Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

Chủ tịch huyện Quốc Oai chết trong căn nhà mới mua hơn 4 tỷ đồng


Ngôi nhà (có đèn hiên sáng) là nơi phát hiện xác ông Lâm. Ảnh: Phương Sơn



VNE
Thứ sáu, 5/1/2018 | 00:00 GMT+7
 
Người hàng xóm sát vách cho hay trong đêm khuya có nghe tiếng kêu rên phát ra từ căn nhà của ông chủ tịch huyện.

Chủ tịch huyện Quốc Oai chết trong tư thế treo cổ
Công an Hà Nội tìm thấy ôtô của Chủ tịch huyện 'mất tích'

Ngày 4/1, sau một ngày cơ quan công an phát hiện thi thể ông Nguyễn Hồng Lâm, Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai (Hà Nội) tại ngôi nhà 5 tầng ở đầu ngõ 279 phố Hoàng Mai (quận Hoàng Mai), một số người hàng xóm cho hay, nhà mới xây dựng hoàn thiện được vài tháng.

Người đàn ông tên Long cho hay chủ đất xây hai căn nhà với kiến trúc gần giống nhau và gia đình anh mua một căn, giá hơn 4 tỷ đồng. Chiếc còn lại là ngôi nhà phát hiện xác ông Lâm. "Rất ít khi tôi thấy nhà này có người, cửa luôn đóng. Gần 10 ngày qua, đèn hiên lại bật sáng".

Theo anh Long, tối một tuần trước vợ anh bảo "có nghe thấy tiếng kêu rên" phát ra từ đây. Nhưng gia đình anh nghĩ chắc gia chủ có bố mẹ già đau yếu nên không để ý. "Đến 14h ngày 3/1, công an khu vực gọi điện thoại nhờ mở cửa để đi sang phá kính nhà bên cạnh, tôi mới biết ở đó có người chết đã nhiều ngày", anh nói.

Chứng kiến việc công an khám nhà, ông Nguyễn Đình Hoàn (Tổ trưởng tổ 43, phường Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai) cho biết trưa 3/1 nhận được điện thoại của công an phường cho hay có khả năng Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai bị mất tích đang ở trong ngôi nhà này. Theo ông Hoàn, ngôi nhà khóa trong với hai lớp cửa gỗ và cửa cuốn. "Không bậy cửa được bằng xà beng, lực lượng chức năng phải đi nhờ qua ban công tầng bốn của căn nhà kế bên", ông nói và khi đi vào thấy thi thể bốc mùi nồng nặc.

Theo thông báo của Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an Hà Nội), ông Lâm chết trong tư thế treo cổ bằng sợi dây dù, có thể đã từ nhiều ngày. Chính quyền địa phương cho hay ông Lâm chưa đăng ký tạm trú tại căn nhà này. Chủ đất xác nhận ông Lâm là người giao dịch mua bán, song người đứng tên trên hợp đồng là con của ông này.

Ông Lâm không đến công sở từ ngày 26/12/2017, điện thoại liên tục tắt. Một ngày sau đó, gia đình báo cáo lên huyện về việc ông mất tích. Tra cứu dữ liệu camera, cơ quan công an xác định, chiều 25/12/2017, ông Lâm lái ôtô riêng rời trụ sở UBND huyện Quốc Oai và khoảng 21h36 cùng ngày gửi xe tại đường Trần Duy Hưng, đi bộ ra...

Đến khoảng 21h53’, ông Lâm di chuyển về khu vực hồ Đền Lừ, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội rồi mất dấu... Trong cuộc điện thoại cuối cùng gọi cho con trai, ông nói “đang gặp rắc rối”. '
 
Phương Sơn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 4 tháng 1, 2018

Chính phủ ‘mất quyền’ kiểm soát Tập đoàn Dầu khí Việt Nam?


Calitoday 4-1-17 Thiền Lâm - Tháng 12/2017, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ( PVN cũ, nay là Petro Vietnam), sở hữu khối tài sản lên đến hơn 7 tỷ USD và là một trong những huyết mạch của hệ thống tài chính và ngân sách của chế độ một đảng ở Việt Nam, đã có Chủ tịch Hội đồng thành viên mới: ông Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn – nhân vật được cho là cháu của ông Nguyễn Sinh Hùng – cựu chủ tịch quốc hội.
Kết quả hình ảnh cho hũ mật
Đảng mới là tổ chức lãnh trách nhiệm “ôm” hũ mật PVN
Nhưng ấn tượng nổi bật hơn cả là vào ngày 22/12/2017, Bộ Chính trị đảng đã ra quyết định phân công ông Trần Sỹ Thanh giữ chức Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên Petro Vietnam.

Từ năm 2015 trở về trước, Chủ tịch Hội đồng thành viên Petro Vietnam luôn là đặc quyền bố trí của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng sau khi “Dũng nghỉ”, Đinh La Thăng – cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Petro Vietnam – đã bị Tổng bí thư Trọng chỉ đạo Bộ Công an khởi tố và tống giam vào ngày 8/12/2017.

Bây giờ không phải chính phủ, mà đảng mới là tổ chức lãnh trách nhiệm “ôm” hũ mật PVN, cùng lúc thực hiện rốt ráo động tác “nhất thể hóa”.

Bản nhạc “nhất thể hóa” đã có khúc dạo đầu từ trước Đại hội 12.

Nửa năm sau Đại hội 12, bên đảng bắt đầu phát ra dấu hiệu cùng hành động “tập quyền”. Vào tháng 7/2016, với một động tác chưa có tiền lệ, ông Trương Minh Tuấn, người đã trở thành Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, được Bộ Chính trị điều động kiêm chức vụ Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương. Như vậy, ông Tuấn cùng một lúc vừa làm việc bên chính quyền, lại vừa là “người của đảng”.

