Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 4 tháng 1, 2018

KHOÁNG SẢN HẦU HẾT ĐƯỢC XUẤT QUA TRUNG QUỐC VỚI GIẢ BÈO!



TBT Theo Tổng cục Hải quan, đến ngày 15/12/2017, cả nước đã xuất khẩu gần 4,4 triệu tấn, tổng trị giá kim ngạch xấp xỉ 167 triệu USD. 

quang-1514271867612
  

So với năm ngoái, sản lượng tăng lên tới 130 % (2,5 triệu tấn), nhưng trị giá kim ngạch chỉ tăng thêm 19% (gần 27 triệu USD). Lý do, mỗi tấn quặng và khoáng sản xuất khẩu năm 2017 chỉ có giá khoảng 38 USD, trong khi cùng kỳ năm ngoài là 73 USD, có nghĩa mức giá bình quân sụt giảm gần 50%.
 Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta chỉ lo đào lên rồi đem  bán thô càng nhiều càng tốt để mau thu lãi. Bởi khoáng sản thuộc tài sản của nhân dân, bán giá rẻ thì dân thiệt chứ đâu phải doanh nghiệp đâu có ảnh hưởng trực tiếp gì !!!

[1]http://www.baohaiquan.vn/Pages/Khoang-san-gia-re-xuat-Trung-Quoc-chi-hon-23-USD-mot-tan.aspx
[2]http://cafef.vn/khoang-san-gia-re-xuat-sang-trung-quoc-chi-hon-23-usd-mot-tan-20171226140445771.chn
[3]https://thanhnien.vn/kinh-doanh/xuat-khoang-san-sang-trung-quoc-voi-gia-re-mat-920314.html
[4]http://nld.com.vn/kinh-te/xuat-khoang-san-sang-trung-quoc-voi-gia-re-mat-20180104102511579.htm
[5]http://dantri.com.vn/kinh-doanh/moi-ngay-gan-11000-tan-quang-gia-re-duoc-xuat-sang-trung-quoc-20170609200010464.htm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bầu Kiên ở tù, vợ chồng ung dung kiếm thêm 1.400 tỷ


04/01/2018  Trong khi ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) vẫn trong vòng lao lý, cổ phiếu Ngân hàng Á châu (ACB) dưới thời nhà ông Trần Mộng Hùng kiên trì bứt phá, giúp túi tiền của ông trùm ngân hàng một thời tăng thêm cả ngàn tỷ đồng. Hiện tại, Bầu Kiên nắm giữ gần 32 triệu cổ phiếu ACB. Vợ bầu Kiên là bà Đặng Ngọc Lan cũng sở hữu gần 39 triệu cổ phiếu ACB.

Cú sốc của thị trường tài chính sau sự kiện “Bầu Kiên” bị bắt đã chìm vào dĩ vãng. Một dàn lãnh đạo bao gồm ông Nguyễn Đức Kiên, ông Lý Xuân Hải, ông Phạm Trung Cang, ông Trịnh Kim Quang, ông Trần Xuân Giá,... đã vướng vòng lao lý hoặc/và bệnh tật.

Sau 5 năm, có người đã mãn hạn tù, một số đã trở lại kinh doanh như trường hợp ông Lý Xuân Hải, ông Phạm Trung Cang. Ông Huỳnh Quang Tuấn, nguyên thành viên HĐQT ngân hàng ACB với án 2 năm tù và ông Trịnh Kim Quang với 4 năm tù cũng đã thụ án xong.

Riêng ông Nguyễn Đức Kiên (thường được gọi là Bầu Kiên) là người chịu án dài nhất, 30 năm và đang thụ án. Mặc dù vậy, ông Nguyễn Đức Kiên và vợ - bà Đặng Ngọc Lan - vẫn sở hữu một lượng lớn cổ phiếu ACB và cả 2 nằm trong top 50 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán.


Sau 5 năm, cuộc khủng hoảng tại Ngân hàng ACB đã chính thức kết thúc với một năm 2017 bùng nổ. Sự hồi phục của ACB được phản ánh bằng việc giá cổ phiếu tăng 100% trong năm vừa qua.

Hiện tại, Bầu Kiên nắm giữ gần 32 triệu cổ phiếu ACB. Vợ bầu Kiên là bà Đặng Ngọc Lan cũng sở hữu gần 39 triệu cổ phiếu ACB.


Vợ Bầu Kiên là cổ đông nắm giữ gần 39 triệu cổ phiếu ACB.

Tổng cộng, 2 vợ chồng Bầu Kiên nắm giữ khối tài sản trị giá hơn 2,7 ngàn tỷ đồng, tăng khoảng gấp 3 lần so với với thời điểm ông trùm ngân hàng này bị bắt. Riêng trong năm 2017, cổ phiếu ACB đã tăng gấp khoảng 2 lần, từ dưới 19.000 đồng/cp lên 36.900 đồng/cp.

Với mức tăng giá 100% trong năm 2017, tổng tài sản của 2 vợ chồng Bầu Kiên tăng thêm gần 1,4 ngàn tỷ đồng.

Cổ phiếu ACB khởi sắc nhờ vào những kết quả kinh doanh khá tốt và quy mô tăng khá mạnh dưới thời nhà ông Trần Mộng Hùng trở lại “cai trị”. Sau sự cố, ông Trần Hùng Huy (con trai ông Trần Mộng Hùng) giữ chức vụ chủ tịch HĐQT, trong khi đó ông Hùng và bà Đặng Thu Thủy (mẹ ông Huy) là thành viên HĐQT.

