Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Câu chuyện chiếc quần jeans Levi’s


Khi Levi Strauss vừa 20 tuổi đi thuyền từ Manhattan quanh Cape Horn đến San Francisco vào năm 1850 để tìm kiếm tài sản trong các mỏ vàng, anh ta mang theo một tấm vải bạt trong hành lý của mình. Anh dự định bán nó cho một nhà sản xuất lều để kiếm đủ tiền trang trải. Nhưng khi anh lên bờ, một người thợ mỏ thân thiện phàn nàn đã cho anh ta một ý tưởng tốt hơn. "Mấy cái quần không đáng giá trị gì trong thùng hàng," người thợ mỏ nói. "Không thể có được một cái quần đủ bền chắc để chống lại với thời gian."

Levi Strauss (Loeb Strauss 1829-1902) người cha đẻ của chiếc quần Jeans

Levi nhanh chóng đi vào kinh doanh quần áo. Anh đã cắt một chiếc quần dài từ tấm vải bạt cuộn theo mình, và ngay sau đó, người thợ mỏ đang đi dạo khắp thành phố, tự hào về những "chiếc quần Levi's" này có sức bền chắc như thế nào. Với một khách hàng hài lòng, Strauss thấy anh có ngay một dòng khách hàng của những người đàn ông muốn dùng hàng hóa "Levi's". Trong một cửa hiệu ở đường California tại San Francisco, anh bắt đầu may hàng chục quần thắt lưng đôi thách thức sự hao mòn của việc cởi ngựa, khai thác vàng hay là cuộc sống bình thường giản dị.


Hãng Levi Strauss & Co. trong đầu thế kỷ trước


Cơ xưởng may Levi Strauss & Co. trong thập niên 1930


Lịch sử chiếc quần Levi's

Giống như bất kỳ đối tượng nào với sức mạnh thần thoại mạnh mẽ, nguồn gốc lịch sử của chiếc quần Jean vẫn là bí ẩn. Vì nhiều lý do khác nhau này, có thể là do ngọn lửa vào năm 1906 trong trận động đất lớn của San Francisco, đã phá hủy các tài liệu lưu trữ của công ty Levi Strauss & Co., tác giả của chiếc quần nổi tiếng từ thế kỷ trước.

Loeb Strauss sinh ra ở Buttenheim, Bavaria, năm 1829, Strauss di cư đến New York cùng với gia đình vào năm 1847 sau cái chết của cha mình. Đến năm 1850, Loeb đổi tên thành Levi và làm việc trong ngành kinh doanh hàng khô của gia đình, J. Strauss Brother & Co. Đầu năm 1853, Levi Strauss đi về phía tây để gây dựng tài sản của mình trong những ngày nóng bức của Cuộc Chạy Đua Tìm Vàng.


Jacob Davis; công tác viên của Levi Strauss, người phát minh ra đinh tán vào quần Jeans với bằng sáng chế và thương hiệu 2 con ngựa

Tại San Francisco, Strauss đã thành lập một doanh nghiệp bán hàng khô chuyên bán buôn dưới tên của mình và làm việc với tư cách là đại diện Phía Tây của công ty gia đình ông. Kinh doanh mới của ông được nhập khẩu là quần áo, vải và các mặt hàng khô khác để bán trong các cửa hàng nhỏ mở cửa khắp California và các tiểu bang phía Tây để cung cấp cho các cộng đồng đang mở rộng nhanh chóng của các thợ đãi vàng và những người định cư khác. Vào năm 1866, Strauss đã chuyển công ty của mình tới trụ sở chính mở rộng và cũng là một doanh nhân nổi tiếng và là người ủng hộ cộng đồng Do Thái ở San Francisco.


Những khuy nút kim loại được sử dụng trong việc sản xuất quần Jeans Levi's từ xưa đến nay

Jacob Davis, một nhà may ở Reno, Nevada, là một trong những khách hàng thường xuyên của Levi Strauss. Năm 1872, ông viết một lá thư cho Strauss về phương pháp của mình làm cho quần làm việc chắc chắn hơn với đinh tán kim loại trên các điểm căng thẳng - ở các góc của túi quần và của nút khuy quần. Khi Davis không có tiền cho các thủ tục giấy tờ cần thiết để xin bằng sáng chế, ông ta đề nghị Strauss cung cấp tài chính và hai người nhận được bằng sáng chế chung với nhau. Strauss đồng ý nhiệt tình, và bằng sáng chế cho việc "Cải thiện trong việc mở túi" - sự đổi mới tạo ra chiếc quần jean xanh Blue Denim như chúng ta biết - đã được trao cho cả hai người vào ngày 20 tháng 5 năm 1873.


Những đinh tán bằng đồng của Jacob Davis đã làm tăng sự bền chắc của chiếc quần Jeans


Một kiểu quần Jeans Denim nguyên thủy của Levi Strauss & Co. với kiểu thắt lưng đôi cùng 2 nút mang dây chằng lưng và chỉ có 1 túi sau

Strauss đưa Davis đến San Francisco để giám sát cơ sở sản xuất đầu tiên cho "bộ quần jean thắt lưng đôi", giống như chiếc quần jeans ban đầu được biết đến. Lúc đầu, họ thuê thợ may làm việc trong nhà của họ, nhưng trong những năm 1880, Strauss đã mở nhà máy riêng của mình. Thương hiệu nổi tiếng, chiếc quần 501 jean - được biết đến năm 1890 là "XX" do hãng dệt vải Denim đật tên - đã sớm trở thành món hàng bán chạy nhất và công ty đã tăng trưởng nhanh chóng, năm 1901, các quần Jeans Levis mới thêm 1 túi sau quần thành 2 túi bằng kích thước với nhau. Vào những năm 1920, bộ quần jean denim của Levi là quần của đàn ông bán chạy nhất ở Hoa Kỳ. Trải qua nhiều thập kỷ, số lượng chỉ tăng lên, và giờ đây, những người đàn ông và đàn bà trẻ tuổi trên khắp thế giới đa số đều mặc quần jeans Blue Denim.

Về tấm vải bạt Denim

Nguồn gốc những tấm vải bạt Denim thì có nhiều giả thiết cho rằng tên gọi Denim bắt nguồn từ loại vải "Serge de Nimes" là loại vải sản xuất tại thành phố Nimes ở Pháp, được dệt từ sợi bông vải pha với sợi tơ lụa kém phẩm chất từ kén tằm từ thế kỷ 17. Nhưng Denim cũng là loại vải từ sợi lanh pha với sợi bông vải; sản xuất trong vùng Bas-Languedoc và xuất cảng qua Anh Quốc trong thế kỷ 18. Ngoài ra còn có loại vải bạt làm bằng sợi len và sợi bông bên bờ Địa Trung Hải, giửa vùng Provence và Roussillon ở Pháp gọi là "Occitan de Nim" cũng có thể là nguồn gốc của Denim.


Hai bức tranh xưa ở Ý cho thấy vải Denim màu xanh Genova mà cách phát âm từ chử "genoese" nhanh chóng thành Jeans

Dù sao thì vào đầu thế kỷ 19; đó là một loại vải dầy và chắc, nhuộm màu xanh Indigo được gọi là Denim ở Anh Quốc và Hoa Kỳ. Nó được dùng vào việc cắt may áo quần cho thợ tìm vàng, thợ mỏ và những nô lệ da đen. Vào khoảng năm 1860, Denim lần lượt thay thế những chiếc quần Jeans, loại vải mà Levi Strauss dùng để sản xuất quần và quần có yếm (salopettes - overalls), quần Jeans bắt nguồn từ loại vải mà Levi Strauss nhập vào Hoa Kỳ từ thành phố Gênes (Genova, Ý), và do cách phát âm từ tiếng Anh "genoese" ra thành Jeans, loại vải thoạt đầu dệt bằng sợi lanh và len, sau chuyển qua dùng sợi lanh và sợi bông vải - vải loại nầy từ thế kỷ 16 dùng để làm buồm tàu thủy, quần thủy thủ, vải bạt che bảo vệ hàng hóa hay vải bạt làm lều hay sử dụng vào những mục đích khác.


Quần có yếm - "Overalls" - một kiểu quần lao động đã trở thành thời trang ngày nay
Trước khi Levi Strauss sản xuất quần Jeans ở San Francisco, thợ thuyền mang quần làm bằng loại vải thô Canevas dệt sần sùi; rất khó chịu vì thân thể bị chà sát với loại vải nầy, chiếc quần Jeans đem lại cho họ chiếc quần vừa chắc chắn vừa thoải mái khi lao động.

Jacob Davis và những đinh tán bằng đồng

Câu chuyện những đinh tán bằng đồng vào năm 1866 khi một khách hàng của Levi Strauss ở Reno, Nevada là Jacob Davis - một nhà cắt may áo quần phòng hộ lao động dùng loại vải Denim nghe những lời than phiền của các thợ rừng rằng những quần Jeans không bền chắc ở các túi và nút ở trước quần. Jacob dùng những đinh tán bằng đồng đính vào các nẹp túi và thay thế các nút quần bằng xương phía trước.


Nhờ những đinh tán bằng đồng, phát minh của Jacob Davis và Red Tab LEVI'S là biểu tượng của Levi Strauss & Co.


Bằng sáng chế của Levi Strauss & Co. cầu chứng tại Nhật Bản 1908

Jacob Davis quyết định xin bằng sáng chế về việc dùng đinh tán làm những chiếc quần chắc chắn hơn, nhưng chỉ là thợ cắt may nghèo nên không đủ tiền để cầu chứng phát minh của mình. Jacob đề nghị với Levi Strauss cùng đứng tên xin bằng phát minh vàcầu chứng. Lợi ích của phát minh nầy được chia đôi cùng hưởng. Sau khi bằng sáng chế được công nhận vào năm 1873; Jacob trở thành giám sát viên chuyên về quần Jeans và đinh tán trong cơ xưởng may mặc của Levi Strauss & Co.

Chiếc quần Jeans 501

Xuyên qua lịch sử thành lập công ty Levi Strauss, những tài liệu cùng những sản phẩm tiêu biểu lúc ban đầu đã bị thiêu hủy trong cơn hỏa hoạn ở San Francisco do trận động đất năm 1906; vì vậy những sản phẩm đầu tiên của Levi Strauss & Co. đã bị thiêu rụi không còn dấu vết.

Chiếc quần Levi's đầu tiên sản xuất hàng loạt có tên gọi là "waist overalls" - một kiểu lưng quần thắt sau lưng cao - có một túi sau viền đường chỉ hình chử V gọi là "Arcuate stitching design" có cầu chứng, đằng trước có 2 túi, thêm 1 túi nhỏ đựng đồng hồ bỏ túi, tất cả đều được gia cố bởi các đinh tán và dây chằng sau lưng. Quần được may bằng vải XX Denim do hãng Amoskeag Mill ở Manchester, New Hampshire sản xuất.


Hình tiêu biểu chiếc quần Levi's 501 đầu tiên

Quần được may tại San Francisco, có lẽ là việc phối hợp cắt may tại cơ xưởng và tại nhà - do vụ hỏa hoạn năm 1906, nhiều tài liệu sổ sách cháy rụi nên không rõ những cơ xưởng đầu tiên trang bị như thế nào - Có lẽ bước đầu là thuê bao hãng xưởng vào năm 1870 và xây dựng cơ xưởng chính thức vào thập niên 1880.


Quần Jeans Levi's 501 thêm 2 túi sau vào năm 1901 với tấm da in hình 2 con ngựa năm 1886 và nhản LEVI'S màu đỏ (Red Tab) vào năm 1936

Năm 1886, Levi Strauss & Co. may thêm miếng da có hình 2 con ngựa vào lưng sau trên túi quần, hình tượng 2 con ngựa kéo chiếc quần về 2 phía đối ngược nhau phô trương sự bền chắc sản phẩm quần Jeans Denim chế tạo từ hãng Levi Strauss. Năm 1890, bằng sáng chế sử dụng đinh tán vào quần không còn hiệu lực độc quyền và rơi vào lãnh vực công chúng, nhiều cơ xưởng may quần áo phòng hộ lao động khác được quyền sử dụng - Một hãng địch thủ cạnh tranh là hãng Eloesser-Heynemann với thương hiệu “Can’t Bust’Em” đã mở cửa ở San Francisco từ năm 1851, trong thời gian đó việc sản xuất quần Jeans chỉ trong phạm vi của bang California nên có rất nhiều cơ sở may mặc tranh nhau sản xuất và có nhiều cơ hội làm ăn trong cơn khát vàng - Tiếp theo sau là hãng : Hamilton Carhartt ở Michigan năm 1884; Henry-David Lee với hãng H.D Mercantile Company ở Kansas năm 1889; Blue Bell (sau là Wrangler) ở North Carolina năm 1904...

Ngoài những chiếc quần Blue Jeans; Levi Strauss & Co. còn sản xuất các loại quần khác như quần Khaki ở trên trong thời kỳ cơn khát vàng

Năm 1890, do văn bằng sáng chế mất hiệu lực, những thương hiệu khác sản xuất những kiểu quần Jeans bằng vải mỏng hơn và bán ra với giá hạ. Hãng Lee thành lập năm 1889 và vào năm 1911, đã sản xuất những quần Jeans bằng Phéc-mơ-tuya hay khóa kéo (từ tiếng Pháp - Fermeture) thay cho những nút đinh tán bằng đồng. Năm 1919, hãng cạnh tranh ngang ngửa với Levi Srauss & Co. là hãng Blue Bell (sau là Wrangler vào năm 1947) đã thúc đẩy Levi Strauss chính thức đưa ra thị trường kiểu quần Jeans 501 (thực sự không có tài liệu rõ ràng kiểu 501 ra mắt năm nào, có nguồn cho rằng kiểu 501 sản xuất năm 1873), vẫn duy trì các nút khuy đinh tán bằng đồng và loại vải dầy gấp đôi.


Một tấm giấy quảng cáo kèm theo các loại quần may bằng vải XX Denim


Vài hình ảnh quảng cáo sản phẩm Levi Strauss & Co. vào đầu thế kỷ trước
Năm 1936, để tránh cho khách hàng đừng nhầm lẩn với các thương hiệu khác, hãng Levi Strauss đính vào nẹp túi quần sau bên phải 1 nhản mầu đỏ Levis (Red Tab), đây là lần đầu tiên 1 hãng trình bày theo cách riêng của mình để phô trương sản phẩm..


Một bảng hướng dẩn tiêu biểu các loại quần Jeans tùy theo hình dáng mỗi người
Những chiếc quần Jeans khác của Levi Strauss & Co.

Đồng thời với quần Jeans 501, hãng Levi Strauss & Co. cũng ra mắt quần Jeans 201 - một kiểu Jeans với giá bán ra rẻ hơn kiểu 501 - được may cắt với loại vải Denim mỏng hơn mang số 2 của một hãng dệt không rõ tên; mầu xanh đậm hơn kiểu 501, khâu bằng chỉ sợi bông thay vì chỉ sợi lanh, sau lưng quần đính miếng vải thêu trắng mang thương hiệu thay vì bằng da như kiểu 501.


Một kiểu quần Levi's 201 may bằng vải Denim 02 mỏng hơn quần 501

Các patches đính vào quần Levi's
Xuyên qua thời gian, năm 1934, hãng Levi Strauss & Co. ra mất kiểu quần Jeans cho phụ nữ gọi là Lady Levi's; kiểu quần tương tự như kiểu 501, còn được gọi là Levi's 701 khi vào năm 1936, các quần Jeans Levi's bắt đầu đính miếng vải đỏ thêu chử LEVI'S một mặt lên nẹp túi sau và các kiều quần Jeans bắt đầu được đánh số theo các mẫu cắt may khác nhau.


Trước kia phụ nữ mặc quần Jeans đàn ông cho đến năm 1934; Levi Strauss & Co. mới ra mắt quần Jeans Lady Levi's


Những kiểu áo khoác ngoài của Levi Strauss & Co.

Cùng với quần Jeans 501, Levi Strauss còn sản xuất các kiểu áo khoác ngoài như Engineers' Coat hay Combination Coat bằng vải Denim nhưng nổi tiếng nhứt là kiểu áo Trucker Jacket - và tiếp theo là các kiểu Jeans với các màu khác nhau, đầu thập niên 1960 xuất hiện kiểu quần Jeans Levi's màu trắng cùng với loại vải cotton đồng thời với kiểu quần Sta-Prest không cần ủi thẳng, những chiếc áo chemises bất đầu xuất hiện. Qua thập niên 1980, bắt đầu xuất hiện sản phẩm khác của Levi Strauss & Co. - các kiểu quần áo mang nhãn Docker.


Ngày nay Levi Strauss & Co. thiết kế cho các kiểu quần thích hợp với phụ nữ hơn xưa


Levi's Curve ID - một thiết kế mới thích hợp với hình dáng phụ nữ hơn những sản phẩm xưa
Ngày nay, trãi qua những lúc thăng trầm trong thập niên 1980, Levi Strauss & Co. tiếp tục tung vào thị trường với những sản phẩm như giày dép, áo thun... những kiểu váy Jeans cho phụ nữ và túi xách, túi đựng mobiphone... Thương hiệu Levi's vẫn đứng hàng đầu và sản phẩm có mặt khắp nơi; từ những người dân bình dị đến các sao điện ảnh qua các vị nguyên thủ quốc gia hầu hết đều tiêu thụ sản phẩm của Levi Strauss & Co.


Tài tử điện ảnh Marilyn Monroe mang 1 quần Jeans Levi's
Nguồn: Levi Strauss & Co. - Wikipedia - HiTek.fr - Uniondrygoods - Time.com- Le Barboteur - Vogue - The Jeans Blog.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tổng thống phải chịu trách nhiệm trước ai?


Có một sự thật thú vị là đa phần người Việt Nam đều yêu mến văn hóa và đất nước Mỹ mặc dù hai quốc gia đã từng ở hai đầu chiến tuyến. Theo điều tra xã hội của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center – PRC) công bố vào tháng 6 năm 2017, 84% số người Việt Nam được hỏi có thiện cảm với nước Mỹ, tăng 6 điểm phần trăm so với năm 2015.

Benjamin Franklin (17 tháng 01 1706 – 17 tháng 4 1790) là một trong những người thành lập đất nước nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ. Ông là một chính trị gia, một nhà khoa học, một tác giả, một thợ in, một triết gia, một nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, một nhà ngoại giao hàng đầu.

Con số này ở các nước châu Á như Philippine, Hàn Quốc hay cả Nhật Bản cũng đều rất cao, nhưng Việt Nam thể hiện mức độ thiện cảm cao nhất lại là một điều khá bất ngờ.
Tôi quen biết nhiều người đang sinh sống và học tập ở Mỹ, tôi đã từng không thể hiểu nổi vì sao họ cứ sang Mỹ là lại muốn ở lại hoặc tìm kiếm công việc để có thêm nhiều thời gian trải nghiệm cuộc sống nơi đây hơn là trở về nước ngay sau khi kết thúc việc học. Cho đến khi được nghe nhiều chuyện về nước Mỹ từ những người em đang sinh sống ở đó và đích thân trải nghiệm trong một chuyến đi không quá dài, tôi mới dần cảm nhận được tinh thần Mỹ và giấc mơ Mỹ đã hấp dẫn bao người.

Chấp hành luật pháp là một phản xạ vô điều kiện

Người duy nhất không phải là tổng thống được in hình trên đồng đô-la khi được hỏi: “Ngài đã để lại cho chúng tôi những gì?”, Benjamin Franklin – một trong bảy “người cha lập quốc” đã trả lời: “Một nền Cộng hòa, thưa bà, nếu bà và con cháu bà có thể bảo vệ được nó”. Cộng hòa tiếng Latinh là Respulica bao gồm Res (điều, thứ) và Pulica (của chung, công cộng). Hai từ gộp lại có nghĩa là điều của chung, trong nền Cộng hòa, điều của chung này chính là luật pháp. Những nhà lập quốc của nước Mỹ có một cơ hội kiến tạo hình thức chính ph
 ủ tùy ý, nhưng những bài học từ lịch sử đã khiến họ lựa chọn cho người dân Mỹ một quốc gia cai trị bằng pháp luật trong một nền Cộng hòa, chứ không phải cai trị bằng số đông trong một nền Dân chủ.

Chính vì thế khi tới Mỹ, dù không cần quá lâu, bạn sẽ bị ấn tượng rằng người dân ở đây có tinh thần tuân thủ pháp luật rất cao, thậm chí theo nhiều người Việt thì còn là hơi máy móc và “kỳ quặc”. Trong tự sự về “Trải nghiệm của một người Việt ‘khùng điên’ ở Mỹ”, anh Misha Doan đã kể về câu chuyện tưới cây đầy “gian truân” của mình. Chả là chủ công ty của ông là Việt Kiều đã lớn tuổi, sống ở Mỹ 10 năm , thi thoảng nhắc anh tưới cho các cây xanh trong khuôn viên văn phòng. Nhưng vị quản lý trẻ tuổi gốc Việt sinh ra ở Mỹ lại không đồng ý vì California đang vào mùa hạn hán, chính quyền kêu gọi người dân tiết kiệm nước sinh hoạt, mỗi ngày chỉ được tưới cây từ khoảng thời gian từ 5 giờ chiều đến 8 giờ sáng.

Ông chủ thì nói cứ tưới đi, ai biết đâu, trong khi vị quản lý nhất quyết là không cho vi phạm luật. Nhưng nếu đợi sau 5 giờ chiều mới tưới thì quá giờ làm việc và anh Doan không thể ở lại làm thêm giờ chỉ để tưới cây. Cuối cùng công ty đã tìm ra một sự thỏa hiệp bằng cách cho anh Doan đi làm trễ 1 tiếng, về trễ 1 tiếng để kịp tưới cây cho đúng Luật. Như vậy họ đã không vi phạm Luật Lao động cũng như Luật tiết kiệm nước của tiểu bang.

Những tình huống quá mới mẻ với người Việt lần đầu sang Mỹ như vậy không phải là hiếm. Các tay lái người Việt vượt đèn đỏ, rẽ không bật đèn xi nhan thường sẽ được gắn mác “chắc là mới sang” ngay trong cộng đồng những người Việt ở đây. Tôi đã từng sống trong cộng đồng người Việt ở các nước châu Âu, họ dù sang đó sinh sống đã hai chục năm, đã có quốc tịch nước sở tại nhưng tính cách “đại khái”, coi thường luật pháp còn khá nhiều, biểu hiện qua cách buôn bán lách luật và lối sống “khác biệt” so với dân bản địa. Nhưng ở Mỹ, chính cộng đồng những người sinh sống lâu năm sẽ nhắc nhở và chỉ cho những người mới đến rằng, họ phải tuân thủ luật pháp và điều đầu tiên khi trở thành công dân Mỹ là phải tuân thủ luật pháp.

Theo anh Doan, nước Mỹ không phải xứ sở thần tiên nhiệm màu, nhưng hầu như ai qua Mỹ cũng được thay đổi theo chiều hướng hoàn thiện hơn. Và một trong những điểm tích cực đó là tính tự giác và tôn trọng Luật pháp. Do luật pháp Mỹ rất khắt khe và công bằng nên bạn sẽ có ý thức phải tuân thủ, dần dà hình thành thói quen. Và khi đã trở thành thói quen tốt, một phản xạ vô điều kiện thì hành vi của bạn một cách vô thức cũng sẽ trở nên có lợi cho cộng đồng hơn.

“Bản thân tôi bây giờ không thể vứt rác bừa bãi, không phải vì sợ bị phạt hay bị chỉ trích, mà bởi thành một thói quen không thể thay đổi”, anh Doan chia sẻ. Chính tôi khi quay trở về Việt Nam cũng khiến nhiều người thân đi cùng mình cảm thấy khó chịu khi tôi cứ nhất quyết phải qua đường ở vạch sang đường. Mặc dù ở Việt Nam tỷ lệ bạn bị phạt khi sang đường không đúng nơi quy định là rất thấp, vì thế tôi không phải là sợ bị phạt, mà đơn giản vì nó đã trở thành thói quen.

Dù bạn ở bất cứ quốc gia nào nếu muốn nhập cư ở Mỹ thì điều đầu tiên khi trở thành công dân Mỹ là phải tuân thủ luật pháp. Ảnh dẫn theo tintucmy.net

“Chúa phù hộ nước Mỹ!” và “Năng lực vĩ đại đi kèm với trách nhiệm vĩ đại”
Người Mỹ có một niềm tin mãnh liệt vào Chúa và nó mãnh liệt hơn bất kỳ quốc gia phương Tây nào khác. Bạn sẽ hiếm khi nào nghe các lãnh đạo ở các quốc gia có tỷ lệ dân theo đạo Thiên Chúa cao nào nói “Chúa phù hộ bạn”, nhưng đó là một câu nói được nghe thường xuyên ở Mỹ từ người dân cho tới lãnh đạo.

Năm 1954, bản tuyên thệ dưới cờ được bổ sung thêm cụm từ “One Nation, Under God” (tạm dịch: Một quốc gia dưới Chúa). Năm 1956, “In God, We Trust” (tạm dịch: Chúng ta tin vào Chúa) trở thành tiêu ngữ quốc gia của Mỹ mà bạn sẽ dễ dàng đọc thấy trên mỗi tờ tiền đô-la.

Chẳng có một chính phủ nào trên thế giới lại có “Bữa sáng cầu nguyện toàn quốc”, một sự kiện thường niên được tổ chức vào ngày thứ Năm đầu tiên của tháng Hai tại Washington, D.C. Hàng năm, có khoảng 3.500 khách mời từ hơn 100 quốc gia tới tham gia sự kiện. Các vị khách mời bao gồm giới chính khách, giới doanh nhân, và những người có tầm ảnh hưởng rộng lớn trong xã hội.

 Kể từ thời Tổng thống Eisenhower tới nay, tất cả các tổng thống Mỹ đều tham dự sự kiện thường niên này.

Trong mắt người Mỹ, họ là con dân của Chúa. Nước Mỹ được thành lập dựa trên cơ sở: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Nhân dân không thuộc về chính phủ mà thuộc về Chúa. Chính phủ không phải là khái niệm cao cả và quyền lực nhất, Chúa mới là người quyền lực nhất. Tổng thống Donald Trump trong bài phát biểu nhân ngày Độc lập đã nhấn mạnh: “Ở Mỹ, chúng ta không tôn kính chính phủ, chúng ta tôn kính Chúa”.

Vì chính phủ cũng là bên dưới Chúa nên họ chẳng có quyền lợi gì cao cả hơn nhân dân. Thậm chí với trí tuệ và khả năng vượt trội hơn mọi người, lãnh đạo và nhà nước phải có trách nhiệm cao hơn trước Chúa, đó là trách nhiệm bảo hộ và làm quốc gia thịnh vượng, vững mạnh hơn.

Và triết lý này còn thể hiện ở ngay cả trong những bộ phim anh hùng bom tấn của Hollywood. Anh hùng khi có được sức mạnh và năng lực siêu nhiên, thì họ phải có trách nhiệm với năng lực đã được ban cho đó. “A great power comes with great responsibilities” (tạm dịch: Năng lực vĩ đại đi kèm với trách nhiệm vĩ đại) là câu nói được lấy làm tư tưởng chủ đạo của bộ phim Người Nhện. Ở Mỹ, trẻ em được dạy ngay từ khi còn nhỏ rằng, Chúa ban cho ai đó sức mạnh thì đó không chỉ đơn giản là một món quà miễn phí mà đi kèm theo là sứ mạng cải tạo và giúp đỡ xã hội, cộng đồng.

Một trong những gia tộc Mỹ giàu có nhất trong hơn một thế kỷ – Rockefeller đã trải qua hơn ba đời giàu có, hưng thịnh. Họ nổi tiếng bởi sự hào phóng và có trách nhiệm với xã hội cũng bởi một tâm niệm rằng: Người giàu chỉ là người được Chúa ủy thác quản lý tài sản mà thôi, họ được trao cho món quà là để quay lại giúp đỡ xã hội.
Triết lý năng lực đi kèm với trách nhiệm này không những chi phối nhân sinh quan của người Mỹ mà thể hiện rõ ràng trong chính sách đối ngoại của quốc gia này. Người Mỹ tin rằng đất nước họ được trao cho vị thế là cường quốc trên thế giới là vinh diệu mà Chúa ban cho họ, vì thế người Mỹ phải hành động để cải tạo thế giới.

Nhiều người không hiểu vì sao nước Mỹ cứ đem quân can thiệp khắp nơi, đánh giá nhân quyền các nước và “nhúng tay” vào mọi vấn đề của thế giới. Tại sao Mỹ luôn đứng đầu danh sách cứu trợ người nghèo Châu Phi và những nơi có thảm họa, thiên tai. Tại sao Mỹ phải viện trợ lương thực cho dân Bắc Triều Tiên, nơi mà lãnh đạo của họ luôn đe dọa bắn tên lửa vào Nhà Trắng… Bởi Mỹ luôn cố gắng để xứng đáng với vai trò số một thế giới, vị thế đã được Thượng Đế ban cho.

Vì thế, không phải chỉ là một lời nói theo thói quen, những câu cuối cùng trong bài diễn văn nhậm chức của Tổng thống Donald Trump là: “Chúa phù hộ các bạn! Và Chúa phù hộ nước Mỹ!”.

Tổng thống Donald Trump trong lễ tuyên thệ nhậm chức.Bài phát biểu nhân ngày độc lập Tổng thống đã nhấn mạnh: “Ở Mỹ, chúng ta không tôn kính chính phủ, chúng ta tôn kính Chúa”. Ảnh dẫn theo todayonline.com

Nền văn hóa có sức dung nạp cao

Hầu như mọi người dân nhập cư khi đến Mỹ đều vì một “Giấc mơ Mỹ”. Một khái niệm nổi tiếng của riêng nước Mỹ, đó là niềm tin về một miền đất tự do, nơi ai cũng có thể theo đuổi những mục tiêu của mình bằng sự nỗ lực và lựa chọn tùy ý.

Nhà văn kiêm sử gia James Truslow Adams đã lần đầu tiên mô tả “Giấc mơ Mỹ” trong cuốn Epic of America (tạm dịch: Thiên Anh Hùng Ca Hoa Kỳ): “…Nó không phải là một giấc mơ về chiếc xe hơi hay đơn thuần là tiền lương cao, mà là một giấc mơ về trật tự xã hội trong đó mọi người đàn ông và đàn bà đều có thể đạt được tầm vóc đầy đủ tùy theo khả năng bẩm sinh của mình, và được những người khác công nhận vì những gì của chính họ, không phân biệt môi trường hoàn cảnh sinh ra hay địa vị ngẫu nhiên của họ”.

Arnold Schwarzenegger từ một người nhập cư vô danh nói tiếng Anh không sõi đã trở thành diễn viên phim hành động nổi tiếng và thống đốc bang California. Ông nội của Tổng thống Trump từ Đức tới Mỹ với một chiếc vali duy nhất năm 16 tuổi, không một xu dính túi và phải bắt đầu bằng công việc thợ cắt tóc. Mười bốn năm sau, ông trở thành ông trùm bất động sản và từ đó là lịch sử sáng lạng của gia đình Trump. Chỉ có ở trên đất Mỹ, những người không có bằng cấp, tiểu sử ấn tượng mới có thể thành công một cách không tưởng. Một anh chàng bán băng đĩa vì có đam mê và am hiểu phim võ thuật nảy ra ý tưởng về một bộ phim pha trộn tất cả các thể loại võ thuật và viết kịch bản. Anh ta đi bán ý tưởng và bộ phim dựa trên kịch bản đó – Kill Bill đã trở nên nổi tiếng không ngờ. Ở một nơi khác, ngoài nước Mỹ, có lẽ anh ta sẽ vẫn mãi là một người bán băng đĩa.

Xã hội Mỹ rộng mở và công bằng, ai cũng có thể tìm được chỗ đứng cho mình, thoải mái theo đuổi đam mê mà không có bất cứ ai cản trở. Chỉ cần làm đúng theo luật pháp, bạn không cần phải chạy chọt, đi cửa sau cho bất kỳ quan chức nào nếu muốn làm kinh doanh chính đáng. Chỉ cần một bản kế hoạch đủ thuyết phục và đến ngân hàng trình bày, bạn có thể được đầu tư để khởi nghiệp dù là dự án nhỏ hay to.

Người Mỹ không quan tâm tôn giáo của bạn là gì hay bạn đến từ đâu. Nếu bạn có khả năng, họ sẽ rót vốn đầu tư cho bạn. Nếu bạn có ý tưởng để thay đổi xã hội, họ sẽ góp tiền cho bạn. Bạn có công trình nghiên cứu hàn lâm khả thi, dù thời gian có lâu, họ cũng sẽ cấp tiền cho bạn. Chính vì tinh thần trọng dụng này nên Mỹ trở thành một cục nam châm thu hút nhân tài. Hàng năm, dòng nhân lực chất lượng cao vẫn ùn ùn đổ về Mỹ và rất nhiều những thương hiệu lớn trên thế giới đều được khai sinh từ đây.

Người Mỹ rất cởi mở với những ý tưởng và họ sẵn sàng chia sẻ. 
Khi họ thất bại, họ cũng sẽ chia sẻ điều đó mà không ngại ngần, giữ thể diện. Vì tinh thần chấp nhận sự thất bại đó nên các doanh nhân Mỹ không hề cảm thấy nhục nhã khi thất bại. Và chính bởi không ngại nên họ sẽ làm lại cho tới khi thành công. Người Mỹ rất ngưỡng mộ những người thành công, họ coi những tỷ phú là những cảm hứng để họ phấn đấu chứ không so bì, ghen tức với người giàu và nổi tiếng. Thành công là một thứ được khuyến khích và chấp nhận, cốt là bạn làm ngay chính.

Nước Mỹ không phải là thiên đường, cũng không phải là địa ngục. Nước Mỹ là một nơi dành cho những trái tim can đảm. – (Phim ‘Người Bắc Kinh ở New York’)

Mỹ không phải là một xã hội kim tiền

Là một đất nước khuyến khích công dân làm giàu, phát triển sự nghiệp cá nhân nhưng nước Mỹ không phải là một xã hội kim tiền. Phần lớn người Mỹ cho rằng, những người giàu có có nghĩa vụ giúp đỡ xã hội, bởi vì họ sở hữu và nắm giữ lượng lớn tài sản của quốc gia. Bởi sự giàu có, thành đạt đều là do Chúa ban cho, nên năng lực lớn luôn đi kèm với trách nhiệm lớn. Từ nhỏ, trẻ em Mỹ đã được dạy về tầm quan trọng của công việc tình nguyện và thiện nguyện. Rất nhiều người Mỹ lựa chọn tham gia công tác từ thiện, dạy học, y tá, cứu viện khẩn cấp và công tác xã hội trong các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu. Cũng có rất nhiều gia đình Mỹ nhận nuôi những đứa trẻ bất hạnh từ các quốc gia khác.

“Ở nơi công cộng nếu gặp được một vị tỷ phú nào đó, bạn thậm chí có thể trực tiếp đến bắt chuyện, nói với họ rằng mình đang gặp phải khó khăn về học phí, rất mong nhận được sự giúp đỡ”, cô Pauline Kelly – nữ nhà văn, giáo sư ngôn ngữ học cho biết. “Thông thường, họ sẽ không từ chối yêu cầu của bạn. Họ sẽ chỉ cho bạn cách liên lạc với trợ lý hoặc quỹ từ thiện, mong bạn hãy tiếp tục giữ liên lạc với họ”. Đây là lối hành xử khiến nhiều người nước ngoài đến Mỹ cảm thấy không thể giải thích nổi.

Tại các thành phố Mỹ cũng có những người dân lang thang ăn xin, không phải là không có trại xã hội cho họ sống mà là họ thích sống ngoài đường. Có một Việt kiều kể rằng, cách đây hơn 10 năm có một trận tuyết rơi rất dày ở New York và nhiệt độ hạ thấp vào đêm Giáng sinh. Thị trưởng thành phố ra lệnh mở tòa thị chính và tất cả bệnh viện đón người lang thang vào trú rét. 

Các bác sĩ cũng được điều động tới khám cho dân lang thang và thậm chí sau đó còn bưng cà phê nóng tới cho họ. Qua mùa rét năm đó, dân vô cư ở New York tụ tập tổ chức một buổi mít-ting lớn. Họ cử đại diện ăn mặc lịch sự ra phát biểu trước công chúng cảm ơn chính quyền thành phố đã cứu họ khỏi chết cóng. Một câu chuyện mang đậm tính cách hóm hỉnh mà hiện thực kiểu Mỹ, những tưởng chỉ có thể thấy trên phim Hollywood.

Một đất nước văn minh luôn có những con người có trái tim chân thành. Ảnh dẫn theo nypost.com

Nói tới phim ảnh, ấn tượng đầu tiên của tôi khi tới đất Mỹ là người dân ở đây có cách nói chuyện, phản ứng hệt như trên các bộ phim Hollywood mà tôi vẫn thường xem. Động tác hình thể, ánh mắt, phản ứng trên khuôn mặt, cách nói tiếng Mỹ đầy màu sắc, và đặc biệt là nụ cười Mỹ. Anh chàng lái xe đón tôi từ sân bay là người Mỹ đen, trông như dân Hip hop. Suốt cả chặng đường anh ta nói chuyện và chỉ cho tôi những điều đặc biệt ở New York, anh cười rất nhiều và muốn tôi có ấn tượng tốt trong lần đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ mặc dù bản thân đang bị ốm. Có thể nói, anh ấy đã thành công, bởi cho tới bây giờ tôi vẫn nhớ nụ cười ấy, rất tươi sáng và chân thành.

Những chuyện người Mỹ giúp đỡ bạn dù không hề quen biết thì không có gì mới mẻ. Xách hộ đồ nặng lên tầng nhà không có thang máy, cho bạn đi nhờ xe một đoạn dài mà thậm chí họ không thuận đường… Tôi còn nhớ câu chuyện đọc đâu đó về hai vợ chồng già người Việt được một người Mỹ sửa chiếc lốp xe giữa trời nắng nóng, trên cung đường vắng vẻ, mồ hôi nhễ nhại mà không hề nề hà. Lúc sửa lốp xong bà nói “Lời cảm ơn của tôi có lẽ không đủ để đáp lại lòng tốt của ông. Tôi biết làm gì cho xứng đây?”. Người đàn ông Mỹ cười và nói: “Chị hãy giúp đỡ những người khác như tôi đã giúp chị hôm nay. Đó là cách cảm ơn tôi tốt nhất”. Những lời nói của người đàn ông này in đậm trong tâm trí của bà và đã thôi thúc bà không ngừng làm việc thiện.

Sau khi ở Mỹ một thời gian, một ni sư người Việt ở California chứng kiến quá nhiều việc tốt khiến bà suy nghĩ. Bà chia sẻ với một Việt kiều khác rằng: “Hóa ra ở đây có rất nhiều người tâm Phật con à, mặc dù phần lớn họ không theo đạo Phật”. Và có vẻ đúng như anh Misha Doan chia sẻ, ai ở Mỹ về cũng đều hoàn thiện hơn theo hướng tích cực. Khổng Tử đã từng nói rằng: “Ở chung với người thiện như vào nhà có cỏ chi lan, lâu mà mà chẳng thấy mùi thơm, tức là mình cũng đã hóa ra thơm vậy”.

Người Mỹ hay bị mang tiếng là thực dụng, nhưng sống với họ bạn sẽ phải học cách sống “thực dụng” của họ, hoặc là bạn sẽ phải thay đổi khái niệm này, từ thực dụng sang thực tế.

Như một người dùng Facebook có tên Vien Huynh đã chia sẻ về sự thực tế của người Mỹ: “Sống thực tế là hiểu rõ thực trạng cuộc sống, không mơ mộng hão huyền hay tìm cách trốn tránh thực tại. Sống thực tế là hiểu rõ năng lực và giá trị thực của bản thân để có thể phát huy tốt nhất khả năng của mình.

Còn sống thực dụng là bất chấp thực tế, bất chấp năng lực thực sự của mình ra sao mà chỉ chăm chăm giành được cái lợi nhỏ trước mắt, ngoài ra mặc kệ hậu quả sau này nghiêm trọng thế nào”.
Thu Hiền


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Yên Bái: Bắt Hiệu trưởng, Hiệu phó bán 6 tấn gạo của học sinh dân tộc bán trú


Bữa cơm của học sinh bán trú. (Ảnh minh họa).


Infonet
06:35 - 22/11/2017

Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú ở xã Bản Công vừa bị bắt về tội tham ô tài sản vì đã bán 6 tấn gạo của học sinh.

Cơ quan Công an huyện Trạm Tấu (Yên Bái) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Nguyễn Đăng Vinh và Vũ Đức Tuyến về tội tham ô tài sản. Ông Vinh là Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú ở xã Bản Công còn ông Tuyến là Phó Hiệu trưởng.


Bước đầu xác định ông Vinh và ông Tuyến đã bán 6 tấn gạo của học sinh để chi tiêu cá nhân. Tổng số tiền bán gạo là 42 triệu đồng.

Sau khi bị bắt để điều tra xử lý, hai người này mới nộp lại được 38 triệu đồng, còn 4 triệu 2 ông nói bỏ ra thuê người bốc vác nên cơ quan chức năng chưa thu hồi được.

Được biết, việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Nguyễn Đăng Vinh và Vũ Đức Tuyến đã được thực hiện cách đây hơn 10 ngày.

Theo một vị lãnh đạo huyện Trạm Tấu, việc bán gạo xảy ra khi dọn kho ở trường phổ thông dân tộc bán trú xã Bản Công, số gạo đang được bốc lên xe thì bị cơ quan chức năng bắt quả tang.

Hải Ngọc

 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhân viên Nhà Trắng 'dính líu tới phụ nữ' ở Việt Nam


Chuyến đi châu Á mới đây của Tổng thống Trump là chuyến công du dài ngày nhất của một tổng thống Hoa Kỳ ở nước ngoài trong 25 năm qua. 



BBC
22-11-2017

Ba quân nhân Mỹ bị cáo buộc có liên hệ "không đàng hoàng" với "phụ nữ nước ngoài" tại Việt Nam trong chuyến thăm vừa qua của ông Trump tới châu Á.

Một quan chức Mỹ giấu tên khẳng định vụ việc xảy ra ở Việt Nam.

Hãng tin Reuters cho hay ba hạ sĩ quan (viên chức không ủy nhiệm) làm việc cho Cơ quan Truyền thông Nhà trắng, đã bị thuyên chuyển công tác vào hôm thứ Ba. 


Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ từ chối cung cấp bất kỳ chi tiết nào liên quan đến vụ này nhưng thừa nhận đang tiến hành điều tra.

Cơ quan Truyền thông Nhà trắng cung cấp các dịch vụ thông tin và hỗ trợ truyền thông cho Tổng thống và các nhân viên của ông.

Trước đó, bốn quân nhân Nhà Trắng cũng cùng nhóm này đối mặt với cáo buộc trong chuyến thăm Panama của Phó Tổng thống Mike Pence hồi tháng Tám, theo tờ Washington Post, trích lời giới chức Hoa Kỳ.

Bốn người đàn ông, hai người thuộc lục quân và hai người thuộc không quân, bị cáo buộc đưa 'phụ nữ nước ngoài' vào trong khu vực an ninh sau giờ làm việc trước khi ông Pence đến nơi. 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đêm cánh đồng



Đêm cánh đồng
một mình ra thăm mùa đông
thương những ngôi sao bé nhỏ
đang run rẩy hay lạc loài đâu đó
đen thẳm bầu trời, 
gió chưa đợi mùa trăng
Không có việc gì
ếch nhái mùa này đâu có
Có cũng đừng bắt chúng làm chi
tội tình những sinh linh bé nhỏ
còn gian nan trong vòng luân hồi
mắc kẹt vào đâu đó
trong đêm đặc quánh, vô cùng
Kệ luôn loài sâu bọ
đêm đen này là lúc chúng làm vua
nhảy múa và chơi đùa
trên nỗi đau mặt đất
bạn cũng chẳng thể làm gì nếu bạn yêu hay ghét
loài côn trùng xấu xa
Thời con hoang lộng lẫy xây tòa
ngu cùng tham dắt tay nhau chễm chệ
chiếm những ngôi cao sạch sẽ trong làng
khiến bạn không còn chỗ
đành bỏ ra cánh đồng
mắc kẹt vào bóng tối
trước mặt và sau lưng
bạn không thể làm gì
chỉ có thể làm thơ thầm bằng trí nhớ
bằng hương của cánh đồng
hình ảnh còn sót lại nơi bờ cỏ
Tự trấn an mình bằng triết lí "SẮC KHÔNG"
triết lí của kẻ thua
hay là viển vông?
Bạn cũng đừng nghĩ suy thêm nữa
"Mai này sông rồi lại trong.."
như người đời vẫn hát
rồi!
lấp lánh bầy sao sẽ thoát ra
hồi hộp
huy hoàng
yêu thương sẽ lại tập bơi..
Thương chúng là thương hoài..
Nếu bạn chưa dở hơi!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CÓ MỘT THỜI SÔI ĐỘNG NỮA KHÔNG?




Có lẽ trong giới báo chí cũng như mọi người còn nhớ có một thời báo chí sôi động bởi những phóng sự văn học nói về những bức bách, nghịch lí, bất công của cuộc sống với tinh thần nhập cuộc và trách nhiệm công dân của các nhà báo. Đó không phải là những vụ việc có tính hình sự hay khêu gợi sự tò mò giết, hiếp hay hotgirl lộ hàng như thị hiếu hôm nay. Mà là những vấn đề sống còn của sự phát triển, độ vênh của lí thuyết và cuộc sống thực tại, những chính sách lỗi thời trở thành sự cản trở sự đi lên của xã hội mà chưa tháo gỡ…Phải nhớ răng thời đó, thực tiễn cuộc sống đã đặt ra những vân đè của sự phát triển xã hội mà các chính sách không theo kịp, không cập nhật được đã là mối quan tâm hàng đầu của dư luận. Yêu cầu đó buộc trí thức và giới truyền thông phải dũng cảm dấn thân với trách nhiệm công dân cao cả. Hơn nữa với tinh thần “cởi trói”, báo chí cũng như văn học nghệ thuật nói chung, đã tiệm cận được đến tính Chân Thiện Mĩ như trong Nghị Quyết 05 của Bộ chính tr(khóa 6)ị…
Làm nên một thời kì sôi động ấy, phải là nhiều tiếng nói với âm tầng cao thấp nóng lạnh khác nhau, đa thanh, đa âm, không riêng của một giai điệu nào dù nó có là giai điệu. Ở đây với sự quan sát hạn hẹp chủ quan, người viết chỉ đề cập đến sự nhập cuộc hăng hái và trách nhiệm của tờ Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, dường như chính nó, với đặc thù vừa là văn chương vừa là báo chí, đã làm sống lại một thể loại văn học mà Văn hào Vũ Trọng Phụng khởi xướng cách đây hơn nửa thế kỉ, thể loại Phóng sự điều tra đầy chất văn học. Nhất là khi nhà văn Nguyên Ngọc về làm tổng biên tập thì nó là sự cộng hưởng của nhiều đòi hỏi đổi mới và phát triển.
Văn chương như tiếng chim gọi bầy, một tiếng chim cất lên véo von thì cả bầy như vẫy gọi mà hót theo, một tiếng cất lên nửa chừng bị bót nghẹt thì cả bầy liền im bặt. Khi “Câu chuyện về ông Vua Lốp”( Trần Huy Quang) báo Văn nghệ ra vào đầu năm 1987 lên tiếng về người dân mất quyền sản xuất, làm ra của cải cho xã hội lại là tội, và đòi quyền được tư hữu của cải nhà cửa mình làm ra, phóng sự ấy không những không bị cấm mà còn được in đi in lại nhiều nơi, được nhiều người tìm đọc thì nó như một tín hiệu tốt đẹp cho những người viết. Quả nhiên, liền đó những bút kí phóng sự phản ánh những bức xúc xã hội tới tấp gửi đến báo Văn nghệ. Những Cơn sốt vàng ở Hiệp Đức của Trinh Đường, Tiếng hú con tàu của Vân Anh, Lời khai của bị can của Trần Huy Quang, Đá nổi xôn xao của Hoài Tố Hạnh, Làng giáo có gì vui, Anh hùng khi đã sa cơ của Hoàng Minh Tường…
Có lẽ lần đầu những khoảng tối trong quản lí nhà nước được trình bày trên mặt báo một cách cặn kẽ đầy đủ và rất gây xúc động. Phương châm nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật đang là xu hướng trong quá trình đổi mới để phát triển, lần đầu tiên người đọc bình thường mới được nghe, được đọc, được tiếp cận với những sự thật cay đắng, khốc liệt và đầy nước mắt trong cuộc sống con người. Người ta phá tan tất cả để tìm vàng, những con tàu lầm lũi nhếch nhác, những mái trường mà giáo viên như những anh hành khất…những khuất lấp ấy lần đầu tiên như bước ra ánh sáng. Nỗi đau này là có thật, nó không còn được khoác tấm voan hào nhoãng nữa. Thân phận một anh thợ thủ công Hà Nội mỗi năm làm ra hàng ngàn chiếc lốp xe thồ bằng phế liệu mà còn bị bỏ tù, bị tịch thu nhà cửa, mất quyền mưu cầu hạnh phúc…thế mà vãn luôn thắp hương cầu khân các cơ quan pháp luật khỏe mạnh và sáng suốt làm cho đúng pháp luật, đừng đổ oan cho người dân làm ăn lương thiện… lần đầu tiên được trưng ra, nó động đến tâm can và lương tri người bình thường, làm nhức nhối những người lạnh đạo có tâm huyết với đất nước. Lời khai bị can không chỉ nói về sự lệch pha giữa cơ chế và cuộc sống, chính sách và thực tế, mà nó là thân phận của một người lao động, một người thợ. Trong bài Phiếm luận về văn học nghệ thuật, Trần Bạch Đăng viết “ Không biết bao nhiêu khái niệm tưởng chừng nằm chết trong các công thức bất di bất dịch, nay bị cuộc sống sóc dậy, lật bề mặt, bề trái, mổ xẻ…vấn đề dân chủ, tự do, tự do ngôn luận, vấn đề đánh giá lịch sử, đánh giá con người… trong từng quốc gia xhcn đòi giải đáp chân thực, có những giải đáp trần trụi khiến chúng ta lạnh toát người như “Sám hối” ở Liên Xô và “Lời khai của bị can” ở Việt Nam ta” Và đây nữa, cũng của Trần Bạch Đằng: “Lời khai của bị can” rất ngắn gọn song mang tầm bao quát phản ánh cái khiến tất cả những ai còn chút lương tri đều nhức nhối…”( Văn nghệ số 17 năm 1988)
Những người làm báo đều rất mong muốn có những bài hay. Trong một số báo có nhiều bài hay là sự không thể, nhưng một tuần, một tháng, một quí phải có vài bài khá hoặc hay có thể gây dư luận. Nhưng báo Văn nghệ thời đó đã làm được hơn thế. Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiếp đang làm bạn đọc nức nở chưa nguôi thì Khách ở quê ra của Nguyễn Minh Châu, một truyện ngắn lạ đến nỗi tòa soạn lúc đầu định in làm hai kì, sau sợ không ra được kì hai, nên cứ in một kì. Quả nhiên số báo ra không bị cấm nhưng ý kiến quá khác biệt nên tòa soạn phải làm một cuộc hội thảo về Khách ở quê ra. Khách ở quê ra vừa yên thì lại đến Cái bóng cọc, một truyện ngắn nói về sự vô cảm của con người của Bùi Hiển. Ban biên tập lại phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm, mà không biết kiểm điểm về cái gì.
Tuy nhiên, những quả bom phát nổ kể trên đã làm rung chuyển 17 Trần Quốc Toản nhưng cũng chưa phải là động đất để lại dư chấn cho mãi đến hôm nay trong giới văn hoc như khi in tiểu luận của Nguyễn Minh Châu: Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn học minh họa.
Không biết từ khi nào, có lẽ từ đầu năm 1987, chiều thứ năm hàng tuần, tụ tập rất đông người trên đoạn phố đầu Trần Quốc Toản, xung quanh tòa soạn báo Văn nghệ. Một vài đám trong quán nước chè chen trên vỉa hè. Một dãy dài xích lô mà chủ nhân của nó nằm ghếch chân lên càng, mũ chụp lên mặt không biết thức hay ngủ. Những người đàn ông qua qua lại lại như đi tập thể dục. Không biết họ là ai và cũng không ai nghĩ họ là ai. Hóa ra họ là những người chờ đợi để được mua sớm nhất tờ Văn nghệ tuần đó. Khi chíếc xe chở một ít báo từ nhà in về tòa soạn thì những người ấy liền vào mua, người đọc người mang đi bán. Sự đón đợi của bạn đọc trên phố những năm ấy đã thành lệ, và dù sau này lâu lắc bao nhiêu thì những người làm báo Văn nghệ thời đó cũng khó mà quên được.
Phản ứng của các cấp quản lí với những phóng sự trên báo hết sức tích cực. Hà Nội đã tổ chức mấy cuộc hop để cùng báo chí giải quyết vấn đề “Vua Lốp”, như Trần Bạch Đằng viết người có chút lương tri đều cảm thấy nhức nhối. Nhưng cuộc sống đâu phải chỉ có số phận người thợ thủ công hay doanh nghiệp nhỏ bị cơ chế xóa sổ, một đoàn tàu nhếch nhác, một đơn vị từng là anh hùng nhưng vướng cơ chế mà tàn lụi? Cuộc sống muôn hình vạn trạng lắm, mà nhìn vào đâu cũng thấy vướng. Số phận người nông dân, chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối như thế sao không đủ ăn? Người lính sau hàng chục năm chiến đấu trở về, sao họ sống khổ vậy? vân vân…Là những vấn đề chưa có trên mặt báo. Cả vấn đề đạo đức, hình như đang bị băng hoại. Nói chung là văn hóa, cái mà cần chống đỡ nhất để nó không bị hăng hoại là văn hóa. Tổng biên tập Nguyên Ngọc nêu vấn đề như vậy và kêu gọi các nhà văn trong và ngoài tòa soạn viết.
Trong số báo Tết năm 1988, bên cạnh rất nhiều bài vui khẳng định những thành quả xây dựng CNXH, có một bài bút kí đọc rơi nước mắt của một cây bút rất mới, Cái đêm hôm ấy đêm gì của Phùng Gia Lộc. Chấn động của bút kí ấy còn đến hôm nay là chuyện không còn phải bàn, nhưng cái bút kí ấy gây ra một hậu quả không ai ngờ. Tác giả của nó, anh Phùng Gia Lộc phải trốn chạy khỏi quê nhà, anh ra Hà Nội tá túc nơi bạn bè người ít bữa, nhất là vợ chồng nhà thơ Bế Kiến Quốc cưu mang anh mấy tháng trời, cho đến khi mọi việc được dàn xếp. Cái hệ quả thứ hai là phản ứng của ông Đặng Bửu bằng một bức thư in ở trang bạn đọc nhưng nó đã gây nên một đợt phong ba của những người phản ứng lại phản ứng của ông Đặng Bửu. Hàng tuần tòa soạn nhận được hàng ngàn thư phê phán ông Đặng Bửu bảo thủ, không dám nhìn thẳng vào thực tại của đời sống nông dân hiện nay. Lúc đầu tòa soạn trích đăng những thư ấy, sau nhiều quá và thấy không cần thiết nên chỉ nêu tên và cảm ơn. Tiếp đó là phóng sự Người đàn bà quì của Trần Khắc , Nỗi oan khuất của cây dâu của Quách Vinh, Hàng trình N P K của Trương Điện Thắng, Trở lại những cánh rừng của Trần Quang Quí, Đêm Trắng và Tiếng đất của Hoàng Hữu Các. Những phóng sự sinh động và sâu sắc vê nông dân và nông thôn tồn tại như một tác phẩm văn học.…
Với vấn đề nông dân,nông thôn, chỉ với Cái đêm hôm ấy đêm gì và Người đàn bà quì, chúng ta đã đi thẳng vào cái mấu chốt của nông thôn, cái tình thế cực kì cấp bách: nếu không đổi mới thì nông dân không lâu nữa sẽ trở lại thời chị Dậu của Tắt đèn. Phải giải phóng nông dân khỏi hợp tác xã, phải đưa ruộng đát trả về cho nông dân. Nhưng bằng cách gì mà vãn giữ được đường lối. Không tưởng như nước kết hợp với lửa, không khó làm sao người ta phải loay hoay hàng mấy chục năm? Cuối cùng thì cũng có người đành liều đi theo lối mà một người trước đó đã từng đi nhưng không ai cho đi, đó là khoán ở Hải Phòng và mạnh mẽ hơn là làng Thổ Tang trên Vinh.Phú. Thổ Tang là một ngôi làng rất lạ. Năm 1975 họ đã mang hàng triệu lá cờ đỏ sao vàng vào bán cho dân Sài Gòn. Họ là nơi độc quyền cung cấp thịt bò thịt trâu cho cả Hà Nội luôn mấy chục năm. Họ có chợ lao động từ rất lâu, những năm 60, thế kỉ trước.Với tính nhạy bén và coi trọng hiệu quả, họ đã thực hiện khoán ruộng cho nông dân từ thời ông Kim Ngọc bí thư . Khoán là một cách trung hòa được giữa công hữu và tư hữu ruộng đất, người nông dân được giao ruộng đất để cày cấy nhưng không phải ruộng của họ, chỉ như nhà nước cho mượn vậy. Chỉ thế thôi nhưng sản lương đã lên, năng suất đã tăng, nông dân không còn bị đói..
Nhà văn Nguyên Ngọc vốn quen biết Vĩnh Phú nên cử nhà văn Trần Huy Quang đi viết về khoán nông nghiệp ở Thổ Tang và ngay tuần sau trên báo đã có bút kí Người biết làm giàu viết về cách làm giàu của dân Thổ Tang. Thổ Tang có cái chợ rất to, chợ làng nhưng cả huyện cả tỉnh, các tỉnh đều đến đó cất hàng. Người Thổ Tang không có thứ gì là không buôn, từ lông gà lông vịt, da trâu, da hổ, thuốc bắc, hồ tiêu, trầm hương, đồng đen đến ô tô, máy bay hỏng, máy thủy, toa xe lửa... Dân Thổ Tang biết buôn bán mới giàu nhưng không bỏ ruộng. Ruộng của họ đã có chợ lao động làm. Chợ họp lúc 4,5 giờ sáng, người tứ chiếng không công ăn việc làm cứ đến đó. Dân Thổ Tang xách đèn ra soi, xem ai được thì đưa về, làm trong ngày, cày hay gặt, xong thanh toán. Họ chỉ tính đến hiệu quả, cả làng làm vậy nên không ai phê phán ai là bóc lột…
Chọn Thổ Tang để viết, tôi nghĩ Nhà văn Nguyên Ngọc gặp tình cờ nhưng khi báo ra một thời gian thì mới biết nhiều tỉnh , nhiều huyện muốn hướng nông thôn mình phát triển theo kiểu Thổ Tang. Thổ Tang cũng là nơi trên về nghiên cứu tham khảo để ra NQ 10.
Gần cuối năm, phóng sự trên báo lại gây vài chấn động nữa: Thủ tục làm người còn sống của Minh Chuyên và Tiếng kêu cứu của một vùng văn hóa của Võ Văn Trực. Người lính tưởng đã chết, đơn vị báo tử nhưng người lính ấy chỉ bị thương không chết được người dân cứu sống, sau hòa bình mới tìm được vê quê hương. Nhưng anh đã là liệt sĩ rồi thủ tục để anh thành người còn sống lại cực kì gian nan. Bút kí gây xúc động ở chỗ người ta thấy người lính muốn làm người sống còn khó hơn chết. Tiếng kêu cứu về một vùng văn hóa là bài kí đầu tiên trong ý tưởng phản ánh về sự xuống cấp hay đổ vỡ về văn hóa và đạo đức được tòa soạn giành nhiều thời gian triển khai. Xây dựng lại phải bắt đầu từ văn hóa. Văn hóa dễ bị phá vỡ nhưng rất khó để xây dựng lại. Và cũng rất chậm để hồi phục.
Nhưng báo Văn nghệ đã có sự thay đổi, thời tiết đã thay đổi. Tổng biên tập báo, Nhà văn kích hoạt cho một thời văn học đạt đến đỉnh cao, đã chuyển sang Hội làm công tác khác. Trên đoạn phố Trần Quốc Toản, vào chiều thứ năm hàng tuần, người ta không còn thấy những chiếc xích lô nối đuôi nhau dái từ đầu phố đến ngã tư Bà Triệu – Trần Quốc Toản, chủ nó lơ mơ chỉ để chờ mua cho được sớm nhất, đọc sớm nhất một thiên phóng sự mới trên báo Văn nghệ.. .
Hn 10. 2017

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Vì sao chuyên gia Mỹ nói Trung Quốc không đủ tiêu chuẩn lãnh đạo châu Á dù Mỹ rút lui?


Vì sao chuyên gia Mỹ nói Trung Quốc không đủ tiêu chuẩn lãnh đạo châu Á dù Mỹ rút lui?
Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các phu nhân tham quan Tử Cấm Thành, Bắc Kinh. Ảnh: Reuters
Chuyên gia Mỹ cũng cho rằng, không phải Trung Quốc dẫn đầu châu Á mà sẽ có sự lãnh đạo đa dạng ở khu vực này.
Trong chuyến công du châu Á vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục nhấn mạnh chính sách "Nước Mỹ trên hết" khiến phần lớn giới phân tích cho rằng, Trung Quốc sẽ có cơ hội thay thế Mỹ, trở thành cường quốc lãnh đạo ở châu Á.
Tuy nhiên, giới chuyên gia Mỹ-Trung nhận định, Trung Quốc không dễ dàng lấp đầy khoảng trống quyền lực của Mỹ ở châu Á bởi khu vực này còn có những lựa chọn khác.
Cơ hội lãnh đạo châu Á
Tại hội nghị thường niên do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) tổ chức mới đây, mở đầu buổi thảo luận, có tới 70% học giả tham gia dự đoán, Trung Quốc nhất định sẽ tận dụng sự thiếu xác định của chính phủ Tổng thống Trump để thiết lập vị trí lãnh đạo của mình ở châu Á nhưng khi kết thúc, chỉ có 33% người tin rằng, Trung Quốc chắc chắn có thể dẫn đầu châu Á.
Vì sao chuyên gia Mỹ nói Trung Quốc không đủ tiêu chuẩn lãnh đạo châu Á dù Mỹ rút lui? - Ảnh 1.
Theo học giả Trung Quốc, trong tương lai không chỉ có một quốc gia duy nhất giành quyền lãnh đạo ở châu Á. Ảnh AP
Ông Trần Định Định, Giáo sư Học viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Ký Nam Quảng Châu lập luận rằng, Trung Quốc có thể trở thành cường quốc lãnh đạo ở châu Á nhưng sự lãnh đạo ở châu Á không dừng lại ở một quốc gia.
Học giả Trung Quốc cho rằng, chính sách của chính phủ Trump trên toàn cầu, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thậm chí ngay trong mối quan hệ song phương giữa Mỹ và các quốc gia khác đều thiếu sự chắc chắn và điều này sẽ làm suy yếu hình ảnh và vị thế của Mỹ trên toàn thế giới, từ đó đem lại cho Trung Quốc những cơ hội nhất định.
"Nếu việc Mỹ từ bỏ châu Á được duy trì, điều này sẽ tạo khoảng trống cho các quốc gia khác ở châu Á phát triển nhưng Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất. Các quốc gia khác nhưng Nhật Bản, Ấn Độ... đều có các biện pháp thiết lập địa vị của họ ở châu Á và các khu vực khác", ông Trần bình luận.
Theo ông này, việc Trung Quốc có thể tạo dựng một vị trí đứng đầu ở châu Á hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm các vấn đề đối nội, sự phát triển của các quốc gia châu Á khác cũng như quỹ đạo trỗi dậy của Trung Quốc ở châu Á.
Ông Trần Định Định dự đoán, châu Á có khả năng xuất hiện sự lãnh đạo đa dạng. Ví dụ, Nhật Bản sẽ đóng vai trò trụ cột của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương(TPP) mà hồi đầu tháng 11, tại Hội nghị cấp cao APEC ở Việt Nam, sáng kiến này đã đổi tên thành Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Chuyên gia về vấn đề Nhật Bản của tờ Wall Street Journal (Nhật báo phố Wall) Andrew Browne cho rằng, TPP có thể tồn tại là thách thức đối với một khái niệm đơn giản hóa, tức trật tự châu Á do Mỹ dẫn đầu sẽ nhường chỗ cho trật tự châu Á do Trung Quốc lãnh đạo.
Ông Trần Định Định nói rằng, bất cứ một quốc gia châu Á nào có sức mạnh và ý đồ xác lập địa vị lãnh đạo ở châu Á và các khu vực khác đều có thể làm được điều này.
"Các quốc gia có thể lãnh đạo châu Á rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở một quốc gia như Mỹ hay Trung Quốc", Trần cho rằng, quốc gia nào phát huy vai trò lãnh đạo không quan trọng bằng việc tạo ra lợi ích cho cộng đồng.
Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc chưa đủ tiêu chuẩn
Ông Evan Feigenbaum, Phó Chủ tịch Viện Paulson tại Đại học Chicago (Mỹ) cho biết, cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, châu Á trở thành động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhưng Trung Quốc không thể trở thành trung tâm của châu Á dù nước này đóng vai trò quan trọng tại khu vực.
Ông Feigenbaum cũng nhấn mạnh, việc Mỹ rút khỏi TPP chứng tỏ nước này rút khỏi châu Á trên phương diện kinh tế thì Nhật Bản và Australia sẽ nổi lên, thay thế.
Học giả Mỹ cho rằng, Trung Quốc cần phải đáp ứng một số tiêu chí để trở thành quốc gia dẫn đầu ở châu Á nhưng theo quan điểm của ông, nước này không thể đạt được các tiêu chí như vậy.
Vì sao chuyên gia Mỹ nói Trung Quốc không đủ tiêu chuẩn lãnh đạo châu Á dù Mỹ rút lui? - Ảnh 2.
Ông Tập Cận Bình đón tiếp ông Donald Trump ở Bắc Kinh.
Ông nói: "Thứ nhất, sức mạnh kinh tế của một quốc gia có thể khiến quốc gia này trở thành cường quốc chiến lược. Thứ hai, một quốc gia cần có khái niệm chiến lược lớn, tối đa hóa sức mạnh kinh tế, quân sự và ngoại giao, để thực hiện mục tiêu chiếc lược tham vọng của mình.
Thứ ba, một quốc gia phải có mô hình mà các nước khác đều muốn mô phỏng và vượt qua cũng như có thể được sao chép. Thứ tư, là quốc gia lãnh đạo nhất thiết phải có những nước khác ủng hộ, hướng tới. Thứ năm, cần có sức mạnh đẩy lùi các đối thủ. Thứ sáu, cần có năng lực giành vị thế lãnh đạo".
Theo ông này, kinh tế Trung Quốc đang phát triển và mức độ hội nhập kinh tế với các nước khác ở châu Á cũng rất cao nhưng điều này không thể khắc phục được sự đối lập với vấn đề an ninh. Sự đối lập giữa kinh tế và an ninh xuất hiện trong quan hệ của Trung Quốc và các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương.
Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc không thể phát triển thành một sức mạnh chiến lược, ông Feigenbaum nhấn mạnh.
Về tiêu chuẩn thứ hai, ông này cho rằng, chiến lược Vành đai và con đường cũng như Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á của Trung Quốc đều "có vấn đề". Về tiêu chuẩn thứ ba, Feigenbaum nhận định, mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc không dễ nhân rộng ở các nước khác.
Học giả Mỹ cho hay, các nước xung quanh không phải đồng minh của Trung Quốc. Các nước này đều có lực lượng hải quân viễn dương hoặc là nước sở hữu vũ khí hạt nhân hoặc không cần phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế.
Về luận điểm cuối cùng, Feigenbaum cho rằng, "Trung Quốc không thể đẩy Mỹ ra khỏi châu Á" bởi trên thực tế, các quốc gia xung quanh Trung Quốc đều mong muốn Mỹ ở lại châu Á dưới hình thức nào đó nên Trung Quốc không thể cạnh tranh vị trí lãnh đạo cuối cùng".
Ông này kết luận, châu Á sẽ là một châu Á "đa dạng" và trong bối cảnh này, thách thức lớn lớn nhất của Trung Quốc là một số nước như Nhật Bản, Australia sẽ không chấp nhận sự lãnh đạo của Trung Quốc, còn thách thức lớn nhất đối với Mỹ là "châu Á có thể trở thành châu Á do người châu Á lãnh đạo".

Phần nhận xét hiển thị trên trang