Sang tháng 8/2016, ông Cao Đức Phát, người vừa thôi chức bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng vẫn được bầu vào Ban chấp hành trung ương khóa 12, được bổ nhiệm là Phó trưởng ban Kinh tế trung ương.

Tháng 9/2017, đích thân Tổng Bí thư Trọng “tự tham gia” vào Đảng ủy Công an trung ương mà khiến có dư luận cho rằng ông Trọng “thống lĩnh các lực lượng vũ trang”, sau khi đã chắc chắn vị trí Bí thư Quân ủy trung ương.

Mô hình “nhất thể hóa” rõ là nhằm tăng cường xu hướng tập quyền cho đảng là có cơ sở. Người ta đang và sẽ chứng kiến quyền lực của các cơ quan đảng không những không bị co hẹp vì “khó khăn ngân sách” mà còn mạnh hơn trong thời gian tới. Nhưng sẽ có một khác biệt rất cơ bản là nếu trước đây đảng chỉ “lãnh đạo đường lối” thì trong thời gian tới, hàng loạt nhân sự của đảng sẽ được cho kiêm chức bên chính quyền trung ương và cả chính quyền địa phương, lấy đó làm cơ sở để “người của đảng” kiêm việc điều hành chính quyền, và từ đó sẽ xuất hiện một cơ chế “chính ủy trong chính quyền”.

Tại Hội nghị trung ương 6 vào tháng 10/2017, “Nhất thể hóa bộ máy và chức danh giữa Đảng và Nhà nước” – một chủ trương của đảng cầm quyền bắt đầu được thi hành – ngày càng trở thành thời cơ bất ngờ sáng rỡ dành cho những quan chức nào đó, nhưng cũng biến thành nỗi nguy hiểm “kề dao vào cổ” đối với nhiều quan chức khác, nhất là số đầu tỉnh thành.

Tương lai “nhất thể hóa” theo cách “bí thư kiêm chủ tịch ủy ban nhân dân và hội đồng nhân dân” – một dạng “chính ủy chuyên quyền 3 thành 1” – hầu như chắc chắn sẽ được “đánh lên” trong năm 2018 , tức từ cấp xã, huyện lên thẳng cấp tỉnh thành. Nếu trước đây ở một số tỉnh thành còn thí điểm cơ chế bí thư tỉnh kiêm chủ tịch hội đồng nhân dân, nhưng cơ cấu quyền lực vẫn còn phân nhánh theo phương thức “nhị quyền phân lập” – tức bí thư tỉnh và chủ tịch tỉnh là hai nhân sự khác nhau và cách nào đó kiểm soát quyền lực lẫn nhau, thì khi thực hiện cơ chế “3 thành 1,” các “chính ủy” sẽ “quyết” hết, từ vấn đề nhân sự đến điều hành kinh tế – xã hội, và cả những dự án màu mỡ có nguồn vốn từ ngân sách và viện trợ ODA. Sẽ không có chuyện “chính ủy” phải hỏi hoặc xin ý kiến của Hội Đồng Nhân Dân tỉnh thành về quyết sách này quyết sách kia…

Một trong những thủ pháp để tiến hành có hiệu quả và nhanh chóng mô hình “nhất thể hóa” của Tổng Bí thư Trọng là cơ chế “kiêm”.

Sau Hội nghị trung ương 6 vào tháng 10/2017 về “nhất thể hóa”, đã có những từ ngữ ẩn dụ được tung ra về những khái niệm rất chung chung như hợp nhất “tổ chức”, nội vụ”, “thanh tra”, “kiểm tra”, mà không nêu rõ có phải là hợp nhất giữa Ban Tổ chức trung ương bên đảng với Bộ Nội vụ bên chính phủ hay không; tương tự với Ủy ban kiểm tra trung ương của đảng với Thanh tra chính phủ…

Nhưng với hành động “chủ trì” phiên họp chính phủ cũng vào tháng 12/2017 của Tổng bí thư Trọng, cơ chế hợp nhất trên dường như đang được khởi động.

Ngay trước mắt, Chính phủ có vẻ đã mất quyền kiểm soát truyền thống đối với Tập đoàn PVN.

http://www.viet-studies.net/kinhte/CPMatKiemSoatPVN_Calitoday.html



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hiểu thêm về DLV:

Nơi 'dư luận viên' tung hoành trên mạng xã hội

https://baomai.blogspot.com/
"Tôi từng dành cả ngày trước máy tính, từ sáng sớm," Pedro, chàng trai 21 tuổi từ thành phố Vitoria nằm ở phía đông nam Brazil.

"Tôi đăng ảnh, viết về một ngày của mình, kết bạn. Và rồi tôi sẽ nêu ý kiến về một số chính trị gia, đặc biệt khi diễn ra các màn tranh luận của các ứng viên trên ti vi."

Có thể những điều này nghe không giống một ngày bình thường của các thanh niên sử dụng mạng xã hội, nhưng Pedro (không phải tên thật) thực chất đang miêu tả thời gian mình là một "người máy", được trả tiền để sử dụng các tài khoản giả trên mạng xã hội nhằm làm ảnh hưởng ý kiến của công chúng.

Ba năm trước, trong thời gian nóng diễn ra chiến dịch tổng tuyển cử, Pedro cho biết anh làm việc ở một công ty truyền thông tại Rio với khách hàng là những chính trị gia hàng đầu.

https://baomai.blogspot.com/

Anh nói rằng với khoảng 360USD mỗi tháng, anh sử dụng 20 tài khoản giả trên Facebook và Twitter để tạo danh tiếng cho các khách hàng của công ty.

