Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 3 tháng 1, 2018

Vũ nhôm mang 2 passport, có thể bị trao trả

Straits Times: 



Ông Phan Văn Anh Vũ (giữa) mang 2 hộ chiếu khác nhau. Ảnh AFP

(Straits Times03/01/2017) Đại gia địa ốc Việt Nam bị bắt tại Singapore hôm thứ Năm 28/12/2017vì vi phạm luật di trú, đang phải đối mặt với vấn đề sở hữu hai hộ chiếu khác nhau. Luật sư Choo Zheng Xi hôm nay 03/01/2018 cho biết như trên.

Ông Phan Văn Anh Vũ, 42 tuổi, cựu sĩ quan tình báo Việt Nam, đang bị truy nã vì tội cố tình tiết lộ bí mật Nhà nước. Việc ông đang ẩn trốn ở đâu là đề tài được đồn đoán nhiều sau khi Bộ Công an ra lệnh truy nã ông Vũ tháng trước.

Luật sư Choo nói với The Straits Times hôm nay sau khi gặp ông Vũ: « Ông ấy có các hộ chiếu với hai tên khác nhau, nhưng cả hai đều do chính phủ Việt Nam cấp ». Ông Choo nói thêm là doanh nhân người Việt này trước đó đã từng đi Singapore mà không có vấn đề gì.

Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Singapore (ICA) từ chối đưa ra lời bình luận khi chúng tôi hỏi về trường hợp này. Hôm qua ICA đã xác nhận rằng ông Vũ bị bắt hôm 28/12 vì « vi phạm luật Di trú ».

Ông Choo cho biết: « Tôi đang viết thư cho ICA để hỏi rõ vì sao ông ấy lại bị bắt giữ ». Luật sư nói rằng không hiểu vì sao ông Vũ bị chận lại.

Trước đó ông Choo đã nộp đơn lên Tòa thượng thẩm yêu cầu được tiếp cận thân chủ để có thể tư vấn, và không gởi trả ông Vũ về Việt Nam trước khi có được kết quả về đơn xin.

Theo luật sư, đã có một cuộc họp trước phiên xử về vụ này (*). Ông nói : « Theo như những hiểu biết của tôi về thủ tục tố tụng, vẫn còn có khả năng ông Vũ bị gởi trả về Việt Nam ».

Theo truyền thông Việt Nam, trước đó ông Vũ mang cấp bậc thượng tá công an. Một bản tin của Tân Hoa Xã hôm 27/12 cho biết ông Vũ có quan hệ thân thiết với cựu bí thư thành ủy Đà Nẵng, ủy viên trung ương đảng Nguyễn Xuân Anh. Ông Anh đã bị tước cả hai chức vụ trên vào tháng 10/2017.

Tờ Saigon Times Daily hôm 25/12 nói rằng ông Vũ, vốn là chủ tịch ba công ty ở Việt Nam, bị cáo buộc đã cố tình tiết lộ bí mật Nhà nước.

Singapore không có hiệp ước dẫn độ với Việt Nam nhưng theo Luật Di trú, ICA có thể trao trả người vi phạm trong một số tình huống nhất định.

(*) Nguyên văn : « pre-trial conference », cuộc họp diễn ra trước phiên xử để các bên cùng xác định tiến trình và các vấn đề đặt ra, thường là trong các phiên dân sự.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hơn 36 ngàn máy tính Việt Nam nhiễm mã độc đào Bitcoin

Hơn 36 ngàn máy tính Việt Nam nhiễm mã độc đào Bitcoin

RFA - Hơn 36 ngàn máy tính tại Việt Nam bị nhiễm mã độc đào tiền ảo, tính đến ngày 2 tháng Giêng năm 2018. Số liệu vừa nêu được hệ thống giám sát virus của Công ty Bkav ghi nhận được.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch phụ trách lãnh vực chống mã độc của Bkav cho biết mã độc đào tiền ảo lây qua Facebook Messenger, kể từ ngày 19 tháng 12 năm 2017, nhằm chiếm quyền điều khiển máy tính của nạn nhân để đào tiền ảo, khiến cho máy tính bị chậm và không sử dụng được.

Ông Vũ Ngọc Sơn còn cho biết cứ mỗi 10 phút thì hacker gia tăng các biến thể virus mã độc đào tiền ảo. Tính đến thời điểm chiều ngày 21 tháng 12 năm 2017, đã có hơn 500 biến thể loại mã độc này được tung lên mạng và tiếp tục gia tăng.

Biến thể virus mã độc đào tiền ảo mới nhất còn được kèm vào các nội dung đăng tải của Nhóm (Group) qua các video liên quan đến khiêu dâm cùng lời mời gọi như “woow hot video” hay “sex_video”…

Phó Chủ tịch phụ trách lãnh vực chống mã độc của Bkav nhấn mạnh mã độc đào tiền ảo còn có chức năng lấy cắp mật khẩu Facebook của nạn nhân và có xu hướng tiếp tục bùng nổ trong năm 2018 qua Facebook, email, USB và lỗ hổng của hệ điều hành.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vũ “nhôm” có làm nổi cộm quan hệ Việt – Sing?


