Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

Phim Vietnam War, ông Duẩn, ông Nhu, ông Giáp


Thế chiến thứ hai có một trận đánh cực kỳ dài và khốc liệt giữa liên quân phe trục do Phát xít Đức lãnh đạo và quân Liên Xô. Đó là trận Stalingrad. Trận đánh đẫm máu này làm phe Đức chết khoảng gần 1 triệu lính, bên Liên Xô chết khoảng hơn 1 triệu lính.
Nhận xét về phía ý thức hệ của trận đánh này, có người nói đây là trận đánh của phe Hegel cánh hữu (nước Đức theo chủ nghĩa phát xít) đánh nhau với Hegel cánh tả (nước Nga theo chủ nghĩa Stalin).
Đầu những năm 1960, cả ông Nhu và ông Duẩn đều hiểu nếu hai miền thực sự phải đối đầu bằng quân sự chính quy, thì Nam Việt Nam với đường lối cánh hữu nhuốm màu phát xít mới của ông Nhu sẽ phải đánh nhau bằng chiến tranh quy ước với Bắc Việt Nam lúc này đầy chất Stalin. Ông Nhu đi tới thỏa hiệp, bí mật gặp gỡ phe miền bắc để đàm phán, rồi bị Mỹ giật dây lật đổ và sát hại. Có thể xem bài này, search theo từ khóa Lou Conein để biết quá trình Mỹ dựng và lật đổ đệ nhất cộng hòa ở Nam Việt Nam, và nếu có thời gian xem bài này về ông Nhu.
Trong phim Vietnam War của Ken Burns, khoảng tập 5, sẽ thấy thời kỳ trước khi Diệm và Nhu bị lật đổ, ông Duẩn và quân đội của ông đã rất tin vào thành công của việc thống nhất hai miền bằng vũ trang trong tương lai rất gần. Điều này rất hiện thực, và có thể đó là lý do chính để ông Nhu bí mật đàm phán với miền bắc.
Tiếp theo, phim Vietnam War cho thấy cái chết của Diệm-Nhu, rồi cái chết của Kennedy, dẫn đến việc Mỹ đổ quân vào Việt Nam năm 1965 (Diệm chống Mỹ đưa quân vào, Kennedy thì không mặn mà việc đưa quân sang, sau khi hai vị tổng thống này bị sát hại, Johnson đưa quân đến Việt Nam). Việc quân Mỹ vào Việt Nam đã làm đảo lộn kế hoạch của ông Duẩn. Trước một bàn cờ thế hoàn toàn mới, ông Duẩn đã buộc phải chơi những nước cờ hoàn toàn khác.
Trong tập 6, 7 và 8 của Vietnam War, những trận đánh của Lê Duẩn, mà đỉnh điểm là trận Mậu Thân và các trận tiểu Mậu Thân sau đó, đã dẫn đến hiệp định Paris. Những diễn biến này và tác động của nó đến Nhà Trắng và Lầu Năm Góc, trừ trận Quảng Trị, được nói khá rõ trong phim. Có vẻ như nhìn từ phía Mỹ, trận Quảng Trị không liên quan nhiều đến đàm phán Paris, thay vào đó họ đề cao giá trị vụ dùng B-52 ném bom Hà Nội Noel 1972 nhiều hơn. Họ cho rằng nhờ vụ ném bom tàn khốc này mà phía Bắc Việt Nam quay lại ký hiệp định. (Phía Việt Nam lại cho rằng nhờ đánh Quảng Trị mà Mỹ xuống thang).
Schopenhauer là một người rất ghét Hegel. Schopenhauer đã đã từng bảo Hegel là dư luận viên ăn lương của nhà nước độc tài Phổ, từng bảo Hegel là thằng lăng nhăng não phẳng. Schopenhauer vùi dập lý thuyết “ý thức tập thể – collective consciousness” của Hegel, và đề cao Ý chí (Will) cá nhân. Nhưng ông Duẩn dường như dung hòa được cả hai luồng tư tưởng ấy.
Ý chí cá nhân của ông Ba Duẩn là thống nhất hai miền bằng vũ trang. Tiếng Việt hồi đó gọi là “quyết tâm”: Quyết tâm giải phóng miền nam thống nhất đất nước.
Và ông Ba Duẩn, bằng bàn tay sắt và phong cách tuyên truyền thô sơ nhưng kiên trì thông não, đã biến ý chí cá nhân của mình thành “ý thức tập thể” của toàn miền bắc.
Nhưng Schopenhauer cũng nói: “Man can do what he wants, but he cannot will what he wants.” Will ở đây là ý chí, là ham muốn. Đây là một lập luận về free will. Ông Duẩn có thể tự do làm những gì ông ấy muốn. Nhưng ông ấy không có tự do để chọn cái ông ấy muốn. Ông ấy, cho đến hôm nay ai cũng thấy,  đã tự mình làm nên lịch sử, nhưng ông ấy làm ở dưới những điều kiện lịch sử không phải do ông ấy chọn.
Ngay cả việc “chọn” bỏ hoạt động trực tiếp ở Miền Nam mà đi ra Hà Nội làm chính trị đỉnh cao cũng không phải tự ông Duẩn lựa chọn. Người chọn là ông Hồ. Anh Ba Paul Thành, người đi khắp thế giới đã chọn anh Ba Duẩn, người chủ yếu đi tù và hoạt động ở miền Nam. Anh Ba Paul Thành là nhân vật lịch sử có nhiều chuyện còn phải bàn, nhưng có một chuyện không cần phải bàn, đó là anh sử dụng người cực giỏi.
Năm 1957, Lê Duẩn được Hồ Chí Minh gọi từ Nam ra Bắc, rồi trở thành bí thư thứ nhất. Người Mỹ gần như không biết gì về cá nhân Lê Duẩn và vai trò của ông này trong chính quyền Bắc Việt Nam, cho đến khi Hồ Chí Minh qua đời.
Sau hiệp định Paris năm 1973, ông Duẩn thấy Miền Bắc không còn phải đánh nhau với quân đội Mỹ, một nhiệm vụ có lẽ tự ông cho rằng chỉ có ông mới làm được, ông bèn giao việc đánh nhau cho ông Giáp. Đoạn này phim Vietnam War chả hiểu có ý có tứ thế nào lại cứ bô bô nói ra. Thế là ông Giáp, người cả đời chưa vào đến miền nam (trong hồi ký của chính ông, ông kể mình mới đi đến nam trung bộ, hồi năm 1945, đã bị “bác” gọi ra), cầm quân miền bắc đánh nhau với quân miền nam. Một cuộc chiến mà trong phim Vietnam War nói là “nội chiến”. Ông Duẩn thật là kỳ tài, nhìn đủ xa để tránh hết một cuộc đổ vỏ về sau, mà đến nay ai cũng biết là một cuộc đổ vỏ vô cùng kinh khiếp.
