Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Nhân "Cà phê với Thụy Khê.." Đọc lại:

Trả lời phỏng vấn Hà Thủy Nguyên, Văn Việt

1. Là một người sống ở nước ngoài tự học, tự nghiên cứu văn học VN, bà đã trở thành một nhà nghiên cứu, phê bình văn học có uy tín không chỉ với hải ngoại mà cả trong nước. Bà có thể chia sẻ với bạn đọc Văn Việt con đường đi tới thành công hiếm có như thế đối với một cây bút hải ngoại?
Tôi ở trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, năm 1962, khi đi du học, học về toán, rồi bỏ dở, lập gia đình ở nhà trông con trong một thời gian dài, không để ý đến sách vở nói chung và văn học nói riêng. Bài đầu tiên đăng trên báo Tự Do, ở Bỉ, tháng 4/1985, là một đoản văn tựa đề Đường Về Hà Nội, kể lại chuyến tôi về thăm quê mùa thu 1984, sau 30 năm xa cách. Chuyến đi và bài viết này khởi đầucho ngõ quặt của một đời người. Lúc đó tôi 40 tuổi. Sau tôi tiếp tục viết vài truyện ngắn và những bài phiếm luận được độc giả yêu thích, đôi khi có điểm sách. Nhưng rất nhanh, tôi thấy phải lựa chọn: hoặc tiếp tục sáng tác, hoặc chuyển sang phê bình, không thể làm cả hai, vì hai ngành đòi hỏi hai cách đọc và học khác nhau. Tôi chọn phê bình, vì nghĩ rằng: nước mình có quá ít người viết phê bình giá trị, còn sáng tác mình có nhiều nhà văn lớn.
Khi đã quyết định, tôi bắt tay vào việc học ngay, vì có một khoảng trống gần 40 năm để lấp, bởi những người làm nghề này ở bên Pháp, ngoài tài năng, họ còn được rèn luyện kiến thức từ thủa ấu thời: chọn ban cổ điển, đậu cử nhân, tiến sĩ văn chương, là giáo sư đại học, vv... Năm 1986, ở tuổi 42, tôi chỉ là một kẻ "vô học", cho nên việc tự học không dễ dàng, bởi vì, tôi học trường Việt, vốn văn hóa Việt trình độ phổ thông, nhưng tiếng Pháp là sinh ngữ, năm 1962, chỉ biết bập bẹ. Sau 20 năm ở Pháp, đã tạm gọi là một người biết tiếng Pháp, nhưng việc đọc và hiểu những sách lý thuyết văn học, triết học, là một chuyện khác hẳn. Vì vậy, hầu như mỗi trang sách tôi đều phải tra từ điển nhiều lần. Bây giờ vẫn giũ thói quen này, bỏi vì những chữ mình tưởng là biết rỏ, thực ra nó có nhiều nghiã khác mà mình không biết, nó có cả lịch sử của chữ nữa, cho nên muốn thấu triệt phải có từ điển và phải suy luận để chọn chữ cho đúng. Nhưng cái khó không chỉ ở đấy, mà còn ở sự thiếu vắng kiến thức về ngữ học, triết học, văn chương Tây phương mà các tác giả thường dẫn chứng, hoặc tiềm ẩn trong câu văn, trong tư tưởng của họ. Tôi vượt được bước khó khăn này, có lẽ cũng nhờ hai năm theo học lớp dự bị thi vào trường lớn (préparation aux grandes écloles): Cái học về toán thì mau quên, nhưng tinh thần cố gắng hết sức để đạt mục đích, mà người thầy truyền đạt, đã in sâu vào óc: nếu tôi là người quét đường, tôi phải quét sạch trơn; nếu tôi là người đá banh, tôi phải đá đến đích. Nguyên tắc này có thể dùng cho tất cả mọi người, mọi nghề. Áp dụng vào việc phê bình nghiên cứu, nó bắt người phê bình phải đi tới tận cùng lập luận của mình, buộc người nghiên cứu phải điều tra đến nguồn cội việc mình tìm kiếm, không ba hoa, không gian dối, không loè bịp, không viết những điều mình không hiểu, không viết những điều mình không biết. Sau 10 năm, vừa học, vừa đọc, vừa viết, năm 1996, tôi xuất bản cuốn sách đầu tiên Cấu Trúc Thơ, có thể coi là cuốn sách nền móng về việc tìm hiểu ngôn ngữ thơ, áp dụng vào việc phân tích thi ca Việt Nam.
Từ kinh nghiệm sống này, tôi có lời khuyên các bạn trẻ: Văn bằng chỉ giúp ta lúc đầu khi mới vào đời, như tờ giấy thông hành mở cửa để xin việc, nhưng sau đó, nếu muốn tiến phải tự học. Sự tự học và sự làm việc, sẽ phân biệt người này với người khác. Chỉ những người không có khả năng mới đem bằng ra khoe, bởi vì ở đời, điều quan trọng là mình đã làm được gì, chứ không phải mình đã đỗ bằng gì.

