Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 2 tháng 10, 2017

Khi những ‘hạt giống Đỏ’ không… đỏ


Các cụ dạy rằng, "đạo đức và uy tín của người cha là tài sản lớn nhất của người con". Tiếc thay có những bậc cha mẹ lại "quên" không dạy con mình điều chí lý đó, để rồi đến khi con vấp váp mới thấm thía thì đã quá muộn. Một khi chúng ta định gieo "hạt giống Đỏ" thì cần phải "Đỏ" thật, chỉ có vậy thì cây mới bền, rễ mới chắc và mới có thể trường tồn cùng năm tháng.

Ông Nguyễn Xuân Anh (trái) và ông Vũ Quang Hải
Chuyện "con ông cháu cha" tham gia chính trường để nối nghiệp cha ông mình thực ra không chỉ có ở Việt Nam hay các nước châu Á khác, mà ngay cả ở các nước phương Tây cũng khá phổ biến. Hãy cứ nhìn vào nước Mỹ chẳng hạn, các gia tộc" hoành tráng" như Kennedy, Bush... nhiều đời nổi tiếng, có khá nhiều chính trị gia đã ghi dấu ấn trên đỉnh cao quyền lực.

Nhưng nên nhớ, những "con ông cháu cha" nói trên, ngoài tài năng, họ còn biết kế thừa truyền thống gia phong trong môi trường hoạt động chính trị rất chuyên nghiệp của gia đình. Hơn thế, họ đều được chọn lựa ra thông qua việc bầu cử dân chủ, công khai, minh bạch...

Nếu nhìn lại lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, kể từ khi thành lập cho đến Đại hội toàn quốc lần thứ 6, hầu như con cháu các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước không được cơ cấu vào bộ máy quyền lực cấp cao nhất của đất nước. Trường hợp hy hữu và đầu tiên có lẽ là GS. Đặng Xuân Kỳ, trở thành ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI khi đã ở tuổi 56 và chính thức khoá VII khi đã sang tuổi 60.

Ông Kỳ nguyên là phó Viện trưởng Viện Triết học, từng được huy động tham gia nhóm nghiên cứu đắc lực trợ giúp cho cha mình là Tổng bí thư Trường Chinh, hình thành lên nền tảng lý luận của công cuộc Đổi mới đất nước trước khi tổ chức Đại hội VI. Rồi ông làm Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, làm Viện trưởng Viện KHXH kiêm Viện trưởng Viện Mác Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh...

Ông là một trường hợp điển hình của câu chuyện "hổ phụ sinh hổ tử" trong đời sống chính trị nước nhà và có thể khẳng định ông hoàn toàn xứng đáng với cương vị đã đảm nhận.

Ông Đặng Xuân Kỳ sau này cũng từng là một trong ba người được Tổng bí thư Đỗ Mười đưa vào" tầm ngắm" kế tục ông ở cương vị cao nhất trong Đảng. Thế nhưng ông Kỳ đã cám ơn và từ chối chỉ vì đơn giản một điều, tự thấy mình tuổi đã cao, quỹ thời gian không còn nhiều nữa... (theo thông báo nhanh của Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương Hữu Thọ sau khi kết thúc Đại hội).

Đảng ta sau này cũng đã luôn lưu ý chuyện bồi dưỡng đào tạo người kế tục sự nghiệp từ con em các nhà lãnh đạo hoặc các chí sĩ cách mạng yêu nước, rồi họ trở thành uỷ viên Bộ Chính trị của Đảng cũng rất xứng đáng. Chưa từng có trường hợp nào "nhảy cóc" như kể từ Đại hội lần thứ XI.

Tôi nghĩ, chắc Đảng cũng đã thấy trách nhiệm của mình và quyết tâm khắc phục, ngăn chặn. Nghị quyết Trung ương 5 khoá XII về xây dựng chỉnh đốn Đảng, chống lại mọi biểu hiện suy thoái trong Đảng chính là một cảnh báo rất quý báu cho công tác cán bộ.

Trường hợp một số “hạt giống Đỏ” được đưa vào các cơ quan Đảng, nhà nước và doanh nghiệp lớn rồi dần dần lộ sáng bởi năng lực, đạo đức, lý tưởng chưa được tự trui rèn đã để lại những bài học đắt giá. Họ đi lên nhanh chóng là nhờ cái bóng cha anh mình, sau đó lại có phần chủ quan, tự cao tự đại, thiếu tu dưỡng bản thân nên phải trả giá.

Câu chuyện vi phạm khuyết điểm nghiêm trọng của ông Nguyễn Xuân Anh, uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng trước cán bộ đảng viên và nhân dân chính là một ví dụ khá đủ. Ông Xuân Anh tham gia dự khuyết Trung ương khoá XI khi mới 35 tuổi, trẻ nhất trong Trung ương khoá đó. Tại kỳ họp 18 vừa qua (ngày 29/9), Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật đối với Bí thư Thành ủy Đà Nẵng theo thẩm quyền.

Trước đó là chuyện ông Vũ Huy Hoàng, lợi dụng cương vị bộ trưởng Bộ Công Thương, Bí thư Ban cán sự Đảng của Bộ, đã đưa con trai Vũ Quang Hải lên đảm nhiệm cương vị Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Bia, Rượu, Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), với tham vọng sẽ là người đại diện phần vốn nhà nước của một doanh nghiệp có giá 4 tỷ đô la. Đây là một doanh nghiệp có nguồn doanh số khủng của ngành ông phụ trách. Biết bao sai sót về quy trình và sự trục lợi của gia đình ông trong đó đều đã rõ ràng.

