Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2017
Tin mới chiều 8/9: Phản đối mãi cũng nhàm, VN sẽ hành động t.rị TQ tại B...
Phần nhận xét hiển thị trên trang
TRUNG QUỐC LẠI TUYÊN BỐ BẮN ĐẠN THẬT Ở HOÀNG SA!
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng
Trung Quốc lại tuyên bố bắn đạn thật ở Hoàng Sa
Thanh Niên
07:08 AM - 08/09/2017
“Việt Nam mạnh mẽ phản đối hành động này của Trung Quốc, nghiêm túc yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa".
“Việt Nam mạnh mẽ phản đối hành động này của Trung Quốc, nghiêm túc yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa".
Tin liên quan
Phản đối Trung Quốc tuyên bố huấn luyện bắn đạn thật tại Hoàng Sa
Trung Quốc tiếp tục xâm phạm luật pháp quốc tế
Phản đối Trung Quốc xây rạp chiếu phim trên đảo Phú Lâm
Phản đối Trung Quốc tuyên bố huấn luyện bắn đạn thật tại Hoàng Sa
Trung Quốc tiếp tục xâm phạm luật pháp quốc tế
Phản đối Trung Quốc xây rạp chiếu phim trên đảo Phú Lâm
Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) hôm qua liên tiếp thông báo nước này tổ chức 2 cuộc tập trận bắn đạn thật phi pháp ở khu vực giáp đảo Quang Hòa và Hoàng Sa trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam, lần lượt vào ngày 7 và 8.9.
Theo các tọa độ được công bố, khu vực tập trận lần này trùng với hai cuộc huấn luyện bắn đạn thật được MSA thông báo diễn ra vào ngày 1 và 2.9.
Trước đó, phía Trung Quốc đã ngang nhiên thông báo tổ chức 4 cuộc tập trận bắn đạn thật phi pháp tại các khu vực giáp đảo Phú Lâm, Quang Hòa, Hoàng Sa và Quang Ảnh, lần lượt vào các ngày 31.8, 1, 2 và 3.9.
Phản ứng trước thông báo về 4 cuộc tập trận này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 5.9 đã tuyên bố đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa, đe dọa đến hòa bình, ổn định ở khu vực và Biển Đông. “Việt Nammạnh mẽ phản đối hành động này của Trung Quốc, nghiêm túc yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, không lặp lại các hành động tương tự, không làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực và Biển Đông”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
Tại cuộc họp báo thường kỳ hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao tiếp tục khẳng định Việt Nam vẫn giữ quan điểm như đã nêu ngày 5.9 vừa qua, sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 6.9 bác bỏ phản đối của Việt Nam.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật cấp tập tại Hoàng Sa trong năm nay. Vào hạ tuần tháng 6, MSA từng thông báo tổ chức bắn đạn thật phi pháp tại các khu vực giáp đảo Phú Lâm, Quang Hòa, Hoàng Sa và Quang Ảnh, lần lượt trong các ngày 20, 22, 23, 24.6.
Cũng tại cuộc họp báo hôm qua, trước câu hỏi về phản ứng của Việt Nam khi có thông tin Mỹ lên kế hoạch tiến hành tuần tra tự do hàng hải tại Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định: “Việt Nam tôn trọng quyền của mỗi quốc gia thực hiện tự do hàng hải, hàng không phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Sơn Duân - Ngọc An
Phần nhận xét hiển thị trên trang
PHẢI CHĂNG VIỆT NAM ĐÃ "CAM CHỊU" TRUNG QUỐC?
BBC: PHẢI CHĂNG VIỆT NAM ĐÃ "CAM CHỊU" TRUNG QUỐC?
Phải chăng Việt Nam đã 'cam chịu' Trung Quốc?
BBC tiếng Việt
7 tháng 9 2017
Trả lời Bàn tròn thảo luận của BBC về việc Trung Quốc bắn đạn thật ngoài khơi Đà Nẵng, TS Hà Hoàng Hợp từ Hà Nội nói: "Đây là cách Trung Quốc dùng vũ lực đe dọa Việt Nam."
Ông cũng nói, "Trung Quốc đã tuyên bố trước năm ngày họ sẽ huấn luyện bắn đạn thật trên một vùng rộng nhưng vùng đó có 11 nghìn km vuông trong vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam. Họ có nhiều hạng mục bắn đạn thật."
"Họ chọn thời điểm có Quốc khánh của Việt Nam, ngày 2/09, họ nói là tập trận hàng năm nhưng bắt đầu từ năm nay, và như thế có nghĩa là sang năm họ sẽ bắn tiếp."
'Thảo luận về Biển Đông và cuộc tập trận mới nhất của TQ'
Cũng từ cuộc thảo luận, nhà báo Đỗ Thông Minh từ Tokyo nói:
"Nếu không kiềm hãm được thì từ những vụ đụng độ nhỏ có thể đi đến đụng độ lớn. Phía Việt Nam luôn phản ứng yếu ớt, không dám đưa quân ra biển để bảo vệ ngư dân, trừ một vài lần nho nhỏ cho tàu chạy kèm..."
Trước đó, một cựu quan chức Việt Nam ở Ban Biên giới của Chính phủ đặt vấn đề liệu Việt Nam đã 'cam chịu' Trung Quốc trên Biển Đông khi có các phản ứng được cho là rất 'yếu ớt' và 'chưa đủ' sau khi Trung Quốc tập trận ở khu vực Hoàng Sa trên Biển Đông, rất gần thành phố Đà Nẵng.
BBC tiếng Việt
7 tháng 9 2017
Trả lời Bàn tròn thảo luận của BBC về việc Trung Quốc bắn đạn thật ngoài khơi Đà Nẵng, TS Hà Hoàng Hợp từ Hà Nội nói: "Đây là cách Trung Quốc dùng vũ lực đe dọa Việt Nam."
Ông cũng nói, "Trung Quốc đã tuyên bố trước năm ngày họ sẽ huấn luyện bắn đạn thật trên một vùng rộng nhưng vùng đó có 11 nghìn km vuông trong vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam. Họ có nhiều hạng mục bắn đạn thật."
"Họ chọn thời điểm có Quốc khánh của Việt Nam, ngày 2/09, họ nói là tập trận hàng năm nhưng bắt đầu từ năm nay, và như thế có nghĩa là sang năm họ sẽ bắn tiếp."
'Thảo luận về Biển Đông và cuộc tập trận mới nhất của TQ'
Cũng từ cuộc thảo luận, nhà báo Đỗ Thông Minh từ Tokyo nói:
"Nếu không kiềm hãm được thì từ những vụ đụng độ nhỏ có thể đi đến đụng độ lớn. Phía Việt Nam luôn phản ứng yếu ớt, không dám đưa quân ra biển để bảo vệ ngư dân, trừ một vài lần nho nhỏ cho tàu chạy kèm..."
Trước đó, một cựu quan chức Việt Nam ở Ban Biên giới của Chính phủ đặt vấn đề liệu Việt Nam đã 'cam chịu' Trung Quốc trên Biển Đông khi có các phản ứng được cho là rất 'yếu ớt' và 'chưa đủ' sau khi Trung Quốc tập trận ở khu vực Hoàng Sa trên Biển Đông, rất gần thành phố Đà Nẵng.
Trao đổi với BBC hôm 06/9/2017, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ của Việt Nam nói:
"So sánh hành động này với năm 2014 khi mà giàn khoan HD-981 kéo vào Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam, thì lần này hành động này có thể nói là trầm trọng hơn, nguy hiểm hơn và thô bạo hơn.
VN 'mạnh mẽ phản đối' TQ tập trận trên Biển Đông
Biển Đông: VN phản đối việc TQ tập trận
Bàn tròn Cuối tuần: TQ tập trận ở Biển Đông
"Nhưng nếu ta so sánh thái độ của chính quyền Việt Nam năm 2014 và hiện nay tôi nhận thấy một điều là năm 2014, tuy vậy, chính quyền Việt Nam cũng phản ứng rất rõ ràng, cụ thể là đã có ý kiến với người đại diện của sứ quán Trung Quốc, cụ thể là đã làm văn thư gửi lên Liên Hợp Quốc cho ông Tổng Thư ký, cụ thể cũng đã có tuyên bố rất mạnh mẽ.
"Đó là những hành vi, những động thái của Việt Nam phản ứng trước hành vi (về) Giàn khoan HD-981 năm 2014, thế nhưng lần này thật sự là tôi cảm thấy thất vọng bởi trong khi Trung Quốc đang tập trận, bắn đạn thật ở cách Đà Nẵng có 75 hải lý, thì Việt Nam ở Đà Nẵng vẫn cứ ăn mừng quốc khánh, bắn pháo hoa.
"Rồi chính quyền Việt Nam chỉ ra một tuyên bố rất yếu ớt là 'quan ngại', rồi đề nghị Trung Quốc chấm dứt hành động này, theo tôi phản ứng này rất yếu ớt và gần đây có thêm một tuyên bố nữa của người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ngôn từ có vẻ mạnh hơn một chút, tức là 'phản đối mạnh mẽ'.
"So sánh hành động này với năm 2014 khi mà giàn khoan HD-981 kéo vào Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam, thì lần này hành động này có thể nói là trầm trọng hơn, nguy hiểm hơn và thô bạo hơn.
