê còn ở Ngân hàng TMCP Phương Nam. Chính ông Bê là người đã móc nối cho Danh gặp Khang để trình phương án kinh doanh, hồ sơ để vay 1.800 tỉ đồng từ Sacombank.
Như vậy, Trầm Bê và Phan Huy Khang đã giúp sức cho Phạm Công Danh vay 1.800 tỉ đồng của Sacombank. Sau khi nhận lệnh từ Trầm Bê, Phan Huy Khang đã chỉ đạo cấp dưới thực hiện cho 6 công ty do Phạm Công Danh chỉ định vay 1.800 tỉ đồng, thế chấp bằng 1.854 tỉ đồng tiền gửi của VNCB.
Quá hạn vay, 6 công ty không trả được nợ, Sacombank đã thu nợ gốc và tiền lãi vay từ tiền gửi của VNCB tại Sacombank, gây thiệt hại cho VNCB số tiền 1.835,8 tỉ đồng (trong đó gốc 1.800 tỉ đồng và lãi là 35,8 tỉ đồng).
Cho vay nhưng không thẩm định
Ông Phan Đình Tuệ (Phó tổng giám đốc Sacombank) khai rằng không quen biết với Phạm Công Danh mà thực hiện theo chỉ đạo của Phan Huy Khang. Khi người của Phạm Công Danh mang hồ sơ pháp nhân của 6 công ty đề nghị vay vốn thì Tuệ cho gọi Bùi Văn Thành (chủ tịch HĐTD, giám đốc Sacombank Chi nhánh Hưng Đạo), Trần Thị Hải Triều (Giám đốc Sacombank Chi nhánh quận 8) đến phân bổ giao cho Chi nhánh Hưng Đạo cho 2 công ty vay 600 tỉ đồng; Chi nhánh quận 8 cho 4 công ty vay 1.200 tỉ đồng với tài sản đảm bảo khoản vay là tiền gửi của Trustbank.
Tuệ yêu cầu Bùi Văn Thành và Trần Thị Hải Triều liên hệ với Mai Hữu Khương là đầu mối của 6 công ty có nhu cầu vay tiền, cho vay theo đúng quy định của Sacombank.
Tuy nhiên, theo Bộ Công an, hồ sơ vay vốn của 6 công ty không được thẩm định thực tế hoặc thẩm định sơ sài hồ sơ về năng lực tài chính, nguồn vốn tự có và nguồn trả nợ vốn vay từ các hợp đồng nguyên tắc để xác định tính khả thi, hiệu quả của phương án vay vốn và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng nên xét xem quyết định cho vay chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện cho vay theo quy định.
Đại gia Hứa Thị Phấn (cựu đại diện Trustbank) tham gia với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Về hợp đồng bảo lãnh, phía Trustbank chỉ có ông Phan Thành Mai (là người đại diện pháp luật) ký, không có chữ ký của người quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh cũng như người thẩm định khoản vay bảo lãnh nhưng vẫn được duyệt cho vay.
Kê biên tài sản ông Trầm Bê
Tài sản của ông Trầm Bê đã bị kê biên gồm: Quyền sử dụng đất tại một căn nhà mặt tiền đường An Dương Vương (quận Bình Tân) và một căn nhà đường Hồng Bàng (quận 6, TP HCM).
Ngoài ra, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng đề nghị phong tỏa 4 tài khoản của Công ty CP Quản lý Quỹ Lộc Việt với số tiền là 33 tỉ đồng. Đồng thời, Bộ Công an cũng đã có văn bản phong tỏa 16.000 cổ phần của Công ty CP Quản lý Quỹ Lộc Việt tại Công ty CP Đất May mắn.

Ông Trầm Bê khai gì sau khi bị bắt giam?

