Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 2 tháng 10, 2017

Hãy cho Tập Cận Bình một lằn ranh đỏ





Chỗ công khai, chỗ bí mật
Dụ dỗ dọa nạt
Coi thường
Tâng bốc
bài học, học bài

Hiện tại, 
Lịch sử
Tương lai đủ loại

Vẫn đang thiếu một lằn ranh đỏ
cho Tập Cận Bình 
những lằn ranh đỏ

Những Bà Trưng, Bà Triệu
Bạch Đằng
Như Nguyệt
Chi Lăng
Đống Đa
Đông Đô - Thăng Long - Hà Nội
Vị Xuyên - Gạc Ma
Hoàng Sa - Trường Sa 


Hãy cho Tập Cận Bình biết một lằn ranh đỏ
Mới tươi màu máu
Cả trăm triệu con người
Ngàn năm đánh trận
Lương tri tràn ngập thông tin toàn cầu

Hãy cho Tập Cận Bình
biết một lằn ranh đỏ
Màu máu Việt Nam tôi!

Lãn Ông
9 - 2015
-----------------

*Hôm nay là ngày giỗ Đức Ngô Quyền. Trời Xứ Đoài mưa như trút. Ngô Vương cho ý chỉ hãy biến Biển Đông thành Bạch Đằng Giang năm nào, dìm sâu lũ bành trướng cướp nước và lũ bán nước chăng?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chiến tranh Việt Nam...


chúng ta hãy quay trở lại tháng 11 năm 1971 với câu chuyện đối thoại giữa Mao Trạch Đông và Phạm Văn Đồng. Mao Trạch Đông nói: “Cán chổi ngắn quá, không thể quét tới nơi quá xa được. Đối với Đài Loan, chổi của chúng tôi phải với hơi xa mất một chút. Đồng chí ạ, Nguyễn Văn Thiệu Miền Nam Việt Nam cũng nằm ngoài phạm vi năng lực của các đồng chí, chúng ta phải chấp nhận tình hình này.” Phạm Văn Đồng trả lời: “Chổi của Miền Bắc Việt Nam cũng đủ dài đấy.”
Từ trái qua, theo chiều kim đồng hồ: Fidel Castro, Mao Trạch Đông, Leonid Brezhnev, TBT ĐCS Liên Xô; Gustáv Husák, Bí thư Thứ nhất của ĐCS Czechoslovakia; Władysław Gomułka, Bí thư Thứ nhất ĐCS Ba Lan. Ảnh: Time

Huỳnh Tấn Bửu - Đối với Đông Nam Á, thập kỷ 70 là những năm tháng xảy ra lắm chuyện. Năm 1964 bùng nổ chiến tranh Việt Nam, không những xảy ra thương vong cực lớn, mà ở đây đã trở thành chiến trường giao tranh giữa hai tập đoàn lớn – Chủ nghĩa cộng sản và Chủ nghĩa tư bản.

Sự thất bại của Mỹ làm thành trò cười cho người đời, đây là một sự thực mà ai cũng thấy. Còn đằng sau sự thành công của Trung Quốc lại ẩn chứa vô số nguy cơ, rất cần phanh phui nó ra, rất cần nghiên cứu.

Trung Quốc luôn luôn lo sợ Việt Nam thống nhất và mạnh lên, họ càng sợ Nam, Bắc Việt Nam bắt tay hợp tác với nhau. Ý kiến khác nhau giữa Trung Quốc và Việt Nam về chiến lược chiến tranh Việt Nam nảy sinh chính từ bối cảnh này.

Trung Quốc muốn làm theo chiến thuật kéo dài và chậm lại, còn Việt Nam lại muốn đánh nhanh, giải quyết nhanh. Tiếp sau đó, năm 1969 xảy ra xung đột biên giới Trung – Xô làm cho Trung Quốc cảm thấy mối đe dọa lớn nhất không phải là Mỹ, mà là Liên Xô. Cách nhìn của Bắc Kinh về cục diện thế giới đã có sự thay đổi, họ bắt đầu nhích lại gần Mỹ, xa rời Liên Xô.

