Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017

Trăm dâu đổ một đầu tằm, quả này Thăng gay rùi!

Hàng tỷ USD ‘chìm xuống biển’ dưới thời cựu Chủ tịch PVN Đinh La Thăng
08/12/2017 - Dưới thời ông Đinh La Thăng làm Chủ tịch từ tháng 5/2006 đến tháng 9/2011, danh sách “con, cháu, chắt” của PVN đầu tư loạt dự án gây thua lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng, thất thoát không ít tài sản Nhà nước.  Tiểu sử ông Đinh La Thăng - cựu Chủ tịch Tập đoàn PVN  Khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng

Hàng tỷ USD ‘chìm xuống biển’ dưới 
thời nguyên chủ tịch PVN Đinh La Thăng.
Ghi nhận đến năm 2011 (khi ông Đinh La Thăng thôi chức Chủ tịch PVN vào tháng 9), PVN nắm 100% vốn 7 tổng công ty/công ty; nắm quyền chi phối 19 tổng công ty/công ty, 61 công ty liên kết và 17 công ty liên doanh. Chi phí xây dựng dở dang của PVN dàn trải trên 60 dự án với tổng hơn 53.170 tỷ đồng.

Theo các báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất giai đoạn 2009 - 2015, PVN đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu 17%, lợi nhuận là 8,5%. Cùng với đó là tài sản tăng 14% và nợ tăng 13,9% mỗi năm.

Năm 2009, doanh thu của PVN đạt 136.511 tỷ đồng, đến năm 2015 là 288.508 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt 21.388 và 30.695 tỷ đồng.

Doanh thu và lợi nhuận PVN giai đoạn 2009 - 2015. (TN tổng hợp).
Giá dầu giai đoạn 2009-2013 chứng kiến sự tăng giá đáng kể, bước sang năm 2014 giá đầu đi xuống, qua đó, kết quả kinh doanh của PVN có chiều hướng sụt giảm từ năm 2014.
Diễn biến giá dầu 10 năm qua. (Nguồn: Nasdaq).
Quy mô tổng tài sản từ 353.386 tỷ đồng lên 7.59.258 tỷ đồng. Nợ phải trả phình to không kém từ 155.644 lên 319.304 tỷ đồng.
Tổng tài sản và nợ phải trả của PVN giai đoạn 2009 - 2015. (TN tổng hợp).
Đáng chú ý, PVN sở hữu lượng lớn tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn khổng lồ. Trong đó, đầu tư tài chính ngắn hạn có tốc độ tăng tưởng đến 19,2% mỗi năm vào giai đoạn trên.
Tính đến hết năm 2015, lượng tiền và tương đương tiền của PVN đạt 102.086 tỷ đồng; đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn lần lượt là 73.760 và 42.137 tỷ đồng với tổng dự phòng khoảng 1.210 tỷ đồng.
Tiền và các khoản đầu tư tài chính của PVN giai đoạn 2009 - 2015. (TN tổng hợp).
PVN có được những khoản lợi nhuận khủng đứng đầu các tập đoàn nhà nước nhờ vào nguồn tài nguyên dầu mỏ quốc gia. Những khoản đầu trong và ngoài ngành hàng tỷ USD khiến cho Tập đoàn dường như mất kiểm soát, hệ quả là thua lỗ, thất thoát tài sản Nhà nước.

MẤT HƠN 500 TRIỆU USD, KHÔNG THU VỀ GIỌT DẦU NÀO TRONG SIÊU LIÊN DOANH 1,8 TỶ USD VỚI VENEZUELA

Giai đoạn 2006 - 2011, PVN còn vung tiền ở một số dự án nước ngoài, trong đó có siêu liên doanh 1,8 tỷ USD khai thác dầu tại Venezuela. Theo tỷ lệ vốn góp 40%, PVN có thể thu về 4 triệu tấn dầu/năm, dự kiến hoàn vốn sau 7 năm. Khi đó, lãnh đạo PVN đã ngoài tai những khuyến cáo của giới chuyên môn và các bộ, ngành Việt Nam về tình hình chính sự Venezuela, trữ lượng dầu không như PVN dự báo.
Kết quả là dự án chi được màn ra mắt hoành tráng để rồi không đi tới đâu. Riêng tiền mặt mà PVN trực tiếp trao cho Venezuela đã lên đến 532 triệu USD không quay trở lại, chưa kể các chi phí đầu tư lên đến hàng trăm triệu USD.
Tháng 4/2013, vẫn chưa thu được giọt dầu nào, ban lãnh đạo mới của PVN quyết định bỏ dự án này để "cứu" khoản tiền phải nộp lên đến 142 triệu USD, chấp nhận bỏ hơn 500 triệu USD.
Mất trắng 800 tỷ đồng đầu tư vào OceanBank
Năm 2009, PVN góp 800 tỷ đồng mua 20% vốn Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank). Trước đó, Tập đoàn chủ trương kế hoạch thành lập Ngân hàng Hồng Việt nhưng rơi vào thời điểm thị trường tài chính có quá nhiều ngân hàng được lập ra, nên Ngân hàng Nhà nước đã tạm dừng xem xét đề nghị cấp phép ban trù bị thành lập ngân hàng, Chính phủ cũng yêu cầu PVN phải rút vốn đầu tư.
Khoản đầu tư tại OceanBank được lấy từ nguồn tiền kết quản sản xuất kinh doanh, quyết định đầu tư vào OceanBank được cụ thể hóa bằng Nghị quyết của HĐTV thời điểm đó. Trong thời gian góp vốn tại OceanBank, chính ông Đinh La Thăng đã ký vào văn bản yêu cầu các đơn vị thành viên gửi tiền tại OceanBank. Theo đó, có thời điểm tiền gửi của PVN và các đơn vị thành viên tại đây lên đến 25.000 tỷ đồng. Đổi lại, OceanBank đã chi hàng trăm tỷ đồng tiền chăm sóc các khách hàng từ tập đoàn PVN.
Khi NHNN mua lại OceanBank giá 0 đồng, PVN chấm dứt tư cách và toàn bộ các quyền, nghĩa vụ của cổ đông tại OceanBank, hệ quả là ghi nhận một khoản lỗ 800 tỷ đồng.
hang ty usd chim xuong bien duoi thoi cuu chu tich pvn dinh la thangXử vụ OceanBank: Luật sư trưng văn bản 'gỡ tội' cho Nguyễn Xuân Sơn