Hôm 19/9 mới đây, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đã bày tỏ quan điểm của Uỷ ban mình trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xung quanh công tác phòng chống tham nhũng năm 2017. Uỷ ban đề nghị Chính phủ một vấn đề trong đó có cả công tác cán bộ hiện nay ở khía cạnh bổ nhiệm, đề bạt: "Chính phủ cần chỉ đạo tổng kiểm tra về công tác bổ nhiệm cán bộ trong phạm vi cả nước để trả lời cử tri về tình trạng bổ nhiệm cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không đúng quy định, bổ nhiệm lãnh đạo nhiều hơn công chức, bố trí người thân vào những vị trí dễ phát sinh tham nhũng".

Tôi cho rằng việc làm trên là rất cần thiết, nhất là vào thời điểm hiện nay, khi các địa phương, các bộ, ngành trên cả nước cũng đang làm công tác quy hoạch, bỏ phiếu thăm dò nguồn cán bộ cho nhiệm kỳ 2020-2025 và 2021-2026. Nếu chúng ta làm nghiêm túc, triệt để, công tâm, tôi tin rằng sẽ là rào cản ngăn chặn từ xa những sai phạm chưa diễn ra nhưng rất có thể tiếp tục tái diễn.

Các cụ dạy rằng, "đạo đức và uy tín của người cha là tài sản lớn nhất của người con". Tiếc thay có những bậc cha mẹ lại "quên" không dạy con mình điều chí lý đó, để rồi đến khi con vấp váp mới thấm thía thì đã quá muộn. Một khi chúng ta định gieo "hạt giống Đỏ" thì cần phải "Đỏ" thật, chỉ có vậy thì cây mới bền, rễ mới chắc và mới có thể trường tồn cùng năm tháng.

Quốc Phong
(Tuần Việt Nam)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thiện tai, thiện tai!



Nguyễn Quang Lập

HỘI CHỨNG ĐIÊN & THIÊN TÀI.

Nghĩ được đề tài "Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách" để làm luận án tiến sĩ, người này không điên thì cũng thuôc loại thiên tài. Vả, nghệ thuật chữ đó phải ở trong giai đoạn 2005-2015 có những đặc biệt để có thể viết một luận án tiến sĩ 200 trang A4 thì quả thật hoặc quá điên hoặc quá thiên tài.

Điên & thiên tài là hội chứng người Việt xhcn. Rồi đây nhất định còn có những luận án tiến sĩ đặc sắc hơn, tỉ như "Nghệ thuật NIẾM NỒN giai đoạn 2005-2015".

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mừng đại thọ lần thứ 102 lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh!



Từ trái qua: tác giả Nguyễn Đăng Quang, cụ Nguyễn Trọng Vĩnh và KTS Trần Thanh Vân. 
Nguồn: tư liệu gia đình 
 



 
Nguyễn Đăng Quang
1-10-2017

Hôm nay kỷ niệm ngày sinh Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Cụ sinh ngày 1/10/1916, tuổi Bính Thìn. Theo cách tính của người Á Đông và người Việt Nam ta thì cụ bắt đầu bước sang tuổi thứ 102, một mốc tuổi đại, đại thọ, rất ít cụ đạt được xưa nay! So với cách đây 2 năm khi cụ 100 tuổi, năm nay sức khỏe cụ đã giảm sút khá nhiều. Đi lại yếu hơn trước, trí nhớ kém đi, hay quên những việc mới xảy ra, nhưng ai nhắc lại cụ lại nhớ ra ngay. Tuy vậy, cụ vẫn duy trì được một tư duy tuyệt vời, ít người sánh kịp. Phòng ngủ của cụ nay phải chuyển từ tầng 2 xuống tầng 1 để tiện tiếp khách và đỡ phải lên xuống cầu thang hàng ngày! Buổi sáng cụ thường tập thể dục nhẹ ở sân vườn. Hàng ngày cụ theo dõi tình hình trong nước và thế giới qua 2 bản tin thời sự 12 giờ trưa và 19 giờ tối của VTV1, nhưng chủ yếu là cụ đọc đều đặn Bản tin A của Bộ Ngoại giao gửi đến hàng ngày.

Có thể nói cụ là một nhà cách mạng lão thành quý hiếm và rất đáng kính! Cụ tham gia hoạt động cách mạng chống Pháp từ rất sớm và gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939 khi mới 23 tuổi. Là một trong những cán bộ quân đội được phong hàm Thiếu tướng khi còn rất trẻ (43 tuổi), đến nay cụ là sỹ quan cấp tướng có thâm niên lâu nhất trong quân đội hiện nay (58 năm mang hàm Thiếu tướng), và là tướng lĩnh duy nhất do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp tấn phong (1959) hiện còn sống cho đến thời điểm này! Cụ tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong 16 năm (từ 1960 đến 1976) khi được bầu là Ủy viên Trung ương dư khuyết tại Đại hội Toàn quốc lần thứ III của ĐLĐVN năm 1960. Sau khi được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, cụ được chỉ định làm Phó Trưởng ban thứ nhất Ban Tổ chức Trung ương. Nhưng vì giữa cụ và Trưởng ban Lê Đức Thọ, ngoài tính khí khác hẳn nhau, giữa 2 người thường xuyên có bất đồng quan điểm về công tác bố trí, sử dụng và đề bạt cán bộ, nên cụ chỉ “trụ” được ở đây trên 6 tháng trước khi được điều chuyển về làm Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Có lẽ cho đến nay, ĐCSVN chưa có ai làm Bí thư Tỉnh ủy ba lần ở 3 tỉnh khác nhau như Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (là Thái Bình, Vĩnh Yên và Thanh Hóa).