BBC Brasil đã có cuộc trò chuyện với Pedro trong một cuộc điều tra về việc sử dụng tài khoản mạng xã hội giả trong cuộc tổng tuyển cử năm 2014 ở nước này.

Không có chứng cứ nào cho thấy các tài khoản này có ảnh hưởng đến kết quả, và thậm chí các ứng viên cũng không biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng cuộc điều tra đã cho thấy một biện pháp mới được sử dụng trên chính trường Brazil.

Câu chuyện của Pedro cũng giống 3 thanh niên khác, cũng là các "nhà hoạt động" mạng xã hội trong chiến dịch 2014.

https://baomai.blogspot.com/

"Mọi thứ đều được kiểm soát. Nếu tôi online mà không đăng phản hồi, tôi có thể bị kỷ luật. Vì vậy mỗi lần đi vệ sinh tôi cũng phải báo với cấp trên."

Khi bắt đầu công việc, họ nhận một danh sách lý lịch giả cùng ảnh và thông tin cá nhân cơ bản.
Nhiệm vụ đầu tiên của họ là dành hàng tháng trời để xây dựng hay "kích hoạt" các tài khoản này, đăng tải các cấu chuyện hàng ngày để cho thấy họ là người thật.

Sau một thời gian, các nhà hoạt động sẽ bắt đầu nói chuyện chính trị.

Và dần dần họ sẽ bắt đầu tương tác với nhau và với người thật, xây dựng mạng lưới bạn bè.

Các nhà hoạt động thường sử dụng phần mềm quản lý mạng xã hội Hootsuite, để quản lý nhiều tài khoản một lúc.

https://baomai.blogspot.com/

Họ sẽ ca ngợi bất k chính trị gia nào trả tiền để được ủng hộ, công kích các đối thủ và đôi khi cùng các tài khoản giả khác tạo nên các chủ đề thành trào lưu.

"Chúng tôi có thể chiến thắng [tranh luận] với sự ủng hộ lớn, vì chúng tôi bình luận quá nhiều so với những gì công chúng có thể phản đối," một nhà hoạt động nói với BBC Brasil. "Hoặc chúng tôi có thể động viên những người thật - những nhà hoạt động thật chiến đấu cho chúng tôi."

Bức ảnh người phụ nữ đã qua đời

Việc sử dụng thông tin cá nhân và các bài viết phi chính trị giúp các tài khoản khó bị phát hiện hơn vì nó không giống những mẫu tự động mà các mạng xã hội sử dụng để tìm tài khoản giả.

Những người sở hữu tài khoản như thế này được gọi là "người máy" vì có sự pha trộn giữa các bài tự động và các bài viết thật.

https://baomai.blogspot.com/
Các "người máy" thể hiện sự ủng hộ với một số chính trị gia và các chính sách của họ

Cuộc điều tra của BBC Brasil đã phát hiện ít nhất 100 tài khoản ảo trên Twitter và Facebook được sử dụng trong thời k diễn ra cuộc bầu cử năm 2014.

Tất cả đều sử dụng ảnh lấy cắp từ các website báo chí và các trang mạng xã hội hiện có.

BBC Brasil đã tìm ra khá nhiều trong số đó. Một ảnh đại diện là hình ảnh nạn nhân nữ đã bị sát hại được đăng trên báo chí địa phương. Một tài khoản khác lại sử dụng hình ảnh của diễn viên nổi tiếng tại Hy Lạp.

https://baomai.blogspot.com/
Một số hình ảnh được thay đổi bằng máy tính để khó bị phát hiện. Đây là trường hợp của bức ảnh bị đánh cắp từ tài khoản của nhà báo André Moragas từ Rio, được dùng trên tài khoản giả của "Jonh Azevedo".

Tài khoản của Jonh được lập năm 2012 và trong vài năm chỉ đăng thông tin cá nhân.

"Con trai vừa hoàn thành một học kỳ nữa tại trường đại học!", một bài viết ghi. "Rất tự hào!"

Chiến lược dài hơi

Khi xảy ra cuộc bầu cử Tổng thống năm 2014, tài khoản "Jonh Azevedo" bắt đầu trở nên chính trị hóa, đăng những thông tin ủng hộ một ứng viên đối lập.

https://baomai.blogspot.com/

"Tôi nghĩ họ đã nuôi một tài khoản giả và để nó trưởng thành," André Moragas, người có ảnh bị sử dụng cho tài khoản "Jonh" nói.

"Người này không chỉ mới xuất hiện ngày hôm qua, mà từ 5 năm trước, kết nối với mọi người và thu thập người ủng hộ."

Cuối cùng thì Jonh Azevedo bị lộ vì những người dùng Twitter khác cảm thấy nghi ngờ trước phong cách lặp đi lặp lại của anh ta. Họ báo cáo rằng tài khoản này đã đăng duy nhất một câu nói - "Cần phải nghỉ ngơi" - 20 lần trong vòng 2 tháng.

Một số tài khoản còn được "tái chế".

Brasil tìm thấy tài khoản "Fernanda Lucci", xuất hiện trên 3 cuộc hội thoại khác nhau trong 3 thời điểm năm 2014, ủng hộ 3 ứng viên khác nhau.

"Ngây thơ"

Khi nhìn lại, 4 nhà hoạt động có những cảm xúc khác nhau về công việc họ đã làm.

"Khi đó tôi đã có một chút ngây thơ," một người phụ nữ nói: "Tôi có truy cập hạn chế với các tài khoản và không thể kiểm tra chúng."

Nhưng một người khác không hối hận.

"Bạn chỉ là một người đeo mặt nạ là một người khác," anh nói. "Các phản hồi mạnh mẽ, tương tác tốt. Bạn cảm thấy mình đã thật sự tạo nên sự khác biệt cho chiến dịch."