CÔNG TY "MA" PVFC INVEST VỐN 500 TỶ BÁN LẠI VỚI GIÁ 20 TRIỆU ĐỒNG

Thành lập từ 2007, đến năm 2010, CTCP Đầu tư và Tài chính Dầu khí (PVFC Invest) gần như không có hoạt động đầu tư nào, ngoài nhận vốn ủy thác từ Tổng CTCP Tài chính Dầu khí (PVFC), sau đó mua đi bán lại cổ phần, rót vốn đầu tư vào các dự án “trên giấy”. PVN là công ty mẹ sở hữu 78% vốn tại công ty con PVFC, PVFC lại sở hữu 59% vốn của công ty cháu PVFC Invest.
Tính đến hết năm 2010, PVFC Invest lỗ lũy kế 559 tỷ đồng, âm vốn điều lệ 59 tỷ đồng, công ty rơi vào tình trạng đặc biệt khó khăn và hoàn toàn đủ điều kiện phá sản. Đến năm 2012, sau nhiều lần đổi tên, PVFC Invest được bán với giá 20 triệu đồng, tức 1 đồng/cổ phiếu. Cùng với đó, PVFC có hơn 8.500 tỷ đồng nợ xấu của hầu hết khách hàng không có khả năng trả như Vinashin, Vinalines…

"VŨNG LẦY" TRỊNH XUÂN THANH CÙNG PVC LỖ HƠN 3.300 TỶ ĐỒNG

Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) từng được xem là con cưng của PVN khi là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của Tập đoàn niêm yết. Nhưng cũng từ đó PVC trở thành cục nhọt của ngành dầu khí nói chung và PVN nói riêng.
Được cựu Chủ tịch Trịnh Xuân Thanh cầm trịch, năm 2009, PVC niêm yết trên HNX vốn điều lệ nhanh chóng tăng từ 2.500 tỷ vào năm 2010 lên 4.000 tỷ đồng năm 2012. Trong đó có tới 86% (tương đương 3.371 tỷ đồng) được PVC mang đi góp vốn vào 40 công ty thành viên. Các công ty này đổ tiếp tục đổ tiền vào lĩnh vực xây lắp, bất động sản, đầu tư tài chính. Đến năm 2011, nhiều công ty bắt đầu thua lỗ, PVC rơi vào vũng lầy đa ngành. Năm 2013, PVC lỗ lũy kế gần 3.300 tỷ đồng.
Trước những thua lỗ nghiêm trọng đó, ôngTrịnh Xuân Thanh cùng dàn lãnh đạo cấp cao của PVC đã Bộ Công an bị khởi tố và bắt tạm giam.
hang ty usd chim xuong bien duoi thoi cuu chu tich pvn dinh la thangRa lệnh tạm giam Trịnh Xuân Thanh theo điều 163 Bộ luật hình sự

DỰ ÁN PVTEX 7.000 TỶ ĐỒNG THU LỖ

Một khoản đầu tư khá tai tiếng của PVN là Nhà máy xuất xơ sợi polyester Đình Vũ - PVTex (Hải Phòng). PVN nắm trên 75% vốn cổ phần với tổng vốn đầu tư 325 triệu USD (tương đương khoảng 7.000 tỷ đồng). Theo kế hoạch nhà máy có công suất 170.000 tấn sản phẩm xơ sợi/năm từ nguyên liệu nhập khẩu và dự kiến hoạt động từ năm 2012, tuy nhiên đến khi vận hành vào tháng 5/2014, nhà máy đã phải đối mặt với việc không bán được hàng và buộc tạm dừng.
Thua lỗ và cạn vốn hoạt động, PVN đề nghị Bộ Tài chính áp thuế nhập khẩu và hạn ngạch đối với sản phẩm sơ xợi polyester nhập khẩu. Đồng thời xin miễn giảm nhiều loại thuế, phí như thuế giá trị gia tăng; chi phí điện, nước, thuê đất, cuản lý, xử lý nước thải của Khu công nghiệp Đình Vũ với PVTex trong hai năm…
Chưa dừng ở đó, PVN còn xin Bộ Công thương yêu cầu các doanh nghiệp dệt may trong nước phải dùng sản phẩm của PVTex. Đến nay, PVTex vẫn đắp chiếu, nguyên Tổng Giám đốc Vũ Đình Duy vẫn đang bị Công an truy nã đặc biệt về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

