Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2017
Tình hình là rất tềnh hềnh!
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Chính quyền Cam Bốt đề nghị giải thể đảng đối lập
Những người ủng hộ Kem Sokha, lãnh đạo đảng Cứu nguy Dân tộc (CNRP), bên ngoài tòa kháng án, Phnom Penh ngày 26/09/2017. |
Chính phủ Cam Bốt ngày 06/10/2017 đã yêu cầu Tòa án Tối cao giải thể đảng đối lập chủ chốt, sau khi đã bắt giam chủ tịch đảng này vì tội phản quốc, khiến nhiều dân biểu sợ hãi phải đi lưu vong.
Đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt (CNRP) đã bị trấn áp bằng nhiều cách, từ việc vận dụng luật pháp cho đến hăm dọa bên ngoài, trong bối cảnh chuẩn bị cho cuộc bầu cử 2018. Kỳ bầu cử này là một thử thách cho thủ tướng Hun Sen sau 32 năm nắm quyền.
Phân nửa số dân biểu của đảng CNRP đã phải sống lưu vong, sau khi chủ tịch đảng Kem Sokha bất ngờ bị bắt, khiến sự tồn tại của đảng này đang như mành treo chuông. Tương lai của CNRP còn trở nên u ám hơn, khi các luật sư của bộ Nội Vụ hôm nay gởi đơn đến Tòa án Tối cao, đề nghị giải thể đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt do đã vi phạm đạo luật về các chính đảng.
Đạo luật được thông qua vào năm 2016 trao quyền cho các thẩm phán giải thể những đảng nào bị xem là đe dọa an ninh quốc gia, nhận lệnh từ các tổ chức nước ngoài hoặc cấu kết mưu phản. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền cảnh báo đây là nỗ lực của Hun Sen nhằm đánh bại phe đối lập vốn đang lên trong các cuộc thăm dò dư luận.
Một luật sư nói với AFP : « Có đầy đủ những chứng cứ vững chắc để Tòa án Tối cao giải thể CNRP. Nếu cứ duy trì, đảng này sẽ hủy hoại quốc gia ». Luật sư này cho biết một trong những bằng chứng là bài phát biểu của ông Kem Sokha tại Úc năm 2013, nói rằng ông đã nhận được sự trợ giúp của Hoa Kỳ để xây dựng phong trào dân chủ tại Cam Bốt.
Thủ tướng Hun Sen xem đây là bằng cớ chứng minh ông Kem Sokha bí mật âm mưu với Mỹ để lật đổ chính quyền Cam Bốt. Ông này đã bị bất ngờ bắt giữ vào ngày 03/09/2017. Thông qua luật sư của ông, hồi đầu tuần, Kem Sokha cho rằng tội danh phản quốc gán cho ông là « hoàn toàn vu khống ».
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Bình Nhưỡng tái khởi động các nhà máy khu công nghiệp liên Triều
Khu công nghiệp liên Triều Kaesong nhìn từ xa, 25/09/2013. |
Bình Nhưỡng ngày 06/10/2017 xác nhận đã cho khởi động lại các nhà máy được Seoul tài trợ tại khu công nghiệp liên Triều ở Kaesong, mà Hàn Quốc đã rút lui năm 2016 để phản đối chương trình nguyên tử Bắc Triều Tiên.
Sau vụ thử nguyên tử lần thứ tư của Bình Nhưỡng, Hàn Quốc đã ngưng mọi hoạt động tại Kaesong, tố cáo Bắc Triều Tiên sử dụng tiền thu được tại đây cho các chương trình quân sự bị cấm đoán.
Khu công nghiệp nằm gần biên giới, thuộc lãnh thổ Bắc Triều Tiên, từng trụ được qua giông bão ngoại giao suốt 12 năm, vào lúc hoạt động mạnh nhất có đến 124 nhà máy của Hàn Quốc, thu dụng 53.000 công nhân miền Bắc. Khu này được khai sinh nhờ chính sách ngoại giao Vầng thái dương của Seoul từ 1998 đến 2008, mang lại nguồn ngoại tệ quan trọng cho Bắc Triều Tiên.
Báo chí nhà nước ở Bình Nhưỡng hôm nay khẳng định các nhà máy này vẫn hoạt động, và các công ty Hàn Quốc không còn có thể coi là thuộc quyền sở hữu của họ.
Tờ Uriminzokkiri, một trong những cơ quan tuyên truyền, viết : « Không ai có thể can thiệp vào những gì chúng ta đang làm tại khu công nghiệp trên lãnh thổ thuộc chủ quyền chúng ta. Mỹ và chư hầu cứ việc tăng cường trừng phạt, họ không thể ngăn cản ta tiến lên, không thể ngăn các nhà máy trong khu công nghiệp sản xuất tiếp ». Tờ báo cho biết Bắc Triều Tiên sẽ tịch biên các nhà xưởng, sản phẩm và máy móc do Hàn Quốc bỏ lại.
Trang web Arirangmeari.com loan báo các nhà máy đã được trưng thu. Trang này khẳng định : « Chó sủa, đoàn lữ hành cứ đi. Các nhà xưởng ở Kaesong còn hoạt động nhanh hơn, bất chấp những tiếng kêu tuyệt vọng của các lực lượng thù địch ».
Các thông báo trên đây diễn ra sau khi báo chí Seoul đưa tin Bắc Triều Tiên sản xuất quần áo tại các nhà máy của Hàn Quốc ở Kaesong. Một viên chức của bộ Thống nhất Hàn Quốc tuyên bố Bình Nhưỡng không thể vi phạm quyền sở hữu của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Sau khi Kaesong đóng cửa, các công ty Hàn Quốc tại đây đánh giá thiệt hại của họ lên đến 820 tỉ won (617 triệu euro).
Phần nhận xét hiển thị trên trang
ĐƯỜNG TĂNG VÀ CÔNG TÁC NHÂN SỰ
BÍ QUYẾT CÔNG TÁC NHÂN SỰ CỦA ĐƯỜNG TĂNG
Vũ Minh Trường
Trải qua mười bốn năm ròng, Đường Tăng rốt cuộc đã mang được chân kinh về Đại Đường. Đường Thái Tông mừng mừng, tủi tủi chạy ra đón người hiền đệ bôn ba bốn biển đã lâu.
Đường Thái Tông: Hiền đệ, đường đi thỉnh kinh gian nan, hiểm trở. Đệ quả thực đã vất vả rồi. Hình như…đệ béo trắng ra thì phải.