2. Bên cạnh nghiên cứu và phê bình văn học, những năm gần đây bà bắt đầu nghiên cứu về lịch sử VN. Mới đây nhất là công trình “Khảo sát những công trạng của người Pháp giúp vua Gia Long”. Tại sao lại có bước ngoặt trên con đường sáng tác của bà?
Tất cả hoạt động của con người trong mọi lãnh vực, tựu trung, chỉ là việc khám phá sự thực: Triết gia suốt đời chỉ tìm cách trả lời câu hỏi đầu tiên của một đứa bé mới bập bẹ biết nói: Cái này là cái gì? Vậy con người vừa biết nói, đã muốn tìm hiểu sự thực. Nhà khoa học khám phá sự thực về các hiện tượng thiên nhiên, về cấu trúc của một nguyên tử, của một hành tinh, của một con số... Người bác sĩ tìm hiểu sự thực về bệnh lý, về cấu tạo thân xác và tâm lý con người.
Người viết văn và viết sử cũng không qua khỏi thông lệ đó.
Hành động viết cũng là để thoả mãn khát vọng tìm sự thực. Tất cả các cách thể hiện văn chương và nghệ thuật, từ xưa đến nay, đều làm sao để đạt đến gần sự thực về con người hơn cả. Nói khác đi, nhà văn chuyển từ các khuynh hướng cổ điển, lãng mạn, sang hiện thực, siêu thực... đều là những cách họ thay đổi để làm sao biểu hiện được cuộc đời đúng hơn: nhà cổ điển cho rằng cuộc đời là dòng chẩy theo thời gian, nhà văn là ông Thượng đế nhỏ, tạo nặn nhân vật theo ý của mình. Truyện cổ điển có các nhân vật điển hình, xẩy ra theo trình tự năm tháng... Nhà lãng mạn cho rằng văn chương phải nhuốm mầu sắc tình cảm, vì cuộc đời bị tình cảm con người chi phối. Người viết lãng mạn tìm cách dùng cảm xúc để rung động lòng người... Nhà hiện thực cho rằng phải viết y hệt như cuộc sống, tức là chụp ảnh cuộc sống bằng ngòi bút... Nhà siêu thực cho rằng tất cả những gì toát ra trong giấc mơ mới là... thực, thực hơn cả hiện thực, tức là... siêu thực, các tiểu thuyết gia Châu Mỹ La Tinh hay dùng phương pháp siêu thục... Nhà hiện sinh phi lý cho rằng cuộc đời hoàn toàn phi lý, mình không biết mình là ai, vậy phải viết được cái phi lý ấy ra... Nhà tiểu thuyết mới cho rằng tình cảm là yếu tố ngoại lai, giả tạo, làm cho người đọc khóc cười là ăn gian, phải vắt cạn tình cảm đi, bút pháp từ nay phải ráo hoảnh, lạnh lùng mà viết. Nhân vật có tên, nói năng, suy nghĩ, hành động, sáng tỏ như ban ngày cũng là giả tạo: người đi ngoài đường làm gì có tên? Ai biết tên họ, ai biết họ nghĩ gì? Vậy tất cả những truyện có đầu đuôi, có nhân vật, tên tuổi rõ ràng đều là bịa đặt cả. Tiểu thuyết mới không có nhân vật, không có cốt truyện, chỉ có chàng, nàng, cô, anh, hắn, anh chàng, cô gái... với một chuỗi dài những nhận xét mà nhà văn ghi lại qua cái nhìn của mình, cho nên tiều thuyết mới còn gọi là trường phái cái nhìn. Truyện ngắn Giao thừa của Hà Thuỷ Nguyên chịu ảnh hưởng ít nhiều của tiểu thuyết mới đấy.
Rồi mới hơn tiểu thuyết mới nữa, cái mới sau cùng còn tồn tại đến ngày nay, được gọi là hậu hiện đại, tức là lối kể từng mảnh, lắp ghép. Khái niệm hậu hiện đại này cũng là một sự lắp ghép: người ta lấy chữ hậu hiện đại của Jean-François Lyotard, trong cuốn La condition postmoderne (Điều kiện hậu hiện đại hay Thân phận hậu hiện đại); là một cuốn sách triết học bàn về thân phận của tri thức (savoir) thời nay, thời khoa học và tin học nắm "chủ quyền tuyệt đốỉ" trên mọi lãnh vực thông tin, tri thức trở thành món hàng buôn bán; tức là một lý thuyết không ăn nhằm gì tới văn chương; và họ đã ghép chữ hậu hiện đại này vào một lối viết, cũng không phải là mới, do James Joyce nghĩ ra từ đầu thế kỷ XX: ông để cho các mảnh suy nghĩ, mảnh đối thoại, mảnh tâm lý, mảnh hồi ức, chồng chất lên nhau, mục đích vẫn là để "tiến tới gần sự thực" hơn nữa: bởi ông nghĩ rằng sự thực mọi việc ngoài đời không diễn ta theo trình tự thời gian mà diễn ra lung tung, trong óc, trước mắt, sau lưng, ở xa, ở gần, trước hiện trường, trong hành động, trong hồi tưởng... cùng một lúc. Người ta đã chiếm hữu kỹ thuật sáng tạo này của Joyce và dán cho nó nhãn hiệu hậu hiện đại, chữ của Lyotard.
Nhưng phải công nhận rằng lối viết tiểu thuyết mới của Alain Robbe-Grillet (không nhân vật, không cốt truyện, không nơi chốn) và lối viết từng mảng của James Joyce bị Hậu hiện đại trưng dụng, đã đi vào văn chương, điện ảnh và các ngành nghệ thuật. Dễ thấy nhất là trong điện ảnh: ngày nay đạo diễn không kể một câu chuyện liên tục nữa mà thường chồng chéo những khúc diễn biến, những mảnh đối thoại, những hành động lên nhau, trong một khoảng thời gian tối thiểu. Chính những mảnh vụn, những miếng đời, được ném sống ra này sẽ phản ảnh hiện thực. Lối trình bày cuộc đời như thế này, sẽ còn tồn tại cho đến khi có một thiên tài khác, tìm ra một cách viết khác để biểu hiện cuộc đời "gần với sự thực hơn".
Công việc phê bình cũng chỉ là đi tìm sự thực, nhưng ở đây là sự thực về một tác phẩm. Và tác phẩm văn chương, hội họa hay các ngành nghệ thuật, cũng giống như con người, nó đa nghiã và có nhiều "sự thực" mà mỗi kẻ thưởng ngoạn có thể tìm ra một sự thực cho riêng mình.
Viết Lịch sử cũng là đi tìm sự thực. Nhưng sự thực lịch sử khác với sự thực văn chương. Sự thực văn chương là sự thực về con người, mà tự ngàn xưa, chưa ai khám phá ra được con người, sự thực, là như thế nào? Vì vậy, không bao giờ nhà văn có thể đạt đến đích, và muôn đời nhà văn sẽ còn tìm cách thể hiện văn chương để đến gần con người hơn. Còn sự thực lịch sử là sự thực về những điều đã xẩy ra, và chỉ có một sự thực lịch sử. Nếu chúng ta cố gắng tìm kiếm, thì sẽ thấy, nếu không, cũng thấy được một phần và người sau tiếp nối để tiến tới lịch sử đích thực.
Tôi vẫn thích sử từ thời trung học, nay làm công việc này, vì tình cờ, hay tất yếu? Có thể trong đầu mình đã tiếm ẩn ý định viết sử, từ lâu rồi, nay có dịp bùng ra. Cái gì đã thúc đẩy sự "bùng ra" ấy, hẳn là khát vọng tìm kiếm sự thực đã quá lâu bị phong toả, bị xuyên tạc, về lịch sử dân tộc mình.
3. Là một người Việt sống ở nước ngoài, bà gặp khó khăn và thuận lợi nào trong việc tìm tư liệu nghiên cứu về nhân vật lịch sử Việt Nam?
Trả lời ngắn gọn thì việc tìm tư liệu để viết lịch sử Việt ở Pháp, có cả khó khăn lẫn thuận lợi: thuận lợi vì ở Pháp, có đủ điều kiện để tra cứu các tài liệu Pháp, nhưng lại khó tìm tư liệu Việt Nam. Nhưng tôi muốn nói thêm một chút về kinh nghiệm làm việc của tôi để gửi đến những nhà văn, nhà nghiên cứu trẻ: Việc đầu tiên khi vào nghề viết, dù viết gì, bạn cũng phải có một tủ sách, tủ sách xấu xí để đọc chứ không phải tủ sách gáy vàng để trưng, khoe trong phòng khách. Người buôn bán cần tiền bạc làm vốn, người viết cần một tủ sách trong đầu làm vốn. Tôi thu thập sách cách đây hơn 30 năm và có thói quen, đi đâu, gặp sách nào, thấy mình có thể sẽ cần tới là mua ngay. Tôi lại được hưởng một số sách của các độc giả quý mến, đã qua đời, vì vậy mà tôi có sẵn trong tay nhiều tư liệu tốt. Hoàn cảnh xui khiến, tôi ở gần thư viện quốc gia Pháp, đi bộ 10 phút tới, cũng là một may mắn. Nhưng những năm gần đây, thư viện Pháp đã số hoá rất nhiều sách cũ đưa lên mạng, thành ra mình có thể tìm thẳng trên internet. Chợ sách cũ và những hàng sách cũ, cũng là nơi cung cấp sách xưa, có duyên thì mình gặp. Hai lần về nước năm 1993 và 1997, tôi cũng mua được một số sách quý. Nhưng từ 1997 đến nay, không được về, đành thỉnh thoảng nhờ người thân hoặc bạn văn, là những ân nhân giúp, mà tôi đã có được bộ Thực Lục và bộ Hội Điển, là những bộ sách nền móng, tuyệt đối cần, có thể đọc trên Internet, nhưng làm việc thì rất bất tiện. Tóm lại, đối với một người nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, không được về nước là một khó khăn lớn để tìm kiếm những tư liệu cần thiết.
 4.Tại sao bà lựa chọn chủ đề người Pháp và Vua Gia Long mà không phải những vấn đề và nhân vật lịch sử khác?
Sau cuốn Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc, tôi được một người thân của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh trao cho một số tư liệu quý và nhờ tôi nghiên cứu lại về ông. Tôi đã bắt tay vào việc được mấy tháng, thì một chuyện tình cờ đưa đến khiến tôi tạm hoãn viết về Nguyễn An Ninh, để khảo sát về những người Pháp giúp vua Gia Long trước.
Lý do gián tiếp và sâu xa, là đã từ lâu, khi đọc được đâu đó, những mẩu lịch sử về triều Nguyễn, tôi vẫn thấy có nhiều điều không ổn: thí dụ, khi đọc đoạn hai chiến hạm Pháp do Lapierre và Rigault de Genouilly diều khiển, tấn công Đà Nẵng ngày 3/7/1847 trong tập sách Les grands dossiers de L'Illustration, thấy họ trình bầy trận địa bằng tranh vẽ hoành tráng và những bài viết về chiến thắng rực rỡ này. Tôi không hiểu tại sao vua Thiệu Trị lại hèn nhát đánh lén một phái đoàn Pháp vào Đà Nẵng xin thả một giáo sĩ Pháp, khi đang điều đình. Tôi bèn tìm đọc đoạn Thực Lục viết về việc này mới ngã ngửa ra: sự thực trái ngược hẳn: Vị giám mục Lefèbvre mà họ lấy cớ đến xin giải thoát, thực ra đã được vua Thiệu Trị tha cho lần thứ nhì và sai Nguyễn Tri Phương dẫn sang Singapore rồi, nhưng ông ta vẫn trở lại và vua Thiệu Trị lại thả ra lần thứ ba. Hai tầu Pháp mượn cớ đến thám thính, hoạnh hoẹ rồi tấn công bất ngờ, bắn nát năm chiếc thuyền đồng của vua đỗ trong vịnh rồi bỏ đi, khiến vua phẫn uất, mấy tháng sau mất. Sau khi đọc thêm những văn bản của giáo sĩ và những nhân chứng khác, tôi thấy những điều Thực Lục kể là đúng: Lapierre đánh lén một trận Trân Châu Cảng rồi bỏ đi, khiến vua Thiệu Trị mới phẫn uất, mà chết. Và tôi đã viết về cuộc chiến này, nhưng chưa có thì giờ xem lại, nên chưa in.
Sau đó tôi còn đọc những đoạn khác của Thực Lục viết về việc triều đình TựĐức và Nguyễn Tri Phương đương đầu với Pháp trong 30 năm. Đọc những lời bàn cãi trong triều của các quan, những lời nói và hành động của vua trong mỗi cảnh huống, đều chứng tỏ một chính sách chống ngoại xâm ôn hoà, sáng suốt, và có tổ chức, khác với những điều tôi đã được học về giai đoạn này: các sử gia từ Trần Trọng Kim đến Phan Khoang, đều cho rằng vì vua Tự Đức kém cỏi, bảo thủ, không chịu nghe lời canh tân của Nguyễn Trường Tộ, cấm đạo, bế quan toả cảng, không cho người Âu vào, nên Pháp mới đánh để giải toả việc cấm đạo và được tự do buôn bán... Tất cả những tội "bế quan toả cảng", "cấm đạo" "không canh tân", đều phải xét lại, và phải hiểu cái mà nguời Âu gọi là "tự do buôn bán" có nghiã gì? Các giáo sĩ đã làm gì mà bị cấm đạo?
Những điều này tôi đã thấy từ trước, nhưng cho rằng đó là ngoài địa hạt phê bình của mình, và chờ đợi những sử gia đích thực viết ra.
Đó là hai lý do gián tiếp.
Lý do trực tiếp cũng có hai:
1- Tôi mua được bộ sách Histoire de la Mission de Cochinchine 1658-1823,(Lịch sử truyền giáo ở Nam Hà 1658-1863) của linh mục Launay. Đây là bộ sách nền móng, tập hợp khá đầy đủ thư từ của các giáo sĩ đến truyền giáo ở Việt Nam, từ 1658 đến 1863.
Đọc những thư của Bá Đa Lộc và các vị thừa sai, mới thấy những điều trước đây tôi được học về Bá Đa Lộc là sai cả: Bá Đa Lộc không giúp gì cho vua Gia Long. Những gì mà ta cho là sự thực lịch sử về thời kỳ đó, đều phiến diện và không phải như thế vv...
2- Cùng thời điểm đó tôi nhận được bộ sách Nguyễn Văn Tường của Nguyễn Quốc Trị, do nhà văn Phạm Phú Minh ở Mỹ gửi tặng. Nguyễn Quốc Trị là người đầu tiên tố cáo những gian lận của các sử gia thuộc địa khi họ viết về Việt Nam, đặc biệt về Nguyễn Văn Tường là ông cố của ông, một người yêu nước, và đã bị thực dân bôi nhọ như một nhân vật bán nước.
Hai lý do trực tiếp này thúc đẩy tôi phải viết, viết ngay, vì những điều chúng ta bị những ngòi bút thực dân đầu độc đã thấm quá sâu vào huyết quản, tạo ra một thứ mặc cảm tự ty về dân tộc, từ hơn một thế kỷ nay. Đã đến lúc phải gột rửa.
5. Cách đánh giá của bà và của các sử gia nước ngoài và Việt Nam trước đây về chủ đề này có những khác biệt nào? Theo bà tại sao lại có sự khác biệt ấy?
Cảm ơn Thủy Nguyên đã đặt câu hỏi này, để cho tôi có dịp nói qua về hai chữđánh giá, hiện nay rất thông dụng.
Tôi không đánh giá gì cả, bởi vì người viết sử chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là trình bầy sự kiện lịch sử. Việc đánh giá là của người đọc. Độc giả đọc một đoạn sử viết về một nhân vật hay một giai đoạn lịch sử, rồi tự rút ra những suy nghĩ hay đánh giá về nhân vật hay giai đoạn lịch sử ấy, và đánh giá luôn cách viết của người soạn sử. Vần đề quan trọng của chúng ta hiện nay, là lầm việc "viết sử" với việc "đánh giá". Vì thế, trong các cuộc phỏng vấn, người ta không hỏi những nhà được mệnh danh là sử gia ông biết gì về nhân vật hay giai đoạn lịch sử này, mà thường hỏi ông "đánh giá" gì về nhân vật lịch sử này, về giai đoạn kia. Và vị "sử gia" được hỏi cứ thao thao bất tuyệt "đánh giá" về một vấn đề mà đôi khi ông ta không biết.
Triều đại cuối cùng nhà Nguyễn đã bị "đánh giá" hoàn toàn sai lạc từ khi "sử gia" Trần Huy Liệu viết những lời nhục mạ phũ phàng nhà Nguyễn.
Vần đề "đánh giá" không chỉ có trong điạ hạt lịch sử mà dàn trải trên toàn bộ các tác giả văn học, thí dụ người ta "đánh giá lại" Khái Hưng, Nhất Linh, Vũ Trọng Phụng... như thể các ông Khái Hưng, Nhất Linh, Vũ Trọng Phụng nằm dưới mộ, chờ đợi và hãnh diện được một ông chủ tịch hội này, hội kia cấp cho tấm giấy chứng nhận hạnh kiểm tốt. Các nhà văn lớn, mình đọc họ thì bổ ích cho mình, mình không đọc họ, họ chẳng mất gì, đời sau sẽ đọc họ. Họ có vĩnh cửu trước mắt, còn các ông lý trưởng, chánh tổng văn học chỉ có cái vắn vủi của một cuộc đời.
Khi vua Minh Mạng lập Quốc sử quán và lệnh cho các quan viết sử đi khắp các nơi trong nước để thu thập tài liệu, viết các bộ Đại Nam Thực Lục, Đại Nam Liệt Truyện... nhà vua đã tế nhị không đọc, tức là ông không kiểm duyệt bộ sử đồ sộ này. Vì thế mà ta thấy có những trang viết rất tự do, ghi cả những lời Minh Mạng "tâm sự" những lúc ông không tự tin ở mình, hoặc cho là mình đã quyết định sai lầm, hoặc cho là cách cai trị của mình quá nghiêm ngặt, đó là những điểm chứng tỏ sử quan có đủ tự do để cầm bút, cho nên phần viết về Minh Mạng của Thực Lục được các học giả đánh giá là trung thực nhất. Xin nói thêm điều nữa: các sử thần triều Nguyễn, không "đánh giá" cũng không tâng bốc vua và triệt hạ đối thủ, trừ vài chữ miệt thị như ngụy, giặc, họ chép lại trung thực những sự kiện đã xẩy ra, lời nói và hành động của vua cũng như của phe đối lập.
Lịch sử viết theo đúng quy luật như thế, tôi nghĩ rằng thời đại chúng ta còn kém xa thời đại Minh Mạng. Chúng ta chưa có tác phẩm lịch sử đúng nghiã mà chỉ có sự "đánh giá" lịch sử, tức là người ta tuyên bố như thế này, thế kia về một nhân vật lịch sử: người ta "đánh giá lại Gia Long", người ta đánh giá "Ngô Đình Diệm". Tóm lại, người ta tự đứng trên lịch sử để phát biểu và không cần biết những sự thực xoay quanh những nhân vật lịch sử này như thế nào. Người ta không tìm hiểu, nghiên cứu, mà tùy hứng "đánh giá": Người ta kết tội Phan Thanh Giản phản động rồi sau "đánh giá lại" là "yêu nước".
Người đọc chờ đợi những cuốn sách nghiên cứu sâu sắc về Gia Long, Minh Mạng, Phan Thanh Giản, Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Nguyễn Thiện Thuật... với những chứng cớ tỏ rõ các ông là người phản quốc, trước khi rút tên các ông khỏi những đường phố Sài Gòn.
Trở lại với cuốn "Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long" của tôi, đó là cuốn sách viết về lịch sử bằng cách phản biện lại những lập luận của những ngòi bút thuộc địa về giai đoạn lịch sử này, từ Bissachère, đầu thế kỷ XIX, đến các sử gia học giả nổi tiếng như Maybon, Cadière, đầu thế kỷ XX mà ảnh hưởng những xuyên tạc của họ đã hoàn toàn bao trùm lên các ngòi bút Pháp Việt. Bằng những tài liệu gốc, tôi chứng minh họ sai lầm trong lập luận và họ dùng những chứng từ bịa đặt.
Tại sao tôi chọn Gia Long? Vì tất cả những bịa đặt quan trọng của họ bắt đầu từ thời Gia Long. Nói khác đi, vấn đề với nước Pháp bắt đầu từ cuộc chiến Nguyễn Ánh-Tây Sơn:
Khi Nguyễn Huệ đã diệt xong hai chú và các anh, em của Nguyễn Ánh, đang truy lùng Ánh; để tránh nạn tuyệt tự, năm 1783, Ánh phải trao đứa con 3 tuổi cho giám mục Bá Đa Lộc đem đi trốn. Hai năm sau, Ánh lại bị thảm bại nữa, ở bước đường cùng, mới quyết định giục Bá Đa Lộc đem hoàng tử Cảnh sang Pháp cầu viện. Mối liên lạc giữa Nguyễn Ánh và người Pháp có từ đây. Giai đoạn lịch sử này, được người Pháp phản ảnh lại trong sách, nói gọn là: Nguyễn Ánh hoàn toàn nhờ Bá Đa Lộc và những người Pháp đến giúp mới trung hưng được nhà Nguyễn; người Pháp thiết lập quân đội, xây dựng thành trì, đóng tầu, đúc súng... Tóm lại, trước khi người Pháp đến, ta không có gì cả, chính người Pháp đã đem "văn minh" cho chúng ta và dựng lại ngai vàng cho nhà Nguyễn.
Tôi phản bác toàn bộ lập luận này, và chứng minh rằng Bá Đa Lộc không giúp gì về quân đội cũng như khí giới cho Nguyễn Ánh và những người lính Pháp được coi là kỹ sư xây dựng thành Gia Định, tổ chức quân đội và lập công trong cuộc chiến này, thực ra chỉ là những người lính đào ngũ đánh thuê, không đủ khả năng làm những việc lớn lao như thế. Tất cả mọi công trình xây dựng, đóng tầu và luyện tập quân sự của Nguyễn Ánh nằm trong tay người Việt dưới sự điều khiển của chính Nguyễn Ánh. Khi trình bầy những nguồn chứng, tôi đưa độc giả vào môi trường và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, đầu thế Kỷ XIX, qua ngòi bút của những người ngoại quốc đã sống trong thời ấy, chính họ mô tả chân dung Gia Long, chính họ mô tả Gia Định kinh tức Sài gòn xưa, như thế nào. Tôi chứng minh kinh đô đầu tiên của nhà Nguyễn trung hưng được xây dựng trong điều kiện nào, với ai, và lịch sử Gia Định kinh liên quan đến cuộc Nam tiến của dân tộc ta như thế nào, vv...
Từ đó độc giả sẽ hình dung được công lao của nhà Nguyễn trong suốt dọc chiều dài 300 năm lịch sử: Ta có miền Nam là nhờ các chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn đánh tan tầu Hoà Lan ở Cửa Việt năm 1585 và ở cửa Thuận An năm 1644, đuổi quân Anh ra khỏi đảo Côn Lôn năm 1702. Vì thế mà các tầu Tây phương rất gờm không dám gây sự với nước ta.
Tóm lại, nếu nói về một sự khác biệt, thì sử gia thuộc điạ đưa ra một câu chuyện lịch sử mà người Pháp làm chủ, cầm đầu cuộc chiến chống Tây Sơn, khai hoá dân tộc Việt. Nhờ họ mà ta mới có ngày nay.
Tôi tìm lại sự thực lịch sử bị chôn vùi, trong đó người Việt là chủ thể mọi động tác, từ cuộc nội chiến tương tàn, qua sự trùng tu và xây dựng đất nước, phòng chống ngoại xâm. Đó là sự khác biệt giữa họ và tôi.
Cũng nên nói thêm: Gia Long và Minh Mạng đã làm cho nước Việt Nam thống nhất trở thành một cường quốc ở châu Á, điều này chính các tác giả thuộc địa như Gosselin, Doumer viết ra. Khi Minh Mạng thấy rõ nước mình đã có đủ sức mạnh và uy tín, ông đổi chính sách ngoại giao, gửi phái đoàn sang Âu Châu và Pháp xem xét tình hình, nhưng ông bất ngờ mất vì ngã ngựa, nên mọi việc phải đình chỉ.
Thiệu Trị tiếp tục chính sách cởi mở, thả dần tất cả những giáo sĩ bị bắt, và việc cấm đạo bớt nghiêm ngặt hơn. Đúng lúc đó thì ngày 3/7/1847, Lapierre và Rigault de Genouilly đánh lén, bắn nát 5 chiếc tầu chiến bọc đồng của vua ở cửa Đà Nẵng rồi bỏ đi, đưa đến cái chết của vua và mọi giao thương với nước Pháp bị gián đoạn, cho đến khi liên quân Pháp-Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng ngày 1/9/1858.