VN 'mạnh mẽ phản đối' TQ tập trận trên Biển Đông
Biển Đông: VN phản đối việc TQ tập trận
Bàn tròn Cuối tuần: TQ tập trận ở Biển Đông
"Nhưng nếu ta so sánh thái độ của chính quyền Việt Nam năm 2014 và hiện nay tôi nhận thấy một điều là năm 2014, tuy vậy, chính quyền Việt Nam cũng phản ứng rất rõ ràng, cụ thể là đã có ý kiến với người đại diện của sứ quán Trung Quốc, cụ thể là đã làm văn thư gửi lên Liên Hợp Quốc cho ông Tổng Thư ký, cụ thể cũng đã có tuyên bố rất mạnh mẽ.
"Đó là những hành vi, những động thái của Việt Nam phản ứng trước hành vi (về) Giàn khoan HD-981 năm 2014, thế nhưng lần này thật sự là tôi cảm thấy thất vọng bởi trong khi Trung Quốc đang tập trận, bắn đạn thật ở cách Đà Nẵng có 75 hải lý, thì Việt Nam ở Đà Nẵng vẫn cứ ăn mừng quốc khánh, bắn pháo hoa.
"Rồi chính quyền Việt Nam chỉ ra một tuyên bố rất yếu ớt là 'quan ngại', rồi đề nghị Trung Quốc chấm dứt hành động này, theo tôi phản ứng này rất yếu ớt và gần đây có thêm một tuyên bố nữa của người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ngôn từ có vẻ mạnh hơn một chút, tức là 'phản đối mạnh mẽ'.
'Cam chịu Trung Quốc?'
Ông Giao cho rằng cách xử lý của Việt Nam có thể tạo ra 'tiền lệ' rất bất lợi cho nước này trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo trên Biển Đông, ông nói:
"Và như thế dường như nó tạo tiền lệ tiếp theo trong tương lai để Trung Quốc hoành hành ở Biển Đông và đặc biệt Việt Nam hiện nay đang bị Trung Quốc chế áp, khống chế rất mạnh mẽ.
Ông Giao cho rằng cách xử lý của Việt Nam có thể tạo ra 'tiền lệ' rất bất lợi cho nước này trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo trên Biển Đông, ông nói:
"Và như thế dường như nó tạo tiền lệ tiếp theo trong tương lai để Trung Quốc hoành hành ở Biển Đông và đặc biệt Việt Nam hiện nay đang bị Trung Quốc chế áp, khống chế rất mạnh mẽ.
"Và bây giờ bằng hành động họ tập trận ở trên Vùng Đặc quyền Kinh tế, dường như nó thể hiện chính phủ Việt Nam cam chịu những hành vi đó của Trung Quốc và cái đó hoàn toàn bất lợi về mặt pháp luật cho câu chuyện đấu tranh về mặt pháp lý cũng như đấu tranh về mặt ngoại giao đối với Trung Quốc," Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao nói với BBC hôm thứ Tư 6/9.
Còn ông Đỗ Thông Minh từ Nhật Bản so sánh ngân sách quốc phòng Trung Quốc với Việt Nam và cho rằng:
"Việt Nam vẫn phải chấp nhận sự yếu thế, Hải quân Việt Nam chỉ đi loanh quanh ven bờ nhưng lại kêu gọi ngư dân bám biển."
"Việt Nam đã khuất phục, không dám đối đầu trước sự đe dọa mới chỉ bóng gió thôi của Trung Quốc." ông Đỗ Thông Minh bình luận.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không phải nói sao cũng được!
SẾP LỚN THANH TRA CHÍNH PHỦ BỊ BUỘC PHẢI XIN LỖI BÁO CHÍ
Ông Nguyễn Minh Mẫn - Quyền Vụ trưởng Vụ III (Thanh tra Chính phủ). Ảnh: Báo Quốc tế.
Quyền Vụ trưởng thuộc Thanh tra Chính phủ
phải xin lỗi vì phát ngôn thiếu chuẩn mực
Dân trí
Dân trí
Thứ sáu, 08/09/2017 - 14:13
Nguồn tin của PV Dân trí cho biết, Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu vừa yêu cầu ông Nguyễn Minh Mẫn- Quyền Vụ trưởng Thanh tra khối văn hoá xã hội (Vụ III) phải xin lỗi vì đã có những phát ngôn không chuẩn mực khi nói về báo chí.
>> Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo làm rõ phát ngôn "tẩy chay báo chí"
>> Đề nghị làm rõ phát ngôn "tẩy chay báo chí" của cán bộ Thanh tra Chính phủ
Theo nguồn tin riêng của PV Dân trí từ Thanh tra Chính phủ, cơ quan này đã có kết luận xác minh vụ việc ông Nguyễn Minh Mẫn - Quyền Vụ trưởng Vụ III có những phát ngôn thiếu chuẩn mực về báo chí trong buổi công bố thanh tra Đại học Quốc gia TPHCM vào tháng 9/2016.
Qua đó Thanh tra Chính phủ đã xác định rõ clip này chính là những những phát ngôn của ông Nguyễn Minh Mẫn.
Được biết, hiện nay Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ đang họp bàn để thống nhất phương án yêu cầu ông Nguyễn Minh Mẫn phải xin lỗi bằng hình thức như thế nào cho hợp lý.
“Sắp tới chúng tôi sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về sự việc này”- nguồn tin từ Thanh tra Chính phủ nói với PV Dân trí.
Trong khi đó, một lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam cho biết chưa nhận được thông tin phản hồi của Thanh tra Chính phủ xung quanh vấn đề này.
Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện một clip dài hơn 10 phút ghi lại lời được cho là của ông Nguyễn Minh Mẫn phát biểu tại buổi việc với lãnh đạo Đại học Quốc gia TPHCM và các trường trực thuộc cuối tháng 9/2016.
Tại đó, ông Nguyễn Minh Mẫn phát biểu tại buổi làm việc như sau: “Thanh tra này là thanh tra định kỳ, không phải là thanh tra theo nghĩa dấu hiệu vi phạm, sai phạm quyết liệt gì cả. Bất kỳ thành viên đoàn thanh tra nào, kể cả từ trưởng đoàn thanh tra mà tiết lộ công trình này bị yếu kém hoặc là ăn bớt vật tư ra ngoài để báo chí biết thì người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nên hôm nay tôi nói rõ luôn, tôi đề nghị các thầy cô, đều là thành viên của Trường Đại học Quốc gia TPHCM thế thôi. Không có dại gì mà đi cởi áo cho người xem lưng... Nên tôi đề nghị tất cả các thông tin báo chí, kể cả quá trình thanh tra các đồng chí không tiếp khách, trừ báo Đảng và tuyên truyền giúp đỡ nhà trường trong dịp Tết...
Tôi nói rõ bất kỳ nhà báo nào mà quấy nhiễu các đồng chí thì các đồng chí cứ điện trực tiếp cho tôi. Tôi sẵn sàng phối kết hợp đuổi nhà báo đó ngay chứ tôi chả ngại gì. Bởi vì trong quá trình thanh tra mà báo chí nó nhiễu thì rất là nhục. Nên các đồng chí phải khắc phục ngay từ đầu không tiếp đoàn nào cả, kể cả làm quảng cáo cũng dẹp hết...”.
Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ ngày 29/11/2016, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh tinh thần Thủ tướng đã chỉ đạo là thông tin minh bạch. Các cơ quan phải chủ động cung cấp cho báo chí, trừ lĩnh vực về quốc phòng an ninh còn những gì không thuộc bí mật Nhà nước ta đều phải minh bạch, công khai.
“Ở đây, có những cách ứng xử, lời nói không đúng thì chúng ta lên án. Cán bộ, công chức, viên chức phải nói đúng, không được xúc phạm đến những cơ quan đang làm nhiệm vụ vì đây là quyền của các cơ quan được thông tin, được công bố trừ khi các công việc đang thanh tra không được cung cấp thông tin, còn đã công bố kết luận là phải được công khai. Trước hết, thay mặt cơ quan chủ trì họp báo, chúng tôi xin được tiếp nhận ý kiến của các cơ quan báo chí và truyền tải đến Tổng Thanh tra Chính phủ để có buổi họp rút kinh nghiệm và kiểm điểm sâu sắc việc này, không để cán bộ như vậy” - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cũng đã ký văn bản gửi lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đề nghị quan tâm, giải quyết việc ông Nguyễn Minh Mẫn - Quyền Vụ trưởng Vụ III đã phát biểu có lời lẽ xúc phạm người làm báo, gây bất bình sâu sắc trong giới báo chí và dư luận xã hội.
Thế Kha
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Cà phê Thứ 7: GẶP GỠ CHIỀU THỨ BẢY VÀ SÁNG CHỦ NHẬT
THƯ MỜI CÀ PHÊ GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI
tại CÀ PHÊ THỨ BẢY, số 3A Ngô Quyền, Hà Nội.
tại CÀ PHÊ THỨ BẢY, số 3A Ngô Quyền, Hà Nội.
CHIỀU THỨ BẢY LÀ CUỘC GẶP VỚI GS PHẠM KHIÊM ÍCH
Cà phê với Giáo sư Phạm Khiêm Ích
Chủ đề:“ĐẠO VŨ TRỤ”
Chủ trì: Tiến sĩ Giáp Văn Dương
Cà phê với Giáo sư Phạm Khiêm Ích
Chủ đề:“ĐẠO VŨ TRỤ”
Chủ trì: Tiến sĩ Giáp Văn Dương
Thời gian: 14h30 chiều thứ bảy, 09/09/2017
tại CÀ PHÊ THỨ BẢY, số 3A Ngô Quyền, Hoàn Kiếm,Hà Nội.