BA NHÀ MÁY ETHANOL VỐN 6.700 TỶ ĐỒNG TRÙM MỀN

Ba Nhà máy nhiên liệu sinh học ethanol ở Phú Thọ, Quảng Ngãi, Bình Phước được PVN quyết định đầu tư từ tháng 10/2007 - 3/2009. Công suất mỗi nhà máy là 80.000 tấn etanol nhiên liệu/năm, nguồn vốn đầu tư do các cổ đông góp 30%, còn lại vay tín dụng 70%. Tuy nhiên nay đều chung tình trạng đắp chiếu.
Theo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, số tiền bỏ ra cho dự án ethanol Dung Quất hơn 2.100 tỷ đồng, vượt tổng mức đầu tư được duyệt hàng trăm tỷ đồng. Hoàn thành năm 2014 với kỳ vọng tạo nguồn nguyên liệu xăng E5 giá rẻ thân thiện môi trường, nhưng từ đó đến nay, xưởng máy chỉ vận hành để bão dưỡng.
Nhà máy ethanol Bình Phước trị giá hơn 2.200 tỷ đồng, được khởi công năm 2010 và khánh thành vào tháng 12/2012, có công suất 300.000 lít xăng E5/ngày. Song năng lực quản trị yếu kém, năng lực tài chính cạn kiệt khiến tình hình kinh doanh u ám, kể từ 2015 đến nay, nhà máy đã phải trùm mền.
Chung cảnh ngộ, Nhà máy Nhiên liệu sinh học ethanol Phú Thọ vốn 2.400 tỷ đồng dự kiến đi vào sản xuất từ năm 2012 nhưng do thiếu vốn, cuối năm 2011, dù khoảng 80% khối lượng công việc đã xong, nhà máy dừng thi công, những người nông dân trước đây phải nhường hơn 50 ha đất xây dựng nhà máy không khỏi tiếc nuối.
hang ty usd chim xuong bien duoi thoi cuu chu tich pvn dinh la thangTương lai nào cho những dự án xăng sinh học nghìn tỷ 'đắp chiếu'?
Những dự án Nhiệt điện “rùa bò”
Nhiệt điện Long Phú 1 được khởi công vào tháng 1/2011, được xem là dự án quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn điện của PVN. Đây cũng là dự án nguồn điện cấp bách thuộc Tổng sơ đồ Điện VI đã được Chính phủ phê duyệt, với dự kiến phát điện Tổ máy số 1 vào năm 2014, Tổ máy 2 vào đầu năm 2015. PVN đã ký hợp đồng tổng thầu EPC xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 có tổng giá trị 1,2 tỷ USD với đơn vị thành viên là Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) vào năm 2010.
Nhưng sau đó, tiến độ vận hành của Dự án phải điều chỉnh, Tổ máy 1 sẽ vận hành vào năm 2015 và Tổ máy 2 là năm 2016. PVN chuyển đổi tổng thầu từ PTSC sang Liên danh Power Machines (Liên bang Nga) - BTG (Slovakia) - PTSC. Đồng thời tiếp tục dời kế hoạch phát điện Tổ máy 1 vào năm 2018, Tổ máy 2 vào năm 2019.
Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1, PVN ký hợp đồng đơn vị tổng thầu xây dựng là Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) vào tháng 4/2015. Theo kế hoạch, dự án sẽ phát điện Tổ máy 1 trong tháng 10/2018. Tổ máy 2 trong tháng 2/2019. Đánh giá của PVN, cho tới thời điểm hết tháng 6/2016, công tác thiết kế của Sông Hậu 1 đạt 26% so với kế hoạch đặt ra là 32%. Công tác lựa chọn thầu phụ, mua sắm, chế tạo thiết bị ước đạt 19% so với kế hoạch là 31%.
hang ty usd chim xuong bien duoi thoi cuu chu tich pvn dinh la thangPVN đưa ra 'phác đồ điều trị' 5 dự án thua lỗ
Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 chậm tiến độ 2 năm nay. Dự án có công suất thiết kế 1.200 MW, tổng mức đầu tư hơn 34.295 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỉ USD), do PVN làm chủ đầu tư. PVN “ưu ái” giao cho PVC Hợp đồng thiết kế, mua sắm, xây dựng (EPC) nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2; trong đó PVC xin tạm ứng 1.312 tỷ đồng và 6,6 triệu USD. Tuy nhiên, PVC đã sử dụng số tiền này cho việc trả nợ ngân hàng, đầu tư dàn trải vào những dự án khác, đến nay các khoản đầu tư thu lỗ không thu hồi được vốn.
hang ty usd chim xuong bien duoi thoi cuu chu tich pvn dinh la thangNhững cán bộ 'liên đới' đến Trịnh Xuân Thanh đã bị xử lý trong 10 tháng qua
Trong thời gian Trịnh Xuân Thanh trốn nã, vì liên quan hoặc liên đới đến Trịnh Xuân Thanh, hàng loạt cán bộ lãnh đạo cấp ...
hang ty usd chim xuong bien duoi thoi cuu chu tich pvn dinh la thangTổng bí thư: Bài học không chỉ với ông Đinh La Thăng
Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2016 được Trung ương đồng tình, nhất trí ...
hang ty usd chim xuong bien duoi thoi cuu chu tich pvn dinh la thangÔng Đinh La Thăng gửi lời xin lỗi đến nhân dân, đến Đảng
“Quyết định thi hành kỷ luật của Ban chấp hành trung ương đối với tôi là có lý có tình” - ông Đinh La Thăng ...
Thảo Nguyên
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
http://vietnambiz.vn/hang-ty-usd-chim-xuong-bien-duoi-thoi-cuu-chu-tich-pvn-dinh-la-thang-31982.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cùng chung cảnh ngộ người ta dễ thương nhau!



