Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2017

Chuyện không của riêng Thăng


(Theo thoibao.de)Mấy ngày nay chỗ nào cũng rầm rì bàn tán chuyện của Đinh Là Thăng hệt như hồi gã Trump tranh cử ấy, cả thế giới thấp thỏm hồi hộp. Chuyện không của riêng nước Mỹ. Đa phần đều oán thán”…thế là tèo, thôi rồi Lượm ơi….”

Chuyện không của riêng Thăng
Tổng thống Mỹ, Barack Obama đã có cuộc gặp với ông Đinh La Thăng khi còn làm Bí thư Thành ủy TP.HCM

Tôi cũng vậy mệt và buồn tê tái vì cũng có chút quen biết với Thăng và cũng chót phải lòng với những việc gã làm, chợt nhớ đến lời tiến sĩ Nguyễn Trí Dũng: “…Điểm sáng của hiến pháp 2013 là ở chỗ toà án có nhiệm vụ bảo vệ công lý…” như vậy mọi công dân yêu nước phải có trách nhiệm bảo vệ hiến pháp và đương nhiên có trách nhiệm như một quan toà để thực thi hiến pháp. Vì thế tôi mạo muội viết đôi điều mắt thấy tai nghe để rộng đường dư luận hy vọng giúp các quan toà thực quyền và danh nghĩa phán quyết cho công tâm phải đạo, vì là ´´dân đen´´ nên không dám lạm bàn những thâm cung bí sử nơi cung đình. Tôi cũng để ngoài tai những đồn thổi chưa được kiểm chứng hoặc cho là lố bịch vô căn cứ. Tôi chỉ nhìn Thăng dưới góc độ con người với con người, dưới lăng kính đạo lý truyền thống của người Việt.
Tình cờ tôi quen Thăng vào nhưng năm 90 của thế kỷ trước. Trong mắt tôi Thăng là một thanh niên đầy nhiệt huyết hoạt ngôn và có khiếu hài hước. Tôi quý Thăng bởi trong khi đa phần các bạn cùng trang lứa mải mê với chân dài xe đẹp thì gã lại dửng dưng.
Gã đang ấp ủ một đam mê khác mà theo nhận xét của những người gần gũi, gã sớm bộc lộ tư chất của một thủ lĩnh.
Tôi quý gã bởi cái tình người và sự thủy chung. Đầu những năm 2000 gã cùng H và T nhân chuyến công tác Âu châu có ghé qua chỗ tôi, gã tếu táo rằng em vượt cả nửa vòng trái đất chỉ để tìm và cảm ơn cô bé học cùng trường đã chép bài giúp em khi em bị chấn thương do đá bóng và cũng muốn tìm để Cám ơn cậu bạn đã cắt may cho em bộ quần áo khi em cưới vợ nghe đâu cậu ấy đang sinh sống tại Tiệp.
Cảm thông mối tình này tôi đã lái xe chở ngay các cậu đi Leipzig và cũng cảm thông câu chuyện này tôi đã nổi hứng bảo lãnh cho H sang thăm vợ là N (người đã chép bài giúp Thăng thủa nào.). Báo hại cho tôi chắc là H thương vợ quá nên đến hẹn không chịu về làm tôi bị sở ngoại kiều cấm cửa từ đó hết nho nhoe mời mọc. Dại gái nghĩ cũng đau nhưng mà vui.
Trong lúc trò chuyện tôi có gợi ý rằng các cậu còn trẻ được học hành chu đáo lại đầy nhiệt huyết sao không tham gia Quốc Hội, Thăng tâm sự“ nhiều người vào Quốc Hội chỉ với danh nghĩa chứ có đóng góp được gì đâu“. Bẵng đi thời gian,lần sau về nước T có nói với tôi rằng anh chúc mừng tân nghị sĩ đi vì Thăng đã làm được điều anh gợi ý.
Thiên hạ đồn thổi Thăng nhiều tiền lắm nhưng tôi không tin vì tôi biết người như gã tiền không phải mục đích. Bữa đến Berlin gã còn mang theo mấy chai rượu (còn dán tem ) và mấy thùng mỳ tôm lận lưng. Các gã nói rằng “anh kiếm cho tụi em chỗ nào nghỉ tạm nhớ là giá bèo thôi bởi tụi em chẳng có nhiều tiền“. Tôi thuê cho các gã một phòng có giường 2 tầng của khách sạn không sao ETAP ở ngoại ô Berlin, Thăng là thủ lĩnh được nằm trên còn H và T nằm chung tầng dưới. Đúng ra là một người ở chui vì bên Tây hai người cùng giới nằm một giường người ta phát khiếp vì sợ là đồng tính luyến ái. Chắc không dư tiền Taxi nên Thăng mượn tôi xe để tự lái về khách sạn. Đúng ra bên này khi giao xe cho ai phải xem người ấy có bằng lái xe hợp pháp hay không nếu không chủ xe phải chịu.Tôi cũng liều tặc lưỡi cho qua chứ nếu cảnh sát kiểm tra thì lãnh đủ vì ngày ấy bằng lái xe của Việt Nam chưa được thế giới công nhận. Chẳng phải riêng hồi đó mà sau này khi đã là Chủ tịch một tập đoàn giàu mạnh nhất nước hay Bộ trưởng Bộ Giao thông gã vẫn giữ tác phong giản dị.
Lần qua Đức gần đây nhất khi tôi hỏi nghỉ ở chỗ nào? gã nói rằng “bọn em nghỉ ở Viethaus´´. Khi còn ở Thanh Xuân cũng vậy, căn phòng chung cư của gã liền với căn phòng nhà anh Nguyễn Thọ Chữ – Anh hùng Lao động, đến bữa gã thường xuyên leo qua ban công sang nhà anh Chữ “ăn chực “, rất nhiều lần tôi nghe gã phàn nàn vị bị vợ cắt điện bình nước nóng làm gã rét run không tắm nổi. Sau này khi đã là Chủ tịch dầu khí và Bộ trưởng Bộ xây dựng, gã vẫn ở chung cư tại Mỹ Đình, tất nhiên là chung cư khá lớn.
Nếu như không vì bảo mật hoặc lý do tế nhị nào đó mà bản kê khai tài sản của gã được công bố thì chắc sẽ có nhiều bất ngờ thú vị. Ở xứ mình nhiều khi niềm tin bị lộn ngược. Nói gã ở chung cư chẳng mấy ai tin nhưng một tên bợm nào đó tự xưng là bạn gã và bịa rằng gã là con rơi của Đinh Đức Thiện thì khối người tưởng thật.
Tôi quý gã bởi góc nhìn hóm hỉnh khôi hài nhưng không kém phần sâu sắc. Bữa gặp ở Paris tôi hỏi bay chặng dài vậy có mệt không? gã nói suốt chặng ấy gã nghiền cuốn: “Đi tìm nhân vật” của Tạ Duy Anh nên đỡ ngủ gật rồi gã tặng lại tôi cuốn tiểu thuyết Ta Duy Anh đã ký tặng gã. Thế đấy chứ đâu phải luận điệu của mấy kẻ xấu bụng nói gã chỉ nghiền trưởng Tàu và phim sex.
Có lần gã nói với tôi về sự phát triển vượt bậc về quy mô cũng như tầm bao quát của tập đoàn Dầu Khí Malaysia và gã cũng có mơ ước đưa tâp đoàn Dầu Khí Việt Nam lên tầm cao ấy. Phải chăng niềm khao khát ấy cộng với sự hồ hởi của thị trường như lời Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng từng nói với ý : “…Nếu tôi có tiền tôi cũng đầu tư vào chứng khoán..“ cộng với sự khích lệ của cấp trên, sự mở đường của các công văn chỉ thị đã xô gã vào vũng lầy đầu tư đa ngành ???
Bữa rồi thấy trên mạng ồn ào chuyên mất vốn ở Venezuela tôi có hỏi lại Thăng vì hôm ở Frankfurt chính Thăng nói với mình :”Hugo Chavez ở ngay sát nách Mỹ mà hung hăng quá thì sẽ mất ổn định, đầu tư vào đó tiềm ẩn nhiều rủi ro lắm…”nhưng gã không trả lời. Sự im lặng ấy làm trào lên sự cay đắng đã qua mà tôi từng nếm trải.
Chuyện là vào những năm 70 của thế kỷ trước khi tôi là trợ lý xây dựng cơ bản, trong lần cùng cụ Thắng phó giám đốc phụ trách hành chính nhà máy đại tu ô tô Q151 thuộc tổng cục kỹ thuật Bộ Quốc phòng. Hôm đó nhà máy làm việc với phòng địa chính Sơn Tây về mốc giới đất của đơn vị tại ngã ba Vị Thuỷ. Tôi thấy ông trưởng phòng địa chính trích dẫn và hiểu sai về các căn cứ đo đạc liền cự lại thì bị cụ Thắng bấm vào đùi và đá vào chân ra hiệu không được nói vì ngày đó quan địa chính oai lắm tướng tá chả là cái đinh gì. Thế rôi sau một bữa liên hoan nhẹ mọi việc được ký kết, mấy tháng sau xây nhà mới té ngửa ra bị mất bao nhiêu là đất. Thế là trăm dâu đổ đầu tằm mọi tội lỗi tôi gánh cả, cũng may hồi đó đất chưa đắt như vàng mà mình chưa bị nâng quan điềm.
Tôi quý Thăng ở chỗ gã không tư lợi (hoặc có mà tôi không biết ) hai thằng em Thắng cận và Hưng vẫn bám trụ ba cọc ba đồng tại Sông Đà mặc dù gã lên rất to ngồi rất cao ở toàn những chỗ béo bở. Các con cháu và họ hàng khác cũng vậy. Có kẻ không ưa thì nói rằng gã diễn nhưng quan nào cũng “diễn” được như vậy thì thật là có phúc cho dân cho nước !
Những việc Thăng làm, những điều Thăng nói đã ồn ào từ lâu trên mặt báo. Tôi chỉ lược đôi điều mà bản thân tâm đắc như việc quyết liệt chỉ đạo đốc thúc tiến độ các công trình, quyết liệt thúc đẩy việc cổ phần hoá, thường xuyên có mặt ở các điểm nóng kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc nhằm thúc đẩy sản xuất và ổn đinh đời sống của nhân dân….và những ý kiến rất trúng rất đúng về kinh tế, văn hoá giáo dục được cộng đồng ghi nhận….
Với đôi điều quan sát kể trên với kinh nghiệm quá nửa đời người cộng với xúc cảm của bản thân tôi cố tưởng tượng hình dung so sánh lắp ghép giữa Thăng và các quan tham của Ta của Tàu (ruộng đất bạt ngàn, tiền nhiều như núi, vợ con anh em họ hàng kéo cả đàn cả lũ làm quan, năm thê bảy thiếp ăn chơi trác táng hoang dâm vô độ, cạn nghĩa bạc tình hung hăng hống hách, hèn nhát nịnh bợ…….)nhưng tuyệt nhiên không thấy nhiều nét tương đồng đành phải “đạo văn” của tiến sỹ Nguyễn Trí Dũng để tuyên bố rằng dù ai có chặt đầu tôi đến nghìn lần tôi vẫn không tin Đinh La Thăng là người xấu, là người cố tình phá nát nền kinh tế nước nhà.
Thế hệ chúng tôi đã trải qua những năm dài chiến tranh khốc liệt, đã từng nhìn thấy máu chảy thành sông, xương chất cao như núi vì thế rất quý trọng và khao khát hoà bình ổn định. Tôi cũng cực kỳ căm ghét những kẻ tham nhũng hối lộ và hoàn toàn ủng hộ cuộc chiến chống tham nhũng để đưa chúng ra vành móng ngựa nhưng việc xét xử phải công khai công bằng minh bạch có lý có tình đúng người đúng tội. Có như vậy mới ổn định lòng người ,đoàn kết được quốc gia.
Do quá nhiều tin nhiễu loạn, sự kiện kỷ luật, bắt giam Đinh Là Thăng đã vượt quá phạm vi cá nhân và đang trở thành một vấn đề xã hội. Để tháo gỡ nó không gì tốt hơn,hay hơn là công khai minh bạch.
Tôi rất cảm thông với bức bối của nhiều người đang khát khao đổi mới nhưng lại xổ toẹt những việc làm tích cực của  một số người thi xem chừng hơi quá. Trong khi chúng ta chưa khống chế được tận gốc nơi gây ra bụi bẩn thì liệu có nên chọc tung ra để nó bám khắp người gây nhiễm trùng hoại tử?
Chúng ta đang ở vào tâm thế như người phụ nữ đã luống tuổi. Khát khao mãi hy vọng đợi chờ mãi mới sinh được mụn con nhưng không may nó lại nằm bất động. Chăm bẵm mãi nó mới động đậy và ú ớ được đôi lời thế là mừng chảy ra nước mắt bởi hy vọng nay mai nó sẽ sinh con đẻ cái và hy vọng con hơn cha để nhà có phúc. Lúc đấy nó sẽ làm vẻ vang dòng dõi hy vọng sẽ giữ được giang sơn và đòi lại những phần của cha ông bị cướp. Chứ nói dại chẳng may nó mất đi thì tất cả sẽ trở thành cát bụi bởi sức khỏe không còn khả năng sinh đẻ gần như vô vọng mà lân bang cận kề đang hối hả giành giật tài nguyên và những cơ hội.
Tôi đã từng đối mặt nhiều phen sống chết từng nằm queo sốt rét giữa rừng húp cháo cầm hơi chờ thần chết về rước nhưng tôi chưa bao giờ khóc vì tuyệt vọng thế mà từ qua đến giờ tôi đã khóc như đứa trẻ lên 3 nghẹn ngào đắng chát, chợt nhớ đến hình ảnh cậu bé người Nhật trong trận động đất năm nào mới bừng tỉnh vì xấu hổ để đứng lên viết đôi dòng này.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt cho PVN được kinh doanh đa ngành
Hợp đồng thành lập và quản lý công ty liên doanh khai thác và nâng cấp dầu tại mỏ Junin-2 được ký kết tại Venezuela với sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng
Cuốn sánh Đinh La Thăng đọc và tặng lại khi sang Đức
Vũ – Berlin
Đại uý QĐND Việt Nam
44 năm tuổi Đảng
Nghề nghiệp : kỹ sư điện khí hoá xí nghiệp
Berlin, CHLB Đức.
—–
Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh cùng bị giam tại trại B14:
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt cho PVN được kinh doanh đa ngành:

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thành phố nổi đầu tiên của thế giới trên Thái Bình Dương



Thành phố nổi tưởng chừng chỉ có trong những tiểu thuyết và các bộ phim khoa học viễn tưởng, nhưng nó sắp trở thành hiện thực vào năm 2020 với thành phố được xây trên mặt biển Thái Bình Dương, khu vực nằm trong địa phận của quần đảo Polynesia thuộc Pháp.
Học viện Seasteading, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại San Francisco, Hoa Kỳ đã phát triển ý tưởng này kể từ khi được thành lập vào năm 2008, và tổ chức này đang dần biến ý tưởng thành hiện thực khi đạt được thỏa thuận với chính phủ Polynesia thuộc Pháp để bắt đầu thử nghiệm ở vùng biển của khu vực này.
Joe Quirk, chủ tịch Viện Seasteading nói với tờ New York Times rằng: “Một thành phố nổi chẳng khác gì một quốc gia mới được thành lập”. Theo ông, những thành phố nổi này sẽ là nơi lý tưởng thực hiện các phương thức quản lý chính quyền kiểu mới theo nhiều cách khác nhau, có hệ thống luật pháp riêng, có cách thức quản lý công dân riêng. Ông mong muốn sẽ tạo dựng được hàng nghìn thành phố nổi vào năm 2050, mỗi thành phố có chính quyền quản lý khác nhau.
Theo dự án đã được thông qua, thành phố nổi này bao gồm hơn 10 cấu trúc, trong đó có nhà ở, khách sạn, văn phòng, nhà hàng… Mục đích chính của ý tưởng thành phố nổi này là “giải phóng nhân loạn khỏi các chính trị gia” và “viết lại những quy tắc điều chỉnh xã hội mới.”
Quirk cho hay kinh phí xây dựng thành phố “không tưởng” ngoài khơi này khoảng 167 triệu USD. Viện Seasteading đã nhận được nguồn tài trợ từ nhà sáng lập PayPal ông Peter Thiel. Tuy nhiên trong giai đoạn tiếp theo của dự án, viện này hy vọng sẽ tổ chức một chương trình ICO – Initial Coin Offering (một hình thức huy động vốn từ các nhà đâu tư của các startup).