Chương trình:
tại CÀ PHÊ THỨ BẢY, số 3A Ngô Quyền, Hoàn Kiếm,Hà Nội.
Chương trình:
+ 14h30-15h00: Cà phê, gặp gỡ, làm quen.
+ 15h00-16h00: Phần trình bày của diễn giả.
+ 16h0-17h0: Trao đổi giữa diễn giả và khách mời.
Đạo vũ trụ không phải là vấn đề mới.Nó được Albert Einstein nêu ra đầu tiên trong một tiểu luận Tôn giáo và khoahọc,đăng trên tờ Nhật báo Berlin ngày11-11-1930.Gần 90 năm đã qua,Đạo vũ trụ vẫn là vấn đề phức tạp,có ý nghĩa sâu sắc về khoa học và triết học,còn nhiều cách hiểu khác nhau.Chính Einstein cũng nói rằng:”Rất khó giải thích ý niệm này(Đạo vũ trụ) cho những ai hoàn toàn không có nó,một phần vì nó không giống với ý niệm về Thượng đế nhân hình”(Albert Einstein 2005,tr.33,và các tr.34-38).
Với buổi cà phê này, nhà nghiên cứu Phạm Khiêm ích chỉ mong góp một ý kiến vào việc lý giải và suy tư về vấn đề phức tạp đang chờ đợi nhiều công trình nghiên cứu khác.
Nội dung phần trình bày của diễn giả:
1.Đạo vũ trụ là gì? Einstein đã viết gì vềĐạo vũ trụ?
2.Một số đặc trưng cơ bản của Đạo Vũ Trụ
3.Sức sống của Đạo vũ trụ.
VÀI NÉT VỀ DIỄN GIẢ:
Ông Phạm Khiêm Ích sinh ngày 15-8-1935 tại Nam Định, tốt nghiệp khoa Ngữ Văn khóa I, Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1959.Từ cuối năm 1959 công tác tại Uỷ ban Khoa học Nhà nước, Viện Triết học, Viện Xã hội học,Viện Thông tin Khoa học xã hội(là Phó viện trưởng từ 1986-1995) đến năn 2000 nghỉ hưu. Từ năm 2003 đến nay là Phó Chủ nhiệm Chương trình Tầm nhìn UNESCO thuộc Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam.__________________________
SÁNG CHỦ NHẬT LÀ CUỘC GẶP VỚI TS TRẦN THU DUNG (PARIS)
Cà phê Gặp gỡ & Đối thoại với Tiến sĩ Trần Thu Dung (Paris)
Chủ đề: Hội Tam Điểm và vai trò của các thành viên Việt đầu tiên trong công cuộc bảo tồn ngôn ngữ văn hóa dân tộc và giành độc lập (1896-1954)
Chủ trì: Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân
Thời gian: 09h sáng chủ nhật, 10/09/2017
tại CÀ PHÊ THỨ BẢY, số 3A Ngô Quyền, Hoàn Kiếm,Hà Nội
Câu chuyện về Hội Tam Điểm lâu nay ở nước ta vẫn là một cái gì đó bí ẩn. Trong suy nghĩ của nhiều người, nó là một hội kín, nên nó là gì, ở nước nào, là tổ chức của ai, của giới nào, nhắm mục đích gì, nhiều khi vẫn chỉ là một câu hỏi chưa có lời giải. Trong buổi cà phê, TS Trần Thu Dung, một nhà nghiên cứu về văn chương và lịch sử sẽ giải đáp những thắc mắc này. Diễn giả sẽ trình bày ba nội dung chính:
1. Khái niệm về Hội Tam điểm có nguồn gốc từ lâu đời ở châu Âu, chính thức phát triển từ thế kỷ 17 với 3 tiêu chí ; Tự do bình đẳng bác ái
Chủ trì: Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân
Thời gian: 09h sáng chủ nhật, 10/09/2017
tại CÀ PHÊ THỨ BẢY, số 3A Ngô Quyền, Hoàn Kiếm,Hà Nội
Câu chuyện về Hội Tam Điểm lâu nay ở nước ta vẫn là một cái gì đó bí ẩn. Trong suy nghĩ của nhiều người, nó là một hội kín, nên nó là gì, ở nước nào, là tổ chức của ai, của giới nào, nhắm mục đích gì, nhiều khi vẫn chỉ là một câu hỏi chưa có lời giải. Trong buổi cà phê, TS Trần Thu Dung, một nhà nghiên cứu về văn chương và lịch sử sẽ giải đáp những thắc mắc này. Diễn giả sẽ trình bày ba nội dung chính:
1. Khái niệm về Hội Tam điểm có nguồn gốc từ lâu đời ở châu Âu, chính thức phát triển từ thế kỷ 17 với 3 tiêu chí ; Tự do bình đẳng bác ái
2. Đông Dương là thuộc địa của Pháp, thời đó là hoàng kim của Hội Tam Điểm của Pháp. Xu hướng khát vọng tự do đòi độc lập ở Viêt Nam... Báo chí, và bảo vệ ngôn ngữ tiếng Viêt...
Mối quan hệ tiềm ẩn giữa đạo Cao Đài, Victor Hugo và Hội Tam Điểm.
Vài nét về diễn giả: TS Trần Thu Dung là nhà nghên cứu văn hoá, nhà văn. Tốt nghiệp cử nhân, sau đại học (ĐH tổng hợp Bucarest, Bruxelles) và Tiến sĩ Văn Sử trường Đại Học Tổng Hợp París VII, Pháp.. Từng giảng dạy Đại học sư Phạm Hà Nội 1, và trường Viết Vãn Nguyễn Du, Dạy tiếng Việt trường Marie Curie và Trung tâm văn hóa Việt Nam, giảng viên mời dạy trường đại học y ở Evrard (Pháp). Từng làm Phó tổng thư ký hội Pháp ngữ tại Paris, Chủ tịch hội Aurore (chuyên về trao đổi văn hóa Việt Pháp).
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Thứ Năm, 7 tháng 9, 2017
“Toàn dân xin được kỷ luật như ông Võ Kim Cự"
Võ Kim Cự bị kỷ luật vì Formosa nhưng nhận vị trí ‘lãnh đạo’ mới
HÀ NỘI (NV) – Hôm 7 Tháng Chín, nhà báo Hoàng Linh ở Sài Gòn viết trên Facebook: “Toàn dân xin được kỷ luật như ông Cự. Kỷ luật bằng cách cách các chức vụ cũ trong quá khứ, giữ nguyên chức vụ hiện tại, rồi lại phong cho chức mới như trường hợp ông Võ Kim Cự đúng là thế gian có một không hai. Cười rụng mẹ nó mấy cái răng mới trồng.”
Ông Võ Kim Cự (Hình: Báo Tuổi Trẻ)
Truyền thông Việt Nam cho hay ông Võ Kim Cự, quan chức liên quan vụ Formosa vừa nhận vị trí phó Ban Chỉ Ðạo Ðổi Mới Hợp Tác Xã dù tháng trước bị “xóa tư cách” cựu chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Hà Tĩnh.Võ Kim Cự từng là bí thư, chủ tịch đoàn Liên Minh HTX Việt Nam nhiệm (kỳ 2015-2020), cựu bí thư Tỉnh Ủy, cựu chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh. Thời gian qua, đảng CSVN đưa ra các hình thức kỷ luật rồi bổ nhiệm đối với ông Cự khiến dư luận bàn tán rôm rả, đặc biệt là trước hình thức kỷ luật kỳ quái dành cho ông ta.Hồi Tháng Tám, ông Cự bị “xóa tư cách” cựu phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2005-2010 và cựu chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2010-2015.
Trước đó, ông Cự bị “cách” một loạt chức vụ mà ông ta nắm giữ trong thời gian làm lãnh đạo Hà Tĩnh, cụ thể là những vai trò liên quan đến dự án Formosa Hà Tĩnh. Ông cũng phải xin thôi làm đại biểu Quốc Hội khóa 14 “vì lý do sức khỏe.”
Nay báo Việt Nam đưa tin ông Cự được bổ nhiệm làm phó Ban Chỉ Ðạo Ðổi Mới Hợp Tác Xã, một chức danh gần như “hữu danh vô thực,” vì mô hình hợp tác xã gắn liền với thời bao cấp và nay chỉ tồn tại lay lắt tại một số tỉnh thành ở Việt Nam.
Cùng chung bộ sậu với ông Cự trong Ban Chỉ Ðạo Ðổi Mới Hợp Tác Xã là Phó Thủ Tướng Vương Ðình Huệ (trưởng ban), và hai đồng phó ban là Bộ Trưởng Kế Hoạch-Ðầu Tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ Trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Nguyễn Xuân Cường.
Ban này được ghi nhận lập ra nhằm “đề xuất với Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc về các chủ trương, chính sách và giải pháp chiến lược nhằm đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.”
Ông Cự được báo Người Lao Ðộng dẫn lời về “nỗi trăn trở” của ông ta: “Tôi rất băn khoăn nhiều xã, thậm chí không ít huyện không có hợp tác xã nào, kể cả huyện đồng bằng, chứng tỏ lãnh đạo cấp ủy chính quyền rất ít quan tâm.”
