Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2017

Đạo văn cấp tiến sĩ : chép cả luận án của nghiên cứu sinh Lào, cả văn bản của Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ




.









Phó Hiệu trưởng chép cả văn bản của Thủ tướng để trở thành tiến sĩ


TRỰC NGÔN

(GDVN) - Trong quá trình làm luận án tiến sĩ, ông Long đã lấy cả văn bản của Thủ tướng và của người khác để qua mặt hội đồng chấm công nhận là tiến sĩ.


Ông Trần Hoàng Long, đang là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật và Công nghiệp Hà Nội (thuộc Bộ Công thương) trong quá trình làm luận án tiến sĩ đã "ăn cắp" y nguyên diễn văn của luận án tiến sĩ người Lào vào luận án tiến sĩ của mình, chỉ thay mỗi tên nước Lào thành Việt Nam.
Sau đó ông Long đã đem luận án tiến sĩ ra qua mắt Hội đồng chấm luận án. Kết quả ông Long được 6/7 phiếu bầu với kết quả xuất sắc. Ngoài ra trong luận án ông Long còn đạo, sao chép cả văn bản của Thủ tướng.
Chép 12 trang giải pháp không dẫn nguồn
Đầu năm 2012, ông Trần Hoàng Long bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành thương mại với đề tài: “Hoàn thiện chính sách thương mại nhằm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam” do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Lịch (Viện Nghiên cứu Thương mại) và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Quang (trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cùng hướng dẫn.
Ông Trần Hoàng Long đã sao chép 12 trang (không dẫn nguồn) từ những giải pháp của nghiên cứu sinh Phongtisouk Siphomthaviboun (người Lào) tác giả luận án “Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020”, chuyên ngành Kinh tế và Quản lý Thương mại, được bảo vệ tại Hội đồng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ngày 24/9/2011.
Những giải pháp của nghiên cứu sinh Phongtisouk Siphomthaviboun (người Lào)_ tác giả luận án “Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020”. Ảnh: Nhân Minh
Luận án tiến sĩ sao chép của ông Trần Hoàng Long, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật và Công Nghiệp Hà Nội. Ảnh: Nhân Minh
Ở Chương 3 có tên gọi “Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách thương mại nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đến năm 2020” nghiên cứu sinh Trần Hoàng Long đã chép gần như nguyên vẹn 12 trang từ luận án của nghiên cứu sinh Phongtisouk Siphomthaviboun (người Lào).
Ví dụ, tại trang 122 luận án của nghiên cứu sinh Phongtisouk viết: “Chính sách thương mại Quốc tế là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội của đất nước. Hoạt động xuất nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế chỉ là một trong 19 định hướng về phát triển các lĩnh vực, ngành tại Lào”.

Tiến sĩ “chép sách đồng nghiệp” nói lý thuyết thì ai cũng chép

Còn tại trang 152 luận án của nghiên cứu sinh Trần Hoàng Long như sau: “Chính sách thương mại phát triển công nghiệp hỗ trợ là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội của đất nước. Hoạt động xuất nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế chỉ là một trong 19 định hướng về phát triển các lĩnh vực, ngành tại Việt Nam”.
Hoặc như, vẫn trang này, nghiên cứu sinh Phongtisouk viết: “Việc chủ động hoàn thiện chính sách thương mại Quốc tế còn thể hiện ở việc chủ động đưa ra các nội dung và đề xuất cách thức giải quyết các vấn đề trong các quan hệ song phương và trong các tổ chức khu vực và quốc tế mà Lào tham gia”; thì nghiên cứu sinh Trần Hoàng Long chỉ thay mỗi chữ Lào bằng chữ Việt Nam. Nhiều trang khác ở Chương 3 đều tương tự như vậy.
Ngoài ra, ông Long còn sao chép hàng chục trang (không dẫn nguồn) từ “Giáo trình Kinh tế Ngoại Thương” của Giáo sư, Tiến sĩ  Bùi Xuân Lưu (Nhà xuất bản Giáo dục, 2002), mà vẫn được Hội đồng nhất trí thông qua với 6/7 phiếu xuất sắc, trở thành tiến sĩ.
"Ăn cắp" cả văn bản chỉ đạo của Thủ tướng
Năm 2009, khi còn là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng viết bài “Đề án 30 – Bước đột phá trong tiến trình cải cách hành chính” đăng trên Báo Nhân dân số 19725 ra ngày 28/8/2009.
Nội dung bài báo đề cập đến Quyết định 30 của Chính phủ nhằm tạo sự thống nhất, công khai, minh bạch thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Ông Trần Hoàng Long đã chép 2/3 bài báo (không dẫn nguồn) vào trang 161 - 162 của Luận án tiến sĩ ở mục 3.4.2.1 “tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục hành chính khi tham gia vào hoạt động kinh doanh”. 
Trong bài, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra nhóm 5 giải pháp để thực hiện tốt đề án. Bài báo này cũng được đăng trên trang Cổng thông tin điện tử Chính phủ, được đông đảo độc giả biết đến.
Vậy mà, nghiên cứu sinh Trần Hoàng Long đã chép 2/3 bài báo trên (không dẫn nguồn) vào trang 161 - 162 của Luận án tiến sĩ ở mục 3.4.2.1 “tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục hành chính khi tham gia vào hoạt động kinh doanh”.
Không chỉ chép riêng bài báo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, luận án tiến sĩ của ông Long còn chép nhiều trang chuyên đề của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM).