Ông Trầm Bê khai gì sau khi bị bắt giam?
Sau khi "xộ khám", ông Trầm Bê khai ra số tiền mà Sacombank cho ông Phạm Công Danh vay đáng lẽ không dừng lại ở con số 1.800 tỷ đồng mà còn cao hơn nhiều.
Hôm nay (21/12), TAND TP.HCM xác nhận, đơn vị này đã quyết định đưa vụ án liên quan tới ông Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương - Tín Sacombank) ra xét xử sơ thẩm từ ngày 8/1 đến 9/2 tới.
Ông Trầm Bê bị truy cứu tội danh "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Cùng hầu tòa trong vụ án là những nhân vật ‘đình đám’ khác, trong đó có ông Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng - VNCB).
Theo nguồn tin của Tiền Phong, sau khi bị bắt tạm giam điều tra (ngày 31/7), tại cơ quan điều tra, ông Trầm Bê khai số tiền 1,800 tỷ đồng mà ông chỉ đạo "bộ sậu" Sacombank cho ông Phạm Công Danh vay (qua các Cty ông Danh lập ra) thực ra còn lớn hơn nhiều nếu cả ông Trầm Bê và ông Phạm Công Danh không nóng vội quyết.
Cụ thể, ông Trầm Bê khai, khoảng giữa tháng 4/2013, ông Danh sang Sacombank gặp ông Trầm Bê và đặt vấn đề vay 2.000 tỷ đồng. Ông Trầm Bê đồng ý cho ông Danh vay số tiền này.
Tuy nhiên, khi ông Trầm Bê đưa ông Danh xuống gặp Phan Huy Khang (Tổng giám đốc Sacombank) tại phòng làm việc của ông Khang, thì tất cả thống nhất chỉ cho ông Danh vay từ 1.300 – 1,800 tỷ đồng.
“Lý do chỉ cho ông Danh vay 1.800 tỷ đồng là vì với chức danh Chủ tịch HĐTD chỉ được phép duyệt tối đa 1.800 tỷ đồng” – ông Trầm Bê khai.
Cũng theo lời khai của ông Trầm Bê với cơ quan điều tra, “nếu cho vay trên 1.800 tỷ đồng thì phải trình lên HĐQT quyết định sẽ mất thời gian, hơn nữa nếu trình HĐQT thì sẽ mất thời gian không thể cho vay, hơn nữa nếu trình HĐQT thì sẽ có nhiều ý kiến khác nhau với khoản vay vì khoản vay này rất lớn” – Ông Trầm Bê khai.
Sau khi ‘chốt’ hạ số vay 1.800 tỷ đồng (ông Trầm Bê chỉ bàn cho vay với ông Khang), ông Trầm Bê chỉ đạo cấp dưới làm thủ tục rồi chính ông Trầm Bê phê duyệt , dù các khoản vay dưới hình thức 6 Cty con ông Phạm Công Danh chưa đủ hồ sơ…
Sai phạm của ông Trầm Bê khiến VNCB thiệt hại gần 1.854 tỷ đồng (vốn và lãi). Hành vi của ông Trầm Bê bị quy buộc vào tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". VKS sẽ truy cứu ông Trầm Bê vào phiên tòa ngày 8/1 tới đây với khung hình phạt khoản 3, Điều 165 Bộ luật Hình sự, với mức án từ 10-20 năm tù.
“Lý do cho ông Danh vay chỉ 1.800 tỷ đồng là vì với chức danh Chủ tịch HĐTD chỉ được phép duyệt tối đa 1.800 tỷ đồng, nếu cho vay trên 1.800 tỷ đồng thì phải trình lên HĐQT quyết định sẽ mất thời gian, HĐQT sẽ có nhiều ý kiến khác nhau với khoản vay vì khoản vay này rất lớn” – Ông Trầm Bê khai với cơ quan điều tra.
Theo Tân Châu / Tiền phong
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trịnh Xuân Thanh bất ngờ nộp tiền tỷ khắc phục hậu quả


Trịnh Xuân Thanh bất ngờ nộp tiền tỷ khắc phục hậu quả
Trước ngày Tòa đưa vụ án ra xét xử, gia đình ông Trịnh Xuân Thanh đã nộp 2 tỷ đồng khắc phục hậu quả. Người thay mặt ông Trịnh Xuân Thanh đến nộp tiền là mẹ ruột của ông Thanh.
Chiều nay (6/1), nguồn tin riêng của Tiền Phong xác nhận, ngày 5/1, gia đình Trịnh Xuân Thanh đã đến Cục thi hành án Dân sự TP Hà Nội nộp 2 tỷ đồng và cơ quan này đã nhận số tiền trên.
Người thay mặt ông Trịnh Xuân Thanh đến nộp tiền là mẹ ruột của ông Thanh. Trước đó, ngày 4/1, mẹ ông Thanh vào trại tạm giam thăm ông Thanh, tại đây ông Thanh nói với mẹ mình là với trách nhiệm là người đứng đầu doanh nghiệp ở cương vị Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) lúc đó, ông Thanh đã đồng ý và đề nghị gia đình tự nguyện tạm thời khắc phục số tiền Nhà nước bị chiếm đoạt xảy ra tại PVC.