Đường Tăng: Bệ hạ sáng suốt. Cả quãng đường đi, bần tăng chỉ có ăn, ngủ, tụng kinh, có nặng nhọc chi đâu mà không béo trắng.
Đường Thái Tông: Tây Thiên hiểm trở. Có 61 nạn quỷ ngăn đường, 72 phép yêu cản lối làm sao hiền đệ có thể vượt qua dễ dàng được.
Đường Thái Tông: Hiền đệ, đường đi thỉnh kinh gian nan, hiểm trở. Đệ quả thực đã vất vả rồi. Hình như…đệ béo trắng ra thì phải.
Đường Tăng: Bệ hạ sáng suốt. Cả quãng đường đi, bần tăng chỉ có ăn, ngủ, tụng kinh, có nặng nhọc chi đâu mà không béo trắng.
Đường Thái Tông: Tây Thiên hiểm trở. Có 61 nạn quỷ ngăn đường, 72 phép yêu cản lối làm sao hiền đệ có thể vượt qua dễ dàng được.
Đường Tăng: Suốt quãng đường đi, khó khăn nhiều vô kể. Tuy nhiên, đệ chỉ chuyên tâm tụng kinh niệm phật. Đến khi bị yêu quái bắt, đệ cũng chỉ ngồi tụng kinh đợi người đến cứu. Quyết không làm gì cả. Thỉnh kinh là chuyện lớn. Đi đường là chuyện nhỏ. Việc lớn đệ làm. Việc nhỏ cứ để đồ đệ lo.
Đường Thái Tông: Phong cách lãnh đạo của đệ thật lạ. Làm lãnh đạo mà chẳng lãnh đạo gì cả. Đệ có bí quyết gì, có thể chia sẻ cùng trẫm được không?
Đường Tăng: Bí quyết thì chỉ nằm ở ba điều thôi:
Đường Thái Tông: Phong cách lãnh đạo của đệ thật lạ. Làm lãnh đạo mà chẳng lãnh đạo gì cả. Đệ có bí quyết gì, có thể chia sẻ cùng trẫm được không?
Đường Tăng: Bí quyết thì chỉ nằm ở ba điều thôi:
-Thấu hiểu năng lực
-Trao quyền quyết đoán
-Tin tưởng tuyệt đối
Đường Thái Tông: Hiền đệ có thể giải thích rõ hơn được không?
Đường Tăng: Đầu tiên, đệ tìm hiểu rõ năng lực của đồ đệ thông qua điều tra lý lịch, thử thách, kiểm tra. Ví dụ, Tôn Ngộ Không có khả năng đánh nhau là số một. CV có ghi thành tích đại náo thiên cung, đánh bại năm ngàn thiên binh, thiên tướng. Về sau, cậu ta còn được phong hiệu “Đấu Chiến Thắng Phật”. Thế nên, để cậu ta làm vệ sĩ thì không ai bằng. Chỉ cần nghe danh tiếng của cậu ta thì yêu quái bốn phương đã phải ngán vài phần. Về phần Trư Bát Giới, bản tính tham ăn, lười làm. Nhưng người biết ăn, sành ăn như vậy thì đi lo việc cơm nước thì rất thích hợp. Thế nên, việc nhỏ nên giao, việc lớn không dùng.
Đường Thái Tông: Sau khi hiểu rõ năng lực của đồ đệ rồi thì đệ làm gì?
Đường Tăng: Tất nhiên là trao quyền cho họ. Cứ mỗi lần yêu quái đến bắt đệ, đệ lại la to: “Nhậu không, ý lộn Ngộ Không…Cứu ta với!”. Đánh nhau thì nhất quyết phải đẩy Ngộ Không lên đầu. Có bao giờ bị yêu quái bắt mà đệ gọi Bát Giới tới cứu đâu. Đã giao việc thì phải giao cho người có chuyên môn thì công việc mới thành. Còn đi lo việc xin cơm thì chỉ có Bát Giới. Nó sành ăn nên tất biết xin cơm ngon. Dù có phải đi xa một chút mà có cơm ngon thì nó cũng đi. Còn con khỉ họ Tôn thì chỉ thích hoa quả. Mấy lần nó hái quả dại về cho đệ ăn, đệ ăn xót ruột lắm. Thế nên, dù Ngộ Không có rảnh thì cũng để nó ở cạnh mà bảo vệ. Sai nhầm người chính là tự mất đi chi phí cơ hội.
Đường Thái Tông: Vậy còn tin tưởng tuyệt đối?
Đường Tăng: Chuyện đó thì đơn giản lắm. Khi đã trao quyền rồi thì phải để họ toàn quyền xử lý công việc đó. Đệ chẳng bao giờ quản việc Tôn Ngộ Không đánh yêu quái ra sao. Đánh được thì đánh, không đánh được thì tự gọi thêm thiên binh, thiên tướng tới giúp. Chỉ một lần bị Bạch Cốt Tinh dùng kế ly gián mà đệ đuổi Ngộ Không đi. Sau lần đó, nguy hiểm vạn phần, đệ rất hối hận.
Đường Thái Tông: Tin tưởng tuyệt đối rồi lỡ đồ đệ làm bậy thì sao?
Đường Tăng: Đệ nói giao toàn quyền xử lý công việc chứ đâu nói không kiểm tra. Thỉnh thoảng, lúc Ngộ Không đánh nhau, đệ vẫn sai Bát Giới ra giúp sư huynh. Kỳ thực, đệ để hắn coi xem Ngộ Không có bị lụi nghề đánh nhau hay không? Chứ giúp chỉ là một phần nhỏ thôi. Hơn nữa, ngạn ngữ Mỹ có câu “Tin nhưng phải xác nhận” (Trust but verify). Tin tưởng giao quyền nhưng mình vẫn cần dõi theo, xem xét kết quả.
Đường Thái Tông: Đệ không những thỉnh được chân kinh mà xem ra học thêm được nghề quản trị rồi. Ta phải để đệ đứng lớp đào tạo CEO mới được.
Đường Tăng: Thế này thì, thật ngại quá…ngại quá…Đệ ngại từ chối quá.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Bí thư Đà Nẵng bị cách chức, thôi Ủy viên Trung ương
( XUÂN ANH & BÀI HỌC CHO NHỮNG THẰNG TRẺ RANH LÀM QUAN TẮT* ý này là đ/c Tễu thêm vào )
Ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông.