Một Tiến sĩ dỏm suốt 10 năm dùng bằng giả đi làm ở trường đại học

Cụ thể, từ trang 183 – 186, mục 3.4.6 “Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp” của Luận án, ông Long đã chép từ cuốn Thông tin Chuyên Đề số 09/2009 của Viện CIEM (không dẫn nguồn).
Qua mặt hội đồng 
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, ngày 3/2/2012,Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) đã ra văn bản số 24/QĐ-VNCTM-ĐT, thành lập Hội đồng đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho nghiên cứu sinh Trần Hoàng Long về đề tài “Hoàn thiện chính sách thương mại nhằm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam”.
Hội đồng đánh giá gồm 7 thành viên do Giáo sư, Tiến sĩ khoa học  Lương Xuân Quỳ (Đại học Kinh tế Quốc dân) làm Chủ tịch Hội đồng, Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhiễu (Viện Nghiên cứu Thương mại) làm Thư ký Hội đồng;
3 phản biện là Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Xuân Nhàn (Đại học Thương mại), Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tất Thắng (Viện Nghiên cứu Thương mại), Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Đăng Tuất (Viện Chiến lược và Chính sách Công nghiệp);
2 Ủy viên Hội đồng là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Thành (Viện Nghiên cứu Thương mại) và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Chí Lộc (Đại học Ngoại thương).
Ngày 2/3/2012, Hội đồng đã bỏ phiếu tán thành với 7/7 phiếu, trong đó có 6 phiếu đánh giá xuất sắc.
Cụ thể, ngày 2/3/2012, Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Viện đã nhất trí đánh giá: “Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Trần Hoàng Long là một công trình độc lập, nghiêm túc, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo tốt cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các tổ chức hỗ trợ công nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp. Luận án cũng có giá trị tham khảo tốt cho các viện nghiên cứu, các trường đại học liên quan và các đối tượng quan tâm khác…”.
Ông Trần Hoàng Long, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công Nghiệp Hà Nội. Ảnh: http://www.uneti.edu.vn
Giáo sư Tiến sĩ khoa học Lương Xuân Quỳ, Chủ tịch Hội đồng, trong văn bản nhận xét riêng nêu ý kiến: “Luận án đã nêu 3 quan điểm, 6 định hướng và 6 nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách thương mại có căn cứ khoa học nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam trong thập kỷ tới.
Hai công trình công bố của tác giả (ở 3 số Tạp chí Thương mại) phản ánh kết quả chủ yếu của luận án. Công bố này đảm bảo chất lượng và đăng tải ở tạp chí có uy tín".

Cán bộ có liêm sỉ thì không khoác lên mình bằng tiến sĩ "dởm" để thăng tiến

Trước vấn đề trên, ngày 19/12, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên hệ, đặt lịch làm việc với Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật và Công nghiệp Hà Nội (thuộc Bộ Công thương), nhân vật trong cuộc là ông Trần Hoàng Long. 
Bà Hằng, phòng văn thư của nhà trường đã tiếp nhận Giấy giới thiệu của phóng viên và gọi điện cho ông Trần Hoàng Long làm việc với phóng viên, sau đó ông Long đã truyền đạt ý kiến lại cho bà Hằng, yêu cầu phóng viên để lại giấy giới thiệu, nội dung làm việc. 
Tuy nhiên sau nhiều ngày liên hệ qua số điện thoại do bà Hằng (nhân viên phòng văn thư) cung cấp, nhưng số thuê bao này không có ai nghe máy.
Đồng thời, nhân viên văn thư và ông Long cũng không hồi âm, trả lời những nội dung đã được chúng tôi nêu ra. 

Trực Ngôn
http://giaoduc.net.vn/gdvn-post182321.gd

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đà Nẵng: Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) phát lệnh truy nã Vũ “nhôm”