Nguyễn Quang Lập
09-12-2017

ANH THĂNG CÓ ĐƯỢC ĐÃI NGỘ THỜI KỲ TẠM GIAM KHÔNG?

Nhiều người hỏi tui câu đó quá nên tui phải trả lời. Xin thưa, anh Thăng chắc được đãi ngộ thời kỳ tạm giam. Nhưng sự đãi ngộ không như mọi người suy đoán là anh ta sẽ ở phòng riêng, có điều hoà, ti vi và chế độ ăn uống riêng. Không có đâu. Nếu vậy thì cho tại ngoại hầu tra, vào tù làm gì.


Ở tù ớn nhất là ở phòng riêng ( biệt giam), không có bạn tù thì một ngày tù bằng 5 ngàn thu ở ngoài. Phòng đã ở chung thời kỳ tạm giam đều phải nằm nền xi măng, xí xổm lộ thiên, người đang ăn trò chuyện thoải mái với người đang ỉa.

Anh Thăng nếu được đãi ngộ thì chế độ thăm nuôi có thể được thường xuyên ( chứ không phải 1 tháng 1 lần) và đồ thăm nuôi không bị ăn bớt. Anh không phải mặc đồ Juventus, đi cung cũng thoải mái hơn và ko bao giờ bị đánh. Tù nhân được mua đồ ăn thêm mỗi tháng không quá 500 ngàn, anh Thăng được đãi ngộ thì được mua nhiều hơn nhưng cũng không quá 2 triệu/ tháng.

Hồi tui ở 4 Phan Đăng Lưu. Phòng của tui đươc gọi là phòng vip. Nó rộng chừng 40m2 mà có 5 tù nhân, khá thoải mái. Phòng vip có khác biệt với phòng thường là 1/5 phía trên cửa ra vào để lộ sáng, có thể nhìn thấy chim chóc, người qua lại trước cửa.

Tui được hỏi cung ở phòng máy lạnh, chè cực ngon. Mỗi lần hỏi cung xong mấy ông điều tra nói anh cứ ngồi đấy uống chè thoải mái, rồi vào. Một hôm có một ông to ( đoán thế chứ không biết là ai ) tới gặp tui nói chuyện, ổng dặn cán bộ quản trại, anh Lập nghiện trà, cố gắng cho ảnh đi cung thường xuyên để ảnh uống trà.

Có hôm ở trong phòng tù không được đi cung, thèm trà quá, tui nói nhân viên quản trại, pha cho chú một ca trà được không? Anh này lật đật chạy đi hỏi sếp, lát sau bưng vào cho một ca trà nóng, thơm phức. Mấy ông tù lác mắt. Một ông có thâm niên tù tội mấy chục năm, nói, anh nói dối em. Anh không phải là nhà văn, anh là uỷ viên BCT. Hi hi

Nói sơ vậy để mọi người biết anh Thăng sẽ được đãi ngộ như thế nào.
_______________________
 
Đêm nay là đêm tù đầu tiên của anh Thăng. Tạm giam thì ai cũng như ai, nền xi măng lạnh toát, chăn chiên hôi rình, cơm canh rau nhạt hoét. Đêm 6/12 ba năm trước, mình nhớ lần đầu húp canh rau ấy mình sắp oẹ và suýt khóc, thấy hai cái camera mình cố nén lại, tự nhủ mình đừng khóc .. đừng khóc...Ăn cho hết... ăn cho hết. Mình ăn hết và ngủ rất ngon khiến mấy bạn tù khen nức nở, nói, không ai đêm tù đầu tiên mà ngủ ngon được như anh. Thực ra mình có ngủ giây nào đâu. Hi hi anh Thăng thì thế nào nhỉ, có khóc không, có ngủ được không?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin NÓNG: BẮT NỐT EM TRAI ÔNG ĐINH LA THĂNG



Ông Đinh Mạnh Thắng, em trai ông Đinh La Thăng 

Em trai ông Đinh La Thăng bị bắt để điều tra
tội tham ô tài sản

Thanh Niên Online
10:37 AM - 09/12/2017 

Ông Đinh Mạnh Thắng, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà đã bị bắt về hành vi tham ô tài sản.

Nguồn tin Thanh Niên cho biết, đêm 8.12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đinh Mạnh Thắng (55 tuổi), Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà về hành vi tham ô tài sản.


Đáng chú ý, ông Đinh Mạnh Thắng là em trai của ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí Việt Nam. 

Trao đổi với Thanh Niên sáng nay (9.12), một lãnh đạo Bộ Công an xác nhận thông tin nêu trên và cho biết, ông Thắng bị bắt do các sai phạm có liên quan đến vụ án Cố ý làm trái, tham ô tài sản xảy ra Tổng công ty xây lắp dầu khí VN (PVC). 