VNE
Thứ sáu, 6/10/2017 | 17:36 GMT+7
Trung ương Đảng xác định, những vi phạm, khuyết điểm của ông Nguyễn Xuân Anh là nghiêm trọng.
Ngày 6/10, Ban chấp hành Trung ương Đảng kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh bằng hình thức: Cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Ủy viên Ban thường vụ, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020; và cho thôi giữ chức Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12.
Trước khi đi đến quyết định trên, Trung ương đã nghe tờ trình của Bộ Chính trị về thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh và nhận thấy trên cương vị người đứng đầu cấp ủy thành phố, ông này chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Thành ủy.
Cá nhân ông Xuân Anh đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng; vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm; vi phạm quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên.
Trung ương xác định những vi phạm, khuyết điểm của ông Nguyễn Xuân Anh là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
"Có biểu hiện tác động, ưu ái người nhà của Bí thư Thành ủy"
Trước đó ngày 2/10, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020, do vi phạm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng và quy chế làm việc.
Bộ Chính trị nêu rõ việc bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử của Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng trong một số trường hợp chưa gắn với quy hoạch được phê duyệt; chưa thực hiện nghiêm quy định thời gian luân chuyển đối với một số cán bộ; cho chủ trương bổ nhiệm cán bộ cấp phó ở một số sở vượt số lượng quy định; có biểu hiện tác động, ưu ái người nhà của Bí thư Thành ủy.
Ngoài ra, Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, đô thị...
Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cũng đã ra một số quyết định không đúng thẩm quyền, không đúng pháp luật; buông lỏng lãnh đạo, giám sát, để các cơ quan, doanh nghiệp vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai; quyết định chủ trương cho chỉ định thầu 4/6 dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo một số trụ sở cơ quan Đảng, Hội trường HĐND thành phố, vi phạm Luật đấu thầu năm 2013.
Ông Xuân Anh vi phạm những gì
Ngày 29/9, tại kỳ họp thứ 18, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Xuân Anh.
Với cương vị là người đứng đầu Thành ủy, ông Nguyễn Xuân Anh chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020.
Ông Xuân Anh cũng được cho đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; chủ trì xem xét, quyết định một số nhân sự có biểu hiện áp đặt; trực tiếp chỉ đạo nhiều công việc cụ thể của chính quyền.
"Những việc làm của ông Xuân Anh đã gây phân tâm, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong Ban Thường vụ Thành ủy", Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu.
Ngoài ra, ông Xuân Anh còn kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định; thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và Quy định những điều đảng viên không được làm.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cũng thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng ôtô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng 2 nhà ở của doanh nghiệp, gây dư luận xấu trong xã hội.
Thứ sáu, 6/10/2017 | 17:36 GMT+7
Trung ương Đảng xác định, những vi phạm, khuyết điểm của ông Nguyễn Xuân Anh là nghiêm trọng.
Ngày 6/10, Ban chấp hành Trung ương Đảng kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh bằng hình thức: Cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Ủy viên Ban thường vụ, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020; và cho thôi giữ chức Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12.
Trước khi đi đến quyết định trên, Trung ương đã nghe tờ trình của Bộ Chính trị về thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh và nhận thấy trên cương vị người đứng đầu cấp ủy thành phố, ông này chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Thành ủy.
Cá nhân ông Xuân Anh đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng; vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm; vi phạm quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên.
Trung ương xác định những vi phạm, khuyết điểm của ông Nguyễn Xuân Anh là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
"Có biểu hiện tác động, ưu ái người nhà của Bí thư Thành ủy"
Trước đó ngày 2/10, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020, do vi phạm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng và quy chế làm việc.
Bộ Chính trị nêu rõ việc bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử của Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng trong một số trường hợp chưa gắn với quy hoạch được phê duyệt; chưa thực hiện nghiêm quy định thời gian luân chuyển đối với một số cán bộ; cho chủ trương bổ nhiệm cán bộ cấp phó ở một số sở vượt số lượng quy định; có biểu hiện tác động, ưu ái người nhà của Bí thư Thành ủy.
Ngoài ra, Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, đô thị...
Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cũng đã ra một số quyết định không đúng thẩm quyền, không đúng pháp luật; buông lỏng lãnh đạo, giám sát, để các cơ quan, doanh nghiệp vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai; quyết định chủ trương cho chỉ định thầu 4/6 dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo một số trụ sở cơ quan Đảng, Hội trường HĐND thành phố, vi phạm Luật đấu thầu năm 2013.
Ông Xuân Anh vi phạm những gì
Ngày 29/9, tại kỳ họp thứ 18, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Xuân Anh.
Với cương vị là người đứng đầu Thành ủy, ông Nguyễn Xuân Anh chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020.
Ông Xuân Anh cũng được cho đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; chủ trì xem xét, quyết định một số nhân sự có biểu hiện áp đặt; trực tiếp chỉ đạo nhiều công việc cụ thể của chính quyền.
"Những việc làm của ông Xuân Anh đã gây phân tâm, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong Ban Thường vụ Thành ủy", Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu.
Ngoài ra, ông Xuân Anh còn kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định; thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và Quy định những điều đảng viên không được làm.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cũng thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng ôtô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng 2 nhà ở của doanh nghiệp, gây dư luận xấu trong xã hội.
Hoàng Thùy
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Xuất hiện cách điều chế vàng cực nhanh từ đồ điện tử bỏ đi
Công đoạn tách vàng từ mạch điện tử chỉ kéo dài khoảng 10 giây, tốc độ nhanh nhất từ trước tới nay.
Các nhà nghiên cứu của đại học Saskatchewan (Canada) đã tìm ra cách thu hồi vàng từ bên trong các loại rác thải điện tử nhanh hơn, an toàn hơn và rẻ hơn. Cụ thể, họ khẳng định có thể điều chế 1kg vàng từ rác điện tử với chi phí 47 USD và khoảng 100l dung môi đặc biệt có thể tái sử dụng. Hiện tại, để thu hồi 1kg vàng thì chi phí lên tới hơn 1000 USD và tiêu tốn 5000l dung môi hỗn hợp giữa axit nitric và axit clohydric chỉ sử dụng một lần.
