Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017

BẢN TIN SỐ 42/2017 TỪ 30/11 – 07/12/2017


1.- Tổng bí thư nói:”Chống tham nhũng không có vùng cấm”. Nêu câu hỏi với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, cử tri Phan Văn Nhâm (quận Tây Hồ, Hà Nội) băn khoăn về việc “nói không có vùng cấm chống tham nhũng, nhưng có vùng tránh, vùng nể không?”
Tôi không hiểu Ban tổ chức cuộc gặp mặt làm ăn ra sao mà để lọt một tên phản động vào để hắn nêu câu hỏi làm khó cụ Cả. Không có vùng cấm nhưng có vùng tránh, vùng nể, câu hỏi này làm cụ Cả cụt hứng. Láo thật!
2.- Trình bày Nghị quyết số 18, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính cho hay các nước trên thế giới trung bình có 12 - 16 bộ, trong khi Chính phủ chúng ta hiện có 22 bộ, cơ quan ngang bộ, thuộc hàng cao nhất so với những nước có điều kiện tương đồng về dân số, quy mô lãnh thổ. Theo ông Chính, Nghị quyết 39 năm 2015 về đặt mục tiêu mỗi năm phải tinh giản 70.000 người, sau 2 năm phải giảm 140.000 - 150.000 người, nhưng thực tế không giảm mà còn tăng thêm 96.000 người, song không ai bị kỷ luật vì để phình biên chế.
Điều đó nói lên “trên bảo dưới không nghe”. Nghị quyết chẳng là cái đinh gì. Tôi có thể khẳng định : “Còn lâu mới giảm được biên chế”.
3.- Bộ Nội vụ Campuchia chuẩn bị kế hoạch tịch thu giấy tờ tùy thân “cấp sai hoặc không đúng quy định” cho 70.000 cá nhân, đa số là người gốc Việt. Theo ông Sok Phal, một nghị định sắp có hiệu lực cho phép chính quyền tước quốc tịch, tịch thu chứng minh thư và hộ chiếu của những người thuộc diện trên.
Ông Sok Phal - Tổng cục trưởng Tổng cục Di trú thừa nhận đa số cá nhân là người Việt sinh ra tại Campuchia và không có quốc tịch khác nhưng vẫn sẽ bị xem là dân nhập cư bất hợp pháp.
Thế là gay rồi. Bà con gốc Việt đang có cuộc sống ổn định bị đảo lộn tất cả. Chính sách ngoại giao của Việt Nam với người em Campuchia đã thất bại.
4.- Theo báo cáo của Chính phủ đánh giá, giai đoạn 2011 – 2016, bộ máy vẫn còn cồng kềnh, tăng đầu mối bên trong, với nhiều tầng nấc trung gian. Đáng lưu ý, số lượng cấp phó còn vượt quy định. Không chỉ vậy, tỷ lệ công chức giữ chức danh lãnh đạo từ cấp phó phòng trở lên trên số công chức còn rất cao. Thống kê cũng cho thấy, số lượng thứ trưởng tính đến ngày 22/12/2016 có 106 người, bộ nhiều nhất có tới 7 thứ trưởng. Cùng với đó, số lượng cục trưởng tại các cục lên tới 337 người, riêng Bộ Tài chính có 181 cục trưởng, 423 cục phó, 63 vụ trưởng và 239 phó vụ trưởng; số lượng cấp trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương lên tới hơn 9.100 người. Bộ KH&ĐT 63 người, Bộ Tư pháp là 57 người. Ngoài ra, số lượng phó cục trưởng tại các cơ quan trung ương cũng lên tới 767 người, vụ trưởng là 218, phó vụ trưởng là 593 người, giám đốc sở và tương đương 1.200 người, trưởng phòng và tương đương gần 4.600 người.
Nhiều lãnh đạo thì nhà nước càng mạnh. Bội chi ngân sách thì tăng cường tăng thuế, phí để có tiền nuôi lãnh đạo và bộ máy. Đất nước ta “rừng vàng, biển bạc” còn nhiều tiềm năng chưa khai thác mà.