Được biết, Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà tiền thân là một xí nghiệp thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Đến nay, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã thoái hết vốn tại công ty này. Trước đây, ông Đinh La Thăng đã giữ trọng trách là người đứng đầu Tập đoàn dầu khí Việt Nam. 

Trong diễn biễn khác, trong tối qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. 

Việc khởi tố, bắt tạm giam ông Thăng nằm trong quá trình điều tra mở rộng vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại PVN, gây thiệt hại 800 tỉ đồng của PVN góp vốn vào OceanBank và vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) và Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2. 

Các quyết định khởi tố, lệnh bắt tạm giam ông Đinh La Thăng đã được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn. 

Thái Sơn
___________________
.

Tin liên quan: Nhiều sai phạm tại PVN thời ông Đinh La Thăng: Chỉ định thầu gây thua lỗ nặng, hậu quả lớn


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chắc giờ ông thấu hiểu

ĐINH LA THĂNG - thơ Thái Bá Tân

 Đinh La Thăng

FB Thái Bá Tân
9-12-2017

Đảng vừa ký lệnh bắt
Một ông quan rất to,
Về một tội nào đó,
Nghe nói cũng rất to.

Cái tội rất to ấy,
Nếu có, đã từ lâu.
Nếu có, đảng đã biết.
Nhưng ông vẫn được bầu.

Tức từ quan nhỡ nhỡ,
Ông thành quan cực to.
Được chín trăm tờ báo
Cùng vỗ tay hoan hô.

Thế mà, rụp một cái
Nay đảng lại bắt ông
Về cái tội đã biết
Nhưng lờ coi như không.

Và chín trăm tờ báo,
Theo lệnh đảng, đồng thanh
Lên án ông quan ấy,
Gay gắt và cạn tình.

Lên án vì cái tội,
Nếu có, đã từ lâu
Mà báo lờ không biết,
Trước khi ông được bầu.

Trước sau chỉ có vậy.
Ông Thăng là ông Thăng.
Đảng ghét thì ông giáng.
Đảng thích thì ông thăng.

*
Hoàn toàn không quen biết.
Yêu mến lại càng không,
Nhưng nghe tin bị bắt,
Tôi thấy thương cho ông.

Thương cho cả ta nữa.
Thích thì được lên voi.
Không thích phải xuống chó.
Đảng quyết định, thế thôi.

Không có chuyện cãi lại.
Vì được nói xưa nay
Là chín trăm tờ báo.
Mà nói láo hàng ngày.

Thiếu Tam Quyền Phân Lập
Thì sẽ chẳng có gì.
Chẳng có gì ngoài đảng.
Tôi nói thì tin đi.

*
Tự nhiên cứ muốn biết,
Giờ ngồi trong nhà lao,
Ông Thăng đang suy nghĩ
Về đảng như thế nào.

Suy nghĩ cả về chuyện
Tự do và nhân quyền.
Chắc giờ ông thấu hiểu
Tình cảnh người dân đen. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xã Hội Bấn Loạn, Lòng Dân Không Yên






Nguyễn Trọng Bình

9-12-2017


1. Từ Formosa, Đồng Tâm đến BOT Cai Lậy


Nếu chịu khó đọc hết những bài báo, video clip tường thuật và phản ảnh việc các bác tài thể hiện sự phản đối việc thu phí ở trạm BOT ở Cai Lậy, Tiền Giang những ngày qua sẽ thấy xã hội và con người Việt Nam hôm này đang có sự phân hóa và chia rẽ rất sâu sắc. Chỉ mỗi chuyện thu phí trên một đoạn đường thôi nhưng mọi thứ lại lộn tùng phèo cả lên chẳng khác gì một trò hề. Và nếu xâu chuỗi thêm những vụ việc xảy ra gần đây nhất như Formosa hay Đồng Tâm sẽ thấy xã hội và đất nước hiện nay phải nói rằng, trên thực tế xã hội và con người Việt đang ở trong tình cảnh “bình yên giả tạo” vô cùng nguy hiểm. Nói cách khác, đây là những chỉ dấu rõ ràng nhất cho thấy sự khốn cùng và bấn loạn trong nhận thức lẫn hành xử của cả hai bên chính quyền và người dân hiện nay trước những mâu thuẫn, bất đồng và tranh chấp.


Trước hết, về phía chính quyền, như một thông lệ, mỗi khi xảy ra sự cố nào đó thì y như là những người có trách nhiệm cao nhất của đất nước lại ra rả nói về những “bài học kinh nghiệm” được “nghiêm túc” rút ra. Đặc biệt là sự cần thiết phải “đối thoại” giữa chính quyền với nhân dân để tìm sự đồng thuận. Thế nhưng, sau hai sự cố gần nhất là Formosa và Đồng Tâm, đến nay là trường hợp BOT Cai Lậy nhưng không hiểu sao chẳng có ai trong hệ thống chính quyền Nhà nước đứng ra tổ chức “đối thoại” nghiêm túc mọi vấn đề với các tài xế. Có người hoan nghênh Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kịp thời ra quyết định không thu phí BOT Cai Lậy trong một tháng để ổn định tình hình tuy vậy, nếu phân tích kỹ sẽ thấy đây vẫn là một quyết định rất chậm trễ. Nên nhớ đây là lần phản đối thứ hai của các bác tài đối với BOT Cai Lậy, và đáng nói hơn lần này máu của người dân đã đổ (vụ một bác tài bị chém phải nhập viện ở Cần Thơ). Nói cách khác, ở phương diện xã hội và pháp luật đây là vụ việc cực kỳ nghiêm trọng chứ hoàn toàn không phải chuyện đùa. Qua đây, một lần nữa cho thấy sự chậm chạp và lúng túng trong tư duy và nhận thức của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương; chỉ giỏi nói miệng mà không làm nên người dân ngày một bất mãn và mất niềm tin.