Có thể cụ còn giữ một “kỷ lục” nữa khi cụ có gần 10 năm liên tục làm Trưởng đoàn Cố vấn của Đảng kiêm Trưởng đoàn Chuyên gia quân sự giúp bạn Lào (1964- 1974). Trong thời gian công tác ở Lào, cụ luôn tâm niệm lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chú có ý kiến gì thì chú góp với Bạn để Bạn làm, chú không được làm thay và chú không được làm “Ông Toàn quyền!”. Giữa năm 1974, khi kết thúc gần 10 năm làm Cố vấn và Chuyên gia ở Lào về nước và còn chưa kịp viết xong bản tổng kết công tác giúp bạn, thì cụ lại được bổ nhiệm làm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc. Cụ nói, những tưởng lần này đi sứ khoảng 3- 4 năm thôi, khi hết nhiệm kỳ, cụ sẽ được nghỉ hưu theo quy định. Nhưng nào ngờ, nhiệm kỳ Đại sứ của cụ tại Trung Quốc bị kéo dài ngoài dự tính, trên 13 năm, mãi đến giữa năm 1987 cụ mới được rút về nước, và 3 năm sau cụ mới được nghỉ hưu ở tuổi 75! Nếu tôi nhớ không nhầm thì cụ là người lập và giữ kỷ lục là nhà ngoại giao Việt Nam duy nhất tính đến nay có nhiệm kỳ làm đại sứ lâu nhất ở 1 quốc gia! Nhiệm kỳ 13 năm làm Đại sứ của cụ ở Trung Quốc là thời kỳ quan hệ giữa 2 nước trở nên rất xấu, đầy căng thẳng và sóng gió sau khi Trung Quốc đưa 60 vạn quân tràn sang tàn phá và xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta tháng 2/1979! Cụ nói, 13 năm làm Đại sứ ở Bắc Kinh là 13 năm đấu trí và đấu mưu đầy căng thẳng với Bộ Ngoại giao và chính quyền nước sở tại. Có thể nói, cho đến nay, cụ là vị Đại sứ mà Trung Quốc cảm thấy “kém vui”, “không ưa” và “đau” nhất trong số các Đại sứ Việt Nam từ trước đến nay ở xứ này! Cụ kể lại, khi về nước gặp lại đ/c Ngô Thuyền là người tiền nhiệm của mình, cụ nói vui: “Anh thì sang Trung Quốc uống rượu, còn tôi thì sang cãi nhau!”

Cuối năm 1995, để khái quát 23 năm đảm trách công tác đối ngoại ở 2 quốc gia láng giềng, và cũng là để tặng cha nhân dịp mừng thọ cụ 80 tuổi, nhà văn Nguyễn Nguyên Bình, trưởng nữ của cụ, viết tặng cha đôi câu đối sau đây:

– Làm Cố vấn miền Tây, nhớ lời Bác, không làm “lão Toàn quyền”, luôn nhớ chữ “Chủ quyền của bạn”
– Đi Đại sứ nước Tầu, trung với nước, chẳng ngại “người Đại Hán”, giữ trọn điều “Quốc thể về ta”!

Trong 27 năm qua, sau khi nghỉ hưu (1990), nhưng cụ không cho phép bản thân được nghỉ ngơi hoàn toàn mà chuyển sang một cuốc đấu tranh mới! Cụ khẳng khái lên tiếng góp ý với lãnh đạo Đảng và Nhà nước rất nhiều vấn đề. Bà Nguyên Bình cho biết, trong khoảng 17 năm đầu sau khi nghỉ hưu, cụ đã trực tiếp trên 100 lần viết thư tay gửi cho Tổng Bí thư, Bộ Chính trị  và Ban Chấp hành Trung ương, góp ý kiến về những chủ trương, đường lối sai lầm và nguy hiểm mà Đảng đang phạm phải, nhưng họ không hề lắng nghe, mà thậm chí còn lờ tịt, không hồi âm cho cụ! Do vậy, bắt đầu từ năm 2007, cụ công bố công khai những ý kiến phê phán và các kiến nghị của cụ trên mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng. Theo tinh thần đó, chỉ riêng trong năm 2014, cụ đã lên tiếng trong 2 văn bản quan trọng. Văn bản thứ nhất là ngày 28/7/2014, với tư cách là đảng viên có 75 năm tuổi đảng, cụ là người đầu tiên ký vào Thư ngỏ 61 (TN61) của 61 đảng viên tâm huyết gửi Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên ĐCSVN, mạnh mẽ yêu cầu Đảng đổi mới tư duy và thay đổi triệt để đường lối lãnh đạo đất nước trong 2 lĩnh vực đối nội và đối ngoại! Xin trích:

“1- Đảng Cộng sản Việt Nam hãy tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng CNXH, chuyển sang hẳn đường lối DÂN TỘC và DÂN CHỦ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ TOÀN TRỊ sang DÂN CHỦ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa.

 2- Lãnh đạo Đảng và Nhà nước phải thấy rõ mưu đồ và hành động của thế lực bành trướng Trung Quốc đối với nước ta, từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng để có đối sách trước mắt và lâu dài bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ trong mọi tình huống, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, xây dựng mối quan hệ láng giềng hòa thuận, hợp tác bình đẳng, vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân 2 nước.”