Thành phố nổi đã không còn chỉ có trong các bộ phim khoa học viễn tưởng.

Học viện Seasteading, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại San Francisco đã phát triển ý tưởng này kể từ khi được thành lập vào năm 2008.
Seasteading Institute đã ký thỏa thuận với chính quyền quần đảo Polynesia để xây dựng thành phố nổi đầu tiên trên biển hồi tháng 1 năm nay.
Công ty Seasteading Institute cho rằng bởi Polynesia đang đối mặt với nhiều nguy cơ do mực nước biển ngày một dâng cao, nên thành phố nổi này sẽ là một trong các giải pháp hữu hiệu cho thành phố, dân cư không phải lo lắng về khả năng phải di dời.
Phải mất 5 năm Seasteading mới tìm ra cách xây dựng một thành phố dạng này. Thành phố sẽ được xây trên 11 mặt sàn hình vuông và ngũ giác, chúng có thể được sắp xếp lại hình dạng theo nhu cầu.
Theo công ty kỹ thuật Hà Lan Deltasync, các mặt sàn được thiết kế theo hình vuông và ngũ giác có chiều dài 50 m, tường cao 50 m để đảm bảo an toàn cho các tòa nhà, cư dân sinh sống và làm việc trên đó.
Mỗi mặt sàn có chi phí dưới 15 triệu USD.
Mái nhà được phủ cây xanh và vật liệu được lấy ngay từ trong vùng như tre, gỗ, nhựa tái chế… Chủ đầu tư dự án đã chứng minh được rằng sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương và thân thiện với môi trường.
7a293395-f122-41cd-857f-55cda7f1e4a3
Thành phố này sẽ có sức chứa khoảng 250.000 – 300.000 người. Viện Seasteading hy vọng rằng dân cư ở thành phố nổi này sẽ đạt con số hàng chục triệu người vào năm 2050.
Xuân Lâm (T/H)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lừa gạt tiền qua Facebook – chiêu trò không mới nhưng vẫn mắc bẫy



Ngọc Lan/Người Việt


BAN MÊ THUỘT, Việt Nam (NV) – Thời đại công nghệ thông tin phát triển, kéo theo nhiều thứ phát triển, kể cả sự lường gạt đủ mọi hình thức, kiểu cách. Đặc biệt là sự lừa gạt qua Facebook, mạng xã hội được số người sử dụng đứng đầu thế giới.

Mặc dù đã có nhiều cảnh báo, nhắc nhở, thậm chí có nhiều bài báo đi kèm những câu chuyện đau thương xảy ra từ những sự lừa gạt này, thế nhưng số người nhẹ dạ, cả tin để mắc bẫy vẫn hãy còn nhiều. Vì thế, sự lên tiếng chia sẻ câu chuyện “dại dột làm con thiêu thân” của các nạn nhân vẫn rất cần thiết để cảnh tỉnh những “con nai ngơ ngác.”

Lời ‘kêu cứu’ từ một độc giả xa xôi
“Xin nêu sự việc này lên để cho nhiều người khác không bị như mình” là lời nhắn của một độc giả người dân tộc có nick name J.N ở tận Đắk Lắk gửi vào trang Facebook Người Việt.
Một cách vắn tắt, chị J.N cho biết chị vừa bị một nhóm người ở Mỹ và Việt Nam gạt mất 170 triệu đồng (khoảng $7,500), một số tiền lớn đối với người lao động nơi “vùng sâu vùng xa,” với lý do “tiền đóng thuế, đóng phạt để lãnh một thùng quà trong đó có chứa rất nhiều tiền đô la Mỹ.”

“Tôi như người bị thôi miên, con tôi thì đang nằm bệnh viện để mổ, vừa phải xoay sở tiền để đóng viện phí, rồi lại bị nhóm người kia thúc hối nộp tiền phạt nếu không sẽ bị công an điều tra vì thùng hàng gửi tên tôi. Tôi sợ quá, không nghĩ được gì sáng suốt, nên đi vay ‘nóng’ để đóng tiền, lên tới 170 triệu. Khi nhận ra mình bị lừa, thì bọn người kia biến mất, người thì đóng facebook tôi không liên lạc được, người thì tôi không gọi điện thoại được,” người phụ nữ cho biết.

Chị nói trong đau khổ, “Giờ tôi chỉ muốn chết thôi, vì không biết kiếm đâu ra tiền để trả nợ. Tôi không dám nói với ai trong nhà, sợ mẹ tôi biết sẽ lên máu.”

Facebook của người làm quen với nạn nhân J.N ở Đắk Lắk (Hình chụp qua Facebook)

Bắt đầu từ sự làm quen trên Facebook
Bằng sự bàng hoàng, thảng thốt như người vừa qua cơn mê, chị J.N kể, “Đầu Tháng Mười Một vừa qua, có một ông từ Mỹ vào làm quen với tôi qua Facebook, nói rằng ông ta làm việc cho chính phủ.”

Người đàn ông này có nick name là Oliver Johnny. Theo những gì ghi trên Facebook, ông ta hiện sống ở San Francisco, tiểu bang California.

Dĩ nhiên, chị N.J không hề biết trò chuyện bằng tiếng Anh và thắc mắc sao ông Mỹ kia lại có thể “chat” bằng tiếng Việt. Câu trả lời rất đơn giản, “ông ta nói dùng Google để dịch,” chị N.J cho biết.

Chỉ sau một tuần quen biết, thấy chị J.N đăng trên Facebook hình ảnh đứa con trai đang học đại học năm thứ ba bị tai nạn khi chơi thể thao ở trường, giờ phải nằm bệnh viện chờ mổ, “ông ta hỏi thăm, rồi tỏ lòng thương tôi và con trai tôi. Ông ta nói những lời ngon ngọt khiến tôi cảm thấy xiêu lòng. Ông ta hỏi tiền viện phí nộp mổ bao nhiêu. Tôi trả lời, xong ông ta nói sẽ gửi tiền cho tôi để lo chi phí cho con tôi. Tôi nửa tin nửa ngờ, nhưng lại giống như bị thu hút vì lời của ông ta,” chị J.N kể.

Một, hai ngày sau, ông Oliver nhắn tin nói với chị J.N rằng “đã gửi tiền rồi.”

Chị J.N còn chưa kịp ngạc nhiên thì “sáng hôm sau có một phụ nữ gọi điện thoại cho tôi, xưng là nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất chi nhánh Hà Nội. Cô ta bảo tôi có hàng nước ngoài gửi về và yêu cầu tôi cho địa chỉ rõ ràng để gửi hàng đến nhà.”

Theo lời chị J.N, ngày hôm sau, cũng người phụ nữ xưng là “nhân viên Tân Sơn Nhất” gọi điện thoại trở lại cho biết “bưu kiện của chị đang được kiểm tra, khi xong sẽ gửi.”

Thùng hàng nhiều tiền ‘đô,’ phải đóng cước phí, đóng tiền phạt”
Tuy nhiên, chỉ một lúc sau, “nhân viên Tân Sơn Nhất” lại gọi cho chị J.N nói rằng “thùng hàng có rất nhiều tiền bên trong, cho nên phải nộp tiền cước phí thì họ mới gửi hàng đi.”
Số tiền chị J.N phải nộp ngay trong ngày 13 Tháng 11 là 19 triệu, vào tài khoản của một người tên Lê Tấn Đạt ở ngân hàng ACB Hà Nội.

Tin vào lời nói của “nhân viên Tân Sơn Nhất” rằng “nộp tiền là hàng gửi đi liền,” nhưng chờ qua ngày hôm sau cũng không nghe thấy tin tức gì, chị J.N chưa kịp sốt ruột thì “nhân viên Tân Sơn Nhất” lại gọi đến báo tin “công an kiểm tra hàng thấy có rất nhiều tiền đô bên trong nên họ phạt thêm 90 triệu.”