Tuy Việt Nam bao giờ cũng tính chuyện giữ vị trí trung lập giữa Trung Quốc và Liên Xô, nhưng sau khi Liên Xô chiếm một trong những nguyên nhân chính là do Liên Xô đã cung cấp cho Hà Nội nhiều vũ khí hiện đại, còn Trung Quốc thì chưa có khả năng về phương diện này. Một nguyên nhân nữa làm cho Trung – Việt bị chia rẽ là do nổ ra xung đột Việt Nam Cămpuchia, Chính phủ Cămpuchia thân với Trung Quốc thì tự nhiên làm cho Việt Nam phải sát với Liên Xô. Liên Xô và Trung Quốc luôn tự coi mình là kẻ bảo hộ truyền thống của châu Á, rất nhiều lợi ích của hai nước này đều gửi gắm vào các nước láng giềng nhỏ bé; ngược lại, các nước Cộng sản ở Đông Nam Á cũng có lợi ích trông mong vào Liên Xô và Trung Quốc. Chiến tranh Việt Nam đã làm cho Hà Nội có thể duy trì “trung lập” giả vờ, nhưng đến khi kết thúc chiến tranh thì Việt Nam tất phải chỉ được chọn lấy một trong hai, hoặc Liên Xô, hoặc Trung Quốc. Sự lựa chọn này tất nhiên phải suy xét đặt lợi ích lên hàng đầu.

Việt Nam đã lựa chọn Liên Xô, trước hết là do họ không có oán thù nhau trong lịch sử, thứ hai là Liên Xô không gây cho Việt Nam cảm giác an ninh biên giới bị đe dọa. Điều quan trọng nhất là do Liên Xô giàu có hơn Trung Quốc, có thể cung cấp cho Việt Nam những vũ khí, kỹ thuật hiện đại, giúp cho Việt Nam mở rộng được thế lực ở Đông Dương.

Trong chương này chúng ta thảo luận sơ lược tình hình diễn biến về sự khác nhau giữa Trung Quốc và Việt Nam trên mặt chính sách và ngoại giao, ngoài ra còn nêu thêm vấn đề biên giới và Hoa kiều. Trung Quốc luôn coi hai vấn đề này là nguyên nhân để họ phát động cuộc phản kích, nhưng sự thật chúng chỉ là công cụ của mục đích chính trị thực chất của họ. Sau khi Trung Quốc ra sức tuyên truyền, họ đã đạt hiệu quả lớn nhất là kích động được sự phẫn nộ của dân chúng và cũng chỉ làm được như vậy thì Trung Quốc mới có thể thuận lợi tiến hành một cuộc “Chiến tranh chính nghĩa dân tộc”.

Trung Quốc, đồng minh lớn của Bắc Việt đã phản bội họ trong chuyến thăm của Nixon đến Trung Quốc. Và cũng tại thời điểm này, thuật ngữ ngoại giao “ngoại giao bóng bàn” được ra đời với hàm ý có qua có lại, hai bên cùng có lợi. Ảnh: internet/ QHQT

Chiến lược quân sự của hai bên Trung – Việt trong chiến tranh Việt Nam

Do cách nhìn khác nhau về chiến lược nên đã làm lung lay quan hệ giữa hai nước Trung Quốc, Việt Nam. Hà Nội cho rằng Bắc Kinh kiếm lợi trong việc kéo dài chiến tranh Việt Nam, còn Mátxcơva thì nhân đó thấy có lợi cho mình nên đã rất nhẫn nại tăng thêm mối nghi ngờ của Hà Nội đối với Bắc Kinh.

Trong trình bày ở tiết này, chúng ta có thể thấy rõ chiến lược của Trung Quốc đối với Việt Nam có chỗ rất giống với chính sách của Sta-lin đối với Trung Quốc vào hồi những năm 1940. Chiến lược của Trung Quốc lâu nay vẫn có ba nguyên tắc chính: xây dựng lực lượng phòng ngự tích cực; lợi dụng cách đánh khôn khéo trong chiến tranh để chống lại sức mạnh quân sự ưu thế hơn của đối phương; chiến tranh nhân dân. Rất rõ, đó là sản phẩm của tư tưởng Mao Trạch Đông trong thời kỳ nội chiến ở Trung Quốc. Về mặt này do Việt Nam đã luôn phải tiến hành các cuộc chiến tranh trong nước, cho nên họ có điều kiện phát triển chiến lược của mình, ứng dụng tổng hợp chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân và tiêu diệt chiến tranh quy mô lớn. Chiến dịch Điện Biên Phủ nổi tiếng là một thí dụ như vậy.