Trong hình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng
5.- “Ngày 03/12/2017, đám tang cụ bà Nguyễn Thị Hường, thân sinh cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng!
Không một tờ báo chính thống nào đưa tin. Không một vị Lãnh đạo cấp cao nào đến viếng? Cựu Thủ tướng là người như thế nào, công và tội ra sao? Sẽ có lịch sử và Nhân dân phán xét!
Đời bạc bẽo - Chính là những người đã từng là đồng đội, là đồng chí, những người đã từng sát cánh cùng ông trong LÝ TƯỞNG....Và cả những kẻ đã từng xun xoe, nịnh bợ ông khi đang đương chức - Đâu hết rồi ???” (PV Võ Trần Phương Thảo).
Chia sẻ cùng Cựu Thủ tướng, khi ông về làm người tử tế thì những người đồng chí của ông lại không tử tế với ông, quay lưng với ông. Đời mà. Không có gì lạ.
6.- Sôi sục trong tuần là Trạm thu phí đường bộ BOT Cai Lậy thu phí trở lại. Lần này, công an Tiền Giang triển khai lực lượng rất hùng hậu với hàng trăm cán bộ, chiến sỹ với súng AK lăm lăm trong tay sẵn sàng đàn áp tài xế gây khó dễ cho Trạm. Đã có 3 người bị CA bắt. Lần này có thêm lực lượng côn đồ, xã hội đen tham gia dọa nạt tài xế. Ngân hàng khẩn trương chuyển tiền mệnh giá 100 đồng cho trạm. Bộ GTVT mà đứng đầu là thứ trưởng Nguyễn Nhật đứng ra bảo vệ và yêu cầu nhân dân ủng hộ BOT Cai Lậy. Một dàn hợp xướng đồng thanh bảo vệ lợi ích cho nhóm lợi ích. Tất cả đều có lợi ích mà.
Cái quan trọng nhất là Trạm đặt sai vị trí thì họ lờ đi, cho rằng đặt như vậy là đúng. Cuộc chiến giữa lái xe và nhóm lợi ích sẽ còn dài dài. Bọn côn đồ đang bị tài xế và thanh niên địa phương săn lùng.
7.- Bộ công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, công an các địa phương tằng cường trấn áp các lái xe gây rối tại tạ Trạm BOT. “Tất cả những hành vi gây rối trật tự công cộng, những đối tượng cầm đầu xúi giục, kích động sẽ được các trinh sát thu thập thông tin, điều tra xử lý”- Thiếu tướng Lương Tam Quang nói.
Tình hình bắt đầu căng thẳng. Cánh tài xế hay nhóm lợi ích thuộc Bộ GTVT thắng? Bộ máy này sẽ nghiền nát đám tài xế dám chống đối BOT của các cụ.
8.- Chiều tối ngày 04/12, Thủ tướng đã họp với bộ GTVT, Tỉnh Tiền Giang và một số bộ có liên quan về BOT Cai Lậy. Thủ tướng quyết định tạm dừng thu phí 30 ngày để thanh tra toàn diện. Trong cuộc họp, Tiền Giang và Bộ GTVT méc thủ thướng “Danh sách 14 tài xế và xe di chuyển nhiều lần qua trạm…”. Họ phạm luật vì di chuyển nhiều lần trên một tuyến đường hay sao?
Cuối cùng thì chỉ tạm dừng. Nhóm lợi ích sẽ xúm nhau tìm mọi cách để tiếp tục thu. Thủ tướng rốt cuộc cũng chẳng quyết được.
Tin mới nhất: CA kết luận 14 tài xế nhận hàng trăm triệu đồng từ các tổ chức phản động nước ngoài, trong đó Việt Tân để gây rối. Ghê Thật. Bọn Việt Tân quả là thâm độc. Chuyến này các tài xế bị nhập kho là cái chắc.
9.- Báo chí chính thống phản ảnh quá nhiều về tệ nạn xã hội: cướp giật, trộm cắp, hiếp dâm, lừa đảo, giết người…Phim ảnh Việt Nam đầy rẫy băng nhóm xã hội đen, bảo kê, đánh giết lẫn nhau…
Nhìn tổng thể thấy buồn cho xã hội. Xã hội trở nên không an toàn cả ở nông thôn lẫn thành thị. Trong khi đó, lực lượng công an có biên chế trên 660.000 người, hơn 120 tổng cục, vụ, viện, hơn 230 viên tướng, chi 12% tổng thu ngân sách quốc gia. Liệu còn thiếu biên chế chăng? Nếu thiếu, nên tăng cường thêm để đủ sức giữ gìn an ninh trật tự. Nay lực lượng công an lại phải nhận nhiệm vụ bảo vệ các Trạm thu phí BOT nữa thì biên chế sẽ thiếu trầm trọng. 71 trạm thu phí BOT sẽ tốn rất nhiều công an và tiền thuế của dân.
10.- Đến nay cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái đã xử phạt số tiền trên 507 triệu đồng do xây dựng trái phép và không phép tại khu “biệt phủ” của gia đình ông Phạm Sỹ Quý và phạt chậm nộp thuế số tiền 507 triệu đồng. Phạt rồi cho biệt phủ tồn tại (!).
Kỷ luật nghiêm khắc quá. Với tiềm lực của Phạm Sỹ Quý, số tiền trên chẳng là cái mẹ gì. Người dân xây trái phép bất cứ cái gì đều bị đạp ngay, trừ các quan dù biệt phủ to đùng.
11.- Bộ Kế hoạch & Đầu tư vừa có văn bản gửi Thủ tướng giải trình về điều chỉnh tổng mức đầu tư và bố trí kế hoạch vốn nước ngoài tại dự án xây dựng tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên (Sài Gòn).
T.PHCM, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ GTVT, Bộ Tài chính đều đã thừa nhận và nêu rõ trách nhiệm về việc đội vốn 30.000 tỷ đồng sau 4 năm đầu tư.
Tiền thuế của dân mà, đầu tư không hiệu quả cũng có sao đâu. Ở Việt Nam luôn luôn là thế. May mà mấy bộ thừa nhận chứ dân mà nói thì thành phản động rồi.
12.- Ngày 5-12, Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố áp dụng mức thuế trừng phạt 265% đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam với lý do chúng có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Không thể trốn tránh được mãi dù thép Trung Quốc gắn mác “Made in Vietnam". Các doanh nghiệp thép Việt Nam bị vạ lậy và chắc chắn thiệt hai không nhỏ. Phen này FORMOSA sẽ nhận trái đắng.
13.- Giám đốc Sở GTVT TP HCM Bùi Xuân Cường: "Đường đã hoàn thành nhưng không có lưu thông, nhựa không nổi lên dẫn đến hỏng đường".
Rồi bằng nhiều lý giải khác về đường sụt lún, đường mới làm đã nhanh chóng xuống cấp…nhưng không hề có lý do rút ruột công trình.
Ông giám đốc lý giải rất hay, rất đúng quy trình. Chỉ có cán bộ được đào tạo bài bản mới có tài thuyết phục như vậy. Bái phục.
14.- Theo nhiều nguồn tin nội bộ, hình như Cụ Cả đổ bệnh, phải sang Singapore điều trị. Những người quan tâm đặt câu hỏi tại sao cụ không sang Tàu mà lại sang Singapore? Cụ đi rồi cái lò của cụ lạnh tanh không có ai nhóm lửa?
Cũng có nguồn tin cho rằng Cụ lấy lý do đi nước ngoài chữa bệnh nhằm né viếng đám ma thân mẫu cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Thôi thì cứ cho lý do cụ đi chữa bệnh là đúng. Cầu mong Cụ mau khỏi bệnh để về phục vụ nhân dân. Trong thời buổi hiện nay, tìm được người đủ lý luận,đủ trí dũng, lại gốc bắc, thay thế Cụ quả thật khó lắm! Khó lắm! Khó lắm!
-----

