Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

Đó là sự bôi bác và thóa mạ đối với Quang Trung, có gì mà khó hiểu?


Hình vẽ vua Quang Trung từ tư liệu của Trung Quốc - Ảnh: Trần Quang Đức công bố


ĐIỀU GÌ ẨN ĐẰNG SAU VIỆC CÔNG BỐ 
CHÂN DUNG VUA QUANG TRUNG?

Trên tờ Tuổi trẻ online số ra ngày cuối năm 2017, công bố một di ảnh mà một số học giả cho rằng đó là chân dung thật của vua Quang Trung. Tôi không phải là người hiểu biết nhiều về sử học nước nhà, chỉ là người yêu quý truyền thống lịch sử chống ngoại xâm của cha ông, trong đó hình ảnh vua Quang Trung là tượng đài sừng sửng trong tâm trí tôi, nên khi nhìn thấy “bức chân dung thật” của vua Quang Trung đăng kèm bài viết trên Tuổi trẻ online tôi không khỏi ngỡ ngàng, tiếp đến là bất bình. 


Tôi ngỡ ngàng và bất bình, bởi các lẽ sau:

1. Tôi không tin bức ảnh được công bố là di ảnh thật của vua Quang Trung, bởi lẽ không ai có thể phủ định được Quang Trung - Nguyễn Huệ là một danh tướng, thậm chí là danh tướng bậc nhất trong lịch sử, lại có gương mặt thỏn, cằm lẹm, mũi khoằm, mắt thiếu thần khí, chân mày mỏng, vai xuôi… của một kẻ tiểu nhân, khác xa tướng diện và dung mạo của bậc đế vương, quân tử.

2. Nguồn tư liệu mà các “học giả” được nêu tên thu thập lại từ bảo tàng Trung Quốc và mới được cung cấp gần đây. Bằng cách nào để tin phiên bản bức tranh chân dung đó là chân dung thật của vua Quang Trung mà không phải là một sản phẩm ngụy tạo có chủ ý? Tại sao hằng bao thập niên qua, giới nghiên cứu sử học nước nhà không tìm ra mà bây giờ mới được nước bạn cung cấp? Bức họa đó được cho là của họa sĩ cung đình Trung Hoa trực họa ông vua nước Nam để tặng lại vua nước Nam, sao lại nằm ở bảo tàng Trung Quốc? Liệu có phải họa sĩ Trung Hoa vẽ chân dung vua nước Nam giống như lối họa sĩ kháng chiến vẽ tranh biếm họa lính Mỹ trong chiến tranh không?

3. Một vấn đề quan trọng về một nhân vật lịch sử, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một danh tướng chống Tàu lừng danh, lại được công bố một cách đơn giản, kết luận vội vàng, không thể hiện được phương pháp nghiên cứu, không nghe nói đến một hội đồng khoa học lịch sử thẩm định và phản biện… là một điều khó hiểu của công tác nghiên cứu sử học.

Từ suy nghĩ trên, tôi bất giác nghĩ đến việc phải chăng có sự xuất hiện của một ông Bùi Hiền trong lĩnh vực nghiên cứu sử học nước nhà?

Đây là vấn đề nghiêm túc, vượt ra khả năng của thảo dân tôi nhưng nằm trong trách nhiệm của các nhà nghiên cứu sử học, các nhà quản lý văn hóa…

Liên Thành
 Hai ảnh trên: Chân dung vua Quang Trung (từ trước tới nay)
- Chân dung vua Quang Trung (bức họa Trung Hoa).

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

Jackie Evancho - Silent Night

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Abba - Happy New Year

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài thơ năm mới của bạn tôi



Chào 2018

Trộm anh một chút nắng xuân
Những cái khác, chẳng có phần của tôi.
Anh yên mà vét lộc đời
Anh yên mà phán những lời thánh nhân.
Trời cao, đâu có ở gần!

Ngày cuối năm 2017
TMĐ

Ghi chú của chủ trang: Bài thơ này dường như tác giả muốn gửi tặng những Anh, những người mà văn cổ diễn đạt "ngoài đường thì ngựa ngựa xe xe, về nhà thì vênh vênh váo váo, miệng tuôn những lời hay ý đẹp như ông Cao ông Quỳ, nhưng nhai xé thịt người ngọt xớt như đường".

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sao Việt “đá xéo” nhau bằng âm nhạc: Nên bớt trò nhảm!