Thời điểm này, sau nhiều sóng gió, ACB đã ổn định trở lại, cho vay, huy động, lợi nhuận tăng trưởng tích cực. Nợ xấu được xử lý khá tốt. Các chỉ số an toàn đã được đáp ứng.

H. Tú
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/bau-kien-o-tu-vo-chong-ung-dung-kiem-them-1-400-ngan-ty-421543.html
nhận xét hiển thị trên trang

chính quyền Kim Jong-un vẫn nhất quyết đi theo con đường của mình

Vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên lâu nay vẫn là vấn đề nhức nhối của thế giới. Dù liên tục bị quốc tế lên án và trừng phạt, nhưng chính quyền Kim Jong-un vẫn nhất quyết đi theo con đường của mình. Và người dân Triều Tiên chính là thành phần bị bóc lột tàn bạo nhất.

Triều Tiên, người dân, cuoc song, cơ cực,
Chi phí sinh hoạt hàng ngày của người Triều Tiên chưa đến 1,25 Đô la Mỹ, thuộc diện cực nghèo. (Ảnh: CNN)
“Tàu ma”, “Lao động nô dịch Bắc Triều Tiên”, “Vận động thiên lý mã” là những hiện tượng phản ánh cuộc sống bi thảm của người dân Bắc Triều Tiên, nó cũng cho thấy rõ sự tàn bạo của chế độ Kim Jong-un. Có kênh truyền thông Đài Loan chỉ trích, gia tộc nhà họ Kim, lấy “thực lực quốc gia” để phát triển sức mạnh quân sự, toàn là dựa vào bóc lột sức lao động của người dân, để người dân phải chịu đói khổ. Đằng sau những vụ phóng tên lửa là mồ hôi và nước mắt không kể siết của người dân Bắc Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nói trên Twitter rằng: “Kim Jong-un của Bắc Triều Tiên, không màng đến khó khăn của người dân, lạm sát vô cớ, hiển nhiên là một kẻ điên cuồng. Ông ta sẽ phải đối mặt với sự trừng phạt chưa từng có!”.
Rất nhiều người có lẽ từng hỏi, vì sao những lao động được Bắc Triều Tiên phái ra nước ngoài không nhân cơ hội này mà chạy trốn, thoát khỏi sự thống trị vô nhân tính của chính quyền nhà họ Kim? Bài viết này sẽ tiết lộ thủ đoạn kiểm soát lao động nô lệ Bắc Triều Tiên của ông Kim Jong-un.
Số lượng “Con tàu ma” đến từ Bắc Triều Tiên đã đạt mức kỷ lục
Gần đây, thường xuyên có tàu cá của Bắc Triều Tiên trôi dạt vào bờ biển Nhật Bản khiến dư luận quan tâm. Những con tàu này đa số đều là tàu ma, trên tàu hoặc là không có thuyền viên, hoặc là chở thi thể thuyền viên hoặc những bộ xương khô. Chúng thường trôi dạt trong trong những tháng mùa thu hoặc mùa đông, nhìn có vẻ là sắp hỏng, kết cấu đơn giản, không được trang bị máy móc và hệ thống dẫn đường hiện đại, lại thêm thời tiết khắc nghiệt trong mùa đông, khiến cho những thuyền viên trên tàu càng dễ gặp nguy hiểm hơn.
Trên những con tàu được phát hiện trên bờ biển Nhật Bản trong vài tháng qua, cũng có một vài thuyền viên Bắc Triều Tiên sống sót. Những vật phẩm được lưu lại trên tàu hay lời khai từ những thuyền viên sống sót, đều chứng minh những con tàu ma này đều đến từ Bắc Triều Tiên.
Theo CNN, căn cứ vào ghi chép của đội cảnh vệ bờ biển Nhật Bản, đến ngày 20/12, có ít nhất 96 con tàu ma từ Bắc Triều Tiên trôi dạt đến bờ biển của Nhật Bản, con số này vượt qua số lượng trung bình nhiều năm trước. Trên tàu hoặc xung quanh khu vực bờ biển phát hiện 27 thi thể nghi là người Bắc Triều Tiên, có 42 người may mắn sống sót.
Trên con tàu trôi dạt đến vùng biển Nhật Bản ngày 28/11, có một tấm biển hình vuông, trên tấm biển này có chữ Triều Tiên viết “Bộ đội quân sự số 854 – Quân đội Nhân dân Triều Tiên”. BBC cho biết, điều này chứng minh con tàu này thuộc sở hữu của quân đội Bắc Triều Tiên. Quân đội Bắc Triều Tiên cũng tham sự sâu vào nghề đánh bắt cá của Bắc Triều Tiên.
Phát hiện này đã làm bầu không khí trở nên căng thẳng. Người Nhật Bản lo lắng rằng những người Bắc Triều Tiên này liệu có phải là gián điệp. Nhưng theo New York Times, Cục di dân Nhật Bản đã xác định những người này không phải là gián điệp. Có nhiều dấu hiệu cho thấy, những ngư dân này do bị áp lực của ông Kim Jong-un nên mới mạo hiểm đến khu vực nguy hiểm đánh bắt cá.
New York Times cho biết, theo phim tuyên truyền mà Bắc Triều Tiên, ông Kim Jong-un đang đẩy mạnh phát triển ngành đánh bắt cá. Trong đoạn video từng được đài truyền hình Nihon TV của Nhật Bản phát sóng, chính quyền Bắc Triều Tiên cho biết, cần tăng lực lượng đánh bắt trong nước lên gấp đôi trong năm 2017.
Triều Tiên, người dân, cuoc song, cơ cực,
Từ đầu năm đến 20/12, ít nhất có 96 con tàu ma của Bắc Triều Tiên trôi dạt trên biển, con số này đã vượt xa so với các năm trước. (Ảnh cắt từ video)
Ngoài ra, theo The Guardian (Anh), phía cảnh sát Nhật Bản còn cho biết, tháng 11/2017 có 28 con tàu ma Bắc Triều Tiên trôi dạt vào bờ biển Nhật Bản, nhiều hơn 4 chiếc so với cùng thời điểm năm 2016. Số lượng tăng vọt trong tháng 11 cho thấy, ngư dân Bắc Triều Tiên và binh lính đánh bắt cá đang phải đối mặt với những nguy hiểm rất lớn. Do những yêu cầu của ông Kim Jong-un, họ phải bắt được nhiều cá hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của quân đội cũng như xuất khẩu ra nước ngoài.