Cụ thể, phó giáo sư khoa Hóa học Stephen Foley – người đứng đầu đội ngũ nghiên cứu – cho biết mỗi năm thế giới phải hứng chịu thêm hơn 50 triệu tấn rác điện tử được thải ra và 80% trong số đó không thể bị tiêu hủy. Chính vì thế, ông và các đồng nghiệp đã tìm ra phương pháp tách vàng từ rác thải điện tử không chỉ khả thi về mặt kinh tế mà còn thân thiện với môi trường. “Phương pháp này có thể làm thay đổi ngành công nghiệp khai thác vàng”, Foley khẳng định.
Rác thải điện tử không hẳn chỉ chứa những thứ độc hại, nó cũng có chứa các kim loại quý. Bộ vi xử lý, chip và chấu nối được mệnh danh là mỏ bạc, vàng và palladium cho các “thợ mỏ đô thị”. Theo một nghiên cứu do United Nations University tiến hành, hàm lượng quý kim trong các “mỏ” đó cực kỳ cao, gấp 40-50 lần so với các quặng đào.
Bên cạnh quý kim, chúng còn chứa những hóa chất độc hại khác như cadmium, chì và thủy ngân. Những nhà tái chế sử dụng công nghệ cao như Umicore tại Bỉ và Xstrata ở Canada có thể thu hồi lên đến 95% kim loại. Theo các chuyên gia về rác điện tử, nỗ lực cải cách, đổi mới nên bắt đầu từ nhận thức rằng những người thu gom rác điện tử tự do rất giỏi trong việc tìm ra “núi vàng” trong đống rác thải và phải coi họ là một nhân tố không thể thiếu trong bất kỳ giải pháp môi trường nào.
Phương pháp mà nhóm nghiên cứu của Foley phát hiện ra là kết hợp axit acetic – vốn được biết đến là thành phần chính của dấm ăn – với một lượng nhỏ axit khác và một chất oxy hóa. Nhờ dung dịch này, quá trình tách vàng có thể diễn ra trong những điều kiện không gây hại cho môi trường.
Việc các nhà máy sản xuất và lắp ráp điện tử không thải khí thải ra môi trường khiến nhiều người nhầm tưởng rằng đây là ngành công nghiệp “sạch”, công nghiệp “không khói”. Ví dụ, khu vực Guiyu ở miền Nam Trung Quốc có thể nói là “điểm tập kết của nghề mua bán rác thải điện tử”. Trung bình, 5.500 cơ sở ở Guiyu tái chế 1,5 triệu tấn rác thải điện tử mỗi năm, doanh thu 75 triệu USD. Tại đó, 150.000 người làm công việc tái chế chất thải điện tử bằng những cách thức rất thô sơ, thủ công.
Họ tách plastic bằng cách nấu sôi các bảng mạch trên bếp lò, sau đó dùng acid để tách kim loại. Họ mạo hiểm tính mạng của mình với các mối nguy hiểm như bị phỏng, hít khí thải độc hại, ngộ độc chì và các chất gây ung thư. Những cư dân không trực tiếp tham gia cũng phải gánh chịu tác hại do không khí, nguồn nước bị ô nhiễm.
Vàng là một kim loại hiếm và khó hòa tan cũng như khó thẩm tách lấy lại trạng thái ban đầu. Việc khai thác vàng luôn đòi hỏi một lượng lớn hóa chất natri xyanua (NaCN) có hại cho môi trường. Vàng có thể được thu lại bằng cách tái chế các mạch điện và con chip máy tính trong rác thải điện tử, nhưng quá trình này vừa tốn kém vừa tác động xấu đến môi trường.
Hiện tại, Stephen Foley và các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứ thêm để tìm ra cách đưa dung môi vào ứng dụng trên quy mô công nghiệp để tái chế vàng. Nhờ nghiên cứu này, quy tình tái chế vàng từ rác thải điện tử sẽ trở nên rẻ hơn, nhanh hơn và an toàn hơn.
Nguồn
http://dtdd.net/tin-tuc/xuat-hien-cach-dieu-che-vang-cuc-nhanh-tu-do-dien-tu-bo-di.html
Nguồn
http://dtdd.net/tin-tuc/xuat-hien-cach-dieu-che-vang-cuc-nhanh-tu-do-dien-tu-bo-di.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang
NGUỒN GỐC HAI CHỮ "VĂN HIẾN" TRONG BÀI "BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO"
Chung quanh hai chữ “Văn Hiến”
trong bài “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi:
Ai Đã Gọi Việt Nam Là Một Nước Văn Hiến?
trong bài “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi:
Ai Đã Gọi Việt Nam Là Một Nước Văn Hiến?
Phạm Cao Dương
Văn hiến chi bang
Câu văn “Duy ngã Đại Việt chi quốc thực vi văn hiến chi bang” mà học giả Trần Trọng Kim, trong Việt Nam Sử Lược dịch là: “Như nước Việt ta từ trước vốn xưng văn hiến đã lâu là một câu văn không một người Việt Nam gọi là có học nào không một lần có dịp được đọc và ghi nhớ. Câu này nằm ngay trong phần đầu của bài Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, vị đệ nhất công thần triều Lê hồi đầu thế kỷ XV, thời dân tộc ta mới đánh đuổi quân Minh ra khỏi bời cõi, giành lại nền độc lập cho nước nhà.
Toàn bộ bài cáo kể trên đã được coi như một bản hùng văn hiếm có trong văn học dân tộc, đồng thời cũng là một bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của người Việt, sau bài Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư”của thời nhà Lý, hồi Lý Thường Kiệt phá quân nhà Tống. Riêng hai chữ văn hiến dường như đã được dùng lần thứ nhất trong văn chương và ngôn ngữ Việt Nam và đã trở thành vô cùng phổ biến. Các câu nói quen thuộc như : Nước ta là một nước văn hiến, Dân tộc ta có bốn ngàn năm (hay năm ngàn năm) văn hiến đã trở thành câu nói cửa miệng của bất cứ một người Việt Nam nào hãnh diện về đất nước và dân tộc mình. Người ta dùng chúng một cách tự nhiên và coi đó là một sự thực không có gì phải thắc mắc. Người ngoại quốc khi nghe và đọc những câu này cũng coi đó là một sự bình thường, dẫn xuất từ lòng hãnh diện về quê hương, giòng giống mình. Một sự hãnh diện mà dân tộc nào cũng có.