Thế rồi Arthur Schopenhauer, triết gia bi quan của nước Đức thế kỷ 19 lại có lần nói:“không có bông hồng nào không có gai, nhưng rất nhiều cái gai không hề có hoa hồng – no rose without a thorn, but many a thorn without a rose.”
Chiến thắng cũng vậy, chiến thắng nào cũng có chết chóc, nhưng rất nhiều cái chết lại không có chiến thắng.
Cuối cùng thì ta vẫn phải tin vào điều Niels Bohr muốn nói: “Đối lập với một phát biểu chính xác là một phát biểu sai lầm. Nhưng đối lập với một chân lý/sự thực [truth] sâu xa [profound] có thể là một chân lý/sự thực sâu xa khác.”
Trong cuộc chiến mà lẽ ra tên gọi phải là Cuộc chiến tranh Đông Dương lần 2, lại có quá nhiều sự thực sâu sắc.
***
Về bộ phim Vietnam War của Burns và Novick
Nhà vật lý nguyên tử và vật lý lượng tử Niels Bohr có nói: “Đối lập với một phát biểu chính xác là một phát biểu sai lầm. Nhưng đối lập với một chân lý/sự thực [truth] sâu xa [profound] có thể là một chân lý/sự thực sâu xa khác.”
Phim Vietnam War của Burns và Novick nhắm đến khán giả, và có lẽ là khán giả trẻ, người Mỹ; nhưng không có lý gì mà người Việt, nhất là người Việt trẻ lại không nên xem.
Burns và Novick đều tương đối trẻ so với bộ phim. Burns sinh năm 1953, còn Novick sinh 1962. Khi họ trưởng thành thì chiến tranh Việt Nam đã kết thúc. Còn khán giả, tôi đoán, phần lớn khán giả của bộ phim này (cả Mỹ và Việt) đều trưởng thành sau khi Mỹ Việt đã bình thường hóa quan hệ hai nước.
Nhưng trẻ không có nghĩa là mất đi quyền truy tìm một sự thực sâu xa, về một cuộc chiến tranh (đã xa) đẫm máu, gây chia rẽ và đổ vỡ xã hội và lòng người. Và hơn hết, các sự thực sâu xa mà những người trẻ sẽ tìm ra, qua phim này và các tư liệu khác, sẽ đối lập nhau nhưng không triệt tiêu nhau. Với các khán giả Việt Nam, những sự thực trong phim này, dù chưa sâu xa lắm, cũng sẽ giúp các họ hiểu được thêm những gì cần hiểu.
Với cá nhân tôi, ba tập đầu của bộ phim, ngoại trừ nhạc khá hay,  thì phim ương đối xoàng. Chất lượng chỉ hơn phim VTV một tý, mà lại thấp thoáng mùi tuyên truyền của miền bắc (có lẽ là do vấn đề tư liệu, các nhà dựa vào nhiều tư liệu chính thống của Việt Nam) nên có những sai lệch không đáng có (thậm chí có chỗ sai rất ngớ ngẩn) với một bộ phim tài liệu.
Từ tập 4 trở đi thì hay hơn. Tập 6 và 7 tôi rất thích. Ai không có thời gian xem cả 10 tập phim này, có thể chỉ xem tập 6 và 7. Tập 6, nhạc phim cực hay. Còn tư liệu thì tàn khốc và đau lòng không thể nào tả được. Tập 6, và nhất là 7, sẽ cho khán giả Việt Nam nhìn sâu hơn vào chính trường Mỹ. Những chia rẽ, rối loạn trong chính đảng và xã hội Hoa Kỳ mà người Việt Nam mới gần đây được biết qua bầu cử mà Trump thắng, sẽ chả là gì so với năm cuối nhiệm kỳ của Johnson. Xem tập 7 xong khán giả còn lờ mờ hiểu tại sao Mỹ, với cách thực hành thực dụng kiểu bọn vay nặng lãi bất chấp đạo đức của Kissinger, đã bỏ Việt Nam nằm tênh hênh bên bờ biển để quay qua lén lút làm phi công lái máy bay Tàu Khựa.
Nói về điểm cộng, bộ phim này đã đánh giá (đề cao hơn) về vai trò của Lê Duẩn, về sách lược “giải phóng” miền Nam bằng vũ trang, và giá trị phải trả bằng rất nhiều máu của Mậu Thân trong “đại cục” của cuộc chiến.
Nói về điểm trừ, vì bộ phim có vẻ né tránh vai trò (lặng lẽ) của Mỹ ở Việt Nam sau 1945 nên họ đã bỏ qua việc Mỹ can thiệp vào các phe phái chính trị, tôn giáo ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1945 -1953. Nhiều lực lượng chính trị, và cả quân đội Việt Nam Cộng Hòa ra đời được là nhờ sự giúp đỡ của Mỹ. Phim hoàn toàn không nói đến việc này (tuy có nói loáng thoáng ở ngoài Bắc thì OSS giúp xây dựng quân đội Việt Minh, sau này là kẻ thù của họ). Và bởi vậy vai trò của quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong phim này rất mờ nhạt. Một cuộc chiến tranh, mà quân đội của một bên tham chiến, lại gần như không được nhắc đến, hoặc nhắc đến rất tiêu cực. Đây là điều vô cùng đáng tiếc. Đáng tiếc không chỉ cho những khán giả Việt Nam mà còn rất đáng tiếc với những khán giả Mỹ muốn hiểu hơn về Iraq, về Taliban, … tức là  những chiến trường và những kẻ thù khác mà Mỹ đã và đang tham chiến.
Nói về các sai sót, có nhiều sai sót nhỏ, nhưng cũng có sai sót lớn. Ví dụ sai sót khi cho rằng Albert Peter Dewey bị “giết nhầm”. Làm sao một sĩ quan Mỹ, đã từng gặp mặt trực tiếp các lãnh đạo cao cấp Việt Minh ở Sài Gòn, những người từng du học ở Pháp về như Phạm Ngọc Thạch, Dương Bạch Mai, Trần Văn Giàu, mà lại có thể bị “giết nhầm” được cơ chứ. Mà Dewey là sĩ quan Mỹ đầu tiên bị giết ở VN. Đến mức HCM phải gửi thư xin lỗi và hứa tìm xác (đến nay vẫn chưa tìm được). Đôi lúc tôi nghĩ, công viên Gia Định, nơi Dewey bị giết, chính quyền Việt Nam nên đổi tên thành công viên Dewey, để nhớ về nơi bắt đầu một cuộc chiến.
(Ai quan tâm về Dewey, có thể đọc thêm ở đây).
5 xu Blog

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì sao Đinh La Thăng bị bắt khi vẫn còn là ủy viên trung ương?