>> Vũ đi liệu Vũ có về?
>> Phan Văn Anh Vũ bị câu lưu ở Singapore?
>> Nợ thuế hơn 27 nghìn tỷ: Hàng loạt đại gia, DN được xóa nợ?
>> Làm gì nếu không muốn ‘lượm xác’ doanh nghiệp Việt?


MINH THI 


























LĐO - Một khi đã “đáp trả” nhau, đá xoáy hay châm chích đối thủ hoặc người mình không ưa trong sản phẩm mới ra lò, sao Việt đã biến thị trường âm nhạc thành “cái chợ”.

Chuyện cá nhân thành... ca khúc

Trong chương trình “Sao đại chiến” rầm rộ gần đây, Miu Lê “chế” lời bài hát đả kích Dương Cầm vì nhạc sĩ này có những nhận xét thẳng thừng về giọng hát của cô là “không đủ trình độ làm ca sĩ”. Đáp trả, Miu Lê từng cho rằng cô không biết Dương Cầm là ai, và khi tìm trên google thì chỉ thấy toàn… piano. Thế nên, trong 1 phần trình diễn của mình, Miu Lê đọc rap "Em chưa 18": “Em năm nay 18, nhưng em không thích chơi dương cầm, nhưng mà anh nào đọc rap em sẽ đổ cái rầm”.

Rồi màn biểu diễn của Miu Lê cũng kết lại với hình ảnh chiếc dương cầm bị gạch chéo. Cách đọc rap “đá xéo”này làm mọi người bật cười, kể cả Dương Cầm, nhưng cuối cùng, Miu Lê xin rút lui khỏi chương trình vì không vượt qua được cảm giác bị chê rát mặt.

Dù thế nào chăng nữa, Dương Cầm vẫn khẳng định không thay đổi phát ngôn gây tranh cãi suốt những ngày qua. Anh chỉ đánh giá cao Miu Lê ở góc độ diễn viên, còn với danh xưng ca sĩ thì không.

Sau Miu Lê, một cái tên “tạo bọt sóng” trong giới là Chi Pu. Dù bị nhiều ca sĩ cho rằng hãy rút lui, thôi làm ca sĩ, song diễn viên xinh đẹp này vẫn chi bộn tiền ra MV đều đều. Chi Pu tự nhận mình là "Miss Showbiz" trong MV vừa ra mắt “Talk to me” (Có nên dừng lại), với hình ảnh con gà quấn ngang dải băng hoa hậu. Chi Pu tuổi gà, có thể là sự dấn thân của cô vào làng giải trí cũng giống như chú gà “dũng mãnh” nọ.

Khi vừa ra MV “Ngày hôm qua”, cô từng bị gắn mác với hình ảnh con gà gáy ò ó o ò vì…hát dở. Trêu ngươi thiên hạ, cô còn ra tiếp MV “Em sai rồi anh xin lỗi em đi” với ca từ như nói, hay đưa ra tuyên ngôn "Từ hôm nay hãy gọi tôi là hoa hậu", khiến người ta không hiểu cô là ca sĩ hay tự nhận là hoa hậu lấn sân ca hát, đừng chấp!

Tuy nhiên, dù trò bát nháo và bắng nhắng này gây chú ý, thì những ca khúc của cô càng gây tranh cãi lại càng… chẳng ai nhớ đến, ngoài giọng hát… trớ trêu.

Nói về độ “gan” và độ “lì” thì ngoài Miu Lê và Chi Pu thích trêu chọc làng giải trí, còn có một nhân vật nổi tiếng, nhưng vì vi phạm bản quyền nên đành… đặt nhạc sĩ viết lời riêng, tạo nên hiện tượng “Em thì không” vừa khôi hài, vừa khiến cô bị hạ tầm. Sau khi bị nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng bực bội tố hát bài không xin phép nhạc sĩ, người đã viết nên lời Việt, ca sĩ Mỹ Tâm bèn “chữa cháy” bằng cách thay lời mới cho ca khúc.

Lời bài mới viết vội và không hay, mang tính giễu nhại, nên nhiều người cho rằng chủ nhân của bài hát có ẩn ý “đá xéo” gì đó với tác giả lời Việt “Anh thì không”. Về phía Mỹ Tâm và tác giả Châu Đăng Khoa, cả hai phủ nhận ẩn ý đó, chẳng qua viết về vấn đề xã hội… Nhưng người nghe có cảm giác ca từ mang tính khiêu khích và bỗng dưng, MV này không còn hấp dẫn nữa.