Thắc mắc
Hãnh diện, nhưng đôi lúc người ta cũng thắc mắc là căn cứ vào đâu cổ nhân ta và bà con ta trong hiện tại có thể khẳng định như vậy? Những người thuộc thế hệ lớn tuổi có căn bản học vấn ở trong nước hay từ trong nước thắc mắc ít; những người trẻ nhất là những người trẻ sinh ra hay lớn lên ở hải ngoại thắc mắc nhiều hơn. Họ căn cứ vào kho tàng sách vở hay những di tích từ thời xưa còn để lại để so sánh với những gì người Việt Nam có với những gì người Tàu và người Đại Hàn có. Họ căn cứ vào sự phá hoại các công trình xây dựng có tính cách văn hóa và lịch sử sau những cuộc thay đổi hay binh biến trong lịch sử truyền thống, đặc biệt trong những năm khói lửa vừa qua của chính người Việt. Họ căn cứ vào cách đối xử với nhau giữa chính người Việt và người Việt trong chính trị cũng như trong xã hội. Họ cũng căn cứ vào tình trạng nghèo nàn, băng hoại, thiếu văn hóa trong cách con người đối xử với nhau ở Việt Nam hiện tại trong khi nhiều người vẫn giữ tật tự cao tự đại một cách vô lối, coi khinh các dân tộc khác từ Tàu đến Tây, từ Nhật đến Mỹ, từ Miên đến Lào không chịu nhận rằng mình thua xa các dân tộc này không về phương diện này thì cũng về phương diện khác để cố gắng sửa đổi và để học hỏi. Kết luận của họ liên hệ tới bài này là người Việt đã quá chủ quan và tự đề cao một cách quá lố. Theo họ hai chữ văn hiến là do chính người Việt tự nhận cho mình nếu so sánh với thực tế và nếu cứ tiếp tục được sử dụng hai chữ này một cách thiếu thận trọng, người ta sẽ vô tình tự làm cản bước tiến chung của cả dân tộc. Câu hỏi được đặt ra là do đâu người ta lại có thể nói dân tộc Việt Nam là một dân tộc có tới bốn ngàn năm văn hiến như vậy? Phải chăng đó là do chính người Việt tự gán cho mình hay do người ngoài gọi?
Ai đã dùng hai chữ Văn Hiến để chỉ đất nước và dân tộc ta?
Thắc mắc phần lớn là của những người trẻ kể trên, mà người viết được nghe thấy rất nhiều trong các buổi họp mặt hay trong các lớp học, rất đáng để mọi người chú ý tới và tìm hiểu. Đó cũng chính là mục đích chính của bài này. Ở đây người viết không phân tích các hiện tượng và các dữ kiện để xác định xem có thật nước Việt Nam là một nước văn hiến và dân tộc Việt Nam là một dân tộc có tới bốn ngàn năm (hay năm ngàn năm) văn hiến hay không mà chỉ nhằm tìm hiểu xem từ thuở nào và ai hay những ai là người lần đầu tiên đã dùng từ ngữ văn hiến này để nhận diện người Việt và đất nước Việt.
Để đạt được mục tiêu kể trên, điều chúng ta có thể làm là trở lại với nguyên văn câu chữ Hán đã dẫn. Nguyên văn câu này là “Duy ngã Đại Việt chi quốc, thực vi văn hiến chi bang” Chữ thực vi ở đây có nghĩa là thực là, một ý nghĩa còn mạnh hơn ý nghĩa của hai chữ vốn xưng mà tác giả Việt Nam Sử Lược đã dùng để dịch chúng vì chúng có một ý nghĩa khẳng định. Giáo Sư Trương Bửu Lâm, nguyên giám đốc Viện Khảo Cổ Saigon, sau này là giáo sư Đại Học Hawaii, trong bài dịch tiếng Anh của bài cáo này của ông đã dịch là “is indeed” (Our state of Dai Viet is indeed a country wherein culture and institutions have flourished).[1] Câu hỏi được đặt ra là căn cứ vào đâu Nguyễn Trãi lại có thể khẳng định như vậy? Lý do là vì không lẽ một đại văn hào, một anh hùng nổi tiếng vào bậc nhất của một dân tộc, một trí thức đã từng dày công học tập và đã đỗ đại khoa lại có thể hồ đồ, chủ quan mà hãnh diện như vậy sao?
.
Câu văn “Duy ngã Đại Việt chi quốc thực vi văn hiến chi bang” mà học giả Trần Trọng Kim, trong Việt Nam Sử Lược dịch là: “Như nước Việt ta từ trước vốn xưng văn hiến đã lâu là một câu văn không một người Việt Nam gọi là có học nào không một lần có dịp được đọc và ghi nhớ. Câu này nằm ngay trong phần đầu của bài Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, vị đệ nhất công thần triều Lê hồi đầu thế kỷ XV, thời dân tộc ta mới đánh đuổi quân Minh ra khỏi bời cõi, giành lại nền độc lập cho nước nhà.
Toàn bộ bài cáo kể trên đã được coi như một bản hùng văn hiếm có trong văn học dân tộc, đồng thời cũng là một bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của người Việt, sau bài Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư”của thời nhà Lý, hồi Lý Thường Kiệt phá quân nhà Tống. Riêng hai chữ văn hiến dường như đã được dùng lần thứ nhất trong văn chương và ngôn ngữ Việt Nam và đã trở thành vô cùng phổ biến. Các câu nói quen thuộc như : Nước ta là một nước văn hiến, Dân tộc ta có bốn ngàn năm (hay năm ngàn năm) văn hiến đã trở thành câu nói cửa miệng của bất cứ một người Việt Nam nào hãnh diện về đất nước và dân tộc mình. Người ta dùng chúng một cách tự nhiên và coi đó là một sự thực không có gì phải thắc mắc. Người ngoại quốc khi nghe và đọc những câu này cũng coi đó là một sự bình thường, dẫn xuất từ lòng hãnh diện về quê hương, giòng giống mình. Một sự hãnh diện mà dân tộc nào cũng có.