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chúng ta đang nhầm lẫn giữa học hàm và học vị Tiến sĩ?


GS.TSKH Hoàng Xuân Sính: Chúng ta đang nhầm lẫn giữa học hàm và học vị Tiến sĩ?
(PLO) -Nhiều người nỗ lực để lấy bằng tiến sĩ để có cái danh cá nhân, chạy theo hư danh, còn chất lượng chuyên môn thế nào luôn là dấu hỏi lớn cho các nhà quản lý, cho xã hội. Mới đây, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo đề án về nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm. Đề án nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.
GS.TSKH Hoàng Xuân Sính
GS.TSKH Hoàng Xuân Sính (nữ Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam) cho rằng,đào tạo sau đại học ở Việt Nam là một hiện tượng kỳ dị, vì nhiều người đi học lấy bằng không phải vì mong muốn làm việc tốt hơn mà là để thăng tiến chức vụ.Trước đề án mới, bà cho rằng việc đào tạo là cần thiết bởi hiện nay tiến sĩ nghiên cứu khoa học và tiến sĩ giảng dạy là rất thiếu. Nếu đề án này được thực hiện, chọn được đúng người giỏi thì không còn hiện tượng “cơm chấm cơm”, thạc sỹ đào tạo đại học và thạc sỹ. Và việc đào tạo tiến sĩ đúng nghĩa thực chất phải song hành cùng chế độ đãi ngộ sau đào tạo…

Tiến sĩ không phải để làm quản lý

Thời gian qua, có một thực tế là sinh viên học đại học xong ra trường không xin được việc rồi lại đi làm thạc sỹ, tiến sĩ? Và rất nhiều người đi làm tiến sĩ chỉ để lấy “danh” và không liên quan tới giảng dạy. Đó có phải là một sự bất hợp lý không, thưa giáo sư?

- Lâu năm trong giáo dục, chúng tôi đã thấy ở nước ta có 3 vấn đề rất đáng chú ý: Đối với bậc phổ thông các trường phấn đấu để học sinh đỗ vào đại học; Đối với bậc đại học các trường phấn đấu để sinh viên tốt nghiệp có việc làm; Đối với bậc sau đại học thì ta có một hiện tượng lạ lùng, đó là không phải phấn đấu gì hết.

Cho tới nay tôi chưa thấy có quy chế về thạc sỹ nghiên cứu ở nước ta và tôi đã đọc một văn bản của Bộ Giáo dục đề cập tới thạc sỹ nghiên cứu trong tương lai sắp tới, tôi xin hoan nghênh. Cho nên khi làm tiến sĩ, các thày hướng dẫn phải chấp nhận nghiên cứu sinh chỉ có thạc sỹ nghề nghiệp và đành phải làm hộ hoặc cho ra lò những luận án tồi. Vả lại người đi làm thạc sỹ hay tiến sĩ của nước ta hầu như chỉ nhằm tiến thân, không hề mong muốn có thêm kiến thức để làm việc tốt hơn.

