Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017

Báo Trung Quốc nhắc Việt Nam 'chọn bạn mà chơi'


Việt Nam và Trung Quốc thường có các cuộc trao đổi quốc phòng cấp cao.Bản quyền hình ảnhXINHUA
Image captionViệt Nam và Trung Quốc thường có các cuộc trao đổi quốc phòng cấp cao.
Một tờ báo của Trung Quốc cảnh báo Việt Nam không rơi vào quỹ đạo của các cường quốc và đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông.
Hoàn cầu Thời báo, bản tiếng Anh, hôm Chủ nhật 18/06 có bài nói tham vọng của Việt Nam có thể "gây bất ổn về hợp tác trong vùng và khuấy động khả năng đối đầu".
Bài báo điểm lại các chuyến thăm Hoa Kỳ và Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gần đây với đánh giá rằng Hà Nội tỏ ra chủ động trong việc đóng một vai trò lớn hơn trong diễn biến cấp khu vực.

'Việt Nam cần ve vãn các nước khác'

"Đứng trước Trung Quốc đang trỗi dậy, Việt Nam cần ve vãn các nước khác nằm ngoài khu vực để khống chế Trung Quốc tại Nam Hải (Biển Đông) và bảo vệ lợi ích của mình," tác giả Lý Khai Thịnh viết.
Tuy nhiên tác giả cho rằng các chuyến thăm của ông Phúc không thay đổi thực tế chính trị bởi dàn lãnh đạo mới của Việt Nam quyết tâm duy trì quan hệ thân thiện với Trung Quốc khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đều đã thăm Bắc Kinh.
Bài báo nhấn mạnh thực tế rằng Việt Nam tỏ ra kiềm chế đối với vụ Philippines kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài mà không đẩy khủng hoảng leo thang và rằng nay tất cả các bên đều quyết tâm đàm phán để giải quyết tranh chấp.
Tại phiên họp lần thứ 14 vào giữa tháng Năm ở Trung Quốc về việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC), đại diện Trung Quốc và các nước Asean đã thống nhất được khung sườn cho Bộ quy tắc Ứng xử (COC) theo đó không chỉ cải thiện một cách đáng kể nỗ lực quản lý những khác biệt mà còn là một biểu hiện về tình báo và năng lực của các quốc gia thích hợp trong việc giải quyết tranh chấp trong vùng.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Tướng Phạm Trường Long tại Hà Nội.Bản quyền hình ảnhXINHUA
Image captionChủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Tướng Phạm Trường Long tại Hà Nội.
Các nước trong vùng, tác giả viết, nên hoan nghênh những ảnh hưởng tích cực từ các nước ngoài khu vực. Nhưng việc mang các nước từ bên ngoài khu vực không nên làm bất ổn hợp tác khu vực.
"Nếu các nước trong khu vực cạnh tranh nhau hoặc thậm chí rơi vào quỹ đạo của các cường quốc ngoài khu vực thì toàn bộ khu vực sẽ mất tính cạnh tranh.
"Xét về phương diện này, việc Việt Nam thường trao đổi với Hoa Kỳ và Nhật Bản về Nam Hải (Biển Đông) không nên được xem là việc làm tử tế. Việc Nhật Bản giúp Việt Nam nâng cấp tuần tuần tra là để xúi giục Việt Nam đối đầu trên biển.
"Mở rộng quan hệ bè bạn là tốt. Tuy nhiên, nếu ý định là canh chừng các láng giềng của mình thì nó chỉ tạo ra các yếu tố gây bất ổn trong tương lai mà thôi," Lý Khai Thịnh, nhà nghiên cứu từ Viện quan hệ Quốc tế thuộc Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải kết luận.
Bài của Hoàn Cầu Thời báo được đăng vào đúng dịp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc thăm Việt Nam nơi Tướng Phạm Trường Long đã gặp gỡ các lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam và nói rõ về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tân Hoa Xã tường thuật rằng ông Phạm trong chuyến thăm đã nhấn mạnh rằng "toàn bộ các đảo ở Biển Nam Hải [là tên gọi Trung Quốc dùng để chỉ Biển Đông] đã thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời thượng cổ."
Blue Whale IBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTrung Quốc cho đóng giàn khoan khổng lồ 'Cá Voi Xanh' để khai thác dầu khí ở Biển Đông
Ông Phạm cũng ghi nhận tình thế hiện thời tại Biển Đông đã được ổn định và đang trở nên ngày càng tích cực hơn, đồng thời kêu gọi hai nước tuân theo sự nhận thức chung quan trọng các lãnh đạo đảng, nhà nước hai bên.
"Hai bên cần tăng cường đối thoại chiến lược và kiểm soát tốt các khác biệt, nhằm duy trì quan hệ chung cũng như nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định tại Biển Nam Hải," Tướng Phạm Trường Long nói.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Truyền thông Đức dự báo mức án cho Trịnh Xuân Thanh


