Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 3 tháng 12, 2017

Bác sĩ Nhật Bản khuyên: Xin đừng điều trị nếu bị ung thư!


Thật khó tin nếu có một bác sĩ nói với bạn rằng đừng có điều trị nếu bị ung thư! Nhưng đây lại là bác sĩ được mệnh danh “Lương tâm của giới y học” của Nhật Bản. Trong một loạt các cuốn sách của Makoto Kondo đều chủ trương, nếu bạn không may bị mắc bệnh ung thư, không nên điều trị, hãy để nó phát triển tự nhiên, điều trị ung thư không những không có ích, mà chỉ mang lại nhiều đau đớn hơn, bị dày vò nhiều hơn. 




Makoto Kondo, 65 tuổi, là bác sĩ xạ trị bệnh viện đại học Keio, với 40 năm điều trị ung thư, ông đã rất can đảm để bày tỏ những ý kiến về sức khỏe có liên quan đến cá nhân và cộng đồng mà mọi người không tiện nói, được người dân Nhật yêu mến gọi bằng cái tên “Lương tâm của giới y học”.

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề y, bác sĩ Kondo tốt nghiệp đại học Keio, sau đó sang Mỹ du học, và lấy bằng tiến sĩ tại đây.

Sau khi về nước ông vào làm giảng viên tại đại học Keio, chuyên về điều trị xạ trị cho bệnh nhân ung thư, cũng là người nổi tiếng tiên phong về liệu pháp điều trị bảo tồn vú nổi tiếng trên Nhật Bản. Những thành tựu cống hiến của ông được toàn thể xã hội đánh giá cao, năm 2012 ông giành được giải thưởng “Kikuchi Kan lần thứ 60”( giải thưởng cho các giới nhân sĩ có đóng góp to lớn cho nền văn hóa Nhật Bản)

Tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất nói về các cảnh báo về y tế như “ ung thư đừng vội phẫu thuật”, “ Bệnh nhân ơi, không nên đấu tranh với ung thư”, “ liệu pháp tự bỏ mặc phát triển trong điều trị ung thư”…



Makoto thực sự được các phương tiện thông tin đại chúng biết đến vào năm 1988, khi ông có bài viết “ Không cần cắt bỏ ung thư vú mà tự khỏi” được đăng trên tạp trí “ văn nghệ Xuân Thu” của Nhật Bản. Bởi bài viết này trái ngược hoàn toàn so với nhận thức của đại đa số dân chúng, nên rất thu hút sự chú ý của người đọc, do đó có ảnh hưởng rất lớn.

Tuy nhiên, bởi bài viết của ông đi ngược lại với những nguyên tắc thông thường chính quy trong giới y học, nên từ năm 1988, ông Kondo vĩnh viễn không được thăng chức tại trường đại học Keio. Đối với vấn đề điều trị ung thư, trong cuốn sách mới của mình, ông Kondo có những cách nhìn nhận khác nhau.

Điều đáng sợ không phải là ung thư, mà là “ điều trị ung thư”


Tại sao có môt số người ban đầu tinh thần rất tốt, sau khi bị ung thư lại sống không được bao lâu? Đó là bởi vì họ tiếp nhận “ cách điều trị ung thư”.

Chỉ cần “không điều trị” ung thư, bệnh nhân có thể giữ cho mình được trạng thái tinh thần tỉnh táo, cho đến thời khắc cuối cùng của cuộc đời. Chỉ cần có phương pháp điều trị đúng, cơ thể cũng có thể hoạt động tự do bình thường. Có rất nhiều trường hợp ung thư không có đau đớn. Các cơn đau đớn thật sự có thể khống chế được.

Nếu bạn không xuất hiện các triệu chứng như đau đớn, khó chịu, không ăn được…, lại bị phát hiện có ung thư khi khám sức khỏe, như vậy “ khối u” đó nhất định là “ u lành tính”. Chỉ dựa vào phim X quang có thể kiểm tra ra ung thư vú có đến 99% là u lành tính, nhưng đại đa số các bệnh nhân vẫn tiến hàn phẫu thuật cắt bỏ vú, xin mọi người hãy cẩn thận điều này.

Ung thư thật sự phát hiện dù sớm đi nữa cũng không có tác dụng.
Tế bào ung thư gốc khai sinh tại thời điểm đầu tiên, thời gian sống của người bệnh đã được xác định, khi bệnh được phát hiện sớm khiến thời gian sống thêm có vẻ lâu hơn. Vì vậy, trong rất nhiều trường hợp, chúng ta cần phải quan sát xem “ tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư có được 10 năm không”, mới có thể phán đoán được rốt cuộc một bệnh nhân có được “điều trị khỏi“ không.

Phẫu thuật là tổn thương nghiêm trọng do con người tạo ra

Sau khi phẫu thuật xong, thể lực sẽ giảm xuống, cơ thể sẽ rất dễ bị nhiễm trùng, và còn có thể mang lại những di chứng suốt đời không thể điều trị khỏi, chết trên bàn phẫu thuật cũng là chuyện thường có trong điều trị ung thư. Nếu bác sĩ khuyên bạn làm phẫu thuật, vậy tốt nhất bạn nên suy nghĩ thật kỹ lưỡng, sau khi làm phẫu thuật xong thì sẽ như thế nào.



Chú ý rằng việc phẫu thuật rất có thể càng kích thích tế bào ung thư. Trong giới y học có một cách nói hình tượng: “ Một khi động dao phẫu thuật, tế bào ung thư sẽ bùng phát như một trận bão lửa, bùng nổ mạnh như mìn vậy.” Bởi phẫu thuật sẽ để lại vết thương, miệng vết thương sẽ phá vỡ ranh giới của các tế bào bình thường, các tế bào ung thư trong máu sẽ nhân cơ hội lan rộng, nhanh chóng thâm nhập vào các mô lành mạnh xung quanh, cuối cùng bùng phát nặng hơn.