Câu chuyện đào tạo tiến sĩ của ta dư luận xã hội đã bức xúc nhiều rồi. Chúng ta làm ẩu nên mới vỡ bục ra, mới có chuyện tiến sĩ mà một chữ tiếng Anh không biết, báo cáo khoa học đọc không hiểu. Đây là hệ quả của cả một quá trình dài tư duy đào tạo sau đại học theo kiểu tạm bợ, ẩu tả, làm cho xong...

Giáo sư là nữ tiến sĩ toán học đầu tiên của Việt Nam, vậy thời đó, bà làm tiến sĩ như thế nào?

- Ôi, khó lắm chứ. Tôi làm trong thời chiến tranh, bom đạn. Hồi đó tôi đang giảng dạy tại Trường Đại học Sư phạm, nhà trường không có chế độ cho cán bộ nghỉ để làm tiến sĩ. Đi sơ tán ban ngày dạy học, đêm tôi ngồi viết luận án dưới ánh đèn dầu. Viết bằng tiếng Pháp trong sự hướng dẫn của thầy ở xa. Xong gửi ra nước ngoài ghi danh, đăng ký bảo vệ như một thí sinh bình thường. Có cả hội đồng chấm xem luận án này có xứng đáng được bảo vệ không. Khi nhận được sự chấp thuận từ Pháp được phép sang bảo vệ luận án, thì có nhiều ý kiến không đồng tình cho tôi đi vì sợ tôi đi sẽ không về. Người ủng hộ tôi tích cực nhất giai đoạn đó là bà Hà Thị Quế - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Bà chỉ xuất thân là một du kích, không có điều kiện học hành nhiều, nhưng đã đưa ra lý lẽ ủng hộ tôi rất thuyết phục. Bà nói, thứ nhất tôi 40 tuổi rồi, ở nước ngoài 40 tuổi xin việc rất khó, không có việc thì sống bằng gì; Thứ hai con tôi ở nhà, mà không người phụ nữ nào bỏ con cả... Vậy cứ yên tâm cho tôi đi. Luận án viết xong từ năm 1972, ba năm sau nhờ sự can thiệp đấu tranh của Hội Phụ nữ, năm 1975 tôi mới được sang Pháp bảo vệ...

Bà nói, quy trình đào tạo tiến sĩ của mình hiện còn dễ dãi, vậy theo bà, thế nào là quy trình chuẩn và phù hợp với thông lệ quốc tế về đào tạo tiến sĩ?

- Trước hết chúng ta phải định nghĩa lại học vị tiến sĩ. Thực chất tiến sĩ chỉ dành cho người đi dạy học và nghiên cứu, những người dấn thân vào khoa học. Mình hiểu sai tất cả, một phần do ảnh hưởng từ thời phong kiến, từ bao đời học hành thi cử đỗ đạt để ra làm quan. Người làm tiến sĩ nên được nhận học bổng để dành toàn bộ thời gian công sức cho nghiên cứu. Ở mình thì không cho nghỉ và cũng không ai muốn nghỉ. Đang làm quản lý mà nghỉ để đi làm tiến sĩ thì ai dám. Nghĩa là người làm tiến sĩ không dành toàn bộ thời gian chỉ để tập trung làm tiến sĩ. Thế nhưng, ở ta lại vừa làm quản lý vừa làm tiến sĩ thì tài quá. Đã đến lúc chúng ta tuyển dụng đội ngũ công chức, viên chức cho các chức danh quản lý không liên quan đến nghiên cứu khoa học, và giảng dạy cũng không cần ưu đãi bằng tiến sĩ thì mới mong trả lại đúng ý nghãi của học hàm tiến sĩ.


GS.TS Hoàng Xuân Sính

Vậy theo giáo sư, những cơ quan nằm ngoài các viện nghiên cứu, các đơn vị quản lý không nên lấy học hàm tiến sĩ ra làm một trong những tiêu chí tuyển dụng hay ưu đãi?

- Không nên bởi đó là sự lãng phí nguồn nhân lực. Đào tạo tiến sĩ như hiện nay là quá lãng phí. Trọng lượng kiến thức của anh lúc anh làm tiến sĩ hầu như không có, làm xong rồi bảo vệ rồi có học vị rồi cũng không làm khoa học, không nghiên cứu giảng dạy thì thật phí phạm. Làm tiến sĩ theo kiểu cho xong, lấy cái bằng, cái học vị để mưu cầu lợi ích khác. Quy trình bổ nhiệm cán bộ cũng nên thay đổi. Người ta là tiến sĩ giỏi thì để người ta nghiên cứu, làm chuyên môn, phụng sự xã hội theo cách đó, chứ ưu ái cất nhắc lên quản lý có khi lại nảy sinh ra một nhà quản lý tồi. Chúng ta cũng chưa có sự phân loại thạc sỹ nghề nghiệp và thạc sỹ nghiên cứu. Thạc sỹ nghề nghiệp để giúp nâng cao kiến thức trình độ cho những người làm chuyên môn, kể cả quản lý. Thạc sĩ nghiên cứu là sự chuẩn bị cho những người muốn làm tiến sĩ nghiên cứu, làm khoa học... Có những cá nhân từ thời trẻ đã làm tiến sĩ, rồi chuyển sang hoạt động chính trị thì được. Chứ đã là thứ trưởng, bộ trưởng rồi thời gian đâu, công sức đâu mà làm tiến sĩ. Ai mà làm được thế thì giỏi quá.