Văn bản thứ hai là ngày 2/9/2014, với tư cách là CCB,  cụ là một trong 6 vị tướng ký vào Kiến nghị của 20 sỹ quan cao cấp QĐND và CAND (gọi tắt là KN20), yêu cầu Đảng và Nhà nước thực thi 4 vấn đề cụ thể sau:

1- Quân đội có nhiệm vụ Hiến định là bảo vệ Tổ quốc trước ngoại xâm nên cần chấm dứt ngay việc huy động quân đội vào những sự vụ mang tính đối kháng với nhân dân, như giải tỏa đất đai, ngăn chặn các cuộc biểu tình yêu nước ôn hòa,…

 2- Việc cố tình phớt lờ cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc năm 1979 và mấy trận chiến bảo vệ biển đảo không chỉ phủ nhận lịch sử, xúc phạm đồng bào và chiến sỹ đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và quyết tâm chiến đấu của LLVT. Đó là sai lầm không được phép tái phạm.

 3- LLVT cần được xác định rõ và chính xác đối thủ, không thể mơ hồ biến thù thành bạn hoặc coi bạn là thù.Đối tượng tác chiến của quân đội phải là những thế lực có thể đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong hiện tại và tương lai, chứ không thể là những đối thủ đã thuộc về quá khứ.

 4- Là người chủ và người bảo vệ đất nước, nhân dân và LLVT phải được biết chính xác hoàn cảnh thực tế của quốc gia. Vì vậy Nhà nước phải báo cáo rõ ràng với nhân dân về thực trạng quan hệ Việt- Trung và những ký kết liên quan đến lãnh thổ trên biên giới, biển đảo và các hợp đồng kinh tế ảnh hưởng đến an ninh và chủ quyền quốc gia.

Gần đây nhất, khi lên tiếng về quyết định từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam của Giáo sư Tương Lai, lão tướng Nguyễn Trong Vĩnh khẳng định, với tư cách là một trong những đảng viên có nhiều tuổi đảng nhất của ĐCSVN hiện nay và là người không ngơi nghỉ trong cuộc đấu tranh làm cho ĐCSVN trong sạch và vững mạnh trở lại, với mục tiêu là đấu tranh xóa bỏ thể chế toàn trị, độc tài, xây dựng nhà nước pháp trị, dân chủ trên cơ sở tam quyền phân lập, đặt lợi ích dân tộc, quyền lợi quốc gia chứ không phải là lợi ích của ĐCSVN lên trên hết, cụ hoàn toàn đồng tình với quyết định của Gs Tương Lai, cụ cho đó là một quyết định đúng đắn, đúng thời điểm và sẽ có tác dụng lan tỏa, mặc dù trước đây cụ có khuyên anh Tương Lai nhẫn nại và cố gắng ở lại trong Đảng để đấu tranh chống sự tha hóa, biến chất trong Đảng. Cụ hoàn toàn tán đồng và ủng hộ quyết định của Gs Tương Lai, đặc biệt là nội hàm câu: “Tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với đảng Nguyễn Phú Trọng đang thao túng…”! Theo cụ, ĐCSVN trong những năm gần đây đã hoàn toàn biến chất, trở nên quá hư hỏng, khó có thể sửa chữa được! ĐCSVN đã đánh mất mình, không còn xứng đáng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội nữa! Trong các hư hỏng trên, cụ nói có 3 hư hỏng nghiêm trọng và nguy hiểm nhất, cần phải loại bỏ ngay, đó là:

1/. ĐCSVN đã trở thành một ổ tham nhũng trầm trọng, khó có thể kiềm chế và kiểm soát được! Bọn tham nhũng đều là những cán bộ, đảng viên trung cao cấp của Đảng, chúng đã trở thành bầy sâu, tập đoàn sâu và ăn của dân không từ một thứ gì!

2/. ĐCSVN không còn là một khối đoàn kết vững chắc như xưa. Nay đã chia rẽ, đang hình thành nhiều phe nhóm lợi ích tệ hại trong Đảng, và các phe phái này đang ra sức đấu đá, tranh giành quyền lợi và quyền lực, không thiết tha gì với lợi ích dân tộc, với quyền lợi đất nước như hồi ĐLĐVN trước đây nữa!

3/. ĐCSVN ngày nay đã lệ thuộc nặng nề vào ngoại bang, cụ thể là vào ĐCSTQ! Sau khi bí mật ký kết thỏa ước Thành Đô (9/1990), Ban lãnh đạo ĐCSVN kể từ đó đã lệ thuộc gần như mọi mặt vào ĐCSTQ! ĐCSVN đã làm ngơ, không dám ra tuyên bố phản đối và thực hiện biện pháp đáp trả khi chủ quyền biển đảo của Tổ quốc bị Trung Quốc xâm phạm, đặc biệt hồi giữa năm 2014, TQ ngang ngược hạ đặt trái phép dàn khoan HD.981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, và mới đây Việt Nam phải nhẫn nhục đầu hàng, chấp nhận yêu sách ngang ngược của TQ đòi VN phải ngừng Dự án thăm dò khí đốt tại Lô 136/03 thuộc bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kibh tế của Việt Nam!  