Tác giả: Hải Châu
.
Nguồn tin của Infonet cho biết, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) phát lệnh truy nã Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ “nhôm”) bị khởi tố do có hành vi “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước” nhưng hiện không biết bị can đang ở đâu (Hải Châu)
.
KD: “Nhôm” và phe cánh liệu có bị bẻ gãy bởi “Bàn tay sắt”? Hãy đợi thì… tương lai. Cũng tài thật. Cứ đụng tới “sâu” nào” là “sâu” í trốn biệt
————
Bạn đọc xin hãy đọc kỹ bài này, một bài viết mà một quan chức tử tế, am hiểu Đà Nẵng từng nói với chủ Blog: Bài viết khá đúng bản chất, tuy chưa nói được hết đến tận cùng. Kinh khủng lắm chị ạ  😦
.
Bị can Phan Văn Anh Vũ vừa bị phát lệnh truy nã
Tối 22/12, nguồn tin của Infonet cho hay, vào buổi sáng cùng ngày, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) phối hợp với Công an Đà Nẵng đã tiến hành công bố Quyết định khởi tố bị can số 47/ANĐT-P5 ngày 20/12 đối với Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ “nhôm”, sinh ngày 2/11/1975 tại Đà Nẵng; Chủ tịch HĐQT Công ty CO xây dựng Bắc Nam 79, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CO Nova Bắc Nam 79 – nay là Công ty CP đầu tư và phát triển Chấn Phong),
Quyết định khởi tố bị can được công bố tại nhà riêng của Phan Văn Anh Vũ (ở số 82 Trần Quốc Toản, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, Đà Nẵng). Thay mặt gia đình tiếp nhận việc công bố lệnh bắt Vũ “nhôm” có một người chú của đối tượng này với sự chứng kiến của đại diện chính quyền, tổ dân phố sở tại theo quy định của pháp luật.
Phan Văn Anh Vũ bị khởi tố bị can do đã có hành vi “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước”, phạm vào Điều 263 BLHS.
Ngay sau khi công bố lệnh bắt, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) cũng công bố Quyết định truy nã số 222/ANĐT do Thiếu tướng Lý Anh Dũng, Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) ký ngày 21/12 về việc truy nã Phan Văn Anh Vũ sau khi xác định bị can không có mặt tại nơi cư trú ở số 82 Trần Quốc Toản (Đà Nẵng) và không biết bị can đang ở đâu.
Được biết, hiện Công an Đà Nẵng đã triển khai quyết định truy nã này đến công an tất cả các quận, huyện, phường, xã trên địa bàn để thực hiện. Nếu bắt được người bị truy nã, yêu cầu báo ngay cho Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) ở số 40 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, số điện thoại: 06923.42431; 06923.43481.
Trao đổi với PV Infonet lúc 21h50 tối 22/12, Đại tá Trần Phước Hương, Trưởng Công an quận Hải Châu cho hay đã triển khai lệnh truy nã bị can Vũ “nhôm” đến các đơn vị chức năng thuộc Công an quận và Công an các địa bàn.
“Trong tối nay 22/12, Công an quận đang tiến hành kiểm tra nhà riêng, trụ sở công ty và những nơi mà bị can Vũ “nhôm” có khả năng lui tới, nếu phát hiện là bắt ngay!” – Đại tá Trần Phước Hương cho hay.
————-

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đưa tin hay xiên tạc?

Từ Quảng Nam đến Kiên Giang và hai tuyến chiến thuật của TBT Trọng

PHẠM CHÍ DŨNG 

VOA - Rốt cuộc, Quảng Nam đã không thể “nơi đây bình minh chim hót” theo cái cách mà người con đất Quảng là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng dùng thơ để ví von về vận hội mới của vùng đất này.

Hai tuyến chiến thuật

Chỉ một tuần sau vụ cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng bất ngờ bị Tổng bí thư Trọng chỉ đạo Bộ Công an khởi tố và tống giam, cùng lúc xuất hiện trên mạng xã hội một số đồn đoán về mối quan hệ có vẻ đang nhạt đi giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc, hàng loạt lãnh đạo cao cấp của tỉnh Quảng Nam bị Ủy ban Kiểm tra trung ương thông báo kỷ luật: ông Đinh Văn Thu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Huỳnh Khánh Toàn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, và có lẽ đặc biệt nhất là trường hợp hai cha con ông Lê Phước Thanh, Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010-2015, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2011-2016 và ông Lê Phước Hoài Bảo, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Không biết vô tình hay hữu ý, vào cùng thời gian trên lại hiện ra những tin ngoài lề về khả năng ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch thành phố Đà Nẵng - không còn được “che chở” và sẽ phải “nghỉ non”, thậm chí là nghỉ ngay sau tết nguyên đán 2018.

Từ trước vụ xung đột quyền lực và có thể cả lợi ích nhóm giữa cánh của ông Huỳnh Đức Thơ với Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, nhiều người đã cho rằng ông Thơ thực ra là “người thân” của Thủ tướng Phúc. Nhận định này dường như đã được chứng minh bằng kết quả của Hội nghị trung ương 6 vào đầu tháng 10/2017: trong khi Nguyễn Xuân Anh “mất sạch” thì Huỳnh Đức Thơ vẫn ung dung tại vị, bất chấp nhiều điều tiếng về những công trình tai tiếng ở Đà Nẵng liên quan đến nhân vật này.

Có một bộ phận quan chức trung cao - những người sợ chiến dịch “chống tham nhũng” của Tổng bí thư Trọng và chẳng ưa ông Trọng đến mức có lẽ chỉ cầu mong ông này bị đột quỵ - đã từng kỳ vọng rằng vụ Đà Nẵng là điểm kết thúc để phần cuối năm 2017 sẽ không có thêm vụ nào khác. Rồi đến khi nổ ra vụ bắt Đinh La Thăng, một số quan chức lại hy vọng rằng đó sẽ là vụ cuối cùng của năm 2017.

Nhưng sự đời lại cứ như khiêu khích ước muốn an lành của con người. Sau Đà Nẵng, đến Quảng Nam. Sau Quảng Nam đến Hậu Giang…

Có thể nhìn rõ là Tổng bí thư Trọng đã và đang vận động song hành hai tuyến chiến thuật: vừa dùng Ủy ban Kiểm tra trung ương để thi hành kỷ luật quan chức, vừa có vẻ thẳng tay dẹp nạn “thái tử đảng”.

Sau ngày 8 tháng Mười Hai năm 2017 - thời điểm có thể được xem là mốc mở màn cho “chống tham nhũng giai đoạn 2” của ông Trọng mà khởi đầu bằng vụ bắt cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng, không chỉ hàng loạt quan chức của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và quan chức ngân hàng bị bắt, một số quan chức lãnh đạo các địa phương Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Quảng Nam bị kỷ luật, mà những “thái tử đảng” cũng bị “lên thớt”: Nguyễn Phước Hoài Bảo - con trai cựu bí thư Quảng Nam Nguyễn Phước Thanh, Huỳnh Minh Phong - cậu ấm của cựu bí thư Hậu Giang Huỳnh Minh Chắc.