Trong bối cảnh hiện nay, làm thế nào để phân biệt được một tiến sĩ giỏi?


- Điều ấy rất dễ thôi, hiện Bộ GD-ĐT đã có những quy định siết chặt hơn về các bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế. Và trong Đề án lần này, để đáp ứng nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu khoa học, Bộ chỉ nên tập trung vào những người giỏi, và dành hoàn toàn thời gian để làm tiến sĩ. Tuy nhiên, thay vì nhiều về số lượng, chúng ta nên tập trung về chất lượng. Nếu anh không giỏi, trong môi trường nghiên cứu anh sẽ bị đào thải một cách tự nhiên. Điều này rất rõ ràng với nghiên cúu sinh ở nước ngoài. Và để làm được tiến sĩ, một đề tài ấp ủ, có khi từ rất nhiều năm, năm này qua năm khác, trong đầu bạn chỉ tập trung vào một vấn đề đó để phát triển, để tìm ra cái mới, chứ không chỉ hời hợt đào tạo tiến sĩ đi kèm với quyền lợi với “hô danh” như bấy lâu. Cùng với đó, đào tạo rồi, chúng ta phải có môi trường làm việc phù hợp mới mong giữ chân được người giỏi…

Trân trọng cảm ơn GSTS. Hoàng Xuân Sính!

Chế độ đãi ngộ không cào bằng

Bàn về đề án đào tạo tiến sĩ, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng đưa ra lý do thiếu tiến sĩ là chưa thuyết phục. “Bởi thực tế, tuy thiếu tiến sĩ nhưng lại thừa… “tiến sĩ giấy”. Nếu cứ đào tạo thêm một số “tiến sĩ giấy” nữa thì dư luận bất bình là điều dễ hiểu. Tất nhiên, có nhiều tiến sĩ là tốt nhưng phải là tiến sĩ thực chất, đáp ứng đúng nhu cầu đào tạo. Vừa qua, tôi thấy có quá nhiều tiến sĩ các thể loại rồi, từ chính trị học, giáo dục học, tâm lý học, xã hội học, đến cả tiến sĩ quản lý phường xã nữa... Đào tạo bát nháo mà không đáp ứng được nhu cầu thì quá lãng phí!”.

Theo ông Nhĩ, tuyển đầu vào tiến sĩ cần lựa chọn những nơi nào thực sự cần thiết, đáp ứng được nhu cầu đang thiếu. Bộ GD-ĐT cũng cần tìm hiểu kỹ nơi nào đào tạo chất lượng, đào tạo phải nghiêm túc. Đồng thời, ông Nhĩ cũng nêu ra một thực trạng hiện nay là hiện tượng chảy máu chất xám. 12.000 tỉ trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn không phải là số tiền nhỏ. Hãy có cách nào đó để khuyến khích người đi học bằng hình thức xã hội hóa. Người học bỏ tiền ra học cũng tốt, vì họ có xót tiền của mình thì mới cố gắng.

Cụ thể, trong đề án có nêu rõ sẽ đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt tỉ lệ 35% (khoảng 9000 tiến sĩ) tổng số giảng viên các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: Đào tạo khoảng 5.000 tiến sĩ ở nước ngoài tại các trường đại học có uy tín trên thế giới. Từ năm 2017 đến 2025, mỗi năm tuyển chọn khoảng từ 600 - 700 nghiên cứu sinh đi đào tạo ở nước ngoài.

Đào tạo khoảng 500 tiến sĩ theo hình thức phối hợp, liên kết đào tạo giữa các trường đại học Việt Nam và trường đại học nước ngoài. Từ năm 2017 đến năm 2025, mỗi năm tuyển chọn khoảng 60-70 người. Đào tạo khoảng 2.000 tiến sĩ tại các trường đại học đã được kiểm định ở Việt Nam; Thu hút khoảng 1.500 tiến sĩ đang công tác ở nước ngoài hoặc đang làm việc ngoài các cơ sở giáo dục đại học đến làm việc tại các trường đại học tại Việt Nam.


Để đào tạo tiến sĩ đúng thực chất, không chạy theo số lượng, không chạy theo hư danh, cần phải có sự kiểm soát nghiêm túc, chặt chẽ

Cũng theo dự thảo, tổng kinh phí thực hiện Đề án dự kiến là 12.000 tỷ đồng đào tạo tiến sĩ. Cơ cấu nguồn kinh phí bao gồm: Ngân sách nhà nước chiếm khoảng 94%; từ các dự án nước ngoài và nguồn xã hội hóa là 5%; các nguồn kinh phí khác như học phí, đóng góp của các cơ sở giáo dục đại học chiếm 1%.