Singapore. Ảnh: HM.
Câu trả lời là khó ảnh hưởng tới mối quan hệ kinh tế tới 50 tỷ đô la. Bây giờ tìm lối ra thế nào cho đôi bên cùng đẹp mặt là quan trọng nhất. Khổ nhất anh Phạm Bình Minh đi gãi đầu gãi tai…
Năm 1932 cảnh sát Singapore đã bắt giữ ông Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) và giao cho chính quyền Hong Kong khi đó thuộc Anh. Sau này được phóng thích, chính quyền Hong Kong lại trục xuất ông trở lại Singapore. Đó là kiểu ngoại giao “có đi có lại mới toại lòng nhau”
Những năm Việt Nam bị chia cắt, Singapore ủng hộ chính quyền Sài Gòn (VNCH). Năm 1973 sau hiệp định Paris được ký kết, Singapore quay sang quan hệ ngoại giao với Bắc Việt (VNDCCH).
Năm 1975, chính quyền Sài Gòn sụp đổ, quan hệ hai quốc gia trở nên nồng ấm, các chuyến thăm viếng lẫn nhau bắt đầu.
Khi Việt Nam tấn công Campuchia vì nạn Khơ Me Đỏ thì Singapore lên án Việt Nam. Quan hệ ấm áp trở lại sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia và từ đây đồng tiền ngự trị trong mối bang giao giữa hai nước.
Năm 1990, giá trị xuất khẩu từ Singapore sang Việt Nam là khoảng 1 triệu đô la Mỹ, và tăng lên 8 tỷ đô la Mỹ trong năm 2008.
Trong thập niên 1990, giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore là khoảng 400 triệu USD. Con số này tăng lên đến 2,4 tỷ USD năm 2008.
Số liệu tháng 3-2017 nhân dịp chuyến thăm của TT Lý Hiển Long tới Hà Nội thì đối với Việt Nam, Singapore là đối tác thương mại đứng thứ 3 ở ASEAN và xếp thứ 6 trên thế giới dù số dân chưa bằng Hà Nội mở rộng.
Giá trị thương mại hai chiều là 7,1 tỷ đô la trong năm 2016, Singapore có 1800 dự án với tổng giá trị khoảng 39 tỷ đô tại Việt Nam. Ngoài ra có 7 khu công nghiệp Việt – Sing, biểu tượng kinh tế hữu hảo giữa hai quốc gia. Đó là mối bang giao có giá 50 tỷ đô la.
Mới đây, Singapore tuyên bố sẽ mua 7,73% cổ phần của Vietcombank tương đương 400 triệu đô, một tín hiệu cho thấy Singapore tin tưởng vào kinh tế Việt Nam đang trưởng thành.
Đó là chưa kể tin kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại, giới kinh doanh Sing đang tìm đường sang Việt Nam.
Giới doanh nhân Việt Nam cũng thấy Singapore là quốc gia đáng tin cậy để đổ tiền của vào đó. Với thuế áp 17% max lợi tức hàng năm đóng cho chính phủ Singapore thì doanh nhân Việt lấy đó là giấc mơ Sing mà không cần sang tận Mỹ.
Việt Nam áp thuế 20% lại bao thủ tục chồng chéo, trên rải thảm, dưới rải đinh, tham nhũng, hối lộ tràn lan, giá thành đội lên cao vút, doanh nhân muốn làm ăn chân chính cũng nản. Kiếm tiền mà tay phải nhúng chàm thì kết cục như Vũ “nhôm” vào lò bát quái củi tươi cũng cháy.
Quay lại chuyện Vũ “nhôm” bị tạm giữ ở sân bay Changi. So với tầm vĩ mô của hai quốc gia thì chuyện này quá nhỏ để gây tổn thất cho quan hệ hai nước.  Dù Singapore là chiếu trên trong kinh tế thì cũng không thể coi thường một quốc gia 90 triệu dân mà chỉ riêng Sài Gòn đã ngang với đảo quốc.
Vụ TXT “đầu thú” khủng hơn nhiều nhưng cho đến thời điểm hiện tại, quan hệ Đức-Việt chưa thấy sứt mẻ nhiều, trừ việc các nhà ngoại giao VN không được miễn visa vào Đức và vài động thái nho nhỏ khác mang tính cảnh cáo hơn là đi vào thực tế, bởi riêng thương mại  hai bên là hơn 10 tỷ đô la.
Vụ Vũ “nhôm” có thể phức tạp về pháp lý quốc tế, dẫn độ tội phạm, quan hệ có đi có lại “ông đưa chân giò, bà thò chai rượu”, nhưng các nhà chính trị sẽ nghĩ khác so với mấy ông luật sư bảo vệ thân chủ to mồm, muốn rút tài khoản của người mắc nạn càng nhiều càng tốt.
Đối với Việt Nam thì cũng là dịp học hỏi luật quốc tế, thay vì tự nguyện head animal như TXT lên VTV 😊
Tỵ nạn chính trị hơi bị khó vì Vũ đâu có đi biểu tình chống ĐCS như anh Điếu Cày hay thách thủ tướng X như anh CHH Vũ, không blog bleo như Cua, chưa bị tù như anh Basam, nghèo thì không phải, bệnh tật cũng không, tỵ nạn cái con khỉ nhôm nhọ đít.
Cua Times đoán mò rằng, việc dẫn độ Vũ “nhôm” về Việt Nam có xác suất khá cao. Chả có lý do gì mà Singapore phải “làm phức tạp thêm tình hình” nhất là nhìn vào khoản 50 tỷ đô, tương đương với ¼ GDP của Việt Nam.
Tôi qua lại Singapore không dưới 50 lần và khá hiểu đất nước tươi đẹp này. Biểu tượng là con sư tử phun nước, dân du lịch xem đông như kiến. Phun nước lã mà cũng ra tiền chỉ có dân Sing làm được.
Khi có lợi lộc về kinh tế thì người Sing có gốc Tầu rất thực tế “mèo trắng, mèo đen”, sẽ làm như cha anh từng bắt cụ Hồ cách đây gần một thế kỷ.
Stay tuned, hãy bắt sóng Cua Times. Lạm bàn chút cho vui, các cụ hang ta tha hồ đồn đoán.
HM. 3-1-2018
Vũ "nhôm" sẽ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì sao tình yêu kiểu ‘bao bọc’ thường tạo ra những con người vô ơn?


Theo Soundofhope/Đào Viên biên dịch
Trên đời này, người mẹ tốt nhất là người biết lui về một cách thích hợp, tình thân vĩ đại nhất là biết buông tay đúng lúc. Tước đoạt những cơ hội trưởng thành về nhân cách của con cái, thì chúng sẽ không có tâm hồn, tín ngưỡng của bản thân. Chúng chỉ là những em bé to xác và những kẻ vô ơn.

Cách chung sống tốt nhất giữa con người với con người chính là: Cuộc sống của bạn, tôi chỉ chúc phúc chứ không can thiệp, quyết định của bạn, tôi chỉ tôn trọng chứ không ép buộc.

Sự nuông chiều của một người mẹ và cái kết buồn

Ngọc Mai 36 tuổi, sau khi ly hôn cô đưa con về sống với mẹ đẻ. Cũng từ đó cô ấy mang theo những rắc rối bất tận cho mẹ của mình. Trước kia cô cũng nợ một khoản tiền lớn. Sau này cô cả tin vào một “người bạn” không hề quen biết, cùng hùn vốn làm ăn với họ. Chẳng bao lâu sau số tiền vốn ấy cũng đội nón ra đi.

Điều khiến người ta không thể hiểu được là: Cô ấy biết rõ rằng người bạn này có hành vi không ngay chính, nhưng vẫn giấu kỹ sự thực này khiến mẹ cô phải vay mượn họ hàng cả trăm triệu cho cô buôn bán.

Kết quả là việc làm ăn thất bát và mẹ cô phải cõng cả một khoản nợ kếch xù trên lưng. Chủ nợ thường tới nhà đòi nợ, đe dọa liên miên, khiến người nhà luôn phập phồng lo sợ, bất an. Nhưng thu nhập của cô ấy không cao lại chẳng có tiền tiền kiệm.

Cho nên hai món nợ này đều do mẹ cô gánh vác. Nhưng kỳ lạ là trong hoàn cảnh túng quẫn như vậy, cô vẫn không chăm chỉ làm ăn mà lại để con cho mẹ già chăm sóc. Còn cô suốt ngày bù khú ăn chơi nhậu nhẹt với đám bạn xấu.

Quá bất lực hai hàng nước mắt của bà lăn dài. Bà vừa khóc vừa nói: “Nếu con vẫn không hối cải mẹ sẽ không tiếp tục lo lắng cho hai mẹ con con nữa. Con hãy ra khỏi nhà của mẹ và học cách sống tự lập!”. Nhưng cô con gái không thấy xấu hổ mà cầu xin mẹ tha thứ.