Độc hại của hóa trị liệu

Người bị ung thư ở độ tuổi trưởng thành có thể dùng hóa trị liệu điều trị khỏi, đó là 4 loại ung thư sau, bệnh bạch cầu cấp, u lympho ác tính, ung thư tinh hoàn, ung thư biểu mô màng đệm tử cung, mà những loại ung thư này chỉ chiếm khoảng 10% tổng số tất cả các loại bệnh ung thư.

Hóa trị liệu có thể kéo dài được mạng sống của bệnh nhân hay không vẫn là một vấn đề cần phải đợi chứng minh, nhưng các loại thuốc dùng để hóa trị có độc tính rất mạnh, có thể mang lại những tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuổi càng cao, thời gian hút thuốc lá càng nhiều, độc tính của phương pháp hóa trị liệu càng biểu hiện rõ ràng hơn. Có 5.9% bệnh ung thư, dù có điều trị hay không, thời gian sống đều như nhau.

Bất kể nền y học có phát triển đến như thế nào, ung thư ác tính đều không thể dựa vào sức người mà có thể điều trị khỏi được. Những câu chuyện cảm động lòng người đại loại như “ ung thư biến mất” “ sống sót một cách kỳ diệu” đại đa số đều có liên quan tới u lành tính. U lành tính cũng giống như một cái mụn ở trên mặt, không cần quan tâm đến nó, tự nó sẽ biến mất, nhưng các bác sĩ lại thông qua các phương tiện thông tin đại chúng tuyên bố rộng rãi rằng “ Chúng tôi đã điều trị khỏi bệnh ung thư”.



Hãy cùng chờ xem những thay đổi tốt hơn

Cho dù bác sĩ có xác định bạn bị ung thư, nếu bạn cảm thấy đau khổ, vậy hãy cùng chờ xem những chuyển biến tốt hơn của bệnh. Nếu như bạn muốn điều trị, vậy hãy kiểm tra thật kỹ, xem liệu những chẩn đoán của bác sĩ có chính xác không.

Phẫu thuật thành công không phải điều trị khỏi ung thư.

Cho dù cuộc phẫu thuật có thành công mỹ mãn, không có bất kỳ sai sót nào, thì tế bào ung thư chắc chắn cũng nhất định sẽ tái phát lại vào một thời điểm nào đó.

Phương pháp điều trị càng “tiên tiến”, càng cần phải cẩn thận.

Có rất nhiều kỹ thuật điều trị ung thư vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm đã được mang ra áp dụng điều trị, chỉ cần khoác lên nó hai chữ “ tiên tiến” là bệnh nhân bị dắt mũi đến để thử nghiệm. Tóm lại, mọi người nên cẩn thận hơn với các phương pháp điều trị mang hai từ “ tiên tiến” bên mình.

Phương pháp chụp X quang toàn thân 360°- chụp cắt lớp Lượng bức xạ của 1 lần chụp CT tương đương với 200 -300 lần chụp X quang thông thường! Lượng sóng bức xạ của 1 lần kiểm tra CT có thể dẫn tới ung thư.

Tăng cường hệ miễn dịch có hiệu quả trong điều trị không?

Tăng cường hệ miễn dịch không có ích trong việc phòng và điều trị ung thư, thậm trí có thể nói là hoàn toàn không hiệu quả. Tại sao lại như vây? Bởi chức năng của những tế bào miễn dịch là tấn công các yếu tố bất thường từ bên ngoài thâm nhập vào cơ thể, nhưng tế bào ung thư là tế bào đột biến hình thành từ trong cơ thể, nên đối với hệ miễn dịch của con người tế bào ung thư không phải là kẻ thù. Tế bào ung thư có thể phát triển lên tới đường kính 1 cm, có thể vì vậy được phát hiện khi kiểm tra, tất cả đều là vì tế bào miễn dịch NK không coi tế bào ung thư là kẻ thù, đây là bằng chứng không thể chối cái việc hệ thống miễn dịch không thể tiêu diệt các tế bào ung thư. Vậy chúng ta phải làm như thế nào? Hãy quên ung thư đi, đừng làm phẫu thuật, cũng đừng làm xạ trị, càng không nên làm hóa trị liệu.

Đợi khi cơ thể bắt đầu khó chịu, hãy nghĩ cách để làm giảm những cơn đau đớn đó là được. Như vậy sau đó, bạn mới có thể kéo dài sinh mệnh của mình trong trạng thái thoải mái nhẹ nhàng nhất. Nếu bác sĩ không nói rõ ràng, thì cũng không nên hỏi, bởi vì không ai có thể biết rốt cuộc bạn sống được bao lâu.

Bất kể bệnh nhân bị ung thư hay bị bị các bệnh khác, đều đi khám và điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Nhưng bệnh nhân cũng không cần giao toàn bộ quyền quyết định sử phương pháp điều trị nào cho bác sĩ, bác sĩ cũng không có tư cách áp đặt với bệnh nhân.

Chúng ta có thể học theo những hòn đá không ngừng lăn kia.

Những hòn đá lăn liên tục đó sẽ không bị mọc rêu.


Chỉ có vận động cơ thể nhiều hơn, não bộ hoạt động nhiều hơn, cơ thể mới không bị rỉ sét. Hãy để cảm xúc trở nên phong phú hơn mỗi ngày, mỗi ngày đều để những cảm xúc vui vẻ đến với mình, “ Năm giác quan” của chúng ta (thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác) mới không trở nên buồn chán.



Hãy tránh xa những điều mang lại cho bạn sự khó chịu, trân trọng những niềm vui của cuộc sống. Tập các bài tập thể dục chân tay một cách đúng mực, hoạt ngôn, sử dụng não bộ nhiều hơn, để giữ sự linh hoạt của cảm xúc và giác quan.