6. Liệu có thể xem nghiên cứu này của bà là một nghiên cứu về mối quan hệ Việt – Pháp trong giai đoạn đầu? Nó có ảnh hưởng thế nào đến quan hệ Việt-Pháp sau đó?
Không thể nói đến quan hệ Pháp-Việt, vì quan hệ đó chưa từng xẩy ra, chỉ có trong sự tưởng tượng của các ngòi bút thuộc điạ. Nó chỉ có thể có, nếu Louis XVI, thi hành hiệp ước Versailles, 1787, gửi quân và tầu sang Việt Nam giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn, nhưng việc này đã không xẩy ra. Thực là may mắn cho Pháp, bởi nếu lúc đó, vua Pháp đem sang 4 trung hạm với 1500 lính, thì có nguy cơ bị Quang Trung nuốt chửng vì ông vừa dẹp tan 20 vạn quân Thanhchớp nhoáng trong mấy ngày.
Tóm lại, không có quan hệ Việt-Pháp thời kỳ chiến tranh Nguyễn-Tây Sơn. Sau khi thống nhất đất nước, Gia Long hết sức phòng ngừa ngoại bang, ông từ chối hết, không để cho Anh, Pháp lập thương điếm và có một đặc quyền nào, mặc dù họ đã đe dọa. Minh Mạng tiếp tục chính sách đó, bởi vì các vua thừa biết mánh lới của Anh và Pháp: họ xin thông thương "buôn bán" tức là xin lập một cơ sở ở trên đất nước ta trước, rồi dùng nó làm bàn đạp để xâm lăng sau.
7. Bà sẽ tiếp tục có thêm các nghiên cứu về lịch sử Việt Nam? Bà dự định sẽ nghiên cứu về chủ đề gì?
Hiện hồ sơ Bá Đa Lộc còn nhiều điều tôi chỉ mới nói qua, vì quá dài, không thể đưa hết vào cuốn sách này, nhưng có những điểm quan trọng cần phải đào sâu,không thể để cho những xuyên tạc trắng trợn của Faure viết về Bá Đa Lộc, năm 1891, tiếp tục ảnh hưởng đến những người nghiên cứu, nên ta phải viết lại hồ sơ này. Nhất là về bản hiệp ước 1787, gọi là hiệp ước cứu trợ do Bá Đa Lộc ký với de Montmorin mà tôi cho rằng Bá Đa Lộc đã tự biên, tự diễn không làm theo chỉ thị của Nguyễn Ánh và triều đình như ông đưa ra chứng cớ. Tất nhiên còn hồ sơ Nguyễn An Ninh, tôi cũng sẽ phải hoàn tất.
Thời kỳ Pháp thuộc, là một mảng lịch sử dài, mà thế hệ của Thuỷ Nguyên sẽ phải gánh vác việc nghiên cứu lại.

