Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

Đồng chí này con cháu của đồng chí nào?

"Cộng Sản tới nay vẫn chủ trương hồng hơn chuyên trong việc dùng người. Họ duy ý chí khi cho rằng chỉ cần lý lịch tốt là được, chuyên môn sẽ đào tạo dần dần. Bao nhiêu hệ luỵ khiến đất nước mạt vận như giờ cũng là do từ đó mà ra. Người giỏi họ bỏ đi vì không cam tâm để cho những thằng ngu sai khiến. Chỉ còn lại lũ bất tài vô dụng, chịu nhục nịnh nọt để kiếm ăn thành ra làm đâu lỗ đó".

FB Trương Quang Thi - Bí thư của một tỉnh miền núi thì biết gì về chuyện sản xuất kinh doanh mà giao cho cái tập đoàn hàng trăm ngàn tỉ? Không khéo nay mai lại phá thêm một mớ, bản thân hắn rồi lại đi tù, con cái lại không ngóc đầu lên được vì cuộc chiến phe nhóm trong đảng phái. Câu hỏi đặt ra là đồng chí này con cháu của đồng chí nào?

Hồi trước mới đi làm có một tay chỉ huy trưởng công trường là dân ngoại đạo trong nghề xây dựng. Lúc ấy nghe đâu ông ta là thầy giáo trường đảng của Pleyku, khi Kon Tum tách ra khỏi Gia Lai, cũng là con ông cháu cha nên được cơ cấu về công ty xây lắp tỉnh mới. Mục tiêu là sẽ sắp xếp lên nhưng bước đầu là ra chỉ chỏ ở công trường.
Anh em kỹ thuật thì biết nhưng chỉ im lặng vì ông ta là dạng bề trên. Chỉ có mấy chú công nhân thì họ chẳng có gì để mất nên thường nói thẳng.



Một lần đang lắp thép, ông ta cũng làm bộ thị uy, la hét công nhân là phải thế này ghế nọ. 

Một ông thợ già thấy chướng nên đứng lên chửi: Đu me! Mầy biết ccc gì mà lên đây chỉ chỏ? Đéo biết gì về điện đòi đi tháo công tơ, nó giựt cho chết mẹ bây giờ.
Ông ta điên tiết đuổi ông thợ già nghỉ ngay lập tức. 

Ông già nói: Mầy khỏi đuổi, để tao tự nghỉ. Làm zới mầy có ngày sập nhà đi tù chớ báu gì?
Đám kỹ thuật tụi mình lúc đó còn non xanh, cứ tiếc mãi ông già vì ổng rất giỏi trong nghề làm thép. 

Sau mình cũng nghỉ, tới mê ba thì cái công trình đó sập lúc đang đổ bê tông vì chống yếu, may mà không có chết người. Tay chỉ huy trưởng được điều về sở làm ở văn phòng. Mình hú vía nhờ nghe theo lời ông thợ nên không liên quan, vài thằng bạn dính chưởng sau vụ này. 

Từ đó đám xây dựng hay có câu: Đéo biết gì về điện mà đòi đi tháo công tơ.

Cộng Sản tới nay vẫn chủ trương hồng hơn chuyên trong việc dùng người. Họ duy ý chí khi cho rằng chỉ cần lý lịch tốt là được, chuyên môn sẽ đào tạo dần dần. Bao nhiêu hệ luỵ khiến đất nước mạt vận như giờ cũng là do từ đó mà ra. Người giỏi họ bỏ đi vì không cam tâm để cho những thằng ngu sai khiến. Chỉ còn lại lũ bất tài vô dụng, chịu nhục nịnh nọt để kiếm ăn thành ra làm đâu lỗ đó.

Bí thư của một tỉnh miền núi thì biết gì về chuyện sản xuất kinh doanh mà giao cho cái tập đoàn hàng trăm ngàn tỉ? Không khéo nay mai lại phá thêm một mớ, bản thân hắn rồi lại đi tù, con cái lại không ngóc đầu lên được vì cuộc chiến phe nhóm trong đảng phái. 

Câu hỏi đặt ra là đồng chí này con cháu của đồng chí nào?
Đỗ Ngà Cứ cao cấp chính trị là cái gì cũng làm nhưng chẳng làm được cái gì cả ngoài phá.
Quản lý
Dinh Nguyen Dường như đây lâ căn bệnh nan y khó chữa của CS ...???
Dốt đặc cán mai nhưng vẫn làm lãnh đạo...
Chúng chính là những kẻ góp bàn tay phá nát đất nước này
Quản lý
Trả lời3h
Tuan Truong Tay làm sao phá nát được? Phá cỡ chúng nó phải bằng các loại cơ giới hạng nặng bạn ơi!
Quản lý
Trả lời1h
Dung Anh Bớ loàng,reng ngó giống giống Đoà Nẽng hay Quảng Nôm quê tui quá tời ơi.
Quản lý
Trả lời3h
Luong Thien Ở các nước bình thường, các công ty bình thường muốn lên giám đốc, chủ tịch HĐQT thì phải làm hàng chục năm ở công ty đấy từ vị trí nhỏ nhất là đi phát tờ rơi quảng cáo cho công ty. Mấy thằng cha này làm 5 năm rồi lại phá bung bét cái tập đoàn khoan dầu lên rồi đổ bỏ vào các dự án khác hoặc đổ tiền cho các đại ca đi mua chức.
Quản lý
Trả lời3h
Thien Nguyen Huu Chỉ hút dầu lên rồi đem bán, ăn chia nhau. Tài nguyên của đất nước mà người dân đéo được gì. Lũ súc vật CS cướp là giỏi. Ai cũng làm được dễ ẹt
Quản lý
Trả lời2h
Dũng Lý “Con vua thì được làm vua...”
Câu ca dao muôn thuở vẫn luôn đúng ở VN này.
Quản lý
Trả lời2h
Trang Tran Nghe nói ông ta là cháu Nguyễn Sinh Hùng. COCC cả. Nhìn mặt là thấy quan tham rồi.
Quản lý
Trả lời2h
Viet Quoc Thập niên 70, dù còn chiến tranh ác liệt, tin VN có dầu hỏa làm nức lòng người dân, vì đó là một lợi thế rất lớn về kinh tế.
Nhưng chỉ vài năm sau đó, CS chiếm toàn bộ đất nước, dầu hỏa tiếp tục được hút lên suốt 40 năm mà người dân không hề biết nó chảy về đâu.