Cảnh sát xuất hiện ở khu vực nhà ông Đinh La Thăng tối 8/12. Ảnh: Phạm Duy/Zing

(Thiền Lâm, Cali Today 11/12/2017) Vì sao Đinh La Thăng bị bắt khi vẫn còn là ủy viên trung ương? Có lẽ đó là một bí ẩn mà chỉ có đảng, cụ thể là Tổng bí thư Trọng và nhóm cận thần của ông, mới hiểu.

Theo Quy định 15 của Bộ Chính trị và những quy định liên quan, đảng viên có vi phạm pháp luật và phải bị bắt sẽ tuần tự trải qua các bước: tổ chức đảng cơ sở và tổ chức đảng cấp trên cơ sở làm thủ tục khai trừ đảng viên của đương sự. 

Nếu đương sự là người nằm trong cấp ủy hay là ủy viên trung ương đảng thì đảng ủy và ban cán sự đảng phải làm thủ tục cách chức vụ trong đảng của đương sự, hoặc Hội nghị Trung ương đảng làm thủ tục bỏ phiếu loại đương sự khỏi Ban chấp hành Trung ương. Và nếu đương sự là đại biểu Quốc hội thì sau khi bị cách các chức vụ trong đảng và bị khai trừ đảng, sẽ bị Quốc hội bỏ phiếu “cho thôi đại biểu Quốc hội”.

Nhưng trong vụ bắt ông Đinh La Thăng, cho tới nay quy trình xử lý về mặt đảng của ông Thăng vẫn còn tréo ngoe lớn: ông Thăng còn nguyên chức vụ “trung ủy”.

Vậy tại sao Tổng bí thư Trọng lại không “cách mọi chức vụ trong đảng” của Đinh La Thăng tại Hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10/2017?

Theo nhận định của một số nhà quan sát chính trị, đáng lý ra Đinh La Thăng đã bị “trảm”tại Hội nghị Trung ương 6 của đảng cầm quyền diễn ra vào đầu tháng 10/2017. Tuy nhiên trong hội nghị chính trị này, hiện tượng đáng ngạc nhiên là Tổng bí thư Trọng không một lần “điểm danh” Đinh La Thăng, mà chỉ “diệt ruồi” bí thư thành ủy Đà Nẵng là Nguyễn Xuân Anh.

Cũng có đánh giá cho rằng vì nguyên do vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” kéo theo cuộc khủng hoảng Đức – Việt mà đã khiến ông Trọng bối rối đến mức chẳng còn tâm trí đâu để“xử” Đinh La Thăng tại Hội nghị Trung ương 6. Hoặc cũng có thể đã diễn ra một thỏa hiệp ngầm nào đó giữa ông Trọng với các đối thủ chính trị của ông mà đã tạo nên vị thế an toàn tạm bợ cho ông Đinh La Thăng. Thậm chí vào kỳ họp Quốc hội tháng 10 – 11 năm 2017, ông Thăng còn được ngự ngay tại hàng ghế đầu tiên. Khi đó, còn có dư luận cho rằng Đinh La Thăng đã “thoát”.

Nhưng hơn một tháng sau, vào ngày 8/12, đã xảy ra dồn dập ba động thái “Đảng chỉ đạo – Quốc hội thông qua – Công an thi hành”. Kết quả là đến chiều muộn ngày 8/12 thì đầy ắp tin tức về bắt Đinh La Thăng trên mặt báo chí nhà nước, trong đó có tin và hình ảnh về việc công an khám nhà Đinh La Thăng.

Nhưng đánh giá một cách thận trọng thì cũng chỉ nên cho rằng vụ bắt Đinh La Thăng chỉ mang tính tin tức trên mặt báo. Bởi cho tới nay, vẫn không hiện ra bất kỳ hình ảnh nào về việc Đinh La Thăng bị công an áp sát, công an áp giải đưa về nhà, công an đọc lệnh bắt tại nhà…

Phải chăng Bộ Công an đã bắt Đinh La Thăng đúng vào ngày 8/12 nhưng muốn giữ thể diện cho ông Thăng mà không công bố hình ảnh bắt giữ?

Hay Đinh La Thăng đã bị bắt từ trước đó, bị bắt một cách bí mật, và việc công bố tin tức vụ bắt Thăng cho báo chí chỉ mang tính thủ tục?

Nhiều dư luận đang nghiêng về kịch bản Đinh La Thăng bị bắt giữ bí mật, không hình ảnh.

Nếu luồng dư luận trên là có cơ sở, phải chăng đã xuất hiện một ý định hay động thái nào đó từ Đinh La Thăng mà Tổng bí thư Trọng và cơ quan công an thấy không thể trì hoãn việc bắt, thậm chí không cần chờ đến khi diễn ra Hội nghị Trung ương 7 để cách chức “trung ủy” của Đinh La Thăng?

Liệu Đinh La Thăng đã có ý định hay kế hoạch “ra đi tìm đường cứu nước” như Trịnh Xuân Thanh?

Cần nói ngay rằng nếu để xảy ra thêm một vụ Trịnh Xuân Thanh “đi không ai biết”, không biết Tổng bí thư Trọng có trụ nổi trước mối đe dọa tim mạch và huyết áp hay không, và cũng chẳng biết lãnh đạo Bộ Công an còn ung dung tại vị hay không.

Một hiện tượng ngoài lề nhưng không thể bỏ qua là vào lần này, ngay cả “cây bút tín hiệu” Huy Đức có vẻ đã không có được tin tức báo trước quý giá từ vụ bắt Đinh La Thăng, trong khi trước đây blogger này còn biết trước cả vụ bắt Trầm Bê – đại gia ngân hàng và vụ “Trịnh Xuân Thanh về”.

Hiện tượng trên cho thấy Bộ Công an, hay chính xác hơn là Cơ quan cảnh sát điều tra của bộ này, đã lập kế hoạch bắt Đinh La Thăng và giữ bí mật tuyệt đối đến phút cuối cùng.

Có dư luận còn cho rằng ngay cả “anh Tư Sang” (cựu chủ tịch nước Trương Tấn Sang) cũng khó mà biết được kế hoạch cụ thể bắt Đinh La Thăng của Tổng bí thư Trọng và Bộ Công an.

Có thể trước tháng 2/2018 là thời điểm dự kiến diễn ra phiên tòa xử vụ Hà Văn Thắm giai đoạn 2, Tập đoàn Dầu khí quốc gia và Đinh La Thăng, Hội nghị Trung ương 7 sẽ được triệu tập bất thường để “xử Thăng”.