Ông Trọng lại chẳng có gì phải “lăn tăn” vì ông ta không bị dính chuyện con cái mình “hót hay nhảy giỏi”. Bởi thế ông Trọng chẳng ngần ngại “chém” những mái đầu trẻ trâu nhưng lại thích làm người lớn.

Tuy nhiên những dấu hỏi lớn bật ra là chiến dịch “Diệt thái tử đảng” của Tổng bí thư Trọng chỉ thuần túy là một động tác hãm bớt “tham vọng cá nhân” như tinh thần nghị quyết của ông, hay còn mang một ẩn ý và nhắm đến một mục tiêu nào khác?

Sau Quảng Nam và Hậu Giang, ông Trọng còn muốn tiến đến đâu nữa?

Đảo ngọc Phú Quốc

Vài blogger “thân đảng” vừa quy hoạch điểm đến của chiến dịch trên. Những lời khuyến cáo lẫn hàm ý đe dọa được tung ra nhắm tới Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Minh Triết - hai con trai của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đòi hai người “tuổi trẻ tài cao” này phải trả lại chức, nếu không “sẽ có chuyện”.

Nhiều tờ báo nhà nước cũng đang ồn ào hỗ trợ cho chiến dịch “Diệt thái tử đảng” của Tổng bí thư Trọng. Không khí cũng khá giống với cảnh “đấu tố” vụ xe Lexus của Phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh vào giữa năm 2016: không đánh trực tiếp ngay tâm, mà “làm” dần từ vòng ngoài hướng vào tâm.

Có thể hình dung ngay rằng trong không bao lâu nữa, vòng vây sẽ khép kín hai người con của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Nguyễn Thanh Nghị - Bí thư Kiên Giang, và Nguyễn Minh Triết đang ở Trung ương đoàn.

Từ giữa năm 2017, báo chí nhà nước đã bất ngờ lôi vụ khách sạn Hương Biển xây sai quy hoạch ở đảo ngọc Phú Quốc ra “mần”. Có tờ báo còn bạo gan đề cập đến trách nhiệm của Bí thư Nguyễn Thanh Nghị.

Nhiều khả năng ông Nghị sẽ bị “luân chuyển cán bộ” - một hình thức được xem là ưu đãi - trong thời gian tới. Còn nếu không chịu đi, Nguyễn Thanh Nghị sẽ có thể phải đối mặt với đủ thứ chuyện chẳng hay ho gì.

Nhưng con cái chỉ là một vế. Nếu chiến dịch “Diệt thái tử đảng” đánh từ ngoài vào nhằm hướng đến hai người con của Nguyễn Tấn Dũng, thì sau hai người con đó, Nguyễn Tấn Dũng sẽ là cái đích cuối cùng, mục tiêu lớn nhất.

Cô độc ngay tại “căn cứ địa cách mạng”

Trong cuộc đời “vì đảng vì dân” của Nguyễn Tấn Dũng và ngay cả khi ông quyết định trở lại “người tử tế”, chưa bao giờ Nguyễn Tấn Dũng lại rơi vào tình thế cô đơn như lúc này.

Vào đầu tháng 12/2017, sự kiện đám tang mẹ của ông Dũng mất đã làm lộ ra một sự thật quá đen đúa: quá hiếm quan chức đương nhiệm và cả hưu trí dám đến dự đám tang này. Dường như cả đám người từng một thời anh em xôi thịt như một đàn nhặng quanh Nguyễn Tấn Dũng đã ngửi thấy mùi tử khí phảng phất quanh ông ta nên dạt xa càng nhanh càng tốt.

Hiện tượng báo đảng nói riêng và và báo chí nhà nước nói chung im bặt trước đám tang của mẹ cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể được xem là một chỉ dấu đặc biệt, không chỉ về thói vô cảm chính trị trong chính trường Việt thời nay, mà còn như một biểu trưng cho thói “ăn cháo đá bát” hết sức bạc bẽo của giới quan chức mang não trạng chỉ biết “phù thịnh không phù suy”.

Một facebooker bình luận: “Là người có khí chất Nam Bộ giao lưu rộng rãi, ông cũng ít nhiều cũng có bộ hạ hay đồng liêu thân tín trong đảng. Thế mà giờ này không một ai tới hay gởi lẵng hoa viếng làm tôi thật sự bất ngờ. Đúng là trước có người so sánh đảng của ông với đảng bọn cướp tôi không tin. Nhưng giờ nhìn lại thấy đảng cướp nó vẫn nghĩa tình với nhau hơn”.

Tình cảnh “đèn nhà ai nấy rạng, thân ai người đó lo, hồn ai người đó giữ” đang phổ biến đến mức ghê gớm trong nội bộ đảng CSVN. Không chỉ với trường hợp Nguyễn Tấn Dũng, mà có lẽ tuyệt đại đa số giới quan chức từ trung cấp đến cao cấp của đảng sẽ phải chịu thân phận “hết quyền hết bạc hết ông tôi” ngay sau khi họ “nghỉ” - cho thấy không chỉ hiện tượng phân hóa sâu sắc mà đang diễn ra giai đoạn phân rã ngày càng nhanh trong đảng.