Rất nhiều tài khoản giả được Brasil phát hiện đã ngừng hoạt động từ cuộc bầu cử 2014.

Cả Twitter và Facebook nói rằng họ đang tiếp tục tìm kiếm, ngăn chặn và xóa bỏ các tài khoản giả.

https://baomai.blogspot.com/

Công việc này có thể sẽ khó khăn hơn nữa vào năm sau khi người dân Brazil lại chuẩn bị một cuộc bầu cử mới.

Facebook đã xóa hàng chục ngàn tài khoản giả tại Pháp mà Đức trước kì bầu cử ở cả hai nước trong năm nay, và họ cho biết biện pháp tương tự cũng đang được cân nhắc đối với Brazil.

Chiến dịch năm 2018 được cho là sẽ căng thẳng hơn 4 năm trước, và với "tin giả" và các "nhà máy troll" (tên gọi các công ty trả tiền cho nhân viên sử dụng tài khoản mạng xã hội giả) ngày càng phổ biến trên thế giới, tất cả mọi người sẽ nhắm mắt trước vai trò của mạng xã hội.

photos internet GIF

Phần nhận xét hiển thị trên trang

YÊU NƯỚC!


https://baomai.blogspot.com/

” K. là giáo sư toán ở Đại học Yale, có quốc tịch Mỹ nhưng gốc là người Nga, nói tiếng Mỹ vẫn đặc sệt giọng Nga. 

Có lần tôi hỏi anh ấy lần cuối anh về Nga là khi nào. Anh ấy nói từ khi tôi đi Mỹ tôi chưa quay lại Nga bao giờ.

Nhìn vẻ mặt ngạc nhiên của tôi, K. nói rằng đối với anh ấy nước Nga cũng giống như bất kỳ một nước nào khác trên thế giới, anh không cảm thấy liên quan đến những gì hiện giờ đang xảy ra ở Nga. Trường hợp của K. không phải là một trường hợp phổ biến, nhưng cũng không phải là một trường hợp cá biệt. Tuy hơi bị bất ngờ nhưng tôi cảm thấy cái lý trong những chia sẻ rất thẳng thắn của K. Nói cho cùng thì tại sao mỗi người phải gắn bó với mảnh đất nơi mình sinh ra.

https://baomai.blogspot.com/

Một vài lần quá cảnh ở sân bay Hàn Quốc hoặc Nhật Bản, tôi bắt gặp vài tốp thanh niên Việt Nam, có vẻ như đến từ nông thôn, có vẻ như nói giọng Nghệ An, họ tụm năm tụm ba, ngồi bệt uống bia, đánh bài, có vẻ như không quan tâm đến xung quanh, nhưng kỳ thực mắt vẫn nhìn quanh với một vẻ nửa hoang mang, nửa thách thức. 

Những lúc đó bỗng dưng tôi thấy quặn lòng thương đồng bào của mình. Ai trong số họ đã nợ ngập cổ để mua cho bằng được một suất đi xuất khẩu lao động, ai trong số họ sẽ phải làm lụng vất vả mấy năm trời để trả hết số tiền đã vay, ai trong lúc bần cùng, nghe bạn bè rủ rê, sẽ đi ăn trộm ăn cắp.

https://baomai.blogspot.com/

Tại sao lại đồng cảm với họ? Ngoài tiếng Việt là ngôn ngữ có thể dùng để hiểu nhau, ngoài nơi sinh Hà Nội và Nghệ An cách nhau vài trăm cây số, tôi có gì chung với họ? 

Tại sao tôi vẫn cảm thấy “liên quan” đến số phận của họ? Tôi thấy chỉ có một câu trả lời hợp lý duy nhất: sự “liên quan” đó chính là lòng yêu nước. Nếu đó là tình yêu thì có lẽ không cần tìm cách lý giải nữa. Chắc chắn mỗi người yêu nước, hoặc không, theo một cách khác nhau. Nhưng tôi cho rằng, yêu nước, về cơ bản, là cảm thấy “liên quan” đến số phận của đồng bào mình.

https://baomai.blogspot.com/

Tôi rất thích xem bản đồ. Nhìn cái quả cầu xanh xanh nhớ lại chỗ này chỗ kia mình đã đi qua. Nhớ cánh đồng lúa xanh mướt, nhớ con đường nho nhỏ chạy thẳng ra biển mà ở ven ven thấp thoáng những tháp chuông nhà thờ. 

Nhớ những đỉnh núi hùng vĩ quanh năm tuyết trắng, nhớ những cánh rừng thông xào xạc chạy dọc bờ biển Đại Tây Dương. Chỗ nào cũng cảm thấy như nhà mình, trái đất là nhà mình, dù rằng có một vài điểm hình như thân thương hơn các điểm khác.

Nếu hay xem bản đồ thế giới, đến một lúc nào đó, bạn sẽ có một phát hiện rất lạ lùng.

Hóa ra cái điểm Việt Nam thân thương không hề là trái tim của nhân loại. Nó nằm ở nơi cùng trời cuối đất. Đi tiếp sang phía đông, hay xuống phía nam là biển rộng, là đại dương.

https://baomai.blogspot.com/

Văn minh nhân loại được mở rộng và phát triển nhờ vào những cuộc viễn chinh, những làn sóng di dân. Chiến tranh và những cuộc di dân, vừa là tai họa cho cuộc sống con người, lại vừa là phương tiện chuyên chở tôn giáo, những tư tưởng nhân văn, những kiến thức về tổ chức xã hội, những phát kiến khoa học và kỹ thuật. Những cuộc chiến tranh, những cuộc di dân, những thảm họa đã từng cầy xới châu Âu cũng đã là một nguyên nhân làm cho nó trở nên phồn thịnh, văn minh.