Từ đây đến đó và nếu không xảy đến một phép màu nào, Đinh La Thăng Việt Nam sẽ biến thành Bạc Hy Lai Trung Quốc.

Vào năm 2012, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị cách chức, để sau đó đã bước đi tuần tự, “đúng quy trình”, bị bắt giam và cuối cùng phải ra tòa nhận án đến chung thân.

Đinh La Thăng cũng có thể nhận một tương lai như vậy, cho dù vào tháng 5/2017 ông đã ngoan ngoãn cúi đầu “cám ơn người đã kỷ luật mình”.

THIỀN LÂM

Phần nhận xét hiển thị trên trang

zombie

“Ớn lạnh” với zombie công sở



LÊ THANH PHONG 
LĐO - Theo thống kê của UBND TP.Đà Nẵng, năm 2017 có 409 đơn vị sự nghiệp công lập với 22.065 người làm việc. Chỉ mới biên chế sự nghiệp đã tới con số này, cho nên Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ “ớn lạnh” là phải.

Nhưng ông Huỳnh Đức Thơ đâu phải “từ trên trời rơi xuống” để bất ngờ và ớn lạnh với con số 22.065 này. Ông Thơ là cán bộ lãnh đạo của TP.Đà Nẵng bao nhiêu năm nay, không thể nói là ông không biết con số trên. Thậm chí, ông Huỳnh Đức Thơ phải nhận phần trách nhiệm về chuyện phình biên chế của TP.Đà Nẵng mới đúng.

Thôi không nói chuyện đã rồi, vì nhiều nơi phình biên chế, theo Nghị quyết 39, mỗi năm phải tinh giản 70.000 người, sau 2 năm thực hiện phải giảm 140.000 - 150.000 người, nhưng thực tế lại không giảm được mà còn tăng thêm 96.000 người. Đà Nẵng đang quyết tâm đến năm 2020 giảm 2.000 biên chế bằng cách hợp nhất, sáp nhập, giải thể 21 đơn vị sự nghiệp công lập. Tính ra, nếu làm được như kế hoạch thì cũng chẳng giảm được bao nhiêu, nhưng làm được cũng quý hóa lắm rồi.

Và nếu Đà Nẵng làm được việc siết chặt cấp phó, tối đa 3 phó với đơn vị 150 người trở lên, cũng là một bước thành công. Rồi tiến tới tối đa chỉ 2 cấp phó, hy vọng bước chuyển đó sẽ sau năm 2020. 

TPHCM cũng không khác gì Đà Nẵng, cho nên đưa ra sáng kiến vận động về hưu sớm. Mà không thể vận động theo kiểu tinh thần được, tiền bạc đi trước, làng nước theo sau. Theo tính toán của UBND TPHCM, tổng kinh phí hỗ trợ cán bộ nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ việc đối với 1.062 người từ nay đến năm 2021 là hơn 380 tỉ đồng.

Trong các cơ quan đều tồn tại những “zombie công sở” (loại công chức có xác không hồn), đến cơ quan pha trà uống và chơi game. Những người này không có thì tốt hơn cho cơ quan, nhưng đuổi cũng chẳng được. Có những người đã không làm được gì lại còn phá, gây rối nội bộ hoặc nhũng nhiễu hành dân. Có những người vô hại nhưng vô tích sự, tốn cơm dân nuôi. Một khảo sát được công bố tháng 10 vừa qua, zombie công sở chiếm khoảng 25%, cứ 4 người có một người vô tích sự.

Vậy thì có chính sách khuyến khích họ nghỉ hưu sớm, dù có tốn kém ban đầu, nhưng có lợi lâu dài. Tất nhiên phải kiên quyết, chỉ bớt không thêm.

Có một điều cần cảnh giác, đó là những người thực sự có năng lực và lòng tự trọng lại ra đi, còn “zombie công sở” cứ bám cái ghế nhà nước để kiếm sống.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quá khứ đa đoan của người phụ nữ đẹp nhất nhì Việt Nam


VNN - Đổ vỡ một cuộc hôn nhân, bỏ đất Bắc đến với phương Nam, cuộc đời Thuỷ Hương rẽ sang những trang mới mà với chị: Quay lại thì không, ngoảnh lại thì có.

Nếu bạn hỏi người đẹp nào thực sự không tuổi và nhan sắc nào đẹp nhất Việt Nam, chắc chắn câu trả lời là Thủy Hương.

Nhìn vào Thủy Hương hôm nay với một hiện tại sung mãn, ít ai có thể nghĩ chị đã bỏ lại những gì trong một chặng hành trình quá khứ để rồi chính chị phải thốt lên: Quay lại thì không, ngoảnh lại thì có.

Từng là một giáo viên dạy văn giỏi ở một trường cao đẳng và những tưởng yên ổn với cuộc sống công chức bình thường; từng bán cơm bình dân, làm tóc để làm tròn vai trò của một người vợ đảm, dâu đảm trong một gia đình lễ nghi đất Bắc…

Đổ vỡ một cuộc hôn nhân, bỏ đất Bắc đến với phương Nam, cuộc đời Thủy Hương rẽ sang những trang mới.

Những cú sốc tuổi trẻ

Con một gia đình thanh thế lại được giáo dục theo lối phong kiến; đỗ đại học từ cái thời đại học vẫn còn là những ước mơ xa vời của biết bao người; là giáo viên giỏi của một trường cao đẳng; rồi sở hữu một sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Có phải cái vế cuối cùng trong những điều tôi vừa đề cập, chính là nguyên nhân để tất cả các vế còn lại ở trên không “ngồi yên” được để rồi Thủy Hương dẫu có muốn cũng không là công chức an phận?

Không. Tôi thích an phận, xây dựng gia đình rồi có công ăn việc làm ổn định, chứ không quan tâm hình thức mình đẹp hay không đẹp. Dù hồi nhỏ tôi từng là người mẫu ảnh, nhưng tôi thích sự thành công từ học vấn vì tôi học cũng rất giỏi. Nhưng việc không an phận công chức như anh hỏi, là do tôi bị “đẩy ra đường”.

Khi đó tốt nghiệp đại học, tôi đã dạy Cao đẳng Sư phạm Tuyên Quang được sáu năm. Nào ngờ, năm 1987 với cơ chế giảm biên chế. 30 giáo viên thì có đến 20 giáo viên phải nghỉ việc, trong đó có tôi dù lúc đó tôi là một giáo viên giỏi. Tôi như kẻ bị mất phương hướng. Áp lực tâm lý của một người làm mẹ của hai đứa con, của công việc, của sự gây dựng ngày một đè nặng.