Ngay sau khi Tòa án Nhân dân TP Hà Nội công bố sẽ xét xử cựu lãnh đạo ngành dầu khí Trịnh Xuân Thanh vào tháng 1/2018, các báo của Đức đồng loạt đăng tin về quyết định này và nhận định ông Thanh có thể đối mặt án tử hình. Chính phủ Đức và sứ quán Đức đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến tiếp theo của vụ xử ông Thanh và sẽ đưa ra những quyết định thích hợp cho mối quan hệ song phương với Việt Nam, theo DPA

Hãng tin thông tấn Đức DPA, tuần báo Tấm Gương (Der Spiegel) và Berliner Zeitung các tờ báo lớn khác của Đức hôm 4/12 đăng tải thông tin cựu doanh nhân 51 tuổi Trịnh Xuân Thanh, người mà Bộ ngoại giao Đức cho là bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ở Berlin cuối tháng 7, sẽ bị đưa ra tòa xử vào tháng 1/2018.

Chánh án Tòa án Nhân dân TP Hà Nội Nguyễn Hữu Chính hôm 4/12 được truyền thông trong nước dẫn lời nói tại phiên khai mạc một kỳ họp của Hội đồng Nhân dân thành phố rằng ông Thanh sẽ bị xét xử trong 2 vụ án tham nhũng vào đầu năm sau.

“Trong tháng 1/2018 tòa án Hà Nội phải sớm đưa ra xét xử vụ án Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm tội tham ô tài sản tại Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam PVC và vụ án Trịnh Xuân Thanh cùng các đồng phạm cũng tham ô tài sản xảy ra ở Công ty Cổ phần Bất động sản Dầu khí Việt Nam,” ông Chính nói.


Bài viết về quyết định của Việt Nam sẽ đưa ông Trịnh Xuân Thanh ra xét xử vào tháng 1/2018 trên nhật báo Berliner Zeitung ra ngày 4/12/2017.

Việt Nam cáo buộc ông Thanh làm thất thoát hơn 3.300 tỷ đồng (147 triệu USD) trong thời gian làm lãnh đạo PVC từ 2009-2013. Trong khi chính phủ Đức cáo buộc Việt Nam đã bắt cóc ông Thanh, người đang xin quy chế tị nạn trên đất Đức, thì Hà Nội lại tuyên bố Ông Thanh tự trở về đầu thú.

Các luật sư của ông Thanh ở Đức cho rằng ông Thanh không tự về đầu thú và nhận định ông là “một nạn nhân của cuộc chiến quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản,” theo DPA.

Tuần trước Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tuyên bố muốn “khẩn trương” đưa ra xét xử vụ Trịnh Xuân Thanh mà ông cho là “đặc biệt.” Đầu năm nay, người đứng đầu Đảng Cộng sản đã nói rằng sẽ “bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh để đưa về nước xét xử.” Nhiều chuyên gia nhận định rằng việc “bắt cóc” ông Thanh về là một phần trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng.

Truyền thông Đức cho rằng nếu bị buộc tội, ông Thanh có thể sẽ bị mức án tử hình.

Luật sư Trần Thu Nam của Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết đó là mức án cao nhất cho các cáo buộc tham nhũng. “Mức độ tham ô tham nhũng trên 5 tỷ đồng hoặc làm thiệt hại trên 5 tỷ đồng thì có thể bị mức phạt cao nhất là tử hình.”

Theo đánh giá của luật sư Nam, việc ông Thanh bỏ trốn theo cáo buộc của Việt Nam là một trong những tình tiết tăng nặng cũng như số tiền thất thoát quá lớn, như trong vụ này, thì cựu lãnh đạo ngành dầu khí khó có khả năng “thoát án” tử hình.


Bên ngoài sứ quán Việt Nam tại Berlin. Chính phủ Đức đã trục xuất 2 nhân viên đại sứ quán ở đây sau khi cáo buộc mật vụ Việt Nam bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngày 23/7 tại Berlin.