Nay thì lợi thế này đã cạn kiệt rồi, mà dân VN vẫn đi ăn mày và làm điếm khắp nơi. Ôi dầu hỏa.
Quản lý
Trả lời2h
Tuan Truong Chúng nó bán non ngoài biển khi vừa hút lên lấy tiền tươi chia nhau làm gì còn giọt nào tới dân!
Quản lý
Trả lời1h
Lien Nguyen Thằng nào cũng mặt bóng mỡ. Ăn không biết dừng!
Quản lý
Trả lời2h
Chinh Pham Rồi tương lai thằng này cũng như bác # thôi. Toàn thằng ngu vẫn thích vỗ ngực, đảng bảo tao làm.
Quản lý
Trả lời2h
Nguyen Khoa Đúng thật đó bạn !
Nhà cầm quyền toàn đưa những người khg có chuyên môn ra nắm giữ những tập đoàn kinh tế (?) khg sớm thì muộn... Cũng tan nát hết như rất nhiều tập đoàn đã từng tan nát
Quản lý
Trả lời2h
Viet Quoc Sao lại không đúng! 
Quản lý
Trả lời2h
Tỏ Nguyễn Ngọc Dầu khí việt nam sắp tới làm ăn gì nữa đâu mà cần lãnh đạo có chuyên môn
Quản lý
Trả lời2h
Trương Tấn Đạt "Ko có chó bắt mèo ăn shit" đó anh, lãnh đạo dầu khí bị làm củi cho vô lò hết rồi 
Giống thời đánh tư sản, cướp dc SG rồi cho toàn thứ ở rừng rú lên làm kinh doanh 
Quản lý
Trả lời2h
Tuan Vo Tui no cu nghi minh duoc len chuc , chac la minh gioì chuyen mon.....
Khi thi luc nao cung la Khi....😜😜😜😜
Quản lý
Trả lời2h
Tran Duy Nếu đưa người lương thiện, có tài quản trị thì lấy đéo gì tụi cộng sản được ăn rồi phá.
Quản lý
Trả lời2h
Viet Quoc CS chúng cố tình lựa người của chúng.
Vì vậy nên mới nói, "CS hô hào chống tham nhũng", nhưng ngay lập tức lại đưa cái thằng "ngu đặc và có khả năng tham nhũng cao nhất" lên.
CS giống như ị ra, rồi lại lấy cái vừa ị bỏ lại vào mồm.
Quản lý
Trả lời2h
Quyền Cao Xuân Cháu Hùng hói, tức chắt ông hồ
Quản lý
Trả lời2h
Trương Quang Thi Àh. Có thế chứ. Cái này gọi là bảo vệ thành quả cách mạng.
Quản lý
Trả lời2h
Nguyễn Hữu Đại Cháu đ/c Nguyễn Sinh Hùng, tức Hùng Hói.
Quản lý
Trả lời2h
Ngo Thanh Long Các cụ có câu “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Đã không biết gì mà cứ hay bình luận.
Quản lý
Trả lời1h
Phong Huynh Chắc bạn biết nhiều lắm...tôi đang dựa cột chờ bạn bình luận nè. Tôi cũng thắc mắc con bò đỏ đó là con của đồng chí bò nào tại sao được chuyển công tác từ bí thư tỉnh lên lãnh đạo tập đoàn lớn.
Quản lý
Trả lời1h
Phong Huynh Bạn cũng nên thắc mắc tại sao bạn cũng là con của 1 đồng chí bò mà sao chức vụ thấp quèn thế này? Có lẻ đồng chí bố bò của bạn thấp hơn đồng chí bò bố của nó rồi
Quản lý
Hành Lê Đại Ngô Thanh Long nói ra là biết ngay hắn ta là con của một đồng chí bò, chính hiệu "con bò đỏ sao vàng năm cánh chập chờn quanh"
Quản lý
Trả lời1h
Phong Huynh Hành Lê Đại bò cũng có đẳng cấp nữa đó bạn 😆 trong cái chuồng bò thì đồng chí bò bố của bạn ấy chỉ là lính quèn của lính quèn của đồng chí bò bố cái thèng bí thư tỉnh Lạng Sơn thôi 😄
Quản lý
Trả lời1h
My Huynh Đó, bạn biết thì thưa thốt đi, tụi này đang đợi nghe nè. Dốt mà nói chữ !
Quản lý
Anh Hoang Nói sai chỗ nào? " không biết gì về điện đòi đi tháo công tơ" là sai à. Câm cụ miệng đi đỡ thối
Quản lý
Nguyễn Hoàng Minh Công Team red bull đó, tránh ra cho nó thể hiện. 😐
Quản lý
Thi Hang Le Làm vài năm lại tìm cách trốn truy nã cũng được chứ gì , noi gương các đồng chí của mình
Quản lý
Trả lời1h
Le Phong Nó có học cao cấp chính trị rồi mà anh. Nay mai nó làm bt bộ Y kìa
Quản lý
Trả lời1h
Thanh Tran Viet Người giỏi họ bỏ đi vì không cam tâm để cho những thằng ngu sai khiến. Chỉ còn lại lũ bất tài vô dụng, chịu nhục nịnh nọt để kiếm ăn : Rất chính xác .
Quản lý
Trả lời1h
Nguyễn Quốc Vũ Anh nói đúng,nhưng biết làm sao vì chỉ có toàn bọn ngu lãnh đạo hết,đưa người giỏi vào thì lòi ra cái ngu hết,ai nói ra là cho cái mũ thế lực thù địch...
Quản lý
Trả lời1h
Tran Thoi Huy Dính vô Cộng sản là phải mạt!
Bất cứ dân tộc nào- quốc gia nào
Quản lý
Trả lời1h
Nguyễn Quốc Vũ Minh chứng hùng hồn cho chuyện này là các doanh nghiệp nhà nước chỉ từ lỗ đến lỗ,ăn tàn phá hại,nợ công khủng cũng từ đây,chắc do lãnh đạo giỏi ăn cắp,kô lo làm mà đa số lo đục khoét của công rồi chia nhau,vụ nào chia kô đều là bị khui....
Quản lý
Ba Le Đất nước mãi vẫn nghèo là do bọn "cơ câú" này !
Quản lý
Huynh Quang Để coi tụi nó phá thêm nhiêu nữa
Quản lý
Nam Vu Tuan Thế mới tài..
Quản lý
Nguyen Nguyen Lại thêm thằng tháo công tơ.
Quản lý
Chu Tuan Anh Ae nhà vinasin
Quản lý
Lap Truong Đả nói là đảng lảnh đạo cơ mà....mà đi theo đảng thì có thằng nào giỏi đâu ?thằng nào củng bằng cấp đầy mình hệ tại chức Thôi thì cái số mạt của đất nước mình như thế thì đành chịu chết thôi...👍🏼😏
Quản lý
Lam van Liem Đcs đào tạo lãnh đạo đa ngành nghề nhể !
Quản lý
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh Đúng là không biết về điện mà lấm lắc nó giực cho chết
Quản lý

Bac Thanh Nguyen Làm kinh tế bằng nghị quyết mừ, đảng nó đó trăm tay(bốc hốt), nghìn mắt(rình mò).