Hôm 7 Tháng Chín, nhà báo Hoàng Linh ở Sài Gòn viết trên Facebook: “Toàn dân xin được kỷ luật như ông Cự. Kỷ luật bằng cách cách các chức vụ cũ trong quá khứ, giữ nguyên chức vụ hiện tại, rồi lại phong cho chức mới như trường hợp ông Võ Kim Cự đúng là thế gian có một không hai. Cười rụng mẹ nó mấy cái răng mới trồng.”
Cùng ngày, Luật Sư Phạm Hoài Nam viết: “Sau khi bị Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cách các chức vụ thời hàn vi, người ta cứ nghĩ rằng ông Cự sẽ bị xử lý, ai dè ông ta lại leo cao hơn. Ta nói ở Việt Nam mà không có Facebook thì dân đen sẽ bị ức chế mà chết thôi, đúng là ‘chó cứ sủa và đoàn người cứ đi.’”
Trước đó, khi có tin ông Cự bị “xóa tư cách” cựu chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Hà Tĩnh vì “những vi phạm liên quan đến dự án Formosa Hà Tĩnh gây ra sự cố môi trường rất nghiêm trọng tại bốn tỉnh miền Trung năm 2016”, nhà hoạt động xã hội Nguyễn Anh Tuấn nói: “Tôi thấy hình thức kỷ luật ‘xóa tư cách’ đối với ông Võ Kim Cự không dựa trên căn cứ pháp lý và nghe buồn cười.”
Theo ông Tuấn, hình thức kỷ luật này không tương xứng với những hậu quả của vụ Formosa được xác định là “ảnh hưởng đến sinh kế của hàng triệu người dân và gây tổn hại môi sinh mà hàng chục năm tới có khi cũng chưa giải quyết xong.”
(Người Việt)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
HUY CẬN NGHĨ VỀ THƠ
Thu Tứ
Các cụ ta xưa kia sống cái triết Đông chứ không suy luận miên man về triết Đông. Các cụ ta xưa kia làm thơ chứ không lý luận miên man về thơ.
Không luận liếc gì cả, nhưng các cụ sống, nói như Phạm Quỳnh, khiến "ta thật đáng thờ (...) làm ông cha".(1) Không luận liếc gì cả, nhưng các cụ thơ "động đất trời"...(2)
Chưa gặp Tây, người Việt Nam coi như chỉ sống và thơ. Gặp Tây, thấy Tây luận say sưa, thỉnh thoảng ta cũng luận tí cho vui, sau khi đã sống và thơ thật đã đời. Sau hơn nửa thế kỷ sáng tạo, Huy Cận có gửi lại cho hậu thế chút suy nghĩ về nghệ thuật.(3) Cái nghĩ nói chung thấu đáo mà cách diễn cái nghĩ nhiều chỗ cũng thú vị ghê. Ai ưa luận vì luận thì đi nghe Bụt ở... Tây phương, còn ai thích luận vì thơ thì đây tiếng "Bụt chùa nhà"!
*Nghe Bụt chùa nhà
"Cha ông" mà Huy Cận nói đây cụ thể là một người xưa nào đó đã phát biểu rằng "Văn chương là tiếng chim gọi đàn".
Đối với chúng ta bây giờ, Huy Cận chính là bậc "cha ông". Vậy ta hãy chú ý lắng nghe "Bụt" Lửa Thiêng "thuyết thơ".
--------
Chúng ta ngày nay có dịp tiếp xúc với nhiều lí luận văn nghệ của các nước (...) điều ấy rất bổ ích cho sự nghiên cứu, tìm tòi của chúng ta. Nhưng thiết tưởng cũng cần tìm hiểu (...) những suy nghĩ, những tổng kết của cha ông về văn học, nghệ thuật. Chả lẽ bụt chùa nhà thì cứ phải kém thiêng!
*Lao động nghệ thuật
Nghệ phẩm có xác và hồn.
Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, xác và hồn cùng lớn lên với nhau, ảnh hưởng qua lại. Chứ không phải là hồn đã lớn sẵn từ đầu và trơ trơ trong khi nghệ sĩ làm xác.
Một cảm nghĩ hết sức mơ hồ chợt hiện ra thành vài câu thơ rất đỗi vu vơ. Những câu thơ đầu tiên ấy giúp cảm nghĩ trở nên rõ ràng hơn một chút, hiện ra thành những câu thơ bớt vu vơ hơn một chút, rồi những câu thơ mới này lại giúp cảm nghĩ trở nên rõ ràng hơn chút nữa v.v.
Nghệ sĩ sáng tạo, không phải chỉ làm xác mà làm cả hồn!
---------
Nếu như lao động sáng tạo ra con người, thì lao động nghệ thuật sáng tạo ra con người nghệ sĩ... Người nghệ sĩ phải tự tạo luôn luôn thì mới sáng tạo được tác phẩm. Tự tạo bằng cách tự nhào nặn mình trong cuộc sống, qua hành động, và cũng tự nhào nặn thường xuyên qua lao động nghệ thuật nữa. Chính lao động nghệ thuật ấy tiếp tục sáng tạo ra nội dung, sáng tạo ra tâm hồn. Không phải rằng lúc ta đến bàn viết, lúc ta vào xưởng vẽ là ta đã có sẵn, hoàn chỉnh, tác phẩm trong đầu và chỉ còn cái việc thể hiện ra bằng tay vẽ, tay viết. Làm như là đã mang sẵn tác phẩm trong tâm trí và chỉ việc phiên dịch ra bằng ngôn ngữ nghệ thuật, bằng chữ hay bằng nét vẽ hoặc màu sắc! Trăm lần không phải như vậy! Lúc anh ngồi vào bàn hay vào xưởng, anh chỉ mới có cái "khung", chỉ mới có một niềm xúc động. Nhưng anh còn phải lao động đổ mồ hôi để cụ thể hóa niềm xúc động ấy, để cho niềm xúc động ấy đầu thai vào những hình tượng, thành những hình tượng. Anh còn phải vật lộn trầy xương với cái vật chất của chữ, của vật liệu, của đường nét, của màu sắc, của âm thanh, làm cho cái vật chất ấy chịu nói cái tâm hồn mà anh cảm thấy đang hình thành, mà không có vật chất ấy thì cái tâm hồn kia cũng không hình thành được (...)
Một nhà phê bình (...) thường đơn giản hóa vấn đề đi, không thâm nhập vào quá trình biện chứng của việc sáng tạo nghệ thuật, cho nên không bắt được phép biện chứng của sự sáng tạo.
Yêu thay Nguyễn Du (theo người ta kể) trăm lần viết lên cánh cửa những câu thảo của Truyện Kiều, xóa đi, chữa lại (...)
*Thơ ca di dưỡng tinh thần
Làm hay đọc một bài thơ hay, đều được sướng.
Nhưng người làm thơ sướng nhiều hơn người đọc thơ.
Vì ngoài cái sướng trong tư cách một người đọc bài thơ đã làm xong (thi sĩ cũng là một độc giả của thơ mình), người làm thơ trước tiên có cái sướng trong khi sáng tạo. Ồ, trông thấy tận mắt một cảm nghĩ hết sức mơ hồ nhờ sự cố gắng và năng khiếu của mình mà hiện ra thành lời, lớn dần, chín dần thành một bài thơ giá trị, sướng để đâu cho hết!
Kẻ trồng cây sướng hơn người chỉ ăn quả, như thế cũng là lẽ công bằng.
----------
Các cụ ta ngày xưa thường nói "thơ ca di dưỡng tinh thần". Đúng lắm! (...) (Thơ giá trị chứa) một trạng thái tâm hồn, hơn thế nữa, một trạng thái tâm thần (...) cởi mở, thư thái mà sôi nổi, hào hứng mà lắng trong, một trạng thái toàn diện trong đó ý và tình đều như đang sinh ra, đang nhú lên, tình đang đọng thành ý, ý còn mang tất cả cái rung động của tình, một trạng thái tinh khôi, sáng tạo. Tâm thần được nuôi nhiều bằng (thứ) trạng thái ấy. Đúng là một chất di dưỡng cho tâm hồn. Có cái gì giống như là trái đang chín cây, chứ không phải chín dú. Trạng thái đang chín đó đã truyền từ tâm hồn người làm thơ, qua cơ thể bài thơ, câu thơ. Bởi một bài thơ hay là một cơ thể sống trong đó ý và tình, cảm giác và cảm tưởng, chữ và nhịp, hình tượng và nhạc điệu, tất cả đều tồn tại trong một thể thống nhất, gây thành một xúc động thống nhất, toàn diện. Tóm lại là một hiện tượng của sự sống, không phải là một sơ đồ. Hiện tượng ấy là một hiện tượng cởi mở, đón chờ, đang chín, thuận cho mọi sự thai nghén, tụ thành.
Cho nên có những điều kỳ lạ, tưởng như mâu thuẫn, lúc nhà thơ đang làm thơ và lúc độc giả đang đọc thơ, đang hưởng thơ. Ví dụ: làm hoặc đọc một bài thơ về đau khổ, về nỗi dằn vặt của tâm hồn, hay nung cháy tâm can. Theo lý luận thông thường thì lúc đó nhà thơ hay người đọc thơ phải ở trạng thái đau khổ, dằn vặt. Nhưng không! Nhà thơ làm thơ về đau khổ trong một trạng thái tâm hồn hào hứng, trong một trạng thái trái đang chín cây. Người đọc thơ được di dưỡng tinh thần với trạng thái ấy, mặc dù người làm thơ có thể mang nỗi đau khổ trong đáy tâm hồn mình.