CNN cho biết, theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc, nửa đầu năm 2017, lượng hải sản mà Bắc Triều Tiên xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 88% so với cùng kỳ năm 2016.
Giáo sư Hazel Smith thuộc Viện nghiên cứu Á – Âu của Đại học Luân Đôn (SOAS) từng cư trú tại Bắc Triều Tiên từ năm 1998 đến năm 2001. Bà chia sẻ với Business Insider, giữa Bắc Triều Tiên và doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc có mối quan hệ giao dịch, trong đó có cả nghề đánh bắt cá. Bà nói: “Rất nhiều hợp đồng là hợp đồng nói miệng”, tức là rất khó để có thể phát hiện ra được chứng cứ về giao dịch giữa họ.
Ngày 7/11, ông Kim Jong-un đăng lời hiệu triệu trên tờ báo Rodong Sinmun: “Tàu cá là chiến hạm bảo vệ tổ quốc và nhân dân, cá cũng giống bom và thuốc nổ được trang bị cho quân đội và người dân”. Ông Kim kêu gọi ngư dân tham gia cái gọi là “chiến dịch quan trọng” với mức hạn ngạch đánh bắt hàng năm trong mùa đông.
Để hoàn thành mức hạn ngạch mà ông Kim Jong-un quy định, ngư dân và binh lính chỉ còn cách sử dụng những con tàu nhỏ được trang bị thô sơ để để đến khu đặc quyền kinh tế cách Nhật Bản 200 hải lý để đánh bắt cá. Bắc Triều Tiên cách Nhật Bản chỉ hơn 1000 hải lý, khi họ gặp vấn đề về máy móc hoặc hết dầu, chỉ còn cách để cho tàu trôi dạt, khi gặp dòng chảy mạnh và gió Tây Nam, họ sẽ bị thổi trôi đến bờ biển Nhật Bản.
Dư luận cũng chú ý, một mặt ông Kim Jong-un yêu cầu tăng lượng cá đánh bắt, một mặt khác, Kim Jong-un vì để đảm bảo lượng tiền mà mình nắm giữ, nên năm 2016 đã đem một phần lãnh hải thuộc chủ quyền đánh bắt cá bán cho chính quyền Trung Quốc, từ đó làm tăng thêm khó khăn cho người dân Bắc Triều Tiên trong việc đánh bắt cá.
BBC co biết, diện tích đánh bắt cá của ngư dân địa phương cũng vì thế mà thu hẹp lại, khiến cho nguồn tài nguyên cá trong khu vực biển lân cận bị cạn kiệt, do đó mà họ không thể không mạo hiểm đi xa hơn để tìm các nguồn cá.
Đài Á châu Tự do (RFA) hôm 11/8/2016 dẫn nguồn tin từ chính phủ Hàn Quốc cho biết, Bắc Triều Tiên đã bán khu vực đánh bắt cá thuộc đặc quyền kinh tế trên mặt nước ở hai phía đông tây cho chính quyền Trung Quốc với giá 75 triệu USD, trong đó có cả khu vực mặt nước gần giới tuyến phía Bắc giáp bờ biển của Hàn Quốc.
Chuyên gia hàng hải suy đoán, đối với mỗi con tàu nhỏ của Bắc Triều Tiên trôi dạt vào bờ biển Nhật Bản mà nói, ngoài việc phát hiện những người may mắn sống sót và thi thể, có thể đã có nhiều người Bắc Triều Tiên đã mất tích trên biển. Do đó, số ngư dân Bắc Triều Tiên tử vong trên biển có thể còn lớn hơn nữa.
Jeffrey Kingston – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á thuộc Đại học Temple (Nhật Bản) nói với Business Insider, những con tàu ma này là “áp kế” phản ánh thực trạng cuộc sống của người dân Bắc Triều Tiên – “khắc nghiệt và tuyệt vọng”.
Theo The Washington Post, khoảng thời gian trước đó khi Hàn Quốc tiến hành điều trị cho một binh lính Bắc Triều Tiên đã phát hiện có rất nhiều ký sinh trùng trong cơ thể của binh lính này, điều này cũng cho thấy, Bắc Triều Tiên đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe trên diện rộng.
Cuộc sống bi thảm của “lao động nô dịch Bắc Triều Tiên” 
Kim Jong-un thông qua xuất khẩu lao động ra nước ngoài để thu về ngoại hối, việc này đối với dư luận mà nói đã không có gì là bí mật nữa.
New York Times từng tiết lộ cuộc sống nô dịch của lao động Bắc Triều Tiên ở Nga. Trong những lao động Bắc Triều Tiên bị bóc lột, có người bị đưa đến Thành phố cảng Vladivostok làm thợ sơn. Một chủ lao động người Nga nói:“Họ không có ngày nghỉ. Ngoài việc ăn cơm, làm việc và ngủ, thì không làm việc gì khác. Họ cũng không được ngủ nhiều, về cơ bản họ đều ở trong trạng thái giống như nô lệ”.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, theo báo cáo đáng tin cậy, những người Bắc Triều Tiên làm việc tại Nga đang phải sống cuộc sống như nô lệ. Một người Bắc Triều Tiên tử vong trong khi đang xây dựng công trình sân bóng đá; hồi tháng 6, có 2 người Bắc Triều Tiên được phát hiện đã tử vong trong một căn hộ cũ nát ở Moscow.
Không có cuộc sống riêng tư, không có tự do, là những gì được dư luận miêu tả về lao động Bắc Triều Tiên làm việc tại Trung Quốc, những lao động này được coi là “nô lệ hiện đại”, họ bị cấm làm việc một mình, không được liên hệ với bên ngoài, so với lao động Trung Quốc, những người chủ thuê họ có lợi hơn nhiều, ngoài việc tiền lương trả cho họ thấp, họ cũng không thường xuyên nghỉ ốm, càng không chống lại cấp trên.