“Tôi đâu có tiền để nộp như vậy, ngày hôm trước có được 19 triệu để dành đóng tiền bệnh viện cho con, đã mang đi đóng cước phí, giờ tiền đâu mà đóng tiếp. Tôi năn nỉ nhờ cô ấy giúp,” chị J.N  tiếp tục kể.

Đồng thời lúc đó, ông Oliver lại nhắn tin cho chị J.N, đại loại “nếu không nộp thì họ sẽ điều tra địa chỉ và số điện thoại của tôi và công an sẽ bắt tôi. Tôi nghe vậy sợ quá, sợ không có người chăm nom con, mà bệnh viện thì lại cách xa nhà. Ông ta bảo cứ vay mượn của anh chị em, bạn bè, rồi khi nhận được thùng hàng, lấy tiền trong đó trả nợ.”

“Như người bị thôi miên, tâm lý vừa lo vừa sợ, nhưng tôi vẫn đi vay 90 triệu đồng để gửi tiếp, cũng vào tài khoản của Lê Tấn Đạt ở ngân hàng ACB Hà Nội hôm 14 Tháng 11,” chị J.N tiếp tục.

Trước khi gửi, chị J.N cũng “cẩn thận” hỏi “cô nhân viên Tân Sơn Nhất” và được trả lời là nộp tiền xong thì thùng hàng sẽ gửi đi liền.

Nhưng rồi chị lại cứ chờ trong sự lo lắng, thùng quà không thấy đâu, chỉ thấy “nhân viên Tân Sơn Nhất” tiếp tục gọi cho chị, rằng “tiền trong thùng nhiều quá, phải đóng thêm 70 triệu nữa.”

Một trong những tin nhắn được “Google dịch” của nickname Oliver Johnny gửi cho chị J.N (Hình: J.N cung cấp)

Chị chưa biết xoay sở thế nào thì ông bạn Oliver Johnny của chị cũng liên tục gửi tin nhắn, thúc hối chị “Bây giờ bạn đang ở đâu? bạn đã mượn tiền chưa? Bạn có thể gửi đến công tay sáng mai.”

Không chỉ vậy, ông ta còn tỏ ra lo lắng về số tiền rất lớn của mình. Ông ta gửi tin cho chị J.N “Tôi rất lo lắng và tức giận. Tôi không có niềm vui hay sự yên tâm một lần nữa. Kể từ khi tôi gửi tiền cho bạn của tôi $1.5 triệu đô la Mỹ, tôi không có hạnh phúc một lần nữa, tôi nghĩ nhiều và rất buồn. Tôi không ngủ và bệnh rất nặng.”

Như con thiêu thân lỡ phóng lao thì theo lao, chị lại đóng tiền thêm 10 triệu vào ngày 22 Tháng 11, và 50 triệu vào ngày 27 Tháng 11, cũng cùng lên người nhận là Lê Tấn Đạt, chi nhánh ngân hàng ACB Hà Nội.

“Mỗi lần nộp tiền là ông ta đều nói tôi chụp hình phiếu chuyển tiền gửi ông ta xem,” chị cho biết.

Không chỉ vậy, ông ta còn nói khi nào nhận được thùng hàng nhớ chụp hình gửi cho ông ta luôn.

Theo lời chị J.N, trong thời gian này, chị có thấy nhiều cuộc gọi nhỡ của Oliver Johnny qua Facebook, nhưng máy chị không nghe được.

“Chỉ duy nhất một lần ông ta gọi qua video call, cũng bằng Facebook, thì tôi có nhìn thấy mặt ông ta, chính là gương mặt đại diện trên Facebook. Nhưng ông ta chỉ nói một vài câu bằng tiếng Anh, rồi sau đó nhắn tin cho biết đang lái xe,” chị J.N nhớ lại.

Tiền gửi đi, mãi vẫn không thấy hàng họ đâu, chị J.N nhắn tin than thở, ông Oliver cũng tỏ vẻ lo lắng, tức giận, vì cho rằng trong thùng đó có đến 1.5 triệu đô la của ông ta.

“Khi tôi nhắn cho ông ta hỏi có phải ông ta lừa tôi không, ông ta bảo không bao giờ lừa ai, chỉ vì thương hoàn cảnh của tôi nên mới gửi tiền lo cho con, số tiền còn lại thì tôi giữ đó khi nào ông ta sang Việt Nam sẽ lấy để mua đất mở công ty,” chị cho biết.

Thùng hàng chưa thấy, nhân viên Tân Sơn Nhất lại gọi báo cho chị biết số tiền bên trong thùng lên đến 1.5 triệu đô la nên chị phải đóng 2 tỉ đồng Việt Nam (khoảng hơn $90,000) thì mới lấy được thùng tiền ra. Chị nói không có tiền, chị không thể vay mượn thêm nữa thì ông Oliver Johnny nói để ông ta sẽ đích thân về Việt Nam lấy, chị không cần đóng nữa.

Chị J.N kể tiếp, “Ông ta nói sẽ thuê luật sư cùng về Việt Nam kiện để lấy lại thùng hàng trả tiền cho tôi, đưa tôi $100,000. Tuy nhiên, tôi phải mua vé máy bay cho ông ta, vì toàn bộ tiền của ông đã nằm hết trong thùng hàng kia rồi.”

Khi nghe nói chị không còn tiền nữa, ông ta lại thuyết phục “Honey bạn có thể trở lại nơi bạn đã mượn tiền hôm qua để hỏi mượn thêm lần nữa. Tôi có thể mượn mẹ tôi $3,000. Bạn hãy đi mượn $4,000.”

Sau đó, ông ta lại nói ông đã kiếm được $3,500, giờ chị chỉ cần gửi thêm $800 nữa là đủ chi phí để ông về lấy lại số tiền đã gửi. Dĩ nhiên là chị J.N đã không thực hiện lời đề nghị này vì “tôi không còn vay mượn được nữa.”

Một trong những tin nhắn của người tên Oliver Johnny gửi thuyết phục chị J.N đi mượn tiền. (Hình: J.N cung cấp)

Mất trắng
Những ngày sau đó, ông và chị J.N vẫn nhắn tin qua lại, người nào cũng bày tỏ sự lo lắng về số tiền mình bị mất. Tuy nhiên, đến khi chị J.N nói với ông ta rằng chị cảm thấy chị đã bị lừa, chị sẽ cố gắng nhờ cảnh sát Mỹ hoặc báo công an tìm ra những kẻ chuyên lừa đảo để bắt họ ngồi tù và bồi thường cho chị thì ông ta chặn luôn Facebook của chị, không liên lạc được nữa. Đó là ngày Chủ Nhật đầu Tháng 12.

Chị J.N cũng nhiều lần thử gọi lại vào ba số máy mà “nhân viên Tân Sơn Nhất” đã gọi cũng không liên lạc được.

Theo số điện thoại của người tên Oliver Johnny từng gửi cho chị J.N, phóng viên Người Việt thử tìm trên Google thì ra một nơi cho thuê nhà kho chứa hàng. Tuy nhiên, khi gọi vào số đó, một người đàn ông đã nhấc phone “alo.” Khi Người Việt hỏi “Tôi muốn nói chuyện với Oliver Johnny thì người đàn ông kia ậm ừ ậm ừ rồi tắt máy.”

Với ba số điện thoại của “nhân viên Tân Sơn Nhất,” khi chúng tôi gọi đến thì số 01658448960 đã khóa máy, hai số còn lại 01626922089 và 841628990381 có tiếng chuông nhưng không có người trả lời.

Với người nhận tiền chuyển khoản tên Lê Tấn Đạt, qua tìm hiểu, đó là một người đàn ông sanh năm 1983, hiện đang có địa chỉ trú ngụ tại Hóc Môn, Sài Gòn.

Chị J.N thật sự tin rằng mình đã bị lừa, và như chị nói “tôi sợ nhưng tôi sẽ đi báo công an.”