Chính phủ Đức và sứ quán Đức đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến tiếp theo của vụ xử ông Thanh và sẽ đưa ra những quyết định thích hợp cho mối quan hệ song phương với Việt Nam, theo DPA. Cũng theo hãng thông tấn Đức, Việt Nam “đã biết thái độ của Chính phủ liên bang Đức đối với án tử hình.”

Việt Nam là một trong số 58 quốc gia trên thế giới vẫn áp dụng mức án tử hình.

Tờ báo kinh doanh hàng đầu của Đức, Handelsblatt, hôm 4/12 cho rằng những lo ngại về mức án tử hình ở Việt Nam là có cơ sở. Tuần báo này, trong chuyên mục riêng có tên “Trịnh Xuân Thanh” nằm trong trang “Chính trị quốc tế” lấy trường hợp gần đây nhất về việc kết án tử hình cựu giám đốc điều hành Nguyễn Xuân Sơn của PetroVietnam làm 1 ví dụ cho mối quan ngại này.

Các điều luật có án tử hình đã được lượt bỏ rất nhiều trong luật pháp Việt Nam, theo luật sư Nam, nhưng “những vụ án liên quan đến tham nhũng nếu không có hình phạt tử hình” có thể sẽ trầm trọng hơn.

“Khi chưa kiểm soát được tình trạng tham nhũng mà bỏ ngay hình phạt tử hình thì sợ rằng nó sẽ gây tác dụng ngược," theo LS Nam. "Nó bảo đảm quyền sống của một người nhưng nó sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều cho xã hội và cho ngân sách nhà nước.”

VOA


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ford hay Thượng Đế, Ai có lý hơn ?


Ông Vua xe hơi, Henry Ford sau khi chết được đưa lên Thiên đàng. Tại cổng Thiên đàng có Thánh St Peter chờ sẵn để đón ông Ford.
Vừa gặp Ford, Thánh Peter cho biết:
- "Ford, hồi còn sống, ngươi đã làm nhiều việc công ích cho xã hội, như sáng chế phương pháp làm việc dây chuyền cho kỹ nghệ xe hơi làm thay đổi cả thế giới. Với thành quả như vậy, ngươi sẽ được một ân huệ là có thể chuyện trò với bất cứ ai ở Thiên đàng này đây !".



Suy nghĩ vài giây, Ford xin được gặp Thượng Đế. Thánh Peter dẫn Ford đến gặp Thượng đế.
Vừa gặp Thượng đế, Ford hỏi ngay:
- Thưa Ngài, lúc Ngài chế tạo ra đàn bà, Ngài đã suy nghĩ gì?

Thượng đế nghe xong bèn hỏi lại:
- Ngươi hỏi như vậy là ý gì?

Ford liền trả lời:
- Trong sáng chế của Ngài có quá nhiều sai sót: Phía trước thì bị phồng lên, phía sau thì bị nhô ra. Máy thường kêu to khi chạy nhanh. Tiền bảo trì và nuôi dưỡng quá cao. Thường xuyên đòi hỏi nước sơn mới. Cứ đi 28 ngày là lại bị chảy nhớt và không làm việc được. Chỗ bơm xăng và ống xả lại quá gần nhau. Ðèn trước thì quá nhỏ. Tiêu thụ nhiên liệu thì nhiều kinh khủng khiếp.
Thượng Đế nghe qua liền bảo:
- Ngươi hãy đợi một chốc lát để ta xem lại bản thiết kế cái đã !.
Đoạn, Thượng Đế bèn cho gọi toàn bộ Kỹ sư Thiết kế và Cơ khí trên Thiên đàng lại để xem lại quá trình, sau một thời gian họ đã trình báo cáo lên cho Thượng Đế. Xem xong, Thượng đế phán:

- Ford, những lời ngươi vừa nói hoàn toàn chính xác. Phát minh của ta thật sự quá nhiều sai sót, nhưng nếu tính trên phương diện kinh tế thì hiệu quả lại rất cao: Có gần 98% đàn ông trên thế giới xài sản phẩm do ta chế tạo, trong khi chỉ chưa đầy 10% đàn ông xài sản phẩm của ngươi.

ST


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hóng và BOT




Nghe ông Thứ trưởng Đông báo cáo Thủ tướng về 3 phương án xử lý trạm BOT Cai Lậy, Hóng gai hết cả người. Hóng chạy sang cụ Lý:

-Cụ ơi, con nghe ba phương án mà bộ GTVT trình về cái BOT Cai Lậy con cứ ngỡ minh ngủ mơ. 

-Vì lẽ gì, nói xem nào?