Giám đốc chương trình chính sách Mỹ – Hàn thuộc Ủy ban Quan hệ đối ngoại Mỹ Scott Synder nói: “Chính quyền Bắc Triều Tiên tiếp tục khống chế nghiêm ngặt lợi ích của công nhân nước mình, trong một số tình huống, thậm chí có thể sẽ nắm giữ 90% tiền lương của lao động”.
Reuters dẫn nguồn tin của Liên minh châu Âu về vấn đề nhân quyền Bắc Triều Tiên (European Alliance for Human Rights in North Korea) cho biết, những lao động Bắc Triều Tiên có mối liên hệ với quốc gia, mỗi ngày phải làm việc từ 10 đến 12 tiếng, mỗi tuần phải làm việc 6 ngày. Họ làm việc không màng đến sống chết, 90% thu nhập của họ đều sẽ phải đưa về Bắc Triều Tiên.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2015, mỗi năm lao động Bắc Triều Tiên kiếm được khoảng 120 triệu đến 230 triệu USD cho ông Kim Jong-un. Liên Hợp Quốc cho biết, tiền lương của những lao động này được chính quyền Bình Nhưỡng dùng cho kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa. Để cắt đứt nguồn tiền này, trong nghị quyết mới về trừng phạt Bắc Triều Tiên, Liên Hợp Quốc đã cấm các nước tiếp tục ký hợp đồng với lao động Bắc Triều Tiên.
Kim Jong-un khống chế lao động nô dịch Bắc Triều Tiên: Con tin và tẩy não
Để tránh vấn đề lao động Bắc Triều Tiên được đưa ra nước ngoài nhưng lại bỏ trốn, trước tiên, chính quyền Triều Tiên sẽ thẩm tra nghiêm ngặt khả năng rủi ro rằng những người này có thể bỏ trốn. Chỉ những người nào đã kết hôn, sinh con mới được ra nước ngoài làm việc, người nhà của những lao động này trở thành con tin ở trong nước để giữ chân họ không bỏ trốn ở nước ngoài.
Khu vực Đan Đông ở Trung Quốc có rất nhiều người Bắc Triều Tiên làm trong ngành dệt may, một nữ thương nhân người Bắc Triều Tiên tiết lộ sự thực rằng chính quyền Kim Jong-un yêu cầu tẩy não những lao động này.
Nữ thương nhân này nói với Reuters: “Thuê lao động Bắc Triều Tiên rất phức tạp, cần có sự phối hợp một cách chính xác. Không gian sinh hoạt của họ cần phải được ngăn cách với thế giới bên ngoài, cần phải có một phòng học để họ lên lớp hàng ngày. Họ có bác sĩ, y tá, đầu bếp riêng, đồng thời cũng có giáo viên mỗi ngày dạy họ về ý thức tư tưởng Triều Tiên”.
Giới quan sát chỉ ra, chính quyền Bắc Triều Tiên đã xây dựng một loại hình thái ý thức phù hợp với thể hệ thống trị của họ, thông qua biện pháp giáo dục không ngừng, khiến những gì được dạy trở thành quan niệm vững chắc về xã hội Bắc Triều Tiên, khiến việc nô dịch khó có thể chấp nhận dược trong mắt người ngoài biến thành những điều hợp lẽ trong lòng người dân Bắc Triều Tiên. Như thế, những lao động Bắc Triều Tiên sẽ không cảm thấy mình đang bị nô dịch.
Vào giữa tháng 12/2016, cựu công sứ Bắc Triều Tiên trú tại Anh chạy trốn đến Hàn Quốc đã tiết lộ trong một cuộc họp báo rằng: “Những nơi làm việc công ở nước ngoài, tất cả nhân viên đều tập trung sinh hoạt tại một căn hộ, sau khi kết thúc công việc, họ không có bất cứ thời gian tự do nào. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, không những phải làm báo cáo, vì để giám sát nhau, bắt buộc lập thành một nhóm hai người cùng hành động”.
Kim Jong-un phát động “cuộc vận động Thiên lý mã”, tái diễn lại Đại Nhảy vọt của Trung Quốc
Ngày 6/9/2017, Đài truyền hình SET News (Đài Loan) đưa tin, Bắc Triều Tiên không ngừng tạo hình tượng “nước giàu binh mạnh” cho thế giới thấy, nhưng thực tế, cuộc sống của người dân Bắc Triều Tiên lại khổ không nói lên lời.
Năm 2016, chính quyền Kim Jong-un phát động cuộc vận động Thiên lý mã, yêu cầu người dân chiến đấu làm việc 200 ngày, từ tháng 6 đến tháng 12 không được nghỉ ngày nào. Vì để đẩy mạnh kế hoạch vũ khí quân sự, thậm chí còn mô phỏng theo cách làm Đại Nhảy vọt của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, yêu cầu người dân quyên góp đũa sắt, bát sắt để làm nguyên liệu pháo đạn.
Bản tin của SET News nói, để nâng cao sản lượng thép đủ để sản xuất pháo đạn, mỗi người dân bị yêu cầu mỗi tháng phải nộp 40 kg sắt phế liệu, thậm chí thìa sắt, bát sắt để cho trẻ nhỏ ăn cũng phải đem đi nộp.
Giám đốc một tổ chức cứu trợ nhân đạo nói: “Sau khi tôi đến nơi này, nhìn thấy 3 bé trai ngồi trên sàn bê tông, đó có lẽ là tình cảnh thê thảm nhất mà tôi từng nhìn thấy”. Phần lớn những trẻ nhỏ ở Bắc Triều Tiên đều thiếu dinh dưỡng, nếu có được sự giúp đỡ thì coi là chúng may mắn, còn lại phần lớn là ở chợ nhặt nhạnh từng mẩu thức ăn vụn rơi trên mặt đất.
Theo Trithucvn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bắc Kinh xem việc kiểm soát sông Mekong là mục tiêu chiến lược