Có thể nói, cho đến nay, nhìn bề ngoài về cơ bản liên quan đến sự cố ở Formosa và biến cố ở Đồng Tâm đều được chính quyền Hà Tĩnh và Hà Nội kiểm soát khá nghiêm ngặt và chặt chẽ. Riêng với biến cố ở Đồng Tâm, sự kiểm soát này là sự đánh đổi hình ảnh và uy tín của ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP của chính quyền Hà Nội. Bởi lẽ, sau khi quyết định “bẽ kèo” (liên quan đến tờ cam kết “có một không hai” mà ông đã thỏa thuận không truy cứu trách nhiệm hình sự người dân ở Đồng Tâm) thì niềm tin của người dân Đồng Tâm dành cho cá nhân ông Chung đã hoàn toàn sụp đổ.


Và với trường hợp BOT Cai Lậy, phải chăng cũng đang có một kịch bản tương tự được tính toán và cần nhắc nhằm giải quyết những chuyện ồn ào trong những ngày qua? Trước hết có thể thấy đó là quyết định tạm dừng thu phí trong vòng 1 đến 2 tháng của người đứng đầu Chính phủ để rà soát và tổng kiểm tra; sau đó là sự vào cuộc nhanh chóng của Bộ Công an (khi ra lệnh điều tra dấu hiệu kích động gây rối của các “đối tượng xấu”) đã ít nhiều cho thấy điều đó. Đây có thể xem như một màn “song kiếm hợp bích” vừa để xoa dịu, trấn an dư luận, ổn định tình hình trước mắt (đặc biệt các tài xế) nhưng đồng thời cũng sẵn sàng trấn áp để răn đe bất chấp cái nguồn cơn đưa đến sự phản đổi và phẫn nộ của người dân.


Từ thực tiễn về sự cố Formosa và biến cố ở Đồng Tâm cùng rất nhiều sự vụ trước đó nữa cho thấy, rất có thể chính quyền sẽ tiếp tục không chịu thua dân trong vụ này; hoặc nếu có thì cũng chỉ là thua trong tạm thời nhằm mục đích kéo dài thời gian để câu giờ mà thôi. Nếu những người dân Đồng Tâm bị khởi tố (dù tờ cam kết với giấy trắng mực đen in dấu điểm chỉ của ông Nguyễn Đức Chung vẫn còn nguyên) thì sẽ không có gì lạ nếu như vài ngày tới một vài bác tài nào đó bị triệu tập, điều tra và truy cứu. Mà không phải trước đó đã có hai bác tài bị bắt về đồn, một người bị xử phạt và giam bằng (theo các luật sư là sai luật) đó sao? Vậy nên, các bác tài cũng đừng vội mừng trước khi một kịch bản nào đó được chọn sau hơn 1 tháng nữa trừ khi các bác tài bỏ nghề hoặc không còn ngang qua địa phận Cai Lậy nữa.


Tuy vậy, như đã nói ở trên, việc kiểm soát người dân của chính quyền trong các sự vụ trên chỉ là “bề ngoài”, còn thực chất “bên trong” người dân đang thực sự nghĩ gì, muốn gì thì chính quyền khó mà đoán định và biết chắc được. Có thể thấy, vì miếng cơm manh áo, người dân hôm nay đã không còn rụt rè trước những bất công như trước đây nữa. Sự đối phó của họ cũng ngày một tinh vi và “sáng tạo” hơn. Đáng sợ nhất là có không ít người vì cuộc sống bức bách đã không tự kìm chế nên đã bất chấp tất cả thậm chí cả mạng sống của mình…Thế nên, dù thế nào thì cũng chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu như chính quyền không thay đổi và điều chỉnh lại nhận thức và hành vi của mình.


Một chính quyền vì dân thì không thể và không được tùy tiện quy chụp, kết tội người dân bởi sự phẫn nộ của họ vốn có nguồn cơn tự sự tắc trách và vô cảm của mình. Hay một “Chính phủ kiến tạo và phục vụ” không thể là một Chính phủ chỉ biết kéo dài thời gian trong khi bản chất của sự việc đã rõ hơn ban ngày.


“Tức nước vỡ bờ”, “con giun xéo lắm cùng oằn” đó là quy luật và chân lý muôn thuở. Với những gì đã và đang xảy ra nếu chính quyền cứ tiếp tục lặp đi lặp lại cách hành xử, ứng xử với người dân như hiện nay thì e rằng câu nói “Lật thuyền mới biết sức dân như nước” (“Phúc chu thủy tín dân do thủy”)  của đại thi hào Nguyễn Trãi năm xưa rất có thể sẽ trở thành hiện thực trong một tương lai không xa?