8. Khi làm nghiên cứu lịch sử, bà có còn dành thời gian cho nghiên cứu và phê bình văn học nữa không?
Khi làm một việc gì thi tôi phải ngừng việc khác, thí dụ khi trả lời Thuỷ Nguyên đây, tôi phải ngừng việc viết sử trong 3 ngày. Phê bình văn học là điạ hạt của tôi, viết phê bình trở thành thói quen, tôi viết khá nhanh, khi có thì giờ trở lại ngay được. Sau cuốn sách này có lẽ tôi phải chia thì giờ làm hai: vừa viết sử, vừa thỉnh thoảng dành vài ngày để hoàn tất cuốn sách về Phê bình văn học thế kỷ XX, chỉ còn vài chương là xong. Cuốn này cũng là một cuốn sách nền móng, tôi viết về những khuynh hướng chính của phê bình văn học trong thế kỷ hai mươi, bây giờ cũng là chậm rồi, nhưng chậm còn hơn không. Mình thiếu nhiều sách cơ bản lắm, vì vậy nhiều người viết phê bình không nắm rõ nội dung các lý thuyết văn học, cứ đưa tên tác giả này, tác giả kia, cuốn sách này cuốn sách kia, tân kỳ lắm, với cả trích dẫn nữa, nhưng khi đọc những lời họ viết, và những câu văn, thơ dở họ trích mà khen hay, thì thấy họ chưa hiểu rõ những lý thuyết mà họ đề cập.

9. Khi Bộ giáo dục định tích hợp môn Lịch sử với An ninh quốc phòng và Giáo dục Công dân, vấn đề dạy và học môn lịch sử Việt Nam lại được đặt ra. Theo bà, để dạy môn Lịch sử trong nhà trường cũng như truyền bá lịch sử trong xã hội, VN cần có những thay đổi nào?
Tôi biết chắc Lịch sử là gì: Lịch sử là môn học về những sự kiện lịch sử đã xẩy ra và những nhân vật đã làm nên lịch sử của một dân tộc.
Còn về An ninh quốc phòng, thì vì xa nước quá lâu, nên tôi không rõ lắm khái niệm này, nhất là trong học đường, vì ở những nước khác, người ta không dạy môn này, học trò muốn học thì... xem phim James Bond. Vậy tôi xin phỏng đoán: An Ninh Quốc Phòng chắc tương tự như Phòng Nhì (Deuxième Bureau) của Pháp thời trước, và DST bây giờ, hoặc FBI và CIA của Mỹ cộng lại. Nếu như thế thì môn An Ninh Quốc Phòng với môn Sử giống nhau đấy, vì cùng điều tra sự thực cả, tuy đối tượng có khác: Đối tượng Sử học là những người có công với tổ quốc. Còn đối tượng An Ninh Quốc Phòng là những kẻ phá hoại, khủng bố. Ghép hai môn học làm một, giống như để các ông Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ ngồi chung với ông Ben Laden, có sợ học trò lầm người không? Cổ kim chưa ai dám thử như vậy.
Còn môn Giáo dục công dân, là học cách làm người công dân tốt, vậy tuỳ theo tiêu chuẩn đề ra: thế nào là một công dân tốt? Nếu giáo trình dạy người công dân tốt phải tuân theo lời dạy của ai hay của một chính đảng nào, thì lại trái ngược với nguyên tắc sử học: nhà viết sử phải hoàn toàn độc lập, chỉ viết sự thực, không lệ thuộc vào một cá nhân hay một đảng phái nào. Việc kết hợp thứ hai này cũng có chỗ khiên cưỡng.
Cho nên giải pháp tổng hợp ba môn này với nhau, theo tôi, rất khó thực hiện.
Lịch sử thuộc khoa học nhân văn, như tất cả các môn học khác, nó không thể là dụng cụ để tuyên tuyền bất cứ điều gì, cho ai. Nó chỉ có môt nhiệm vụ duy nhất là dạy cho học sinh, sinh viên biết về quá khứ lịch sử của dân tộc mình.
Về việc dạy sử, trước hết phải có một bộ sử giáo khoa phổ thông soạn theo đúng nghiã của lịch sử, tức là không gian dối, không tuyên truyền như lối người Pháp thực dân viết về giai đoạn lịch sử Pháp thuộc để biện hộ cho chính sách thực dân của họ. Tôi không biết hiện nay trong nước học sinh được học những sách sử nào. Cho tới bây giờ, bộ sử của Trần Trọng Kim vì ông dùng gần như hoàn toàn tài liệu của Thực Lục, cho nên vẫn là cuốn sử ít sai lầm nhất. Tôi không biết Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim có được đưa vào sách giáo khoa không? Tuy nhiên nó là bộ sử soạn cách đây gần 100 năm rồi, chẳng lẽ, trong một thế kỷ, chúng ta chưa viết được một bộ sử nào khác, xứng đáng để cho học trò học. Nếu chưa có thì nên bắt tay ngay, từ giờ phút này.
10. Thay đổi góc nhìn lịch sử trong xã hội sẽ có tác động như thế nào đến sự phát triển của xã hội?
Lịch sử, như tôi vừa nói, là môn học về những nhân vật và những sự kiện lịch sử. Cho nên chỉ có một góc nhìn duy nhất là hướng về sự thực để viết sử, nếu có sự thay đổi là thay đổi ấy: Phải coi Lịch sử không phải là tuyên truyền, tung hô, cũng không phải là "đánh giá", miệt thị, mà là sự trung thực và sự thực. Các sử thần nhà Nguyễn đã đáp ứng hai yếu tố này, trong bộ Thực Lục, cho tới thời vua Tự Đức. Chỉ sau khi người Pháp chiếm dần nước ta, lúc đó các sử thần phải viết dưới sự kiểm soát của chính quyền thuộc điạ. Vậy viết lại lịch sử giai đoạn nhà Nguyễn, dù khó, vẫn có thể làm được, vì ta đã có bộ Thực Lục là nguồn tư liệu nền móng.
Cái khó khăn là từ năm 1862 đến bây giờ, chúng ta không có sử liệu đáng tin cậy làm nền tảng cho công việc nghiên cứu. Vậy những ai tha thiết với vấn đề lịch sử nên để ý đến việc này: sưu tầm tất cả những thông tin đáng tin cậy để làm tài liệu lịch sử, như văn bản viết tay của một ông tướng hay một nhân vật cầm quyền, hay một chứng nhân quan trọng, vv... Những thông tin trong cách sách Bên thắng cuộc của Huy Đức, có những điều dùng được, khi tác giả viết rõ xuất xứ, nhưng những thông tin trong Đèn Cù của Trần Đĩnh lại khó dùng, vì ông chỉ nói bâng quơ: nghe người này, người kia kể, do dó, không dùng làm tài liệu lịch sử được. Nói tóm lại, tất cả mọi người chúng ta đều nên bắt tay vào việc xây dựng lại sự thực lịch sử của nước mình, thì mới mong thoát khỏi tình trạng chậm tiến, đáng xấu hổ hiện nay về lịch sử, trước tiền nhân và trước các dân tộc khác.
Thuỷ Nguyên hỏi: Thay đổi góc nhìn lịch sử trong xã hội sẽ có tác động như thế nào đến sự phát triển của xã hội? Tôi xin trả lời:
Góc nhìn lịch sử thì chỉ có một, tức là hướng về sự thực; nhưng phải thay đổi cách viết lịch sử:
Bỏ hẳn lối viết tuyên truyền, tung hô, vì lịch sử không để tuyên truyền cho bất cứ điều gì, tung hô bất cứ một nhân vật lịch sử nào.
Bỏ hẳn lối viết mạ lỵ, như ông Trần Huy Liệu viết về nhà Nguyễn, vì lịch sử không phải là chỗ để mạ lỵ tiền nhân.
Khi học sinh biết rõ lịch sử đích thực của dân tộc mình trong 300 năm nay, biết những người đi trước đã làm gì để mở rộng đất nước, gìn giữ từng mảnh đất, không để cho ngoại bang nhòm ngó trong khi người Tây phương không ngừng tìm mọi cách để chiếm hữu thuộc địa ở Á Châu, thì họ sẽ biết kính trọng đất nước và tìm cách sống làm sao cho xứng đáng với tổ tiên và dân tộc. Tóm lại, chỉ khi biết rõ cha ông mình là ai, con người mới có thể trưởng thành và tiến bộ.
Chúng ta không từ lòng đất chui lên, cũng không từ trên trời rơi xuống năm 1945, mà chúng ta có một lịch sử. Lịch sử gần cận là ba trăm năm nay. Không biết rõ lịch sử nước mình một yếu kém, một bất hạnh, là kẻ mồ côi.
Sự phát triển xã hội nằm trong sự phát triển tri thức và nhân cách. Tất cả những sự tự ti mặc cảm, những sự vọng ngoại, đều phát xuất từ vấn đề không biết rõ lịch sử nước mình. Sự đó dẫn đến tình trạng chung: vọng ngoại, văn chương nước mình, không đọc. Còn tác giả ngoại quốc, đôi khi chẳng ra gì, cũng dịch dập dạp để bán cho độc giả ham của lạ. Khi viết, lời hay, ý đẹp của nhà văn nước mình không trích, chỉ trích những lời đôi khi rất tầm thường của một người Anh, người Pháp, người Mỹ, nổi tiếng, nào. Chúng ta không nên quên rằng, tất cả những lời, được nói, được viết, đều đã có người nói trước rồi. Vì vậy tránh thần tượng hoá những câu nói, mà nên đào sâu vào nội dung của tác phẩm để tìm hiểu tác giả và con người. Lời của Victor Hugo, của Nhất Linh, của Phan Khôi... vì vậy, có giá trị ngang nhau vì họ cũng chỉ nói lại những điều họ đã đọc được của người đi trước. Nói như thế, không có nghiã là ta bế quan tỏa cảng không đọc sách nước ngoài, ngược lại, ta cần phải trau dồi một ngoại ngữ, để đọc được sách trong nguyên bản. Chỉ khi đó, ta mới có thể so sánh và thấy cái hay của ngôn ngữ nước mình, đồng thời hiểu cái hay của ngôn ngữ nước khác. Chỉ khi nào ta có đủ những người thông thạo thực sự một ngoại ngữ, lúc đó ta mới có dịch giả đích thực.
Viết văn là viết chữ. Nhà văn viết tiếng Việt, trước hết phải biết rõ chữ nước mình. Ta có thể học được ở nhà văn ngoại quốc, kỹ thuật viết như thế nào, trái lại, chữ Pháp, chữ Anh, không cho ta biết thêm gì về chữ Việt, vì mỗi thứ chữ có cấu trúc khác nhau, có lịch sử chữ khác nhau. Ta lại càng không học được gì qua các bản dịch dở, lai căng, tiếng Việt không ra tiếng Việt. Về kỹ thuật viết, ta cũng có thể học được qua điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, ca vũ... tất cả mọi nghành nghệ thuật bây giờ đều thể hiện theo kỹ thuật mới cả. Nhưng về chữ Việt, ta chỉ có thể học bằng cách đọc tác phẩm của những nhà văn Việt Nam và nhận xét ngôn ngữ người mình đang nói, mỗi từng lớp xã hội, mỗi gia đình, mỗi cá nhân, đều có một lối nói, một thứ tiếng riêng. Sự yếu kém, nhạt nhẽo hiện nay trong ngôn ngữ của các nhà văn Việt, xuất phát từ sự coi thường tiếng Việt, và học đòi các nhà văn ngoại quốc qua các sách dịch dở.