Có một điều khiến người ta cảm thấy như là một sự châm biếm, đó là nhiều nhà quan sát của Trung Quốc và nước ngoài tỏ rõ ý kiến rằng, thắng lợi của cuộc chiến tranh này lại chính là do Việt Nam đã không thành thạo vận dụng chiến lược đại quy mô của Trung Quốc cùng với cố vấn và viện trợ quân sự. Sau năm 1966, Trung Quốc và Việt Nam bất đồng ý kiến với nhau là do những việc có liên quan đến sự lựa chọn nên dùng chiến lược nào để tiến hành đấu tranh ở Miền Nam Việt Nam. Trung Quốc muốn tránh sự báo thù của Mỹ và không muốn có một Việt Nam thống nhất, hiếu chiến, nên chủ trương phải tiến hành “chiến tranh nhân dân” trường kỳ. Việt Nam cũng đồng ý chiến lược “chiến tranh nhân dân”, nhưng lại chủ trương phải đánh được những trận quy mô lớn vào lúc thích hợp. Trung Quốc chủ trương “chiến tranh nhân dân” trường kỳ là dựa trên nhiều lý do. Đầu tiên là Trung Quốc muốn trói chặt cả hai tay của Mỹ và tiêu hao sức chiến đấu của nó. Lawson nói: “Loại chiến tranh này rất thích hợp với Mao Trạch Đông dùng để đối phó với sức mạnh của Mỹ, muốn làm cho Mỹ bị sa lầy trong các chiến trường trên thế giới, với chỗ này, mất chỗ khác, luôn phải đối phó”. Thế nhưng Bắc Kinh không lường trước được Mỹ nhanh chóng rút khỏi Miền Nam Việt Nam.

Thoạt đầu Bắc Kinh có dự liệu rằng Mỹ chịu sức ép trong nước, nên sẽ khó mở rộng chiến tranh. Hơn nữa, đây cũng là một cuộc chiến tranh ôn hòa, khó tạo nên động cơ Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân, hoặc cũng khó dẫn đến một cuộc quyết liệt như chiến tranh Triều Tiên. Bởi vì tất cả những điều đó đều rất làm tổn hại đến Trung Quốc khi còn chưa phục hồi kinh tế do đại nhảy vọt bị thất bại, và gây cản trở các hành động của cuộc Cách mạng văn hóa.

Ngoài việc muốn tránh xung đột với Mỹ, Bắc Kinh còn cho rằng, đánh du kích lâu dài sẽ có tác dụng làm giảm bớt các loại vũ khí hiện đại chính xác. Cuối cùng Bắc Kinh cho rằng, nếu Việt Nam vận dụng thành công sách lược của Trung Quốc, sẽ có thể chứng minh cho thế giới thứ ba thấy rõ tư tưởng Mao Trạch Đông và kinh nghiệm cách mạng của Trung Quốc hơn đứt Liên Xô một nước. “Sách trắng” của Việt Nam công bố năm 1979 nêu rõ, trong thời gian chiến tranh Việt Nam, Hà Nội có những quan điểm không giống với Bắc Kinh.


Tiến hành chiến tranh trong lòng địch, một cụm từ của Hà Nội nhưng nếu quy chiếu theo về các định nghĩa của khủng bố, thì những cuộc tấn công của lực lượng biệt động Sài Gòn là hành vi khủng bố.

Hà Nội cho rằng, sở dĩ Bắc Kinh chủ trương đánh du kích lâu dài ở Miền Nam Việt Nam là vì “Họ không muốn chiến tranh Việt Nam kết thúc sớm. Không những họ muốn làm tiêu hao, làm yếu lực lượng quân cách mạng Việt Nam, mà đồng thời còn để đạt được các mục tiêu lợi ích riêng của họ. Chiến tranh kéo càng dài, họ càng có thể vỗ ngực trổ tài “viện trợ cho Việt Nam”, giương cao lá cờ “triệt để cách mạng” tập trung sức mạnh vào châu Á, châu Phi và châu Mỹ la tinh để tăng cường cho phong trào chống Liên Xô”. Trong thời kỳ đang còn chiến tranh, Hà Nội luôn nhấn mạnh hai vấn đề: một là Bắc Kinh “không hiểu tình hình chính trị ở Miền Nam Việt Nam, nên rất ít đề cập đến nó”; hai là, “phong trào chống chiến tranh” ở Mỹ”. Sự khác nhau về chiến lược giữa Trung, Việt đã dẫn đến các quan điểm khác nhau của hai bên đối với việc đàm phán.