Vào năm 2016 sau khi Nguyễn Tấn Dũng đã bị hất khỏi Bộ Chính trị sau đại hội 12 của đảng cầm quyền, người ta vẫn nhìn thấy có đến vài ba trăm quan chức cùng lẵng hoa chúc mừng cho buổi sinh nhật của ông Dũng.

Nhưng kể từ quý 4 năm 2016 khi chiến dịch “đánh” Đinh La Thăng – người được xem là một thủ hạ tin cẩn của Nguyễn Tấn Dũng – khởi động, dường như Nguyễn Tấn Dũng cô độc hẳn.

Cho đến năm 2017 và đặc biệt cùng với các vụ việc Đinh La thăng bị loại khỏi Bộ Chính trị, vụ đại gia ngân hàng là Trầm Bê – người được dư luận cho là “tay hòm chìa khóa” của gia đình Nguyễn Tấn Dũng – bị bắt và bị đưa ra truy tố, rồi đến vụ Nguyễn Thanh Nghị – con trai Nguyễn Tấn Dũng, đang là bí thư tỉnh Kiên Giang – có thể bị phe đảng của Tổng bí thư Trọng cho “lên thớt” với lý cớ đầu tiên là vụ khách sạn Hương Biển sai quy hoạch ở ngọc đảo Phú Quốc, nghe nói cả một người thân của Nguyễn Tấn Dũng là Lê Thanh Hải – cựu bí thư thành ủy TP.HCM – còn không còn dám đi chơi golf với ông Dũng nữa.

Sau hàng loạt vụ việc trên, ngày càng nhiều dư luận cho rằng đường đi của Nguyễn Phú Trọng trước sau cũng dẫn đến cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng.

Đường đi của Nguyễn Tấn Dũng lại bị cho là đầy tì vết tham nhũng. Nguyễn Tấn Dũng là đời thủ tướng bị cho là “phá chưa từng có” trong lịch sử đảng CSVN, một thủ tướng mà nếu cánh đảng muốn và dám làm, gần như bất cứ lĩnh vực hay công trình cộm cán về tiền bạc nào cũng đều ít nhiều mang bóng dáng của cựu thủ tướng Dũng.

Sau Quảng Nam và Hậu Giang, sẽ rất có thể là Kiên Giang - “căn cứ địa cách mạng” của ông Nguyễn Tấn Dũng.

Vì sao phải truy tố gấp Đinh La Thăng?

Trong bầu không khí không hề ăn ngon ngủ yên của chính giới Việt Nam, vào ngày 20/12/2017, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đột ngột thông báo về bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng cùng các đồng phạm.

Trong một diễn biến liên quan đến Đinh La Thăng, vụ Trịnh Xuân Thanh sẽ được đưa ra xét xử vào tháng Giêng năm 2018. Bà Schlagenhauf - luật sư ở Đức của Trịnh Xuân Thanh - còn cho biết phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh có lẽ sẽ diễn ra vào ngày 10/01/2018.

Trịnh Xuân Thanh lại được dư luận xem là đầu mối dẫn đến các nhân vật Vũ Huy Hoàng - bộ trưởng công thương và là cơ quan chủ quản của PVN, Đinh La Thăng, kể cả… Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Vụ truy tố có vẻ rất gấp gáp đối với Đinh La Thăng - với bản kết luận điều tra được hoàn thành chỉ 11 ngày sau khi ông Thăng bị bắt - đang khiến nảy sinh những dấu hỏi mới: phải chăng cho truy tố Thăng càng sớm càng tốt bởi ông Trọng đang phải chịu áp lực về thời gian cho một chiến dịch bắt “hổ lớn” khác? Và phải chăng Tổng bí thư Trọng muốn chủ động đánh phủ đầu cánh quan chức dám phản ứng ông qua vụ bắt Thăng và trấn áp luôn một “âm mưu lật đổ” nào đó còn trong trứng nước?


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đại tá Lê Công Thạnh: Tại sao để Vũ “nhôm” trốn mất?


Tâm An
Dân Trí - “Sáng nay tôi đọc báo thấy đã phát lệnh truy nã Phan Văn Anh Vũ. Tôi băn khoăn như vậy thì Phan Văn Anh Vũ đi lúc nào? Tại sao trước nay đã biết có nhiều thông tin liên quan Vũ “nhôm” như thế lại không có biện pháp quản thúc, để Vũ trốn mất? Có vấn đề gì ở đây không?” - Đại tá Lê Công Thạnh - nguyên Phó Chỉ huy trưởng về Chính trị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) - đặt hàng loạt câu hỏi.

Trao đổi với PV Dân trí sáng nay 23/12, Đại tá Lê Công Thạnh - nguyên Phó Chỉ huy trưởng về Chính trị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ), người đã đặt nhiều câu hỏi về Vũ “nhôm” trong cuộc gặp mặt cán bộ quân đội cấp tướng nghỉ hưu tại Đà Nẵng hôm 20/12 - đã tiếp tục đặt ra những băn khoăn liên quan đến việc truy nã Phan Văn Anh Vũ.