Phần nhận xét hiển thị trên trang

THẾ TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN & ÔNG THĂNG, ÔNG THỰC, ÔNG ĐỨC & CHIẾC GHẾ NÓNG CỦA THỦ TƯỚNG

1. ANH HÙNG MẶT MỐC.

Các quy định về xây dựng quá rắc rối, nhiều thủ tục mà nếu tuân thủ hoàn toàn thì không thể nào triển khai được. Ví dụ, qui định là phải có thiết kế được phê duyệt, rồi mới làm dự toán, sau khi có dự toán được phê duyệt thì mới tổ chức đấu thầu xây dựng và mua vật tư. Thời gian làm tất cả những công việc này có thể kéo dài vài năm, mất hết tính thời sự trong kinh doanh. Đấy là chưa nói, dự toán vừa làm xong đã lạc hậu, phải làm lại và phê duyệt lại. Nếu lãnh đạo là những người quá thận trọng thì sẽ chẳng bao giờ làm được việc gì. Cho nên những người coi trời bằng vung như Đinh La Thăng nhiều khi lại là người được việc. Nhiều công trình dầu khí hay giao thông đã được thi công nhanh chóng, theo lối vừa thiết kế vừa tổ chức mua vật tư và chỉ định thầu. Vì vậy mà có người coi Đinh La Thăng là anh hùng. Nhưng đương nhiên, chỉ định thầu hay nhiều hành động “né” thủ tục khác cũng mang lại cho những người trong cuộc cả núi tiền, vì vậy, khi sự việc bị khui ra thì người ta lại nhao nhao lên trước bộ mặt “mốc” của họ. Tôi chẳng ưa gì anh Tố Hữu, nhưng trường hợp này anh ấy nói đúng:

Bạn ơi nguồn thảm sầu kia bởi
Số phận hay do chế độ này?

Dự toán tất cả các công trình xây dựng đều sai, nhất là ở phần nhân công, lương công nhân trong dự toán chỉ bằng 1 phần 3, thậm chí 1 phần 4 lương thực tế mà nhà thầu phải trả cho người lao động. Lương thấp như thế là do định mức mà cũng có thể là do trượt giá. Không lẽ tháng nào cũng làm lại định mức? Có 4 giải pháp: gian dối về khối lượng, gian dối về vật tư, gian dối về công lao động, còn công nhân thì ăn cắp vật tư khi có điều kiện. Tất cả những người tham gia công trình xây dựng đều biết và đều nhắm mắt là ngơ. Đấy là lí do vì sao có những con đường vừa bàn giao đã vênh vỏ đỗ, đã đầy ổ trâu ổ voi; những cây cầu chưa có người đi đã sập, những cọc xi măng cốt tre..v.v.. Nếu để cho các quan chức nghiêm khắc như ở nước Đức điều tra các công trình xây dựng thì có lẽ gần như tất cả những người tham gia xây dựng đều bị bắt hết. Tất nhiên là dự toán có đúng đi nữa thì nhà thầu có thể vẫn gian dối, vẫn thông đồng với bên giám sát thi công để ăn gian. Nhưng buộc người ta phải gian dối, phải ăn cắp ngay từ đầu thì mới sống được lại là chuyện khác.

Méo mó về nhận thức và suy đồi về đạo đức hiện diện khắp nơi, thấm vào mọi tế bào của xã hội. Các anh hùng “mặt mốc” cũng hiện diện khắp nơi, chỉ là anh nào đã bị lộ, anh nào chưa bị lộ mà thôi.

Có đất nào như đất ấy không?


2. BIỆN CHỨNG PHÁP VỀ #

Như đã nói, những quy định rắc rối thậm chí là bất khả thi ngay từ đầu dẫn đến sự kiện là muốn làm bất cứ việc gì đều phải vi phạm pháp luật. Luôn luôn phạm luật, chỉ là mức độ. Cho nên hồi ông Đinh La Thăng mới chuyển sang dầu khí, trước cơ quan cũ của mình xuất hiện khẩu hiệu to đùng, đại loại: Đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Mà đổi mới sáng tạo với cố ý làm trái các quy định của nhà nước chỉ là một bước cực kì nhỏ. Và ngày 20 tháng 12 năm 2017, ông Đinh La Thăng đã bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Ông # không phải là người đầu tiên và chắc chắn không phải là người cuối cùng mắc tội này.

Chính nỗi ám ảnh về việc phải quản lý tất cả mọi người và mọi việc, mà không quản lý được thì cấm – trong khi cuộc sống cần tự do, cuộc sống là trật tự tự phát, dường như được sắp đặt bởi bàn tay vô hình - của những người cộng sản đã gây ra thảm họa cho nhân dân và là cái bẫy vô cùng hiệu quả để bẫy chính họ.

Thế kỉ trước, ở Vĩnh Phú, ông Kim Ngọc chỉ vì thương dân và muốn kinh tế phát triển đã nghĩ ra khoán sản phẩm, thực chất là chia ruộng cho nông dân. Ông bị những kẻ giáo điều cách chức, phải sau khi chết mới được minh oan.

Ông Võ Văn Kiệt và những người xung quanh ông phải “xé rào”, mang gạo miền Tây về cứu đói dân Sài Gòn. May là lúc đó tình thế đã không cho người ta làm khác. Ông Kiệt trở thành người có công.

Đinh La Thăng và những người lãnh đạo ngành dầu khí đang bị truy tố không phải là Kim Ngọc hay Võ Văn Kiệt. Tôi không có ý so sánh họ với nhau. Nhưng hoàn cảnh buộc họ phải hành động thì cũng như nhau: Vi phạm cơ chế do chính tổ chức của mình đặt ra. Họ là nạn nhân của cơ chế phi lý và phi nhân.