Khi Mátxcơva ép Hà Nội đàm phán với Mỹ, thì Bắc Kinh cho rằng, Hà Nội đi theo con đường của “Chủ nghĩa xét lại”. Đồng thời khi Trung Quốc tiến hành đàm phán với Mỹ khiến Việt Nam cho rằng, Bắc Kinh sẽ yêu cầu một Việt Nam chia cắt. Khi Mỹ đang rút dần khỏi Miền Nam Việt Nam, Trung Quốc bắt đầu lo lắng đến ảnh hưởng của Liên Xô đối với Hà Nội sẽ ngày càng lớn, vì vậy cũng làm cho Trung Quốc phải bắt đầu sao nhãng phong trào cộng sản ở Đông Nam Á.


Trong chương sau chúng ta sẽ thảo luận tiếp về sự khác nhau về chiến lược giữa Trung Quốc và Việt Nam ảnh hưởng đến quan hệ hai nước như thế nào. Hiện ở cuối tiết này, chúng ta hãy quay trở lại tháng 11 năm 1971 với câu chuyện đối thoại giữa Mao Trạch Đông và Phạm Văn Đồng. Mao Trạch Đông nói: “Cán chổi ngắn quá, không thể quét tới nơi quá xa được. Đối với Đài Loan, chổi của chúng tôi phải với hơi xa mất một chút. Đồng chí ạ, Nguyễn Văn Thiệu Miền Nam Việt Nam cũng nằm ngoài phạm vi năng lực của các đồng chí, chúng ta phải chấp nhận tình hình này.” Phạm Văn Đồng trả lời: “Chổi của Miền Bắc Việt Nam cũng đủ dài đấy.”

Huỳnh Tấn Bửu
Quan hệ Quốc tế

Phần nhận xét hiển thị trên trang

PBS: Phim "Cuộc Chiến Việt Nam" _ Phụ đề tiếng Việt


https://baomai.blogspot.com/

https://baomai.blogspot.com/










Phần nhận xét hiển thị trên trang

Catalonia và lá cờ vàng bốn sọc đỏ


https://baomai.blogspot.com/
Cờ nền vàng vạch đỏ đã có từ thế kỷ 11 - 12 trên gia huy của các vị vương xứ Aragon

Trong các cuộc đấu tranh của phe ly khai Catalonia tuần này người ta thấy hai lá cờ.

Một cờ vàng bốn sọc đỏ, tức La Senyara, là cờ chính thức của Vùng tự trị Catalonia.

https://baomai.blogspot.com/

Một lá cờ khác, cũng nền vàng có sọc đỏ nhưng còn có ngôi sao trắng trên nền xanh ở góc trái lá cờ, là L'Estellada, không được coi là chính thức.

Lịch sử hai lá cờ này cũng gắn chặt với lịch sử vùng đất nằm về phía Đông Bắc Tây Ban Nha, giáp nước Pháp và có tinh thần độc lập đang dâng lên.

Bốn ngón tay chảy máu

https://baomai.blogspot.com/

Người Catalonia (hiện có khoảng 7,5 triệu) luôn tự hào về lá cờ vàng bốn sọc đỏ.

Chính thức mà màu cờ vàng sọc đỏ là của cả Vùng Tự trị Tây Ban Nha gồm Catalonia, Aragon, các đảo Balearic, và cả Valencia.

Ngoài ra, các thành phố nói tiếng Catalan ở bên ngoài Tây Ban Nha mà nay thuộc Pháp (Provence) và Ý (Sardinia) cũng dùng màu cờ này.

https://baomai.blogspot.com/
Trưng cầu dân ý của người Catalonia gây khó khăn cho Madrid

Nó cũng có trên quốc huy của Andorra.

Người ta tin rằng cờ nền vàng vạch đỏ đã có từ thế kỷ 11 ở khu vực châu Âu này và xuất hiện trên gia huy của các dòng vua chúa xứ Aragon.

Các công tước Barcelona (nay là thủ phủ Catalonia) đã kiểm soát cả Aragon.