-Thứ nhất, các ông Bộ hoang đường quá. Bày trò nhảm ra để lừa thiên hạ, cố sống cố chết bảo vệ cái sai, dở trò cả vú lấp miệng em không được lại dở trò đẩy việc cho Thủ tướng. Bao công mà xử việc này, cẩu đầu trảm hết cả lũ.

-Có lý. Còn gì nữa?

-Các ông ấy làm sai, gây sự bất bình cho dân như vậy, khiến cả Thủ tướng phải vào cuộc mà cứ coi như không. Họ chả coi dân tình ra gì, cũng chả coi kỉ cương phép nước ra gì, chỉ nhìn thấy lợi ích của mình thôi. Con mà có quyền, con là cứ cách cả lũ.

-Ghê nhỉ? Anh là ai, họ là ai mà anh dám cách chức họ?

-Con là dân đen nhưng con còn biết lẽ phải thông thường.

-Dễ họ không biết?

-Họ biết nhiều thứ nhưng họ không biết đạo lý. Họ bị bùa mê thuốc lú vì chỉ biết mỗi thứ là lợi ích của mình thôi. Thế nên con gọi BOT la "bố ôm tiền" vì họ biết mỗi thứ ấy còn kệ thiên hạ, sống chết mặc bay.

-Anh đừng nói quá lên thế. BOT có cái đúng của nó chứ. Có cái tốt của nó chứ?

-Con chỉ gọi cái thằng BOT sai bằng cái tên ấy thôi. Con đề nghị thanh tra toàn bộ 88 cái BOT. Chỗ nào đúng, cho tồn tại. Chỗ nào sai quyết dỡ bỏ. Nhà nước chỉ đền bù một phần thôi.

-Tại sao?

-Vì các chủ đầu tư không ai dại cả cụ ạ. Trước khi đầu tư, họ biết luật pháp lắm. Họ chọn cái sai, làm đại vì họ nghĩ họ mua được chỗ nọ, chỗ kia để sau đó moi tiền nhà nước, thu phí móc túi dân. Họ chả nghĩ đến ai đâu. Cụ Mác bảo rồi, lợi nhuận mà cao thì việc gì họ cũng làm. BOT là tay không bắt giặc, là cách kiếm tiền dễ nhất mà.

-Đừng vơ đũa cả nắm thế. Rồi sao nữa?

-Vâng. Con sẽ điều chỉnh thái độ. Nhưng phải cương quyết xử lý. Đừng như kiểu xử biệt phủ nước Yên, phạt cho tồn tại. Cứ theo cách các cụ mà làm. Của đồng chia ba, của nhà chia năm. Xoá BOT sai, đền bù cho họ 1/5. Còn lại ông nào ký sai bỏ tiền nhà ra đền. Chủ đầu tư nào gian tham, biết sai mà cứ lao đầu vào để kiếm lời thì giờ ráng mà chịu. Xã hội chỉ tôn trọng những người làm ăn chân chính thôi. Cụ thấy con tính thế được không?

- Anh có lý nhưng cũng phải tính toán lại. Ba hay năm cũng cần tính. Nhưng ngân sách lấy đâu ra mà đền?

-Thì tính toán xong phần này, lại tính tiếp. Dân mình tốt lắm, bao giờ cũng đồng lòng vì cái đúng, ủng hộ Chính phủ. Biết đâu, hô hào xã hội hoá để xoá nợ BOT lại chả được người người tham gia, nhà nhà tham gia. Việc gì khó mà dân đồng tình chả xong hả cụ? Chỉ sợ dân không đồng tình, dân bất bình thôi.

-Hóng dạo này tiến bộ nhỉ? Nghĩ khá phết.

-Thì cụ bảo, quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách. Con chỉ làm đúng chức phận của kẻ thất phu thôi.

-Ờ .Ờ. Mà mày nói thế, tao lại phải nghĩ. Nhưng, mày đúng mới chết chứ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

Trung Quốc tập thả dù trên đảo đá Biển Đông


FB Mai Thanh Hải - Theo trang tin Quan Sát (guancha.cn) ngày 2/12 dẫn nguồn của không quân Trung Quốc, cho biết: mới đây, một tốp máy bay vận tải quân sự Y-9 đã vượt mấy ngàn cây số từ sân bay ở đất liền ra vùng biển “đảo đá X trên Nam Hải” (tức Biển Đông) diễn tập thả dù rồi quay về ngay trong đêm cùng ngày. Họ nhận xét: “Đây là lần đầu tiên loại máy bay vận tải hạng trung Y-9 của Trung Quốc thực hiện huấn luyện bay đường dài trên biển; cho thấy loại máy bay này đã hình thành được sức chiến đấu toàn diện”.