Có lẽ vì đất nước của chúng ta nằm ở nơi cùng trời cuối đất mà trong gần hai ngàn năm, nó hầu như nằm bên rìa của văn minh nhân loại. Chiến tranh, thực ra không nhiều, hầu như đều đến từ phương Bắc, người di dân hầu hết cũng đến từ Trung hoa. 

Trước khi người Pháp xâm chiếm Việt Nam, văn minh Trung hoa là hệ quy chiếu duy nhất của người dân đồng bằng Bắc bộ.

https://baomai.blogspot.com/

Cuộc sống bây giờ đã khác nhiều. Ngay cả những thanh niên nông thôn mà tôi gặp ở sân bay Narita, dù có lẽ họ không có một hệ quy chiếu nào khác ngoài một bộ ứng xử của người nhà quê, mà nền tảng lý luận dường như là một dạng tối giản của văn minh Trung hoa, họ cũng hiểu rõ họ cần thoát ra ngoài cái khung đó để mưu cầu hạnh phúc, và họ muốn thoát ra bằng mọi giá.

Mấy tuần gần đây, dù muốn hay không, mà thực ra là không muốn, tôi cảm thấy rất quan tâm đến diễn biến chính trị ở Việt Nam. Tôi nhận thấy rất nhiều người cũng quan tâm như tôi, có lẽ quan tâm đến đại hội lần này hơn hẳn so với những đại hội lần trước, dù rằng về cơ bản, chúng ta không “liên quan” gì đến đại hội của “họ”.

https://baomai.blogspot.com/

Cảm giác quan tâm đó đến từ đâu, nếu không phải là khát vọng có ở trong mỗi chúng ta, khát vọng thoát ra khỏi thân phận của một nơi cùng trời cuối đất, gắn vào thế giới bằng một sợi dây lơ lửng buộc vào Trung hoa, thoát ra khỏi cái khung chật chội của Khổng giáo.

Tôi không định nói chúng ta phải quay lưng lại với cốt cách của con người Việt Nam truyền thống. Đối với tôi, cậu thanh niên Nghệ An quần áo xộc xệch dáng vẻ lấm lét ở sân bay Narita, dường như thân thương hơn nhiều so với các nam thanh nữ tú Hong Kong đang dán mắt vào cửa kính các quầy hàng miễn thuế.

https://baomai.blogspot.com/

Nhưng tôi mong muốn một khế ước xã hội như những khế ước xã hội đã là nền tảng cho những nước phát triển. Tôi muốn một xã hội công bằng được bảo đảm bởi một nhà nước pháp quyền. Tôi muốn một nền kinh tế lành mạnh, phồn thịnh hoạt động trên nguyên tắc thị trường. Tôi muốn một xã hội mà ở đó người dân có thể tự tổ chức cuộc sống cộng đồng của mình mà không bị cản trở, đó là xã hội dân sự. Vì cái chúng ta cần là một xã hội công bằng, phồn thịnh và một cuộc sống cộng đồng gắn bó, nên người lãnh đạo mà chúng ta muốn là một người cổ súy cho nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và xã hội dân sự.

Ngay cả khi không có lá phiếu, người dân cũng cần nói rõ về xã hội mà mình muốn. 

https://baomai.blogspot.com/

Nói được cái mình muốn không hề dễ, nó khó hơn nhiều so với nói cái mình không muốn. Nếu không nói được cái mình muốn, nó sẽ không bao giờ xảy ra.

https://baomai.blogspot.com/
GS Ngô Bảo Châu

https://baomai.blogspot.com/
BM
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Góc độ kinh tế của chiến lược an ninh Mỹ - thế đứng của Việt Nam


Vũ Quang Việt, 4/1/2018, (TBKTSG) - Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố chiến lược an ninh quốc gia với mục đích củng cố vai trò của Mỹ trên thế giới. Tuy vậy trong diễn văn công bố, ông Trump lại nhấn mạnh đến luận điểm quen thuộc “Nước Mỹ trên hết”. Vậy chiến lược an ninh này khác với luận điểm lợi ích của nước Mỹ là trên hết ở chỗ nào? Và hướng chiến lược an ninh này là gì, nhìn ở góc độ kinh tế?

Chiến lược an ninh theo Trump
Hướng chính là muốn kết hợp các biện pháp kinh tế với an ninh quốc phòng trên bốn nét chiến lược lớn:
1. Hạn chế hay đóng cửa biên giới với người nhập cư nhằm vào cái gọi là bảo vệ an ninh cho dân Mỹ

Luận điểm này chủ yếu là làm hài lòng thiểu số ủng hộ Trump, cũng đôi chút có lý nhưng thực tế có thể phản bác lại cái lý này. Thứ nhất, Trump không thấy rằng đám người khủng bố không nhất thiết là từ nước ngoài vào Mỹ, mà từ ngay trong lòng Mỹ. Những vụ khủng bố vừa qua chứng minh cho việc này. Thứ hai, nước Mỹ phát triển mạnh hơn nước khác cũng là nhờ lao động nhập cư, đặc biệt lao động tay chân trong nông nghiệp từ Mexico và lao động trí óc từ nhiều nước mà Mỹ không phải mất công đào luyện. Nhập cư làm tăng lực lượng lao động khi lực lượng này đang tăng chậm lại tại Mỹ vì dân số sinh đẻ (mức tăng lao động hàng năm sẽ giảm dần từ 0,5% xuống 0,2%).

2. Tăng mức sống và sự giàu mạnh của Mỹ

Điều này nói dễ hơn làm, vì tăng mức sống sẽ phải dựa chủ yếu vào tăng năng suất lao động. Số lượng lao động dư thừa không còn và tốc độ tăng lực lượng lao động Mỹ đang giảm mạnh.