Tình tiết câu chuyện của chị J.N rất giống với vụ án mà báo Tuổi Trẻ từng nêu lên cách đây hơn một năm, trong đó kẻ chủ mưu là một người Nigieria, dùng Facebook giả làm doanh nhân thành đạt để làm quen với hàng trăm phụ nữ Việt Nam, sau đó lừa đảo trên 20 tỉ đồng. Cùng tham gia lừa đảo với tên này là một nhóm những phụ nữ Việt Nam sống tại Sài Gòn.

Những người theo dõi câu chuyện này, ngay từ đầu chắc cũng thốt lên “Bị lừa rồi!” Vâng, biết rồi, nhưng vẫn có người đã “cắn câu” một cách dễ dàng. Và sẽ còn nhiều người nữa sa bẫy của kẻ bất lương nếu như chúng ta không nhắc nhở, cảnh giác cho nhau về những chiêu trò tương tự.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện cổ tích trên đỉnh Mồ Côi


https://baomai.blogspot.com/
Bà Võ Thị Ba 2007

Bà Võ Thị Ba, bảy mươi tuổi, tóc trắng như một bà Tiên; con trai bà, anh Nguyễn Tấn Bông, 42 tuổi, người gân guốc, đen sạm và mạnh khoẻ như anh tiều phu; mười một đứa trẻ, chín trai, hai gái, đứa lớn năm tuổi, đứa nhỏ nhất một tuổi, đứa nào cũng trắng trẻo, khôi ngô như những thiên thần.

Đó là một gia đình sống trên đỉnh Mồ Côi hoang vắng, thuộc quần thể Núi Cấm, giữa vùng núi Thất Sơn, An Giang. Người ta cho rằng đó là một gia đình lạ, có một không hai trên đất nước nầy, nếu không muốn nói là có một không hai trên thế gian.

https://baomai.blogspot.com/

Dì Ba kể rằng, quê dì ở Bình Thủy, Cần Thơ. Ngày xưa dì từng là chủ xe đò. Năm 1980, có lần dì theo xe đưa nghĩa vụ quân sự qua Thất Sơn, bỗng dưng dì mê núi. Từ đó, thỉnh thoảng là dì "đi núi", không phải viếng chùa cúng miễu gì cả, dì không theo đạo nào, nhưng trong nhà dì, đạo nào dì cũng thờ, thờ chung một bàn, không sợ họ "nghịch" nhau.

Dì nói, tôi không học giáo lý của tôn giáo nào cả, nhưng tôi thờ tất cả vì đạo nào cuối cùng cũng là hướng thiện, mà con người luôn cần có cái tâm. Trở lại chuyện đi núi, dì nói không hiểu sau mỗi lần đi là không muốn quay về. Núi Cấm hồi ấy hùng vĩ, mênh mông, hoang vu và cô tịch. Vậy mà dì cảm thấy mê.

Một hôm, dì nói với các con:

"Tao bán nhà lên lên Núi Cấm ở".

Anh Nguyễn Tấn Bông, con trai út của dì lúc bấy giờ mới hai sáu tuổi, nói:

"Nếu má đi thì con đi theo má".

https://baomai.blogspot.com/

Cuối năm 1991, dì bán căn nhà được ba lượng vàng, dẫn anh Bông lên xe đò đi Núi Cấm. Anh Bông kể:

"Đầu tiên khi đến đây, hai mẹ con tôi mua một căn nhà nhỏ dưới chân núi để mở quán cà phê. Được một năm, má tôi nói ở đây xe cộ ồn ào, những ngày lễ chùa, khách hành hương đông nghẹt. Bán quán thì cần khách, nhưng khách đông thì bà cảm thấy khó chịu. Biết tính má tôi muốn sống yên tĩnh một mình, không thích gần ai nên tôi tìm đường lên đỉnh Mồ Côi mua đất. Gọi là mua nhưng thật ra hồi ấy, ba mẫu đất chỉ có hai chỉ vàng.

https://baomai.blogspot.com/
Anh Nguyễn Tân Bông và những đứa trẻ trên đỉnh mồ côi 2007.
"Từ chân núi lên tới đỉnh Mồ Côi, hồi ấy không có đường xe, chỉ có con đường mòn len lỏi theo con suối Thanh Long. Độ cao của Núi Cấm chỉ trên dưới bảy trăm mét nhưng đường lên đỉnh quanh co gần mười cây số, lên xuống nhiều con dốc, lởm chởm đất đá, đầy nguy hiểm, nhọc nhằn. Cách một hai cây số mới có một ngôi nhà. Rừng núi hoang vu buồn đứt ruột. Vậy mà má tôi kiên quyết ở đây".

Hỏi, lúc mới lên sống bằng gì ? Anh Bông nói, cái may mắn của anh là, từ chiến trường Campuchia vừa xuất ngũ trở về, đôi chân và cả phần tâm linh còn quen với núi rừng bên ấy. Ban đầu, anh đi gánh mướn các loại đồ rẫy cho những gia đình trên núi. Nào su, nào chuối, nào xoài, nào mít, nào măng . . ., mỗi gánh bảy mươi ký, mỗi ký hai trăm đồng, mỗi ngày anh gánh hai chuyến từ đỉnh xuống chân núi, có khi chuyến lên gánh thêm gạo, cát, đá, xi măng, gạch ngói. Bông vừa gánh thuê, vừa học nghề làm rẫy. Mấy năm sau, ba mẫu đất của anh đã thành một khu vườn. Từ đó Bông không còn đi gánh hàng thuê nữa mà gánh thành quả của chính mình. Cứ ba ngày đi một chuyến, mỗi chuyến kiếm ba bốn trăm ngàn. Thấy anh làm giỏi, chi cục kiểm lâm giao cho anh quản lý thêm 12 mẫu, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm mươi năm.

Mười năm sau kể từ ngày lên Núi Cấm, "chàng tiều phu" Nguyễn Tấn Bông đã tích lũy được vài chục cây vàng. Dì Ba giục anh đi cưới vợ. Tuổi đã sắp bốn mươi rồi. Bông cũng từng ước mơ trong căn nhà có thêm người phụ nữ, có tiếng cười tiếng khóc của trẻ thơ. Nhiều lúc trong chiêm bao, Bông thấy thấp thoáng một người vợ trẻ, tay ẳm con đứng chờ anh sau mỗi chuyến đi rừng. Nhưng người phụ nữ ấy là ai ? Mười năm sống ở đây, Bông chưa hề quen được một người bạn gái.

https://baomai.blogspot.com/

Thế rồi bỗng dưng năm năm qua, ông trời cho Bông liên tục mười hai đứa con, mười trai hai gái, thành một bầy trẻ trong nhà. Câu chuyện như một huyền thoại lan truyền khắp rừng núi Thất Sơn. Và, qua mỗi ngọn núi, nó được thêu dệt thêm đôi chút.

Khi chúng tôi lần mò lên tận đỉnh Mồ Côi, chứng kiến tận mắt, nghe kể tận tai mới biết rõ ngọn nguồn sự thật. Năm 2002, dì Ba với anh Bông về Cần Thơ thăm đứa cháu gái trong bệnh viện đa khoa. Tình cờ, dì nghe được câu chuyện khá thương tâm: có một thai phụ nghèo không có tiền nhập viện, chị ôm bụng ngồi khóc quằn quại trên ghế đá trước sân khoa sản. Anh Bông đưa dì Ba vào thăm, cho tiền và làm thủ tục cho chị ta nhập viện với tấm lòng thành, giúp người vượt cạn trong cảnh nghèo khó neo đơn. Sau khi thằng bé ra đời, người sản phụ kia quỳ lạy tạ ơn và nói ra sự thật:

"Cháu ở trong quê, chồng chết, nhà nghèo phải đi làm phụ hồ để nuôi một đứa con. Nhưng vì nhẹ dạ nên cháu bị tay thợ hồ lường gạt. Giờ nếu ẵm con về thì không biết lấy gì nuôi . . .".

"Đây là năm chỉ vàng, đây là tám trăm ngàn, tôi giúp cô làm vốn mua bán kiếm sống. Còn thằng bé, tôi mang nó về đỉnh Mồ Côi trên Núi Cấm. Sau nầy nếu cô muốn nhận con thì cứ lên đó, tôi giao lại. Điện thoại của tôi là 0986544323".