Cận cảnh máy bay vận tải quân sự Y-9 của TQ. Ảnh: airliners.net

Buồng chỉ huy của nhóm hành quân tập thả dù trên Y-9.

Theo mô tả thì nhóm máy bay (không rõ số lượng) này cất cánh lúc sáng sớm từ một sân bay ở Xuyên Tây (Tây Tứ Xuyên), vượt qua biển mây, từ vùng rừng núi điệp trùng ra biển, đến quá trưa thì đến vùng trời đảo đá X, chuyển sang bay ở độ cao thấp và tiến hành tập thả dù trong điều kiện không có đánh dấu dưới mặt đất, không có số liệu khí tượng, không có dẫn đường. Sau đó bay quanh đảo một vòng rồi ngóc lên bay về, tới đêm khuya thì hạ cánh an toàn xuống sân bay xuất phát.


2 chiếc Y-9 trong đội hình

Y-9 (Shaanxi Y-9) do Công ty Hàng không Thiểm Tây sản xuất là loại máy bay vận tải hạng trung có trọng tải 20 tấn, được Trung Quốc cho là “tương đương C-130 của Mỹ”. Từ khi chiếc đầu tiên bay thử năm 1975 đến nay, nó đã được cải tiến với 30 kiểu loại, trong đó có loại máy bay báo động sớm KJ-200, đến 2007 thì Y-9 chính thức được đưa vào biên chế.

Một số chỉ tiêu, số liệu chính: dài 36m, sải cánh 40m, cao 11,3m; trọng lượng rỗng 39 tấn; tổ lái 3-4 người; có thể chở 132 lính dù, có thể chở 25 tấn hàng hóa; trọng lượng cất cánh lớn nhất 77 tấn; 4 động cơ cánh quạt Zhuzhou WoJiang-6C (FWJ-6C), công suất 3.805KW. Tốc độ hành trình: ~650km/h. Cự ly chuyển trường: 7,800 km. Tầm bay hoạt động 5,700 km. Trần bay thực tế: 10,400 m.


Chiếc Y-9 bay trên biển Đông

Mạng Quan Sát cho biết, sau khi được đưa vào trang bị ở trung đoàn hàng không X, Y-9 đã tiến hành huấn luyện ở sa mạc, núi tuyết và Biển Đông, trải qua thử nghiệm trong các điều kiện thời tiết, hoàn thành tốt các khoa mục huấn luyện với lục quân, thả dù và đổ bộ đường không.

Tháng 9/2016, lần đầu tiên Y-9 bay ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ vận tải quân sự. Năm 2017, Y-9 và Y-20 đã tổ chức thành biên đội hỗn hợp tham gia lễ diễu binh nhân 90 năm quốc khánh. Sau đó nó lần đầu tiên tham gia thi thố tại “Cuộc thi quân sự quốc tế 2017” với thành tích ưu việt. Hiện trung đoàn Y-9 đầu tiên này đang phấn đấu theo mục tiêu “bay đến mọi nơi, sử dụng suốt hành trình”.


Y-9 bay trên 1 bãi đá

Sau việc công khai thông tin triển khai máy bay chiến đấu J-11B tại sân bay Phú Lâm (Hoàng Sa) và bay tuần tra trên Biển Đông; việc Trung Quốc cho biên đội Y-9 diễn tập thả dù ở “vùng trời đảo bãi X” trên Biển Đông (ám chỉ Trường Sa) cho thấy đây là bước đi mới của Trung Quốc khiến thêm tình hình ở khu vực Biển Đông trở nên căng thẳng.

Thuận Hóa
FB Mai Thanh Hải


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nền Kinh tế Toàn cầu năm 2018