2. Từ vấn đề “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” đến chuyện cải tiến chữ viết 


Câu chuyện cải tiến chữ viết tiếng Việt gây ồn ào những ngày qua cũng là một bằng chứng cho thấy người Việt hôm nay đang không làm chủ được bản thân nên mạnh ai nấy nói, mạnh ai nấy phô diễn tầm hiểu biết “bách khoa toàn thư” của mình trong thời đại công nghệ số. Nếu như ở các vụ Formosa, Đồng Tâm hay BOT Cai Lậy, sự bấn loạn và khốn cùng trong tư duy và nhận thức của người Việt có nguyên nhân từ sự bất bình đẳng về kinh tế, về quyền lợi vật chất giữa một bên là các nhóm lợi ích thân hữu với một bên là đại bộ phận nhân dân lao động thì sự bấn loạn và khốn cùng trong vụ cải tiến chữ viết Tiếng Việt lại cho thấy nỗi mặc cảm và ảo tưởng của người Việt trong xu thế hội nhập.


Trước hết có thể thấy, nguyên nhân cụ thể và trực tiếp nhất tạo ra cuộc tranh cãi này là do những cá nhân (đầu tiên là các anh chị phóng viên nhà báo phụ trách mảng văn hóa, sau đó là một số “trí thức” trong các lĩnh vực không liên quan) tuy không có chuyên môn về ngôn ngữ học nhưng lại vội vàng và nhất là bất chấp những bài viết của các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp lẫn các chuyên gia văn hóa; chưa chi đã tung hô và tán dương ý tưởng của PGS Bùi Hiền; cho đây là những ý tưởng mới rồi tự cho mình cái quyền đứng ra làm “trọng tài” phân xử, lên tiếng phê phán những người không ủng hộ PGS Bùi Hiền bằng những lời lẽ không những ngụy biện mà còn rất trịch thượng…


Thậm chí, nhiều người cho đến nay vẫn cứ “chấp mê bất ngộ” dù rằng các nhà ngôn ngữ học với hiểu biết chuyên sâu đã có nhiều bài phân tích nhằm chỉ ra những điểm bất hợp lý và không có gì mới trong công trình của PGS Bùi Hiền một cách công phu và nghiêm túc. Đáng nói hơn, có người còn đánh tráo khái niệm và suy diễn vô căn cứ khi lái vấn đề sang chuyện “tự do học thuật” hay chuyện tuổi tác của PGS Bùi Hiền để bào chữa và bênh vực cho ông. Trong khi đó, nhìn một cách tổng thể cho đến nay không một chuyên gia ngôn ngữ hay văn hóa nào (trên báo chính thống lẫn mạng xã hội) “ném đá” cá nhân PGS Bùi Hiền. Cũng chẳng có ai cấm không cho PGS Bùi Hiền tiếp tục nghiên cứu. Có chăng những người “ném đá” là những độc giả bình dân đã bình luận, bình phẩm dưới dạng các comment mà thôi. Thế nên, cuối cùng chính những kẻ luôn miệng cho rằng những người phản đối công trình của PGS Bùi Hiền là không có “văn hóa tranh luận”, “văn hóa phản biện” lại vi phạm tất cả những điều ấy!


Thực ra, người Việt, xét về tầm vóc và tư tưởng nói cho cùng là một dân tộc chỉ có thể “dụng thuyết” chứ không có khả năng “lập thuyết”. Ngoài ra, do bị ảnh hưởng và chi phối nặng nề bởi những mặt tiêu cực trong nền “văn hóa tiểu nông” rất lâu đời (vấn đề này đã có nhiều người bàn) đặc biệt là tính chất “ăn xổi ở thì”, tầm nhìn ngắn hạn, chỉ thấy cái lợi trước mắt… vì vậy mà cho đến nay người Việt vẫn chưa có những phát minh, phát kiến vĩ đại nào để đóng góp cho nhân loại (ngoại trừ một phát kiến duy nhất của GS Ngô Bảo Châu được bạn bè quốc tế công nhận vào năm 2010).


Tuy vậy, ở phương diện ngược lại, phải thừa nhận người Việt cũng có một thế mạnh là rất nhạy bén trong vấn đề tiếp thu và thích ứng khá nhanh với những cái mới chứ không phải là dân tộc hay “kỳ thị”, “bảo thủ” trước cái mới như một số người trong khi bênh vực ý tưởng của ông Bùi Hiền suy diễn và khẳng định. (Chê bai một vấn đề nào đó không có nghĩa là kỳ thị cái mới).


Nhìn lại lịch sử sẽ thấy, nếu người Việt là dân tộc kỳ thị cái mới thì chắc chắn sẽ không có chữ quốc ngữ với mẫu tự latinh như hiện nay; nếu kỳ thị cái mới chắc chắn các cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu… sẽ không phải vất vả vận động, thành lập các phong trào như Duy Tân, Đông Du…để phổ biến, tuyên truyền tri thức mới cho các tầng lớp nhân dân với mục đích lớn lao là khai dân trí, chấn dân khí… trong thời kỳ thuộc Pháp. Tương tự vậy, trên lĩnh vực hăn hóa nghệ thuật, những năm 30 của thế kỷ trước, nếu kỳ thị cái mới hẳn hôm nay chúng sẽ không có “Thơ mới”; không có sân khấu, không có cải lương, không có điệu nhạc bolero (cũng đang gây tranh cãi)… Hay nói đâu xa, nếu kỳ thị cái mới hẳn là các thế hệ trẻ Việt hôm nay sẽ không bắt chước và thực hành theo các thần tượng của họ là các tài tử, minh tinh nổi tiếng từ Âu sang Á…