Giảm thuế cho doanh nghiệp và người giàu với hy vọng là họ sẽ tăng đầu tư. Dù hy vọng này có vẻ hợp lý nhưng rất nhiều nhà kinh tế cho rằng độ đáp ứng về đầu tư do cắt thuế là thấp và cần thời gian dài (từ 3-5 năm) mới tạo kết quả và qua đó mới đẩy mạnh được mức tăng GDP.

Rất nhiều nhà kinh tế kể cả bản thân tác giả cho rằng về dài lâu Mỹ chỉ có thể đạt được mức tăng GDP bình quân năm cao nhất là 3% do dự đoán (của Cục Thống kê lao động) là lao động sẽ chỉ tăng hàng năm khoảng 0,5% từ nay đến năm 2025 và sau đó sẽ giảm xuống 0,2%, còn năng suất lao động thì cả Cục Thống kê lao động và Cục Dự trữ liên bang đều cho rằng khó có thể hơn 2,5%, vì ảnh hưởng của công nghệ thông tin thời năm 2000 đã cạn kiệt.

Như thế, rõ ràng là dù tăng trưởng ở mức cao nhất 3% hay thậm chí 4% cũng không thể thu thêm thuế để bù đắp thiếu hụt ngân sách Liên bang do cắt thuế suất, đưa đến giảm thu 1.500 tỉ đô la trong 10 năm tới. Mà thiếu hụt hiện nay, khi chưa cắt thuế, đã ở mức 544 tỉ đô la năm 2016. Thiếu hụt ở mức 4% GDP như thế sẽ tạo ra mất ổn định, nhà nước phải tăng nợ, cạnh tranh vốn với khu vực tư nhân.


Lợi thế của Mỹ, mà gần như không nước nào có được, là có thể “xuất khẩu” nợ chính phủ cho nước ngoài vì đồng đô la Mỹ được tín nhiệm và sử dụng rộng rãi. Vào cuối năm 2017, nợ của chính phủ liên bang lên tới trên 14.000 tỉ (80% GDP),trong đó 6.300 tỉ đô la, hay 44%, là do nước ngoài nắm, nhiều nhất là Trung Quốc và sau đó là Nhật, mỗi nước giữ hơn 1.000 tỉ đô la. Mỹ cũng có thể in tiền trả nợ mà không làm suy yếu giá trị đồng đô la, ngược lại giá đồng đô la tăng trong 10 năm qua. Đây cũng chính là điều Trung Quốc mong muốn, đang cố tập trung các nền kinh tế khác quanh mình để có thể in tiền trả nợ như Mỹ.

Tuy thế, mặt trái của đồng đô la mạnh là nó làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Mỹ, sản xuất hàng hóa được chuyển dần ra nước ngoài. Giai cấp trung lưu nhỏ dần. Thu nhập cũng giảm do đó mới tạo ra hiện tượng Trump. Thời kỳ 1970-2013, năng suất lao động tăng gấp 2,4 lần nhưng lương chỉ tăng 9% (xem biểu đồ). Điều này có nghĩa là năng suất đó chỉ góp phần vào tăng lợi nhuận là chính. Giảm thuế cho người giàu lại càng làm hố ngăn cách sâu thêm.

Thuế suất giảm nhưng không thể tăng GDP ở mức có thể tăng số thuế thu được, nên ước đoán của Ủy ban Lưỡng viện độc lập cho rằng số thu sẽ giảm 1.500 tỉ đô la trong 10 năm tới.

Để giảm thiếu hụt ngân sách thì phải giảm chi. Mà chi nhiều nhất là cho người nghèo, người khuyết tật, chi bảo hiểm xã hội cho người về hưu. Như thế thành phần này, thuộc đa số dân, sắp tới sẽ phải chịu hy sinh, nếu Đảng Cộng hòa và Trump thực hiện được việc cắt giảm. Thực tế chính trị cho thấy, lấy mồi giảm thuế để mua chuộc thì dễ hơn là cắt giảm quyền lợi.

Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp ở Mỹ để cạnh tranh với các nước khác có thuế thấp hơn là đúng đắn. Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao các nước lại chạy đua xuống đáy như vậy. Thuế thu được quá thấp thì mọi chương trình xã hội giáo dục phải cắt giảm. Có thể gọi là văn minh khi một số người rất giàu còn đa số thuộc phận bèo bọt, không thể tìm ra việc làm? Có thể lúc nào đó cần có một hiệp định quốc tế, quyết định thuế suất tối thiểu.

3. và 4. Chiến lược tăng cường sức mạnh quân sự và chiến lược tăng cường ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới

Chiến lược tăng cường sức mạnh quân sự (3) và ảnh hưởng (4) của Mỹ đang bị thách thức nghiêm trọng. Sức mạnh quân sự tất nhiên không thể đạt đỉnh điểm nếu Mỹ đứng một mình. Chính sách nước Mỹ trên hết của Trump hiện nay thực chất là làm suy yếu chiến lược tăng cường sức mạnh quân sự và ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới.

Về mặt kinh tế, Mỹ rút vào cố thủ, chủ trương song phương, phê phán và gây áp lực lên Mexico, Việt Nam vì thấy cán cân thanh toán quá nghiêng về mấy nước này, nhưng lại có vẻ bỏ lơ Trung Quốc khi thực tế thiếu hụt là chủ yếu với Trung Quốc, chiếm tới gần một nửa thiếu hụt (xem bảng).