*Rung động thơ
"Nỗi-niềm-tinh-vân", so sánh hay và đẹp quá!
Nhưng khi Huy Cận bảo "Thưởng thức thơ là phải biết sống lại (...) quá trình từ nỗi-niềm-tinh-vân đọng lại dần thành từng ý, từng lời, từng câu, từng chữ", thì e rằng ông đã đòi hỏi quá nhiều nơi người thưởng thức.
Chẳng những độc giả không tài nào "sống lại" quá trình sáng tạo của thi sĩ, mà chính thi sĩ có lẽ nói chung cũng khó thực sự sống lại được cái quá trình sáng tạo một bài thơ nào đó của mình!
Lần trước nói thi sĩ sướng nhiều hơn độc giả vì đã sướng ngay từ lúc còn đang sáng tạo. Lần này xin nói thêm rằng cái sướng "đầu tiên" ấy có lẽ nói chung chỉ hưởng được có đúng một lần.
Trong khi cái sướng thưởng thức bài thơ làm xong thì cứ mỗi lần đọc lại là mỗi lần hưởng lại!
----------
Rung động làm ra thơ, làm ra nghệ thuật, cũng cùng loại với rung động của tình yêu. Bắt đầu yêu là một niềm xao động, bắt đầu của một tứ thơ cũng là một nỗi niềm, mà tôi muốn gọi là nỗi-niềm-tinh-vân. Bắt đầu chưa có câu, chưa có lời, thậm chí chưa có tứ cụ thể. Câu sẽ đến sau, lời sẽ đến sau. Nhưng trước hết là một nỗi niềm ùn ùn trước ngực, rạo rực tâm hồn. Bắt đầu là tinh vân, tinh vân đọng lại mới hình thành mặt trời, mặt trăng và các hành tinh... Từng câu, từng lời cũng như những hành tinh, mặt trời, mặt trăng đọng lại từ tinh vân nguyên thủy.
Thưởng thức thơ là phải biết sống lại quá trình ấy, quá trình từ nỗi-niềm-tinh-vân đọng lại dần thành từng ý, từng lời, từng câu, từng chữ. Biết sống lại quá trình tác tạo ra một bài thơ là "hiểu", là xúc động thơ từ bên trong một cách biện chứng. Cho nên người thưởng thức thơ ít nhiều cũng có hồn thơ như vậy.
Nói nỗi-niềm-tinh-vân, có phải là huyền bí hóa rung cảm thơ, của người làm nghệ thuật không? Thực ra không có gì là huyền bí, vì nỗi-niềm-tinh-vân ấy cũng là do một quá trình tích lũy lâu dài của người làm thơ, của người làm nghệ thuật mà có được; tích lũy vốn sống và cuộc sống, tích lũy hình tượng nó là tín hiệu sống, giữa vạn vật và cuộc đời với tâm hồn thi sĩ và nghệ sĩ. Tích lũy càng giàu, càng nặng thì nỗi-niềm-tinh-vân càng phong phú, càng thiên biến vạn hóa, và xúc động thơ, xúc động nghệ thuật càng muôn vẻ, muôn màu, bồi hồi sự sống. Hiểu được như vậy sẽ giúp ta giảng dạy văn học đi vào bề sâu của tâm hồn, và bề sâu của tác phẩm.
*Sự đầu thai của một tứ thơ
Đọc Huy Cận sau đây, chợt nghĩ tới chuyện dịch thơ.
"Hồn và xác của một bài thơ quyện nhuyễn vào nhau làm một"...
Hai cái quyện nhuyễn làm một, nên hễ đụng tới cái này là đụng luôn tới cái kia, mà dịch là đụng hết sức mạnh tới xác, là thay hẳn xác, tức không đừng được cũng là thay hẳn hồn. Vậy bài thơ dịch không có chút liên hệ gì với bài thơ nguyên tác hay sao?
Không hẳn như thế. Hồn của một bài thơ là một "tổng thể xúc động" trong đó có tứ. Bài thơ dịch có liên hệ với bài thơ nguyên tác vì hồn của nó chứa tứ của nguyên tác.
--------
Sự đầu thai của một tứ thơ vào một thể lọai thơ, vào những hình tượng thích ứng, đó là một quá trình hào hứng và rộn rực, có khi dằn vặt. Một quá trình có qui luật của nó. Không phải tứ thơ nào cũng có thể khuôn vào bất cứ hình thức, thể lọai nào. Trong đời làm thơ của tôi, có mấy lần tôi phải thay áo cho thơ, phải đổi thể lọai thì tứ thơ mới bật ra được.
Ví dụ: bài Đẹp Xưa trong tập Lửa thiêng lúc đầu làm theo thể Đường luật:
"Ngập ngừng mép núi đường quanh co
Quán đứng chơ vơ ngọn lá đưa
Gió hút về ngàn vi vút mãi
Dạt sườn thung lũng hàng lau thưa..."
Đọc nhám mãi, thấy còn nhẹ quá, có cái gì hẫng, không đạt được cái đẹp xưa trong cảnh sắc tâm hồn và tạo vật. YÙ thì không có gì thay đổi nhưng điệu thơ, âm hưởng của câu thơ thì thử phổ lục bát xem sao:
"Ngập ngừng mép núi quanh co
Lưng đèo quán dựng mưa lò mái ngang
Vi vu gió hút nẻo vàng
Một trời thu rộng mấy hàng mây nao
Dừng cương nghỉ ngựa non cao
Dặm xa lữ thứ kẻ nào héo hon...
Đi rồi khuất ngựa sau non
Nhỏ thưa tràng đạc tiếng còn tịch liêu
Chơ vơ buồn lạc quán chiều
Mái nghiêng nghiêng gửi buồn theo hút người".
Rõ ràng là trong trường hợp này, lần đầu thai sau đúng chỗ hơn: bài lục bát thơ đọng hơn bài Đường luật.
Bài Tràng Giang trái lại, lúc sơ khai lại muốn là một bài lục bát và tên nguyên thủy của nó là Chiều Trên Sông. Nhưng cái nhịp điệu Đường luật đến ám ảnh ngay sự xúc động của tác giả và đặc biệt cái nhịp láy của sóng nước, của thuyền nan đã đầu thai ngay thành nhịp láy của ngôn ngữ:
"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song"
và cái xao động của cảnh chiều, của sông nước nhập thành cái xao động của cuộc đời. Bài thơ tưởng là tả cảnh, thật sự là tả tâm hồn, mang ý nghĩa tượng trưng rất tự nhiên, bằng cái lô-gíc bên trong của nó.
"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sầu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ; bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."
Xác và hồn, hồn và xác của một bài thơ quyện nhuyễn vào nhau làm một. Khi ta đụng vào xác, sửa đổi một tí trong xác làm ảnh hưởng đến hồn của bài thơ, ấy là một dấu hiệu của thành công. Còn như thay đổi vần điệu, câu chữ, thậm chí thay đổi cả thể loại mà cảm thấy hồn thơ, tứ thơ không bị ảnh hưởng gì, thì đó một điều đáng lo.
Nội dung quyết định hình thức, có nghĩa là phải tìm cho ra hình thức thích hợp để cho nội dung đầu thai thành máu thịt của tác phẩm, chứ không có nghĩa xem nhẹ sự sáng tạo hình thức. Không có hình thức đẹp thì lấy đâu cho nội dung đẹp tồn tại! Xin nhớ rằng nội dung của tác phẩm nghệ thuật không chỉ là ý, mà là cả một tổng thể xúc động của tác phẩm.
*Vai trò của trạng từ trong câu thơ
Những chữ mà Huy Cận gọi chung là "trạng từ" thực ra thuộc hai nhóm từ khác nhau.(4)
"Nao nao" là từ cụ tượng hữu cảm, vì nó vừa mô tả vật cụ thể vừa chứa cảm xúc của người nhìn. "Bâng khuâng" là từ trừu tượng cảm xúc, vì nó không tả vật cụ thể nào hết mà chỉ chứa cảm xúc.
Hai nhóm từ vừa nói trên nếu người làm thơ khéo dùng thì sẽ có "hiệu quả (...) vô cùng lớn lao" đối với giá trị nghệ thuật của câu thơ.
Từ lâu tiếng Việt đã hết sức giàu hai nhóm từ ấy!
Vật liệu thơ đã sẵn sàng, chỉ cần chờ... Nguyễn Du múa bút khiến chúng kết lại với nhau thành tuyệt phẩm văn chương!
---------
Trong câu thơ, mỗi chữ, mỗi tiếng không chỉ mang cái nghĩa nguyên sơ của nó, cái nghĩa định trong từ điển của nó, mà thấm nhuần cái sức xúc cảm của chữ bên cạnh, của chữ láng giềng; chữ trước nó và chữ sau nó tỏa điện vào nó, biến nó thành một nghĩa mới, mang cảm xúc mới. Đây không phải là một vấn đề hình thức mà thôi. Sở dĩ có hiện tượng truyền điện như vậy là do có một luồng điện, tức là ý thơ, hồn thơ nó chạy suốt qua câu thơ. Vì vậy trong một câu thơ có một độ tối ưu để sắp xếp các chữ, các ý. Nếu tham nhét nhiều thứ quá, nhiều tính từ quá vào một câu thơ thì tăng điện trở, tăng chướng ngại vật, luồng điện thơ không qua được. Cũng vì vậy mà trạng từ có vai trò đặc biệt, trạng từ có sức dẫn điện cao. Vì sao? Phải chăng trạng từ nói lên dáng dấp của sự vật, dáng dấp của tâm hồn. Mà cái dáng dấp ấy linh hoạt lắm. Khéo dùng trạng từ thì câu thơ dễ truyền đạt cho ta trạng thái tâm hồn thông qua trạng thái sự vật.
"Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nấm đất bên đàng
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh".
"Nao nao", "sè sè", "rầu rầu", vẽ lên dáng dấp rất khó tả của buổi chiều thanh minh và nàng Kiều lần đầu tiên gặp bóng dáng của số mệnh:
"Động phòng dìu dặt chén mồi
Bâng khuâng duyên mới, ngậm ngùi tình xưa".
Hai tiếng "bâng khuâng", "ngậm ngùi" có thể là tính từ, nhưng thực chất là trạng từ. Nếu tính từ thì cũng đã trạng từ hóa. Dáng dấp của tâm hồn chàng Kim nhớ mối tình đầu với nàng Kiều trong buổi sum vầy trở lại "tình nhân lại gặp tình nhân", chỉ cần hai trạng từ là nói được đầy đủ.
Dáng dấp của một hồn ma cũng vẽ được dễ dàng:
"Sương in mặt, tuyết pha thân
Sen vàng lãng đãng như gần như xa".
Trạng từ thật là chiếm ưu thế để mô tả dáng dấp sự vật và tâm hồn, đến nỗi trong câu thơ Việt có xu hướng trạng từ hóa tính từ:
"Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa".
Nhân đây có một nhận xét: Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du rất tiết kiệm dùng tính từ; không phải là không dùng, nhưng dùng rất dè dặt, rất cẩn thận, rất tiết kiệm. Trái lại trạng từ lại được dùng nhiều. Cũng có khi đáng lẽ dùng một tính từ thì Nguyễn Du mô tả dưới dạng động của sự vật. Ví dụ:
"Sương in mặt, tuyết pha thân"
để nói cái màu trắng thực thực hư hư của hồn ma Đạm Tiên.
"Làn thu thủy nét xuân sơn"
cũng theo một bút pháp ấy.
Nhớ câu ca dao:
"Mưa lâm thâm ướt đầm lá hẹ
Em thương một người có mẹ không cha".
Trạng từ "lâm thâm" thấm vào tâm hồn chúng ta còn hơn là mưa.
Dáng dấp của sự vật, tâm hồn... Cho nên dùng trạng từ rất khó. Nhưng dùng đúng thì hiệu quả xúc cảm vô cùng lớn lao.
*Trí nhớ trong sáng tạo văn học
Có lẽ có thể nghĩ như thế này: Đối diện thực tại, giác quan thu hình ảnh rồi tâm hồn nẩy sinh ấn tượng về hình ảnh. Nhớ có thể là nhớ hình ảnh, có thể là nhớ ấn tượng, có thể cả hai.
Làm nghệ thuật cần ấn tượng. Nếu mất ấn tượng mà còn hình ảnh (trong trí nhớ hoặc sổ tay), có thể ngắm hình ảnh để cố nhớ ấn tượng.
Kể ra, có thể ngắm hình ảnh cũ mà nẩy ấn tượng mới, nhưng thường thì nếu việc xẩy ra lâu rồi khi ngắm lại hình ảnh cũ ta chỉ... trơ mắt ếch chứ không cảm thấy thế nào cả.
Nếu không nhớ nổi ấn tượng cũ, cũng không sinh nổi ấn tượng mới, thì đành không làm được nghệ thuật.
---------
Trí nhớ cũng cần cho sáng tạo văn học, vì trí nhớ (...) tích lũy vốn sống, chất liệu của nghệ thuật (...) Phải trau dồi trí nhớ. Sổ ghi chép là cần thiết, nhưng không đủ, nếu không có trí nhớ làm gốc (...) Có hai loại trí nhớ (...) hay đúng hơn là hai cách nhớ: Một là nhớ các sự việc, chi tiết của sự việc, có khi cả chi tiết tỉ mỉ (...) bên cạnh (...) còn cách nhớ trạng thái tâm hồn của chính bản thân tác giả lúc sự việc (...) đang xảy ra (...) Có lẽ cách thứ nhất cần nhiều cho người viết tiểu thuyết, và cách nhớ sau cần cho người làm thơ nhiều hơn (...) lúc làm bài thơ là lúc phải sống lại đầy đủ xúc động của tâm hồn (...)
chỉ có thể làm thơ tình yêu vào lúc đang yêu, kể cả lúc làm thơ hoài niệm về tình yêu, vì hoài niệm là còn yêu, là yêu nuối, là ngọn lửa tình yêu bừng dậy một lần nữa, có thể để rồi tắt ngóm. Khó tưởng tượng một nhà thơ làm thơ tình yêu bằng cách mở các "ký họa" về tình cảm mà nhà thơ đã ghi chép được trước đây (...)
rèn luyện trí nhớ nói cho cùng là tích lũy vốn sống một cách cần mẫn, làm cho quá khứ luôn luôn sống trong cơ thể, trong tâm hồn.
______________
(1) Phạm Quỳnh, "Luận về quốc học", Nam Phong số 163, 6-1931.
(2) Tố Hữu về Nguyễn Du: "Tiếng thơ ai động đất trời / Nghe như non nước vọng lời nghìn thu".
(3) Tất cả những đoạn trích dẫn đều từ Tuyển tập Huy Cận II - Thơ và văn xuôi.
(4) Xem bài Tương Lai Từ Vựng Tiếng Việt của TT, đăng trên tranggocnhin.net.
Các cụ ta xưa kia sống cái triết Đông chứ không suy luận miên man về triết Đông. Các cụ ta xưa kia làm thơ chứ không lý luận miên man về thơ.
Không luận liếc gì cả, nhưng các cụ sống, nói như Phạm Quỳnh, khiến "ta thật đáng thờ (...) làm ông cha".(1) Không luận liếc gì cả, nhưng các cụ thơ "động đất trời"...(2)
Chưa gặp Tây, người Việt Nam coi như chỉ sống và thơ. Gặp Tây, thấy Tây luận say sưa, thỉnh thoảng ta cũng luận tí cho vui, sau khi đã sống và thơ thật đã đời. Sau hơn nửa thế kỷ sáng tạo, Huy Cận có gửi lại cho hậu thế chút suy nghĩ về nghệ thuật.(3) Cái nghĩ nói chung thấu đáo mà cách diễn cái nghĩ nhiều chỗ cũng thú vị ghê. Ai ưa luận vì luận thì đi nghe Bụt ở... Tây phương, còn ai thích luận vì thơ thì đây tiếng "Bụt chùa nhà"!
*Nghe Bụt chùa nhà
"Cha ông" mà Huy Cận nói đây cụ thể là một người xưa nào đó đã phát biểu rằng "Văn chương là tiếng chim gọi đàn".
Đối với chúng ta bây giờ, Huy Cận chính là bậc "cha ông". Vậy ta hãy chú ý lắng nghe "Bụt" Lửa Thiêng "thuyết thơ".
--------
Chúng ta ngày nay có dịp tiếp xúc với nhiều lí luận văn nghệ của các nước (...) điều ấy rất bổ ích cho sự nghiên cứu, tìm tòi của chúng ta. Nhưng thiết tưởng cũng cần tìm hiểu (...) những suy nghĩ, những tổng kết của cha ông về văn học, nghệ thuật. Chả lẽ bụt chùa nhà thì cứ phải kém thiêng!
*Lao động nghệ thuật
Nghệ phẩm có xác và hồn.
Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, xác và hồn cùng lớn lên với nhau, ảnh hưởng qua lại. Chứ không phải là hồn đã lớn sẵn từ đầu và trơ trơ trong khi nghệ sĩ làm xác.
Một cảm nghĩ hết sức mơ hồ chợt hiện ra thành vài câu thơ rất đỗi vu vơ. Những câu thơ đầu tiên ấy giúp cảm nghĩ trở nên rõ ràng hơn một chút, hiện ra thành những câu thơ bớt vu vơ hơn một chút, rồi những câu thơ mới này lại giúp cảm nghĩ trở nên rõ ràng hơn chút nữa v.v.
Nghệ sĩ sáng tạo, không phải chỉ làm xác mà làm cả hồn!
---------
Nếu như lao động sáng tạo ra con người, thì lao động nghệ thuật sáng tạo ra con người nghệ sĩ... Người nghệ sĩ phải tự tạo luôn luôn thì mới sáng tạo được tác phẩm. Tự tạo bằng cách tự nhào nặn mình trong cuộc sống, qua hành động, và cũng tự nhào nặn thường xuyên qua lao động nghệ thuật nữa. Chính lao động nghệ thuật ấy tiếp tục sáng tạo ra nội dung, sáng tạo ra tâm hồn. Không phải rằng lúc ta đến bàn viết, lúc ta vào xưởng vẽ là ta đã có sẵn, hoàn chỉnh, tác phẩm trong đầu và chỉ còn cái việc thể hiện ra bằng tay vẽ, tay viết. Làm như là đã mang sẵn tác phẩm trong tâm trí và chỉ việc phiên dịch ra bằng ngôn ngữ nghệ thuật, bằng chữ hay bằng nét vẽ hoặc màu sắc! Trăm lần không phải như vậy! Lúc anh ngồi vào bàn hay vào xưởng, anh chỉ mới có cái "khung", chỉ mới có một niềm xúc động. Nhưng anh còn phải lao động đổ mồ hôi để cụ thể hóa niềm xúc động ấy, để cho niềm xúc động ấy đầu thai vào những hình tượng, thành những hình tượng. Anh còn phải vật lộn trầy xương với cái vật chất của chữ, của vật liệu, của đường nét, của màu sắc, của âm thanh, làm cho cái vật chất ấy chịu nói cái tâm hồn mà anh cảm thấy đang hình thành, mà không có vật chất ấy thì cái tâm hồn kia cũng không hình thành được (...)