Trước khi ẵm thằng bé ra về, dì Ba để lại số điện thoại cho các bác sĩ và hộ lý của khoa sản cùng với lời căn dặn:

"Từ nay về sau, nếu có trường hợp tương tự như vậy, các cô gọi điện cho mẹ con tôi. Trước hết là mình giúp người ta mẹ tròn con vuông, sau đó, nếu người ta vì lý do gì mà không nuôi được thì mình đem về nuôi giúp".

https://baomai.blogspot.com/


Câu chuyện bắt đầu là như vậy. Mỗi lần nghe điện thoại từ bệnh viện đa khoa, anh Bông, dù đang cuốc đất trồng khoai giữa rừng sâu cũng bỏ việc chạy về. Gọi đứa cháu qua giữ nhà, hai mẹ con lăng xăng xuống núi. Từ chân núi đi xe lôi qua thị trấn Tịnh Biên, từ Tịnh Biên đi xe đò lên Long Xuyên, rồi từ Long Xuyên lại đi xe đò qua Cần Thơ, từ bến xe Cần Thơ đi xe lôi vô bệnh viện, một cuộc hành trình không đơn giản để làm một công việc độc nhất vô nhị trên đời. Cứ thế, sau mỗi cú điện thoại:

"Em ở khoa sản, bệnh viện đa khoa Cần Thơ ,. . ."

... là trong nhà anh Bông thêm một tiếng khóc trẻ sơ sinh. Anh Bông vừa cười vừa nói:

"Trời khiến thế nào mấy ông ạ, năm 2005, tôi ẵm về năm đứa, mà năm ấy má tôi lại bệnh. Ôi trời đất ôi, khuấy sữa, thay tã, tắm rửa, ca hát suốt ngày. Lại phải lên rừng hái măng, hái su gánh xuống núi, rồi mua tã giấy, mua sữa gánh lên. Nhưng vậy mà vui, đứa nào đứa nấy bụ bẫm ngon lành, không bệnh hoạn gì hết."

Anh Bông kéo đám trẻ vào lòng, vừa xoa đầu, vừa kể về hoàn cảnh ra đời của từng đứa một:

https://baomai.blogspot.com/

"Đây là thằng Nguyễn Sơn Giàu, đứa đầu tiên con của chị phụ hồ đây, nó đẻ bọc điều đó, thằng nầy không thành tỷ phú thì cũng làm quan. Còn đây là thằng Nguyễn Sơn Thanh, đẻ được hai ngày thì mắc bệnh phổi. Tôi với má tôi lên giúp một triệu đồng, nhưng không ngờ mẹ nó cầm một triệu đồng rồi bỏ trốn. Thằng nhỏ mới hai ngày tuổi mà phải thở oxy, ngậm ống sữa và truyền nước biển. Tôi với má tôi phải ở lại bệnh viện nuôi nó hai mươi ngày. Khi ẵm nó về, bác sĩ dặn mỗi tháng phải lên tái khám. Nhưng năm năm nay có tái khám lần nào đâu, mà nó cứ sân sẩn.. Còn đây là thằng Nguyễn Sơn Hà, mẹ nó là một cô gái nghèo đi mót lúa ở Vị Thanh, phải lòng một thằng chăn vịt, mang thai lúc mới mười bảy tuổi, sợ bị phát hiện nên dùng dây thun nịt bụng rồi trốn sang ở nhà bà ngoại. Khi chúng tôi đến bệnh viện thì nghe nói nó bị đứt tim thai, phải mổ bỏ con để cứu mẹ. Nhưng không ngờ nó được cứu sống. Nó sống, nhưng mẹ nó không dám mang nó về nhà . . .

Mười hai đứa trẻ trong căn nhà nầy là mười hai câu chuyện khác nhau, nhưng đều giống nhau ở chổ, chúng là sản phẩm của những cuộc tình vụn trộm từ trong nhà trọ đến màn trời chiếu đất ngoài đồng. Anh Bông kết thúc câu chuyện thứ mười hai bằng một nỗi buồn:

"Nó là Nguyễn Sơn Thành, đang nằm trên núi. Khi tôi với má tôi đến thì mẹ nó đã bỏ đi, nó nằm trong phòng cấp cứu suốt hai mươi ngày với chứng bệnh não úng thủy, một chứng bệnh ngặt nghèo. Tôi với má tôi rất đắn đo, cuối cùng thì không thể quay lưng trước một hài nhi vô tội. Nhưng suốt ba tháng, thằng bé cứ khóc ngày khóc đêm, đầu to dần, mắt đờ đẩn. Tôi ẵm nó trở lại bệnh viện, nơi nó cất tiếng khóc chào đời, bác sĩ nói ở đây không có khả năng điều trị, tôi đưa nó lên bênh viện nhi đồng II, người ta nói phải phẫu thuật để đặt ống dẫn, sẽ rất tốn tiền nhưng không khả thi. Và đúng là như vậy, tôi đã bán miếng đất lấy mấy chục triệu đồng để mong nó sống, nhưng hơn hai năm sau thì nó đã ra đi".

Qua câu chuyện buồn ấy, Bông lại ôm mấy đứa nhỏ vào lòng:

https://baomai.blogspot.com/
"Tôi còn mười một đứa, chín trai, hai gái. Nhưng năm rồi, nhỏ em ở Cần Thơ lên chơi, thấy bé Cẩm Như đẹp quá, nó nói cho mượn về chơi mấy tháng, nói vậy rồi nó giựt luôn không trả, giờ con nhỏ đang học mẫu giáo ở dưới, lâu lâu gọi điện lên than nhớ cha, nhớ nội nhưng cô Út không cho về". 

Sau mỗi câu nói như vậy là một tràng cười, tiếng cười nắc nẻ, hồn nhiên. Tôi hỏi anh định bao giờ cưới vợ, Bông lại cười:

"Một bầy con như thế nầy, ai dám ưng tôi mới nể. Nói thì nói vậy thôi, chớ tôi biết chắc, giả dụ người ta có ưng mình đi chăng nữa thì làm sao người ta có thể thương con mình như mình được. Tụi nó đã khổ từ trong bào thai rồi, tôi không muốn tụi nó phải khổ vì mẹ ghẻ".

Hỏi anh có định nuôi thêm nữa không, Bông trầm ngâm:

"Má tôi năm nay bệnh nhiều quá, sắp gần đất xa trời rồi. Tôi muốn dành thời gian cho má".

Hỏi, chuyện học hành của mấy đứa nhỏ, anh tính sao. Bông lại trầm ngâm:

"Thằng Sơn Ngọc năm nay lẽ ra phải lên lớp lá, thằng Sơn Thanh phải là lớp chồi, thằng Sơn Giàu phải là lớp mầm. Nhưng đây là đỉnh núi. Hồi ẵm chúng nó lên đây, mình cứ nghĩ cứu sống một hài nhi, không để chúng nó lăn lóc ở vỉa hè hay đầu đường xó chợ. Nhưng bây giờ, nhìn mặt mày đứa nào đứa nấy sáng sủa, khôi ngô, những ánh mắt cứ như luôn nói với mình rằng, cha đừng để cho con dốt. Tôi đã tâm nguyện phải cho chúng nó học tới cùng. Tiền bạc thì tôi không lo, trước mắt, nguồn lợi từ mười lăm mẫu đất cũng đủ để trang trải, sau nầy, khi chúng nó học lên cao thì mình bán đất. Nhưng, cái khó là chỗ ở. Thằng Sơn Ngọc năm tới sẽ tạm thời gởi cho nhỏ em ở Cần Thơ. Nhưng không thể gởi hết cả mười đứa. Còn mua nhà ở dưới đó thì ai chăm sóc, mà tôi đi thì ai ở đây lo vườn tược, cây trái cho mình. Càng nghĩ càng thấy rối . . ."

Thưa bạn đọc !