Ngày nay, ở Aragon thuộc Pháp vẫn có các cộng đồng nói tiếng Catalan.

https://baomai.blogspot.com/

Bị kẹt giữa hai vương triều lớn hơn của các vua Pháp và Tây Ban Nha, người Catalonia và Aragon đã liên tục đấu tranh vì quyền tự trị.

Cùng lúc, các công quốc trong vùng đều có quyền lợi gắn liền với Vatican, và đã có lúc Barcelona chỉ thần phục Giáo hoàng La Mã, và màu cờ vàng đỏ cũng là màu cờ của Tòa Thánh.

https://baomai.blogspot.com/

Lá cờ bốn vạch đỏ còn được gọi là 'Els Quatre Dits de Sang' hay 'Bốn ngón tay máu'.

Cảm hứng từ Cuba

Còn lá cờ L'Estelada có thêm "ngôi sao cô đơn' màu trắng trên nền xanh dương lại là cờ chỉ của phái ly khai Catalonia.

https://baomai.blogspot.com/
Cờ có ngôi sao 'cô đơn' trên nền xanh

Lấy cảm hứng từ màu cờ có ngôi sao của Puerto Rico và Cuba giành độc lập khỏi thực dân Tây Ban Nha, phe ly khai Catalonia đã đặt ngôi sao tương tự vào cờ của họ mới hồi đầu Thế kỷ 20.

Trong thập niên 1930, Mặt trận Dân tộc Catalonia (FNC) đã dùng lá cờ này.

Cuộc đấu tranh của người Catalonia bị đặt ra ngoài vòng pháp luật thời Tướng Francisco Franco và lá cờ 'L'Estelada bị cấm.

Phe thiên tả Catalonia đã thay ngôi sao trắng bằng ngôi sao đỏ, và gọi đó là cờ đỏ (Estelada Vermella, hay Red Estelada) từ năm 1968.

https://baomai.blogspot.com/

Sau khi Tướng Franco qua đời và Tây Ban Nha có nền dân chủ, cờ L'Estelada trở thành biểu tượng tự do của Catalonia và không được chính quyền trung ương ở Madrid khuyến khích.

Trước và sau cuộc trưng cầu dân ý bị cấm đòi độc lập ngày 1/10/2017, dân Catalonia đã công khai treo cờ này.

Nhưng trong trường hợp Catalonia được độc lập - điều cả Madrid và Liên hiệp châu Âu không ủng hộ - thì cờ vàng bốn sọc đỏ Senyera sẽ trở thành quốc kỳ của Catalonia.

https://baomai.blogspot.com/
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Stephen Paddock là ai?


https://baomai.blogspot.com/

Cảnh sát Las Vegas xác định nghi phạm gây ra vụ xả súng đẫm máu nhất lịch sử nước Mỹ là Stephen Paddock, 64 tuổi. Từ tầng 32 của khách sạn Mandalay Bay, tay súng này đã xả “mưa đạn” vào đám đông khoảng 22.000 khán giả đang xem tiết mục trình diễn của danh ca Jason Aldean trong một lễ hội âm nhạc kéo dài 3 ngày.

Cảnh sát cho biết vụ xả súng xảy ra vào khoảng 10 giờ đêm (giờ địa phương) Chủ nhật (1/10).

https://baomai.blogspot.com/

Tính đến thời điểm này, có ít nhất 50 người thiệt mạng và hơn 400 người bị thương, theo lời cảnh sát trưởng Joseph Lombardo của Las Vegas.

Tin cho hay nhiều nạn nhân đang được cấp cứu ở bệnh viện cũng đang trong tình trạng nguy kịch.

https://baomai.blogspot.com/

Với số người chết và bị thương vượt qua cả vụ xả súng ở hộp đêm Pulse tại Florida năm 2016, Stephen Paddock trở thành nghi phạm gây ra vụ xả súng đẫm máu nhất lịch sử nước Mỹ tính cho đến thời điểm hiện tại.

Stephen Paddock đến từ đâu?

https://baomai.blogspot.com/

Cảnh sát cho biết Paddock là một cư dân địa phương. Hắn có một căn nhà ở Mesquite, Nevada, cách Las Vegas khoảng 80 dặm về hướng đông bắc.

Sở cảnh sát Mesquite chưa từng tiếp xúc hay phải đến nhà Paddock, CNN dẫn lời phát ngôn viên Quinn Averett.