Một nhà phê bình (...) thường đơn giản hóa vấn đề đi, không thâm nhập vào quá trình biện chứng của việc sáng tạo nghệ thuật, cho nên không bắt được phép biện chứng của sự sáng tạo.
Yêu thay Nguyễn Du (theo người ta kể) trăm lần viết lên cánh cửa những câu thảo của Truyện Kiều, xóa đi, chữa lại (...)
*Thơ ca di dưỡng tinh thần
Làm hay đọc một bài thơ hay, đều được sướng.
Nhưng người làm thơ sướng nhiều hơn người đọc thơ.
Vì ngoài cái sướng trong tư cách một người đọc bài thơ đã làm xong (thi sĩ cũng là một độc giả của thơ mình), người làm thơ trước tiên có cái sướng trong khi sáng tạo. Ồ, trông thấy tận mắt một cảm nghĩ hết sức mơ hồ nhờ sự cố gắng và năng khiếu của mình mà hiện ra thành lời, lớn dần, chín dần thành một bài thơ giá trị, sướng để đâu cho hết!
Kẻ trồng cây sướng hơn người chỉ ăn quả, như thế cũng là lẽ công bằng.
----------
Các cụ ta ngày xưa thường nói "thơ ca di dưỡng tinh thần". Đúng lắm! (...) (Thơ giá trị chứa) một trạng thái tâm hồn, hơn thế nữa, một trạng thái tâm thần (...) cởi mở, thư thái mà sôi nổi, hào hứng mà lắng trong, một trạng thái toàn diện trong đó ý và tình đều như đang sinh ra, đang nhú lên, tình đang đọng thành ý, ý còn mang tất cả cái rung động của tình, một trạng thái tinh khôi, sáng tạo. Tâm thần được nuôi nhiều bằng (thứ) trạng thái ấy. Đúng là một chất di dưỡng cho tâm hồn. Có cái gì giống như là trái đang chín cây, chứ không phải chín dú. Trạng thái đang chín đó đã truyền từ tâm hồn người làm thơ, qua cơ thể bài thơ, câu thơ. Bởi một bài thơ hay là một cơ thể sống trong đó ý và tình, cảm giác và cảm tưởng, chữ và nhịp, hình tượng và nhạc điệu, tất cả đều tồn tại trong một thể thống nhất, gây thành một xúc động thống nhất, toàn diện. Tóm lại là một hiện tượng của sự sống, không phải là một sơ đồ. Hiện tượng ấy là một hiện tượng cởi mở, đón chờ, đang chín, thuận cho mọi sự thai nghén, tụ thành.
Cho nên có những điều kỳ lạ, tưởng như mâu thuẫn, lúc nhà thơ đang làm thơ và lúc độc giả đang đọc thơ, đang hưởng thơ. Ví dụ: làm hoặc đọc một bài thơ về đau khổ, về nỗi dằn vặt của tâm hồn, hay nung cháy tâm can. Theo lý luận thông thường thì lúc đó nhà thơ hay người đọc thơ phải ở trạng thái đau khổ, dằn vặt. Nhưng không! Nhà thơ làm thơ về đau khổ trong một trạng thái tâm hồn hào hứng, trong một trạng thái trái đang chín cây. Người đọc thơ được di dưỡng tinh thần với trạng thái ấy, mặc dù người làm thơ có thể mang nỗi đau khổ trong đáy tâm hồn mình.
*Rung động thơ
"Nỗi-niềm-tinh-vân", so sánh hay và đẹp quá!
Nhưng khi Huy Cận bảo "Thưởng thức thơ là phải biết sống lại (...) quá trình từ nỗi-niềm-tinh-vân đọng lại dần thành từng ý, từng lời, từng câu, từng chữ", thì e rằng ông đã đòi hỏi quá nhiều nơi người thưởng thức.
Chẳng những độc giả không tài nào "sống lại" quá trình sáng tạo của thi sĩ, mà chính thi sĩ có lẽ nói chung cũng khó thực sự sống lại được cái quá trình sáng tạo một bài thơ nào đó của mình!
Lần trước nói thi sĩ sướng nhiều hơn độc giả vì đã sướng ngay từ lúc còn đang sáng tạo. Lần này xin nói thêm rằng cái sướng "đầu tiên" ấy có lẽ nói chung chỉ hưởng được có đúng một lần.
Trong khi cái sướng thưởng thức bài thơ làm xong thì cứ mỗi lần đọc lại là mỗi lần hưởng lại!
----------
Rung động làm ra thơ, làm ra nghệ thuật, cũng cùng loại với rung động của tình yêu. Bắt đầu yêu là một niềm xao động, bắt đầu của một tứ thơ cũng là một nỗi niềm, mà tôi muốn gọi là nỗi-niềm-tinh-vân. Bắt đầu chưa có câu, chưa có lời, thậm chí chưa có tứ cụ thể. Câu sẽ đến sau, lời sẽ đến sau. Nhưng trước hết là một nỗi niềm ùn ùn trước ngực, rạo rực tâm hồn. Bắt đầu là tinh vân, tinh vân đọng lại mới hình thành mặt trời, mặt trăng và các hành tinh... Từng câu, từng lời cũng như những hành tinh, mặt trời, mặt trăng đọng lại từ tinh vân nguyên thủy.
Thưởng thức thơ là phải biết sống lại quá trình ấy, quá trình từ nỗi-niềm-tinh-vân đọng lại dần thành từng ý, từng lời, từng câu, từng chữ. Biết sống lại quá trình tác tạo ra một bài thơ là "hiểu", là xúc động thơ từ bên trong một cách biện chứng. Cho nên người thưởng thức thơ ít nhiều cũng có hồn thơ như vậy.
Nói nỗi-niềm-tinh-vân, có phải là huyền bí hóa rung cảm thơ, của người làm nghệ thuật không? Thực ra không có gì là huyền bí, vì nỗi-niềm-tinh-vân ấy cũng là do một quá trình tích lũy lâu dài của người làm thơ, của người làm nghệ thuật mà có được; tích lũy vốn sống và cuộc sống, tích lũy hình tượng nó là tín hiệu sống, giữa vạn vật và cuộc đời với tâm hồn thi sĩ và nghệ sĩ. Tích lũy càng giàu, càng nặng thì nỗi-niềm-tinh-vân càng phong phú, càng thiên biến vạn hóa, và xúc động thơ, xúc động nghệ thuật càng muôn vẻ, muôn màu, bồi hồi sự sống. Hiểu được như vậy sẽ giúp ta giảng dạy văn học đi vào bề sâu của tâm hồn, và bề sâu của tác phẩm.
*Sự đầu thai của một tứ thơ
Đọc Huy Cận sau đây, chợt nghĩ tới chuyện dịch thơ.
"Hồn và xác của một bài thơ quyện nhuyễn vào nhau làm một"...
Hai cái quyện nhuyễn làm một, nên hễ đụng tới cái này là đụng luôn tới cái kia, mà dịch là đụng hết sức mạnh tới xác, là thay hẳn xác, tức không đừng được cũng là thay hẳn hồn. Vậy bài thơ dịch không có chút liên hệ gì với bài thơ nguyên tác hay sao?
Không hẳn như thế. Hồn của một bài thơ là một "tổng thể xúc động" trong đó có tứ. Bài thơ dịch có liên hệ với bài thơ nguyên tác vì hồn của nó chứa tứ của nguyên tác.
--------
Sự đầu thai của một tứ thơ vào một thể lọai thơ, vào những hình tượng thích ứng, đó là một quá trình hào hứng và rộn rực, có khi dằn vặt. Một quá trình có qui luật của nó. Không phải tứ thơ nào cũng có thể khuôn vào bất cứ hình thức, thể lọai nào. Trong đời làm thơ của tôi, có mấy lần tôi phải thay áo cho thơ, phải đổi thể lọai thì tứ thơ mới bật ra được.
Ví dụ: bài Đẹp Xưa trong tập Lửa thiêng lúc đầu làm theo thể Đường luật:
"Ngập ngừng mép núi đường quanh co
Quán đứng chơ vơ ngọn lá đưa
Gió hút về ngàn vi vút mãi
Dạt sườn thung lũng hàng lau thưa..."
Đọc nhám mãi, thấy còn nhẹ quá, có cái gì hẫng, không đạt được cái đẹp xưa trong cảnh sắc tâm hồn và tạo vật. YÙ thì không có gì thay đổi nhưng điệu thơ, âm hưởng của câu thơ thì thử phổ lục bát xem sao:
"Ngập ngừng mép núi quanh co
Lưng đèo quán dựng mưa lò mái ngang
Vi vu gió hút nẻo vàng
Một trời thu rộng mấy hàng mây nao
Dừng cương nghỉ ngựa non cao
Dặm xa lữ thứ kẻ nào héo hon...