Gia đình Trịnh Xuân Thanh đã nộp tiền tại Cục thi hành án. Ảnh: Tân Châu
Gia đình Trịnh Xuân Thanh đã nộp tiền tại Cục thi hành án. Ảnh: Tân Châu
Như Tiền Phong đã đưa tin, ngày 8/1 tới đây TAND TP Hà Nội sẽ xét xử vụ án xảy ra tại PVC. Trong vụ án này, bị cáo Trịnh Xuân Thanh bị truy tố về 2 tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”.
Theo cáo trạng, Trịnh Xuân Thanh trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, giữ vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC đã chỉ đạo bị cáo Vũ Đức Thuận ký hợp đồng EPC số 33 để PVC được nhận tạm ứng 6.607.500 USD và trên 1.312 tỷ đồng.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã quyết định sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng này vào mục đích khác, không đưa vào Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền trên 119 tỷ đồng.
Theo Tân Châu / Tiền phong

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐƠN CẦU CỨU KHẨN CẤP CỦA GIA ĐÌNH BỘ ĐỘI NGUYỄN ANH TRÍ



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
 
ĐƠN XIN CẦU CỨU
 
Kính gửi: 
Tổng Bí Thư - NGUYỄN PHÚ TRỌNG. Thủ tướng chính phủ - NGUYỄN XUÂN PHÚC. Chủ tịch quốc hội - NGUYỄN THỊ KIM NGÂN. Chủ tịch nước - TRẦN ĐẠI QUANG 

Bộ trưởng bộ quốc phòng - NGÔ XUÂN LỊCH. - Chánh án TAND tối cao - NGUYỄN HÒA BÌNH. -Viện trưởng VKSND tối cao - LÊ MINH TRÍ

Và toàn thể nhân dân Việt Nam .

Nay tôi viết đơn này để cầu cứu cho anh tôi là : NGUYỄN ANH TRÍ đã lên đường nhập ngũ khi tổ quốc kêu gọi bỏ lại ba mẹ già không ai chăm lo , Trí là lao động chính cũng như trụ cột trong gia đình.Đã không có chuyện gì để nói nếu anh tôi do làm nhiệm vụ hay bệnh tật mà bây giờ phải nằm trơ xương bất động như vậy . 

Toàn bộ sự việc như sau : 
 
Anh tôi đã lên đường nhập ngũ vào ngày 16/02/2017 trước khi đi sức khỏe rất tốt cũng đã trải qua 3 vòng khám tuyển . Đóng quân ở trung đoàn 271 Phú Giáo - Bình Dương sau 2 tháng huấn luyện thì gia đình được báo tin là Trí đang hôn mê bất tỉnh , gia đính lập tức đến đơn vị đưa tí đi cấp cứu ở bệnh viện quân y 175 TPHCM . sau đó bệnh viện kết luận là sốc nhiễm khuẩn gì đó nhưng có điều khó hiểu bệnh nhiễm khuẩn sẽ lây lan rất mạnh trong khi cả một trung đoàn hàng nghìn chiến sĩ lại chỉ có mình anh tôi là như vậy .

Gia đình đã âm thầm điều tra và biết được thông tin từ các phụ huynh và những tân binh đi cùng đợt với Trí . Trí đã bị đánh đập nhiều lần do Sĩ quan Trung và A phó Ân cầm đầu đều công tác tại trung đoàn 271 Phú Giáo - Bình Dương . lần mà đánh a tôi đến ngất xỉu là chúng đã cho 4 tân binh khiên Trí vào nhà vệ sinh đánh vào đầu bằng chỏ sau đó bắt anh tôi ra sân tập khi đang hít đất thì xỉu ngay tại chỗ và hôn mê . Nếu như họ muốn giữ lại lòng tin cho dân đối với quân đội thì đáng ra họ phải xử phạt nghiêm khắc đối với 2 tên Trung và Ân , an ủi gia đình cố gắng chữa trị cho anh tôi còn đằng này họ lại chọn cách dùng quyền lực để che đậy tất cả , tôi đã không còn tin tưởng vào quân đội cũng như pháp luật khi chúng tôi có đầy đủ bằng chứng vẫn không làm gì được .