Câu chuyện cổ tích trên đỉnh Mồ Côi xin tạm dừng ở đây, bởi người kể chuyện chưa trả lời được câu hỏi sau cùng rằng: Khi bà Tiên qua đời, anh tiều phu có lo cho những thiên thần bé nhỏ ấy học hành đỗ đạt hay không. Những câu chuyện cổ tích bao giờ cũng đi đến một kết thúc có hậu. Nhưng dân gian thường hay lý giải sự bế tắc bằng những phép màu. Và tôi hy vọng trong câu chuyện nầy, sẽ có một phép màu nào đó đến với anh Bông. Phép màu ấy chính là cái tâm, lòng nhân ái đang ẩn chứa đâu đây, trên cõi đời nầy.

***

https://baomai.blogspot.com/

Kể xong câu chuyện "Cổ Tích Trên Đỉnh Mồ Côi", tôi vẫn còn ray rứt trước hai câu hỏi không tìm ra lời đáp: Thứ nhất, liệu anh Bông có lấy vợ được không ở cái tuổi bốn lăm ? Người phụ nữ, dù có rộng lượng đến đâu cũng không thể ưng một người chồng đang nuôi 11 đứa con nheo nhóc. Thứ hai, chuyện học hành của 11 đứa trẻ ấy rồi sẽ ra sao giữa đỉnh núi cao hoang vu, heo hút, đường đến trường quanh co, năm ba cây số, dốc núi dựng đứng, trập trùng ?

Tôi đã gởi vào đoạn kết câu chuyện một nỗi lo cùng với một niềm tin mong manh, rằng :

" Khi bà Tiên qua đời, liệu anh tiều phu có lo cho những thiên thần bé nhỏ ấy học hành đỗ đạt hay không ? Những câu chuyện cổ tích bao giờ cũng đi đến một kết thúc có hậu. Nhưng dân gian thường hay lý giải sự bế tắt bằng những phép màu. Và tôi hy vọng trong câu chuyện nầy, sẽ có một phép màu nào đó đến với anh Bông. Phép màu ấy chính là cái tâm, là lòng nhân ái đang ẩn chứa đâu đây, trên cõi đời nầy".

Và, cái phép màu ấy đã đến với anh Bông và những đứa trẻ mồ côi sau khi câu chuyện được kể trên Sài Gòn Tiếp Thị.

Một buổi tối, Dì Ba gọi điện cho tôi, nói như nửa đùa nửa thật:

"Con biết không, mấy ngày qua có nhiều cô từ miền Trung đến miền Tây, rồi cả bên Mỹ gọi điện cho thằng Bông để chia sẻ, bày tỏ tình cảm, nhã ý muốn lên đây làm mẹ của mấy đứa nhỏ, giờ con tính sao ?"

Gần một năm sau tôi trở lại Đỉnh Mồ Côi thì Câu Chuyện Cổ Tích đã có nhiều thay đổi đến không ngờ. Con đường lên đỉnh núi đã được tráng xi măng để xe gắn máy dễ dàng lên xuống, anh Bông cho biết, ngay tuần đầu sau khi câu chuyện được lên báo, nhiều tổ chức, cá nhân đã mang tiền lên giúp sức, kẻ ít người nhiều, trước hết là giúp anh làm con đường bê tông để giảm bớt nỗi nhọc nhằn khi lên xuống núi. Mới đây, một nhóm thanh niên gọi là nhóm chim cò gồm 36 người do dược sĩ Trần Anh Tuấn dẫn đầu từ Đồng Nai lên chơi, chở lên ba tấm nệm Kim Đan, mấy thùng đồ chơi trẻ em và 14 triệu đồng tặng cho đám trẻ. Có một câu chuyện rất cảm động mà dì Ba nói rằng dì sẽ giữ bí mật cho đến khi nào tôi trở lại để dì dành cho tôi một sự ngạc nhiên.

Hôm ấy, có một chàng trai tên là Minh Triển từ Mỹ trở về, một thân một mình trèo lên đỉnh núi, khi tới nơi, anh ôm những đứa trẻ vào lòng rồi bật khóc. Anh nói, đọc câu chuyện trên mạng tưởng người ta hư cấu, không ngờ sự thật là như vậy. Minh Triển cũng không nói gì thêm, trước khi ra về, anh gởi cho dì Ba 300USD cùng với lời hứa sẽ tìm cách giúp dì với anh Bông lo cho mấy đứa nhỏ học hành.

Mấy tuần sau, Triển gọi điện qua nói với dì Ba:

"Con xin phép được làm con nuôi của má, làm em của anh Bông, làm chú của 11 đứa trẻ để con được góp sức chăm lo cho tụi nó".

Thì ra, trong chuyến đến thăm lần ấy, Triển đã khảo sát dưới chân núi Cấm có trường học dạy từ lớp một đến lớp 12. Anh đề nghị anh Bông xuống chân núi mua đất xây nhà cho các cháu có chỗ ở gần trường để học hành, công việc tiến hành tới đâu Triển gởi tiền về tới đó.

Đến nay, ngôi nhà đã được hoàn tất, chiều ngang 9 mét, chiều dài 20 mét, một trệt một lầu, phía sau có 1.000 mét vuông đất vườn. Anh Bông cho biết, Triển gởi về tổng cộng 45.000USD. Ngôi nhà 360 mét vuông, mỗi đứa một phòng ngủ riêng, đó là ý tưởng của Minh Triển vừa tập cho các cháu sinh hoạt độc lập, vừa dự phòng khi chúng lớn lên có đủ không gian để sinh hoạt cá nhân.

https://baomai.blogspot.com/
Lê Minh Triển với gia đình dì Ba trong ngôi nhà mới xây dưới chân núi


Minh Triển là ai ? Tôi gởi lại địa chỉ mail cho anh Bông với hy vọng sẽ liên lạc với con người khá bí ẩn nầy.

Anh Bông lấy ra cho chúng tôi xem hơn mười lá thư của các chị, các cô gởi về, không chỉ từ mọi miền đất nước mà cả những lá thư cách nửa vòng trái đất. Mỗi người kể một hoàn cảnh, một tâm sự khác nhau. Nhưng thật đáng trân trọng vì hầu hết những lá thư đều bày tỏ lòng trân trọng với anh Bông. Ai cũng muốn chung vai gánh vác với anh một phần trách nhiệm. Một chị ở Hà Nội tâm sự rằng, chị lấy chồng gần năm năm nhưng không có khả năng sinh con, bị chồng bỏ đi lấy vợ khác, chị sống trong những ngày tuyệt vọng thì tình cờ đọc được câu chuyện về anh, bỗng dưng chị khát khao muốn được làm mẹ của những đứa con anh, được bồng ẵm, được chăm sóc chúng như con ruột của mình. Một chị ở Cali thì đặt thẳng vấn đề kết hôn với anh và bảo lãnh cho những đứa con anh du học. Tôi hỏi Bông tính sao, anh cười hiền:

"Mình chẳng biết tính sao cả, đã thề sống độc thân để nuôi tụi nó rồi, giờ lấy vợ, liệu người ta có thương tụi nó bằng mình không, nói thì nói vậy chớ chạm vào thực tế mới biết, không khéo sẽ đổ vỡ hết, sẽ nát bét hết . . ."
***

https://baomai.blogspot.com/

Mấy ngày sau, tình cớ tôi nhận được mail của Minh Triển, anh tâm sự khá dài. Ngoài những điều như dì Ba và anh Bông kể, Triển còn cho biết tuổi thơ của anh ở Trà Vinh đã trải qua những tháng ngày cơ cực, mồ côi cha từ bé, phải nghỉ học sớm để mưu sinh.