Trước kế hoạch 5 năm phát triển sông Mekong thuộc cơ chế Hợp tác Mekong – Lan Thương (LMC) do Trung Quốc khởi xướng, giới chuyên gia tỏ ra lo ngại về động cơ chính trị của nước này, cho rằng Bắc Kinh xem việc kiểm soát sông Mekong là mục tiêu chiến lược.

kiểm soát sông Mekong, Hợp tác Mekong   Lan Thương, động cơ chính trị,
Cảnh sát đường thủy Thái Lan tuần tra trên sông Mekong đoạn biên giới với Lào. Các chuyên gia cho rằng kiểm soát sông Mekong là kiềm soát phần lớn nền kinh tế Đông Nam Á. (Ảnh: AFP)
Tháng 12/2017, ngoại trưởng 6 nước khu vực sông Mekong nhóm họp ở thành phố Đại Lý thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) để thông qua đề cương kế hoạch 5 năm phát triển dòng sông này. Dự kiến các nhà lãnh đạo sẽ chốt lại đề xuất trong cuộc họp dự kiến diễn ra cuối tháng 1/2018 ở Campuchia.
Phát biểu kết thúc hội nghị cấp cao Hợp tác Mekong – Lan Thương (LMC), Ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố, dưới sự dẫn dắt của Trung Quốc, LMC có thể “thúc đẩy phát triển kinh tế” ở tất cả 6 nước khu vực Mekong, dẫn chứng rằng Bắc Kinh đã chi tiền cho hàng chục dự án dọc theo con sông này.
Nhưng chỉ dừng lại ở đó, Ngoại trưởng Trung Quốc không bình luận gì về những quan ngại môi trường liên quan đến hoạt động phát triển bừa bãi trên sông Mekong, theo báo South China Morning Post của Hong Kong.
Dù LMC được thiết kế như một nền tảng liên lạc và phát triển, nhưng hiệu quả vẫn chưa rõ ràng trong khi dư luận đã râm ran về động cơ địa chính trị của tổ chức này. Các dự án thủy điện của Trung Quốc và một số nước khiến tương lai sông Mekong và các quốc gia lệ thuộc trở nên mờ mịt.
Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng kiểm soát sông Mekong cũng đồng nghĩa kiểm soát phần lớn nền kinh tế Đông Nam Á. Vì sông Mekong (tiếng Quan Thoại là Lan Thương), chảy qua Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, tạo sinh kế cho khoảng 60 triệu người sống ở hạ lưu, nơi dòng chảy của nó hình thành nên một trong những vùng đất phì nhiêu nhất thế giới, thích hợp cho nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
Những cảnh báo không thể bỏ qua
Bắc Kinh thành lập LMC năm 2015 và tổ chức này bị nhiều người xem là “đối thủ” của Ủy ban sông Mekong (MRC) vốn đã tồn tại hơn 60 năm qua. Thành phần của MRC cũng tương tự LMC, chỉ trừ Trung Quốc và Myanmar. Điều này đồng nghĩa Bắc Kinh thoát được quy định ràng buộc của MRC, rằng quốc gia thành viên nào muốn xây đập trên dòng Mekong đều phải trình đề xuất để tất cả thảo luận.
Tuy Bắc Kinh luôn miệng nói “phát triển”, nhưng các chuyên gia môi trường nhận xét Bắc Kinh không thèm tham vấn các nước láng giềng hạ nguồn Mekong và đánh giá tác động môi trường của các công trình họ xây. Hiển nhiên điều này sẽ tác động đến con sông và chính sự “phát triển” của khu vực.
"Đối với các cộng đồng dưới hạ nguồn, các con đập trên thượng nguồn thay đổi dữ dội chu kỳ lũ – hạn hán và chặn sự vận chuyển phù sa. Điều rõ ràng gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Một số tác động đến mực nước và nghề cá đã được ghi nhận dọc theo đường biên giới Thái Lan – Lào“, bà Pianporn Deetes – điều phối viên tại Thái Lan cho tổ chức International Rivers, nói.
Các công ty Trung Quốc đầu tư trực tiếp vào hơn 6 con đập trên dòng chính khu vực Hạ Mekong, bao gồm Don Sahong và Pak Beng ở Lào. Các dự án này không tuân theo thông lệ quốc tế trong việc cân nhắc, tránh và giảm thiểu tác động xã hội, môi trường“, bà Deetes phê phán.
Năm 2016, Việt Nam trải qua trận hạn hán tồi tệ nhất trong 90 năm, dẫn đến hoa màu chết khô và thiếu nước sinh hoạt. Dù nguyên nhân chính là trận El Niño mạnh khác thường, các chuyên gia cho rằng Trung Quốc cũng chịu một phần trách nhiệm vì các đập chứa nước của họ làm tăng tốc độ bốc hơi trên thượng nguồn.
kiểm soát sông Mekong, Hợp tác Mekong   Lan Thương, động cơ chính trị,
Một hồ chứa nước cạn kiệt ở vùng Đông Bắc Thái Lan trong đợt hạn hán năm 2016. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Ngoài ra, nhà nghiên cứu độc lập Elliot Brennan dự báo, sông Mekong có khả năng trở thành điểm xung đột lớn nhất giữa Trung Quốc và ASEAN sau biển Đông, và Bắc Kinh xem việc kiểm soát con sông này là mục tiêu chiến lược.
Sau hơn một thập kỷ ngoại giao vụng về, Bắc Kinh cuối cùng đã học được cách dùng cây gậy và củ cà rốt. Bắc Kinh hiểu tốt hơn bao giờ hết những gì các nước ASEAN cần… Nếu họ tìm cách kiểm soát được hoạt động phát triển sông Mekong, nó sẽ nhanh chóng trở thành động mạch quan trọng cho sự trỗi dậy của Trung Quốc và xuất khẩu sức ảnh hưởng sang ASEAN” – ông Brennan phân tích.
Còn ông Thitinan Pongsudhirak, giáo sư quan hệ quốc tế thuộc Đại học Chulalongkorn (Bangkok), so sánh động thái của Trung Quốc liên quan đến sông Mekong “tương tự” với chiến lược của Bắc Kinh trong tranh chấp biển Đông.
LMC là cách cho thấy Trung Quốc chỉ chơi theo luật của họ. Bắc Kinh tạo ra sự đã rồi bằng cách xây đập trên thượng nguồn gây thiệt hại cho các nước hạ nguồn, rồi sau đó dựng lên một tổ chức quản lý riêng nhằm phủ nhận MRC” – ông Pongsudhirak nói.
Trung Quốc đối phó với từng nước Mekong riêng rẽ để các nước này không thể đoàn kết đối phó họ trong tư cách một tổ chức khu vực” – vị chuyên gia Thái Lan vạch trần.
Chuyên gia Brennan đánh giá, các cuộc thảo luận hiện tại về việc bảo vệ môi trường và sức khỏe sông Mekong không tương xứng với tầm quan trọng thực tế.
Vì những lý do này, Trung Quốc có mọi mặt lợi trong khi các nước ASEAN sẽ mất tất cả trong hợp tác Mekong. ASEAN không thể quay lưng lại với thực tế địa chính trị và phải đấu tranh để có một hình thức hợp tác đúng đắn“, vị chuyên gia cho lời khuyên.
Theo Tuổi Trẻ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thôi, xong!