Với Mexico và Canada, Mỹ đòi thương thuyết lại Hiệp định Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA). Với thế giới nói chung, Mỹ qua mặt Hiệp ước thương mại quốc tế (WTO), đòi thương thuyết lại với tư cách song phương nhưng chắc chắn không ai chịu. Nếu muốn khác thì Mỹ phải tự rút khỏi WTO để thương thuyết lại với từng nước. Việc Trump đòi hỏi cân bằng thương mại với từng nước có nghĩa là nguyên tắc sản xuất để trao đổi những gì có lợi thế sẽ không còn.

Trước đây, Trump muốn bắt tay với Nga để giải quyết hòa bình khu vực Trung Đông, nhưng bây giờ qua bản báo cáo chiến lược, Trump lại chỉ đích danh Nga và Trung Quốc là hai quyền lực đối địch (rival powers), đối thủ chiến lược (strategic competitor) hay quyền lực muốn thay đổi trật tự hiện tại (revisionist powers) của Mỹ.

Xin miễn bàn về Nga, vì Mỹ không có các phương tiện kinh tế để gây áp lực với Nga với lý do đơn giản là Nga không có quan hệ đáng kể với kinh tế Mỹ và ngay cả khối Liên hiệp châu Âu. Hãy thử xem đối sách với Trung Quốc.

Đối sách với Trung Quốc

Về quân sự, chính sách tầm thực của Trung Quốc là nhằm chiếm dần, xây dựng dần hệ thống tiền đồn ở biển Đông là nhằm vào một lúc nào đó thực hiện việc kiểm soát toàn diện khu vực biển. Cho đến nay, Mỹ cho chiến hạm lâu lâu chạy vào vòng 20 dặm mấy hòn đảo mà Trung Quốc kiểm soát. Thế thôi. Nếu Trung Quốc đem chiến hạm ra đuổi có lẽ Trump sẽ lặng lẽ ra lệnh rút thay vì đứng lại đối đầu. Về mặt quân sự, Mỹ gần như không có biện pháp gì ngoại trừ sẵn sàng đi vào chiến tranh mà Mỹ và chính dân Mỹ cũng không muốn.

Cho nên Trump hay nước Mỹ chỉ có thể xây dựng liên minh, hay đồng minh để sửa soạn cho việc trả đũa về mặt kinh tế nếu thấy cần. Và mục đích là nhằm bảo vệ hòa bình ở biển Đông mà Tòa án Quốc tế đã bác bỏ quyền yêu sách chủ quyền ở đá ngầm, tuyên bố không có đảo mà chỉ có đá, tức là hạn chế tối đa địa điểm có thể tranh chấp ở biển Đông. Đây chính là cơ sở pháp lý để tập hợp lực lượng nhằm kêu gọi Trung Quốc hợp tác và ngăn cản khả năng có thể đưa đến chiến tranh.

Kinh tế Trung Quốc đã được hưởng rất nhiều từ thị trường và đầu tư của Mỹ và phương Tây khi họ mở cửa cho Trung Quốc. Vì thế rõ ràng là hiện nay và sắp tới, Trung Quốc vẫn phải dựa vào thị trường và công nghệ phương Tây, đặc biệt là Mỹ và phải trả giá rất lớn, lớn hơn rất nhiều so với Mỹ, nếu bị cấm vận. Theo tính toán của tôi, nếu có cấm vận, GDP Trung Quốc sẽ giảm 19% trong khi đó Mỹ sẽ giảm 2%.

Trung Quốc hiện nay một mặt xây dựng căn cứ quân sự ở biển Đông, một mặt kiếm cách quây quần các nước, đặc biệt ở châu Á, xoay quanh trục Trung Quốc, với chương trình cho vay nợ và chi trả thương mại bằng nhân dân tệ, lập thị trường buôn bán hợp đồng nguyên liệu bằng nhân dân tệ, đầu tư trực tiếp và thu mua nhằm sở hữu các doanh nghiệp các nước chung quanh, cổ vũ cho việc xóa bỏ dần biên giới quốc gia trong thương mại, tất cả là nhằm biến các nước quanh vùng thành một phần của kinh tế Trung Quốc.

Vì vậy một chiến lược đối đầu nếu cần thiết là phải kết hợp giữa quân sự và kinh tế.

Rất tiếc là vì chính sách “nước Mỹ trên hết” Trump đã rút khỏi Hiệp định TPP mà Obama xây dựng nhằm tạo thiết chế kết dính 11 nước quan trọng như Úc, Canada, Nhật, Việt Nam, Malaysia, Singapore... với nhau.

Đối với Việt Nam, tình hình trên đòi hỏi sự độc lập không chỉ chính trị, quân sự mà cả kinh tế. Việc để Trung Quốc hay bất cứ nước nào mua và kiểm soát doanh nghiệp quan trọng có tầm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia là điều không thể chấp nhận trong cục diện trước mắt và sau này. Trong khu vực Đông Nam Á, từ Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore không nước nào cho phép tư nhân nước ngoài làm chủ đất đai. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải ưu tiên dành quyền sở hữu cho tư nhân Việt Nam.

Cũng chính vì thế mà ngay cả Trump cũng đặt vấn đề bảo vệ công nghệ kể cả ngăn cản Trung Quốc mua công ty hay công nghệ của Mỹ. Với Trung Quốc, Trump chủ trương rất đúng ở hai phương diện:

a) Ngăn chặn việc Trung Quốc đánh cắp bản quyền phát minh và công nghệ.

b) Ngăn chặn việc Trung Quốc mua cổ phiếu công ty ở mức 51% để hoàn toàn làm chủ công ty Mỹ có công nghệ cao và có tầm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia thí dụ như công ty Boeing, GE, hay công ty dầu hỏa lớn.