Nó kéo dài đến ba năm, tôi như người không thoát ra khỏi sự khủng hoảng. Lúc đó, tôi chỉ ước có phép màu nào đó có thể thay đổi được hoàn cảnh sở tại. Và hy vọng, hy vọng vẫn có khả năng đi làm trở lại, bằng văn chương. Vì thực tế, tôi yêu nghề, và vẫn còn mơ mộng với văn chương nhiều lắm. Nhưng tìm đâu được việc làm, khi biên chế đâu đâu cũng giảm?

Và chị tìm “cơm áo” như thế nào trong khoảng thời gian chờ đợi một điều gì đó sáng sủa hơn từ phía… văn chương?

Tôi phụ gia đình chồng ra chợ thị xã Tuyên Quang mở tiệm bán cơm phở. Nhà cũng có một cửa hàng làm tóc gần đó. Hết bán cơm, bán phở thì chạy sang phụ làm đầu. Xong mọi công việc ở chợ thì về nhà nuôi lợn.

Tôi làm những việc đó rất nhẹ nhàng, vì làm gì không quan trọng, miễn là trong sạch và nuôi sống gia đình. Dĩ nhiên trong lòng vẫn hy vọng nhiều ở nghề giáo viên hoặc ít ra muốn làm việc gì đó tốt hơn là nuôi lợn, làm đầu và bán cơm.

Một phụ nữ đẹp, sắc sảo sống trong bao nỗi khủng hoảng như vậy, hẳn không thể tránh được những gièm pha của miệng lưỡi thế gian. Tôi cũng có nghe trong thời gian đó, chị cũng là nạn nhân của những điều này?

Trước đó, chứ không phải là khi đó. Ngay sau ngày cưới của tôi, trên trang báo địa phương có bài báo viết về vi phạm nếp sống mới. Rồi những trang châm biếm, thơ ca hò vè thôi thì đủ cả, không ngừng cười đắc chí về việc này.

Gia đình tôi thuộc diện điệu đà quan cách, nên không đồng ý cưới theo nếp sống mới mà thách cưới cao lên và ra điều kiện, cưới xong tôi phải được đi học cao học chứ không phải là việc ngồi chăm chỉ làm dâu một cách ngoan ngoãn như nhà người khác. Và có nhiều điểm hai bên bất đồng, nhưng cuối cùng đám cưới vẫn diễn ra.

21 tuổi, đó là một cú sốc lớn, một cú sốc đầu đời. Mối tình đầu của mình vừa thành, lại thành trò mỉa mai châm biếm cho thiên hạ. Có những câu vè giờ đây tôi vẫn còn nhớ, với những lời lẽ cay độc. Tôi làm hồ sơ đi học nhưng sở văn hóa không xét duyệt chỉ vì bài báo mỉa mai chuyện cưới xin. Tôi học được một sự chấp nhận, không phản ứng gì cả.

Như chị nói, thời gian đó áp lực tâm lý người mẹ của hai đứa con, rồi áp lực gây dựng sự nghiệp đè nặng. Vậy, chồng của chị đi đâu, ít nhất cũng dành cho vợ sự chia sẻ về tinh thần?

Vâng. Nếu như chồng tôi cũng đồng cảm thì hẳn đã không có những chuyện sau này...

Đổ vỡ trong hoàn cảnh đó là chuyện sẽ phải xảy ra. Có thể tạm hiểu một người đàn ông để mất vợ thường là do bất tài, ghen tuông mù quáng hoặc đầu óc có vấn đề. Nhưng ngược lại, không giữ được gia đình nhiều khi phần lỗi cũng không chỉ thuộc về người đàn ông?

Về phía tôi, tôi chỉ thấy mình khi đó không đủ lớn, không đủ kinh nghiệm để chấp nhận nhiều hơn một cuộc sống như thế, hay nói đúng hơn, mình không thể hoàn hảo hơn để lái cho hoàn cảnh tốt lên, mà lại chấp nhận sự khác đi.

Tôi không đến nỗi là người mất tự tin, và dù thích an phận nhưng không phải là mẫu người có khả năng chịu đựng cao và dễ đầu hàng. Tôi đã xin về công tác tại thư viện Đại học Quốc gia, nhưng lại một lần nữa, con đường sự nghiệp của tôi lại chẳng suôn sẻ.

Có thể chia tay sẽ kết thúc một cuộc hôn nhân, nhưng chưa hẳn đã kết thúc một tình yêu. Về phía chị lúc đó, chia tay khi tình yêu đã hết, hay vẫn còn?

Hết. Đúng hơn là nó hết khi mục đích tối thượng của hôn nhân không đạt được. Tôi không có người chia sẻ. Và dần thì mình trở thành người mất đi cảm xúc. Không muốn nói, không muốn cãi. Nó lạnh. Nếu để kéo dài sẽ dễ tầm thường hóa các mối quan hệ, như vậy lại tự xúc phạm chính mình.

Đành rằng có những cuộc chia tay vẫn còn tình yêu nhưng với tôi thì chia tay khi tình yêu đã hết. Và chia tay để mà giữ được nhiều hơn những suy nghĩ tốt đẹp về nhau, hơn là tiếp tục sống chung. Rồi mình thấy nhẹ nhàng để làm những việc khác cho mình.

Đôi khi, hối tiếc về cuộc tình không trọn vẹn

Tuy nhiên, dù cuộc sống có cuốn nhanh đến cỡ nào thì tôi nghĩ, một người nhạy cảm như chị không thể không nhìn lại. Tôi muốn quay trở lại câu chuyện với người chồng cũ. Khi vợ trên chuyến xe cuộc đời đã lăn bánh về một hướng khác, hẳn người đàn ông đó sẽ chạy theo níu kéo nhưng… bất lực?

Chồng tôi thuộc tuýp người tự tin và dĩ nhiên vì sự tự tin đó mà không thành kẻ níu kéo. Tuy nhiên, anh tự tin đến mức tôi sẽ quay về với anh, đó là điều mà anh ấy không hiểu tôi. Một người đàn ông chỉ hy vọng vợ mình quay lại theo suy nghĩ của anh ta mà không tìm cách thay đổi mình để chờ đợi sự trở lại đó.

Khi còn tuổi trẻ, mỗi thứ còn có cơ hội thay đổi. Nhưng bây giờ thì đã muộn, tôi nghĩ, anh ấy không thay đổi được. Cũng có thể có những điều không hay người ta sẽ chấp nhận được do tình yêu lớn quá. Hay, tình yêu của tôi với anh ấy không đủ lớn?

Chị nói vậy cũng có nghĩa là chị cũng muốn anh ta thay đổi. Vậy, dù đã ra đi, chị có lúc vẫn muốn quay trở lại để làm lại?