Những người bị tù tội, bị đọa đầy, có thể không nhiều, nhưng tất cả những người nằm trong cơ chế này đều trở thành nạn nhân của nó: Méo mó về nhận thức và suy đồi về đạo đức. Méo mó và suy đồi đến mức, lúc này, khi nằm trên sàn xi măng lạnh giá, Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh có thể vẫn nghĩ rằng mình đã đi “nhầm cửa” chứ không biết rằng, trong khi hàng triệu trẻ em, trong những ngày gia rét này không có áo ấm để mặc, nói gì đến cơm thịt và sữa, mà mình ăn cắp của dân hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu USD là trái với bản chất của con người, là tự hạ thấp nhận phẩm của mình, là đưa mình xuống ngang hàng với súc vật. Đấy là theo Karl Marx, ông tổ của chủ nghĩa cộng sản: “Chỉ có súc vật mới có thể quay lưng lại nỗi đau của đồng loại mà chăm lo riêng cho bộ lông của mình!” Chỉ có những người nằm ngoài hệ thống hay đã thoát ra khỏi hệ thống mới biết rằng hệ thống này đã tạo ra vực thẳm đạo đức sâu đến mức nào.

Vì vậy, nói về # là không chỉ nói về # mà phải nói về cơ chế đã sinh ra #, nói về cơ chế đã sinh ra # là không chỉ nói về cơ chế đã sinh ra # mà phải nói về lý thuyết đã sinh ra cơ chế sinh ra #. Nói về lý thuyết đã sinh ra cơ chế sinh ra # là không chỉ nói về lý thuyết đã sinh ra cơ chế sinh ra # mà phải nói về những kẻ đã mang mớ lý thuyết nhảm nhí đó về Việt Nam; nói về những kẻ đã mang mớ lý thuyết nhảm nhí đó về Việt Nam là không chỉ nói về những kẻ đã mang mớ lý thuyết nhảm nhí đó về Việt Nam mà phải nói về những kẻ quyết tâm bảo vệ mớ lý thuyết và cơ chế đó để hàng ngày hàng giờ sinh ra những kẻ như #; nói về Đinh La Thăng là không chỉ nói về # mà phải nói... Cứ thế tiếp tục, bao giờ hết hơi thì thôi. Nói như thế mới đúng biện chứng pháp. Và mới nên nói!

3. NHỮNG KẺ GIỮA ĐƯỜNG ĐỨT GÁNH hay MẤY NHỜI VỚI CỤ ĐINH ĐỨC THIỆN.

Thưa cụ,
Cụ Đinh Đức Thiện (1913-1983)

Hồi mới vào đại học, kẻ hậu sinh đã từng nghe mấy anh lớn tuổi hơn trầm trồ: Ông Đinh Đức Thiện khiếp lắm, ở công trường xây dựng nhà máy gang thép Thái Nguyên ông ấy tước bằng kĩ sư của một người đấy... Sau này, hồi những năm 1970-1980 lại nghe đồn có lần cụ Thiện bảo: Đảng cũng là tao, chính phủ cũng là tao... Tất nhiên đây chỉ là những lời đồn, không có bằng chứng gì. Nhưng nó thể hiện não trạng chung của quan và dân lúc đó: quan thì độc đoán, dân thì sợ và phục những người độc đoán.

Thưa cụ,

Kẻ hậu sinh này tin rằng người chỉ huy tuyến đường Trường Sơn có thể cần phải quyết liệt, thậm chí độc đoán vì chỉ cần chậm vài phút, chỉ cần một người chần chừ là cả đoàn xe, đoàn người có thể bị B52 rải thảm chết hết.

Thời chiến cần cái lý, cái cơ chế của thời chiến, nhưng thời bình lại cần cái lý, cái cơ chế của thời bình.

Chắc ở nơi xa xôi kia cụ không thể nào ngờ được rằng cơ chế thời chiến, một người là vua hay một nhóm ít người là vua tập thể do chính cụ và các đồng sự của cụ tạo ra, có ngày sẽ buộc con cụ, ông Phan Đình Đức và khá nhiều đồng liêu của ông, phải nằm dưới sàn xi măng lạnh lẽo trong những ngày mùa đông rất rét này.

Thưa cụ,

Kẻ hậu sinh có biết ông Phùng Đình Thực. Kẻ hậu sinh cho rằng với cơ chế khác, ông Phùng Đình Thực có thể trở thành một chuyên gia có tài, có thể tự hào mà ngẩng cao đầu với thiên hạ chứ không phải cúi gằm mặt trước các cơ quan chấp pháp như hiện nay. Kẻ hậu sinh cũng đã làm việc cùng chị Phan Thu Lương, con gái cả của cụ suốt 10 năm trời. Cảm giác không thể quên: đấy là một người tử tế. Và kẻ hậu sinh tin rằng ông Phan Đình Đức, con trai út của cụ, cũng là người tử tế như chị gái của mình. Và đấy là một trong những lý do thúc giục kẻ hậu sinh viết những dòng này. Nhìn những con chữ xuất hiện trên màn hình mà lòng rưng rưng như thể chính em trai mình tối nay phải nằm trên sàn xi măng lạnh lẽo vậy. Tiếc lắm thay! Ông Đinh La Thăng, cấp trên của cả hai người cũng cùng chung số phận. Khi đứng trước Ban kiểm tra Trung ương ông Đinh La Thăng đã nói: “Giá mà các đồng chí kiểm tra phát hiện sớm thì hậu quả không nặng nề và đúng như vậy”.

Thưa cụ,

Các nhà lập quốc Mỹ đã biết tất cả những chuyện đó ngay từ đầu, họ biết rằng con người có nhiều điểm yếu, nhiều khiếm khuyết, cho nên họ chi quyền lực ra thành 3 nhánh, có nhiệm vụ đối trọng và kiểm soát lẫn nhau, để không ai có thể lạm quyền. Ngoài ra, còn có tự do báo chí, để báo chí “phát hiện sớm” như ông Thăng, sau khi đứt gánh, đã nói.

Khi còn chức còn quyền, chắc chắn là ông Thăng, ông Đức, con cụ không muốn người ta “soi mói” quyền lực và việc làm của mình. Nhưng họ đâu có ngờ rằng một ngày náo đó họ sẽ đứt gánh và phải ôm hận.

Giấy ngắn tình dài, kẻ hậu sinh tin rằng ở nơi xa xôi kia cụ thể tất cho sự đường đột này và phù hộ cho những người đang muốn đưa cái cơ chế lỗi thời về đúng chỗ của nó: đống rác của lịch sử.

Quá khứ có thể rất hào hung, nhưng không thể để bóng đen chết chóc của nó bao phủ mãi lên hiện tại và tương lai. Có như thế thì những người sau ông Thăng, ông Thực, ông Đức... mới khỏi ôm hận.

Kính chúc cụ được mãi mãi phiêu du vùng cực lạc!

Nam Mô A Di Đà Phật!