Đại tá Lê Công Thạnh chia sẻ: “Tại cuộc gặp mặt hôm đó (20/12), anh em chúng tôi nghe Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa trả lời thẳng thắn rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu Bộ Công an điều tra làm rõ Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) là ai, chúng tôi rất vui mừng, cảm thấy thanh thản sau những lo lắng, bức xúc lâu nay trước những thông tin liên quan đến Phan Văn Anh Vũ. Và chúng tôi càng tin tưởng quyết tâm của Trung ương khi tối 21/12, có tin khám xét nhà riêng của Vũ “nhôm” (số 82 Trần Quốc Toản, quận Hải Châu, Đà Nẵng).

Sáng nay (23/12), đọc báo nghe tin đã có quyết định khởi tố, và phát lệnh truy nã Phan Văn Anh Vũ, tôi cũng băn khoăn như vậy thì Phan Văn Anh Vũ đi lúc nào? Tại sao trước nay đã biết có nhiều thông tin liên quan Vũ “nhôm” như thế lại không có biện pháp quản thúc, để Vũ trốn mất? Có vấn đề gì ở đây không?”.

Trước đó, Đại tá Lê Công Thạnh cho biết, trong cuộc gặp mặt cán bộ quân đội cấp tướng nghỉ hưu tại Đà Nẵng hôm 20/12, có Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa, Phó Bí thư Thành ủy Võ Công Trí và ông Huỳnh Đức Thơ - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng.

Đại tá Thạnh đã phát biểu đề nghị các cấp có thẩm quyền làm rõ Phan Văn Anh Vũ là ai? Có hay không việc Vũ “nhôm” đã gây sức ép, buộc chính quyền phải làm theo ý mình là giải quyết đất, nhà công sản ở những nơi thuận lợi, đắc địa ở Đà Nẵng (trên đường Trần Phú, Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học...) để làm dự án, mua bán chuyển nhượng với giá thấp, không qua đấu thầu?

Có hay không việc Vũ “nhôm” gây sức ép buộc Ban Thường vụ Thành ủy quyết định để Vũ mua lại trụ sở Hải quan thành phố được định giá trước trên địa bàn? Có hay không việc cho Công ty CP Bắc Nam 79 (do Phan Văn Anh Vũ làm Chủ tịch Hội đồng quản trị) khi chưa đủ thủ tục pháp lý đã rao bán căn hộ?

“Nếu như vậy thì vì sao có sự tắc trách như vậy? Có lợi ích nhóm ở đây không? Ai đứng đằng sau?” - Đại tá Thạnh đã đặt câu hỏi “nóng” với các lãnh đạo của Thành ủy, UBND TP Đà Nẵng.

Đáng chú ý, Đại tá Lê Công Thạnh cho biết đã theo dõi thông tin liên quan đến Phan Văn Anh Vũ từ lâu, và có nghe thông tin Phan Văn Anh Vũ từng có lời lẽ đe dọa Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ là “Tôi sẽ cho ông nghỉ việc” khi chính quyền không đồng ý yêu cầu của Vũ về một dự án nào đó. Đại tá Thạnh đề nghị các cấp có thẩm quyền làm rõ thông tin này với tư cách là một cử tri của thành phố.

Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, tại các cuộc tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng, cử tri ở Đà Nẵng đã đặt nhiều câu hỏi “nóng” liên quan đến Vũ “nhôm”.

Đơn cử trong cuộc tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng chiều 4/10, cử tri Hoàng Ngọc Khang đặt câu hỏi: “Vũ "nhôm" là ai mà người ta đặt ra biệt danh “mafia” của Đà Nẵng? Tại sao để Vũ "nhôm" tác động nhiều đến Đà Nẵng như thế? Vũ "nhôm" không chỉ thao túng kinh tế mà còn thao túng cả chính quyền Đà Nẵng? Nếu đúng như vậy thì xử lý như thế nào?”.

Mới đây, tại kỳ họp thứ cuối năm của Hội đồng nhân dân TP Đà Nẵng (diễn ra từ ngày 5/12 - 7/12), không nêu đích danh ai, nhưng đại biểu Huỳnh Minh Chức có đề nghị: "Cần phải có biện pháp bảo vệ những đồng chí lãnh đạo nào làm việc nghiêm túc, chính trực, không đánh đổi quyền lợi của thành phố vào tay doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thao túng được thì dùng những thủ đoạn hèn hạ để bôi nhọ danh dự, làm mất uy tín lãnh đạo. Hành vi này phải được điều tra xử lý kịp thời".

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kịch đến hồi cao trào:

Ông Đinh La Thăng khai gì với cơ quan điều tra?

>> Vụ chạy thận 8 người chết: Phải có hóa đơn đỏ đám ma?
>> Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Quân khu 1 sẽ bị kỷ luật về hành chính?
>> Nữ CSGT duy nhất được Tổng thống Putin bắt tay cảm ơn là ai?
>> Nợ thuế hơn 27 nghìn tỷ: Hàng loạt đại gia, DN được xóa nợ?


HOÀNG ĐIỆP - THÂN HOÀNG
TTO - Ông Đinh La Thăng cho rằng trước khi ký thỏa thuận góp vốn vào OceanBank đã trao đổi với thành viên Hội đồng quản trị PVN, đến thời điểm góp vốn đã có ý kiến của Thủ tướng.

Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc - phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an, vừa ký ban hành bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng - nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị (sau này là Hội đồng thành viên) Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đồng phạm. 

Theo đó, ông Đinh La Thăng bị đề nghị truy tố về tội cố ý làm trái liên quan quá trình góp vốn của PVN vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương - OceanBank khiến PVN mất trắng 800 tỉ đồng.