Đi rồi khuất ngựa sau non
Nhỏ thưa tràng đạc tiếng còn tịch liêu
Chơ vơ buồn lạc quán chiều
Mái nghiêng nghiêng gửi buồn theo hút người".
Rõ ràng là trong trường hợp này, lần đầu thai sau đúng chỗ hơn: bài lục bát thơ đọng hơn bài Đường luật.
Bài Tràng Giang trái lại, lúc sơ khai lại muốn là một bài lục bát và tên nguyên thủy của nó là Chiều Trên Sông. Nhưng cái nhịp điệu Đường luật đến ám ảnh ngay sự xúc động của tác giả và đặc biệt cái nhịp láy của sóng nước, của thuyền nan đã đầu thai ngay thành nhịp láy của ngôn ngữ:
"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song"
và cái xao động của cảnh chiều, của sông nước nhập thành cái xao động của cuộc đời. Bài thơ tưởng là tả cảnh, thật sự là tả tâm hồn, mang ý nghĩa tượng trưng rất tự nhiên, bằng cái lô-gíc bên trong của nó.
"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sầu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ; bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."
Xác và hồn, hồn và xác của một bài thơ quyện nhuyễn vào nhau làm một. Khi ta đụng vào xác, sửa đổi một tí trong xác làm ảnh hưởng đến hồn của bài thơ, ấy là một dấu hiệu của thành công. Còn như thay đổi vần điệu, câu chữ, thậm chí thay đổi cả thể loại mà cảm thấy hồn thơ, tứ thơ không bị ảnh hưởng gì, thì đó một điều đáng lo.
Nội dung quyết định hình thức, có nghĩa là phải tìm cho ra hình thức thích hợp để cho nội dung đầu thai thành máu thịt của tác phẩm, chứ không có nghĩa xem nhẹ sự sáng tạo hình thức. Không có hình thức đẹp thì lấy đâu cho nội dung đẹp tồn tại! Xin nhớ rằng nội dung của tác phẩm nghệ thuật không chỉ là ý, mà là cả một tổng thể xúc động của tác phẩm.
*Vai trò của trạng từ trong câu thơ
Những chữ mà Huy Cận gọi chung là "trạng từ" thực ra thuộc hai nhóm từ khác nhau.(4)
"Nao nao" là từ cụ tượng hữu cảm, vì nó vừa mô tả vật cụ thể vừa chứa cảm xúc của người nhìn. "Bâng khuâng" là từ trừu tượng cảm xúc, vì nó không tả vật cụ thể nào hết mà chỉ chứa cảm xúc.
Hai nhóm từ vừa nói trên nếu người làm thơ khéo dùng thì sẽ có "hiệu quả (...) vô cùng lớn lao" đối với giá trị nghệ thuật của câu thơ.
Từ lâu tiếng Việt đã hết sức giàu hai nhóm từ ấy!
Vật liệu thơ đã sẵn sàng, chỉ cần chờ... Nguyễn Du múa bút khiến chúng kết lại với nhau thành tuyệt phẩm văn chương!
---------
Trong câu thơ, mỗi chữ, mỗi tiếng không chỉ mang cái nghĩa nguyên sơ của nó, cái nghĩa định trong từ điển của nó, mà thấm nhuần cái sức xúc cảm của chữ bên cạnh, của chữ láng giềng; chữ trước nó và chữ sau nó tỏa điện vào nó, biến nó thành một nghĩa mới, mang cảm xúc mới. Đây không phải là một vấn đề hình thức mà thôi. Sở dĩ có hiện tượng truyền điện như vậy là do có một luồng điện, tức là ý thơ, hồn thơ nó chạy suốt qua câu thơ. Vì vậy trong một câu thơ có một độ tối ưu để sắp xếp các chữ, các ý. Nếu tham nhét nhiều thứ quá, nhiều tính từ quá vào một câu thơ thì tăng điện trở, tăng chướng ngại vật, luồng điện thơ không qua được. Cũng vì vậy mà trạng từ có vai trò đặc biệt, trạng từ có sức dẫn điện cao. Vì sao? Phải chăng trạng từ nói lên dáng dấp của sự vật, dáng dấp của tâm hồn. Mà cái dáng dấp ấy linh hoạt lắm. Khéo dùng trạng từ thì câu thơ dễ truyền đạt cho ta trạng thái tâm hồn thông qua trạng thái sự vật.
"Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nấm đất bên đàng
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh".
"Nao nao", "sè sè", "rầu rầu", vẽ lên dáng dấp rất khó tả của buổi chiều thanh minh và nàng Kiều lần đầu tiên gặp bóng dáng của số mệnh:
"Động phòng dìu dặt chén mồi
Bâng khuâng duyên mới, ngậm ngùi tình xưa".
Hai tiếng "bâng khuâng", "ngậm ngùi" có thể là tính từ, nhưng thực chất là trạng từ. Nếu tính từ thì cũng đã trạng từ hóa. Dáng dấp của tâm hồn chàng Kim nhớ mối tình đầu với nàng Kiều trong buổi sum vầy trở lại "tình nhân lại gặp tình nhân", chỉ cần hai trạng từ là nói được đầy đủ.
Dáng dấp của một hồn ma cũng vẽ được dễ dàng:
"Sương in mặt, tuyết pha thân
Sen vàng lãng đãng như gần như xa".
Trạng từ thật là chiếm ưu thế để mô tả dáng dấp sự vật và tâm hồn, đến nỗi trong câu thơ Việt có xu hướng trạng từ hóa tính từ:
"Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa".
Nhân đây có một nhận xét: Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du rất tiết kiệm dùng tính từ; không phải là không dùng, nhưng dùng rất dè dặt, rất cẩn thận, rất tiết kiệm. Trái lại trạng từ lại được dùng nhiều. Cũng có khi đáng lẽ dùng một tính từ thì Nguyễn Du mô tả dưới dạng động của sự vật. Ví dụ:
"Sương in mặt, tuyết pha thân"
để nói cái màu trắng thực thực hư hư của hồn ma Đạm Tiên.
"Làn thu thủy nét xuân sơn"
cũng theo một bút pháp ấy.
Nhớ câu ca dao:
"Mưa lâm thâm ướt đầm lá hẹ
Em thương một người có mẹ không cha".
Trạng từ "lâm thâm" thấm vào tâm hồn chúng ta còn hơn là mưa.
Dáng dấp của sự vật, tâm hồn... Cho nên dùng trạng từ rất khó. Nhưng dùng đúng thì hiệu quả xúc cảm vô cùng lớn lao.
*Trí nhớ trong sáng tạo văn học
Có lẽ có thể nghĩ như thế này: Đối diện thực tại, giác quan thu hình ảnh rồi tâm hồn nẩy sinh ấn tượng về hình ảnh. Nhớ có thể là nhớ hình ảnh, có thể là nhớ ấn tượng, có thể cả hai.
Làm nghệ thuật cần ấn tượng. Nếu mất ấn tượng mà còn hình ảnh (trong trí nhớ hoặc sổ tay), có thể ngắm hình ảnh để cố nhớ ấn tượng.
Kể ra, có thể ngắm hình ảnh cũ mà nẩy ấn tượng mới, nhưng thường thì nếu việc xẩy ra lâu rồi khi ngắm lại hình ảnh cũ ta chỉ... trơ mắt ếch chứ không cảm thấy thế nào cả.
Nếu không nhớ nổi ấn tượng cũ, cũng không sinh nổi ấn tượng mới, thì đành không làm được nghệ thuật.
---------
Trí nhớ cũng cần cho sáng tạo văn học, vì trí nhớ (...) tích lũy vốn sống, chất liệu của nghệ thuật (...) Phải trau dồi trí nhớ. Sổ ghi chép là cần thiết, nhưng không đủ, nếu không có trí nhớ làm gốc (...) Có hai loại trí nhớ (...) hay đúng hơn là hai cách nhớ: Một là nhớ các sự việc, chi tiết của sự việc, có khi cả chi tiết tỉ mỉ (...) bên cạnh (...) còn cách nhớ trạng thái tâm hồn của chính bản thân tác giả lúc sự việc (...) đang xảy ra (...) Có lẽ cách thứ nhất cần nhiều cho người viết tiểu thuyết, và cách nhớ sau cần cho người làm thơ nhiều hơn (...) lúc làm bài thơ là lúc phải sống lại đầy đủ xúc động của tâm hồn (...)
chỉ có thể làm thơ tình yêu vào lúc đang yêu, kể cả lúc làm thơ hoài niệm về tình yêu, vì hoài niệm là còn yêu, là yêu nuối, là ngọn lửa tình yêu bừng dậy một lần nữa, có thể để rồi tắt ngóm. Khó tưởng tượng một nhà thơ làm thơ tình yêu bằng cách mở các "ký họa" về tình cảm mà nhà thơ đã ghi chép được trước đây (...)
rèn luyện trí nhớ nói cho cùng là tích lũy vốn sống một cách cần mẫn, làm cho quá khứ luôn luôn sống trong cơ thể, trong tâm hồn.
______________
(1) Phạm Quỳnh, "Luận về quốc học", Nam Phong số 163, 6-1931.
(2) Tố Hữu về Nguyễn Du: "Tiếng thơ ai động đất trời / Nghe như non nước vọng lời nghìn thu".
(3) Tất cả những đoạn trích dẫn đều từ Tuyển tập Huy Cận II - Thơ và văn xuôi.
(4) Xem bài Tương Lai Từ Vựng Tiếng Việt của TT, đăng trên tranggocnhin.net.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)