4. CHIẾC GHẾ NÓNG CỦA THỦ TƯỚNG.

A. Người có quyền thì dễ lạm quyền, người cầm tiền của người khác thì dễ tiêu liều. Đấy là quy luật, ít người tránh được. Vì vậy mà ở các nước tiên tiến, trong lĩnh vực chính, trị người ta lập ra tam quyền phân lập, tức là ba nhánh quyền lực có tác dụng cân bằng và đối trọng lẫn nhau; còn trong lĩnh vực kinh tế thì người ta cho rằng nhà nước sở hữu và can thiệp vào kinh tế càng ít càng tốt.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Còn trong những nước theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, như nước ta, với kinh tế nhà nước làm chủ đạo, nhà nước nắm rất nhiều phương tiện sản xuất. Cần phải quản lý rất chặt chẽ. Chỉ cần buông lỏng một chút thôi là những người nắm quyền trong những cơ sở sản xuất này liền “vung tay quá trán”. Phạm Thanh Bình ở Vinashin chỉ trong vài năm đã đưa 4 tỷ USD về với cát bụi là ví dụ điển hình. Ở những nơi khác người ta khai khống giá thiết bị lên hàng chục, hàng trăm thậm chí cả ngàn lần hay mua thiết bị giá hàng chục triệu USD về để bán sắt vụng… Ví dụ thì nhiều vô cùng, thiết nghĩ chẳng cần kể thêm.

Nhưng, trong trong thời đại toàn cầu hóa này, với chỉ một cú click “chuột” đã có hàng trăm ngàn, thậm chí hàng chục triệu USD được chuyển từ người này sang người khác, từ nước này sang nước khác, từ châu lục này sang châu lục khác; quản lý chặt chẽ quá, nhất cử nhất động đều phải thông qua hội đồng quản trị, thông qua đảng ủy… thậm chí phải thỉnh thị cấp trên, đồng nghĩa với đánh mất cơ hội kinh doanh.

Đấy là lý do vì sao tất cả các “quả đấm thép” của nền kinh tế chỉ làm được mỗi một việc là đấm thủng ngân sách và đấm vỡ mặt các bà nông dân, các ông ngư dân nghèo trên khắp cả nước. Nghe đồn rằng tổng số nợ của nhà nước hiện nay là 400 tỷ USD, tức 200% GDP, tức mỗi người dân, từ em bé mới chào đời đến cụ già đang hấp hối, đều nợ ai đó 100 triệu đồng

Có thể kết luận: Chính sách kinh tế nhà nước là chủ đạo và nói rộng ra hơn, kinh tế xã hội chủ nghĩa đã phá sản hoàn toàn.

B. Như đã nói, những quy định rắc rối thậm chí là bất khả thi ngay từ đầu đã dẫn đến sự kiện là muốn làm bất cứ việc gì đều phải vi phạm pháp luật. Luôn luôn phạm luật, chỉ là mức độ. Nay, với chiến dịch nhóm lò, đốt cả củi khô lẫn củi tươi của bác Cả Trọng bừng bừng khí thế như vậy, ai còn dám làm việc để bị quy kết là mắc tội vi phạm pháp luật? Xin mời những người không tin chuyện này tới PVN hay các công ty thành viên của nó để tìm hiểu.

Án binh bất động hay gần như án binh bất động tức là không có sản phẩm, cũng tức là không có có tiền. Doanh nghiệp không có tiền thì ngân sách nhà nước thất thu. Thủ tướng Phúc chắc là phải đi vay những khoản nợ mới để trả lãi cho các món mợ cũ.

Đấy là lí do vì sao lại nói nói rằng thủ tướng đang ngồi trên ghế nóng.

Nợ nần chồng chất, sản xuất đình đốn, không thể vay thêm, vì, như người ta vẫn nói: “trông giỏ bỏ thóc”.

Thêm nữa, kinh tế đình đốn thì xã hội bất an, trộm cướp sẽ nhiều, tức là phải chi thêm nhiều tiền cho lực lượng bảo vệ an ninh.

Tiền đã ít mà lại phải chi nhiều hơn trước. Nói “thủ tướng đang nguồi trên ghế nóng” có lẽ là còn nhẹ.

Người ta cũng nói, sụp đổ kinh tế có thể dẫn tới sụp đổ… Nhưng thôi, kẻo mắc tội làm lộ bí mật quốc gia.

HẾT.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lối sống, tên gọi mới của giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học