Để đề án đào tạo thêm 9000 tiến sĩ đúng thực chất, không chạy theo số lượng, không chạy theo hư danh, cần phải có sự kiểm soát nghiêm túc, chặt chẽ chất lượng đầu ra, không khoan nhượng với luận án chất lượng thấp. Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao chuẩn đầu ra tiến sỹ từng bước tiếp cận với trình độ và chuẩn mực như ở các nước phát triển. Thêm nữa, chúng ta cần phải có chính sách trọng dụng và đãi ngộ nhân tài cho tương xứng, không cào bằng.

Chia sẻ
Bình luận 0
Nguyễn Mỹ (thực hiện)

http://baophapluat.vn/chinh-tri/gstskh-hoang-xuan-sinh-chung-ta-dang-nham-lan-giua-hoc-ham-va-hoc-vi-tien-si-369200.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chia buồn cùng gia quyến nguyên TT Nguyễn Tấn Dũng


Chia buồn cùng gia quyến nguyên TT Nguyễn Tấn Dũng. Không thấy báo Đảng và Nhà nước đưa tin. Thân mẫu bác được vào Nghĩa trang liệt sĩ cũng là hiếm. Lâu không gặp, giờ nhìn cảm thấy bác Dũng có vẻ già đi nhanh quá. Bác sinh ngày 17 tháng 11, 1949, tức là mới bước sang tuổi 69. Chuyện cũ đã qua, chúc bác sống bình tâm, thực sự làm người tử tế, an phận lúc tuổi già. Bây giờ sống khỏe, sống lâu mới là thành công bác ạ. Đừng như bác Hồ Đức Việt hay bác Đào Duy Tùng, thương nhớ chức cao quyền lớn mà đột quỵ, tổn thọ.
Viếng tang thân mẫu nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Sáng ngày 03/12/2017, HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, chư Tôn đức Thường trực HĐTS, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang đã đến thắp hương, tưởng niệm hương linh cụ bà Nguyễn Thị Hường, thân mẫu nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại TP.Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay mặt gia đình đọc lời cảm tạ trước khi làm lễ truy điệu


Hòa thượng Thích Thiện Nhơn Chủ Tịch HĐTS, phân ưu cùng gia đình nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.


Tham gia cùng đi trong đoàn còn có: TT.Thích Đức Thiện, phó Chủ tịch kiêm tổng Thư ký HĐTS, trưởng ban Phật giáo Quốc tế TW, TT.Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Giáo dục PG TW, Viện trưởng học viện PGVN tại Hà Nội cùng chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa thường trực HĐTS, Ban Hoằng pháp TW, chư tôn đức Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang.



Sau giờ phút truy điệu, Hòa thượng Chủ tịch HĐTS và chư tôn giáo phẩm Hòa thượng, Thượng tọa GHPGVN, chư tôn đức tỉnh Kiên Giang có thời kinh ngắn cầu nguyện hương linh cụ bà Nguyễn Thị Hường cao đăng Phật quốc. Buổi lễ di quan được chính thức diễn ra lúc 09 giờ cùng ngày được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Kiên Giang.





Hòa thượng Thích Thiện Nhơn Chủ Tịch HĐTS ký sổ tang lưu niệm

(Theo GHPGVN Tỉnh Kiên Giang)
http://japan24h.net/tin-tuc-vieng-tang-than-mau-nguyen-thu-tuong-nguyen-tan-dung/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Các nước nghèo có thể dân chủ không?


29 tháng 11, 2017 by Gary S. Becker, Nguyễn Huy Hoàng dịch
Câu trả lời là có, các nước nghèo có thể dân chủ, miễn là họ dùng chính phủ dân chủ của họ để thúc đẩy tự do kinh tế. Thật không may, nhiều nước nghèo, kể cả các nền dân chủ, lại không làm như vậy.



“Các nước nghèo không thể dân chủ” là một điệp khúc phổ biến để cổ xúy cho quan điểm rằng các nước nghèo cần một nền lãnh đạo mạnh và chuyên chế để thoát khỏi những lực lượng khiến họ nghèo đói trong hàng thế kỷ. Minh chứng rõ ràng là đại đa số các nước giàu chủ yếu là dân chủ. Tuy nhiên, trong khi những tác động của dân chủ đối với hiệu quả kinh tế đang gây nhiều tranh cãi, nền dân chủ vẫn có thể mang lại một số lợi ích kinh tế cho cả các nước giàu và nghèo.

Không nên so sánh những tác động thực tế của dân chủ đối với kinh tế và các khía cạnh khác của cuộc sống với một hình thức chính thể lý tưởng, mà nên so với nhiều chính phủ khác không có tự do báo chí, không cho phép cạnh tranh công khai cho các vị trí lãnh đạo, không có phổ thông đầu phiếu, thiếu những thiết chế và các quyền tự do khác – những đặc điểm của nền dân chủ.

Như phát biểu nổi tiếng của Winston Churchill, “Không ai cho rằng dân chủ là hoàn hảo hay toàn thiện. Thực ra, dân chủ là hình thức chính thể tồi tệ nhất nếu không tính đến các chính thể khác từng tồn tại.” Câu nói này được đưa ra trong một bài phát biểu ở Viện Thứ dân ngày 11 tháng 11 năm 1947, khoảng 2 năm sau khi Churchill thất bại trong cuộc bầu cử sớm hậu Thế chiến II.