Cách đây 1 năm, nhóm MTV cũng gây tranh cãi khi tung MV "đá xéo" Sơn Tùng M-TP. MV "Đừng nhìn bề ngoài " của MTV cùng Lê Hoàng Phong khiến fan hâm mộ của Sơn Tùng "dậy sóng" vì nghi thần tượng của họ bị “nhắc khéo”. Trong ca khúc có đoạn nghe ra cũng giống với những scandal trước đó của Sơn Tùng M-TP. Ngay cả tạo hình của nhân vật cũng hơi giống Sơn Tùng.

Tiếp nối trào lưu, Bảo Anh đưa chuyện giải nghệ và bị phản bội vào MV mới, khiến người ta nghi cô "đá xéo" thiếu gia Phan Thành trong chuyện tình với Midu. Trong MV có 1 đoạn đặc tả bài báo "Ca sĩ Bảo An tuyên bố giải nghệ khi đang trên đỉnh vinh quang, chính thức kết hôn với thiếu gia Thành Phan", khiến người ta nhớ ngay đến thiếu gia Phan Thành và chuyện tình Phan Thành - Midu một thời.

“Không phải dạng vừa đâu” là lời thú nhận của Sơn Tùng M-TP về chính bản thân mình, hay về những nhân vật bị “đá xoáy” trong MV. Đoạn đầu MV, hai người quản lý yêu cầu chàng ca sĩ trẻ (Sơn Tùng) phải đánh đàn theo bản nhạc được soạn sẵn. Chàng trai ban đầu tỏ vẻ ngoan ngoãn nhưng rồi bất ngờ chơi bản nhạc ngẫu hứng của riêng mình khiến hai người kia nổi giận. Tạo hình của hai người quản lý nghiêm khắc kia khá giống… nhạc sĩ Dương Khắc Linh và nhạc sĩ Phó Đức Phương.

Chính hai nhạc sĩ này đã chỉ trích Sơn Tùng M-TP sử dụng lại beat nhạc là hình thức đạo nhạc tinh vi và vi phạm bản quyền quốc tế. Dĩ nhiên, cả Sơn Tùng M-TP và ông bầu Quang Huy đều phủ nhận chuyện này, nhưng người xem ngầm hiểu mọi chuyện tuy không ai… bắt bẻ được điều gì.

Khái quát showbiz cũng phải có thực tài

“Hóng hớt showbiz" là tên một ca khúc của nhạc sĩ Châu Đăng Khoa xuất hiện vào cuối năm 2017, nhằm khái quát tình trạng xô bồ của giới giải trí. Qua đó, mọi góc tối trong năm qua của giới giải trí đều “hiện ra” trong ca khúc: Chi Pu đi hát nhưng bị chê là thảm họa, Hương Tràm phản đối chuyện hotgirl đi hát, khuyên Chi Pu nên dừng lại, rồi Đào Bá Lộc lên báo kể hết về chuyện tình éo le với "một nam diễn viên hài kiêm MC nổi tiếng".

"Hóng hớt showbiz xem nào/ Đám đông xôn xao/ Tin giật gân đầy trên mặt báo", đây là ca khúc là nhạc phim của "Biệt đội 1-0-2: Lật Mặt Showbiz", chính vì thế, nó chìm nghỉm vì chỉ tả thực giới showbiz mà thôi. Ca từ quá bình dân, như văn nói: "Miệng đời cứ luyên thuyên, và càng nói nhiều thì ta đây càng cảm thấy chẳng phiền/ Nói chung cứ để ngoài tai bởi vì ta hướng về tương lai đâu cần có thị phi để tồn tại". Nên ca khúc cũng bị “để ngoài tai” thiên hạ.

Song, cũng đề tài này, qua bàn tay của nhạc sĩ Mew Amazing, “Thật bất ngờ” của Trúc Nhân đã ẳm nhiều giải thưởng âm nhạc vào năm 2015 vì lý do: Phong cách giễu nhại hài hước, dễ nghe, dễ nhớ và giai điệu khá bắt tai.

Ca từ đơn giản, có thể gây khó chịu với ai đó thích chỉn chu, nhưng ít ra cũng còn có cách nói khác biệt, thông minh và ấn tượng: "Từng ngày vội vội vàng đi qua/ Câu chuyện ngày ngày càng đi xa/ Trên bản tin có lẽ anh hơi ngây ngô khi chia tay tôi, tôi không có lỗi/ Và màn hình ti vi, đêm ngày trồng trọt vào trong trí óc/ Về một thế giới, như mơ, như thơ, như ly kem bơ ôi thật bất ngờ!".