Thường xuyên đi bộ, máu mới có thể vận chuyển lưu thông toàn thân, mới không bị tích tụ ở nửa thân dưới, huyết áp mới có thể ổn định.

Hãy cười to, có thể hỗ trợ giúp vận động cơ quan biểu hiện cảm xúc và cơ hoành, hô hấp sẽ sâu hơn, tuần hoàn máu sẽ tốt hơn, giúp cơ thể trở nên nóng hơn.

Ăn nhiều những món ăn ngon, làm nhiều những việc mình thích, để tâm trạng trở nên hân hoan vui vẻ, để cơ thể tiết ra nhiều serotonin, dopamine, endorphin, giúp tâm trạng trở nên vui vẻ hơn, theo cách này bạn sẽ thấy cuộc sống thật vui vẻ hạnh phúc.

Kinh nghiệm cho tôi biết, chỉ cần trong lòng vui vẻ, sẽ quên đi những điều nhỏ nhặt, ung thư cũng không bùng phát. “ Không trầm cảm” mới là phương pháp giữ gìn sức khỏe theo cơ chế tự nhiên, vĩ đại nhất.

Báo cáo tại hội nghị về ung thư ở Mỹ khẳng định tập Pháp Luân Công, một môn tu dưỡng tâm-thân có thể đẩy lùi bệnh ung thư.

Trong một loạt các cuốn sách của Makoto Kondo đều chủ trương, nếu bạn không may bị mắc bệnh ung thư, không nên điều trị, hãy để nó phát triển tự nhiên, điều trị ung thư không những không có ích, mà chỉ mang lại nhiều đau đớn hơn, bị dày vò nhiều hơn. 

Tóm lại, điều bác sĩ Kondo muốn nhắc nhở chúng ta đó là:

Các phương pháp chẩn đoán sàng lọc và điều trị bệnh ung thư hiện nay, nếu xuất phát từ góc độ hỗ trợ giúp nâng cao khả năng sinh tồn thay vì khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, thì hầu như đều không có hiệu quả rõ ràng. Phương pháp tốt nhất hiện nay, đó là hãy giữ thói quen sinh hoạt tốt và giữ cho tâm trạng luôn được vui vẻ thoải mái.

Từ cách nhìn nhận của bác sĩ Kondo, chúng ta thấy một điểm tương đồng với quan điểm trị bệnh của y học cổ truyền Trung Hoa, rằng bệnh tại tâm sinh.
 Ngày xưa thời Hoàng Đế, con người rất coi trọng tu dưỡng đạo đức, nhiều trong số họ là những người tu luyện theo các trường phái Phật gia và Đạo gia, có đạo đức phẩm hạnh, sức khỏe tốt mà không cần dùng thuốc.

Những điều này khiến ta liên tưởng đến Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện cho người hiện đại, rất nhiều người thông qua tu dưỡng tâm tính theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn mà khỏi bệnh một cách thần kỳ đã không còn là điều quá khó hiểu.

http://ins.dkn.tv/?p=719014

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 2 tháng 12, 2017

Thế giới hiện đại gây ảnh hưởng não người ra sao?


https://baomai.blogspot.com/

Người Himba ở Namibia có thể quan sát chi tiết rất nhỏ và phớt lờ những thứ gây xao nhãng tốt hơn người ở nơi khác - và kết quả nghiên cứu này có thể phản ánh đời sống hiện đại đang thay đổi tâm trí và khả năng của ta ở rất nhiều phương diện.

Nằm dưới thung lũng xanh cỏ ở miền tây bắc Namibia, Opuwo trông giống như một di tích đổ nát trong thời kỳ lịch sử thuộc địa. Với dân số chỉ 12.000 người, thị trấn này nhỏ đến nỗi chỉ cần chưa tới một phút để lái xe từ tấm biển chỉ đường bên này thị trấn đến các làng nhỏ ở bên kia. Dọc đường, bạn sẽ thấy một loạt các văn phòng hành chính, vài ngôi trường, một bệnh viện, vài siêu thị và cây xăng.

https://baomai.blogspot.com/

Tuy nhiên, với nhiều người sống trong thung lũng bao quanh, thị trấn nhỏ này là nơi đầu tiên có hơi hướng của thế giới hiện đại. Là trung tâm của vùng Kunene, Opuwo là quê hương của người Himbia, một nhóm người bán du mục dành nhiều thời gian để chăn nuôi gia súc.

Rất lâu sau khi dân cư ở các bộ tộc thiểu số bắt đầu di chuyển về sống ở thành phố lớn khắp nơi trên thế giới, người Himba vẫn hầu như tránh giao tiếp với văn hóa hiện đại, lặng lẽ tiếp tục đời sống truyền thống. Nhưng điều đó đang chậm chạp thay đổi, khi thế hệ trẻ hơn bị hấp dẫn và kéo về Opuwo, nơi họ sẽ thấy xe hơi, nhà gạch và lần đầu tiên trong đời thấy chữ viết.