Nghĩ về sự quay lại, thì cũng có lúc như thế đấy. Chỉ tiếc một điều nó như bát nước đổ đi rồi và đi thì dễ, về thì khó. Dù mất một thời gian rất dài, rất lâu tôi không quên được mối tình đầu này và không đến với ai cả. Tôi đã từng hy vọng anh thay đổi, đúng vậy.

Nhưng rồi tôi thấy câu nói của một ai đó như thế này rất đúng: nếu bạn không muốn thất vọng về một điều gì đó thì đừng hy vọng ở nó nữa. Tôi muốn, rất muốn nhưng không phải cứ muốn là làm được. Tôi tập nói “không” với vấn đề này.

Thôi thì số phận đã vậy rồi, chấp nhận và cảm ơn nó. Nên tôi không chọn quay lại mà chọn ngoảnh lại. Ngoảnh lại để luôn là những người bạn tốt. Thực tế, sau khi chia tay chúng tôi là bạn và cùng chăm sóc con cái rất tốt. Điều đó liệu có được nếu cứ sống cùng nhau như xưa?

Vậy với cuộc ra đi hơn 20 năm rồi, với cuộc hôn nhân này, có điều gì làm chị cảm thấy hối tiếc không?

Có đôi khi. Hối tiếc về một cuộc tình không trọn vẹn, không cùng nhau đi đến cuối con đường. Dù luôn cảm thấy quyết định của mình là đúng đắn, nhưng ngoảnh lại để thấy giá mà mọi thứ hoàn hảo hơn.

Nhưng thôi, nếu không có trải nghiệm của một cuộc gãy đổ, thì sẽ đâu thấy cuộc sống có muôn màu thú vị. Xét cho cùng, ước muốn chung của con người luôn được là chính mình, thì tôi đã được như vậy.

Sự thay đổi hoàn hảo

Vậy cũng có thể hiểu, chị vào Nam là do không còn sự lựa chọn nào khác?

Lúc đó mọi việc đã xong xuôi vì chúng tôi đã chia tay. Ba tôi là dân tập kết nên vẫn có nhà trong này, tôi không phải Nam tiến để tìm một cái gì mới mẻ hay phải lựa chọn một điều gì mới cho mình mà đơn giản chỉ là một sự thay đổi môi trường.

Thực lòng tôi cũng tính sẽ dừng chân ở Hà Nội, có một việc để làm vì mục tiêu của tôi là ổn định cuộc sống, nhưng nghĩ, vào Nam mình có gia đình mình, sao lại không vào? Tôi quyết định cũng rất nhanh, và lên đường cùng với con gái nhỏ. Còn cậu con trai, tạm để lại Hà Nội với đằng nội.

Câu chuyện thăng bằng với nơi đến mới ra sao, trong khi chị đang trong tâm trạng của một cô giáo thất nghiệp và một người phụ nữ thất bại trong hôn nhân?

Tôi phải nói lời tri ân với Sài Gòn, nơi chứa được những tâm hồn cô đơn nhất và cho con người ta cách nhập cuộc. Tôi được làm nhiều, được học nhiều và không có thời gian để sống với nỗi day dứt của mình. Ban ngày tôi đi làm ở trung tâm Thông tin triển lãm thành phố rồi phụ trách người mẫu ở nhà hát Hòa Bình. Thiếu người mẫu, tôi nhảy ra diễn luôn. Có ngày làm đến 16 giờ tôi vẫn thấy thích thú.

Còn ban đêm tôi học thêm vi tính và Anh văn. Thấy mình thiếu gì thì học nấy, tôi không bao giờ ngại học, chỉ ngại mình dốt thôi. Tôi học ngoại ngữ từ việc mê văn chương, thích đọc các tác phẩm văn học nước ngoài bằng nguyên tác. Phần nữa tôi cũng sớm nhìn ra cái lợi của ngoại ngữ ở một thành phố tốc độ phát triển nhanh như Sài Gòn. Và cứ thế, công việc đã làm tôi lấy lại thăng bằng rất nhanh.

Và rồi một cô giáo “đoan trang”, một người phụ nữ thích an phận “bỗng dưng” thành người mẫu nổi tiếng, chiếm lĩnh trong các bộ ảnh đẹp của các nhiếp ảnh gia về đề tài sắc đẹp Việt Nam…

Nếu nhìn nhận, tôi nghĩ nó như một ngọn lửa từ bên trong, chờ lúc nó cháy ra, dù cho đến lúc này tôi vẫn khẳng định nghề người mẫu với tôi chỉ là nghề tay trái. Hồi bé tôi là người điệu đàng, lại mơ mộng, nhạy cảm theo kiểu dân học chuyên văn. Nên việc đến với nghệ thuật cũng là một lẽ bình thường. Nó không đến nỗi trái khoáy vì một cô giáo dạy văn cũng đâu có cứng nhắc lắm để mà không trình diễn được. Nghĩ thế nên tôi đi trên sàn một cách tự nhiên, thanh thản.

Cũng có thể hiểu nó như một duyên cớ. Khi hai nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan và Dương Minh Long làm một loạt ảnh trên báo Người Lao Động, cũng là lúc cái tên Thủy Hương ở lĩnh vực nghệ thuật bắt đầu định hình. Rồi chị Minh Hạnh mời tôi làm người mẫu áo dài cho chị. Và thế rồi mọi thứ cuốn tôi đi…

Sự “lôi kéo” của nghệ thuật với một nhan sắc, vinh quang có nhưng phiền toái không thể nói là không. Chị có ý thức rằng theo nó, mình sẽ chấp nhận một sự trả giá để tuổi trẻ mình có cái mà giữ lại?

Tôi không bị phiền toái gì với nghệ thuật cả. Tôi biết, người mẫu tuy mang lại những hào quang, nhưng nó chưa phải là một nghề. Tôi không chỉ trình diễn mà tham gia quá trình sáng tạo trong các dự án nghệ thuật. Rồi tôi có những dự án kinh doanh của mình.

Còn sự nổi tiếng, có chăng thì như một lẽ tự nhiên, đừng nghĩ nặng nề hóa nó bằng việc đánh đổi hay trả giá gì cả. Tôi hoạt động nghệ thuật như một lẽ bình thường, một công việc bình thường của một người bình thường. Và nếu chăng, thì tôi là người may mắn khi không phải đánh đổi hay trả giá như anh đề cập?

Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện!

(Trích sách 'Thân phận và Hào quang' của nhà báo Hoàng Nguyên Vũ)



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có chuyện "củi ướt, củi khô" liên quan đến Tập đoàn Mường Thanh?