Thắc mắc
Hãnh diện, nhưng đôi lúc người ta cũng thắc mắc là căn cứ vào đâu cổ nhân ta và bà con ta trong hiện tại có thể khẳng định như vậy? Những người thuộc thế hệ lớn tuổi có căn bản học vấn ở trong nước hay từ trong nước thắc mắc ít; những người trẻ nhất là những người trẻ sinh ra hay lớn lên ở hải ngoại thắc mắc nhiều hơn. Họ căn cứ vào kho tàng sách vở hay những di tích từ thời xưa còn để lại để so sánh với những gì người Việt Nam có với những gì người Tàu và người Đại Hàn có. Họ căn cứ vào sự phá hoại các công trình xây dựng có tính cách văn hóa và lịch sử sau những cuộc thay đổi hay binh biến trong lịch sử truyền thống, đặc biệt trong những năm khói lửa vừa qua của chính người Việt. Họ căn cứ vào cách đối xử với nhau giữa chính người Việt và người Việt trong chính trị cũng như trong xã hội. Họ cũng căn cứ vào tình trạng nghèo nàn, băng hoại, thiếu văn hóa trong cách con người đối xử với nhau ở Việt Nam hiện tại trong khi nhiều người vẫn giữ tật tự cao tự đại một cách vô lối, coi khinh các dân tộc khác từ Tàu đến Tây, từ Nhật đến Mỹ, từ Miên đến Lào không chịu nhận rằng mình thua xa các dân tộc này không về phương diện này thì cũng về phương diện khác để cố gắng sửa đổi và để học hỏi. Kết luận của họ liên hệ tới bài này là người Việt đã quá chủ quan và tự đề cao một cách quá lố. Theo họ hai chữ văn hiến là do chính người Việt tự nhận cho mình nếu so sánh với thực tế và nếu cứ tiếp tục được sử dụng hai chữ này một cách thiếu thận trọng, người ta sẽ vô tình tự làm cản bước tiến chung của cả dân tộc. Câu hỏi được đặt ra là do đâu người ta lại có thể nói dân tộc Việt Nam là một dân tộc có tới bốn ngàn năm văn hiến như vậy? Phải chăng đó là do chính người Việt tự gán cho mình hay do người ngoài gọi?
Ai đã dùng hai chữ Văn Hiến để chỉ đất nước và dân tộc ta?
Thắc mắc phần lớn là của những người trẻ kể trên, mà người viết được nghe thấy rất nhiều trong các buổi họp mặt hay trong các lớp học, rất đáng để mọi người chú ý tới và tìm hiểu. Đó cũng chính là mục đích chính của bài này. Ở đây người viết không phân tích các hiện tượng và các dữ kiện để xác định xem có thật nước Việt Nam là một nước văn hiến và dân tộc Việt Nam là một dân tộc có tới bốn ngàn năm (hay năm ngàn năm) văn hiến hay không mà chỉ nhằm tìm hiểu xem từ thuở nào và ai hay những ai là người lần đầu tiên đã dùng từ ngữ văn hiến này để nhận diện người Việt và đất nước Việt.
Để đạt được mục tiêu kể trên, điều chúng ta có thể làm là trở lại với nguyên văn câu chữ Hán đã dẫn. Nguyên văn câu này là “Duy ngã Đại Việt chi quốc, thực vi văn hiến chi bang” Chữ thực vi ở đây có nghĩa là thực là, một ý nghĩa còn mạnh hơn ý nghĩa của hai chữ vốn xưng mà tác giả Việt Nam Sử Lược đã dùng để dịch chúng vì chúng có một ý nghĩa khẳng định. Giáo Sư Trương Bửu Lâm, nguyên giám đốc Viện Khảo Cổ Saigon, sau này là giáo sư Đại Học Hawaii, trong bài dịch tiếng Anh của bài cáo này của ông đã dịch là “is indeed” (Our state of Dai Viet is indeed a country wherein culture and institutions have flourished).[1] Câu hỏi được đặt ra là căn cứ vào đâu Nguyễn Trãi lại có thể khẳng định như vậy? Lý do là vì không lẽ một đại văn hào, một anh hùng nổi tiếng vào bậc nhất của một dân tộc, một trí thức đã từng dày công học tập và đã đỗ đại khoa lại có thể hồ đồ, chủ quan mà hãnh diện như vậy sao?
.
Để trả lời câu hỏi kể trên, người ta có thể mở các sách cổ của người Việt được soạn thảo trước đó như Việt Điện U Linh Tập,[2] Lĩnh Nam Chích Quái,[3] Nam Chí Lược,[4] Việt Sử Lược[5]… để xem hai chữ văn hiến có được dùng để chỉ dân tộc ta và đất nước ta hay không? Câu trả lời có thể nói là không. Nếu vậy thì hai chữ này chỉ xuất hiện từ thời Nguyễn Trãi hay không lâu trước đó. Có hai loại tài liệu người ta có thể dùng để tra cứu được là những sách vở về lịch sử nước ta cuối thời nhà Trần và những sách do chính Nguyễn Trãi hay những người đồng thời với ông biên soạn. Những sách do chính Nguyễn Trãi biên soạn đã giúp chúng ta tìm được câu trả lời. Cuốn được dùng ở đây là Dư Địa Chí.[6] Đây là cuốn thứ sáu trong bộ Ức Trai Tướng Công Di Tập. Gọi là của Nguyễn Trãi nhưng thực sự đây là một công trình tập thể do nhiều người đóng góp, trong đó có Nguyễn Thiên Túng, Nguyễn Thiên Tích, Lý Tử Tấn…sống đồng thời với Nguyễn Trãi và nhiều người sau này nữa. Tác phẩm này đã được các dịch giả của cả hai miền Nam, Bắc trước kia dịch sang tiếng Việt. Trong Dư Địa Chí, Chương XLVIII, bản dịch của Á Nam Trần Tuấn Khải của miền Nam, và Chương 48, bản dịch của của Viện Sử Học Hà Nội, nói về việc cấm người trong nước không được học theo các tiếng nói và phục sức của các nước Ngô, Chiêm, Lào và Chân Lạp để làm loạn phong tục ở trong nước, trong phần thông luận Lý Tử Tấn có viết đại khái là từ sau khi quân Nguyên vào chiếm Trung Quốc, thiên hạ biến theo cách nói năng, ăn mặc của rợ Hồ, chỉ riêng có Đại Việt cùng với họ Chu ở Kim Lăng, họ Triệu ở Kim Sơn là không thay đổi mà thôi. Tới khi vua Thái Tổ nhà Minh lên ngôi, Dịch Tế Dân được phái sang thông hiếu với nước ta, vua Dụ Tông nhà Trần sai Doãn Thuấn Thuần sang sứ nhà Minh đáp lễ. Vua nhà Minh trong khi ủy lạo sứ thần nước ta đã khen phong tục, y phục của dân ta vẫn giữ nguyên văn minh Trung Hoa từ thời nhà Chu và nhà Tống, nhân đó ngự ban cho mấy câu thơ như sau:
An Nam tế hữu Trần
Phong tục bất Nguyên nhân
Y quan Chu chế độ
Lễ nhạc Tống quần thần
(An Nam có họ Trần
phong tục không theo Nguyên
áo mũ vẫn theo chế độ nhà Chu
lễ nhạc vẫn hệt như vua tôi nhà Tống)[7]
Sau đó vua nhà Minh còn tặng bốn chữ Văn Hiến Chi Bang và thăng địa vị cho sứ thần Đại Việt lên trên sứ thần Triều Tiên ba cấp. Đồng thời khi sứ thần ta ra về, vua nha Minh lại sai Ngưu Lượng mang sắc và ấn vàng sang phong thưởng cho vua ta.