***

Nhân dịp mừng Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh hưởng hồng phúc đại thọ 102 tuổi, tôi mạn phép sơ lược lại những nét cơ bản cuộc đời hoạt động và đấu tranh không ngơi nghỉ và đầy khí phách hào hùng của một chí sỹ yêu nước hết lòng vì Tổ quốc, vì dân tộc Việt Nam chúng ta; đồng thời khái quát lại những tư tưởng, quan điểm chính trị sáng suốt, nhìn xa trông rộng của một bậc tiền bối cách mạng rất quý hiếm và rất đáng kính hiện nay! Một lần nữa xin kính chúc Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh dồi dào sức khỏe và trường tồn!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghịch lý lương tối thiểu tại Việt Nam


Hồ Bá Tình

(TBKTSG) - Thời gian qua, vấn đề tăng lương tối thiểu được dư luận quan tâm rất nhiều. Một số ý kiến cho rằng tốc độ tăng lương tối thiểu của Việt Nam nhanh hơn nhiều so với tăng năng suất lao động là điều bất cập. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc tăng lương tối thiểu là cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Lương tối thiểu tăng nhanh

Mức tăng lương tối thiểu của năm 2018 đã gây ra một cuộc tranh luận rất lớn trong xã hội. Phía đại diện người lao động là Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất mức tăng 13,3%, tương đương mức tăng của năm 2017. Trong khi đó, đại diện cho phía người sử dụng lao động là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại đề xuất không tăng hoặc tăng tối đa ở mức dưới 5%. Cuối cùng, mức tăng lương tối thiểu năm 2018 được thống nhất là 6,5%.

Mới đây, tại hội thảo “Tiền lương và năng suất lao động ở Việt Nam” do Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển chính sách (VEPR) tổ chức, các chuyên gia kinh tế chỉ ra một số bất cập trong việc tăng lương tối thiểu ở Việt Nam. Theo đó các chuyên gia cho rằng lương tối thiểu tăng trung bình hàng năm của Việt Nam đạt hai con số trong giai đoạn 2007-2015, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người và chỉ số giá tiêu dùng.

Đặc biệt, tốc độ tăng lương tối thiểu cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động, với việc tỷ lệ lương tối thiểu trên năng suất lao động (thu nhập bình quân) tăng từ 25% năm 2007 lên mức 50% năm 2015. Các chuyên gia lo ngại chênh lệch giữa tăng trưởng năng suất lao động với lương tối thiểu và lương trung bình, nếu tiếp tục kéo dài, sẽ từ từ phá vỡ cân bằng trên nhiều khía cạnh của nền kinh tế, đặc biệt là cản trở tích lũy vốn con người, giảm động lực của nhà đầu tư, lợi nhuận của doanh nghiệp và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Thực tế không tác động nhiều đến thu nhập thực

Hiện nay, lương tối thiểu của Việt Nam được chia bốn vùng với mức lương lần lượt là 3,75 triệu đồng/tháng; 3,32 triệu đồng/tháng; 2,9 triệu đồng/tháng và 2,58 triệu đồng/tháng. Mức lương tối thiểu áp dụng tùy thuộc tay nghề người lao động (lao động được đào tạo thêm 7%) và ngành nghề (phụ cấp độc hại). Trên thực tế, mức lương tối thiểu ở trên thấp hơn nhiều so với mức lương thực nhận của đa số người lao động ở các khu vực chính thức. Mức lương tối thiểu hiện nay được nhiều doanh nghiệp vận dụng như là mức lương ghi trên hợp đồng lao động phục vụ cho việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính bắt buộc như đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế... Lương thực nhận của người lao động là lương theo sản phẩm hoặc theo hiệu quả kinh doanh...

Về lý thuyết, khi mức lương tối thiểu thấp hơn nhiều so với lương thực tế thì việc tăng lương tối thiểu không đóng vai trò gì trong việc làm tăng lương người lao động. Thậm chí, với người lao động tại những doanh nghiệp đang sử dụng mức lương tối thiểu để làm căn cứ đóng các loại bảo hiểm thì có thể làm cho thu nhập ròng của người lao động bị giảm. Thực vậy, thông thường doanh nghiệp rất khó ngay lập tức điều chỉnh lương tổng hoặc đơn giá tiền lương theo sản phẩm. Do vậy, nếu mức lương đóng bảo hiểm tăng thì số tiền tuyệt đối trích từ thu nhập của người lao động để đóng các loại bảo hiểm cũng sẽ tăng theo làm cho lương thực nhận (lương ròng) sẽ giảm.

Đối với những ngành thâm dụng lao động như dệt may, chế biến thủy sản, chi phí tiền lương chiếm đến 70-80% tổng chi phí của doanh nghiệp (không bao gồm nguyên liệu cơ bản). Trên thực tế, thu nhập của người lao động trong các ngành này đang cao hơn rất nhiều so với mức lương tối thiểu hiện nay. Do đó, việc tăng lương tối thiểu không giúp làm thu nhập ròng của người lao động tăng, thậm chí còn giảm. Còn đối với doanh nghiệp, việc tăng lương tối thiểu trở thành một gánh nặng cho doanh nghiệp bởi các khoản đóng góp bắt buộc sẽ gia tăng.

Như vậy, nghịch lý của việc tăng lương tối thiểu là làm cho lương ròng của rất nhiều người lao động không tăng mà còn giảm. Một tỷ lệ không nhỏ người lao động không chịu tác động gì bởi lương thực nhận và lương đóng bảo hiểm của họ hiện nay cao hơn nhiều so với lương tối thiểu. Một nghịch lý khác là về lý thuyết, lương tối thiểu dùng để bảo vệ người lao động nhưng thực tế hiện nay có tới khoảng 50% lao động Việt Nam làm việc tại hộ kinh doanh gia đình, lao động tự do, lao động làm việc tại các khu vực kinh tế nhỏ và vừa, họ không có hợp đồng lao động và không chịu ràng buộc bởi quy định về mức lương tối thiểu.