Cảnh sát cũng không biết Paddock đã sống trong khu vực này từ lúc nào.

https://baomai.blogspot.com/

Paddock đến ở khách sạn Mandalay Bay từ thứ Năm (28/9).

Động cơ xả súng?

Cảnh sát miêu tả Paddock hành động theo kiểu “sói đơn độc”. Hắn không có một mối liên kết nào với các tổ chức khủng bố. Hiện chưa rõ động cơ xả súng của Paddock là gì. Tin cho hay cảnh sát đang chuẩn bị đến lục soát căn nhà của Paddock ở Mesquite.

“Về lý lịch, hồ sơ của anh ta, chúng tôi vẫn chưa hoàn tất việc điều tra”, cảnh sát trưởng Lombardo cho biết.

Có ít nhất 10 khẩu súng trường đã được phát hiện trong phòng khách sạn của Paddock.

https://baomai.blogspot.com/

Cảnh sát tin rằng Paddock đã tự kết liễu mình khi lực lượng cảnh sát xông vào căn phòng của hắn ở tầng 32 khách sạn sòng bạc Mandalay Bay.

Làm việc cho ai?

Hiện cảnh sát chưa tìm ra bất cứ mối liên hệ nào của Paddock với các tổ chức khủng bố.

https://baomai.blogspot.com/

Nhà chức trách cho biết có một “người đồng hành” với Paddock tên Marilou Danley. Đây là một phụ nữ gốc Á châu, bạn cùng phòng của Paddock.

https://baomai.blogspot.com/
Marilou Danley

Ngay sau khi xảy ra vụ xả súng, cảnh sát đã truy lùng người phụ nữ này và xem bà như một người có thể có dính dáng đến vụ xả súng. Nhưng sau khi xác định được nơi ở của Danley và “có cuộc nói chuyện với bà” vào sáng thứ Hai, cảnh sát trưởng Las Vegas nói “cho đến thời điểm này, bà ấy không liên quan”.

https://baomai.blogspot.com/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sự điên khùng của một bạo chúa (phần 1)