Với kết luận của cơ quan điều tra về những sai phạm của mình, trong lời khai về chủ trương góp vốn vào Oceanbank và thỏa thuận tham gia góp vốn giữa PVN và Oceanbank, ông Thăng cho rằng mình đã họp và lấy ý kiến nhiều người. Đồng thời đã xin ý kiến Thủ tướng nên không sai.

Đã có thỏa thuận với các thành viên Hội đồng quản trị?

Theo các tài liệu xác minh tại PVN, ngày 18-9-2008, ông Nguyễn Ngọc Sự, Phó tổng giám đốc PVN ký văn bản gửi HĐQT báo cáo kết quả đàm phán với Oceanbank và kèm theo báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng này, trong đó có nêu thực trạng là ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ, vốn và tiềm lực tài chính thấp… 

Tuy nhiên khi nhận được báo cáo trên, ông Đinh La Thăng, chủ tịch HĐQT đã không tổ chức họp HĐQT để có chỉ đạo đánh giá lại tình hình hoạt động, năng lực của Oceanbank, phương án góp vốn, tính hiệu quả khả thi của việc góp vốn… mà cùng ngày ông Thăng và Hà Văn Thắm kỷ thỏa thuận số 6934 về việc tham gia góp vốn, cam kết PVN góp 20% vốn điều lệ tại Oceanbank. 

Đến ngày 22-9-2008 ông Thăng mới bút phê chỉ đạo "xin ý kiến các thành viên HĐQT" trên văn bản số 140B ngày 18-9-2008, tức là sau khi ông Thăng đã ký thỏa thuận hợp tác với Thắm.

Ông Thăng khai trước khi ký thỏa thuận với Thắm đã nhiều lần trao đổi với các ông bà trong HĐQT việc PVN tham gia góp vốn vào Occeanbank được thể hiện trên giấy xác nhận ngày 28-3-2017 được ông Thăng cung cấp để giải trình với CQĐT. 

Tuy nhiên sau khi bị khởi tố điều tra, ông Thăng xin khai lại, khi Ủy ban kiểm tra Trung ương vào làm việc tại PVN để có tài liệu xác nhận việc đã trao đổi thống nhất ý kiến trong HĐQT trước khi thỏa thuận tham gia góp vốn, lúc này ông Thăng đang là bí thư Thành ủy TP.HCM đã điện thoại nhờ ông Hoàng Xuân Hùng, Trần Ngọc Cảnh, Đỗ Văn Đạo và bà Phan Thị Hòa nguyên thành viên HĐQT năm 2008 xác nhận việc ông Thăng đã bàn bạc, thống nhất với HĐQT về chủ trương góp vốn vào Oceanbank. 

Sau đó ông Thăng nhờ bà Bùi Thị Nguyệt, trước đây là Ban kiểm soát nay là trưởng ban tổ chức nhân sự PVN đến trực tiếp xin chữ ký xác nhận vào giấy xác nhận.

Kết quả xác minh tại PVN và Văn phòng chính phủ cho thấy: tại phương án tăng vốn lần 2 khi chưa được thủ tướng phê duyệt thì ông Thăng đã đồng ý để PVN ra nghị quyết chấp thuận bổ sung tăng vốn 300 tỉ đồng. 

Trước khi ra nghị quyết không có bất cứ tài liệu nào thể hiện việc ông Thăng chỉ đạo khảo sát, đánh giá lại tình trạng hoạt động của Oceanbank, mục đích tăng vốn điều lệ, hiệu quả đầu tư lần góp vốn lần đầu…

Đã xin ý kiến Thủ tướng

Ông Thăng cũng khai việc ký nghị quyết trước khi có ý kiến của chính phủ là để thống nhất trong HĐQT để ban hành chủ trương; sau khi báo cáo thủ tướng và được đồng ý bằng văn bản thì mới chuyển tiền mua cổ phần. 

Đến thời điểm thực hiện chuyển tiền góp vốn ngày 25-10-2008 thì đã có ý kiến của Thủ tướng nên không vi phạm.

Như vậy tại 2 lần góp vốn, ông Thăng tiếp tục có vi phạm quy chế quản lý tài chính Công ty mẹ - PVN ban hành cũng như nghị định của chính phủ về việc phải báo cáo Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng và đầu tư ra ngoài PVN.

Về lần góp vốn thứ 3, bổ sung 100 tỉ đồng, nâng tổng số vốn góp của PVN lên 800 tỉ đồng, duy trì nắm giữ 20% vốn điều lệ tại Oceanbank, ông Thăng nhận thấy việc góp vốn này là trái quy định. 

Tuy nhiên do bận đi tiếp xúc cử tri tại Thanh Hóa nên ông Thăng ủy quyền điều hành HĐTV từ ngày 16-5-2011 đến 18-5-2011 cho ông Nguyễn Xuân Thắng, thành viên HĐTV, do vậy ông Thăng cho rằng không liên quan đến việc ban hành nghị quyết về việc chấp thuận điều chỉnh vốn điều lệ của Oceanbank.

Một kỷ lục về điều tra nhanh

Ông Đinh La Thăng bị khởi tố điều tra và bắt tạm giam ngày 8-12-2017. Sau 11 ngày bị khởi tố, ngày 19-12 cơ quan điều tra đã ban hành kết luận điều tra và chuyển hồ sơ đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng cùng các đồng phạm theo các tội danh đã khởi tố.