Ngoài ra, mức lương tối thiểu hiện nay cũng không áp dụng đối với công chức. Nên trong nhiều trường hợp, lương của công chức thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng. Đối tượng được hưởng lợi nhiều khi tăng lương tối thiểu là các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (nguồn thu tăng).

Trả lại bản chất cho lương tối thiểu

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng mức lương tối thiểu. Về lý thuyết kinh tế, trong trường hợp mức lương tối thiểu thấp hơn so với mức lương phổ biến trên thị trường thì việc áp dụng lương tối thiểu không có nhiều tác động. Trường hợp mức lương tối thiểu cao hơn so với mức cân bằng của thị trường thì sẽ gây thiệt hại về kinh tế bởi sẽ có nhiều lao động bị thất nghiệp hơn và doanh nghiệp cũng sẽ thu hẹp sản xuất do không thể thuê mướn lao động với mức chi phí mong muốn. Tuy nhiên, lương tối thiểu vẫn được áp dụng phổ biến ở hầu hết các quốc gia để bảo vệ người lao động “yếu thế” nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu cho họ. Đây là những người lao động bị yếu thế hơn trong việc đàm phán lương với giới chủ nên có thể phải chịu sự “bóc lột” sức lao động.

Đối chiếu với các điều kiện trên, có thể thấy việc áp dụng lương tối thiểu hiện nay ở Việt Nam tồn tại nhiều bất cập như chỉ áp dụng đối với người có hợp đồng lao động mà chưa chú trọng tới hơn 50% lao động làm việc tại khu vực hộ gia đình, lao động tự do và hàng triệu công chức. Ngoài ra, mức lương tối thiểu hiện nay chủ yếu đóng vai trò là mức “sàn” để doanh nghiệp, người lao động đóng các khoản nghĩa vụ tài chính bắt buộc. Tuy nhiên, kể từ năm 2018, theo quy định mới thì doanh nghiệp và người lao động phải đóng các khoản như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên phần lớn thu nhập thực của mình. Khi đó, lương tối thiểu lại càng ít ý nghĩa.

Vì những bất cập nêu trên, cần đưa lương tối thiểu về đúng với bản chất thật của nó. Lương tối thiểu phải được áp dụng đối với tất cả tầng lớp lao động, kể cả đối với công chức nhà nước. Việc áp dụng mức lương tối thiểu phải phù hợp với tình hình thực tế năng suất lao động, cung - cầu lao động trên thị trường lao động và mức sống thực tế người lao động. Ngoài ra, nên quy định lương tối thiểu theo giờ lao động, thay vì áp dụng theo tháng để làm căn cứ tính các nghĩa vụ tài chính như hiện nay. Đặc biệt, đối tượng cần được quan tâm nhiều nhất là đối tượng lao động “yếu thế”, đang làm việc tại khu vực hộ kinh doanh gia đình, lao động tự do... có mức lương thấp. Nhà nước cần có những quy định chặt chẽ về mức lương tối thiểu và phương pháp kiểm soát hiệu quả để người lao động trong khu vực này không bị “bóc lột”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TAO LÀ KHMER ĐỎ