Áp phích tuyên truyền luôn luôn nhắc nhở người dân về các mục tiêu của Đảng Cộng sản: cần phải xây dựng nhhững cơ xưởng, nhà máy lọc dầu và nhà máy hóa chất khổng lồ - để Trung Quốc tiến lên trở thành cường quốc công nghiệp. Ảnh: GEO Epoche.
Áp phích tuyên truyền luôn luôn nhắc nhở người dân về các mục tiêu của Đảng Cộng sản: cần phải xây dựng nhhững cơ xưởng, nhà máy lọc dầu và nhà máy hóa chất khổng lồ – để Trung Quốc tiến lên trở thành cường quốc công nghiệp. Ảnh: GEO Epoche.
1958 – 1961: “Đại nhảy vọt”
Gesa Gottschalk
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO EPOCHE xuất bản
Năm 1957, Mao ra lệnh thực hiện thêm một cuộc cách mạng nữa: với một cuộc “Đại Nhảy Vọt”, nền nông nghiệp Trung Quốc cần phải được hiện đại hóa và xuất khẩu những lượng ngũ cốc khổng lồ trong thời gian ngắn nhất, nhà máy điện cần phải sản xuất điện và lò luyện kim cần phải nấu chảy thép ở khắp nơi để đất nước qua đó mà trở thành một quốc gia công nghiệp. Thế nhưng kết quả của sự hiện đại hóa bị cưỡng bức này thật là khủng khiếp. Thép được sản xuất ra thường là vô dụng, hồ nước thủy điện bị nghẽn bùn – và hàng triệu người đã trở thành nạn nhân của nạn đói hẳn là lớn nhất trong lịch sử.
Khi Xuân về ở Judong, những người đàn ông trẻ tuổi bỏ đi. Họ bỏ lại đồng ruộng mà trên đó không còn gì mọc nữa, vợ họ, những người không còn mang thai được nữa, con họ, những đứa bé sưng húp lên vì đói, cha mẹ họ, những người quá yếu ớt để mà có thể bỏ trốn. Nhà của họ bị phá tan, nồi nấu của họ bị tịch thu. Dân quân trong vùng săn lùng bất cứ người nào bỏ làng trốn đi, đánh chết hàng ngàn người.
Thế nhưng những người đàn ông từ Judong [Để ngăn ngừa sự đàn áp – ngay cả đến ngày nay – tên làng và tên những người dân của nó đã được thay đổi.] thoát được, họ chạy đến một tuyến đường sắt mà không bị phát hiện, leo lên một con tàu hỏa, bí mật đến được với những con tàu hỏa khác, đi cho đến tận rìa của Cao nguyên Tây Tạng, nơi vẫn còn có thức ăn.
Ở làng quê của họ, những người phụ nữ, trẻ em, người già và người bệnh đã chết trong vòng hai năm sau đó. Họ là nạn nhân của một nạn đói ngay cho Trung Quốc cũng là không tiền khoáng hậu – được gây ra bởi đảng đấy, cái đã nhận lấy quyền lực mười năm trước đó với lời hứa hẹn rằng không bao giờ sẽ có một người Trung Quốc nào chết đói nữa. Được gây ra trước hết là bởi người đứng đầu đảng này, người 16 tháng trước đó đã quyết định phóng đất nước này với một nổ lực vĩ đại vào thời Hiện đại công nghiệp – và đồng thời vào Chủ nghĩa Cộng sản.
Phân nửa người dân của Judong và có lẽ thêm 30 triệu người Trung Quốc nữa đã trả giá bằng mạng sống của mình cho giấc mơ “Đại Nhảy Vọt” này. [Con số nạn nhân dựa trên ước lượng. Nó dao động giữa 15 và 55 triệu. Ý kiến thống trị cho rằng đã có 30 triệu người chết.]
Cơ khí hóa nông nghiệp để tăng sản lượng lên gấp nhiều lần, ví dụ như qua tưới nước nhân tạo, mà nền tảng của nó cần phải được kiến tạo trong cuộc Đại Nhảy Vọt.
Cơ khí hóa nông nghiệp để tăng sản lượng lên gấp nhiều lần, ví dụ như qua tưới nước nhân tạo, mà nền tảng của nó cần phải được kiến tạo trong cuộc Đại Nhảy Vọt. Vì tám năm sau khi lên cầm quyền, Đảng Cộng sản vẫn còn chưa thể cung cấp lương thực thực phẩn một cách chắc chắn cho người dân Trung Quốc. Mao Trạch Đông lo sợ một cuộc khủng hoảng lớn, cái mà ông ấy cố ngăn chận bằng một trận đánh giải phóng. Ảnh: GEO Epoche.
JUDONG TRONG TỈNH HÀ NAM ở giữa Trung Quốc là một ngôi làng nghèo. Nó nằm giữa những cánh đồng trồng khoai lang và lúa mì trong vùng Tín Dương. Hồ nước lóng lánh giữa đồng ruộng.Người dân thường phải chịu đựng, họ quen với chiến tranh và thiên tai. Trong cuộc nội chiến, người nông dân đã đi xin ăn khắp nơi để mà sống qua ngày. Sau khi nắm lấy quyền lực năm 1949, Đảng đã gán cho họ một thể chế giai cấp tùy theo sở hữu của họ cho tới nay, cái đảo ngược trật tự của ngôi làng: “nông dân nghèo” được ưu đãi so với “đại địa chủ”. Ruộng đất của những người giàu nhất được chia lại, để cho tất cả nông dân có thể làm ruộng trên đất có giá trị khoảng như nhau.