Nhiều nghiên cứu đã cố gắng cô lập những tác động của dân chủ so với các hệ thống chính phủ chuyên chế đối với phát triển kinh tế, bất bình đẳng, giáo dục, và nhiều yếu tố khác. Bởi phân biệt những tác động của dân chủ với tác động của các yếu tố khác là rất khó, những nghiên cứu này không thu được kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, xu hướng chung là khi cân nhắc các yếu tố phù hợp khác,giữa tốc độ tăng trưởng GDP trung bình trong dài hạn và việc quốc gia đó có dân chủ hay không dường như chỉ tồn tại một mối quan hệ lỏng lẻo. Dân chủ khuyến khích đầu tư hơn nữa cho giáo dục, và giáo dục sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn.

Cho dù một số nhà lãnh đạo chuyên chế đã cải thiện đáng kể nền kinh tế của họ, đó không phải là quy luật chung. Cứ mỗi nhà lãnh đạo độc tài như Pinochet (cựu Tổng thống Chile) hay Tưởng Giới Thạch, những người tạo nên tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, lại có một Stalin hay Idi Amin ở Uganda với chính sách kinh tế ảm đạm. 

Tương tự, không phải mọi nền dân chủ đều quản lý kinh tế một cách hiệu quả. Chẳng hạn, Ấn Độ đã trở thành nền dân chủ sôi động kể từ khi giành được độc lập vào năm 1947. Trong suốt 40 năm đầu, nền dân chủ này tăng trưởng rất chậm dưới một chính phủ xã hội chủ nghĩa, và rồi Ấn Độ đã đạt được tốc độ phát triển kinh tế nhanh hơn nhiều sau khi chính phủ thay đổi theo hướng hướng đến các chính sách kinh tế thị trường thân thiện hơn.

Trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình của các nền dân chủ và các chế độ chuyên chế là tương đương, hiệu quả kinh tế giữa các chính phủ độc tài lại khác biệt đáng kể. Trung Quốc đã phát triển vượt trội từ những năm 1980, nhưng sự tàn phá và khó khăn kéo dài do bước “Đại nhảy vọt” (dẫn đến hàng triệu nông dân chết đói) và Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc gây ra sẽ không xảy ra trong một đất nước dân chủ, chẳng hạn như Ấn Độ. Cuba và nhiều quốc gia châu Phi sẽ không phải chịu đựng các chính sách kinh tế tồi tệ như vậy quá lâu nếu họ có những thiết chế dân chủ hợp lý.
Một trong những lí do tại sao suy thoái kinh tế kéo dài ít có khả năng diễn ra trong các nền dân chủ là tự do báo chí sẽ công khai báo cáo tình trạng đói khổ và chỉ trích nặng nề các chính sách kinh tế gây ra nó. Tương tự, các ứng cử viên chính trị sẽ công khai tấn công các chính sách dẫn đến khủng hoảng kinh tế kéo dài, và họ thường được bầu với nhiệm vụ thay đổi những chính sách đó.

Một số nhà bình luận kinh tế luôn sử dụng mối tương quan mạnh mẽ giữa sự giàu có của các quốc gia và các chính phủ dân chủ để lập luận rằng dân chủ đem lại sự thịnh vượng lớn hơn. Chắc chắn, nhiều nền dân chủ lâu đời như Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đã phát triển rất giàu có. Tuy nhiên, các nước bắt đầu phát triển nhanh chóng dưới chế độ độc tài như Đài Loan và Hàn Quốc cũng tương tự, nhưng lại trở nên dân chủ, một số khá nhanh chóng, khi đã thịnh vượng hơn.

Nhiều năm trước, từ những bằng chứng lịch sử, nhà xã hội học Seymour Martin Lipset đã kết luận rằng sự giàu có ngày càng tăng sẽ thúc đẩy dân chủ chứ không phải là ngược lại. Tôi tin về cơ bản ông đã diễn giải đúng những dữ liệu tương quan giữa thịnh vượng và dân chủ. Đặc biệt là trong thế giới hiện đại, khi giàu có hơn người ta sẽ đi du lịch nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn qua báo chí, truyền hình và Internet về những gì đang xảy ra ở nước họ và các quốc gia khác, và giao tiếp qua điện thoại, email, tin nhắn cùng những cách khác . Người dân ở các nước giàu có đòi hỏi tự do không chỉ trong những lựa chọn kinh tế mà còn trong đời sống xã hội và chính trị. Những nguyện vọng này không phù hợp với các chính phủ kiểm duyệt những gì mọi người đọc và nghe, cố gắng ngăn chặn các cuộc thảo luận mở về các vấn đề chính trị nhạy cảm, và ngăn cản những thách thức từ các ứng cử viên chính trị nằm ngoài các đảng phái được chính thức công nhận.