Năm 15 tuổi, Triển theo một chiếc tàu đánh cá ra khơi và không ngờ rằng mình đặt chân lên đất Mỹ. Tuổi thơ lưu lạc, khao khát tình thương. Khi lên tới Đỉnh Mồ Côi, Triển như thấy bóng dáng thân phận mình qua từng đứa trẻ. Về Mỹ, anh quyết định gom đến đồng bạc cuối cùng của mình dành dụm bao nhiêu năm để làm một điều gì đó nhằm giảm bớt nỗi bất hạnh cho những đứa trẻ ấy, Triển cảm thấy như được bù đắp cho những mất mát của chính tuổi thơ mình.
***

Tháng 5 năm 2010, tôi sang Mỹ và gởi mail báo tin cho Triển. Một sáng sớm, Triển đến đón tôi từ Fullerton về San Diego, nơi anh đang ở. Những ngày ở đây, tôi lại được sống trong câu chuyện cổ tích và những phép màu:

"Em mồ côi cha từ nhỏ, năm 15 tuổi, em theo một chiếc ghe biển làm thuê kiếm tiền nuôi mẹ và hai đứa em. Một hôm, em thấy lạ, chiếc ghe cứ đi mãi, đi mãi không đánh cá mà cũng không về, và em đã hiểu ra rằng họ đi vượt biên. Cuộc đời em bắt đầu sang trang từ đó. Những ngày đầu sống trên đảo Bidong, em tìm đến xin việc ở một lò bánh mì của một người Việt tỵ nạn, người ta không nhận, em tìm gặp ông chủ để năn nỉ:

"Xin ông cho con được làm công, không cần trả lương, chỉ cần ông cho con mỗi ngày hai ổ bánh mì thôi".

Ông nhận em vào làm và được trả công mỗi ngày hai ổ bánh mì. Được vài tháng em nói với ông chủ:

"Con muốn đi bán bánh mì nhưng không có vốn, xin ông cho con lấy bánh trước, chiều về con trả tiền".

Ngày đầu em lấy mười ổ đi bán trong các trại tỵ nạn, ngày sau mười lăm ổ, rồi hai mươi ổ . . . con số cứ tăng dần. Không biết từ lúc nào, ông chủ lò bánh mì thương em như con ruột. Một hôm ông gọi em đến nói:

"Tao được xét đi Úc rồi, cái lò bánh mì có nhiều người mua nhưng tao không bán, tao tặng lại cho mầy . . .".

Những ngày trước khi đi, ông chỉ dạy cho em cách làm bánh. Bỗng dưng em trở thành ông chủ nhỏ như một giấc mơ. Vài tháng sau em có tiền, em tiếp tục mua thêm một lò bánh mì nữa của một người được xét đi Mỹ. Khoảng sáu tháng sau, trên đảo xảy ra sự cố: Một người tỵ nạn say rượu nổi loạn bắn chết một nhân viên của Cao ủy. Họ nổi giận, họ trừng phạt bằng cách cắt trợ cấp lương thực. Hàng ngàn người tỵ nạn rơi vào tình trạng đói khát. Lúc ấy, hai lò bánh của em không kinh doanh nữa mà chuyển sang cứu đói, mỗi ngày làm ra bao nhiêu bánh mì em đem phát không cho họ. Nhiều người mắng chửi em ngu dại, đây là thời cơ hốt bạc mà không biết nắm bắt để kinh doanh. Em nghĩ đã đến đây, đã lâm vào tình cảnh nầy thì ai sao mình vậy. Bao nhiêu vốn liếng em tiếp tục bỏ ra mua bột làm bánh cứu đói đến đồng bạc cuối cùng, đến hai lò bánh mì đóng cửa. Sau sáu tháng trừng phạt, Cao ủy họ tiếp tục cứu trợ lương thực cho người tỵ nạn. Một người quen tới rủ em: "Mầy có lò bánh, có nghề, tao có ít vốn, mình hợp tác làm ăn". Hai lò bánh mì hoạt động trở lại cho đến ngày em đi Mỹ.

Sang Mỹ, em lại gặp một sự cố đáng buồn. Lúc làm hồ sơ đi Mỹ, theo quy định thì những người dưới 18 tuổi phải có người đỡ đầu, tối thiểu phải là họ hàng thân thuộc, em nhờ một người quen nhận em là cháu. Nhưng khi tới Mỹ thì họ lấy hết tiền trợ cấp, mỗi tuần chỉ đưa lại cho em 10 USD. Em với mấy người bạn Việt cùng cảnh ngộ se phòng trọ để đi học, đi nhặt rác và đi giao báo để kiếm sống. Mỗi tuần kiếm được năm bảy chục đô, cứ lây lất như thế cho đến khi vào đại học. Và, cuộc đời em sẽ không biết ra sao nếu không có một "phép màu", em cho rằng đó là một phép màu.

Hôm ấy một thằng bạn rủ em tới nhà cha nuôi của nó chơi. Ông nầy là một người Mỹ, trước đây là một tiểu thương đã nghỉ hưu, sống độc thân và khá giả, ông đã nhận bốn sinh viên Việt Nam làm con nuôi. Sau cuộc gặp gỡ ấy, ông lại nhận thêm em, là đứa con nuôi thứ năm. Từ đó, thỉnh thoảng ông gọi em tới chơi, làm thức ăn đãi em, rồi hỏi thăm, dạy bảo. Dần dà, em cảm nhận ở ông một tình cảm rất lạ, rất đầm ấm, rất chân thành. Có hôm trời mưa, ông gọi điện hỏi em đang ở đâu, em nói đang ở ngoài đường. 
Giọng ông tỏ ra lo lắng:

"Tao đã bảo mầy trời mưa không được ra ngoài !".

Một hôm ông gọi em tới và ôn tồn nói:

" Tao thấy mầy học ngành điện không ổn, ở đây có nhiều kỹ sư điện thất nghiệp, còn nếu có việc làm thì cũng chỉ đủ sống. Mầy nghỉ học đi, mở cái công ty cắt cỏ, tao giúp cho".

https://baomai.blogspot.com/

Ở Mỹ, trừ khu trung tâm thành phố, mỗi nhà đều bắt buộc phải có khu đất trồng cỏ, nếu không trồng thì bị phạt, còn trồng mà hàng tháng không cắt theo quy cách cũng bị phạt. Ông tư vấn cho em từ việc thành lập công ty, cách quản lý, cách tiếp thị, quảng cáo . . .

Dạo quanh thành phố San Diego, thấy những chiếc xe bán tải với mấy người Mễ chở máy móc đi cắt cỏ cho các sân vườn, Triển nói công nhân của em đó, rồi kể tiếp:

"Sau chuyến về Việt Nam gặp anh Bông và những đứa trẻ trên núi Cấm, em quyết định chuyển toàn bộ số tiền trong tài khoản về cho anh ấy mua đất và cất nhà dưới chân núi. Nhưng rồi em nghĩ, đó chỉ là việc khởi đầu cho một tương lai dài đăng đẳng của mười một đứa bé. Làm sao cho chúng học hành tới nơi tới chốn, có một cuộc sống đàng hoàng, đó là khát vọng lớn nhất của em. Em đem chuyện ấy bàn với ba nuôi và ngỏ ý muốn lập một hội từ thiện. Ông nói, trong mấy đứa con nuôi, ngay từ đầu tao thấy mầy là đứa có tấm lòng, sống phải biết vì quê hương, vì đồng bào mầy ạ. Mầy lập hội từ thiện đi, tao đứng ra giúp đỡ, mầy quyên góp được một đồng, tao cho thêm một đồng"

Em cũng không ngờ, năm đầu tiên em vận động được 37 ngàn USD, ổng góp vô 37 ngàn nữa. Vậy là, ngoài việc chu cấp cho mười một đứa con nuôi, số tiền quỹ từ thiện hàng năm em mang về giúp đỡ trẻ em nghèo các tỉnh.

Một hôm, ba nuôi gọi em đến, ông nói tao bây giờ già rồi, không biết ra đi ngày nào, tao đã nhờ luật sư làm di chúc, giao lại toàn bộ tài sản và tiền bạc trong nhà băng cho mầy.

https://baomai.blogspot.com/

Em cầm tờ di chúc mà bủn rủn tay chân, số tiền quá lớn, tài sản cũng quá lớn. Và lớn lao hơn hết là tấm lòng của một người cha không cùng màu da sắc tộc''.

Tôi hỏi Triển dự định thế nào với tờ di chúc ấy, anh nói:

''Mong muốn trước tiên của em là cho mười một đứa con nuôi du học, tiếp theo, em sẽ về quê xây thêm trại mồ côi theo cách làm của anh Bông, tức là những đứa trẻ vô thừa nhận khi vừa mới chào đời.




Võ Đắc Danh

Phần nhận xét hiển thị trên trang