TRINH PHÚC
(GDVN) - Thiếu Tướng Đoàn Duy Khương khẳng định:“không có việc “củi tươi, củi khô”, cơ quan cảnh sát điều tra chấp hành quy định pháp luật, thận trọng, khách quan”.

Một vấn đề được dư luận quan tâm hiện nay vì sao chưa khởi tố vụ án liên quan đến Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Điện Biên (Tập đoàn Mường Thanh), mặc dù thông tin sai phạm và khởi tố đã được đề cập lâu nay.

Tại phiên chất vấn vào ngày 6/12, tại kỳ họp thứ 5, Hồi đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa 15, một lần nữa vấn đề này được đặt ra.

Chất vấn Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Trưởng ban Pháp chế Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Hoài Nam đặt vấn đề:

“Tại sao đến nay vẫn chưa khởi tố sai phạm tại doanh nghiệp tư nhân số 1 Điện Biên (Tập đoàn Mường Thanh)?

Doanh nghiệp này sai phạm nghiêm trọng, có hệ thống, về công tác trật tự xây dựng và công tác Phòng cháy chữa cháy.

Từ tháng 8/2016 Thanh tra Thành phố đã chuyển Công an thành phố Hà Nội điều tra và Giám đốc Công an Thành phố hứa sẽ khởi tố sớm”.

Đại biểu Nguyễn Hoài Nam chất vấn:

"Xin Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội cho biết lý do gì đến giờ phút này chưa khởi tố được vi phạm xây dựng cũng như an toàn Phòng cháy chữa cháy của doanh nghiệp tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên?

Mới đây nhất, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy cũng đã chuyển tiếp 13 hồ sơ về các toà nhà của doanh nghiệp này không thực hiện các quy định an toàn phòng cháy chữa cháy".

Chia sẻ băn khoăn này, đại biểu Hoàng Huy Được (huyện Ba Vì) lưu ý rằng:

“Việc khởi tố vụ án sai phạm của Tập đoàn Mường Thanh đã được nhắc tới nhiều lần tại các cuộc họp trước đây của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.

Đã qua 2 kỳ họp, xới lên như thế, tạo dư luận trong cử tri mà chúng tôi không biết trả lời thế nào.

Người ta đặt vấn đề phải chăng "củi này ướt" mà không khởi tố được, không cháy được.

Đó là câu chuyện dẫn tới lòng tin của cử tri đối với những việc chúng ta đã nói".

Trả lời chất vấn, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương cho biết:

“Ngày 29/11/2016 Cơ quan cảnh sát điều tra công an thành phố Hà Nội chính thức nhận toàn bộ hồ sơ của Thanh tra thành phố Hà Nội chuyển theo chỉ đạo của Chủ tịch Thành phố.

Cùng ngày, Trưởng phòng cảnh sát điều tra PC46 ra quyết định phân công điều tra viên xác minh điều tra theo quy định trình tự thủ tục của pháp luật.

Thời gian xác minh điều tra theo Điều 103 Bộ luật Tố tụng Hình sự đối với vụ việc đơn giản là 20 ngày, Khoản 2 điều này đối với vụ việc phức tạp thời hạn 60 ngày.

Tuy nhiên đây là vụ việc xảy ra ở công ty có nhiều tình tiết, nhiều nội dung, cần tập trung lực lượng, biện pháp điều tra làm rõ”.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

" Bầy Ong vỡ tổ " ?

Du khách “Ba tàu” hay là " Bầy Ong vỡ tổ " ?

https://baomai.blogspot.com/
Chợ đêm Đà Lạt: Khi những người du lịch TC đến đâu thì nơi đó trở thành " Bầy Ong vỡ tổ " vô cùng kinh sợ cho người địa phương và du khách khác.

Một tối cuối tháng 11/2017, một nhóm du khách gốc Việt từ Mỹ về thăm Đà Lạt, để tìm lại hình ảnh một “Đà Lạt mộng mơ” ngày nào. Địa điểm họ được người địa phương đề nghị nên đi thăm là chợ đêm Đà Lạt, vì ở trung tâm thành phố, và “đặc trưng cho Đà Lạt”.

Nhưng khi đến nơi, nỗi thất vọng tràn ngập cho nhóm du khách này.

Chợ đêm Đà Lạt là một đám đông du khách hỗn tạp, ồn ào, bát nháo. Hàng quán cũng bày san sát theo kiểu chợ trời. Những người bán hàng chào mời chụp giựt, cãi nhau dành khách cũng theo kiểu chợ trời. Lại còn xảy ra cảnh đánh nhau giữa một tên côn đồ “bảo kê khu chợ” và một người bán hàng nữa. Chợ đêm Đà Lạt làm người về từ phương xa liên tưởng đến những khu chợ trời đặc trưng ở Sài Gòn, Hà Nội, chứ không phải là không khí của một thành phố núi du lịch.

https://baomai.blogspot.com/

Những người đã từng đến thăm Đà Lạt vài chục năm về trước chợt nhớ lại hình ảnh của chợ Đà Lạt về đêm ngày nào. Trên những con phố dốc, du khách từng nhóm nhỏ thanh thản đi dạo. Họ dừng lại ở những bậc cầu thang chợ, mua một ly sữa đậu nành nóng. Những người bán hàng hiền lành, nhã nhặn, có giọng nói dễ thương đặc trưng của người Đà Lạt. Ngồi trên chiếc ghế đẩu ngay bên góc chợ, với ly sữa đậu nành nóng trên tay, du khách thưởng thức trọn vẹn không khí của một Đà Lạt hiền hòa, thanh lịch.

https://baomai.blogspot.com/

Một người địa phương giải thích rằng những nét đẹp đặc trưng của một thành phố Đà Lạt trước 1975 đã dần dần biến mất. Một trong những nguyên nhân chính là do chính quyền Đà Lạt thiếu tầm nhìn, kém văn hóa trong khi phát triển du lịch. Họ sao chép mô hình du lịch của những địa phương khác, mà không hề nghĩ đến nét đặc trưng riêng của Đà Lạt là gì. Họ không biết rằng khách du lịch thích tìm thấy những nét văn hóa riêng của từng địa phương mà họ dừng chân thăm viếng.

Một lý do khác nữa là yếu tố con người. Nhiều gia đình dân Đà Lạt “gốc” ngày xưa nay đã bỏ xứ về Sài Gòn, hay ra nước ngoài định cư. Những người dân mới đến sinh sống, làm ăn ở Đà Lạt đa số là những người đến từ những tỉnh thành miền Bắc, có trình độ văn hóa kém. Những con người như thế không thể duy trì “văn hóa Đà Lạt” cho thành phố mộng mơ này được.

https://baomai.blogspot.com/

Có khá nhiều chuyên gia du lịch nước ngoài từ hàng chục năm trước đã nói rằng, Việt Nam có một tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú hơn nhiều nước trong khu vực. Chỉ cần biết đầu tư, phát triển ngành du lịch một cách hợp lý, Việt Nam có thể thu được nguồn lợi tức khổng lồ từ ngành công nghiệp không khói này.