Dẫu vậy, nếu phải nói về sự bảo thủ gây ra sự trì trệ cho đất nước thì cũng phải khẳng định đây là vấn đề có thật. Nhưng sự trì trệ này trên thực tế thuộc về một nhóm người đang nắm trọn quyền lãnh đạo và điều hành đất nước mà thôi. Vì đã mấy chục năm qua dưới sự lãnh đạo của họ đất nước đã không thể cất cánh như kỳ vọng và mong muốn nhưng họ vẫn kiên quyết không thay đổi. Điều này thể hiện rõ nhất là trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và giáo dục. Cuộc tranh cãi liên quan đến đề xuất của PGS Bùi Hiền ở phương diện nào đó cũng có nguyên nhân từ chỗ này mà ra.


Cụ thể là, do một thời gian dài bị nhồi nhét bởi những tri thức, kiến thức cũ kỹ, lạc hậu; lại thêm không được phép nghĩ khác, nói khác nên đến khi mở cửa và hội nhập vơi sbạn bè quốc tế tất cả dân chúng gần như đều cũng bị choáng ngợp và bỡ ngỡ. Giờ đây lại thêm sự bùng nổ của công nghệ truyền thông với những tiện ích tối đa trên không gian mạng nên mạnh ai nấy thể hiện bản thân mình. Nói cách khác, sự phản ứng lung tung (cả chê lẫn khen) theo kiểu “tay nhanh hơn não”của không ít người Việt trên mạng xã hội thời gian gần đây là do sự ức chế về mặt tâm lý (bởi trong một thời gian dài họ không được tự do công khai trình bày quan điểm cá nhân trước cộng đồng xã hội). Không gian mạng giờ đây chính là môi trường thuận lợi (nhưng cũng đầy sự cám dỗ) để người Việt tự do “đi tìm cái tôi đã mất của mình” trong mấy chục năm qua!


Một vấn đề nữa, do sự bảo thủ của những người lãnh đạo, cầm quyền nên những cá nhân thực sự có tài năng và tư tưởng tiến bộ gần như hiếm có cơ hội được đứng trong hàng ngũ của bộ máy điều hành đất nước. Hậu quả là, xã hội và đất nước giờ đây, những kẻ được giao trọng trách liên quan đến lĩnh vực văn hóa, giáo dục nói chung có khi lại là những kẻ vô giáo dục và vô văn hóa nhất. Văn hóa và giáo dục của một dân tộc, một đất nước là vấn đề cực kỳ quan trọng nhưng lại được định hướng, dẫn dắt bởi những kẻ như thế (Những kẻ mà trên thực tế chỉ có mỗi năng lực là tìm cách vẻ vời ra càng nhiều dự án càng tốt để qua đó tham nhũng, kiếm chác nhưng miệng lúc nào cũng nhân danh cải cách và đổi mới) thì hỏi sao không loạn xì ngầu cả lên?


Nói tóm lại, ở góc nhìn văn hóa, qua cuộc tranh cãi này một lần nữa cho người Việt hôm nay đang thật sự bị bấn loạn trong tư duy và nhận thức. Hay nói như một số người là đang rơi vào vòng xoáy của sự khủng hoảng. Nguyên nhân sâu xa của chuyện này, ngoài vấn đề thuộc về “dân tộc tính” thì có thể nói đây chính là hệ lụy của một nền giáo dục “nhồi sọ” và giáo điều; còn về phương diện văn hóa là do sự thiếu tôn trọng chính kiến của con người cá nhân trong một thời gian dài trước khi có sự bùng nổ của công nghệ thông tin và không gian mạng.


3. Thay lời kết


Ngày 13/11/2016, khi đến tham dự ngày Đại đoàn kết dân tộc tại xã Phật Tích tỉnh Bắc Ninh, ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư Đảng có phát biểu như sau:


“Có lẽ nhìn lại chưa bao giờ quê hương ta đẹp như thế này, chưa bao giờ quê hương ta có đời sống văn hóa, kinh tế phát triển, xã hội ổn định, thôn xóm có nhiều hình thức hoạt động mới. Con em được học hành đến nơi đến chốn, đời sống của bà con có nghĩa có tình. Đó không chỉ là sự thay đổi của Tiên Du, Bắc Ninh mà nhìn rộng ra là sự thay đổi của cả nước” (…) “Mặc dù bây giờ ra đường lắm chuyện khó chịu, nghe báo chí nói rất nhiều chuyện tiêu cực hàng ngày, rất là bực mình. Tệ nạn tham nhũng, cán bộ hư hỏng có cả nhưng nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không?”


Có thể nói, với vai trò và vị trí tối cao của mình, suy cho cùng phát biểu của ông Trọng âu cũng là lẽ đương nhiên và rất bình thường. Vì trách nhiệm của ông là phải nói như thế, không thể nói khác. Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra trong xã hội hiện nay, nhìn sâu vào bản chất của hàng loạt vấn đề, học theo cách nói của ông Tổng bí thư, tôi buộc phải nói khác ông rằng:


“Nhìn một cách tổng thể, xã hội ta có bao giờ bấn loạn, đồng bao ta có bao không yên như thế này không”?


CT, 8/12/2017

Phần nhận xét hiển thị trên trang