Lời ghi của Lý Tử Tấn kể trên cho ta thấy rõ nguồn gốc của hai chữ văn hiến mà Nguyễn Trãi đã dùng trong Bình Ngô Đại Cáo và sau này người Việt thường dùng khi nói tới văn minh, văn hóa, phong tục, tập quán nói riêng và dân tộc mình nói chung. Nó không phải là tự người Việt đặt ra cho mình để tự tôn xưng mình mà là do vua nhà Minh tặng. Đồng thời nó cũng cho người ta thấy được phần nào thành quả của chiến thắng quân Nguyên của dân tộc ta dưới thời nhà Trần cùng những thay đổi đã xảy ra ở nước Tàu khi nước này đã thất bại không ngăn chặn được cuộc xâm lăng của người Mông Cổ và bị Mông Cổ đô hộ. Thành quả đó không phải chỉ là Việt Nam đã không bị quân Mông Cổ đô hộ, không bị Mông Cổ ảnh hưởng mà còn giữ nguyên được nền văn hoá truyền thống cũ của mình, trong khi người Tàu đã không làm được chuyện này. Hoàng Đế Nhà Minh khi tặng Đại Việt bốn chữ Văn Hiến Chi Bang đã mặc nhiên và công khai công nhận giá trị đó của người Việt trước sứ thần của các nước khác. Ngoài ra khi đọc đoạn văn liên hệ tới sự kiện này người ta cũng nên lưu tâm tới chính sách văn hoá của chính quyền Đai Việt buổi đầu thời Lê. Chính sách này đã được thấy rõ ngay trong tiểu đề của phần này với nguyên văn như sau:
“Người trong nước không được bắt chưóc ngôn ngữ và y phục của các nước Ngô (nước Tàu, PCD chú thích), Chiêm, Lào, Xiêm, Chân Lạp để làm loạn phong tục trong nước.”[8]
Theo dương lịch, năm trao đổi sứ thần kể trên là năm 1368, trùng hợp với những gì được ghi trong Minh sử và trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Duy về tên các sứ thần là hơi khác và sử Tàu không nói đến các sự kiện kể trên.Có điều tất cả đã không xảy ra quá lâu trước thời Nguyễn Trãi và Lý Tử Tấn, đồng thời ngoài bốn chữ Văn Hiến Chi Bang, họ Lý còn nhớ được cả bốn câu thơ đi kèm và quyết định thăng địa vị cho sứ thần Việt Nam một cách rành rẽ hay gởi Ngưu Lượng mang sắc rồng và ấn vàng sang phong thưởng cho vua ta… Tất cả đều ăn khớp với nhau khiến cho người ta có thể tin rằng những điều ông kể là khả tín. Còn nếu sử Tàu không ghi lại thì có lẽ là vì người Tàu vốn tự kiêu và trịch thượng nên sau này đã xét lại đã bỏ đi những chi tiết không có gì đáng hãnh diện cho họ. Hy vọng chú giải này có thể giúp giải toả phần nào thắc mắc của các bạn trẻ kể trên trong khi chờ đợi những công trình qui mô, chi tiết hơn.
Phạm Cao Dương, 2012
____________
Chú thích:
1. Trương Bửu Lâm, Patterns of Vietnamese Response to Foreign Intervention, 1858-1900. New Haven: Yale University, Southeast Asian Studies, 1967, tr. 56.
2. Lý Tế Xuyên, Việt Điện U Linh Tập Toàn Biên, Những Chuyện Thần Linh Cổ Nhất Của Ta, bản dịch của Ngọc Hồ. Saigon, Sống Mới, 1974. Việt Điện U Linh Tập, bản dịch của Lê Hữu Mục. Saigon, Khai Trí, 1960.
3. Trần Thế Pháp, Lĩnh Nam Chích Quái, bản dịch của Lê Hữu Mục. Saigon, Khai Trí, 1961; Vĩnh Quỳnh, Kiều Phú, Lĩnh Nam Chích Quái, Truyện Cổ Dân Gian Việt Nam (sưu tập từ thế kỷ XV). Đinh Gia Khánh-Nguyễn Ngọc San phiên dịch, chú thích và giới thiệu. Hà Nội, Nhà Xuất Bản Văn Hóa, Viện Văn Học, 1960.
4. Lê Tắc, An Nam Chí Lược, bản dịch của Ủy Ban Phiên Dịch Sử Liệu Việt Nam Viện Đại Học Huế. Huế, Viện Đại Học Huế, 1961.
5. Tác giả khuyết danh đời Trần, Thế Kỷ XIV, Việt Sử Lược,bản dịch và chú giải của Trần Quốc Vượng. Hà Nội, Nhà Xuất Bản Văn Sử Địa, 1960.
6. Nguyễn Trãi, “Dư Địa Chí” trong Nguyễn Trãi Toàn Tập, bản dịch của Viện Sử Học. Hà Nội, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, 1976, tr. 207-246.
7. Lời khen này phản ảnh quan điểm của người Tàu đối với các lân bang chung quanh nước họ, một quan điểm nặng tính cách chủng tộc trung tâm và trịch thượng. Tuy nhiên dù nhìn thế nào đi chăng nữa, người Tàu đương thời vẫn ghi nhận các phong tục tập quán và các chế độ liên hệ của người Việt khác với phong tục tập quán và các chế độ liên hệ của người Tàu dưới thời nhà Minh; còn chúng có hoàn toàn giống với thời nhà Tống hay không lại là một chuyện khác.
8. Nguyễn Trãi, Dư Địa Chí, đã dẫn, tr. 212.
* Ảnh: Nguyễn Trãi, tranh Tạ Thúc Bình.