Hiện tại Trung và Ân vẫn chưa thấy bị truy cứu trách nhiệm gì cả . Trong khi chúng tôi gửi đơn kiện khắp nơi không ai dám nhận không ai giúp đỡ , nhà bao không dám đăng tin . Đến đơn ngoài Hà Nội gửi vào bảo phải truy tố trách nhiệm hình sự nhưng họ vẫn không giải quyết.

Chúng tôi chỉ là dân đen không có khả năng để làm sáng tỏ vụ này nên hôm nay tôi viết đơn này mong cộng đồng mạng chia sẻ để có thể đến được tay nhưng người có thẩm quyền giải quyết cho gia đình tôi . Đồng thời cũng mong nhận được sự giúp đỡ từ các nhà hảo tâm , thật sự gia đình bây giờ rất khó khăn tất cả những gì có giá trị trong nhà đã bán hết . Lúc đầu trung đoàn 271 có nói Trí là người của quân đội thì quân đội sẽ lo hết nhưng chỉ cấp cho gia đính 5tr/tháng đến bây giờ khi bác sĩ giới thiệu ra bệnh viện 108 ở Hà Nội cấy não với số tiền khoảng 200tr thì họ nói chỉ hỗ trợ được phần nào .

Chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng mạng cũng như các nhà hão tâm . 
Hiện tại Trí đang nằm ở phòng cấp cứu số 2 khoa A4 truyền nhiễm BV 175 TPHCM.

Đc nhà : số nhà 234 Ấp Trại Bí , Xã Tân Phong , Tân Biên , Tây ninh
Ba : Nguyễn Văn Hồng sinh năm 1970 SDT: 01675622539
Mẹ : Hà Ngọc Anh sinh năm 1969 SDT:01259674644

Tôi : Lê Văn Xon ( Em họ Trí ) SDT: 0931281738
STK saccombank : 050056909157 ( Lê Văn Xon )

Rất mong nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng . Giúp anh tôi có cơ hội sống xót cũng như đưa sự việc này ra ánh sáng . Mong mọi người giúp đỡ ai đi qua hãy nhấn chia sẽ để tin này được lan truyền nhanh nhất . cảm ơn mọi người.
 
 Hình ảnh chiến sĩ Nguyễn Anh Trí.

  Hiện tại Trí đang nằm ở phòng cấp cứu số 2 khoa A4 truyền nhiễm BV 175 TPHCM.

 Trong bệnh viện,  Phòng cấp cứu số 2 khoa A4 truyền nhiễm BV 175 TPHCM.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xã hội đen, mafia, lợi ích nhóm


>> Không đủ cơ sở rút chứng chỉ hành nghề của luật sư​ Võ An Đôn
>> Ai chống lưng cho ‘củi tươi’ Đinh La Thăng?
>> Nhắc tới tên Nguyễn Sinh Hùng, Thăng giật điện thoại của vị thứ trưởng ném vào nồi lẩu...


ANH ĐÀO 

LĐO - Xã hội đen chỉ thực sự trở thành những băng nhóm nguy hiểm khi nó được sử dụng như một công cụ của nhóm lợi ích, khi nó trở thành vũ khí để cạnh tranh, thanh trừng nhau, khi đằng sau đó, là quyền lực chính quyền của một số quan chức thái hóa, biến chất.

Trong khi Thủ tướng yêu cầu phải “loại bỏ những băng nhóm xã hội đen đe dọa cuộc sống người dân và doanh nghiệp (DN)” thì tại Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cũng nói đến những nhóm xã hội đen không còn chỉ vài ba ngàn bến xe, quán nước...

Đúng, xã hội đen, băng nhóm giờ đây không đơn thuần chỉ là “anh chị”, giang hồ, xăm trổ, dao kiếm với đối tượng là những đồng bạc lẻ bến tàu bến xe của những người dân nữa rồi.