Ngược lại, sự oán hận của cô còn lớn hơn cả mẹ mình. Cô nói rằng cô mới là người phải chịu oan ức, đây đều là sai lầm của mẹ. Mẹ cô tròn mắt kinh ngạc, không ngờ cả đời che chở và yêu thương, chăm lo cho con gái lại đổi lại những lời vong ơn bội nghĩa như thế này.

Sự đùm bọc của anh trai và người em chỉ biết ăn chơi hưởng thụ

Câu chuyện của Ngọc Mai khiến tôi nhớ đến Nam, một người họ hàng xa, cũng chẳng để tâm đến việc nhà hay ngó ngàng đến con cái. Suốt ngày anh ấy chỉ biết ăn chơi hưởng thụ và kết bạn kết bè. Nam cũng bị một người bạn không đáng tin cậy lừa đến mức suýt chút nữa phải lưu lạc đầu đường xó chợ. Cuối cùng nhờ anh trai chạy đôn chạy đáo vay mượn tiền mới giúp Nam giữ được căn nhà.

“Những em bé lớn xác” chưa trưởng thành về tâm hồn và trí tuệ

Nam và Ngọc Mai có khá nhiều điểm tương đồng. Họ đều không biết chịu trách nhiệm về những việc mình làm, đầu óc khá đơn giản, cả tâm hồn và trí huệ đều chưa trưởng thành.

Những người như thế này trong tâm lý học gọi là “Những em bé lớn xác”.

Đặc điểm chủ yếu của những em bé lớn xác là tuổi sinh lý đã đạt được tiêu chuẩn của  người trưởng thành, nhưng tâm hồn và trí tuệ lại chỉ như những đứa trẻ.

Nhân cách của những em bé lớn xác này rốt cuộc được hình thành như thế nào?

Kỳ thực chủ yếu bắt nguồn từ hai phương diện: Một là giáo dục gia đình, hai là môi trường xã hội.

Mẹ của Ngọc Mai là một phụ nữ khá cứng rắn. Nghe nói mọi chuyện trong nhà từ việc lớn đến việc nhỏ đều do bà quyết định. Con cái và chồng xưa nay chỉ đóng vai những người phục tùng vâng lệnh. Tức là mọi chuyện đều do mẹ cô nắm giữ. Ngay cả hai món nợ của Ngọc Mai cũng do mẹ cô chịu trách nhiệm bồi hoàn.

Còn anh trai của Nam thì vô cùng gia trưởng. Khi cha mẹ qua đời, Nam vẫn là một đứa trẻ. Mọi chuyện trong nhà đều do một mình anh trai quyết định. Ngay cả việc Nam lấy vợ như thế nào, làm công việc gì, thậm chí con cái Nam sẽ học trường nào, cũng đều phải nghe theo sự sắp đặt của anh trai. Anh trai thường không yên tâm về Nam và cho rằng em trai mình không biết cách giải quyết việc nhà. Vậy nên trước sau anh trai Nam vẫn không chịu buông tay, không để cho Nam có cơ hội tự mình lo liệu mọi chuyện.

Bao nhiêu năm qua, anh trai Nam đã dốc biết bao tâm sức hoạch định cuộc đời cho em trai mình, hết lòng lo lắng, vun vén cho Nam. Nhưng kết quả lại khiến lòng người băng giá. Anh ấy càng quản chặt thì Nam lại càng không có chí tiến thủ. Nam càng không có chí tiến thủ thì anh trai lại càng lo lắng. Lâu dần đã hình thành nên một vòng luẩn quẩn.

Trên thực tế, trong một mối quan hệ, những người được người khác “chăm sóc” đương nhiên dễ hình thành một lối tư duy dựa dẫm, ỷ lại. Ngược lại những người bao bọc quá phận sự lại cho rằng họ đang che mưa che gió, giúp người thân của mình giải quyết những phiền phức. Vậy nên những người được chăm sóc kỹ càng trên thực tế đều không thực sự trưởng thành. Nói cách khác là họ đã bị tước đoạt cơ hội trưởng thành.

Càng nắm chặt càng mất nhiều, hãy trao sự tôn trọng và tự do cho những người bạn yêu thương

Trong quá trình trưởng thành của những em bé lớn xác, hầu như không có ngoại lệ, bên cạnh họ đều có một người thân có cá tính khá mạnh mẽ và hết lòng yêu thương họ. Cả ngày họ được coi sóc và chăm chút và không được có ý kiến của riêng mình. Nên sự quan tâm quá mức của người thân lại trở thành sự khống chế, tình yêu lại trở thành sự tổn thương.

Kết quả là: Những bậc phụ huynh cứ dốc cạn tâm huyết của mình cho tới tận khi tóc bạc da mồi. Nhưng cuối cùng họ không thể nuôi dạy nên những người con hiếu thuận, thay vào đó lại tạo ra những kẻ vô ơn, bất tài vô dụng.

Thiếu cảm giác về sự giới hạn, thiếu ý thức tôn trọng, chính là vấn đề phổ biến tồn tại trong tình thân kiểu gia trưởng.

Những đứa trẻ trưởng thành trong hoàn cảnh này luôn được người thân che chắn, bảo vệ, chăm bẵm. Họ sẽ dần mất đi khả năng tự  phán đoán và sức chịu đựng rất mong manh. Họ không có cơ hội tự mình đối diện với cuộc sống và tiếp xúc trực tiếp với xã hội. Vậy nên họ không thể nhìn thấy những khiếm khuyết cần hoàn thiện và những kỹ năng cần học hỏi.

Tình yêu tốt nhất giữa những người thân kỳ thực là: Hãy buông tay cho họ tự do bay lượn bằng đôi cánh của chính mình

Quang có hai cô con gái song sinh 10 tuổi. Hai năm trước, cô bé nói rằng muốn nuôi thú cưng trong nhà. Khi nghe thấy đề nghị của cô con gái bé bỏng, Quang đề nghị hai cha con trước tiên hãy lên một kế hoạch nhận nuôi chúng, bao gồm: Tới nhà nào nhận nuôi thú cưng, đường đi như thế nào, thủ tục cần những gì. Hai bố con còn phân công những công việc sau đó như ai phụ trách vệ sinh, ai phụ trách cho chúng ăn uống… Sau này khi không có cha mẹ ở nhà hai cô bé đã tự mình đi nhận nuôi một chú cún nhỏ, tự mình ký tên và lăn vân tay.

Vài năm qua chú chó nhỏ này đều do 2 cô bé chăm sóc, mà không làm phiền gì tới cha mẹ. Hai cô bé tỏ ra rất có tinh thần trách nhiệm. Quang mỉm cười nói với tôi: “Tôi không hy vọng là bọn trẻ sẽ có thói quen hứng thú nhất thời, sau đó lại để lại hậu quả cho cha mẹ giải quyết”. Anh ấy mong rằng qua việc này sẽ gây dựng ý thức về tinh thần trách nhiệm cho con mình.