Lê Phú Khải
(Bài phát biểu ở Hội thảo “Hành trình 8 năm của Nhóm Cánh buồm” ngày 16/12/2017)
Xưa kia, một người mẹ dắt con đến nhà thầy để xin học, thường mở đầu: Ăn mày thầy dăm chữ để cháu làm người…
Vậy là, từ thuở bình minh của lịch sử dân tộc, ông bà xem mục đích cao nhất cao nhất của giáo dục là học-để-làm-người, để lớn lên đứa trẻ biết cư xử với cộng đồng như một con người có giáo dục, về đạo lý làm người.
Cái đạo-lý-làm-người ấy, được gia cố hàng ngàn năm ở nước ta, nó có tên gọi là Đạo đức. Do ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo, khái niệm đạo đức bao gồm: đạo vua tôi, đạo cha con, đạo chồng vợ. Đức bao gồm: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Thường được gọi là: Tam cương ngũ thường.
Thật là trớ trêu, hai đứa bạn đi học với nhau, một đứa trượt chân ngã xuống suối, đứa kia có đủ cả năm đức: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín… Nhưng không dám nhảy xuống suối cứu bạn!
Vì thế, Cụ Hồ trong 5 điều dạy thiếu niên nhi đồng, có một điều là: … thật thà, dũng cảm! Không có dũng, người ta không dám làm việc nghĩa; không có dũng, không dám xả thân cứu bạn; không có dũng, Nhóm Cánh Buồm không dám soạn sách giáo khoa!
Thế giới đang thay đổi như vũ bão. Thế kỷ 21 chúng ta đang sống đã bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4được gọi tắt là cách mạng 4.0. Làm chủ một đống tài sản khổng lồ, nhưng loài người đang đứng trước hiểm họa khủng khiếp: Trái đất đang nóng dần lên, dẫn đến nước biển đang dâng cao, không khí bị ô nhiễm nặng nề ở nhiều nơi trên trái đất, nạn khủng bố gia tăng, di dân ồ ạt, mâu thuẫn tôn giáo sắc tộc không giảm, Bắc Triều Tiên đang phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân bất chấp sự cảnh báo của phần còn lại của thế giới, tổng thống Mỹ Donald Trump đến Hà Nội vừa bị ca sỹ Mai Khôi giương biểu ngữ đòi: “Đái vào Trump”.
Chúng ta giáo dục cho trẻ em đạo đức gì đây trong cái thế giới đang quay cuồng đảo điên này?
“Lối sống đồng thuận”, đó là nguyên lý đạo đức đã được Nhóm Cánh Buồm trịnh trọng triển khai thành từng bài học trong 5 tập sách giáo khoa: Lối sống 1, 2, 3, 4, 5 cho bậc tiểu học sau 8 năm lao động nghiêm túc.
Trong lời nói đầu: “Cùng bạn đọc sách”, nhóm biên soạn Cánh Buồm “Mong bạn dùng sách chú ý thực hiện đường lối không theo lối giảng giải mà chỉ tổ chức việc tự học của trẻ em”. Nhà giáo Phạm Toàn, người sáng lập nhóm Cánh Buồm cho rằng: Tất cả các lời khuyên đều vô nghĩa, hãy để các em tự tìm ra lối sống!
Vẫn theo nhóm Cánh Buồm, thì một lối sống mới của trẻ em được hình thành theo một trục chính là năng lực sống đồng thuận. Thông qua trẻ em, chúng ta mới có thể thay đổi xã hội trong tương lai.
Bài học đầu tiên của sách Lối sống 1 là: Em đã lớn!
Hàng loạt vấn đề đặt ra cho các em là khái niệm thế nào là đã lớn? Các em thảo luận, lựa chọn, các em tự triển lãm để cho thấy các em đã lớn! Để đi đến kết luận là nhìn từ bề ngoài thì các em đã lớn… khi được bế từ nhà hộ sinh ra… Cho đến lúc vào lớp 1.
Nhưng “lớn” thực sự thì còn những gì nữa? Ta có thể thấy điều đó qua lần lượt 5 tập sách Lối sống cho cấp tiểu học của Cánh Buồm theo các chủ đề: Cá nhân, cộng đồng, gia đình, Tổ Quốc, nhân loại.
Ngay từ lớp 1, các em đã phải sống và hành động trong tư cách một cá nhân độc lập. Tự lập từ sáng sớm khi ngủ dậy cho tới lúc tắt đèn đi ngủ. Nguyên lý đồng thuận xuyên suốt 5 tập sách, có nội dung là cùng lao động, tôn trọng những giá trị của nhau và cùng tháo ngòi xung đột. Lối sống đồng thuận đó được thể hiện thành năng lực sống hàng ngày, thành hành vi trong đời sống thực.
Tôi cho rằng, Đồng thuận từ một lớp học mà nhóm Cánh Buồm nêu lên, còn mang cả đặc điểm và yêu cầu lớn lao của thời đại chúng ta, khi con người đã chế tạo ra cả một kho vũ khí hạt nhân đủ để tiêu diệt sạch sành sanh sự sống trên hành tinh này! Tôi cảm ơn nhóm Cánh Buồm về tư tưởng sống đồng thuận, và cũng hy vọng các bạn trong khán phòng sang trọng này đồng thuận với tôi.
Đọc bộ sách Lối sống, tôi rất cảm động với một chi tiết sau:
Ở trang 36 của sách Lối sống cho các em lớp 1, trước khi ăn trưa ở trường, cô giáo đề nghị các em mời nhau cùng ăn cơm bằng câu ca dao: “Ai ơi bưng bát cơm đầy; Dẻo thơm một hột đắng cay muôn phần!”. Thật giản dị, nhưng thật là vĩ đại! Nếu tất cả chúng ta trước khi ăn đều mời nhau như thế thì nạn tham nhũng lãng phí đang tàn phá đất nước ta sẽ bị… đẩy lùi!
Từ lớp 1, con người cần có lối sống tiết kiệm. Môi trường sẽ bị hủy hoại nếu các chính phủ cứ tiếp tục bịp bợm dân chúng bằng chỉ số tăng trưởng GDP làm thước đo cho sự phát triển của đất nước (!).
Cuộc sống hạnh phúc vật chất và tinh thần của nhân dân mới là chỉ tiêu đích thực của sự phát triển đất nước. Sống khiêm nhường với trời đất mới còn trời đất để mà sống.
Mảnh đất chúng ta đang sống hôm nay là đất mượn của các thế hệ mai sau. Vì thế, phải trả lại cho chúng đất đai phì nhiêu và bầu trời trong sạch. Vì thế mà Cánh Buồm chủ trương tổ chức cho các em lối sống khiêm nhường mới mong có tương lai tươi sáng.
Chúc các bạn có tương lai tươi sáng.
Hà Nội 16/12/2017
clip_image002
Nhà giáo Phạm Toàn chủ trì Hội thảo. Ảnh: Nguyễn Đình Ấm
clip_image004
Giáo sư Ngô Bảo Châu phát biểu trong Hội thảo. Ảnh: Nguyễn Đình Ấm
clip_image006
Nhà báo Lê Phú Khải đọc tham luận trong Hội thảo. Ảnh: Nguyễn Đình Ấm
L. P. K.
Tác giả gửi BVN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hai đảng CS Trung Quốc và Việt Nam không hòa thuận


Sự khác biệt có phần do triết lý
The Economist - Ngày xửa ngày xưa đảng Cộng sản Trung Quốc và đảng Cộng sản Việt Nam là những đồng chí trung kiên trong cuộc cách mạng vô sản. Ông Mao Trạch Đông đã vun đắp cho mối quan hệ ấy qua việc giúp đỡ ông Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh phản đế, chống lại người Pháp và người Mỹ. Ông Mao cung cấp cho ông Hồ cả khí tài quân sự lẫn cố vấn về ý thức hệ cộng sản, về kỷ luật đảng.Kết quả hình ảnh cho đảng Cộng sản Trung Quốc và đảng Cộng sản Việt Nam
Chủ nghĩa tư bản đã biến đổi hai quốc gia này theo cách mà các nhà cách mạng của cả hai nước không ngờ tới! Nhưng cả hai đảng đã sống sót qua các vụ chống đối, đang điều hành các chế độ chuyên chế kiểu Lenin trong lúc vẫn chứng kiến kinh tế tăng trưởng nhanh chóng. Họ là hai trường hợp thành công nhất, vượt rất xa các nhà nước cộng sản còn lại, dễ dàng che lấp nước Cuba tiêu điều, nước Lào bé nhỏ và Bắc Hàn hiếu chiến.

Không chỉ trong việc đi theo thị trường tự do Việt Nam mới bắt chước Trung Quốc. Dưới thời ông Tập Cận Bình, đảng Cộng sản Trung Quốc đã tập trung hóa quyền lực và trấn áp những người bất đồng chính kiến. Các nhà quan sát tự hỏi, liệu đảng Cộng sản ở Việt Nam có sẽ theo sát Trung Quốc hay không. Một đường lối cứng rắn hơn đã được đưa ra trong đại hội đảng, năm năm một lần, đầu năm 2016. Ông thủ tướng hăng hái Nguyễn Tấn Dũng được kỳ vọng sẽ tiếp quản chức tổng bí thư từ ông Nguyễn Phú Trọng, một nhân vật thuần túy của đảng; nhưng thay vì vậy, ông Trọng và các đồng minh của ông đã buộc ông Dũng phải về hưu còn ông Trọng vẫn giữ nguyên chức vụ.