Các doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức hỏi các nhà kinh tế như tôi về một loạt các vấn đề thường xảy ra trong sự lựa chọn thuộc các lĩnh vực như đầu tư, giáo dục và việc làm, cũng như các kỳ vọng về chính sách của họ. Trong hầu hết các trường hợp, không có câu trả lời dứt khoát. Tuy nhiên, với đầy đủ thông tin, người ta có thể nhận ra các xu hướng trong các điều kiện của nền kinh tế, thị trường và công nghệ và đưa ra những dự đoán hợp lý.
Hình minh họa
Trong thế giới của các nước phát triển trong năm 2017 có thể được nhắc lại như là một giai đoạn tương phản rõ rệt, với nhiều nền kinh tế đang trải nghiệm về gia tốc tăng trưởng, cùng với sự phân hoá chính trị, phân cực và căng thẳng cả trong nước và quốc tế. Về lâu dài, người ta không chắc rằng các thành tựu kinh tế sẽ thoát ra khỏi ảnh hưởng với các lực ly tâm trong xã hội và chính trị. Tuy nhiên, ít nhất là cho đến nay, các thị trường và nền kinh tế đã thoát ra khỏi các rối loạn chính trị, và nguy cơ của tình trạng suy thoái trầm trọng trong ngắn hạn có vẻ như là tương đối nhỏ.
Một ngoại lệ là Vương quốc Anh, hiện đang phải đối mặt với một tiến trình thoát ra khỏi Liên Âu với nhiều phân hoá và xáo trộn. Còn những nơi khác ở châu Âu như Đức, Angela Merkel, thủ tướng đang bị suy yếu nghiêm trọng, bà đang nỗ lực để thành lập một chính phủ liên minh. Không một chuyện nào trong các điều này là thuận lợi cho Anh hoặc phần còn lại của châu Âu, mà Pháp và Đức cần làm việc cùng nhau để cải cách Liên Âu.

Một cú sốc tiềm ẩn đã tạo được nhiều sự quan tâm liên quan đến các biện pháp thắt chặt tiền tệ. Với quan điểm cải thiện thành tích kinh tế ở các nước phát triển, việc đảo ngược lần lượt chính sách can thiệp mạnh về tiền tệ dường như không phải là một cú sốc lớn hoặc gây sốc cho các giá trị về tài sản. Có lẽ điều chúng ta chờ đợi từ lâu về sự hội tụ hướng về thượng tầng của các nguyên tắc cơ bản về kinh tế để xác nhận giá trị của thị trường là nằm trong tầm tay.

Tại Châu Á, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ở trong một vị thế mạnh hơn bao giờ hết, tình trạng này cho thấy là việc quản lý hiệu quả của sự mất cân đối và tăng trưởng hướng về canh tân và tiêu dùng là có thể kỳ vọng. Ấn Độ cũng có vẻ như sẽ duy trì đà tăng trưởng và cải cách sức đẩy của mình. Khi các nền kinh tế này phát triển, những nền kinh tế khác cũng sẽ muốn như vậy cho toàn khu vực và đi xa hơn thế nữa.


Khi nói đến công nghệ, đặc biệt là kỹ thuật số, Trung Quốc và Hoa Kỳ dường như sẽ thống trị trong những năm tới, khi họ tiếp tục tài trợ các nghiên cứu cơ bản, gặt hái được những lợi ích to lớn khi các canh tân được thương mại hoá. Hai quốc gia này cũng là nơi có nền tảng chính cho tương tác kinh tế và xã hội, có lợi từ các hiệu ứng do nối kết mạng, khép lại các khoảng trống thông tin, và có lẽ điều quan trọng nhất là khả năng thông minh nhân tạo và các ứng dụng cách sử dụng và tạo ra một lượng lớn dữ liệu có giá trị.

Những cơ sở nền tảng như vậy không chỉ có lợi cho chính họ; họ cũng tạo ra nhiều cơ hội liên quan cho mô hình kinh doanh mới hoạt động trong và xung quanh họ, mà trong đó chúng ta nói tới quảng cáo, tiếp vận và tài chính. Đứng trước tình trạng này, các nền kinh tế thiếu các cơ sở nền tảng như Liên Âu đang gặp bất lợi. Ngay cả châu Mỹ La tinh cũng có một đối thủ thương mại nội địa trong ngành điện tử (Mercado Libre) và một hệ thống chi trả theo kỹ thuật số (Mercado Pago).

Trung Quốc hiện dẫn đầu trong các hệ thống thanh toán trên mạng qua điện thoại di động. Với phần lớn dân số của đất nước đã chuyển trực tiếp từ tiền mặt sang thanh toán trực tuyến di động – bỏ qua giai đoạn trả bằng chi phiếu và thẻ tín dụng – hệ thống thanh toán của Trung Quốc rất mạnh.