Thế nhưng năm 1957, tám năm sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân, ĐCS vẫn còn chưa thể lo được cái ăn cho tất cả mọi người Trung Quốc một cách đáng tin cậy. Cho tới năm 1952, tuy sản lượng thu hoạch có tăng lên – nhưng hầu như không đạt được đến mức của những năm 1930. Sau đấy, Đảng tập trung xây dựng công nghiệp.
Thêm vào đó, từ năm 1955, người nông dân phải làm việc trong các hợp tác xã, những cái thường bao gồm nhiều làng và có cho tới 300 hộ dân. Bây giờ họ không còn được phép bán đất đai, trâu bò và dụng cụ nữa, họ không còn được phép quyết định gieo trồng những thứ gì. Họ là một phần của nền kinh tế kế hoạch.
Vẫn còn có lỗ hổng: tuy là người nông dân phải bán mọi ngũ cốc lại cho nhà nước, cái còn lại sau khi trừ đi một phần làm lương thực nhỏ, thức ăn cho gia súc và hạt giống như là “phần dư ra”. Vì giá mua của nhà nước thấp nên phần lớn họ đều giữ lại thu hoạch của họ hay mang chúng ra chợ ở địa phương, nơi có thể bán với giá cao hơn.
Nhưng khẩu phần lương thực, tiền ốm đau, tiền hưu thì chỉ có người dân thành phố là mới nhận được. Nông dân Trung Quốc, người đã đấu tranh cho ĐCS và đã hy sinh nhiều trong cuộc nội chiến, cảm thấy mình bị bỏ rơi. Báo chí tường thuật về sự bất bình ngày một tăng của con người ở nông thôn. Nông dân liên kết lại để ly khai ra khỏi hợp tác xã – về mặt chính thức, sự tham gia là tình nguyện.
Những người khác khinh bỉ các cán bộ trong làng của họ, còn tấn công cả gia đình của những người đó. Cả ở gần Judong, chỉ qua đêm là có những khẩu hiệu chống Cộng sản đã xuất hiện trên tường của một hợp tác xã. Nhiều người biểu quyết chống Cộng sản bằng chân: họ rời bỏ những nhóm sản xuất của họ và tìm những công việc được trả công tốt hơn ở nơi khác. Sản xuất nông nghiệp đình trệ: như sản lượng thu hoạch năm 1957 chỉ tăng có một phần trăm so với năm trước đó. Thêm vào đó, một cuộc điều tra dân số năm 1953 đã cho thấy rằng không phải tròn 475 triệu người như dự đoán mà là 582,6 triệu người dân sống ở nông thôn.
Trung Quốc hướng đến một cuộc khủng hoảng xã hội và kinh tế. Do vậy nên Mao cố thử nghiệm một bước đột phá và thề thốt với các đồng chí về một dự án mới: cuộc “Đại Nhảy Vọt”. Chỉ trong vòng ít năm, đất nước đang phát triển này cần phải trở thành một quốc gia công nghiệp; đồng thời, ông ấy muốn cải tạo triệt để nền nông nghiệp.
Người Trung Quốc cần phải tăng sản lượng trên đồng ruộng, sản xuất năng lượng với những đập nước, sản xuất thép, làm việc trong nhà máy, xây đường lộ và đường sắt.
Nếu như mỗi người đều sẵn sàng từ bỏ gia đình và cộng động làng quê và mang mình vào trong một đạo quân sản xuất mới, thì sau một vài năm khó nhọc sẽ thành hình không chỉ một Trung Quốc hùng mạnh về kinh tế mà cả một xã hội mới.
Con người Cộng sản sẽ sống ở trong đó, những người đặt cái “chúng ta” lên trên cái “tôi”: sẵn sàng hy sinh, không có yêu cầu, đầy nhiệt tình cách mạng.
Người chủ tịch muốn tái đánh thức dậy tinh thần hăng hái từ thời của cuộc nội chiến và chính bản thân mình cũng đầy sự thôi thúc muốn hành động, khi ông ấy tin rằng đã cảm nhận được sự nhiệt tình cách mạng mới. Nhưng dấy cũng là niềm tự hào quốc gia và lòng khao khát muốn được công nhận của Mao, những cái đã dẫn đến việc ông ấy quất roi đẩy dân tộc của ông ấy tiến lên phía trước một cách không thương xót.
Vì trong tháng 11 năm 1957 ông ấy đã đứng trên Lăng Lênin ở Moscow như là người khách danh dự và nhìn cuộc duyệt binh kỷ niệm lần thứ 40 Cách mạng Tháng Mười. Người Xô viết vừa mới đưa chiếc Sputnik thứ hai lên quỹ đạo. Sếp Đảng Cộng sản Khrushchev khoe khoang trước những người khách của ông ấy đến mức Mao cảm thấy bị thách thức và trả lời rằng. “Đồng chí Khrushchev nói với chúng tôi rằng 15 năm nữa Liên bang Xô viết sẽ vượt qua Hoa Kỳ. Tôi có thể nói với các bạn rằng rất có thể là 15 năm nữa chúng tôi sẽ đuổi kịp hay vượt qua Liên hiệp Anh.”
(Còn tiếp)
Gesa Gottschalk
Phan Ba dịch
Đọc những bài trước trên trang Trung Quốc của Mao Trạch Đông

Phần nhận xét hiển thị trên trang