Nói như Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, các băng nhóm xã hội đen đã “chuyển hướng sang lấn chiếm đất đai, lấn chiếm đất công chứ không thèm đi ra chiếm đoạt vài ba ngàn theo kiểu ở bến xe bến cóc như ngày xưa nữa”. Và sự nghiêm trọng, tính nguy hại của nó, không đơn thuần chỉ là chuyện Chủ tịch Bắc Ninh có lần phải kêu cứu lên Chính phủ, hay gần hơn, thời sự hơn, “mafia Đà Nẵng” thao túng kinh tế, thao túng cả một số quan chức chính quyền. Sự nguy hại còn ở chỗ nó khiến một bộ phận chính quyền tê liệt, khiến người dân ngày càng mất niềm tin.

Chỉ mới hôm rồi thôi, trong vụ bắn chết 3 người ở Đắk Nông, có một chi tiết là doanh nghiệp đã sử dụng xã hội đen để trấn áp người dân tay không tấc sắt, đã mua sắm khiên dao, công cụ, bao đá để... cưỡng chế, trong khi đó là việc, là nhiệm vụ của chính quyền.

Thuê mướn xã hội đen, rồi hành xử luật rừng như xã hội đen, liệu DN có thể làm như vậy nếu không có sự im lặng hoặc thiếu trách nhiệm từ phía một số quan chức chính quyền?

Để có thể loại bỏ xã hội đen, vì vậy, phải bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi tại sao.

Tại sao “Vũ nhôm” lại sở hữu được nhiều nhà đất như vậy?

Tại sao xã hội đen lại có thể tung hoành như chốn không người?

Tại sao thế giới ngầm lại có thể đe dọa ngay cả một bộ phận hay một nhóm quan chức chính quyền?

Câu trả lời có lẽ ai cũng biết. Nó chỉ có thể tồn tại nhờ vào bộ phận không nhỏ những quan chức thoái hóa, biến chất. Nó nhờ vào sự cấu kết với những viên chức chính quyền. Nó gắn chặt với lợi ích nhóm. Và nó được chống lưng, được bảo kê. Xã hội đen chỉ thực sự trở thành những băng nhóm nguy hiểm khi nó được sử dụng như một công cụ của nhóm lợi ích, khi nó trở thành vũ khí để cạnh tranh, thanh trừng nhau, khi đằng sau đó, là quyền lực nhà nước của một số quan chức thoái hóa, biến chất.

Loại bỏ xã hội đen, vì thế, phải bắt đầu từ việc làm trong sạch bộ máy, loại bỏ, thanh trừng những kẻ bắt tay gầm bàn trong chính bộ máy.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quá đà!


Hiện trường vụ án mạng. Ảnh: Phước Tuấn.

Nghi can xông vào nhà trọ bắn chết người 
là CSGT Đồng Nai

VNE

Chủ nhật, 7/1/2018 | 12:52 GMT+7

Vài giờ sau khi xông vào nhà trọ ở TP Biên Hòa bắn chết người đàn ông, nghi can đã bị cảnh sát bắt giữ.

Người đàn ông vào phòng trọ bắn trúng đầu nam thanh niên

Sáng 7/1, Công an tỉnh Đồng Nai tạm giữ nghi can bắn chết anh Bùi Viết Hải (30 tuổi, quê Hải Phòng). Nghi can là trung úy CSGT đang công tác tại Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đồng Nai. 


Tối 6/1, trung úy CSGT chạy xe máy đậu ngoài con hẻm ở phường Trung Dũng (TP Biên Hòa) rồi xông vào phòng trọ anh Hải. Thấy anh Hải cùng bạn trong phòng, anh ta hỏi "mày có phải là Hải không?", rồi rút súng ngắn bắn vào đầu anh Hải và nhanh chóng tẩu thoát. Nạn nhân được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong.

Cảnh sát hình sự tỉnh Đồng Nai khám nghiệm hiện trường, truy tìm tung tích và bắt giữ nghi can ngay trong đêm. Bước đầu trung úy CSGT khai nguyên nhân là giải quyết mâu thuẫn giúp cho người bạn.

Cảnh sát đang tiếp tục làm rõ động cơ và nguồn gốc khẩu súng của nghi can.

Phước Tuấn

Phần nhận xét hiển thị trên trang