Mỗi người đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Kỳ thực, Quang luôn áp dụng cách này để giáo dục con trẻ, anh chỉ tham gia, cố gắng trao quyền tự chủ, chứ không bắt ép chúng.

Sự thực chứng minh rằng điều Quang làm rất đúng đắn. Điều này khiến hai cô bé trở nên ưu tú hơn, có kỷ luật hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi khác. Trong việc học hành hai cô bé cũng không cần cha mẹ phải đốc thúc mà rất tự giác. Chúng hiểu rõ rằng học là vì tương lai của chính bản thân mình, chứ không phải vì cha mẹ.

Quang thường nói: “Tình yêu tốt nhất giữa những người thân kỳ thực là hãy buông tay cho họ tự do bay lượn bằng chính đôi cánh của chính mình”.

Con cái có trở thành kẻ vô ơn hay không, quan trọng là ở những người làm cha mẹ

Khi kết hôn, mẹ chồng nói với chúng tôi rằng: “Các con đều đã trưởng thành rồi, chuyện của mình các con tự lo. Mẹ chỉ chúc phúc, chứ tuyệt đối không can thiệp.”

Sau này tôi và chồng quyết định mua nhà như thế nào, đổi công việc gì, tiêu tiền vào đâu, khi nào sinh con, cha mẹ chồng đều không hề can thiệp.

Mặc dù tôi thường hỏi ý kiến của các cụ, nhưng cha mẹ đều nói: “Con làm chủ, con cứ tự mình quyết định.”

Tôi không biết mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu như thế nào mới được coi là hòa hợp. Tôi chỉ biết rằng khi những người cô ruột của tôi tâm sự về mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu khó khăn và đau đầu như thế nào tôi chẳng nói được lời nào. Bởi lẽ tôi không hề có cảm giác đó.

Kỳ thực mẹ chồng rất yêu mến chúng tôi. Nhưng chính vì tình yêu của mình, cha mẹ mới lựa chọn cách thông minh và lý trí hơn. Đó chính là ủng hộ và tôn trọng quyết định của chúng tôi.

Vài năm nay, điều duy nhất mà tôi và chồng làm là báo đáp sự tôn trọng mà cha mẹ dành cho chúng tôi bằng tình yêu thương sâu sắc hơn. Trong mắt ông bà, chúng tôi chắc chắn là những người con trai và con dâu tốt nhất trên đời này. Cho nên, con cái có trở thành kẻ vô ơn hay không thì điều quan trọng là ở những người làm cha làm mẹ.

Dẫu là người bạn thương yêu nhất thì họ cũng có quyền tự quyết định cuộc sống của mình

Cách chung sống tốt nhất giữa con người với con người chính là: Cuộc sống của bạn tôi chỉ chúc phúc chứ không can thiệp, quyết định của bạn tôi chỉ tôn trọng chứ không ép buộc. Nếu bạn mong muốn tự lập tôi sẽ không hoa chân múa tay chỉ trỏ này nọ. Đây chính là cảm giác về giới hạn.

Trong những gia đình mà ít có cảm giác về giới hạn hợp lý, đa phần đều tồn tại những vấn đề nghiêm trọng như: cha mẹ con cái không hòa hợp, con cái chẳng thành tài. Còn trong những gia đình có thể buông tay một cách phù hợp, đa số cuộc sống đều rất hạnh phúc, hai thế hệ yêu thương và kính trọng lẫn nhau. Mối quan hệ giữa các thành viên vô cùng hòa hợp.

Suy nghĩ độc lập, tự do tín ngưỡng chính là một đôi cánh bay vào thế giới của chính mình

Một tác gia nổi tiếng từng nói: “Chúng tôi hy vọng có 2 di sản vĩnh viễn có thể truyền lại cho con cháu: Một là nguồn cội, hai là đôi cánh”.

Nguồn cội là gì? Nguồn cội chính là tinh thần và tín ngưỡng của một gia đình. Nhưng một người không độc lập về nhân cách sao có thể nhắc tới một tinh thần vĩ đại và một tín ngưỡng cao quý? Những đứa trẻ còn cần có một đôi cánh. Điều cần làm là để chúng học cách tự bay lượn bằng đôi cánh của chính mình. Các bậc phụ huynh đừng mãi làm chiếc ô bao bọc cho con cái mà tước đoạt quyền trưởng thành và tự do bay lượn của chúng.

Đối với người thân, vợ chồng, buông tay chính là buông tay mà thôi. Bởi lẽ không ai là tài sản của riêng ai cả, họ lại càng không phải là một phần của bạn. Điều bạn cần làm chính là ủng hộ người bạn đời của mình được là chính bản thân họ, được theo đuổi lý tưởng nhân sinh của mình.

Dẫu con đường phía trước đầy trông gai trắc trở, hay là hoa nở giữa trời xuân ấm áp thì mỗi người cũng đều cần tự bước đi trên chính đôi chân mình. Hãy tạo nên một con đường tràn ngập ánh sáng rạng rỡ vạn dặm của chính mình.

Trên đời này, tình mẹ tốt nhất chính là sự rút lui một cách phù hợp. Tình thân vĩ đại nhất là biết buông tay đúng lúc. Tình yêu chân chính kỳ thực lại là bớt yêu đi một chút: Cho phép, ủng hộ, tôn trọng người bạn đời của mình nhiều hơn. Hãy để họ được là chính mình, sống thực với những gì mình mong muốn. Đó mới là lời chúc phúc tốt đẹp nhất.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những triết lý sống đáng suy ngẫm của Mahatma Gandhi



Mahatma Gandhi là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Dưới đây là những triết lý sống hay của ông…


1. Kẻ yếu không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của kẻ mạnh.2. Đừng chỉ muốn thế giới phải thay đổi. Hãy là sự thay đổi mà bạn muốn tạo ra cho thế giới.
3. Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là hy sinh mình vì lợi ích của người khác.
4. Không ai có thể làm tôi tổn thương, trừ phi tôi cho phép điều đó.
5. Một gram hành động vẫn hơn một tấn giáo điều.
6. Quá tin tưởng vào tài trí của chính mình là một việc không hề khôn ngoan.
7. Mỗi người đều phải tìm thấy sự yên bình từ bên trong bản thân mình. Và sự bình yên thật sự không thể bị bên ngoài tác động.
8. Hạnh phúc là khi điều bạn nghĩ, điều bạn nói, và điều bạn làm hài hòa với nhau.
9. Thừa nhận sai lầm giống như cây chổi quét đi bùn đất khiến cho bề mặt sáng sủa và sạch sẽ hơn.
10. Đừng đánh mất niềm tin vào nhân loại. Nhân loại là cả một đại dương – đại dương rộng lớn không dễ bị nhiễm bẩn chỉ vì vài giọt nước trong đó bị ô nhiễm.
11. Sức mạnh không đến từ thể chất. Nó đến từ ý chí bất khuất.
12. Thử thách của tình bạn là sự trợ giúp lẫn nhau trong nghịch cảnh, và hơn thế, trợ giúp vô điều kiện.
13. Ăn miếng trả miếng chỉ khiến cả thế giới mù thôi.
14. Không cần phải đốt sách để phá hủy một nền văn hóa. Chỉ cần buộc người ta ngừng đọc mà thôi.
15. Lời ‘Không’ thốt lên từ sự tin tưởng sâu sắc nhất vẫn tốt hơn lời ‘Có’ thốt lên chỉ để làm hài lòng, hay tồi tệ hơn, để lảng tránh rắc rối.
S.T