Sau cùng, sự phát triển xã hội tuỳ, thuộc vào sự phát triển nhân cách mỗi cá nhân.
Khi người Pháp chiếm được nước ta, họ tự hào là đã chiếm được một cường quốc vào bậc nhất ở Châu Á. Tôi không tin là Doumer hay Gosselin viết xạo điều này. Vậy ta thử tìm hiểu tại sao?
Tại vì Gia Long làm việc suốt ngày, đêm chỉ ngủ 6 tiếng, ăn cơm với cá mắm, xắn tay đào hố, đắp thành cùng với tướng sĩ. Tại vì Minh Mạng mua cân đường, cân nhãn cũng ghi vào Hội điển. Tại vì Tự Đức tôn trong sự phân quyền giữa hành pháp và tư pháp: khi bộ hình đã xử án, vua cũng không dám can thiệp. Tại vì những người trong hoàng gia không được phép giao du mật thiết với các quan, tránh sự đút lót, lạm quyền. Tại vì anh, em, cha, con không được làm quan cùng một chỗ, tránh sự thông đồng. Tại vì những đại thần như Nguyễn Tri Phương, khi thắng trận, được vua ban cho một bài thơ hay một chiếc áo gấm, khi thua trận bị xuống chức, bị luận tội...
Khi ta thấy những người như Trịnh Hoài Đức, Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản, Hoàng Diệu... một đời hy sinh cho đất nước mà không có được một ngôi nhà khang trang để ở, thì hẳn ta phải ngần ngại khi muốn làm đại gia vì cha chú ta là đại thần.
Khi ta tìm trong bộ sách đồ sộ nhiều nghìn trang của các sử gia triều Nguyễn, mà không nhặt ra được một hàng tâng bốc nhà vua, thì ta phải nghĩ lại, khi viết những điều xu nịnh, trong những trang được gọi là lịch sử.
Khi ta lạnh lùng làm ngơ để quân Tầu chiếm Hoàng Sa, thì ta phải chạnh lòng nhớ đến chúa Nguyễn đã tạo đội Hoàng Sa, để giữ quần đảo Hoàng Sa, đội Bắc Hải để kiểm soát Trường Sa, Côn Lôn, Phú Quốc, từ thế kỷ XVII...
Vì vậy, khi đã biết sử, ta không thể sống tồi tàn, bệ rạc, ăn cắp của công, vì cha ông ta, cách đây mấy trăm năm đã sống có nhân cách, sống tử tế, sống lương thiện. Đó là sự khác biệt tại sao Việt Nam trong thế kỷ XIX là một cường quốc ở Á Châu, và Việt Nam ngày nay đứng đội sổ trong nền văn minh thế giới.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tại sao có một số nước nghèo, trong khi các nước khác giàu có?


Xét một cách tương đối về tài nguyên thiên nhiên, thể chế xã hội, và chính sách điều hành kinh tế, mỗi quốc gia đều có những tỷ lệ ảnh hưởng khác nhau. Nhân tố nào đã quyết định mức độ giàu có của một quốc gia? Có sự khác biệt cơ bản nào giữa các quốc gia giàu có và quốc gia nghèo nàn? Cùng chúng tôi tìm kiếm đáp án bên dưới qua một nghiên cứu của kênh The School of Life.
giàu-nghèo
Tại sao có nước giàu, nước nghèo? (Ảnh: wahbian/Flickr)
Có tất cả 196 quốc gia trên thế giới. 25 trong số đó rất giàu, có thu nhập bình quân đầu người hơn 100.000 USD/năm (tương đương gần 2,3 tỷ đồng/năm). Các quốc gia đó là: Úc, Áo, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hồng Kông, Iceland, Ý, Nhật, Luxembourg, Hà Lan, New Zealand, Thụy Sĩ, Singapore, Hàn Quốc, Anh, Mỹ, Barbados,…
Đa phần còn lại là các quốc gia khá nghèo và một số thì rất, rất nghèo.
Theo khảo sát năm 2014, 20 nước nghèo nhất thế giới có thu nhập bình quân đầu người dưới 1.000 USD/năm (hơn 22 triệu đồng/năm), nghĩa là dưới 3 USD/ngày (dưới 68.000 đồng/ngày). Có thể kể đến như: Venezuela, Triều Tiên, Cộng hòa Congo, Mozambique, Zimbabwe, Ethiopia, Afghanistan, Myanmar, Gambia…
Tất cả các quốc gia, dù ít hay nhiều đều đang trên con đường phát triển. Nhưng tại các quốc gia nghèo thì việc này diễn ra vô cùng chậm chạp.
Nếu Zimbabwe tiếp tục duy trì tốc độ phát triển như hiện nay, quốc gia này sẽ đủ tiêu chuẩn là một nước giàu trong 2.722 năm nữa.
Điều chúng ta muốn tìm hiểu là tại sao một số quốc gia phát triển, trong khi số khác thì lạc hậu.

Tham nhũng là nguồn gốc của quốc gia nghèo nàn

Theo The School of Life Chanel, nhân tố ảnh hưởng quan trọng và chi phối lớn nhất đến mức độ giàu có của một quốc gia là “thể chế”. Những nước giàu thường có một thể chế tốt, trong khi các nước nghèo có một thể chế tồi.
Đáng chú ý, sự nghèo nàn và tham nhũng có tương quan và ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau. Những nước giàu nhất trên thế giới cũng là những nước tham nhũng ít nhất, và những nước tham nhũng nhất cũng là những quốc gia nghèo nàn nhất.
Khi các quốc gia có tham nhũng, họ không thể thu đủ thuế để xây dựng một thể chế vững mạnh nhằm thoát khỏi cái bẫy của sự nghèo nàn.
Theo thống kê, một nửa của cải tại 20 quốc gia nghèo nhất thế giới đều nằm ở các tài khoản ngân hàng tại nước ngoài. Tổng thu nhập bị hao hụt ở các nước này lên đến 10 – 20 tỷ USD một năm. Người dân ở nước nghèo không được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt, hệ thống giáo dục hiện đại và cơ sở hạ tầng phát triển.
Một cách hiểu đơn giản hơn về tham nhũng chính là tư duy bè phái. Giả sử bạn thuê một người nào đó để làm việc. Ở các đất nước giàu có, điều bạn cần làm đơn giản là dựa trên phẩm chất và năng lực, các cuộc phỏng vấn với nhiều ứng viên và sau đó chọn ra người giỏi nhất mà không lưu tâm đến bất kỳ mối quan hệ cá nhân nào.
Nhưng ở các nước nghèo, dưới sự ảnh hưởng của tư duy bè phái, cách tiếp cận bị sai lạc đi.
Nhiệm vụ của bạn là phải loại đi những ứng viên giỏi nhất để chọn những người cùng phe như chú bác bạn, anh em, họ hàng bạn và những người có mối quen biết hay cùng lý tưởng với bạn. Kết quả là, các nước nghèo không chọn ra được những người thông minh và tài giỏi.