[TAO LÀ KHMER ĐỎ] Tao là Khmer Đỏ, hay Khmer Rouge. Tụi tao là tổ chức CS của Campuchia. Khác với CS Việt Nam, vốn chỉ thực hiện CNXH nửa vời, tụi tao đã thực hiện CNXH đúng nghĩa. Tụi mày biết gì về tao, để tao nói cho nghe.
  1. Khmer Đỏ là người Khmer, tức Campuchia. Còn Đỏ ở đây là CS. Khmer Đỏ nghĩa là CS Khmer.
  2. Khmer Đỏ được sáng lập bởi thằng khùng Pol Pot. Đừng coi thường, nó thuộc loại trí thức, được ăn học ở Pháp.
  3. Khmer Đỏ được Trung Quốc hỗ trợ vũ khí và lật đổ chính phủ Campuchia rồi cầm quyền vào năm 1975.
  4. Khmer Đỏ trong khoảng thời gian cầm quyền 4 năm ngắn ngủi đã thực hiện một cuộc diệt chủng chính người dân của mình. Họ muốn thực hiện một xã hội vô sản, đúng nghĩa với thuyết CS của Marx. Ước tính tầm 1.4 đến 2.2 triệu người Campuchia đã bị giết hoặc chết, nghĩa là 1 trong 5 người đã chết vì lý tưởng CNXH hoang tưởng.
  5. Khmer Đỏ ra đời vào năm 1951 sau khi Đảng CS Đông Dương tan rã. Đồng minh của là CS Lào, CS Việt Nam và CS Trung Quốc.
  6. Khmer Đỏ thu hút những thằng nông dân bần nông ngu dốt, hứa hẹn sẽ lấy lại đất nước Campuchia cho người dân và thành lập nước Campuchia chính nghĩa. Và nhiều người đã tin và xung phong vào lực lượng man rợ đó.
  7. Khmer Đỏ đã giết gần như tuyệt đối tầng lớp trí thức, văn hóa và có ăn có học của Campuchia. Bao gồm các chính trị gia, nghệ sĩ, binh sĩ của chính quyền cũ, công viên chức và những ai đã làm việc cho Tây. Nhiều lời đồn là họ giết luôn những ai đeo kính, vì họ cho rằng những người đó là trí thức, là kẻ thù của người dân nên phải bị tiêu diệt.
  8. Khmer Đỏ lấy năm 1975 là năm 0 (Không), vì coi đó là sự khởi đầu của cuộc cách mạng CNXH.
  9. Khmer Đỏ bắt người dân về sống ở những nông trại ở vùng quê, như hợp tác xã, để sinh sống. Họ không được dùng thuốc Tây, không được tự do đi lại, không được sử hữu. Tất cả đều hy sinh lòng ích kỷ cá nhân để thực hiện lý tưởng CNXH vĩ đại.
  10. Khmer Đỏ bắt hàng chục ngàn trẻ em để làm binh sĩ nhí. Tụi nó dễ bị tẩy não, dễ dụ. Google “khmer rouge child soldier” để coi tiếp.
  11. Khmer Đỏ đã đặt hàng trăm ngàn mìn đất ở khắp nơi, nhất là ở các vùng quê. Ước tính là 40,000 người đã bị cụt tay chân vì dẫm lên mìn. Nhiều nông dân bây giờ vẫn không dám khai thác ruộng của mình vì sợ. Chính phủ và các tổ chức quốc tế đã đóng góp để dẹp mấy cái mìn đất này, bây giờ đỡ nhiều rồi.
  12. Khmer Đỏ sinh ra “Cánh Đồng Chết” (The Killing Field). Vì họ đem người ta ra cánh đồng rồi bắn chết. Nhiều khi tiếc đạn nên họ dùng cái búa, gõ vô đầu. Còn nhiều hình thức tra tấn và giết người man rợ hơn như ném đầu người vào cây hay đập đầu bể cho tới chết.
  13. Khmer Đỏ đưa quân xâm chiếm Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1977, tấn công mấy tỉnh miền Tây, chủ yếu là An Giang và Châu Đốc. Sau đó Việt Nam tức quá nên đem quân đánh trả thù. Rồi tổng tấn công vào Campuchia rồi dẹp chế độ Khmer Đỏ luôn. Nhờ vậy mà bây giờ Campuchia mới có dân chủ, dù chỉ là nửa vời. Cái này phải cảm ơn Việt Nam một phần.
  14. Khmer Đỏ Cho tới bây giờ vẫn còn tồn tại. Nhưng chỉ là một đám điên khùng ở trong rừng tự sướng với nhau thôi. Di sản Khmer Đỏ để lại cho Campuchia là một đất nước tiêu tàn, nhưng ngày càng phát triển. Giai đoạn này là một giai đoạn mà ám ảnh tất cả người dân Campuchia cho tới tận bây giờ. Nhắc tới Campuchia là người ta nghĩ ngay tới Khmer Đỏ và nạn diệt chủng.
  15. Khmer Đỏ là bài học cho sự thất bại của CNXH. Khmer Đỏ là đỉnh cao của CNXH, không bàn cãi. 2 triệu người dân Campuchia đã chết để nó thực hiện lý tưởng khùng điên đó.
Lời của tác giả: Tối thức coi bộ phim mới của Angelina Jolie, ‘First they killed my father’ (Họ đã giết cha tôi trước) nên hứng gõ bài này, ai chưa coi thì nên coi. Thời CNXH của Campuchia là một giai đoạn đau thương. Khmer Đỏ, dưới sự lãnh đạo của Pol Pot đã thực hiện CNXH và kéo Campuchia thụt lùi cả trăm năm với sự cải cách kinh tế man rợ. Nếu bạn là một người Việt trẻ, hãy hỏi cha hay chú của bạn về giai đoạn này, vì xác suất cao là họ đã tham gia qua Campuchia để đánh bại Khmer Đỏ.
21616563_509872619363779_1499188694278104280_n

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

Phần nhận xét hiển thị trên trang

GÁI VÀ KINH TẾ VIỆT NAM


[GÁI VÀ KINH TẾ VIỆT NAM] Bình tĩnh, đây không nói nhảm mà nói về kinh tế học đàng hoàng. Sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam được thể hiện qua Gái. Kinh tế Việt Nam càng lên, gái Việt ngày càng xinh. Đây không phải nịnh bợ hay tự hào dân tộc mù quáng. Đó là sự thật. Gái Việt Nam bây giờ ngon bà cố.
 
Đường cong của mấy em ngày càng gợi cảm. Vòng 1 của các em ngày càng căng, vòng 2 của các em ngày càng thon, và vòng 3 của các em ngày càng tròn. Anh đây nhìn thôi mà lòng tái tế chịu không nổi.
 
Nhưng vì sao lại vậy. Vì sao kinh tế càng phát triển thì gái nước đó càng xinh. Đơn giản vì:
 
1. Dân càng giàu thì có nhiều tiền mua mỹ phẩm hơn.
2. Dân càng giàu thì ăn bơ sữa nhiều nên da đẹp hơn.
3. Dân càng giàu thì được ở trong mát, làm việc trí thức, nên nét mặt không nhăn nhó.
4. Dân càng giàu thì chế độ ăn uống dinh dưỡng cũng cải thiện.
5. Dân càng giàu thì càng hạnh phúc, càng hạnh phúc thì càng xinh hơn.
 
Cho nên đừng quá bất ngờ khi thấy gái Việt Nam ngày càng ngon. Đừng quá tiêu cực vì đi đâu cũng thấy mấy em gái khoe hàng. Người ta đẹp thì người ta khoe, mày ở đó ngồi GATO sao mà không cho con người ta khoe?
 