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tại sao Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Nguyễn Hồng Lâm lại t/ử vong trong ...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chân học & Hư học


Phạm Việt Hưng 

Chân học là một nền học vấn cung cấp cho học trò những kiến thức thiết thực để làm người và hành nghề phục vụ xã hội. Ngược lại, hư học là một nền học vấn sính chuộng hình thức và hư văn – những thứ chữ nghĩa có cái vỏ hào nhoáng, "hàn lâm", "bác học", nhưng thực chất rỗng tuếch, vô bổ, thậm chí làm rối loạn nhận thức của học trò.


Trong cùng một nền học vấn, có thể có phần chân học, có phần hư học. Chẳng hạn, trong Nho giáo có chân nho và hủ nho. Trong giáo dục toán học cũng có "chân toán" và "hủ toán".
Một trong những thí dụ tiêu biểu của chân toán là việc biến Cái Không trừu tượng của triết học cổ Ấn Độ thành Sunya, tức số 0 phổ dụng ngày nay.

Phần 1: Sunya, Cái Không của người Ấn cổ


Sunya, hay Sunyata, là một từ cổ Ấn Độ, có nghĩa là Zero, tức số 0. Trong dãy chữ số thập phân, 0 và 1 đứng cạnh nhau, nhưng từ 1 đến 0 lại là cả một hành trình vĩ đại của tư duy.Denis GuedjThật vậy, sau số 1 phải đợi một thời gian dài đằng đẵng hơn 15 thiên niên kỷ số 0 mới có thể ra đời tại Ấn Độ! "Cơn đau đẻ vật vã" này là kết quả của sự "hôn phối" giữa bà mẹ toán học với ông cha triết học – những tư tưởng thâm thuý sâu xa, trừu tượng và cao siêu của Cái Không (The Nothingness) mà trong quá khứ dường như chỉ xứ Ấn Độ mới có. Cái Không ấy đã được Denis Guedj, giáo sư lịch sử khoa học tại Đại học Paris, diễn đạt tóm tắt trong cuốn "Số – Ngôn ngữ phổ quát"[1] bằng ngôn ngữ hiện đại như sau: "Số 0 là cái chẳng có gì nhưng lại làm nên mọi thứ".

Nhưng tưởng cần phải hỏi tại sao một Sunya vốn cao siêu trừu tượng như thế mà ngày nay lại trở nên đơn giản, thông dụng và quen thuộc với mọi người như thế ? Công lao phổ cập cái cao siêu trừu tượng này thuộc về ai, nếu không thuộc về các nhà giáo dục thông thái hàng ngàn năm qua đã chú tâm truyền bá ý nghĩa cụ thể và ứng dụng của nó, thay vì thổi phồng ý nghĩa triết học cao siêu để làm khổ học trò?
Vì thế, lịch sử của Sunya rất đáng được chú ý nghiên cứu học hỏi, để từ đó rút ra những bài học bổ ích nhằm suy tôn tinh thần hiện thực và cụ thể trong giảng dạy toán học ở trường phổ thông.

1* Hành trình của Sunya:

Ba con số tạo nên nền tảng của  hệ thống số là số 0, số 1, và số vô cùng (∞). Việc tìm hiểu sự hình thành một hệ thống số phải bắt đầu từ 1, vì 1 là khởi thuỷ của mọi con số.
Dấu hiệu cổ xưa nhất về các con số trong những nền văn minh đầu tiên của loài người mà hiện nay khoa khảo cổ học đã nắm được trong tay là những vạch đếm được khắc trên sừng hươu thuộc kỷ Paleolithic, thuộc niên đại khoảng 15000 năm trước C.N. Di tích này có 2 ý nghĩa: Một, nó cho biết tuổi của toán học; Hai, nó khẳng định toán học ra đời từ nhu cầu đếm. Việc đếm hiển nhiên phải bắt đầu từ 1. Vì thế, 1 từng được Pythagoras coi là biểu tượng của Thượng Đế – cái bắt đầu của mọi sự. Về mặt triết học, 1 có nghĩa là tồn tại, hiện hữu. 1 còn có ý nghĩa là đơn vị, nhiều đơn vị gộp lại thành số nhiều. Nếu số nhiều này là hữu hạn thì nó được gọi là arithmos. Việc nghiên cứu arithmos được gọi là arithmetics, tức số học. Điều đáng kinh ngạc là trải qua một thời gian dài dằng dặc mười mấy ngàn năm kể từ xã hội nguyên thuỷ thuộc kỷ Paleolithic đến các thời kỳ văn hoá cổ đại rực rỡ nhất như văn hoá Hy-La, văn hoá Hebrew (Do-thái), văn hoá cổ Trung Hoa, mặc dù số học đã phát triển tới trình độ rất cao, rất phức tạp nhưng vẫn chưa thể nào sản sinh ra số 0! Thật vậy, trong các chữ số của người Trung Hoa gồm nhất (1), nhị (2), tam (3), tứ (4), ngũ (5), lục (6), thất (7), bát (8), cửu (9), thập (10), bách (100), thiên (1000), hoặc của người La Mã gồm  I (1), V (5),  X (10),  L (50),  C (100),  D (500),  M (1000 hoặc 1000000), hoặc của người Do Thái gồm aleph (1), beth (2), gimel (3),... hoặc của người Hy Lạp gồm alpha (α = 1), beta (β = 2), gamma (γ = 3),... tất cả đều vắng bóng số 0!
Xem thế đủ biết việc sáng tạo ra số 0 khó khăn đến nhường nào, và không có gì để ngạc nhiên khi các nhà nghiên cứu lịch sử khoa học đều nhất trí đánh giá rằng việc phát minh ra số 0 là một trong những cột mốc vĩ đại nhất trong lịch sử nhận thức.
Thật vậy, để sáng tạo ra số 0, toán học chưa đủ, mà cần đến một tư tưởng hoàn toàn mới lạ. Tư tưởng ấy đã được nhen nhóm và chín mùi tại Ấn Độ cổ – cái nôi của Phật giáo. Cần biết rằng suốt trong giai đoạn các nền văn hoá lớn quanh Địa Trung Hải như Hy Lạp, La Mã, Do Thái, và nền văn hoá cổ Trung Hoa thời Tần, Hán, Tấn, lần lượt thay nhau đạt tới độ cực thịnh thì Phật giáo đã trưởng thành từ vài trăm tới ngót một ngàn tuổi – một thời gian đủ để các tư tưởng tinh vi của nó thấm đượm vào đầu óc các bậc hiền triết, tu sĩ, học giả, nghệ sĩ, những người đã đóng góp lớn lao vào việc tạo dựng nên nền văn hoá trác việt của Ấn Độ cổ đại. Một trong những tư tưởng trác việt đó là Cái Không, một khái niệm kỳ lạ đồng nhất cái không có gì với toàn thể vũ trụ mà trên thế giới từ cổ chí kim duy nhất chỉ có Phật giáo mới nói đến.
Ngay từ những năm khoảng từ 300 đến 200 trước C.N. người Ấn Độ đã có một hệ thống á thập phân (gần thập phân) gồm chín ký hiệu cho các số từ 1 đến 9, và các danh từ dành cho các "bội của mười". Cụ thể "mười" được gọi là "dasan", "một trăm" được gọi là "sata", v.v... Chẳng hạn để thể hiện số 135 như ngày nay ta viết, người Ấn Độ cổ viết là "1 sata, 3 dasan, 5", hoặc để thể hiện 105, họ viết "1 sata,5", v.v... Phải đợi mãi đến khoảng năm 600 sau C.N., người Hindu mới tìm ra cách xoá bỏ các danh từ trong khi viết số nhờ vào việc phát minh ra ký hiệu của số 0. Với ký hiệu này, "1 sata, 5" sẽ được viết là 105 như ngày nay.Vào khoảng những năm 700, người Ả-rập đã học số học của người Hindu.
Vào khoảng những năm 800, một nhà toán học Ba Tư đã trình bầy số học với hệ thập phân của người Ấn Độ trong một cuốn sách bằng tiếng Ả-rập. Khoảng 300 năm sau cuốn sách này được dịch ra tiếng La-tinh. Từ đó hệ thống số Ấn-Ả-rập xâm nhập vào Châu Âu, rồi từ Châu Âu được truyền bá ra khắp thế giới như ngày nay. Thực ra người Babylon cổ đại là người đầu tiên tìm ra số 0. Người Maya ở Châu Mỹ cũng đã tìm thấy số 0 vào thế kỷ 1, tức là trước người Ấn Độ khoảng 500 năm. Nhưng số 0 của người Babylon và người Maya không có đầy đủ ý nghĩa và chức năng như số 0 của người Ấn Độ mà ngày nay ta dùng. Phải đợi đến số 0 của người Ấn Độ thì hệ thống số mới thực sự đạt tới một bước ngoặt lịch sử trong khoa học và trong nhận thức nói chung bởi công dụng vô cùng tiện lợi và ý nghĩa triết học sâu xa của nó.