tham nhung
Tham nhũng là nguồn gốc của quốc gia nghèo nàn. (Ảnh: Shutterstock)

Giàu tài nguyên thiên nhiên chưa hẳn đã giàu có

Một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng thể chế tồi cũng không khiến nó thịnh vượng.
Những tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, kim loại quý có thể là vấn đề thực sự. Các nước nghèo thường có xu hướng xem chúng là quân át chủ bài. Những tài nguyên thiên nhiên này được các nhà kinh tế gọi là “hiệu ứng khuếch đại”. Chúng sẽ giúp một quốc gia với thể chế tốt giàu có hơn, nhưng với một thể chế tồi thì thậm chí nó làm quốc gia đó nghèo hơn. Điều này được gọi là “bẫy tài nguyên”.
Điển hình, nước Cộng hòa dân chủ Congo là một trong những nước có trữ lượng quặng lớn nhất thế giới và nắm giữ hầu hết trữ lượng quặng Coltan của thế giới, một kim loại quan trọng dùng trong ngành sản xuất điện thoại di động. Nhưng nguồn tài nguyên thiên nhiên này chỉ giúp tầng lớp chóp bu kiếm tiền mà không cần sự cộng tác của toàn xã hội.
Ví dụ, nếu cách duy nhất để trở nên giàu có là kết hợp cả công nghệ và máy móc, bạn sẽ cần sự góp sức của toàn xã hội. Nhưng nếu bạn chỉ cần tách quặng, bạn có thể làm với một lực lượng lao động ít ỏi, súng ống và một đường băng đủ dài để vận chuyển tài nguyên ra nước ngoài. Sự giàu có từ quặng Coltan giúp phiến quân Congo trang bị súng ống và khiến tham nhũng xảy ra tại mọi tầng lớp xã hội.
Có nhiều giả thuyết cho rằng mức độ giàu có của một quốc gia phụ thuộc vào vị trí địa lý hay tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh điều hoàn toàn ngược lại.
Đơn cử, trữ lượng dầu của Venezuela cao gấp 12 lần Qatar, nhưng Qatar lại rất giàu có trong khi người dân Venezuela đói nghèo và phải vật lộn để kiếm sống hàng ngày.
Hay Triều Tiên và Hàn Quốc, hai quốc gia tương đồng về văn hóa, địa lý và tài nguyên thiên nhiên. Nhưng thu nhập người dân Hàn Quốc cao gấp 10 lần thu nhập người dân Triều Tiên. Hay sự khác biệt lớn về mức sống và dân trí giữa người Trung Hoa Đại Lục và người Hoa tại Singapore.
Một ví dụ khác dễ nhận thấy hơn, người Việt Nam có nhiều cơ hội thành công hơn khi ra nước ngoài, chứ không phải ngay tại Việt Nam.
Điểm chung của những khác biệt ở các quốc gia nói trên là gì? Đó chính là thể chế đằng sau của quốc gia đó. Chìa khóa của sự thịnh vượng không nằm ở tài nguyên thiên nhiên hay địa lý thuận lợi, mà là ở các chính sách từ chính phủ, và mức độ tự do kinh tế của người dân. Hầu hết của cải của một quốc gia giàu có đều tỷ lệ thuận với mức độ tự do kinh tế của nó.
Theo nhà kinh tế học Adam Smith, mấu chốt của sự khác biệt giữa quốc gia giàu có và quốc gia nghèo nàn rất đơn giản. Đó là tự do kinh tế.
“Điều kiện tiên quyết để đưa một quốc gia từ mức độ man rợ thấp nhất đến phồn thịnh cao nhất là không gì khác ngoài hòa bình, thuế khóa vừa phải, và một chính quyền tôn trọng công lý: mọi điều còn lại là do quá trình tự nhiên của sự vật đem tới”theo Adam Smith.
Và một quốc gia có tự do kinh tế chỉ khi nó được vận hành bởi một thể chế tốt, tôn trọng quyền công dân, biết lắng nghe và sửa sai khi cần thiết. Trong trường hợp này, Mỹ là một ví dụ điển hình.
Trước khi tin tưởng vào thị trường tự do, người dân Mỹ đã đặt niềm tin vào chính phủ để đưa ra những quyết định thương mại quan trọng. Hay nói cách khác, chỉ sau khi chính phủ liên tục thất bại trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và những doanh nghiệp tư nhân lại thành công, lúc đó nước Mỹ mới bắt đầu phát triển một đế chế kinh tế không thể lật đổ và trở thành quốc gia có nền kinh tế thịnh vượng bậc nhất thế giới như ngày nay.
Tổng hợp từ theschoolof life.com,…
Chân Hồ/TrithucVN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Con đường tơ lụa mới: Trung Quốc tham vọng đi tới “trái tim” châu Âu nhờ xứ sở thần thoại



Con đường tơ lụa mới: Trung Quốc tham vọng đi tới "trái tim" châu Âu nhờ xứ sở thần thoại
Cảng Piraeus (Hy Lạp) là một trong những hải cảng lớn nhất châu Âu. Ảnh: seatrade-cruise
Theo SCMP, dự án Con đường tơ lụa của Trung Quốc sẽ giúp hai nền văn minh cổ của thế giới sẽ một lần nữa được kết nối với nhau.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP- Hồng Kông) cho biết, trong vài tuần qua tham vọng xây dựng Con đường tơ lụa mới trải rộng Á Âu của Trung Quốc đã bị phản đối khi Pakistan, Myanmar và Nepal hủy bỏ nhiều dự án cơ sở hạ tầng do Bắc Kinh tài trợ.
Tuy nhiên, Hy Lạp – một quốc gia vùng Balkan, nổi tiếng với mệnh danh xứ sở thần thoại lại đang chào đón dự án này.
Đại sứ Hy Lạp tại Bắc Kinh Leonidas Rokanas cho biết, quốc gia này hy vọng sẽ biến hải cảng lâu đời – Piraeus thành cửa ngõ cho mạng lưới đường sắt và đường bộ quy mô lớn giúp Trung Quốc tiếp cận trung tâm Châu Âu.
Theo ông Rokanas, Hy Lạp, nơi từng là một đầu mối quan trọng trong Con đường Tơ lụa cũ, sẽ một lần nữa là trung tâm giao thương giữa châu Á, châu Âu và châu Phi.
Trung Quốc có cơ hội đi vào “trái tim” châu Âu
Rokanas nói: “Piraeus sẽ trở thành đầu mối quan trọng cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào Nam, Đông và Trung Âu. Theo như lối nói ẩn dụ của người Trung Quốc, Piraeus sẽ giữ vai trò như “đầu rồng” cho tuyến đường biển – đất liền, dẫn vào trái tim của châu Âu qua Hy Lạp”.
Năm ngoái, doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc COSCO Shipping đã thành công mua lại 51% cổ phần của cảng Piraeus, một trong những cảng lớn nhất tại châu Âu.
Đại sứ Hy Lạp tại Bắc Kinh nói về Vành đai và con đường
Ông Rokanas cho biết, đối với phía Hy Lạp, thương vụ trên có vai trò quan trong cho sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng nợ công bắt đầu năm 2009 và tàn phá nền kinh tế quốc gia này. Hải cảng Piraeus đã mở cửa đón hàng loạt đầu tư các công ty Trung Quốc với giá trị hợp đồng ước tính lên tới1,6 tỷ USD.
Về phía Trung Quốc, thương vụ trên như một “mảnh ghép” quan trọng trong “bức tranh toàn cảnh” của Sáng kiến Vành đai và Con đường khi 50% GDP Trung Quốc và khoảng 90% giá trị xuất nhập khẩu ngoài khu vực của Châu Âu phụ thuộc vào vận tải.
Tuyến giao thông trên đất liền và biển nối Đông Nam và Trung Âu với Trung Quốc qua cảng Piraeus… sẽ nâng cao vị thế của Piraeus”, Đại sứ Hy Lạp nói.
Ngoài ra, tại Diễn đàn Vành đai và Con đường tại Bắc Kinh vào tháng 5/2016, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã thể hiện ý định nâng cấp tuyến đường sắt nối giữa Piraeus và thủ đô Belgrade của Serbia.
Đến tháng 9 cùng năm, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận xây dựng tuyến đường sắt cao tốc có tên gọi “Sea2Sea” với Bulgaria, nối ba cảng tại Hy Lạp – Thessaloniki, Kavala, Alexandroupolis với ba cảng của Bulgaria – Burgas và Varna tại Biển Đen, Ruse tại sông Danube – con sông dài thứ hai châu Âu.
Trung Quốc cũng đang có kế hoạch đầu tư vào một trong những dự án bất động sản lớn nhất châu Âu nhằm biến một khu sân bay bị bỏ hoang thành hệ thống resort ven biển quy mô nhất khu vực.
Dự án trị giá 8 tỷ euro (khoảng 9,5 tỷ USD) đầu tư vào sân bay Hellenikon, một phần quan trọng trong gói cứu trợ quốc tế cho Hy Lạp được các nhà đầu tư và các nước chủ nợ giám sát chặt chẽ.
Dự án Hellenikon thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể mang tính quyết định với tăng trưởng chung của Hy Lạp”, ông Rokanas cho hay, một Tổ chức Nghiên cứu Kinh tế và Công nghiệp đã dự đoán, tính đến ngày hoàn thành, dự án trên sẽ đóng góp 2,4% vào GDP của Hy Lạp.
Chương trình được cho sẽ giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp tại Hy Lạp – nơi mà chỉ số này cao nhất trong khu vực đồng euro, Hellenikon cần 10.000 nhân công mới trong quá trình xây dựng và 75.000 nhân công mới trong thời gian hoạt động ban đầu.
Nhưng những bước phát triển kinh tế của Trung Quốc tại đây lại làm dấy lên lo ngại về đòn bẩy chính trị của gã khổng lồ Đông Á tại khu vực. Thậm chí, một số ý kiến lo sợ rằng, EU có thể sẽ bị chia rẽ.
Nhưng ông Rokanas khẳng định, những dự án mang tính kết nối như Vành đai và Con đường có thể giúp các nước EU đoàn kết hơn là chia rẽ.
Ông này nói: “Chúng tôi không cho rằng sự phát triển này xung đột với những mối quan hệ hiện tại; trái lại, nó có thể hỗ trợ và tăng cường những mối quan hệ đó, trong đó có quan hệ tam giác giữa Hy Lạp với EU và Trung Quốc”.
Shoha
Phần nhận xét hiển thị trên trang