Bắt được Vũ 'nhôm' theo lệnh truy nã


THÂN HOÀNG - LÊ NAM
TTO - Ngày 4-1, thông tin từ Bộ Công an cho biết cơ quan an ninh điều tra của Bộ đã tiếp nhận bắt bị can Phan Văn Anh Vũ và tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật.

Thông tin trên cũng đã được Bộ Công an công bố trên trang web của bộ.

Chiều 4-1, chuyến bay mang số hiệu VN662 xuất phát từ Singapore chở Phan Văn Anh Vũ đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội).

Trả lời Tuổi Trẻ Online qua email lúc 16 giờ 57 phút giờ Singapore, Bộ Nội vụ Singapore xác nhận đã trục xuất Phan Văn Anh Vũ về Việt Nam.

Như đã thông tin, Phan Văn Anh Vũ bị Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Singapore (ICA) bắt ngày 28-12-2017 do vi phạm đạo luật di trú của Singapore và bị trục xuất sau đó. 

Theo thông tin từ luật sư người Singapore Reme Choo Zheng Xi, ông Vũ (với hộ chiếu mang tên Phan Van Anh Vu) bị bắt lúc 11h ngày 28-12 khi đang làm thủ tục xuất cảnh từ Singapore qua Malaysia tại cửa khẩu tiếp giáp với bang Johor của Malaysia. 

Hộ chiếu của ông Vũ lúc này đã bị phía Việt Nam hủy nên không còn hợp pháp khi ông Vũ tìm cách sang Malaysia.

Trước đó, chiều 21-12, Bộ Công an đã ra lệnh khởi tố bị can ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") về hành vi "cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước" theo điều 263 Bộ luật hình sự. Cùng với lệnh khởi tố bị can, lực lượng công an đã khám xét nhà của Vũ "nhôm" tại Đà Nẵng.