2* Ý nghĩa triết học của Sunya:




Theo Guedj, số 0 khác hẳn với các số khác về mặt khái niệm ở chỗ nó không gắn liền với đồ vật hoặc đối tượng cụ thể nào cả. Việc đưa số 0 vào trong hệ thống số là sự trừu xuất các số ra khỏi đối tượng cụ thể. Thực ra số 0 ra đời ở Ấn Độ sớm hơn một chút: nó đã xuất hiện trên các bản thảo ở thế kỷ 5 sau C.N. Ký hiệu đầu tiên của người Ấn Độ đối với số 0 là một vòng tròn nhỏ gọi là Sunya, theo tiếng Sanskrit (tiếng Ấn cổ) nghĩa là "cái trống rỗng" hoặc "cái trống không" (emptyness). Dịch ra tiếng Ả Rập  là sifr, ra tiếng La-tinh là zephirum rồi thành zephiro, và cuối cùng thành zero như ngày nay.Guedj viết tiếp: "Với sự sáng tạo ra số 0, khái niệm không có gì trở thành khái niệm tồn tại. Đây là sự gặp gỡ giữa hai hình thức của cái không, đó là sự trống rỗng về mặt không gian và sự phi tồn tại về mặt triết học, và điều này đã tạo ra một biến đổi căn bản về trạng thái ý nghĩa các con số. Khái niệm chẳng có gì đã biến thành khái niệm có cái không... Sự chuyển tiếp từ trạng thái không có đến trạng thái có zero, từ một số zero như một vị trí bị bỏ trống đến một số zero như một số lượng có thật, điều này đã tạo ra một bước chuyển biến căn bản trong lịch sử nhận thức".



Đó là "lần đầu tiên, khái niệm trừu tượng của Cái Không đã được trình bầy bằng một ký hiệu cụ thể sờ thấy", như Simon Singh đã mô tả trong cuốn "Định lý cuối cùng của Fermat".
Tính chất "cụ thể sờ thấy" ấy cũng được Georges Ifrah trình bầy rõ trong cuốn "Từ 1 đến 0: Lịch sử phổ quát của số" như sau: "Số 0 của người Ấn Độ dùng để diễn tả sự trống không hoặc sự không hiện diện, nhưng đồng thời diễn tả không gian, vòm trời, bầu trời các thiên thể, bầu khí quyển, cũng như để diễn tả cái chẳng có gì, một số lượng không thể đếm được, một phần tử không  thể diễn tả cụ thể được".
Như vậy việc sáng tạo ra số 0 thực chất là lấy hình để diễn tả cái siêu hình (lấy vòng tròn Sunya diễn tả cái không có gì, cái trống rỗng). Nói cách khác, cái siêu hình đã được cụ thể hoá bởi hình (cái không có gì được cụ thể hoá bằng vòm trời, vũ trụ), ngược lại hình chỉ là biểu lộ của cái không có gì mà thôi. Đây chính là tư tưởng "sắc sắc không không" của Phật giáo, trong đó Cái Không vừa là cái trống rỗng vừa là toàn bộ vũ trụ. Tư tưởng này rất khó hiểu đối với ngay cả người lớn, nếu không nghiên cứu học hỏi các lý thuyết Phật giáo một cách nghiêm túc, chứ đừng nói đến trẻ em.

3* Bài học về giáo dục từ Sunya:



Sẽ không có nền văn minh hiện đại, không có computer, … nếu không có Sunya.
Bài học lớn nhất từ Sunya là bài học về giáo dục: Những nhà giáo dục chân chính là những người biết biến cái phức tạp thành đơn giản, biến cái cao siêu trừu tượng thành cái phổ dụng, mang lại lợi ích thiết thực cho mọi người. Đó chính là nền chân học, hoàn toàn trái ngược với nền giáo dục hủ nho hoặc nền giáo dục sính chuộng hư văn mà "Chủ nghĩa Frege mới" (neo-Fregeanism) là một thí dụ điển hình. Chủ nghĩa này là gì?