NGUYỄN VIỆT THANH - MỘT GÃ BỆNH HOẠN


Hoàng Dũng - Chuyện là anh Chương - 1 chủ tiệm sim ở Cần Thơ bị tay Nguyễn Việt Thanh - Chánh thanh tra Sở Thông tin Truyền thông mời lên làm việc chỉ vì đăng tin về cổng đèn đường, có thể hiểu là ám chỉ dàn đèn giống hình quần lót phụ nữ. 
Theo số phone và fb của tay Thanh này, người ta mới ồ lên độ bệnh hoạn của hắn. Thì ra khi fb & đầu óc của hắn đầy rẫy những hình ảnh kích dục bệnh hoạn thì Thanh nghĩ ai cũng bậy bạ như Thanh cả. Tôi không bất ngờ với đám làm Văn hoá - Truyền thông này vì đã bất ngờ 10 năm nay rồi. Nhường sự bất ngờ dành cho quý vị. Hãy vào photos của fb Thanh để thấy: https://www.facebook.com/vietthanh.nguyen.3344


Và đây là Nguyễn Việt Thanh.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cần Thơ: Chánh thanh tra sở 4T lệch lạc


FB Chương May Mắn - Gửi ông: Chánh thanh tra Sở TTTT TP Cần Thơ Nguyễn Việt Thanh. Xin hỏi ông tôi đăng cái nội dung này nó có gì là “đăng thông tin sai lệch”? Nếu ông vào đây nói rõ nó sai chổ nào hợp lý tôi sẽ điều chỉnh. Mà nói thiệt chứ cái gì mà liên quan tới công quyền mà người dân đăng đúng chính xác không chừng toàn là chuyện thối không chịu nỗi luôn đó ông!

Hễ tôi ghét rồi thì có làm cái gì cũng thấy xấu hết, xấu nhất là để cây búa và cái lưỡi hái ở ngay trên giữa trung tâm á. Còn tôi mà thương rồi thì cục shit tôi cũng nói thơm nữa. Mà tôi yêu ghét, khen chê là do nhân sinh quan của tui chứ mắc cái gì ông có cái quyền can thiệp hay sao?


Làm văn hoá thì hành xử cho nó văn hoá xíu, chứ lom côm mà đụng tới tui thì toàn cái mạng xã hội nó biết hết á. Mấy ông thì cũng có nhiệm kỳ thôi, lên voi xuống chó mấy hồi đừng có cửa quyền nghe hôn?! Mấy ông muốn thì đến đây gặp tôi mà nói chuyện, có sẵn mấy cái camera quan sát nó ghi hình ghi âm lại luôn nè cho nó khách quan dân chủ nhé mấy đầy tớ của dân, chứ không có cái kiểu gác công ăn việc làm đi gặp mấy ông đâu nghe chưa?!
P/s: nơi nhận có Phòng TTBCXB và PA83 là ccc gì mà liên quan ở đây vại???


Phần nhận xét hiển thị trên trang

THẾ TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN & ÔNG THĂNG, ÔNG THỰC, ÔNG ĐỨC & CHIẾC GHẾ NÓNG CỦA THỦ TƯỚNG

1. ANH HÙNG MẶT MỐC.


Các quy định về xây dựng quá rắc rối, nhiều thủ tục mà nếu tuân thủ hoàn toàn thì không thể nào triển khai được. Ví dụ, qui định là phải có thiết kế được phê duyệt, rồi mới làm dự toán, sau khi có dự toán được phê duyệt thì mới tổ chức đấu thầu xây dựng và mua vật tư. Thời gian làm tất cả những công việc này có thể kéo dài vài năm, mất hết tính thời sự trong kinh doanh. Đấy là chưa nói, dự toán vừa làm xong đã lạc hậu, phải làm lại và phê duyệt lại. Nếu lãnh đạo là những người quá thận trọng thì sẽ chẳng bao giờ làm được việc gì. Cho nên những người coi trời bằng vung như Đinh La Thăng nhiều khi lại là người được việc. Nhiều công trình dầu khí hay giao thông đã được thi công nhanh chóng, theo lối vừa thiết kế vừa tổ chức mua vật tư và chỉ định thầu. Vì vậy mà có người coi Đinh La Thăng là anh hùng. Nhưng đương nhiên, chỉ định thầu hay nhiều hành động “né” thủ tục khác cũng mang lại cho những người trong cuộc cả núi tiền, vì vậy, khi sự việc bị khui ra thì người ta lại nhao nhao lên trước bộ mặt “mốc” của họ. Tôi chẳng ưa gì anh Tố Hữu, nhưng trường hợp này anh ấy nói đúng:

Bạn ơi nguồn thảm sầu kia bởi
Số phận hay do chế độ này?

Dự toán tất cả các công trình xây dựng đều sai, nhất là ở phần nhân công, lương công nhân trong dự toán chỉ bằng 1 phần 3, thậm chí 1 phần 4 lương thực tế mà nhà thầu phải trả cho người lao động. Lương thấp như thế là do định mức thấp mà cũng có thể là do trượt giá. Không lẽ tháng nào cũng làm lại định mức? Có 4 giải pháp: gian dối về khối lượng, gian dối về vật tư, gian dối về công lao động, còn công nhân thì ăn cắp vật tư khi có điều kiện. Tất cả những người tham gia công trình xây dựng đều biết và đều nhắm mắt là ngơ. Đấy là lí do vì sao có những con đường vừa bàn giao đã vênh vỏ đỗ, đã đầy ổ trâu ổ voi; những cây cầu chưa có người đi đã sập, những cọc xi măng cốt tre..v.v.. Nếu để cho các quan chức nghiêm khắc như ở nước Đức điều tra các công trình xây dựng thì có lẽ gần như tất cả những người tham gia xây dựng đều bị bắt hết. Tất nhiên là dự toán có đúng đi nữa thì nhà thầu có thể vẫn gian dối, vẫn thông đồng với bên giám sát thi công để ăn gian. Nhưng buộc người ta phải gian dối, phải ăn cắp ngay từ đầu thì mới sống được lại là chuyện khác.

Méo mó về nhận thức và suy đồi về đạo đức hiện diện khắp nơi, thấm vào mọi tế bào của xã hội. Các anh hùng “mặt mốc” cũng hiện diện khắp nơi, chỉ là anh nào đã bị lộ, anh nào chưa bị lộ mà thôi.

Có đất nào như đất ấy không?


2. BIỆN CHỨNG PHÁP VỀ #

Như đã nói, những quy định rắc rối thậm chí là bất khả thi ngay từ đầu dẫn đến sự kiện là muốn làm bất cứ việc gì đều phải vi phạm pháp luật. Luôn luôn phạm luật, chỉ là mức độ. Cho nên hồi ông Đinh La Thăng mới chuyển sang dầu khí, trước cơ quan cũ của mình xuất hiện khẩu hiệu to đùng, đại loại: Đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Mà đổi mới sáng tạo với cố ý làm trái các quy định của nhà nước chỉ là một bước cực kì nhỏ. Và ngày 20 tháng 12 năm 2017, ông Đinh La Thăng đã bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Ông # không phải là người đầu tiên và chắc chắn không phải là người cuối cùng mắc tội này.

Chính nỗi ám ảnh về việc phải quản lý tất cả mọi người và mọi việc, mà không quản lý được thì cấm – trong khi cuộc sống cần tự do, cuộc sống là trật tự tự phát, dường như được sắp đặt bởi bàn tay vô hình - của những người cộng sản đã gây ra thảm họa cho nhân dân và là cái bẫy vô cùng hiệu quả để bẫy chính họ.

Thế kỉ trước, ở Vĩnh Phú, ông Kim Ngọc chỉ vì thương dân và muốn kinh tế phát triển đã nghĩ ra khoán sản phẩm, thực chất là chia ruộng cho nông dân. Ông bị những kẻ giáo điều cách chức, phải sau khi chết mới được minh oan.
Cuốn sách Kiên quyết sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, đưa phong trào hợp tác hóa nông nghiệp tiến lên của Trường Chinh là hồi chuông báo tử sự nghiệp chính trị của Kim Ngọc.

Ông Võ Văn Kiệt và những người xung quanh ông phải “xé rào”, mang gạo miền Tây về cứu đói dân Sài Gòn. May là lúc đó tình thế đã không cho người ta làm khác. Ông Kiệt trở thành người có công.

Đinh La Thăng và những người lãnh đạo ngành dầu khí đang bị truy tố không phải là Kim Ngọc hay Võ Văn Kiệt. Tôi không có ý so sánh họ với nhau. Nhưng hoàn cảnh buộc họ phải hành động thì cũng như nhau: Vi phạm cơ chế do chính tổ chức của mình đặt ra. Họ là nạn nhân của cơ chế phi lý và phi nhân.

Những người bị tù tội, bị đọa đầy, có thể không nhiều, nhưng tất cả những người nằm trong cơ chế này đều trở thành nạn nhân của nó: Méo mó về nhận thức và suy đồi về đạo đức. Méo mó và suy đồi đến mức, lúc này, khi nằm trên sàn xi măng lạnh giá, Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh có thể vẫn nghĩ rằng mình đã đi “nhầm cửa” chứ không biết rằng, trong khi hàng triệu trẻ em, trong những ngày gía rét này không có áo ấm để mặc, nói gì đến cơm thịt và sữa, mà mình ăn cắp của dân hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu USD là trái với bản chất của con người, là tự hạ thấp nhân phẩm của mình, là đưa mình xuống ngang hàng với súc vật. Đấy là theo Karl Marx, ông tổ của chủ nghĩa cộng sản: “Chỉ có súc vật mới có thể quay lưng lại nỗi đau của đồng loại mà chăm lo riêng cho bộ lông của mình!” Chỉ có những người đã thoát ra khỏi hệ thống và có ý thức phản tỉnh nhận thức được vực thẳm đạo đức mà hệ thống này đã tạo ra.