Tâm trí con người thích nghi ra sao với tất cả những điều mới lạ và kích thích mới mẻ đó?

https://baomai.blogspot.com/
Opuwo là nơi giao thoa giữa cuộc sống theo lối truyền thống của người Himba và cuộc sống đô thị hiện đại

Thông qua nghiên cứu những người như người Himba, vào chặng đầu hành trình họ bước vào thế giới hiện đại, các nhà khoa học giờ đây hy vọng hiểu cách thế giới hiện đại có thể biến đổi toàn bộ tâm trí của con người. Cho tới nay kết quả rất đáng kinh ngạc, ghi nhận lại sự thay đổi ấn tượng trong sự tập trung và chú ý đến hình ảnh. Có vẻ như người Himba không nhìn thế giới giống như toàn bộ chúng ta.

https://baomai.blogspot.com/

Chỉ dấu đầu tiên đề cập đến quá trình hiện đại hóa có thể thay đổi tầm nhìn của con người từng được nhà nhân học WHR Rivers đưa ra từ thời Victoria. Ông là người khám phá ra quần đảo Torres Strait, giữa Châu Úc và Papua New Guinea vào đầu thế kỷ 20. 
Khi gặp người bản địa, ông đề nghị họ tham gia nhiều bài kiểm tra giác quan, gồm cả hội chứng dưới đây, có tên gọi ảo giác Muller-Lyer. Hãy nhìn vào hai dòng kẻ bên tay trái, và bạn có thể tự thử làm theo.

https://baomai.blogspot.com/
Mũi tên nào trông có vẻ dài hơn? - Mũi tên bên trái hay bên phải? Câu trả lời tùy thuộc vào các góc "thợ mộc" trong nhà bạn"

Trong thực tế, các dòng kẻ trên có độ dài chính xác bằng nhau, nhưng nếu bạn hỏi mọi người ước lượng độ dài, đa số người phương Tây cho rằng dòng kẻ bên dưới (với đuôi mũi tên chĩa ra ngoài) dài hơn dòng kẻ bên trên khoảng 20%.

Tuy nhiên, trong hành trình đến Torres Strait, Rivers nhận thấy người bản địa lại cho ra kết quả chính xác hơn nhiều - có vẻ như là họ không nhạy cảm lắm với ảo giác. Nhà nhân chủng học sau đó đã lặp lại cùng thí nghiệm với người Toda ở miền Nam Ấn Độ, tìm ra chính xác hiệu ứng giống hệt, và có kết quả giống với nhiều xã hội tiền hiện đại sau này, bao gồm cả với người San trên Sa mạc Kalahari.

Đó là phát hiện đáng kinh ngạc, cho thấy thậm chí ngay cả khía cạnh cơ bản nhất trong nhận thức của con người - vốn thường được cho là cứng nhắc trong não - lại được định hình bởi văn hóa và môi trường xung quanh.

https://baomai.blogspot.com/

Một giả thiết được đưa ra nhằm giải thích cho chuyện này, đó là kết quả ảo giác đến từ thực tế là người hiện đại dành nhiều thời gian ở trong nhà hơn, với rất nhiều "góc thợ mộc".

Nếu các góc dọc theo viền sự vật ở bên ngoài, một sự vật thường ở xa chúng ta hơn, giống như bức tường nằm ở phía xa trong căn phòng, trong khi đó nếu góc hướng vào trong, thì nó thường gần ta hơn, như cái cạnh bàn ở gần ta hơn. Não học cách tiếp thu nhận thức này rất nhanh, giúp ta ước lượng khoảng cách, nhưng trong trường hợp ảo giác, quá trình tiếp thu của não đã gặp phải điểm lùi. Giống như một ống kính bất thường, bộ não hiện đại và đô thị của ta bóp méo hình ảnh khi chạm vào võng mạc, phóng lớn một số phần của cảnh quan lên và thu hẹp một số vùng lại.

https://baomai.blogspot.com/

Tuy nhiên, những nghiên cứu so sánh các nền văn hóa khác nhau lại khá ít và có thời gian cách xa nhau. Như tôi vừa tìm ra một bài viết khác trong loạt bài The Human Planet, hầu hết các nghiên cứu tâm lý có xu hướng thử nghiệm trên những người tham gia là người Châu Âu, có học thức, sống trong môi trường công nghiệp, giàu có, dân chủ, sử dụng các thí nghiệm trên sinh viên đại học ở Hoa Kỳ để đại diện cho cả nhân loại.

https://baomai.blogspot.com/
Khi Jules Davidoff tới thăm một 'kraal' của người Himba, ông không thấy chút dấu vết ảnh hưởng nào của phương Tây trong cuộc sống của người dân địa phương

Nhưng Jules Davidoff tại Đại học Goldsmith ở London, Anh Quốc, đã chống lại xu thế này, và nghiên cứu của ông về người Himba cho thấy những bằng chứng ấn tượng rằng có nhiều hơn các yếu tố ngoài "góc thợ mộc" sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của ta.

Ở nhiều phương diện, người Himba có cách sống hoàn toàn ngược lại với xã hội hiện đại và đô thị chúng ta. Người chăn gia súc sống thành nhóm nhỏ trong các lều bằng gỗ, xung quanh ngọn lửa linh thiêng được cho là có liên hệ tâm linh với tổ tiên của họ, và công việc hàng ngày xoay quanh việc chăm sóc bầy gia súc, cừu và dê, được nhốt trong một khu chuồng gọi là "kraal". Các ngôi làng đều sống theo kiểu bán du mục, di chuyển theo mùa để tìm đồng cỏ mới cho bầy gia súc. Với người phương Tây, người Himba nổi tiếng nhất vì vẻ bề ngoài ấn tượng của họ, vì họ dùng đất thổ hoàng trét lên làn da và mái tóc.

https://baomai.blogspot.com/

Nhóm nghiên cứu của Davidoff cẩn trọng và nhạy cảm với cách sống của người Himba. 

Họ phải xin phép trưởng làng trước khi làm các thí nghiệm, và cơ bản là tiến hành các thử nghiệm bên ngoài chuồng gia súc; ông nói chỉ có một lần ông được họ mời vào thăm bên trong. "Khu lều thực sự giống như Thời Đồ Đá - nó rất ấn tượng," ông cho biết. "Không hề có bất cứ vật phẩm gì của người phương Tây trong xã hội của họ," ông nói. Dù sống trong hoàn cảnh chỉ có những thứ cơ bản, nhưng nói chung họ khỏe mạnh và ăn uống tốt. 

"Thực sự trông họ không có vẻ mong muốn nhiều thứ - cuộc sống khá dễ chịu theo rất nhiều cách."

https://baomai.blogspot.com/

Ban đầu, Davidoff khá quan ngại về cách mọi người có thể phản ứng với máy tính xách tay và các thiết bị điện tử vốn rất quan trọng trong nhiều giai đoạn nghiên cứu của ông; một đồng nghiệp cho ông biết người Himba thậm chí còn không biết bút và giấy, nói gì đến máy tính. Nhưng ông không cần quá lo lắng, họ có vẻ thích nghi với công nghệ mà không chút ngần ngại. Và vì thế, với sự cho phép của trưởng làng và được một phiên dịch giúp đỡ, ông dần dần thăm dò cách người dân ở đây nhìn thế giới.

Rất nhiều trong số các thí nghiệm ban đầu của ông xoáy vào ảo giác Ebbinghaus.

https://baomai.blogspot.com/
Vòng tròn màu cam nào có vẻ lớn hơn? Một lần nữa, phản ứng của bạn với ảo giác này phụ thuộc vào nền tảng văn hóa của bạn

Người phương Tây có xu hướng nhìn hình tròn ở giữa trong bức tranh thứ nhất và cho rằng nó nhỏ hơn hình tròn ở giữa trong bức tranh thứ hai. Trong thực tế chúng có cùng kích cỡ. Và cũng như Rivers nhìn thấy trong thí nghiệm với ảo giác Muller-Lyer, nhóm nghiên cứu của Davidoff nhận thấy người Himba truyền thống ít bị tác động bởi xung quanh hơn so với chúng ta sống trong xã hội hiện đại.

https://baomai.blogspot.com/

Hội chứng này có vẻ như thể hiện một định kiến cơ bản về khả năng "xử lý địa phương" - họ tập trung vào các chi tiết nhỏ hơn (vòng tròn trung tâm) và phớt lờ bối cảnh (những vòng tròn xung quanh) bẻ cong ý thức của bạn. Để thí nghiệm hiện tượng này sâu hơn, ông đề nghị họ so sánh những hình ảnh trừu tượng được làm từ các hình nhỏ hơn - ví dụ như một hình vuông ghép từ nhiều hình chữ thập, hoặc một hình chữ thập ghép từ nhiều hình vuông. (Bạn có thể xem vài ví dụ tại đây. Khi xem xét sự giống nhau giữa các hình ảnh này, người Himba có xu hướng phán đoán dựa trên các chi tiết nhỏ hơn, thay vì là hình ảnh toàn thể - một lần nữa lại cho thấy thiên hướng "khu biệt" trên các chi tiết nhỏ.

Càng đáng kinh ngạc hơn, những thí nghiệm về sau cho thấy sự tập trung tăng cường này có vẻ như còn thể hiện ở khả năng tập trung chú ý và phớt lờ các yếu tố gây xao nhãng: chẳng hạn, khi họ được yêu cầu nhanh chóng tìm ra các hình dạng trong một mạng lưới, họ ít bị xao nhãng vì chuyển động của các vật thể khác trên màn hình. Trong thực tế, họ có vẻ là nhóm người có khả năng tập trung cao hơn bất cứ nhóm nào trong các nghiên cứu trước đó.

Davidoff nhấn mạnh rằng truyền thống của người Himba rất linh hoạt: Họ có thể dễ dàng thấy được "bức tranh lớn" khi được khuyến khích xem xét. Thậm chí như vậy, khả năng của họ khi tập trung vào các chi tiết nhỏ cũng phải xoay sở nhiều.

https://baomai.blogspot.com/
Người Himba sống cuộc sống truyền thống có vẻ như có độ tập trung cao hơn, và có khả năng chú ý tới các chi tiết nhỏ nhặt nhất

Một cách giải thích cho khả năng tập trung đáng kinh ngạc của họ đến từ công việc chăm sóc gia súc. Xác định dấu hiệu của mỗi chú bò có lẽ là công việc cần thiết trong đời sống hàng ngày - và tập quán này có lẽ đã tập luyện cho mắt nhìn khả năng tập trung và chú ý vốn rất thiếu vắng trong tất cả xã hội hiện đại. "Tôi nghĩ rằng khả năng đó đến từ đời sống truyền thống của họ - khả năng tập trung," Davidoff nhận định.

Nhưng cũng có thể rằng đời sống hiện đại khiến chúng ta dễ bị xao nhãng bởi cảnh quan xung quanh ta hơn. Và chính vì thế vùng Opuwo thật thú vị, vì những thế hệ trẻ hơn đã chậm rãi di cư về sống ở những ngôi làng nhỏ bên lề thị trấn. Như nhà nhân chủng học David P Crandall viết trong quyển sách "Nơi tồn tại những cây cổ thụ đáng kinh ngạc": "Sự rực rỡ và sức hút của ánh sáng thành phố, ngay cả với những thị trấn nhỏ đèn mờ nhạt và loe hoe như ở Opuwo, cũng gợi ra sự tò mò đầy bí ẩn, một sự mới mẻ thành thị chưa từng có trong thế giới của họ," ông nói. "Đó là sự tiên phong thay đổi trong toàn khu vực… một giao lộ của nhiều thế giới."

Để khám phá xem sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng ra sao tới tâm lý người Himba, nhóm nghiên cứu của Davidoff so sánh với người di cư Himbia chuyển đến thị trấn nhỏ, với những người vẫn còn sống theo kiểu truyền thống. Đúng như họ dự đoán, người Himba đã sống nhiều năm ở Opuwo ít tập trung vào các chi tiết nhỏ hơn (khiến họ dễ bị tác động bởi ảo giác Ebbinghaus hơn chẳng hạn) so với những người sống ở nông thôn.

https://baomai.blogspot.com/

Nhưng bạn không cần phải sống cả đời trong thị trấn cả đời để bị ảnh hưởng, nhóm nghiên cứu nhận thấy thậm chí những chuyến đi ngắn ngày tới Opuwo cũng có vẻ đã để lại tác động lâu dài lên nhận thức của người dân, khiến họ ít tập trung hơn vào sự khác biệt trong các chi tiết nhỏ (và chú ý nhiều hơn đến hình dáng tổng quan của sự vật) khi so sánh hai sự vật hình học chẳng hạn.

Tác động lớn hơn rất nhiều với người sống trong thị trấn - nhưng tác động này cũng hiện diện ở những người Himba chỉ ghé thăm thị trấn vài lần. "Đây có vẻ như là dạng hiệu ứng liều lượng - bạn càng ở thị trấn lâu, hiệu ứng càng rõ nét," Davidoff nói.

Như Davidoff chỉ ra, môi trường đô thị ở thung lũng Kunene thì lộn xộn, nhiều thứ hơn, có nhiều vật thể đòi ta phải chú ý hơn. Chẳng hạn như để qua đường, mắt bạn phải di chuyển từ đèn giao thông đến nhiều xe hơi đang chuyển động và những người đi bộ khác đang đi về phía bạn. Chúng ta phải chú ý tới một khoảng không gian rộng hơn.

Vì thế sẽ có sự căng thẳng của đời sống đô thị, so với đời sống yên bình nơi đàn gia súc.

https://baomai.blogspot.com/
Một phụ nữ Himba đi mua đồ tại Opuwo. Việc tiếp xúc với môi trường như thế này có thể sẽ làm thay đổi nhận thức của cô mãi mãi

Như Crandall mô tả trong quyển "Nơi tồn tại những cây cổ thụ đáng kinh ngạc": "Mặc dù người lạ ban đầu có thể chỉ nghe thấy sự im lặng, nhịp điệu của tiếng trống ngoài xa, tiếng líu ríu chuyện trò, những viên đá va vào nhau, tiếng kêu be be và tiếng ụm bò của đàn gia súc, tiếng gió thổi qua, tiếng chim ríu rít, tiếng kêu lách cách của côn trùng, tiếng bước chân, tiếng vỗ tay tạo thành dòng âm thanh liền mạch và quen thuộc."

Sự hối hả và nhộn nhịp của thành thị, ngược lại, có thể đẩy bạn vào tình trạng cảnh giác cao độ, và sự căng thẳng này khiến hệ thống quan sát của bạn mở rộng vùng quan sát của nó hơn, vì nó cảnh giác quan sát mối đe dọa.

Tuy nhiên, tất cả những điều này chỉ là giả thiết - và chúng thú vị khi đặt trong bối cảnh cùng các nghiên cứu khác khi khám phá các nền văn hóa ngoài phương Tây.

https://baomai.blogspot.com/

Chẳng hạn nhà tâm lý học Richard Nisbett tại Đại học Michigan đã có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy tầm mắt của con người có thể bị ảnh hưởng bởi đời sống xã hội của ta: con người sống trong các xã hội có liên kết với nhau và tập thể như Nhật Bản và Trung cộng có xu hướng tập trung vào bối cảnh của tình trạng xã hội hơn - và họ có xu hướng chú ý hơn đến phần nền của bức tranh, họ có cái nhìn "toàn diện" hơn và ít "phân tích" hơn.

"Nếu bạn chú ý đến thế giới xã hội, vô tình bạn sẽ chú ý đến thế giới vật chất hơn, vì thế cuối cùng bạn sẽ chú ý đến những thứ mà người có óc phân tích thường không chú ý," Nisbett cho biết.

Người Himba có vẻ đang sống trong một cộng đồng gắn bó, giàu truyền thống gắn kết toàn bộ nhóm người - vì thế họ có vẻ như là trường hợp ngoại lệ, không tuân theo quy luật này.

https://baomai.blogspot.com/

Nhưng Nisbett cũng cho thấy nghề nghiệp của con người cũng tạo ra khác biệt, thậm chí trong cùng nền văn hóa: như những người chăn gia súc ở Thổ Nhĩ Kỳ có xu hướng ít nhìn toàn diện hơn nông dân hay người đánh cá, có lẽ vì nó đem lại sự tập trung cao độ hơn hướng vào cá nhân và ít sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm hơn.

Một thí nghiệm gần hơn với đời sống xã hội và việc làm của người Himba, so với những người dân tộc thiểu số khác, sẽ giúp xác định ra các yếu tố khác nhau định hình cách họ nhìn thế giới.

Davidoff cũng chỉ ra rằng chúng ta nên cẩn trọng với các báo cáo về sự khác biệt nhận thức trong cộng đồng các tộc người thiểu số. Chẳng hạn, ông từng xem một số bài báo tranh luận rằng những người ở thời tiền hiện đại cảm thấy bối rối trước hình ảnh - không hiểu được những hình ảnh 2D về thế giới xung quanh họ.

https://baomai.blogspot.com/

Trong thực tế, người Himba hoàn toàn ngược lại: họ sẽ thường hỏi ông và nhóm nghiên cứu đem cho họ hình ảnh khi nhóm quay lại. "Họ nhận ra những người khác trong nhóm rất nhanh," ông nói. "Tôi chắc chắn rằng chẳng có khó khăn nào trong thực tế về hình ảnh." Niềm yêu thích ảnh selfie đẹp, có vẻ như có thể vượt qua mọi ranh giới văn hóa.




David Robson

https://baomai.blogspot.com/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nổi Da Gà Tiếng Hát Giả Gái Cực Mùi Mẫn | LK Nhạc Vàng Bolero Xưa - HOÀN...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

KARAOKE VỚI CẢI CÁCH NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT MỚI CỦA PGS TS BÙI HIỀN |DẮP MỘ...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hát kiểu tiếng Việt mới của TS Bùi Hiền phát âm tục quá

Hát kiểu tiếng Việt mới của TS Bùi Hiền phát âm tục quá Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thánh khờ hỏi PGS-TS Bùi Hien bo tay

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phải vậy không ta?

Chúng ta đang ở một thời đại láo toàn tập
BS. Đỗ Hồng Ngọc - Chúng ta đang ở một thời đại láo toàn tập, láo từ trung ương đến địa phương, láo từ tập đoàn cho đến công ty, láo từ một tổ chức cho đến cá nhân. Láo mọi ngành nghề, láo toàn xã hội. Tất cả đều bị đồng tiền sai khiến, bị danh lợi bám quanh.

Không biết lịch sử ghi lại các triều đại phong kiến đúng sai như thế nào, cũng chẳng có cách nào để kiểm chứng. Thế nhưng,thời đại ta đang sống hoá ra toàn láo cả. Rồi lịch sử thời hiện đại sẽ viết sao đây?

· Thằng doanh nhân bán đồ giả làm giàu, cứ tưởng nó giỏi, hoá ra chẳng phải thế. Nó chỉ là kẻ “Treo dê bán chó”, mua 30.000 bán 600.000 không giàu sao được, thế rồi lúc giàu lên, hàng ngày lên mạng truyền thông dạy đạo đức, dạy bí quyết, dạy cách cư xử.

· Kẻ thì đem hoá chất trộn vào thức uống, khiến người ta nghiện chất độc, tạo thành thói quen nguy hiểm cho người dùng. Thế rồi khi có nhiều tiền, anh ta in sách dạy người ta tư duy, dạy cho tuổi trẻ cách sống. Nuôi đội ngũ nhà văn nhà báo tung hô mình như thánh sống, tuyên bố như đấng khải đạo.

· Một ông chuyên làm thép, nghĩ toàn chuyện xây dựng những công trình có hại cho dân, nhưng lúc nào cũng mặc áo lam, đeo tràng hạt, nói toàn chuyện Phật pháp.

· Một tập đoàn làm nước mắm giả, toàn hoá chất, bỏ biết bao tiền để quảng cáo lừa dân, bỏ tiền đầy túi. Một tập đoàn khác mua hoá chất quá hạn để sản xuất nước uống, lừa những kẻ phát hiện sai sót của sản phẩm mình để đưa họ vào tù, lại chuyên nói lời có cánh..... Kẻ buôn gian bán lận lại dạy cho xã hội đạo đức làm người.

Thời đại đảo lộn tất! Hài thế, mà vẫn không thiếu kẻ tôn sùng, xem các ông ấy như tấm gương sáng để noi theo. Khi vỡ lở ra, chúng toàn là kẻ nói láo.. Tất cả đều chỉ tìm cách lừa đảo nhau.

Toàn xã hội rặt kẻ nói láo, ca sĩ nói láo theo kiểu ca sĩ, đạo diễn nói láo theo kiểu đạo diễn, diễn viên nói láo theo kiểu diễn viên. Ừ thì họ làm nghề diễn, chuyên diễn nên láo quen thành nếp, lúc nào cũng láo. Thế nhưng có những kẻ chẳng làm nghề diễn vẫn luôn mồm nói láo.

Thi gì cũng láo, từ chuyện thi hát đến thi hoa hậu, chỉ là một sắp đặt láo cả... Ngay chuyện từ thiện cũng rặt chi tiết láo để mua nước mắt mọi người. Cứ có chuyện là loanh quanh láo khoét. Kẻ buôn lớn láo, kẻ bán hàng rong ở bên đường cũng lừa đảo, láo liên tục. Mỗi ngày mở truyền hình toàn nghe nói láo từ tin tức cho đến quảng cáo, rặt láo. Nhưng cả nước đều hàng ngày nghe láo mà chẳng phản ứng gì lại cứ dán mắt mà xem.

Thằng đi buôn nói láo đã đành, vì họ lừa lọc để kiếm lời. Thế mà cô hiệu trưởng nhà trẻ, anh hiệu trưởng trường cấp ba, ông hiệu trưởng trường đại học cũng chuyên nói láo. Thực phẩm cho các cháu có giòi, cô hiệu trưởng chối quanh... Các cháu học sinh đánh nhau như du côn, làm tình với nhau trong nhà trường, anh hiệu trưởng bảo là không phải, tảng bê tông rớt chết sinh viên, ông hiệu trưởng bảo là tự tử. Thế rồi tất cả đều chìm, đều im im ỉm. Người ta đồn tiền hàng đống đã lót tay bộ phận chức năng để rồi để lâu cứt trâu hoá bùn.

Mấy ngài lãnh đạo lại càng nói láo tợn Chỉ kể vài chuyện gần đây thôi, chứ kể mấy sếp nhà ta phát biểu láo thì thành truyện dài nhiều tập. Từ chuyện quốc gia đại sự cho đến chuyện hưng vong của tổ quốc, toàn chuyện quan trọng đến vận mệnh quốc gia thế nhưng dân toàn nghe láo. Kẻ thù mang tham vọng, âm mưu để biến nước ta thành chư hầu, chuyện này rõ như ban ngày, ai cũng thấy, ai cũng hiểu, thế mà các quan toàn nói tào lao, láo lếu.

· Đến chuyện Formosa, khi biển nhiễm độc, cá chết, các quan bày lắm trò láo để mị dân, lấp liếm tội ác của thủ phạm, tuyên bố, họp báo, trình diễn ăn hải sản, ở trần tắm biển...tất cả đều rặt láo.

· Đến chuyện BOT với các trạm đặt không đúng chỗ cho đến mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất, các quan ở Bộ Giao thông lại được dịp nói láo, tuyên bố rùm beng để bênh vực những tập đoàn và cá nhân vi phạm.

· Khi vụ thuốc giả của VN Pharma nổ ra, cả một hệ thống truyền thông của Bộ Y tế kể cả các quan chức cấp bộ đều tuyên bố láo, tìm mọi cách che dấu tội ác của những tên buôn thuốc giả.

· Rừng Sơn Trà quý hiếm, các ông vì tư lợi cá nhân, ra lệnh xây cất, chấp nhận nhiều dự án khai thác, các nhà chuyên môn, nhân dân phản ứng dữ quá,các ông bắt đầu chiến dịch nói láo, chạy quanh tìm kế hoãn binh.

Đến chuyện cá nhân của các quan thì lại càng nói láo tợn... Ông bí thư xây biệt phủ như cung điện của vua chúa ở xứ nghèo phải sống nhờ trợ cấp của chính phủ cho đến ông giám đốc môi trường xây biệt phủ mênh mông ở xứ lắm rừng, rồi đến ông lãnh đạo ngành ngân hàng với những dãy nhà hoành tráng trên miếng đất hàng ngàn thước vuông. Tất cả đều cho rằng do sức lao động cật lực mà có. Kẻ thì do nuôi gà, trồng cây, anh thì bảo chạy xe ôm đến khốc cả người, người thì nhờ bán chổi, trồng rau, kẻ khác thì bảo nhờ tiền của con dù con chẳng làm gì ra tiền và có đứa thì mới mười chín tuổi.

Lương thì chẳng bao nhiêu mà quan nào cũng vi la trong và ngoài nước, nhà nghỉ trên núi, nhà mát dưới biển, lâu đài, nhà to ở nước ngoài. Con cái ăn chơi như các công tử, tiểu thư quý tộc. Các bà vợ thì như các mệnh phụ, chỉ xài đồ dùng ở nước ngoài, đi shopping các mall lớn ở nước ngoài như đi chợ... Thế nhưng các ngài luôn phát biểu yêu dân, thương nước, yêu tổ quốc, đồng bào, và luôn nhắc nhở đất nước còn nghèo phải học tập ông này, cụ nọ để có đạo đức sáng ngời.

Các lãnh đạo xem rừng như sân nhà mình, phá nát không còn gì.. Một cây có đường kính 1m phải mất trăm năm mới hình thành, lâm tặc chỉ cần 15 phút để đốn hạ. Hàng trăm chiếc xe chạy từ rừng chở hàng mét khối gỗ chỉ cần đóng cho kiểm lâm 400.000 đồng một chiếc là qua trạm. Rừng không nát mới lạ. Khi rừng không còn, lệnh đóng rừng ban ra, các lãnh đạo địa phương toàn báo cáo láo với chính phủ và có nơi tìm cách tiếp tục vét cú chót bằng cách làm trắng những cánh rừng còn lại..

Rừng bị tận diệt vì nạn phá rừng, rừng còn bị huỷ diệt bởi những dự án thuỷ điện. Tất cả đều có sự tiếp tay của các quan và ban ngành chức năng của địa phương. Rừng không còn, lũ về gây tang thương chết chóc, đê vỡ khiến nhà cửa tài sản trôi theo dòng nước, các quan cho là xả lũ đúng quy trình.

Bão chưa tới, lũ chưa về, các quan tỉnh đã ngồi với nhau viết báo cáo thiệt hại để xin trợ cấp. Một anh từng là tổng biên tập tờ báo lớn, sau khi thu vén được hàng triệu đô la bèn đưa hết vợ con qua Mỹ, sắm nhà to, xe đẹp còn anh thì qua lại hai nước, lâu lâu viết bài biểu diễn lòng yêu nước thương dân, trăn trở với tiền đồtổ quốc, khóc than cho dân nghèo, kinh tế chậm lớn, đảng lao đao…

Còn biết bao chuyện láo không kể xiết: Ngay cả thầy tu, các bậc tu hành cũng làm trò láo để quảng cáo chùa của mình, để thêm nhiều khách cúng bái, để thùng phước sương thêm đầy, để nhà thờ của mình thêm tín hữu. Chúa, Phật đành bỏ ngôi cao mà đi khi thấy những kẻ đại diện mình đến với mọi người bằng những điều xảo trá..

Chúng ta đang ở một thời đại láo toàn tập, láo từ trung ương đến địa phương, láo từ tập đoàn cho đến công ty, láo từ một tổ chức cho đến cá nhân. Láo mọi ngành nghề, láo toàn xã hội. Tất cả đều bị đồng tiền sai khiến, bị danh lợi bám quanh. Hơn nữa vì sự thật bi đát quá, đành láo để khoả lấp, hi vọng sẽ an dân. Nhưng thời đại bùng nổ thông tin, dân biết hết nên chuyện láo trở thành trơ trẽn.

Nghe láo quen, chúng ta lại tự láo với nhau và chuyện láo trở thành bình thường, láo để tồn tại, để phấn đấu, để thêm lợi thêm danh, và rồi láo đã trở thành một nếp sống.

Trẻ con học người lớn nói láo rồi tiếp tục những thế hệ nói láo. Ở nhà trường nghe cô thày nói láo, ra đời nghe thiên hạ nói láo, về nhà lại được nghe nói láo từ cha mẹ, mở máy nghe, nhìn cũng rặt điều láo.

Một nền văn hoá láo đã nẩy sinh và phát triển.

Hỏi sao trẻ con không láo và tương lai lại tiếp tục láo. Nghĩ cũng buồn!

Ngày cuối tháng 10.2017
Bs Đỗ Hồng Ngọc
Bài viết này có người nói của họa sĩ Đỗ Duy Ngọc..


Phần nhận xét hiển thị trên trang