Đầu tháng này vào ngày lể cho người độc thân, một lễ hội hàng năm hướng về việc tiêu thụ dành cho thanh niên đã trở thành sự kiện mua sắm lớn nhất trên thế giới, Cơ sở thanh toán chi trả trên mạng lớn nhất của Trung Quốc là Alipay đã chi 256.000 lần trong một giây, họ dùng một cấu trúc điện toán vững chắc. Cũng có một phạm vi rất gây ấn tượng để mở rộng dịch vụ tài chính – từ đánh giá tín dụng đến quản lý tài sản và bảo hiểm – trên nền tảng cơ sở của Alipay và mở rộng của Alipay trong các nước khác ở châu Á đang được tiến hành thông qua các đối tác.

Trong những năm tới, các nền kinh tế phát triển và đang phát triển cũng sẽ phải làm việc cực nhọc để chuyển sang mô hình phát triển toàn diện hơn. Ở đây, tôi dự đoán rằng các chính phủ của các nước có thể giành một vị thế khiêm nhường hơn so với các doanh nghiệp, các chính quyền địa phương, các nghiệp đoàn lao động và các tổ chức giáo dục và phi lợi nhuận trong việc thúc đẩy tiến trình, đặc biệt ở những nơi bị chia rẽ về chính trị và các phản ứng chống lại chính quyền.

Sự phân chia như vậy có thể sẽ tăng lên. Tự động hoá được thiết lập để duy trì, và thậm chí đẩy nhanh, thay đổi về nhu cầu của các thị trường lao động, trong các lĩnh vực từ sản xuất đến tiếp vận, dược phẩm và luật pháp, trong khi đáp ứng từ phiá cung cấp sẽ chậm hơn nhiều. Kết quả là ngay cả khi người lao động được hỗ trợ mạnh mẽ hơn trong tiến trình chuyển đổi cơ cấu (dưới hình thức hỗ trợ thu nhập và các biện pháp tái huấn luyện), sự không phù hợp của thị trường lao động có thể sẽ tăng lên, làm tăng bất bình đẳng và góp phần tạo ra phân cực chính trị và xã hội

Tuy nhiên, có những lý do để chúng ta lạc quan một cách thận trọng. Vì lúc mới bắt đầu, vẫn có sự đồng thuận rộng rãi giữa các nền kinh tế phát triển và đang nổi lên về lòng mong muốn duy trì nền kinh tế toàn cầu tương đối cởi mở.

Ngoại lệ đáng chú ý là Hoa Kỳ, mặc dù chuyện không rõ ràng tại thời điểm này là liệu chính quyền của Tổng thống Donald Trump có ý định rút lui khỏi hợp tác quốc tế không hay chỉ đơn thuần là tự định vị thế để đàm phán lại các điều khoản thuận lợi hơn cho Hoa Kỳ. ít nhất là cho đến bây giờ, điều có vẻ như rõ ràng rằng Hoa Kỳ không thể được coi là một nhà tài trợ chính và kiến trúc sư của hệ thống toàn cầu dựa trên tinh thần trọng pháp để quản lý một cách công bằng v ề tình trạng tương thuộc.

Tình hình cũng tương tự khi so với việc gảm nhẹ biến đổi khí hậu. Hoa Kỳ hiện nay là nước duy nhất không tham gia kết ước Paris về thỏa thuận khí hậu, vốn còn tuân thủ mặc dù chính quyền Trump đã rút lui. Ngay cả ở trong nước Mỹ, các thành phố, các tiểu bang, và các doanh nghiệp, cũng như một loạt các tổ chức xã hội dân sự, đã báo hiệu về một cam kết khả tín để hoàn thành nghĩa vụ về khí hậu của Mỹ, cho dù có hoặc không có cam kết của chính phủ liên bang.

Tuy nhiên, thế giới còn đi trên một chặng đường dài, vì sự phụ thuộc vào than vẫn còn cao. The Financial Times báo cáo rằng nhu cầu về than đá ở Ấn Độ sẽ còn cao trong khoảng 10 năm, với mức tăng trưởng khiêm tốn từ bây giờ đến thời điểm đó. Mặc dù trong viễn cảnh này có tiềm năng tăng trưởng nghịch đảo, nhưng nó phụ thuộc vào việc cắt giảm chi phí năng lượng xanh nhanh hơn, thế giới vẫn còn nhiều thời gian để khỏi lệ thuộc vào tình trạng tăng trưởng tiêu cực do các hiệu ứng của khí thải.