Phần 2: "Chủ nghĩa Frege mới"



Nếu lịch sử về Sunya là thí dụ điển hình của một nền chân học mang lại kiến thức bổ ích cho con người thì ngược lại, "chủ nghĩa Frege mới" (neo-Fregeanism) là thí dụ điển hình của một nền hư học chuộng hình thức, sính chữ nghĩa sáo rỗng, xa rời cuộc sống, không mang lại kiến thức bổ ích và làm rối trí học trò.
Thông thường cái gì đã bị chứng minh là SAI thì sẽ mất hết uy tín. Nhưng lịch sử giáo dục thế kỷ 20 chứng kiến một "ngoại lệ kỳ quái": tư tưởng hình thức của Gottlob Frege đã bị chứng minh là SAI, vậy mà nó vẫn được một số nhà toán học và giáo dục ra sức bắt chước, tạo nên cái gọi là Chủ nghĩa Frege mới. Đỉnh cao của chủ nghĩa này là trào lưu "Toán học mới" (THM) ở Tây phương những năm 1960-1970 mà "di căn" của nó đến nay vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt.

   1* Từ Frege đến THM:

Đầu thế kỷ 20, giống như nhiều nhà toán học "mơ mộng" khác, Frege khao khát tìm ra một thứ Số học "sạch sẽ", "không vương chút bụi trần", ngõ hầu vươn tới một hệ thống Số học chính xác tuyệt đối. Ước mơ ấy giúp ông viết nên tác phẩm đồ sộ "Cơ sở Số học" với nền tảng là những định nghĩa về số: Số 2 là cái đặc trưng cho tất cả các "cặp đôi" (pair) – tập hợp chứa 2 phần tử; số 3 là cái đặc trưng cho tất cả các "bộ ba" (triple) – tập hợp chứa 3 phần tử; v.v.
Ngay trong định nghĩa này, Frege đã rơi vào một cái vòng luẩn quẩn: ông muốn "giải thoát" số ra khỏi ý nghĩa số lượng, nhưng định nghĩa của ông vẫn dựa vào số lượng phần tử trong tập hợp – Frege muốn bay lên trời nhưng chân vẫn bị trói chặt trên mặt đất!
Bất chấp sai lầm "ngây thơ" đó, "vẻ đẹp bác học" của hệ thống ký hiệu và suy diễn logic hình thức của Frege vẫn làm cho thiên hạ bị choáng ngợp. Họ coi phương pháp của Frege như mẫu mực của toán học hiện đại. Ngay cả Bertrand Russell – người chỉ ra chỗ sai trong nền tảng lý thuyết của Frege[2] – vẫn tin rằng con đường Frege đang đi là đúng, do đó chỉ cần điều chỉnh một chút là sẽ tới "thiên đường toán học"!
Phải chờ mãi đến năm 1931, khi Kurt Godel công bố "Định lý bất toàn" (Theorem of Incompleteness) thì những người khôn ngoan nhất như John von Newman mới đau xót nhận ra rằng không bao giờ có cái "thiên đường" ấy. Nhưng dường như đa số vẫn muốn "tẩy chay" Định lý Godel, hoặc không hiểu hết ý nghĩa của định lý đó, do đó tư tưởng hình thức của Frege vẫn tiếp tục sống, mặc dù chính Frege đã từ bỏ nó. Bằng chứng là đã ra đời nhóm Bourbaki với những công trình vĩ đại nhằm "xét lại" (viết lại) toàn bộ toán học trên cái nền của lý thuyết tập hợp, tức là làm sống lại tư tưởng hình thức mà David Hilbert, Gottlob Frege, Bertrand Russell, … đã xới lên từ đầu thế kỷ 20.
Trớ trêu thay, Bourbaki ra đời ở Pháp – quê hương của Henri Poincaré, nhà toán học vĩ đại từng quyết liệt chống đối chủ nghĩa logic hình thức! Nếu Poincaré sống thêm vài chục năm nữa, chắc hẳn ông sẽ ủng hộ Định lý Godel để chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa hình thức ở Pháp, không để cho THM cùng những thứ hư văn của nó "đổ bộ" vào trường phổ thông rồi gây nên những thảm hoạ giáo dục như ta đã thấy.

2* Thảm hoạ của THM:



Một "cựu nạn nhân" của THM là nhà vật lý nổi tiếng Phạm Xuân Yêm, giám đốc nghiên cứu tại CNRS (Trung tâm quốc gia về nghiên cứu khoa học của Pháp), giáo sư Đại học Pierre và Marie Curie tại Paris. Trong một thư gửi cho tôi, GS Yêm viết:
"Vụ Bourbaki ở Pháp những năm 1960 tôi là nạn nhân chứng kiến. Khi ấy, 1958, tôi học năm cuối cử nhân toán với Gustave Choquet, Claude Chevalley, Henri Cartan, toàn những đỉnh cao của Pháp. Nhưng các vị ấy mang vào lớp cử nhân này lần đầu như một thử nghiệm trường phái Bourbaki, cả giờ ông Choquet chỉ nói và không viết một dòng trên bảng! Chính vì thế mà tôi bỏ toán ra làm vật lý lý thuyết. Đã thế về sau họ còn mang théorie des ensembles (lý thuyết tập hợp) vào trung học làm khủng hoảng môn toán trung học một thời gian, may mà họ sửa chữa lại sau này".
Theo tài liệu do GS Yêm cung cấp, từ 1967 đến 1972, dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban cải cách giáo dục toán học, đứng đầu là Lichnerowicz, cái gọi là "toán hiện đại" đã được đưa vào trường phổ thông. Khẩu hiệu của THM là "Đả đảo Euclide!" (À bas Euclide!)[3], có nghĩa là vứt bỏ hết mọi cái cũ truyền thống để thay thế bằng "toán hiện đại": dạy toán học hình thức dựa trên lý thuyết tiên đề (các cấu trúc đại số, các không gian vector, lý thuyết tập hợp…). Từ năm 1971 đến 1977, ngôn ngữ tập hợp và cấu trúc đại số được dạy ngay từ trung học và giới thiệu ngay từ tiểu học.
Kết quả là "việc nhấn mạnh đến các môn học khó hiểu như Lý thuyết tập hợp tỏ ra phản tác dụng … Chương trình quá chú trọng tới toán học ở trình độ cao này dẫn tới sự trả giá là mất kiến thức cơ bản", đó là nhận định của Bách khoa toàn thư Americana[4].
Nhưng tại sao một cơ quan quan trọng như Uỷ ban Lichnerowicz, với rất nhiều giáo sư, tiến sĩ, lại dấn thân vào một cuộc "phiêu lưu" vô ích đến như vậy?
Câu trả lời thiết tưởng đã quá rõ:
Vào giữa thế kỷ 20, ảnh hưởng của chủ nghĩa hình thức vẫn còn quá lớn. Lúc ấy cái bóng của Bourbaki che lấp cái bóng của Godel. Nếu thấm nhuần Định lý Godel, có thể Uỷ ban Lichnerowicz sẽ không phiêu lưu, vì họ sẽ ý thức được rằng nhận thức có giới hạn. Nhưng vào thời điểm đó, số người biết Godel, hiểu Godel và đánh giá đúng tầm vóc của Định lý Godel dường như còn quá ít, chưa đủ tạo nên một lực hãm đủ mạnh đối với khát vọng vô chừng vô độ của chủ nghĩa hình thức.
Hơn thế nữa, Uỷ ban cải cách giáo dục phổ thông của Lichnerowicz lại chẳng hiểu gì về mục tiêu của giáo dục phổ thông.