Từ đó đến nay đảng trở nên cứng rắn hơn trong việc thực thi quyền lực và kỷ luật. Khắp nước, đảng ra tay trấn áp các nhà bất đồng chính kiến và hoạt động xã hội. Và dưới cái bóng của ông Tập, ông Trọng đã theo đuổi một chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt chưa từng thấy. Các lãnh đạo có quan hệ tốt ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng bị ngã ngựa. Hồi tháng 9, một cựu chủ tịch của tập đoàn dầu khí quốc gia, PetroVietnam, bị tuyên án tử hình vì biển thủ tiền bạc ở một ngân hàng nhiều tai tiếng. Một cựu lãnh đạo khác của PetroVietnam bị những kẻ côn đồ đưa đi khỏi Berlin để bị truy tố ở Hà Nội, bất chấp sự giận dữ của Đức. Vài người nói rằng, bản thân ông Dũng cũng sẽ bị truy tố.

Giống như ông Tập, ông Trọng tin tưởng một cách hợp lý rằng tham nhũng đe dọa sự sinh tồn của đảng. Vấn đề tham nhũng ở Việt Nam nghiêm trọng hơn ở Trung Quốc và cần phải làm gì đó. Việc thực thi kỷ luật đảng cũng tạo ra hy vọng tốt cho công cuộc tiến hành cải cách một hệ thống mà trong đó quyền lực bị phân tán và trung tâm thường bị phớt lờ. Cũng như ở Trung Quốc, ranh giới giữa đấu tranh chống tham nhũng và triệt hạ kẻ thù chính trị thường rất mờ nhạt. Nhưng sự kiện ông Trọng bất ngờ đuổi con cái của các cựu quan chức chóp bu của đảng khỏi những vị trí béo bở có thể được coi như một cách thúc đẩy đa nguyên và sử dụng nhân tài ở một quốc gia mà thói gia đình trị đã thâm căn cố đế, theo lời ông Bill Hayton của Chatham House, một trung tâm nghiên cứu của Anh quốc.

Tuy nhiên, bất chấp tất cả những điểm tương đồng, thời kỳ quan hệ nồng ấm giữa hai đảng đã trôi qua từ lâu. Ông Tập đến thăm Việt Nam hồi tháng 11 và ca ngợi tình hữu nghị anh em bằng ngôn từ gượng gạo. Những lời ca ngợi của ông Tập là rỗng tuếch và giả dối với người Việt Nam đang giận dữ vì Trung Quốc ngày càng mở rộng yêu sách chủ quyền ở vùng biển mà Việt Nam gọi là Biển Đông chứ không gọi là biển Nam Hải. Năm 2014, Trung Quốc đã kéo một giàn khoan dầu vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, làm bùng nổ những cuộc biểu tình bạo lực chống Trung Quốc.

Hai đảng bất đồng với nhau lần đầu tiên vào năm 1979, khi Đặng Tiểu Bình phát động cuộc chiến tranh trừng phạt Việt Nam vì đã lật đổ chế độ Khmer Đỏ tàn ác được Trung Quốc hậu thuẫn ở Cambodia. (Việt Nam đã đánh bại Trung Quốc). Nhưng nỗi nghi ngờ và cảnh giác giữa hai bên đã có từ nhiều thế kỷ trước. Việt Nam luôn sẵn sàng chống lại và căm ghét cái ý tưởng rằng dù thế nào Việt Nam cũng là chư hầu của một đế quốc quá cao ngạo ở phương Bắc. Tình huynh đệ của đảng không thể hồi sinh dễ dàng trong kỷ nguyên của chủ nghĩa dân tộc dễ bùng phát này.

Hơn thế nữa, một số nhà phân tích cho rằng, cho dù ông Trọng có bắt chước hệt ông Tập, thì về mặt triết học hai đảng đang dần rời xa nhau. Từ năm 1989 và cuộc thảm sát những người biểu tình đòi dân chủ trên quảng trường Thiên An Môn, Trung Quốc không còn bàn tới cải cách chính trị nữa. Đảng và nhà nước Trung Quốc thực chất chỉ là một.

Trái lại, từ khoảng đầu thế kỷ này, đảng Cộng sản Việt Nam khuyến khích đa nguyên nhiều hơn. Đã có những sự phân biệt rõ ràng giữa đảng và nhà nước. Những vị trí hàng đầu, chẳng hạn như tổng bí thư đảng, chủ tịch nhà nước, thủ tướng và các ủy viên bộ chính trị được chọn lựa thông qua các cuộc bầu cử cạnh tranh, dù rằng chỉ cạnh tranh trong hàng ngũ cấp cao của đảng. Năm 2010, đại hội đảng bộ địa phương ở Đà Nẵng tổ chức bầu cử trực tiếp ban lãnh đạo thành phố, lần đầu tiên có chuyện như vậy. Một mức độ bất đồng chính kiến rộng rãi hơn được chấp nhận. Một số người Việt Nam, kể cả quan chức và tướng lãnh về hưu, lập luận rằng, cuối cùng thì Việt Nam nên là nền dân chủ đa đảng. Ở xứ Trung Quốc của ông Tập, những phát ngôn như vậy là không thể có.

Ông Trọng vẫn chỉ là người thứ nhất của một tập thể những người có quyền hạn ngang nhau trong cơ chế lãnh đạo tập thể. Ông ta đứng đầu đảng nhưng không đứng đầu nhà nước. Giới hạn số nhiệm kỳ sẽ buộc ông ta phải lui về vào năm 2021 – và có lẽ ông ta sẽ nghỉ sớm hơn. Ông Tập, ngược lại, là chủ tịch nhà nước, cũng là tổng bí thư đảng. Ông ta đã làm rõ tại đại hội đảng năm năm một lần hồi tháng 10/2017 rằng ông ta là ông chủ duy nhất, không thể thách thức của đất nước Trung Quốc. Ông ta cũng có thể đảo ngược quy tắc thông thường và giành thêm một nhiệm kỳ nữa vào năm 2022, sau một thập niên cầm quyền.