An Nam tế hữu Trần
Phong tục bất Nguyên nhân
Y quan Chu chế độ
Lễ nhạc Tống quần thần
(An Nam có họ Trần
phong tục không theo Nguyên
áo mũ vẫn theo chế độ nhà Chu
lễ nhạc vẫn hệt như vua tôi nhà Tống)[7]
Sau đó vua nhà Minh còn tặng bốn chữ Văn Hiến Chi Bang và thăng địa vị cho sứ thần Đại Việt lên trên sứ thần Triều Tiên ba cấp. Đồng thời khi sứ thần ta ra về, vua nha Minh lại sai Ngưu Lượng mang sắc và ấn vàng sang phong thưởng cho vua ta.
Lời ghi của Lý Tử Tấn kể trên cho ta thấy rõ nguồn gốc của hai chữ văn hiến mà Nguyễn Trãi đã dùng trong Bình Ngô Đại Cáo và sau này người Việt thường dùng khi nói tới văn minh, văn hóa, phong tục, tập quán nói riêng và dân tộc mình nói chung. Nó không phải là tự người Việt đặt ra cho mình để tự tôn xưng mình mà là do vua nhà Minh tặng. Đồng thời nó cũng cho người ta thấy được phần nào thành quả của chiến thắng quân Nguyên của dân tộc ta dưới thời nhà Trần cùng những thay đổi đã xảy ra ở nước Tàu khi nước này đã thất bại không ngăn chặn được cuộc xâm lăng của người Mông Cổ và bị Mông Cổ đô hộ. Thành quả đó không phải chỉ là Việt Nam đã không bị quân Mông Cổ đô hộ, không bị Mông Cổ ảnh hưởng mà còn giữ nguyên được nền văn hoá truyền thống cũ của mình, trong khi người Tàu đã không làm được chuyện này. Hoàng Đế Nhà Minh khi tặng Đại Việt bốn chữ Văn Hiến Chi Bang đã mặc nhiên và công khai công nhận giá trị đó của người Việt trước sứ thần của các nước khác. Ngoài ra khi đọc đoạn văn liên hệ tới sự kiện này người ta cũng nên lưu tâm tới chính sách văn hoá của chính quyền Đai Việt buổi đầu thời Lê. Chính sách này đã được thấy rõ ngay trong tiểu đề của phần này với nguyên văn như sau:
“Người trong nước không được bắt chưóc ngôn ngữ và y phục của các nước Ngô (nước Tàu, PCD chú thích), Chiêm, Lào, Xiêm, Chân Lạp để làm loạn phong tục trong nước.”[8]
Theo dương lịch, năm trao đổi sứ thần kể trên là năm 1368, trùng hợp với những gì được ghi trong Minh sử và trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Duy về tên các sứ thần là hơi khác và sử Tàu không nói đến các sự kiện kể trên.Có điều tất cả đã không xảy ra quá lâu trước thời Nguyễn Trãi và Lý Tử Tấn, đồng thời ngoài bốn chữ Văn Hiến Chi Bang, họ Lý còn nhớ được cả bốn câu thơ đi kèm và quyết định thăng địa vị cho sứ thần Việt Nam một cách rành rẽ hay gởi Ngưu Lượng mang sắc rồng và ấn vàng sang phong thưởng cho vua ta… Tất cả đều ăn khớp với nhau khiến cho người ta có thể tin rằng những điều ông kể là khả tín. Còn nếu sử Tàu không ghi lại thì có lẽ là vì người Tàu vốn tự kiêu và trịch thượng nên sau này đã xét lại đã bỏ đi những chi tiết không có gì đáng hãnh diện cho họ. Hy vọng chú giải này có thể giúp giải toả phần nào thắc mắc của các bạn trẻ kể trên trong khi chờ đợi những công trình qui mô, chi tiết hơn.
Phạm Cao Dương, 2012
____________
Chú thích:
1. Trương Bửu Lâm, Patterns of Vietnamese Response to Foreign Intervention, 1858-1900. New Haven: Yale University, Southeast Asian Studies, 1967, tr. 56.
2. Lý Tế Xuyên, Việt Điện U Linh Tập Toàn Biên, Những Chuyện Thần Linh Cổ Nhất Của Ta, bản dịch của Ngọc Hồ. Saigon, Sống Mới, 1974. Việt Điện U Linh Tập, bản dịch của Lê Hữu Mục. Saigon, Khai Trí, 1960.
3. Trần Thế Pháp, Lĩnh Nam Chích Quái, bản dịch của Lê Hữu Mục. Saigon, Khai Trí, 1961; Vĩnh Quỳnh, Kiều Phú, Lĩnh Nam Chích Quái, Truyện Cổ Dân Gian Việt Nam (sưu tập từ thế kỷ XV). Đinh Gia Khánh-Nguyễn Ngọc San phiên dịch, chú thích và giới thiệu. Hà Nội, Nhà Xuất Bản Văn Hóa, Viện Văn Học, 1960.
4. Lê Tắc, An Nam Chí Lược, bản dịch của Ủy Ban Phiên Dịch Sử Liệu Việt Nam Viện Đại Học Huế. Huế, Viện Đại Học Huế, 1961.
5. Tác giả khuyết danh đời Trần, Thế Kỷ XIV, Việt Sử Lược,bản dịch và chú giải của Trần Quốc Vượng. Hà Nội, Nhà Xuất Bản Văn Sử Địa, 1960.
6. Nguyễn Trãi, “Dư Địa Chí” trong Nguyễn Trãi Toàn Tập, bản dịch của Viện Sử Học. Hà Nội, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, 1976, tr. 207-246.
7. Lời khen này phản ảnh quan điểm của người Tàu đối với các lân bang chung quanh nước họ, một quan điểm nặng tính cách chủng tộc trung tâm và trịch thượng. Tuy nhiên dù nhìn thế nào đi chăng nữa, người Tàu đương thời vẫn ghi nhận các phong tục tập quán và các chế độ liên hệ của người Việt khác với phong tục tập quán và các chế độ liên hệ của người Tàu dưới thời nhà Minh; còn chúng có hoàn toàn giống với thời nhà Tống hay không lại là một chuyện khác.
8. Nguyễn Trãi, Dư Địa Chí, đã dẫn, tr. 212.
* Ảnh: Nguyễn Trãi, tranh Tạ Thúc Bình.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)