Trên hai phương diện trên, từ lâu Mỹ đã cơ chế kiểm soát việc nước ngoài mua công ty Mỹ. Ủy ban Đầu tư nước ngoài của Mỹ (CFIUS) thuộc Bộ Tài chính được thiết lập theo luật đã có từ năm 1950 và sửa đổi năm 2007 hoàn toàn có quyền duyệt chặn đứng bất cứ việc mua kiểm soát công ty được coi là quan trọng với an ninh nước Mỹ. Và tất nhiên tổng thống cũng có quyền này. Đối tác muốn mua quyền kiểm soát phải nộp đơn xin phép. Quyền kiểm soát của nước ngoài được định nghĩa là một cá nhân nước ngoài sở hữu 25% cổ phiếu, mà không có công dân nào có tỷ lệ sở hữu bằng hoặc cao hơn, hoặc một hay nhiều người nước ngoài nắm trên 50% sở hữu. 

http://www.thesaigontimes.vn/267273/Goc-do-kinh-te-cua-chien-luoc-an-ninh-My---the-dung-cua-Viet-Nam.html


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cứ y như ngồi ghế điện, các pác giật tít tài thật!

Vì sao Vũ 'nhôm' phải ngồi ghế 38C trên chuyến bay về Việt Nam?
04/01/2018 Bị can Phan Văn Anh Vũ (Vũ "Nhôm") đã bị bắt sau khi bay chuyến VN 662 từ Singapore về Việt Nam và ngồi số ghế 38 C. Vì sao Vũ 'Nhôm' phải ngồi ghế 38C? Chiếc máy bay của VNA được cho là đã thực hiện chuyến bay từ Singapore về Việt Nam chiều nay có chở Vũ Nhôm (Ảnh: Zing).
Chiều nay, 4/1, Bộ Công an cho hay Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm) đã bị bắt sau khi bị trục xuất khỏi Singapore do vi phạm Luật di trú của nước này. Trước đó, trên báo Thanh Niên viết rõ: ông Phan Văn Anh Vũ bay chuyến VN 662 từ Singapore về Việt Nam hạ cánh lúc 15h30 tại sân bay Nội Bài và ngồi số ghế 38 C.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, chuyến bay VN 662 sử dụng máy bay Airbus A321-100/200 của hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA).

Mặt khác, thông tin về cabin của chiếc máy bay Airbus A321-100/200 trên website của VNA cho hay trên chiếc máy bay này, 38 là số của hàng ghế ở phía cuối cùng, cách xa cửa thoát hiểm. Và ghế 38 C của Vũ Nhôm ngồi là ghế cạnh lối đi, cách 2 ghế so với cửa sổ.

Sơ đồ cabin của chiếc máy bay Airbus A321-100/200 trên website của VNA.

Trước đó, trả lời trên Zing về dẫn giải tội phạm, "một cán bộ C45 cho biết, theo quy định, khi di lý tội phạm bằng máy bay, công an sẽ mua vé như các hành khách khác, tuy nhiên phải có mặt tại sân bay trước khi máy bay khởi hành 2h.

Khi xe đặc chủng đưa tội phạm tới sân bay, nhân viên sân bay sẽ đưa cán bộ điều tra và tội phạm lên trước. Ngành hàng không sẽ dành 3 ghế ưu tiên (thường gọi là ghế an ninh) trên mỗi chuyến bay cho cơ quan điều tra làm nhiệm vụ đặc biệt hoặc trường hợp khẩn cấp.

Tội phạm bị di lý bị còng tay, cán bộ điều tra sẽ dùng áo che để tránh sự chú ý của các hành khách khác. Cơ trưởng chuyến bay và một số người trong phi hành đoàn nắm được thông tin có tội phạm di lý trên chuyến bay.

Khi máy bay hạ cánh, khi hành khách xuống hết, tội phạm mới được dẫn giải ra khỏi máy bay và lên xe đặc chủng để đưa về nơi giam giữ, điều tra.

Trên máy bay, tội phạm dẫn độ được chỉ định ngồi ở các hàng ghế cuối cùng, xa cửa thoát hiểm. Nhân viên áp giải ngồi ghế cạnh lối đi, tội phạm ngồi ghế trong
".

Tuấn Nam
Đời sống và Pháp lý

http://vietnambiz.vn/vi-sao-vu-nhom-phai-ngoi-ghe-38c-tren-chuyen-bay-ve-viet-nam-42210.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

BÙI HIẾN TRONG SỬ HỌC.
Việt sử bị phủ nhận và xuyên tạc trắng trợn từ cội nguồn Việt sử đến từng chi tiết: nào là chuyện Thạch Sanh vốn của Khơ Me, Trương Chi là chuyện tình mang tính giai cấp, Tấm Cám thì dã man....Nay đến vua Quang Trung. Vậy mà hẳn một tờ báo chính thống lu loa lên rằng: Đây là hình Quang Trung đích thực, gọi là căn cứ vào nhận xét của "các nhà khoa học". 
Nhìn cái hình y như Tần Cối, mà một thày Tàu bảo là Quang Trung đưa cho "các nhà khoa học" Việt, mà bọn ngu 
này mừng như "Lân gặp pháo", tung hê lên là hình Quang Trung đích thực. Điếu mựa những thằng ngu. Nghe ba mày nói đây:
Quang Trung Hoàng Đế sinh năm 1753 và mất năm 1792. Như vậy Ngài mất chỉ mới 39 tuổi, Ngài sang Tàu - hoặc chí ít một người giả tương đương - năm 1790 - tức là Ngài mới 37 tuổi. Điếu mựa những thằng ngu. Nhìn cái mẹt thằng Tàu đó mà bảo là một anh hùng chiến trận 37 tuổi thì điếu ngửi được.
Năm mới, Lão chúc những thằng ngu ngục trên thế giới sắp hóa kiếp thành lợn, thông minh lên một chút.

Phần nhận xét hiển thị trên trang