Có thể thấy, đưa chất liệu đời thực vào âm nhạc rất khó để làm cho tới nếu chỉ là đề tài chắp vá mang tính tư thù cá nhân. Những bài hát mang tính “hóng hớt”, “đá xéo”hay “đá đểu” chỉ được người ta nghe vì tò mò trong một thời gian ngắn, sau đó thì hoàn toàn rơi vào quên lãng và thậm chí, có khi còn là trò cười của năm. Trong khi đó, đất sống của một ca khúc vẫn phải bắt nguồn từ nghệ thuật- một yếu tố khá xa xỉ trong giới giải trí hiện nay. Thế cho nên, những chiêu trò nhảm, những ca khúc nhảm nên bị tẩy chay, hoặc ít ra, bị tảng lờ, không ai nhắc tới, sẽ từ từ bị thay thế bằng giá trị sáng tạo thật trong nghệ thuật.

Châm biếm, giễu cợt hay ám chỉ một ai đó bằng ca khúc có lẽ là cách tồi nhất nếu làm không ra hồn. Thế nên, các ca khúc hay MV kiểu trên chìm trong thị phi và tranh cãi, sau đó cũng nhanh chóng “biến mất” khỏi mặt hồ showbiz. Nhưng đọng lại, người nghe vẫn thấy thương cho các tác giả vì đã “sáng tác” ra những bản rap hay những bài hát hoặc quá ư riêng tư và mang tính “trả thù cá nhân”, hoặc quá dở và phi nghệ thuật.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mùa Xuân Đầu Tiên


https://baomai.blogspot.com/ 

Hôm nay là ngày 29 Tết Ất Mùi, ngày mà cách đây tròn 39 năm, nhạc sĩ Văn Cao đã viết xong ca khúc “Mùa Xuân Đầu Tiên”, vì ông nghĩ, kể từ Mùa Xuân Bính Thìn, 1976, đất nước ta sẽ vĩnh viễn sạch bóng quân xâm lược. Một bài hát chứa chan sâu lắng tình yêu đất nước vậy mà đã bị nhà nước CHXHCN Việt Nam lúc bấy giờ cấm lưu hành! Cuối cùng ông đã phải ấn hành bài hát đó tại Liên Xô năm 1976 và đã nhận được 100 rúp tiền nhuận bút. Đối với Văn Cao ngày ấy, số tiền này có thể mua được một chiếc xe đạp Sputnik, lớn hơn toàn bộ gia tài mà bấy giờ cả nhà ông đang có!

https://baomai.blogspot.com/

Hôm nay cũng là ngày 17/2/2015, ngày mà cách đây tròn 36 năm, gần 60 vạn quân Trung Quốc đã ào ạt tràn qua 6 tỉnh Biên Giới Phía Bắc để xâm lược nước ta, cướp đi hàng chục vạn tính mạng của đồng bào vô tội trong đó chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ con!

https://baomai.blogspot.com/

Hôm nay cũng là ngày 17/2/2015, ngày mà cách đây tròn 36 năm, gần 60 vạn quân Trung Quốc đã ào ạt tràn qua 6 tỉnh Biên Giới Phía Bắc để xâm lược nước ta, cướp đi hàng chục vạn tính mạng của đồng bào vô tội trong đó chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ con!

https://baomai.blogspot.com/

Năm 2015 này, cũng là năm tròn 20 năm ngày nhạc sĩ Văn Cao tài hoa đã từ giã cõi đời này mãi mãi. Tôi đã không thể cầm được nước mắt khi nghĩ đến bác Văn Cao đã “lạc bước chốn Đào Nguyên” mà còn quay trở về đời thực để cống hiến cho chúng ta những bài hát, bài thơ, bài văn, bức vẽ... 

https://baomai.blogspot.com/

Bất hủ đầy tính nhân văn, mặc dù cá nhân bác đã phải sống một cuộc đời đầy bất trắc và oan trái. Và tôi cứ băn khoăn, không biết đến bao giờ, “Mùa Xuân Đầu Tiên”- Giấc Mơ của bác Văn Cao mới được trở thành hiện thực?

https://baomai.blogspot.com/ 
https://baomai.blogspot.com/ 
https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thế giới chào đón năm mới 2018


https://baomai.blogspot.com/

https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/

https://baomai.blogspot.com/

https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/

https://baomai.blogspot.com/

https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/

https://baomai.blogspot.com/

https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/

https://baomai.blogspot.com/


https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/

 https://baomai.blogspot.com/


https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/

https://baomai.blogspot.com/

https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/

https://baomai.blogspot.com/

https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/

https://baomai.blogspot.com/

https://baomai.blogspot.com/

Phần nhận xét hiển thị trên trang