3* Mục tiêu giáo dục phổ thông:



Giáo dục phổ thông, bản thân tên gọi của nó, đã cho thấy kiến thức ở trường phổ thông phải là kiến thức dành cho mọi người. Vậy câu hỏi đặt ra là cái gì cần thiết cho mọi người? Cái gì chỉ cần cho một số ít người?
Hơn ai hết, các nhà giáo dục cần phải trả lời rõ ràng và dứt khoát những câu hỏi đó trước khi đặt bút viết sách giáo khoa!
Câu chuyện sau đây có thể có ích trong việc tìm câu trả lời:
Một tạp chí điện ảnh ở Mỹ phỏng vấn Cameron Diaz, nữ diễn viên xinh đẹp trong cuốn phim nổi tiếng The Mask. Cuối buổi phỏng vấn, phóng viên đặt câu hỏi:
- Cô còn muốn nói gì với độc giả nữa không?
- Tôi muốn biết "thực ra công thức E = mc2 có ý nghĩa gì?", Diaz trả lời.
Thế là cả hai cùng phá lên cười. Cuộc phỏng vấn kết thúc[5].
Nghe chuyện này, có người cho rằng Einstein quá vĩ đại, vì một người như Diaz cũng phải bận tâm tới công thức của ông. Nhưng nếu để ý Diaz hỏi mà không cần nghe trả lời thì có thể nghĩ Diaz chỉ mượn công thức của Einstein để gợi ý với chúng ta một điều gì đó. Mỗi người có thể hiểu ý của cô theo cách riêng. Riêng tôi, tôi nghĩ cô muốn nói với giới "celebrities" (người nổi tiếng) rằng Cái Đẹp chân chính không cần phải trang điểm bằng những thứ loè loẹt phù phiếm (E = mc2 là một thứ phù phiếm đối với giới nghệ sĩ điện ảnh).
Chủ nghĩa Frege mới – thói chuộng logic và tập hợp ở trường phổ thông – cũng chỉ là một thứ trang điểm loè loẹt mà thôi.

4* Thay lời kết:

Ngay từ đầu thế kỷ 20, Henri Poincaré đã tuyên chiến với Chủ nghĩa hình thức. Ông nói: "Nhà toán học thuần tuý dường như lãng quên sự tồn tại của thế giới bên ngoài, giống như một hoạ sĩ biết cách kết hợp hài hoà màu sắc và hình dạng nhưng lại bị tước đi vật mẫu – điều đã làm cho sức sáng tạo của anh ta bị khô héo đi một cách nhanh chóng".
Albert Einstein cũng ghét loại toán học đó đến mức phải tuyên bố: "Tôi không tin vào toán học".
Tại sao những người thông minh lại ghét thứ toán học ấy đến thế?
Đơn giản vì nó sáo rỗng, không đếm xỉa đến thực tiễn!


Tư tưởng toán học đề cao logic đến mức không đếm xỉa đến thực tiễn đã manh nha từ lâu. Đặc biệt, sự ra đời của Hình học phi-Euclid đã khuyến khích ý nghĩ cho rằng bằng con đường suy diễn logic thuần tuý, toán học có thể khám phá ra những chân lý tuyệt đối[6]. Tư tưởng này lên tới tột đỉnh vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 để từ đó hình thành nên một chủ nghĩa, một đường lối, một chương trình vĩ đại nghiên cứu toán học: đó là chủ nghĩa hình thức, mà linh hồn của nó nằm trong tuyên ngôn của Bertrand Russell: "Toán học là một khoa học mà trong đó người ta không bao giờ biết là người ta đang nói về cái gì, miễn là cái điều người ta nói là đúng"[7].
Chẳng hạn, 2 + 3 = 5 là đúng, không cần biết 2, 3, 5 đang nói về cái gì. Khi đó phép cộng không phải là "thêm vào", mà là một "ánh xạ"… Đó chính là những gì nền giáo dục đang nhồi vào đầu trẻ em, xuất phát từ tư tưởng "xa rời thực tế mới là điểm mạnh của toán học"[8], như một giáo sư có ảnh hưởng lớn trong ngành giáo dục hiện nay từng tuyên bố.
Có nghĩa là với những nhà giáo dục này, có một thứ toán học "thiêng liêng" đứng trên và đứng ngoài xã hội, bởi vì xã hội không thể không biết những con số của mình đang nói về cái gì, về USD hay VND, về m hay inch, về nhiệt độ C hay nhiệt độ K, về newton hay coulomb, v.v.
Được biết, có lần một tên lửa vũ trụ của NASA đã nổ tung trên quỹ đạo chỉ vì một lỗi rất "tầm thường": các chương trình điều khiển do các bộ phận khác nhau viết ra đã không sử dụng một hệ đơn vị đo lường thống nhất[9]!
Không biết các nhân viên của NASA có cho rằng "xa rời thực tế mới là điểm mạnh của toán học" hay không? Nhưng chắc chắn quan điểm đó sẽ làm hỏng nền giáo dục toán học ở trường phổ thông!

Ngày 17/09/2011
 
[1] Numbers - The Universal Language, Denis Guedj,  Thames and Hudson Ltd, London 1998.
[2] Xem "Lời sám hối của một nhà toán học hình thức" của Phạm Việt Hưng trên Khoa học & Tổ quốc Tháng 05/2009, hoặc trên trang mạnghttp://vietsciences.free.fr/  và http://viethungpham.wordpress.com/
[3] Khẩu hiệu này xuất phát từ cửa miệng của Jean Dieudonné, một trong những thành viên sáng lập của nhóm Bourbaki. Mặc dù không tham gia vào giáo dục phổ thông, nhưng sau này Dieudonné thừa nhận việc Bourbaki-hoá trường phổ thông là một sai lầm tệ hại.
[4] Encyclopedia Americana, 1999, mục từ "New Mathematics".
[5] Xem "A Biography of the World’s Most Famous Equation E = mc2", David Bodanis, MacMillan, London, 2000.
[6] Hình học phi-Euclid ra đời từ giữa thế kỷ 19, nhưng mãi đến năm 1916 mới tìm thấy bằng chứng thực tiễn là không gian vật lý trong Thuyết tương đối tổng quát của Einstein.
[7] Xem "Pour la Science", số chuyên đề về Henri Poincaré, trang 21.
[8] Xem bài "Môn Toán ở trường phổ thông" của Lê Hải Châu, tạp chí Tia Sáng Tháng 04/2002.
[9] Thông tin do một chuyên gia lập trình thuộc Công ty ResMed ở Sydney, Australia, cung cấp.
©  http://vietsciences.org và http://vietsciences.free.frPhạm Việt Hưng


Phần nhận xét hiển thị trên trang