Tất cả những điều này cho thấy nền kinh tế toàn cầu sẽ đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong những năm tháng tới. Đang bị đe doạ trong bối cảnh hiện nay là một núi nợ làm cho các thị trường sốt ruột và tăng khả năng dễ bị tổn thương của hệ thống tạo các cú sốc gây bất ổn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn kịch bản chính dường như là một trong những tính liên tục. Quyền lực kinh tế và ảnh hưởng sẽ tiếp tục thay đổi từ tây sang đông mà không có bất kỳ đột biến nào trong mô hình công ăn việc làm, thu nhập, phân cực chính trị và xã hội, chủ yếu ở các nước phát triển, và không có đảo lộn dữ dội nào rõ ràng nào trong tương lai gần.

Michael Spence - Project Sydicate

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

28-11-2017
* Tác giả Michael Spence đoạt giải Nobel Kinh tế, là Giáo Sư Kinh tế học tại NYU’s Stern School of Business, tác giả sách The Next Convergence – The Future of Economic Growth in a Multispeed World.

(Tiếng Dân)



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bi kịch tắt đèn thời nay


– Để giúp học sinh đào sâu suy nghĩ, cô giáo dạy tiết văn về tác phẩm Tắt đèn quyết định hỏi thêm một câu nữa:
– Các em hãy cho biết chi tiết tối đen ở cuối truyện thể hiện bi kịch gì của chị Dậu ?


Học sinh giơ tay đếm không xuể:
– Thưa cô, theo em bi kịch đây là vấn đề môi trường!
Cô giáo trợn mắt:
– Môi trường? Em giải thích coi!

– Chị Dậu muốn hưởng ứng Giờ trái đất, nhưng đèn đuốc đã tắt hết rồi nên không biết tắt thêm thứ gì nữa!

Lớp phó học tập đứng lên phản đối:
– Bạn nói thế mà nghe được à! Thời chị Dậu chưa có điện, tắt đèn đây là đèn… dầu, bi kịch của chị Dậu là xăng dầu liên tục lên giá nên không có tiền thắp sáng!

Hoảng hồn vì thấy cả lớp vỗ tay tán thưởng lớp phó, cô giáo lập tức chấn chỉnh:
– Không phải thế! Bi kịch của chị Dậu mang ý nghĩa lớn lao hơn nhiều chứ đâu chỉ là chuyện tăng giá nhiên liệu. Nào, suy nghĩ đi!

Chán nản vì thấy cả lớp bó tay trước một câu hỏi quá dễ, lớp trưởng đành xung phong:
– Thưa cô! Muốn làm rõ cái bi kịch ấy phải nhắc lại đoạn cuối: để có tiền nộp thuế thu nhập cá nhân cho chồng, chị Dậu lên tỉnh đi làm ôsin. Chủ của chị là một quan chức già, lợi dụng đêm tối đã mò vào buồng chị… Nguyên do bi kịch của đời chị nằm ở chính cái bóng tối ấy!

Cô giáo khéo léo gợi ý:
– Em nói chưa chuẩn lắm nhưng cũng tàm tạm. Thế thì đoạn kết của tác phẩm là bản án thích đáng để tố cáo ai?

– Không tố được vì thiếu chứng cớ cô ơi!

Cô giáo chưng hửng:
– Em nói thế là sao?

– Vì vợ chồng chị Dậu đã thủ sẵn camera, nhưng tối quá không quay được clip sex thì lấy gì tố cáo?

Thấy chưa ?

Có đôi vợ chồng trẻ vào tham quan một trại chăn nuôi.
Người chủ trang trại giới thiệu với khách một con gà trống có ưu thế sinh sản.

-Chủ trang trại: Bây giờ là 10 giờ. Con trống này từ sáng tới giờ đã đạp mái 16 lần.
-Vợ: Anh thấy chưa.
-Chủ trang trại: Nó đạp 16 lần nhưng với 16 con mái khác nhau.

-Chồng: Em thấy chưa ????!!!

Mệt ứ hơi anh ơi!

Ðồ Bỏ hỏi Ðồ Tể:
- Ðêm tân hôn ra sao mà mặt mày trắng bệch vậy?

Ðồ Tể thở dài:
- Mệt ứ hơi anh ơi!

Ðồ Bỏ cười, hỏi:
- Bộ vợ anh đòi hỏi ghê lắm hả?

- Không phải vậy. Bả chỉ luôn miệng hỏi tôi: “Anh có yêu em không?”
- Trả lời “yêu” là xong chứ gì.

Ðồ Tể nói:
- Tôi cũng trả lời như anh nhưng bả lại bảo: “Anh nói bằng miệng em không tin đâu. Phải chứng minh bằng việc làm em mới chịu.”

Và đêm đó tôi phải chứng minh đến lúc nàng không hỏi nổi nữa mới thôi

Phần nhận xét hiển thị trên trang