Sau đó, cơ quan công an đã phát lệnh truy nã và triển khai lực lượng truy bắt ông Vũ.

Nội dung email của Bộ Nội vụ Singapore trả lời Tuổi Trẻ

Ông Phan Văn Anh Vũ bị bắt vào ngày 28-12-2017 với cáo buộc vi phạm Đạo luật nhập cư Singapore.

Ông Phan Văn Anh Vũ nhập cảnh vào Singapore với hộ chiếu Việt Nam nhưng không đúng tên thật của mình. Trong khi ông ấy cũng mang theo trong người một hộ chiếu Việt Nam với tên thật của mình.

Ông Phan Văn Anh Vũ lúc đó còn mang theo một hộ chiếu thứ ba.

So sánh với lần nhập cảnh gần nhất vào Singapore cũng như những lần nhập cảnh vào Singapore trước đây, Phan Văn Anh Vũ đã khai gian dối với Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Singapore (ICA). ICA cũng đã hoàn tất các điều tra riêng của mình.

Phan Văn Anh Vũ cũng đã bị cảnh cáo nghiêm khắc thay cho việc khởi tố. ICA đã hủy quyền du lịch và trục xuất ông Phan Văn Anh Vũ ra khỏi Singapore theo quy định của Đạo luật nhập cư Singapore.

Ông Phan Văn Anh Vũ là đối tượng truy nã với thông báo "Đỏ" của Interpol với lệnh truy nã của chính phủ Việt Nam.

ICA đã yêu cầu Phan Văn Anh Vũ quay về Việt Nam, nơi đầu tiên ông rời khỏi trước khi nhập cảnh vào Singapore cũng là nơi cấp hộ chiếu mang tên ông.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 3 tháng 1, 2018

Có nơi đâu trên quả đất này người ta cưa bom kiếm sống!




LÊ THANH PHONG


























LĐO - Một kho phế liệu, trong đó có cả tấn đạn, nằm ngay trong khu dân cư, vậy mà chính quyền địa phương không biết. Chỉ sau khi xảy ra vụ nổ kinh hoàng, cướp đi mạng sống của hai cháu bé, khi đó chính quyền mới biết.

Và còn nữa, những người bị thương, đang chống chọi với tử thần trong bệnh viện.

Vậy thì các ông Bí thư, Chủ tịch huyện Yên Phong, của xã Văn Môn và tỉnh Bắc Ninh làm gì? Một đống chất nổ gồm vạn đầu đạn đâu phải cây kim sợi chỉ, đâu phải tép heroin mà khó phát hiện.

Nhiều người chỉ thấy lợi là làm, mở cơ sở thu mua phế liệu, bom đạn mua tất. Họ cho rằng những thứ đã gỉ sét là đồ bỏ, họ không quan tâm trong đó chứa chất nổ. Người đi tìm phế liệu để bán lại cho người thu mua phế liệu cũng vậy, thấy cục sắt nào cũng như nhau, cho dù đầu đạn cũng cứ nhặt, thậm chí cưa bom để lấy phế liệu. Những thứ tiềm ẩn cháy nổ đó được mua đi bán lại, trôi nổi trên thị trường, không có cơ quan nào kiểm soát, và cái giá là những vụ cháy nổ khủng khiếp mà vụ xảy ra vừa qua ở làng Quan Độ chỉ là một ví dụ, sẽ còn nữa nếu như tiếp tục buông lỏng quản lý.

Nói buông lỏng quản lý là nói chung chung, xin chỉ ra cụ thể là chính quyền xã Văn Môn và chính quyền huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh phải chịu trách nhiệm trong vụ nổ này. 7 tấn đầu đạn cất trong kho từ tháng 12.2016 nhưng chính quyền không biết, hoặc có thể biết nhưng không “nói”. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, công an xã, quá nhiều con mắt, chẳng lẽ “mù”?

Công an tỉnh Bắc Ninh ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với Nguyễn Văn Tiến về hành vi tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng, ông Tiến phải chịu trách nhiệm về hậu quả mà mình đã gây ra. Và phải làm cho rõ, ông Tiến mua đầu đạn từ đâu, ai bán, và ông có chi cho ai trong chính quyền địa phương để hoạt động buôn bán đầu đạn?

Có nơi đâu trên quả đất này, con người ta phải đi buôn bán đầu đạn, đi cưa bom kiếm sống? Hậu quả là bao nhiêu người chết, người có liên quan phải chịu tù tội. Còn nhiều làng phế liệu đang sống trong mối đe dọa của vụ nổ tương tự.

Cho nên, ngăn chặn hậu quả là trách nhiệm của chính quyền. Nếu như quản lý các nguồn nguyên vật liệu cháy nổ tốt, kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ các loại vật liệu nguy hiểm này thì sẽ không có vụ nổ xảy ra.

Và sẽ không có những đứa bé bị chết oan.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tổ Quốc tôi bị gặm nhấm tự bao giờ?