Tuy nhiên, trái ngược với sự tăng trưởng của độ xinh của gái Việt, trai Việt thì dậm chân tại chỗ. Vẫn xấu xí, vẫn cù lần, vẫn nhăn nhó, vẫn thói hư tật xấu. Chứng nào tật nấy, không bỏ được. Cho nên đừng hỏi vì sao phụ nữ lại sính ngoại rồi chê đàn ông Việt Nam nhé.
 
Thật hạnh phúc khi Việt Nam ngày càng phát triển, gái ngày càng xinh. Tôi thích. Không liên quan, trong tấm này, Ku Búa chọn cái em ở hàng dưới, số 1 từ bên trái. Xinh, anh thích.

21994374_2299999263381854_519601338971715017_o
 
Ku Búa @ Cafe Ku Búa


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dân có quyền thắc mắc, thưa ông Cục phó!



Hồ Hùng
MTG - Những ngày qua, dư luận xôn xao chuyện ông Cục phó bị mất 385 triệu đồng tại 1 khách sạn ở Long An. Tiền đâu mà ông Cục phó đem đi công tác nhiều thế?

Chuyến công tác tại Long An của ông Nguyễn Xuân Quang, Cục phó Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường, thuộc Tổng cục Môi trường (Bộ TNMT) bắt đầu từ ngày 20.9, và kết thúc sau 45 ngày, với kế hoạch kiểm tra 30 doanh nghiệp. Nhưng mới sau vài ngày, kiểm tra được 7 doanh nghiệp, thì sáng 26.9, ông Quang báo mất 385 triệu đồng.

Khi công an đến xác minh hiện trường, theo chủ khách sạn: "Làm việc xong, biên bản hiện trường xác lập tại phòng nghỉ của ông Quang, người ký là điều tra viên, bị hại và vợ tôi. Đọc lại biên bản, vợ tôi còn nhớ số tiền 2.300USD của ông vẫn còn, chỉ nói mất 385 triệu đồng" - ông Đ. nhớ lại.

Như vậy, số tiền mà ông Quang “mang theo” tổng cộng gần 500 triệu đồng, kể cả USD. Tiền ăn nghỉ cho chuyến công tác 45 ngày cũng không nhiều đến thế, vài chục triệu là cùng. Và đã là Cục phó, kiêm Trưởng đoàn Thanh tra, đương nhiên sẽ có thành viên trong đoàn lo chuyện hậu cần, tạm ứng tiền mang theo chi xài, ông Quang cần chi giữ.

Thì đúng vậy. Chính ông Quang cũng phân bua, tiền ấy chẳng phải tiền mang theo công tác, mà là tiền của… vợ ông gửi theo. Ông Quang cho biết, ông có người em vợ ở TP.HCM, nên sẵn vào Nam, vợ ông gửi số tiền ấy nhờ ông chuyển hộ cho em vợ.

Trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong, ĐBQH Phạm Văn Hòa, Phó trưởng Đoàn chuyên trách, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, thắc mắc: “Tôi không rõ đi máy bay thì ở sân bay quy định về việc này thế nào, kiểm tra giám sát số tiền lớn như vậy ra sao. Nhưng nếu có quy định, chắc chắn sân bay họ phải biết, vì khi đi qua cửa an ninh, họ kiểm tra rất ngặt nghèo. Nếu rút tiền qua tài khoản ngân hàng cũng hoàn toàn có thể xác định được”.

Và dư luận có quyền thắc mắc: ông Quang mang tiền mặt theo hay chuyển khoản qua ngân hàng rồi đến TP.HCM hoặc Long An rút ra? Người tài trí và giữ trọng trách cao như ông Quang, đương nhiên phải biết: mang nhiều tiền mặt từ Bắc vào Nam, rồi đem xuống tận Long An rất nguy hiểm. Biện pháp đơn giản và an toàn nhất là chuyển khoản, vào tài khoản của em vợ ông.

Còn nếu người này không có tài khoản cũng không sao. Bởi hơi phức tạp hơn tí, đó là trước khi đi, ông Quang ghé ngân hàng tại Hà Nội, nộp tiền mặt vào chính tài khoản của mình. Khi vào TP.HCM hoặc Long An, ông có thể rút ra và đưa tận tay em vợ mình.

Như vậy, rất đơn giản để kiểm tra số tiền ấy ông Quang có thực chất mang theo hay không, đó là tại sân bay (nhất là khi có 2.300USD "mang theo"), và kiểm tra tại ngân hàng - nếu ông có chuyển khoản. Vậy là ra. Còn nếu cả 2 nơi đều không có, thế tiền đâu ra mà ông bị mất nhiều đến thế?

Nhưng để đến Long An, từ Hà Nội bay vào, ông phải đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Nếu bận, ông có thể điện thoại cho em vợ đang ở TP.HCM, đến tận sân bay lấy tiền, tội vạ gì vác xuống tận Long An cho mất? Thật tội cho ông Cục phó!

Ông đừng trách sao nhiều người dân thắc mắc. Nhất là, khi công an đến phòng ông nghỉ - sau khi mất trộm, phát hiện còn một số phong bì chưa mở và đã mở. Phong bì ấy chứa gì? Chẳng lẽ, ông mang vào từ Hà Nội?

Chi tiết khá thú vị nữa, như Một Thế Giới đã phản ánh, trong 5 người ở cùng khách sạn, ngoại trừ ông, thì 4 người còn lại đều không phải cán bộ Bộ TNMT hay cơ quan nào thuộc Bộ. Đi công cán sao có người ngoài cơ quan, có cả tiền của vợ? Thế mới lạ để mà thắc mắc!


Phần nhận xét hiển thị trên trang