Tiếc thay, điều đó đã không xảy ra. Bởi vì ngành du lịch Việt Nam đang được lãnh đạo bởi những người kém văn hóa, thiếu tầm nhìn. Và chợ đêm Đà Lạt chỉ là một trong rất nhiều ví dụ cho sự xuống cấp đáng buồn của ngành du lịch Việt Nam ngày nay.

https://baomai.blogspot.com/

Hàng chục ngàn du khách Trung Cộng vào Quảng Ninh mỗi ngày, hầu hết đi “tour 0 đồng”

https://baomai.blogspot.com/

Mỗi ngày có cả chục ngàn du khách từ Trung Cộng đổ vào Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, nhưng các công ty du lịch và khách sạn trong tỉnh này “không vui”.

Báo Thanh Niên hôm Thứ Sáu giải thích rằng phần lớn khách Trung Cộng đi du lịch theo “tour 0 đồng”, khiến ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh bị thất thu.

Theo thống kê của lực lượng biên phòng cửa khẩu Móng Cái, mỗi ngày có khoảng 10,000 lượt khách nhập cảnh và xuất cảnh. Nhưng số du khách Trung Cộng tăng đột biến trong những ngày vừa qua được cho là do giá tour du lịch 4 ngày 3 đêm đã xuống tới “0 đồng”.

https://baomai.blogspot.com/

Các công ty lữ hành Trung Cộng nhận đưa du khách đến thành phố Hạ Long miễn phí, sau đó bán lại cho các công ty lữ hành tại Việt Nam. Ðể tạo thu nhập, các công ty này tổ chức những chuyến đi tới cửa hàng bán mọi thứ với giá cao chỉ dành riêng cho giới du khách “0 đồng”. Mặt khác, các công ty lữ hành sẵn sàng ép giá các khách sạn địa phương.

Bà Nguyễn Thị Lan An, chủ khách sạn 3 sao Ha Long Bayside ở phường Tuần Châu, thành phố Hạ Long, nói với tờ Thanh Niên rằng khách Trung Cộng chỉ ở trong khoảng thời gian ngắn, từ 10 giờ tối đến 7 giờ sáng hôm sau. 

Giá phòng tại khách sạn của bà bị công ty lữ hành ép xuống thấp, chỉ còn khoảng 300,000 đồng, tương đương 13 Mỹ kim một đêm.

Truyền thông trong nước đã nhiều lần phản ánh về các “tour 0 đồng”, nhưng các cửa hàng thuộc hệ thống này vẫn hoạt động mạnh mẽ.

Nha Trang không còn như ngày xưa nữa khi hàng ngàn du khách TC đến đây mỗi ngày.

https://baomai.blogspot.com/

Người Việt ở Mỹ đã nghe nhiều câu chuyện đau lòng về việc du khách Trung Cộng hiện nay đang tràn ngập ở những thành phố của miền Trung Việt Nam như Đà Nẵng, Nha Trang. Và những câu chuyện “ngàn lẻ một đêm” về sự bất lịch sự, kém văn hóa của du khách Trung Cộng kể hoài không hết.

Một người thanh niên Việt kiều ở Mỹ về thăm lại Nha Trang vào cuối tháng 11/2017, sau hơn 10 năm không về thành phố biển quê hương của mình. Anh ở tại một khách sạn trên con đường chính dọc biển Nha Trang, đường Trần Phú. Ở đó, hơn 50% du khách là người TC. Mỗi lần họ có mặt, là sảnh tiếp tân ầm ĩ tiếng Hoa. Họ nói lớn tiếng như là cãi nhau vậy, và không quan tâm đến những du khách khác.

https://baomai.blogspot.com/

Vào một buổi sáng, anh Việt kiều xếp hàng chờ lấy thức ăn theo dạng buffet (all you can eat) ở nhà hàng trong khách sạn. Bất thình lình, một phụ nữ sồn sồn người TC cắt ngang dòng người sắp hàng, chen đứng vào phía trước anh. Bực mình, anh lên tiếng:

“Excuse me!”. Người khách TC giả đò không nghe. Anh lên tiếng một lần nữa, thì bà này quay lại, nói một tràng tiếng Hoa thật lớn, rồi thản nhiên tiếp tục đi đến để lấy thức ăn trước. Rõ ràng là bà ta không hiểu tiếng Anh, nhưng vẻ mặt thì câng câng thấy rõ. Nghĩ rằng không đáng để gây sự, anh bỏ qua và trở về bàn ăn của mình.

https://baomai.blogspot.com/

Một người địa phương nói với anh rằng cách xử sự của du khách TC ở Nha Trang vừa bất lịch sự, kém văn hóa, vừa thể hiện tính cách trịch thượng, “bắt nạt” đối với người dân Việt Nam. Điều này có phần đúng. Bởi vì du khách TC ở các nước văn minh Âu Mỹ thì có thể kém văn hóa, nhưng không xấc sượt đến như vậy.

Trên con đường Trần Phú, có nhiều cửa hàng chỉ ghi chữ Hoa và chữ Nga. Mấy năm gần đây, du khách TC tăng lên, thì du khách Nga có ít đi. Còn du khách từ Âu Mỹ thì rất hiếm. Vẫn theo người địa phương nói trên, lý do là du khách ngoại quốc đến Nha Trang hiện nay chủ yếu chỉ còn người Nga và TC, có lẽ du khách Âu Mỹ không thích phải chung đụng với những du khách kém văn hóa như TC.

Người TC còn có kế hoạch xa hơn, khi muốn quản lý trọn gói cho các đoàn du khách TC tại Nha Trang. Họ ngầm mua khách sạn, nhà hàng ở Nha Trang. Họ sử dụng cả hướng dẫn viên người TC nữa.

https://baomai.blogspot.com/

Nha Trang được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất của khu vực Đông Nam Á. Nơi đây từng là nơi thu hút du khách đến từ các quốc gia văn minh Âu, Mỹ, Úc. Họ nói rằng Nha Trang hoàn toàn có thể vượt qua Phuket của Thái Lan, Bali của Indonesia nếu được đầu tư, qui hoạch đúng mức. Vậy mà hiện nay, Nha Trang đã trở thành điểm đến của những du khách hạng hai, hạng ba như Nga, TC.




Đoàn Hưng

https://baomai.blogspot.com/

Phần nhận xét hiển thị trên trang