Đặng Ngọc Tùng
Lời dẫn của GS Nguyễn Đăng Hưng:  Ông Đặng Ngọc Tùng nguyên là Chủ Tịch khóa X của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam. Thời tại chức ông đã có nghĩa cử yêu nước cho xây tượng đài các liệt sỹ Trương Sa tại Cam Ranh và lên kế hoạch xây dựng tượng đài các nghĩa sỹ Hoàng Sa tại đảo Lý Sơn. Tôi đã từng tham gia buổi lễ hoành tráng đặt viên đá đầu tiên do Tổng Liên Đoàn Lao Động đề xướng với sự hỗ trợ của Văn Phòng báo Lao Động tại khu vực Miền Trung-Tây Nguyên... Công trình này nay bị đắp chiếu với bao nỗi luyến tiếc của người tâm huyết! NĐH
Tổ tiên Việt Nam chúng ta là những người đầu tiên phát hiện và xác lập chủ quyền Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1816 Vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Các chúa Nguyễn đã phái các đội “hùng binh “ (da số là người dân đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi) ra khai thác tài nguyên và thực hiện quyền chủ quyền chuẩn Việt Nam trên 2 quần đảo này. Thời Pháp thuộc thực dân Pháp đã xâm chiếm Việt Nam và chiếm đóng luôn 2 quần đảo này, họ đã xây dựng đài khí tượng trên đảo Hoàng Sa, và đưa người Việt Nam ra làm nhiệm vụ tại đài khí tượng đó.

Năm 1951 tại hội nghị San Fransico về hiệp ước hoà bình với Nhật Bản, Thủ Tướng kiêm Bộ trưởng. Gợi giao Việt Nam Trần Văn Hữu tuyên bố cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam, và không gặp phải kháng nghị hay bảo lưu nào từ 51 Nước tham dự hội nghị (văn kiện này đã được lưu trữ vào tài liệu lưu trữ của Liên hiệp Quốc).
 
Thực hiện hiệp định Gnever về Việt Nam, năm 1954 Pháp rút khỏi Việt Nam và trao lại quyền kiểm soát 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Quốc gia Việt Nam.
 
Lợi dụng khi đó đất nước Việt Nam bị chia cắt làm 2: Từ vĩ tuyến 17 trở ra là “Việt Nam dân chủ Cộng hoà”, từ vĩ tuyến 17 trở vào ( bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) là “Việt Nam cộng hoà”, nên năm 1956 Đài Loan chiếm đóng đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đã đưa quân chiếm đóng nhóm đảo An Vĩnh phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Và quân đội Việt Nam chiếm giữ nhóm đảo phía Tây và đảo chính Hoàng Sa, và các đảo nổi của quần đảo Trường Sa. Nhưng đến năm 1970 lại để Phi-líp-pin chiếm đảo Thị tứ, song tử đông,và Loại Ta.
 
Ngày 19/01/1974 quân đội Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, 75 binh sy Viet Nam đã tử trận, 47 binh sỹ niệm bắt làm tù binh và sau đó được trao trả tại Hồng Kông. Phía quân đội Trung Quốc bị chết là 18, và bị thương là 67. Như vậy là chúng ta bị Trung Quốc chiếm đóng hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa từ 20/01/1974.
 
Không dừng lại ở đó, lợi dụng Việt Nam đang gặp khó khăn về vấn đề Campuchia, năm 1988 Trung quốc đưa quân xuống phía Nam đánh chiếm các đá thuộc quần đảo Trường Sa: ngày 31/01/1988: chiếm đóng đá Chữ thập, ngày 18/02/1988 :chiếm đá Châu Viên, ngày 26/02/1988:chiếm đá Gaven, ngày 28/02/1988:chiếm đá Tư Nghĩa, ngày 23/031988:chiếm đá Xubi(tất cả các đá này đều chìm khi thuỷ triều lên và nổi khi thủy triều xuống). Và ngày 14/03/1988 Trung Quốc đánh chiếm đảo Gacma:64 binh sy của chúng ta đã anh dũng hy sinh để bảo vệ đảo.
 
Năm 1995 Trung Quốc tiếp tục đánh chiếm đá Vành Khăn, và năm 2012 đánh chiếm bãi cạn Scarborough. Ngày 24/07/2012: Trung Quốc tuyên bố thành lập TP Tam Sa, trụ sở đặt tại đảo Phú Lâm. 
 
Ngày 1/05/2014: Trung Quốc đưa dàn khoan Hải Dương 981 và 6 tàu chiến, 40 tàu cảnh sát biển,30 tàu kéo, 40 tàu sắt ngụy trang đánh cá vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam tạo nên sự căng thẳng và chú ý của thế giới, thì cũng chính năm 2014 họ thực hiện đại công trình san lấp trên biển đông: họ san lấp hơn 1.359ha trên các bãi đá họ lấn chiếm, xây dựng thêm 3 sân bay lớn (đường băng dài trên 3.000m) để máy bay chiến đấu lên xưởng dễ dàng và nhiều cơ sở quân sự khác trên các đảo nhân tạo : Chữ Thập, Xubi,Vanh Khăn....
 
Và mới đây nhất ngày 14/12/2017 Trung Quốc công bố kế hoạch phóng 10 vệ tinh giám sát biển đông, theo kế hoạch này từ năm 2019 hệ thống vệ tinh này theo dõi híam sát mọi bãi đá, tàu bè ở biển đông 24/24 giờ. Trung Quốc từng bước, từng bước chiếm dần và quân sự hoá biển đông.
 
Ôi!!!Tổ Quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta ơi: mỗi ngày bị gặm nhấm như thế đó, và liệu có đến lúc nào đó Ngu dan Việt Nam của chúng ta phải đánh bắt cá trộm trên chính ngư trường truyền thống Hoàng Sa Trường Sa của Tổ tiên để lại? Hởi ai mà o đau lòng ?
 


Phần nhận xét hiển thị trên trang