Theo ông Vũ Phi Long, nguyên phó chánh tòa hình sự TAND TP.HCM, đối với tội danh bị khởi tố là cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, liên quan đến nhiều người, nhiều tài liệu mà thời gian kết thúc điều tra nhanh để có được bản kết luận điều tra sớm là rất tốt.

Luật sư Bùi Quang Nghiêm (Đoàn luật sư TP.HCM) cũng khẳng định việc một vụ án hình sự được dư luận hết sức quan tâm mà hoàn tất điều tra sớm là một điều rất đáng hoan nghênh: "Đây là một kỷ lục về điều tra".


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

Ông Vũ “nhôm” làm giàu như thế nào?


Minh Đức































TPO - Theo kết luận Thanh tra Chính phủ TTCP từng công bố, doanh nghiệp của ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm) đã trúng đậm sau phi vụ chuyển nhượng đất đai mang lợi nhuận gần 500 tỉ đồng. Nhà đầu tư đã “trúng đậm” trong khi ngân sách Nhà nước bị thất thoát.

Được biết, ông Phan Văn Anh Vũ hiện là người đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 (đường Lê Hồng Phong, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng). Ngoài ra, ông Vũ còn sở hữu 80% cổ phần ở Công ty TNHH Phú Gia Compound. Ông từng ứng cử vào thành viên HĐQT của DongA Bank, nơi ông sở hữu 10% cổ phần. Ngoài ra, ông này còn là Chủ tịch Hội đồng thành viên The Sunrise Bay Đà Nẵng, đồng thời sở hữu cổ phần trong nhiều dự án khác.

Theo kết luận TTCP năm 2013 đã chỉ ra khu đất phía nam cuối đường Phạm Văn Đồng, năm 2006 UBND TP Đà Nẵng chuyển nhượng cho ông Hoàng Hải và bà Trung Thị Lâm Ngọc với tổng giá trị hợp đồng là 84 tỉ đồng.

Tới năm 2008, ông Hải và bà Ngọc không triển khai thực hiện dự án, đã ủy quyền cho ông Phan Văn Anh Vũ chuyển nhượng cho ông Phạm Đăng Quan với giá chuyển nhượng hơn 581 tỉ đồng, hưởng chênh lệch hơn 495 tỉ đồng. Năm 2009, ông Phạm Đăng Quan lại tiếp tục chuyển nhượng cho Công ty CP đầu tư địa ốc ô tô Phương Trang với giá là 585 tỉ đồng.

Tại khu đất đầu tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc, năm 2007 TP Đà Nẵng chuyển nhượng cho Công ty CP xây dựng thương mại Phú Mỹ để xây dựng chung cư, căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê và khách sạn du lịch nhưng không xác định theo giá đất ở mà giữ nguyên giá theo giá đất sản xuất kinh doanh, gây thất thu cho ngân sách.
Đến năm 2010, doanh nghiệp trên chuyển nhượng cho Công ty CP bất động sản Phương Trang với số tiền 285 tỉ đồng, chênh lệch so với giá năm 2007 hơn 220 tỉ đồng. Điều đáng nói, tại khu đất 29 ha thuộc dự án sân golf Đa Phước giao cho Công ty CP 79 thấp hơn giá TP Đà Nẵng quy định, làm lợi cho doanh nghiệp này hơn 570 tỉ đồng...

Liên quan đến các dự án bất động sản, mới đây, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã có Văn bản 817/ANĐT (P4) gửi Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đề nghị phối hợp điều tra, xác minh làm rõ sai phạm trong việc thực hiện 9 dự án và mua, chuyển nhượng 31 nhà đất công sản thuộc sở hữu nhà nước tại TP Đà Nẵng.

Theo đó, Bộ Công an đề nghị cung cấp toàn bộ hồ sơ gồm: Dự án Công viên An Đồn (năm 2010); Dự án Khu đô thị Harbour Ville của Công ty Đầu tư Mega (năm 2008); Khu đất tại đường 2/9 Phan Thành Tài đường quy hoạch (năm 2012); Dự án Phú Gia Compoud (phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, năm 2007); Khu dịch vụ du lịch nhà hàng Cafe-Bar và bến du thuyền khu vực trước Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP Đà Nẵng phía tây Cầu Rồng (năm 2015); Dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước (giai đoạn 1: 181ha năm 2008); Lô 12 Khu B4.1, Khu dân cư An Cư mở rộng (phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, năm 2009); Khu đô thị sinh thái Phú Gia ven sông (phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, năm 2010); Khu Du lịch ven biển đường Trường Sa của Công ty IVC (4,5ha, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, năm 2007).

Theo tìm hiểu của phóng viên, từ năm 2004 đến quý 3 năm 2016, TP Đà Nẵng đã thực hiện việc bán hơn 300 nhà công sản. Trong danh sách các nhà công sản đã bán qua các năm đáng chú ý có nhiều đơn vị đã được thành phố bán cho nhiều lô ở vị trí đắc địa. Trong số đó, phải kể đến như: Cty CP XD Bắc Nam 79, Cty CP 79, Cty TNHH Minh Hưng Phát, Cty CP công nghệ phẩm Đà Nẵng… Nhiều địa chỉ lô đất, các đơn vị này được giảm 10% tiền sử dụng đất không đúng quy định với số tiền rất lớn. Đây là những sai phạm đã được TTCP nêu rõ. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang