Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Đi tìm chủ nhân thực sự của biệt thự L09 Sơn Trà


NHÓM PV ĐÀ NẴNG 

TTO - Quá trình cấp đất biệt thự L09 cho cá nhân để xây dựng ngôi biệt thự trên núi Sơn Trà có dấu hiệu ưu ái. Sau nhiều lần điều chỉnh, hiện tổng diện tích khu đất đã lên đến 12.413m2.

Vừa qua, khi trả lời báo chí, ông Nguyễn Thành Tiến, phó chánh văn phòng UBND TP Đà Nẵng, nói rằng thông tin về lô đất biệt thự L09 ở Sơn Trà là "bí mật", chưa thể công bố. Vậy ai thực sự là chủ lô biệt thự trên?

Quá trình cấp lô đất L09 cho cá nhân để xây dựng ngôi biệt thự trên núi Sơn Trà có dấu hiệu ưu ái. Hiện tổng diện tích khu đất sau nhiều lần điều chỉnh đã lên đến 12.413m2.

Đất cứ "phình" ra

Theo tài liệu mà Tuổi Trẻ có được, ngày 14-3-2006, Ban quản lý dự án Sơn Trà - Điện Ngọc có tờ trình gửi UBND TP Đà Nẵng về việc đề xuất chọn địa điểm và giao quyền sử dụng đất khu đất ký hiệu L09 cho bà Lê Thị Ngọc Oanh (chị dâu ông Đào Tấn Bằng, nguyên phó chánh văn phòng UBND TP Đà Nẵng, hiện là chánh văn phòng Thành ủy Đà Nẵng) để xây dựng biệt thự và vườn sinh thái. 

Trong đó ban quản lý đề nghị chuyển quyền sử dụng đất 300m2 và cho thuê đất với diện tích 7.700m2.

Trên cơ sở đề nghị của Ban quản lý dự án Sơn Trà - Điện Ngọc, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng lập thủ tục trình lãnh đạo UBND TP xem xét ban hành công văn về việc chọn địa điểm giao đất xây biệt thự và vườn sinh thái. 

Trong phiếu trình của văn phòng UBND TP có nêu chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng lúc đó là ông Nguyễn Bá Thanh đã có ý kiến thống nhất theo đề nghị của Ban quản lý dự án tại buổi đi kiểm tra thực tế.

Sau đó, UBND TP Đà Nẵng đã có văn bản đồng ý theo đề nghị của Ban quản lý dự án Sơn Trà - Điện Ngọc về việc chuyển quyền sử dụng đất với diện tích 300m2 để bà Lê Thị Ngọc Oanh đầu tư xây dựng biệt thự tại khu đất trên. 

Phần diện tích đất 7.700m2 còn lại, bà Oanh được thuê để tiếp tục quản lý sử dụng vườn cây nhằm duy trì và phát triển hệ sinh thái tại bán đảo Sơn Trà.

Ngày 17-5-2006, Sở Tài chính có tờ trình đề xuất giá đất chuyển quyền sử dụng đất lô L09 đối với 300m2 đất xây biệt thự là 2,5 triệu đồng/m2, phần đất còn lại giá thuê đất là 2.000 đồng/m2.

Nhưng đáng nói là sau đó, khu đất biệt thự này được TP Đà Nẵng ưu ái điều chỉnh quy hoạch mở rộng diện tích rất lớn với mục đích "phát triển hệ sinh thái rừng".


Ngày 27-11-2011, Sở Xây dựng Đà Nẵng có tờ trình phê duyệt điều chỉnh sơ đồ ranh giới sử dụng đất.

Ngay lập tức, văn phòng UBND TP lập thủ tục trình lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng ban hành công văn phê duyệt sơ đồ ranh giới sử dụng đất điều chỉnh lô L09 với tổng diện tích sử dụng lên tới 12.413m2, trong đó đất giao phát triển hệ sinh thái rừng là 3.913m2, đất thuê dùng để trồng cây xanh, hồ nước, đường giao thông, phụ trợ là 8.200m2 và đất giao quyền sử dụng đất xây dựng biệt thự là 300m2.

Tiếp đó, năm 2013, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng lại có tờ trình đề nghị phê duyệt điều chỉnh ranh giới sử dụng đất. Sau đó, UBND TP Đà Nẵng ban hành văn bản phê duyệt điều chỉnh lô L09 thêm một lần nữa. 

Tổng diện tích điều chỉnh là 12.413m2, trong đó tăng đất giao quản lý phát triển hệ sinh thái rừng lên 7.413m2, giảm đất thuê dùng để trồng cây xanh, hồ nước, đường giao thông, phụ trợ còn 4.700m2 và đất giao quyền sử dụng đất để xây dựng biệt thự là 300m2.

Không dừng lại đó, ngày 11-5-2013, bà Lê Thị Ngọc Oanh có đơn kiến nghị liên quan đến mục đích sử dụng đất lô đất L09. 

Cũng ngay lập tức, văn phòng UBND TP Đà Nẵng đã có tờ trình và ngày 22-5-2013, lãnh đạo UBND TP ban hành công văn thống nhất mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích 4.700m2 (thời hạn sử dụng 50 năm và trả tiền thuê đất một lần) là sử dụng chủ yếu trồng cây xanh phát triển hệ sinh thái rừng khu vực bán đảo Sơn Trà tạo cảnh quan, làm hồ nước tưới cây.

Biệt thự đã được chuyển nhượng

Ông Hoàng Đình Bá, nguyên trưởng Ty Lâm nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng, cho biết khu vực mà UBND TP Đà Nẵng đã lập dự án 137 lô biệt thự tại Sơn Trà nguyên trước đây nằm gần khu vực 20ha của Khu nghiên cứu định vị được thành lập từ thời tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. 

Khu vực này trồng cây theo tiêu chuẩn nghiên cứu định vị, khoa học; những lô thực nghiệm tiếp nhận cây, giống của người dân và lãnh đạo cấp cao gửi tặng. 

Tuy nhiên, khi rục rịch có chuyện giao đất giao rừng ở Sơn Trà, khu vực này bắt đầu bị phá cây, chiếm đất.

Ông Bá cho biết ban đầu chính quyền địa phương lập là 143 lô biệt thự, nhưng sau đó được sửa lại còn 137 lô. Ông Bá cho rằng có một giai đoạn Sơn Trà xảy ra tình trạng chiếm đất khá ồ ạt. 

Chính quyền địa phương không giải quyết được, nên mới có câu chuyện giao đất giao rừng ở Sơn Trà cho cấp xã quản lý nhằm hợp thức hóa việc chiếm đất. 

Ông Bá cho rằng khu vực 137 lô đất, gồm cả lô đất L09 được cấp, là khu vực có rừng. Theo ông Bá, Sơn Trà là rừng cấm, rừng quốc gia nên việc giao đất giao rừng, phân lô biệt thự tại đây là phạm luật, chỉ được đầu tư tôn tạo, bảo vệ. 

"Đà Nẵng phạm luật khi giao đất giao rừng và hợp pháp hóa việc làm sai, cùng với đó là việc lập quy hoạch du lịch tại đây thì không đúng" - ông Bá nói.

Cũng liên quan đến 137 lô biệt thự tại Sơn Trà, ở cuộc làm việc của UBND TP Đà Nẵng với Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, ông Huỳnh Tấn Vinh - chủ tịch hiệp hội đã chất vấn lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng liên quan đến vấn đề pháp lý của các dự án tại Sơn Trà, các căn biệt thự tư nhân liệu có được đưa vào rà soát hay không. 

Tuy nhiên, lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng chỉ ghi nhận và cho biết sẽ báo cáo Chính phủ.

Điều ngẫu nhiên, chỉ hai tháng sau khi ông Nguyễn Bá Thanh qua đời, ngày 25-4-2015 Văn phòng đăng ký đất đai quận Sơn Trà đã xác nhận bà Oanh chuyển nhượng quyền sử dụng toàn bộ đất biệt thự L09 cùng tài sản gắn liền trên đất cho ông Lê Hữu Tiến và vợ là bà Võ Thị Thanh Vân. 

Được biết, ông Tiến là em bà Lê Thị Quý, vợ ông Nguyễn Bá Thanh.
***

Cán bộ tham mưu để cấp đất cho bà Oanh

Tìm hiểu của Tuổi Trẻ cho thấy trong quá trình cấp đất, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, ranh giới sử dụng đất, thu hồi đất, giao đất chủ yếu do phòng quản lý đô thị và phòng kinh tế tổng hợp văn phòng UBND TP tham mưu.

Các cá nhân gồm ông Nguyễn Văn Cán (chánh văn phòng UBND TP Đà Nẵng, đã nghỉ hưu), ông Đào Tấn Bằng (nguyên phó chánh văn phòng UBND TP Đà Nẵng, hiện là chánh văn phòng Thành ủy Đà Nẵng), ông Phan Xuân Ít (nguyên phó chánh văn phòng UBND TP, đã nghỉ hưu), ông Nguyễn Viết Vĩnh (trưởng phòng quản lý đô thị).

Trong vụ cấp đất khu biệt thự này cho bà Oanh, nổi bật là vai trò của ông Đào Tấn Bằng (em chồng bà Oanh).


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sốc: 102 người thương vong vì mưa lũ lịch sử


KHÁNH VŨ
LĐO - Theo báo cáo nhanh của các địa phương, tính đến 16 giờ chiều 12.10.2017, thiệt hại bước đầu do mưa lũ tại nhiều địa phương đã gia tăng, đặc biệt là số người thương vong do mưa lũ đã lên đến 102 người.

Theo báo cáo Văn phòng thường trực BCĐ Trung ương về PCTT, tính đến 16 giờ ngày 12.10.2017, mưa lũ đã cướp đi sinh mạng của 102 người, trong đó có 38 người bị chết, 42 người bị mất tích, 22 người bị thương. Mưa lũ cũng khiến 235 ngôi nhà bị “xóa sổ”, 1.367 ngôi nhà bị thiệt hại từ nặng đến rất nặng, trên 17.000 ngôi nhà bị ngập nước, 746 ngôi nhà phải di dời, trên 8.000ha lúa và 26.691ha hoa màu bị úng ngập, thiệt hại, 1.186 con gia súc, 46.945 con gia cầm bị cuốn trôi…

Về đê điều, tại Thanh Hóa: Tuyến đê tả Chu (đê cấp 2) từ K17+245 – K17+332, đoạn K27+350 – K27+360 bị sạt lở; tuyến đê bao Tế nông bị vỡ dài 3m; một số đoạn đê Tả sông Yên, tả, hữu sông Cầu Chày bị sạt lở, địa phương đã tổ chức xử lý giờ đầu.
  
Sáng 12.10 tiếp tục xảy ra sự cố đê hữu sông Cầu Chày (đê cấp 4) tại vị trí cống Quan Hoa K14+400, hiện địa phương đang xử lý.
Về nông nghiệp, 8.071ha lúa bị ngập, thiệt hại: (Sơn La: 188ha, Yên Bái: 1ha, Phú Thọ: 19ha, Hòa Bình: 4000ha, Ninh Bình: 2.647ha, Thanh Hóa: 925ha, Nghệ An: 291ha). Số diện tích ngô, hoa màu, rau màu bị ngập, thiệt hại: 30.390ha (Sơn La: 48ha, Yên Bái: 10ha, Phú Thọ: 840ha, Thanh Hóa: 23.265ha, Nghệ An: 5.926ha, Hà Tĩnh: 301ha)... 

Về chăn nuôi, có 1.166 con gia súc và 39.865 con gia cầm bị chết, cuốn trôi. 

Về giao thông, sạt lở và ngập nhiều đoạn trên QL6 và QL21 đoạn đi qua tỉnh Hòa Bình, sạt lở 2 điểm tại Quốc lộ 217 và QL15 đoạn đi qua địa phận tỉnh Thanh Hóa, 2 điểm quốc lộ 32 qua Yên Bái, một số điểm quốc lộ 37, 43 qua Sơn La, và nhiều điểm tại các Quốc lộ 15A, 16, 48, 48B, 48D, 48E qua Nghệ An; ngập nhiều điểm tại các Quốc lộ 15A, 48B, 48E, có điểm ngập sâu 2-5m (Nghệ An). Nhiều khu vực tại các tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Sơn La bị chia cắt...

Hiện các địa phương tiếp tục rà soát, cập nhật thống kê đánh giá thiệt hại, tập trung lực lượng, phương tiện khắc phục giao thông.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đưa thi thể phóng viên Đinh Hữu Dư về quê đêm nay 13/10/2017


- Chánh văn phòng UBND tỉnh Yên Bái thông tin với VietNamNet, đêm nay, thi thể phóng viên Đinh Hữu Dư sẽ được đưa về Ninh Bình an táng.
Chiều nay, thi thể anh Đinh Hữu Dư, PV TTXVN thường trú tại Yên Bái đã được tìm thấy tại cầu Văn Phú, TP Yên Bái, cách cầu Thia nơi anh tác nghiệp và bị lũ cuốn hơn 100km.
Thi thể PV Đinh Hữu Dư được đưa tới BV Đa khoa tỉnh Yên Bái để làm các thủ tục.
"Người thân đã xác nhận đây là PV Đinh Hữu Dư và đề nghị không khám nghiệm tử thi. Lễ khâm liệm được tiến hành vào 19h tối nay, sau đó sẽ đưa anh Dư về quê Ninh Bình mai táng" - Chánh văn phòng UBND tỉnh Yên Bái Chu Đình Ngữ cho biết.
Tỉnh Yên Bái cử đại diện lãnh đạo các ban ngành chức năng cùng đưa tiễn anh Đinh Hữu Dư về Ninh Bình. 
Lũ lụt, lũ lụt ở Yên Bái, mưa lũ, ngập lụt ở Yên Bái, Đinh Hữu Dư
Hình ảnh cầu Thia bị sập khi PV Dư đang tác nghiệp. Ảnh: báo Dân Việt
PV Dư đã gặp tai nạn trưa 11/10, khi đang tác nghiệp trên cầu Thia, đúng lúc cây cầu này bị nước lũ cuốn sập.
Tỉnh Yên Bái đã huy động các lực lượng chia làm 7 mũi tìm kiếm Dư và những người mất tích do lũ cuốn.
Sáng nay, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã thị sát tại thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn, Yên Bái.
Phó Thủ tướng đã đến hiện trường khu vực cầu Thia.
Tại cuộc họp với UBND tỉnh, Phó Thủ tướng đề nghị TTXVN tặng bằng khen cho PV Đinh Hữu Dư, người đã hy sinh, dấn thân vì nghề.
PV Đinh Hữu Dư năm nay 29 tuổi, quê quán tỉnh Ninh Bình. Năm 2016, anh trúng tuyển vào TTXVN và được phân công thường trú tại Yên Bái.
Sập cầu, 1 phóng viên bị lũ cuốn trôi ở Yên Bái

Sập cầu, 1 phóng viên bị lũ cuốn trôi ở Yên Bái

Phó chủ tịch thị xã Nghĩa Lộ xác nhận một phóng viên thường trú của TTXVN tại Yên Bái bị lũ cuốn khi đang tác nghiệp tại cầu Thia.
Nước mắt kẻ ăn rừng, nước mắt người vùng lũ

Nước mắt kẻ ăn rừng, nước mắt người vùng lũ

Khủng khiếp, bất ngờ, tàn khốc, tang thương... Đó là những tính từ được lặp đi lặp lại khi những trận lũ đổ về.
Hà Nội: Vỡ đê Chương Mỹ, ngàn dân vật lộn giữa dòng lũ

Hà Nội: Vỡ đê Chương Mỹ, ngàn dân vật lộn giữa dòng lũ

Một đoạn đê Bùi 2 (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) bị vỡ khiến hàng trăm nhà dân xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến chìm trong biển nước.
4.000 lợn chết: Thêm ngàn con chết như ngả rạ

4.000 lợn chết: Thêm ngàn con chết như ngả rạ

4.000 con lợn chết ở thị trấn Nông trường Thống Nhất (Thanh Hóa). Số lợn sống còn lại tiếp tục chết, nước đang rút chậm.
Phút thoát thân, cứu sống vợ con nhờ đèn pin quên tắt

Phút thoát thân, cứu sống vợ con nhờ đèn pin quên tắt

“Tôi đang ngủ thì nghe thấy tiếng nổ động trời, trong tích tắc đất đá tràn vào nhà, tôi cố rút chân khỏi bùn đất, ôm vợ con chạy".
Kiên Trung
Chánh văn phòng UBND tỉnh Yên Bái thông tin với VietNamNet, đêm nay, thi thể phóng viên Đinh Hữu Dư sẽ được đưa về Ninh Bình an táng.
Chánh văn phòng UBND tỉnh Yên Bái thông tin với VietNamNet, đêm nay, thi thể phóng viên Đinh Hữu Dư sẽ được đưa về Ninh Bình an táng.
Chánh văn phòng UBND tỉnh Yên Bái thông tin với VietNamNet, đêm nay, thi thể phóng viên Đinh Hữu Dư sẽ được đưa về Ninh Bình an táng.

    Phần nhận xét hiển thị trên trang

    Bố lạy thầy!

    Hà Nội: 'Đê Chương Mỹ vỡ trong kế hoạch'

    - “Dân nhìn vào nói vỡ nhưng chúng ta có thể nói là vỡ nhưng vỡ có kế hoạch, vỡ trong khung thoát lũ”, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều Hà Nội khẳng định.
    XEM VIDEO:
     
    Tại buổi thông tin về công tác ứng phó đợt mưa lũ chiều nay, báo chí đặt câu hỏi có hay không vỡ đê Bùi 2 ở huyện Chương Mỹ, do có nhiều thông tin trái chiều.
    Ông Đỗ Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội cho biết, đê Bùi chia thành 2 vùng là hữu Bùi và tả Bùi. Hữu Bùi là vùng chứa lũ còn tả Bùi là phần đê phải bảo vệ.
    Theo thiết kế, đê hữu Bùi chỉ được đắp đến cao trình dương 6,5m. Do đó khi mực nước sông Bùi vượt 6,5m, gần vượt báo động 3 thì sẽ cho nước tràn qua đê để đảm bảo an toàn.
    Đến đêm 11, rạng sáng 12/10, nước lũ tràn qua khoảng 10km đê hữu Bùi. Đến 6h ngày 12/10, nước tràn đã làm 2 đốt bê tông được gia cố cho dân đi bị sạt phần chân, sau đó có khoảng 10m bị cuốn trôi.
    vỡ đê, lũ lụt, mưa lũ, lũ lụt ở Hà Nội, mưa lũ lịch sử
    Ông Đỗ Đức Thịnh khẳng định đê hữu Bùi vỡ trong kế hoạch. Ảnh: T.Hạnh
    “Nói vỡ đê thì chưa hẳn đúng mà trong quá trình nước tràn thì 1 điểm đê bị ứ, bị mất chân và phá luôn điểm đó. Sau đó nước đi vào vùng chứa lũ và chúng ta đã chủ động đưa nước vào vùng bờ lũ của sông Bùi để đảm bảo an toàn đê tả Bùi - là vùng được bảo vệ tuyệt đối”, ông Thịnh giải thích.
    Ông Thịnh cho biết, đêm 11/10, khi Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đi kiểm tra, nước đã tràn dọc tuyến gần 10km. Đến 6h sáng hôm sau, đê bị vỡ.
    Ngay đêm 11/10 đã sơ tán các con vật nuôi khu vực đê hữu Bùi và chính quyền cũng chủ động di dời các hộ dân - ông nhấn mạnh.
    Khi phóng viên đề nghị Chi cục trưởng khẳng định rõ, đây là vỡ hay tràn thì ông Thịnh trả lời: "Như tôi đã nói, dân nhìn vào nói vỡ nhưng chúng ta có thể nói là có vỡ nhưng vỡ có kế hoạch, vỡ nằm ở trong khu thoát lũ chứ không phải bất ngờ trong chuyện đối phó".
    Một chuyên gia của Cục Đê Điều, Bộ NN&PTNT cho biết, thực chất đoạn đê bị vỡ tại Chương Mỹ chỉ là đê bao, không phải tuyến đê chính được Bộ phân cấp. Theo quy định, được phép tràn qua vì đây là vùng phân lũ, chậm lũ.
    Hà Nội: Vỡ đê Chương Mỹ, ngàn dân vật lộn giữa dòng lũ

    Hà Nội: Vỡ đê Chương Mỹ, ngàn dân vật lộn giữa dòng lũ

    Một đoạn đê Bùi 2 (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) bị vỡ khiến hàng trăm nhà dân xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến chìm trong biển nước.
    Hà Nội: Vỡ đê ở Chương Mỹ nhấn chìm nhà dân

    Hà Nội: Vỡ đê ở Chương Mỹ nhấn chìm nhà dân

    Đê Bùi 2 thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội bị vỡ, nhiều nhà dân chìm trong nước.
    Phút thoát thân, cứu sống vợ con nhờ đèn pin quên tắt

    Phút thoát thân, cứu sống vợ con nhờ đèn pin quên tắt

    “Tôi đang ngủ thì nghe thấy tiếng nổ động trời, trong tích tắc đất đá tràn vào nhà, tôi cố rút chân khỏi bùn đất, ôm vợ con chạy".
    Tìm thấy thi thể phóng viên TTXVN bị lũ cuốn ở Yên Bái

    Tìm thấy thi thể phóng viên TTXVN bị lũ cuốn ở Yên Bái

    Trưởng đại diện TTXVN tại Tuyên Quang cho biết, đã tìm thấy thi thể của PV Đinh Hữu Dư chiều nay.
    Nước mắt kẻ ăn rừng, nước mắt người vùng lũ

    Nước mắt kẻ ăn rừng, nước mắt người vùng lũ

    Khủng khiếp, bất ngờ, tàn khốc, tang thương... Đó là những tính từ được lặp đi lặp lại khi những trận lũ đổ về.
    Thúy Hạnh

    Phần nhận xét hiển thị trên trang