Tình trạng chia rẽ giữa hai đảng có thể ngày càng rộng. Bất chấp tình trạng giá lạnh hiện nay, ở Việt Nam vẫn có tự do thảo luận hơn ở Trung Quốc. Những cuộc tranh luận trong đảng cũng sinh động hơn. Bên ngoài đảng, các nhà bất đồng chính kiến và các nhóm tôn giáo vẫn đòi được làm một phần của sân khấu công cộng, và áp lực của nước ngoài lên chính quyền không quá mạnh để có thể có hiệu quả - giờ đây nước Đức đang thăm dò. Công dân được tự do nhiều hơn trong việc tiếp cận mạng internet. Ông Lê Hồng Hiệp của Viện Yusof Ishak thuộc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore cho rằng, dưới thời ông Trọng, sự phê phán vẫn được bao dung, thậm chí có thể hữu ích – chừng nào nó không bị coi là một thách thức cho chế độ. Ở Trung Quốc, trái lại, internet bị cảnh sát kiểm soát chặt và không tiếng nói công cộng nào được phép cất lên để phê phán đảng, nói gì đến các nhà bất đồng chính kiến.

Và rồi đến chủ nghĩa dân tộc dễ bùng phát. Không một lãnh tụ Việt Nam nào, cho dù có thiện cảm với đảng Cộng sản Trung Quốc như ông Trọng, có thể liều lĩnh coi thường tình cảm dân tộc và dốc toàn lực vào cải thiện quan hệ. Tình cảm chống Trung Quốc đang dâng cao. Chỉ là vấn đề thời gian trước khi một vụ lăng nhục mới, có lẽ có liên quan tới đòi hỏi của Trung Quốc ngoài Biển Đông, làm căng thẳng thêm nữa những mối quan hệ anh em cũ kỹ đó.

http://www.viet-studies.net/kinhte/CPVietvCPChina_Economist_trans.html


The Communist Parties of China and Vietnam do not get on 
Economist, 19-12-17 Người dịch: Huỳnh Hoa

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những nghịch lý của chúng ta


Chẳng có gì là nghịch lý. Chúng ta đang xây dựng một xã hội lộn ngược so với nhân loại nên nghịch lý xuất hiện khắp nơi là đương nhiên. Nếu chúng ta biết phát triển theo quy luật tiến hóa của nhân loại thì những nghịch lý này sẽ dần dần biến mất. Tiếc thay, chưa biết bao giờ chữ "nếu" này mới thành hiện thực.
Những nghịch lý của chúng ta
Chúng ta ngày càng ít cười vô tư hơn, dễ nổi nóng, dậy rất muộn, xem tivi quá nhiều và ngày càng trở nên kém tế nhị đi.
Của cải ngày càng nhiều, nhưng giá trị chúng ta ngày một giảm; chúng ta nói rất nhiều, yêu thương quá ít và nói dối quá thường xuyên.
Kết quả hình ảnh cho dễ nổi nóng
Càng ngày chúng ta càng có những ngôi nhà lớn hơn, nhưng gia đình lại mỗi ngày một nhỏ đi; nhiều tiện dụng hơn, nhưng thời gian lại ít đi.
Nền giáo dục mỗi ngày một cao hơn, nhiều hiểu biết hơn, nhưng lại ít đi những tri thức lành mạnh và khả năng phán đoán vấn đề.



Chúng ta có nhiều nhà nghiên cứu, phát hiện được nhiều vấn đề và có nhiều loại thuốc hơn, nhưng bệnh tật lại gia tăng và ít người có sức khỏe tốt.

Chúng ta học cách kiếm sống, nhưng không học cách sống, có nhiều năm để sống,nhưng không biết cách tạo cho cuộc sống dài hơn.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản

Chúng ta có nhiều nhà cao tầng, nhưng lại ít nhiệt tình đi; nhiều con đường rộng lớn nhưng những định hướng lại nhỏ hẹp lại; tiêu nhiều tiền nhưng lại được rất ít, mua nhiều thứ, nhưng lại chẳng dùng đến chúng.

Chúng ta có thể bay lên mặt trăng rồi quay về trái đất, nhưng chúng ta lại ngại rẽ qua con phố để sang nhà hàng xóm.

Chúng ta tạo ra hạt nhân nguyên tử, nhưng không phân định rõ được những thành kiến của mình.

Viết nhiều hơn, nhưng học ít hơn; có nhiều dự định, nhưng lại hoàn thành chúng ít hơn, chúng ta đã học cách trở nên vội vã, nhưng không học cách chờ đợi, lương tháng ngày càng cao, nhưng đạo lý thì vơi đi nhiều.

Chúng ta tạo ra nhiều máy tính để có được nhiều thông tin, nhiều bản sao hơn, nhưng lại càng ít đi những giao tiếp giữa người với người.

Chúng ta lấy số lượng thay vì chất lượng.

Đây là thời đại của những thức ăn nhanh, những nhân vật tên tuổi lớn nhưng ít tài chất

Nhiều thời gian rỗi, nhưng ít niềm vui hơn; nhiều loại thực phẩm, nhưng lại thiếu dinh dưỡng; lương chồng lương vợ nhiều hơn, nhưng nhiều cuộc chia tay hơn. Nhiều ngôi nhà đẹp, nhưng nhiều gia đình tan vỡ.

Thế nên, đừng chỉ ăn mừng vào những dịp lễ lớn mà hãy đối xử với từng ngày trong cuộc đời bạn như là một lễ hội đặc biệt.

Hãy khám phá những điều mới mẻ, hãy đọc nhiều hơn, hãy thử ngồi và ngắm nhìn khung cảnh xung quanh, hãy dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và bạn bè, hãy ăn những món bạn thích và đến những nơi bạn muốn.

Sống là để tận hưởng những khoảnh khắc chứ không phải chỉ để tồn tại. Hãy uống từ những chiếc ly thủy tinh đẹp nhất, dùng loại nước hạng tốt nhất hàng ngày thay vì tiết kiệm nó bằng một loại cồn thơm.

Hãy loại bỏ những từ như "để sau", "một lúc nào đó", hay "không phải bây giờ"ra khỏi kho tàng từ ngữ của bạn. Hãy nói với gia đình và bè bạn rằng bạn yêu quí họ như thế nào. Đừng do dự khi nở nụ cười hay đón những niềm vui đến với mình. Bạn hãy nhớ rằng mỗi một ngày, mỗi một giờ, mỗi một phút chỉ đến có một lần thôi.

Nếu bạn quá bận để gửi thông điệp này đến những người mà bạn yêu thương và lo lắng;

Nếu bạn tự nhủ rằng, "để sau hãy gửi"....thì hãy tin tôi, 

"để sau" sẽ chẳng bao giờ đến đâu !

Sưu tầm: TK

Phần nhận xét hiển thị trên trang