Vì vậy, nói về # là không chỉ nói về # mà phải nói về cơ chế đã sinh ra #, nói về cơ chế đã sinh ra # là không chỉ nói về cơ chế đã sinh ra # mà phải nói về lý thuyết đã sinh ra cơ chế sinh ra #. Nói về lý thuyết đã sinh ra cơ chế sinh ra # là không chỉ nói về lý thuyết đã sinh ra cơ chế sinh ra # mà phải nói về những kẻ đã mang mớ lý thuyết nhảm nhí đó về Việt Nam; nói về những kẻ đã mang mớ lý thuyết nhảm nhí đó về Việt Nam là không chỉ nói về những kẻ đã mang mớ lý thuyết nhảm nhí đó về Việt Nam mà phải nói về những kẻ quyết tâm bảo vệ mớ lý thuyết và cơ chế đó để hàng ngày hàng giờ sinh ra những kẻ như #; nói về Đinh La Thăng là không chỉ nói về # mà phải nói... Cứ thế tiếp tục, bao giờ hết hơi thì thôi. Nói như thế mới đúng biện chứng pháp. Và mới nên nói!

3. NHỮNG KẺ GIỮA ĐƯỜNG ĐỨT GÁNH hay MẤY NHỜI VỚI CỤ ĐINH ĐỨC THIỆN.

Thưa cụ,
Cụ Đinh Đức Thiện (1913-1983)

Hồi mới vào đại học, kẻ hậu sinh đã từng nghe mấy anh lớn tuổi hơn trầm trồ: Ông Đinh Đức Thiện khiếp lắm, ở công trường xây dựng nhà máy gang thép Thái Nguyên ông ấy tước bằng kĩ sư của một người đấy... Sau này, hồi những năm 1970-1980 lại nghe đồn có lần cụ Thiện bảo: Đảng cũng là tao, chính phủ cũng là tao... Tất nhiên đây chỉ là những lời đồn, không có bằng chứng gì. Nhưng nó thể hiện não trạng chung của quan và dân lúc đó: quan thì độc đoán, dân thì sợ và phục những người độc đoán.

Thưa cụ,
Kẻ hậu sinh này tin rằng người chỉ huy tuyến đường Trường Sơn có thể cần phải quyết liệt, thậm chí độc đoán vì chỉ cần chậm vài phút, chỉ cần một người chần chừ là cả đoàn xe, đoàn người có thể bị B52 rải thảm chết hết.

Thời chiến cần cái lý, cái cơ chế của thời chiến, nhưng thời bình lại cần cái lý, cái cơ chế của thời bình.

Chắc ở nơi xa xôi kia cụ không thể nào ngờ được rằng cơ chế thời chiến, một người là vua hay một nhóm ít người là vua tập thể do chính cụ và các đồng sự của cụ tạo ra, có ngày sẽ buộc con cụ, ông Phan Đình Đức và khá nhiều đồng liêu của ông, phải nằm dưới sàn xi măng lạnh lẽo trong những ngày mùa đông rất rét này.

Thưa cụ,
Kẻ hậu sinh có biết ông Phùng Đình Thực. Kẻ hậu sinh cho rằng với cơ chế khác, ông Phùng Đình Thực có thể trở thành một chuyên gia có tài, có thể tự hào mà ngẩng cao đầu với thiên hạ chứ không phải cúi gằm mặt trước các cơ quan chấp pháp như hiện nay. Kẻ hậu sinh cũng đã làm việc cùng chị Phan Thu Lương, con gái cả của cụ suốt 10 năm trời. Cảm giác không thể quên: đấy là một người tử tế. Và kẻ hậu sinh tin rằng ông Phan Đình Đức, con trai út của cụ, cũng là người tử tế như chị gái của mình. Và đấy là một trong những lý do thúc giục kẻ hậu sinh viết những dòng này. Nhìn những con chữ xuất hiện trên màn hình mà lòng rưng rưng như thể chính em trai mình tối nay phải nằm trên sàn xi măng lạnh lẽo vậy. Tiếc lắm thay! Ông Đinh La Thăng, cấp trên của cả hai người cũng cùng chung số phận. Khi đứng trước Ban kiểm tra Trung ương ông Đinh La Thăng đã nói: “Giá mà các đồng chí kiểm tra phát hiện sớm thì hậu quả không nặng nề và đúng như vậy”.

Thưa cụ,
Các nhà lập quốc Mỹ đã biết tất cả những chuyện đó ngay từ đầu, họ biết rằng con người có nhiều điểm yếu, nhiều khiếm khuyết, cho nên họ chia quyền lực ra thành 3 nhánh, có nhiệm vụ đối trọng và kiểm soát lẫn nhau, để không ai có thể lạm quyền. Ngoài ra, còn có tự do báo chí, để báo chí “phát hiện sớm” như ông Thăng, sau khi đứt gánh, đã nói.

Khi còn chức còn quyền, chắc chắn là ông Thăng, ông Đức, con cụ, không muốn người ta “soi mói” quyền lực và việc làm của mình. Nhưng họ đâu có ngờ rằng một ngày nào đó họ sẽ đứt gánh và phải ôm hận.

Giấy ngắn tình dài, kẻ hậu sinh tin rằng ở nơi xa xôi kia cụ thể tất cho sự đường đột này và phù hộ cho những người đang muốn đưa cái cơ chế lỗi thời về đúng chỗ của nó: đống rác của lịch sử.

Quá khứ có thể rất hào hùng, nhưng không thể để bóng đen chết chóc của nó bao phủ mãi lên hiện tại và tương lai. Có như thế thì những người sau ông Thăng, ông Thực, ông Đức... mới khỏi ôm hận.

Kính chúc cụ được mãi mãi phiêu du vùng cực lạc!

Nam Mô A Di Đà Phật!

4. CHIẾC GHẾ NÓNG CỦA THỦ TƯỚNG.

A. Người có quyền thì dễ lạm quyền, người cầm tiền của người khác thì dễ tiêu liều. Đấy là quy luật, ít người tránh được. Vì vậy mà ở các nước tiên tiến, trong lĩnh vực chính, trị người ta lập ra tam quyền phân lập, tức là ba nhánh quyền lực có tác dụng cân bằng và đối trọng lẫn nhau; còn trong lĩnh vực kinh tế thì người ta cho rằng nhà nước sở hữu và can thiệp vào kinh tế càng ít càng tốt.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Còn trong những nước theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, như nước ta, với kinh tế nhà nước làm chủ đạo, nhà nước nắm rất nhiều phương tiện sản xuất. Cần phải quản lý rất chặt chẽ. Chỉ cần buông lỏng một chút thôi là những người nắm quyền trong những cơ sở sản xuất này liền “vung tay quá trán”. Phạm Thanh Bình ở Vinashin chỉ trong vài năm đã đưa 4 tỷ USD về với cát bụi là ví dụ điển hình. Ở những nơi khác người ta khai khống giá thiết bị lên hàng chục, hàng trăm thậm chí cả ngàn lần hay mua thiết bị giá hàng chục triệu USD về để bán sắt vụng… Ví dụ thì nhiều vô cùng, thiết nghĩ chẳng cần kể thêm.

Nhưng, trong trong thời đại toàn cầu hóa này, với chỉ một cú click “chuột” đã có hàng trăm ngàn, thậm chí hàng chục triệu USD được chuyển từ người này sang người khác, từ nước này sang nước khác, từ châu lục này sang châu lục khác; quản lý chặt chẽ quá, nhất cử nhất động đều phải thông qua hội đồng quản trị, thông qua đảng ủy… thậm chí phải thỉnh thị cấp trên, đồng nghĩa với đánh mất cơ hội kinh doanh.

Đấy là lý do vì sao tất cả các “quả đấm thép” của nền kinh tế chỉ làm được mỗi một việc là đấm thủng ngân sách và đấm vỡ mặt các bà nông dân, các ông ngư dân nghèo trên khắp cả nước. Nghe đồn rằng tổng số nợ của nhà nước hiện nay là 400 tỷ USD, tức 200% GDP, tức mỗi người dân, từ em bé mới chào đời đến cụ già đang hấp hối, đều nợ ai đó 100 triệu đồng

Có thể kết luận: Chính sách kinh tế nhà nước là chủ đạo và nói rộng ra hơn, kinh tế xã hội chủ nghĩa đã phá sản hoàn toàn.

B. Như đã nói, những quy định rắc rối thậm chí là bất khả thi ngay từ đầu đã dẫn đến sự kiện là muốn làm bất cứ việc gì đều phải vi phạm pháp luật. Luôn luôn phạm luật, chỉ là mức độ. Nay, với chiến dịch nhóm lò, đốt cả củi khô lẫn củi tươi của bác Cả Trọng bừng bừng khí thế như vậy, ai còn dám làm việc để bị quy kết là mắc tội vi phạm pháp luật? Xin mời những người không tin chuyện này tới PVN hay các công ty thành viên của nó để tìm hiểu.

Án binh bất động hay gần như án binh bất động tức là không có sản phẩm, cũng tức là không có có tiền. Doanh nghiệp không có tiền thì ngân sách nhà nước thất thu. Thủ tướng Phúc chắc là phải đi vay những khoản nợ mới để trả lãi cho các món mợ cũ.

Đấy là lí do vì sao lại nói nói rằng thủ tướng đang ngồi trên ghế nóng.

Nợ nần chồng chất, sản xuất đình đốn, không thể vay thêm, vì, như người ta vẫn nói: “trông giỏ bỏ thóc”.

Thêm nữa, kinh tế đình đốn thì xã hội bất an, trộm cướp sẽ nhiều, tức là phải chi thêm nhiều tiền cho lực lượng bảo vệ an ninh.

Tiền đã ít mà lại phải chi nhiều hơn trước. Nói “thủ tướng đang nguồi trên ghế nóng” có lẽ là còn nhẹ.

Người ta cũng nói, sụp đổ kinh tế có thể dẫn tới sụp đổ… Nhưng thôi, kẻo mắc tội làm lộ bí mật quốc gia.

HẾT.


Phần nhận xét hiển thị trên trang