Câu trả lời là có, các nước nghèo có thể dân chủ, miễn là họ dùng chính phủ dân chủ của họ để thúc đẩy tự do kinh tế. Thật không may, nhiều nước nghèo, kể cả các nền dân chủ, lại không làm như vậy.
________
Gary S. Becker (1930-2014) nguyên là Giáo sư Kinh tế và Xã hội học tại Đại học Chicago. Ông được trao giải Nobel Kinh tế năm 1992.
Nguồn: http://phiatruoc.info/cac-nuoc-ngheo-co-the-dan-chu-khong/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cuộc thi Ngủ của các Quan Lại


Dựa trên “quan hệ - tiền tệ”, hệ thống sẽ tạo ra hai loại Quan và Lại điển hình. Một loại tích cực: “đục khoét - phá hoại”. Loại còn lại: “ngậm miệng ăn tiền”. Những con người trong hệ thống này, từ thấp đến cao, sẽ chỉ hoặc là chăm chăm tranh quyền-đoạt lợi; hoặc là an phận thủ thường; và cả hai loại này đều có một đặc điểm là sẽ không làm gì cả. 



Tất nhiên, vẫn có trong hệ thống đó những người thực tâm muốn làm việc, muốn phụng sự xã hội, nhưng đó hoàn toàn là do tự thân cá nhân họ chứ không phải vì được thúc đẩy từ hệ thống và đó thường cũng là những biệt lệ hiếm hoi.



Tất nhiên, xã hội sẽ phải chi phí cho những BOT Quan Lại loại này không phải những đồng bạc cắc, mà là những trăm tỷ-ngàn tỷ nuôi một bộ máy ăn trên ngồi trốc và ngày càng phình to; là trăm tỷ-ngàn tỷ đổ vào các dự án tượng đài, đá lát, các nhà máy sắt gỉ rồi chạy ra những biệt thự, siêu xe, thẻ xanh, thẻ đỏ...

Hơn nữa, nên nhớ, đó mới là phần nổi, phần thống kê được, còn một phần chìm lớn hơn nữa là những doanh nghiệp bị đày ải cho không thể lớn được; là những sự cơ hội giáo dục, chăm sóc y tế bị tước đoạt; là những tài nguyên bị vét cạn, những thảm họa môi trường, xã hội cứ mỗi ngày lại một tệ hại hơn...


Lượm trên mạng


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Học nói


Mất 2 năm


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những cơ hội bị bỏ rơi


 
Kết quả hình ảnh cho ảnh vụ Đồng Tâm Mỹ Đức?

Chỉ mươi năm nay thôi đảng và nhà nước đã bỏ rơi rất nhiều cơ hội để chỉnh đốn lại tổ chức của họ và xốc nách đất nước đi lên bằng thực thi pháp luật.
Điển hình đầu tiên là vụ Đoàn Văn Vươn, cần truy tố bọn người gây ra là nhóm chính quyền xoay xở tìm cách cướp đất . Cuối cùng tội đồ lại là Vươn.Vụ ấy mà pháp luật được thực thi thì chuyện đất đai sẽ chuyển hướng khác/ tiếp theo vẫn đất đai là vụ Đồng Tâm, ai cũng biết chẳng cần nói nhiều, rồi cũng rớt đài, dân khổ. Vụ Yên Bái là ví dụ tươi sống chống tham nhũng nửa vời, pháp luật đứng ngoài, Vụ bôt Cai Lậy nóng hổi sai đúng đã rõ mà để dằng dai không quyết được vì gì thì ai cũng rõ , nhiễu loạn lòng dân lắm rồi
.
Đảng và nhà nước đã có những cơ hội vàng thực thi pháp luật lấy lại lòng tin và an dân thì lại luôn bỏ qua vì lợi ích riêng của tổ chức mình.
Và tương lai chắc sẽ có nhiều cơ hội khác sẽ tương như trên thôi.
Từng ấy sự kiện đủ để thấy lò lủng bày ra chỉ là mẹo câu giờ và bọn tham những đang nắm đằng chuôi, và nó có đủ cả thế và lực cùng tiền tài điều khiển theo ý chúng.
“Chán Đảng , khô Đoàn và nhạt chính trị” như ông Trọng nói có nguyên nhân là những cơ hội vàng cho người làm chính trị xốc nách tổ chức mình đi lên nhưng đã không làm được.
Đất nước thay đổi, con người cũng thay đổi theo sự chuyển mình, nhưng cách vận động tuyên truyền sáo cũ như nửa thế kỉ trước, chỉ nói mồm mà không làm thì chuyển mình cái gì?Như con bệnh bại liệt muốn ăn phải có người bón. Thế nên bảo chán bảo khô bảo nhạt là may, đáng ra phải đổ sập chết rấp lâu rồi.
Mà chưa đổ sập chính là tụi lợi ích nhóm nó giữ làm bình phong để nó lợi dụng hút máu dân đó. Mà các bác ngộ nhận mình đang vững.
Cơ hội vuột qua, dân tộc mất thời cơ, đảng mất một đất nước mất mười. cứ lún sâu vào nợ nần và phụ thuộc.
Đáng tiếc lắm thay. 5/12/2017

Phần nhận xét hiển thị trên trang